MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài : 1
2. Mục tiêu nghiên cứu : .1
3. Phạm vi nghiên cứu : .1
4. Phương pháp nghiên cứu : .2
5. Bố cục của đề tài : .2
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài : .2
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm chiến lược và hoạch định chiến lược kinh doanh : .3
1.2. Vai trò của chiến lược đối với doanh nghiệp : .3
1.3. Quy trình hoạch định chiến lược doanh nghiệp : 4
1.4. Các công cụ được sử dụng để hoạch định chiến lược doanh nghiệp : .10
1.4.1. Phương pháp chuyên gia : 10
1.4.2. Phương pháp phỏng vấn điều tra ý kiến khách hàng và xử lý bằng SPSS : .10
1.4.3. Phương pháp dự báo theo đường thẳng thông thường : 10
1.4.4. Sơ đồ xương cá : .10
Kết luận chương 1 : .12
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY SAFOCO
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Safoco : .13
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển : 13
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Safoco : .13
2.1.3. Đặc điểm sản phẩm của Công ty Safoco : 13
2.1.4. Sứ mạng, mục tiêu định hướng của Công ty Safoco : .14
2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Safoco từ 2000-2004 14
2.3. Phân tích môi trường bên ngoài : .15
2.3.1. Môi trường vĩ mô : .15
2.3.1.1. Các yếu tố kinh tế : 15
2.3.1.2. Các yếu tố xã hội : .17
2.3.1.3. Các yếu tố thuộc chính trị, chính sách và pháp luật : 17
2.3.1.4. Yếu tố khoa học, công nghệ : .18
2.3.1.5. Điều kiện tự nhiên : 18
2.3.2. Môi trường vi mô : .19
2.3.2.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại : .19
2.3.2.2. Khách hàng : .24
2.3.2.3. Nhà cung ứng : 25
2.3.2.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn : .26
2.3.2.5. Sản phẩm thay thế : 26
2.4. Phân tích các hoạt động bên trong của Công ty Safoco : 27
2.4.1. Quản trị : . .27
2.4.1.1. Hoạch định : .27
2.4.1.2. Tổ chức và hoạt động : .27
2.4.1.3. Kiểm tra : .27
2.4.2. Maketing : .27
2.4.2.1. Sản phẩm : .27
2.4.2.2. Giá cả : . .28
2.4.2.3. Phân phối : .28
2.4.2.4. Hoạt động chiêu thị : 29
2.4.3. Sản xuất - tác nghiệp : 31
2.4.3.1. Lựa chọn sản phẩm : 31
2.4.3.2. Phát triển sản phẩm mới : 32
2.4.3.3. Quản lý chất lượng : .32
2.4.3.4. Máy móc thiết bị, công suất : .33
- 3 -
2.4.4. Tài chính - kế toán : .33
2.4.5. Nghiên cứu và phát triển : .34
2.4.6. Nhân sự : .34
2.4.7. Hệ thống thông tin : .35
Kết luận chương 2 : . .36
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG TY SAFOCO ĐẾN NĂM 2010
3.1. Xây dựng mục tiêu phát triển Công ty Safoco đến năm 2010 : 38
3.1.1. Các quan điểm định hướng chiến lược phát triển Công ty Safoco : 38
3.1.2. Xây dựng các chỉ tiêu định hướng phát triển Công ty Safoco đến năm 2010 38
3.1.2.1. Dự báo nhu cầu sản phẩm của Công ty Safoco đến năm 2010 : 38
3.1.2.2. Định hướng chiến lược phát triển Công ty Safoco đến năm 2010 : .40
3.1.2.3. Xây dựng mục tiêu phát triển Công ty Safoco đến năm 2010 : .41
3.2. Xây dựng chiến lược phát triển cho Công ty Safoco đến năm 2010 : .42
3.2.1. Phân tích các khả năng khai thác và khắc phục các yếu tố môi trường tác
động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Safoco : 42
3.2.1.1. Phân tích các khả năng khai thác và khắc phục các yếu tố bên ngoài : 42
3.2.1.2. Phân tích các khả năng khai thác và khắc phục các yếu tố bên trong : 44
3.2.2. Xác định chiến lược then chốt của Công ty Safoco : 46
3.3. Các giải pháp thực hiện chiến lược phát triển Công ty Safoco đến năm
2010 .48
3.3.1. Nhóm giải pháp 1 : Sản xuất đa dạng hóa mặt hàng thực phẩm chế biến : .48
3.3.2. Nhóm giải pháp 2 : Nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm : .49
3.3.3. Nhóm giải pháp 3 : Củng cố và phát triển thị trường theo chiều sâu : .50
3.3.4. Nhóm giải pháp 4 : Mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu : 51
3.3.5. Nhóm giải pháp 5 : Thành lập bộ phận marketing : .53
3.3.6. Nhóm giải pháp 6 : Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bán buôn các mặt
hàng nông sản thực phẩm : .54
3.4. Một số kiến nghị : .54
3.4.1. Đối với Nhà nước : .54
3.4.2. Đối với các doanh nghiệp trong ngành : 55
Kết luận chương 3 : . .55
KẾT LUẬN : .56
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
Ở nước ta, từ cơ chế cũ chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kết hợp với xu hướng quốc tế hóa, toàn
cầu hóa nền kinh tế khu vực và thế giới đã đặt các doanh nghiệp trong môi trường
cạnh tranh ngày càng gay gắt. Do vậy, các doanh nghiệp phải hoạch định được
cho mình chiến lược đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh bên ngoài trên cơ sở tận
dụng điều kiện cụ thể bên trong của mình.
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu của người tiêu dùng về thực
phẩm chế biến nói chung, các mặt hàng như nui, mì sợi, bún khô, bánh tráng ngày
càng tăng. Với lợi thế về nhiều mặt nên Công ty Safoco luôn hoàn thành nhiệm
vụ được giao và đã khẳng định được mình trên thương trường trong việc sản xuất
và tiêu thụ nui, mì sợi, bún và bánh tráng.
Tuy nhiên, trong điều kiện môi trường ngày càng thay đổi nhanh chóng như
hiện nay nếu chỉ dựa vào các ưu thế trước đây mà không kịp thời thay đổi hay
“ngủ quên trên chiến thắng” thì Safoco sẽ không thể đứng vững và phát triển
được. Với mong muốn tìm ra chiến lược phù hợp nhằm giữ vững và phát triển vị
thế của Safoco, tác giả đã chọn đề tài “HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT
TRIỂN CÔNG TY SAFOCO ĐẾN NĂM 2010” để viết luận văn thạc sĩ kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu :
Giúp Công ty Safoco giữ vững được vị thế cạnh tranh thuận lợi trên thương
trường, đồng thời đưa thương hiệu Safoco ngày càng phát triển mạnh trên thương
trường trong nước và quốc tế.
Như đã đề cập ở phần lý do chọn đề tài, môi trường kinh doanh của Công ty
Safoco đang biến đổi rất nhanh và tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt. Chọn
đề tài này, tác giả mong muốn đạt được hai mục tiêu sau :
- Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh của Công ty Safoco từ đó xây
dựng được chiến lược phát triển hợp lý cho Công ty trên cơ sở xây dựng và phát
triển những lợi thế cạnh tranh bền vững.
- Xây dựng các giải pháp để triển khai thành công các chiến lược đã được
đề ra.
3. Phạm vi nghiên cứu :
Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ nghiên cứu các vấn đề liên quan
đến quy trình hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp và vận dụng để
hoạch định chiến lược phát triển cho Công ty Safoco đến năm 2010 đảm bảo khả
năng thực thi và tính hiệu quả của chiến lược.
Tuy nhiên, do hoạch định chiến lược là một vấn đề rộng và phức tạp, với
thời gian và khả năng còn hạn chế nên kết quả nghiên cứu chắc chắn còn nhiều
hạn chế. Tác giả rất mong được sự góp ý của quý thầy cô và độc giả để bài viết
được hoàn thiện hơn.
4. Phương pháp nghiên cứu :
Chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau :
- Phương pháp hệ thống và phương pháp tổng hợp : để nghiên cứu đầy đủ
các đối tượng khác nhau, có mối quan hệ qua lại với nhau cùng tác động đến một
thực thể là doanh nghiệp.
- Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và suy luận logic : để tổng hợp
những số liệu, dữ kiện nhằm xác định những mục tiêu cũng như trong việc lựa
chọn những phương án, giải pháp chiến lược.
- Phương pháp điều tra thực tế : để tìm hiểu khả năng đáp ứng nhu cầu và
lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Phương pháp chuyên gia : tham khảo ý kiến để nhận định những
yếu tố tác động và mức độ tác động của các yếu tố đó đối với
doanh nghiệp.
5. Bố cục của đề tài :
Đề tài được chia thành các phần chính sau :
Mở đầu : trình bày lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, bố cục đề tài và ý nghĩa của đề tài nghiên
cứu.
Chương 1 : Cơ sở lý thuyết của việc hoạch định chiến lược doanh nghiệp.
Chương 2 : Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Safoco.
Chương 3 : Xây dựng chiến lược phát triển cho Công ty Safoco từ nay đến
năm 2010.
Kết luận : Trình bày những kết quả nghiên cứu chính mà tác giả rút ra từ đề
tài.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu :
Ý nghĩa khoa học : hoạch định chiến lược là một phương pháp hữu hiệu để
doanh nghiệp sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đồng thời xác định đúng hướng đi
của mình nhưng vì những lý do khác nhau mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa
quan tâm vận dụng đúng mức. Thực tế hiện nay, rất ít doanh nghiệp Việt Nam
tiến hành hoạch định chiến lược phát triển cho mình một cách nghiêm túc, khoa
học. Do vậy, đề tài này sẽ trình bày một phương pháp tiếp cận để hoạch định
chiến lược phát triển doanh nghiệp và vận dụng vào điều kiện cụ thể của Công ty
Safoco, từ đó góp phần đem lại những kinh nghiệm hoạch định chiến lược phát
triển doanh nghiệp ở Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn : vận dụng quy trình hoạch định chiến lược phát triển
doanh nghiệp nhằm xác định những điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và nguy cơ
đối với hoạt động của Công ty Safoco. Đồng thời, định hướng chiến lược và đề ra
các giải pháp thực hiện chiến lược phát triển Công ty Safoco đến năm 2010.
80 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4367 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển công ty safoco đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ được rút ra tại chương
2, chúng tôi nhận thấy xu hướng phát triển của Công ty từ nay đến năm 2010
được thể hiện qua những điểm chủ yếu sau :
- Kế thừa nền tảng sẳn có của Công ty qua từng thời kỳ. Tăng cường công
tác quản lý sản xuất kinh doanh theo hệ thống định mức kỹ thuật, kết hợp thưởng
phạt công minh và kích thích bằng lợi ích kinh tế.
- Đoàn kết nội bộ dựa vào sức mạnh của tập thể, nhìn thẳng vào những
khuyết điểm sai lầm để ra sức khắc phục những tồn tại hạn chế; đồng thời mở
rộng quyền làm chủ tập thể và lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh làm thước đo
trong công tác quản lý.
- Tập trung củng cố và phát triển những lợi thế cạnh tranh bền vững.
- Tập trung củng cố công tác thị trường, thường xuyên quan tâm chăm sóc
kháh hàng, cải tiến chất lượng sản phẩm, đổi mới mẫu mã bao bì, thỏa mãn nhu
cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
- Coi thị trường nội địa là điều kiện sống còn của Công ty, là cơ sở nền tảng
để đẩy mạnh phát triển thị trường xuất khẩu.
- Phát triển Công ty trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực của mình
trong tình hình chung của ngành.
3.1.2. Xây dựng các chỉ tiêu định hướng phát triển Công ty Safoco đến năm
2010 :
- 55 -
3.1.2.1. Dự báo nhu cầu sản phẩm của Công ty Safoco đến năm 2010 :
Tình tiêu thụ sản phẩm Safoco 10 năm gần đây thể hiện qua bảng sau :
Bảng 3.1 : Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty 10 năm gần đây.
ĐVT: tấn
Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
SL 1.641 1.973 2.904 3.423 3.465 3.644 3.759 4.788 4.851 7.449
(Nguồn : Số liệu nội bộ Công ty). Ghi chú : SL : sản lượng tiêu thụ.
Do nhu cầu biến động, tăng với tốc độ nhanh dần nhưng không tăng đột biến
nhanh nên chúng ta sử dụng phương pháp đường thẳng thông thường để dự báo
nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong những năm sắp tới.
Trong đó:
X – là thứ tự năm từ 1995 (thứ 1) đến 2004 (thứ 10).
Y – là sản lượng tiêu thụ trong quá khứ của Công ty.
n – là 10 năm (=10).
Yc – là lượng nhu cầu sản phẩm của Công ty cần dự báo.
Bảng 3.2 : Dự báo nhu cầu sản phẩm Safoco đến năm 2010.
Năm X Y X2 XY Yc
1995 1 1.641 1 1.641
1996 2 1.973 4 3.946
1997 3 2.904 9 8.712
1998 4 3.423 16 13.692
1999 5 3.465 25 17.325
2000 6 3.644 36 21.864
2001 7 3.759 49 26.313
2002 8 4.788 64 38.304
2003 9 4.851 81 43.659
- 56 -
2004 10 7.449 100 74.490
Cộng 55 37.897 385 249.946
2005 11 6.555
2006 12 7.058
2007 13 7.561
2008 14 8.064
2009 15 8.567
2010 16 9.070
Phương trình dự báo có dạng Yc = a.X + b
Ta tính được:
10 x 249.946 – 55 x 37.897
10 x 385 – 55 x 55
385 x 37.897 – 55 x 249.946
= 1.022b =
= 503
a =
10 x 385 – 55 x 55
Vậy, phương trình dự báo là: Yc = 503 .X + 1.022
Bảng 3.3: Kết quả dự báo sản lượng tiêu thụ theo đường thằng thông thường.
ĐVT : tấn
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Nhu cầu 6.555 7.058 7.561 8.064 8.567 9.070
Tuy nhiên, chúng tôi dự kiến sản lượng tiêu thụ tăng hơn so với kết quả dự
báo trên khoảng 2.000 tấn/năm vì những lý do sau :
- 57 -
- Dựa trên xu hướng phát triển là Công ty đang trong giai đoạn phát triển
mạnh và trong năm vừa qua tốc độ sản lượng tiêu thụ tăng rất nhanh mà không vì
một lý do đặc biệt nào.
- Dựa trên cơ sở ý chí quyết tâm của Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám
đốc Công ty.
- Kết hợp với việc thực hiện các giải pháp phát triển sẽ được trình bày tại
phần 3.3
Vậy, nhu cầu sản phẩm của Công ty đến năm 2010 thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.4 : Nhu cầu sản phẩm của Công ty từ năm 2005 đến năm 2010.
ĐVT : tấn
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Nhu cầu 8.555 9.058 9.561 10.064 10.567 11.070
3.1.2.2. Định hướng chiến lược phát triển Công ty Safoco từ nay đến năm 2010:
Thứ nhất là tiếp tục duy trì, củng cố và phát triển thị trường nội địa; đồng
thời mở rộng xuất khẩu. Quan tâm chăm sóc khách hàng và hỗ trợ hệ thống đại lý
để mở rộng màng lưới bán hàng ở từng khu vực nâng cao sản lượng tiêu thụ.
- Tận dụng sức mạnh hiện có về chất lượng sản phẩm, uy tín thương hiệu,
hệ thống kênh phân phối không ngừng phát triển khai thác tối đa thị trường hiện
có và phủ kín những khu vực thị trường còn bỏ ngõ.
- Thực hiện một số chính sách ưu đãi như khen thưởng theo chỉ tiêu sản
lượng tiêu thụ, hỗ trợ vận chuyển, bố trí nhân viên thị trường hỗ trợ mở rộng thị
trường để vừa đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ vừa hạn chế khả năng thâm nhập của
đối thủ cạnh tranh.
- Tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo thông qua việc tham gia các đợt
hội chợ triển lãm, tổ chức phóng sự, tự giới thiệu,… từng bước xây dựng thương
hiệu Safoco ngày càng lớn mạnh trên thương trường cả trong nước và quốc tế.
- 58 -
- Đặc biệt quan tâm hơn nữa hệ thống siêu thị phân phối và trưng bày sản
phẩm mà nhất là hệ thống siêu thị MeTro.
- Đối với thị trường xuất khẩu, tiếp tục giữ vững mối quan hệ tốt với khách
hàng truyền thống đồng thời tăng cường mở rộng quan hệ tìm kiếm, giao dịch với
các đối tác khách hàng mới nhằm mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu.
Thứ hai là tăng cường củng cố và nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến
mẫu mã bao bì, đa dạng hóa cơ cấu mặt hàng, nâng cao tính năng và khả năng
đáp ứng nhanh để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
- Duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
quốc tế ISO 9001: 2000, tạo nền tảng vững chắc cho sản phẩm Safoco hội nhập
vào thị trường khu vực và thế giới.
- Từng bước xây dựng và thực hiện mô hình HACCP trong sản xuất để đáp
ứng tốt nhất yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần vượt qua rào cản
xuất khẩu.
- Bên cạnh việc nâng cao tính năng, công dụng của sản phẩm thì yếu tố
dịch vụ, cung cách phục vụ, khả năng đáp ứng nhanh nhu cầu của khách là rất
quan trọng góp phần cho sự thắng lợi của Công ty.
Thứ ba là tiếp tục đẩy mạnh công tác đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao
công suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
thị trường.
Cuối cùng là thường xuyên phát động phong trào thi đua phát huy sáng kiến,
cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, thực hành tiết kiệm
chống lãng phí và khai thác triệt để các nguồn lực sẳn có.
3.1.2.3. Xây dựng mục tiêu phát triển Công ty Safoco đến năm 2010 :
Căn cứ để chúng tôi xây dựng mục tiêu phát triển cho Công ty đến năm
2010 là dựa trên cơ sở :
- Phân tích môi trường hoạt động của Công ty với các điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội và nguy cơ được rút ra tại chương 2.
- 59 -
- Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty những năm gần đây qua
bảng 2.2 và đồ thị 2.1 tại chương 2.
- Dự báo kết hợp với phân tích, phán đoán để điều chỉnh kết quả dự báo nhu
cầu sản phẩm Safoco được trình bày tại phần 3.1.2.1.
- Ý chí quyết tâm của Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc Công ty.
- Kết hợp với các giải pháp thực hiện mục tiêu chiến lược sẽ được trình bày
tại phần 3.3.
Chúng tôi dự đoán một số chỉ tiêu của Công ty Safoco đến năm 2010 :
Bảng 3.5 : Một số chỉ tiêu của Công ty Safoco đến năm 2010
Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Sản lượng tiêu thụ Tấn 8.555 9.058 9.561 10.064 10.567 11.070
Tổng doanh thu Tỷ.đ 220 242 265 290 320 350
Lợi nhuận Tỷ.đ 4,65 5,12 5,65 6,20 6,80 7,50
Tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận được dự kiến ở mức bình quân khoảng
10%/năm tương ứng với mức sản lượng tiêu thụ. Trước đây, tốc độ tăng doanh thu
và lợi nhuận cao hơn do Công ty làm đại lý độc quyền phân phối nước giải khát
Cocacola nhưng hiện nay không còn làm nữa. Đầu năm 2005, Công ty Safoco đã
trả một số mặt bằng về Công ty Lương thực Tp.HCM nên tốc độ tăng lợi nhuận
cũng giảm hơn trước.
3.2. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG TY SAFOCO ĐẾN
NĂM 2010 :
Trên cơ sở phân tích và kết luận các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt
động của Công ty tại chương 2 và kết quả lấy ý kiến từ cán bộ lãnh đạo Công ty,
chúng tôi đã tiến hành phân tích nhằm tìm ra các giải pháp khai thác hoặc hạn
chế từng yếu tố tác động của môi trường đối với sự phát triển của Công ty.
- 60 -
3.2.1. Phân tích các khả năng khai thác và khắc phục các yếu tố môi trường
tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Safoco.
3.2.1.1. Phân tích khả năng khai thác và khắc phục các yếu tố bên ngoài.
4
Bảng 3.6 : Phân tích khả năng khai thác thời cơ của Công ty Safoco.
Nội dung Mức
độ tác
động
Phương án khai
thác
Khả năng và điều kiện
thực hiện
Tiến
độ
Xu thế hội nhập
kinh tế quốc tế và
chính sách khuyến
khích xuất khẩu
của Chính phủ.
Mạnh Đẩy mạnh xuất
khẩu.
Tìm kiếm, mở
rộng thị trường
nước ngoài.
Thực hiện tốt quản lý
chất lượng theo tiêu
chuẩn quốc tế; giao dịch
qua Internet, mở trang
web.
Tổ chức đi khảo sát thị
trường nước ngoài.
Thực
hiện
ngay
Khoa học công
nghệ phát triển
cộng với việc
khuyến khích nhập
khẩu máy móc
công nghệ hiện đại
Trung
bình
Đầu tư mới máy
móc thiết bị ở
những khâu sử
dụng nhiều lao
động thủ công.
Từng bước đầu tư mới
máy vắt mì để đáp ứng
được nhu cầu tăng nhanh
và giảm giá thành sản
phẩm.
Thực
hiện
từng
bước
Thu nhập người
dân tăng, yêu cầu
ngày càng cao về
chất lượng sản
phẩm, vệ sinh an
toàn thực phẩm.
Mạnh Nâng cao tính
năng, chất lượng
sản phẩm.
Đa dạng hóa sản
phẩm, cải tiến
mẫu mã.
Tiếp tục thực hiện quản
lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001:2000.
Đẩy mạnh công tác
nghiên cứu phát triển,
cải tiến mẫu mã.
Đang
thực
hiện
- 61 -
Thị trường tiêu thụ
cả nội địa và xuất
khẩu nhiều tiềm
năng.
Mạnh Củng cố và phát
triển thị trường
nội địa.
Đẩy mạnh xuất
khẩu.
Tận dụng hệ thống đại
lý, uy tín nhãn hiệu, đội
ngũ tiếp thị.
Tìm kiếm khách hàng
qua Internet, đi khảo sát
thị trường nước ngoài.
Thực
hiện
ngay
Các đối thủ cạnh
tranh hiện tại còn
yếu, quy mô nhỏ.
Trung
bình
Thực hiện chiến
lược dẫn đầu thị
trường về thị
phần, sản phẩm.
Tận dụng thị phần lớn,
nguồn lực mạnh,…
Đẩy mạnh nghiên cứu
phát triển.
Thực
hiện
ngay
Sự ra đời và phát
triển của hệ thống
siêu thị, đặc biệt là
hệ thống MeTro
Việt Nam.
Mạnh Thiết lập và duy
trì mối quan hệ
tốt với hệ thống
siêu thị.
Ký hợp đồng chặt chẽ
với đại lý là hệ thống
siêu thị.
Ưu đãi về hoa hồng, trả
phí trưng bày trên lai kệ.
Thực
hiện
ngay
Có nhiều cơ hội
tham gia hội chợ
triển lãm trong
nước và quốc tế.
Trung
bình
Tham gia hội
chợ quy mô lớn
để quảng bá sản
phẩm.
Thường xuyên đăng ký
tham gia hội chợ được tổ
chức trong nước và quốc
tế.
Đang
thực
hiện
- 62 -
Bảng 3.7 : Phân tích khả năng hạn chế nguy cơ của Công ty Safoco.
Nội dung Mức
độ tác
động
Phương án hạn
chế
Khả năng và điều kiện
thực hiện
Tiến
độ
Cạnh tranh ngày
càng gay gắt trên
thị trường do xu thế
hội nhập, cắt giảm
thuế quan.
Mạnh Đẩy mạnh quan
tâm chăm sóc
khách hàng.
Tạo khác biệt
hóa sản phẩm.
Hỗ trợ chi phí vận
chuyển, khen thưởng đại
lý đạt chỉ tiêu sản lượng.
