LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh để tồn tại và phát triển giữa các doanh nghiệp diễn ra có tính chất thường xuyên phức tạp và mang tính khốc liệt. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức quản lý sản xuất một cách khoa học và hợp lý, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ thực tế đó nhu cầu quản lý quá trình sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng và quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp.
Để quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh một cách khoa học và hợp lý, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những thông tin chi tiết, chính xác về những hoạt động kinh doanh và đặc biệt là thông tin kế toán. Chất lượng của thông tin kế toán có vai trò quan trọng đến chất lượng quyết định kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó đặc biệt quan trọng là những thông tin về chi phí, giá thành và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng, có liên quan chặt chẽ với nhau. Việc tính đúng tính đủ chi phí, xác định chính xác giá thành từng loại sản phẩm và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn trong kiểm soát chi phí và quyết định kinh doanh.
Trong những năm qua Công ty mía đường Sông Con không ngừng cải thiện quy trình sản xuất và tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời Công ty đã chú trọng đến công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, đây là một vấn đề cơ bản gắn chặt với kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, qua thời gian thực tập và tìm hiểu tình hình thực tế tại Công ty kết hợp với những lý luận thực tế và kiến thức học được ở trường, tôi chọn đề tài “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MÍA ĐƯỜNG SÔNG CON” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
100 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3589 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty mía đường sông con, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân xưởng …
Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty.
Chi phí NVLTT là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất chế biến sản phẩm của Công ty. Vậy nên việc hạch toán đầy đủ chính xác các chi phí NVLTT sẽ góp phần quan trọng trong việc phục vụ công tác tính giá thành, công tác quản lý chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh trên thị trường, nhất là đối với ngành sản xuất chế biến đường có chi phí NVLTT chiếm >60% giá thành sản phẩm.
Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp để sản xuất chế tạo sản phẩm đường là mía cây, được thu mua trong các hộ nông dân từ các vùng nguyên liệu của Công ty trên 3 huyện Tân Kỳ, Đô Lương và Yên Thành.
Nguyên vật liệu phụ là các hoá chất, các loại vật tư phục vụ cho sản xuất và công cụ dụng cụ phải mua ngoài như: vôi, thuốc tẩy màu, a xít H2SO4, chất trợ lắng…
Do đặc điểm của nguyên liệu mía cây không nhập kho và không để được lâu sau khi đã thu hoạch. Vì mía cây sau khi thu hoạch mà không được chế biến ngay thì sẽ mất độ đường có trong mía, thậm chí hư hỏng không sử dụng vào sản xuất chế biến đường được, sẽ gây thiệt hại lớn cho sản xuất. Bởi vậy Công ty thu mua nguyên liệu mía theo giá tại ruộng cho nông dân, nhưng giao nhận tại bàn cân của Công ty, chi phí vận chuyển được tính theo cự ly được Công ty quy định cụ thể và các chủ phương tiện vận chuyển chấp nhận khi ký hợp đồng vận chuyển, chi phí giao thông vùng nguyên liệu tính theo mức cố định trên mỗi tấn mía về đến nhà máy.
Giá nguyên liệu mía nhập và xuất theo quy ước của Công ty được tính ngang nhau. Sở dĩ Công ty làm được như vậy là vì trong quá trình sản xuất của Công ty đã có kế hoạch tiếp nhận nguyên liệu, phối hợp với kế hoạch thu mua mía của nông dân chặt chẽ, nhịp nhàng. Chính vì vậy mọi chi phí vận chuyển bốc dỡ mía đều được tính ngay vào giá mía nhập kho.
Chi phí nguyên vật liệu phụ dùng vào sản xuất ở Công ty bao gồm nhiều chủng loại khác nhau. Trên cơ sở định mức kế hoạch và tiến độ sản xuất kế toán tiến hành lập phiếu nhập, phiếu xuất kho vật tư cho sản xuất.
Hàng ngày kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu căn cứ vào phiếu nhập, phiếu xuất để tập hợp chi phí nguyên vật liệu, phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm.
Tài khoản sử dụng để tập hợp chi phí NVLTT.
Để theo dõi và hạch toán các loại chi phí NVLTT kế toán sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” và mở chi tiết để theo dõi chi phí nguyên liệu, vật liệu cho từng loại sản phẩm như sau:
TK 621.1 – Chi phí NVLTT sản xuất sản phẩm đường
TK 621.2 – Chi phí NVLTT sản xuất sản phẩm cồn
TK 621.3 – Chi phí NVLTT sản xuất sản phẩm bia hơi
TK 621.4 – Chi phí NVLTT Hươu
TK 621.5 – Chi phí NVLTT sản xuất sản phẩm phân vi sinh
Kết cấu của TK 621:
- Bên nợ: Tập hợp chi phí NVLTT cho việc sản xuất sản phẩm như mía cây, các loại vật tư, công cụ dụng cụ phát sinh trong kỳ. Căn cứ ghi sổ là bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư xuất dùng trong kỳ cho các đối tượng.
- Bên có: Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào TK 154.
TK 621 không có số dư cuối kỳ.
Phiếu xuất kho Bảng tổng hợp xuất Chứng từ ghi sổ
vật tư, công cụ, dụng
cụ
Sổ đăng ký chứng từ Sổ cái TK 621
Sơ đồ 12: Trình tự luân chuyển chứng từ, ghi sổ kế toán.
Phiếu xuất kho nguyên vật liệu được chuyển cho thủ kho một liên để xuất nguyên vật liệu, theo dõi ghi chép vào sổ, thẻ kho vật tư có liên quan. Định kỳ, thủ kho chuyển chứng từ nhập, xuất vật tư về cho kế toán nguyên vật liệu, kế toán tiến hành kiểm tra số thực xuất vào sổ chi tiết vật liệu để định kỳ đối chiếu với thủ kho. Cuối kỳ kế toán vật tư tiến hành phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về nguyên vật liệu để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
CTY MÍA ĐƯỜNG SÔNG CON
PHIẾU XUẤT KHO
Số
Ngày
113
31/12/2005
- Người nhận hàng: Nhà máy đường
- Đơn vị: Công ty mía đường Sông Con
- Địa chỉ: Huyện Tân Kỳ – Tỉnh Nghệ An
- Lý do xuất kho: Phục vụ sản xuất đường
- Xuất tại kho: Kho vật tư Công ty.
TT
Tên vật tư
Mã vật tư
ĐVT
TK Nợ
TK Có
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Bao PP đựng đường
153191201
cái
6211
153
7,200.0
2,986
21,499,848
2
Bao PE đựng đường
153191202
cái
6211
153
7,500.0
1,269
9,522,375
3
Que hàn thường
1522812
kg
6211
152
5.0
12,543
62,715
....
Cộng:
86,845,908
(Tám sáu triệu tám trăm bốn lăm nghìn chín trăm linh tám đồng)
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Kế toán vật tư Người nhận Thủ kho
CTY MÍA ĐƯỜNG SÔNG CON
PHIẾU XUẤT KHO
Số
Ngày
113
31/12/2005
- Người nhận hàng: Nhà máy đường, Nhà máy vi sinh
- Đơn vị: Công ty mía đường Sông Con
- Địa chỉ: Huyện Tân Kỳ – Tỉnh Nghệ An
- Xuất tại kho: Kho vật tư Công ty.
