Phương thức sản xuất là một khái niệm trong học thuyết duy vật lịch sử của chủ nghĩa Maxr. Nó có nghĩa nôm na là "cách thức của sản xuất". Theo Marx, nó là tổ hợp hữu cơ cụ thể của:
Lực lượng sản xuất: bao gồm lực lượng lao động, công cụ và thiết bị lao động, nhà xưởng, công nghệ, nguyên vật liệu và đất đai được sử dụng.
Quan hệ sản xuất bao gồm các quan hệ sở hữu, các quan hệ kiểm soát và phân chia các tài sản đã được sản xuất trong xã hội, thông thường được đưa ra trong các hình thức của luật, lệ và các quan hệ giữa các giai cấp xã hội.
Các nhà sáng lập chủ nghĩa Marx-Lenin rất quan tâm đến các vấn đề phương thức sản xuất trong lịch sử tiến hoá của nhân loại.
Marx và Engles trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” viết năm 1845 – 1846, nói rằng trướng chủ nghĩa tư bản xã hội loài người đã trải qua 3 phương thức sở hữu cơ bản.
“ Hình thức sở hữu đầu tiên là hình thức sở hữu Bộ lạc. Nó phù hợp với giai đoạn chưa phát triển sản xuất, khi người ta sống bằng săn bắn và đánh cá, bằng chăn nuôi hay nhiều lắm bằng trồng trọt ”.
“ Hình thức sở hữu thứ hai là hình thức sở hữu công xã và sở hữu nhà nước tồn tại trong thời cổ và ra đời chủ yếu từ sự tập hợp-bằng hiệp ước hay bằng chinh phục – nhiều Bộ lạc thành một Thị tộc và chế độ nô lệ vẫn tồn tại ở đó ”.
“ Hình thức sở hữu thứ ba là sở hữu phong kiến hay sở hữu đẳng cấp. Nếu điểm xuất phát của thời cổ đại là thành thị và lãnh thổ nhỏ của nó thì điểm xuất phát của thời trung cổ lại là nông thôn trái với Hy lạp và Rôma, sự phát triển phong kiến bắt đầu trên một địa vực rộng hơn nhiều Những thế kỷ cuối cùng của Đế quốc Rôma suy tàn và cuộc chinh phục đế quốc đó bỡi những người dã man đã phá huỷ một khối lớn những lực lượng sản xuất Đướ ảnh hưởng của chế độ quân sự của người Giéc manh thì hoàn cảnh vốn có đó và cách thức tổ chức trinh phục do hoàn cảnh đó đẻ ra, đã phát triển chế độ sở hữu phong kiến ”(1).
10 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4444 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình thái kinh tế - Xã hội Việt Nam trước thời Bắc thuộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ý kiến của các nhà sử học và của anh (chị) về hình thái kinh tế - xã hội Việt Nam trước thời Bắc thuộc?
Phương thức sản xuất là một khái niệm trong học thuyết duy vật lịch sử của chủ nghĩa Maxr. Nó có nghĩa nôm na là "cách thức của sản xuất". Theo Marx, nó là tổ hợp hữu cơ cụ thể của:
Lực lượng sản xuất: bao gồm lực lượng lao động, công cụ và thiết bị lao động, nhà xưởng, công nghệ, nguyên vật liệu và đất đai được sử dụng.
Quan hệ sản xuất bao gồm các quan hệ sở hữu, các quan hệ kiểm soát và phân chia các tài sản đã được sản xuất trong xã hội, thông thường được đưa ra trong các hình thức của luật, lệ và các quan hệ giữa các giai cấp xã hội.
Các nhà sáng lập chủ nghĩa Marx-Lenin rất quan tâm đến các vấn đề phương thức sản xuất trong lịch sử tiến hoá của nhân loại.
Marx và Engles trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” viết năm 1845 – 1846, nói rằng trướng chủ nghĩa tư bản xã hội loài người đã trải qua 3 phương thức sở hữu cơ bản.
“…Hình thức sở hữu đầu tiên là hình thức sở hữu Bộ lạc. Nó phù hợp với giai đoạn chưa phát triển sản xuất, khi người ta sống bằng săn bắn và đánh cá, bằng chăn nuôi hay nhiều lắm bằng trồng trọt…”.
