PHẦN MỞ ĐẦU
1/ Lí do chọn đề tài
Có những tác phẩm dù có được ưa chuộng trong một khoảng thời gian nào đó nhưng sẽ nhanh chóng chìm vào quên lãng. Nhưng cũng có những tác phẩm vừa mới ra đời đã tìm được bến đỗ trong lòng người đọc, trở thành những tác phẩm kinh điển của cả thế giới. Để làm được điều này trước hết chính là cần đến tài năng và tấm lòng của người cầm bút. Trong đó, những gì còn lại trong lòng độc giả không chỉ là văn phong, cốt truyện của tác giả mà còn là ý nghĩa mà tiểu thuyết đó muốn hướng đến. Mặt khác, nhân vật trong tiểu thuyết luôn đóng một vai trò quan trọng. Đó không chỉ là lát cắt phản ánh những tâm tư tình cảm của người cầm bút mà còn là linh hồn cho những chi tiết, tình tiết trong tác phẩm. Với sức sáng tạo và tấm lòng của người cầm bút, đâu đó một nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm sẽ hóa thành hình tượng nghệ thuật tiêu biểu, đặc trưng trong văn học.
Nhắc đến nền văn học của Pháp vào thế kỷ XIX, chúng ta không thể nào không nhắc đến Vích-to Huy-gô- một cây đại thụ, một nhà văn lớn của nước Pháp. Được mệnh danh là người chép sử bằng thơ, kịch, phê bình văn học, tiểu thuyết, ông là người đã có công phản ánh trung thực những bước chuyển mình vĩ đại của lịch sử đất nước. Các tác phẩm của ông tràn ngập tư tưởng nhân đạo thể hiện lòng yêu thương tin tưởng ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người cùng với trí tưởng tượng phong phú và thủ pháp tương phản khai thác triệt để. Đặc biệt, cuốn tiểu thuyết “Nhà thờ Đức Bà Paris” đã mang vinh quang tới cho tác giả còn hơn tất cả các tập thơ đã có của ông. Bằng trí tưởng tượng trác việt, bản tính hóm hỉnh và thông minh, Vích-to Huy-gô đã dẫn người đọc đi ngược dòng lịch sử, đến với một trong những nơi linh thiêng nhất: Nhà thờ Đức Bà Pariss. Cùng với ngôi nhà thờ thâm nghiêm, huyền bí, những thói tục kỳ quặc, luật lệ man rợ là đủ các hạng người của một xã hội phong kiến thu nhỏ. Trong đó nổi lên nhân vật Etmeranda- một cô gái Ai Cập trẻ trung và tràn đầy sức sống, luôn khao khát tìm lại cha mẹ của mình. Thông qua hình tượng nhân vật Esméralda, và cả chính quyền lẫn thần quyền đã đều hợp sức tạo ra một nền pháp chế thô sơ mà dã man, tự tố cáo thói tàn bạo đêm dài trung cổ.
Từ sự ảnh hưởng của hình tượng nhân vật Esméralda cũng như vì yêu thích văn chương và cảm phục con người của Vích-to Huy-gô mà chúng tôi đi đến quyết định chọn “Hình tượng nhân vật Esméralda trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris” làm đề tài cho bài tiểu luận này.
2. Lịch sử vấn đề
Nhà thờ Đức bà Paris quả thực là kiệt tác của loại tiểu thuyết lịch sử thời kỳ lãng mạn chủ nghĩa. Nó được so sánh như là một bức tranh về Paris vào thế kỷ 15 và về thế kỷ 15 đối với Paris. Cuốn sách không hề có tham vọng lịch sử, mà có lẽ chỉ miêu tả, bằng ít nhiều kiến thức khoa học và lương tâm nhưng duy nhất chỉ bằng các nét đại cương và sơ lược, tình hình của phong tục, tín ngưỡng, luật pháp, nghệ thuật của nền văn minh thế kỷ 15. Với những giá trị mà cuốn tiểu thuyết đã đem lại thì ảnh hưởng của nó đến văn đàn thi ca của nhân loại là không nhỏ. Ở nước ta, Nhà thờ Đức Bà Paris là một trong những tác phẩm được yêu thích qua nhiều thời đại. Song để nghiên cứu về hình tượng nhân vật Esméralda thì đây là một đề tài còn tương đối khá mới mẻ. Trong bài tiểu luận này, chúng tôi sẽ cố gắng phân tích để thấy được những nét đặc sắc trong hình tượng nhân vật Esméralda cũng như nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật của Vích-to Huy-gô. Qua đó, chúng tôi hy vọng sẽ đem lại một điều gì đó mới mẻ trong việc lựa chọn đề tài nghiên cứu. Mặt khác, kết quả đạt được từ bài tiểu luận này sẽ góp phần vào công cuộc nghiên cứu cuốn tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris nói chung và rút ra những kiến thức bổ ích cho quá trình học tập nói riêng của bản thân chúng tôi.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Trong bài tiểu luận này, chúng tôi xin lấy nhân vật Esméralda trong cuốn tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris của Vích-to Huy-gô làm trung tâm cho những tìm tòi và phân tích. Qua đó, khái quát lên thành tìm hiểu về hình tượng nhân vật Esméralda.
- Phạm vi nghiên cứu: cuốn tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris của Vích-to Huy-gô
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài tiểu luận này, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệuPhương pháp liệt kêPhương pháp phân tích tổng hợp
5. Bố cục
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài tiểu luận của chúng tôi có phần nội dung gồm 2 chương:
Chương I : Giới thuyết chungChương II : Hình tượng nhân vật Esméralda trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris của Vích-to Huy-gô
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐÂU
Lí do chọn đề tài . 1Lịch sử vấn đề nghiên cứu . 1Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 2Phương pháp nghiên cứu 2Bố cục . 2
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THUYẾT CHUNG
1.1 Khái niệm 3
1.1.1 Nhân vật là gi? . 3
1.1.2 Hình tượng là gì? 3
1.1.2 Hình tượng nghệ thuật là gì? 3
1.2 Tác giả Vích-to Huy-gô 4
1.2.1 Vài nét về tiểu sử 4
1.2.2 Sự nghiệp sáng tác 4
1.3 Tác phẩm Nhà thờ Đức Bà Paris5
1.3.1 Hoàn cảnh ra đời 5
1.3.2 Tóm tắt tác phẩm . 5
1.3.3 Giá trị nội dung 7
1.3.4 Giá trị nghệ thuật . 7
CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT ESMÉRALDA TRONG TIỂU THUYẾT NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS CỦA VÍCH-TO HUY-GÔ
2.1 Hình tượng nhân vật Esméralda . 9
2.1.1 Nàng Esméralda tài sắc vẹn toàn 9
2.1.2 Esméralda- một tâm hồn trong sáng, thánh thiện . 9
2.1.3 Esméralda trong biển tình cuộn sóng . 10
2.1.3.1 Tình yêu của ông cha nhà thờ Đức Bà Frollo đầy quyền lực 10
2.1.3.2 Tình yêu của Quasimodo- một tình yêu đau khổ, vô vọng . 11
2.1.3.3 Tình yêu duy nhất của nàng Esméralda dành cho Phoebus- một
tình yêu mù quáng 12
2.1.4 Ý nghĩa cái chết của Esméralda 13
2.2 Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Esméralda 14
2.2.1 Bút pháp tả thực 14
2.2.2 Bút pháp lãng mạn . 15
2.3 Ý nghĩa của việc xây dựng hình tượng nhân vật Esméralda . 16
KẾT LUẬN . 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
19 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 14275 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình tượng nhân vật Esméralda trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1/ Lí do chọn đề tài
Có những tác phẩm dù có được ưa chuộng trong một khoảng thời gian nào đó nhưng sẽ nhanh chóng chìm vào quên lãng. Nhưng cũng có những tác phẩm vừa mới ra đời đã tìm được bến đỗ trong lòng người đọc, trở thành những tác phẩm kinh điển của cả thế giới. Để làm được điều này trước hết chính là cần đến tài năng và tấm lòng của người cầm bút. Trong đó, những gì còn lại trong lòng độc giả không chỉ là văn phong, cốt truyện của tác giả mà còn là ý nghĩa mà tiểu thuyết đó muốn hướng đến. Mặt khác, nhân vật trong tiểu thuyết luôn đóng một vai trò quan trọng. Đó không chỉ là lát cắt phản ánh những tâm tư tình cảm của người cầm bút mà còn là linh hồn cho những chi tiết, tình tiết trong tác phẩm. Với sức sáng tạo và tấm lòng của người cầm bút, đâu đó một nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm sẽ hóa thành hình tượng nghệ thuật tiêu biểu, đặc trưng trong văn học.