TT
Tên vật tư
Mã vật tư
ĐVT
TK Nợ
TK Có
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Mía cây
1522911
Tấn
6211
152
39,085.23
365,336
14,279,277,155
2
Than bùn
152292801
Tấn
6215
152
384.28
189,400
72,782,851
3
Bùn mía
152292802
Tấn
6215
152
93.90
386,794
36,320,000
Cộng:
14,388,380,006
(Mười bốn tỷ, ba trăm tám tám triệu, ba trăm tám mươi nghìn, không trăm linh sáu đồng)
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Kế toán vật tư Người nhận Thủ kho
Cuối kỳ kế toán nguyên vật liệu tập hợp toàn bộ các chứng từ xuất nguyên vật liệu cho sản xuất trong kỳ, lập bảng tổng hợp xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho các đối tượng. Sau khi kiểm tra đối chiếu đảm bảo tính chính xác của số liệu, kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ.
Bảng 05 : Bảng tổng hợp chi phí NVLTT dùng cho sản xuất đường 12/2005
Chứng từ
Khách hàng
Diễn giải
TK Nợ
TK Có
Số tiền
Ngày
Số
31/12
086
Cty mía đường S.Con
SX đường
6211
152
25,534,593
31/12
087
Cty mía đường S.Con
SX đường
6211
152
14,279,277,155
…
….
Cộng 152 của 6211
14,793,599,788
31/12
086
Cty mía đường S.Con
SX đường
6211
153
8,398,712
…
….
Cộng 153 của 6211
532,597,675
Lập, ngày 31/12/2005
Kế toán trưởng Người lập biểu
SỞ NN&PTNT NGHỆ AN
CTY MÍA ĐƯỜNG SÔNG CON
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: CT7.012
Ngày 31 tháng 12 năm 2005
Tên ctgs: Phiếu xuất kho
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Chi phí NVLTT SX đường
6211
152
14,793,599,788
Chi phí công cụ dụng cụ
6211
153
532,597,675
…
Cộng:
17,813,451,729
Kế toán trưởng Người lập
Cuối tháng, sau khi kiểm tra tính chính xác của các chứng từ ghi sổ, kế toán vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau khi ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ được kế toán sử dụng ghi vào Sổ cái.
SỞ NN & PTNT NGHỆ AN
CTY MÍA ĐƯỜNG SÔNG CON
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Tháng 12 năm 2005
(Trích)
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
Số tiền
(Đồng)
Số hiệu
Ngày, tháng
CT6.012
31/12
Hoá đơn mua dịch vụ
14,507,957,887
CT7.012
31/12
Phiếu xuất kho
17,813,451,729
…
…
…
…
Tổng cộng
310,272,635,485
Ngày 31 tháng 12 năm 2005
Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Sổ cái TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” 6 tháng cuối năm 2005 như sau:
SỞ NN & PTNT NGHỆ AN
CTY MÍA ĐƯỜNG SÔNG CON
SỔ CÁI
Tài khoản: 6211 – Chi phí NVL trực tiếp sản xuất đường
Từ ngày 01/12/2005 đến ngày 31/12/2005
(Trích)
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
TK đ/ư
Số tiền
Ngày
Số
Nợ
Có
31/12
PK.012
Kết chuyển chi phí SX
1541
15,361,002,463
31/12
PK.012
CP giao thông phải trả
3388
34,805,000
31/12
CT7.012
Phiếu xuất kho
152
14,793,599,788
31/12
CT7.012
Phiếu xuất kho
153
532,597,675
Tổng cộng
Tổng phát sinh
Số dư cuối kỳ
15,361,002,463
0
15,361,002,463
0
Lập, ngày 31 tháng 12 năm 2006
Kế toán trưởng Người ghi sổ
Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
Đặc điểm sản xuất của Công ty là chế biến đường từ mía, chi phí nhân công chiếm một tỷ trọng nhỏ trong giá thành sản phẩm (thường chỉ chiếm khoảng 5% giá thành sản phẩm).
Chi phí nhân công trực tiếp (NCTT) là những khoản phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất chế tạo sản phẩm, bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp có tính chất lương, các khoản trích BHYT 2%, BHXH 15%, KPCĐ 2%, KPĐ 1% cho công nhân trực tiếp sản xuất.
Phương pháp tính tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất.
Công ty thực hiện trả lương cho công nhân trực tiếp theo lương sản phẩm. Tiền lương sản phẩm phải trả được tính căn cứ trên số lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành đạt tiêu chuẩn nhập kho. Cuối tháng kế hoạch căn cứ vào số lượng sản phẩm nhập kho do thống kê nhà máy gửi đến, đối chiếu số liệu của kế toán (Phiếu nhập kho thành phẩm) và căn cứ vào đơn giá lương sản phẩm theo kế hoạch đã được Công ty duyệt trước khi vào vụ sản xuất để tính lương. Kế toán căn cứ tổng quỹ lương do phòng Kế hoạch tính toán đã được Giám đốc duyệt, lập bảng thanh toán lương cho các bộ phận sản xuất. Căn cứ vào bảng thanh toán lương, kế toán lương tính trích các khoản BHYT, BHXH, KPCĐ, kinh phí Đảng (KPĐ) … theo quy định, đồng thời lập bảng phân bổ tiền lương và ghi vào chứng từ ghi sổ chi tiết cho từng đối tượng
Việc thanh toán lương cho người lao động, được căn cứ vào giờ công, lương cơ bản, chất lượng lao động (xếp loại A, B, C) để tính lương cho từng công nhân một.
Tiền lương công nhân trực tiếp tại Công ty tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá thành sản phẩm, nhưng chi trả lương phù hợp sẽ kích thích người lao động tăng cường trách nhiệm trong sản xuất để đảm bảo đạt năng suất, chất lượng, làm việc có hiệu quả và ngược lại.
Tài khoản sử dụng.
Toàn bộ tiền lương, tiền công tại Công ty được hạch toán vào TK 334 “Phải trả công nhân viên”. Thông qua tài khoản này để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của Công ty về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản phụ cấp cho người lao động.
+ Kết cấu TK 334 “Phải trả công nhân viên”.
Bên nợ: Phản ánh các khoản tiền lương, tiền công, tiền ăn ca, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác đã chi, đã ứng trước cho công nhân viên. Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của công nhân viên.
Bên có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền ăn ca, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác phải trả, phải chi cho công nhân viên.
TK 334 thường có số dư bên Có, nhưng có thể có số dư bên Nợ khi số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công và các khoản khác cho công nhân viên.
Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ và kinh phí Đảng theo quy định được Công ty theo dõi trên tài khoản 338 “Phải trả, phải nộp khác”.
+ Kết cấu TK 338.
Bên nợ: KPCĐ chi tại đơn vị; Số BHXH, BHYT, KPCĐ, KPĐ đã nộp cho cơ quan quản lý BHXH, BHYT, KPCĐ và KPĐ.
Bên có: Trích BHXH, BHYT, KPCĐ và KPĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh. Tính BHXH, BHYT, KPCĐ trừ vào lương công nhân viên.
Số dư bên có: BHXH, BHYT, KPCĐ, KPĐ đã trích chưa nộp cho cơ quan quản lý hoặc số quỹ để lại cho đơn vị chưa chi hết.
Tuy nhiên TK 338 có thể có số dư bên nợ, phản ánh số đã trả, đã nộp nhiều hơn hơn số phải trả, phải nộp hoặc số BHXH và KPCĐ vượt chi chưa được cấp bù.
Toàn bộ chi phí NCTT được hạch toán toán vào TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” và được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí tương tự TK 621.
+ Kết cấu TK 622.
Bên nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm và các khoản trích trên tiền lương theo quy định phát sinh trong kỳ.
Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành.
TK 622 không có số dư.