“… Hình thức sở hữu thứ hai là hình thức sở hữu công xã và sở hữu nhà nước tồn tại trong thời cổ và ra đời chủ yếu từ sự tập hợp-bằng hiệp ước hay bằng chinh phục – nhiều Bộ lạc thành một Thị tộc và chế độ nô lệ vẫn tồn tại ở đó…”.
“…Hình thức sở hữu thứ ba là sở hữu phong kiến hay sở hữu đẳng cấp. Nếu điểm xuất phát của thời cổ đại là thành thị và lãnh thổ nhỏ của nó thì điểm xuất phát của thời trung cổ lại là nông thôn…trái với Hy lạp và Rôma, sự phát triển phong kiến bắt đầu trên một địa vực rộng hơn nhiều… Những thế kỷ cuối cùng của Đế quốc Rôma suy tàn và cuộc chinh phục đế quốc đó bỡi những người dã man đã phá huỷ một khối lớn những lực lượng sản xuất… Đướ ảnh hưởng của chế độ quân sự của người Giéc manh thì hoàn cảnh vốn có đó và cách thức tổ chức trinh phục do hoàn cảnh đó đẻ ra, đã phát triển chế độ sở hữu phong kiến…”(1).
V.I.Lenin trong tác phẩm “Bàn về nhà nước” viết năm 1919 nói rõ rằng và dứt khoát hơn:
“…Sự tiến hoá của tất cả các xã hội loài người qua hàng nghìn năm, ở tất cả các nước, không trừ nước nào cả, đã chỉ cho chúng ta thấy tính quy luật chung, tính xác định, tính quán triệt của sự tiến hoá đó: Bắt đầu tự một xã hội không có giai cấp, một xã hội gia trưởng sơ khai, nguyên thuỷ không có quý tộc; sau đến là một chế độ xã hội chiếm hữu nô lệ… tiếp sau hình thái đó, có một hình thái khác trong lịch sử: chế độ nông nô…”(2).
Như vậy, cũng như Marx và Engles thì Lenin cũng khẳng định trước chủ nghĩa tư bản có ba phương thức sản xuất và đó là quy luật phổ biến trong lịch sử xã hội loài người kể cả phương Đông hay phương Tây đó là “không trừ nước nào cả”.
Tuy nhiên năm 1845 – 1846, trong “hệ tư tưởng Đức” Marx và Engles nói trước chủ nghĩa tư bản, xã hội loài người đã trải qua ba hình thức sở hữu chủ yếu đó là: công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến. Nhưng đến thập niên 50 của thế kỷ XIX, Marx lại có thêm một ý kiến mới; nguyên là gần một thế kỷ xâm lược đến năm 1849 thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm chiếm đất đai Ấn Độ. Do vậy tại nghị viện Anh đã diễn ra cuộc tranh luận về chính sách cai trị đất nước cổ xưa và rộng lớn này. Để vạch trần bản chất tham lam và tàn bạo của chủ nghĩa thực dân. Marx bắt đầu chú ý nghiên cứu về phương Đông, nhiều bài viết về Ấn Độ, Trung Quốc… được liên tiếp công bố trên báo “New York Daily Tribure”, trong đó Marx đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của xã hội phương Đông. Đến năm 1859, trong lời tựa của tác phẩm “góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” Marx viết:
“…Về đại thể, có thể coi phương thức sản xuất châu Á, cổ đại phong kiến và tư bản hiện đại (thời đại của Marx) là những thời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế xã hội…”(3).
Như vậy đến đây ở trong tác phẩm này, Marx chủ trương trước chủ nghĩa tư bản có bốn phương thức sản xuất trong lịc sử xã hội loài người đó là: ba phương thức sản xuất trước đây được Marx và Engles nghiên cứu ở châu Âu (phương Tây) đến nay, trước sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân đi xâm chiếm thuộc địa Marx mới có điều kiện nghiên cứu về phương Đông (châu Á) thì xuất hiện thêm một phương thức sản xuất nữa ở phương Đông được Marx coi là phương thức sản xuất châu Á và coi là trước chủ nghĩa tư bản xã hội loài người đã trải qua bốn phương thức sản xuất.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình hoạt động cách mạng của mình cũng rất quan tâm đến đặc điểm của xã hội phương Đông. Từ năm 1924, trong bài “báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ” người đã viết:
“… Ấn Độ hay Trung Quốc về mặt cấu trúc kinh tế, không giống các xã hội phương Tây thời cổ đại cũng như thời cận đại…
Marx đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà lịch sử châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại.