Đẩy mạnh nghiên cứu
phát triển nhằm đa dạng
hóa và nâng cao chất
lượng sản phẩm.
Thực
hiện
ngay
Nguy cơ xuất hiện
đối thủ cạnh tranh
mới cao do rào cản
nhập ngành thấp
Mạnh Tạo khác biệt
hóa sản phẩm.
Phát triển thị
trường theo
chiều sâu.
Đẩy mạnh nghiên cứu
phát triển tạo khác biệt.
Quan hệ tốt với đại lý.
Tận dụng uy tín nhãn
hiệu, đội ngũ tiếp thị để
lắp đầy khu vực thị
trường còn bỏ ngõ.
Thực
hiện
ngay
Thị trường xuất
khẩu ngày càng
khó khăn do các
nước đưa ra nhiều
tiêu chuẩn lý hóa
đối với sản phẩm.
Mạnh Đáp ứng các
tiêu chuẩn lý
hóa cho phép có
trong sản phẩm
của các nước
phát triển.
Tìm hiểu các yêu cầu của
các nước về công thức
sản xuất, tiêu chuẩn lý
hóa trong sản phẩm.
Tập trung nghiên cứu chế
biến.
Thực
hiện
ngay
Phần lớn sản phẩm Mạnh Thương lượng Đăng ký thương hiệu tại Thực
- 63 -
của Công ty được
tiêu thụ ở nước
ngoài không mang
nhãn hiệu Safoco.
nhằm hạn chế
xuất khẩu sản
phẩm không
mang nhãn hiệu
Safoco
thị trường các nước có
nhiều tiềm năng.
Ưu đãi giá cho sản phẩm
xuất khẩu bao bì Safoco.
hiện
ngay
Hệ thống pháp luật
Việt Nam chưa thật
chặt chẽ để bảo vệ
sở hữu nhãn hiệu,
kiểu dáng và chống
trốn thuế.
Trung
bình
Đổi mới liên tục
mẫu mã bao bì,
nâng cao chất
lượng sản phẩm.
Tiết kiệm chi
phí hạ giá thành.
Đẩy mạnh nghiên cứu
phát triển nâng cao chất
lượng sản phẩm, đổi mới
mẫu mã bao bì.
Sử dụng định mức kỹ
thuật trong sản xuất.
Thực
hiện
ngay
3.2.1.2. Phân tích các khả năng khai thác và khắc phục các yếu tố bên trong.
Bảng 3.8 : Phân tích khả năng khai thác điểm mạnh của Công ty Safoco.
Nội dung Mức
độ tác
động
Phương án khai
thác
Khả năng và điều kiện
thực hiện
Tiến
độ
Hệ thống đại lý
phân phối nội địa
tốt, rộng khắp cả
nước.
Mạnh Củng cố và phát
triển thị trường ở
mức sâu hơn.
Đẩy mạnh kinh
doanh bán buôn.
Giữ quan hệ tốt và có
chính sách hỗ trợ, khen
thưởng đại lý.
Tổ chức hội nghị khách
hàng.
Thực
hiện
ngay
Đội ngũ tiếp thị
đông đảo.
Trung
bình
Hỗ trợ đại lý phát
triển thị trường.
Chào bán, quảng
cáo sản phẩm.
Bố trí nhân viên tiếp thị
đến khu vực đại lý còn
yếu hay thị trường lớn
chưa được khai thác tốt.
Đang
thực
hiện
- 64 -
Thị phần chiếm
lĩnh lớn.
Mạnh Sản xuất đa dạng
mặt hàng thực
phẩm chế biến.
Đẩy mạnh tiêu thụ,
phản ứng mạnh với
đối thủ mới.
Đẩy mạnh nghiên cứu
phát triển.
Quan tâm chăm sóc
khách hàng, đảm bảo
cung cấp hàng hóa kịp
thời.
Thực
hiện
ngay
Nguồn lực tài
chính, cơ sở vật
chất mạnh hơn
các đối thủ cạnh
tranh hiện tại.
Mạnh Phản ứng mạnh đối
với đối thủ mới.
Đẩy mạnh hoạt
động kinh doanh
bán buôn.
Đầu tư máy móc
thiết bị hiện đại.
Nguồn lực tài chính
mạnh nên có thể áp
dụng giảm giá trong
cạnh tranh, đầu tư mới.
Tận dụng nguồn lực, uy
tín, mối quan hệ để đẩy
mạnh bán buôn.
Thực
hiện
ngay
Máy móc thiết bị,
công nghệ hiện
đại.
Mạnh Nâng cao công
suất, chất lượng sản
phẩm.
Đa dạng hóa sản
phẩm.
Đầu tư thêm máy móc
thiết bị.
Đa dạng hóa mẫu mã
và phát triển sản phẩm
mới.
Thực
hiện
từng
bước
Tiếp cận được
nguồn nguyên
liệu tốt.
Trung
bình
Ổn định và phát
triển sản xuất.
Nâng cao công
suất, hạ giá thành
sản phẩm.
Sản xuất đáp ứng kịp
thời nhu cầu.
Sử dụng định mức kỹ
thuật để giảm phế liệu
phế phẩm.
Đang
thực
hiện
Sản phẩm chất
lượng cao, đạt
tiêu chẩn quốc tế,
đảm bảo vệ sinh
Mạnh Mở rộng thị trường
xuất khẩu.
Phát triển kênh
phân phối siêu thị.
Tìm kiếm kách hàng
qua Internet, đi khảo
sát thị trường các nước.
Trả chi phí để trưng
Thực
hiện
ngay
- 65 -
an toàn thực
phẩm.
Tăng độ phủ thị
trường hiện có.
bày và đẩy mạnh
quảng cáo.
Nhãn hiệu uy tín,
được khách hàng
tin cậy và đánh
giá cao.
Mạnh Đa dạng hóa, mở
rộng sản xuất các
mặt hàng có công
nghệ tương tự.
Nghiên cứu phát triển
sản phẩm mới và tận
dụng hệ thống phân
phối, uy tín nhãn hiện,…
để tiêu thụ.
Thực
hiện
ngay
Đội ngũ cán bộ
kỹ thuật có kinh
nghiệm, trình độ
tay nghề cao.
Trung
bình
Mô phỏng, cải tiến
khuôn mẫu để sản
xuất đa dạng chủng
loại sản phẩm.
Tổ chức đi tham khảo
các công ty nước ngoài.
Khuyến khích thi đua
nghiên cứu, sáng chế.
Đã
và
đang
thực
hiện
Khả năng nghiên
cứu và phát triển
tốt.
Mạnh Nâng cao chất
lượng, hạ giá thành
sản phẩm
Liên tục phát triển
sản phẩm mới.
Tổ chức thi đua khen
thưởng cho những sáng
kiến trong nghiên cứu,
phát triển sản phẩm
Thực
hiện
ngay
Thực hiện, duy trì
và liên tục cải
tiến hệ thống
quản lý chất
lượng theo tiêu
chuẩn quốc tế.
Mạnh Nâng cao chất
lượng, hạ giá thành
sản phẩm.
Mở rộng thị trường
nước ngoài, đẩy
mạnh xuất khẩu.
Thực hiện nghiêm túc
quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn quốc tế ISO
9001:2000.
Từng bước thực hiện
HACCP trong sản xuất.
Đã
và
đang
thực
hiện
- 66 -
Bảng 3.9 : Phân tích khả năng hạn chế các điểm yếu của Công ty Safoco.
Nội dung Mức
độ tác
động
Phương án hạn
chế
Điều kiện và khả năng
thực hiện
Tiến
độ
Chưa quan tâm công
tác nghiên cứu thu
thập và xử lý thông
tin.
Mạnh Thu thập thông
tin nghiêm túc
và xử lý tới nơi
tới chốn.
Thu thập thông tin thông
qua đội ngũ tiếp thị.
Tổ chức thu thập hàng
quí và xử lý kịp thời.
Thực
hiện
ngay
Việc ra quyết định
thường dựa vào sự
phán đoán chủ quan.
Mạnh Phán đoán kết
hợp với thông tin
được xử lý để ra
quyết định.
Thực hiện nghiêm các
quy chế được soạn thảo.
Phân quyền theo đúng
chức năng nhiệm vụ.
Thực
hiện
ngay
Đội ngũ nhân viên thị
trường đông nhưng
chưa được tổ chức
thực hiện hiệu quả.
Mạnh Chấn chỉnh lại
hoạt động của bộ
phận tiếp thị,
không chỉ là bán
hàng.
Cử ra người giám sát
tiếp thị.
Soạn thảo nguyên tắc
làm việc và yêu cầu đối
với nhân viên tiếp thị.
Thực
hiện
ngay
Thiếu thử nghiệm
trước khi tung sản
phẩm mới ra thị
trường.
Trung
bình
Thử nghiệm
trước khi tung
sản phẩm mới ra
thị trường.
Thông qua đội ngũ tiếp
thị tiến hành thử nghiệm
sản phẩm mới trên thị
trường.
Thực
hiện
ngay
Thiếu máy móc thiết
bị hiện đại, sử dụng
nhiều lao động thủ
công làm đội giá
thành sản phẩm.
Trung
bình
Đầu tư mới lần
lượt máy móc
thiết bị lạc hậu
để nâng cao hiệu
quả sản xuất.
Trước mắt là đầu tư máy
vắt mì để giảm lao động
thủ công, nâng cao chất
lương, hạ giá thành sản
phẩm.
Thực
hiện
từng
bước
- 67 -
Chưa có bộ phận
chuyên trách nên
công tác marketing
chưa được quan tâm
đúng mức.
Mạnh Thành lập bộ
phận marketing.
Quy mô Công ty ngày
càng lớn nên hoạt động
marketing rất quan
trọng.
Bộ phận này lúc đầu
gồm 2 người.
Chiến
lược
lâu
dài
3.2.2. Xác định chiến lược then chốt của Công ty Safoco.
Qua các bảng 3.6, 3.7, 3.8, 3.9 chúng ta tiến hành đánh giá mối quan hệ
tương tác giữa các yếu tố và xác định các yếu tố then chốt của chiến lược phát
triển thông qua sơ đồ 3.1.
Sơ đồ 3.1 : Đánh giá mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố và xác định
các yếu tố then chốt của chiến lược phát triển.
Dựa vào sơ đồ 3.1, chúng tôi tập hợp các yếu tố được khai thác hoặc khắc
phục bởi cùng một giải pháp (là những giải pháp được lặp lại nhiều lần) hoặc
những giải pháp nào được đưa ra có tác động mạnh, có ý nghĩa tiên quyết thành
sáu nhóm giải pháp then chốt của chiến lược như sau :
(1) Đa dạng hóa các mặt hàng thực phẩm chế biến.
(2) Nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
(3) Củng cố và phát triển thị trường theo chiều sâu.
(4) Mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu.
(5) Thành lập bộ phận marketing nhằm thực hiện công tác marketing và tổ
chức thực hiện hiệu quả đội ngũ tiếp thị.
(6) Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bán buôn các mặt hàng nông sản thực
phẩm.
Cơ sở để xác định các nhóm chiến lược then chốt được trình bày tại phục lục 4.
- 68 -
3.3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG TY
SAFOCO ĐẾN NĂM 2010 :
3.3.1. Nhóm giải pháp 1 : Đa dạng hóa các mặt hàng thực phẩm chế biến.
Nội dung thực hiện : Sản xuất đa dạng các mặt hàng thực phẩm chế biến để
tận dụng khả năng nghiên cứu và phát triển tốt, uy tín nhãn hiệu mạnh, thị phần
lớn, hệ thống phân phối tốt kết hợp với thị trường còn nhiều tiềm năng. Trên cơ
sở phân tích các lựa chọn các yếu tố then chốt của chiến lược tại phần 3.2.2,
chúng tôi đề xuất một số nội dung để thực hiện đa dạng hóa sản phẩm như sau :
- Tiến hành thu thập và xử lý thông tin tới nơi tới chốn, nhất là về nhu cầu
thị trường, đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở đó nhận dạng những loại sản phẩm có
nhu cầu nhưng chưa được đáp ứng để tiến hành sản xuất đa dạng hóa.
- Thường xuyên nghiên cứu cho ra thị trường những sản phẩm mới phù hợp
với nhu cầu, đáp ứng tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Bên
cạnh đó cũng chú trọng công tác cải tiến mẫu mã, nâng cao tính năng của sản
phẩm.
- Củng cố và phát triển mối quan hệ tốt đẹp, cung cấp thông tin hai chiều
giữa Công ty với đại lý. Công ty cần chú trọng hơn nữa kênh phân phối siêu thị,
nó góp phần quan trọng vào việc quảng bá cũng như tiêu thụ sản phẩm của Công
ty. Đặc biệt từ khi có sự ra đời của tập đoàn siêu thị MeTro ở Tp. Hồ Chí Minh
càng làm tăng thêm uy tín của thương hiệu Safoco.
- Tăng cường công tác nghiên cứu chế biến các sản phẩm tương tự sản phẩm
hiện tại, thuộc cùng ngành hàng để có khả năng tận dụng tối đa công suất máy
móc thiết bị hiện có và sự liên kết hỗ trợ giữa các loại sản phẩm như giữa bánh
tráng và nui là tận dụng phế phẩm của bánh tráng để tiếp tục làm bột sản xuất
nui,…
- Nhu cầu trên thị trường là rất đa dạng, khác nhau tùy thuộc vào sở thích,
thói quen tiêu dùng, giới tính, độ tuổi, thu nhập,… của người tiêu dùng. Do vậy,
- 69 -
trong công tác nghiên cứu sản phẩm cần chú trọng vấn đề này để sản phẩm được
sản xuất ra đáp ứng tốt nhất cho từng đối tượng. Thực hiện tốt vấn đề này không
những nâng cao uy tín nhãn hiệu sản phẩm mà còn khai thác tốt nhất nhu cầu của
người tiêu dùng.
Tính khả thi của giải pháp :
- Thông qua đội ngũ tiếp thị tiến hành thu thập thông tin nhằm đáp ứng tốt
nhu cầu thị trường.
- Tận dụng khả năng nghiên cứu và phát triển tốt để không ngừng đa dạng
hóa sản phẩm để khai thác tối đa nhu cầu thị trường.
- Tiếp tục thực hiện và liên tục cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000. Theo cam kết của lãnh đạo Công ty thì mỗi kỳ
(sáu tháng) cho ra hai sản phẩm mới.
- Công ty được trang bị hệ thống máy móc thiết bị hiện đại thuận lợi cho
việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Nhờ thương hiệu Safoco có uy tín, thị phần lớn, hệ thốngn đại lý phân phối
tốt,… góp phần thành công cho việc phát triển sản phẩm mới trên thị trường.
- Thị trường tiêu thụ còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác.
- Nhu cầu trên thị trừong đối với sản phẩm của Công ty là đa dạng phụ thuộc
vào độ tuổi, giới tính, thu nhập, … của người tiêu dùng.
3.3.2. Nhóm giải pháp 2 : Nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
Nội dung thực hiện : thay đổi mẫu mã bao bì mới cao cấp hơn, nâng cao tính
năng của sản phẩm và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
- Về lâu dài, Công ty phải chuẩn bị cho mình kế hoạch nâng cấp chất lượng
sản phẩm ở mức cao hơn để có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu nhất là trong
điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
- Ngay từ bây giờ phải tiến hành nghiên cứu chế biến và thử nghiệm thành
công sản phẩm nui mới chất lượng cao cấp hơn, mẫu mã đẹp, định giá cao hơn để
- 70 -
cách biệt với giá hiện tại đồng thời thấp hơn giá nui nhập khẩu. Cụ thể Công ty
có thể loại bỏ dần bao bì thường (nhãn giấy), lấy bao bì thịnh hành (nhãn Safoco)
hiện tại làm nền và nghiên cứu dần sản phẩm mới cao cấp hơn.
