Hoàn thiện các giải pháp thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo

Quyết định đầu tư cần dựa trên chiến lược, lộ trình phát triển của khu kinh tế, tránh hiện tượng chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt mà không quan tâm đến định hướng phát triển tổng thể, sẽ không những làm ảnh hưởng đến tổng thể của địa bàn đầu tư sau này mà còn ảnh hưởng đến lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

doc156 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2460 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện các giải pháp thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhật Bản vì Trung Quốc đang khuyến khích mở rộng đầu tư ra nước ngoài, gần đây một số nhà đầu tư Trung Quốc đã đăng ký và đến khảo sát, tìm hiểu chuẩn bị triển khai dự án tại KKTTMĐB Lao Bảo; các nhà đầu tư Nhật Bản đang có xu hướng dịch chuyển đầu tư ra khỏi Trung Quốc do ngại hiện tượng rủi ro cao khi “đầu tư vào cùng một giỏ” và phong trào bài Nhật. Khi cầu qua sông Mêkông nối liền hai nước Lào và Thái Lan ở tỉnh Xavanakhet được lưu thông, KKTTMĐB Lao Bảo là sự lựa chọn ưu việt nhất cho các nhà đầu tư Thái Lan ở các tỉnh lân cận khu vực này như Muktakhan, Uđôn đến đầu tư. Công tác Marketing để tiếp cận các đối tượng này cần phải “đón trước” những xu thế mang tính dự báo, phải cho nhà đầu tư thấy được lợi ích lâu dài lớn hơn nhiều so với những khó khăn trước mắt. Tiếp cận được nguồn vốn của các nhà đầu tư đến Ấn Độ trong lĩnh vực họ có khả năng mở rộng đầu tư vào khu kinh tế như thương mại, dịch vụ, gia công, lắp ráp, tái chế. Gần đây các nhà lãnh đạo Ấn Độ đất nước có dân số đông thứ hai trên thế giới này đang có hướng phát triển về phía Đông, sang các nước Thái Lan, Lào và Việt Nam, đây là cơ hội lớn để KKTMĐB Lao Bảo, sự kiện đoàn diễu hành du lịch bằng ô tô Ấn Độ - ASEAN vào Việt Nam qua đường 9 cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đầu tháng 12/2004 đã minh chứng khả năng phát triển du lịch và lưu thông hàng hoá trên tuyến đường này sẽ có nhiều thuận lợi. Sự thành công của các đặc khu kinh tế Trung Quốc trong giai đoạn đầu chính là tập trung thu hút vốn FDI từ hoa kiều, nên một lượng vốn không kém phần quan trọng và dễ tiếp cận là thu hút vốn FDI từ lượng kiều bào trở về sinh sống và đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều. - Đối với nguồn đầu tư trong nước. Tập trung vào các doanh nghiệp ở hai đầu đất nước, nơi có các trung tâm kinh tế lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội đặc biệt quan tâm đến các nhà đầu tư người Quảng Trị đã thành đạt ở các thị trường đó. Tiếp tục phát huy tốt ưu thế trong thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư hoạt động thương mại - dịch vụ muốn xâm nhập vào thị trường tại miền Trung và đặc biệt có xu hướng đẩy mạnh phát triển sang thị trường các nước trên Hành lang kinh tế Đông Tây, đây là những đối tượng mà KKTTMĐB Lao Bảo dễ dàng thu hút nhất bởi chính sách sẵn có, lợi thế về chi phí phát triển thị trường và tính hiệu quả của các dự án đang hoạt động. Thực tế, qua thăm dò 60 nhà đầu tư về hiệu quả đầu tư thì đều trả lời khá hiệu quả, sự thành công của một số doanh nghiệp này tất yếu sẽ tạo sự an tâm cho các nhà đầu tư tiềm năng. Tiếp xúc với các doanh nghiệp trong nước đang thành công trên thị trường ở một số lĩnh vực mà khu kinh tế đang có lợi thế và sớm mang lại lợi ích cho họ để khuyến khích các đối tượng này đầu tư vào KKTTMĐB Lao Bảo như các doanh nghiệp về lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, trang trí nội thất từ sản phẩm gỗ, cà phê về sản xuất chế biến cà phê, điện tử về lắp ráp điện tử, hay thu hút phát triển ngành dịch vụ vận tải, trung chuyển hàng hoá. 4.4.6.3. Giải pháp xúc tiến đầu tư Công tác xúc tiến đầu tư phải được xác định là công tác quan trọng hàng đầu, nó phải là cầu nối nhà đầu tư tiềm năng và thực tế với KKTTMĐB Lao Bảo, nó phải đảm nhận được nhiệm vụ quảng bá một cách đầy đủ nhất về KKTTMĐB Lao Bảo đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư quốc tế. Chính vì vậy, hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư là khâu then chốt của quá trình thu hút vốn đầu tư vào KKTTMĐB Lao Bảo. - Thiết lập trung tâm xúc tiến đầu tư với tính chuyên môn hoá cao, cụ thể chuyên biệt hoá 3 mảng chuyên môn: Đầu tư trong nước, vốn FDI, ODA. - Công tác xúc tiến phải đánh giá được tầm quan trọng của từng dự án đầu tư, những lợi ích mà nhà đầu tư được hưởng khi đầu tư vào KKTTMĐB Lao Bảo. Từ đó, giới thiệu những nội dung, những vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm, chứ không giới thiệu những cái mà mình có theo đúng phương châm "bán những cái thị trường cần chứ không bán những gì mà mình có". Công tác xúc tiến đầu tư phải nhấn mạnh nguyên tắc "tìm kiếm nhà đầu tư, thay vì chờ đợi các nhà đầu tư tự tìm đến" quá trình xúc tiến phải mang tính thực tiễn cao, tránh xúc tiến chung chung. Xúc tiến đầu tư đối với các dự án FDI - Đối với các nhà đầu tư nước ngoài thì xúc tiến đầu tư bằng các phương tiện truyền thông (sử dụng các kênh trung gian trong xúc tiến đầu tư từ thị trường mục tiêu) là hình thức thực hiện dễ dàng nhất, chi phí thấp, nên phải thường xuyên thực hiện. Đặc biệt đối với các nhà đầu tư Nhật Bản đã có mặt ở Trung Quốc, ASEAN, cần đẩy mạnh truyền thông qua tổ chức các cuộc hội thảo tại Tokyo và Thẩm Quyến, Thượng Hải, Singapo, qua các tạp chí và kênh truyền hình nổi tiếng, qua trang Website của Nhật Bản. - Hợp tác với các trung tâm môi giới đầu tư có uy tín, các công ty tư vấn đầu tư đây là những tổ chức làm việc chuyên nghiệp, có kinh nghiệm về lĩnh vực thu hút đầu tư, cần xây dựng kế hoạch chương tình cụ thể, mức hoa hồng để hợp tác. Đồng thời, nhờ sự hỗ trợ của các chủ đầu tư đã đầu tư thành công vào thị trường trong nước, các đại sứ quán, các trung tâm xúc tiến thương mại quốc tế, các công ty môi giới hàng đầu, sự giới thiệu của các đối tượng này sẽ là một hình thức quảng bá có tính thiết thực nhất để các nhà đầu tư mới mạnh dạn, tin tưởng đầu tư vốn vào KKTTMĐB Lao Bảo. - Ban quản lý khu kinh tế phải thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt qua Internet để có những thông tin về xu hướng đầu tư trên thế giới, sự chuyển dịch của dòng vốn đầu tư tại các nước, sự phát triển, mở rộng hướng đầu tư của các tập đoàn, công ty đa quốc