Hình thành thói quen sử dụng Át - Lát cho học sinh THCS

ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, việc dạy học theo phương pháp đổi mới, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng là một trong những yêu cầu quan trọng của giáo dục phổ thông. Để đảm bảo bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, khai thác kiến thức một cách khoa học, sáng tạo, đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học một cách sáng tạo, linh hoạt. Trong các tài liệu dạy học địa lý, Át-lát địa lý là một tài liệu quan trọng, nó vừa đóng vai trò là phương tiện dạy - học, vừa là tài liệu quan trọng trong thi cử và cuộc sống. Tên gọi Át-lát là một từ mượn, bắt nguồn từ thần thoại Hi Lạp. Chuyện kể rằng, thần Át-lát có sức khỏe, có thể nâng cả Trái Đất và bầu trời lên. Từ đó, người ta lấy tên Át-lát đặt cho tập hợp các bản đồ. (tiếng Anh: atlas, có nghĩa là tập bản đồ). Tuy nhiên, hiện nay, một tập Át-lát địa lý không chỉ là tập bản đồ, mà nó là tập hợp các bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh và bảng số liệu thống kê . Trong đó, các bản đồ đóng vai trò chủ đạo. Các bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh và bảng số liệu thống kê . trong Át-lát được sắp xếp một cách khoa học, phục vụ cho mục đích dạy học, có hình thức trình bày đẹp, chất lượng in tốt, dễ đọc, dễ nhớ. Mỗi tập Át-lát có tính thống nhất cao về cơ sở toán học, nội dung và bố cục. Át-lát địa lý có nhiều loại: Át-lát địa lý thế giới, Át-lát địa lý châu lục, Át-lát địa lý khu vực, Át-lát địa lý Việt Nam .phù hợp với mục đích sử dụng cho chương trình học tập của học sinh phổ thông cũng như sử dụng trong sản xuất và đời sống. Trong trương trình giáo dục phổ thông, Át-lát địa lý Việt Nam được sử dụng rộng rãi nhất, được biết đến nhiều nhất. Át-lát địa lý Việt Nam được xây dựng dựa trên chương trình địa lý Việt Nam, nó diễn giải các vấn đề địa lý tự nhiên, kinh tế, xã hội, đi từ cái chung đến cái riêng, từ tự nhiên đến kinh tế xã hội, từ toàn thể đến khu vực, các bộ phận. Át-lát Địa lý Việt Nam cũng như các loại Át-lát khác, nó có giá trị rất lớn trong nghiên cứu, học tập Địa lý, trong sản xuất và đời sống. Đặc biệt, trong học tập địa lý ở nhà trường phổ thông, Át-lát địa lý Việt Nam có vai trò rất quan trọng, nó có giá trị rất lớn đối với nhiều hoạt động dạy học như khai thác kiến thức mới, minh họa kiến thức, kiểm tra, đánh giá, thi cử .Át-lát địa lý Việt Nam được coi là “tài liệu” duy nhất mà học sinh được sử dụng trong tất cả các kỳ thi, từ thi học kỳ, thi học sinh giỏi các cấp đến thi tuyển sinh vào lớp 10 , thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi tuyển sinh đại học, cao đẳng . Vì vậy, sử dụng thành thạo và khai thác lợi thế từ Át-lát địa lý Việt Nam sẽ giúp ích rất nhiều cho mọi người trong quá trình dạy học, thi cử và cuộc sống . Sử dụng Át-lát cũng như sử dụng các phương tiện dạy học khác, sẽ giúp học sinh khai thác, chiếm lĩnh kiến thức một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng và lâu bền. Tuy nhiên, Át-lát địa lý Việt Nam lại là phương tiện dạy học, đồ dùng dạy học duy nhất mà học sinh có thể sử dụng cả trong học tập lẫn kiểm tra, thi cử. Trong Át-lát địa lý có các bảng số liệu thống kê, biểu đồ được cập nhật giúp học sinh có các nguồn dẫn chứng quan trọng trong quá trình làm bài. Át-lát địa lý Việt Nam có giá trị rất lớn như vậy nên nhiều giáo viên đã chú ý đến việc rèn kỹ năng sử dụng Át-lát địa lý Việt Nam cho học sinh. Đã có nhiều tài liệu, cẩm nang hướng dẫn sử dụng Át-lát địa lý Việt Nam, đã có nhiều sáng kiến kinh nghiệm viết về việc sử dụng Át-lát địa lý Việt Nam trong dạy học, kiểm tra đánh giá môn địa lý. Tuy nhiên, đa số các cẩm nang, tài liệu này đều chỉ chú trọng cho học sinh trung học phổ thông vì đối tượng này có nhiều liên quan trong thi cử như thi tốt nghiệp trung học cơ sở, thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, hoặc viết chung cho cả học sinh của hai bậc học.Trong khi đó, qua tìm hiểu của chúng tôi, chưa thấy công bố, phổ biến sáng kiến kinh nghiệm hay tài liệu nào về việc rèn kỹ năng sử dụng Át-lát địa lý Việt Nam cho đối tượng học sinh trung học cơ sở. Do được xây dựng trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông của môn Địa lý nên cuốn Át-lát địa lý Việt Nam được sử dụng cho 2 chương trình, 2 cấp học khác nhau, phù hợp với hai trình độ khác nhau là trung học phổ thông và trung học cở sở. Ở mỗi cấp học, phương pháp sử dụng Át-lát địa lý Việt Nam có khác nhau, phù hợp với mục tiêu chương trình, chuẩn kiến thức, kỹ năng của mỗi cấp học. Chính vì lí do đó, chúng tôi lựa chọn đề tài “hình thành kỹ năng sử dụng Át-lát địa lý Việt Nam cho học sinh trung học cơ sở”.