- Trên cơ sở đó loại bỏ dần nhãn hiệu cấp thấp hiện tại và lấy nhãn hiệu cấp
cao hiện tại làm nền và mẫu mới sẽ là mục tiêu để Công ty hướng đến sản xuất
để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
- Từng bước đầu tư máy móc thiết bị những khâu sử dụng nhiều lao động thủ
công. Trước mắt là đầu tư máy vắt mì để giảm bớt lao động thủ công, nâng cao
hiệu quả sản xuất.
- Tiếp tục thực hiện và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000.
- Tổ chức thi đua khen thưởng cho các sáng kiến, cải tiến làm lợi cho Công
ty nhất là trong sản xuất nhằm không ngừng phát triển sản phẩm mới, nâng cao
chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
- Sử dụng định mức kỹ thuật trong quản lý sản xuất, cắt giảm những chi phí
không cần thiết về điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm,… góp phần hạ giá
thành nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm thực sự của sản phẩm cần
quan tâm công tác phục vụ về thái độ, cung cách phục vụ, mối quan hệ, uy tín,
giao hàng kịp thời,… Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, ngoài sản
phẩm đạt chất lượng thì yếu tố dịch vụ cũng không kém phần quan trọng góp
phần cho sự thắng lợi của Công ty trong cạnh tranh.
Tính khả thi của giải pháp thể hiện qua :
- Khả năng nghiên cứu và phát triển của Công ty tốt thuận lợi cho việc
nghiên cứu sản phẩm mới có tính năng cao, đáp ứng tốt nhu cầu người tiêu dùng.
- Công ty đang thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO
9001:2000.
- 71 -
- Máy móc thiết bị hiện đại hơn các nhãn hiệu khác và đang đầu tư từng
bước máy móc thiết bị mới.
- Thu nhập người dân ngày một tăng nên tâm lý “ăn no mặc ấm” được thay
thế dần bởi nhu cầu “an ngon mặc đẹp”. Do vậy, yêu cầu ngày càng cao về chất
lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo sức khỏe cho người
tiêu dùng.
- Để công tác thi đua khen thưởng được tổ chức thực hiện hiệu quả Công ty
cũng đã đưa ra những chỉ tiêu cụ thể nhằm đo lường kết qủa thực hiện.
3.3.3. Nhóm giải pháp 3 : Củng cố và phát triển thị trường theo chiều sâu.
Nội dung thực hiện : Tận dụng sức mạnh về kênh phân phối, máy móc
thiết bị hiện đại, uy tín nhãn hiệu, chất lượng sản phẩm cao và đội ngũ tiếp thị
đông đảo để tiến hành rà soát, đáp ứng ở mức sâu, lắp đầy những kẽ hở, thị
trường còn bỏ ngõ. Đồng thời, tạo quan hệ tốt với hệ thống đại lý để vừa giữ
vững thị phần, vừa giảm đi sự cạnh tranh và thâm nhập ngành. Để đạt được mục
tiêu này Công ty cần thực hiện một số công tác sau :
- Tận dụng sức mạnh hiện có để không ngừng phủ kín những khu vực thị
trường còn bỏ ngõ, đồng thời khai thác tối đa khả năng tiêu thụ của thị trường
hiện có, đặc biệt quan tâm đến khu vực thành phố, những khu đông dân cư.
- Đẩy mạnh công tác tiếp thị, giới thiệu và chào bán sản phẩm trực tiếp tới
tận tay người tiêu dùng, người bán lẻ, đặc biệt đối với những sản phẩm mới chưa
được khách hàng biết nhiều hay những khu vực mà các đại lý phân phối chưa tiếp
cận được.
- Tiếp tục đưa nhân viện tiếp thị hỗ trợ các đại lý ở những khu vực có tiềm
năng lớn nhưng chưa được khai thác hợp lý để vừa mở rộng thị trường tiêu thụ
vừa tạo được sự gắn bó hơn giữa đại lý với Công ty. Trong đó, cần chú trọng công
tác tuyển lựa, bố trí hợp lý nhân viên tiếp thị nhằm tiếp tục hỗ trợ cho các đại lý,
- 72 -
những khu vực còn yếu kém để không ngừng mở rộng mạng lưới bán hàng, tăng
sản lượng tiêu thụ.
- Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển nhằm đa dạng hóa sản phẩm, tạo sự
khác biệt vượt trội.
- Tổ chức hội nghị khách hàng hàng năm nhằm công bố sự phát triển của
Công ty và khuyến khích sự hợp tác của các đại lý thông qua hình thức khen
thưởng cho những đại lý đạt chỉ tiêu sản lượng.
- Tận dụng kênh phân phối siêu thị để gia tăng sản lượng tiêu thụ vừa góp
phần quảng bá sản phẩm của Công ty thông qua các hình thức như ưu đãi về chiết
khấu, trả chi phí trưng bày lai kệ,…
- Tăng cường hơn nữa công tác khuyến mãi, quảng cáo và tham gia hội chợ
triển lãm. Thường xuyên tổ chức những đợt khuyến mãi như tặng những sản
phẩm mang biểu tượng, logo Safoco tạo thiện cảm, ấn tượng tốt của khách hàng
đối với Công ty.
- Quan tâm đầu tư nhiều hơn đến công tác thu thập và xử lý thông tin về nhu
cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh để có kế hoạch đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị
trường.
- Ngoài ra, Công ty cần quan tâm việc định giá cho phù hợp. Cụ thể khi định
giá phải xác định được giá cả đi đến đại lý cấp I, cấp II và sau cùng là tới người
tiêu dùng là bao nhiêu cho phù hợp. Vì đối với sản phẩm của Công ty người bán
lẻ lời quá ít, trong khi đó họ là những nhà quảng cáo tốt nhất sản phẩm đến người
tiêu dùng.
Tính khả thi của giải pháp thể hiện qua :
- Khả năng nghiên cứu và phát triển tốt.
- Còn nhiều khu vực thị trường còn bỏ ngõ.
- Khả năng mở rộng và phát triển thị trường theo chiều sâu lớn nhờ có hệ
thống đại lý phân phối rộng khắp, uy tín thương hiệu mạnh và có đội ngũ tiếp thị
đông đảo được bố trí tại các tỉnh thành phố có nhiều tiềm năng.
- 73 -
- Công ty thường xuyên tham gia hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế.
- Hội nghị khách hàng được Công ty tổ chức hàng năm.
- Khi thành lập riêng bộ phận marketing thì công tác marketing sẽ được quan
tâm nhiều hơn, thực hiện có hệ thống có kế hoạch rõ ràng, công tác thu thập và
xử lý thông tin được thực hiện tốt.
3.3.4. Nhóm giải pháp 4 : Mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu.
Nội dung thực hiện : Đẩy mạnh công tác tìm kiếm khách hàng nước ngoài,
tăng cường công tác tiếp thị nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ từ các nước trên thế
giới, đồng thời phát triển thị trường theo chiều sâu.
Đi đôi với việc củng cố và phát triển thị trường trong nước là việc không
ngừng mở rộng, phát triển thị trường nước ngoài. Không ngừng tăng cường xúc
tiến thương mại, tìm kiếm khách hàng mới ở những nước có tiềm năng bên cạnh
việc tiếp tục mối quan hệ ổn định với những khách hàng cũ. Trong đó cần chú ý
quan điểm là mở rộng xuất khẩu nhưng phải trên cơ sở coi thị trường trong nước
là nền tảng, là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của Công ty.
Để tiếp tục mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu Công ty cần thực hiện
một số công tác sau:
- Duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác với những khách hàng hiện tại
như công ty Thus, Minh Việt, King Lion, Itochu, Masan,… để tiếp tục khai thác
sâu hơn thị trường đã được các công ty này cung cấp.
- Tiến hành tìm kiếm khách hàng mới thông qua Internet, những đợt hội chợ
thương mại quốc tế được tổ chức trong nước và ngoài nước hoặc từ những kiều
bào hay trung gian giới thiệu,…
- Nhanh chóng đăng ký thương hiệu Safoco ở những nước, những khu vực có
tiềm năng, chưa được mở rộng xuất khẩu.
- Mở trang web và tổ chức đi khảo sát, tìm hiểu thị trường nước ngoài.
