Hiệu ứng nhà kính ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến sự biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu

Đề tài: Hiệu ứng nhà kính - ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến sự biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu (30 trang) MỤC LỤC I. Hiệu ứng nhà kính là gì? 1. Khí nhà kính là gì? 2. Khái niệm 3. Định nghĩa 4. Bản chất của Hiệu ứng nhà kính II- Các tác động của Hiệu ứng nhà kính 1. Tác động tích cực 2. Tác động tiêu cực III Sự gia tăng Hiệu ứng nhà kính tác động đến sự biến đổi khí hậu- nóng lên toàn cầu 1. Biến đổi khí hậu 2. Hiện tượng ENSO III-Các nỗ lực hiện tại để giảm trừ Hiệu ứng nhà kính nhân loại Tài liệu tham khảo

doc30 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7361 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiệu ứng nhà kính ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến sự biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐHKHTN- ĐHQGHN KHOA MÔI TRƯỜNG BÀI TIỂU LUẬN: HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH - ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ SỰ NÓNG LÊN TOÀN CẦU     SV: Đỗ Thị Thu Trang Giáo viên: GS.TS. Phạm Ngọc Hồ Hà nội 2007 HIÊUU ỨNG NHÀ KÍNH I. Hiệu ứng nhà kính là gì? 1. Khí nhà kính là gì? Khí nhà kính bao gồm carbon dioxide, methane, hơi nước và nitrous oxide. Những loại khí này xuất hiện một cách tự nhiên trong môi trường, nhưng cũng do các quá trình sản xuất công nghiệp tạo nên. Khí CFCs là dạng khác của khí nhà kính, loại khí này cũng do quá trình công nghiệp tạo ra. 2. Khái niệm Hiệu ứng nhà kính, xuất phát từ effet de serre trong tiếng Pháp, do Jean Baptiste Joseph Fourier lần đầu tiên đặt tên, dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng. Hiệu ứng này đã được sử dụng từ lâu trong các nhà kính trồng cây. Ngoài ra hiệu ứng nhà kính còn được sử dụng trong kiến trúc, dùng năng lượng mặt trời một cách thụ động để tiết kiệm chất đốt sưởi ấm nhà ở.   H.1.Sơ đồ mô phỏng hiệu ứng nhà kính Khi bức xạ Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất, một phần bức xạ này sẽ phản xạ lại vào vũ trụ tại biên ngoài khí quyển, phần còn lại xuyên qua bầu khí quyển truyền đến bề mặt Trái Đất dưới dạng bước sóng ngắn.Tại đây, một phần bức xạ sóng ngắn phản xạ lại, xuyên qua lớp khí nhà kính vào không gian vũ trụ và một phần đốt nóng Trái Đất. Trái Đất hấp thu phần năng lượng bước sóng ngắn và trở thành vật bức xạ nhiệt vào khí quyển( bức xạ sóng dài). Một phần bức xạ hồng ngoại sóng dài do Trái Đất phát ra được hấp thụ bởi các khí trong khí quyển( hơi nước, CO2, CH4, Nox…)tạo thành một lưới nhiệt bao trùm toàn bộ bề mặt Trái Đất, giữ cho khí quyển và bề mặt Trái Đất ở một nhiệt độ nhất định. Hiệ tượng này giống nhưhiện tượng nhà kính trồng rau khi mà bức xạ Mặt Trời xuyên qua kính bị giữ lại làm cho nhiệt độ của nhà kính tăng lên.Vì vậy, các khí có tính chất trên được gọi là khí nhà kính. Lớp khí bao gồm các khí nhà kính được gọi là lớp khí nhà kính. 3. Định nghĩa “ Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trong khí quyển tầng thấp (tầng đối lưu) tồn tại một lớp khí chỉ cho bức xạ sóng ngắn xuyên qua và giữ lại bức xạ nhiệt của mặt đất dưới dạng sóng dài, nhờ đó bề mặt trái đất luôn có nhiệt độ thích hợp đảm bảo duy trì sự sống trên Trái Đất”. 4. Bản chất của Hiệu ứng nhà kính Nhiệt độ bề mặt trái đất, được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng mặt trời đến bề mặt trái đất và năng lượng bức xạ của trái đất vào khoảng không gian giữa các hành tinh. Năng lượng mặt trời chủ yếu là các tia sóng ngắn dễ dàng xuyên qua cửa sổ khí quyển. Trong khi đó, bức xạ của trái đất với nhiệt độ bề mặt trung bình 160C là sóng dài có năng lượng thấp, dễ dàng bị khí quyển giữ lại. Các tác nhân gây ra sự hấp thụ bức xạ sóng dài trong khí quyển là khí CO2, bụi, hơi nước, khí mêtan, khí CFC... Kết quả của sự trao đổi cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, tạo nên bề mặt trái đất luôn có một nhiệt độ nhất định.Qúa trình này có bản chất tự nhiên nên vẫn gọi là “ Hiệu ứng nhà kính tự nhiên” Hiệu ứng nhà kính nhân loại : là Hiệu ứng nhà kính xuất hiện do các hoạt động của con người tạo ra từ khoảng 100 năm nay. Sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch của loài người đang làm cho nồng độ khí CO2 của khí quyển tăng lên. Sự gia tăng khí CO2 và các khí nhà kính khác trong khí quyển trái đất làm nhiệt độ trái đất tăng. Theo tính toán của các nhà khoa học, khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi, thì nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên khoảng 30C. Các số liệu nghiên cứu cho thấy nhiệt độ trái đất đã tăng 0,50C trong khoảng thời gian từ 1885-1940, do thay đổi của nồng độ CO2 trong khí quyển từ 0,027% đến 0,035%. Dự báo, nếu không có biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên 1,5- 4,50C vào năm 2050. Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự CO2, CFC, CH4, O3, NO2. Sự gia tăng nhiệt độ trái đất do hiệu ứng nhà kính có tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của môi trường trái đất. Kể từ những năm 1860, công nghiệp hóa đã tăng và những cánh rừng bị thu hẹp làm mức CO2 trong khí quyển tăng lên tới mức 100 phần triệu và nhiệt độ ở Bắc bán cầu cũng tăng lên. Nhiệt độ và các khí nhà kính gia tăng, thậm chí còn nhanh hơn kể từ những năm 1950. II- Các tác động của Hiệu ứng nhà kính 1. Tác động tích cực Năng lượng của Mặt trời có thể thay đổi, tuy rất ít, nhưng cũng có khả năng ảnh hưởng đến khí hậu trên Trái đất. Nhờ có tầng khí quyển chứa sẵn những khí gây ra hiệu ứng nhà kính bẫy một phần năng lượng Mặt trời, mà nhiệt độ trên Trái đất mới trở nên vừa phải để sinh vật sinh sôi nảy nở và sinh sống thoải mái. Ở nhiệt độ 2550K, Trái Đất ở trạng thái đóng băng. Tuy nhiên các phép đo thực tế chỉ ra rằng nhiệt độ trung bình của khí quyển và bề mặt Trái Đất trong cả năm ở tất cả các khu vực là 2990K( tương ứng với 160C), lớn hơn 1550K. Sự khác biệt này là do sự tồn tại của Hiệu ứng nhà kính mà ta chư tính đến. Nếu giả thử không có hiệu ứng nhà kính thiên nhiên thì nhiệt độ trung bình trên Trái đất, hiện nay khoảng 160C, đã  giảm xuống chỉ còn khoảng -180C. Hiệu ứng nhà kính hạn chế sự thay đổi nhiệt độ bề mặt giữa ban ngày và ban đêm, giữa các mùa trong năm, cũng như các vùng khí hậu khác nhau trên Trái Đất. Những tác động đó của Hiệu ứng nhà kính đã làm cho môi trường bề mặt Trái Đất là nơi lí tưởng cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật và con người trong hàng triệu năm qua. 2. Tác động tiêu cực Phần lớn các nhà khoa học ủng hộ giả thuyết cho rằng việc tăng nồng độ các khí nhà kính do loài người gây ra, và hậu quả của nó là sự gia tăng hiệu ứng nhà kính đang là mối lo ngại của nhân loại, Sự gia tăng hiệu ứng nhà kính làm tăng nhiệt độ trên toàn cầu và như vậy sẽ làm thay đổi khí hậu trong các thập kỷ và thập niên kế đến. 2.1.Nguyên nhân sự gia tăng Hiệu ứng nhà kính Nguyên nhân chủ yếu gia tăng Hiệu ứng nhà kính là sự gia tăng nồng độ các khí nhà kính phát thải vào khí quyển từ các ộat động của con người. Theo số liệu năm 1900, nồng độ và các đặc trưng chủ yêu của các loại khí nhà kính được trình bày ở bảng sau: Loại khí nhà kính  CO2  CFC  CH4  NOx   Nồng độ hiện tại trong khí quyển  351  0,00225  1,675  0,31   Mức gia tăng trung bình năm(%)  0,4  5,0  1,0  0,2   Hệ số nhà kính tương đương(so với CO2=1)  1  15000  25  230   Tỷ lệ gây ra Hiệu ứng nhà kính (%)  57  25  12  6   H: Sự gia tăng của một số khí nhà kính *Mêtan trong khí quyển Trái Đất Mêtan trong khí quyển là một khí gây hiệu ứng nhà kính. Mật độ của nó đã tăng khoảng 150% từ năm 1750 và đến năm 1998, mật độ trung bình của nó trên bề mặt Trái Đất là 1745 ppb. Mật độ ở bán cầu Bắc cao hơn vì ở đó có nhiều nguồn mêtan hơn (cả thiên nhiên lẫn nhân tạo). Mật độ của mêtan thay đổi theo mùa, thấp nhất vào cuối mùa hè. *Dioxyt cacbon trong khí quyển   Sự thải khí điôxít cacbon toàn cầu từ Nồng độ CO2 trong khí quyển năm 1751 đến năm 2000 khí quyển Trái Đất chứa khoảng 0,038% theo thể tích (380 µL/L hay ppmv) hoặc 0,053% theo trọng lượng là CO2. Nó tương đương với 2,7 × 1012 tấn CO2. Do có nhiều đất đai hơn (và vì thế nhiều thực vật hơn) nên ở bắc bán cầu khi so với nam bán cầu có sự dao động hàng năm vào khoảng 5 µL/L, sự dao động này lên tới đỉnh vào tháng 5 và xuống tối thiểu vào tháng 10 khi kết thúc mùa sinh trưởng ở bắc bán cầu, khi mà khối lượng các chất sinh học trên hành tinh là lớn nhất. Mặc dù nồng độ thấp nhưng CO2 là một thành phần cực kỳ quan trọng trong khí quyển Trái Đất, do nó hấp thụ bức xạ hồng ngoại và làm tăng hiệu ứng nhà kính. Hà Nội (TTXVN) - Báo cáo do các tổ chức môi trường thế giới cùng soạn thảo được Cục sinh thái toàn cầu thuộc Viện nghiên cứu Canigiê phát hành cho biết lượng khí thải độc hại CO2, nguồn gốc chủ yếu làm cho Trái đất nóng dần lên, đã và đang gia tăng với tốc độ đáng báo động kể từ năm 2000. Theo các tác giả của báo cáo, trong thập kỷ 1990 của thế kỷ trước, lượng khí thải CO2 trên toàn cầu tăng với tốc độ trung bình 1,3% mỗi năm, thế nhưng từ năm 2000 tới nay đã vọt lên mức 3,3%/năm. Năm 2006 lượng khí CO2 do con người thải vào không khí cao hơn 35% so với năm 1990. Phát hiện thêm một chất khí mới gây hiệu ứng nhà kính cực mạnh Các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Không khí Na Uy (NILU) vừa ghi nhận sự gia tăng của một chất khí HFC134a gây hiệu ứng nhà kính cực mạnh. Loại khí HFC134a ngày càng được sử dụng nhiều ở các hệ thống điều hòa không khí trong xe hơi và nhà ở.  Dù các nhà sản xuất đảm bảo rằng các hệ thống này đã được thiết kế để tránh mọi rò rỉ, nồng độ HFC134a đã tăng gấp đôi từ nằm 2001 đến năm 2004. Theo các nhà nghiên cứu, chất khí này có tác động gây hiệu ứng nhà kính cực mạnh (gấp 1000 lần so với khí CO2). Do đó, cần phải theo dõi sự tiến triển của nó dù chưa đạt đến nồng độ đủ để tác động trực tiếp đến hiện tượng khí hậu toàn cầu nóng dần. Các hoạt động phát thải khí nhà kính Các hoạt động chính gây nên Hiệu ứng nhà kính 2.2.1 Hoạt động công nghiệp Trong số các hoạt động của con người thì hoạt động công nghiệp là tác nhân quan trọng gây ra sự thải các khí nhà kính. Các ngành công nghiệp là nới sử dụng một lượng lớn nhiên liệu hóa thạch( than, dầu, khí đốt).Ngoài CO2 , các ngành công nghiệp cũng tạo ra các loại khí nhà kính khác như ,..trong quá trình sản xuất phân bón, hóa chất, khai thác khoáng sản..  Nhà máy nhiệt diện thải vào không khí một lượng khổng lồ khí CO2, NOx, CH4.. vào năm 2005, số lượng kênh thải ra khí gaz gây hiệu ứng nhà kính tại các nước công nghiệp phát triển đã tăng quá cao, gần “đánh đổ” kỷ lục của năm 1990 mặc dù trên phạm vi toàn thế giới, cuộc đấu tranh chống lại sự nóng lên của khí hậu toàn cầu đã bắt đầu có những bước chuyển biến tốt đẹp. Văn phòng phụ trách về sự thay đổi khí hậu toàn cầu thuộc Liên hợp quốc cho biết vào năm 2005, các kênh phát tán khí gaz ô nhiễm của 40 quốc gia công nghiệp phát triển nhất đã lên tới con số 18,2 tỷ tấn, cao hơn so với 18,1 tỷ tấn vào năm trước đó. Cũng theo cơ quan này, mức độ khí ô nhiễm thải ra lên đến mức đỉnh điểm là vào năm 1990 với 18,7 tỷ tấn khí gaz gây hiệu ứng nhà kính thải ra bầu khí quyển. Sự gia tăng lượng khí thải vào năm 2005 khẳng định xu hướng biến động tăng lên của các kênh phát tán khí gaz gây hiệu ứng nhà kính trên thế giới, mặc dù hầu hết các quốc gia đều nỗ lực hành động để cố gắng giảm các kênh này. Phần