doc23 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6090 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hình thành thói quen sử dụng Át - Lát cho học sinh THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, việc dạy học theo phương pháp đổi mới, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng là một trong những yêu cầu quan trọng của giáo dục phổ thông. Để đảm bảo bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, khai thác kiến thức một cách khoa học, sáng tạo, đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học một cách sáng tạo, linh hoạt. Trong các tài liệu dạy học địa lý, Át-lát địa lý là một tài liệu quan trọng, nó vừa đóng vai trò là phương tiện dạy - học, vừa là tài liệu quan trọng trong thi cử và cuộc sống. Tên gọi Át-lát là một từ mượn, bắt nguồn từ thần thoại Hi Lạp. Chuyện kể rằng, thần Át-lát có sức khỏe, có thể nâng cả Trái Đất và bầu trời lên. Từ đó, người ta lấy tên Át-lát đặt cho tập hợp các bản đồ. (tiếng Anh: atlas, có nghĩa là tập bản đồ). Tuy nhiên, hiện nay, một tập Át-lát địa lý không chỉ là tập bản đồ, mà nó là tập hợp các bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh và bảng số liệu thống kê... Trong đó, các bản đồ đóng vai trò chủ đạo. Các bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh và bảng số liệu thống kê... trong Át-lát được sắp xếp một cách khoa học, phục vụ cho mục đích dạy học, có hình thức trình bày đẹp, chất lượng in tốt, dễ đọc, dễ nhớ. Mỗi tập Át-lát có tính thống nhất cao về cơ sở toán học, nội dung và bố cục. Át-lát địa lý có nhiều loại: Át-lát địa lý thế giới, Át-lát địa lý châu lục, Át-lát địa lý khu vực, Át-lát địa lý Việt Nam...phù hợp với mục đích sử dụng cho chương trình học tập của học sinh phổ thông cũng như sử dụng trong sản xuất và đời sống. Trong trương trình giáo dục phổ thông, Át-lát địa lý Việt Nam được sử dụng rộng rãi nhất, được biết đến nhiều nhất. Át-lát địa lý Việt Nam được xây dựng dựa trên chương trình địa lý Việt Nam, nó diễn giải các vấn đề địa lý tự nhiên, kinh tế, xã hội, đi từ cái chung đến cái riêng, từ tự nhiên đến kinh tế xã hội, từ toàn thể đến khu vực, các bộ phận. Át-lát Địa lý Việt Nam cũng như các loại Át-lát khác, nó có giá trị rất lớn trong nghiên cứu, học tập Địa lý, trong sản xuất và đời sống. Đặc biệt, trong học tập địa lý ở nhà trường phổ thông, Át-lát địa lý Việt Nam có vai trò rất quan trọng, nó có giá trị rất lớn đối với nhiều hoạt động dạy học như khai thác kiến thức mới, minh họa kiến thức, kiểm tra, đánh giá, thi cử...Át-lát địa lý Việt Nam được coi là “tài liệu” duy nhất mà học sinh được sử dụng trong tất cả các kỳ thi, từ thi học kỳ, thi học sinh giỏi các cấp đến thi tuyển sinh vào lớp 10 , thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi tuyển sinh đại học, cao đẳng... Vì vậy, sử dụng thành thạo và khai thác lợi thế từ Át-lát địa lý Việt Nam sẽ giúp ích rất nhiều cho mọi người trong quá trình dạy học, thi cử và cuộc sống... Sử dụng Át-lát cũng như sử dụng các phương tiện dạy học khác, sẽ giúp học sinh khai thác, chiếm lĩnh kiến thức một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng và lâu bền. Tuy nhiên, Át-lát địa lý Việt Nam lại là phương tiện dạy học, đồ dùng dạy học duy nhất mà học sinh có thể sử dụng cả trong học tập lẫn kiểm tra, thi cử. Trong Át-lát địa lý có các bảng số liệu thống kê, biểu đồ được cập nhật giúp học sinh có các nguồn dẫn chứng quan trọng trong quá trình làm bài. Át-lát địa lý Việt Nam có giá trị rất lớn như vậy nên nhiều giáo viên đã chú ý đến việc rèn kỹ năng sử dụng Át-lát địa lý Việt Nam cho học sinh. Đã có nhiều tài liệu, cẩm nang hướng dẫn sử dụng Át-lát địa lý Việt Nam, đã có nhiều sáng kiến kinh nghiệm viết về việc sử dụng Át-lát địa lý Việt Nam trong dạy học, kiểm tra đánh giá môn địa lý. Tuy nhiên, đa số các cẩm nang, tài liệu này đều chỉ chú trọng cho học sinh trung học phổ thông vì đối tượng này có nhiều liên quan trong thi cử như thi tốt nghiệp trung học cơ sở, thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, hoặc viết chung cho cả học sinh của hai bậc học.Trong khi đó, qua tìm hiểu của chúng tôi, chưa thấy công bố, phổ biến sáng kiến kinh nghiệm hay tài liệu nào về việc rèn kỹ năng sử dụng Át-lát địa lý Việt Nam cho đối tượng học sinh trung học cơ sở. Do được xây dựng trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông của môn Địa lý nên cuốn Át-lát địa lý Việt Nam được sử dụng cho 2 chương trình, 2 cấp học khác nhau, phù hợp với hai trình độ khác nhau là trung học phổ thông và trung học cở sở. Ở mỗi cấp học, phương pháp sử dụng Át-lát địa lý Việt Nam có khác nhau, phù hợp với mục tiêu chương trình, chuẩn kiến thức, kỹ năng của mỗi cấp học. Chính vì lí do đó, chúng tôi lựa chọn đề tài “hình thành kỹ năng sử dụng Át-lát địa lý Việt Nam cho học sinh trung học cơ sở”. B. NỘI DUNG Thực trạng Trong những năm qua, nội dung chương trình và phương pháp dạy học đã có nhiều đổi mới. Ở bộ môn Địa lý cũng vậy, chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng nâng cao, các điều kiện dạy học ngày càng tốt hơn. Bên cạnh việc dạy kiến thức, nhiều giáo viên đã chú ý đến việc hình thành kỹ năng, nên chất lượng dạy học ngày càng được nâng cao, điều đó được thể hiện trong kết quả các kỳ thi. Học sinh đã thành thạo nhiều kỹ năng, nhưng kỹ năng sử dụng Át-lát, nhất là học sinh trung học cơ sở thì còn rất hạn chế. Là những giáo viên nhiều năm dạy Địa lý khối 8, 9 và bồi dưỡng học sinh giỏi khối 9, chúng tôi rất trăn trở trong việc rèn luyện kỹ năng sử dụng Át-lát địa lý Việt Nam cho học sinh. Qua thực tế, chúng tôi thấy nhiều giáo viên đã nhận thức được vai trò của Át-lát địa lý Việt Nam nên đã chú ý sử dụng trong giảng dạy trên lớp cũng như hướng dẫn học sinh có thói quen sử dụng Át-lát trong kiểm tra và thi cử. Tuy nhiên, mức độ sử dụng chưa nhiều, chưa thường xuyên, phạm vi sử dụng chưa rộng, chủ yếu phổ biến cho đối tượng học sinh khá, giỏi. Còn lại, chúng tôi thấy phần lớn giáo viên chưa quan tâm đến việc sử dụng Át-lát, thậm chí, rất nhiều học sinh chưa một lần nhìn thấy Át-lát địa lý Việt Nam. II. Nguyên nhân - Giáo viên có nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ về vai trò của Át-lát địa lý Việt Nam trong học tập, thi cử môn Địa Lý. - Một số giáo viên đã thấy được vai trò của Át-lát địa lý Việt Nam nhưng chưa mạnh dạn sử dụng trong quá trình giảng dạy trên lớp do nhiều lí do như sử dụng Át-lát địa lý sẽ mất nhiều thời gian, “cháy” giáo án, phải thêm nhiều thao tác...