- 74 -
- Thường xuyên và tích cực tham gia hội chợ triển lãm quốc tế, đặc biệt là
hội chợ được tổ chức ở nước ngoài như Lào, Campuchia, … để vừa tìm kiếm khách
hàng mới, vừa tạo nhu cầu và giới thiệu cho người tiêu dùng ở nước đó biết nhiều
hơn về sản phẩm Safoco.
- Trên cơ sở tính toán, thăm dò có thể gởi mẫu, cataloge tới những nước, khu
vực có tiềm năng chưa được khai thác để tạo mới nhu cầu, tìm kiếm khách hàng
mới cho xuất khẩu.
- Cũng tương tự như thị trường trong nước, bên cạnh các sản phẩm đã có từ
trước không ngừng chào mẫu những mặt hàng mới như mì Thượng hạng, nui rau
củ, mì rau củ, bún gạo, bánh tráng,… đến khách hàng góp phần làm tăng sản
lượng xuất khẩu.
- Do đặc điểm điều kiện tự nhiên, tâm lý tiêu dùng của dân cư ở nước đó
không giống ở Việt Nam, nên cần phải quan tâm, nghiên cứu và phân tích kỹ để
có mẫu mã, công thức sản xuất,… phù hợp trước khi tiến hành xuất khẩu tránh tình
trạng hàng bị trả về gây tổn thất kinh tế, ảnh hưởng đến uy tín và mối quan hệ
hợp tác giữa khách hàng với Công ty.
- Thương lượng nhằm khuyến khích xuất khẩu sản phẩm có bao bì Safoco
thông qua giá cả, phương thức thanh toán,… nhằm giảm bớt rủi ro.
- Thực hiện và liên tục cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
quốc tế ISO 9001:2000 và từng bước thực hiện HACCP trong sản xuất.
- Ngoài ra, tùy từng lúc, từng điều kiện cụ thể Công ty có thể áp dụng một
số ưu đãi như về phương thức thanh toán, giá cả,…trên cơ sở có cân nhắc đến hiệu
quả lâu dài để khuyến khích xuất khẩu, mở rộng thị trường nước ngoài.
Tính khả thi của giải pháp thể hiện qua :
- Hàng năm tổ chức đi những nước đang và sẽ xuất khẩu để khảo sát nhu cầu
và tìm hiểu các yêu cầu về mẫu mã, công thức sản xuất,…
- Công ty thường xuyên tham gia hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế.
- 75 -
- Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng và ngày càng có nhiều đối
tác xuất khẩu.
- Qua lần thị trường Mỹ đã có người đăng ký thương hiệu Safoco trước nên
Công ty cũng đã lần lượt đăng ký thương hiệu ở những nước có nhiều tiềm năng.
3.3.5. Nhóm giải pháp 5 : Thành lập bộ phận marketing nhằm thực hiện công
tác marketing và tổ chức thực hiện hiệu quả đội ngũ tiếp thị.
Quy mô của công ty ngày càng lớn nên hoạt động marketing ngày càng trở
nên quan trọng.
Nội dung thực hiện : thành lập bộ phận marketing ban đầu gồm hai người
đứng đầu. Trong đó một người phụ trách các hoạt động marketing của Công ty về
thiết kế chương trình quảng cáo, khuyến mãi và xúc tiến thương mại,… Người còn
lại chịu trách nhiệm giám sát đội ngũ tiếp thị, thu thập và tổng hợp thông tin thị
trường, xây dựng chiến lược phát triển thị trường,…
- Đội ngũ nhân viên tiếp thị của Công ty đông đảo nhưng chưa hoạt động
đồng nhất, chưa phát huy hết tiềm năng, mức độ sẳn sàng chưa cao,… Do vậy, để
công tác thị trường được thực hiện hiệu quả cần phải cử ra người có đủ năng lực,
kinh nghiệm làm trưởng bộ phận chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý chung về
chuyên môn, đồng thời liên kết từng nhân viên để hoàn thành mục tiêu chung,
tạo được sự cộng hưởng trong công việc, tránh tình trạng thực hiện chồng chéo
hay riêng lẻ.
- Đối với nhân viên tiếp thị khi tuyển dụng bên cạnh chuyên môn được đào
tạo cần chú trọng đến đặc điểm tâm lý, tính cách cá nhân (năng lực có khả năng
làm tốt công việc) - yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động của họ sau này. Hơn
nữa đây là bộ phận cần phải năng động, đòi hỏi sự động viên cao nên để bộ phận
này hoạt động có hiệu quả cần quan tâm nhiều hơn, đưa ra các yếu tố động viên,
kích thích phù hợp với từng cá nhân.
- 76 -
- Cơ cấu lại tổ chức đội ngũ nhân viên tiếp thị, phân ra hai cấp : nhân viên
bán hàng và nhân viên tiếp thị. Trong đó, chú ý khi tuyển nhân viên bán hàng thì
không cần yêu cầu trình độ chuyên môn cao.
- Chấn chỉnh lại hoạt động của đội ngũ tiếp thị bằng cách soạn thảo và thực
hiện nghiêm nguyên tắc làm việc và các yêu cầu đối với nhân viên tiếp thị.
- Quan tâm hơn nữa công tác quảng cáo, khuyến mãi để kích thích nhu cầu
của người tiêu dùng. Tuy nhiên, trước mắt không cần quảng cáo rầm rộ mà sử
dụng các hình thức quảng cáo như phóng sự tự giới thiệu, trên báo,… và thông qua
đội ngũ tiếp thị, trưng bày trong các siêu thị.
- Trước khi tung sản phẩm mới ra thị trường cần quan tâm thử nghiệm nhất
là thử nghiệm thị trường và tham khảo ý kiến của các đại lý.
Tính khả thi của giải pháp thể hiện qua :
- Rút kinh nghiệm từ việc trước đây tuyển nhân viên tiếp thị có trình độ đại
học, cao đẳng nhưng bố trí bán hàng nên tính hiệu quả chưa cao.
- Đội ngũ tiếp thị hiện tại hoạt động còn đơn lẻ, chưa được quản lý chặt chẽ.
Do vậy, cần thiết phải có người quản lý trực tiếp để theo dõi, kiểm tra tiến độ
thực hiện công việc của bộ phận này.
- Khả năng thu thập và xử lý thông tin tốt thông qua đội ngũ tiếp thị.
- Khi nội quy, nguyên tắc làm việc và các yêu cầu đối với nhân viên tiếp thị
được soạn thảo và thực hiện chắc chắn sẽ nâng cao tính hiệu quả hoạt động của
đội ngũ tiếp thị.
- Bộ phậm marketing được thành lập thì các hoạt động quảng cáo, khuyến
mãi, xúc tiến bán hàng và công tác tiếp thị sẽ được quan tâm, có kế
hoạch và có sự thống nhất nhằm thực hiện hiệu quả hơn chiến lược chung
của Công ty.
- 77 -
3.3.6. Nhóm giải pháp 6 : Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bán buôn các mặt
hàng nông sản thực phẩm.
Nội dung thực hiện : Mở rộng kinh doanh bán buôn các mặt hàng nông sản
thực phẩm có liên quan, có kinh nghiệm nhằm tăng doanh số và lợi nhuận. Nhờ
những thuận lợi như mối quan hệ với nhà cung ứng, khách hàng hiện tại của Công
ty để tạo điều kiện buôn bán các mặt hàng liên quan tại thị trường trong nước và
xuất khẩu. Một số các mặt hàng nông sản thực phẩm Công ty có thể hướng tới để
đẩy mạnh bán buôn và xuất khẩu là gạo, bột mì, tiêu, điều, càphê,…
Tính khả thi của giải pháp :
- Tiền thân trước đây của Công ty là cửa hàng buôn bán lương thực thực
phẩm nên có kinh nghiệm và tận dụng được mối quan hệ, uy tín cộng với việc
tiếp cận được nguồn hàng thuận lợi.
- Nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất mạnh thuận lợi cho việc đẩy mạnh hoạt
động kinh bán buôn nhằm đem lại lợi nhuận cho Công ty.
3.4. Một số kiến nghị :
3.4.1. Đối với Nhà nước :
Cần có chính sách hỗ trợ nhiều hơn trong việc nhập khẩu máy móc thiết bị,
chuyển giao công nghệ từ các nước để doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng,
hạ giá thành sản phẩm và cạnh tranh được với hàng nhập khẩu.