Nhắc đến nền văn học của Pháp vào thế kỷ XIX, chúng ta không thể nào không nhắc đến Vích-to Huy-gô- một cây đại thụ, một nhà văn lớn của nước Pháp. Được mệnh danh là người chép sử bằng thơ, kịch, phê bình văn học, tiểu thuyết, ông là người đã có công phản ánh trung thực những bước chuyển mình vĩ đại của lịch sử đất nước. Các tác phẩm của ông tràn ngập tư tưởng nhân đạo thể hiện lòng yêu thương tin tưởng ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người cùng với trí tưởng tượng phong phú và thủ pháp tương phản khai thác triệt để. Đặc biệt, cuốn tiểu thuyết “Nhà thờ Đức Bà Paris” đã mang vinh quang tới cho tác giả còn hơn tất cả các tập thơ đã có của ông. Bằng trí tưởng tượng trác việt, bản tính hóm hỉnh và thông minh, Vích-to Huy-gô đã dẫn người đọc đi ngược dòng lịch sử, đến với một trong những nơi linh thiêng nhất: Nhà thờ Đức Bà Pariss. Cùng với ngôi nhà thờ thâm nghiêm, huyền bí, những thói tục kỳ quặc, luật lệ man rợ …là đủ các hạng người của một xã hội phong kiến thu nhỏ. Trong đó nổi lên nhân vật Etmeranda- một cô gái Ai Cập trẻ trung và tràn đầy sức sống, luôn khao khát tìm lại cha mẹ của mình. Thông qua hình tượng nhân vật Esméralda, và cả chính quyền lẫn thần quyền đã đều hợp sức tạo ra một nền pháp chế thô sơ mà dã man, tự tố cáo thói tàn bạo đêm dài trung cổ.
Từ sự ảnh hưởng của hình tượng nhân vật Esméralda cũng như vì yêu thích văn chương và cảm phục con người của Vích-to Huy-gô mà chúng tôi đi đến quyết định chọn “Hình tượng nhân vật Esméralda trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris” làm đề tài cho bài tiểu luận này.
2. Lịch sử vấn đề
Nhà thờ Đức bà Paris quả thực là kiệt tác của loại tiểu thuyết lịch sử thời kỳ lãng mạn chủ nghĩa. Nó được so sánh như là một bức tranh về Paris vào thế kỷ 15 và về thế kỷ 15 đối với Paris. Cuốn sách không hề có tham vọng lịch sử, mà có lẽ chỉ miêu tả, bằng ít nhiều kiến thức khoa học và lương tâm nhưng duy nhất chỉ bằng các nét đại cương và sơ lược, tình hình của phong tục, tín ngưỡng, luật pháp, nghệ thuật của nền văn minh thế kỷ 15. Với những giá trị mà cuốn tiểu thuyết đã đem lại thì ảnh hưởng của nó đến văn đàn thi ca của nhân loại là không nhỏ. Ở nước ta, Nhà thờ Đức Bà Paris là một trong những tác phẩm được yêu thích qua nhiều thời đại. Song để nghiên cứu về hình tượng nhân vật Esméralda thì đây là một đề tài còn tương đối khá mới mẻ. Trong bài tiểu luận này, chúng tôi sẽ cố gắng phân tích để thấy được những nét đặc sắc trong hình tượng nhân vật Esméralda cũng như nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật của Vích-to Huy-gô. Qua đó, chúng tôi hy vọng sẽ đem lại một điều gì đó mới mẻ trong việc lựa chọn đề tài nghiên cứu. Mặt khác, kết quả đạt được từ bài tiểu luận này sẽ góp phần vào công cuộc nghiên cứu cuốn tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris nói chung và rút ra những kiến thức bổ ích cho quá trình học tập nói riêng của bản thân chúng tôi.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Trong bài tiểu luận này, chúng tôi xin lấy nhân vật Esméralda trong cuốn tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris của Vích-to Huy-gô làm trung tâm cho những tìm tòi và phân tích. Qua đó, khái quát lên thành tìm hiểu về hình tượng nhân vật Esméralda.
- Phạm vi nghiên cứu: cuốn tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris của Vích-to Huy-gô
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài tiểu luận này, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp liệt kê
Phương pháp phân tích tổng hợp
5. Bố cục
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài tiểu luận của chúng tôi có phần nội dung gồm 2 chương:
Chương I : Giới thuyết chung
Chương II : Hình tượng nhân vật Esméralda trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris của Vích-to Huy-gô
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: GIỚI THUYẾT CHUNG
1.1 Khái niệm
1.1.1 Nhân vật là gì?
Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật có thể có tên riêng hoặc không có tên riêng, có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật náo đó trong tác phẩm,nhân vật là phương tiện khái quát tính cách số phận con người (tính cách nhân vật là 1 hiện tượng xã hội lịch sử xuất hiện trong một hiện thực khách quan (trong câu chuyện thần thoại) qua đó nhân vật dẫn dắt ta đến với đời sống xã hội.
1.1.2 Hình tượng là gì?
Theo góc độ văn học và nghệ thuật, hình tượng được hiểu là sự phản ánh hiện thực một cách khái quát bằng nghệ thuật dưới hình thức những hiện tượng cụ thể, sinh động, điển hình, nhận thức trực tiếp bằng cảm tính.
1.1.3 Hình tượng nghệ thuật là gì?
Trong phạm trù cơ bản của mĩ học, hình tượng nghệ thuật dùng để chỉ một hình thức phản ánh hiện thực đặc thù bằng các phương tiện nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật khác với các phạm trù của tư duy khoa học (khái niệm, phán đoán, diễn dịch), do tính chất trực tiếp của nó. Đồng thời, nó cũng khác với các phạm trù khác như: cảm giác, tri giác, biểu tượng, vì ngoài sự phản ánh trực tiếp hiện thực, nó còn nhằm tổng hợp các hiện tượng của đời sống theo một kiểu riêng. Nó thâm nhập vào bản chất của các hiện tượng đó và làm sáng tỏ ý nghĩa sâu xa của chúng. Hình tượng nghệ thuật làm xuất hiện trong một sự thống nhất khăng khít các yếu tố của nhận thức trực quan tích cực và tư duy trừu tượng, nhưng đồng thời nó cũng khác về bản chất cả với cái này và cái kia.
Hình tượng nghệ thuật có ba đặc điểm chủ yếu sau đây:
1) Vừa phản ánh cái điển hình, vừa có cá tính.
2) Vừa có tính khách quan của hiện thực, vừa có tính chủ quan, thể hiện tình cảm và những suy nghĩ của tác giả.
3) Vừa xúc cảm, vừa duy lí, thể hiện một thái độ đúng đắn đối với đối tượng được thể hiện.
Hình tượng nghệ thuật là phương tiện nghệ thuật nhằm thể hiện cuộc sống. Phát sinh từ cuộc sống, các hình tượng nghệ thuật trở về với cuộc sống, tác động vào tình cảm, thức tỉnh tư duy, giúp cho con người ý thức được mình, ý thức được mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể, giữa cá nhân và xã hội, giữa hiện thực và lí tưởng. Hình tượng nghệ thuật là điều kiện đầu tiên để tạo nên giá trị của tác phẩm nghệ thuật. Hình tượng văn học trong các tác phẩm luôn là phương tiện hình thức để nhà văn bộc lộ giá trị tư tưởng và phong cách nghệ thuật của mình . Mỗi nhà văn khi cầm bút phải không ngừng sáng tạo tìm tòi để xây dựng hình tượng nhân vật tiêu biểu đặc sắc . Không phải tác phẩm văn học nào cũng có hình tượng văn học. Không phải nhân vật nào trong tác phẩm văn học đều trở thành hình tượng nhân vật văn học. Để trở thành hình tượng văn học điều kiện tiên quyết là phải có tính điển hình. Trong văn học, hình tượng nhân vật phải là: nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Nghĩa là nhân vật văn học ấy phải có sức tập trung khái quát cao. Nhân vật ấy phải có những nét chung nhất của tầng lớp, giai cấp... mà mình đại diện. Và bối cảnh xã hội mà nhân vật ấy xuất hiện phải là bối cảnh điển hình của một vùng, một nơi vào một thời điểm lịch sử nhất định.
Trong bài tiểu luận này, dưới góc độ văn học, hình tượng nghệ thuật sẽ được nhắc đến thông qua hình tượng nhân vật Esméralda.
1.2 Tác giả Vích-to Huy-gô
1.2.1 Vài nét về tiểu sử
Vích-to Huy-gô sinh ngày 26-2-1802 tại Besançon, mất ngày 22-5-1885 tại Paris. Ông là một nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng của nước Pháp. Tài năng của ông bộc lộ sớm khi năm 15 tuổi, ông đạt giải thưởng thơ của Viện hàn lâm Tuludơ, 20 tuổi in tập thơ đầu tiên. Song, ông còn có những khát khao lớn hơn cả thơ khi cho quyết định chuyển sang sáng tác kịch bản. Với hy vọng những buổi trình diễn quy mô lớn những vở kịch ở thủ đô hoa lệ sẽ làm tên tuổi của mình được mọi người biết đến; giờ đây, ông hoàn toàn đã biến ước mơ ấy trở thành sự thật. Ông có ước mơ là trở nên “satôbơriăng hoặc chẳng là gì cả”. Nhà văn lãng mạn lừng danh này là thần tượng của giới trẻ lúc bấy giờ.
