Hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở xã Hồng Lộc - Lộc Hà - Hà Tĩnh

Với mức chi phí như vậy đã mang lại giá trị sản xuất khá cao cho người dân ở đây. Tuy vụ 2 được 5 hộ sản xuất, tuy nhiên, kết quả lại cao hơn so với các hộ sản xuất ở vụ 1. Vụ 1 bình quân năng suất là 4.67 tạ/ sào. Giá trị IC là 468.39 nghìn đồng/sào. Mang lại giá trị GO llaf 1401 nghìn đồng/sào. VA là 932.61 nghìn đồng, cho nên GO/IC là 2.99 và VA/IC là 1.99. Nghĩa là cứ bỏ ra 1 đồng chi phí thì thu lại được 2.99 đồng giá trị sản xuất và 1.99 đồng giá trị gia tăng. Vụ 2 năng suất cao hơn là vì các nông dân bỏ nhiều công chăm sóc hơn, tuy chi phí trung gian không nhiều. Vụ 2 thu được 1530 giá trị sản xuất, 1174.2 giá trị gia tăng, nên GO/IC là 4.3 và VA/IC là 3.30, cao hơn nhiều so với vụ 1.

doc52 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3313 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở xã Hồng Lộc - Lộc Hà - Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vậy bản chất của hiệu quả được xem là: Việc đáp ứng nhu cầu của con người trong xã hội; việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực để phát triển bền vững. * Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội. Hiệu quả kinh tế phải đạt được ba vấn đề sau: - Một là: Mọi hoạt động của con người đều phải tuân theo quy luật tiết kiệm thời gian - Hai là: Hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm lý thuyết hệ thống. - Ba là: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của con người. Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan cần xét cả phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó. Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế sử dụng đất là: Với một diện tích nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng vật chất về xã hội (Phạm Vân Đình và CS, 2001). * Hiệu quả xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được về mặt xã hội mà sản xuất mang lại với các chi phí sản xuất xã hội bỏ ra. Loại hiệu quả này đánh giá chủ yếu về mặt xã hội do hoạt động sản xuất mang lại. “Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp” (Nguyễn Duy Tính, 1995). * Hiệu quả môi trường “Hiệu quả môi trường là môi trường được sản sinh do tác động của sinh vật, hóa học, vật lý..., chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môi trường của các loại vật chất trong môi trường” (Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa, 1998). Một hoạt động sản xuất được coi là có hiệu quả khi không có những ảnh hưởng tác động xấu được coi là có hiệu quả khi không có những ảnh hưởng tác động xấu đến môi trường đất, nước, không khí, không làm ảnh hưởng tác động xấu đến môi trường sinh thái và đa dạng sinh học. 1.1.5. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất “Thế giới đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha đất cho sản xuất nông nghiệp. Tiềm năng đất nông nghiệp của thế giới khoảng 3 – 5 tỷ ha. Nhân loại đang làm hư hại đất nông nghiệp khoảng 1,4 tỷ ha đất và hiện nay có khoảng 6 – 7 triệu ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang do xói mòn và thoái hóa. Để giải quyết nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp, con người phải thâm canh, tăng vụ tăng năng suất cây trồng và mở rộng diện tích đất nông nghiệp” (FAO, 1976). Để nắm vững số lượng và chất lượng đất đai cần phải điều tra thành lập bản đồ đất, đánh giá phân hạng đất, điều tra hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất hợp lý là điều rất quan trọng mà các quốc gia đặc biệt quan tâm nhằm ngăn chặn những suy thoái tài nguyên đât đai do sự thiếu hiểu biết của con người, đồng thời nhằm hướng dẫn về sử dụng đất và quản lý đất đai sao cho nguồn tài nguyên này được khai thác tốt nhất mà vẫn duy trì sản xuất trong tương lai. Phát triển nông nghiệp bền vững có tính chất quyết định trong sự phát triển chung của toàn xã hội. Điều cơ bản nhất của phát triển nông nghiệp bền vững là cải thiện chất lượng cuộc sống trong sự tiếp xúc đúng đắn về môi trường để giữ gìn tài nguyên cho thế hệ sau này. 1.1.6. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất Trong quá trình sử dụng đất đau tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả là mức độ đáp ứng nhu cầu của xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí các nguồn tài nguyên, sự ổn đinh lâu dài của hiệu quả. Do đó tiêu chuẩn đánh giá việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất nông – lâm nghiệp là mức độ tăng thêm các kết quả sản xuất trong điều kiện nguồn lực hiện có hoặc mức độ tiết kiệm về chi phí các nguồn lực khi sản xuất ra một khối lượng nông – lâm sản nhất định. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất là mức độ đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường (Đỗ Thị Lan, Đỗ Tài Anh, 2007). “Hiệu quả sử dụng đất có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông – lâm nghiệp, đến môi trường sinh thái, đến đời sống người dân. Vì vậy, đánh giá hiệu quả sử dụng đất phải tuân theo quan điểm sử dụng đất bền vững hướng vào ba tiêu chuẩn chung là bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường” (FAO, 1994). 1.1.7. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Hiệu quả sử dụng đất là tiêu chí đánh giá nức độ khai thác sử dụng đất và được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau: Tỉ lệ sử dụng đất đai: là tỉ số giữa hiệu của tổng diện tích đất đai và diện tích đất chưa sử dụng với tổng diện tích đất đai. Tỷ lệ sử dụng đất đai(%)=(Tổng diện tích đất đai- Diện tích đất chưa sử dụng)/ Tổng diện tích đất đai. Tỷ lệ sử dụng loại đất(%)=(Diện tích của các loại đất (đất NN, LN…)/ Tổng diện tích đất đai. - Chỉ tiêu hiệu quả về mặt kinh tế, bao gồm các chỉ tiêu sau: - Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định ( thường là một năm). - Chi phí trung gian (IC): là khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất. - Giá trị gia tăng (VA): là hiệu số giữa giá trị sản xuất (GO) và chi phí trung gian (IC), là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó: VA=GO - IC - Hiệu quả kinh tế trên một đồng chi phí trung gian (IC):GO/IC; VA/IC. - Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động (LĐ) quy đổi: GO/ LĐ; VA/LĐ. Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị) bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính (phân cấp) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn. * Chỉ tiêu hiệu quả về mặt xã hội, bao gồm các chỉ tiêu: - Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người. - Thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm. - Thu nhập bình quân trên đầu người ở vùng nông thôn. - Đảm bảo an toàn lương thực và gia tăng lợi ích của nông dân. - Trình độ dân trí, trình độ hiểu biết xã hội. * Chỉ tiêu hiệu quả về môi trường, bao gồm các chỉ tiêu: Độ che phủ = Diện tích trồng cây lâu năm + diện tích đất lâm nghiệp có rừng Diện tích đất tự nhiên Hệ số sử dụng đất = Tổng diện tích gieo trồng hàng năm Tổng diện tích trồng cây hàng năm - Đánh giá hệ thống sản xuất cây trồng. - Sự thích hợp với môi trường đất khi thay đổi loại hình sử dụng đất. - Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên. CHƯƠNG II HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở XÃ HỒNG LỘC- LỘC HÀ - HÀ TĨNH 2.1. Đặc điểm xã Hồng Lộc 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình Vị trí địa lý Hồng Lộc là xã ở vùng Hạ can huyện Can Lộc trước đây và nay là huyện Lộc Hà. Là vùng bán sơn địa, ở tọa độ: 180,18 vĩ độ bắc, 1050, 54 kinh độ đông. Phía bắc xã giáp xã Cương Gián huyện Nghi Xuân. Phía nam có sông Yến Giang giáp với xã Ích Hậu. Phía đông giáp xã Tân Lộc. Phía tây giáp xã Thuần Thiện huyện Can Lộc. Đặc điểm địa hình Đặc điểm địa lý của xã Hồng Lộc có nhiều lợi thế: có núi, có sông, có ruộng đồng, đồi bãi, thuận lợi cho sản xuất, chăn nuôi, dân cư đông nhưng sống quần tụ trên một dải đất rộng nên có điều kiện giao lưu, phát triển kinh tế. Nghề nghiệp chính của người dân là trồng cây nông, lâm nghiệp. 2.1.1.2. Đặc điểm thời tiết khí hậu Khí hậu thời tiết có bốn mùa rõ rệt: Xuân - Hạ - Thu - Đông. Nhưng do dãy núi Hồng Lĩnh chắn ngang, cận kề ở phía bắc nên chịu ảnh hưởng thời tiết cục bộ, khác với quy luật chung trong vùng. Đặc biệt là hạn hán và lụt úng rất thất thường. Điều này đã tác động không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội xã Hồng Lộc Là một xã vùng sâu còn nhiều khó khăn thuộc huyện Lộc Hà Hồng Lộc luôn nhận được sự quan tâm, đầu tư phát triển của Đảng và Nhà Nước. Toàn xã Hồng Lộc có 8622 người, sinh sống trong 7 xóm (Theo số liệu thống kê 6 tháng đầu năm 2011). Mật độ dân số trung bình 500 người/ km2. Xã hiện có 28 dòng họ sinh sống, chủ yếu là dân tộc kinh, không có tôn giáo. Hiện nay số người trong độ tuổi lao động của xã rất ít do phần lớn thanh niên trong xã hoặc là đi học hoặc đi làm xa nhà. Về giao thông, thủy lợi – xây dựng cơ bản: Hiện nay cơ sở hạ tầng của xã cơ bản đã hoàn thiện, với giao thông thuận tiện, bê tông hoá các đường từ huyện về thôn, xã và bê tông hoá đường trong xóm. Hệ thống thuỷ lợi tuy được nâng cấp thường xuyên nhưng vẫn còn thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp vào mùa khô, thêm vào đó mùa mưa thường gây ra lũ lụt bất thường, gây ngập úng ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp nơi đây. Về sản xuất CN – TTCN: Về tiểu thủ công nghiệp, địa phương vẫn duy trì nhịp độ phát triển. Tuy nhiên sản xuất TTCN địa phương vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa sản xuất tập trung, sản phẩm không mang tính cạnh tranh. Bảng 1: Một số chỉ tiêu phát triển KT-XH của xã Hồng Lộc năm 2012 Các chỉ tiêu đánh giá ĐVT Số lượng Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 11 Thu nhập BQ/người/năm Triệu đồng 14,2 - Nông- lâm-ngư nghiệp % 44,8 - CN-TTCN và xây dựng % 38 - Thương mại- Dịch vụ % 17 Tỷ lệ hộ nghèo % 19,8 (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của UBND xã Hồng Lộc) Cụ thể: Trong năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế là 11 %, thu nhập bình quân trên đầu người là 14,2 triệu đồng/người/năm, chủ yếu là thu nhập từ nông lâm ngư nghiệp, chiếm 44,8 tổng thu nhập, nguồn thu từ thương mại dịch vụ còn ít, chỉ 17% tổng thu nhập, 38% còn lại là từ CN-TTCN và xây dựng. Chứng tỏ rằng kinh tế xã chưa phát triển mạnh về CNXD và dịch vụ, dẫn tới thu nhập của người dân nơi đây còn thấp, làm tỷ lệ hộ nghèo trong địa bàn xã còn cao. 416 hộ chiếm 19,8% tổng số hộ. 2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm của xã Hồng Lộc Thuận lợi: - Có vị trí tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế - Có hệ thống giao thông nông thôn phát triển thuận lợi . - Quỹ đất còn nhiều để phát triển công nghiệp. Thách thức: - Quy mô nền kinh tế nhỏ, tích lũy nội bộ thấp không đủ sức tái cơ cấu, đầu tư phát triển công nghiệp. - Cơ sở hạ tầng tuy được tăng cường đầu tư song vẫn còn yếu kém, quá trình đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp còn chậm ảnh hưởng nhiều đến khả năng thu hút đầu tư. - Xuất phát điểm nền kinh tế thấp. Vốn đầu tư hạn chế, chủ yếu hưởng vốn trợ cấp cân đối của ngân sách tỉnh nên không có điều kiện để chủ động đầu tư phát triển mạnh. - Thời tiết khí hậu ảnh hưởng nhiều đến phát triển kinh tế. - Nguồn nhân lực còn hạn chế, tỷ lệ nhân lực qua đào tạo chưa cao. - Công tác lập quy hoạch chưa thực sự đạt chất lượng và có vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển ngành kinh tế. 2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 2.2.1. Biến động số lượng đất nông nghiệp giai đoạn 2010-2012 Bảng 2. Biến động số lượng đất nông nghiệp giai đoạn 2010-2012 TT Loại đất Mã 2012 So với năm 2011 So với năm 2010 Diện tích(ha) Tăng (+) Giảm(-) Diện tích(ha) Tăng (+) Giảm(-) Tổng diện tích tự nhiên 2116.29 2116.29 2116.29 1 Đất nông nghiệp NNP 1207.48 1203.69 + 3.79 1208.85 -1.37 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 625.37 627.59 -2.22 632.75 -7.38 1.1.1 Đất trồng cây hằng năm CHN 538.28 540.50 -2.22 545.66 -7.38 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 489.31 491.53 -2.22 495.48 -6.17 1.1.1.2 Đất cỏ dùng cho chăn nuôi COC 1.1.1.3 Đất trồng cây hằng năm HNK 48.97 48.97 50.18 -1.21 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 87.09 87.09 87.09 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 576.10 576.10 576.10 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 223.40 223.40 223.40 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 352.70 352.70 352.70 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 6.01 6.01 6.01 2 Đất phi nông nghiệp PNN 340.75 338.13 + 2.62 312.69 28.06 3 Đất chưa sử dụng CSD 568.06 574.47 -6.41 594.75 -26.69 (Nguồn: Ban thống kê xã ) Những năm gần đây, diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm dần, từ 632,75 ha năm 2010 xuống còn 625,37 ha, nguyên nhân do sự giảm xuống trong bộ phận đất trồng cây hằng năm, giảm 2,22 ha đất trồng lúa năm 2011 và giảm 6,17 ha đất trồng lúa, 1,21 ha đất trồng cây hằng năm khác vào năm 2010. Nguyên nhân của sự giảm này là do một số vùng đất trồng cây hằng năm do không có năng suất cao trong trồng trọt , thêm vào đó dưới sức ép dân số nên đã chuyển mục đích sử dụng của chúng, sang đất ở hoặc đất phi nông nghiệp. 