lớn trong số họ đều nhận thức rõ ràng rằng đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự nóng lên của khí hậu toàn cầu – một hiện tượng thiên nhiên không hề được trông đợi. Theo những số liệu Liên hợp quốc thu thập được trong thời gian qua, “kể từ năm 2000, các kênh thải ra khí gaz gây hiệu ứng nhà kính (…) đã tăng thêm 2,6%”. Chỉ trong thời gian từ năm 2004 đến năm 2005, riêng số kênh thải ra khí gaz gây hiệu ứng nhà kính của Mỹ đã vượt qua 7,19 tỷ tấn lên 7,24 tỷ tấn. Mặt khác, cũng theo những điều tra, nghiên cứu của Cơ quan phụ trách vấn đề thay đổi khí hậu thuộc Liên hợp quốc, trong giai đoạn này, sự gia tăng số lượng các kênh thải ra loại khí độc hại này trên phạm vi toàn cầu một phần lớn bắt nguồn từ sự phục hồi kinh tế của các nước thuộc hệ thống Liên bang Xô Viết. Các kênh thải khí gaz ô nhiễm của Nga đã vượt qua 2,09 tỷ tấn vào năm 2004 lên 2,13 tỷ tấn vào năm 2005. Tuy vậy, các kênh phát tán khí độc hại của Nga vẫn còn ở mức độ rất xa so với “kỷ kục” của nước này vào năm 1990 với 3 tỷ tấn khí thải, chính xác là trước khi Nga ra lệnh đóng cửa nhiều nhà máy sản xuất công nghiệp. 2.2.2 Giao thông vận tải Sự phát triển nhanh các phương tiện giao thông vận tải của thế giới là nguyên nhân tiềm tàng gây tăng Hiệu ứng nhà kính . Trong quá trình hoạt động các phương tiện giao thông phát thải vào không khí một khối lượng lớn các loại khói, khí độc như CO, CO2, hydrocacbon, NO2, SO2, khói đen, chì và các dạng hạt khác. Tùy theo loại động cơ và loại nhiên liệu mà khối lượng các chất thải độc hại chiếm tỷ lệ khác nhau trong khí xả. Trong những năm gần đây người ta chú ý nhiều đến giao thông vận tảivì nó góp phần thải ra CO2 – khí nhà kính quan trọng nhất. Trên tòan thế giới khỏang 15% CO2 trong không khí là do các phương tiện giao thông vận tải thải ra. Khi dòng xe lưu thông trên đường, đặc biệt là khi hãm phanh, các lốp xe sẽ ma sát mạnh với mặt đường làm mòn đường, mòn các lốp xe và tạo ra bụi đá, bụi cao su và bụi sợi. Các bộ phận ma sátcủa phanh bị mòn cũng thải ra bụi kẽm, đồng, niken, crom, sắt và cadmi. Ngoài ra quá trình cháy không hết nhiên liệu cũng thải ra bụi ccacbon. Bên cạnh các nguồn bụi sinh ra từ xe, còn có bụi đất đá, cát tồn đọng trên đường do chất lượng đường kém, do đường bẩn và do chuyên chở các vật liệu xây dựng, chuyên chở rác.  2.2.3 Khai thác rừng Việc gia tăng khai thác gỗ và ô nhiễm môi trường không khí ở các nước đang phát triển là cho diện tích rừng suy giảm nhanh chóng. Tính trung bình, tốc độ mất rừng hàng năm của thế giới vào khoảng 20 triệu ha.Bên cạnh suy giảm về diện tích, chất lượng rừng cũng bị suy giảm.Những nguyên nhân trên đang làm giảm khả năng hấp thụ khí C02 của rừng thế giới theo thời gian. Sự mất rừng: chủ yếu là do chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp, vẫn ở một tốc độ nhanh: khỏang 13 triệu ha mỗi năm. Trong giai đoạn 2000-2005 thì tỉ lệ mất rừng toàn cầu giảm còn 7,3 triệu ha mỗi năm (so sánh với tỉ lệ mất 8,9 triệu ha mỗi năm trong giai đoạn 1990 -2000).   Khai thác gỗ là nguyên nhân chính gây mất rừng 2.2.4 Hoạt động nông nghiệp Dân số ngày càng tăng làm cho nhu cầu về lương thực thực phẩm của con người tăng lên. Con người phải đẩy mạnh khai thác tài nguyên đất, tăng cường quay vòng sản xuất, sử dụng một khối lượng lớn các phân bón hoá học và các thuốc bảo vệ thực vật. Điều này đã làm cho đất bị giảm độ phì nhiêu, ô nhiễm nặng nề do dư lượng phân hoá học và thuốc bả o vệ thực vật Ngày 12/1, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) dẫn báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), cho biết chăn nuôi gia súc là một trong những nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính. Theo báo cáo trên, phân gia súc không chỉ làm ô nhiễm môi trường, mà còn phát tán khí CO2 cũng như nhiều chất hóa học khác có tác động mạnh tới sự ấm lên của Trái Đất. Đặc biệt trong số đó có chất ô-xít ni-tơ, chiếm 65% lượng khí và chất hóa học phát tán. Chất khí này có khả năng làm Trái Đất ấm lên gấp 296 lần so với khí CO2 và khí mê-tan, loại khí độc hại hơn CO2 tới 23 lần. 2.2.5 Các hoạt động khác Ngoài các nguyên nhân chủ yếu trên còn có các hoạt động sinh hoạt của con người, sự phun trào núi lửa v.v…tạo ra mọt lưong khoảng 2% khí nhà kính. Sự hoạt động của các ngọn núi lửa và các loài vi khuẩn sống trong không khí cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Theo ước tính thì lượng CO2 do núi lửa hoạt động phun ra cao gấp 40.000 lần so với lượng CO2 hiện có trong khí quyển. III Sự gia tăng Hiệu ứng nhà kính tác động đến sự biến đổi khí hậu- nóng lên toàn cầu 1.Biến đổi khí hậu Trước tiên, cần hiểu khí hậu là gì? Khí hậu là mức độ trung bình của thời tiết trong một khoảng thời gian và không gian nhất định. Trong vòng 1.000 năm qua,  nhiệt độ bề mặt Trái đất có tăng, giảm không đáng kể và có thể nói là ổn định. Thế nhưng, trong vòng 200 năm trở lại đây, đặc biệt là trong mấy chục năm vừa qua khi công nghiệp hoá phát triển, nhân loại  bắt đầu khai thác than đá, dầu lửa, sử dụng các nhiên liệu hoá thạch...  