Trong cơ chế thị trường, bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng
phải ý thức được tầm quan trọng của nguyên tắc cơ bản trong quá trình hạch toán kinh
doanh là lấy thu nhập bù đắp vào các khoản chi phí bỏ ra. Đó không chỉ là nguyên tắc
mà còn là một yêu cầu, và là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Với
cơ chế thị trường, cạnh tranh chính là đảm bảo sự sống còn của doanh nghiệp, do đó,
các doanh nghiệp không chỉ tạo ra sản phẩm đẹp, chất lượng mà còn phải biết quản lý
công tác sản xuất, quản lý chi phí nhằm giảm giá thành sản phẩm.
77 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3125 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Thiện Ân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Có
Chứng từ gốc
Sổ quỹ Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Sổ, thẻ
kế toán
chi tiết
Bảng
tổng hợp
chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Bảng cân đối
số phát sinh
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Sổ Cái
Báo cáo tài chính
HU
TE
CH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TH.S Nguyễn Trọng Nghĩa
SVTT: Lê Thị Thúy Hằng 42
và số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái để làm căn cứ lập Bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết được
dùng để lập Báo cáo Tài chính.
Hàng tháng, in sổ trình Giám đốc ký, đóng dấu giáp lai, đóng quyển theo quy
định.
2.1.5.6 Tổ chức lập báo cáo kế toán
Do chưa bố trí được kế toán tổng hợp nên tại bộ phận kế toán Công ty TNHH Thiện
Ân, hầu hết hệ thống các báo cáo kế toán đều do Kế toán trưởng lập và Báo cáo kịp
thời, đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan chức năng cũng như phục vụ cho công tác quản
lý của Ban lãnh đạo. Báo cáo kế toán được phân thành 02 hệ thống như sau:
- Báo cáo tài chính: được lập theo đúng quy định của Chế độ kế toán ban hành theo
Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính, bao gồm 04 phần sau:
+ Bảng cân đối kế toán;
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
+ Bản thuyết minh Báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính được lập và gởi đến các cơ quan quản lý nhà nước theo đúng thời
gian quy định (không quá 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính): cơ quan Thuế,
Thống Kê và cơ quan Đăng ký kinh doanh; Ngoài ra, để phục vụ cho công tác giám sát
hoạt động kinh doanh khi sử dụng vốn vay, Báo cáo tài chính còn được lập và gởi
Ngân hàng – nơi có quan hệ tín dụng với Công ty khi có yêu cầu; Báo cáo Ban lãnh
đạo khi có chỉ đạo.
- Báo cáo kế toán quản trị: bao gồm các báo cáo được lập ra để phục vụ cho yêu cầu
quản lý, điều hành của Ban Giám đốc khi có yêu cầu. Ngoài các báo cáo mang tính
chất tổng hợp do Kế toán trưởng lập, hầu hết các báo cáo chi tiết đều do kế toán viên
phụ trách phần hành của mình lập, Kế toán trưởng kiểm tra, ký xác nhận sau đó gởi
Ban Giám đốc: Báo cáo chi tiết bán hàng, báo cáo tình hình sản xuất, tình hình công
HU
TE
CH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TH.S Nguyễn Trọng Nghĩa
SVTT: Lê Thị Thúy Hằng 43
nợ….Có thể nói, báo cáo kế toán quản trị được lập, báo cáo kịp thời, chính xác đã giúp
Lãnh đạo Công ty có những quyết định đúng đắn trong việc điều hành hoạt động, từ
đó giúp Công ty kinh doanh có hiệu quả và không ngừng lớn mạnh.
2.1.5.7 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 2.4: Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán
2.1.5.8 Chức năng, nhiệm vụ của từng nhân viên
Bộ máy kế toán có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý công tác tài chính
của Công ty nên việc tổ chức sắp xếp một cách khoa học và hợp lý là hết sức cần thiết.
Đội ngũ kế toán của công ty gồm 05 người, được phân công cụ thể như sau:
- Kế toán trưởng: Là người trực tiếp điều hành toàn bộ công tác kế toán, kiểm tra giám
sát tình hình hạch toán kế toán trong công ty, điều hành các chức năng tài chính. Chịu
trách nhiệm ký duyệt các chứng từ kế toán và các tài liệu liên quan đến công tác kế
toán .Tham mưu cho Giám đốc về tình hình tài chính của công ty.