2.2.2. Biến động diện tích, năng suất một số loại cây trồng trên đất nông nghiệp giai đoạn 2010-2012 2.2.2.1. Cây trồng trên đất hàng năm Biến động về năng suất và diện tích cây trồng hằng năm qua các năm: Bảng 3. Diện tích, năng suất một số cây trồng chính trên đất hàng năm 2010 - 2012 Loại cây Diện tích(ha) Năng suất(tạ/ha) 2010 2011 2012 2010 2011 2012 Lúa 420 420 419 52 57 55 Ngô 40 42 40 Khoai 50 55 45 50 40 30 Sắn 33 33 35 Lạc 120 120 110 26 27 14 (Nguồn: Ban thống kê xã ) Nhìn chung, diện tích trồng cây hằng năm không thay đổi nhiều , tuy nhiên có sự biến động giữa các năm. Giảm ở khoai và cây lạc, tăng lên ở cây sắn. Nguyên nhân của sự tăng giảm này là sự chuyển đổi diện tích trồng cây giữa các loại cây trồng, mặt khác do chuyển từ trồng cây hằng năm sang đất phi nông nghiệp. Về năng suất của các cây trồng, tuy có sự thay đổi nhưng không đáng kể. duy chỉ có cây lạc và cây khoai là giảm. trung bình, mối năm cây khoai giảm 10 ta/ha, giảm dần qua 3 năm từ 50 ta sang 30 tạ. Với cây lạc, năng suất lạc giảm mạnh vào năm 2012. Do điều kiện thời tiết không thuận lợi nên năng suất chỉ đạt bằng 1 nửa so với năm trước, từ 27 tạ xuống còn 14 ta/ha, mùa lạc thua lỗ khiến thu nhập nông dân giảm mạnh. Nhiều hộ nông dân tính sẽ chuyển diện tích trồng lạc sang trồng cây khác vào năm tiếp theo. 2.2.2.2. Cây trồng trên đất lâu năm Là một xã tuy thuần nông 94% nhưng chủ yếu trồng cây hằng năm, với cây lâu năm như cây vãi , nhãn, cây ăn quả… thì chỉ được trồng ở trong các mảnh vườn nhỏ của hộ gia đình, với số lượng không đáng kể, nhằm chống xói mòn đất trong vườn nhà, không được sự đầu tư chu đáo nên thu hoạch từ các loại cây này cũng không đáng kể, nhiều hộ gia đình không thu hoạch được quả mà chỉ trồng lấy bóng mát. Ngoài ra còn có cây chè, được trồng ở các vùng đồi và vùng đất cao với diện tích 57 ha, không thay đổi qua 3 năm gần đây. Tuy nhiên, cây chè cũng chưa được đầu tư mạnh nhằm thu lại kinh tế cao, nên chỉ đáp ứng nhu cầu trong xã nhà và các xã lân cận. 2.3. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của các hộ nghiên cứu 2.3.1. Thông tin cơ bản về các hộ nghiên cứu Sau khi thu thập số liệu thông qua các bảng hỏi, tính toán, phân tổ chúng tôi tổng hợp được một số đặc điểm chính về các nông hộ ở vùng được nghiên cứu. Bảng 4. Thông tin cơ bản về các hộ nghiên cứu xã Hồng Lộc năm 2012 Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Cơ cấu(%) Thông tin về chủ hộ Nam Người 38 95.00 Nữ Người 2 5.00 Tổng số hộ Hộ 40 100.00 Hộ giàu Hộ 3 7.50 Hộ khá Hộ 19 47.50 Hộ cận nghèo Hộ 12 30.00 Hộ nghèo Hộ 6 15.00 Tổng diện tích đất NN Sào 346.1 - Diện tích NN/hộ Sào 8.65 - (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Hồng Lộc là một xã nghèo của huyện, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo ở các hộ điều tra còn cao, 12 hộ cận nghèo và 6 hộ nghèo, đa số là những hộ làm nông, chiếm 45% tổng số hộ điều tra, còn lại là hộ khá và giàu. Diện tích sản xuất nông nghiệp của các hộ khá nhiều, với 40 hộ được điều tra có 246.1 sào, bình quân là 8.65 sào/hộ cho sản xuất lúa, khoai, sắn, lạc, đậu đỗ… 2.3.2. Tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra Bảng 5: Tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra Chỉ tiêu SL( sào) BQC(sào) CC(%) Tổng số hộ 40  - -  Tổng số sào 346.1 8.65 100.00 Trồng lúa 261 6.53 75.41 Trồng khoai 34.2 0.86 9.88 Trồng sắn 35 0.88 10.11 Cây khác 16 0.40 4.62 (Nguồn: số liệu điều tra) Nhìn vào bảng trên, ta thấy đa số các hộ sử dụng đất sản xuất nông nghiệp để trồng lúa, tổng số diện tích của 40 hộ là 261 sào, diện tích trồng lúa chiếm 75.41%, tiếp theo là trồng sắn, với 35 sào, bình quân là 0.88 sào/hộ. Cây khoai với 34.2 sào, bình quân 0.86 sào/hộ, chiếm 9.88% diện tích sản xuất. Còn lại 4.62 % diện tích đất là trồng cây khác, như ngô, đậu… 2.3.3. Hiệu quả sử dụng đất trồng cây hằng năm 2.3.3.1. Hiệu quả kinh tế cây lúa Chi phí trung gian là toàn bộ những chi phí mà người nông dân đầu tư vào quá trình sản xuất, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất, trong đó chi phí giống và phân bón chiếm phần lớn quyết định đến năng suất cây trồng. Tuỳ theo những hộ gia đình khác nhau mà có mức đầu tư khác nhau. Bảng 6. Mức chi phí trung gian cho cây lúa các hộ điều tra(BQ/sào) Cây trồng Lúa vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu SL (1000đ) Cơ cấu % SL (1000đ) Cơ cấu % 1. Giống 80.49 22.34 73.21 23.75 2. Phân 225.12 62.48 191.83 62.24 - Phân NPK 86.39 23.98 72.05 23.37 - Phân đạm 49.00 13.60 45.70 14.83 - Phân lân 29.09 8.07 24.05 7.80 - Phân chuồng mua 5.17 1.44 5.17 1.68 - Vôi 10.25 2.84 4.57 1.48 - Phân vi sinh 0.38 0.11 0.50 0.16 - Phân kali 44.84 12.44 39.80 12.91 3. BVTV 6.18 1.71 5.26 1.71 4. Lao động thuê 40.80 11.32 33.91 11.00 5. Khác 7.73 2.15 4.02 1.31 Tổng CPTG 360.32 100.00 308.24 100.00 (Nguồn: số liệu điều tra 2012) Nhìn chung, mức đầu tư của các hộ cho cây lúa vào vụ Đông Xuân cao hơn vụ Hè Thu, với 261 sào lúa, các hộ đầu tư trung bình 360.32 nghìn đồng/sào ở vụ Đông Xuân và 308.24 nghìn đồng/sào trong vụ Hè Thu. Về chi phí giống, một số hộ sử dụng giống của mùa trước để lại, phần đa là mua giống từ các hợp tác xã hay cửa hàng phân phối, với mức đầu tư 80.49 nghìn đồng/sào , chiếm 22.34% tổng chi phí trung gian ở vụ Đông Xuân và 23.75% trong vụ Hè Thu. Chiếm tỷ trọng nhiều nhất phải kể đến phân bón, chiếm trên 60% chi phí trung gian với các loại phân như NPK, đạm, lân, kali, … Vào mùa gieo cấy hay mùa gặt, nhiều gia đình vì thiếu nhân công nên vẫn phải thuê lao động với chi phí 50-80 nghìn đồng/ công, trung bình 40.8 nghìn đồng / sào, chiếm 11.32% tổng chi phí trung gian ở vụ Đông Xuân và 11% ở vụ Hè Thu. Chi phí khác như chuyên chở, hao mòn…chiếm tỷ lệ không đáng kể , 1-2% tổng chi phí trung gian.Chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là thuốc bảo vệ thực vật, với 1.71% tổng chi phí trung gian ở cả 2 vụ. Bảng 7. Hiệu quả kinh tế của cây lúa ở các hộ điều tra (BQ/ sào) Vụ NSBQ (tạ/sào) IC (1000Đ) GO (1000Đ) VA (1000Đ) GO/IC (lần) VA/IC (lần) Vụ Đông Xuân 2 360.32 2161.92 1801.60 6.00 5.00 Vụ Hè Thu 2 308.24 1849.44 1541.20 6.00 5.00 BQC 2 334.28 2005.68 1671.40 6.00 5.00 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Với