Cùng với các hoạt động công nghiệp tăng lên, nhân loại bắt đầu thải vào bầu khí quyển một lượng khí CO2, nitơ ôxít, mêtan... khiến cho nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên. Hầu hết giới khoa học đều công nhận biến đổi khí hậu là do nồng độ của khí hiệu ứng nhà kính tăng lên trong khí quyển ở mức độ cao. Bản thân nó đã làm cho Trái đất ấm lên, nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên, nhiệt độ nóng lên này đã tạo ra các biến đổi trong các vấn đề thời tiết hiện nay. Theo báo cáo mới nhất của Liên hiệp quốc, nguyên nhân của hiện tượng biến đổi khí hậu 90% do con người gây ra, 10% là do tự nhiên. Hiện nay, nhiệt độ trung bình đã tăng lên tới 0,3 - 0,4 độ C trong mấy chục năm vừa qua và hiện đang có xu hướng tăng tiếp. Theo các mô hình nghiên cứu trong thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình của Trái đất có thể tăng từ 1,1 - 6 độ C khả năng xảy ra từ 1,8 - 4 độ C trong đó tùy theo sự phát thải hiệu ứng nhà kính cắt giảm đến mức độ nào để làm giảm bớt các khí CO2 và các khí khác gây hiệu ứng nhà kính. Nếu như ngay từ lúc này, nhân loại  dừng phát thải khí nhà kính thì nhiệt độ bề mặt Trái đất vẫn tiếp tục nóng lên, nước biển vẫn tiếp tục dâng lên trong vòng 50 năm nữa. Nhiệt độ trái đất nóng lên làm cho băng của các dãy Himalaya và Nam cực, Bắc cực và các vùng khác tan chảy. Những núi băng này tan chảy sẽ làm cho mực nước biển tăng lên. Mực nước biển dâng lên từ 28 - 43 cm. Nhưng có thể mực nước biển này còn cao hơn nữa tùy theo sự phát thải của hiệu ứng nhà kính và tác động của con người gây ra biến đổi khí hậu là một điều cực kỳ nguy hiểm đe doạ đến vấn đề tồn tại của con người.  Biểu đồ nhiệt độ trung bình trên bề mặt Ảnh minh họa về hiện tượng Trái đất đã tăng lên trong vòng 140 năm qua Trái đất nóng lên do biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu gây nguy hiểm do nó làm cho Trái đất nóng lên, nước biển dâng lên.  Trái đất có 7 tỷ người và hiện giờ, có đến hơn một nửa số người này sống ở vùng duyên hải của Trái đất trong phạm vi 100 km trở lại vùng bờ biển. khi nước biển dâng lên làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng tỷ người. Theo dự báo của các nhà khoa học, thủ đô BangKok (Thái Lan) trong vòng hai mươi năm nữa sẽ bị ngập và hiện Thái Lan không đủ thời gian để chuyển thủ đô sang nơi khác. Còn đối với Việt Nam, Đồng bằng sống Cửu Long cũng là một trong những nơi rất "nhạy cảm" của vấn đề biến đổi khí hậu. Hay, vấn đề triều cường của TP. HCM, bão lũ miền Trung còn nan giải hơn rất nhiều khi tính đến yếu tố liên quan bởi hiện tượng biến đổi khí hậu.  Đối với sự đe dọa của biến đổi khí hậu thì đây là nguy cơ chung cho đời sống nhân loại. Trong việc giải quyết vấn đề này, tất cả mọi người trên Trái đất sẽ không có ai thắng và cũng không có ai thua, Trước sự đe dọa ấy, mọi người đều giống nhau về mặt số phận. Hiện tượng biến đổi khí hậu đang diễn ra, còn mức độ nghiêm trọng đến đâu là do con người quyết định và con người có đầy đủ, có công nghệ, có tiền chỉ còn thiếu quyết tâm về mặt chính trị của tất cả các quốc gia để giải quyết vấn đề này. Vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lớn nhất của Trái đất là Bắc cực và Nam cực, hai nơi này nhiệt độ tăng lên nhanh nhất. Sau đó đến các vùng núi cao như Himalaya, Tây Tạng... Theo nghiên cứu những vùng lạnh nhất có nhiệt độ tăng lên nhanh nhất. Còn tại Việt Nam, nhiệt độ sẽ tăng từ 0,3 - 0,5 độ C đến năm 2010, từ 1- 2 độ C vào năm 2020, từ 1,5 - 2,5 độ C vào năm 2070. Những khu vực có nhiệt độ tăng cao nhất là Tây Bắc và Việt Bắc.  Biến đổi khí hậu sẽ làm tăn các hiên tượng thiên nhiên nguy hiểm, Tần suất và các hiện tượng mưa lớn, bão, nhiệt độ cao, hạn hán tăng nhanh trong thạp kỷ vừa qua.Cụ thể, biến đổi khí hậu gây nên: 2.Hiện tượng ENSO El Nino-Dao động phương nam (El Nino-Southern Oscillation, viết tắt là ENSO) là hiện tượng dị thường trong tương tác đại dương-khí quyển toàn cầu, bao gồm hai yếu tố: Yếu tố hải dương với sự tăng hoặc giảm nhiệt độ bất thường (lớn hơn 0,5oC) của lớp nước biển bề mặt khu vực Đông Thái Bình Dương: nếu tăng, đó là El Nino; nếu giảm, đó là La Nina. Mặc dù trái ngược nhau nhưng thực chất El Nino và La Nina chỉ là hai mặt của cùng một hiện tượng. Vì vậy, người ta thường gọi La Nina là “chị em song sinh” của El Nino. Yếu tố khí tượng là dao động hàng tháng hoặc hàng mùa trong sự chênh lệch áp suất khí quyển giữa đảo Tahiti (Nam Thái Bình Dương) và Darwin (Bắc Australia). Một đợt ENSO nóng gây ra bởi El Nino và cái tên El Nino thường được dùng thay cho ENSO nóng. Tương tự, một đợt ENSO lạnh gây ra bởi La Nina thường cũng được gọi luôn là hiện tượng La Nina.  Sự lưu thông của nước biển và không khí trong điều kiện bình thường  Sự lưu thông của nước biển và không khí trong điều kiện El Nino Điều kiện El Nino  Trong điều kiện El Nino, vùng nước ở giữa Nam Mỹ và Đường đổi ngày quốc tế được hâm nóng. Sự hâm nóng này tập trung chủ yếu ở xích đạo và thường mở rồng thêm một số vĩ độ ra hai bên. Nước biển ven bờ tây Peru cũng ấm lên. Ảnh hưởng của ENSO đến sự thay đổi khí hậu       ENSO ảnh hưởng rõ rệt lên thời tiết các khu vực ở Thái Bình Dương, phần xích đạo và Nam Bán Cầu rõ nét hơn phần phía bắc của Bắc Bán Cầu. Ngoài ra ENSO còn tác động đến thời tiết Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Thời tiết El Nino Hình A Hình B Hình A :Bản đồ thể hiện thời tiết từ tháng 12 đến tháng 2 ở các khu vực chịu ảnh hưởng của El Nino. Các màu trong bảng chú giải (từ trên xuống) thể hiện: ẩm và mát; ẩm; ẩm và ấm; khô và ẩm; khô; ấm. Hình B: Bản đồ thể hiện thời tiết từ tháng 6 đến tháng 8 ở các khu vực chịu ảnh hưởng của La Nina. Các màu trong bảng chú giải (từ trên xuống) thể hiện: mát, ẩm và mát, ẩm, ẩm và ấm, khô, ấm.  Bắc Mỹ: Alaska, Tây Canada, đôi khi cả miền Trung Hoa Kì chịu một mùa đông lạnh giá. Đông Nam Hoa Kì và Trung Mỹ trải qua thời tiết khô hạn trong cùng thời gian. Hoạt động bão Đại Tây Dương được tăng cường. Nam Mỹ: tháng 6 đến tháng 8 ở Bắc Brazil trở nên ẩm ướt. Tháng 12 đến tháng 2 từ Nam Brazil cho đến Trung Argentina là những tháng khô hơn bình thường. Châu Á và Châu Úc: lượng mưa những tháng đầu và cuối năm tăng mạnh ở Indonesia, Malaysia và Bắc Úc. Đông Úc khô nóng bất thường từ tháng 6 đến tháng 8. Gió mùa tăng cường ở Ấn Độ và Phillippines. Châu Phi: thời tiết ẩm và mát hơn ở Đông Nam châu Phi trong suốt thời gian diễn ra La Nina. 4. El Nino trong lịch sử Theo kết quả điều tra dựa vào tư liệu lịch sử, El Nino đã xuất hiện cách đây nhiều thế kỉ, hầu hết có cường độ yếu. Các đợt El Nino mạnh nhất diễn ra trong vòng 300 năm trở lại đây vào: 1789-93, 1828, 1876-78, 1891, 1925-26, 1982-83, và 1997-98.        