Hình tượng nhân vật Caesar và mối tình của Caesar với nữ hoàng Cleopatra trong tiểu thuyết Hoàng đế Caesar và tiểu thuyết Nữ hoàng Ai Cập

Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài Tình yêu tự nó ẩn chứa một sức mạnh vô hình và mạnh mẽ, là nguồn cảm hứng vô bờ bến của những nhà nghệ sĩ chân chính. Đề tài tình yêu là muôn thuở, tồn tại song hành cùng thời gian. Chẳng thiếu những tác phẩm văn học, những bài ca, tranh vẽ ca ngợi vẻ đẹp bất tận của thứ được gọi là “tình yêu” ấy. Tùy từng thời kì mà nó được khoác lên mình bộ cánh khác nhau. Khi thì uyển chuyển nhẹ nhàng, thuớt tha và quyền quý, khi lại dân dã bộc trực, lúc lại quẫy đạp ngang tàng Tình yêu ẩn chứa những gam màu khác nhau, đẹp đẽ và thần kì. Và trong bất cứ thời đại nào, giai cấp nào, tình yêu cũng luôn ngự trị ở một vị trí quan trọng. Caesar, nhà chính trị, quân sự lỗi lạc thời kỳ cuối của nước Cộng hòa La Mã cổ, được tôn vinh là "Hoàng đế không ngai" của Đế chế La Mã, từng liên kết với Pompey, Crassus tạo thành "Liên minh tam hùng" nổi tiếng trong lịch sử La Mã. Caesar đã xây dựng một Đế quốc Trung ương tập quyền hùng mạnh. Đằng sau những hoạt động chính trị đó luôn thấp thoáng bóng dáng của những mỹ nhân, và mối tình đã tốn không ít bút mực của các nhà phê bình, nghiên cứu sau này chính là tình yêu của ông với nữ hoàng Ai Cập – Cleopatra. Cũng đã có nhiều tài liệu viết về Caesar và nữ hoàng Cleopatra cũng như tình yêu của hai người, tuy nhiên vẫn còn ở dạng chung chung, chưa khắc họa rõ nét hình tượng nhân vật Caesar và đặc biệt là đi sâu vào tìm hiểu mối tình chênh lệch tuổi tác của ông và nữ hoàng Ai Cập. Để có thể đưa ra cái nhìn cụ thể, rõ nét với văn học phương Tây, đặc biệt là văn học La Mã cổ đại, người viết mạnh dạn chọn đề tài “Hình tượng nhân vật Caesar và mối tình của Caesar với nữ hoàng Cleopatra”, từ đó có thể nắm bắt được hình tượng nhân vật lịch sử trong thể loại tiểu thuyết. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hình tượng nhân vật Caesar và mối tình của hoàng đế Caesar và nữ hoàng Cleopatra - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: tiểu thuyết “Hoàng đế Caesar”, NXB Lao động, 2009 và tiểu thuyết “Nữ hoàng Ai Cập”, NXB Văn học, 1999. 3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Gaius Julius Caesar và Cleopatra là hai nhân vật nổi tiếng trong lịch sử. Đã có nhiều tài liệu ghi chép về họ, đặc biệt là về mối tình của hai người. Trong cuốn “Thập đại tùng thư – 10 đại tướng soái thế giới”, Lam Hồ, NXB Văn hóa Thông tin, 2005 đã đưa Gaius Julius Caesar vào danh sách mười đại tướng vĩ đại nhất của thế giới. Tiểu thuyết “hoàng đế Caesar”, NXB Lao động, 2009 đã xây dựng hình tượng nhân vật Caesar một cách rõ nét. Tiểu thuyết “Nữ hoàng Ai Cập”, NXB Văn học, 1999 đã phần nào khắc họa chân dung hoàng đế Ceasar năm 60 tuổi cho đến lúc cuối đời, và ghi lại rõ nét cuộc tình của ông với nữ hoàng Cleopatra. Với thời lượng hạn hẹp của một bài tiểu luận, trên cơ sở kế thừa, tổng hợp những thành quả của các công trình nghiên cứu trước đó, hy vọng đề tài này mang đến cho người đọc một cái nhìn cụ thể về “Hình tượng nhân vật Caesar và mối tình của Caesar với nữ hoàng Cleopatra” 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích hình tượng nhân vật Ceasar và mối tình của hoàng đế Caesar với nữ hoàng Cleopatra. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Hình tượng nhân vật Caesar và mối tình của Caesar với nữ hoàng Cleopatra”, người viết đã sử dụng nhiều phương pháp để phân tích, giải quyết vấn đề. Song, một số phương pháp được sử dụng chủ yếu là: - Phương pháp tiếp cận, hệ thống: tiếp cận tác phẩm, thống kê các bài viết, công trình nghiên cứu về hoàng đế Caesar và nữ hoàng Cleopatra cũng như mối tình giữa hai người. - Phương pháp phân tích – tổng hợp: trên cơ sở phân tích tác phẩm để rút ra những kết luận cần thiết liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 6. Đóng góp của đề tài Thực hiện đề tài này, thông qua hình tượng nhân vật Caesar và mối tình giữa Caesar và Cleopatra, người viết muốn phần nào phác thảo được hình tượng người anh hùng thời cố đại cũng như góp một cái nhìn về tiểu thuyết lịch sử phương Tây nói chung. 7. Bố cục của đề tài Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của đề tài bao gồm 2 chương: Chương I : Những vấn đề chung liên quan đến đề tài Chương II : Hình tượng nhân vật Caesar và mối tình của Caesar với nữ hoàng Cleopatra

doc24 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3849 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hình tượng nhân vật Caesar và mối tình của Caesar với nữ hoàng Cleopatra trong tiểu thuyết Hoàng đế Caesar và tiểu thuyết Nữ hoàng Ai Cập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu Lí do chọn đề tài Tình yêu tự nó ẩn chứa một sức mạnh vô hình và mạnh mẽ, là nguồn cảm hứng vô bờ bến của những nhà nghệ sĩ chân chính. Đề tài tình yêu là muôn thuở, tồn tại song hành cùng thời gian. Chẳng thiếu những tác phẩm văn học, những bài ca, tranh vẽ… ca ngợi vẻ đẹp bất tận của thứ được gọi là “tình yêu” ấy. Tùy từng thời kì mà nó được khoác lên mình bộ cánh khác nhau. Khi thì uyển chuyển nhẹ nhàng, thuớt tha và quyền quý, khi lại dân dã bộc trực, lúc lại quẫy đạp ngang tàng… Tình yêu ẩn chứa những gam màu khác nhau, đẹp đẽ và thần kì. Và trong bất cứ thời đại nào, giai cấp nào, tình yêu cũng luôn ngự trị ở một vị trí quan trọng. Caesar, nhà chính trị, quân sự lỗi lạc thời kỳ cuối của nước Cộng hòa La Mã cổ, được tôn vinh là "Hoàng đế không ngai" của Đế chế La Mã, từng liên kết với Pompey, Crassus tạo thành "Liên minh tam hùng" nổi tiếng trong lịch sử La