gia. Cần chú trọng đến các nhà đầu tư vừa và nhỏ, hình thành phương thức tiếp cận và xây dựng các chính sách mời gọi sát với nhu cầu của từng đối tượng. - Xác định các thị trường mục tiêu mà khu kinh tế có nhiều khả năng thu hút như Trung Quốc, Thái Lan, tổ chức các chương trình hội thảo về xúc tiến đầu tư và tham gia các hội chợ chuyên ngành khi có cơ hội tốt. Mặt khác, định kỳ hàng năm tổ chức hội thảo, hội nghị, hội chợ “tại chổ” để mời các đối tác từ các nước tham gia là hình thức xúc tiến đầu tư khá hiệu quả cả đối với các nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài. Đồng thời thành lập một số văn phòng đại diện tại một số thị trường mục tiêu tiềm năng như: Nhật Bản, trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Singapo. Thực tế cho thấy Đà Nẵng đã thành công khi thành lập văn phòng đại diện tại Nhật Bản, sau hơn 6 tháng đi vào hoạt động đã giới thiệu 35 tập đoàn Nhật Bản với 175 lượt khách đến Đà Nẵng và có nhiều dự án đầu tư hàng chục triệu USD đã được ký kết. Phương thức tiếp cận đối với nhà đầu tư trong nước - Phải lập hệ thống cập nhật và xử lý thông tin tiềm năng kinh tế của khu vực và xu hướng mở rộng đầu tư của các nhà đầu tư trong nước kịp thời tiếp cận, tăng cường hợp tác song phương, giao lưu chặt chẽ với các tỉnh, thành phố lân cận và những thành phố lớn như Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, mở rộng thị trường kêu gọi đầu tư vào KKTTMĐB Lao Bảo là hết sức cần thiết. - Tổ chức hội thảo giới thiệu tiềm năng đầu tư về phát triển Hành lang kinh tế Đông Tây, tham gia các hội chợ thương mại, xúc tiến đầu tư tổ chức ở các tỉnh thành trong nước ngay khi có cơ hội, đồng thời, vừa tổ chức hội chợ “tại chổ” mời gọi các doanh nghiệp có khả năng sẽ mở rộng đầu tư và đang có nhu cầu mở rộng đầu tư. Các chương trình này tổ chức phải có lộ trình thực hiện xuyên suốt. - Gặp gỡ trực tiếp các chủ đầu tư trong nước, đặc biệt là các nhà đầu tư có tiếng tăm dựa trên mối quan hệ với các nhà đầu tư đã thành công ở thị trường KKTTMĐB Lao Bảo, để vừa trực tiếp chủ động tiếp cận để giới thiệu cụ thể về chính sách ưu đãi, môi trường đầu tư tại khu kinh tế, chủ động giải quyết các mối lo ngại, thắc mắc mà các nhà đầu từ này còn băn khoăn và minh chứng được những lợi ích thiết thực mà khu kinh tế sẽ mang lại cho các nhà đầu tư. Qua những cuộc gặp gỡ như thế này có thể sẽ ký kết được những biên bản ghi nhớ về các dự án đầu tư. Tuy nhiên cần xác định được nhà đầu tư tiềm năng để tránh lãng phí thời gian và kinh phí. Cùng với đó, kết hợp công tác truyền thống qua hình thức Website, Catalogue, Email, điện thoại, sẽ là cơ hội để nhắc nhở, cung cấp thường xuyên những thông tin cần thiết cho các nhà đầu tư tiềm năng trong nước. Đặc biệt, trong công việc xúc tiến đầu tư phải chú trọng thường xuyên và mang tính định kỳ tổ chức các chương tình tổ chức hội thảo, hội nghị, hội nghị “tại chổ” để tăng cường việc giới thiệu môi trường chính sách đầu tư ngay tại khu kinh tế theo quan niệm “tai nghe không bằng mắt thấy”, sự thành công của những hội nghị, hội chợ trước đây cho thấy khu kinh tế cần phải đẩy mạnh công tác này hơn nữa, đồng thời kết hợp với hình thức xúc tiến quảng bá ngay tại các địa phương nơi mà khu kinh tế đang hướng đến việc thu hút vốn đầu tư từ các đối tương này. Từ đó, Ban quản lý khu kinh tế có nhiều điều kiện thiết lập tốt mối quan hệ và thường xuyên trao đổi thông tin về thương mại, đầu tư với các bộ phận xúc tiến thương mại, đầu tư của một số tỉnh thành kịp thời tiếp cận họ trong việc chào mời, kêu gọi đầu tư vào KKTTMĐB Lao Bảo. - Uỷ ban tỉnh Quảng Trị phải “đứng đầu” trong việc kêu gọi đầu tư, cũng như tích cực hỗ trợ Ban quản lý KKTTMĐB Lao Bảo trong công tác xúc tiến đầu tư, uy tín từ cấp tỉnh sẽ tạo nên lòng tin, sự mạnh dạn cho các nhà đầu tư đi đến quyết định đầu tư vào khu kinh tế, tranh thủ hỗ trợ ngân sách từ Uỷ ban các thành phố lớn trong việc phát triển CSHT. Đi đôi với các vấn đề trên là cần xây dựng thương hiệu mang định hướng quốc gia cho KKTTMĐB Lao Bảo là một biện pháp hữu hiệu trong xúc tiến đầu tư, xây dựng thương hiệu luôn phải đi đôi với một chiến lược phát triển sản phẩm. Thương hiệu phải dựa trên một số điểm nổi bật của khu, phải khẳng định được sự ưu đãi “đặc biệt” về chính sách thu hút vốn đầu tư, tính mở của hội nhập kinh tế quốc tế, sự ổn định chính trị và an toàn xã hội. Và cũng cần xác định rõ ràng xúc tiến đầu tư không thể thay thế cho các chính sách tạo ra môi trường đầu tư kém hấp dẫn. Chính vì vậy, công tác xúc tiến đầu tư nhất thiết phải phù hợp và đồng hành cùng với công tác xây dựng môi trường đầu tư. 4.4.7. Các dịch vụ hỗ trợ khác Quá trình triển khai dự án từ khi được cấp phép đến lúc chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh bao quát trên nhiều lĩnh vực khác nhau, là cả một quá trình hết sức phức tạp đối với các nhà đầu tư từ nơi khác đến, đặc biệt là vấn đề thủ tục hành chính. Do đó, sự hỗ trợ từ Ban quản lý khu kinh tế là yếu tố không thể thiếu. Công tác hỗ trợ từ ban quản lý khu kinh tế không chỉ giúp cho các nhà đầu tư cảm thấy tự tin, an tâm và công tác triển khai dự án của các chủ đầu tư sẽ thuận lợi, nhanh chóng hơn, mà còn tạo cho các nhà đầu tư cảm giác về môi trường đầu tư thân thiện tại khu kinh tế, không cách quảng cáo nào tốt hơn chính nhờ vào những việc làm có ý nghĩa tích cực này, các nhà đầu tư sẽ giới thiệu đến các nhà đầu tư khác, sẽ là “vết dầu loang” giữa các nhà đầu tư, có thể nói đây là cách tiếp thị rất hiệu quả để hấp dẫn được các nhà đầu tư tiềm năng. Do đó cần được thành lập ngay một bộ phận chuyên hỗ trợ tư vấn cho các nhà đầu tư thông qua “đường dây nóng”. Qua kênh này, các đồng chí lãnh đạo Ban quản lý phải sẵn sàng tiếp nhận các luồng thông tin từ phía doanh nghiệp một cách tích cực nhất, tạo cảm giác “gần gũi”, xoá bỏ hoàn toàn tư tưởng xem hoạt động sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ riêng mà doanh nghiệp phải tự thân. 4.4.7.1. Công tác hỗ trợ các dự án mới bắt đầu đi vào hoạt động Hầu hết, những nhà đầu tư khi đầu tư vào một khu kinh tế mới lạ, họ sẽ gặp không ít khó khăn ở nhiều vấn đề như giao nhận mặt bằng, xây dựng nhà xưởng, tuyển dụng nhân lực, tư vấn về thủ tục hải quan, tín dụng, vận tải, bảo hiểm, các dịch vụ tương hỗ khác, giới thiệu tìm kiếm đối tác, đời sống sinh hoạt, thông tin