Đặc biệt, có một số giáo viên còn có suy nghĩ rằng lâu nay mình có dạy Át-lát đâu mà học sinh vẫn học tập bình thường. - Một bộ phận giáo viên có tư tưởng mặc cảm, tự ti, cho rằng môn Địa lý là môn phụ, học như thế là đủ rồi, để giành thời gian và công sức cho môn khác. - Một số giáo viên đã thấy được vai trò của Át-lát địa lý Việt Nam, học sinh đã được trang bị Át-lát nhưng giáo viên chưa biết cách rèn kỹ năng sử dụng cho học sinh, từ đó học sinh chưa có thói quen sử dụng Át-lat trong học tập cũng như trong thi cử. III. Giải pháp Từ thực tế trên, chúng tôi rút ra được một số kinh nghiệm hình thành thói quen sử dụng Át-lát địa lý Việt Nam cho học sinh trong học tập, kiểm tra, thi cử. Những kinh nghiệm này tuy nhỏ nhưng phù hợp với bậc trung học cơ sở, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới việc kiểm tra, đánh giá. Đặc biệt, nó rất phù hợp với yêu cầu dạy học, kiểm tra đánh giá bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng. Trong phạm vi đề tài, chúng tôi đề cập đến 3 vấn đề trọng tâm, đó là: - Một số kinh nghiệm hình thành kỹ năng sử dụng Át-lát địa lý Việt Nam cho học sinh. - Hướng dẫn học sinh sử dụng Át-lát địa lý Việt Nam để khai thác kiến thức mới phục vụ cho các bài học trên lớp. - Hướng dẫn học sinh sử dụng Át-lát địa lý Việt Nam trong quá trình kiểm tra, đánh giá và thi cử. Một số kinh nghiệm hình thành kỹ năng sử dụng Át-lát địa lý Việt Nam cho học sinh trung học cơ sở Át-lát địa lý là tập hợp của các bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh... Hình thành kỹ năng sử dụng Át-lát địa lý cho học sinh là một quá trình lâu dài, liên tục từ lớp này qua lớp khác, đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, đòi hỏi nhiều công sức và sự phối hợp chặt chẽ giữa các lớp nhằm đạt mục tiêu cuối cùng là biết sử dụng Át-lát địa lý như một nguồn cung cấp kiến thức phục vụ cho học tập, thi cử... Để hình thành kỹ năng sử dụng Át-lát địa lý, trước tiên, giáo viên cần hình thành các kỹ năng về bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh...nói chung là kỹ năng khai thác kênh hình. Trong thực tế, ngay từ bậc Tiểu học, học sinh đã được làm quen với bản đồ, biểu đồ một cách đơn giản. Lên lớp 6, các em được học khá đầy đủ về bản đồ: Ký hiệu bản đồ, tỷ lệ bản đồ, phương hướng trên bản đồ...và cũng được thực hành lập và đọc một số bản đồ đơn giản. Đặc biệt, chương trình Địa Lý lớp 7 rất chú ý đến việc rèn kỹ năng bản đồ, biểu đồ. Để rèn kỹ năng đọc bản đồ cho học sinh, chúng ta có thể tiến hành các bước từ đơn giản đến phức tạp như sau: - Bước 1: Rèn kỹ năng nhận biết, chỉ và đọc tên các đối tượng địa lý trên bản đồ. (Ví dụ: Chỉ và đọc tên các đô thị, các dòng biển, các con sông...) - Bước 2: Rèn kỹ năng xác định phương hướng, đo đạc tính toán trên bản đồ. (Ví dụ: xác định phương hướng, đo khoảng cách giữa 2 địa điểm dựa vào tỉ lệ bản đồ...) - Bước 3: Rèn kỹ năng xác định vị trí, mô tả từng yếu tố thành phần của tự nhiên, kinh tế, xã hội được biểu hiện trên bản đồ. (Ví dụ: Xác định vị trí môi trường đới nóng, đới ôn hòa; xác định vị trí địa lý, mô tả đặc điểm địa hình châu Phi, châu Mỹ...) - Bước 4: Rèn kỹ năng xác định các mối liên hệ địa lý trên bản đồ. (Ví dụ: Dựa vào lược đồ để vận dụng các mối liên hệ để giải thích các đặc điểm về khí hậu, sông ngòi...) - Bước 5: Rèn kỹ năng mô tả tổng hợp địa lý một khu vực, bao gồm cả vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, sông ngòi, sinh vật, dân cư, kinh tế... Trong các bước trên, bước 1 và bước 2 được hình thành từ lớp 6, bước 3, bước 4 hình thành từ lớp 7. Đến lớp 8, học sinh được hoàn thiện tất cả các mức độ của kỹ năng bản đồ. Để rèn kỹ năng đọc biểu đồ, ta tiến hành các bước như sau: - Bước 1: Giúp học sinh làm quen với biểu đồ: Đọc tên, đọc chú giải để biết được biểu đồ hình gì, thể hiện cái gì...Khác với kỹ năng bản đồ, trong chương trình địa lý trung học cơ sở không có các bài học cụ thể về biểu đồ, mà các bài học làm quen với biểu đồ học sinh được học khá kỹ trong chương trình Toán 6, Toán 7. - Bước 2: Đo tính các đại lượng: cao nhất, thấp nhất; nhiều nhất, ít nhất, xu hướng biến động tăng hay giảm... (Ví dụ: đo tính lượng mưa, nhiệt độ trong năm...) - Bước 3: Từ việc đối chiếu, so sánh, rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết. - Bước 4: Từ những nhận xét, kết luận, học sinh vận dụng các kiến thức địa lý để giải thích, làm sáng tỏ giá trị cũng như biến động của các đại lượng. Học sinh nắm được các bước nêu trên không phải qua thuyết trình mà thông qua thực hành, ngấm dần vào học sinh thông qua các bài tập, cả ở lớp, ở nhà... Ví dụ minh họa: Ở bài 21 Địa lý 6: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa. Đây là bài học cơ bản đầu tiên trong chương trình địa lý THCS về phân tích một biểu đồ. Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa là một biểu đồ dễ đọc, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc tên biểu đồ, xác định nhiệt độ, lượng mưa theo các tháng, chú ý các tháng nhiệt độ cao nhất, thấp nhất, tháng mưa nhiều nhất, ít nhất... Có thể theo mẫu sau: Nhiệt độ Cao nhất Thấp nhất Chênh lệch Kết luận Mưa Tháng mưa nhiều Tháng mưa ít Kết luận Kỹ năng đọc các bảng số liệu, các tranh ảnh cũng được hình thành một cách liên tục từ tiết này qua tiết khác, lớp này qua lớp khác như trên. Cùng với quá trình tích lũy kiến thức địa lý, các kỹ năng địa lý dần dần được hoàn thiện, cách thức đọc, nhận xét bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh...của học sinh ngày càng sâu sắc, chính xác, chặt chẽ. Để rèn kỹ năng bản đồ, biểu đồ cho học sinh, một công cụ quan trọng rất có giá trị trong rèn kỹ năng, rất gần với Át-lát địa lý, đó là cuốn TẬP BẢN ĐỒ. Như trên đã nói, “atlas” hiểu theo nghĩa đơn giản chính là “tập bản đồ” Tập bản đồ bao gồm các bài tập và bài thực hành địa lý. Các câu hỏi, bài tập trong tập bản đồ được cân nhắc, lựa chọn cho phù hợp với từng cấp học. Thông qua quan sát, phân tích và làm việc với bản đồ, lược đồ, sơ đồ, biểu đồ...học sinh sẽ có điều kiện nắm chắc kiến thức, kỹ năng của bài học. Tập bản đồ có thể dùng để ôn bài cũ, củng cố bài mới, rèn luyện kỹ năng thực hành và kiểm tra bài. Làm việc tốt với tập bản đồ là bước đệm quan trọng để học sinh có thể làm quen, làm việc tốt với Át-lát địa lý. Như vậy, khi học sinh đã tương đối hoàn thiện kỹ năng khai thác kênh hình, kỹ năng sử dụng tập bản đồ thì có thể cho học sinh làm quen với Át-lát địa lý. Khi đó, từ làm quen đến sử dụng thành thạo Át-lát địa lý là rất gần, vì các kỹ năng cần thiết các em đã có. Có thế sơ đồ hóa quá trình hình thành kỹ năng sử dụng Át-lát địa lý cho học sinh như sau: KỸ NĂNG BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ, TRANH ẢNH... (Kỹ năng khai thác kênh hình) KỸ NĂNG SỬ DỤNG TẬP BẢN ĐỒ KỸ NĂNG SỬ DỤNG ÁT-LÁT ĐỊA LÝ Qua sơ đồ trên, ta thấy: - Để hình thành kỹ năng sử dụng Át-lát, trước hết học sinh cần có các kỹ năng khai thác kênh hình cần thiết như kỹ năng sử dụng bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh... - Từ các kỹ năng khai thác kênh hình, có thể cho học sinh tiếp cận và sử dụng Át-lát ngay, cũng có thể cho các em phát triển lên là sử dụng tập bản đồ, rồi sử dụng Át-lát. Tập bản đồ là bước đệm để hình thành kỹ năng sử dụng Át-lát. Hướng dẫn học sinh sử dụng Át-lát địa lý Việt Nam để khai thác kiến thức mới phục vụ cho các bài học ở lớp. Từ học kỳ II của lớp 8, chúng ta nên yêu cầu học sinh trang bị Át-lát địa lý Việt Nam. Chúng ta cần nói rõ với các em là Át-lát địa lý Việt Nam không chỉ sử dụng cho lớp 8 mà còn sử dụng cho lớp 9 và các cấp học cao hơn. Khi có Át-lát địa lý Việt Nam, các em sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ ban đầu. Vì vậy, để các em làm quen, giáo viên cần dành ít nhiều thời gian hướng dẫn các em làm quen với hệ thống ký hiệu, chú giải trong Át-lát. Sau đó, các em sẽ nhanh chóng làm quen và dễ dàng sử dụng vì các kỹ năng cần thiết cho việc sử dụng Át-lát các em đã được trang bị và sử dụng thành thạo. Trong những bài học có liên quan đến Át-lát địa lý Việt Nam, khi cần đặt ra câu hỏi để khai thác kiến thức, giáo viên cần nói rõ cho học sinh là dựa vào trang nào, nghiên cứu nội dung gì. Ví dụ: Khi dạy bài 22 Địa Lý 8, chúng ta có thể nêu câu hỏi: Dựa vào Át-lát địa lý Việt Nam, trang 4 và 5, em hãy: - Xác định vị trí địa lý nước ta. - Cho biết các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây nằm ở tỉnh nào? - Cho biết nước ta có biên giới trên đất liền với những nước nào? Sau một thời gian sử dụng, học sinh sẽ có thói quen là mỗi lúc cần tìm kiếm các thông tin liên quan đến bản đồ, biểu đồ, các em sẽ mở Át-lát địa lý Việt Nam ra để tìm. Khi sử dụng thành thạo, các em còn có thể hình dung được nội dung đó nằm ở trang nào của Át-lát. Sau đây, chúng tôi xin hệ thống hóa lại các bài học và nội dung cần sử dụng Át-lát địa lý Việt Nam để các bạn bè đồng nghiệp tham khảo. KHỐI 8 TT BÀI NỘI DUNG SỬ DỤNG AT-LAT 1 Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam Xác định vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam. Xác định các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây. 2 Vùng biển Việt Nam Xác định vị trí, giới hạn vùng biển Việt Nam. Xác định các đảo, quần đảo trong biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam. 3 Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam Xác định các mỏ khoáng sản chính của nước ta. 4 Đặc điểm địa hình Việt Nam Nêu đặc điểm địa hình Việt Nam. Tìm, đọc tên các dãy núi chính, các cao nguyên, đồng bằng lớn ở nước ta. 5 Đọc bản đồ địa hình Xác định vị trí địa lý của các tỉnh, thành. Xác định các mỏ khoáng sản chính ở nước ta. 6 Đặc điểm sông ngòi Việt Nam Xác định các hệ thống sông chính ở nước ta. 7 Các hệ thống sông lớn ở nước ta Xác định và giải thích một số đặc điểm của các hệ thống sông chính ở nước ta. 8 Thực hành về khí hậu, thuỷ văn Việt Nam Xác định các trạm khí hậu, vận dụng kiến thức để giải thích các đặc điểm khí hậu, sông ngòi. 9 Đọc lát cắt tự nhiên tổng hợp Xác định vị trí lát cắt, đọc lát cắt. 10 Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Xác định vị trí địa lý, địa hình, sông ngòi. 11 Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Xác định vị trí địa lý, địa hình, sông ngòi. 12 Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ Xác định vị trí địa lý, địa hình, sông ngòi. KHỐI 9 TT BÀI NỘI DUNG SỬ DỤNG AT-LAT 1 Phân bố dân cư Nhận biết sự phân bố dân cư, đô thị ở nước ta : Tìm được một số vùng tập trung đông dân, thưa dân và một số đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh ….. 