Mã. Caesar đã xây dựng một Đế quốc Trung ương tập quyền hùng mạnh. Đằng sau những hoạt động chính trị đó luôn thấp thoáng bóng dáng của những mỹ nhân, và mối tình đã tốn không ít bút mực của các nhà phê bình, nghiên cứu sau này chính là tình yêu của ông với nữ hoàng Ai Cập – Cleopatra. Cũng đã có nhiều tài liệu viết về Caesar và nữ hoàng Cleopatra cũng như tình yêu của hai người, tuy nhiên vẫn còn ở dạng chung chung, chưa khắc họa rõ nét hình tượng nhân vật Caesar và đặc biệt là đi sâu vào tìm hiểu mối tình chênh lệch tuổi tác của ông và nữ hoàng Ai Cập. Để có thể đưa ra cái nhìn cụ thể, rõ nét với văn học phương Tây, đặc biệt là văn học La Mã cổ đại, người viết mạnh dạn chọn đề tài “Hình tượng nhân vật Caesar và mối tình của Caesar với nữ hoàng Cleopatra”, từ đó có thể nắm bắt được hình tượng nhân vật lịch sử trong thể loại tiểu thuyết. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hình tượng nhân vật Caesar và mối tình của hoàng đế Caesar và nữ hoàng Cleopatra - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: tiểu thuyết “Hoàng đế Caesar”, NXB Lao động, 2009 và tiểu thuyết “Nữ hoàng Ai Cập”, NXB Văn học, 1999. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Gaius Julius Caesar và Cleopatra là hai nhân vật nổi tiếng trong lịch sử. Đã có nhiều tài liệu ghi chép về họ, đặc biệt là về mối tình của hai người. Trong cuốn “Thập đại tùng thư – 10 đại tướng soái thế giới”, Lam Hồ, NXB Văn hóa Thông tin, 2005 đã đưa Gaius Julius Caesar vào danh sách mười đại tướng vĩ đại nhất của thế giới. Tiểu thuyết “hoàng đế Caesar”, NXB Lao động, 2009 đã xây dựng hình tượng nhân vật Caesar một cách rõ nét. Tiểu thuyết “Nữ hoàng Ai Cập”, NXB Văn học, 1999 đã phần nào khắc họa chân dung hoàng đế Ceasar năm 60 tuổi cho đến lúc cuối đời, và ghi lại rõ nét cuộc tình của ông với nữ hoàng Cleopatra. Với thời lượng hạn hẹp của một bài tiểu luận, trên cơ sở kế thừa, tổng hợp những thành quả của các công trình nghiên cứu trước đó, hy vọng đề tài này mang đến cho người đọc một cái nhìn cụ thể về “Hình tượng nhân vật Caesar và mối tình của Caesar với nữ hoàng Cleopatra” Nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích hình tượng nhân vật Ceasar và mối tình của hoàng đế Caesar với nữ hoàng Cleopatra. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Hình tượng nhân vật Caesar và mối tình của Caesar với nữ hoàng Cleopatra”, người viết đã sử dụng nhiều phương pháp để phân tích, giải quyết vấn đề. Song, một số phương pháp được sử dụng chủ yếu là: - Phương pháp tiếp cận, hệ thống: tiếp cận tác phẩm, thống kê các bài viết, công trình nghiên cứu về hoàng đế Caesar và nữ hoàng Cleopatra cũng như mối tình giữa hai người. - Phương pháp phân tích – tổng hợp: trên cơ sở phân tích tác phẩm để rút ra những kết luận cần thiết liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đóng góp của đề tài Thực hiện đề tài này, thông qua hình tượng nhân vật Caesar và mối tình giữa Caesar và Cleopatra, người viết muốn phần nào phác thảo được hình tượng người anh hùng thời cố đại cũng như góp một cái nhìn về tiểu thuyết lịch sử phương Tây nói chung. 7. Bố cục của đề tài Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của đề tài bao gồm 2 chương: Chương I : Những vấn đề chung liên quan đến đề tài Chương II : Hình tượng nhân vật Caesar và mối tình của Caesar với nữ hoàng Cleopatra Nội dung Chương 1 Những vấn đề chung liên quan đến đề tài Giới thiệu về văn học La Mã cổ đại Trong lúc ánh sáng của nền văn học Hy Lạp đang lu mờ dần, thì phía tây Địa Trung Hải bắt đầu nổi lên một nền văn học thứ hai của chế độ nô lệ cổ đại: văn học La Mã. Phát triểm chậm hơn Hy Lạp, La Mã tìm thấy ở nền văn học đi trước mình những câu trả lời sẵn về những đòi hỏi tư tưởng của họ. Và dường như, thế giới quan và hình thái ý thức do người Hy Lạp tạo nên đã tỏ ra thích hợp đối với xã hội nô lệ La Mã. Vì vậy sự vay mượn, mô phòng Hy Lạp là một điều tất nhiên và giữ vai trò quan trọng trong văn học La Mã. Nhưng đó không phải là sự sao chép đơn thuần mà nó đã được thay đổi để phù hợp với trạng thái tâm lí, hoàn cảnh lịch sử. Nền văn học La Mã trong thời kì hoàng kim “ít được biết đến rộng rãi như văn học Hy Lạp thời kì thành bang, nhưng nó lại đi sâu hơn nhiều vào đời sống nội tâm và những cảm xúc bên trong của cá nhân xã hội”[3, tr.614]. Có thể nói, nền văn học La Mã là một khâu trung gian nối liền văn học Hy Lạp cổ đại với văn học Châu Âu, bởi từ lúc ra đời cho đến thế kỉ XVIII, các nền văn học ở Châu Âu tiếp thu ánh sáng của văn học Hy Lạp qua lăng kính La Mã. Khái niệm tiểu thuyết lịch sử Tiểu thuyết “là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định” [4]. Lịch sử, vốn được xem là những gì thuộc về quá khứ, là những gì đã qua, đã hoàn tất, đã xảy ra, đã đóng khung lại và mặc nhiên cũng không thể thay đổi.   Như vậy, "Tiểu thuyết lịch sử hiểu theo nghĩa chung nhất là tiểu thuyết về đề tài lịch sử" [4]. Đó là một thuật ngữ dùng để phân biệt giữa các tác phẩm lịch sử biên niên thông thường do nhà sử học hoặc người khác viết để kể về các biến cố lịch sử, nhân vật lịch sử, với tác phẩm văn học nghệ thuật sáng tác về đề tài và nhân vật lịch sử.  