Hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng suất, sản lượng và diện tích trồng rau của các hộ trên địa bàn xã Xuân Hòa nói riêng và huyện Nam Đàn nói chung có xu hướng tăng và ngày càng được đầu tư phát triển. Kết quả và hiệu quả sản xuất rau của các hộ đều thu được lợi nhuận khá cao. Khi sản xuất theo công thức luân canh dưa chuột – mướp đắng – xu hào hiệu quả thấp hơn sản xuất theo công thức bí xanh – rau cải – đậu cove. Việc sản xuất rau đa phần là do tự phát từ các hộ dân, manh mún, nhỏ lẻ chưa có quy hoạch tổng thể, việc sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật còn cho các loại rau trên địa bàn nghiên cứu chưa được kiểm tra nghiêm ngặt vì thế sản phẩm rau sản xuất ra chưa đảm bảo chất lượng, chưa được thị trường tiêu dùng tin tưởng. Rau sản xuất có tính chất hàng hóa nhưng chưa hướng tới được thị trường xuát khẩu. Năng suất các loại rau của các hộ điều tra ở xã Xuân Hòa chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó chủ yếu là phân chuồng và công lao động, tiếp đến là ảnh hưởng của công thức luân canh đến hiệu quả sản xuất rau của hộ. Vì vậy cần chú trọng và quan tâm đến các yếu tố này để có mức độ đầu tư hợp lý để sản xuất đtạ năng suất cao hơn, rau đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thị trường tiêu thụ rau còn hạn hẹp, chủ yếu là tiêu thụ ở các chợ trong huyện, các siêu thị, nhà hàng ở thành phố Vinh, một số huyện lân cận nên khâu tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn. Đại

pdf94 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/sào/năm và có xem xét đến công thức luân canh thông qua biến giả D. Mô hình hồi quy tương quan tuyến tính có dạng: LnY = lnA + a1lnX1 + a2lnX2 + a3lnX3 + a4lnX4 + a5lnX5 + a6lnX6 + βD • Trong đó:  Y Biến phụ thuộc: Thu nhập hỗn hợp MI/sào (1000đ/sào/năm)  X1: Giá trị chi phí giống đưa vào sản xuất (1000đ/sào/năm)  X2: Giá trị chi phí phân đạm đưa vào sản xuất (1000đ/sào/năm)  X3: Giá trị chi phí phân lân đưa vào sản xuất (1000đ/sào/năm)  X4: Giá trị chi phí phân kali đưa vào sản xuất (1000đ/sào/năm)  X5: Giá trị chi phí phân chuồng đưa vào sản xuất (1000đ/sào/năm) Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN 67  X6: Giá tri công lao động đưa vào sản xuất (1000đ/sào/năm)  D: Biến giả chỉ hình thức luân canh (D=0 chỉ công thức luân canh 1, D=1 chỉ công thức luân canh 2) 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hỗn hợp Kết quả hồi quy đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đầu vào đến thu nhập hỗn hợp MI được thể hiện qua bảng sau. Bảng 17. Kết quả phân tích các hệ số tương quan TT Chỉ tiêu Hệ số hồi quy Sig (P_value) 1 Hệ số A 2,23 0,001* 2 X1 (chi phí giống) 0,05 0,1** 3 X2 (chi phí phân đạm) - 0,10 0,04* 4 X3 (chi phí phân lân) 0,07 0,1* 5 X4 (chi phí phân kali) 0,08 0,024276* 6 X5 (chi phí phân chuồng) - 0,03 0,1** 7 X6 (chi phí lao động) 0,78 1,28E-22* 8 D (hình thức luân canh) 0,38 2,22E-07* 9 R square điều chỉnh 0,76 1,1E-32* (Nguồn: phân tích số liệu điều tra 2010) * Với mức ý nghĩa 95% ** Với mức ý nghĩa 90% Qua số liệu phân tích hàm sản xuất cho ta kết quả là phù hợp với thực tế. Hệ số tương quan điều chỉnh (R2 điều chỉnh) là 76%, có nghĩa 76% sự biến động của thu nhập hỗn hợp (MI) là do các yếu tố trong mô hình tạo ra. Còn lại 24% là do các yếu tố ngoài mô hình như khí hậu, thời tiết, nguồn nước Qua phân tích hồi quy cho thấy chi phí lao động có ảnh hưởng lớn nhất đến sự biến động của thu nhập hỗn hợp (MI), hệ số hồi quy của lao động là a5 = 0,78 có nghĩa là với mức ý nghĩa 95% khi cố định các yếu tố khác, nếu tăng chi phí lao động lên 1% (đơn vị) thì thu nhập hỗn hợp tăng 0,78% (đơn vị) Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN 68 Bên cạnh đó ta có thể thấy sự biến động của phân đạm và phân chuồng tỷ lệ nghịch với sự biến động của thu nhập hỗn hợp. Cụ thể, hệ số hồi quy của phân đạm là a2 = – 0,1 có nghĩa là với mức ý nghĩa 95% khi cố định các yếu tố khác, nếu tăng thêm 1% chi phí phân đạm thì thu nhập hỗn hợp sẽ giảm 0,1%. Hệ số hồi quy của phân chuồng là a5 = -0,03 có nghĩa là với mức ý nghĩa 90% khi cố định các yếu tố khác, nếu tăng chi phí phân chồng thêm 1% thì thu nhập hỗn hợp (MI) sẽ giảm 0,03%. Nguyên nhân của hiện tượng đó là do người dân quá lạm dụng phân chuồng để tiết kiệm chi phí, bên cạnh đó sự dụng nhiều phân đạm là giảm năng suất của rau. Kết quả phân tích trên cũng cho ta hệ số hồi quy của biến giả là 0,38 tức là khi cố định các yếu tố khác, nếu áp dụng công thức luân canh 2 thì doanh thu sẽ tăng thêm 0,38 đơn vị so với công thức luân canh 1. Điều này chứng tỏ công thức luân canh 2 có hiệu quả hơn nhiều so với công thức luân canh 1. Và từ đây cũng mở ra một hướng đi mới trong việc lựa chọn hình thức luân canh hợp lý đảm bảo hiệu quả sản xuất, hiệu quả sử dụng đất đai và hiệu quả về cả mặt môi trường. Nhìn chung các nhân tố đưa vào mô hình đều ảnh hưởng đến doanh thu của hoạt động sản xuất rau và đều có ý nghĩa giải thích cho tất cả các hộ dân trồng rau trong toàn xã Xuân Hòa. Vì vậy trong quá trình sản xuất cần đặc biệt chú trọng và quan tâm đến các nhân tố này để thu được hiệu quả tốt. Cần bố trí lao động hợp lý, đầu tư các loại phân bón, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật đúng liều lượng, đúng quy định kỹ thuật và lựa chon công thức luân canh tốt nhất để thu được kết quả cao về năng suất cũng như chất lượng rau. 2.3.4. Tình hình tiêu thụ rau. 2.3.4.1. Thị trường tiêu thụ Sản xuất và tiêu thụ luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển và ngược lại nếu không tiêu thụ được sản xuất sẽ bị ngưng trệ. Do vậy, thị trường tiêu thụ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sản xuất nói chung và sản xuất rau nói riêng. Diễn biến thị trường biến động thế nào thì sẽ giúp các nông hộ sản xuất điều chỉnh quy mô, cũng như cơ cấu các loại rau mà nông hộ gieo trồng. Mặt khác thông qua thị trường các nông hộ kiểm tra được chi phí sản xuất và đánh Đại học Kin h tế Huế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN 69 giá được chất lượng sản phẩm từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm để từ đó nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản xuất, tăng sức cạnh tranh trên thi trường. Thị trường tiêu thụ rau xanh trên địa bàn chủ yếu ở trong tỉnh Nghệ An, bên cạnh đó thì bí xanh và dưa chuột đã vươn ra tiêu thụ ở các tỉnh lân cận như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, nguyên nhân là do các loại rau khác khó khăn trong vận chuyển hơn hai loại này, đặc biệt