văn hoá - chính trị - xã hội liên quan Công tác hỗ trợ nhà đầu tư trong giai đoạn này có thể bao gồm các vấn đề sau: Thủ tục điều chỉnh giấy phép đầu tư, giấy pháp xây dựng, đấu thầu, ưu đãi đầu tư; Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực; Các thủ tục hải quan, bảo hiểm, vận tải, hạn ngạch xuất nhập khẩu; Hỗ trợ tiếp cận các tổ chức tín dụng, các thông tin kinh tế xã hội liên quan, tư vấn pháp luật, tư vấn văn hoá cho nhà đầu tư ...v.v. Thành lập một bộ phận hỗ trợ các dự án chuyên thực hiện nhiệm vụ phối hợp, giúp đỡ nhà đầu tư là hết sức cần thiết. Sự hỗ trợ từ bộ phận này sẽ giảm đi những khó khăn mà các nhà đầu tư sẽ rất dễ gặp phải ở giai đoạn dự án đang triển khai và mới đi vào hoạt động. Với cách làm việc chu đáo, tận tình, xử lý kịp tời những vấn đề nhỏ nhất ngay từ bước đầu sẽ dễ dàng làm cho các nhà đầu tư an tâm. Thương hiệu khu kinh tế có thể sẽ được khẳng định từ những yếu tố tưởng chừng đơn giản như thế. 4.4.7.2. Công tác hỗ trợ các dự án đã đi vào hoạt động ổn định Đối với các nhà đầu tư đã hoạt động ổn định cũng sẽ không tránh khỏi gặp nhiều vấn đề trở ngại trong quá tình hoạt động. Do vậy, bộ phận tư vấn thông qua “đường dây nóng” sẽ là nơi tiếp nhận những thông tin phản hổi từ các nhà đầu tư. Bộ phận này phải là lực lượng thường trực tại các dự án đầu tư, có mặt “mọi lúc, mọi nơi” để giải quyết cấp tốc mọi vấn đề mà nhà đầu tư đang gặp phải tại khu kinh tế khi các nhà đầu tư cần đến. Định kỳ tiếp xúc với các nhà đầu tư trên cơ sở “tôn trọng, hợp tác, xây dựng, hỗ trợ, lắng nghe, nhận trách nhiệm”. Phải tổ chức các buổi gặp mặt định kỳ, có thể 06 tháng hoặc 01 năm một lần giữa Uỷ ban tỉnh, Ban quản lý khu kinh tế và các nhà đầu tư trên tinh thần giao lưu cởi mở, thân thiện, bình đẳng vì mục tiêu phát triển để các bên thoải mái trao đổi, tạo cơ hội để nhà đầu tư trình bày những vướng mắc, nguyện vọng và cùng nhau thẳng thắn bàn bạc tìm phương hướng giải quyết, cũng như rút ra kinh nghiệm về những vấn đề còn hạn chế. Thể hiện thái độ làm việc nhiệt tình, tạo dựng và cũng cố niềm tin cho các nhà đầu tư thay vì “loanh quanh” trốn tránh trách nhiệm, hoặc giải quyết một cách chung chung qua loa đại khái. 4.4.7.3. Đảm bảo ổn định an ninh, chính trị - xã hội trong khu kinh tế Sự bất ổn về chính trị như chiến tranh, xung đột vũ trang, khủng bố, đình công, biểu tình đã diễn ra ngày càng nhiều ở một số nước trên thế giới càng làm cho sự bất an của các nhà đầu tư tăng lên. Trong thời gian tới, xu thế các dòng vốn đầu tư mà đặc biệt là FDI sẽ tiếp tục dịch chuyển đến các địa điểm an toàn, bởi quan điểm đầu tư đã có dấu hiệu chuyển từ tối đa lợi nhuận sang tìm kiếm lợi nhuận ổn định và bền vững. Tổ chức tư vấn về kinh tế và chính trị (PERC) đã đưa ra kết luận “Việt Nam là nơi an toàn nhất cho nhà đầu tư nước ngoài” [10], KKTTMĐB Lao Bảo cũng nằm trong xu thế chung đó. Tuy nhiên, là một khu kinh tế cửa khẩu, địa hình vùng miền núi, nên rất nhạy cảm về chính trị, sẽ ít nhiều tạo tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư. Do vậy, vấn đề an ninh, chính trị, trật tự xã hội ở đây cần phải kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa những mâu thuẫn từ những vấn đề nhỏ nhất có thể gây ảnh hưởng tâm lý không tốt đến các nhà đầu tư. Hiện nay, ngoài lực lượng biên phòng, Công an địa phương bảo vệ và giữ gìn an ninh, chính trị tại khu kinh tế và cửa khẩu Lao Bảo, cần có một lực lượng cơ động đặc nhiệm với phương thức hoạt động như cảnh sát 113, giải quyết nhanh gọn các vấn đề nóng về an ninh xã hội, hỗ trợ an ninh kịp thời các nhà đầu tư, cho Ban quản lý KKTTMĐB Lao Bảo. Đồng thời lực lượng này sẽ trực thuộc quyền quản lý trực tiếp của trưởng Ban quản lý KKTTMĐB Lao Bảo. Kiên quyết xoá bỏ các hiện tượng gây rắc rối, gây phiền hà, mất trật tự tại khu vực trong KKTTMĐB Lao Bảo của các tổ chức đoàn thể xã hội là vấn đề quyên góp, ủng hộ, những vấn đề này làm mất thời gian và dễ gây tâm lý khó chịu nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Cần thiết phải có sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ từ Trung ương đến cấp chính quyền thấp nhất để ổn định tình hình chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh nói chung và địa bàn KKTTMĐB Lao Bảo nói riêng. KẾT LUẬN 1. KẾT LUẬN Thành lập KKTTMĐB Lao bảo là nét lớn trong đường lối đổi mới kinh tế của Đảng, là bước đi quan trọng thể hiện quyết tâm hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Tạo vị thế mới ở khu vực, là khâu “đột phá” cho toàn bộ miền Trung vươn lên với mục tiêu thu hút mạnh mẽ nguồn lực bên ngoài, khơi dậy tối đa các tiềm lực nội lực trong nước. Sự thành công của KKTTMĐB Lao Bảo sẽ là “điểm sáng” của việc đưa đường lối đổi mới kinh tế của Đảng vào thực tiễn. Một trong những yếu tố có tính chất quyết định để xây dựng và phát triển KKTTMĐB Lao Bảo là phải bảo đảm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế. Trong điều kiện nguồn vốn đầu tư của ngân sách và của các ngành còn hạn chế, việc huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển là một hướng đi đúng đắn trong quá trình xây dựng và phát triển KKTTMĐB Lao Bảo. Mặc dù còn nhiều hạn chế, Luận văn đã thực hiện được một số nội dung và rút ra được các kết luận sau: 1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận thực tiễn về thu hút vốn đầu tư: các quan điểm, bản chất, các hình thức vốn, các nhân tố ảnh hưởng, kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư của các khu kinh tế. 2. Luận văn đã khái quát được thực trạng hoạt động thu hút vốn đầu tư tại khu kinh tế thương mại Đặc biệt Lao Bảo từ năm 2002 đến 2006, công tác tổ chức thu hút vốn đầu tư và phân tích đánh giá môi trường đầu tư tại KKTTMĐB Lao Bảo, rút ra được những tồn tại, hạn chế, những thuận lợi, khó khăn. Cụ thể: - Kể từ năm 2002 đến năm 2006, số lượng các dự án đầu tư vào KKTTMĐB Lao Bảo còn rất hạn chế, sau 04 năm chỉ có 49 dự án. Trong đó có 08 dự án vốn đầu tư nước ngoài: 03 dự án của Thái Lan, số còn lại thuộc về các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc. Mặc dù, năm 2006 số các dự án đầu tư vào KKTTMĐB Lao Bảo tăng một cách đột biến. Quy mô vốn của các dự án đầu tư vào KKTTMĐB Lao Bảo tương đối thấp, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thương mại dịch vụ, không có một dự án nào đầu tư vào lĩnh vực du lịch. - Các