Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam

Khả năng thanh khoản cao sẽ giảm thiểu rủi ro trong tín dụng của ngân hàng. Bên cạnh đó, giúp hoạt động cho vay/ tiền gửi có hiệu quả hơn, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Từ đây đề xuất giải pháp ổn định tỷ lệ dữ trữ thanh khoản, hệ số đảm bảo tiền gửi, tỷ lệ thanh khoản của tài sản và tỷ lệ LTDR. Nội dung giải pháp: Quy mô tài sản có luôn là một trong các chỉ tiêu được các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm lấy làm căn cứ đánh giá tình hình tài chính của các ngân hàng thương mại. Tài sản có được đánh giá chủ yếu dựa trên tín dụng và đầu tư (liên quan chính đến đầu tư mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp), qua đó đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng cũng như đảm bảo chất lượng của họ. Như vậy, việc nâng cao chất lượng tài sản có của ngân hàng sẽ luôn gắn liền, song song với việc gia tăng hoạt động giải quyết nợ tồn đọng của các ngân hàng, giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu của họ trong quá trình kinh doanh.

pdf219 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 655 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o tạo một đội ngũ giàu kinh nghiệm trọng nội bộ và sử dụng chính đội ngũ này để đào tạo nguồn nhân lực mới thay vì phải thuê từ bên ngoài. Đội ngũ đào tạo này đã có kinh nghiệm thực tế trong các vị trí nghề nghiệp của mình, do vậy trong quá trình đào tạo sẽ giúp cho nguồn nhân lực mới tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn và áp dụng chúng vào thực tế một cách linh hoạt, nhanh chóng hơn. Ngoài ra, ngân hàng có thể kết hợp nhiều phương thức đào tạo khác nhau (đào tạo trực tuyến, đào tạo từ xa,..), chất lượng đào tạo (cấp độ cơ bản, nâng cao, nghiên cứu,) để nâng cao được chất lượng nhân viên mới những vẫn góp phần giảm thiểu chi phí đào tạo. + Tiếp thu năng lực, trình độ từ bên ngoài. Thực tế khi so sánh với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và thế giới, nhân lực ngành ngân hàng của Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng còn có khoảng cách rất xa về trình độ và năng lực quản lý. Cách nhanh nhất, hiệu quả nhất trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là tiếp thu được kinh nghiệm quản lý của khu vực và thế giới, tiếp cận được với những phương pháp làm việc mới. Để làm được điều đó, BIDV có thể tổ chức các chương trình hợp tác quốc tế. Các chương trình hợp tác quốc tế này không chỉ giúp cán bộ công nhân viên tiếp cận với năng 178 lực, trình độ quản lý mới, mà còn có thể giúp NHTM tận dụng được sự hỗ trợ về tài chính, về nội dung đào tạo cũng như giảng viên và phương pháp giảng dạy tiên tiến. 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ 3.3.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý Để một ngân hàng thương mại có thể hoạt động hiệu quả trên thị trường tiền tệ và tín dụng, chính phủ trước tiên cần ban hành và hoàn thiện môi trường pháp lý hoàn chỉnh, từ đó tạo một hành lang pháp lý an toàn, ổn định cho các ngân hàng hoạt động. Những quy định có liên quan tới các lĩnh vực hoạt động chính của ngân hàng như về huy động vốn, sử dụng vốn, trung gian hưởng hoa hồng cũng cần được ban hành những quy định riêng biệt, cụ thể. Qua đó ngân hàng có cơ sở để giải quyết những vướng mắc nếu có phát sinh. Ví dụ, Nghị quyết 42/2017/QLTDR4 ra đời đã giúp các ngân hàng rất nhiều về những khó khăn trong xử lý tài sản bảo đảm liên quan trong hoạt động sử dụng vốn. Mặt khác, các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng cung ứng trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0 gắn với yếu tố khoa học công nghệ cao, với ngân hàng số, và với fintech. Từ đây cần một môi trường pháp lý hoàn thiện cho ngân hàng có thể phát triển các dịch vụ, sản phẩm và các lĩnh vực hoạt động này. Đưa ra các quy định cụ thể cho Fintech hoạt động để hỗ trợ các ngân hàng trong cung ứng sản phẩm. 3.3.1.2. Ổn định môi trường kinh tế, chính trị Các ngân hàng hoạt động chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố rủi ro. Các rủi ro đến từ nền kinh tế thị trường, từ sự bất ổn về chính trị và xã hội. Để có thể tạo tiền đề vững chắc cho các ngân hàng thương mại hoạt động với vai trò là trung gian tài chính trong nền kinh tế, chính phủ cần tạo một sân chơi với môi trường kinh tế, chính trị và xã hội ổn định.Sự biến động của nền kinh tế sẽ tác động lớn, đến nhiều khía cạnh của ngân hàng: từ lãi suất, tỷ giá hối đoái, chứng khoán, đến hoạt động tín dụng, đầu tư của ngân hàng. Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những biến động của nền kinh tế. Cũng tương tư, sự bất ổn về chính trị sẽ làm giảm sút tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng đầu tiên đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, và tính an toàn về tín dụng của họ. Từ đây, chính phủ cùng các cơ quan 179 hữu quan cần đảm bảo sự ổn định của môi trường kinh tế, chính trị và xã hội, kịp thời điều chỉnh những bất ổn tiềm ẩn có thể xảy ra. 3.3.1.3. Tăng cường tính minh bạch, công khai thông tin và xếp hạng tín nhiệm khách hàng Trong quá trình thực hiện hoạt động tín dụng, đầu tư và phi tín dụng, bản thân ngân hàng và khách hàng đều cần có thông tin thị trường, của đối tác để đưa ra phân tích, dự báo cho các hoạt động của mình. Trên thị trường hiện nay có nhiều nguồn thông tin, tuy nhiên yếu tố minh bạch, công khai và đảm bảo chất lượng thì còn chưa được chú trọng, quan tâm. Từ đây đề nghị chính phủ cần những quy định cụ thể về sự minh bạch thông tin của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân, và các chủ thể khác, lấy đó làm tiêu chuẩn cho việc thành lập và công bố thông tin trên thị trường. Bên cạnh đó, chất lượng thông tin cũng là vấn đề ngân hàng và các chủ thể quan tâm. Cần xây dựng một cơ sở dữ liệu thống nhất chung trong cả nước để từ đó không chỉ đảm bảo được yếu tố về chất lượng, dễ dàng giúp người cung cấp thông tin nắm rõ được các tiêu chí mà còn giúp người tiếp cận thông tin dễ dàng sàng lọc các thông tin mình cần. Gia tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng không thể thiếu việc giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng trong quá trình hoạt động. Từ đó việc xây dựng một hệ thống xếp hạng tín nhiệm có thể giúp các ngân hàng xác định được yếu tố đầu vào khi lượng hóa rủi ro. Giúp các ngân hàng có thể xếp hạng các nhóm khách hàng của mình đề từ đó có cơ sở phân tích, đánh giá và xác định phù hợp dịch vụ, sản phẩm cung ứng cho khách hàng. 