là rau ăn lá. Để ổn định và phát triển sản xuất rau, nâng cao hiệu quả sản xuất, cần có sự phối hợp của nhiều thành phần. Ổn định và mở rộng phát triển thị trường tiêu thụ ra các huyện và các tỉnh khác, kiểm soát hệ thống lưu thông, phát triển hệ thống thông tin thị trường là biện pháp ổn định giá cả giúp bà con yên tâm sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất rau. 2.3.4.2. Tình hình tiêu thụ rau ở các hộ điều tra Qua khảo sát điều tra các nông hộ chúng tôi xây dựng sơ đồ kênh tiêu thụ rau của vùng như sau. Sơ đồ 2. Kênh tiêu thu rau của hộ điều tra Có hai kênh tiêu thụ chính của hộ sản xuất rau: Kênh thứ 1: Người sản xuất – Người bán buôn – Người bán lẻ - Người tiêu dùng Người sản xuất rau Người bán sỉ (bán buôn) Người bán lẻ Người bán lẻ Người tiêu dùng Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN 70 Hình thức tiêu thụ này chủ yếu vào những loại rau có quy mô sản xuất lớn và các loại rau có thể bảo quản lâu để vận chuyển đến các chợ đầu mối, sau đó đi vào thị trường thành phố Vinh, các huyện lân cận và thị trường ngoại tỉnh, hình thức này chiếm khoảng 80% tổng sản lượng rau sản xuất. Kênh thứ 2: Người sản xuất rau – Người bán lẻ - Người tiêu dùng Đây là hình thức bán trực tiếp giữa người sản xuất và người tiêu dùng, hình thức này đối với các loai rau sản xuất với quy mô nhỏ hoặc là trồng trái vụ, thu hoach xong người nông dân đưa đi bán ở chợ nhỏ ở xã và chợ huyện nhà. Hình thức này chiếm 20% sản lượng rau sản xuất. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN 71 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU Ở ĐỊA PHƯƠNG 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU Ở XÃ XUÂN HÒA - Từ định hướng phát triển chung về nông nghiệp của xã, Xuân Hòa phấn đấu đa dạng các loại cây trồng, cây ngắn ngày có thu nhập cao, quay vòng nhanh trên đơn vị diện tích mà trọng tâm chủ yếu là cây rau. Mục tiêu phấn đấu của xã trong thời gian tới đối với cây rau là tiếp tục duy trì và mở rộng diện tích gieo trồng hàng năm, không ngừng nâng cao năng suất và sản lượng rau các loại, thực hiện luân canh cây trồng để tránh sâu bệnh, đảm bảo sản xuất rau sạch, không dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Đưa các giống cây có năng suất cao, phẩm chất tốt, phục vụ nhu cầu thị trường trong và ngoài huyện, hướng tới thị trường xuất khẩu. - Trên cơ sở chủ trương, nghị quyết và sự nhất trí của huyện Nam Đàn, Xuân Hòa cùng với các cơ quan chức năng chuyên môn của huyện, tỉnh như phòng nông nghiệp, sở khoa học công nghệ và môi trường, trung tâm khuyến nông khuyến ngư tiến hành rà soát và quy hoạch lại vùng sản xuất rau. Trên cơ sở đó, bố trí cơ cấu các loại rau hợp lý, phù hợp với đất đai theo hướng mở rộng diện tích và sản xuất quanh năm. - Quy hoạch vùng chuyên canh cho sản xuất rau an toàn. Bước đầu sẽ chuyển giao quy trình "sản xuất rau an toàn" cho 40 hộ nông dân của xã Xuân Hòa để từ đó phát triển ra diện rộng phù hợp với điều kiện tự nhiên địa phương, sản xuất giống trong nhà lưới hở nhằm nâng cao tỷ lệ sống giống cây con trong vườn ươm, giúp người dân ứng dụng những tiến bộ khoa học vào thực tiễn sản xuất, chủ động nguồn giống, nâng cao hiệu quả sản xuất, tiến tới một nền nông nghiệp sạch và bền vững. Tổ chức tập huấn giúp nông dân nắm vững quy trình kỹ thuật "sản xuất rau an toàn". Tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho người dân sản xuất, lưu thông và tiêu thụ rau, đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường giữ gìn sức khỏe cộng đồng. - Giới thiệu và quảng bá rau trên địa bàn huyện và các vùng có tiêu thụ rau của địa phương, lấy thị trường thị trường thành phố vinh làm thị trường mục tiêu chính cho sản phẩm rau an toàn như các siêu thị, nhà hàng, các khách sạn từ đó tìm Đại học Ki h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN 72 kiếm, xâm nhập các thị trường lân cận ngoài vùng khác, từng bước xây dựng thương hiệu tiêu thụ sản phẩm rau an toàn tạo niềm tin cho cộng đồng. - Có kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp và sản xuất rau, nhất là giao thông và hệ thống kênh mương nội đồng để phục vụ nước cho việc tưới tiêu. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ 3.2.1. Giải pháp về quy hoạch - Diện tích trồng rau của toàn xã là khá lớn và đã có sự tập trung ở các xóm nhưng đất đai của các hộ vẫn chưa có sự tập trung. Bình quân mỗi hộ có từ 2 – 3 mảnh đất trồng rau, chưa nói đến các loại cây khác. Số thửa nhiều, diện tích lại nhỏ nên gây khó khăn trong công tác chuẩn bị đất, lãng phí nguồn lực của các hộ. Vì vậy cần tạo điều kiện cho người nông dân sử dụng có hiệu quả đất đai hơn, hạn chế tình trạng manh mún, cần thực hiện “dồn điền đổi thửa”, chuyển dịch tích tụ ruộng đất để nâng cao quy mô sử dụng đất, chủ động đầu tư cho sản xuất thâm canh, tạo điều kiện hình thành những vùng đất sản xuất rau sạch, rau đạt tiêu chuẩn cao. - Ngoài các cánh đồng đã đưa vào quy hoạch, nên mở rộng quy hoạch thêm những cánh đồng khác như Cồn Nậy, Cồn Hoangtrên các vùng chuyên rau cần xây dựng đề án sản xuất cho từng loại rau. Trong đó cần bố trí cơ cấu rau hợp lý theo hướng phát triển diện tích các loại rau ăn quả và giảm diện tích cây ăn lá. Trong các diện tích cây ăn quả, cần tăng diện tích trồng bí xanh, xu hào, mướp đắngcác loại rau ăn lá nên hạn chế diện tích ở mức vừa phải vì chỉ tiêu thụ được ở các thị trường trong huyện. - Bên cạnh đó cần xác định các công thức luân canh, xen canh rau hợp lý để vừa nâng cao được hiệu quả sử dụng đất vừa hạn chế được sâu bệnh, hạn chế được đất đai bạc màu, lại vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho hộ trồng rau. 3.2.2. Thực hiện đồng bộ các chính sách kinh tế - xã hội nhằm phát triển nông thôn - Giải pháp về công nghệ Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nam Đàn, trung tâm khuyến nông khuyến ngư của tỉnh, công ty giống cây trồng cần phối kết hợp trong việc Đại học Kin h ế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN 73 chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới cho người nông dân trồng rau, hướng dẫn người dân sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học đúng liều lượng, đúng quy trình kỹ thuật. Phát triển các loại hình đào tạo, mở các lớp, dạy nghề, tập huấn chuyển giao công nghệ theo các chương trình khuyến ngư, hướng dẫn kỹ thuật từ xa trên các phương tiện thông tin đại chúng: báo, đài, vô tuyến Hiện nay, có rất nhiều công nghệ sản xuất rau an toàn như: Sản xuất rau trong nhà kính cách ly hoàn toàn với môi trường, sản