Marx cho ta biết rằng sự tiến triển các xã hội trải qua ba giai đoạn: Chế độ chiếm nô, chế độ nô lệ, chế độ tư bản… chúng ta phải coi chừng! các dân tộc viễn đông có trải qua hai giai đoạn đầu không?”(4).
Như vậy Hồ Chí Minh lại đi ngược lại với quan điểm của Marx. Người cho rằng chúng ta phải xem xét lại quan điểm của Marx về xã hội phương Đông là chưa hẳn đã tồn tại hai phương thức sản xuất đó là chiếm nô và nô lệ. Qua đây ta có thể thấy từ rất sớm và sớm nhất ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng về mặt kinh tế - xã hội, Ấn Độ hay Trung Quốc không giống như phương Tây thời cổ đại và thời cận đại; đồng thời Người nghi ngờ (sự thực là phủ định) sự tồn tại của chế độ nô lệ và chế độ nông nô ở viễn Đông.
Như vậy vấn đề các phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới là một vấn đề vô cùng phức tạp, đặc biệt là vấn đề phương thức sản xuất ở phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng.
Trước tình hình đó, đa số các học giả Mác-xít ở nhiều nước cho rằng trước chủ nghĩa tư bản xã hội loài người đã trải qua ba phương thức sản xuất đó là: công xã nguyên thuỷ, chiến hữu nô lệ và chế độ phong kiến. Ba phương thức sản xuất ấy tồn tại phổ biến trên toàn thế giới, do vậy là không chỉ có ở phương Tây mà còn có cả ở phương Đông cô đại cũng tồn tại chế độchiếm hữu nô lệ nhưng nó tồn tại ở một dạng thức khác đó là chế độ nô lệ gia trưởng, một kiểu chế độ nô lệ khác với chế độ nô lệ ở Hy Lạp và Lamã cổ đại. Quan điểm đó được coi là chính thống và được vận dụng để biên soạn các sách về lịch sử, triết học, kinh tế chính trị học.v.v…
Nhưng một số học giả maxr xít khác lại cho rằng quan điểm nói trên chưa thật thoả đáng, bởi lẽ xã hội phương Đông có rất nhiều khác biệt so với xã hội phương Đông, và họ cũng như ý kiến của Hồ Chí Minh nói là chưa hẵn ở xã hội phương Đông tồn tại phương thức chiếm hữu nô lệ. Nói chung là họ còn hoài nghi; Do vậy mà từ cuối những năm 20 của thế kỷ XX cho đến nay học giả nhiều nước như: Liên Xô (cũ), Đức, Ba Lan, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật Bản… đã tìm hiểu về vấn đề phương thức sản xuất châu Á mà đã được Maxr đề cập đến. Một trong số các học giả đó đã tìm kiếm căn cứ trong các câu nói về “phương thức sản xuất châu Á” hoặc “hình thái châu Á” rải rác trong các tác phẩm của Maxr, Engles và V.I.Lênin để chứng minh cho luận điểm của mình. Một số học giả khác thì lại khai thác ít nhiều tư liệu lịch sử mà chủ yếu là của Ai Cập cổ đại và Lưỡng Hà cổ đại để trình bày cho vấn đề của mình. Tính đến nay số lượng bài viết về phương thức sản xuất châu Á của các tác giả thuộc các nước khác nhau cũng đã khá nhiều, nhưng cuộc hội thảo về vấn đề này vẫn chưa đi đến kết luận thống nhất. Tình hình đó đúng như nhận định dưới đây của Gs. Trương Hữu Quýnh đã viết trong phần mở đầu của tác phẩm “chế độ ruộng đất ở Việt Nam” tập I, NXB năm 1992:
“Như chúng ta đều biết, sau 30 năm thảo luận sôi nổi về cái gọi là “phương thức sản xuất châu Á” giới sử học Maxr xít hầu như chững lại ở giữa ngã ba đường. Lý luận kinh điển đã được đào khá sâu và đã đạt được những bước tiến đáng kể, nhưng những tri thức về thực tế lịch sử cụ thể hoàn toàn lại không tương xứng. Điều này đã dẫn đến nhiều nhà sử học nhập cuộc toàn bộ các nước châu Á vào làm một và máy móc ứng dụng vào những luận điển của Maxr, Engles về công xã, sở hữu nhà nước, sở hữu công xã.v.v… vào cách khái quát nhận thức của mình. Một điều đáng tiếc là các nhà sử học châu Á còn lên tếng quá ít. Cuộc hội thảo trước đây của các nhà sử học Trung Quốc về chế độ ruộng đất, không những không đạt đến một sự nhất trí tương đối mà còn chưa đạt về độ sâu của nhận thức. Các nhà sử học Maxr xít Ấn Độ cũng không làm được gì hơn so với các nhà sử học phương Tây” (trang 9).