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 3.3.2.1. Ngân hàng nhà nước xây dựng hoàn thiện các giải pháp trong việc xử lý nợ xấu và tái cơ cấu của các tổ chức tín dụng Để xử lý nợ xấu, VAMC đã ra đời và thực hiện mua lại rất nhiều nợ xấu của các TCTD, khiến cho tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng giảm mạnh, mang lại một tín hiệu tốt cho ngành cũng như tạo niềm tin cho khách hàng. Tuy nhiên, hoạt động mua lại nợ xấu của VAMC đã giảm đáng kể vào năm 2014 và có dấu hiệu chững lại. Trong năm 2015, để đạt được mục tiêu đã đề ra, VAMC đã phải thực hiện xử lý nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt và theo giá thị trường. 180 Tái cơ cấu hệ thống TCTD đã được triển khai từ năm 2012 và đến nay đã đạt được một số kết quả. Tuy nhiên, tái cơ cấu hệ thống TCTD ngành ngân hàng Việt Nam giai đoạn này mới chỉ chú trọng tới giải quyết các NHTM yếu kém để tránh tình trạng đổ vỡ của cả hệ thống, trong khi chất lượng của cả hệ thống không có sự thay đổi lớn và các vấn đề tồn đọng trước đó chưa được giải quyết. Cũng trong giai đoạn này, để giải quyết nợ xấu, tình hình tài chính yếu kém của một số NHTM, Việt Nam thực hiện đẩy mạnh các hoạt động về sáp nhập, mua bán lại giữa các NHTM với nhau. Tuy nhiên, một số trường hợp đã khiến cho các NHTM lớn với tình hình tài chính mạnh sau khi sáp nhập và mua lại đã giảm hiệu quả kinh doanh của mình. Mục tiêu trước mắt, ngành ngân hàng cần tập trung hình thành những NHTM có quy mô vốn lớn tương đương với ngân hàng trong khu vực và thế giới để làm trụ cột. Một điểm yếu nữa trong giai đoạn tái cơ cấu ngành ngân hàng trong giai đoạn này đó là, các NHTM mới chỉ chú trọng đến tái cơ cấu về tài chính, trong khi quản trị và hoạt động gần như chưa được quan tâm đúng mức. Để tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém, NHNN có thể yêu cầu phương án nới “room” cho các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù Việt nam đã đưa ra những quy định cụ thể về sở hữu của một tổ chức, một cá nhân trong một NHTM hay một TCTD nhưng tình trạng sở hữu chéo vẫn tồn tại trong hệ thống ngân hàng. Các quy định tuy đã được ban hành nhưng việc quản lý chúng lại lỏng lẻo, thiếu sự kiểm soát khiến cho tình trạng sở hữu chéo ngày càng phức tạp, hình thành rủi ro trên phạm vi rộng. Tình trạng sở hữu chéo này sẽ chỉ được đẩy lùi khi các quy định ban hành phải được kiểm soát chặt chẽ. Để làm được như vậy, NHNN cần thực hiện một số việc như: (1) NHNN đưa ra những yêu cầu và có chế tài bắt buộc các NHTM phải công khai, minh bạch thông tin về tỷ lệ sở hữu, các hoạt động có liên quan của toàn bộ ngân hàng cũng như các doanh nghiệp đang tồn tại sở hữu chéo. NHNN yêu cầu các NHTM phải công khai và báo cáo về cấp tín dụng, góp vốn, mua cổ phần của các đối tượng; phải xác định được nguồn lực tài chính của các cổ đông tham gia vào góp vốn, mua cổ phần của các NHTM, xác định cổ đông là cá nhân hay tổ chức đầu tư vào NHTM; (2) NHNN cần phải đẩy mạnh hoạt động thanh tra, giám sát để phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm về sở hữu chéo của các NHTM. NHNN thực hiện theo dõi và giám sát việc 181 sáp nhập và mua bán lại, chuyển nhượng cổ phần của các NHTM để tránh những rủi ro xảy ra trên thị trường chứng khoán và rủi ro trong hoạt động của ngân hàng; (3) Kết hợp đó, việc ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật đồng bộ, rõ ràng sẽ tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi cho các NHTM. Các văn bản hướng dẫn cần được phát hành kèm để giúp cho cơ quan nhà nước thuận tiện trong việc hướng dẫn doanh nghiệp và NHTM thực hiện. 3.3.2.2. Đẩy mạnh lộ trình áp dụng Basel II Chuẩn mực Basel II đang được áp dụng cho 10 NHTM lớn của Việt Nam, và theo lộ trình đến năm 2018 sẽ được áp dụng cho một số lượng NHTM lớn. Việc áp dụng Basel II cho hệ thống NHTM đang được đẩy mạnh, nhất là trong giai đoạn ngành ngân hàng Việt Nam muốn theo kịp các quốc gia trong khu vực- những nước đang áp dụng chuẩn mực Basel III. Trong quá trình thực hiện basel II của các NHTM lớn đã xuất hiện một số bất cập cần được khắc phục. Đầu tiên, chuẩn mực Basel II dựa trên điều kiện cần và đủ là báo cáo tài chính của NHTM phải chuẩn mực, được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán độc lập có uy tín thẩm định hoặc đôi khi bản thân NHNN sẽ chỉ định công ty kiểm toán. Nói cách khác, vai trò giám sát của NHNN trong kiểm toán báo cáo tài chính của NHTM là rất quan trọng. Trên thực tế, việc giám sát này của NHNN mới chỉ dừng lại ở việc tuân thủ pháp luật nói chung, về các thanh tra rủi ro cụ thể trong hoạt động vẫn chưa được thực hiện. Mặt khác, khi muốn áp dụng Basel II, các NHTM cần tiến hành xếp hạng NH theo tiêu chuẩn của các nước trên thế giới. Muốn thực hiện xếp hạng, tình hình tài chính của NHTM đòi hỏi phải lành mạnh. Đây là một điều kiện còn vướng mắc tại Việt Nam khi tình trạng sở hữu chéo và tỷ lệ nợ xấu chưa được xử lý hoàn toàn. 3.3.2.3. Tăng cường vai trò và hiệu quả kinh doanh của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) được hình thành với chức năng chủ yếu là cung cấp thông tin tín dụng cho các NHTM. CIC hoạt động hiệu quả có nghĩa thông tin khách hàng sẽ được cung cấp cho NHTM một cách nhanh chóng, chuẩn xác và kịp thời, từ đó NHTM có thể phát hiện, cảnh báo sớm, phân tích để đưa ra các quyết định tín dụng chính xác, giảm thiểu rủi ro phát sinh trong tín dụng. 182 CIC có nhiệm vụ trong việc cung cấp thông tin phục vụ hoạt động của NHNN; cung cấp thông tin cho TCTD; cung cấp về hoạt động xếp hạng tín dụng, chấm điểm tín dụng định kỳ hàng tháng của khách hàng (bao gồm cả thể nhân và pháp nhân). Cuối năm 2018, CIC đã thể hiện được ưu thế của mình trong việc cung cấp thông tin kịp thời cho Ban lãnh đạo NHNN và các Vụ; đã nỗ lực nâng cao chất lượng và độ phủ thông tin tín dụng, chất lượng phục vụ theo xu thế thị trường; thực hiện tốt việc tương hỗ và chia sẻ với các TCTD. Mặc dù đến cuối năm 2018, CIC đã thu thập thông tin từ 100% TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhưng số lượng khách hàng CIC cập nhật được còn hạn chế. Số lượng tổng khách hàng vay được CIC cập nhật trong kho dữ liệu của