giá bán lúa năm nay từ 6-7 nghìn đồng/kg làm thu nhập của người dân từ cây lúa cũng được đáng kể. Với chi phí 360.32 nghìn đồng//sào thu nhập của người dân là 2162.92 nghìn đồng/sào ở vụ Đông Xuân và 1849.44 nghìn đồng / sào ở các hộ điều tra. Tạo ra thu nhập hỗn hợp là 1801.6 nghìn đồng/ sào ở vụ Đông Xuân và 1541.2 nghìn đồng/sào ở vụ Hè Thu. Như vậy, tinhd trung bình nếu bỏ ra 1 đồng vốn thì sẽ thu lại được 6 đồng giá trị sản xuất và 5 đồng giá trị gia tăng. Kết quả sản xuất lúa nhìn chung là ổn định và mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người nông dân. 2.3.3.2. Hiệu quả kinh tế của cây sắn Khí hậu thời tiết và đặc tính cây trồng không thuận lợi cho người dân ở đây trồng 2 vụ sắn/ năm. Nên thường sắn chỉ trồng được 1 vụ vào mùa hè. Chi phí trồng sắn của các hộ nông dân ở đây cũng khá cao, 598.93 nghìn đồng/ sào. Chủ yếu là ở mục giống và phân bón. Giống trồng sắn chiếm 18.03% chi phí trung gian, phân bón chiếm 77.74% chi phí trung gian cho các hạng mục phân NPK, 140.94 nghìn đồng/ sào chiếm 23.53%, phân đạm 88.86 nghìn đồng/ sào chiếm 14.84% , phân lân là 116.09 nghìn đồng/ sào chiếm 19.38% chi phí trung gian, 14.29 nghìn đồng/ sào chiếm 2.39%... Các chi phí khác như lao động thuê , BVTV…không đáng kể. Bảng 8: Chi phí trung gian của cây sắn ở các hộ điều tra (BQ/sào) Chi phí Chi phí trồng sắn SL (1000đ) Cơ cấu % 1. Giống 108.00 18.03 2. Phân 465.61 77.74 - Phân NPK 140.94 23.53 - Phân đạm 88.86 14.84 - Phân lân 116.09 19.38 -Phân chuồng mua 14.29 2.39 - Vôi 8.96 1.50 - Phân vi sinh 0.00 0.00 - Phân kali 96.49 16.11 3. BVTV 3.89 0.65 4. Lao động thuê 17.14 2.86 5. Khác 4.29 0.72 Tổng CPTG 598.93 100.00 (Nguồn: Số liệu điều tra) Bảng 9: Kết quả và hiệu quả sản xuất sắn của các hộ điều tra (ĐVT:BQ/ sào) Số sào NSBQ (tạ/sào) IC (1000Đ) GO (1000Đ) VA (1000Đ) GO/IC (lần) VA/IC (lần) 35 3.11 598.93 933.75 334.82 1.56 0.56 (Nguồn: Số liệu điều tra) Nhìn vào bảng trên ta thấy sản xuất sắn không mang lại hiệu quả kinh tế cao ở các hộ điều tra, với giá trị sản xuất 933.75 nghìn đồng/ sào, trong khi chi phí trung gian là 598.93 nghìn đồng, giá trị gia tăng bình quân/ sào trồng sắn là 334.82 nghìn đồng. Nếu bỏ ra 1 đồng chi phí thì thu về được 1.56 đồng giá trị sản xuất và 0.56 đồng giá trị gia tăng. Như vậy kết quả đó chưa thực sự tương xứng với những gì mà các hộ nông dân bỏ ra. 2.3.3.3. Hiệu quả kinh tế của cây khoai Bảng 10: Chi phí trung gian của cây khoai ở các hộ điều tra (BQ/sào) Cây trồng Vụ 1( 34.1 sào) Vụ 2( 5 sào) SL (1000đ) Cơ cấu % SL (1000đ) Cơ cấu % 1.  Giống 115.84 24.73 131.00 36.82 2.  Phân 327.57 69.93 224.80 63.18 - Phân NPK 118.06 25.21 70.40 19.79 - Phân đạm 80.35 17.16 89.60 25.18 - Phân lân 48.97 10.46 24.00 6.75 -Phân chuồng mua 2.93 0.63 0.00 0.00 - Vôi 0.00 0.00 0.00 0.00 - Phân vi sinh 0.00 0.00 0.00 0.00 - Phân kali 77.24 16.49 40.80 11.47 3. BVTV 1.52 0.33 0.00 0.00 4. Lao động thuê 21.99 4.70 0.00 0.00 5. Khác 1.47 0.31 0.00 0.00 Tổng CPTG 468.39 100.00 355.80 100.00 (Nguồn: số liệu điều tra) Với tổng diện tích trồng khoai của các hộ điều tra là 34.1 sào, đa số trồng được 1 vụ, vì điều kiện không thuận lợi nên ít hộ nông dân gieo trồng vụ 2, nên vụ 2 chỉ có 5 hộ gieo trồng với diện tích 5 sào. Chi phí trung gian cho trồng khoai ở các hộ khá cao, 468.39 nghìn đồng/ sào ở vụ 1, 355.8 nghìn đồng/ sào ở vụ 2. Mức chi phí trung gian vụ 1 cao hơn nhiều là vì đây là vụ sản xuất chính nên dược đầu tư hơn, và số diện tích canh tác cung lớn hơn nhiều. Phân bón chiếm 327.57 nghìn đồng/sào, 115.84 nghìn đồng cho chi phí giống, chi phí thuốc BVTV, lao động thuê và chi phí khác không đáng kể. Bảng 11: Kết quả và hiệu quả sản xuất khoai ở các hộ điều tra (BQ/sào) Vụ NSBQ (tạ/sào) IC (1000Đ) GO (1000Đ) VA (1000Đ) GO/IC (lần) VA/IC (lần) Vụ 1 4.67 468.39 1401 932.61 2.99 1.99 Vụ 2 5.1 355.8 1530 1174.2 4.30 3.30 BQC 4.88 412.1 1464 1051.9 3.55 2.55 (Nguồn: số liệu điều tra) Với mức chi phí như vậy đã mang lại giá trị sản xuất khá cao cho người dân ở đây. Tuy vụ 2 được 5 hộ sản xuất, tuy nhiên, kết quả lại cao hơn so với các hộ sản xuất ở vụ 1. Vụ 1 bình quân năng suất là 4.67 tạ/ sào. Giá trị IC là 468.39 nghìn đồng/sào. Mang lại giá trị GO llaf 1401 nghìn đồng/sào. VA là 932.61 nghìn đồng, cho nên GO/IC là 2.99 và VA/IC là 1.99. Nghĩa là cứ bỏ ra 1 đồng chi phí thì thu lại được 2.99 đồng giá trị sản xuất và 1.99 đồng giá trị gia tăng. Vụ 2 năng suất cao hơn là vì các nông dân bỏ nhiều công chăm sóc hơn, tuy chi phí trung gian không nhiều. Vụ 2 thu được 1530 giá trị sản xuất, 1174.2 giá trị gia tăng, nên GO/IC là 4.3 và VA/IC là 3.30, cao hơn nhiều so với vụ 1. Nhìn chung , kết quả sản xuất như vậy cơ bản đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người nông dân trong xã. Tuy nhiên, cần mạnh dạn đầu tư hơn nữa để tăng năng suất, tăng nguồn thu nhập từ các loại cây trồng. CHƯƠNG III: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HỒNG LỘC- HUYỆN LỘC HÀ- TỈNH HÀ TĨNH 3.1. Vấn đề quy hoạch đất nông nghiệp xã Hồng Lộc 3.1.1. Quan điểm sử dụng đất đến năm 2015 - Sử dụng đất phải tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt đảm bảo tính thống nhất mối liên hệ của tỉnh trong vùng và giữa các địa phương trong tỉnh. - Bố trí sử dụng đất trên cơ sở cân đối nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đáp ứng mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh nhằm sử dụng hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả nguồn tài nguyên đất. - Bố trí sử dụng đất nông nghiệp theo hướng tập trung, chuyên canh, tạo ra sản phẩm hàng hóa và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; duy trì và bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất trồng lúa nước cần thiết để đảm bảo vấn đề lương thực; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên và đất di tích, danh thắng cần bảo vệ vì cảnh quan môi trường, đa dạng sinh học, phát triển bền vững. - Đảm bảo quỹ đất để phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội (giao thông, thủy lợi, văn hóa, thể thao, giáo dục - đào tạo...), phù hợp với tiêu chí quy hoạch xây dựng nông thôn mới; khai thác triệt để, có hiệu quả đất đai và làm cơ sở xây dựng cơ chế tài chính, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. - Bảo vệ và có quy hoạch, kế hoạch, chính sách khai thác đất chưa sử dụng; ngăn chặn tình trạng đất bị xâm hại, sạt lở, lấn chiếm gây hủy hoại môi trường đất. Áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong việc sử dụng, cải tạo, bồi bổ, làm tăng độ phì của đất. 3.1.2. Định hướng sử dụng đất cho 20 năm tới và giai đoạn tiếp theo 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất 3.2.1. Giải pháp chung 3.2.1.1. Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch và chuyển dịch cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp Nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đất sản xuất nông nghiệp gắn với quy hoạch phát triển, xây dựng nông thôn mới; cần khuyến khích sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch. Cần chú trọng sản xuất theo hướng thâm canh, chuyên canh những vùng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả, với những vùng đất kém hiệu quả, cần chuyển đổi cây trồng đem lại năng suất cao nhất. Với những vùng đất kém chất lượng, không thể sử dụng để trồng cây ngắn ngày thì có thể sử dụng để trồng cây lâu năm như cây ăn quả… Tăng cường khai hoang, làm tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, chủ động chuyển đổi giữa các loại cây trồng để đem lại hiệu quả cao nhất cho việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. Kiên trì chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thâm canh, chuyên canh để hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung có khối lượng lớn, chất lượng cao, tỷ suất hàng hóa lớn với bước đi phù hợp. Xây dựng các chương trình, dự án thu hút vốn đầu tư vào đất sản xuất nông nghiệp và chế biến hàng nông sản. Nâng cao chất lượng xây dựng các dự án đầu tư chuyển dịch cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp, cần khuyến khích sự tham gia của các nhà chuyên môn và sự tham gia tích cực của người dân trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện. Tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội trong chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Về sản xuất lương thực: Tập trung giải quyết cơ bản đáp ứng được lương thực tại chỗ bằng biện pháp đưa các giống mới vào sản xuất và đầu tư thâm canh để tăng năng suất là chính, bên cạnh đó khai hoang thêm ruộng nước ở nơi có điều kiện và mở rộng diện tích ngô vụ hè thu, xây dựng và phát triển các vùng sản xuất hàng hoá có sản lượng lớn, chất lượng cao. Về cây trồng hằng năm: Phát triển diện tích cây đậu tương và cây lạc bằng các giống tiến bộ kỹ thuật có năng suất cao, chất lượng tốt, kết hợp đầu tư thâm canh để tăng năng suất và sản lượng Tập trung đẩy mạnh cải tạo vườn tạp, trồng mới ăn quả, tập trung vào các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao: hồng không hạt, cam, bưởi, nhãn… 3.2.1.2. Giải pháp về giống và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Xác định đối với nông nghiệp thì giống là “tiền đề’ và phân bón, thức ăn là “cơ sở” để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình giống cây trồng, vật nuôi. Tổ chức tốt hệ thống sản xuất giống và cung ứng giống, tăng cường quản lý nhà nước về công tác giống. Đưa nhanh các giống có năng suất cao, chất lượng tốt và phù hợp với từng vùng sinh thái nhằm tạo ra bước phát triển mới về chất lượng sản xuất nông nghiệp cung cấp đủ nguyên liệu có chất lượng cho chế biến phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Đối với giống cây cây lương thực cần đẩy mạnh sản xuất, cung ứng giống lúa, ngô có năng suất cao, chất lượng tốt; nghiên cứu, khảo nghiệm các giống mới tiến bộ kỹ thuật sản xuất trong nước và nhập nội để đưa nhanh vào sản xuất; đảm bảo cung ứng đủ giống tiến bộ kỹ thuật cho trên 90% diện tích sản xuất cây lương thực. Đưa các giống lúa, ngô, lạc, đậu tương có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất; các vùng còn lại chủ yếu sử dụng các giống lúa có năng suất cao để đảm bảo an ninh lương thực. Đối với các loại cây trồng, vật nuôi mới có tiềm năng cần nghiên cứu thử nghiệm, khảo nghiệm trước khi đưa vào sản xuất quy mô lớn, tránh làm theo kiểu “phong trào”. Việc ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất được áp dụng rộng rãi, góp phần quan trọng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Tạo điều kiện để nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong cơ giới hoá các khâu làm đất, chăm sóc, tưới tiêu khoa học, phòng trừ dịch bệnh,…. Thực hiện các biện pháp canh tác nông nghiệp bền vững, nhất là đối với đất dốc; hạn chế sử dụng hoá chất độc hại trong nông nghiệp hướng tới một nền nông nghiệp hữu cơ, an toàn. 3.2.1.3. Giải pháp thu hút vốn và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn Khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp - nông thôn, đầu tư xây dựng, đổi mới thiết bị, công nghệ các cơ sở chế biến nông sản. Tranh thủ mọi nguồn vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ, vốn của các bộ, ngành trung ương, vốn từ các chương trình hợp tác quốc tế, vốn ODA, FDI, NGO... Đặc biệt chú ý đến các giải pháp phát huy nội lực, tránh tư tưởng bao cấp, trông chờ, ỷ lại vào các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài. Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp - nông thôn. Đầu tư nâng cấp và xây dựng các cơ sở sản xuất giống cây trồng, vật nuôi; đảm bảo đáp ứng được 80% nhu cầu giống cây trồng, vật nuôi tiến bộ kỹ thuật. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực sản xuất giống. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học - kỹ thuật vào sản xuất cho ngành nông nghiệp từ cấp tỉnh đến cơ sở. Về hệ thống thuỷ lợi: Tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cơ bản hệ thống thuỷ lợi, kiểm soát lũ, chủ động phòng chống thiên tai; bảo đảm tưới tiêu an toàn, chủ động, khoa học cho sản xuất nông nghiệp (kể cả cây công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản) và phục vụ đời sống nông dân. Về phát triển giao thông nông thôn: Cùng với đầu tư phát triển, nâng cấp các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ cần tăng cường đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn. Phấn đấu 100% số xã được cứng hoá mặt đường đến trung tâm xã; tạo điều kiện cho giao lưu, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá; theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Hệ thống giao thông thuận lợi sẽ tạo điều kiện tốt để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá; vì đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là có khối lượng vận chuyển vật tư, hàng hoá rất lớn và quanh năm. 3.2.1.4. Giải pháp về cơ chế, chính sách Về chính sách đất đai: Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của tỉnh uỷ về tăng cường quản lý đất