Như vậy nếu theo ý kiến của Gs. Trương Hữu Quýnh thì vấn đề được gọi là phương thức sản xuất châu Á vẫn chưa có một ý kiến thống nhất đặc biệt là trong giới sử học châu Á. Trong khi đó ở Việt Nam giới sử học cũng rất quan tâm đến vấn đề hình thái kinh tế - xã hội trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Nhất là giai đoạn trước chủ nghĩa tư bản với những học giả nổi tiếng như: Nguyễn Lương Bích, Nguyễn Hồng Phong, Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Văn Tạo, Chử Văn Tần, Lê Kim Ngân, Vũ Huy Phúc, Phan Đại Doãn v.v… đều khẳng định có sự tồn tại của phương thức sản xuất châu Á ở phương Đông nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Vậy thì phương thức sản xuất châu Á là gì? Ta đã nghe nói về phương thức sản xuất châu Á nhưng chưa có một định nghĩa hay sự lý giải về nó. Phương thức sản xuất châu Á theo sự lý giải của PGs. Nguyễn Gia Phu viết trong phần kết luận của đề tài khoa học “những phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản” năm 1996 như sau:
“Thế là sau xã hội nguyên thuỷ và trước chủ nghĩa tư bản hay nói đúng hơn trước khi đại bộ phận các nước phương Đông bị biến thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây, ở phương Đông chỉ có một phương thức sản xuất mà thôi. Theo thói quen phương thức sản xuất ấy được gọi là phương thức sản xuất phong kiến. Đó cũng chính là hình thái kinh tế xã hội mà Marx gọi là phương thức sản xuất châu Á hoặc hình thái châu Á. Do vậy tuyệt nhiên không có sự chuyển biến từ phương thức sản xuất sang chế độ phong kiến” (trang 48-49).
Như vậy PGs. Nguyễn Gia Phu đã khẳng định ở xã hội phương Đông không có sự tồn tại của phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ mà từ xã hội nguyên thuỷ lên phương thức sản xuất phong kiến hay phương thức sản xuất châu Á, theo sự lý giải của PGs. Nguyễn Gia Phu.
Theo Gs. Nguyễn Hồng Phong nói: “…Tóm lại, thừa nhận đại bộ phận của các xã hội phương Đông đều là xã hội phương thức sản xuất châu Á, thì như thế cũng không đối lập gì giữa phương Đông và phương Tây. Hơn nữa trong khi chính Marx cũng coi phương thức sản xuất châu Á là một phương thức sản xuất phổ biến, một giai đoạn tiến triển của lịch sử thế giới, và ông (Marx) đặt hình thái xã hội này ngang bằng với các xã hội nô lệ, xã hội phong kiến, xã hội tư bản… cộng với hình thái xã hội nguyên thuỷ. Sau đó C.Marx và Ph.Engles mới khám phá ra khi đọc Morgan và hình thái xã hội cộng sản chủ nghĩa thì Marx và Engles là người đưa ra sáu phương thức sản xuất toàn thế giới”(5).
Như vậy cũng như PGs. Nguyễn Gia Phu thì Gs. Nguyễn Hồng Phong đã thừa nhận phương thức sản xuất châu Á tồn tại đại bộ phận của các xã hội phương Đông và cùng quan niệm với C.Marx đó là coi phương thức sản xuất châu Á là một phương thức sản xuất phổ biến, một giai đoạn tiến triển của lịch sử thế giới.
Đến Gs. Văn Tạo trong tác phẩm “phương thức sản xuất châu Á lý luận Marx-Lênin và thực tiễn Việt Nam” cũng khẳng định:
“…tôi coi phương thức sản xuất châu Á là một phương thức sản xuất riêng biệt như các phương thức sản xuất khác trong lịch sử nhân loại…” (trang 88).