2 Quá trình phát triển kinh tế Xác định vị trí các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm. 3 Ngành nông nghiệp Xác định sự phân bố một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu. 4 Ngành lâm nghiệp và thủy sản Sự phân bố các loại rừng, bãi tôm, cá; vị trí các ngư trường trọng điểm. 5 Ngành công nghiệp Sự phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm, các trung tâm công nghiệp ở nước ta. Xác định trên lược đồ hai khu vực tập trung công nghiệp lớn là Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Hồng; hai trung tâm công nghiệp lớn là TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội 6 Ngành dịch vụ Nhận biết cơ cấu và sự phát triển của ngành dịch vụ nước ta : Xác định một số tuyến đường giao thông quan trọng như quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, 5,6,22,80,7,8,9… đường sắt Thống Nhất... Các sân bay quốc tế: Hà Nội, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh... Các cảng lớn: Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn... 7 Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ Xác định vị trí, giới hạn của vùng. Phân tích Át-lát để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, phân bố một số khoáng sản, phân bố của các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp của vùng. 8 Vùng Đồng Bằng Sông Hồng Xác định vị trí, giới hạn của vùng và vùng kinh tế trọng điểm Phía Bắc. Sử dụng Át-lát để thấy rõ sự phân bố tài nguyên và các trung tâm kinh tế của vùng. 9 Vùng Bắc Trung Bộ Xác định vị trí, giới hạn của vùng, các trung tâm công nghiệp của vùng. Phân tích và trình bày về đặc điểm tự nhiên, phân bố một số ngành sản xuất chủ yếu của vùng. 10 Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ Xác định vị trí, giới hạn của vùng; giới hạn vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, các trung tâm công nghiệp của vùng. Nhận biết và trình bày đặc điểm tự nhiên, kinh tế của vùng. 11 Vùng Tây Nguyên Xác định vị trí, giới hạn của vùng, các trung tâm kinh tế, sự phân bố một số cây công nghiệp (cà phê, cao su, chè, hồ tiêu...) Phân tích Át-lát để biết đặc điểm tự nhiên, dân cư, tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất của vùng. 12 Vùng Đông Nam Bộ Xác định vị trí, giới hạn của vùng, các trung tâm kinh tế lớn, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phân tích Át-lát để nhận biết tự nhiên, dân cư và phân bố một số ngành sản xuất của vùng. 13 Vùng Đồng Bắng Sông Cửu Long Xác định vị trí, giới hạn của vùng. Trình bày đặc điểm kinh tế của vùng. 14 Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo Xác định vị trí, phạm vi của vùng biển Việt Nam. Xác định vị trí một số đảo và quần đảo lớn từ Bắc vào Nam: Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Quý, ……. Ví dụ minh họa: Tiết 29-bài 27. Thực hành-Kinh tế biển của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Trong phạm vi của ví dụ này, chúng tôi xin nêu các vấn đề liên quan đến việc sử dụng Át-lat địa lý Việt Nam phục vụ cho bài học trên lớp. Nội dung 1: Đánh giá tiềm năng kinh tế biển của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. * Hoạt động 1: Học sinh xác định các cơ sở kinh tế biển của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào Át-lát địa lý Việt Nam xác định các cơ sở kinh tế biển của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ theo mẫu sau: Tỉnh Cảng biển Bãi cá, tôm Cơ sở SX muối Bãi biển đẹp Với việc sử dụng thành thạo Át-lát địa lý Việt Nam, học sinh dễ dàng xác định được các địa danh, khu vực phân bố các bãi tôm, cá...để hoàn thành bài tập. Tỉnh Cảng biển Bãi cá, tôm Cơ sở SX muối Bãi biển đẹp Thanh Hóa X Sầm Sơn Nghệ An Cửa Lò X Cửa Lò Hà Tĩnh Vũng Áng X Thiên Cầm Quảng Bình Nhật Lệ X Nhật Lệ Quảng Trị X Cửa Tùng Thừa Thiên-Huế Chân Mây X Lăng Cô Đà Nẵng Đà Nẵng X Non Nước Quảng Nam X Mỹ Khê Quảng Ngãi Dung Quất X Sa Huỳnh Sa Huỳnh Bình Định Quy Nhơn X Quy Nhơn Phú Yên X Đại Lãnh Khánh Hòa Nha Trang, Cam Ranh X Nha Trang Ninh Thuận X Cà Ná Cà Ná Bình Thuận X Mũi Né * Hoạt động 2: Nhận xét tiềm năng kinh tế biển của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là công việc đòi hỏi mức độ tư duy tổng hợp cao, nên giáo viên cho các em hoạt động theo nhóm: - Nhận xét tiềm năng kinh tế biển của Bắc Trung Bộ. - Nhận xét tiềm năng kinh tế biển của Duyên hải Nam Trung Bộ. Ngoài kết quả từ hoạt động 1, các em có thể sử dụng Át-lát địa lý Việt Nam để tìm ra các nguồn dẫn chứng để minh họa cho kết luận của mình. Kết luận: Cả Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều tiềm năng phát triển các ngành kinh tế biển: - Bắc Trung Bộ có thế mạnh về du lịch biển, giao thông vận tải biển, nuôi trồng, đánh bắt hải sản. - Duyên hải Nam Trung Bộ có thế mạnh về giao thông vận tải biển, du lịch biển, khai thác khoáng sản biển, nuôi trồng, đánh bắt hải sản. - Nhìn chung, Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng để phát triển tổng hợp kinh tế biển lớn hơn Bắc Trung Bộ. * Hoạt động 3: Phân tích mối liên hệ địa lý. Đây là một hoạt động nâng cao, giáo viên chia nhóm hoạt động theo nội dung sau: - Nhóm 1. Dựa vào Át-lát địa lý Việt Nam, xác định vị trí các điểm di lịch biển, các điểm du lịch tự nhiên, văn hóa trong nội địa, rút ra nhận xét. - Nhóm 2. Dựa vào Át-lát địa lý Việt Nam, xác định các cảng biển, các quốc lộ nối các cảng biển trong vùng với vùng Tây Nguyên, rút ra nhận xét. Kết luận: - Bắc Trung Bộ có thế mạnh về du lịch, đặc biệt là sự kết hợp, phát triển tổng hợp du lịch biển với du lịch văn hóa, sinh thái trong đất liền. - Các cảng biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ có vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, là cửa ngõ xuất nhập khẩu hàng hóa cho Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Nội dung 2. So sánh sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Hoạt động 4: Tính tỉ trọng sản lượng thủy sản của mỗi vùng. Hoạt động này học sinh làm việc cá nhân dễ dàng, không liên quan đến Át-lát địa lý Việt Nam. Hoạt động 5: So sánh tỉ trọng sản lượng thủy sản của 2 vùng. - Nhóm 1. Giải thích vì sao Bắc Trung Bộ có hoạt động nuôi trồng hải sản phát triển mạnh hơn Duyên hải Nam Trung Bộ. - Nhóm 2. Giải thích vì sao Duyên hải Nam Trung Bộ có hoạt động khai thác hải sản phát triển mạnh hơn Bắc Trung Bộ. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát Át-lát địa lý, chú ý đến các bãi tôm, cá, vùng biển sát bờ, các bãi cát ven biển...và vận dụng kiến thức đã học để giải thích. Kết luận: - Bắc Trung Bộ có sản lượng hải sản nuôi trồng lớn hơn Duyên hải Nam Trung Bộ vì: + Có diện tích mặt nước lợ phục vụ nuôi trồng lớn. + Nhiều đầm phá, vùng đất thấp thuận lợi cho nuôi trồng hải sản. + Bãi cát ven bờ rộng, thoải thuận lợi cho nuôi trồng hải sản. + Hạn chế về đánh bắt nên đẩy mạnh nuôi trồng. - Duyên hải Nam Trung Bộ có sản lượng hải sản khai thác lớn hơn Bắc Trung Bộ vì: + Vùng biển có nhiều bãi tôm, cá. Đặc biệt là có 2/4 ngư trường lớn của nước ta là Ninh Thuận-Bình Thuận-Bà Rịa-Vũng Tàu và Hoàng Sa-Trường Sa. + Có nguồn lợi hải sản lớn, có nhiều loài cá quý có nguồn gốc biển khơi như cá ngừ, cá thu... + Có nhiều vũng, vịnh để xây dựng các cảng cá... Như vậy, qua bài thực hành này, ta thấy rằng nếu giáo viên và học sinh sử dụng thành thạo Át-lát địa lý Việt Nam sẽ góp phần nâng cao hiệu quả bài học, cụ thể: - Sử dụng Át-lát địa lý khiến các em hoạt động một cách chủ động, sáng tạo, tránh tình trạng học thuộc lòng thụ động, học vẹt. - Dễ dàng xác định các địa danh, việc ghi nhớ cứng nhắc các địa danh trở nên không cần thiết, góp phần “làm nhẹ” bài học. - Vận dụng Át-lát địa lý để phát triển tư duy tổng hợp, so sánh và xác lập các mối liên hệ địa lý, giúp các em chiếm lĩnh kiến thức một cách dễ dàng và sâu sắc. Hướng dẫn học sinh sử dụng Át-lát địa lý Việt Nam trong quá trình kiểm tra, đánh giá và thi cử. Át-lat địa lý Việt Nam là tài liệu mà học sinh được phép mang vào phòng thi trong các kỳ thi. Trong các đề thi địa lý, luôn có các kiến thức liên quan đến Át-lat địa lý Việt Nam. Nhiều khi, có tới 80-90% kiến thức bài thi nằm trong Át-lát địa lý Việt Nam. Vì vậy, nếu học sinh có kỹ năng sử dụng Át-lát tốt sẽ giúp nâng cao hiệu quả làm bài, nâng cao kết quả thi, mà kết quả thi chính là thước đo đánh giá hiệu quả dạy và học của thầy và trò. Thí sinh có thể sử dụng Át-lat địa lý Việt Nam theo các hướng sau đây: 1/. Sử dụng At-lat địa lý Việt Nam để tìm các nguồn dẫn chứng Trong đáp án của các đề thi, luôn có các yêu cầu về dẫn chứng, thường là các số liệu thống kê, các địa danh... với số điểm không hề nhỏ. Lâu nay, để có các dẫn chứng đó, các em buộc phải ghi nhớ các số liệu thống kê, các địa danh...một cách máy móc. Điều này khiến học sinh mất rất nhiều thời gian, công sức. Nhiều khi, sự ghi nhớ đó của các em không tránh khỏi những sai sót, nhầm lẫn. Nhưng nếu sử dụng thành thạo Át-lát địa lý, các em dễ dàng tìm ra các số liệu thống kê, các địa danh...để làm dẫn chứng mà không cần phải ghi nhớ máy móc. Ví dụ 1: Chứng minh cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng. (Trích đề thi bảng A-kỳ thi chọn HSG tỉnh lớp 9- năm học 2006-2007) Với câu hỏi này, học sinh dựa vào trang 21, Át-lát địa lý Việt Nam (Công nghiệp chung), dễ dàng tìm ra được: - Cơ cấu thành phần đa dạng gồm Nhà nước, ngoài Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài. - Cơ cấu ngành đa dạng, gồm 3 nhóm: Công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước. Trong mỗi nhóm có nhiều ngành nhỏ. - Cơ cấu lãnh thổ đa dạng, phân bố rộng khắp với nhiều trung tâm công nghiệp như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ...Có 2 khu vực tập trung công nghiệp lớn là Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Hồng. Ví dụ 2: Vì sao nói Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất nước ta? (Trích đề thi chọn học sinh dự thi HSG tỉnh huyện Diễn Châu, năm học 2009-2010) Với câu hỏi này, học sinh dựa vào Át-lát địa lý Việt Nam trang 29 để tìm các số liệu về diện tích, sản lượng lương thực, bình quân lương thực đầu người...của Đồng bằng Sông Cửu Long để làm dẫn chứng cho câu trả lời. 2/. Sử dụng Át-lát địa lý Việt Nam để vận dụng cho các bài tập về vẽ biểu đồ Trong các đề thi, luôn có các bài tập vẽ biểu đồ với số điểm khá cao. Nhiều bài tập vẽ biểu đồ mà dạng biểu đồ cần vẽ đã có trong Át-lát địa lý Việt Nam. Đặc biệt, nhiều khi đó chính là bài tập ngay trong Át-lát địa lý Việt Nam, chỉ khác một vài chi tiết về số liệu thống kê. Đối với những bài tập này, nếu học sinh sử dụng Át-lát địa lý Việt Nam không tốt sẽ suy nghĩ và làm như không có tài liệu bổ trợ nào cả. Nhưng nếu học sinh đã sử dụng Át-lát địa lý Việt Nam nhiều lần, thành thạo, các em sẽ nhận ra sự “quen quen” của nó, và các em có thể mở Át-lát địa lý Việt Nam ra để tham khảo. Ví dụ: Dựa vào bảng số liệu dưới đây: TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HÓA VÀ DOANH THU DỊCH VỤ TIÊU DÙNG CỦA CẢ NƯỚC Đơn vị: tỉ đồng NĂM TỔNG SỐ CHIA RA Khu vực Nhà nước Khu vực ngoài Nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 1995 121 160 27 367 93 193 600 2000 220 411 39 206 177 744 3 461 2002 280883 45525 224436 10922 2005 480 294 62 176 399 871 18 247 2007 746 159 79 673 638 842 27 644 a/ Em hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện giá trị tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo thành phần kinh tế của nước ta thời kỳ trên. b/ Nêu nhận xét và giải thích về giá trị và cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo các khu vực kinh tế. (Trích đề thi vòng 1- kỳ thi HSG huyện Diễn Châu năm học 2010-2011) Đây là một bài tập được biến đổi từ biểu đồ ở trang 24 Át-lát địa lý Việt Nam (Thương mại). Nếu học sinh quen với Át-lát địa lý Việt Nam sẽ nhận ra ngay cách vẽ biểu đồ bài tập này. 3/. Sử dụng Át-lát địa lý Việt Nam để làm các bài tập có yêu cầu sử dụng Át-lát Trong rất nhiều đề thi, có dành một câu để yêu cầu học sinh dựa vào Át-lát địa lý Việt Nam trình bày một vấn đề nào đó. Đây là những câu hỏi mà không có cách nào khác, đòi hỏi học sinh phải sử dụng At-lat địa lý Việt Nam. Nếu học sinh vận dụng tốt At-lat địa lý Việt Nam, các em sẽ dễ dàng hoàn thành các bài tập này. Các câu hỏi thường ở dạng vừa trình bày, vừa giải thích nên khi gặp những câu hỏi này, học sinh cần bình tĩnh, xác định đúng yêu cầu, giở đúng trang Át-lát, vận dụng cả kỹ năng sử dụng Át-lát địa lý và kiến thức đã học để trình bày. Ví dụ 1: Dựa vào kiến thức và Át-lát địa lý Việt Nam, hãy nêu đặc điểm tự nhiên và khả năng phát triển các ngành kinh tế biển của Duyên hải Miền Trung. (Trích đề thi bảng A-kỳ thi chọn HSG tỉnh lớp 9- năm học 2006-2007) Với câu hỏi này, nếu sử dụng Át-lát tốt, các em dễ dàng nêu được: - Đặc điểm Duyên hải Miền Trung: + Gồm 2 vùng kinh tế Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. + Có 14 tỉnh, thành (từ Thanh Hóa đến Bình Thuân), tất cả các tỉnh đều giáp biển. + Duyên hải Miền Trung có vùng biển rộng, nhiều đảo, quần đảo có ý nghĩa lớn về kinh tế, quốc phòng, bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá... - Khả năng phát triển các ngành kinh tế biển: + Các em xác định được các bãi cá, bãi tôm, các vũng vịnh để phát triển nuôi trồng và đánh bắt hải sản. + Xác định được các bãi tắm để phát triển du lịch. + Xác định được các cơ sở sản xuất muối, khai thác titan, cát thủy tinh =>khai thác khoáng sản biển. + Xác định được các hải cảng => phát triển giao thông vận tải biển. Ví dụ 2: Dựa vào Át-lát địa lý Việt Nam, em hãy: a/. Trình bày sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm chính ở nước ta. b/. Vì sao cây cà phê được trồng nhiều ở Tây Nguyên. (Trích đề thi bảng A-kỳ thi chọn HSG tỉnh lớp 9-năm học 2010-2011) Với câu hỏi này, dựa vào trang 18, 19 (Nông nghiệp chung và nông nghiệp), các em sẽ tìm ra được: -Những cây công nghiệp lâu năm chính của nước ta là: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè và dừa. - Sau đó các em trình bày về sự phân bố của từng cây, có thể theo mẫu: Cây Vùng phân bố chính Đối với ý b, các em vừa vận dụng kiến thức đã học, vừa dựa vào Át-lát để giải thích với các ý chính như: Đất đỏ badan, khí hậu cận xích đạo... Đặc biệt, đối với việc ôn tập cho học sinh giỏi, giáo viên nên hướng dẫn các em giải quyết các câu hỏi có thể đặt ra ở mỗi trang Át-lát, vì số trang Át-lát không nhiều. Trong Át-lát địa lý Việt Nam xuất bản năm 2009, những trang liên quan nhiều đến chương trình lớp 9 là từ trang 15 đến trang 30. Sau đây là bảng thống kê các tình huống có thể vận dụng ở mỗi trang: TRANG TÊN TRANG HƯỚNG KHAI THÁC AT-LAT 15 Dân số Nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư nước ta. Nhận xét và giải thích sự phân bố đô thị nước ta. 16 Dân tộc Học sinh chỉ tham khảo tên gọi và số dân của các dân tộc. 17 Kinh tế chung Tham khảo số liệu về GDP, tốc độ tăng trưởng GDP, chuyển dịch cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế. 18 Nông nghiệp chung Trình bày chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp của các vùng kinh tế nước ta. Trình bày và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn, gia cầm. 19 Nông nghiệp Trình bày và giải thích sự phân bố cây công nghiệp lâu năm chính. Trình bày và giải thích sự phân bố cây công nghiệp hàng năm chính. Trình bày và giải thích sự phân bố cây lúa ở nước ta. 20 Lâm nghiệp và thủy sản Tham khảo số liệu và cách vẽ biểu đồ về diện tích rừng, sản lượng thủy sản. 21 Công nghiệp chung Tham khảo số liệu về giá trị sản xuất công nghiệp, cơ cấu công nghiệp. Nhận xét sự phân bố công nghiệp nước ta, xác định các trung tâm công nghiệp. 22 Các ngành công nghiệp trọng điểm Tham khảo số liệu về sản lượng dầu thô, than và điện, giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Nhận xét và giải thích sự phân bố các nhà máy điện, sự phân bố công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. 23 Giao thông Xác định các tuyến giao thông chính, các đầu mối giao thông. 24 Thương mại Tham khảo số liệu về xuất nhập khẩu, về tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Nhận xét và giải thích tình hình nội thương nước ta. Nhận xét và giải thích tình hình buôn bán của nước ta với các nước. 25 Du lịch Tham khảo số liệu về khách du lịch và doanh thu từ du lịch. Nhận xét về tài nguyên du lịch nước ta. Xác định các trung tâm du lịch, điểm du lịch. 26 Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Đồng bằng Sông Hồng Tham khảo số liệu về GDP và cơ cấu GDP của 2 vùng. Nhận xét và giải thích các sản phẩm nông nghiệp chính của 2 vùng. Kể tên các Trung tâm công nghiệp, nhận xét sự phân bố công nghiệp của 2 vùng. 27 Vùng Bắc Trung Bộ Tham khảo số liệu về GDP và cơ cấu GDP của vùng. Nhận xét và giải thích các sản phẩm nông nghiệp chính của vùng. Kể tên các Trung tâm công nghiệp, nhận xét sự phân bố công nghiệp của vùng. Xác định các cảng biển, các quốc lộ nối với Lào, các cửa khẩu quốc tế. 28 Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên Tham khảo số liệu về GDP và cơ cấu GDP của 2 vùng. Nhận xét và giải thích các sản phẩm nông nghiệp chính của 2 vùng. Kể tên các Trung tâm công nghiệp, nhận xét sự phân bố công nghiệp của 2 vùng. Nhận xét mối quan hệ kinh tế giữa 2 vùng, vai trò của các cảng Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. 