Từ số liệu các kế toán có liên quan để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm sản
xuất. Kiểm tra đối chiếu số liệu sổ sách giữa các phần hành, ghi GTGS và tổng hợp vào
Kế toán trưởng
KT.Thanh
toán - Công
nợ
KT. Lương
– CCDC -
TSCĐ
KT.Vật tư -
Nguyên
liệu
KT.tiêu thụ -
XNK
KT. Thuế -
Thủ Quỹ
HU
TE
CH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TH.S Nguyễn Trọng Nghĩa
SVTT: Lê Thị Thúy Hằng 44
sổ cái, sổ tổng hợp. Lập BCTC, báo cáo quyết toán, trích lập và sử dụng các quỹ theo
đúng quy định. Lưu trữ chứng từ và sổ sách kế toán.
- Kế toán thanh toán - công nợ: Ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến việc
thu chi tiền tại quỹ và tiền gửi ngân hàng của công ty. Định kỳ (tháng, quý) kết hợp với thủ
quỹ kiểm tra số dư tiền mặt, căn cứ vào sổ phụ ngân hàng đề đối chiế số dư tiền gửi.Theo
dõi chi tiết công nợ phải thu, phải trả của từng khách hàng. Báo cáo cho Kế toán trưởng về
những khách hàng có dư nợ và thời hạn nợ dài để có biện pháp xử lý.
- Kế toán vật tư nguyên liệu: Theo dõi tình hình nhập xuất nguyên vật liệu dùng cho
sản xuất. Kiểm kê, đối chiếu với thủ kho nguyên vật liệu tồn kho theo định kỳ. Tổng
hợp nguyên liệu vào cuối kỳ để kế toán tổng hợp thanh toán tính giá thành.
- Kế toán tiền lương - TSCĐ: Theo dõi tình hình tăng giảm của các loại tài sản.
Tính và trích khấu hao hàng tháng theo quy định. Tính lương và theo dõi tiền lương
phải trả cho nhân viên toàn công ty, các khoản trích theo quy định như BHYT,
BHXH, KPCĐ.
- Kế toán tiêu thụ – XNK: Lập hợp đồng bán hang, xuất hóa đơn, ghi sổ theo dõi
chi tiết bán hàng, đôn đốc thu nợ; lập hồ sơ xuất khẩu, hồ sơ chiết khấu và đề nghị
thanh toán theo bộc chứng từ…
- Kế toán thuế kiêm thủ quỹ: Tập hợp hóa đơn, chứng từ mua vào, bán ra; lập hồ sơ
khai thuế hàng tháng, quý và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn; Lập hồ sơ quyết toán
thuế TNCN, TNDN năm và các công việc khác có liên quan. Chịu trách nhiệm thu –
chi tiền mặt tại Công ty theo chứng từ đã được duyệt, báo cáo thu – chi – tồn quỹ hang
tháng và khi có yêu cầu.
2.2 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Thiện
Ân
2.2.1 Một số vấn đề chung về việc hạch toán chi phí và tính giá thành tại
công ty TNHH Thiện Ân
HU
TE
CH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TH.S Nguyễn Trọng Nghĩa
SVTT: Lê Thị Thúy Hằng 45
Công ty TNHH Thiện Ân là một doanh nghiệp tư nhân với hoạt động sản xuất kinh
doanh chính là thu mua và chế biến và bán hạt điều nên việc quản lý, theo dõi, hạch
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cũng có những đặc thù
riêng biệt để phù hợp với đặc điểm kinh doanh như sau:
2.2.1.1 Công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành
sản phẩm
a) Nhận diện và phân loại chi phí sản xuất tại Công ty
Chi phí sản xuất hạt điều là toàn bộ các khoản mục chi phí phát sinh trong kỳ có
liên quan đến quá trình sản xuất ra sản phẩm (nhân điều thành phẩm) đã nhập kho
hoặc còn dỡ dang trên dây chuyền sản xuất tại thời điểm xác định, chi phí sản xuất
được tập hợp và hạch toán theo từng tháng và được phân loại như sau:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là giá trị xuất kho của nguyên liệu hạt điều khô
được thu mua từ trong nước hoặc nhập khẩu; giá trị của bán thành phẩm là nhân điều
sống (chưa qua công đoạn sấy, bóc vỏ lụa) hoặc nhân điều trắng (đã qua công đoạn bóc
vỏ lụa) mua từ bên ngoài để tiếp tục quá trình chế biến thành thành phẩm đạt tiêu
chuẩn chất lượng.
+ Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất: tổng tiền lương, các khoản trích theo lương
và các khoản phải trả khác phát sinh trong tháng của công nhân trực tiếp chế biến hạt
điều trong các công đoạn.
+ Chi phí sản xuất chung: tập hợp tất cả các chi phí khấu hao, phân bổ, chi phí mua
ngoài hoặc chi phí bằng tiền khác có liên quan đến quá trình chế biến hạt điều phục vụ
tại phân xưởng chế biến như: chi phí khấu hao, điện, tiền lương phục vụ sản xuất, chi
phí bảo trì….
b) Công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
- Lập kế hoạch chí phí sản xuất và giá thành: hàng tháng Công ty TNHH Thiện Ân
không lập kế hoạch chi phí sản xuất mà chỉ được lập vào hàng năm thể hiện tại Báo
cáo tổng kết tình hình hoạt động năm và kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh năm
HU
TE
CH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TH.S Nguyễn Trọng Nghĩa
SVTT: Lê Thị Thúy Hằng 46
sau. Theo đó, dựa trên sản lượng sản xuất dự kiến để ước tính tổng chi phí sản xuất
năm sau, đồng thời cũng xây dựng định mức tiêu hao nguyên liệu bình quân, đơn giá
chi phí tiền lương bình quân…
- Tổ chức theo dõi: Mỗi nhân viên kế toán được phân chia nhiệm vụ theo dõi, tính toán
và phản ánh các khoản chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến phần hành kế toán
do mình phụ trách một cách chính xác. Cuối tháng các nhân viên kế toán tập hợp báo
cáo cho kế toán trưởng. Trên cơ sở số liệu báo cáo của kế toán viên, kế toán trưởng
kiểm tra, tổng hợp chi phí sản xuất trong tháng đồng thời xác định giá thành hạt điều để
báo cáo lên Giám đốc xem xét và có quyết định điều chỉnh hơp lý.
Cuối năm,kế toán trưởng tổng hợp, phân tích, so sánh với số liệu năm kề trước và kế
hoạch chi phí đã lập đầu năm để đánh giá, tìm ra nguyên nhân dẫn đến tăng, giảm giá
thành hạt điều làm cơ sở Ban giám đốc ra những quyết sách về sản xuất kinh doanh
phù hợp mang lại hiệu quả cao nhất.
2.2.1.2 Đối tượng tập hợp chí phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Là phạm vi mà chi phí cần được tập hợp được
cấu thành trong lượng nhân điều thành phẩm nhập kho và hạt điều dỡ dang đang chế
biến vào cuối kỳ.
Đối tượng tập hợp giá thành: Là nhân điều thành phẩm đã hoàn thành nhập kho
trong kỳ.
2.2.1.3 Chính sách kế toán đối với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Kỳ tính giá thành:
Tại Công ty TNHH Thiện Ân, việc xác định giá thành được tiến hành vào cuối
tháng, như vậy kỳ tính giá thành là tháng.
- Đơn vị tính giá thành: Giá thành đơn vị được chọn: đồng/kg.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: theo phương pháp chi phí
nguyên vật liệu chính.
HU
TE
CH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TH.S Nguyễn Trọng Nghĩa
SVTT: Lê Thị Thúy Hằng 47
Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Áp dụng phương pháp trực tiếp (phương
pháp giản đơn), tức:
Tổng giá
thành sản
phẩm hoàn
thành nhập
kho trong kỳ
=
Chi phí sản
xuất dở
dang đầu
kỳ
+
Chi phí sản
xuất phát sinh
trong kỳ
-
Chi phí sản
xuất dở
dang cuối
kỳ
-
Các khoản
điều chỉnh
giảm giá
thành
2.2.1.4 Quy trình kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm
- Hàng ngày, căn cứ chứng từ kế toán để phản ánh các khoản chi phí sản xuất phát sinh
có liên quan đến quá trình chế biến vào các khoản mục chi phí tương ứng với các tài
khoản như 621, 622, 627.
- Cuối tháng, tập hợp chí phí sản xuất trong tháng bằng cách kết chuyển toàn bộ các
khoản mục chi phí phát sinh trên tài khoản 621, 622, 627 sang tài khoản 154.
Đánh giá và xác định giá trị nhân điều còn dỡ dang cuối tháng theo phương pháp
đã chọn.
Xác định tổng giá thành nhân điều thành phẩm nhập kho theo phương pháp giản
đơn nêu trên, hạch toán giá trị nhân điều hoàn thành nhập kho vào tài khoản 155 (ghi
Nợ TK 155 – ghi Có TK 154).