chính sách thu hút vốn đầu tư vào KKTTMĐB Lao Bảo tương đối hấp dẫn. Tuy nhiên công tác thực thi chính sách cũng như thực thi pháp luật chưa thực sự linh hoạt. Công tác tổ chức, quản lý hoạt động xúc tiến thu hút vốn đầu tư chưa chuyên nghiệp, thiếu hẳn một đội ngũ có trình độ chuyên môn về Marketing. - Tỉnh Quảng Trị không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của Miền Trung, Chính phủ chưa có một lộ trình cụ thể cho quá trình phát triển KKTTMĐB Lao Bảo. Từ đó Ban quản lý cũng chưa có một định hướng rõ ràng, một kế hoạch bài bản cho quá trình thu hút vốn đầu tư vào KKTTMĐB Lao Bảo. - Những yếu tố của môi trường chưa được thuận lợi như: Xa thị trường tiêu thụ, các dịch vụ trung gian, hệ thống vận chuyển hàng hoá, chất lượng lao động, cơ sở hạ tầng bên ngoài, thực thi pháp luật, hải quan, nạn gian lận thương mại...v.v. - Luận văn cũng phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư, từ đó xây dựng các chiến lược trên cơ sở đó định hướng cho các giải pháp thu hút vốn đầu tư vào KKTTMĐB Lao Bảo. 3. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn được phân tích. Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm chuẩn bị những điều kiện thu hút ngày càng nhiều hơn vốn đầu tư vào KKTTMĐB Lao Bảo. Bao gồm những giải pháp: - Về quản lý nhà nước và môi trường pháp lý - Về CSHT và xây dựng môi trường đầu tư - Hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư - Về nguồn nhân lực - Về Marketing đầu tư - Các dịch vụ hỗ trợ khác. Tóm lại, đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện các giải pháp thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo” có ý nghĩa đặc biệt về mặt lý luận cũng như mặt thực tiễn vì tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu. Kết quả cuối cùng của đề tài nghiên cứu cũng là nguyện vọng của chúng tôi mong muốn tìm các giải pháp hiệu quả, có tính thực thi trong vấn đề thu hút vốn đầu tư vào KKTTMĐB Lao Bảo. 2. KIẾN NGHỊ - Đối với Nhà nước và Ban quản lý khu kinh tế Sớm đưa tỉnh Quảng Trị vào vùng kinh tế trọng điểm miền Trung theo đúng chủ trương của Quyết định 148/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/08/2004. Đề nghị đưa KKTTMĐB Lao Bảo vào danh mục các khu kinh tế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoàn thành về cơ bản kết cấu hạ tầng trước năm 2010 phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá của vùng giai đoạn sau năm 2010. Chính phủ cần kiên quyết, có hình thức xử phạt thích đáng đối với các trường hợp “xé rào” để thu hút vốn đầu tư, cần phải xây dựng một “khung” ưu đãi riêng đối với từng khu kinh tế dựa trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh của khu và định hướng phát triển của từng vùng, từng miền. Cần có sự hợp tác giữa chính quyền địa phương và Ban quản lý khu kinh tế trong quá trình thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế. Sự chủ động một mình của Ban quản lý cũng chưa đủ, cần có sự hỗ trợ từ các cấp Ban, ngành và sự hỗ trợ trực tiếp, chỉ đạo sát sao từ Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương về cơ chế chính sách đầu tư cũng như đào tạo nguồn nhân lực. Ban quản lý KKTTMĐB Lao Bảo cần xây dựng các dự án cụ thể, chi tiết để kêu gọi đầu tư. Cần có lộ trình riêng, chiến lược phát triển đến mức chi tiết cho quá trình thu hút vốn. Thường xuyên chỉnh sửa, bổ sung vào danh mục các dự án kêu gọi vốn đầu tư để đáp ứng kịp thời thông tin đến các nhà đầu tư. Công tác quy hoạch khu kinh tế phải đảm bảo sự phát triển lâu dài của dự án. Do dó khi cho cấp phép đầu tư phải phù hợp với tình hình trước mắt và lâu dài của dự án không nên chỉ vì lợi ích của mình mà không xét đến những mặt trái của các dự án đầu tư, những vấn đề có hại cho đời sống tự nhiên, xã hội của địa phương, của đất nước. - Đối với các nhà đầu tư Nhà đầu tư phải nhận diện đúng thực tế của thị trường, khai thác được nguồn nguyên liệu tại chổ để tận dụng chính sách hết sức ưu đãi về thuế nguyên liệu nhập khẩu. Quyết định đầu tư cần dựa trên chiến lược, lộ trình phát triển của khu kinh tế, tránh hiện tượng chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt mà không quan tâm đến định hướng phát triển tổng thể, sẽ không những làm ảnh hưởng đến tổng thể của địa bàn đầu tư sau này mà còn ảnh hưởng đến lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cần vượt qua được những thách thức trước mắt và xác định được lợi ích lâu dài khi đầu tư vào KKTTMĐB Lao Bảo để có định hướng đúng đắn trong sản xuất kinh doanh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Nguyễn Bá Ân, Th.S Hồ Nguyễn Sỹ Nguyên, “Khai thác các lợi thế so sánh nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh Thừa thiên Huế”, Tạp chí Kinh tế và Dự Báo (5/2004). 2. Ban quản lý các KCN, Báo cáo tổng kết cuối năm 2006 về tình hình hoạt động của các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ngày 03/01/2007. 3. Bộ Tài chính, Thông tư số 74/200/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 07/09/2005 về việc hướng dẫn chế độ tài chính và thủ tục hải quan áp dụng KKTTMĐB Lao Bảo. 4. PGS.TS Mai Ngọc Cường (1996), Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Thống kê, Hà Nội. 5.Phan Đỗ Chí (2002), Những vấn đề kinh tế Việt Nam, NXB Thành Phố Hồ Chí Minh. 6. Cục Thống Kê (2000-2005), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị-2005. 7. GS.TS Ngô Xuân Dân (1999), Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội. 8. Fred R. David (2000) , Khái luận về Quản trị chiến lược, NXB Thống Kê. 9. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội X của Đảng : Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, NXB Chính trị Quốc gia. 10. Duy Đông, “Các KCN miền Bắc và Bắc Trung Bộ: Sức hút đầu tư kém?”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, (12-13/2004). 11. Hoài Đức, Cải các thủ tục hành chính tạo được đột phá cho phát triển kinh tế, Trang wed: Nam/tintuc. 12. PGS.TS Lê Thế Giới, “Môi trường đầu tư tại Việt Nam qua góc nhìn của nhà đầu tư nước ngoài”, Tạp chí kinh tế và Dự Báo, (01/2004). 13. PGS.TS Hoàng Hữu Hoà (2001), Phân tích số liệu thống kê, Đại học Kinh tế Huế. 14. Trần Lan Hương, “Phát huy lợi thế so sánh ở các nước ASEAN trong quá trình công nghiệp hoá”, Tạp chí Kinh tế Châu Á -Thái Bình Dương, (số 19/2004). 