xuất rau an toàn trong nhà lưới kín, nhà lưới hở, nhà lưới bán kiên cố và sản xuất ngoài đồng ruộng. Bên cạnh đó hộ trồng rau có thể sử dụng màng phủ nông nghiệp để trồng các loại rau màu là một thiết bị kỹ thuật mới đang được áp dụng rộng rãi trong cả nước. Sử dụng màng phủ nông nghiệp trong SX rau màu trong mùa mưa không chỉ hạn chế ảnh hưởng xấu của thời tiết trong giai đoạn mưa dầm mà còn tạo môi trường thích hợp cho cây sinh trưởng khỏe, hạn chế sâu bệnh và tăng năng suất. Vì vậy nên lựa chọn ra những công nghệ sản xuất phù hợp với điều kiện địa phương đưa vào thực hiện trong các đề án rau của xã nhằm thu được kết quả sản xuất tốt, rau đạt chất lượng, phù hợp với mức độ đầu tư và trình độ của người dân. Trên cơ sở kết quả đào tạo kỹ thuật và chuyển giao công nghệ các quy trình sản xuất rau an toàn, cơ sở tiếp nhận dự án cần nắm vững công nghệ sản xuất rau an toàn hoàn chỉnh và trực tiếp triển khai có sự giám sát của cơ quan khoa học. Tổ chức tham quan học hỏi từ những mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao trong huyện nhà cũng như các huyện lân cận, xây dựng các mô hình trình diễn, vận động bà con tham gia để nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý, tiếp thị cho người dân. Qua đây sẽ giúp cho người dân tìm ra ưu thế trong việc sản xuất rau một cách an toàn, nắm bắt nhanh các yếu tố khoa học, kỹ thuật, điều kiện tự nhiên phù hợp để áp dụng trồng tại địa phương. - Giải pháp về thị trường Tăng cường sự hợp tác, liên kết, liên doanh: sự hợp tác giữa các nông hộ hiện nay chỉ mang tính tự phát, mức độ liên kết còn rời rạc,mạnh ai nấy làm, chỉ thực hiện ở việc trao đổi lao động và nguồn vật tư. Do vậy cần có định hướng để liên kết Đại học Kin h tế Huế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN 74 các hộ trồng rau trong một tổ chức thống nhất, cùng tham gia liên kết sản xuất, tìm kiếm và mở rộng quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng, vừa tạo nên tiếng nói chung có trọng lượng hơn trong quá trình thương lượng với bên thu mua, vừa phát huy được lợi thế của từng hộ nuôi. Đồng thời chia sẻ những rủi ro trong sản xuất. Thành lập các hội nghề để mở rộng quy mô, tăng khả năng đầu tư vốn, thu hút lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo nên một quy trình sản xuất kinh doanh khép kín từ sản xuất – chế biến – lưu thông – tiêu thụ, tạo sự chủ động, nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên trong kênh. Các hội nghề có thể trở thành đại diện của các thành viên tham gia vào các cuộc đàm phán thương mại, quan hệ đối ngoại một cách thuận lợi, bảo vệ lợi ích hợp pháp cho mỗi thành viên, tạo uy tín, sự tin tưởng cho khách hàng, làm cơ sở cho việc mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Tăng cường công tác thông tin thị trường, nâng cao khả năng tiếp thị, quảng bá sản phẩm. Sản xuất gắn với nghiên cứu thị trường, hướng và nhu cầu của khách hàng để từ đó đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm gắn liền với vệ sinh an toàn thực phẩm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao, có thể xâm nhập vào các thị trường có yêu cầu khắt khe. Cần có chính sách ưu đãi về thuế, cũng như tạo môi trường về chính sách thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu rau. Thực hiện mô hình kinh tế gắn kết bốn nhà: Nhà nông – Nhà doanh nghiệp – Nhà khoa học – Nhà nước, tạo cầu nối trung gian cho việc kí kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho người sản xuất rau, tránh trường hợp bị tư thương ép giá, hay “được mùa mất giá, được giá mất mùa”, tạo niềm tin và sự an tâm cho các hộ sản xuất rau Không ngừng tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về những cơ hội và thách thức đối với thị trường tiêu thụ trong bối cảnh mới. Trên cơ sở đó thúc đẩy người nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm gắn liền với nhu cầu thị trường. Mở ra các hội chợ thương mại về rau sạch, tạo điều kiện để người nông dân giới thiệu sản phẩm của mình, xây dựng một diễn đàn, giúp các nhà sản xuất rau quả xuất khẩu gặp gỡ và trao đổi với người nông dân về yêu cầu của thị trường Đại ọc Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN 75 tiêu thụ, tạo sự liên kết chặt chẽ cùng nâng cao sức cạnh tranh của hàng thủy sản trên thị trường nội địa cũng như thị trường quốc tế. - Giải pháp về vốn Để sản xuất rau phục vụ cho nhu cầu đời sống của người dân thì lượng vốn không đòi hỏi lớn. Nhưng để sản xuất được rau sạch, sản xuất rau theo hướng thâm canh, rau theo đúng tiêu chuẩn xuất khẩu đòi hỏi người dân phải đầu tư nhiều về trang thiết bị, cơ sở vật chất cũng như vốn đầu tư cho quá trình sản xuất. Ngoài nguồn vốn huy động bằng nhân công và vật tư hiện có tại chỗ của địa phương nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ và khuyến khích bà con mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất theo quy trình công nghệ cao. Đồng thời kêu gọi các tổ chức đầu tư từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, đặc biệt là từ các tổ chức FAO, các nguồn ODA, các tổ chức phi chính phủhỗ trợ cho các hoạt động nông nghiệp tại địa phương. Trong quá trình thực hiện vay vốn cần thực hiện quy trình, thủ tục cho vay nhanh chóng, gọn nhẹ, đơn giản, phù hợp với trình độ của người dân, nới lỏng sự khắt khe của việc thế chấp tài sản. Phát triển các hình thức, các đoàn thể, các tổ chức tín dụng nông thôn như: quỹ tín dụng nhân dân, quỹ tín dụng hội phụ nữ, hội nông dân, các tổ chức do các hộ tự nguyện đóng góp giúp đỡ nhau phát triển sản xuất vì đây là các tổ chức gần gũi với người dân, thuận tiện hơn cho người dân trong việc vay vốn. Nên thực hiện ưu đãi lãi suất đối với các hộ mới chuyển đổi ngành nghề sản xuất, các hộ nghèo, các hộ chính sách Có chính sách san sẻ tài chính đối với những hộ sản xuất gặp những nguyên nhân khách quan làm ảnh hưởng đến sản xuất như: thiên tai, dịch bệnhcó chính sách hỗ trợ, kéo dài thời gian nợ đối với những hộ nghèo nếu xảy ra mất mùa, giúp họ vượt qua khó khăn, có niềm tin để tiếp tục sản xuất. Bên cạnh đó thì nhà nước nên có các chính sách hỗ trợ các địa phương, các hợp tác xã nông nghiệp trang bị các thiết bị cơ giới hóa khâu làm đất, đồng thời hỗ trợ để nông dân xây dựng các mô hình sản xuất rau an toàn trong nhà lưới, hỗ trợ về máy móc để đảm bảo kỹ thuật trồng rau. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN 76 - Chính sách về lao động, việc làm Trồng rau tại xã Xuân Hòa nói riêng cũng như trồng rau trên cả nước nói chung đã đã tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, tạo điều kiện cho người dân cải thiện đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, lao động tham gia vào các hoạt động nông nghiệp chủ yếu là các hộ nông dân nên trình độ chuyên môn, quản lý còn hạn chế. Do vậy nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đào tạo, huấn luyện họ để tiến hành sản xuất hiệu quả hơn, sản phẩm làm ra được thị trường chấp nhận. Chính sách về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho cả sản xuất và nghiên cứu khoa học phục vụ trong nông nghiệp phải được chú trọng, vì đầu tư vào con người là hiệu quả bền vững nhất. Xu thế phát triển mạnh mẽ nhất của khoa học kỹ thuật và công nghệ, của trình độ sản xuất trên thế giới, yêu cầu của quá trình hội nhập đòi hỏi chúng ta phải nghiêm túc và tăng cường nâng cao trình độ sản xuất của đội ngũ lao động. Chỉ có vậy chúng ta mới không bị tụt hậu, và sản xuất rau nói riêng cũng như sản xuất nông nghiệp Việt Nam nói chung cũng vậy. 3.2.3. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống Xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng ở nông thôn bao gồm hệ thống giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi cống rãnh, hệ thống chợ, hệ thống điện, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống đê điềucó vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung cho toàn xã. Trên cơ sở quy hoạch vùng sản xuất rau chuyên canh cần thực hiện chương trình kiên, kênh mương, xây dựng hệ thống giao thông, điện nước để giúp cho các hộ nuôi hoàn thiện về mặt hạ tầng kỹ thuật, phục vụ có hiệu quả cho hoạt động sản xuất của mình. Cụ thể tại địa bàn nghiên cứu cần đầu tư nâng cấp, tu sửa và làm mới một số công trình giao thông thủy lợi để đảm bảo phục vụ tưới tiêu cho các hộ vào mùa khô và mùa ngập úng. Nên xây dựng thêm một số kênh mương tại những vùng có địa hình phức tạp, địa hình thấp, nạo vét nâng cao hiệu quả hoạt dộng của một số kênh mương đang sử dụng. Xây dựng lịch tưới tiêu hợp lý, tiết kiệm. Theo dõi, phát hiện kịp thời trong việc tưới tiêu để ngăn chặn hiện tượng ngập úng vào mùa mưa và cung cấp đầy đủ nước vào mùa khô. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN 77 Bên cạnh đó cần sửa các tuyến đường giao thông liên thôn, liên huyện và liên xã để cho việc lưu thông, vận chuyện sản phẩm sau được dễ dàng, giảm bớt chi phí thu mua và thuận tiện hơn trong chăm sóc, quản lý. Đối với các tuyến đường chính và các tuyến đường phụ đề phải xây dựng rộng rãi, đúng tiêu chuẩn thuận lợi cho máy móc di chuyển, đi lại phục vụ hoạt động sản xuất. Tăng tỷ lệ vốn đầu tư cho những vùng trọng điểm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Nên kết hợp giữa quy hoạh đường xá và quy hoạch thủy lợi nhằm phối hợp một cách khoa học các công trình, tiết kiệm đất đai và phát huy hiệu quả tốt nhât của các loại cơ sở hạ tầng. Theo dõi, giám sát và kịp thời phát hiện hư hỏng, nhanh chóng sửa chữa để kịp phục vụ màu màng cho bà con. Nên vận động, tuyên truyền bà con góp công sức cùng các cấp chính quyền địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất. Như thế đồng thời cũng gắn trách nhiệm bảo vệ tài sản chung cho người dân, nâng cao ý thức người dân trong bảo vệ tài sản nhà nước. 3.2.4. Đẩy mạnh các khu quy hoạch trồng rau đầu tư theo hướng thâm canh Cần có các chính sách vận động và khuyến khích bà con mạnh dạn đầu tư theo hướng sản xuất thâm canh. Bởi chỉ có thâm canh mới đạt năng suất cao và tiêu chuẩn xuất khẩu. Bên cạnh đó, đất sản xuất nông nghiệp ngày càng hạn chế định hướng mở rộng sản xuất theo chiều sâu – thâm canh là cần thiết và lâu dài. Đồng thời với thâm canh trồng rau sạch theo tiêu chuẩn RAP, trồng trong nhà kính sẽ đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, đạt hiệu quả cao mà còn hạn chế sự tác động của các yếu tố bất lợi của tự nhiên, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, người trồng rau sẽ tạo sự chủ động hơn trong mùa vụ, hạn chế tính mùa vụ trong sản xuất, tạo điều kiện để nghiên cứu và ứng dụng vào sản xuất các loại giống cây mới có chất lượng và năng suất cao đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước Ngoài việc tham gia, tiếp thu tốt từ các lớp tập huấn, các hộ dân cũng nên tìm hiểu từ các nguồn thông tin khác về các tiêu chuẩn, quy định trong việc sử dụng các loại phân hóa học, các Loại thuốc bảo vệ thưc vật cho rau để đảm bảo sản xuất rau đáp ứng yêu cầu của thị trường, tiết kiệm được chi phí. Đại học Kin h tế Huế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN 78 3.2.5. Khuyến khích phát triển công nghệ bảo quản chế biến rau quả sau thu hoạch Sản phẩm rau ngoài phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày thì một phần được tiêu thụ bởi các cơ sở chế biến, đặc biệt là các loại rau ăn quả như bí xanh, dưa chuột, cà chua là nguyên liệu quan trọng cho ngành chế biến bánh kẹo và nước uống. Vì vậy phát triển các ngành chế biến sẽ thúc đẩy ngành sản xuất rau phát triển, và là cơ sở cho các vùng chuyên canh sản xuất rau. Vì vậy nhà nước và các cấp địa phương cần: - Xây dựng một số cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh, hoặc ký kết, vận động các cơ sở chế biến đã và đang sản xuất cùng bắt tay hợp tác với bà con trong việc cung ứng đầu vào, hợp tác cùng có lợi cho cả hai bên. - Lắp đặt thêm dây chuyền cho một số cơ sở chỉ chế biến rau quả - Tỉnh Nghệ An và huyện nhà nên có các chính sách khuyến khích và chế độ ưu đãi để khuyến khích các tổ chức cá nhân xây dựng các cơ sở, nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh và huyện Nam Đàn. 3.2.6. Đẩy mạnh công tác vệ sinh an toàn thực phẩm ngay trong khâu sản xuất Việc sử dụng các yếu tố đầu vào đặc biệt là phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có quyết định lớn đến năng suất cây trồng, tuy nhiên sử dụng không đúng kỹ thuật các yếu tố này sẽ làm mất đi sự an toàn khi sử dụng rau. Để đảm bảo sản xuất được rau sạch, rau đảm bảo vệ sinh theo các tiêu chuẩn các hộ dân nên: - Chọn mua giống tốt, khỏe mạnh có nguồn gốc rõ ràng từ những cơ sở cung cấp giống có uy tín. Chỉ gieo những hạt tốt và trồng cây con khỏe mạnh không có mầm bệnh. Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất hạt giống. Giống nhập nội phải qua kiểm dịch thực vật. Hạt giống trước khi gieo trồng cần được xử lý hóa chất hoặc nhiệt. Trước khi đưa cây con ra ruộng cần xử lý Sherpa 0,1% để phòng và trừ sâu hại sau này. Đặc biệt trong mùa mưa do mưa nhiều, thiếu ánh sáng, khả năng quang hợp kém hơn mùa khô do đó bà con nên chọn trồng các loại rau lá nhỏ, có bộ tán lá gọn, thời gian sinh trưởng ngắn, sớm cho thu hoạch Đại học Kin h tế Hu Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN 79 - Lựa chọn đất trồng rau phải đảm đất cao, thoát nước, thích hợp với sinh trưởng và phát triển của rau. Tốt nhất là đất cát pha hoặc thịt nhẹ, hoặc đất thịt trung bình có tầng canh tác dày (20-30cm). Bố trí hệ thống kênh mương đầy đủ để thoát nước cho tốt, không để rau màu bị ngập úng, nhất là sau các trận mưa to. Với những nơi đất thấp, tùy theo từng loại rau màu chịu nước nhiều hay ít để lên liếp cao hay thấp. Không nên làm đất quá nhuyễn dẫn đến đất bị bết, lèn đất mặt, thiếu ô xi sẽ gây nên tình trạng nghẹt rễ làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây. Ðất có thể chứa một lượng nhỏ kim loại nặng nhưng không được tồn dư hóa chất độc hại. Không trồng rau quả ở những nơi có nguy cơ cao về ô nhiễm hóa học hoặc trước khi trồng cần có những biện pháp xử lý để quản lý rủi ro. - Vì trong rau xanh nước chứa trên 90% nên nước tưới ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Cần sử dụng nước sạch để tưới. Nếu có điều kiện nên sử dụng nước giếng khoan, nhất là đối với vùng trồng rau xà lách và các loại rau gia vị. Nếu không có giếng, cần dùng nước sông, ao hồ trong không ô nhiễm. Nước sạch còn dùng để pha các loại phân bón lá, thuốc bảo vệ thực vật. Ðối với các loại phân bón lá, thuốc bảo vệ thực vật. Ðối với các loại rau cho quả, giai đoạn đầu có thể sử dụng nước bơm từ mương, sông, hồ để tưới rãnh. - Bón phân phải sử dụng phân chuồng đã ủ hoai, phân vô cơ hoặc khuyến khích dùng phân vi sinh. Phân chuồng đã ủ hoai là loại phân mà hộ nông dân có thể tự túc được, loại phân này có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho đất và cho cả cây trồng. Nếu bón đúng kỹ thuật, bón khi đã ủ hoai là điều kiện tốt cho rau phát triển, đảm bảo vệ sinh và tiết kiệm được chi phí do giá thành rẻ. Tuyệt đối không dùng phân chuồng chưa hoai để loại trừ vi sinh vật gây bệnh, tránh nóng cho rễ cây và để tránh sự cạnh tranh đạm giữa cây trồng với các nhóm vi sinh vật trong thành phần phân vi sinh đang cần N để phân giải nốt phân chuồng tươi. Với những loại rau có thời gian sinh trưởng ngắn (dưới 60 ngày) bón thúc 2 lần. Kết thúc bón trước khi thu hoạch 7- 10 ngày. Với các loại rau có thời gian sinh trưởng dài, có thể bón thúc 3-4 lần, kết thúc bón phân hóa học trước thu hoạch 10 – 12 ngày. - Về phòng trừ sâu bệnh cần phải được kiểm sóat nghiêm ngặt. Áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp trên nguyên tắc hạn chế thấp nhất sự thiệt hại do sâu bệnh gây Đại học K n h tế Huế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN 80 ra, có hiệu quả kinh tế cao, ít độc hại cho người và môi trường. Trong trường hợp cần thiết phải dùng đến thuốc hóa học thì nên tăng cường sử dụng các lọai thuốc sinh học. Tuyệt đối không dùng các lọai thuốc cấm, thuốc hạn chế sử dụng ở VN hoặc hạn chế tối đa dùng các lọai thuốc có độ độc cao, chậm phân hủy và phải đảm bảo đúng thời gian cách ly. Tuyệt đối kh ông nhúng rau quả (xử lý sản phẩm đã thu họach ) bằng các hóa chất bảo vệ thực vật. - Trong mùa mưa do nhiệt độ và ẩm độ tăng cao rất thuận lợi cho nhiều loại côn trùng, nấm bệnh phát triển gây hại trên nhiều loại rau màu. Bà con cần thường xuyên thăm đồng để phát hiện và có biện pháp phòng trị kịp thời các đối tượng gây hại không để dịch bệnh lây lan gây hại trên diện rộng. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc đặc hiệu, phun phòng hoặc phun trừ tập trung, đúng lúc. Chú ý thời gian cách ly theo qui định để tránh ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng. - Trong sản xuất, đầu tư chăm sóc để cây trồng được phát triển tốt như : Làm sạch cỏ dại để hạn chế đến mức tối đa sự cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ với cây trồng đồng thời loại bỏ được nơi trú ngụ, ẩn nấp và nguồn lây lan của nấm bệnh, côn trùng gây hại cho rau màu. Cần điều chỉnh mực nước trong mương, rãnh cho hợp lý, nhất là sau các trận mưa to cần khơi thông mương rãnh để thoát nước nhanh, không để ngập nước dễ gây thối rễ, chết cây và tạo điều kiện cho nấm bệnh phát sinh, phát triển và gây hại. Thường xuyên tỉa bỏ bớt chồi, nhánh vô hiệu; bấm ngọn để cây ra các nhánh phụ nhằm hạn chế chiều cao tránh đổ ngã. Cắt bỏ các lá già, lá bị sâu bệnh, các cành, nhánh vô hiệu cách gốc 40-50cm nhằm tạo độ thông thoáng trên mặt liếp, làm giảm độ ẩm, góp phần hạn chế sự phát sinh, phát triển và gây hại của sâu bệnh. Làm giàn cho một số loại cây trồng như cà chua, dưa chuột, dưa leo, mướp đắng, đậu leo nhằm giúp cho cây phát triển tốt hơn, quang hợp tốt hơn, thu hoạch được dài hơn, năng suất cao hơn, chống đổ và hạn chế được sự gây hại của sâu bệnh. Tùy theo từng loại cây trồng và điều kiện kinh tế mà làm giàn cao, thấp hoặc bằng các loại vật liệu khác nhau như tre, gỗ, lưới nilon cho phù hợp. - Rau được thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ lá già, héo, quả bị sâu, dị dạng... Rau được rửa kỹ bằng nước sạch, để ráo nước rồi cho vào bao, túi sạch trước khi mang tiêu thụ tại các cửa hàng. Trên bao bì phải có phiếu bảo hành, có địa chỉ nơi sản xuất nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN 81 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Trồng rau hiện nay đã phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của xã Xuân Hòa, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, khai thác có hiệu quả tài nguyên, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân trong xã. Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng suất, sản lượng và diện tích trồng rau của các hộ trên địa bàn xã Xuân Hòa nói riêng và huyện Nam Đàn nói chung có xu hướng tăng và ngày càng được đầu tư phát triển. Kết quả và hiệu quả sản xuất rau của các hộ đều thu được lợi nhuận khá cao. Khi sản xuất theo công thức luân canh dưa chuột – mướp đắng – xu hào hiệu quả thấp hơn sản xuất theo công thức bí xanh – rau cải – đậu cove. Việc sản xuất rau đa phần là do tự phát từ các hộ dân, manh mún, nhỏ lẻ chưa có quy hoạch tổng thể, việc sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật còn cho các loại rau trên địa bàn nghiên cứu chưa được kiểm tra nghiêm ngặt vì thế sản phẩm rau sản xuất ra chưa đảm bảo chất lượng, chưa được thị trường tiêu dùng tin tưởng. Rau sản xuất có tính chất hàng hóa nhưng chưa hướng tới được thị trường xuát khẩu. Năng suất các loại rau của các hộ điều tra ở xã Xuân Hòa chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó chủ yếu là phân chuồng và công lao động, tiếp đến là ảnh hưởng của công thức luân canh đến hiệu quả sản xuất rau của hộ. Vì vậy cần chú trọng và quan tâm đến các yếu tố này để có mức độ đầu tư hợp lý để sản xuất đtạ năng suất cao hơn, rau đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thị trường tiêu thụ rau còn hạn hẹp, chủ yếu là tiêu thụ ở các chợ trong huyện, các siêu thị, nhà hàng ở thành phố Vinh, một số huyện lân cận nên khâu tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn. Như vậy, trong điều kiện hiện nay đối với các hộ trồng rau được điều tra ở xã Xuân Hòa, để có trồng rau năng suất và hiệu quả kinh tế cao, các hộ nên đầu tư sản xuất theo công thức luân canh có hiệu quả nhất, và cần nhiều công chăm sóc và sử Đại học Kin h tế H ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN 82 dụng hợp lý các yếu tố hóa học, và một trong những khó khăn hiện nay là diện tích đất đai còn manh mún, người dân còn lạm dụng quá nhiều thuốc trừ sâu làm ảnh hưởng đến độ an toàn của rau, gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy nhà nước và chính quyền địa phương cần có những chính sách hợp lý để đưa sản xuất rau ngày càng phát triển, và xứng đáng là nghành kinh tế mũi nhọn của địa phương. II. KIẾN NGHỊ 1. Đối với nhà nước - Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống chính sách, nhât là các chính sách, đặc biệt là các chính sách đối với nông nghiệp, đồng thời thực thi giám sát việc triển khai thực hiện các chính sách đó ở các cơ sở như: chính sách đất đai, chính sách thuế, công tác khuyến nông, công tác đào tạo cán bộ - Nhà nước thành lập các trung tâm nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, công nghệ nhập khẩu sản xuất, cung ứng các giống rau với từng điều kiện, từng địa phương, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới cho nông dân. - Đầu tư xây dựng và phát triển công nghiệp chế biến rau quả ở các địa phương, có chính sách ưu tiên, khuyến khích các cá nhân, tổ chức đầu tư vào lĩnh vực này. - Tìm kiếm thị trường tiêu thụ rau lớn trên thế giới, tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức trong việc chế biến xuất khẩu rau, mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ rau xanh 2. Đối với địa phương - Tiến hành quy hoạch theo hướng sản xuất chuyên canh. Nghiên cứu và thực hiện mở rộng sản xuất rau theo hướng rau an toàn, rau sạch, đáp ứng nhu cầu thị trường. - Cần đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi bao gồm trạm bơm, hệ thống kênh mương nội đồng. Đầu tư nâng cấp và xây dựng hệ thống giao thông trên địa bàn. - Chính quyền địa phương cần phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn huyện để tổ chức tập huấn cho bà con về kỹ thuật trồng rau. Tăng cường tập huấn về phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM) cho các hộ trồng rau để nông dân có ý thức hơn trong việc sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhằm tiết kiệm những khoản chi phí không cần thiết, tăng lợi nhuận trong sản xuất. Đại ọ Kin h tế Huế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN 83 3. Đối với các hộ nông dân - Chủ động trong việc tìm tòi, học hỏi, về kỹ thuật trồng rau sạch, các tiêu chuẩn về rau an toàn, từ đó đưa ra quyết định trong việc đầu tư các yếu tố đầu vào, đảm bảo cho sản phẩm mà mình sản xuất ra được thị trường chấp nhận. - Thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật để tiết kiệm hợp lý chi phí và nâng cao năng suất - Không ngừng nâng cao kiến thức của mình, phối hợp với chính quyền địa phương, các ban ngành thực hiện các hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của mình. - Cần tạo mối quan hệ chặt chẽ đối với tư thương, người thu gom để có mối tiêu thụ ổn định. Chủ động tìm kiếm thông tin thị trường và giá cả để có kế hoạch sản xuất hợp lý. Tìm cách quảng bá sản phẩm của mình đến người tiêu dùng trong và ngoài huyện, ngoài tỉnh. - Mạnh dạn chuyển đổi tập quán sản xuất truyền thống sang sản xuất theo hướng rau an toàn, tiến hành luân canh, xen canh nhiều loại rau nhằm tăng diện tích gieo trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, vừa tạo điều kiện tăng thu nhập, vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu thị trường. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT Bộ NN & PTNT Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Phòng NN & PTNT Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn BVTV Bảo vệ thực vật CTLC Công thức luân canh CT Công thức CLĐ Công lao động ĐVT Đơn vị tính DT Diện tích NS Năng suất SL Sản lượng BQC Bình quân chung BQ Bình quân NN Nông nghiệp LĐ Lao động NTTS Nuôi trồng thủy sản UBND Ủy ban nhân dân KHTSCĐ Khấu hao tài sản cố định CPLĐGĐ Chi phí lao động gia đình EU Liên minh châu âu GO Giá trị sản xuất IC Chi phí trung gian MI Thu nhập hỗn hợp IPM Phương pháp dịch hại tổng hợp Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 SÀO = 500 M2 1 HA = 10 SÀO Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN Lời Cảm Ơn Để hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này tôi xin cảm ơn ban giám hiệu trường Đại học kinh tế - Đại học Huế, ban chủ nhiệm khoa kinh tế và phát triển cùng các thầy cô giáo trong trường đã dạy bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo: TH.S Phạm Thị Thanh Xuân người đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành tốt đề tài khóa luận tốt nghiệp này. Xin cảm ơn phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng thống kê, UBND huyện Nam Đàn, UBND và bà con nhân xã Xuân Hòa đã tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp số liệu cần thiết. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp này. Huế, tháng 5, năm 2011 Sinh viên Nguyễn Thành Luân TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Mục đích nghiên cứu của đề tài: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình sản xuất rau. - Đánh giá thực trạng sản xuất, kết quả và hiệu quả sản xuất rau xanh tại xã Xuân Hòa - huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất rau. - Đưa ra định hướng và giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả và phát triển Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN Dữ liệu phục vụ nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp này tôi sử dụng các tài liệu từ các nguồn sau: - Số liệu cho phần cơ sở nghiên cứu được thu thập từ niên giám thống kê của huyện Nam Đàn, tổng cục thống kê và các sách báo, tạp chí. - Thu thập số liệu qua quá trình điều tra phỏng vấn các hộ sản xuất rau. Phương pháp nghiên cứu:  Phương pháp duy vật biện chứng: Là phương pháp luận xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề tài, là cơ sở lý luận để nghiên cứu. Việc nghiên cứu một vấn đề luôn đặt trong sự tác động của các yếu tố môi trường xung quanh.  