Trình tự luân chuyển chứng từ ghi sổ kế toán tại Công ty.
Bảng chấm công, Bảng thanh toán Bảng phân bổ
bảng xếp loại LĐ lương tiền lương
Sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Sổ Cái
TK 622
Sơ đồ 13: Trình tự luân chuyển chứng từ ghi sổ kế toán.
Hàng ngày, tổ trưởng tiến hành chấm công cho công nhân sản xuất trên bảng chấm công. Bảng chấm công dùng để theo dõi ngày công làm việc, nghỉ việc, nghỉ BHXH … để có căn cứ trả lương. Cuối tháng tổ trưởng và người phụ trách ký vào bảng chấm công, gửi cho phòng Tổ chức hành chính để kiểm tra đối chiếu trình thủ trưởng đơn vị duyệt và chuyển bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan cho kế toán của Công ty.
Căn cứ vào sản phẩm nhập kho, tổng quỹ lương do phòng Kế hoạch tính toán đã được Giám đốc duyệt, bảng chấm công và biên bản bình xét phân loại lao động, kế toán tính lương phải trả và thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất qua bảng thanh toán lương. Cuối kỳ kế toán tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương cho các đối tượng.
Kế toán tiền lương sau khi lập bảng phân bổ tiền lương công nhân viên xong, kiểm tra tính chính xác của số liệu, kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ.
SỞ NN&PTNT NGHỆ AN
CTY MÍA ĐƯỜNG SÔNG CON
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: CT5.012
Ngày 31 tháng 12 năm 2005
Tên ctgs: Tiền lương CBCNV
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Chi phí NCTT SX đường
6221
334
529,273,500
Chi phí NCTT SX đường
6221
338
94,537,500
….
…
…
…
Cộng:
1,468,663,400
Kế toán trưởng Người lập
Cuối kỳ, sau khi lập chứng từ ghi sổ, kế toán kiểm tra tính chính xác của số liệu vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ vào Sổ cái TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”.
SỞ NN & PTNT NGHỆ AN
CTY MÍA ĐƯỜNG SÔNG CON
SỔ CÁI
Tài khoản: 6221 - Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất đường
Từ ngày 01/12/2005 đến ngày 31/12/2005
(Trích)
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
TK đ/ư
Số tiền
Ngày
Số
Nợ
Có
31/12
PK.012
Kết chuyển chi phí SX
1541
623,811,000
31/12
PK.012
Tiền lương công nhân sản xuất đường
3341
529,273,500
31/12
PK.012
Trích KPCĐ
3382
9,395,800
31/12
PK.012
Trích BHXH
3383
70,468,500
31/12
PK.012
Trích BHYT
3384
9,395,800
31/12
PK.012
Trích kinh phí Đảng
3385
5,277,400
Tổng cộng
Tổng phát sinh
Số dư cuối kỳ
623,811,000
0
623,811,000
0
Lập, ngày 31 tháng 12 năm 2006
Kế toán trưởng Người ghi sổ
Kế toán chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung của Công ty, là toàn bộ các chi phí liên quan đến phục vụ quản lý sản xuất, trong phạm vi các nhà máy sản xuất đường, nhà máy sản xuất phân vi sinh và phân xưởng cồn, bia hơi. Bao gồm các nội dung sau:
- Chi phí kiểm tu bảo dưỡng ngoài vụ sản xuất, chi phí sửa chữa lớn định kỳ, các phụ tùng thay thế có giá trị lớn.
- Toàn bộ tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, tiền BHXH, BHYT, KPCĐ và kinh phí Đảng mà Công ty trả cho nhân viên quản lý các nhà máy, phân xưởng.
- Chi phí trang bị công cụ, dụng cụ, đồ dùng cho quản lý và nhân viên phân xưởng.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Chi phí khấu hao TSCĐ dựa trên Quyết định số 166/QĐ-BTC và dùng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, mức khấu hao tính cho từng loại TSCĐ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các khoản chi phí như tiền điện, điện thoại, các chi phí kiểm định những thiết bị có yêu cầu đảm bảo an toàn, chính xác cao …
- Chi phí bằng tiền khác.
Tài khoản sử dụng.
Toàn bộ chi phí sản xuất chung, Công ty hạch toán vào TK 627 “Chi phí sản xuất chung” và được mở chi tiết cho từng Nhà máy, phân xưởng giống như TK 621 và TK622.
+ Kết cấu TK 627.
Bên nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh.
Bên có: Các khoản làm giảm chi phí sản xuất chung. Phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung vào tài khoản tính giá thành.
TK 627 không có số dư cuối kỳ.
Bảng chấm công,
Bảng thanh
toán lương
Bảng phân bổ
tiền lương
bảng T.toán tổng
quỹ lương thep SP
Phiếu xuất Bảng kê xuất vật Bảng tổng hợp
kho vật tư, CCDC xuất vật tư, CCDC
Bảng phân bổ
khấu hao
Hoá đơn thanh toán Bảng kê chi tiết
vật tư, dịch vụ đối tượng sử dụng
Phiếu chi
Phiếu chi Bảng tổng hợp
chi quỹ
Sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ
Các chứng từ
ghi sổ
Sổ cái TK 627
Sơ đồ 14: Trình tự luân chuyển chứng từ, ghi sổ kế toán chi phí SXC
a, Hạch toán chi phí kiểm tu bảo dưỡng, sửa chữa lớn.
Đặc thù ngành sản xuất đường từ mía (tiếp xúc với môi trường a xít), sau mỗi vụ sản xuất đều phải tiến hành kiểm tu bảo dưỡng máy móc thiết bị và sửa chữa những hư hỏng sau một vụ sản xuất. Đây là một chi phí cần thiết để chuẩn bị máy móc thiết bị đưa vào sản xuất đảm bảo ổn định, phát huy hết công suất sản xuất và hiệu suất thu hồi. Hàng năm sau khi vụ ép kết thúc Công ty tổ chức tiến hành kiểm tu bảo dưỡng thiết bị (thường từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm). Toàn bộ các chi phí kiểm tu bảo dưỡng gồm: vật tư, phụ tùng thay thế, tiền lương công nhân, BHXH, BHYT, KPCĐ, kinh phí Đảng, dịch vụ mua ngoài và chi phí khác được hạch toán vào TK 1422 để đến kỳ sản xuất phân bổ dần vào chi phí sản xuất hàng tháng để tính giá thành sản phẩm .
Khi vào vụ sản xuất, hàng tháng kế toán phân bổ theo định mức trên sản lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho:
Nợ TK 6271: 217,683,950
Có TK 1422: 217,683,950
Cuối vụ sản xuất kế toán tính toán điều chỉnh phân bổ chi phí kiểm tu bảo dưỡng giữa chi phí thực tế và số đã phân bổ theo định mức vào chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ:
+ Nếu phân bổ chưa hết, kế toán tiếp tục phân bổ.
+ Nếu số phân bổ theo định mức vượt số thực tế, kế toán điều chỉnh giảm chi phí.
Các chi phí sửa chữa lớn phát sinh trong quá trình sản xuất, kế toán căn cứ vào thực tế nhu cầu sửa chữa máy móc, thiết bị và các phụ tùng thay thế do phòng kỹ thuật chuyển đến để làm phiếu xuất vật tư, phụ tùng thay thế phục vụ sửa chữa máy móc thiết bị kịp thời phục vụ cho sản xuất.
Cuối kỳ kế toán tổng hợp chứng từ xuất vật tư, phụ tùng thay thế vào bảng kê và căn cứ mức phân bổ chi phí kiểm tu bảo dưỡng trong tháng để lập chứng từ ghi sổ.