Đồng thời với việc khẳng định sự tồn tại của phương thức sản xuất châu Á và đặt phương thức sản xuất này ngang bằng với các phương thức sản xuất khác trog lịch sử loài người như: chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, tư bản chủ nghĩa. Các học giả đã đưa ra những định nghĩa về phương thức sản xuất châu Á và nêu ra sự khác nhau cơ bản giữa các phương thức sản xuất châu Á và chế độ phong kiến.
Năm 1963, trong bài “phương thức sản xuất châu Á là gì?” đăng trên tạp chí nghiên cứu lịch sử các số 52 và 54, tác giả Nguyễn Lương Bích cho rằng phương thức sản xuất châu Á là “chế độ công xã nông thôn ở châu Á”.
Gs. Nguyễn Hồng Phong trong bài “về phương thức sản xuất châu Á-lý thuyết và thực tiễn” đăng trên tạp chí nghiên cứu lịch sử số 1 năm 1982 viết:
“chúng ta có thể sơ bộ định nghĩa phương thức bóc lột của chế độ xã hội theo phương thức sản xuất châu Á là trên cơ sở chế đọ chiếm hữu nhà nước về ruộng đất, giai cấp quý tộc quan liêu đã bóc lột sản phẩm thặng dư dưới hình thức tô thuế do nông dân công xã nộp” (trang 11).
Về sự khác nhau giữa xã hội phương thức sản xuất châu Á và xã hội phong kiến, Gs. Nguyễn Hồng Phong viết:
“…Do quá trình phong kiến hoá kéo dài trong lòng xã hội phương thức sản xuất châu Á cho nên sự phân gianh giới giữa xã hội phương thức sản xuất châu Á và xã hội phong kiến sơ kỳ sẽ không đơn giản. Một cách đại cương – chúng ta đưa ra một tiêu chuẩn coi như giả thiết để làm việc là: xã hội là phương thức sản xuất châu Á khi đại bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu công xã, nhà nước. Xã hội phương thức sản xuất châu Á chuyển sang giai đoạn sơ kỳ phong kiến chừng nào mà đại bộ phận ruộng đất thuộc về sở hữu tư nhân…” (nghiên cứu lịch sử số 1, năm 1982. trang 37).
Như vậy theo Gs. Nguyễn Hồng Phong thì sự khác nhau giữa xã hội phương thức sản xuất châu Á và xã hội phong kiến đó là về sự sở hữu ruộng đất. Nếu đại bộ phận ruộng đát thuộc về sở hữu công xã, nhà nước thì đó là phương thức sản xuất châu Á còn khi đại bộ phận ruộng đất thuộc về sở hữu tư nhân là xã hội phong kiến. Do vậy ta có thể đoán định được rằng xã hội thuộc phương thức sản xuất châu Á tồn tại ở phương Đông thuộc giai đoạn đầu của nhà nước phong kiến hay nói cách khác đó là thời sơ kỳ và dần phát triển lên xã hội phong kiến.
Trong khi ý kiến của các nhà sử học nói trên như vậy, thì các nhà sử học nghiên cứu và giảng dạy lịch sử thế giới ở trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và trường Đại học Sư phạm Hà Nội tỏ ra dè dặt hơn. Trong các giáo trình lịch sử thế giới cổ đại do Chiêm Tế, Trịnh Nhu, Nguyễn Gia Phu biên soạn, các tác giả chỉ trình bày lịch sử các nước phương Đông cổ đại chứ chưa kết luận chế độ xã hội phương Đông cổ đại là chế độ gì?
Gs. Lương Ninh trong lời nói đầu của sách lịch sử thế giới cổ đại tái bản lần thứ sáu, năm 2002 cũng viết một cách thận trọng rằng:
“…Về lịch sử các quốc gia được gọi là cổ đại phương Đông (theo cách gọi của người Hy Lạp, Rôma) cũng có hai quan điểm khác nhau. Một số người vẫn cho đây là chế độ chiếm nô (hiểu theo mô hình Hy Lạp, Rôma), tuy có một số điểm riêng biệt. Những người khác thì cho hoàn toàn không thể coi là chế độ chiếm nô, vì sự dị biệt giữa các quốc gia này, với chế độ chiếm nô lớn hơn nhiều sự tương đồng. Như vậy sự phát triển của lịch sử mang tính chất đa dạng và phức tạp.