29 Vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long Tham khảo số liệu về GDP và cơ cấu GDP của 2 vùng. Nhận xét và giải thích các sản phẩm nông nghiệp chính của 2 vùng. Kể tên các Trung tâm công nghiệp, nhận xét sự phân bố công nghiệp của 2 vùng. 30 Các vùng kinh tế trọng điểm. Tham khảo số liệu về GDP, cơ cấu GDP của các vùng kinh tế trọng điểm. Kể tên các tỉnh thuộc mỗi vùng kinh tế trọng điểm. III. KẾT LUẬN Sau một thời gian áp dụng, chúng tôi thấy số học sinh được trang bị và sử dụng Át-lát ngày càng nhiều, việc sử dụng Át-lát địa lý Việt Nam trong học tập, kiểm tra, thi cử đã trở thành thói quen, chất lượng dạy và học được nâng lên rõ rệt, cả trong giáo dục đại và chất lượng học sinh giỏi. Cụ thể như sau: Tỉ lệ học sinh khối 9 có và sử dụng tốt Át-lát Địa lý Việt Nam ở cả 3 trường đều tăng lên nhanh chóng: - Năm học 2008-2009: TRƯỜNG TỔNG SỐ EM CÓ ÁT-LÁT SỐ EM SỬ DỤNG TỐT ÁT-LÁT SỐ EM BIẾT SỬ DỤNG SỐ EM CÓ NHƯNG CHƯA BIẾT SỬ DỤNG Cao Xuân Huy 160 56/160=35,0% 20/56=35,7% 17/56=30,4% 19/56=33,9% Diễn Trung 214 55/214=25,7% 14/55=25,5% 11/55=20,0% 30/55=54,5% Diễn Liên 102 31/102=30,4% 8/31=25,8% 12/31=38,7% 11/31=35,5% Năm học 2009-2010: TRƯỜNG TỔNG SỐ EM CÓ ÁT-LÁT SỐ EM SỬ DỤNG TỐT ÁT-LÁT SỐ EM BIẾT SỬ DỤNG SỐ EM CHƯA BIẾT SỬ DỤNG Cao Xuân Huy 160 125/160=78,1% 69/125=55,2% 35/125=28,0% 21/125=16,8% Diễn Trung 206 75/206=36,4% 35/75=47,7% 16/75=21,3% 24/75=32,0% Diễn Liên 100 61/100=61,0% 31/61=50,8% 22/61=36,1% 8/61=13,1% Năm học 2010-2011: TRƯỜNG TỔNG SỐ EM CÓ ÁT-LÁT SỐ EM SỬ DỤNG TỐT ÁT-LÁT SỐ EM BIẾT SỬ DỤNG SỐ EM CHƯA BIẾT SỬ DỤNG Cao Xuân Huy 160 160/160=100% 126/160=78,8% 34/160=21,2% 0/160=0,0% Diễn Trung 196 118/196=60,2% 52/118=44,1% 56/118=47,5% 10/118=8,5% Diễn Liên 98 74/98=75,5% 54/74=73,0% 14/74=18,9% 6/74=8,1% Như vậy, không phải ngay từ đầu học sinh đã có và biết sử dụng Át-lát, mà những năm trước, số em học sinh có và biết sử dụng Át-lát rất ít. Con số đó tăng dần theo từng năm nhờ sự thúc giục, hướng dẫn của giáo viên, bản thân các em cũng thấy hiệu quả của việc sử dụng Át-lát nên tự giác trang bị và rèn luyện kỹ năng sử dụng. Kết quả chất lượng đại trà môn Địa Lý khối 9: Năm học 2008-2009: TRƯỜNG TỔNG KHÁ, GIỎI TRUNG BÌNH YẾU, KÉM Cao Xuân Huy 160 84=52,5% 73=45,6% 3=1,9% Diễn Trung 214 55=25,7% 116=54,2% 43=20,1% Diễn Liên 102 41=40,2% 55=53,9% 6=5,9% Năm học 2009-2010: TRƯỜNG TỔNG KHÁ, GIỎI TRUNG BÌNH YẾU, KÉM Cao Xuân Huy 160 124=77,5% 34=21,3% 2=1,2% Diễn Trung 206 67=32,5% 110=53,4% 29=14,1% Diễn Liên 100 51=51,0% 44=44,0% 5=5,0% Năm học 2010-2011: TRƯỜNG TỔNG KHÁ, GIỎI TRUNG BÌNH YẾU, KÉM Cao Xuân Huy 160 136=85,0% 24=15,0% 0=0,0% Diễn Trung 196 72=36,7% 109=55,6% 15=7,7% Diễn Liên 98 59=60,2% 36=36,7% 3=3,1% Kết quả chất lượng học sinh giỏi khối 9: Chúng tôi tham gia bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa Lý khối 9 cho huyện Diễn Châu. Trong những năm qua, đội tuyển học sinh giỏi môn Địa Lý do chúng tôi bồi dưỡng luôn đạt kết quả cao, dẫn đầu toàn tỉnh, góp phần vào thành tích chung của huyện nhà. Cụ thể như sau: NĂM HỌC SỐ EM DỰ THI SỐ EM ĐẠT GIẢI GHI CHÚ NHẤT NHÌ BA KK 2008-2009 15 15=100% 0 5 6 4 2009-2010 10 9=90% 0 4 3 2 2010-2011 10 9=90% 1 3 3 2 Trên đây là một số kinh nghiệm của chúng tôi trong việc hình thành kỹ năng và ứng dụng Át-lát địa lý Việt Nam trong dạy học cũng như kiểm tra, đánh giá. Để áp dụng thành công, đòi hỏi giáo viên cần thực hiện tốt một số việc sau: - Thực hiện nghiêm túc việc rèn kỹ năng ngay từ những năm lớp 6, lớp 7. - Việc rèn kỹ năng đòi hỏi sự kiên trì, từ đơn giản đến hoàn thiện. Bản thân chúng tôi trong quá trình dạy học, cũng gặp không ít khó khăn trong việc rèn kỹ năng, hình thành thói quen sử dụng Át-lat cho học sinh. Nhưng sự kiên trì cùng với hiệu quả thấy rõ giúp chúng tôi thêm vững tin và mạnh dạn thực hiện. - Giáo viên cần mạnh dạn sử dụng Át-lát trong quá trình dạy học, cần yêu cầu học sinh mua và sử dụng Át-lát địa lý Việt Nam và tập bản đồ, tuy giá tiền có hơi cao nhưng lại được sử dụng lâu dài. - Trong các bài kiểm tra từ định kỳ trở lên, giáo viên cần phải có các câu hỏi khai thác kiến thức từ Át-lát, cần cho phép và khuyến khích các em sử dụng Át-lát trong quá trình làm bài. Làm tốt những việc trên, chúng tôi tin rằng chất lượng dạy và học môn Địa lý ngày càng được nâng cao, nhận thức sai trái về môn Địa lý, coi nhẹ việc học tập môn Địa lý của một bộ phận phụ huynh và học sinh sẽ dần được loại bỏ. Những kinh nghiệm trên của chúng tôi là rất nhỏ bé so với quá trình dạy học lâu dài, vất vả. Nhưng chúng tôi hi vọng rằng nó sẽ giúp bạn bè đồng nghiệp có nguồn tham khảo, bổ sung vào quá trình dạy học của mình. Trong quá trình thực hiện kinh nghiệm, không thể tránh hết những sai sót, rất mong bạn bè, đồng nghiệp góp ý, chia sẽ để kinh nghiệm của chúng tôi ngày càng hoàn thiện. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Diễn Châu, tháng 5 năm 2011 Nhóm tác giả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHình thành thói quen sử dụng Át-lát cho học sinh THCS.doc