15. PGS.TS Nguyễn Thị Hường (2004), Giáo trình quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - FDI, NXB thống Kê, Hà Nội. 16. TS. Phan Phúc Huân (2000), Kinh tế học phát triển, NXB Đại học kinh tế HCM. 17. Thanh Hải, “Đà Nẵng với cơ hội từ Hành lang kinh tế Đông Tây”, Trang web: 18. Hoàng Hồng Hiệp, “Mô hình đặc khu kinh tế Trung Quốc thành tựu và những bài học kinh nghiệm”, Thông tin KCX Việt Nam (08/2005). 19. Hội đồng trung ương (1999), Giáo trình Kinh tế học Chính trị Mác-Lênin, NXB Chính trị Quốc gia. 20. Hoàng Thị Xuân Hoa, “Hỗ trợ doanh nghiệp - Sự hợp tác từ hai phía”, Trang web: 21. Kỷ yếu hội thảo khoa học (2005,2006), Giải pháp thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển khu KTTMĐB Lao Bảo. 22. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (đã sửa đổi bổ sung ngày 09/06/2002), Trang web: 23. TS. Phùng Bạch Nguyệt (2000), Giáo trình Lập và quản lý dự án đầu tư, NXB Thống Kê, Hà Nội. 24. PGS.TS Vũ Văn Phúc, TS. Trần Thị Minh Châu, “Các khu công nghiệp tập trung và vai trò của nó trong dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, (số 12-13/2004). 25. TS. Nguyễn Hồng Sơn (2005), Điều tiết sự dịch chuyển của dòng vốn tư nhân gián tiếp nước ngoài ở một số nước đang phát triển, Viện KHXH Việt Nam, Viện Kinh tế và Chính trị, NXB Chính Trị - Quốc Gia. 26. Garry D.Simith, Danny R.Anol, Bobbxg G.Bizzell (2003), Chiến lược và sách lược kinh doanh, (Bùi Văn Minh dịch), NXB Thống Kê. 27. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 130/2005/QQĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02/06/2005 về việc thành lập Ban quản lý Khu KTTMĐB Lao Bảo. 28. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 148/2004/QQD-TTg ngày 13/08/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn thế giới đến năm 2020. 29. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 11/2005/QĐ-TTg ngày 12/01/2005 về Quyết định Ban hành Quy chế khu KTTMĐB Lao Bảo tỉnh Quảng Trị. 30. Hoàng Trọng (2002), Xử lý dữ liệu đa biến ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh, NXB Thống Kê. 31. Trung tâm đào tạo từ xa (1996), Giáo trình quản trị dự án đầu tư, Đại học Huế. 32. Trần xuân Tùng (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia. 33. Tô Viết Thân (2005), Thực trạng và giải pháp về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận Văn. 34. Trường đại học kinh tế quốc dân (2002), Giáo trình lý thuyết Tài chính - Tiền tệ, NXB Thống kê, Hà Nội. 35. GS.TS Võ Thanh Thu, TS.Ngô Thị Ngọc Huyền, KS.Nguyễn Cường (2004), Kỹ thuật đầu tư trực tiếp nước ngoài, NXB Thống Kê. 36. Phạm Thắng (tổng thuật), Báo cáo tổng kết của Bộ KH& ĐT tại hội nghị tổng kết 15 năm xây dựng và phát triển KCN,KCX, Trang web:http:// www.tapchicongsan.org.vn. 37. Minh Trí, “Đầu tư nước ngoài vào Thái Lan năm 2005 khó như mong muốn”, Báo đầu tư 01/2005. 38. TS. Lại Quang Thực, “Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh thúc đẩy phát triển doanh nghiệp”, Tạp chí kinh tế dự báo (01/2004) 39. Từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia (Đầu tư - kinh tế học), Web: http:/vi.Wikipedia.org. 40. UBND tỉnh Quảng Trị, Công văn số 2090CTH Đ/UBND ngày 07/09/2006 của UBND tỉnh Quảng Trị về chương trình hành động đến 2010. 41. Uỷ ban nhân dân tỉnh, số 3048/UBND-TH ngày 20/12/2006 về việc dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng BTB-DHTB và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020. 42. Hà Vi, “Triển vọng dòng vốn ODA vào Việt Nam”, Web: http:// www.vnexpress.net/vietnam/kinhdoanh. 43. Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa (1998) Đại từ điển KTTT, Hà Nội. 44. Trần Xanh, “Quảng Trị bây giờ ở mô?”, Báo Quảng Trị (số đặc biệt xuân Đinh Hợi 01/2007). 45. Web: 46. Web:http//www.thanhnien.com.vn. 47. Web Bộ thương mại. 48. Web Tổng cục hải quan. 49. Web:http:// www. Vir.com “Báo cáo đầu tư thế giới năm 2005”. 50. Web:http:// www.mpi.gov.vn. 51. Web:http:// www.vietrade.gov.vn. 52. Web:http:// www.vnmecononmy.com.vn. 53. Web:http:// www.laobaotrade.com.vn. 54. Web:http:// www. Quangtript.com.vn. 55. Web:http:// www.quangtri.gov.com.vn. 56. Web:http:// www.google.com.vn. 57. Web:http:// www.laobaotrade.com.vn. 58. Wed UBND tỉnh Quảng Nam. 59. Wed UBND tỉnh Đà Nẵng. PHẦN PHỤ LỤC Phụ lục 01: PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TẠI KHU KINH TẾ THƯƠNG MẠI ĐẶC BIỆT LAO BẢO Kính thưa quý Ông/Bà! Chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện các giải pháp thu hút vốn đầu tư vào Khu thương mại đặc biệt Lao Bảo”. Vui lòng dành ít thời gian để điền vào Phiếu điều tra hoặc trả lời cho nhân viên trực tiếp phỏng vấn. Tất cả những thông tin trong phiếu điều tra, chúng tôi cam kết sẽ giữ tuyệt đối bí mật. Cảm ơn sự quan tâm và giúp đỡ của quý Ông/ Bà! Phần 1: Thông tin của người trả lời phỏng vấn Họ và tên:…………………………………………………………… Chức vụ:……………………………………………………………… Tên Cơ quan:………………………………………………………… Địa chỉ Cơ quan:……………………………………………………… Điện thoại/Fax/E-mail:……………………………………………….. Phần 2: Thông tin về doanh nghiệp 1. Vốn Công ty đã đầu tư tại Khu TMĐB Lao Bảo là bao nhiêu? + Vốn đầu tư đăng ký:…………………………..triệu USD + Vốn đầu tư thực hiện:…………………………triệu USD + Vốn đầu tư tăng thêm:…………………………triệu USD 2. Số lao động hiện có của Công ty là bao nhiêu người?……..người Trong đó: + Từ Đại học trở lên:…………….người ( hoặc……….%) + Cao đẳng, trung cấp: :………….người ( hoặc……….%) + Phổ thông trung học: :………….người ( hoặc……….