mình mới chỉ dừng lại 36,8 triệu khách hàng. Mới chỉ có khoảng 7.300 khách hàng vay có thể đăng ký thành công tài khoản truy cập cổng thông tin. Điều này cho thấy sự hạn chế trong số lượng khách hàng tiếp cận được với các dịch vụ của CIC, cũng có nghĩa rằng số lượng khách hàng NTHM có thể tiếp cận về thông tin còn hạn chế. 3.3.2.4. Hoàn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mực của quốc tế Chuẩn mực kế toán quốc tế do Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) ban hành, cập nhật, bổ sung và sửa đổi thường xuyên; được giám sát bởi Ủy ban sáng lập chuẩn mực kế toán quốc tế. Chuẩn mực kế toán quốc tế bao gồm ba nhóm chính, bao gồm: IASs do IASC ban hành; IFRSs do IASB ban hành; và các hướng dẫn thực hiện chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế do Ủy ban hướng dẫn IFRS ban hành. Tại Việt Nam, Bộ Tài Chính đã ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán áp dụng cho các TCTD, tuân thủ 50% các chuẩn mực kế toán quốc tế theo đánh giá bởi Hiệp hội kế toán và kiểm toán Việt Nam. Các chuẩn mực về trình bày, ghi nhận và đo lường công cụ tài chính vẫn chưa được Bộ Tài Chính ban hành. Từ đây dẫn tới sự không thống nhất giữa chuẩn mực kế toán của các TCTD Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế. Hiện các NHTM Việt Nam đang áp dụng hai hệ thống chuẩn mực kế toán, là: chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Hai hệ thống chuẩn mực kế toán này có sự khác biệt trong một số chỉ tiêu, có thể kể đến như: số liệu dự phòng rủi ro tín dụng phải trích lập; dự phòng rủi ro tín 183 dụng; nguồn vốn chủ sở hữu,... Từ đây dẫn tới hiện tượng, các NHTM có xu hướng vươn rộng ra tầm khu vực và thế giới thì các NHTM Việt Nam cần chủ động xây dựng báo cáo tài chính của mình theo IAS. Từ thực trạng trên cho thấy, NHNN và Bộ Tài Chính cần kết hợp với nhau để ban hành ra một hệ thống kế toán theo các chuẩn mực kế toán quốc tế quy định. NHNN cần đưa ra các giải pháp để hoàn thiện kiểm soát và kiểm toán nội bộ của các NHTM theo các chuẩn mực quốc tế, cũng như hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng. Hệ quả là chất lượng phân tích tình hình tài chính và hệ thống cảnh báo rủi ro sớm của NHTM sẽ được nâng cao về chất lượng. NHNN cần đưa ra một phương thức thống nhất về giám sát ngân hàng về lý luận và thực tiễn. Các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (như quyền chọn, hoán đổi, kỳ hạn, tương lai) cần được thực hiện nhiều hơn nữa trên thị trường tiền tệ. 3.3.2.5. Ngân hàng nhà nước cần đẩy mạnh công tác quản lý, thanh tra của mình đối với các tổ chức tín dụng Ngân hàng nhà nước cần phải trở thành chủ thể cân hòa giữa yếu tố lợi nhuận của NHTM và yếu tố an toàn hoạt động của cả hệ thống. Để thực hiện được như vậy, NHNN phải đẩy mạnh công tác thanh tra, quản lý cũng như giám sát của mình trong hoạt động của các TCTD. Từ đây đòi hỏi, NHNN cần thực hiện một số việc như sau: (1) Xây dựng được một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh về hoạt động thanh tra, giám sát của mình với NHTM, dựa trên nền tảng là các luật NHNNVN và luật các TCTD, luật thanh tra, cũng như các nghị định khác có liên quan. Quy trình và trình tự thanh tra, giám sát của NHNN cũng cần được ban hành qua các thông tư để làm cơ sở thực hiện. (2) NHNN cần hoàn thiện mô hình tổ chức thanh tra, giám sát. Thanh tra và giám sát phải được thực hiện tập trung và thống nhất từ Trung ương đến địa phương. NHNN phân định rõ nhiệm vụ, phạm vi và nội dung thanh tra, giám sát của các đơn vị thanh tra, giám sát ngân hàng sao cho phù hợp với các nhiệm vụ như: cấp, thu hồi giấy phép; thanh tra tại chỗ; giám sát từ xa; xử lý rủi ro, vi phạm; (3) Hoàn thiện cách thức về quản lý, thanh tra và giám sát các TCTD của NHNN thông qua: lộ trình thực hiện Basel II, các chỉ tiêu giám sát có thể đo lường và cảnh báo sớm những rủi ro, đánh giá việc chấp hành quy định pháp luật của các 184 TCTD; (4) NHNN cần gia tăng yếu tố công nghệ thông tin trong thanh tra, giám sát của mình. Yếu tố công nghệ thông tin sẽ giúp NHNN thu thập và xử lý thông tin kịp thời và chính xác, đầy đủ nhất, giúp hoạt động giám sát từ xa của NHNN đối với các TCTD sẽ đạt được hiệu quả cao hơn; (5) NHNN cần tăng số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát. Năng lực và trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp là những yếu tố chính góp phần đáp ứng được các chuẩn mực của khu vực và quốc tế yêu cầu với trình độ của đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát. NHNN cần gia tăng chất lượng tuyển dụng, mở các lớp tập huấn nghiệm vụ và các lớp nâng cao nhận thức đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên của mình, từ đó đạt được tiêu chuẩn trong công tác thanh tra và giám sát. 3.3.3.6. Ngân hàng nhà nước cần điều hành một chính sách tiền tệ linh hoạt để ổn định tỷ giá, kiểm soát được lạm phát và hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thương mại Một trong những chức năng chính của NHNN là ngân hàng của các ngân hàng, trong đó NHNN là người cho vay cuối cùng đối với các NHTM. Nói cách khác, NHNN là người hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM một cách kịp thời và nhanh chóng. Đặc biệt trong giai đoạn tái cấu trúc ngành ngân hàng với hai hình thức chính là tái cấp vốn và nghiệp vụ thị trường mở, vai trò của NHNN với NHTM càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, NHTM chỉ có thể phát triển mạnh mẽ khi doanh nghiệp- khách hàng chính NHTM hướng đến- phải tăng trưởng trong hoạt động. Doanh nghiệp chỉ hoạt động mạnh khi nền kinh tế vĩ mô được ổn định, các yếu tố về lạm phát, tỷ giá phải được kiểm soát. Như vậy, để tạo được môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và ngân hàng phát triển, NHNN cần đưa ra các chính sách tiền tệ vừa chủ động, vừa kết hợp linh hoạt giữa các công cụ được sử dụng như lãi suất, thị trường mở, tỷ giá. Song song đó, NHNN cũng cần kết hợp với chính sách tài khóa của Chính phủ một cách đồng bộ, giúp các mục tiêu kinh tế vĩ mô có thể đạt được dễ dàng hơn. 185 Kết luận chương 3 Dựa trên những định hướng, mục tiêu đạt tới trong tương lai của hệ thống NHTM Việt Nam nói chung, BIDV nói riêng; đồng thời dựa trên những hạn chế mà BIDV phải đối mặt trong quá trình hoạt động của mình, từ những bài học kinh nghiệm của các NHTM trên thế giới, nghiên cứu