Các tác phẩm của ông rất đa dạng như: tiểu thuyết, thơ, kịch, các bài diễn văn chính trị,... Tiêu biểu cho các tác phẩm của ông là hai tác phẩm mang đậm tính nhân bản: Những người khốn khổ (Les Misérables) và Nhà thờ Đức bà Paris (Notre-Dame de Paris).
1.2.2 Sự nghiệp sáng tác:
Bằng tài năng của mình, Vích-to Huy-gô được xem như là một người chép sử bằng thơ, kịch, phê bình văn học, tiểu thuyết. Ông đã có công phản ánh trung thực những bước chuyển mình vĩ đại của lịch sử của đất nước. Những gì mà ông đã làm được đã giúp ông trở thành chủ soái của trường phái lãng mạn chống lại chủ nghĩa cổ điển.
Về hình thức thể loại, tiểu thuyết của Huygô chứa đựng những yếu tố quen thuộc của các thể loại trước và sau giai đoạn lãng mạn. Với cá tính sáng tạo hơn cả Dickinx, ông đã giữ một khoảng cách với những mã cũ kĩ của thị hiếu, những lối mòn sáo nhàm trong thị hiếu độc giả. Những nét ấy không chỉ có cội rễ ở thế kỉ XIX tại phương Tây, mà còn rất phổ biến ở độc giả của các nước khác, kể cả tại phương Đông ngày nay. Bởi thế, vượt lên trên cả thơ, tiểu thuyết của Huy-gô, đặc biệt Nhà thờ Đức bà Parsi được bạn độc ngày nay trên thế giới yêu thích, ít có tác phẩm nào sánh được.
Trong hơn 60 năm cầm bút sáng tác, ông đã viết nên 45 tác phẩm, trong đó có những cuốn được cả thế giới ngưỡng mộ...Các tác phẩm của ông có thể kể đến:
- Thơ: Những bài thơ phương đông (1829), Lá mùa thu (1831), Những tiếng bên trong (1837)...
- Kịch: : Ruybơla, cromwell (1830), Hecnani (1833)…
- Tiểu thuyết: Nhà thờ đức bà Pari (1828) , Những người khốn khổ (1862), Những nguời lao động của biển cả (1866)…
Các tác phẩm của Vích-to Huy-gô tràn ngập tư tưởng nhân đạo thể hiện lòng yêu thương tin tưởng ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người. với trí tưởng tượng phong phú và thủ pháp tương phản khai thác triệt để. Tác phẩm của ông có sức vang động tới tâm can người đọc, đánh thức lương tri nhân loại bằng những hồi chuông cảnh tỉnh mạnh mẽ. Nó vang vọng vào tận những ngõ ngách sâu kín nhất của lòng người. Riêng với tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris, tác phẩm đã có những chiều sâu tư tưởng hết sức độc đáo. Ít nhiều, người đọc đã cảm nhận được một tiếng lòng đau đớn của văn hào khi ông dựng nên hình tượng nhân vật nàng Esméralda.
1.3 Tác phẩm Nhà thờ Đức Bà Paris
1.3.1 Hoàn cảnh ra đời
Năm 1828, Vích-to Huy-gô đã đến Paris. Tại đây, ông có dịp được nhiều lần nhìn ngắm kiến trúc cổ của ngôi nhà thờ Đức Bà Paris. Đứng trước vẻ nguy nga tráng lệ mang một màu cổ kính này, Vích-to Huy-gô mong muốn vẻ đẹp đó phải vượt lên trên thời gian và tất cả những biến cố để tồn tại trong lòng người. Mặt khác, được biết, trong một lần tận mắt chứng kiến cảnh một cô gái trẻ phạm tội ăn cắp bị treo cổ. Trong lúc cô gái đang giãy giụa trong chiếc thòng lọng mỗi lúc một thêm thít chặt hơn, một gã đàn ông lạnh lùng cầm chiếc dùi sắc nung đỏ gí vào da thịt cô. Tiếng cháy xèo xèo của da thịt cùng tiếng kêu la thảm thiết của cô gái đã thúc ép nhà văn phải viết một cái gì đó để bãi bỏ hình thức giết người dã man bằng giá treo cổ. Nỗi ám ảnh đó cháy cùng niềm say mê nghệ thuật đã giúp ông nảy ra ý tưởng viết một cuốn tiểu thuyết có tính chất lịch sử lấy bối cảnh Paris những đêm dài Trung cổ.
1.3.2 Tóm tắt tác phẩm
Nhà thờ Đức Bà Paris là câu chuyện xoay quanh số phận bi thảm của nhân vật thằng Gù - Quasimodo, người kéo chuông trong Nhà thờ Đức Bà ở Paris. Mang một vẻ bề ngoài “gớm ghiếc”, Quasimodo đã đem lòng yêu đơn phương cô gái xinh đẹp người Digan - Esmerelda. Họ đều thuộc lớp người “thấp cổ bé họng” của xã hội và gặp những điều không may trong cuộc sống. Câu chuyện kết thúc với cái chết đầy đau thương của Esmerelda và Quasimodo. Đây là tác phẩm văn học có giá trị cao về mặt nghệ thuật và giáo dục, đánh thức lòng trắc ẩn trong mỗi con người. Tác phẩm xuất bản được chia làm 11 quyền:
Quyển 1, 2, 3
Bối cảnh lịch sử là ngày 06/01/1482, ngày lễ hội của những người điên diễn ra ở Paris. Trong đại sảnh của pháp đình, công chúng đang xem một vở thánh kịch của Pierre Gringoire (một thi sĩ nghèo). Cô gái Bohémiens xinh đẹp Esméralda thì làm nghề múa rong ngoài phố trên quảng trường trước nhà thờ Đức bà. Hành động múa hát này đã bị gặp phải sự cấm đoán của phó giám mục nhà thờ là Claude Frollo vốn được xem là một người đạo hạnh, uyên bác. Nhưng bản thân ông lại là một người rất cô đơn, xanh xao, u uất vì nếp sống tu hành. Hơn hết, ông đã bắt đầu thấy được hiểm họa sa vào địa ngục khi ông bắt đầu say mê cô gái múa rong. Ông đã cố gắng để thoát khỏi “địa ngục” ấy, nhưng cuối cùng bị tình yêu lôi kéo vĩnh viễn. Lễ hội tan, màn đêm buông xuống. Người kéo chuông nhà thờ Đức bà Quasimodo, kẻ dị hình, dị dạng, vừa mù, vừa chột, vừa thọt theo lệnh của phó giám mục Claude Frollo mưu toan bắt cóc Esméralda. Nhưng đội tuần tra của đại úy Phoebus đã kịp giải cứu cô gái và bắt Quasimodo đi. Thi sĩ Gringoire lang thang lạc vào vương quốc ăn mày, suýt bị treo cổ, nhưng nhờ Esméralda nhận làm chồng theo luật lệ cái bang nên thoát chết. Tuy nhiên, cô chỉ nhận trên danh nghĩa để cứu mạng Gringoire vì lòng cô đã hoàn toàn hướng về đại úy Phoebus, người đã cứu cô.
Quyển 3 đến quyển 6
Vốn nhân từ, Esméralda bỏ qua vụ bắt cóc và đã đem nước cho Quasimodo uống trong lúc hắn bị xử phạt trên đài bêu vì tội bắt cóc và gây rối loạn ban đêm. Tâm hồn hoang dã của Quasimodo từ lâu không quen giao tiếp với thế giới con người, chỉ biết có cha nuôi là phó giám mục Frollo, người đã đem hắn về nuôi khi hắn còn là một quái thai dị dạng bị bỏ trước cửa nhà thờ. Vẻ đẹp và tấm lòng của Esméralda đã làm thức tỉnh trái tim hoen rỉ của hắn. Quasimodo bắt đầu yêu, một tình yêu bất diệt không cần đền đáp.
Quyển 7
Esméralda yêu Phoebus một cách mù quáng, dù Phoebus thực chất chỉ là một gã sở khanh ăn chơi đàng điếm, đã có hôn thê là một tiểu thư quý tộc. Esméralda đã nhận lời hẹn hò của y tại một căn nhà trọ ở vùng ngoại ô. Phó giám mục yêu Esméralda điên dại nên đã theo dõi rình mò đôi tình nhân và y đã không kìm chế được nỗi ghen tuông đã đâm Phoebus rồi bỏ trốn. Esméralda bị kết án vì hai tội: giết người và làm phù thủy.