%) 3. Hình thức đầu tư vốn mà Công ty đang thực hiện ? + 100% vốn trong nước – + 100% vốn nước ngoài – + Liên doanh – 4. Lĩnh vực, ngành kinh doanh nào sau đây mà Công ty đang thực hiện ? + Công nghiệp – + Thương mại dịch vụ – + Du lịch – + Nông lâm thuỷ sản – + Xây dựng CSHT – 5.Công ty có sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu không? Có – Không – Nếu có, sử dụng từ nguồn nào sau đây? + Trong hệ thống của đối tác nước ngoài – + Ngoài hệ thống của đối tác nước ngoài – + Kết hợp cả hai – Phần 3: Thông tin về môi trường đầu tư tại Khu TMĐB Lao Bảo 6. Các yếu tố sau đây, yếu tố nào quyết định việc đầu tư của Công ty tại Khu TMĐB Lao Bảo ( Khoanh tròn vào con số mà Ông/Bà cho là thích hợp) Các yếu tố Mức độ 1. Lao động rẻ 1 2 3 4 5 2. Vị trí thuận lợi trên THLKTĐT 1 2 3 4 5 3. Cơ sở hạ tầng thuận lợi 1 2 3 4 5 4. Chính sách thuận lợi 1 2 3 4 5 5. Lợi thế so sánh của lĩnh vực đầu tư 1 2 3 4 5 6. Công tác TTPL và cải cách TTHC 1 2 3 4 5 7. Nhà đầu tư đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của môi trường đầu tư tại Khu TMĐB Lao Bảo so với các tỉnh khác ở khu vực Miền Trung (Khoanh tròn vào con số mà Ông/Bà cho là thích hợp) Các yếu tố Mức độ 1. Giá công lao động 1 2 3 4 5 2. Chất lượng lao động 1 2 3 4 5 3. Thủ tục hải quan 1 2 3 4 5 4. Đền bù giải phóng mặt bằng 1 2 3 4 5 5. Chính sách sau đầu tư 1 2 3 4 5 6. Vị trí địa bàn đầu tư 1 2 3 4 5 7. Chính sách ưu đãi đầu tư 1 2 3 4 5 8. Hoa hồng môi giới đầu tư 1 2 3 4 5 9. Cơ sở hạ tầng 1 2 3 4 5 10.Chế độ một cửa, tại chổ 1 2 3 4 5 11. Chính sách Marketing, xúc tiến đầu tư 1 2 3 4 5 12. Chi phí cho sản xuất 1 2 3 4 5 13. Công tác HDPL và cải cách TTHC 1 2 3 4 5 8. Nhà đầu tư đánh giá như thế nào về mức độ thuận lợi của các yếu tố sau (Khoanh tròn vào con số mà Ông/bà cho là thích hợp) Các yếu tố Mức độ 1. Thủ tục, thời gian cấp giấy phép đầu tư 1 2 3 4 5 2. Thủ tục, thời gian thẩm định thiết kế kỹ thuật 1 2 3 4 5 3. Đền bù giải phóng mặt bằng 1 2 3 4 5 4. Công tác hỗ trợ pháp luật kinh doanh 1 2 3 4 5 5.Việc đáp ứng số lượng lao động của thị trường 1 2 3 4 5 6.Việc đáp ứng chất lượng lao của thị trường 1 2 3 4 5 7. Thủ tục hải quan 1 2 3 4 5 9. Công ty thường gặp những khó khăn gì trong giao dịch với Ngân hàng? Nội dung Chất lượng dịch vụ thấp Thủ tục phiền hà L.suất cao Cung ứng vốn thấp Không k.khăn 1.Quan hệ với ngân hàng thương mại Nhà nước 2. Quan hệ với ngân hàng thương mại cổ phần 10. Công ty có gặp khó khăn về nhu cầu ngoại tệ? + Không khó khăn – + Có nhưng không lớn – + Rất khó khăn – + Không liên quan – 11. Công ty có thường xuyên nhận được sự hỗ trợ từ Tỉnh và Ban quản lý trong quá trình triển khai dự án và sau khi dự án đi vào hoạt động hay không ? + Rất thường xuyên – + Không thấy – + Thỉnh thoảng – 12. Công ty tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ ở thị trường nào sau đây? Thị trường nội – Thị trường nước ngoài – Cả trong và ngoài nước – 13. Đến nay Công ty đầu tư vào Khu KTTMĐB Lao Bảo được bao nhiêu năm?. Hiệu quả đầu tư vào Khu KTTMĐB Lao Bảo đến nay ra sao? ...........................năm Rất hiệu quả   – Tương đối hiệu quả  – Kém hiệu quả  – Phụ lục 02: Tests of Normality Kolmogorov-Smirnov(a) Shapiro-Wilk Statistic df Sig. Statistic df Sig. Chinh sach thuan loi .246 66 .000 .787 66 .000 Loi the so sanh cua linh vuc dau tu .271 66 .000 .780 66 .000 Gia cong lao dong .218 66 .000 .852 66 .000 Chat luong lao dong .241 66 .000 .832 66 .000 Thu tuc hai quan .228 66 .000 .883 66 .000 Den bu giai phong mat bang .270 66 .000 .834 66 .000 Chinh sach sau dau tu .253 66 .000 .880 66 .000 Vi tri dia ban dau tu .264 66 .000 .838 66 .000 Chinh sach uu dai dau tu .261 66 .000 .796 66 .000 Hoa hong moi gioi dau tu .228 66 .000 .839 66 .000 CSHT .228 66 .000 .848 66 .000 Che do mot cua .205 66 .000 .904 66 .000 Chinh sach Marketing .237 66 .000 .813 66 .000 Chi phi cho san xuat .293 66 .000 .816 66 .000 Cong tac HTPL va CCTTHC .222 66 .000 .888 66 .000 Thu tuc, thoi gian cap phep dau tu .308 66 .000 .819 66 .000 Thu tuc, thoi gian tham dinh thiet ke ky thuat .228 66 .000 .839 66 .000 Su can thiep cua chinh quyen vao hoat dong cua cong ty .312 66 .000 .783 66 .000 Viec dap ung chat luong lao dong thi truong .218 66 .000 .804 66 .000 Ve NVL/dich vu trong nuoc .224 66 .000 .878 66 .000 a Lilliefors Significance Correction Phụ lục 03: ****** Method 2 (covariance matrix) will be used for this analysis ****** R E L I A B I L I T Y A N A L Y S I S - S C A L E (A L P H A) 1. CAU6.1 Lao dong re 2. CAU6.2 Vi tri thuan loi 3. CAU6.3 Co so ha tang 4. CAU6.4 Chinh sach thuan loi 5. CAU6.5 Loi the so sanh cua linh vuc dau tu 6. CAU6.6 Cong tac TTPL va CCTTHC 7. CAU7.1 Gia cong lao dong 8. CAU7.2 Chat luong lao dong 9. CAU7.3 Thu tuc hai quan 10. CAU7.4 Den bu giai phong mat bang 11. CAU7.5 Chinh sach sau dau tu 12. CAU7.6 Vi tri dia ban dau tu 13. CAU7.7 Chinh sach uu dai dau tu 14. CAU7.8 Hoa hong moi gioi dau tu 15. CAU7.9 CSHT 16. CAU7.10 Che do mot cua 17. CAU7.11 Chinh sach Marketing 18. CAU7.12 Chi phi cho san xuat 19. CAU7.13 Cong tac HDPL va CCTTHC 20. CAU8.1 Thu tuc, thoi gian cap phep dau tu 21. CAU8.2 Thu tuc, thoi gian tham dinh thiet ke ky 22. CAU8.3 Den bi giai phong mat bang 23. CAU8.4 Cong tac ho tro phap luat kinh doanh 24. CAU8.5 Su can thiep cua chinh quyen vao hoat do 25. CAU8.6 Viec dap ung so luong lao dong cua thi t 26. CAU8.7 Viec dap ung chat luong lao dong thi tru 27. CAU8.8 Ve NVL/dich vu trong nuoc 28. CAU8.9 Thu tuc hai quan _ R E L I A B I L I T Y A N A L Y S I S - S C A L E (A L P H A) Item-total Statistics Scale Scale Corrected Alpha Mean Variance Item- if Item if Item Total if Item Deleted Deleted Correlation Deleted CAU6.1 85.1061 86.9886 .7288 .8258 CAU6.2 85.1515 90.4382 .5987 .8317 CAU6.3 86.6970 87.5683 .7047 .8269 CAU6.4 85.1364 86.9196 .7117 .8260 CAU6.5 85.5000 90.6538 .5626 .8325 CAU6.6 86.3636 99.0657 -.0698 .8482 CAU7.1 85.3182 92.8664 .3177 .8396 CAU7.2 87.2727 93.3399 .3178 .8395 CAU7.3 86.4091 90.0916 .4738 .8342 CAU7.4 86.8636 92.4888 .3700 .8379 CAU7.5 86.3788 90.4851 .3662 .8384 CAU7.6 87.0606 91.5040 .3658 .8381 CAU7.7 85.0606 95.9040 .0904 .8489 CAU7.8 85.1515 95.4844 .1523 .8449 CAU7.9 86.5606 93.6655 .2715 .8411 CAU7.10 86.4091 88.0916 .4305 .8361 CAU7.11 86.0303 95.7837 .1559 .8442 CAU7.12 86.2576 97.0249 .0720 .8466 CAU7.13 86.5303 87.9760 .4433 .8354 CAU8.1 86.3636 92.0811 .3576 .8383 CAU8.2 85.2424 90.4019 .5088 .8334 CAU8.3 84.7121 95.5620 .2827 .8405 CAU8.4 86.3788 93.1928 .3998 .8373 CAU8.5 86.3030 92.9221 .3873 .8375 CAU8.6 84.7576 96.1865 .1913 .8425 CAU8.7 87.1515 91.4844 .4348 .8358 CAU8.8 85.8485 93.7613 .2124 .8440 CAU8.9 86.7121 90.1466 .5727 .8318 R E L I A B I L I T Y A N A L Y S I S - S C A L E (A L P H A) Reliability Coefficients 28 items Alpha = .8428 Standardized item alpha = .8452 Phụ lục 04: Total Variance Explained Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotated Component Matrix(a) Component 1 2 3 CSHT .779 Vi tri dia ban dau tu .776 Gia cong lao dong .660 Chat luong lao dong .654 Chi phi cho san xuat .599 Den bu giai phong mat bang .596 Thu tuc hai quan .931 Che do mot cua .866 Chinh sach sau dau tu .833 Cong tac HDPL va CCTTHC .662 Hoa hong moi gioi dau tu .726 Chinh sach uu dai dau tu .707 Chinh sach Marketing .661 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a Rotation converged in 4 iterations. Total Variance Explained Component Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 1 3.998 30.755 30.755 3.114 23.954 23.954 2 2.238 17.212 47.967 2.982 22.936 46.890 3 1.417 10.903 58.870 1.557 11.980 58.870 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotated Component Matrix(a) Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a Rotation converged in 5 iterations. KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .749 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 311.361 df 78 Sig. .000 Phụ lục 05: ANOVA Table Sum of Squares df Mean Square F Sig. Lao dong re * Hinh thuc dau tu 1.820 1 1.820 2.881 .095 40.438 64 .632 42.258 65 Vi tri thuan loi * Hinh thuc dau tu 1.300 1 1.300 2.924 .092 28.457 64 .445 29.758 65 Co so ha tang * Hinh thuc dau tu 1.485 1 1.485 2.437 .123 39.000 64 .609 40.485 65 Chinh sach thuan loi * Hinh thuc dau tu 2.241 1 2.241 3.385 .070 42.380 64 .662 44.621 65 Loi the so sanh cua linh vuc dau tu * Hinh thuc dau tu .950 1 .950 1.989 .163 30.580 64 .478 31.530 65 Cong tac TTPL va CCTTHC * Hinh thuc dau tu .485 1 .485 1.552 .217 20.000 64 .313 20.485 65 Thu tuc, thoi gian cap phep dau tu * Hinh thuc dau tu 2.565 1 2.565 3.737 .058 43.920 64 .686 46.485 65 Thu tuc, thoi gian tham dinh thiet ke ky thuat * Hinh thuc dau tu 3.502 1 3.502 6.151 .016 36.438 64 .569 39.939 65 Den bi giai phong mat bang * Hinh thuc dau tu .742 1 .742 3.016 .087 15.758 64 .246 16.500 65 Cong tac ho tro phap luat kinh doanh * Hinh thuc dau tu .449 1 .449 1.076 .304 26.717 64 .417 27.167 65 Su can thiep cua chinh quyen vao hoat dong cua cong ty * Hinh thuc dau tu .535 1 .535 1.106 .297 30.920 64 .483 31.455 65 Viec dap ung so luong lao dong cua thi truong * Hinh thuc dau tu .426 1 .426 1.368 .247 19.938 64 .312 20.364 65 Viec dap ung chat luong lao dong thi truong * Hinh thuc dau tu 2.038 1 2.038 3.457 .068 37.720 64 .589 39.758 65 Ve NVL/dich vu trong nuoc * Hinh thuc dau tu 2.793 1 2.793 3.165 .080 56.480 64 .883 59.273 65 Thu tuc hai quan * Hinh thuc dau tu 2.970 1 2.970 6.029 .017 31.530 64 .493 34.500 65 Gia cong lao dong * Hinh thuc dau tu .040 1 .040 .058 .810 44.217 64 .691 44.258 65 Chat luong lao dong * Hinh thuc dau tu 1.340 1 1.340 2.355 .130 36.418 64 .569 37.758 65 Thu tuc hai quan * Hinh thuc dau tu .282 1 .282 .375 .543 48.158 64 .752 48.439 65 Den bu giai phong mat bang * Hinh thuc dau tu 1.055 1 1.055 1.780 .187 37.930 64 .593 38.985 65 Chinh sach sau dau tu * Hinh thuc dau tu .229 1 .229 .219 .641 66.938 64 1.046 67.167 65 Vi tri dia ban dau tu * Hinh thuc dau tu .027 1 .027 .033 .856 52.458 64 .820 52.485 65 Chinh sach uu dai dau tu * Hinh thuc dau tu 1.615 1 1.615 1.698 .197 60.870 64 .951 62.485 65 Hoa hong moi gioi dau tu * Hinh thuc dau tu .000 1 .000 .000 .992 43.758 64 .684 43.758 65 CSHT * Hinh thuc dau tu .015 1 .015 .022 .882 42.970 64 .671 42.985 65 Che do mot cua * Hinh thuc dau tu 1.222 1 1.222 .940 .336 83.217 64 1.300 84.439 65 Chinh sach Marketing * Hinh thuc dau tu .068 1 .068 .122 .728 35.750 64 .559 35.818 65 Chi phi cho san xuat * Hinh thuc dau tu .246 1 .246 .455 .502 34.618 64 .541 34.864 65 Cong tac HDPL va CCTTHC * Hinh thuc dau tu .068 1 .068 .053 .819 82.250 64 1.285 82.318 65 ANOVA Table Sum of Squares df Mean Square F Sig. Lao dong re * Linh vuc dau tu .332 2 .166 .245 .783 40.652 60 .678 40.984 62 Vi tri thuan loi * Linh vuc dau tu 1.594 2 .797 1.699 .192 28.152 60 .469 29.746 62 Co so ha tang * Linh vuc dau tu .748 2 .374 .575 .566 38.998 60 .650 39.746 62 Chinh sach thuan loi * Linh vuc dau tu .376 2 .188 .262 .770 43.053 60 .718 43.429 62 Loi the so sanh cua linh vuc dau tu * Linh vuc dau tu 1.242 2 .621 1.278 .286 29.170 60 .486 30.413 62 Cong tac TTPL va CCTTHC * Linh vuc dau tu .261 2 .130 .389 .680 20.152 60 .336 20.413 62 Thu tuc, thoi gian cap phep dau tu * Linh vuc dau tu 2.105 2 1.052 1.574 .216 40.118 60 .669 42.222 62 Thu tuc, thoi gian tham dinh thiet ke ky thuat * Linh vuc dau tu 2.050 2 1.025 1.665 .198 36.934 60 .616 38.984 62 Den bi giai phong mat bang * Linh vuc dau tu .011 2 .005 .020 .980 15.735 60 .262 15.746 62 Cong tac ho tro phap luat kinh doanh * Linh vuc dau tu 1.255 2 .627 1.539 .223 24.460 60 .408 25.714 62 Su can thiep cua chinh quyen vao hoat dong cua cong ty * Linh vuc dau tu .768 2 .384 .783 .462 29.454 60 .491 30.222 62 Viec dap ung so luong lao dong cua thi truong * Linh vuc dau tu .057 2 .029 .088 .916 19.498 60 .325 19.556 62 Viec dap ung chat luong lao dong thi truong * Linh vuc dau tu 1.193 2 .597 .979 .381 36.553 60 .609 37.746 62 Ve NVL/dich vu trong nuoc * Linh vuc dau tu .404 2 .202 .228 .797 53.247 60 .887 53.651 62 Thu tuc hai quan * Linh vuc dau tu .248 2 .124 .236 .790 31.466 60 .524 31.714 62 Gia cong lao dong * Linh vuc dau tu .633 2 .316 .500 .609 37.971 60 .633 38.603 62 Chat luong lao dong * Linh vuc dau tu .825 2 .412 .727 .488 34.033 60 .567 34.857 62 Thu tuc hai quan * Linh vuc dau tu 1.734 2 .867 1.147 .324 45.345 60 .756 47.079 62 Den bu giai phong mat bang * Linh vuc dau tu .305 2 .152 .254 .777 36.013 60 .600 36.317 62 Chinh sach sau dau tu * Linh vuc dau tu 1.044 2 .522 .479 .622 65.368 60 1.089 66.413 62 Vi tri dia ban dau tu * Linh vuc dau tu .395 2 .197 .243 .785 48.685 60 .811 49.079 62 Chinh sach uu dai dau tu * Linh vuc dau tu 1.530 2 .765 .847 .434 54.185 60 .903 55.714 62 Hoa hong moi gioi dau tu * Linh vuc dau tu 2.614 2 1.307 1.907 .157 41.132 60 .686 43.746 62 CSHT * Linh vuc dau tu .282 2 .141 .210 .811 40.321 60 .672 40.603 62 Che do mot cua * Linh vuc dau tu 1.378 2 .689 .528 .593 78.336 60 1.306 79.714 62 Chinh sach Marketing * Linh vuc dau tu .472 2 .236 .419 .660 33.845 60 .564 34.317 62 Chi phi cho san xuat * Linh vuc dau tu .298 2 .149 .266 .767 33.638 60 .561 33.937 62 Cong tac HDPL va CCTTHC * Linh vuc dau tu .371 2 .186 .142 .868 78.486 60 1.308 78.857 62 Phụ lục 06: ANOVA Table Sum of Squares df Mean Square F Sig. Nhan to thi truong * Hinh thuc dau tu .058 1 .058 .184 .670 20.213 64 .316 20.271 65 Nhan to thuoc ve nha nuoc * Hinh thuc dau tu .126 1 .126 .162 .689 49.814 64 .778 49.939 65 Nhan to thuoc ve thu hut von dau tu * Hinh thuc