sản xuất nông nghiệp theo luật định để kiểm soát chặt chẽ quỹ đất phục vụ sản xuất. Xây dựng và ban hành giá đất sản xuất nông nghiệp bảo đảm hài hoà quyền lợi của người sử dụng đất trong quá trình giải toả, thu hồi đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Khuyến khích việc tích tụ và tập trung ruộng đất đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá; nhưng phải được quản lý, giám sát chặt chẽ, phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp - nông thôn. Về chính sách đầu tư: Tăng cường đầu tư nguồn vốn ngân sách nhà nước cho lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn; thực hiện phân cấp mạnh quản lý ngân sách cho địa phương, cơ sở. Hỗ trợ nông dân để khuyến khích phát triển sản xuất hàng hoá và sản xuất lương thực đảm bảo an ninh lương thực ở vùng cao; khuyến khích và có chính sách đủ mạnh để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào phát triển sản xuất nông nghiệp. Về chính sách thuế: Tiếp tục thực hiện tốt chính sách miễn, giảm thuế theo chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh. Nghiên cứu, áp dụng việc miễn, giảm thuế phù hợp để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản. Về chính sách tín dụng: Tăng cường vốn cho vay trung và dài hạn, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng để tư vấn cho người dân các thủ tục vay vốn và sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả. Mở rộng hình thức cho vay tín chấp thông qua các tổ tín chấp, các tổ chức xã hội, hoặc đoàn thể. Áp dụng các chính sách hỗ trợ lãi xuất sau đầu tư, hỗ trợ lãi xuất, phủ lãi... đối với các lĩnh vực cần ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trong từng thời kỳ; từng bước giảm nguồn hỗ trợ trực tiếp có tính chất bao cấp từ ngân sách nhà nước phù hợp với cam kết gia nhập WTO. Chính sách sử dụng cán bộ hợp tác xã, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp: Quan tâm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ miễn phí hoặc giảm một phần học phí cho cán bộ hợp tác xã. Mở rộng và từng bước xã hội hoá hoạt động tổ chức khuyến nông ở cơ sở để thu hút đội ngũ kỹ thuật đã qua đào tạo tham gia phục vụ phát triển sản xuất. 3.2.1.5. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Trình độ dân trí là trở ngại không nhỏ đối với sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do vậy, cần tập trung đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông thôn nhằm phát triển nền nông nghiệp, tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp. Đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo nghề, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề. Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, tập huấn, chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, kiến thức quản lý; kiến thức kinh tế - thị trường cho nông dân; xây dựng và phổ biến các mô hình sản xuất có hiệu quả phù hợp điều kiện thực tế của từng vùng để nông dân có thể làm theo được. Cải tiến phương pháp tập huấn cho nông dân; phát huy kiến thức, hiểu biết của họ để phổ biết lẫn cho nhau. Chú trọng chuyển giao công nghệ sau thu hoạch như: phơi, xấy, chế biến, vận chuyển, bảo quản sản phẩm... cho nông dân. Thực hiện tốt chính sách đào tạo, thu hút cán bộ khoa học, cán bộ quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp. Có chính sách thu hút, khuyến khích các sinh viên đại học mới tốt nghiệp về công tác tại địa phương. 3.2.1.6. Giải pháp về thị trường Khuyến khích các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế có sản phẩm hàng hoá, nhất là hàng hoá xuất khẩu, đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành các loại sản phẩm có lợi thế so sánh nhằm giữ cho chi phí cung cấp hàng hóa nông sản ở mức thấp, để sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường cả trong nước và quốc tế. Làm tốt công tác dự báo, thông tin kinh tế, thị trường, giá cả để các tổ chức kinh tế và người sản xuất nắm bắt kịp thời, xác định được kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm một cách nhanh nhạy, đáp ứng yêu cầu thị trường. Xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ giữa các khâu trong quá trình sản xuất, từ khâu cung ứng nguyên liệu, vật tư, kỹ thuật, tổ chức sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục bổ xung hoàn thiên và thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách trợ cước, trợ giá cho người sản xuất và hỗ trợ các cơ sở chế biến các mặt hàng nông sản; nhất là đối với các sản phẩm mới, sản phẩm sản xuất ở vùng khó khăn, sản phẩm gặp khó khăn tạm thời về thị trường... để khuyến khích tiêu thụ nhằm ổn định phát triển sản xuất. Triển khai thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ thị trường nội địa và khuyến khích xuất khẩu phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế và luật pháp quốc tế. 3.2.1.7. Giải pháp cùng cố và phát triển quan hệ sản xuất Tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn; phát triển các thành phần kinh tế trong sản xuất nông nghiêp. Có cơ chế để thu gom hàng nông sản. Khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư phát triển công nghịêp và dịch vụ ở nông thôn; chú trọng phát triển trang trại, các loại hình kinh tế hợp tác; đẩy nhanh việc sắp xếp lại và đổi mới quản lý các nông trường quốc doanh; phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ; khuyến khích nông dân đóng góp quyền sử dụng đất nông nghiệp và lao động của mình vào các doanh nghiệp; khuyến khích hơn nữa đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp nông thôn. Kinh tế hộ nông dân là hình thức kinh tế phổ biến ở nông thôn hiện nay và còn tồn tại lâu dài, có vai trò to lớn trong phát triển lực lượng sản xuất; cần khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển sản xuất với quy mô ngày càng lớn. Đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ thành kinh tế trang trại theo quy mô phù hợp đối với từng loại cây trồng, hoặc liên kết thành lập trang trại kinh doanh tổng hợp. Khuyến khích và tạo điều kiện thuân lợi để các doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ hợp tác đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, chế biến nông sản; trong đó cần quan tâm đến phát triển công nghệ bảo quản chế biến nông sản… đầu tư công nghệ tiên tiến chế biến sản phẩm có chất lượng cao để tăng giá trị sản phẩm hàng hoá. Củng cố và phát triển các mô hình kinh tế tổ hợp tác, hợp tác xã hoạt động có hiệu quả trong các lĩnh vực cung ứng vật tư, cây con giống nông nghiệp và