Hình tượng nhân vật Hình tượng nhân vật trong văn học là nhân vật điển hình trong tác phẩm văn học, mang đậm nét khái quát của tầng lớp, giai cấp của nhân vật ấy, đồng thời là nhân vật có những nét riêng đặc biệt, xuất hiện trong bối cảnh điển hình mà tác phẩm văn học ấy thể hiện. Hình tượng nhân vật là nơi thể hiện tập trung lý tưởng đạo đức thẩm mỹ của tác giả, là cái tác động đến người đọc trên ba mặt: nội dung nghệ thuật, trình độ và hiệu lực của sáng tạo nghệ thuật ngôn từ. 1.4. Giới thiệu nhân vật Hoàng đế Caesar Gaius Julius Caesar sinh khoảng từ năm 102 hoặc 100, mất ngày 15/03/44 trước Công nguyên, ở Roma. Vào thời Sulls, Caesar buộc phải rời Roma đi Tiểu á. Sau khi Sulla chết, Caesar trở về Roma tham gia cuộc đấu tranh chính trị, phát biểu chống lại những kẻ thuộc phái Sulla. Để củng cố vị trí chính trị của mình và bảo đảm được bầu làm cố vấn, Caesar gia nhập liên minh với các nhà hoạt động nổi tiếng, có nhiều ảnh hưởng nhất thời bấy giờ như G.Pompey và M.Crass. Sau cái chết của M.Crass, liên minh tan, rạn nứt trong quan hệ giữa Caesar và Pompey dẫn đến sự căng thẳng. Đánh bại quân đội của Pompey và các đồng minh chính trị, Caesar trở thành nhà lãnh đạo của nhà nước La Mã. Chính quyền Caesar vẫn tổ chức theo những hình thức quản lí truyền thống. Caesar vẫn dùng những biểu tượng của nền quân chủ : ngai vàng, trang phục đặc biệt… gây nhiều phản đối mạnh mẽ. Một nhóm đứng đầu là G. Cassius â, mưu chống lại Caesar. Năm 44 trước Công nguyên, vào lúc họp thượng viện, Caesar bị giết chết. Nữ hoàng Cleopatra Cleopatra sinh năm 69, mất năm 30 trước Công nguyên, ở Alessandria. Là thành viên cuối cùng của triều đại Ptolemy và cũng là nữ hoàng cuối cùng của Ai Cập cổ đại. Cleopatra là một trong những người nổi tiếng nhất mọi thời đại. Cleopatra cùng cai trị Ai Cập với cha Ptolemy XII Auletes, em trai cũng là chồng Ptolemy XIII. Năm 48, Cleopatra bị đuổi khỏi Xiry và một năm sau, được sự giúp đỡ của Caesar, bà trở về Ai Cập, lên ngôi vua. Ba năm kể từ khi Caesar chết, Cleopatra là đồng minh, cũng là người tình của Marcus Antonius – người đã cưới bà vào năm 37, bất chấp mọi luật lệ của La Mã. Năm 30, bà tự tử bằng cách cho rắn độc cắn. Chương II Hình tượng nhân vật Caesar và mối tình của Caesar với nữ hoàng Cleopatra trong tiểu thuyết “Hoàng đế Caesar” và tiểu thuyết “Nữ hoàng Ai Cập” 2.1. Hình tượng nhân vật Caesar 2.1.1. Caesar – nhà quân sự thiên tài, nhà chính trị lỗi lạc Julius Caesar là một vĩ nhân trong lịch sử La Mã. Nhiều nhà sử học cho rằng Caesar là nhân vật có ảnh hưởng còn lớn lao hơn nhiều so với các vua chúa, các hoàng đế thời cổ xưa bởi cái tên Caesar đã tượng trưng cho quyền lực và phong cách uy nghi. Julius Caesar được hậu thế ghi nhận là một danh tướng, một nhà chính trị có tài, một chính khách nhìn xa trông rộng, một văn nhân và đồng thời cũng là một nhà hùng biện. Sự nghiệp quân sự rất thành công của Caesar khiến ông đuợc xếp vào ngang hàng với Alexander Đại đế, Hanniba, Thành Cát Tư Hãn và Napoleon, tên ông nổi bật trong danh sách mười đại tướng vĩ đại nhất của thế giới. Mặc dù ông cũng đã từng thất bại lớn trong nhiều trận đánh, thế nhưng khả năng, mưu lược tài tình của ông vẫn ngời sáng qua sự xây đắp thành lũy ở Alesia trong cuộc chiến xứ Gaul, chiến thắng đội quân đông đảo hơn rất nhiều của Pompey ở Pharsalus, và sự tận diệt đội quân của vua Pharnaces ở Trận Zela. Thời thanh niên, Caesar đã bộc lộ nhân cách của một nhà lãnh đạo khi đối mặt với bọn cướp biển vùng Cilicia. Ngay trong tình trạng bị giam cầm Caesar vẫn tìm cách giữ mình khỏe mạnh. Khi bọn hải tặc nói với Caesar rằng chúng sẽ đòi tiền chuộc ông là 20 talent vàng, Caesar cười to và bảo ông đáng giá ít nhất 50 talent (12000 miếng vàng). Sự kiện này được đem làm một dẫn chứng cho sự tự tin của Caesar ngay cả khi sống trong nguy hiểm, làm giảm đi khả năng bị giết hại của ông. Không những thế, Caesar còn tham gia và làm việc như một thủy thủ hải tặc, và nhanh chóng tỏ ra mình không mấy lo lắng; chửi rủa khi bọn hải tặc tỏ ý không hài lòng và muốn từ chối ông. Sau khi được chuộc, Caesar tập hợp một hạm đội, tiến công và bắt giữ bọn hải tặc như lời ông đã nói với bọn chúng. Khi đã là một nhà cầm quân, Caesar chiến thắng dưới bất kỳ địa hình, thời tiết nào. Điều này phần lớn là nhờ vào sự trung thành, tính kỷ luật cao trong quân ngũ và khả năng điều khiển, tài cầm quân tuyệt vời của ông. Caesar sử dụng một đội hình quân đội xuất sắc. Kỵ binh và bộ binh của ông là tốt nhất của La Mã thời đó, cũng với các thiết bị chiến tranh của La Mã như máy bắn đá, máy bắn tên … Điều này góp phần làm cho lực lượng của ông trở nên cực kỳ thiện chiến, kỷ luật và di chuyển rất nhanh. Trong bản hồi kí của mình, Caesar kể rằng một số làng của người Gaul được xây dựng trên dốc thẳng đứng và rất vững chắc, rất khó tấn công và nếu có tấn công thì thiệt hại sẽ rất lớn.Thế nhưng các máy móc và kĩ sư của ông lại có thể đào qua các lớp đá cứng và tìm ra nguồn cung cấp nước cho các làng đó, rồi ông ngắt nó đi. Ngôi làng thiếu nước cung cấp, đầu hàng hầu như ngay lập tức. Một đội quân giỏi nếu không có tướng tài thì cũng không đem về thắng lợi vinh quang. Quân đội xuất sắc là nhờ vào tài người cầm quân giỏi. Caesar được các binh sĩ dưới quyền nể trọng và tôn thờ chứ không phải sợ hãi. Bởi ông không phải là vị tướng đi sau hàng quân mà luôn sát cánh, dạy bảo họ, “đồng cam cộng khổ” cùng binh sĩ. Ông sẵn sàng phóng ngựa đi đầu, ăn cùng thứ thực phẩm giống binh lính, uống cùng thứ rượu chua và từ chối ngủ lều khi binh lính còn nằm trong giá lạnh. Nguyên tắc của ông là “Trong đội quân La Mã thần thánh, không cho phép sĩ quan đánh đập và sỉ nhục người lính” [1, tr. 200]. Thắng lợi về quân sự giúp ông tiến một bước dài trên con đường chính trị. Từ một nhà quý tộc của chế độ cộng hòa, Ceasar trở thành chúa tể duy nhất của đế chế La Mã. Vào năm 63 TCN, Caecilius - người được Sulla chỉ định làm Đại giáo chủ chết, Caesar quyết định ra tranh cử và đây chính là một trong những bước đi quan trọng của ông trên con đường chính trị. Ông chạy đua với hai đối thủ rất mạnh là