sinh đã đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của BIDV cho giai đoạn sắp tới trong tương lai. Luận án chú trọng đến các nhóm giải pháp để nâng cao thu nhập (bao gồm cả hoạt động tín dụng và hoạt động phi tín dụng), nâng cao an toàn tài chính và tính thanh khoản; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng. Kết Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị đối với chính phủ, với NHNN để tạo môi trường giúp BIDV nói riêng, các NHTM nói chung gia tăng được hiệu quả kinh doanh của mình. 186 KẾT LUẬN Hiệu quả kinh doanh của NHTM có nhiều cách tiếp cận, dưới những góc độ khác nhau như hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật, Từ đây, các nhóm chỉ tiêu phản ánh và những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh NHTM cũng sẽ phụ thuộc vào góc độ đánh giá đó mà thay đổi. Tác giả đã thực hiện hệ thống hóa và phân chia các nhóm chỉ tiêu nhằm đưa ra những khía cạnh đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại. Dựa trên những nhóm chỉ tiêu đó, tác giả đã thực đã thực hiện tính toán, phân tích hiệu quả kinh doanh của BIDV trong 12 năm và đưa ra được những kết quả trong hoạt động của ngân hàng. Sau 12 năm hoạt động, BIDV đã đạt được sự tăng trưởng lớn mạnh trong tổng tài sản, thu nhập của ngân hàng có sự gia tăng không đồng đều, đôi khi chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản. An toàn tài chính của ngân hàng trong các năm nghiên cứu đa số vẫn còn ở mức độ thấp. Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng so với các ngân hàng đối thủ ở mức tương đối cao nhưng chủ yếu là hiệu quả kỹ thuật. Từ nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh của BIDV, tác giả đã nêu lên những kết quả đã đạt được của ngân hàng cũng như những hạn chế mà ngân hàng cần khắc phục, và nguyên nhân dẫn những hạn chế đó. Bên cạnh đó, áp dụng phân tích DEA và Malmquist tác giả thấy rằng BIDV có hiệu quả không gia tăng theo quy mô. Điều này đã lý giải lý do vì sao mạng lưới hoạt động của BIDV được gia tăng trong các năm, thậm chí đã có một số chi nhánh ở nước ngoài, nhưng hiệu quả đạt được vẫn thấp hơn so với một số đối thủ cạnh tranh của mình. Từ đây, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của BIDV trong giai đoạn 2021-2025 và 2025-2030. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại nói chung và nâng cao hiệu quả kinh doanh của BIDV nói riêng là vấn đề khó, phức tạp liên quan đến nhiều yếu tố, nhiều lĩnh vực. Tuy đã có nhiều cố gắng trong học tập, nghiên cứu cũng như tìm hiểu các tài liệu liên quan, song do trình độ và thời gian còn hạn chế nên bản luận án không tránh khỏi những khuyết điểm nhất định. Tác giả mong nhận được những ý kiến, góp ý của các nhà khoa học, thầy cô giáo và những người quan tâm để bản luận án được hoàn chỉnh hơn. NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Trần Xuân Hải, Lê Thị Thúy (2016), “Chính sách hỗ trợ tín dụng phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí nghiên cứu tài chính Kế toán, (10(159), tr.41-43. 2. Lê Thị Thúy, Nguyễn Thu Hương (2018), “Ngân hàng thương mại và các công ty công nghệ tài chính tại Việt Nam”, Hội thảo khoa học quốc gia Học Viện Tài Chính, thuộc chương trình KX.01.30/16-20 của Bộ khoa học và công nghệ, Hà Nội, tr.149-155. 3. Lê Thị Thúy (2018), “Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam giai đoạn 2007-2017”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, tr.26. 4. Lê Thị Thúy, Hồ Thị Hòa (2019), “Xu hướng kết hợp ngân hàng thương mại và công ty FINTECH trong bối cảnh cách mạng 4.0 ở Việt Nam”, Hội thảo khoa học quốc gia 2019 - Trường đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh, Hà Nội, tr.45-46. 5. Lê Thị Thúy (2019), “Phân tích hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam giai đoạn 2007-2018”, Tạp chí Nghiên cứu Tài Chính Kế Toán, (20), tr.60-64. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước: 1. Nguyễn Quốc Anh (2016), Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. 2. Nghiêm Văn Bảy (2011), Các giải pháp tín dụng nhằm thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học Viện Tài Chính, Hà Nội. 3. Nghiêm Văn Bảy (2012), Giáo trình Quản trị dịch vụ khác của ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính, Hà Nội. 4. Trương Quốc Cường (2000), Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư theo dự án ở ngân hàng Công Thương Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI thông qua ngày 19-01-2011), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Phạm Ngọc Dũng, Đinh Xuân Hạng (2011), Giáo trình Tài chính -Tiền tệ, NXB Tài chính, Hà Nội. 7. Tạ Thị Kim Dung (2016), Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện Chiến lược phát triển, Hà Nội. 8. Nguyễn Thu Hà (2018), Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội. 9. Đinh Xuân Hạng, Nguyễn Văn Lộc (2012), Giáo trình Quản trị tín dụng ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội. 10. Nguyễn Việt Hùng (2008), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội. 11. Lê Thị Hương (2003), Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội. 12. Nguyễn Thị Thu Hương (2017), “Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học, trường Đại học Cần Thơ, Tập 50, phần D, tr.52-62. 13. Lê Mai Lan (2012), “Xây dựng chuẩn mực đào tạo chức danh ngành ngân hàng tài chính - Kinh nghiệm từ các nước Châu Á”, Hội thảo khoa học trường đào tạo cán bộ Agribank, Hà Nội. 14. Trương Thị Hoài Linh (2015), Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội. 15. Phạm Thị Bích Lương (2006), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội. 16. Nguyễn Khắc Minh (2013), Từ điển toán kinh tế, thống kê, kinh tế lượng Anh- Việt, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 17. Nguyễn Thị Mùi, Trần Cảnh Toàn (2011), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính, Hà Nội. 18. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2010), Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Hà Nội. 19. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư số 06/2016/TT-NHNN ngày 17/5/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 36/2014/TT- NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc ngân hàng nhà nước quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội. 20. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (2007-2018), Tổng hợp Báo cáo tài chính, Hà Nội. 21. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (2007-2018), Tổng hợp Báo cáo tài chính, Hà Nội. 22. Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (2007-2018), Báo cáo tài chính, Hà Nội. 23. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (2007-2018), Tổng hợp Báo cáo tài chính, Hà Nội. 24. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2007-2018), Tổng hợp Báo cáo tài chính, Hà Nội. 25. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội Việt Nam (2007-2018),Tổng hợp Báo cáo tài chính, Hà Nội. 26. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn- Hà Nội (2007-2018), Tổng hợp Báo cáo tài chính, Hà Nội. 27. Ngân hàng thương mại cổ phần Phát Triển Thành phố Hồ Chí Minh (2007- 2018), Tổng hợp Báo cáo tài chính, Hà Nội. 28. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (2007-2018), Tổng hợp Báo cáo tài chính, Hà Nội. 29. Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam (2007-2018), Tổng hợp Báo cáo tài chính, Hà Nội. 30. Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc dân (2007-2018), Tổng hợp Báo cáo tài chính, Hà Nội. 31. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (2007-2018), Tổng hợp Báo cáo tài chính, Hà Nội. 32. Đàm Hồng Phương (2009), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội trong tiến trình hội nhập kinh tế, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội. 33. Quốc hội Đan Mạch (1930), Luật Ngân hàng, Đan Mạch. 34. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 35. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 36. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Nghị quyết 42/2017/QLTDR4 thí điểm xử lý nợ xấu các tổ chức tín dụng, Hà Nội. 37. Quốc hội Pháp (1941), Luật Ngân hàng, Paris. 38. Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (www.sbv.gov.vn) 39. Nguyễn Công Tâm, Nguyễn Minh Hà (2012), “Hiệu quả hoạt động của ngân hàng tại các nước Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, (11(199), tr.17-30. 40. Cổng thông tin điện tử của số liệu ngân hàng (http//: TheBankerdatabase.com) 41. Trương Quang Thông (2009), “Nghiên cứu thực nghiệm về hiệu năng của các ngân hàng thương mại Nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng, (106), tr.45-48. 42. Nguyễn Văn Thụy (2015), Ảnh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. 43. Nguyễn Văn Tiến (2015), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội. 44. Tổng cục thống kê (2019), Công bố kết quả tổng điều tra dân số 2019, 45. Tổng hợp của tác giả (2007-2018), Báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại từ năm 2007-2018, Hà Nội. 46. Thanh Tùng (2008), “Áp dụng mô thức quản lý hiện đại trong quản trị ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (22), tr.17-22, 37. 47. Trịnh Quốc Trung, Nguyễn Văn Sang (2013), “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Công nghệ Ngân hàng, (85), tr.11-15. 48. Viện Ngôn ngữ học (2010), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 49. Nguyễn Thị Hồng Vinh (2017), Nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. Tài liệu nước ngoài: 50. Alhadeff, D. A (1954), Monopoly and Competition in Banking, Berkeley: University of California Press. 51. Asli Demerguc-Kunt, Harry Huizinga (2014), “Determinants of commercial bank interest margins and profitability: Some international evidence”, The World Bank economic review, (13(2), pp.379-408. 52. Barbara Casu, Claudia Girardone (2006), “Bank competition, concentration and efficiency in the single European market”, Journal compilation, pp.441-468. 53. Basel Committee on Banking Supervision (2005), International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards: A revised framework, Switzerland. 54. Beighley, H.P., McCall, A.S. (1975), ‘Market power and structure and commercial bank instalment lending’, Journal of Money, Credit and Banking, (7), pp.449-467. 55. Benston, G.J., Hanweck, G.A., Humphrey, D.B. (1982), “Scale Economies in Banking: A Restructuring and A Reassessment”, Journal of Money, Credit and Banking, 14(4) part 1, pp.435-456. 56. Berg, S.A., Forsund, F.R., Hjalmarsson, L. & Suominen, M. (1993), “Banking Efficiency in the Nordic Countries”, Journal of Banking and Finance, (17), pp.371-388. 57. Berger, A.N. (1995), “The Profit-Structure Relationship in Banking- Tests of Market-Power and Efficient-Structure Hypotheses”, Journal of Money, Credit, and Banking, (27(2), pp.404-431. 58. Berger, A.N., Demiguc-kunt, A., Levine, R., Haubrich, J.G. (2004), “Bank Concentration and Competition: An Evolution in the Making”, Journal of Money, Credit, and Banking, (36(3), pp.433-445. 59. Berger, A.N., Hannan, T.H. (1993), “Using Efficiency Measures to Distinguish Among Alternative Explanations of the Structure- Performance Relationship in Banking”, Federal Reserve Board Working Paper. 60. Berger, A.N., John, H.L., John, L.M. (1997), “The efficiency of bank branches ”, Journal of Monetary Economics, 40, pp.141-162. 61. Berger, A.N., Hannan, T.H., Klapper, L.F. (2004), “Further Evidence on The Link Between Finance and Growth: An International Analysis of Community Banking and Economic Performance”, Journal of Finance Services Research, 25(2-3), pp.169-202. 62. Berger, A.N., Hanweck, G.A. (1987), “Competitive viability in Banking, Scale, Scope and Product Mix Economies”, Journal of Monetary Economics, (20), pp.501-520. 63. Brooks, C. (2002), Introductory Econometrics for Finance, Cambridge: Cambridge University Press. 64. Brozen, Y. (1982), Concentration, Mergers and Public Policy, Macmillan, New York. 65. Calem, P., Carlino, G. (1991), “The Concentration/Conduct Relationship in Bank Deposit Markets”, Review of Economics and Statistic, (73), pp.268-276. 66. Carter, J. (1978), “Collusion, Efficiency, and Antitrust”, Journal of Law and Economics, (21), pp.435-444. 67. Casu, B., Girardone, C. (1998), A Comparative study of the Cost Efficiency Of Italian Bank Conglomerates, Bangor: Institute of European Finance, University of Wales. 68. Casu, B., Girardone, C., Molyneux, P. (2006), Introduction to Banking, Essex: Pearson Education Limited. 69. Charnes, A., W.W. Cooper, and E. Rhodes (1978), Measuring the Efficieny of Decision Making Units, European Journal of Operational Research 2, trang 429- 444. 