Trước tình hình đó, chúng tôi phải lựa chọn phương pháp là cố gắng trình bày lịch sử của mỗi nước đúng như nó từ khi bắt đầu xuất hiện nhà nước với những nét lớn của sự phát triển kinh tế, xã hội, chính trị và những thành tựu văn hoá nổi bật theo những tài liệu đáng tin cậy và theo nhận thức của chúng tôi mà tạm gác lại việc bàn về các quan điểm nói trên” (trang 3).
Như vậy đa số các nhà sử học đề cho rằng trước chủ nghĩa tư bản lịch sử loài người đã trải qua ba phương thức sản xuất đó là: công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến. Nhưng bên cạnh đó cũng có một số cho rằng ở phương Đông không qua phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ mà chỉ có hai phương thức sản xuất đó là: công xã nguyên thuỷ, chế độ phong kiến, còn chế độ chiếm hữu nô lệ ở phương Tây thì phương Đông là phương thức sản xuất châu Á. Như vậy ở phương Đông cũng có ba phương thức sản xuất như phương Tây nhưng có sự khác biệt đó là: Nếu như ở phương Tây có ba phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản lần lượt là công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến thì ở phương Đông là công xã nguyên thuỷ, phương thức sản xuất châu Á và chế độ phong kiến.
Ý kiến của các nhà sử học Marx-xít về hình thái kinh tế xã hội trước chủ nghĩa tư bản ở phương Tây đã vậy và phương Đông phương thức sản xuất cũng như thế. Vậy thì ở Việt Nam? Một nước thuộc phương Đông thì phương thức sản xuất trước thời Bắc thuộc giống phương Đông chăng hay phương Tây, hay là sự kết hợp của cả hai yếu tố trên?!
Xã hội loài người khi bước vào xã hội có nhà nước sơ khai đều trải qua giai đoạn công xã nguyên thuỷ đây là giai đoạn bộ lạc, bộ tộc thì hầu như nước nào cũng trải qua giai đoạn này và Việt Nam cũng không loại trừ. Còn xã hội chiếm hữu nô lệ thì có nước có, có nước không, chứ không nhất thiết nước nào cũng phải trải qua như chế độ công xã nguyên thuỷ. Như ý kiến của các nhà sử học đã trình bày trên thì đa số cho rằng phương Đông không qua giai đoạn chế độ chiếm hữu nô lệ mà bằng một chế độ khác đó là phương thức sản xuất châu Á. Vậy ở Việt Nam có hay không chế độ chiếm hữu nô lệ thời Văn Lang – Âu Lạc nhà nước sơ kỳ đầu tiên?
Nhìn chung giới sử học Việt Nam đều nhất trí cho rằng ở Việt Nam không tồn tại chế độ chiếm hữu nô lệ mà chỉ tồn tại nô tì là những người giúp việc cho các nhà quyền quý và quan lại nó là một dạng thức của phương thức sản xuất châu Á.
Từ đó đến nay nhiều nhà sử hộc nổi tiếng của Việt Nam đều nhất trí cho rằng sau chế độ công xã nguyên thuỷ Việt Nam bước vào xã hội theo phương thức sản xuất châu Á. Tiếp đó từ xã hội phương thức sản xuất châu Á đã dầ chuyển sang chế độ phong kiến; tuy nhiên trong số những nhà sử học chủ trương ở Việt Nam tồn tại phương thức sản xuất châu Á vẫn có một ý kiến chưa thống nhất là vào thời điểm nào Việt Nam đã chuyển từ xã hội theo phương thức sản xuất châu Á sang xã hội phong kiến? theo như ý kiến của đại đa số nhà sử học nêu lên sự khác nhau giữa phương Đông và phương Tây, và sự ra đời của phương thức sản xuất châu Á thì xã hội phương thức sản xuất châu Á là thời sơ kỳ của nhà nước phong kiến. Vậy thì Việt Nam dưới thời Văn Lang-Âu Lạc được coi là thời kỳ của xã hội phương thức sản xuất châu Á và điều này được biết đến qua kết quả của việc khảo sát chế độ ruộng đất, giai cấp nông dân và phương thức bóc lột đối với nông dân.
Về tình hình ruộng đất và cơ cấu giai cấp thời kỳ này vì thiếu những tư liệu lịch sử nên chúng ta không thể biết được cụ thể tình hình ruộng đất và cơ cấu giai cấp là như thế nào? Mà chúng ta chỉ có thể suy đoán qua một số ít thông tin để lại mà thôi.