Nhiều nhà sử học cũng bắt đầu chú ý đến khía cạnh lịch sử của El Nino. Một vài kết luận khá bất ngờ đã được đưa ra. Chẳng hạn, vụ mùa thất bát ở châu Âu vào năm 1788-1789 – hậu quả của một đợt El Nino mạnh – là một trong những nguyên nhân kích động Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ. Những kết quả nghiên cứu lõi băng khoan từ băng hà trên đỉnh núi Andes cho thấy một “siêu El Nino” đã gây ra 30 năm mưa lụt theo sau bởi 30 năm hạn hán liên miên, kéo theo sự suy tàn của nền văn minh Mohica vào thế kỉ VI.       Điều đó cho thấy không thể coi El Nino nói riêng và ENSO nói chung chỉ là những hiện tượng khí hậu thuần túy. Đôi khi chúng có thể gây ra những thảm họa thay đổi cả tiến trình phát triển của các nền văn minh. 5.Tác động của các ENSO cực đoan       Các đợt ENSO “cực đoan” (mạnh bất thường) không chỉ gây nên sự thay đổi về thời tiết mà còn có tác động to lớn đến các hệ sinh thái, kinh tế và sức khỏe con người. Trong đó, những ảnh hưởng của El Nino được ghi nhận nhiều hơn là La Nina. Hai đợt EL Nino “cực đoan” gần đây nhất xảy ra vào các năm 1982-1983 và 1997-1998. Nếu như đợt El Nino thứ nhất mới chỉ thu hút sự quan tâm của cộng đồng khoa học quốc tế thì đợt El Nino thứ hai đã buộc người dân trên toàn thê giới phải chú ý đến hiện tượng này. Tác động đến các hệ sinh thái biển và ngư nghiệp Sự thay đổi các điều kiện khí hậu gây ra bởi ENSO gây ra sự biến động mạnh mẽ trong hệ sinh thái biển, và thường là các ảnh hưởng tiêu cực. Rất dễ dàng tìm thấy những ví dụ minh họa cho các ảnh hưởng này: Dọc bờ biển phía tây của Nam Mỹ, El Nino ngăn cản sự xuất hiện trên bề mặt của nước biển lạnh giàu dinh dưỡng, làm giảm đáng kể lượng phù du. Đời sống các loài thủy sinh ăn phù du và các động vật ở bậc dinh dưỡng cao hơn (cá, chim biển và thú biển) do đó cũng bị đe dọa nghiêm trọng. El Nino còn gây ra các luồng di cư của các động vật nước lạnh lên phía bắc hoặc xuống các tầng nước sâu. Nhiều loài được tìm thấy ở những nơi không phải môi trường bản địa của chúng. Hiện tượng tảo nở hoa ở vùng biển tây Thái Bình Dương là hậu quả khác của El Nino và La Nina. Sự phát triển đột biến của tảo, với El Nino, là do sự giảm số lượng đáng kể các loài động vật ăn chúng; với La Nina, là do chất dinh dưỡng dư thừa trong nước biển. Nhiệt độ nước biển tăng cao trong El Nino tiêu diệt các loài tảo cộng sinh trong san hô, dẫn đến hiện tượng san hô bị “tẩy trắng”. Chỉ riêng đợt El Nino năm 1998 đã tiêu diệt khoảng 16%  rạn san hô trên thế giới, một thiệt hại to lớn đối với đa dạng sinh học và nghề cá. Sự phục hồi các rạn san hô trong thời gian không có El Nino bị cản trở bởi sự nóng lên toàn cầu. Nhiều chuyên gia phác họa một viễn cảnh không hề tươi sáng cho các “kì quan đại dương” này.  Sự giảm số lượng nhiều loài động vật biển có giá trị thương mại ở vùng bờ biển Tây Thái Bình Dương trong thời gian diễn ra El Nino gây thiệt hại lớn cho hoạt động ngư nghiệp ở đây. Chẳng hạn, đợt El Nino 1972 đã làm ngành cá với sản lượng đánh bắt lớn nhất thế giới của Peru gần như sụp đổ. Hạn hán, mất mùa, và nạn đói Thiệt hại chính cho nông nghiệp trong thời gian diễn ra ENSO (đặc biệt là El Nino) gây ra bởi hạn hán. Sản xuất lương thực rất nhạy cảm với hạn hán ở những vùng và cận nhiệt đới, nơi lượng mưa phân bố rất không đồng đều trong năm. El Nino mang hạn hán đến nhiều vùng nhạy cảm như vậy trên thế giới trong cùng một thời gian. Điều này có thể dẫn đến những cuộc khủng hoảng lương thực, như vào năm 1972 khi hạn hán do El Nino ảnh hưởng đến một số khu vực sản xuât lương thực lớn như Đông Nam Á và Đông Bắc Trung Quốc. Hạn hán nghiêm trọng do El Nino thường xảy ra ở Nam Mỹ,  phía Bắc châu Đại Dương và đôi khi dẫn đến nạn đói, ngay cả ở những khu vực có nền nông nghiệp trù phú. Một tình huống như thế đã diễn ra ở Panama, Đông Băc Brazil và Papua New Guinea năm 1998.  Nam châu Phi cũng là khu vực nhạy cảm với những trận hạn hán theo chu kì, khiến lương thực trở nên thiếu thốn trầm trọng. El Nino năm 1991-92 đã gây nên đợt hạn hán tồi tệ nhất ở khu vực này trong thế kỉ XX, với sản lượng giảm tới 80% ở một số vùng và gần 100 triệu người bị ảnh hưởng. Rất may mắn là đợt El Nino mạnh hơn nhiều vào năm 1997-98 lại không gây hạn hán nghiêm trọng. Điều này cho thấy việc tiên đoán những ảnh hưởng cục bộ của ENSO khó khăn đến mức nào. Cháy rừng và cây bụi: ô nhiễm không khí và đe dọa hệ sinh thái lục địa Hạn hán làm gia tăng tính dễ cháy ở một số cánh rừng và khu vực đồi núi. Đa phần các đám cháy có nguyên nhân nhân tạo như hoạt động đốt nương làm rẫy nhưng chính hiệu ứng của El Nino làm cho chúng trở nên rất khó kiểm soát. Theo ước tính của Quỹ Động vật hoang dã Thề giới WWF, 12 triệu ha rừng trên thế giới đã bị thiêu hủy chỉ trong đợt El Nino 1997-98, tập trung ở các vùng như Bắc Úc, phía nam Đông Nam Á, và phía bắc Nam Mỹ. Cháy rừng và cây bụi không chỉ đe dọa đến đời sống động thực vật hoang dã mà khói bụi do chúng gây ra còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cư dân các vùng lân cận.    