SỞ NN&PTNT NGHỆ AN
CTY MÍA ĐƯỜNG SÔNG CON
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: CT7.012
Ngày 31 tháng 12 năm 2005
Tên ctgs:
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Xuất vật tư sửa chữa thiết bị
6271
152
26,576,235
Xuất phụ tùng thay thế
6271
153
63,752,630
Phân bổ chi phí kiểm tu bảo dưỡng thiết bị đầu vụ
6271
1422
217,683,950
Cộng:
308,012,815
Kế toán trưởng Người lập
b, Hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng.
Chi phí nhân viên phân xưởng quản lý nhà máy bao gồm tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp và các khoản trích theo lương.
Tiền lương của bộ máy quản lý phân xưởng được tính toán lập đơn giá tiền lương cho 1 đơn vị sản phẩm đưa vào kế hoạch sản xuất vụ ép. Cuối tháng kế toán căn cứ vào bảng quyết toán tổng quỹ lương theo sản phẩm hoàn thành nhập kho cho bộ phận quản lý phân xưởng do phòng Kế hoạch tính toán đã được Giám đốc Công ty duyệt để tính lương và trích BHXH, BHYT, KPCĐ và kinh phí Đảng.
Kế toán ghi:
Nợ TK 6271: 118,543,700
Có TK 334: 105,979,200
Có TK 3382: 1,225,900
Có TK 3383: 9,194,600
Có TK 3384: 1,225,900
Có TK 3385: 918,100
Căn cứ vào bảng quyết toán tổng quỹ lương, bảng tính trích BHXH, BHYT, KPCĐ, KPĐ và phân bổ tiền lương kế toán lập chứng từ ghi sổ.
SỞ NN&PTNT NGHỆ AN
CTY MÍA ĐƯỜNG SÔNG CON
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: CT5.012
Ngày 31 tháng 12 năm 2005
Tên ctgs: Tiền lương CBCNV
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Chi phí nhân viên quản lý SX đường
6271
334
105,979,200
6271
3382
1,225,900
6271
3383
9,194,600
6271
3384
1,225,900
6271
3385
918,100
Cộng:
118,543,700
Kế toán trưởng Người lập
c, Hạch toán chi phí vật tư, công cụ, dụng cụ và trang bị đồ dùng cho quản lý và nhân viên phân xưởng.
Cuối tháng kế toán tập hợp toàn bộ các khoản mục chi phí quản lý phân xưởng và căn cứ vào tính chất, giá trị, độ bền của từng loại công cụ dụng cụ để phân bổ và tính thẳng vào giá thành sản phẩm, bởi vì các khoản chi phí quản lý phân xưởng ở Công ty hoàn toàn tách riêng cho từng nhà máy, phân xưởng. Các chi phí này được tổng hợp lên bảng kê tập hợp chi phí sản xuất chung và được ghi trên chứng từ ghi sổ.
SỞ NN&PTNT NGHỆ AN
CTY MÍA ĐƯỜNG SÔNG CON
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: CT7.012
Ngày 31 tháng 12 năm 2005
Tên ctgs: Phiếu xuất kho
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Chi phí vật tư, công cụ dụng cụ dùng cho quản lý SX đường
6271
152
140,698,687
6271
153
115,486,186
Cộng:
256,184,873
Kế toán trưởng Người lập
d, Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ.
Để đảm bảo thu hồi vốn đầu tư cho TSCĐ, mọi tài sản của Công ty đều phải trích khấu hao. Việc trích khấu hao đầy đủ chính xác là yếu tố góp phần tính giá thành sản phẩm chính xác. TSCĐ ở Công ty gồm các dây chuyền sản xuất (dây chuyền sản xuất đường, phân vi sinh, cồn, bia hơi), nhà xưởng, vật kiếm trúc và thiết bị quản lý.
Việc tính khấu hao TSCĐ của Công ty được căn cứ theo Quyết định số 166/QĐ-BTC và áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, mức khấu hao được tính cho từng loại TSCĐ.
Cuối kỳ kế toán lập bảng trích và phân bổ khấu hao TSCĐ làm căn cứ để lập chứng từ ghi sổ.
SỞ NN&PTNT NGHỆ AN
CTY MÍA ĐƯỜNG SÔNG CON
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: CT9.012
Ngày 31 tháng 12 năm 2005
Tên ctgs: Trích khấu hao
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Trích khấu hao TSCĐ dùng cho SX đường quý IV/2005
6271
2141
1,942,638,000
6271
2142
3,130,000
Cộng:
1,945,768,000
Kế toán trưởng Người lập
e, Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền.
Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền của Công ty gồm: Tiền điện, điện thoại, các dịch vụ và chi phí bằng tiền khác. Các chi phí này được hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng, do có sự tách bạch rõ ràng giữa các Nhà máy, phân xưởng sản xuất của Công ty.
Cuối tháng, kế toán căn cứ vào giấy báo, hoá đơn cung cấp dịch vụ và các chứng từ liên quan lập bảng kê tập hợp chi phí và ghi vào chứng từ ghi sổ số 2 hoặc chứng từ ghi sổ số 6.
SỞ NN&PTNT NGHỆ AN
CTY MÍA ĐƯỜNG SÔNG CON
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: PC2.012
Ngày 31 tháng 12 năm 2005
Tên ctgs: Phiếu chi tiền mặt
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Chi trả bằng tiền mặt
6271
111
54,884,737
…..
…
…
…
Cộng:
154,172,554,492
Kế toán trưởng Người lập
SỞ NN&PTNT NGHỆ AN
CTY MÍA ĐƯỜNG SÔNG CON
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: CT6.012
Ngày 31 tháng 12 năm 2005
Tên ctgs: Hoá đơn mua dịch vụ
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Chi phí sản xuất dịch vụ mua ngoài phải trả
6271
3311
31,302,891
…
…
…
…
Cộng:
14,064,027,150
Kế toán trưởng Người lập
Căn cứ các chứng từ ghi sổ, sau khi đã kiểm tra tính chính xác của số liệu, kế toán vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ vào Sổ cái TK 627 “Chi phí sản xuất chung”.
SỞ NN & PTNT NGHỆ AN
CTY MÍA ĐƯỜNG SÔNG CON
SỔ CÁI
Tài khoản: 6271 – Chi phí nhân viên nhà máy Đường
Từ ngày 01/07/2005 đến ngày 31/12/2005
(Trích)
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
TK đ/ư
Số tiền
Ngày
Số
Nợ
Có
31/12
PK.012
Kết chuyển CPSXC
1541
2,714,697,016
31/12
CT7.012
Vật tư sửa chữa lớn
152
26,576,235
31/12
CT7.012
Phụ tùng thay thế
153
63,752,630
31/12
CT7.012
CP kiểm tu bảo dưỡng
1422
217,683,950
31/12
CT7.012
Xuất vật tư cho SX
152
140,698,687
31/12
CT7.012
Xuất CCDC cho SX
153
115,486,186
31/12
CT9.012
Khấu hao TSCĐ HH
2141
1,942,638,000
31/12
CT9.012
KH TSCĐ thuê TC
2142
3,130,000
31/12
CT5.012
CPNV Q.lý SX đường
3341
105,979,200
31/12
CT5.012
CPNV Q.lý SX đường
3382
1,225,900
31/12
CT5.012
CPNV Q.lý SX đường
3383
9,194,600
31/12
CT5.012
CPNV Q.lý SX đường
3384
1,225,900
31/12
CT5.012
CPNV Q.lý SX đường
3385
918,100
31/12
CT6.012
Tiền điện, điện thoại
3311
31,302,891
31/12
CT2.012
Chi phí bằng tiền
111
54,884,737
Tổng cộng
Tổng phát sinh
Số dư cuối kỳ
2,714,697,016
0
2,714,697,016
0
Lập, ngày 31 tháng 12 năm 2006
Kế toán trưởng Người ghi sổ
Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang.