Do ngành lương thực thực phẩm được Nhà nước bao cấp trong thời gian
tương đối dài nên hiện tại tính năng động, chủ động còn kém. Do vậy, trong quá
trình hội nhập kinh tế, thời gian đầu cần có sự bảo hộ một phần từ phía Nhà nước
để các doanh nghiệp trong ngành cạnh tranh được với hàng nhập khẩu.
Lúc đầu chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, vốn hoạt
động của Công ty ít, nhất là vốn để đầu tư rất hạn chế. Do vậy, Nhà nước cần có
chính sách ưu đãi lãi suất cho vay dài hạn để các doanh nghiệp trong ngành có
khả năng đầu tư máy móc nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Từ
đó có khả năng đẩy mạnh xuất khẩu, bên cạnh việc ổn định và phát triển thị
trường nội địa.
- 78 -
Từng bước giảm phần vốn sở hữu Nhà nước để khuyến khích các nhà đầu tư.
Vì hiện tại trong Công ty vốn Nhà nước chiếm 51% nên có thể nói hầu như không
có sự tham gia quyết định của các cổ đông ngoài Nhà nước.
Nhà nước cần có biện pháp hữu hiệu để chống hàng nhái và các hình thức
trốn thuế.
3.4.2. Đối với các doanh nghiệp trong ngành :
Thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển ngành lương thực thực phẩm do Tổng
Công ty Lương thực Miền Nam làm chủ nhiệm, là cầu nối giữa các doanh nghiệp
trong ngành, để hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin, phổ biến chiến lược phát
triển ngành, khuyến khích các doanh nghiệp trong ngành liên kết, …
Hàng năm trung tâm này tổ chức hội nghị, hội thảo để các doanh nghiệp
trong ngành đóng góp ý kiến, tăng cường sự hợp tác, thực hiện chiến lược phát
triển chung toàn ngành.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3:Trên cơ sở định hướng phát triển và dự báo nhu cầu
sản phẩm của Công ty, chúng tôi đã xây dựng mục tiêu phát triển của Công ty
đến năm 2010. Đồng thời qua phân tích các phương án khai thác và khắc phục
các yếu tố tác động đến hoạt động của Công ty và đánh giá mối quan hệ tương
tác giữa các yếu tố và xác định các yếu tố then chốt bằng sơ đồ xương cá, chúng
tôi đã xác định được 6 nhóm chiến lược then chốt sau :
(1) Đa dạng hóa các mặt hàng thực phẩm chế biến.
(2) Nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
(3) Củng cố và phát triển thị trường theo chiều sâu.
(4) Mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu.
(5) Thành lập bộ phận marketing nhằm thực hiện công tác marketing và tổ
chức thực hiện hiệu quả đội ngũ tiếp thị.
(6) Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bán buôn các mặt hàng nông sản thực
phẩm.
Để tính khả thi được nâng cao, các chiến lược này phải được kết hợp thực
hiện đồng bộ và trong quá trình thực hiện phải thường xuyên kiểm tra và điều
chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Công ty.
- 79 -
KẾT LUẬN
Hoạch định chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh là vấn đề có ý nghĩa
sống còn, là một phương pháp hữu hiệu để doanh nghiệp sử dụng hiệu quả các
nguồn lực, đồng thời xác định đúng hướng đi của mình trong quá trình phát triển.
Trong điều kiện môi trường thay đổi nhanh chóng như hiện nay nếu chỉ dựa
vào các ưu thế trước đây mà không thích ứng kịp thời với sự thay đổi của môi
trường thì khó có thể đứng vững và phát triển được. Thực tế hiện nay, rất ít doanh
nghiệp Việt Nam tiến hành hoạch định chiến lược phát triển cho mình một cách
nghiêm túc, khoa học.
Do vậy, đề tài này trình bày một phương pháp tiếp cận để hoạch định chiến
lược phát triển doanh nghiệp và vận dụng hoạch định chiến lược phát triển Công
ty Safoco đến năm 2010.
Trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động bên trong và bên ngoài để xác định
những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ chủ yếu chúng ta tiến hành phân
tích các khả năng khai thác và khắc phục các yếu tố đó; sử dụng sơ đồ xương cá
để đánh giá mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố và xác định các yếu tố then
chốt. Từ đó xác định các giải pháp thực hiện chiến lược nhằm sử dụng hiệu quả
các nguồn lực của Công ty. Qua đó, chúng tôi đã xác định được 6 nhóm chiến
lược then chốt sau :
(1) Đa dạng hóa các mặt hàng thực phẩm chế biến.
(2) Nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
(3) Củng cố và phát triển thị trường theo chiều sâu.
(4) Mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu.
(5) Thành lập bộ phận marketing nhằm thực hiện công tác marketing và tổ
chức thực hiện hiệu quả đội ngũ tiếp thị.
(6) Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bán buôn các mặt hàng nông sản thực
phẩm.
Thực hiện linh hoạt và đồng bộ các giải pháp được đề ra sẽ góp phần mang
lại kết quả khả quan, nâng cao uy tín, thị phần của Công ty Safoco trên thương
trường. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Công ty phải thường xuyên kiểm tra,
đánh giá và điều chỉnh kịp thời phù hợp với điều kiện hoạt động sản xuất kinh
doanh cụ thể của Công ty.
Hoạch định chiến lược là một vấn đề rộng và phức tạp, với thời gian và khả
năng còn hạn chế chắc chắn kết quả nghiên cứu còn nhiều hạn chế. Tác giả rất
mong được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô và độc giả để bài viết được hoàn
thiện hơn.
- 80 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Lan Anh (2000), Quản lý chiến lược, NXB Khoa học & Kỹ thuật.
2. Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Safoco từ 2000 - 2004.
3. Báo cáo thị trường hàng tháng của Công ty Safoco từ 2003 - 2004.
4. Nguyễn Thị Bích Châm (2002), Hoạch định chiến lược phát triển ngành
thủy sản Tp.HCM đến năm 2010, Luận án tiến sĩ kinh tế.
5. Nguyễn Thị Liên Diệp (1995), Quản trị học, NXB Thống kê, Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (2003), Chiến lược và chính sách
kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội.
7. Lê Thế Giới (2003), Quản trị Marketing, NXB Giáo dục.
8. Nguyễn Thanh Hội, Phan Thăng (2001), Quản trị học, NXB Thống kê, Hà
Nội.
9. Hồ Đức Hùng (2000), Quản trị toàn diện doanh nghiệp, NXB Đại học Quốc
gia Tp.HCM.
10. Nguyễn Hữu Lam (1998), Quản trị chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh,
NXB Giáo dục, Tp.HCM.
11. Niên giám thống kê 2000 – 2004.
12. Sổ tay chất lượng của Công ty Safoco (2004).
13. Tôn Thất Nguyễn Thêm (2004), Thị trường, chiến lược, cơ cấu : cạnh tranh
về giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp, NXB Tp.HCM.
14. Nguyễn Đình Thọ (1998), Nghiên cứu Maketing, NXB Giáo dục.
15. Hoàng Lâm Tịnh (2001), Một số vấn đề về xây dựng chiến lược cho một
doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế.
16. Trần Văn Tùng (2004), Cạnh tranh kinh tế, NXB Thế giới, Hà Nội.
17. Alries, JackTrout (2003), Chiến tranh tiếp thị, người dịch Trịnh Diệu Thìn,
NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
18. David, F.R (2003), Khái luận về quản trị chiến lược, người dịch Trương
Công Minh, NXB Thống kê, Hà Nội.
19. Garry D.Smith, Danny R.Arnold, Boby R.Bizzell, người dịch Bùi Văn Đông
(2003), Chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội.
20. Philip Kotler (1997), Quản trị Marketing, người dịch Vũ Trọng Hùng, NXB
Thống kê.
21. Porter, M.E (1979), Chiến lược cạnh tranh, người dịch Phan Thủy Chi,
NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoạch định chiến lược phát triển công ty safoco đến năm 2010.pdf