Phương pháp thu thập số liệu: + Số liệu sơ cấp: điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên. Điều tra 60 hộ trong tổng số hơn 300 hộ sản xuất rau tại xã Xuân Hòa. Số phiếu điều tra sẽ được phát ngẫu nhiên đến các hộ sản xuất rau trong xã. + Số liệu thứ cấp: dựa vào số liệu của phòng thống kê huyện Nam Đàn, văn phòng thống kê, hợp tác xã nông nghiệp xã Xuân Hòa, phòng nông nghiệp huyện Nam Đàn, sở nông nghiệp tỉnh Nghệ An, số liệu từ niên giám thống kê, sách, báo, internet.  Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã trao đổi, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các cán bộ chuyên môn, người người sản xuất rau xanh có kinh nghiệm nhiều năm ở địa phương nghiên cứu nhằm bổ sung, hoàn thiện nội dung nghiên cứu và kiểm chứng kết quả nghiên cứu của đề tài.  Phương pháp thống kê mô tả và hạch toán kinh tế: Dựa vào số liệu thứ cấp thu được, sử dụng phương pháp thống kê mô tả để hệ thống các số liệu bằng các chỉ tiêu nghiên cứu dưới dạng thống kê mô tả, từ đó phân tích, đánh giá theo các chỉ tiêu qua thời gian. Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp hạch toán kinh tế để phân tích, so sánh các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh tế của địa phương và các hộ sản xuất rau.  Phương pháp xử lý số liệu: Đại ọc Kin tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN Sử dụng phần mềm SPSS để chạy hàm sản xuất và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hỗn hợp (MI). Phân tổ thống kê đánh giá mối quan hệ giữa quy mô diện tích và mức độ đầu tư đến các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả. Kết quả đạt được: Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng suất, sản lượng và diện tích trồng rau của các hộ trên địa bàn xã Xuân Hòa nói riêng và huyện Nam Đàn nói chung có xu hướng tăng và ngày càng được đầu tư phát triển. Kết quả và hiệu quả sản xuất rau của các hộ đều thu được lợi nhuận khá cao. Khi sản xuất theo công thức luân canh dưa chuột – mướp đắng – xu hào hiệu quả thấp hơn sản xuất theo công thức bí xanh – rau cải – đậu cove. Việc sản xuất rau đa phần là do tự phát từ các hộ dân, manh mún, nhỏ lẻ chưa có quy hoạch tổng thể, việc sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật còn cho các loại rau trên địa bàn nghiên cứu chưa được kiểm tra nghiêm ngặt vì thế sản phẩm rau sản xuất ra chưa đảm bảo chất lượng, chưa được thị trường tiêu dùng tin tưởng. Rau sản xuất có tính chất hàng hóa nhưng chưa hướng tới được thị trường xuát khẩu. Năng suất các loại rau của các hộ điều tra ở xã Xuân Hòa chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó chủ yếu là phân chuồng và công lao động, tiếp đến là ảnh hưởng của công thức luân canh đến hiệu quả sản xuất rau của hộ. Vì vậy cần chú trọng và quan tâm đến các yếu tố này để có mức độ đầu tư hợp lý để sản xuất đtạ năng suất cao hơn, rau đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thị trường tiêu thụ rau còn hạn hẹp, chủ yếu là tiêu thụ ở các chợ trong huyện, các siêu thị, nhà hàng ở thành phố Vinh, một số huyện lân cận nên khâu tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn.Đại học Kin h tế Huế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tổng kết về phát triển kinh tế giai đoạn 2005 – 2010 của huyện Nam Đàn. 2. Niên giám thống kê năm 2010 của huyện Nam Đàn. 3. Bài giảng thống kê nông nghiệp, tác giả Th.s Nguyễn Văn Vượng, Đại học kinh tế Huế. 4. Bài giảng kinh tế nông nghiệp, tác giả Th.s Nguyễn Văn Lạc, Đại Học Kinh Tế Huế. 5. Giáo trình Thống Kê Nông Nghiệp,trường Đại Học Nông Nghiệp I Hà Nội,năm 1997 6. Bài giảng Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp, tác giả PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà, Đại Học Kinh Tế Huế. 7. Dự án trồng rau sạch tại xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An năm 2008, tác giả Nguyễn Hữu Nhuần, phòng NN & PTNT huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An. 8. Khóa luận tốt nghiệp đại hoc “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở Diễn Xuân, Diễn Châu, Nghệ An năm 2009. Tác giả Lê thị Huy, Đại học kinh tế Huế. Một số trang web WWW.rauhoaquavn.vn www.rausach.comĐại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................1 1. Lý do nghiên cứu đề tài. .................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài......................................................................3 3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................4 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................................5 CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.....................5 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................................5 1.1.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế. ....................................................................5 1.1.1.1. Hiệu quả kinh tế và bản chất của nó.....................................................5 1.1.1.2. Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế. ........................................6 1.1.2 Vai trò và vị trí của sản xuất rau trong đời sống .......................................7 1.1.3 Đặc điểm của ngành sản xuất rau xanh. ..................................................10 1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất rau...................................................11 1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ....................................................14 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN .................................................................................15 1.2.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới. .....................................................15 1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam .....................................18 1.2.3. Tình hình sản xuất rau ở Nghệ An và Nam Đàn. ...................................21 CHƯƠNG II. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU Ở XÃ XUÂN HÒA, HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN................................................................................24 2.1. Tình hình cơ bản địa bàn nghiên cứu. .......................................................24 2.1.1. Điều kiện tự nhiên. .................................................................................24 2.1.1.1. Ví trí địa lý, địa hình. ..........................................................................24 2.1.1.