Theo ý kiến của Gs. Phan Huy Lê “…trong thời cổ đại Việt Nam không trải qua một thời kỳ thống trị của chế độ chiếm hữu nô lệ. quan hệ nô lệ xuất hiện và phát triển trong mức độ nào đó nhưng dưới hình thức của chế độ nô lệ gia trưởng và không hề chiếm địa vị chủ đạo trong xã hội. Kết cấu kinh tế xã hội thời đó mang những đặc điểm của xã hội có giai cấp sơ kỳ ở phương Đông lấy công xã nông thôn làm cơ sở và thành viên công xã giữ vai trò lực lượng sản xuất chủ yếu. Sự phân hoá xã hội đang phát triển, nhưng chưa đến mức độ gay gắt…”(6).
Chúng ta nhận thấy ý kiến nói trên của Gs. Phan Huy Lê đặc biệt là ý kiến cho rằng: “xã hội Việt Nam thời cổ đại… quan hệ nô lệ xuất hiện… nhưng dưới hình thức của chế độ nô lệ gia trưởng và không hề chiếm địa vị chủ đạo trong xã hội… lấy nông thôn làm cơ sở và thành viên công xã giữ vai trò lực lượng sản xuất chủ yếu” là đáng ghi nhận.
Như vậy theo Gs. Phan Huy Lê thì ở xã hội cổ đại Việt Nam quan hệ nô lệ đã xuất hiện nhưng dưới một hình thức khác đó là nô lệ gia trưởng. Do vậy mà không hề chiếm địa vị chủ đạo trong xã hội cho nên xã hội Việt Nam không trải qua thời kỳ thống trị của chế độ chiếm hữu nô lệ mà mang một đặc điểm khác của xã hội. Đó là có giai cấp sơ kỳ ở phương Đông, nghĩa là Gs. Phan Huy Lê đã công nhận ở xã hội Việt Nam tồn tại phương thức sản xuất châu Á và phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam lấy công xã nông thôn làm cơ sở.
Theo Gs. Trương Hữu Quýnh trong “đại cương lịch sử Việt Nam tập 1.” Tái bản năm 2002 viết:
“… sự phân hoá tài sản là biểu hiện của sự phân hoá xã hội. Gắn liền với hiện tượng này là sự ra đời của nô lệ gia trưởng, dẫn đến sự hình thành các tầng lớp xã hội khác nhau:
- Quý tộc (gồm các tộc trưởng, tù trưởng bộ lạc, thủ lĩnh liên minh bộ lạc và những người giàu có khác).
- Nô tì.
- Tầng lớp dân tự do của công xã nông thôn là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội, giữ vai trò là lực lượng sản xuất chủ yếu.” (trang 44)
Như Gs. Phan Huy Lê thì Gs. Trương Hữu Quýnh cũng cho rằng ở xã hội Việt Nam thời cổ đại đã xuất hiện nô lệ gia trưởng và xã hội đã có sự phân chia giai cấp sơ kỳ, lấy công xã nông thôn làm cơ sở và là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội.
Như vậy ý kiến của nhiều nhà sử học về xã hội Việt Nam tựu chung lại là đều cho rằng xã hội Việt Nam không trải qua một thời kỳ thống trị của chế độ chiếm hữu nô lệ nhưng quan hệ nô lệ đã xuất hiện và nó chỉ phát triển đến một chừng mực nào đó và dưới một hình thức khác đó là chế độ nô lệ gia trưởng và xã hội Việt Nam trải qua thời kỳ phát triển của xã hội có nhà nước sơ kỳ ở phương Đông nghĩa là qua xã hội phương thức sản xuất châu Á.
Ý kiến của riêng tôi là ở xã hôi Việt Nam thời cổ đại cũng không trải qua sự thống trị của phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ như ở phương Tây mà ở Việt Nam nó chỉ mới manh nha xuất hiện “giai cấp” nô lệ gia trưởng cho nên chưa có địa vị chủ yếu trong xã hội. Do vậy không thể nói ở Việt Nam trải qua sự thống trị của chế độ chiếm hữu nô lệ. Chế độ chiếm hữu nô lệ theo quan điểm của chủ nghĩa Marx phải là tầng lớp làm ra của cải vật chất cho xã hội và chiếm một vị trí nhất định trong xã hội thì khi đó nó mới thật sự thống trị và xã hội mới trải qua thời kỳ thống trị của nó, còn ở đây như chúng ta đã biết sự xuất hiện của nô lệ gia trưởng hay nô tì ở phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng thực ra đó mới chỉ là tầng lớp kẻ hầu, người hạ hay nói đúng hơn đó là một bộ phận kẻ hầu, người hạ trong cung đình cho vua chúa hay tầng lớp trên của xã hội chứ chưa hề sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội mà của cải xã hội là do công xã nông thôn, một tầng lớp dân tự do chiếm đông đảo trong xã hội và giữ địa vị chủ yếu để sản xuất ra của cải, và được các nhà sử học cho họ thuộc thời sơ kỳ của xã hội phong kiến phương Đông hay nói như Marx đây là xã hội phương thức sản xuất châu Á.