70. Cooper (1980), “Economies of Scale in the UK Building Society Industry”, Investment Analysis, (55), pp.31-36. 71. Dalton, J.A. & Penn, D.W. (1976), “The Concentration-Profitability Relationship: Is There a Critical Concentration Ratio”, Journal of Industrial Economics, (15(2), pp.133-142. 72. Demsetz, H. (1974), “Two Systems of Belief about Monopoly”, Industrial Concentration: The new Learning, edited by Harvey Goldschmid, Boston. 73. Demsetz, H. (April 1973), “Industry Structure, Market Rivalry, and Public Policy”, Journal of Law and Economics, (16), pp.1-10. 74. Evanoff, D.D, Fortier, D.L. (1988), “Reevaluation of the Structure-Conduct- Performance Paradigm In Banking”, Journal of Financial Services Research, (1(3), pp.277-294. 75. Farrell, M.J, (1957), The measurement of productive efficiency, Journal of Royal Statistical Society 120(3), trang 253-290 76. Fraser, D.R. & Rose, P.S. (1976), ‘Static and dynamic measures of market structure and the performance of commercial banks’, Journal of Economics and Business, (18), pp.79-87. 77. Fraser, D.R., Rose, P.S. (1971), ‘More on banking structure and performance: The evidence from Texas’, Journal of Financial and Quantitative Analysis, (6), pp.601-611. 78. Gardener, E. P., Molyneux, P.(1990), Changes in Western European Banking, London: Unwin Hyman Ltd. 79. Georgios E.Chortares và các cộng sự (2011), “Banking sector performance in Latin America: Market power versus Efficiency”, Review of Development Economics, (15(2), pp.307-325. 80. Gilbert, R.A. (1984), “Bank Market Structure and Competition”, Journal of Money, Credit, and Banking, (16(4), pp.617-645. 81. Gilligan, T., Smirlock, M., Marshall, W. (May 1984), “Scale and Scope Economies in The Multiproduct Banking Firm”, Journal of Monetary Economics, (13), pp.393-405. 82. Goddard, J. A, Molyneux, P., Wilson, J. O. (2001), European Banking, West Sussex: John Wiley & Sons, Ltd. 83. Goldberg, L.G., Rai, A. (1995), ‘The Structure-Performance Relationship for European Banking’, Journal of Banking and Finance, (20), pp.745-771. 84. Gramley, L. E. (1962), A Study of Scale Economies in Banking,Kansas City: Federal Reserve Bank of Kansas City. 85. Hannan, T.H. (1991), “Foundations of The Structure-Conduct-Performance Paradigm in Banking”, Journal of Money, Credit, and Banking, 23(1), pp.68-84. 86. Hannan, T.H., Mavinga, F. (1980), “Expense Preference and Managerial Control: The Case of the Banking Firm”, Bell Journal of Economics, (11), pp.671-682. 87. Heggestad, A.A., Mingo, J.J. (1977), “The Competitive Conditions of US Banking Markets and The Impact of Structural Reform”, Journal of Finance, (32), pp.649-661. 88. Jennifer Robison (2007), “Turning a crisis into an opportunity”, Business Journal. 89. Jin-Lung Peng và các cộng sự (2017), “The impact of Bancassurance on Efficiency and Profitability of Banks: Evidence from the Banking Industry in Taiwan”, Journal of Banking and Finance, (23). 90. Llewellyn, D. (2005), ‘Competition and Profitability in European Banking: Why are British Banks So Profitable?’, Economics Notes by Banca Monte dei Paschi di Siena SpA, 34(3):. 279-311. 91. Lloyd-Williams, D.M., Molyneux, P. (1992), “Market Structure and Performance in Spanish Banking”, Journal of Banking and Finance, (18), pp.433-443. 92. Ludwin, W.G., Guthrie, T.L (1989), Assessing Productivity with data envelopment analysis, Public Productivity Review 12(4), trang 361-372 93. Margarida Abreu, Victor Mendes (2001), “Commercial bank interest margins and profitability: Evidence for some EU countries”, Pan- European Conference Jointly Organised by the IEFS- UK and University of Macedonia Economic and Social Sciences May, 2001, Thesaloniki, Greece, pp.7-20. 94. Martin, F., Sassenou, M. (1992), “Cost Structure in French Banking: A Reexamination Based on a Regular CES-quadratic Form”, Journal of International Financial Markets, Institutions and Money, (3(3/4), pp.137-169. 95. McCall, A., Peterson, M. (1980), “A Critical Level of Commercial Bank Concentration, An Application of Switching Regressions”, Journal of Banking and Finance, (4), pp.353-369. 96. Molyneux, P. (1993), “Market Structure and Profitability in European Banking”. 97. Molyneux, P., Altunba, Y., Gardener, E.P.M, Moore, B. (2001), “Efficiency In European Banking”, European Economic Review, (45(10), pp.1931-1955. 98. Molyneux, P., Forbes, W. (1995), “Market Structure and Performance in European Banking”, School of Accounting, Banking and Economics, University of Wales and Department of Accounting and Finance, University of Manchester, (27), pp.155-159. 99. Molyneux, P., Lloyd-Williams, D.M., Thornton, J. (1992), “Competitive Conditions in European Banking”, Journal of Banking and Finance, (18), pp.445-459. 100. Molyneux, P., Teppet, J.L. (1993), “Structure-conduct-performance in EFTA banking markets”, Bank-en Financiewezen, (3), pp.133-137. 101. Novshek, W. (1980), “Cournot Equilibrium with Free Entry”, Review of Economics Studies, (52), pp.85-98. 102. Osborne, D.K., Wendel, J. (1982), A Critical Review of Empirical Research in Banking Competition, 1964-1979, Oklahoma State University. 103. Peltzman, S. (1977), “The Gains and Losses From Industrial Concentration”, Journal of Law and Economics, (20), pp.229-263. 104. Phan Thị Mỹ Hạnh và các cộng sự (2016), “Bank efficiency in emerging Asian countries”, Research in International Business and Finance, (8), pp.517- 530. 105. Rhoades, S. (1982), “Welfare Loss, Redistribution Effect, and Retriction of Output Due To Monopoly”, Journal of Monetary Economics, (9), pp.375-387. 106. Rhoades, S.A. (1985), “Market Share as a Source of Market Power: Implications and Some Evidence”, Journal of Economics and Business, (37), pp.343-363. 107. Rose, P.S., Fraser, D.R. (1976), “The Relationship Between Stability and Change in Market Structure: An Analysis of Bank Prices”, Journal of Industrial Economics, (24), pp.251-266. 108. Ruthenberg, D. (19994), “Structure-Performance and Economics of Scale in Banking in a Unified Europe”, Banking Review 4, Bank of Israel, pp.95-114. 109. Salop, S. (1976), “Information and Monopolistic Competition”, American Economics Review, pp.66-241. 110. Saving, T.R. (1970), “Concentration Ratios and The Degree of Monopoly”, International Economic Review, (11), pp.139-146. 