Quyển 8-10
Esméralda bị kết án treo cổ, Quasimodo phá pháp trường để cứu Esméralda, đem cô vào trú ẩn an toàn trong nhà thờ Đức bà. Những người ăn mày đang nóng lòng chờ Esméralda nhưng không thấy cô trở lại đã tấn công vào nhà thờ để cứu cô. Bị Quasimodo đẩy lùi.
Quyển 11
Phó giám mục Claude Frollo tuyệt vọng đến mức mất cả lý trí và nhân tính. Hắn phát hiện ra Esméralda đang trú ẩn trong nhà thờ nên đã ép buộc và đe dọa cô. Với sự che chở của Quasimodo, Esméralda vẫn sống bình an và vẫn yêu Phoebus. Frollo cho thi sĩ Gringoire đến để lừa cô ra ngoài, một mặt hắn lại báo cho bọn cảnh binh biết để truy bắt. Frollo đã đặt điều kiện buộc Esméralda phải ưng thuận mình, bằng không ông sẽ giao cô cho bọn cảnh binh đang truy đuổi cô ráo riết. Esméralda quyết chịu chết chứ không ưng thuận nên Frollo đã giao cô cho một bà ẩn tu điên dại đã tự chôn mình trong ngôi mộ lộ thiên từ khi đứa con gái của bà bị người Bohémien bắt cóc và để lại một đứa trẻ dị dạng (bà đã đem đứa trẻ dị dạng đó để trước thềm nhà thờ Đức bà, Frollo đã đem đứa trẻ về nuôi, đó là Quasimodo). Vì thế người ẩn tu này rất ghét bọn Bohémien nên Frollo nghĩ rằng Esméralda sẽ bị bà hành hạ cho đến chết. Nhưng sau đó, hai mẹ con đã nhận ra nhau nhờ vật kỷ niệm (đôi giày của trẻ con mà Esméralda luôn mang bên người là do mẹ làm cho). Cuối cùng, cảnh binh đã tìm được nơi ẩn nấp của hai mẹ con. Người mẹ hết sức bảo vệ con, nhưng Esméralda vẫn bị bắt đi và bà đã chết ngay vì quá tuyệt vọng. Esméralda bị đem đi treo cổ một lần nữa. Quasimodo biết được đầu đuôi câu chuyện và khi chứng kiến tận nụ cười thâm độc của phó giám mục khi thấy Esméralda bị đưa ra xử tử, đã xô Frollo ngã từ trên tháp chuông nhà thờ xuống đất. Sau đó, Quasimodo đã ôm xác Esméralda vào cùng chết chung trong hầm mộ.
1.3.3 Giá trị nội dung
Tác phẩm Nhà thờ Đức Bà Paris đã thể hiện được sự vươn đến một tầm cao triết lý, qua cách mô tả một định mệnh đã dẫn các nhân vật gắn liền với ngôi nhà thờ này cho đến chỗ chết, chỗ hủy diệt. Chính cảm hứng bi quan này đã đem đến cho tác phẩm vẻ lớn lao và hoang dại.
Cuốn tiểu thuyết trước hết đã phục hồi thật kỳ diệu đô thành Paris cổ vào cuối thế kỷ XV, một phục hồi dựa trên các tài liệu sinh động và khảo cổ học hiện nay coi như sai lầm, nhưng trên hết nó dựa vào óc tưởng tượng màu nhiệm, phóng khoáng của tác giả tạo rung động hoài cổ cho cả một thế hệ. Toà nhà thờ lớn đứng sừng sững giữa tác phẩm như một người khổng lồ bằng đá, hoà trộn linh hồn ít nhiều huyền bí với linh hồn các nhân vật khác.
Năm 1835, Têôphin Gôhiê, một đệ tử cuồng nhiệt của chủ nghĩa lãng mạng, sau này trở thành một tên tuổi của dòng Thi sơn, nói về Nhà thờ Đức bà: “Cuốn tiểu thuyết này là một thiên anh hùng ca Iliát thực sự, ngay từ bây giờ nó đã thành một tác phẩm kinh điển”.
1.3.4 Giá trị nghệ thuật
Với cấu trúc loại thể đặc biệt, Vích-to Huy-gô đã dựng lên bức tranh đồ sộ, hoành tráng về cuộc sống, con người thời Trung cổ bằng một hệ thống ngôn từ tài hoa, nhiều tầng bậc. Ở Nhà thờ Đức Bà Paris, Huy-gô đã làm một phép cộng gộp tài tình những đỉnh cao nghệ thuật nhân loại. Đó là Homero trong Scott, kịch tính thiên tài Shakespeare, những đoạn trào lộng, hóm hỉnh của Voltaire và Rabelais. Những nét đặc sắc nghệ thuật của ngòi bút lãng mạn đỉnh cao này đã làm cho Nhà thờ Đức Bà Paris có một nội dung từ tưởng hết sức phong phú với những chiều kích vươn đến vô tận.
Với tư cách là chủ soái của chủ nghĩa lãng mạn, cây sồi già xanh ngắt Vích-to Huy-gô đã có những sáng tạo tuyệt vời vượt qua sự truy bức của giới hạn thời gian, vượt qua những hạn chế của tư tưởng thời đại và cả những đặc điểm về mặt hình thức của phương pháp sáng tác lãng mạn chủ nghĩa mang tính lịch sử cụ thể đương thời. Tác phẩm của Huy-gô có sức vang động mãi mãi tới tâm can người đọc, đánh thức lương tri nhân loại bằng những hồi chuông cảnh tỉnh mạnh mẽ, vào tận những ngõ ngách sâu kín nhất của lòng người. Nhà thờ Đức Bà Paris có những chiều sâu tư tưởng hết sức độc đáo.
Nhà sử học Giuyn Misơlê nhận xét vào năm 1833: “Cạnh ngôi nhà thờ lớn cổ kính, Vichto Huygô xây dựng một toà nhà thờ lớn khác bằng thi ca, cũng vững chắc như nền móng, cũng ngất cao như dãy tháp của toà nhà thờ nọ”. Điều đó có thể cho thấy được rằng, tài năng nghệ thuật của Vích-to Huy-gô trong Nhà thờ Đức Bà Paris đã hoàn toàn thuyết phục độc giả. Trong tiểu thuyết cũng như trên sân khấu, Huy-gô ưa miêu tả cái cao cả cạnh cái tầm thường: ở đây ông đưa ra cốt truyện đầy phiêu lưu kịch tính, với diễn biến thăng trầm lúc bi thảm khi hài hước.
Ơgien Xuy, tác giả Bí mật thành Paris, viết cho Huy-gô: “… Ngoài chất thơ cùng tất cả sự phong phú của tư tưởng và tính kịch, tôi xin nói thêm cuốn truyện của ông còn có gì đó làm tôi vô cùng xúc động. Có thể nói Quasimodo tiêu biểu cho vẻ đẹp tâm hồn và sự tận tuỵ, Prollo tiêu biểu cho sự uyên bác, trí thức khoa học, khả năng trí tuệ, còn Satôpe tiêu biểu cho vẻ đẹp thân thể, nếu như vậy ông đã có ý định tuyệt diệu để ba nhân vật điển hình đó, cùng một thực chất như chúng ta, đối mặt với một cô gái ngây thơ, gần như man dại giữa nền văn minh, trao cho cô ta quyền được lựa chọn và để cô ta lựa chọn một cách hết sức đàn bà”.
Chương 2:
HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT ESMÉRALDA TRONG TIỂU THUYẾT NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS CỦA VÍCH-TO HUY-GÔ
2.1 Hình tượng nhân vật Esméralda
2.1.1 Nàng Esméralda tài sắc vẹn toàn
Esméralda là một cô gái du mục Bohémien đang ở độ tuổi trăng tròn. Trong ngày “các Vua và hội của thằng Điên”, nàng Esméralda đã xuất hiện với vẻ đẹp thật ấn tượng. Thân hình mảnh mai cao dong dỏng vươn thẳng, nước da bánh mật, Esméralda thu hút mọi ánh nhìn về phía cô. “Cô phóng vào họ tia chớp của cặp mắt to đen láy”. Để rồi xung quanh cô, mọi cặp mắt đều chăm chú, mọi cái miệng hé mở.