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn.................................................................24 2.1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI..........................................................25 2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động. .............................................................25 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN 2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất..........................................................................27 2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ................................................29 2.1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU. ..........................30 2.1.3.1. Thuận lợi ............................................................................................30 2.1.3.2 Khó khăn ..............................................................................................31 2.2. Tình hình sản xuất rau tại xã Xuân Hòa....................................................31 2.3. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA. ............33 2.3.1. Năng lực sản xuất của hộ........................................................................33 2.3.1.1. Tình hình nhân khẩu, lao động ............................................................33 2.3.1.2. Tình hình sử dụng đất đai của hộ ........................................................35 2.3.1.3. Tình hình trang bị tư liệu phục vụ sản xuất.........................................37 2.3.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất rau của các hộ điều tra............................38 2.3.2.2. Năng suất sản lượng các loại rau của hộ điều tra. ...............................40 2.3.2.3. Tình hình đầu tư thâm canh của các hộ...............................................41 2.3.2.4. Kết quả sản xuất rau của các hộ điều tra .............................................45 2.3.2.5. Hiệu quả sản xuất của các loại rau ở các hộ điều tra...........................47 2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất rau. .............51 2.3.3.1. Phân tích bằng phương pháp phân tổ thống kê. .................................51 2.3.3.2. Phân tích bằng phương pháp hàm sản xuất .........................................55 2.3.4. Tình hình tiêu thụ rau. ............................................................................57 2.3.4.1. Thị trường tiêu thụ...............................................................................57 2.3.4.2. Tình hình tiêu thụ rau ở các hộ điều tra ..............................................58 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU Ở ĐỊA PHƯƠNG...........................................................................................60 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU Ở XÃ XUÂN HÒA .60 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ ................................................................61 3.2.1. Giải pháp về quy hoạch ..........................................................................61 3.2.2. Thực hiện đồng bộ các chính sách kinh tế - xã hội nhằm phát triển nông thôn...................................................................................................... 61 3.2.3. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống............65 ại h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN 3.2.4. Đẩy mạnh các khu quy hoạch trồng rau đầu tư theo hướng thâm canh .66 3.2.5. Khuyến khích phát triển công nghệ bảo quản chế biến rau quả sau thu hoạch .. 67 3.2.6. Đẩy mạnh công tác vệ sinh an toàn thực phẩm ngay trong khâu sản xuất .67 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................70 I. KẾT LUẬN ...................................................................................................70 II. KIẾN NGHỊ .................................................................................................71 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Trị giá xuất khẩu rau phân theo một số nước, khối nước và vùng lãnh thổ chủ yếu năm 2010 ........................................................................................16 Bảng 2. Giá trị xuất khẩu rau từ năm 2008 đến 2010 ..............................................21 Bảng 3: Diện tích, năng suất, sản lượng rau của Nam Đàn từ năm 2006 – 2010 ....22 Bảng 4: Tình hình dân số, lao động của xã Xuân Hòa giai đoạn 2009 – 2010........26 Bảng 5: Tình hình đất đai của xã Xuân Hòa giai đoạn 2009 – 2010 .......................27 Bảng 6: Diện tích, năng suất và sản lượng rau của xã Xuân Hòa giai đoạn 2008 – 2010 ..... 32 Bảng 7: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2010 ................34 Bảng 8: Tình hình sử dụng đất đai của các nông hộ năm 2010 ( BQ/hộ).................35 Bảng 9: Trang bị tư liệu phục sản xuất rau của hộ ( BQ/hộ) ....................................37 Bảng 10: Cơ cấu diện tích và thời vụ gieo trồng rau của hộ điều tra năm 2010.......40 Bảng 11: Năng suất, sản lượng các loại rau của hộ điều tra năm 2010 ....................41 Bảng 12: Chi phí sản xuất các loại rau của các hộ năm 2010 ...................................42 Bảng 13: Kết quả sản xuất rau của hộ điều tra năm 2010 (BQ/sào) ........................45 Bảng 14: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất rau của các hộ ......................49 Bảng 15. Phân tổ theo quy mô diện tích ...................................................................51 Bảng 16. Phân tổ theo mức độ đầu tư .......................................................................54 Bảng 17. Kết quả phân tích các hệ số tương quan ....................................................56 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thành Luân – K41B KTNN DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Lịch thời vụ theo các công thức luân canh .................................................38 Sơ đồ 2. Kênh tiêu thu rau của hộ điều tra ................................................................58 Đại học Kin h tế Hu ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_kinh_te_san_xuat_rau_o_xa_xuan_hoa_huyen_nam_dan_tinh_nghe_an_2565.pdf
Luận văn liên quan