Cháy rừng Bão, lũ và ngập úng Bão nhiệt đới, tuyết rơi dày bất thường, mưa lớn gây ra lũ, ngập úng và trượt đất là cảnh tượng thường thấy trong thời gian diễn ra ENSO. Đông Nam Á, bờ Tây Thái Bình Dương, vịnh Mexico, quần đảo Caribbe, Queensland và Đông Nam châu Phi thường phải hứng chịu những cơn bão lớn và ngập lụt nghiêm trọng khi La Nina hoạt động mạnh. Tình cảnh tương tự diễn ra ở Vịnh Mexico và một vùng ở Đông Phi trong các đợt El Nino. Hậu quả để lại là rất nặng nề. Ví dụ: trong khoảng thời gian 1997-98, ngập và lũ bùn đã xuất hiện ở Ecuador và Bắc Peru, phá hủy nghiêm trọng hạ tầng cơ sở. 9,5% cơ sở y tế của Peru bị hư hại bao gồm 2% số bệnh viện và 10% số trung tâm y tế khác. Bên cạnh thiệt hại về người và của, lũ lụt và ngập úng còn cản trở vận tải, du lịch, gây thiệt hại cho nông nghiệp và tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển.. Tại Việt Nam:        Khi có El Nino, bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) xuất hiện ít hơn, và có tính chất tập trung vào đầu mùa. Nhưng đặc biệt nguy hiểm là sẽ xuất hiện những cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trái quy luật, đổ bộ vào những nơi ít đổ bộ, đường đi lắt léo. Ví dụ, thông thường vào cuối năm, bão đi qua Philippines vào biển Đông thì do tác động của không khí lạnh ở phía bắc, bão có xu hướng dịch xuống phía nam. Nhưng khi có El Nino thì quy luật đó bị đảo lộn hoàn toàn. Ví dụ năm 1997, El Nino xuất hiện có cơn bão Linda đổ bộ vào Cà Mau. Tuy cường độ bão không mạnh, nhưng lại đổ bộ vào vị trí hàng trăm năm nay bão không vào nên gây thiệt hại rất lớn. Diễn biến khác, dự báo xa 14 ngày của Cơ quan Quản trị đại dương và khí quyển Hoa Kỳ (CPC/NOAA/NWS) nhận định: từ 13 đến 19.11 tại vùng biển Philippines và VN, lượng mưa sẽ cao hơn mức trung bình do có hoạt động mạnh của hiện tượng La Nina. Từ 20 đến 26.11, lượng mưa trong vùng tiếp tục tăng cao do sự gia tăng hoạt động của các nhiễu động nhiệt đới. Dự báo xa 10 ngày của Ecmwf (châu Âu) cho thấy từ 17 đến 21.11 có gió mạnh tại miền Trung VN, từ 22 đến 24.11 có khả năng một áp thấp nhiệt đới hoặc bão biển hoạt động tại Philippines, ảnh hưởng xấu tình hình thời tiết tại VN.  Ảnh vệ tinh NCHMF lúc 11 giờ trưa 16.11 Lũ vẫn tiếp tục lên với tốc độ nhanh chỉ rõ vùng thời tiết xấu đang tiến vào biển Đông   Lũ cuồn cuộn đổ về sông Cầu Đỏ (ảnh: Đ.N.K) Dịch bệnh và dịch hại ENSO gây ra những thay đổi lớn trong chế độ nhiệt ẩm ở một số vùng. Những thay đổi này trong nhiều trường hợp tạo ra điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh lây lan như vật trung gian sinh sôi nảy nở mạnh, nguồn nước bị ứ đọng và nhiễm bẩn… Những khu vực bị ngập úng, bị cách ly là những nơi bị dịch bệnh hoành hành. Nhiều nước nhiệt đới có hệ thống chăm sóc y tế kém hiệu quả, hiểu biết cộng đồng và điều kiện vệ sinh còn nhiều hạn chế nên đặc biệt nhạy cảm với sự lây lan của dịch bệnh. Những bệnh thường bùng phát liên quan đến ENSO và một vài ví dụ minh họa: Sốt rét: ở Columbia, số ca sốt rét tăng trung bình 17% trong thời gian diễn ra các đợt El Nino và 35% trong những năm tiếp theo. Nguyên nhân từ sự giảm lượng mưa khiến các dòng chảy suy giảm, nước ứ đọng tăng khiến muỗi phát triển mạnh. Bệnh sốt rét cũng hình thành các đại dịch ở Nam châu Phi nhưng là do tăng lượng mưa và khả năng miễn dịch kém của dân cư ở những vùng trước nay khô hạn. Sốt xuất huyết: từng bùng phát ở các đảo Nam Thái Bình Dương liên quan đến điều kiện ẩm hươn bình thường do La Nina Tiêu chảy và tả: lây lan nhanh chóng ở những nơi nguồn nước bị tù đọng và ô nhiễm. Tanzania, Kenya, Somalia , Ecuador từng trải qua đợtbùng phát dịch tả sau những trận mưa lớn năm 1998.      ENSO cũng góp phần tạo ra sự sinh sôi mạnh mẽ hoặc xâm nhập ồ ạt của nhiều loài dịch hại  gồm các loài gặm nhấm và côn trùng. Ngoài ra sự biến đổi khí hậu còn ảnh hưởng tới các đặc tính sau: Các nguồn nước: Chất lượng và số lượng của nước uống, nước tưới tiêu, nước cho kỹ nghệ và cho các máy phát điện, và sức khỏe của các loài thủy sản có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự thay đổi của các trận mưa rào và bởi sự tăng khí bốc hơi. Mưa tăng có thể gây lụt lội thường xuyên hơn. Khí hậu thay đổi có thể làm đầy các lòng chảo nối với sông ngòi trên thế giới. Các tài nguyên bờ biển: Chỉ tại riêng Hoa Kỳ, mực nước biển dự đoán tăng 50 cm vào năm 2100, có thể làm mất đi 5.000 dặm vuông đất khô ráo và 4.000 dặm vuông đất ướt. Sức khỏe: Số người chết vì nóng có thể tăng do nhiệt độ cao trong những chu kì dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể đẩy mạnh các bệnh truyền nhiễm. Năng lượng và vận chuyển: Nhiệt độ ấm hơn tăng nhu cầu làm lạnh và giảm nhu cầu làm nóng. Sẽ có ít sự hư hại do vận chuyển trong mùa đông hơn, nhưng vận chuyển đường thủy có thể bị ảnh hưởng bởi số trận lụt tăng hay bởi sự giảm mực nước sông. Xa hơn nữa nếu nhiệt độ của quả đất đủ cao thì có thể làm tan nhanh băng tuyết ở Bắc Cực và Nam Cực và do đó mực nước biển sẽ tăng quá cao, có thể dẫn đến nạn hồng thủy.   Khí hậu ấm lên dường như đang làm tan băng trên toàn cầu. Và những thảm họa khôn lường do các núi băng tan chảy đã bắt đầu xảy đến với con người. Tháng 3.2002, khối băng 500 tỉ tấn Larsen B ở Châu Nam Cực tự rã rời thành hàng nghìn mảnh nhỏ ngay trước mắt các nhà khoa học. Hè 2002, một khối băng 3 triệu tấn tách ra từ núi băng Maili trên dãy núi vùng Cápcadơ thuộc Nga đã lao xuống, chôn vùi làng Karmadon dưới 150 mét băng vụn. Đầu 2004, nhà băng tuyết học Konrad Steffen, ĐH Colorado Mỹ, cùng đồng sự đã phát hiện băng trôi ra biển từ sông băng Petermann ở Greenland mỏng hơn 45m so với 2003. Nghiên cứu của ĐH bang Montana cho thấy hơn 110 sông băng và những cánh đồng băng tuyết vĩnh cửu đã biến mất khỏi Khu sông băng quốc gia (Glacier National Park) ở bang này trong vòng 100 năm qua, 40 cái còn lại đang co hẹp dần. Cũng giống như một số sông băng tại Alaska, hiện các núi băng ở dãy Alps, nóc nhà của Châu Âu, có thể dịch chuyển 50m/ngày, đe dọa vô số làng mạc và những đường ống dẫn dầu. Trước thảm họa băng tan đang ngày một rõ rệt, các chuyên gia đang tìm