Vích-to Huy-gô đã dành sự ưu ái cho nàng Esméralda khi xây dựng nên hình ảnh một thiếu nữ không chỉ xinh đẹp mà còn đầy tài năng. Nàng lạc mẹ từ khi còn nhỏ xíu, và sau này khi lớn lên, nàng lưu lạc khắp nơi cùng những người hát múa rong, cùng chú dê Djali thân thuộc và cũng là bạn của mình, mang tiếng hát và sự tự do cho mọi người, đồng thời cũng là để đi tìm lại cha mẹ của mình. Nàng Esméralda như tỏa sáng trong điệu múa của mình. Cô nhảy, cô lượn vòng, cô xoáy tít trên tấm thảm Ba Tư cũ…thoải mái trong đôi giày xinh xinh. Thế giới như chỉ còn lại mỗi mình Esméralda trong đoạn văn miêu tả của Vích-to Huy-gô: “Đôi tay nâng cao trên đầu, mảnh mai, mềm mại, sống động như một con ong bầu. Bộ đồ lót óng ánh vàng. Cái váy sặc sỡ phồng lên. Mái tóc huyền. Cặp mắt bừng lửa”
2.1.2 Esméralda- một tâm hồn trong sáng, thánh thiện
Exmeranda là một cô gái Ai cập trẻ trung và tràn đầy sức sống, luôn khao khát tìm lại cha mẹ của mình. Con người trinh trắng và sùng đạo ấy luôn đeo trên cổ lá bùa với lời thầm nguyện về những ước mơ mãi mãi không thể trở thành hiện thực.. Nói về Esméralda, ta chỉ có thể thấy trong nàng là sự trinh trắng và đức hạnh, trong lành và thơ ngây, tự do như bầu trời xanh thẳm, và hoang dã như một con chim non tràn đầy sinh lực. Vẻ đẹp và tài năng của nàng Esméralda đã thu hút phó giám mục Claude Frollo, khiến y bất chấp luật lệ giáo điều đem lòng yêu nữ vũ công xinh đẹp. Khi lễ hội tan, theo lệnh của Frollo, Quasimodo- người kéo chuông nhà thờ Đức Bà- một kẻ dị hình dị dạng, vừa mù vừa chột vừa thọt đã mưu toan bắt cóc Esméralda. Song vốn nhân từ, Esméralda bỏ qua vụ bắt cóc và đã đem nước cho Quasimodo uống trong lúc hắn bị xử phạt trên đài bêu vì tội bắt cóc và gây rối loạn ban đêm. Và từ đó, tâm hồn trong sáng đến độ thánh thiện Esméralda đã mở cửa một trái tim vốn từ lâu đóng khép, chai sạn, giúp Quasimodo lần đầu tiên biết sống theo đúng nghĩa một con người. Còn thi sĩ Gringoire lang thang lạc vào vương quốc ăn mày, suýt bị treo cổ, nhưng nhờ Esméralda nhận làm chồng theo luật lệ cái bang nên thoát chết. Nàng Esméralda bằng vẻ đẹp cả về hình thể và tâm hồn đã tạo ra những xung đột cho ba con người, ba tính cách, ba số phận khác nhau nhưng đều đem lòng yêu cô vũ nữ xinh đẹp.
2.1.3 Esméralda trong biển tình cuộn sóng
Một vị linh mục sâu sắc và đầy trí tuệ, trông bề ngoài đạo mạo và đáng kính, nhưng bên trong lại vừa mãnh liệt nhưng cũng quá lạnh lùng, nham hiểm. Một thằng gù lầm lì và ít nói, với bản mặt đầy kinh hãi và dáng vẻ ghê tởm, được vị linh mục nuôi dưỡng và cưu mang từ nhỏ, suốt đời sống trong căn nhà thờ cổ kính, mang nặng bao suy tư. Một viên đại úy đẹp trai, lịch lãm nhưng thực chất chỉ là một gã sở khanh ăn chơi đàng điếm, đã có hôn thê là một tiểu thư quý tộc. Một nhà thơ nghèo khổ gần như sắp chết đói, nhà triết học nhu nhược và thích sống bằng những ảo mộng hão huyền, lạc quan một cách ngu ngốc, không yêu ai hơn bản thân mình, sống viễn vông mơ tưởng. Nhà thơ yêu nàng, sĩ quan yêu nàng, ông thầy tu cũng yêu nàng, và đau xót thay thằng gù dị hình cũng yêu nàng. Chừng ấy con người ấy cùng với Esméralda cùng nhau đan thành một mạng nhện ái tình. Mỗi nhân vật đều rơi vào những bi kịch, những xung khắc không thể nào điều hòa được.
Hình tượng nàng Esméralda được gián tiếp xây dựng nên qua những cuộc tình. Đó là những câu chuyện với những góc cạnh khác nhau của tình yêu, của bi kịch khi trái tim không tuân theo lí trí. Qua nhân vật Esméralda, Vích-to Huy-gô đã cho thấy rằng: tình yêu có thể hời hợt, có thể mãnh liệt, nhưng nó thay đổi mọi thứ vốn bình yên trước khi con tim loạn nhịp vì nó.
2.1.3.1 Tình yêu của ông cha nhà thờ Đức Bà Frollo đầy quyền lực
Linh mục Claude Frollo là kẻ có trí tuệ phi thường và một vốn hiểu biết sâu rộng hơn tất cả. Quen với cô đơn và thiếu thốn yêu thương từ nhỏ, suốt cả tuổi trẻ thì say mê học tập và nghiên cứu, dần dần, y trở nên lãnh đạm và bàng quan với cuộc sống bên ngoài, không khan và cũng thật lí trí. Đầu óc y thông minh và hiểu biết nhưng vô tình thiếu đi cái gọi là lòng nhân hậu và yêu thương. Với cuộc sống bên ngoài đạo mạo và biết điều, y như thể có hai mặt, nhưng bản chất bên trong không ai ngờ. Và dường như điều gì kìm nén quá cũng trở nên có hại, vì vậy mà khi có cơ hội để sự nham hiểm của y lộ ra ngoài, nó bỗng trở nên tàn ác và bạo ngược lạ lùng. Đó là khi lần đầu y gặp Esméralda. Điệu múa say sưa và phóng khoáng của nàng đã hấp dẫn y, khiến bản năng yêu thương trong y bùng cháy mạnh mẽ, nhưng vì thiếu đi cái gọi là nhân hậu và bản thân bị kìm nén quá nhiều, y bỗng trở nên xảo quyệt và tham lam, muốn chiếm đoạt lấy người con gái xinh đẹp và trinh trắng kia. Khi gặp Esméralda, tất cả mọi quy phạm của luân lý và giáo thuyết đã hoàn toàn bị những dục vọng kìm tỏa xưa nay đạp đổ tanh bành. Điều đó vô tình đã tạo nên bi kịch cho cả ba con người ấy. Tình yêu mù quáng của y đã giết chết cả y lẫn cả Esméralda, gây nên bao nỗi đau và niềm uất hận. Con người như y đáng lẽ không nên yêu ai thì hơn, bởi khi yêu rồi mà không được đáp trả, tự ái của y bị chà đạp, dục vọng không được thỏa mãn làm y điên cuồng và cáu giận, khổ sở và ghen tuông. Đó là khi y đã phát ngột với sự kìm hãm bên trong thâm tâm, mà muốn thoát ra ngoài, tìm được cái thuộc về bản thân mình.
Những hành động thú vật sau này của Frollo là tất yếu: những hành động của một con người đã cuồng điên vì áp chế. Cứ như một con thú dữ, Frollo đã hiến dâng tình yêu của mình cho quỷ sứ. Tình yêu của y chỉ còn bao hàm những đam mê tội lỗi. Người đọc không ngạc nhiên khi con người đạo hạnh xưa kia thọc dao vào gã kị binh, kẻ cướp mất tình yêu của y. Rồi trong cơn ái tình khát máu, y còn tìm mọi cách cuồng đoạt cô gái, thỏa mãn nhu cầu bản năng sinh vật. Tình yêu của cha xứ Frollo với Esméraldalà một thứ tình yêu ích kỉ, sai trái và đi ngược lại với luân lý đạo đức. Ông ta cố dùng lòng thù hận căm ghét giả tạo để che giấu đi tình cảm của mình nhưng cuối cùng chính điều đó đã thiêu rụi ông trong lòng thù hận và ích kỉ.