Catulus và Isauricus. Mặc dù có nhiều lời tố cáo gian lận từ mọi phía, Caesar vẫn chiến thắng. Cuộc bầu chọn Đại giáo chủ là một bước đi quan trọng thứ hai trong sự nghiệp của Caesar. Chức vụ vừa có cả quyền lực về chính trị lẫn tôn giáo đã đặt một nền móng vững chắc cho Caesar trong xã hội và sự nghiệp sau này. Sự lãnh đạo của Caesar là một thành công cả về chính trị lẫn quân sự đã giúp cho ông mở rộng sự cai trị của La Mã. Như là một kết quả hiển nhiên, binh lính của Caesar xem ông như là hoàng đế, và nhận được sự giúp đỡ trong Viện Nguyên lão cho phép ông diễu hành chiến thắng vào La Mã. Bên cạnh đó, sau khi trở về La Mã, Marcus Porcius Cato bác bỏ yêu cầu được làm quan chấp chính của Caesar. Phải lựa chọn giữa cuộc diễu hành và chức chấp chính tối cao, Caesar chọn chức quan. Năm 60 TCN, Caesar được bầu chọn làm quan chấp chính tối cao của Cộng hòa La Mã. Caesar cần có đồng minh, và ông đã tìm ra. Vị tướng giỏi nhất lúc bấy giờ - Pompey vừa thất bại trong cuộc đấu tranh với Viện Nguyên lão trong việc giành đất trồng trọt cho những cựu binh lính của ông ta và Crassus – một cựu chấp chính, người giàu nhất La Mã lúc đó, đang gặp rắc rối với khách hàng, và viên quan thu thuế đang muốn gia tăng nguồn thu. Pompey và Crassus cần có quyền lực của Caesar, còn Caesar cần uy tín của Pompey và tiền của Crassus. Và cả ba người bắt tay thành lập chế độ Tam đầu chế đầu tiên. Để bảo đảm cho mối quan hệ, Caesar gả Julia - con gái duy nhất cho Pompey. Sau khi Pompey bị giết chết, Caesar vươn đến đỉnh cao của quyền lực. Ông trở thành nhà lãnh tụ toàn quyền của La Mã. Dân chúng tôn sùng Caesar vì các chiến công và tài thao lược, đã đồng ý để Caesar nắm quyền độc tài suốt đời. Caesar đã dần thuyết phục được Viện nguyên lão, khiến họ bầu chọn ông làm Chấp chính suốt đời, và cho phép ông giữ tất cả tước vị ông muốn, kể cả tước vị giành riêng cho người bình dân. Từ đây Caesar nắm quyền lực tuyệt đối cả về chính trị lẫn quân sự. Danh hiệu "Nhà độc tài" của Caesar được công nhận và được ông sử dụng cho tới lúc chết. Quyền lực của ông còn hơn cả hoàng đế. Nhiều đế vương các nước phương Tây sau này tự xưng mình là Ceasar là vì thế. Vào năm 42 TCN, hai năm sau khi Caesar bị mưu sát, viện nguyên lão La Mã chính thức thánh hóa, xem ông là một trong những vị thần của La Mã. Dưới đây là những thắng lợi trên đấu trường chính trị và quân sự của Caesar: Năm 16 tuổi: Đảm nhận chức tư tế đền thờ thần Jupiter. Năm 26 tuổi: Dẫn hơn 1000 binh lính theo quan chấp chính Lucullus cùng chống Miteridats lập nhiều chiến công. Năm 38 tuổi: Được bầu làm tư tế tối cao ở Roma. Năm 40 tuổi: Liên kết với Pompey, Crassus tạo thành “Liên minh tam hùng lần thứ nhất”. Năm 42 tuổi: Lên chức Tổng đốc tỉnh Gaullia. Năm 44 tuổi: Giành toàn thắng trong cuộc chiến ở Gaullia. Năm 45 tuổi: Mở cuộc tấn công người German, mở đầu cuộc chiến tranh Gaullia lần hai. Năm 51 tuổi: Đánh bại quân đội của Pompey. Có được những thành tựu to lớn trên là một quá trình phấn đấu không biết mệt mỏi của một con người phi thường. Những thành quả mà ông đạt được không phải kế thừa lại của bất kì một ai, cũng không phải dễ dàng có được mà nó nhờ vào tài năng, lòng quả cảm, sự mưu trí của vị hoàng đế La Mã cổ đại. Và càng về sau, Caesar càng tạo nên những dấu ấn to lớn in hằn lên lịch sử La Mã cổ đại nói riêng và lịch sử thế giới nói chung. Đây là một tướng quân bách chiến bách thắng, với câu nói nổi tiếng được gói trong 3 chữ: “Veni, vidi, vici!” - “Đã đến, đã thấy, đã chinh phục!”. 2.1.2. Caesar – đằng sau những hoạt động chính trị 2.1.2.1. Khí chất toát ra từ vẻ ngoài điềm tĩnh Nói đến Caesar là nói đến tài năng quân sự và những thành công trên đấu trường chính trị mà ông đạt được. Nhưng đằng sau danh tướng kiệt xuất đó là hiện thân của một con người bình thường như bao con người khác. “Thân hình cân đối, mảnh mai, hơi hói, vầng trán cao rộng lại rất trắng, rất có phong độ. Caesar có đôi mắt nghiêm nghị, sắc lạnh nhưng vẫn ấm áp. Ánh mắt tươi cười và thân thiện, có sức thu hút kì lạ, khiến đối phương cảm thấy sức mạnh kiên cường của ý chí. Mặt Caesar trắng hồng tươi tắn, rất hấp dẫn. Hôm nay, chàng mặc chiếc áo dài trắng tơ tằm bình thường, thật là một chàng trai đẹp phong độ và lịch lãm” [1, tr.103- 104]. Tuy vậy nhưng Caesar có một vẻ ngoài điềm tĩnh ít ai có được, và đó chính là điều cần thiết của một chính trị gia. Và có thể nói đó chính là sự quyến vị tướng lão luyện này khi ngay cả Cleopatra cũng thừa nhận rằng “không có gì có thể làm cho con người phi thường này rối trí” [2, tr.29]. Trong quân sự, sự điềm tĩnh của Caesar chính là chìa khóa thành công cho những cuộc chinh phục. Caesar rất biết dùng binh, biết an lòng quân sĩ. Chính cái vẻ ngoài điềm tĩnh đó đã bộc lộ một khí chất tuyệt vời của một nhà cầm quân, một nhà lãnh đạo. Không phải tự nhiên, cũng không phải dễ dàng để Caesar có mặt trong “mười vị tướng tài ba nhất trong lịch sử”. Một con người thành công là con người hội tụ đủ các yếu tố như : tài năng, đạo đức, thời cơ… nhưng cái cơ bản quan trọng chính là cái khí chất, tài năng hội tụ bên trong mỗi một con người. 