111. Shaffer, S. (1994), “Bank Competition in Concentrated Markets”, Business Review, pp.3-15. 112. Smirlock, M. (1985), “Evidence on the (Non) Relationship Between Concentration and Profitability in Banking”, Journal of Money, Credit, and Banking, (17(1), pp.69-83. 113. Smirlock, M., Gilligan, T., Marshall, W. (1984), “Tobin's q and The Structure-Performance Relationship”, The American Economics Review, (74(5), pp.1051-1060. 114. Smirlock, M., Marshall, W. (1983), “Monopoly Power and Expense- Preference Behavior: Theory and Evidence to the Contrary”, Bell Journal of Economics, (14), pp.166-178. 115. Spellman, L.J. (1981), “Commercial Banks and The Profits of Savings and Loan Markets”, Journal of Bank Research, (12), pp.32-36. 116. Vernon, J.R. (1971), “Separation of ownership and control and profit rates: The evidence from banking: Comment”, Journal of Financial and Quantitative Analysis, (6), pp.615-625. 117. Yong Tan (2015), “The impacts of risk and competition on bank profitability in China”, Journal of International Financial Markets, Institutions and Money, (25), pp.85-110. 118. Yun Luo và các cộng sự (2016), “Financial openness, risk and bank efficiency: Cross-country evidence”, Journal of Financial Stability, (12). PHỤ LỤC DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: CHỈ TIÊU ĐỊNH TÍNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BIDV ....... - 1 - Phụ lục 2: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG BẰNG DEA............................................... - 6 - Phụ lục 3: TỔNG QUAN SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG .................. - 9 - Phụ lục 4: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH TOBIT PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA BIDV VÀ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM .......... - 10 - Phụ lục 5: SỐ LƯỢNG CHI NHÁNH, PHÒNG GIAO DỊCH CỦA BIDV TẠI CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ CỦA VIỆT NAM ........................... - 11 - - 1 - Phụ lục 1 CHỈ TIÊU ĐỊNH TÍNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BIDV DANH SÁCH GIẢI THƯỞNG THƯƠNG HIỆU CỦA BIDV Tên giải thưởng Đơn vị trao tặng Năm Top 100 ngân hàng của Châu Á (thứ 93), top 2 của Việt Nam về giá trị tổng tài sản Tạp chí Finance Asia 2007, 2018 Sao vàng đất Việt Trung ương Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam 2005, 2006, 2007 Giải thương hiệu nổi tiếng 2008 VCCI 2008 Giải thương hiệu mạnh Bộ Công Thương, Thời báo kinh tế Việt Nam 2005,2006, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012 Thương hiệu kinh tế đối ngoại uy tín Ủy Ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế 2009 Top 14 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2009 Cúp Ngọn Hải Đăng Hiệp hội doanh nghiệp N&V Việt Nam 2006 Top 4 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam UNDP 2007 Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam Vietnam Report và Báo điện tử VietnamNet 2007, 2008. 2009, 2010, 2011, 2012 Thương hiệu nổi tiếng Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam 2008 Thương hiệu quốc gia Bộ Công Thương 2008,2010, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016 Top 20 nhãn hiệu nỏi tiếng nhất Việt Nam Cục sở hữu trí tuệ 2011 Ngôi sao quốc tế về chất lượng Tổ chức Định hướng sáng kiến doanh nghiệp (BID) 2011 Ngân hàng của năm Tạp chí Asia Risk 2012, 2018 - 2 - Top 6 Doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất cả nước 2012 Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam Tạp chí Asian Banker 2015, 2016, 2017 2018 Huân chương lao động hạng Nhất của Nhà nước Việt Nam 2017 Top 10 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam Forbes Việt Nam 2017 Thương hiệu chứng khoán uy tín Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam 1008, 2009, 2010 Top 2000 công ty lớn và quyền lực nhất thế giới Forbes 2017, 2018 Top 500 ngân hàng có giá trị thương hiệu lớn nhất thế giới Brand Finance 2017 Huân chương độc lập hạng nhất của Nhà nước CHDCND Lào 2017 Ngân hàng của năm (House of the Year) AsiaRisk 2017 Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam ADB 2017, 2018 Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam Tạp chí Global Banking and Finance Review; Tạp chí Alpha Southeast Asia; Tạp chí Asian Banking Finance 2018 Nhà tư vấn phát hành trái phiếu tốt nhất Việt nam Global Banking and Finance Review 2018 - 3 - Giải đồng, Hạng mục “Contact Center tốt nhất” danh cho Contact Center quy mô từ 20-100 bàn tư vấn Hiệp hội Contact Center Singapore (CCAS) 2018 Đối tác hàng đầu về tài trợ thương mại Commerze Bank 2018 Ngân hàng tác nghiệp xuất sắc và ngân hàng kinh doanh xuất sắc Ngân hàng Wells Fargo 2018 Ngân hàng giao dịch tốt nhất Việt Nam The Asian Banker 2018 Đối tác đào tạo đạt chuẩn Viện kế toán công chứng Anh và xứ Wales 2018 Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam Vietnam Report 2017, 2018 Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV trong các năm [22] - 4 - GIẢI THƯỞNG VỀ CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA BIDV Tên giải thưởng Đơn vị trao tặng Năm Ngân hàng nội địa cung ứng dịch vụ FX tốt nhất năm Tạp chí AsiaMoney 2007, 2008, 2009 Doanh nghiệp lớn ứng dụng CNTT hiệu quả nhất Bộ Thông tin và Truyền thông 2010 Ngân hàng có dịch vụ huy động vốn tốt nhất; ngân hàng có dịch vụ tín dụng doanh nghiệp tốt nhất Diễn đàn kinh tế Việt Nam (VEF) 2010 Ngân hàng hàng đầu về mức độ sẵn sàng cho ứng dụng công nghệ thông tin trong khối ngân hàng thương mại Hội tin học Việt Nam 2007, 2008, 2009 Giải thưởng sao khuê Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) 2011, 2016, 2018 Ngân hàng nội địa cung cấp sản phẩm tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam Tạp chí Euromoney 2012 Top 100 giải thưởng tin và dùng về CNTT 2012 Top 10 sản phẩm vàng 2012 Ngân hàng Việt Nam tốt nhất về công nghệ và vận hành 2016 Tạp chí Asian Banking and Finance 2016, 2017 Huân chương lao động hạng 3 cho trung tâm CNTT 2016 Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu nhất Hiệp hội ngân hàng Việt Nam và tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDG) 2016, 2017, 2018 - 5 - Hạng nhất chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT và truyền thông Việt Nam 9 năm liên tiếp Bộ TT&TT cùng Hội tin học Việt Nam 2017 