dau tu .258 1 .258 .702 .405 23.493 64 .367 23.751 65 ANOVA Table Sum of Squares df Mean Square F Sig. Nhan to thi truong * Linh vuc dau tu .236 2 .118 .379 .686 18.708 60 .312 18.944 62 Nhan to thuoc ve nha nuoc * Linh vuc dau tu .494 2 .247 .309 .735 47.970 60 .800 48.464 62 Nhan to thuoc ve thu hut von dau tu * Linh vuc dau tu .552 2 .276 .758 .473 21.853 60 .364 22.406 62 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ban quản lý KKTTMĐB Lao Bảo 32 Hình 3.2. Sơ đồ về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 38 Hình 3.3 : Biểu đồ vốn đầu tư trong nước theo lĩnh vực 54 Hình 3.4: Biểu đồ vốn đầu tư nước ngoài theo lĩnh vực 59 Hình 3.5: Biểu đồ kim ngạch xuất nhập khẩu từ 1996-2000 78 Hình 3.6: Biểu đồ kim ngạch xuất nhập khẩu từ 2001-2005 78 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU iv DANH MỤC CÁC HÌNH vi PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Sự cần thiết của đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Nội dung của luận văn 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU KINH TẾ 4 1.1. Đầu tư và vốn đầu tư 4 1.2. Các nguồn vốn đầu tư 6 1.2.1. Nguồn vốn đầu tư trong nước 6 1.2.2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài 7 1.3. Sự cần thiết phải tăng cường thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế 8 1.4. Khu kinh tế - mô hình thu hút vốn đầu tư 9 1.4.1. Đặc khu kinh tế (Special Economic Zone - SEZ) 9 1.4.2. Các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu phi thuế quan, khu kinh tế mở 9 1.5. Vai trò của các khu kinh tế 10 1.5.1. Đối với nước nhận đầu tư 10 1.5.2. Đối với nhà đầu tư 13 1.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào các khu kinh tế 15 1.6.1. Xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới 15 1.6.2. Xu hướng vận động FDI trên thế giới 15 1.6.3. Môi trường đầu tư của các khu kinh tế 16 1.6.4. Mối quan hệ lợi ích giữa các bên 18 1.7. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế 18 1.7.1. Mức độ thu hút vốn đầu tư vào trong tỉnh 18 1.7.2. Mức độ thu hút vốn đầu tư của khu kinh tế 19 1.8. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư từ một số khu kinh tế trên thế giới 20 1.8.1. Đặc khu kinh tế của Trung Quốc 20 1.8.2. Hàn Quốc 21 1.8.3. Thái Lan 21 1.8.4. Malaysia 21 1.8.5. Philippin 22 1.9. Một số nguyên nhân cơ bản về sự thất bại của các khu kinh tế 23 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 2.1. Tiềm năng về kinh tế tỉnh Quảng Trị 24 2.1.1. Về vị trí địa lý 24 2.1.2. Về tài nguyên thiên nhiên 24 2.1.3. Về phát triển cơ sở hạ tầng 24 2.1.4 Tốc độ tăng trưởng GDP 25 2.1.5. Năng lực cạnh tranh của Tỉnh 25 2.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ thu hút vốn đầu tư vào khu vực kinh tế trong tỉnh Quảng Trị 27 2.2. Quá trình hình thành khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo 28 2.2.1. Cơ sở hạ tầng 30 2.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo 31 2.3. Phương pháp nghiên cứu 33 2.3.1. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử 33 2.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 34 2.3.3. Phương pháp chuyên gia và chuyên khảo 34 2.3.4. Phương pháp phân tích thống kê 34 2.3.5. Phương pháp phân tích SWOT [26,115] 35 2.3.6. Phương pháp toán kinh tế [30] 35 CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU KINH TẾ THƯƠNG MẠI ĐẶC BIỆT LAO BẢO 36 3.1. Cơ chế quản lý Nhà nước tại khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo 36 3.2. Các chính sách ưu đãi đầu tư 37 3.2.1. Chính sách đất đai, nhà ở 37 3.2.2. Chính sách về thuế 38 3.2.3. Chính sách ưu đãi tín dụng [3,9] 43 3.2.4. Đánh giá chung các chính sách ưu đãi đầu tư 43 3.3. Công tác marketing trong thu hút đầu tư 46 3.4. Công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư 47 3.5. Nguồn vốn huy động xây dựng cơ sở hạ tầng 48 3.6. Chất lượng nguồn nhân lực 49 3.7. Hoạt động của các trung gian tài chính 50 3.8. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Lao Bảo 51 3.9. Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo 52 3.9.1 Vốn đầu tư trong nước 52 3.9.2. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Khu KTTMĐB Lao Bảo 56 3.10. Đánh giá môi trường đầu tư tại khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo 61 3.10.1. Kiểm tra phân phối chuẩn 61 3.10.2. Phân tích độ tin cậy của số liệu điều tra 62 3.10.3. Đánh giá môi trường đầu tư 64 3.11. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư tại khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo 67 3.11.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá môi trường đầu tư 67 3.11.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư 71 3.12. Một số thành công và hạn chế trong thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo 76 3.12.1. Những tác động của Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo đến một vài lĩnh vực kinh tế xã hội chủ yếu của huyện Hướng Hoá và tỉnh Quảng Trị 76 3.12.2. Một số thành công 82 3.12.3. Một số hạn chế 83 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU KINH TẾ THƯƠNG MẠI ĐẶC BIỆT LAO BẢO 87 4.1. Mục tiêu và định hướng phát triển 87 4.1.1. Mục tiêu 87 4.1.2. Chức năng 87 4.1.3. Định hướng phát triển 88 4.2 Sự cần thiết phải thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo 89 4.3. Những cơ hội, thách thức, lợi thế và bất lợi trong quá trình đầu tư vào khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo 91 4.3.1. Những cơ hội 91 4.3.2. Những nguy cơ 92 4.3.3. Những lợi thế 92 4.3.4. Những bất lợi 93 4.3.5. Lập mô hình Ma trận SWOT cho môi trường đầu tư 94 4.4. Giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế thương mại Lao Bảo 98 4.4.1. Công tác thực thi chính sách và cải cách thủ tục hành chính 98 4.4.2. Về cơ sở hạ tầng 103 4.4.3. Về nguồn nhân lực 106 4.4.4. Phát triển dịch vụ trung gian (tài chính, bảo hiểm, vận tải) 109 4.4.5. Hoàn thiện hệ thống chính sách ưu đãi đầu tư 110 4.4.6. Về marketing đầu tư 114 4.4.7. Các dịch vụ hỗ trợ khác 120 KẾT LUẬN 124 1. Kết luận....................................................................................................124 2. Kiến nghị 126 TÀI LIỆU THAM KHẢO 128 PHẦN PHỤ LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐỀ TÀI - Hoàn thiện các giải pháp thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo.doc
Luận văn liên quan