2.1.2.2. Người đàn ông đa tình và cuộc sống xa hoa Vào những thời gian đầu, Julius Caesar chưa tham gia vào chính trị mà sinh sống như một người xa hoa, theo đuổi phụ nữ, với các món tiền vay mượn. Cuộc tình nổi tiếng đầu tiên của Caesar được sử sách ghi nhận có lẽ là mối tình của ông với Servilia – một vị quan chấp chính tối cao của La Mã đến với người đã trải qua hai cuộc hôn nhân với Brutus già và Silanus - bằng một tình cảm mới mẻ và cuồng nhiệt. Để lọt vào mắt xanh của Caesar, Servilia đã viết một bức thư tình rất dài cho ông. Rồi chẳng phải bí mật gửi trao, Servilia đã sai người mang bức thư của mình đến thẳng Viện Nguyên lão tìm Caesar khi đó đang làm việc tại đây với vai trò một quan  chấp chính. Nhận được bức thư tình của một người phụ nữ lạ, Caesar không kìm được sự tò mò của mình cho đến khi hội nghị của các vị quan chấp chính tại Viện Nguyên lão kết thúc đã cúi xuống mặt bàn đọc trộm bức thư. Người phát hiện ra hành động thiếu nghiêm túc của Caesar ngay trên bàn nghị sự chính là Bibulus, kẻ thù chính trị của ông và cũng là cháu của Servilia. Bibulus đã tố cáo với Viện Nguyên lão rằng, Caesar đang đọc một bức thư bàn tính âm mưu phản động. Caesar trước mặt rất đông các nguyên lão đã khẳng định đó không phải là một bức thư bàn tính âm mưu mà đơn giản chỉ là một bức thư tình ông vừa nhận được. Nhưng cả Viện Nguyên lão không ai tin một vị quan chấp chính vừa được điều về từ chiến trường xa xôi vẫn chưa thoát khỏi sự đê mê của ánh hào quang chiến thắng. Cuối cùng, các thành viên của Viện Nguyên lão buộc Caesar phải trình ra bức thư để chứng minh sự trong sạch của mình. Và cả La Mã đã phải chấn động vì vụ scandal tình ái của giữa vị phu nhân đã hai đời chồng và vị tướng trẻ tuổi tài ba và đầy triển vọng trên chính trường La Mã. Mối tình của họ kéo dài và ngày càng sâu đậm cho đến khi Caesar bị ám sát bởi chính con trai người tình của mình - Brutus. Một con người tài giỏi, con người của các cuộc viễn chinh như Caesar có không ít phụ nữ theo đuổi. Trên con đường chinh phạt lãnh thổ, Caesar cũng không bỏ lỡ những cuộc chinh phục các mỹ nhân. Ban đầu là quyến rũ Mucia – vợ Pompey, nhờ cô tác hợp Caesar với Pompeia – họ hàng xa của Pompey để có quan hệ thân thiết với vị tướng tài ba này. Sau đó lại qua đêm với Eurica – phu nhân của Minicius, rồi trải qua cuộc tình với nàng Shushana, con gái thủ lĩnh người Bilovaci – người mà Caesar cho rằng “có nàng ở bên, ngay cả thiên đường chàng cũng chẳng màng” [1, tr.293]. Không dừng lại đó, Caesar còn cướp nàng Kellia, con gái của một thủ lĩnh tại vùng đất giao tranh trên con đường chinh phạt, gây bao chuyện ầm ĩ. Rồi mối tình với nàng Cleopatra – nữ hoàng của xứ sở kim tự tháp. Là người đàn ông thành công trong sự nghiệp, Caesar có mức sống ngang với một ông hoàng, tiêu tiền như nước và nổi tiếng là con người có cuộc sống xa hoa. Vì yêu Cleopatra, Caesar sẵn sàng bỏ qua số tiền nợ rất lớn của Ai Cập, lại cho xây dựng bức tượng Cleopatra thật lớn đặt trong trung tâm thành phố của La Mã. Rồi những cuộc viễn chinh hao hụt không biết bao nhiêu tiền của, những công trình xây dựng phúc lợi xã hội. Ít ra, trong những công trình ấy là ông xây dựng cho dân chúng, nhưng những số tiền chi trả vào đó cũng không phải là con số nhỏ. “Đằng sau một người đàn ông thành công luôn thấp thoáng bóng dáng phụ nữ”, Caesar là người hùng của thời đại, là một vị tướng tài ba nên cũng không là ngoại lệ. Một nhà cầm quân giỏi trên con đường quân sự nhưng đồng thời cũng là một con người đa tình trên con đường chinh phục mỹ nhân. 2.1.2.3. Người hùng của nhân dân La Mã Cuộc đời của Caesar không chỉ làm rạng danh cho bản thân ông mà còn là niềm tự hào khôn cùng cho nhân dân La Mã. Cho đến lúc chết, tấm lòng của Caesar mới được người ta biết đến. Cả cuộc đời chinh chiến của ông là vì đất nước La Mã, vì người dân La Mã. Trong một đại hội, Mark Antony đã thử lòng Caesar bằng cách đề nghị đổi nhà độc tài thành vua nhưng vì dân chúng La Mã không thích vua nên Caesar đã từ chối ngai vàng. Rồi khi lập di chúc, biết được ý định của Caesar, Antony hỏi: “Vì sao Ngài giành cho La Mã nhiều như vậy?” thì Caesar đã khẳng khái trả lời: “ Sự nghiệp của ta toàn dựa vào nhân dân mới có. Họ còn quan trong hơn ta” [1, tr. 591]. Và đúng như lời ông nói, điều mà nhân dân La Mã đã lo ngại đã không xảy ra, Caesar không hề giành bất kì tài sản nào cho Cleopatra và người con trai duy nhất của ông mà lại để cho đứa cháu và Brutus – kẻ đã kết liễu đời ông. Không những thế Caesar còn giành riêng một số tài sản cho xã hội và chia tiền cho nhân dân. Lúc sinh thời, Julius Caesar xử dụng quyền lực một cách khôn khéo và đã thi hành được nhiều cải tổ quan trọng vì ông nhận thấy cần một chính quyền trung ương mạnh để tránh cho xứ sở La Mã không bị suy đồi. Nhà độc tài này đã tìm cách kiểm  soát các công việc thiếu minh bạch của các chính quyền trung ương và địa phương, trù liệu việc soạn thành sách các luật lệ La Mã, không cho phép các người cho vay tiền ăn lời cao, làm nhẹ thuế vụ đánh lên mọi công dân, đặt ra loại hội đồng địa phương gọi tên là “municipal” tại các tỉnh, hạ lệnh giải tán các băng đảng chính trị đã cản trở nền cộng hòa, lập ra cơ quan đo đạc toàn lãnh thổ La Mã, đề nghị làm thoát nước vùng đầm lầy Pontine, canh tân hải cảng Ostia và làm kế hoạch đào một con sông đào ngang qua eo đất Corinth. Caesar còn trù tính lập ra các thư viện công lập, đã cải tổ lịch, khiến cho việc tính niên biểu và thời gian không bị nhầm lẫn và cải cách quan trọng này còn được duy trì cho tới ngày nay. Các tháng của người La Mã đã được đặt tên lại, với tháng thứ bảy được gọi là July để ghi nhớ công trạng của Julius Caesar. Julius Caesar đã tìm cách hòa giải với các đối thủ, bổ nhiệm họ vào các chức vụ công, tha thứ các kẻ theo Pompey trước kia, chấp nhận các người dân sống trong các tỉnh có quyền công dân La Mã, giúp các người nghèo thực phẩm trợ cấp và khiến họ di cư sang sinh sống trong các xứ thuộc địa như Carthage và Corinth. Vài nhà sử học coi Julius Caesar là thiên tài bậc nhất của xứ sở La Mã. Các cải cách của Julius Caesar đã là nền móng của một trật tự xã hội mới, khiến cho đế quốc