Căn cứ tổng số lượng (kg) nhân điều nhập kho trong tháng để tính giá thành đơn
vị cho mỗi kilogame nhân điều hoàn thành nhập kho.
2.2.2 Hạch toán chi phí sản xuất
2.2.2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
a) Đặc điểm
Đặc điểm nổi bật của ngành công nghiệp chế biến hạt điều là doanh nghiệp hầu
như phải phụ thuộc rất lớn vào yếu tố nguyên liệu. Chất lượng và giá mua hạt điều khô
HU
TE
CH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TH.S Nguyễn Trọng Nghĩa
SVTT: Lê Thị Thúy Hằng 48
luôn được quan tâm hàng đầu vì nó quyết định sự thành bại của nhà sản xuất. Chi phí
hạt điều khô chiếm tỷ lệ lớn (gần 90%) trong toàn bộ chi phí sản xuất ra nhân hạt điều.
Vì vậy việc theo dõi, tập hợp và ghi nhận khoản mục chi phí này một cách chính xác sẽ
phản ánh được đúng đắn tình hình hiệu qủa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguyên vật liệu trực tiếp tồn tại dưới hai trạng thái như sau:
+ Hạt điều khô chưa qua bất kỳ công đoạn chế biến.
+ Nhân điều bán thành phầm mua ngoài: Có thể là nhân điều sống (chỉ qua công
đoạn tách vỏ) hoặc nhân điều trắng xô (đã qua công đoạn bốc lụa nhưng chưa được
phân loại theo tiêu chuẩn) được mua từ bên ngoài để tiếp tục chế biến thành sản phẩm
hoàn chỉnh.
Công ty TNHH Thiện Ân sử dụng phương pháp tập hợp trực tiếp từ thực tế phát
sinh để ghi nhận chi phí nguyên vật liệu trong kỳ.
b) Chứng từ sử dụng
Phiếu đề nghị xuất kho;
Phiếu xuất kho: bao gồm xuất kho hạt điều khô và bán thành phẩm mua ngoài;
Thẻ kho;
Bảng tổng hợp xuất kho nguyên liệu sản xuất (dùng để đối chiếu vào cuối
tháng).
c) Luân chuyển chứng từ
Tùy theo nhu cầu hoặc kế hoạch sản xuất theo tiến độ hợp đồng đã ký kết, bộ
phận sản xuất lập phiếu đề nghị xuất kho trình Giám đốc ký duyệt xuất kho hạt điều
khô nguyên liệu cho bộ phận xử lý hấp, hoặc xuất kho nhân bán thành phẩm mua ngoài
cho bộ phận sấy. Sau đó chuyển cho Thủ kho để lập phiếu xuất kho và làm thủ tục xuất
kho cho Trưởng khâu xử lý theo đúng nội dung, đồng thời thủ kho ghi vào thẻ kho
nguyên liệu.
Phiếu xuất kho được lập 03 liên: 01 liên Tổ trưởng tổ xử lý giữ; 01 liên gởi
phòng Kế toán để theo dõi; 01 liên Thủ kho ghi vào sổ kho sau đó lưu.
HU
TE
CH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TH.S Nguyễn Trọng Nghĩa
SVTT: Lê Thị Thúy Hằng 49
Căn cứ phiếu xuất kho, Kế toán nguyên liệu phản ánh vào bảng tổng hợp xuất
kho nguyên liệu sản xuất.
d) Tài khoản sử dụng
Tài khoản 6211: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – Hạt điều khô.
Tài khoản 6212: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – Nhân bán thành phẩm mua
ngoài.
e) Phương pháp tính giá xuất kho nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu khi nhập kho được kế toán theo dõi riêng biệt cho hạt điều khô
và nhân điều bán thành phẩm mua ngoài. Khi xuất kho kế toán sử dụng phương pháp
xác định bình quân gia quyền tính vào cuối tháng để hạch toán, cụ thể:
Đơn giá nguyên liệu
xuất kho BQ trong
kỳ
=
Giá trị nguyên liệu tồn
kho đầu kỳ
+
Giá trị nguyên liệu nhập
kho trong kỳ
Số lượng nguyên liệu
tồn kho đầu kỳ
+
Số lượng nguyên liệu
nhập kho trong kỳ
Do cách xác định giá xuất kho nguyên liệu như trên nên hàng ngày khi nhận
được phiếu xuất kho vật liệu do thủ kho chuyển đến, bộ phận kế toán chỉ theo dõi số
lượng nguyên liệu xuất dùng. Cuối tháng khi đã xác định được đơn giá xuất kho, kế
toán mới tiến hành ghi bổ sung giá trị vật liệu cho từng lô nguyên liệu đã xuất trong
tháng.