Đặc điểm của ngành sản xuất đường từ mía theo quy trình khép kín, sản phẩm hoàn thành ở cuối dây chuyền, sản phẩm dở dang là bán thành phẩm đang nằm trên dây chuyền với mức độ hoàn thành khác nhau, tuỳ theo bán thành phẩm đang nằm ở công đoạn nào trên dây chuyền.
Việc xác định chi phí cho khố lượng sản phẩm dở dang có ý nghĩa quan trọng trong việc tính giá thành sản phẩm, do đó khi đánh giá sản phẩm dở dang cần căn cứ vào đặc tính của sản phẩm để chọn phương pháp đánh giá thích hợp. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, Công ty đã lựa chọn phương pháp ước lượng sản phẩm tương đương để đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ của Công ty.
Cuối tháng, kế toán cùng kế hoạch, kỹ thuật, KCS, giám đốc nhà máy và Trưởng ca sản xuất tiến hành kiểm kê số lượng và mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang trên từng công đoạn để đánh giá sản phẩm cuối kỳ.
* Cuối tháng (tháng 12/2005) tổng khối lượng sản phẩm đường hoàn thành là 2,727,520 kg. Sản phẩm dở dang trên dây chuyền được xác định cụ thể trên từng công đoạn như sau (với Pol đường = 99,72%; Ap mật rỉ = 32%):
1. Mật chè: KL = 18m3; Ap = 83%; Bx = 50%; tỷ trọng = 1,200/m3.
Quy ra đường thành phẩm:
83% – 32%
18 x 1,200 x 50% x = 8,134 kg
99.72% - 32%
2. Mật nguyên A: KL = 15m3; Ap = 81%; Bx = 65%; tỷ trọng 1,250
Quy ra đường thành phẩm:
81% - 32%
15 x 1,250 x 65% x = 8,818 kg
99.72% - 32%
3. Mật loãng: KL = 12m3; Ap = 83; Bx = 60; tỷ trọng = 1,200
Quy ra đường thành phẩm:
83% - 32%
12 x 1,200 x 60% x = 6,507 kg
99.72% - 32%
4. Đường non B: KL = 18m3; Ap = 76%; Bx = 97%; tỷ trọng = 1,500
Quy ra đường thành phẩm:
76% - 32%
18 x 1,500 x 97% x = 17,017 kg
99.72% - 32%
5. Đường non C: KL = 18m3; Ap = 68%; Bx = 99; tỷ trọng = 1,500
Quy ra đường thành phẩm:
68% - 32%
18 x 1,500 x 99% x = 14,210 kg
99.72% - 32%
6. Mật B: KL = 24m3; Ap = 48%; Bx = 70%; tỷ trọng = 1,300
Quy ra đường thành phẩm:
48% - 32%
24 x 1,300 x 70% x = 5,160 kg
99.72% - 32%
7. Giống B, C: KL = 8.4m3; Ap = 71%; Bx = 89%; tỷ trọng = 1,450
Quy ra đường thành phẩm:
71% - 32%
8.4 x 1,450 x 89% x = 6,244 kg
99.72% - 32%
Cộng (1 ¸ 6) ta được sản phẩm dở dang cuối kỳ là: 66,090 kg
Giá trị sản phẩm dở dang: 66,090 x 6,760 = 446,768,400 đồng
(Giá thành kỳ trước là 7,116 và hệ số quy đổi là 0.95)
- Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ là 771,694,721 đồng là chi phí sản xuất kỳ trước chuyển sang.
TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.
Trên cơ sở chi phí NVLTT, chí phí NCTT và chi phí SXC đã được kết chuyển, kế toán tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Cuối kỳ, sau khi đã hoàn thành công việc ghi sổ kế toán và kiểm tra, đối chiếu chính xác số lượng sản phẩm, hàng hoá hoàn thành nhập kho. Kế toán tính giá thành sản phẩm căn cứ vào chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đối với từng loại sản phẩm, đồng thời xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ đã tập hợp được, tiến hành công tác tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tính giá thành trực tiếp cho từng loại sản phẩm. Đơn vị tính giá thành của sản phẩm đường, phân vi sinh là kg (hoặc tấn), đơn vị tính giá thành cho sản phẩm cồn, bia hơi là lít.
Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành sử dụng TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” để tập hợp chi phí và mở chi tiết cho từng loại sản phẩm tương ứng với từng nhà máy và phân xưởng sản xuất: TK 1541 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Đường.
TK 1542 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Cồn
TK 1543 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Bia hơi
TK 1544 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Hươu
TK 1545 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang phân vi sinh
TK 1547 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang máy ủi.
Kế toán ghi:
Nợ TK 1541: 18,699,510,479
Có TK 6211: 15,361,002,463
Có TK 6221: 623,811,000
Có TK 6271: 2,714,697,016
Đồng thời kế toán cùng với kế hoạch, kỹ thuật và phân xưởng tiến hành xác định số lượng mật rỉ thu hồi của sản xuất đường nhập kho thực tế theo giá kế hoạch để tính giảm chi phí sản xuất trong kỳ. Theo số liệu tháng 12/2005, sản lượng mật rỉ nhập kho là 845,516 kg với giá nhập kho là 1,000đ/kg. Kế toán ghi giảm chi phí sản xuất trong kỳ:
Nợ TK 152: 845,516 x 1,000 = 845,516,000
Có TK 1541: 845,516,000
Vậy tổng chi phí sản xuất đường phát sinh trong kỳ là:
20,727,830,179 – 845,516,000 = 17,853,994,479 đồng
Trong tháng 12/2005 sản lượng đường Công ty sản xuất được 2,727.52 tấn đạt tiêu chuẩn nhập kho thành phẩm.
Trên cơ sở chi phí sản xuất đầu kỳ, chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đã được tập hợp, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ đã được xác định, sản lượng đường sản xuất nhập kho thành phẩm và phế phụ phẩm thu hồi (mật rỉ), kế toán tiến hành lập bảng tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm.
Khoản mục
chi phí
Sản phẩm dở dang
đầu kỳ
Chi phí sản xuất
trong kỳ
Sản phẩm dở dang
cuối kỳ
Tổng giá thành
Giá thành đơn vị
1. Chi phí NVLTT
15,361,002,463
2. Chi phí NCTT
623,811,000
3. Chi phí SXC
2,714,697,016
4. Mật rỉ thu hồi
845,516,000
Cộng (1+2+3-4)
771,694,721
17,853,994,479
446,768,400
18,178,920,800
6,665.0
Bảng 07 : Bảng tính giá thành sản phẩm tháng 12/2005.
Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên sơ đồ chữ T (Theo phương pháp kế khai thường xuyên)
TK 1541
SDĐK: 771,694,721
TK 6211 TK 152
(152) 14,793,599,788 845,516,000
(153) 532,597,675 15,361,002,463
(3388) 34,805,000
PS: 15,361,002,463 15,361,002,463
TK 6221
(3341) 529,273,500
(3382) 9,395,800 623,811,000 TK 1551
(3383) 70,468,500 18,178,920,800
(3384) 9,395,800
(3385) 5,277,400
PS: 623,811,000 623,811,000
TK 6271
175,274,922
179,238,816
217,683,950 2,714,697,016
(2141) 1,933,980,000
(2142) 3,130,000
(3311) 31,302,891
PS: 2,714,697,016 2,714,697,016
PS: 18,699,510,479 19,024,436,800
SDCK: 446,768,400
Sơ đồ 15: Sơ đồ hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.Chương 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY.
