Hình thành kỹ năng soạn giáo án cho sinh viên

Theo quan điểm hoạt động, dạy học là một quá trình điều khiển hoạt động học tập của học sinh nhằm thực hiện các mục tiêu dạy học. Xuất phát từ nội dung bài học ta cần phát hiện những hoạt động liên hệ với nội dung đó, rồi căn cứ vào mục tiêu của bài mà chọn ra một số hoạt động cho học sinh thực hiện, nhằm phát hiện kiến thức mới hoặc luyện tập các kỹ năng. Các hoạt động nghiên cứu này đều cần được thể hiện ở bài soạn cho một tiết lên lớp.

pdf2 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3589 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình thành kỹ năng soạn giáo án cho sinh viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÌNH THÀNH KỸ NĂNG SOẠN GIÁO ÁN CHO SINH VIÊN ThS. Trần Thị Kim Trúc Khoa Toán Abstract. The author would like to exchange experiences of forming lesson plan making skill for Math students. Also, the author points out the ways of forming lesson plan making for students in general. Tóm tắt. Bài báo muốn trao đổi với bạn đọc những kinh nghiệm để hình thành kỹ năng soạn giáo án cho sinh viên sư phạm Toán. Đồng thời bài báo cũng chỉ ra phương hướng để hình thành kỹ năng soạn giáo án cho sinh viên. Theo quan điểm hoạt động, dạy học là một quá trình điều khiển hoạt động học tập của học sinh nhằm thực hiện các mục tiêu dạy học. Xuất phát từ nội dung bài học ta cần phát hiện những hoạt động liên hệ với nội dung đó, rồi căn cứ vào mục tiêu của bài mà chọn ra một số hoạt động cho học sinh thực hiện, nhằm phát hiện kiến thức mới hoặc luyện tập các kỹ năng. Các hoạt động nghiên cứu này đều cần được thể hiện ở bài soạn cho một tiết lên lớp. Bài soạn là kế hoạch của giáo viên để dạy học từng tiết, nó thể hiện một cách sinh động mối liên hệ hữu cơ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp và điều kiện dạy học. Vì vậy để nâng cao chất lượng đào tạo dạy học cho sinh viên cần phải hình thành kỹ năng soạn bài cho họ. Kỹ năng soạn bài gồm nhiều kỹ năng bộ phận, có mối quan hệ mật thiết với nhau, gồm các kỹ năng sau : - Kỹ năng xác định mục tiêu bài dạy. - Kỹ năng xác định nội dung và cấu trúc bài dạy. - Kỹ năng xác định nguồn gốc thông tin phục vụ cho hoạt động dạy học (tài liệu tham khảo). - Kỹ năng xác định những chiến lược hoạt động dạy học cho phù hợp (phương pháp dạy học). Mục tiêu bài học là cái đích của một quá trình. Việc xác định mục tiêu đúng, cụ thể thì mới có căn cứ để đánh giá chất lượng, hiệu qủa của quá trình dạy học. Khi xác định mục tiêu cần phải tính đến việc đánh giá. Đề ra mục tiêu cao mà không thực hiện và đánh giá được cũng không mang lại kết quả gì. Theo quan điểm dạy học “ hướng vào học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, phát huy vai trò tích cực của chủ thể người học thì mục tiêu dạy học phải hướng vào học sinh, do học sinh thực hiện”. Vì vậy để thực hiện tốt kỹ năng này sinh viên phải đạt được những nội dung sau : - Nêu đầy đủ các loại mục tiêu : kiến thức, kỹ năng, thái độ… - Mục tiêu dạy học phải cụ thể, có khả năng đo được, đánh giá được - Mục tiêu mỗi hoạt động học phải xác định được mức độ thành công của học sinh sau mỗi bài học đó. Xác định nội dung và cấu trúc của bài dạy nói chung phụ thuộc nhiều vào sách giáo khoa và đặc điểm của người học, điều kiện giảng dạy của nhà trường. Ví dụ: sinh viên có