có trách nhiệm cùng người dân tiêu thụ sản phẩm... bảo vệ lợi ích của người lao động. 3.2.2. Giải pháp cụ thể 3.2.2.1. Giải pháp về giống, cây trồng Cần nhanh chóng đưa các giống mới, sản phẩm mới vào sản xuất, thay thế các giống cũ kém chất lượng, nhằm tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất NN. Xác định cơ cấu cây trồng, mùa vụ hợp lý, theo hướng coi trọng giá trị lợi nhuận, né tránh thiên tai. Tăng cường công tác bảo vệ thực vật, làm tốt công tác dự tính, dự báo; thường xuyên kiểm tra, theo dõi, phát hiện dịch bệnh và có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả (nhất là bệnh nguy hiểm như lùn sọc đen...) Tăng cường chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, nông sản và vật tư nông nghiệp; kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu. 3.2.2.2. Nâng cấp hệ thông thuỷ lợi Phân cấp quản lý các công trình thuỷ nông, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện kế hoạch của phương án đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác các công trình thủy lợi. Chỉ đạo địa phương thực hiện tốt công tác sửa chữa, khắc phục những hạng mục công trình bị hư hỏng do ảnh hưởng của bão lũ đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất, dân sinh; kiên cố hoá kênh mương nội đồng trên 100 km; thực hiện tốt công tác chống úng, chống hạn; tưới tiêu đúng quy trình quy phạm, tiết kiệm nước nhằm đảm bảo phục vụ cho lúa Đông xuân và Hè thu sắp tới. Tuyên truyền, thực hiện tốt Pháp lệnh khai thác bảo vệ công trình thuỷ lợi. 3.2.2.3. Công tác quản lý đê điều và phòng chống lụt bão Tăng cường tuyên truyền Pháp lệnh Phòng, chống lụt bão, Luật Đê điều; công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện xử lý các sự cố đối với hệ thống đê điều, hồ đập, các công trình khác; chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho đê, nhất là các vị trí xung yếu; chuẩn bị sẵn sàng tổ chức phương án hộ đê, đặc biệt là trong điều kiện có bão, lũ lớn, lũ cực lớn xảy ra. Chủ động, triển khai sớm và đồng bộ công tác phòng chống lụt bão - giảm nhẹ thiên tai, chuẩn bị tốt các điều kiện sẵn sàng ứng phó với bão lũ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão, lũ gây ra. 3.2.2.4. Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại Tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển đổi và khuyến khích thành lập mới HTX, tổ HTX hoạt động theo Luật HTX năm 2003 trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi. Nghiên cứu ban hành các chính sách đặc thù của địa phương về giao đất, cho thuê đất đối với các HTX; cấp phép hoạt động; chính sách thuế; tín dụng đặc biệt là chính sách tín dụng ưu đãi theo các gói kích cầu của Chính phủ; đào tạo cán bộ quản lý HTX. Về kinh tế trang trại: Khuyến khích tích tụ ruộng đất; khai thác tiềm năng đất trống đồi núi trọc và diện tích mặt nước để phát triển mạnh kinh tế trang trại, coi đó là bước đột phá trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động, tạo sản phẩm hàng hoá, xoá đói giảm nghèo của khu vực nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường đầu tư xây dựng các kết cấu hạ tầng cho vùng trang trại tập trung về giao thông, điện, cấp nước; nhất là tách vùng trang trại chăn nuôi tập trung ra khỏi khu dân cư. Thực hiện các chính sách về đất đai, tài chính, tín dụng, thị trường, chính sách quảng bá sản phẩm, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, đào tạo tập huấn, tham quan học tập mô hình cho các chủ trang trại. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Sau khi đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Hồng Lộc, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: * Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên hộ và trên lao động ở Hồng Lộc thấp hơn mức trung bình chung của tỉnh. Trong diện tích đất nông nghiệp thì diện tích đất trồng cây hằng năm chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp theo là diện tích đất vườn tạp xung quanh hộ gia đình với tính đa canh nhưng hiệu quả thấp. * Diện tích đất nông nghiệp phân bố dãi đều ở các xã, tuy nhiên loại đất trồng cây hằng năm chỉ tập trung nhiều ở khu vực phía Bắc. * Trong những năm qua diện tích cây trồng hàng năm như lúa và ngô có xu hướng tăng, còn diện tích các cây trồng khác có xu hướng giảm, đặc biệt là lạc. * Năng suất cây trồng hiện tại đã đạt ngưỡng do phần lớn diện tích đang được trồng là giống cũ. Đây cũng là tiềm năng cho việc tăng năng suất cây trông trong tương lai nếu thay đổi giống và áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất. * Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp được phản ảnh thông qua hiệu quả về kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Trong đó, hiệu quả kinh tế luôn được chú trọng trong phát triển kinh tế xã hội của xã nói chung và phát triển kinh tế hộ nói riêng. - Hiệu quả kinh tế sử dụng đất được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như năng suất đất đai, hiệu suất chi phí, thu nhập trên công lao động. Qua việc phân tích hiệu quả kinh tế thông qua các phương thức sản xuất, trên từng loại đất, từng vùng cho thấy: Thu nhập bình quân trên 1ha đất nông nghiệp ở Hồng Lộc còn thấp, trên đất trồng cây lâu năm thì cây chè là cây đem lai hiệu quả kinh tế cao. - Về mặt xã hội, kết quả sản xuất trên đất nông nghiệp đã có sự đóng góp chủ yếu vào kinh tế hộ (chiếm gần 60% trong tổng chi tiêu của hộ cho các hoạt động). Các hoạt động nông nghiệp cũng thu hút nhiều lao động nhàn rỗi, giảm dần sự vất vả của lao động nữ do quá trình chuyển đổi mùa vụ, cơ cấu cây trồng, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất. - Đối với hiệu quả về môi trường: Thông qua các phương thức sản xuất, độ che phủ của hệ thống cây trồng cho đất cũng được cải thiện, tăng khả năng giữ ẩm cho đất, chi phí cho các chất hoá học giảm dần. - Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có sự khác nhau theo từng loại đất, từng loại cây trồng, từng phương thức sử dụng đất: Đất hàng năm vẫn cho hiệu quả kinh tế và xã hội cao nhất; thường là các loại cây chủ lực như lúa, lạc, ngô... Với cây lâu năm hiệu quả kinh tế thấp hơn nhưng bên cạnh dó hiệu quả về môi trường không phải là ít, các loại cây trồng điển hình như nhãn, xoài... * Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Hồng Lộc cũng được đánh giá thông qua mức sống của các hộ. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được: Các hộ có thu nhập cao (có mức sống khá) có khả năng áp dụng các mô hình canh tác cho hiệu quả cao hơn các hộ khác. Đối với người dân chủ yếu quan tâm tới hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội chưa thực sự nhận biết được vai trò quan trọng, của môi trường trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, một cách gián tiếp các hệ thống cây trồng các hộ có thu nhập cao, có khả năng đầu tư thì không những đem lại hiệu quả cao về kinh tế mà cả môi trường như: Mô hình Nông - Lâm kết hợp, cây hoa màu đặc sản, Cây chè… * Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố: Diện tích bình quân thấp, vốn đầu tư hạn chế, lao động ít có kiến thức khoa học kỹ thuật, hệ thống cây trồng lạc hậu, hiệu quả công tác khuyến nông chưa được cao, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất còn nhiều yếu kém. Công tác nông nghiệp nông thôn phục vụ sản xuất trồng trọt vẫn còn lạc hậu, chưa đáp ứng được công cuộc hiện đại hoá nông thôn. Từ kết quả phân tích có thể tổng hợp được các nguyên nhân chủ yếu tác động tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp: - Nhóm nguyên nhân từ phía hộ: Thiếu vốn, diện tích ít, thiếu kiến thức kỹ thuật, thiếu lao động, sự bất công về giới vẫn còn, nhiều nhân khẩu ăn theo. - Nhóm nguyên nhân khách quan: Giá cả nông sản bấp bênh, giá đầu vào cao, năng suất cây trồng tới hạn, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất chế biến còn kém phát triển, sự bất công bằng trong phân phối đất nông nghiệp * Hiệu quả của các chính sách về phát triển nông nghiệp nông thôn ở Hồng Lộc chưa cao, thiếu đồng bộ và tính bền vững, còn xa với nhu cầu thực tế của người dân. * Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Hồng Lộc cần thực hiện đồng bộ nhóm các giải pháp đã được trình bày ở phần trên. Đặc biệt xây dựng các mô hình sử dụng đất có hiệu quả trên từng loại đất, cho từng vùng sinh thái khác nhau. Chẳng hạn phát triển mô hình trang trại, mô hình nông lâm kết hợp. Các vùng còn lại thực hiện chuyển dịch cây hàng năm theo hướng sản phẩm hàng hoá. 2. Kiến nghị Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là một vẫn đề có vị trí quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong gia đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước như hiện nay. Để tạo điều kiện cho các nông hộ sử dụng đất có hiệu quả hơn nữa tôi có đề nghị sau: * Đối với hộ nông dân trong xã thì cần phải học hỏi kinh nghiệm làm ăn để khai thác triệt để hợp lý về tiềm năng của đất đai, lao động, vốn…Tránh không còn diện tích đất ruộng bỏ hoang hoá. Cần tích cực tham khảo ý kiến của cán bộ có chuyên môn kỹ thuật, các hộ nông dân giỏi làm ăn có nhiều kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, để áp dụng các phương thức luân canh mới cho hiệu quả kinh tế cao, các hộ nông dân cần đầu tư vốn một cách hợp lý có tỷ lệ phân hữu cơ cũng như phân vô cơ để thâm canh có chiều sâu. Cần phải phát triển cây trồng theo hướng đa dạng hoá sản phẩm. + Với nhóm các hộ nghèo thiếu vốn sản xuất thì nên đầu tư vào trồng các loại cây hoa màu (như rau vụ đông, khoai lang, đậu tương…) tốn ít chi phí hơn mà vẫn đem lại hiệu quả kinh tế không thấp, để phát triển kinh tế một cách ổn định. + Với nhóm hộ có mức sống trung bình ngoài việc tiếp tục đầu tư chi phí cho các loại cây trồng, cũng cần nhanh chóng mở rộng sản xuất bằng cách đầu tư cho những cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, tiến tới đầu tư thâm canh, chuyên canh để đạt được hiệu quả kinh tế ngày càng tốt hơn rút ngắn sự chênh lệch về mức sống giữa các nhóm hộ. + Với nhóm hộ khá có thu nhập cao hơn thì nên tiếp tục đầu tư thâm canh và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mở rộng sản xuất theo hướng chuyên môn hoá ngoài ra cần phát triển các mô hình trang trại nông thôn để nâng cao thu nhập và hiệu quả kinh tế về mọi mặt. * Đối với Đảng bộ chính quyền và các cơ quan ban ngành địa phương cần quan tâm hơn nữa tới người nông dân thúc đẩy nông hộ phát triển. Có các chính sách phù hợp, ưu đãi với thực trạng hộ. Nhất là đầu tư cơ sở sản xuất, khuyến khích các hộ nông dân mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, nhằm tạo điều kiện cho các hộ nông dân ngày càng nâng cao mức sống và có thu nhập ổn định. Cần có các chính sách đúng đắn đầu tư vào các công trình thuỷ lợi, bê tông hoá kênh mương để đưa nước vào sản xuất, làm giảm bớt diện tích đất cách tác 2 vụ. Các công tác khuyến nông cần phải hướng dẫn nông dân sản xuất, đưa khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng một cách nhanh chóng, phải giúp nhân dân thay đổi nhận thức, áp dụng đồng bộ các chính sách kinh tế và phải làm cho nông dân coi hiệu quả kinh tế là mục tiêu để họ vươn tới. Và điều quan trọng nữa là việc quy hoạch và sử dụng đất đai hiện nay với xu hướng đất canh tác đang bị giảm dần, các cơ quan chức năng của huyện, xã cần có những quy định nghiêm ngặt trong các trường hợp sử dụng đất. Cần có quy hoạch chuyển hướng và quy hoạch đất để làm sao bảo vệ tốt diện tích đất canh tác hiện có, đồng thời tạo điều kiện phát triển và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng đất theo chiều sâu. Nhằm khai thác triệt để năng lực sản xuất của đất đai cũng như cải tạo nâng cao chất lượng canh tác, bảo vệ môi trường sinh thái và sức khoẻ của con người. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS. Mai văn xuân, PGS.TS. Hoàng Hữu Hòa, PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn, Lý thuyết thống kê, Trường Đại học kinh tế Huế, 1997. 2. Cố GS.TS Nguyễn Thế Nhã, PGS.TS Vũ ĐìnhThắng, Giáo trình kinh tế nông nghiệp, Trường đại học Kinh tế Quốc dân. 3. ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh, bài giảng nguyên lý phát triển nông thôn, trường Đại học Kinh tế Huế, 2011. 4. Nguyễn Thị Chung, bài giảng các phương pháp nghiên cứu nông thôn, trường Đại học nông lâm Huế, 2011. 5. PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà, Giáo Trình quản trị doanh nghiệp nông nghiệp, trường Đại học kinh tế Huế, 2000. 6. TS. Bùi Đức Tính, bài giảng kinh tế nông hộ và trang trại, trường đại học kinh tế Huế, 2010. 7. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch Kinh tế - Xã hội, quốc phòng an ninh của UBND xã Hồng Lộc các năm 2009, 2010, 2011. 8. Website tổng cục thốn kê: 9. Website trang thông tin điện tử huyện Lộc Hà 10. Website Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: 11. Website Bộ Lao động thương binh và xã hội:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiai_phap_nang_cao_hieu_qua_su_dung_dat_s_78_1__5779.doc
Luận văn liên quan