3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY.
Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thực tế ở Công ty mía đường Sông Con Nghệ An, có thể rút ra những ưu điểm và những tồn tại cần tiếp tục hoàn thiện để tăng cường công tác quản trị của Công ty như sau:
Những ưu điểm.
Công ty mía đường Sông Con là một đơn vị sản xuất theo quy trình công nghệ thuộc loại giản đơn, quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm không phức tạp như những doanh nghiệp sản xuất khác. Sản phẩm chính, chi phối toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, sự sống còn của Công ty là đường kính trắng.
Qua hơn 30 năm, từ khi thành lập đến nay, Công ty phải trải qua nhiều thời kỳ dài trong cơ chế tập trung, bao cấp, đến khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt, Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn và sóng gió, có những lúc Công ty đã nằm trên bờ vực phá sản. Đến nay Công ty đã đạt được những thành tích nhất định và rất khả quan, chứng tỏ Công ty đã tổ chức sản xuất kinh doanh đi đúng đường lối của cơ chế mới. Đời sống của cán bộ, công nhân viên Công ty đã không ngừng được nâng lên. Thu nhập bình quân của người lao động liên tục tăng, đến nay đã đạt 1,100,000 đồng đến 1,300,000 dồng/tháng. Công ty đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho người lao động, nộp ngân sách luôn hoàn thành và tăng mạnh qua các năm. Đồng thời cũng nhờ có Công ty mà tạo đièu kiện cho nền kinh tế một huyện miền núi Tân Kỳ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu từ sản xuất thuần nông, độc canh sang sản xuất hàng hoá theo hướng công nghiệp hoá và tạo cho nhiều con em nông dân trong huyện có công ăn việc làm, tăng thu nhập ổn định đời sống, góp phần xoá đói giảm nghèo. Và cũng chính có sự hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi mà Công ty ngày càng trưởng thành, phát triển và mở rộng quy mô sản xuất.
Đứng trên góc độ kế toán, sau những tháng về thực tập tại Công ty, qua tiếp cận thực tế và đặc biệt là đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chúng ta có thể thấy rằng công tác kế toán của Công ty đã góp phần quan trọng, đáng kể về công tác tham mưu, tập hợp, ghi chép tính toán đúng đủ, chính xác và xử lý tốt những thông tin, số liệu kế toán tài chính giúp Giám đốc điều hành Công ty một cách đúng đắn mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có nhiệm vụ hết sức quan trọng đó là quản lý kinh tế.
Như chúng ta đã biết, phòng kế toán là nơi cung cấp thông tin cho các bộ phận khác một cách chính xác, kịp thời về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong những năm qua, Công ty đã từng bước củng cố, dần dần hoàn thiện bộ máy kế toán phù hợp, đáp ứng được yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Công tác kế toán của Công ty đã tuân thủ nghiêm ngặt chế độ chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính, vì nó là phương tiện chứa đựng thông tin, vừa là phương tiện truyền tin về các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành ở Công ty. Đồng thời Công ty đã tổ chức hệ thống sổ và ghi sổ kế toán một cách khoa học, hợp lý, chính xác thuận tiện cho việc tổng hợp số liệu cung cấp thông tin kinh tế, đảm bảo cho các chỉ tiêu báo cáo kế toán và tiết kiệm được thời gian.
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức gọn nhẹ, việc tổ chức hạch toán áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ là phù hợp với mô hình của Công ty.
Ưu điểm của hình thức này là:
Việc lập chứng từ ghi sổ có tác dụng giảm bớt số lần ghi sổ.
Hình thức này cho phép kiểm tra đối chiếu chặt chẽ, dễ ghi chép, không đòi hỏi nghiệp vụ kỹ thuật cao.
Dễ tổng hợp số liệu.
Bộ máy kế toán của Công ty có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, phù hợp với trình độ năng lực của từng cán bộ, phát huy tính chủ động sáng tạo trong công việc.
Công tác kế toán của Công ty đã được trang bị đầy đủ thiết bị làm việc hiện đại như máy vi tính và sử dụng phần mềm kế toán phù hợp với thực tế, giúp kế toán cung cấp thông tin kế toán nhanh và chính xác hơn.
Những hạn chế và tồn tại cần được khắc phục, cải thiện.
Khối lượng công việc các phần hành kế toán tương đối nhiều, nhất là kế toán vật tư, tiền lương, BHXH và chi phí sản xuất công việc quá nhiều, theo dõi hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh khá vất vả.
Trong cơ chế thị trường hiện nay công tác kế toán rất quan trọng, nhưng để cung cấp thông tin cho nhà quản lý một cách chính xác, khoa học và thường xuyên thì yêu cầu có kế toán quản trị là rất cần thiết. Công ty nên có phần hành kế toán này, vì nó sẽ giúp cho các nhà quản lý ra các quyết định kinh doanh nhanh nhạy, hợp lý có ảnh hưởng đến quá trình tồn tại và phát triển của Công ty.
Mặc dù công tác kế toán đã được trang bị đầy đủ thiết bị cũng như phần mềm kế toán, nhưng hàng ngày kế toán phần hành vẫn thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đồng thời cả bằng tay và bằng máy, việc này làm cho khối lượng công việc tăng lên, công tác ghi chép trùng lặp. Công ty nên tổ chức thực hiện tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên máy để giảm bớt khối lượng công việc phát sinh hàng ngày.
ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.
Những ưu điểm.
Hiện nay, Công ty dã tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách khoa học và hợp lý đảm bảo cho việc tính đúng, tính đủ chi phí phát sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính giá thành sản phẩm chính xác.
Việc theo dõi, tập hợp các thông tin số liệu trên các tài khoản được xử lý đúng ngay từ ban đầu một cách chặt chẽ và chuẩn xác, tạo điều kiện cho công việc tập hợp trực tiếp chi phí cho từng đối tượng.
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm hợp lý, phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty.
Xác định kỳ tính giá thành là hàng tháng là đúng đắn, chính vì vậy mà đã cung cấp thông tin giá thành sản phẩm rất kịp thời cho Giám đốc để tăng cường công tác quản trị Công ty và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đáp ứng kịp thời với điều kiện kinh tế trường.
Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty đã tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, các chế độ tài chính hiện hành. Đồng thời có sự linh hoạt trong vận dụng giữa lý luận và thực tiễn của Công ty, song vẫn đảm bảo tính pháp lý.
Nhìn chung công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty mía đường Sông Con là tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo cho việc tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất bỏ ra. Công tác báo cáo quyết toán, phân tích hoạt động tài chính rõ ràng, kịp thời.
Những hạn chế và tồn tại cần được khắc phục, cải thiện.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên thì còn một số mặt hạn chế và tồn tại cần khắc phục như sau:
- Trong qua trình xuất vật tư dùng cho sản xuất vẫn còn tình trạng xuất âm (thực tế cán bộ vật tư đã mua về nhập kho nhưng chưa làm thủ tục nhập vật tư tại phòng kế toán). Vì vậy đơn giá vật tư không được cập nhật kịp thời, khi xuất dùng sẽ không chính xác dẫn đến tập hợp chi phí sản xuất sẽ không được chính xác.