cách tìm hiểu tác động qua lại giữa những sông băng và khí hậu, và trong chừng mực có thể, đưa được ra dự báo tốc độ tan chảy của các sông băng. Mối quan tâm của họ hiện nay là liệu khí hậu nóng lên ảnh hưởng đến lớp vỏ băng trên địa cầu thế nào; và nỗi lo lớn nhất nằm ở Nam Cực bởi nơi đây chứa tới 90%  lượng nước ngọt của Trái Đất. Sông băng càng tan chảy thì càng đổ thêm nước ngọt ra biển, và những dòng nước lạnh giá đầy băng càng tăng tốc hoà vào đại dương. Nhà băng tuyết học Richard Alley, ĐH Pennsylvania nói : "Dòng băng chảy nhanh hơn tức là mực nước biển tăng". Băng tan làm ngập những vùng bờ biển thấp, băng tan sẽ điều hoà khí hậu thay cho những dòng hải lưu của Đại Tây Dương hiện thời, vì lượng nước ngọt đổ vào đại dương nhiều hay ít sẽ quyết định bao nhiêu ánh sáng mặt trời được hắt trở lại làm nóng bầu khí quyển. Ông Alley thêm: "Nếu tất cả băng trên trái đất tan thì nước biển sẽ dâng lên 60m nữa so với hiện nay". Phát hiện 'hiệu ứng nhà kính ngược'    Các bóng khí cổ đại bị kẹt trong băng.   Với hiệu ứng nhà kính, CO2 biến hành tinh chúng ta thành một cái bẫy nhiệt khổng lồ, khiến cho nó nóng lên. Tuy nhiên, một phân tích mới đây của nhà khoa học Pháp về băng Nam cực cổ đại đã phát hiện thấy chính CO2 cũng là sản phẩm của quá trình tích nhiệt của trái đất. “Dữ liệu của chúng tôi cho thấy hiện tượng ấm lên xuất hiện trước, rồi sau đó hàm lượng CO2 trong bầu khí quyển mới tăng theo", Jean Jouzel của Viện Pierre-Simon Laplace ở Gif-sur-Yvette, Pháp, nhận định. Cho tới nay, các nhà khoa học đều nhất trí rằng ngoài hơi nước, thì CO2 là tác nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên, thật khó có thể phân định được yếu tố nào xuất hiện trước: việc tăng hàm lượng carbon, hay hiện tượng ấm lên. Vì rằng chỉ cần nhiệt độ tăng lên chút xíu cũng đủ để kích thích các cánh rừng và đại dương nhả nhiều CO2 hơn, và đến lượt nó, CO2 lại tích lũy nhiệt cho khí quyển. Đi tiên phong trong một công nghệ mới, nhóm của Jouzel đã thăm dò các bóng khí bị nhốt trong một khối băng 240.000 năm tuổi (đây là thời kỳ trái đất ấm lên sau một kỷ băng hà). Họ xác định hàm lượng CO2 và so sánh tỷ lệ của hai dạng nguyên tố khí argon trong các bóng khí đó (tỷ lệ này phụ thuộc vào nhiệt độ không khí tại thời điểm mà nó bị kẹt vào băng). Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy một đợt tăng nhiệt độ xảy ra trước khi CO2 tích lũy nhiều trong bầu khí quyển. Phát hiện này trùng hợp với những bằng chứng tìm thấy trên băng hà xung quanh và các hồ sơ khí hậu khác. Jouzel và cộng sự kết luận rằng, một yếu tố khác có thể là từ ngoài trái đất (chứ không phải CO2), đã dẫn tới hiện tượng ấm lên đầu tiên này. Tuy nhiên, "phát hiện mới cũng sẽ không làm thay đổi quan điểm (sự cảnh giác) của chúng ta về hiện tượng ấm lên toàn cầu ngày nay", Martin Siegert, Đại học Bristol, Anh, cho biết. Theo ông, nồng độ CO2 thực tế đang tăng lên, và vì vậy, cái gì kích hoạt nó đầu tiên đôi khi không quan trọng lắm. Vấn đề là giờ đây, CO2 sẽ khuếch đại hiệu ứng ấm lên đó. Và điều này cũng sẽ quan trọng trong tương lai, cho việc xây dựng các mô hình khí hậu chuẩn xác hơn. Hiệu ứng nhà kính làm ngày dài ra    Băng tan làm các dòng hải lưu thay đổi.   Khí thải gây hiệu ứng nhà kính (nhất là CO2) không những làm nhiệt độ toàn cầu nóng lên, mà nó còn kéo dài ngày, dù chỉ vài phần giây. Nguyên nhân là CO2 làm tăng khối lượng của nước và đất liền, khiến trái đất quay chậm hơn. Hiệu ứng nhà kính làm áp suất không khí tác dụng lên lục địa và biển giảm đi, dẫn tới sự biến thiên của các luồng gió, làm thay đổi các dòng hải lưu. Nhiệt độ tăng, băng tan làm hải lưu thay đổi mạnh hơn, và điều này gây ảnh hưởng tới chuyển động quay quanh trục của trái đất. Nhóm khoa học của Olivier de Viron, thuộc Hội Thiên văn Hoàng gia Bỉ, đã lập ra một mô hình tính ảnh hưởng của khí thải gây hiệu ứng nhà kính (CO2, N2O, SF6, CF4...) tới chuyển động của trái đất. Theo đó, vào cuối thế kỷ 21 này, trung bình một ngày sẽ dài hơn một ngày hiện nay khoảng 1,1 giây. 10 tác động kỳ lạ nhất của hiệu ứng nhà kính    Một đoạn đường ray bị biến dạng do lớp băng vĩnh cửu của Trái Đất tan chảy. Ảnh: Livescience.   Nhiệt độ tăng, băng tan chảy, mực nước biển dâng lên trong tương lai gần chỉ là một phần trong vũ điệu của hiệu ứng nhà kính. Nó có thể bẻ cong đường ray, thay đổi nhịp sinh học của động vật, làm các hồ biến mất và khiến bạn hắt hơi nhiều hơn. Con người hắt hơi nhiều hơn Chứng hắt hơi sổ mũi và ngứa mắt vốn hành hạ bạn vào mùa xuân bỗng xuất hiện thường xuyên hơn trong những năm gần đây? Nếu đúng thế, thủ phạm có thể là hiệu ứng nhà kính. Trong suốt vài thập kỷ qua, số người mắc các bệnh dị ứng theo mùa và hen suyễn ngày càng tăng lên. Mặc dù những thay đổi trong lối sống và tình trạng ô nhiễm khiến con người trở nên dễ tổn thương hơn trước những tác nhân gây dị ứng trong không khí, song một số nghiên cứu đã khẳng định một nguyên nhân khác nữa: Lượng carbon dioxide trong khí quyển và nhiệt độ cao là nhân tố quan trọng khiến thực vật nở hoa sớm và tạo ra nhiều phấn hơn. Phấn hoa là một trong những tác nhân gây dị ứng hàng đầu. Động vật di cư lên đồi núi Các nhà khoa học phát hiện ra rằng nhiều loài động vật đã di chuyển lên những vị trí cao hơn để sinh sống, có lẽ là do những thay đổi khí hậu ở môi trường. Tiêu biểu cho sự thay đổi vị trí sống là chuột, sóc chuột và sóc. Những biến động khí hậu cũng đang là mối hiểm họa đối với những động vật ở vùng cực, chẳng hạn như chim cánh cụt hay gấu Bắc Cực, trong bối cảnh băng đang tan dần đi. Thực vật bùng nổ ở Bắc Cực Tình trạng tan chảy băng ở Bắc Cực có thể gây ra vô số vấn đề với động vật và thực vật ở vĩ độ thấp; nhưng nó lại tạo điều kiện thuận lợi cho thực vật