2.1.3.2 Tình yêu của Quasimodo- một tình yêu đau khổ, vô vọng
Quasimodo - kẻ có gương mặt xấu xí và dáng vẻ ghê gớm, quái dị với đủ mọi tật nguyền trên cơ thể chắc khỏe. Hắn xấu xí, hắn bị người đời chê cười. Và đối với hắn, chỉ có một người là quan trọng hơn hết thảy. Đó chính là vị linh mục Prollo – người đã cưu mang và nuôi nấng hắn suốt bao nhiêu năm. Và ngôi nhà thờ Đức Bà cổ kính và âm u kia đối với hắn chính là người tình mà hắn yêu quí và tôn trọng nhất. Prollo cứu sống hắn, đưa hắn ra khỏi vũng bùn lầy của sự khinh ghét và nghiệt ngã của mọi cặp mắt thế gian kia, còn ngôi nhà thờ thì đem cho hắn một mái nhà mà hắn khao khát và ước vọng. Đến mức mà nơi đó đã thân thuộc với hắn lắm rồi, từng tiếng chuông rung, từng tấc đất, từng cơn gió nhẹ thoảng qua đều quí giá vô ngàn đối với hắn – con người bẩm sinh đã mù lòa và có phải ngẫu nhiên chăng, mà số phận đùa cợt hắn quá nhiều. Xấu xí, ngu độn, mù lòa, tật nguyền,… còn gì hơn thế nữa? Song Quasimodo lại là một biểu trưng cho tấm lòng cao đẹp của con người. Gần như suốt đời im lặng, nhưng chứa chất bên trong khối thịt dị hình ấy là tiếng than ai oán, tru tréo cho số phận. Từ khi sinh ra, nó đã bị cha mẹ đẩy ra xã hội. Nó phải nhận sự ghẻ lạnh, xúc phạm của đồng loại. Nhưng dường như điều đó với hắn vẫn chẳng là gì so với chuyện nghiệt ngã hơn thế: hắn yêu. Yêu người con gái trong trắng và xinh đẹp, cô gái Ai cập đã nhìn hắn bằng ánh mắt của một con người, không khinh ghét, không lạnh lùng nhẫn tâm, mặc dù hắn đã từng mù quáng nghe theo Phrolo mà định bắt cóc nàng, khiến cho nàng hoảng sợ và căm hận. Khi giờ đây, hắn bị trói chặt và bị khảo đả trong cái nắng oi ả và tàn nhẫn, nóng bỏng kia, không một ngụm nước cầm hơi. Vậy mà nàng đến bên hắn, đưa cho hắn những giọt nước mát lành nhất, giúp cho cái cổ họng đang cháy khô kia có thêm chút sức lực cần cự. Và phải chăng, trôi theo dòng nước tinh khiết kia vào cơ thể hắn là một tình cảm cao quí, thiêng liêng và mới lạ, nhưng đồng thời cũng sẽ khiến hắn nhục nhằn đắng cay, bất hạnh tột cùng sau này. Nhưng quan trọng là Cadimodo đã yêu, và đó là thứ tinh cảm thiêng liêng vào cao đẹp nhất hắn từng cảm nhận được, của một kẻ chưa bao giờ biết yêu thương và cũng chưa bao giờ được ai thương yêu. Nhưng cách yêu của hắn làm ta cảm động. Cảm động bởi nó không nhẫn tâm ích kỉ như của Prollo, không tràn đầy dục vọng và khao khát lứa đôi như Phoebus, nó thanh thản và diệu kì, là một tình yêu không vụ lợi cho bản thân, chỉ mong muốn điều tốt lành nhất cho người mình yêu. Một tình yêu thật sự, rạng ngời trong quang cảnh khô cằn và lạnh lẽo của đô thành Paris, nhưng lại là một tình yêu đơn phương và vô vọng, kết thúc là sự đắng cay muôn phần.
Cả cuộc đời của Quasimodo đã phải im lặng hoàn toàn cho đến khi Esméralda xuất hiện. Nàng khiến trái tim Quasimodo phải loạn nhịp, thổn thức. Song Quasimodo hiểu được rằng, đối với Esméralda, mãi mãi, nó chỉ là một thứ dị hình dị dạng, một con người không hoàn toàn. Đau đớn hơn, có thể lắm, một con thú! Nàng sẽ không thể yêu “cái mũi bè bè thành ba mặt tam giác”, không thể yêu “cái mồm vành móng ngựa, con mắt ti hí che lấp với chùm lông mày đỏ quạch rầm rì, trong khi con mắt phải hoàn toàn biến mất dưới cái mụn cóc to tướng” của nó. Chưa một lần Quasimodo nhận được sự đáp trả ít ỏi nào về tình yêu nồng cháy từ gã dành cho Esméralda. Quasimodo sẵn sàng vì Esméralda đi tìm Phoebus, nhận sự la mắng của nàng để rồi âm thầm chăm sóc, bảo vệ nàng. Tình yêu của Quasimodo với Esméralda là một tình yêu trong đau khổ, vô vọng… Quasimodo chỉ dám ngắm nhìn nàng từ xa..bởi vì anh quá xấu xí, quái dị… Đó là một tình yêu tuyệt đối, thánh thiện, không vụ lợi và sẵn sàng hy sinh..
2.1.3.3 Nàng Esméralda dành tình yêu duy nhất của mình cho Phoebus- một tình yêu mù quáng
Ta đã thấy một Esméralda xinh đẹp, cháy hết mình trong những điệu nhảy, trong sáng, thánh thiện. Nàng hiện diện trong cuốn tiểu thuyết như một điểm sáng cho toàn tác phẩm. Nàng yêu ai là yêu bằng cả trái tim và cơ thể, có thể yêu mãnh liệt, yêu đến mức mù quáng đáng thương. Với nàng, có lẽ tình yêu là tất cả, còn hơn cả cái chết. Nàng đã từng nói: “Những đứa con gái Ai cập chúng em chỉ cần tình yêu và khí trời”.
Ơgien Xuy, tác giả Bí mật thành Paris, viết cho Huy-gô: “…Ngoài chất thơ cùng tất cả sự phong phú của tư tưởng và tính kịch, tôi xin nói thêm cuốn truyện của ông còn có gì đó làm tôi vô cùng xúc động. Có thể nói Quasimodo tiêu biểu cho vẻ đẹp tâm hồn và sự tận tuỵ, Prollo tiêu biểu cho sự uyên bác, trí thức khoa học, khả năng trí tuệ, còn Châteaupers tiêu biểu cho vẻ đẹp thân thể, nếu như vậy ông đã có ý định tuyệt diệu để ba nhân vật điển hình đó, cùng một thực chất như chúng ta, đối mặt với một cô gái ngây thơ, gần như man dại giữa nền văn minh, trao cho cô ta quyền được lựa chọn và để cô ta lựa chọn một cách hết sức đàn bà”. Dẫu linh mục nhà thờ Đức Bà Frollo yêu cô, thằng gù kéo chuông Quasimodo sẵn sàng hy sinh tất cả để được yêu cô, nhưng nàng chỉ yêu Phoebus – vị sĩ quan quân đội trẻ trung, đẹp trai nhưng quen thói đàm điếm và nhẫn tâm, một cách chân thật nhất có thể. Nhưng phải chăng tác giả đã quá nhẫn tâm, khi để cho người con gái ấy phải chịu mọi sự dày xéo của dư luận và những gì nàng tôn thờ bất lâu tự nhiên dìm nàng xuống hố sâu của tuyệt vọng và tối tăm. Nàng cũng như thằng gù Quasimodo ở nhà thờ Đức Bà ấy, yêu một cách mãnh liệt và hết mình, họ thật sự biết yêu, vì yêu mà quên đi bản thân mình, không nửa vời, không giả dối hay ngụy biện. Nhưng cuối cùng, tuy rằng nàng là sinh linh duy nhất đẹp đẽ và cao cả nhất của toàn đô thành Paris, thì cuối cùng, trước những pháp luật, cổ tục dã man và xã hội bất công ấy, nàng vẫn phải ra đi, chìm trong giấc ngủ vĩnh hằng, với một linh hồn không còn gì cả, vì nàng đã trao cho những người mình yêu thương tất cả, chỉ để lại bản thân với những gì trống rỗng và vô cảm nhất. Buồn thay cho số phận đáng thương của nàng.
Ngược lại, tình yêu của Phoebus de Châteaupers với Esméralda là một tình yêu của Donjuan, tức là chỉ tán tỉnh qua đường mua vui, nếu không nói là chẳng hề có sự tồn tại của tình yêu. Dù cho Esméralda đến lúc cuối vẫn gọi tên Phoebus nhưng anh đã không hề bên cạnh cô. Trong giây phút bị hành hình, dù hai cánh tay đã bị trói chặt nhưng nàng vẫn cố vươn mình về phía hắn. Song đòn số phận phũ phàng khiến Esméralda đau đớn gục ngã. Bởi trong trong phút chốc nàng chợt hiểu: cuộc đời nhỏ nhoi của nàng được vây bọc một giấc mơ, một giấc mơ về một tình yêu mù quáng. Sau khi Esméralda bị hành hình, Phoebus đã kết hôn với Fleur de Lys... Chỉ có Esméralda là mê dại nhưng Vích-to Huy-gô đã cho nàng yêu bằng tất cả con tim, bằng bản năng của một người phụ nữ.