Chi phí nhân công trực tiếp: là các khoản phải trả về sử dụng lao động. Khoản này cần phải tính toán đơn giá lương sản phẩm tốt hơn, nhằm kích thích người lao động tăng cường trách nhiệm trong sản xuất, đảm bảo vừa đạt năng suất, chất lượng nhưng lại vừa đảm bảo an toàn trong lao động. Chính vì lẽ đó mà Công ty nên trích một phần chi phí để dự phòng tai nạn, rủi ro do công nhân trực tiếp gây ra và đưa vào hạch toán tính giá thành sản phẩm. Cuối kỳ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ điều chỉnh.
Hiện nay Công ty đang tính giá thành theo phương pháp trực tiếp (giản đơn), phương pháp này cần phải được mở thẻ tính giá thành theo từng loại sản phẩm (theo từng đối tượng tính giá thành). Căn cứ vào kết quả kiểm kê xác định giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ và ghi vào thẻ tính giá thành. Xác định tổng giá thành của từng loại sản phẩm như sau:
Tổng giá thành sản phẩm
=
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
-
Các khoản làm giảm chi phí
-
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY.
Một trong những vấn đề quan trọng để tăng cường và cải tiến công tác hạch toán kế toán, làm cho kế toán ngày càng trở thành công cụ đắc lực nhằm tăng cường quản lý kinh tế tài chính, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu đổi mới của cơ chế quản lý kinh tế và không ngừng cải tiến, hoàn thiện hình thức kế toán cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển của Công ty.
Xuất phát từ vấn đề nêu trên, qua thời gian thực tập tại Công ty, tìm hiểu tình hình thực tế với sự nhận thức còn hạn chế của mình, tôi chỉ có thể tìm thấy một số điều còn chưa hoàn thiện trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Trên cơ sở đó tô xin trình bày một số suy nghĩ của mình nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty mía đường Sông Con.
Đối việc tổ chức công tác kế toán.
Để góp phần hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại Công ty, qua thời gian tìm hiểu thực tế tôi thấy có một số vấn đề cần khắc phục để phát huy hơn nữa vai trò của công tác kế toán đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Về tổ chức bộ máy và các phần hành kế toán.
Hiện nay, công tác kế toán nguyên vật liệu của Công ty là rất lớn, vì vậy để đảm bảo kế toán nguyên vật liệu chính xác, kịp thời đảm bảo hạch toán đúng đủ, nhanh và chính xác các chi phí nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. Vì vậy Công ty cần phải bổ sung thêm nhân viên kế toán để tách kế toán nguyên vật liệu riêng, không kiêm nhiệm như hiện nay.
Về công tác đào nghiệp vụ chuyên môn.
Công ty nên chú trọng hơn nữa vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho Công ty, như cử cán bộ đi đào tạo các lợp quản lý và nghiệp vụ để ngày càng nâng cao trình độ quản lý theo tiêu chuẩn ISO mà Công ty đang thực hiện.
Đặc biệt trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, để tồn tại và phát triển thì một yêu cầu quan trọng là công tác nắm bắt và phân tích thị trường. Hiện nay mảng thị trường của Công ty còn tương đối yếu, chưa cung cấp kịp thời các thông tin về thị trường cho nhà quản lý nhằm đưa ra các quyết định mang tính chiến lược. Vì vậy Công ty nên quan tâm hơn nữa về mảng này, Công ty có thể tuyển thêm cán bộ có trình độ chuyên ngành hoặc có phương án gửi cán bộ đi đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên sâu.
Áp dụng tin học vào công tác kế toán.
Hiện nay, Công ty đã sử dụng kế toán máy vào công tác kế toán, nhưng do trình độ về tin học của cán bộ kế toán còn yếu, chưa qua đào tạo chính quy về tin học. Vì vậy Công ty nên tổ chức đào tạo nâng cao trình độ tin học cho cán bộ kế toán và cử cán bộ đi đào tạo lớp chuyên ngành nhằm xử lý những sự cố có thể xảy ra để không ảnh hưởng đến công tác kế toán.
Đối với công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, cho nên Công ty cần quan tâm có biện pháp quản lý tiết kiệm khoản mục chi phí này nhằm hạ giá thành sản phẩm. Việc tổng hợp khoản mục chi phí NVLTT, nên theo dõi qua bảng phân bổ chi tiết từng nhóm nguyên vật liệu để nắm được sự biến động chi phí, có biện pháp quản lý tốt chi phí, góp phần làm giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường.
Do đặc điểm nguyên liệu chính để sản xuất đường là mía cây nhanh hỏng, không để lâu được mà sau khi thu hoạch phải kịp thời đưa vào chế biến ngay, nếu không mía cây sẽ giảm chất lượng, thậm chí hư hỏng không sử dụng vào sản xuất được. Biện pháp giảm bớt chi phí nguyên vật liệu chính là quản lý thu mua mía chặt chẽ, có kế thoạch thu đốn mía phù hợp với tiến độ và công suất ép của nhà máy, tổ chức vận chuyển, cân nhận mía kịp thời.
Đối với các nguyên vật liệu trực tiếp khác, tuy tỷ trọng không lớn nhưng nếu Công ty quan tâm đúng mức từ khâu quản lý kế hoạch thu mua hợp lý, nắm bắt kịp thời giá cả của nguyên vật liệu ở các khu vực khác nhau, để tìm ra được những khu vực thị trường có giá bán nguyên vật liệu thấp mà vẫn đảm bảo chất lượng, cung ứng kịp thời về số lượng cũng như chủng loại với chi phí vận chuyển thấp nhất sẽ giúp Công ty giảm bớt được chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất.
Đẩy mạnh công tác quản lý vật tư từ kho cho đến nguyên vật liệu xuất dùng cho qua trình sản xuất. Từ đó đề ra các biện pháp khắc phục kịp thời những mặt yếu kém, lãng phí trong qua trình sản xuất.
Có chế độ khen thưởng và xử phạt thích đáng đối với những cá nhân, tập thể tiết kiệm hay sử dụng lãng phí nguyên vật liệu.
Hạch toán chi phí nhân công.
Để tiết kiệm và quản lý tốt chi phí nhân công một cách hợp lý, Công ty cần phải:
- Sắp xếp bố trí lao động hợp lý trong các khâu sản xuất, giảm bớt lao động dư thừa và lao động không đáp ứng yêu cầu về tay nghề, không chấp hành tốt nội quy, quy trình kỹ thuật.
- Có chế độ khen thưởng kịp thời những đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao nhằm khuyến khích người lao động có trách nhiệm và nhiệt tình trong sản xuất kinh doanh.
Hạch toán chi phí sản xuất chung.
Trong quá trình sản xuất sản phẩm tiết kiệm chi phí NVLTT và chi phí NCTT có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, do đó tiết kiệm được chi phí sản xuất chung là hợp lý nhất.
Chi phí sản xuất chung tại Công ty chiếm tỷ trọng lớn là khấu hao TSCĐ, chi phí này phát sinh đều hàng năm (Công ty sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng), vì vậy để giảm chi phí trên đơn vị sản phẩm thì nhất thiết Công ty phải tăng năng suất sản xuất sản phẩm. Ngoài ra các chi phí khác như công cụ dụng cụ lao động, kế toán cần mở sổ chi tiết theo dõi về số lượng, vì có những công cụ dụng cụ mặc dù đã được phân bổ hết vào giá thành nhưng vẫn có thể sử dụng được.