La Mã ổn định và tồn tại hơn 200 năm. Ảnh hưởng của nền văn minh La Mã đã lan rộng sang xứ Gaul ở phương bắc, tràn lan khắp miền Địa Trung Hải. Công bằng mà nói thì Caesar thật sự là người hùng của nhân dân La Mã. 2.1.3. Cái chết của Caesar và những điềm báo Trong lịch sử cổ đại, từng xảy ra nhiều vụ ám sát chính trị nhưng vụ khó hiểu nhất vẫn là vụ Ceasar đại đế bị mưu sát. Ceasar được nhiều nhà chiêm tinh dự đoán về cái chết của mình cụ thể ngày giờ hành động của bọn sát nhân, nhưng ông vẫn bỏ ngoài tai. Sau nhiều công lao xây dựng, mở mang bờ cõi, xây dựng xã hội công bằng nhân đức, Ceasar trở nên kiêu ngạo. Ông đặt ngang mình với thần thánh, dùng xe và kiệu của thần, dựng tượng mình trong miếu thần… Giới quý tộc của chế độ Cộng hòa rất căm thù và muốn tiêu diệt ông. Ông tin vào chiêm tinh nhưng rồi cũng dần coi thường vì nghĩ mình là thần. Khi thầy tế nói về những điềm báo ông phán: “Điềm báo phải theo ý ta. Ta muốn sao thì điềm báo cũng phải như thế”. Đây cũng là lí do khiến ông coi thường những điềm báo về cái chết của mình. Ceasar dan díu với bà hoàng Ai Cập Cleopatra và có một đứa con trai, ông lại nhăm nhe lập chế độ quân chủ. Điều này có nguy cơ dẫn đến người kế vị La Mã sau này mang dòng máu không thuần chủng. Lấy cớ đó, viện nguyên lão tập họp bè đảng lên đến 60 người để ám sát ông. Đứng đầu là Cassius và Marcus Brutus – con trai riêng của ông với một người tình. Trong cuốn Danh nhân La Mã và Hy Lạp, nhà sử học cổ La Mã Plutate viết: “Có nhiều việc kỳ lạ dự báo cái chết của Ceasar. Khi đào một ngôi mộ cổ phát hiện nhiều chiếc lọ cổ và một mảnh đồng có khắc chữ Hy Lạp nói rõ, khi phát hiện ra ngôi mộ này sẽ có người của dòng họ Julius vị giết bởi một người trong nội tộc”.  Trong sử chép, trước khi Ceasar bị giết vài ngày có người báo cáo với ông, đàn ngựa mà ông hiến tặng thần sông Rubicon trong cuộc hành quân vượt sông bỗng dưng bỏ ăn và chảy nước mắt.   Ceasar có bạn thân là nhà chiêm tinh nổi tiếng Spurina. Ông này dùng thuật chiêm tinh nói riêng với Ceasar, chậm nhất là ngày 13-3 tới sẽ xảy ra vụ sát hại. Ceasar nghe và cười ha hả nói bạn lo việc trời sập làm gì cho mệt. Trước đó, Viện nguyên lão mời ông họp vào ngày 15-3 Ceasar nhận lời mà không để ý lời khuyên của bạn.   Một ngày trước khi chết, Ceasar mời cơm chỉ huy kỵ binh và một số người, đang ăn ông đột nhiên hỏi con người ta nên chết như thế nào? Mọi người đưa ra ý mình, riêng ông nói – chết đột tử là thích nhất. Cũng trong ngày 14-3, một con chim bị đồng loại xúm vào cắn xé. Một con chim miệng ngậm cành nguyệt quế bay vào viện Nguyên lão bị đồng loại xé xác tại đây. Đêm đó, Ceasar nằm mơ thấy mình bay bổng trên mây xanh và được dắt tay thần Jupiter. Vợ ông thì mơ thấy ông bị đâm chết trên bụng mình. Hôm sau ông thấy mệt định hoãn họp, giới quý tộc cử con riêng ông là Brutus đi thuyết phục ông. Ceasar quyết định đi để cho thấy mình không sợ ai. Trên đường đi có người dâng thư tố cáo âm mưu ám sát, ông không thèm đọc và kẹp nó vào bài phát biểu của mình. Trước khi lên đường họp ông có mời thầy chiêm tinh xem lành dữ theo đúng phong tục cổ La Mã. Kết quả rất dữ. Nhưng ông vẫn cười nhạo và đi. Ông bị đâm 27 nhát ở viện nguyên lão, trong đó có những nhát chí mạng của con riêng Brutus. Trước khi chết, Ceasar nói: “Con cũng làm việc này à”. Sau nàu Brutus nói: “Tôi yêu Ceasar nhưng tôi còn yêu La Mã hơn”. Đúng ngày ông chết, có sao chổi bảy đêm liên tục. Các nhà chiêm tinh nói đó là điềm báo ông bất diệt và đã là thần vì sao chổi là linh hồn ông đang bay lên trời. Có nhiều đề nghị phong Ceasar làm thần La Mã. Sau này viện nguyên lão quyết định gắn một ngôi sao lên đầu tượng Ceasar. Phòng họp nơi ông bị giết trở thành nơi lưu niệm. Ngày 15-3 trở thành ngày “giết cha”, không họp hành gì vào ngày đó.   Sau cái chết của ông, thuật chiêm tinh được coi trọng hơn bao giờ hết và được giới quý tộc bảo trợ. 2.2. Mối tình của Caesar với nữ hoàng Cleopatra 2.2.1. Tình yêu chênh lệch về tuổi tác nhưng lại hòa hợp về trí tuệ Đã hơn hai mươi thế kỷ trôi qua, xung quanh tên tuổi của nữ hoàng "tuyệt thế giai nhân" vẫn dày đặc các sương mù huyền thoại. Không! Cleopatra không chỉ là nữ hoàng của thần dân Ai Cập. Cô gái rất đỗi trẻ trung đã đủ tài, đủ sắc chinh phục danh tướng bách chiến bách thắng Caesar, nàng thực sự là nữ hoàng ngự trị trong tâm khảm bao nhà viết kịch làm phim, trong giấc mộng quay cuồng của bao người đam mê tình ái... Nhắc đến Cleopatra người ta nghĩ ngay đến người con gái sông Nile với vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành “mái tóc nâu dài buông xuống bờ vai…Đôi mắt nâu huyền, trong sáng như hai dòng suối, chứa đầy những bí mật, sống mũi cao, miệng nàng luôn nở một nụ cười rất tươi, đôi môi đỏ mọng càng làm tăng thêm vẻ đẹp gợi cảm của nàng. Dưới ánh sáng mờ ảo của cung điện, Cleopatra hiện ra như một ngàng tiên giáng trần, kiêu sa, quyến rũ, gợi cảm, dịu dàng, vừa tràn đầy sức sống của tuổi thanh xuân vừa thánh thiện như một nữ thần” [ 1, tr.512 ]. Vẻ đẹp căng tràn sức sống ở lứa tuổi hai mươi mốt của Cloepatra đã khiến cho Caesar chìm đắm trong nhan sắc của nàng. Lời nói của nàng là âm thanh truyền cảm, sức thuyết phục mạnh, hấp dẫn lòng người, xứng đáng là ngôn ngữ bậc thầy khiến người nghe phải phục. Nàng đã là một phụ nữ có vẻ đẹp bên ngoài, lại là một phụ nữ kiệt xuất có tố chất đẹp bên trong. Caesar bị quyến rũ không chỉ bởi vẻ bề ngoài kiều diễm, sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Cleopatra mà còn bởi “tâm hồn giàu chất nghệ thuật, trí tuệ hơn người, học thức uyên thâm, khí chất của một người quý tộc” [1, tr.511] tỏa ra từ bà hoàng xứ sở kim tự tháp. Trái ngược với sự trẻ trung, xinh đẹp và căng tràn sức sống của Cleopatra chính là người tình năm mươi tuổi của nàng “Ông ta đã hói tóc và cố gắng che giấu sự hói tóc của mình bằng cách để cho tóc mọc rất dày trên gáy để rồi vén ngược thành búi lên trên đầu đến tận trán … Ông ta có những nét tế nhị. cái mũi diều hâu, đôi mắt to màu nâu và trên miệng có đôi môi mỏng dính cười một cách quyến rũ, giọng nói ông ta hơi trầm, hơi khàn và thường ngắn gọn” [2, tr.16]. Ẩn chứa bên trong bề ngoài khó coi là một con người tài năng và trí tuệ. Và chính điều đó đã quyến rũ được nữ hoàng của sắc đẹp Cleopatra. “Cleopatra sung sướng, cảm thấy rất thoải mái bên cạnh Caesar, dường như họ quen biết nhau từ bao giờ nhưng thực sự chỉ mới năm phút” [2, tr.23]. Nói không quá, nếu Caesar bị hút hồn bởi tài sắc vẹn toàn của Cleopatra thì nữ hoàng sông Nile lại bị choáng ngợp trước tài năng của một con người vĩ đại. Nàng đã phải thốt lên “Một con người hấp dẫn, bí mật, say đắm! Năm mươi ba tuổi chăng? Ông ta lực lưỡng như một người ba mươi tuổi và thông minh, chín chắn như một người bốn mươi tuổi và thông minh, phán đoán như một người năm mươi tuổi! Lần đầu tiên nàng thấy một con người có thể so sánh với Alexandros đại đế, người đã sáng lập ra triều đại của mình. Và lần đầu tiên trong đời Cleopatra, nữ hoàng Ai Cập và các vùng ngoại vi, nữ thần dòng dõi của sông Nile yêu một cách say đắm, yêu lão già đầu hói bằng tuổi ông của nàng” [2, tr.28]. Dù đang ở vào thế đối đầu nhưng thực tâm nàng rất đỗi yêu mến và kính phục tài nghệ quân sự cũng như tầm vóc văn hóa của Caesar. Nàng muốn gắn kết với ông, đơn giản là vì ngay ở độ tuổi còn thiếu nữ, nàng đã nguyện ước: hãy trao thân gửi phận cho người đàn ông hùng mạnh nhất và hữu ích nhất với cuộc chơi của mình. Tại mảnh đất phương đông tràn đầy ánh nắng này, Caesar đã bước vào một mê cung bí ẩn của vị nữ hoàng trẻ đẹp nhưng đầy tham vọng “Caesar yêu, như trước đây chưa bao giờ yêu… và người mà ông tôn thờ sắp cho ông ta một đứa con trai” [2, tr.40]. Còn Cleopatra đã bị Caesar chinh phục bởi khí chất mạnh mẽ của một vị tướng lão luyện, nàng như bị đốt cháy bởi ngọn lửa tình trong lòng Caesar. Hành động mạnh mẽ của Caesar làm cho Cleopatra có cảm giác mê đắm, hưng phấn đến tột đỉnh như đang bay lơ lửng trên không trung. Tình yêu với muôn màu muôn vẻ, nó là hiện thân của hạnh phúc, của đắm say. Bất luận tuổi tác hay địa vị xã hội, dân tộc, tình yêu có thể làm cho con người gắn kết với nhau. Mối tình của hoàng đế Caesar và nữ hoàng Cleopatra xuất phát từ tình yêu, từ sự hòa hợp về tâm hồn và trí tuệ. Có lẽ từ nay và mãi về sau, người ta sẽ nhớ mãi về Caesar và Cleopatra như một minh chứng rõ ràng cho những mối tình chênh lệch về tuổi tác. 2.2.2. Tình yêu dựa trên những thủ đoạn chính trị Cuộc đời của Caesar là cuộc đời của một vị tướng tài ba và một nhà chính trị mưu lược. Chính vì vậy hầu hết những cuộc hôn nhân chính thức diễn ra trong cuộc đời vị Hoàng đế này đều một có phần dính dáng đến những mánh khóe chính trị. Nói vậy cũng không phải Caesar không biết bùng cháy cho những mối tình mà ông dốc hết cả sự đam mê và nồng nhiệt của mình. Vào năm 48 TCN, Ptolemy XIII đã lật đổ Cleopatra và nàng phải trốn khỏi Ai Cập. Và để lấy lòng vị thống lĩnh của đế chế La Mã, đồng thời cũng là cách để củng cố ngôi báu vừa giành được từ người chị gái, Ptolemy đã ám sát Pompey và dâng đầu ông ta lên Caesar như một món quà. Đó là sự sai lầm bởi Ptolemy không biết rằng, việc Caesar truy kích Pompey thực chất chỉ để tìm kiếm cơ hội tái thiết liên minh giữa hai người. Và Ai Cập có thể đã phải trả giá đắt nếu như không có mối tình giữa Cleopatra và đại đế Caesar. Cleopatra tiếp kiến sứ giả của Caesar, nàng biết rõ muốn đoạt lại quyền lực đã mất, ắt phải nhờ sự giúp đỡ của Caesar. Vì thế để quyết định của Caesar có lợi cho mình, Cleopatra cho rằng phải xếp đặt phương pháp gấp rút đến với Caesar trước em trai. Cho nên nàng quyết định lập tức đi ngay, mang theo người tùy tùng thông minh nhất, bí mật đi thuyền theo đường biển về Ai Cập, muốn dùng sắc đẹp, sự duyên dáng và trí thông minh của mình chinh phục Caesar. Đó là cơ hội có một không hai để bà có thể quay trở về ngôi vị nữ hoàng và đồng thời giữ độc lập của Ai Cập. Lịch sử vẫn còn lưu truyền câu chuyện Cleopatra sai quân lính đem đến tặng Ceasar một tấm thảm trải phòng rất to và nặng, được cuộn chặt. Khi Ceasar sai người mở cuộn thảm ra thì thân hình nữ hoàng cũng lăn theo tấm thảm và toàn bộ thân người lộ ra khi tấm thảm được mở hết. Trước khi Ptolemy đến nơi thì Caesar và Cleopatra đã kịp bắt đầu một cuộc tình. Một nhà sử học Hy Lạp đã chịu khó thu thập những lời truyền miệng của bàn dân thiên hạ về sự kiện này, và ông cho rằng, bản thân Cleopatra chắc chắn đã mang trong mình một thứ "ngòi châm" bí mật. Bởi vậy mà nàng dễ dàng chinh phục được các bậc danh tướng lão luyện. Và Caesar cũng không phải là ngoại lệ :“khi có được tấm thân ngọc ngà của Cleopatra, Caesar liền quên hết mọi phụ nữ trên thế giới, ông tự nhủ phải làm cho Cleopatra luôn vui vẻ, chỉ cần nàng vui vẻ thì Caesar sẵn sàng tặng cả thế giới cho nàng” [1, tr.519]. Caesar không những bị vẻ đẹp của Cleopatra làm nghiêng ngả, mà còn bị sự tài hoa của nàng chinh phục. Lúc này Caesar bắt đầu tin tưởng, đưa Cleopatra lên Vương vị là sáng suốt. Vì thế, khi ông hòa giải mâu thuẫn của Cleopatra và Ptolemy XIII, nhưng rõ ràng nghiêng về phía người chị. Chưa dừng lại ở đó, tham vọng của Cleopatra không chỉ là cái ngôi báu ở Ai Cập “ trong khi yêu Caesar một cách say đắm thì nàng ít lo lắng về sự thực hiện ý đồ cá nhân của mình hơn là ước