2.2 Ý nghĩa cái chết của Esméralda
Ba nhân vật chính, mỗi người một tính khí, một hoàn cảnh, nhưng có chung một kết cuộc bi thương: cái chết. Theo Đặng Anh Đào, các nhân vật trong truyện “không hoàn toàn rạch ròi giữa ba tuyến (nạn nhân- kẻ hung bạo- vị cứu tinh) mà đã mang tính chất phức tạo, không nhất thể, không nguyên phiến”. Có thể nói, chỉ có một con người chung nhất với những thể cách khác nhau, những phần đỏ-đen, thiện-ác, chân-giả, con-người cùng thống nhất đấu tranh.Là Quasimodo xấu xí dị hình nhưng lại có tấm lòng vàng. Là Esméralda đẹp cả hình thể và tâm hồn. Là Claude Frollo cao thượng rồi tha hóa…Và định mệnh đã sắp đặt một số phận đầy đau thương nghiệt ngã cho Esméralda khi để cho nàng có một kết thúc thật đau thương. Nhưng hình ảnh của Esmeralda chết đẹp hơn bao giờ hết. Vì nó không phải là một kết thúc bi thảm, ít nhất nó cũng như một đánh dấu cho sự thay đổi một thời kỳ u tối - thời kỳ của nhà thờ, giáo điều. Vích-to Huy-gô không sắp xếp một kết thúc có hậu, bởi sự dữ dội của câu chuyện đã khiến nó phải thế. Nhưng cho dù thế nào, tình yêu vẫn là kẻ sống sót, là kẻ chiến thắng. Và nó vẫn sẽ là kẻ dày vò tâm hồn và thể xác của loài người mãi về sau.
Và trong Nhà thờ Đức Bà Paris, Hugo đã dùng cái chết oan nghiệt của Esméralda cùng hình ảnh ghê rợn của giáo đài Môngphôcông làm yêu sách đòi bãi bỏ tội tử hình. Các thế lực trù dập con người: sức mạnh của thần quyền, của phong kiến tàn bạo đã không chiến thắng được con người. Dù nàng Esméralda có chết nhưng linh ồn của nàng đã mãi mãi bất diệt. Giá trị tinh thần mà Huy-gô gửi lại loài người qua tiếng nói của nàng vĩnh viễn là khúc ca muôn thuở của con người. Nhà thờ hoàn toàn bị hạ bệ. Pháp quyền không chạm được đến linh hồn. Hình tượng nàng Esméralda tỏa sáng bằng cả vẻ đẹp chân, thiện, mỹ. Cái đẹp lan ngấm trong tâm hồn người đọc, để rồi ta mãi nhớ về một Esméralda chỉ có trong Nhà thờ Đức Bà Paris của Vích-to Huy-gô.
2.3 Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Esméralda
2.3.1 Bút pháp tả thực
Quang cảnh của Paris hiện lên qua ngòi bút của tác giả là nơi ung nhọt và đầy kinh hãi, những cảnh khảo đả, tra tấn diễn ra hàng ngày, các phiên tòa xứ án của giáo hội chỉ là bù nhìn và những trò hề lố bịch, nhằm chà đạp lên những người dân phúc hậu nghèo khó, các thứ thuế chất đống là thứ đè nặng lên những con người khốn khổ ấy, ở nhà thờ và tu viện đầy những pháo đài và giá treo cổ, những bà phước độc ác và lạnh lùng, các vị linh mục đầy quyền lực nhưng rượu chè, cờ bạc và dâm dật. “Cả chính quyền lẫn thần quyền đều hợp sức tạo ra một nền pháp chế thô sơ mà dã man, tự tố cáo thói tàn bạo đêm dài trung cổ.”
Trong cái bối cảnh u ám và đáng ghê tởm ấy, lại hiện lên những con người với trái tim rộng mở, chan chứa yêu thương và khao khát được yêu thương. Nhưng cũng có cả những kẻ ích kỉ và tham lam, với thói đàm điếm nhẫn tâm hay sự ghen tuông mù quáng, vô tình giết chết mọi điều tốt đẹp nhất còn sót lại nơi đô thành cổ đáng kính và bất công kia. Nàng Esméralda thực đến nỗi như từ trong trang tiểu thuyết bước ra cuộc đời, đại diện cho những thân phận nhỏ bé của con người.
Một trong những thủ pháp nghệ thuật chủ yếu mà V.Hugo thường sử dụng trong tác phẩm của mình là miêu tả cảnh thiên nhiên. Với tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ, cùng với bút pháp miêu tả tài hoa, Nhà thờ Đức Bà Paris hiện lên với nhiều kiểu soi rọi khác nhau: lúc thì toàn cảnh uy nghi, lúc thì phản chiếu quái dị của ông “thần bếp” ám ảnh và ngự trị khắp ngôi nhà, lúc thì hoang đường dữ dội, dưới ánh lửa của Quasimado đốt lên để đun nóng chì để bảo vệ Esméralda chống lại sự tấn công của bọn du đãng “…Vô vàn điêu khắc hình quỉ sứ và rồng càng có vẻ rung rợn.Ánh lửa bập bùng khiến chúng ngọ nguậy trước mắt. Có mãng xà như đang cười,ống máng tựa hồ văng vẳng tiếng sủa,con kì nhông như đang thổi lửa,quái vật hắt hơi trong đám khói…”. Bên cạnh đó, thiên nhiên, cảnh trí trong tác phẩm cũng được ông miêu tả hết sức độc đáo: “Dần dần, làn sóng nhà cửa luôn bị xô đẩy từ giữa lòng thành phố ra bên ngoài, liền tràn ngập, gặm nhấm, mài mòn và xóa bỏ bức hàng rào này…Trải qua hơn một thế kỉ nhà cửa cứ chen chúc, tụ tập và dâng cao trong lưu vực đó, như nước dâng trong bể chứa. Nhà cửa bắt đầu trở nên sâu thẳm, chồng gác này bên tầng kia trèo lên nhau, vọt lên cao như nhựa cây bị dồn ép mạnh nhà nào nhà nấy nghểnh cổ cao hơn láng giềng để kiếm chút khí giời…Cuối cùng nhà cửa nhảy vọt qua bức tường Philip Ouyt và vui vẻ tỏa khắp cánh đồng, hỗn độn và bừa bãi như được trốn thoát.”
Không chỉ thế, Hugo đã làm sống dậy những đêm dài Trung cổ khủng khiếp ở phương Tây. Paris, nơi đô thành của cung điện thần kỳ, của đêm hội rước giáo hoàng, cuồng đãng của những tay trộm cắp, những thầy tu phá giới, những phế binh, những hành khuất què cụt, lở loét, vang động những tiếng gào thét, rên rỉ, những tiếng gầm gừ với những căn nhà mốc meo,với triều đình kì quái của vương quốc tiếng lóng… Đó là Paris của dân chúng hiện lên với những phố hẽm tối tăm, với những cảnh hoang tàn…Trái lại, có những phút Paris ấy cũng sống với những giờ phút rạng rỡ, buổi sáng những ngày lễ lớn, khi mặt trời phát đi một tín hiệu thần kỳ, Paris thức dậy với muôn ngàn tiếng chuông thoạt đầu thưa thớt rồi ngày càng dóng dả và trở thành một giàn nhạc giao hưởng với những đàn bướm âm thanh sặc sỡ, làm rung rinh những chân trời xa tắp. Có những lúc Hugo miêu tả Esméralda đẹp như một nàng tiên rực rỡ xuất hiện giữa đống lửa của hàng trăm ngọn đuốc thật huyền ảo, ngây thơ, múa theo nhịp trống, làm say mê cả Paris cuồng loạn và đau khổ. Bằng nghệ thuật miêu tả đám đông đặc sắc, Hugo đã miêu tả thành công cảnh Paris cùng khổ và giận dữ vào một đêm đã vùng dậy, tiến công dữ dội Nhà thờ Đức Bà làm náo động và rung chuyển cả đô thành…Trên đây là quang cảnh của Nhà thờ Đức Bà Paris qua tài năng quan sát, miêu tả khéo léo kết hợp chất hiện thực cùng với chất thơ, trí tưởng tượng của nhà văn.
2.3.2 Bút pháp lãng mạn
Nhà thờ Đức Bà Paris là cuốn tiểu thuyết mang đậm tính lãng mạn nhất trong các tác phẩm của Vích-to Huy-gô. Thông qua hình tượng nhân vật Esmeralda, bút pháp lãng mạn được dịp thỏa sức tung hoành dưới ngòi bút của Huy-gô. Nhưng trước hết, chất lãng mạn trong cuốn tiểu thuyết được thể hiện qua chính tòa nhà thờ Đức Bà vĩ đại bằng thơ ca. Nghệ thuật miêu tả và xây dựng cốt truyện cùng với thủ pháp tương phản quen thuộc của Chủ nghĩa lãng mạn đã giúp Huy-gô tô đậm tính cách và làm nổi rõ các tình huống xoay quanh nhân vật Esméralda.