Ngân hàng có tỷ lệ thanh toán thẳng cao (STP) Standard Charterd Banking 2017 Dịch vụ thanh toán thẻ trên ATM/POS tốt nhất Việt Nam International Finance Magazine (IFM) 2017 Ngân hàng nội địa cung cấp sản phẩm kinh doanh ngoại hối tốt nhất Việt Nam Global Finance 2017 Ngân hàng nội địa cung cấp sản phẩm tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam Euromoney 2017 Thẻ tín dụng tốt nhất Việt Nam International Finance Magazine 2018 Giải pháp Sản phẩm dịch vụ khách hàng doanh nghiệp sáng tạo nhất Việt Nam Asian Banking Finance 2018 Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam Asian Banking and Finance 2018 Ngân hàng có tỷ lệ thanh toán thẳng cao- STP Ngân hàng JP Morgan Chase; The Bank of New York Mellon; Standard Chartered 2018 Ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán tốt nhất Việt nam The Asian Banker 2018 Sản phẩm dịch vụ sáng tạo tiêu biểu BIDV Pay+ VNBA và IDG 2018 Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV trong các năm [22] - 6 - Phụ lục 2 KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG BẰNG DEA TE CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007-2018 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 BIDV 1 1 0.88732 0.766344 0.715372 0.526564 0.939902 0.946536 0.807952 0.861431 1 0.927539 VCB 1 1 1 1 0.890664 0.792811 0.778276 0.830881 1 1 1 1 CTG 1 1 0.898613 1 1 1 1 1 0.915051 0.880805 0.941288 0.651889 MB 0.921136 1 1 1 0.953957 1 1 1 1 0.920099 1 1 ACB 0.723414 1 1 1 1 1 0.78885 0.797 0.784327 0.852568 0.886059 0.839132 TCB 0.987146 1 1 0.929876 1 1 1 1 1 1 1 1 STB 0.912883 0.592632 0.773049 0.89927 1 1 1 1 0.598159 0.726093 0.814254 0.634501 SHB 0.686657 0.881526 1 0.94078 0.921935 0.450094 0.541239 0.547488 . 0.603923 0.630354 . SCB 1 1 1 0.429192 0.783776 0.697085 0.894873 1 1 1 1 0.841759 NCB 0.327372 0.595637 0.783425 0.79285 0.987644 1 0.683938 1 1 1 1 0.775322 HDB 1 0.444736 0.746408 1 1 0.925027 0.535073 0.893079 0.883062 1 1 1 EIB 0.860539 0.816195 1 1 1 1 0.70432 0.619531 0.724343 0.691201 0.587259 0.521973 - 7 - PTE CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007-2018 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 BIDV 1 1 1 0.777349 0.720575 0.564207 1 1 1 1 1 1 VCB 1 1 1 1 0.912863 1 0.929731 0.947167 1 1 1 1 CTG 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0.973243 0.674193 MB 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0.931871 1 1 ACB 0.734559 1 1 1 1 1 0.810841 0.816507 0.805896 0.875833 0.892513 0.865018 TCB 1 1 1 0.944945 1 1 1 1 1 1 1 1 STB 0.97738 0.643221 0.811883 0.900977 1 1 1 . 0.607614 0.939844 1 0.644698 SHB 1 1 1 1 1 0.513075 0.598476 0.619204 . 0.769515 0.761969 1 SCB 1 1 1 0.786706 4.385517 0.793625 1 1 1 1 1 0.871056 NCB 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 HDB 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 EIB 0.999514 0.852873 1 1 1 1 0.762793 0.698173 0.856644 2 0.722746 0.785219 - 8 - SE CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007-2018 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 BIDV 1 1 0.88732 0.985842 0.99278 0.933282 0.939902 0.946536 0.807952 0.861431 1 0.927539 VCB 1 1 1 1 0.975681 0.792811 0.837098 0.877227 1 1 1 1 CTG 1 1 0.898613 1 1 . 1 1 0.915051 0.880805 0.967167 0.966918 MB 0.921136 1 1 1 0.953957 1 1 1 1 0.987368 1 1 ACB 0.984827 1 1 1 1 1 0.972879 0.97611 0.973236 0.973437 0.992768 0.970075 TCB 0.987146 1 1 0.984053 1 1 1 1 1 1 1 1 STB 0.934011 0.92135 0.952168 0.998106 1 1 1 . 0.984439 0.772568 0.814254 0.984183 SHB 0.686657 0.881526 1 0.94078 0.921935 0.877249 0.904361 0.88418 . 0.78481 0.82727 . SCB 1 1 1 0.545556 0.178719 0.878355 0.894873 1 1 1 1 0.966366 NCB 0.327372 0.595637 0.783425 0.79285 0.987644 1 0.683938 1 1 1 1 0.775322 HDB 1 0.444736 0.746408 1 1 0.925027 0.535073 0.893079 0.883062 1 1 1 EIB 0.860958 0.956995 1 1 1 1 0.923343 0.887361 0.845559 0.3456 0.812539 0.664748 - 9 - Phụ lục 3 TỔNG QUAN SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG Tên biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất ROA 108 1.103 0.652 0.02 3.13 LNAS 108 318410 285931.1 12367 1313038 COSTINC 108 80.338 8.368 63.68 99.28 LTDR 108 86.145 17.674 54.24 149.16 LAR 108 57.006 1.0939 33.08 75.3 INTAS 108 8.829 2.415 0 17.14 ETA 108 7.481 2.403 3.26 17.61 NPL 108 2.080 1.801 0.08 11.4 - 10 - Phụ lục 4 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH TOBIT PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA BIDV VÀ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Tên biến BIDV 12 NHTM TE SE TE SE P>t Hệ số P>t Hệ số P>t Hệ số P>t Hệ số LNAS 0.358 -0.4364 0.019 0.587444 0.017 0.0606001 0 0.065305 COSTINC 0.275 -0.02424 0.008 -0.04246 0.242 -0.0028731 0.855 -0.00031 LTDR 0.187 -0.01668 0.334 0.003462 0.416 -0.0012019 0.263 -0.00113 LAR 0.295 -0.03179 0.015 -0.03519 0.01 -0.006872 0.032 -0.00393 ROAA 0.548 -0.57169 0.085 0.655363 0.115 0.0395136 0.036 0.048452 INTAS 0.033 0.104979 0.002 0.064831 0.001 0.0352627 0.001 0.024532 ETA 0.734 -0.0498 0.056 0.093135 0.072 -0.0146713 0.062 -0.01023 NPL 0.144 -0.34009 0.03 0.239954 0 -0.0487395 0.001 -0.02747 _CONS 0.092 13.22785 0.127 -3.59518 0.047 0.8262545 0.137 0.422677 - 11 - Phụ lục 5 SỐ LƯỢNG CHI NHÁNH, PHÒNG GIAO DỊCH CỦA BIDV TẠI CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ CỦA VIỆT NAM Thành phố Số chi nhánh, phòng giao dịch Thành phố Số chi nhánh, phòng giao dịch Hà Nội 198 TP. Hồ Chí Minh 133 Quảng Ninh 34 Nghệ An 30 Hải Dương 25 Đồng Nai 22 Bà Rịa- Vũng Tàu 22 Bắc Ninh 21 Thanh Hóa 20 Bình Dương 20 Đăk Lăk 19 Gia Lai 18 TP Hải Phòng 18 Bình Định 18 Phú Thọ 17 Lâm Đồng 17 Quảng Bình 15 Kiên Giang 14 Long An 14 TP. Đà Nẵng 14 Thái Nguyên 14 Đồng Tháp 13 An Giang 13 Khánh Hòa 12 Nam Định 12 TP. Cần Thơ 12 Sóc Trăng 11 Vĩnh Phúc 11 Cà Mau 10 Lào Cai 10 Tiền Giang 10 Lạng Sơn 10 Vĩnh Long 10 Yên Bái 10 Hà Tĩnh 9 Ninh Bình 9 Trà Vinh 9 Sơn La 9 Thừa Thiên Huế 9 Bến Tre 9 Hưng Yên 8 Quảng Nam 8 Quảng Ngãi 8 Bạc Liêu 8 Hà Nam 7 Tuyên Quang 7 Bắc Giang 7 Hòa Bình 6 Đak Nông 6 Tây Ninh 6 Quảng Trị 6 Cao Bằng 6 Ninh Thuận 5 Bắc Kạn 5 Hà Giang 4 Lai Châu 4 Bình Phước 4 Bình Thuận 3

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_kinh_doanh_cua_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_dau_tu.pdf
  • docxtóm tắt điểm mới.docx
  • docxtóm tắt LA.docx
Luận văn liên quan