muốn cho con của mình là Caesarion kế thừa vinh quang Caesar khi Caesar đã qua đời” [2, tr.55]. Mục đích của Cleopatra đến La Mã không chỉ bởi tình yêu của mình mà chính là vì Caesarion- con trai của nàng và Caesar đại đế. Nàng muốn con trai của mình được thành dân La Mã thừa nhận và có một vị trí xứng đáng. Nàng đến La Mã, không những ảnh hưởng đến đời sống xã hội của La Mã, mà còn làm thay đổi tình hình chính trị của quốc gia này. Đắm đuối sắc đẹp của Cleopatra nên “lòng nhiệt tình của Caesar đã bị Cleopatra lợi dụng triệt để” [1, tr.518]. Caesar đã để cho nàng lợi dụng quyền thế của mình để đạt đến mục đích của mình. Nhằm mở rộng ảnh hưởng của Nữ hoàng Ai Cập ở La Mã, Caesar ở trong miếu Venus đắp lên một bức tượng cao quí. Mặc dù xuất phát của cuộc tình xuất là những lợi ích cá nhân, những thủ đoạn về chính trị. Thế nhưng không ai phủ nhận rằng mối tình giữa hai người lại không phải là tình yêu mà chỉ là sự lợi dụng đơn thuần. 2.2.3. Tình yêu kết thúc trong bi kịch Dù tình yêu của Caesar và Cleopatra xuất phát từ những quyền lợi chính trị, thế nhưng không ai phủ nhận giữa họ đã tồn tại tình yêu. Tuy vậy tình yêu của họ lại không đi tới cùng mà lại kết thúc trong bi kịch. Mối tình chênh lệch tuổi tác của Cleopatra với ông vua La Mã đã giúp nàng có được ngôi báu của Ai Cập. Nhưng có lẽ cùng với đứa con trai thì đó chính là thành quả duy nhất mà Cleopatra có được từ mối tình này. Với cương vị nữ hoàng Ai Cập, nàng được dân chúng tôn sùng nhưng trái lại “Người Roma cảm thấy Cleopatra sẽ gây tai họa cho La Mã. Họ cho rằng, sắc đẹp của nàng chẳng qua là sắc đẹp của “con rắn độc sông Nile” [1, tr.622], bởi vì ở La Mã có rất nhiều tin đồn nữ hoàng Ai Cập dùng phép thuật làm Caesar quên cả Tổ quốc, gia đình. Trải qua tình yêu với Caesar suốt 14 năm mà không có đám cưới, Cleopatra sinh một đứa con trai và đây chính là đứa con trai hợp pháp duy nhất của Caesar. Vậy nhưng đến khi Caesar chết đi thì mẹ con Cleopatra vẫn không được công nhận và không hưởng bất kì quyền lợi nào, kể cả danh nghĩa lẫn vật chất. Còn đối với Caesar, mối quan hệ của ông với Cleopatra được khẳng định: “Sau khi được sống mặn nồng với người tình Cleopatra, Caesar đang từng bước đi đến cái chết. Trước khi chết, chàng còn rất nhiều việc phải hoàn thành. Mối tình Caesar và Cleopatra tuy có tác dụng to lớn trong lịch sử nhân loại nhưng chính nó đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp vĩ đại của người anh hùng tiếng tăm vĩ đại Caesar” [1, tr.625]. Quả tình mối quan hệ giữa ông vua La Mã và bà hoàng Ai Cập đã đem lại một cái kết bi thảm cho cuộc đời và sự nghiệp của nhà quân sự, chính trị tài ba Caesar. Tình yêu giữa họ không được chấp nhận, mặc dù xuất phát từ tình yêu, và cũng có lợi về mặt chính trị. Thế nhưng, nếu Caesar là người đứng đầu một đất nước, thì vợ con của ông phải là thần dân La Mã chứ không phải là một người ngoại quốc, dù cho đó là bà hoàng của đất nước nào. Caesar bị giết, đứa con chung giữa hai người không được thừa nhận, không có bất kì một quyền thừa kế nào, Cleopatra như mất đi chỗ dựa và mối tình giữa nàng với Caesar chỉ còn là con số không tròn trĩnh. Trong những năm cuối đời, Caesar đã làm cho dân chúng cùng Viện nguyên lão căm ghét. Họ đã lấy Cleopatra làm cái cớ để âm mưu tạo phản, giết chết Caesar. Và có lẽ điều oan trái nhất xảy ra với Caesar ngay cả khi ông đã yên nghỉ dưới nấm mồ, đó là Cleopatra đã trải qua cuộc tình đắm say và cuồng nhiệt với người tướng lĩnh tin cậy của ông - Mark Antony. Song đó cũng chưa phải là tất cả. Vì nhân dân La Mã, ông sẵn sàng từ bỏ cả đứa con trai duy nhất của mình, gạt tên ra khỏi danh sách thừa kế mà chỉ để lại tài sản cho đứa con nuôi, thực chất là cháu: Octavianus. Trong trường hợp Octavianus không thể thừa kế thì quyền đó thuộc về Brutus – đứa con nuôi nhưng chính là con ruột ngoài giá thú của ông. Trớ trêu thay, chính tay Brutus đã kết thúc cuộc đời của Caesar , và sau này Octavianus đã ra lệnh hành quyết người con trai duy nhất của ông: Caesarion, khi đó đã được người dân Ai Cập đưa lên làm pharaoh trị vì thay cho Cleopatra . Người ta bảo “tình chỉ đẹp khi còn dang dở”. Nếu như vậy thì mối tình của hoàng đế Caesar và nữ hoàng Cleopatra có được xếp vào những mối tình đẹp hay không? Kết luận Đi dọc theo chiều dài sự phát triển của văn học phương Tây, ta phần nào hiểu được cuộc sống và con người trong xã hội cổ đại La Mã lúc bấy giờ. Xã hội ấy đã lùi vào dĩ vãng rất xa đối với con người thời đại chúng ta ngày nay, nhưng nếu dành thời gian để lần giở, nghiền ngẫm trên từng trang sách cổ, chúng ta vẫn tìm thấy những điều rất sâu sắc để đồng cảm. Trí óc tuyệt vời, sự thông minh, bản lĩnh và lòng dũng cảm đã xây dựng nên một hình tượng Caesar kiệt xuất trong lịch sử, có mặt trong danh sách mười vị tướng tài giỏi nhất của thế giới. “Đằng sau người đàn ông thành đạt luôn có bóng dáng của người phụ nữ”, câu nói ấy quả không sai ngay với cả Caesar. Dù cho tình yêu của họ không tròn đầy, viên mãn nhưng sự có mặt của Cleopatra đã ảnh hưởng không nhỏ đến con đường sự nghiệp của Caesar và ngược lại, Ai Cập có thể đã phải trả giá đắt nếu như không có mối tình giữa Cleopatra và đại đế Caesar. Tài liệu tham khảo Tiểu thuyết “Hoàng đế Caesar”, NXB Lao động, 2009. Tiểu thuyết “Nữ hoàng Ai Cập”, NXB Văn học, 1999. Hợp tuyển Văn học Châu Âu, tập I, Lê Nguyên Cẩn, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2002. www.wikipedia.org

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHình tượng nhân vật Caesar và mối tình của Caesar với nữ hoàng Cleopatra trong tiểu thuyết Hoàng đế Caesar và tiểu thuyết Nữ hoàng Ai Cập.doc