Mặt khác, câu chuyện về cuộc đời và số phận của nàng Esméralda là chuỗi những mối quan hệ ái tình. Tình yêu lại chính là đề tài quen thuộc của chủ nghĩa lãng mạn. Và cách kết thúc cuốn tiểu thuyết cũng mang đậm tính lãng mạn. “Tại Xanh Rolang, giữa các khung xương ghê rợn là một bộ xương có hình dáng kì quặc, đang ôm ghì lấy một bộ xương khác. Một bộ xương là của đàn bà, còn sót lại vài mảnh trắng cùng chiếc túi bằng lụa. Bộ xương còn lại là của một người đàn ông, “cột sống cong lệch, đầu rụt xuống, giữa xương bả vai và chân nọ ngắn hơn chân kia. Và khi người ta muốn gỡ hai bộ xương ra, thì bộ xương quái dị kia đột ngột tan thành bụi”. Đến cuối cùng, Esméralda như được trói chặt cùng gã gù Quasimodo- người thương yêu nàng thật sự.
2.3 Ý nghĩa của việc xây dựng hình tượng nhân vật Esméralda
Thông qua hình tượng nhân vật Esméralda, Vích-to Huy-gô đã tái hiện bức tranh đa chiều đầy màu sắc về cuộc sống và con người thời Trung cổ. Những nét đặc sắc trong hình tượng đã thay Huy-gô mở ra trong cõi lòng độc giả những sự bừng tình mới, giàu ý nghĩa nhân sinh. Và ở tận cùng chiều sâu tư tưởng, người đọc còn bắt gặp và lắng nghe đâu đó tiếng kêu cứu tha thiết của một phận người thấp cổ bé họng. Hình tượng nhân vật Esméralda đại diện sâu sắc cho một tầng lớp nhỏ bé luôn bị vùi dập nhưng vẫn khao khát mong cầu được hạnh phúc. Câu trả lời nằm trong lời hát của Esméralda: “Vivre pour celui qu'on aime.Donner sans rien attendre retour.Libre de chosir sa vie sans interdire” sẽ mãi là câu trả lời bao thế hệ sau này đi kiếm tìm.
Trong Nhà thờ Đức Bà Paris, mọi nhân vật đều phải chịu bất công. Vượt lên trên tất cả, hình tượng nhân vật Esméralda khiến cho độc giả phải đau đáu với câu hỏi: Làm thế nào để có được hạnh phúc?”. Điều đó phần nào phản ánh hiện thực xã hội đương thời của Pháp cũng không thoát ra ngoài hai chữ Định Mệnh. Định Mệnh là số phận, tiền định khiến nàng Esméralda dù cố vươn lên vẫn bị sức mạnh đó vùi dập, càng bị vùi dập lại cố vượt lên. Vích-to Huy-gô đã vận dụng điều đó để làm động lực thúc đẩy mọi hành vi. Hình tượng Esméralda trong sự tương quan với các nhân vật đều bị giày xéo, đè bẹp, nghiền nát nhau vì một lực lượng tối thượng, vô hình và tàn bạo. Nó cho thấy một hình ảnh thể thảm của tấm mạng nhện giăng ra bẫy con ruồi đang húc đầu tuyệt vọng vào cánh cửa kính chỉ hòng thoát ra ngoài vào thế giới tự do. Song cuối cùng, kết thúc của câu chuyện, của cuộc đời nhân vật Esméralda đã cho thấy: con người vẫn chưa chiến thắng được định mệnh. Nhưng chắc chắn một điều rằng: con người sẽ biết tự làm chủ mình hơn, mỗi ngày một đầy đủ hơn, bằng kinh nghiệm tích lũy qua bao thời đại, lấy khoa học để đẩy lùi mê tín. Những giá trị nhân văn mà hình tượng nhân vật Esméralda đem lại càng khơi gợi cho công chúng những nỗi niềm riêng, càng làm cho cuốn tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris sống theo cùng năm tháng.
PHẦN KẾT LUẬN
Nhà thờ Đức bà Paris quả thực là kiệt tác của loại tiểu thuyết lịch sử thời kỳ lãng mạn chủ nghĩa về một thời kì thuộc Trung cổ. Lúc đang viết, Huygô nhận định về cuốn truyện như sau: “… Đây là bức tranh về Paris vào thế kỷ XV và về thế kỷ XV đối với Paris. Vua Lu-i XI sẽ có mặt trong một chương. Chính ông ta quyết định phần kết thúc. Cuốn sách không hề có tham vọng lịch sử, mà có lẽ chỉ miêu tả, bằng ít nhiều kiến thức khoa học và lương tâm, nhưng duy nhất chỉ bằng các nét đại cương và sơ lược, tình hình của phong tục, tín ngưỡng, luật pháp, nghệ thuật, tóm lại nền văn minh thế kỷ XV. Thực ra, đó chẳng phải điều quan trọng trong cuốn sách. Nếu như nó có giá trị nào đó, thì chỉ vì đây là sản phẩm của trí tưởng tượng óc tuỳ hứng và ưa kỳ lạ”. Năm 1835, Têôphin Gôhiê, một đệ tử cuồng nhiệt của chủ nghĩa lãng mạng, sau này trở thành một tên tuổi của dòng Thi sơn, nói về Nhà thờ Đức bà Paris: “Cuốn tiểu thuyết này là một thiên anh hùng ca Iliát thực sự, ngay từ bây giờ nó đã thành một tác phẩm kinh điển”.
Đối với nhân loại, tác phẩm là tiếng kêu đời tự do, khát vọng sống và yêu thương của những người bình dân trong xã hội. Cùng với tiểu thuyết Những người khốn khổ; Nhà thờ Đức bà Paris đã phản ánh trung thực những biến động lớn lao trong xã hội Pháp, thấm nhuần lòng xót thương những kẻ khốn cùng, những người bị coi là ở tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội. Đối với bản thân, việc thực hiện đề tài Hình tượng nhân vật Esméralda trong tiểu thuyết “Nhà thờ Đức Bà Paris” của Vích-to Huy-gô đã giúp chúng tôi rút ra những khám phá mang tính chất cá nhân. Trong chừng mực nào đó, bài tiểu luận đã mang đến một cái nhìn mới mẻ về Vích-to Huy-gô, về Nhà thờ Đức Bà Paris, về nàng Esméralda cho chúng tôi - những người thực hiện đề tài này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Vích-to Huy-gô (2008), Nhà thờ Đức Bà Paris, Nhà xuất bản Văn học
Đặng Anh Đào (chủ biên) (2001), Văn học phương Tây, NXB Giáo dục, Hà Nội
Nguyễn Văn Vượng (2004), Bi kịch “Định Mệnh”- Nỗi đau tột cùng của kiếp người trong “Nhà thờ Đức Bà Paris” của Victor Hugo, Thông báo khoa học số 3 (49)
Nhiều tác giả (2004), Từ điển văn học bộ mới – NXB Thế giới
Thái Thu Lan (2001), Các tác gia lớn của Văn học Pháp thế kỷ 19, NXB Giáo dục, Hà Nội
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐÂU
Lí do chọn đề tài 1
Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
Phương pháp nghiên cứu 2
Bố cục 2
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THUYẾT CHUNG
1.1 Khái niệm 3
1.1.1 Nhân vật là gi? 3
1.1.2 Hình tượng là gì? 3
1.1.2 Hình tượng nghệ thuật là gì? 3
1.2 Tác giả Vích-to Huy-gô 4
1.2.1 Vài nét về tiểu sử 4
1.2.2 Sự nghiệp sáng tác 4
1.3 Tác phẩm Nhà thờ Đức Bà Paris 5
1.3.1 Hoàn cảnh ra đời 5
1.3.2 Tóm tắt tác phẩm 5
1.3.3 Giá trị nội dung 7
1.3.4 Giá trị nghệ thuật 7
CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT ESMÉRALDA TRONG TIỂU THUYẾT NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS CỦA VÍCH-TO HUY-GÔ
2.1 Hình tượng nhân vật Esméralda 9
2.1.1 Nàng Esméralda tài sắc vẹn toàn 9
2.1.2 Esméralda- một tâm hồn trong sáng, thánh thiện 9
2.1.3 Esméralda trong biển tình cuộn sóng 10
2.1.3.1 Tình yêu của ông cha nhà thờ Đức Bà Frollo đầy quyền lực 10
2.1.3.2 Tình yêu của Quasimodo- một tình yêu đau khổ, vô vọng 11
2.1.3.3 Tình yêu duy nhất của nàng Esméralda dành cho Phoebus- một
tình yêu mù quáng 12
2.1.4 Ý nghĩa cái chết của Esméralda 13
2.2 Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Esméralda 14
2.2.1 Bút pháp tả thực 14
2.2.2 Bút pháp lãng mạn 15
2.3 Ý nghĩa của việc xây dựng hình tượng nhân vật Esméralda 16
KẾT LUẬN 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hình tượng nhân vật Esméralda trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris.doc