sống ở vĩ độ cao, ngay cả tại vùng cực. Cây cối ở Bắc Cực thường bị vùi dưới băng trong phần lớn thời gian của năm. Ngày nay, băng tan chảy sớm hơn vào mùa xuân, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển của chúng. Một số nghiên cứu gần đây phát hiện, nồng độ của sắc tố chlorophyll - được tạo ra trong quá trình quang hợp của thực vật - ở Bắc Cực ngày nay cao hơn nhiều so với trước kia. Điều này cho thấy số lượng thực vật ở đây ngày càng tăng lên. Sự biến mất của các hồ 125 hồ ở Bắc Cực đã biến mất trong vài thập kỷ qua. Điều này càng khiến người ta tin rằng hiệu ứng nhà kính đã tác động tới hai địa cực của Trái Đất. Các nghiên cứu chỉ ra rằng các hồ biến mất vì tầng băng vĩnh cửu bên dưới chúng đã tan chảy. Khi lớp băng dưới hồ - vốn đã tồn tại từ hàng triệu năm - tan chảy, nước sẽ thấm qua đất, khiến hồ cạn đi. Khi các hồ biến mất, các hệ sinh thái phụ thuộc vào chúng cũng biến mất theo. Nhiều công trình biến dạng Hiệu ứng nhà kính không chỉ làm tan chảy băng ở địa cực, mà dường như còn làm biến mất lớp băng vĩnh cửu bên dưới bề mặt Trái Đất. Tình trạng này khiến cho hiện tượng co rút của mặt đất xảy ra thường xuyên hơn, tạo ra nhiều vết nứt và làm biến dạng nhiều công trình cơ sở hạ tầng như đường sắt, đường cao tốc và nhà cửa. Những tác động của hiện tượng tan chảy lớp băng vĩnh cửu dưới lòng đất có thể gây lở đá và sạt đất ở trên đồi, núi. Nhịp sinh học của động vật thay đổi Hiệu ứng nhà kính khiến mùa xuân bắt đầu sớm hơn nên chim có thể sẽ không có sâu mà bắt. Do thực vật nở hoa sớm hơn, những động vật ăn cây cỏ, dưới tác động của nhịp sinh học, sẽ không kịp sinh con vào thời gian mà lượng thức ăn dồi dào. Chỉ những loài điều chỉnh được nhịp sinh học để bắt nhịp với chu kỳ sinh sản của cây cối mới có cơ hội duy trì nòi giống và truyền thông tin di truyền cho thế hệ sau. Vệ tinh quay nhanh hơn Những tác động của khí carbon dioxide - nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính - đã bắt đầu vươn tới không gian bên ngoài Trái Đất. Không khí ở tầng ngoài cùng hành tinh xanh rất mỏng, nhưng những phân tử khí vẫn tạo ra lực cản khiến cho các vệ tinh nhân tạo giảm tốc độ. Tình trạng đó khiến các kỹ sư phải thường xuyên tác động để đưa chúng về đúng quỹ đạo ban đầu. Nhưng lượng carbon dioxide ở tầng ngoài cùng của khí quyển đang tăng lên từng ngày, khiến cho không khí trở nên lạnh hơn và ổn định hơn. Khi khí quyển ổn định hơn thì lực cản mà chúng tạo ra sẽ giảm đi, khiến cho các vệ tinh quay nhanh hơn. Chiều cao của các dãy núi tăng lên Những người leo núi có thể không để ý, nhưng dãy Alps và nhiều dãy núi khác đã cao dần lên trong suốt một thập kỷ qua nhờ sự tan chảy của những lớp băng trên đỉnh của chúng. Trong suốt 4.000 năm qua, sức nặng của những lớp băng này tác động xuống bề mặt Trái Đất, khiến các dãy núi lún xuống. Khi chúng tan chảy, sức nặng đó được dỡ bỏ, và vùng đất bên dưới đã nhô lên. Sự ấm lên của khí hậu làm tăng tốc độ tan chảy của những lớp băng trên đỉnh, nên các dãy núi cũng đang vươn lên với tốc độ nhanh hơn. Các kỳ quan đứng trước nguy cơ bị hủy diệt Trên khắp thế giới, đền chùa, kỳ quan thiên nhiên, các công trình cổ - từ trước tới nay luôn được coi là biểu tượng của sự trường tồn - đang phải chịu đựng những thử thách của thời gian. Nhưng những tác động trực tiếp của hiệu ứng nhà kính có thể phá hủy chúng với tốc độ nhanh khủng khiếp. Sự dâng cao của mực nước biển và sự khắc nghiệt của thời tiết có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đối với những địa điểm được cho là không thể thay thế. Những trận lũ đã phá hỏng Sukhothai, một thành phố 600 tuổi và từng là kinh đô của vương quốc Thái Lan. Cháy rừng xảy ra thường xuyên hơn Hiệu ứng nhà kính cũng làm tăng số vụ cháy rừng ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là Mỹ. Các nhà khoa học cho rằng sự tăng lên của nhiệt độ và tình trạng tan sớm của tuyết là nguyên nhân chính khiến lửa dễ xuất hiện và lan ra các khu rừng. Mùa xuân đến sớm khiến tuyết tan sớm, làm cho tình trạng khô hanh ở các khu rừng ngày càng trầm trọng, khiến chúng dễ bắt lửa hơn. III-Các nỗ lực hiện tại để giảm trừ Hiệu ứng nhà kính nhân loại Một trong những cố gắng đầu tiên của nhân loại để giảm mức độ ấm dần do khí thải kỹ nghệ là việc các quốc gia đã tham gia bàn thảo và tìm cách kí kết một hiệp ước có tên là Nghị định thư Kyoto. Tuy nhiên, hiệp ước này không được một số nước công nhận, trong đó quan trọng nhất là Mỹ với lí do là hiệp định này có khả năng gây tổn hại cho sự phát triển kinh tế của Hoa Kỳ. Tiến sĩ Roderic Jones thuộc Trung tâm Khoa học Khí quyển, phân khoa hóa của Đại học Cambridge đã phát biểu: Tôi không muốn làm mọi người lo sợ nhưng cùng lúc tôi nghĩ rằng thật là quan trọng nếu họ hiểu được tình hình và, một cách tối yếu, sự cần thiết phải làm gì đó cho nó. Nghị định thư Kyoto rất quan trọng, mặc dù vậy, theo (nội dung) đề cập, nó không đủ để cân bằng hóa CO2. Tuy nhiên, về phía nội bộ nước Mỹ và các nước tiên tiến khác, nhiều nỗ lực để giảm khí độc mà chủ yếu thải ra từ xe máy nổ và các nhà máy kỹ nghệ đã được áp dụng khá mạnh mẽ. Ở Hoa Kỳ, hầu hết các tiểu bang đều có luật bắt buộc các phương tiện giao thông dùng động cơ nổ phải có giấy chứng nhận qua được các thử nghiệm định kì về việc đạt tiêu chuẩn nhả khói của hệ thống xe. Tài liệu tham khảo: 1. Cơ sở môi trường không khí và nước – Phạm Ngọc Hồ 2. Và các trang web: Môi trường xanh.info staffwww.fullcoll.edu/tmorris/an_inconvenient... www.vsqc.org.vn/rs/Users/khanh/whitebear.jpg Wikipedia.org

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHiệu ứng nhà kính - ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến sự biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu.DOC