Công ty cần có những quy định cụ thể nhằm hạn chế chi phí sản xuất chung như chi phí văn phòng phẩm, điện, điện thoại ở phân xưởng cũng như ở văn phòng Công ty.
Hiện nay Công ty có mở chi tiết tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung” đến từng đối tượng tập hợp chi phí, nhưng lại bỏ tài khoản cấp II của tài khoản này. Như vậy việc tập hợp tất cả các loại chi phí sản xuất chung của một đối tượng tạp hợp chi phí đều được tập hợp chung với nhau. Ví dụ: chi phí sản xuất chung của sản xuất đường từ chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật tư, công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ dùng cho phân xưởng và chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác đều được tập hợp chung trên TK 6271 “Chi phí sản xuất chung sản xuất đường”. Để công tác quản lý chi phí một cách chặt chẽ, Công ty nên sử dụng tài khoản cấp II như theo quy định của Bộ Tài chính. Cụ thể như sau:
TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272: Chi phí vật liệu
TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất
TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278: Chi phí bằng tiền khác
Và mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí, từ đó sẽ theo dõi chi tiết từng loại chi phí sản xuất chung, để nắm bắt được sự biến động của từng loại chi phí này và có biện pháp quản lý chi phí góp phần làm giảm giá thành sản phẩm.
Trên đây là một số đề xuất của tôi nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty mía đường Sông Con. Tuy nhiên với khả năng còn hạn chế về lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn, nên ý kiến đề xuất chỉ mang tính định hướng giải quyết những vấn đề chung, nhằm đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời và chính xác cho nhà quản lý, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thực hiện có hiệu quả hơn.
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh không ngoài mục đích tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục đích này, doanh nghiệp phải luôn tìm tòi mọi biện pháp để tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty mía đường Sông Con Nghệ An tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh cũng không nằm ngoài mục đích này.
Lãnh đạo Công ty đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Việc tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm sẽ giúp cho Công ty thấy rõ dược bức tranh về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, để từ đó đề ra những kế hoạch sản xuất kinh doanh và chiến lược thực hiện kế hoạch, nhằm không ngừng giảm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm , nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Để tồn tại và phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, Công ty cần phải làm ăn có hiệu quả, có lãi để tích luỹ và tái đầu tư. Muốn làm được điều này thì Công ty phải hạ thấp giá thành để tạo sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó cần tổ chức sản xuất kinh doanh khoa học và hợp lý, phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của Công ty.
Do vậy tổ chức tốt công tác kế toán nói chung cũng như tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty sẽ có tác dụng to lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, góp phần nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận cho Công ty.
Do vậy việc hạch toán chi sản xuất hợp lý là điều quan trọng. Điều này phụ thuộc vào năng lực thực tế, quy mô tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất của Công ty.
KIẾN NGHỊ.
Với trình độ năng lực còn hạn chế và thời gian thực tập có hạn, tôi xin đóng góp một số ý kiến góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.
Trong các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh thì yếu tố con người là nguyên nhân chính quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, cho nên Công ty cũng cần có chính sách đào tạo, giáo dục tuyên truyền để mọi người có ý thức trách nhiệm với nhiệm vụ được giao và với Công ty.
Bảng 01:
KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2003 – 2005)
Chỉ tiêu
ĐVT
2,003
2,004
2,005
2004/2003
2005/2004
±
%
±
%
Sản lượng
Tấn
21,133
20,403
15,481
-730
-3
-4,922
-24
Tổng doanh thu
1.000đ
86,561,475
89,851,547
105,344,620
3,290,072
4
15,493,073
17
Tổng chi phí
1.000đ
162,942,506
85,179,978
84,236,870
-77,762,528
-48
-943,108
-1
Thuế phải nộp
1.000đ
1,069,532
3,635,906
4,298,773
2,566,374
240
662,867
18
Lợi nhuận
1.000đ
-77,450,563
1,035,663
16,808,977
78,486,226
7,478
15,773,314
1,523
Thu nhập bình quân
1.000đ
810
1,050
1,100
240
30
50
5
(Nguồn số liệu: Phòng Kế toán – tài vụ, Công ty mía đường Sông Con)
Bảng 06 :
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG THÁNG 12 NĂM 2005
TT
TK Nợ
Có TK 334
Lương để trích các khoản
Các khoản trích theo lương
Tổng cộng
3382
3383
3384
3384
Cộng có TK 338
1
241
14,626,500
10,819,500
216,400
1,622,900
216,400
108,100
2,163,800
16,790,300
2
623
450,000
450,000
9,000
67,500
9,000
3,400
88,900
538,900
3
641
3,437,400
3,437,400
68,700
515,600
68,700
34,300
687,300
4,124,700
4
642
528,609,200
241,157,700
4,823,200
36,173,700
4,823,200
2,408,100
48,228,200
576,837,400
5
6221
529,273,500
469,790,000
9,395,800
70,468,500
9,395,800
5,277,400
94,537,500
623,811,000
6
6271
105,979,200
61,297,000
1,225,900
9,194,600
1,225,900
918,100
12,564,500
118,543,700
7
6272
9,453,000
3,752,000
75,000
562,800
75,000
56,200
769,000
10,222,000
8
6274
3,569,000
3,569,000
71,400
535,400
71,400
35,700
713,900
4,282,900
9
6275
106,024,600
37,915,100
758,300
5,687,300
758,300
284,000
7,487,900
113,512,500
Cộng
1,301,422,400
832,187,700
16,643,700
124,828,300
16,643,700
9,125,300
167,241,000
1,468,663,400
Tổng phân bổ tháng 12/2005: Một tỷ, bốn trăm sáu tám triệu, sáu trăm sáu ba nghìn, bốn trăm đồng)
NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2005
Người lập biểu Kế toán trưởng
Bảng 07:
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Tháng 12 năm 2005
Đơn vị tính: 1,000VNĐ
TT
Chỉ tiêu
Tỷ lệ khấu hao (%) hoặc thời gian sử dụng
Nơi sử dụngToàn DN
TK 627 "Chi phí SXC"
TK 623 "Chi phí sử dụng máy thi công"
TK 642 "Chi phí QLDN"
TK 641 "Chi phí bán hàng"
Nguyên giá
Mức khấu hao
Nhà máy Đường
Nhà máy Vi sinh
Trại hươu
1
I- Số KH đã trích tháng trước
237,054,100
1,995,069
1,937,109
17,988
14,534
4,581
20,858
0
2
II- Số KH TSCĐ tăng trong tháng
100,881
1,779
0
0
0
0
991
2,567
3
- Nhà cửa vật kiến trúc
20 năm
51,334
1,283
0
0
0
0
0
1,283
4
- Dụng cụ quản lý
05 năm
49,547
496
0
0
0
0
496
0
5
III- Số KH TSCĐ giảm trong tháng
0
0
0
0
0
0
0
0
6
VI- Số khấu hao phải trích tháng này
237,054,100
1,996,848
1,937,109
17,988
14,534
4,581
21,354
1,284
7
- Máy móc thiết bị
12 năm
233,284,900
1,942,638
1,933,980
4,078
0
4,581
0
0
8
- Nhà cửa vật kiến trúc
20 năm
3,544,733
37,355
3,130
13,911
771
0
18,261
1,284
9
- Dụng cụ quản lý
10 năm
114,367
3,093
0
0
0
0
3,093
0
10
- Tài sản khác
01 năm
110,100
13,763
0
0
13,763
0
0
0
Ngày 31 tháng 12 năm 2005
Người lập bảng Kế toán trưởng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty mía đường sông con.docx