trong tay sách giáo khoa, hệ thống các tài liệu tham khảo với mức độ khác nhau, khi đó sinh viên sẽ chọn những gì làm nội dung dạy học? Sinh viên không thể lấy tất cả những kiến thức đã học được làm nội dung dạy học, mà kiến thức dạy cần phải tinh giản trên cơ sở cấu trúc những kiến thức liên quan cần thiết cho người học, phù hợp với mục tiêu và điều kiện dạy học của nhà trường. Để thực hiện tốt kỹ năng này sinh viên phải thực hiện được các yêu cầu sau : - Xác định được nội dung chính, phụ trong bài dạy - Xác định lôgíc cấu trúc của các nội dung trong bài học - Xác định mối quan hệ của bài học với nội dung kiến thức khác trong chương trình. Sau khi xác lập được nguồn thông tin và cấu trúc của bài dạy thì sinh viên cũng phải biết xác định nguồn tư liệu thông tin phục vụ cho việc giảng dạy và học tập. Sinh viên không thể chỉ dựa vào những kiến thức trong thời điểm mình học, trong giáo trình mà đòi hỏi họ phải truy cập thông tin từ những tư liệu khác nhau, để bổ xung cho bài giảng. Các thông tin thu thập cần phải sàng lọc, cấu trúc lại cho người học sử dụng thuận tiện, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng. Điều này đòi hỏi sinh viên phải thực hiện tốt các yêu cầu sau : - Xác định được những sách báo, tài liệu có liên quan đến nội dung bài dạy. - Xác định được các đồ dùng trực quan phục vụ cho bài dạy. - Kinh nghiệm cá nhân, các ví dụ cụ thể được sử dụng trong bài dạy. Đặc biệt khi cấu tạo lại các thông tin phải sắp xếp sao cho các thông tin đó phù hợp với mục tiêu dạy học, với đặc điểm của người học, với điều kiện của nhà trường. Dạy học là quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo. Giáo viên cần dự kiến cấu trúc phương pháp dạy cho phù hợp với mục tiêu, nội dung. Trong mỗi nội dung sử dụng phương pháp nào là chủ yếu, tiến trình bài học nên bắt đầu từ đâu? Để thực hiện tốt kỹ năng này sinh viên phải thực hiện tốt các việc sau : - Xác định phương pháp, phương tiện dạy chủ yếu. - Trình tự các hoạt động của giáo viên, của học sinh. - Xác định hình thức dạy học (cá nhân, hợp tác theo nhóm nhỏ,.. .). Thành công của hoạt động dạy học phụ thuộc nhiều vào kỹ năng soạn bài. Muốn dạy tốt trước hết phải soạn bài tốt. Kỹ năng soạn bài dựa trên nhiều cơ sở khác nhau, trong đó môn phương pháp dạy học toán, những hoạt động rèn luyện nhiệp vụ thường xuyên, thực tế kiến, thực tập sư phạm giữ vị trí quan trọng đặc biệt. Vì vậy để hình thành kỹ năng soạn giáo án cho sinh viên chúng ta cần thực hiện tốt các công việc sau : - Trang bị cho sinh viên hệ thống những tri thức kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ, giúp cho sinh viên có được những cơ sở để xây dựng mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học. - Tăng cường các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên. - Trong các đợt kiến, thực tập sư phạm tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc với thực tiễn giảng dạy của nhà trường. Kết hợp với giáo viên chỉ đạo hướng dẫn sinh viên soạn bài và dạy học phù hợp với mục tiêu, chương trình đào tạo và đặc điểm thực tế của nhà trường TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Bá Kim- Phương pháp dạy học môn toán. NXB Đại học sư phạm, 2004.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfHình thành kỹ năng soạn giáo án cho sinh viên.pdf
Luận văn liên quan