Như vậy ở Việt Nam cũng như phương Đông trước chủ nghĩa tư bản đều trải qua ba hình thái phát triển kinh tế xã hội đó là: công xã nguyên thuỷ, phương thức sản xuất châu Á, chế độ phong kiến; ở Việt Nam phương thức sản xuất châu Á kéo dài từ khi bắt đầu xuất hiện nhà nước sơ kỳ Văn Lang-Âu Lạc đến khoảng giữa thế kỷ XIII, mặc dù trước đó chế độ phong kiến đã hình thành nhưng ở làng xã Việt Nam vẫn còn tồn tại chế độ nông dân công xã.
Nói sao đi chăng nữa thì ở thời cổ đại Việt Nam hay nói đúng hơn thời hình thành nhà nước sơ khai Văn Lang-Âu Lạc, ở xã hội Việt Nam không trải qua một thời kỳ thống trị của chế độ chiếm hữu nô lệ mà quan hệ mới chỉ xuất hiện ở nô lệ gia trưởng nhưng đã bị dập tắt nên không thể trở thành phương thức sản xuất chiếm địa vị ở Việt Nam và xã hội Việt Nam cũng như phương Đông đã trải qua phương thức sản xuất châu Á./.
CHÚ GIẢI
(1). Marx – ngles. Tuyển tập (bộ 6 tập) tập 1. NXB sự thật. HN.1980, trang 270 – 274.
(2). V.I.Lênin: Bàn về nhà nước. NXB sự thật. HN.1978, trang 17.
(3). C.Marx – Ph.Engles: toàn tập. tập 13. NXB chính trị quốc gia. Sự thật. HN.1993, trang 16.
(4). Hồ Chí Minh: toàn tập. tập 1. NXB chính trị quốc gia. Sự thật. HN.1995, trang 465.
(5). Nghiên cứu lịch sử. số 1 (202). Tháng 1-2, năm 1982, trang 5-6.
(6). Nghiên cứu lịch sử. số 1 (202). Tháng 1-2, năm 1982, trang 33.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. Các Marx – Phriđrich Engles: Tuyển tập (bộ 6 tập) - tập 1. NXB sự thật – Hà Nội 1980.
2. Các Marx – Phriđrich Engles: Toàn tập - tập 13. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội 1994.
3. V.I.Lênin: Bàn về nhà nước – NXB sự thật – Hà Nội 1960.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập – tập 1. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội 1995.
5. Tạp chí Nghiên cứu lịch sử: Số 52 và 54 năm 1963.
Số 1 (202) năm 1982.
6. Gs. Lương Ninh (chủ biên): Lịch sử thế giới cổ đại. NXb Giáo dục, Hà Nội 2002.
7. PGs. Nguyễn Gia Phu: Những phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản. Đà Lạt. 1996 – 1998.
8. Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh: Lịch sử Việt Nam tập 1. NXb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội 1993.
9. Trịnh Nhu, Nguyễn Gia Phu: Đại cương lịch sử thế giới cổ đại. tập 1. NXb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội 1990.
10. Gs. Trương Hữu Quýnh: Chế độ ruộng đất ở Việt Nam. Tập 1. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1982.
11. Gs. Trương Hữu Quýnh (chủ biên): Đại cương lịch sử Việt Nam tập 1. NXB Giáo dục, Hà Nội 2002.
12. Gs. Văn Tạo: Phương thức sản xuất châu Á – lý luận Marx-Lênin và thực tiễn Việt Nam. NXb Khoa học xã hội, Hà Nội 1996.
13. Vũ Huy Phúc: Tìm về chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX. NXb Khoa học xã hội, Hà Nội 1979.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hình thái kinh tế - xã hội Việt Nam trước thời Bắc thuộc.doc