f) Hạch toán kế toán
Như đã nêu trên, cuối tháng kế toán mới xác định giá trị nguyên liệu xuất kho và
tiến hành hạch toán như sau:
+ Khi xuất kho hạt điều khô cho Bộ phận xử lý (hấp, chao), kế toán hạch toán:
Nợ tài khoản 6211: Chi phí NVL trực tiếp – Hạt điều khô.
HU
TE
CH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TH.S Nguyễn Trọng Nghĩa
SVTT: Lê Thị Thúy Hằng 50
Có tài khoản 1521: Nguyên vật liệu – Hạt điều khô.
+ Khi xuất kho nhân điều bán thành phẩm mua ngoài để tiếp tục chế biến, kế
toán hạch toán:
Nợ TK 6212: Chi phí NVL trực tiếp – Nhân BTP mua ngoài.
Có TK 1522: NVL trực tiếp – Nhân BTP mua ngoài.
g) Trình tự ghi sổ
Cuối tháng, căn cứ vào Phiếu xuất kho (đã được ghi bổ sung phần giá trị nguyên
liệu xuất dung) kế toán ghi vào “Sổ chi tiết nguyên liệu, sản phẩm, hàng hóa” mở chi
tiết cho Hạt điều khô; nhân điều bán thành phẩm mua ngoài. Đồng thời đối chiếu phần
số lượng với Sổ kho với Thủ kho. Từ số liệu tổng hợp của Bảng tổng hợp xuất kho
nguyên liệu sản xuất để phản ánh phần giá trị vào Chứng từ ghi sổ.
Cũng căn cứ các phiếu xuất kho nêu trên, kế toán ghi vào “Sổ chi phí sản xuất
kinh doanh” phần chi phí nguyên liệu trực tiếp sản xuất (Tài khoản 6211 và 6212).
Tiến hành kết chuyển toàn bộ khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát
sinh trong tháng sang tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang để tập hợp
chi phí sản xuất.
Căn cứ vào nội dung tổng hợp trên các Chứng từ ghi sổ đối với bút toán Nợ tài
khoản 6211, 6212 – Có tài khoản 1521, 1522 và Nợ tài khoản 154 – Có tài khoản 6211,
6212 để ghi vào Sổ cái các tài khoản tương ứng.
Tại đơn vị, sổ cái TK 621 được thực hiện ghi chép vào cuối tháng.
Và Chứng từ ghi sổ được liệt kê và tổng hợp vào cuối tháng, không tách riêng
từng TK mà tổng hợp tất cả theo phát sinh của từng ngày trong kỳ.
h) Nghiệp vụ phát sinh: (kèm phụ lục A)
Căn cứ vào sổ chi tiết nguyên liệu hạt điều khô tháng 12/2011:
Số lượng hạt điều khô tồn đầu kỳ là 45.441 kg có tổng trị giá là 1.766.700.765
đồng
HU
TE
CH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TH.S Nguyễn Trọng Nghĩa
SVTT: Lê Thị Thúy Hằng 51
Số lượng hạt điều khô nhập kho trong kỳ 405.098kg có tổng trị giá là
15.696.004.600 đồng
để tính giá nguyên liệu hạt điều khô xuất kho trong tháng 12/2011 như sau :
Đơn giá nguyên
liệu xuất kho BQ
trong kỳ
=
1.766.700.765 + 15.696.004.600
45.441 + 405.098
= 38.760 đ/kg.
Cuối tháng, căn cứ các phiếu xuất kho nguyên liệu đã được ghi bổ sung phần giá
trị, kế toán tiến hành hạch toán phản ánh vào Sổ chi tiết nguyên vật liệu, Chứng từ ghi
sổ và Sổ cái các tài khoản có liên quan:
+ Phiếu xuất kho số PXK-12/01DK ngày 01/12/2011 xuất kho 26.584 kg hạt điều khô
cho khâu xử lý trị giá 26.584kg x 38.760 đ/kg = 1,030,385,459 đồng.
Kế toán hạch toán:
Nợ TK 6211: 1.030.385.459 đồng.
Có TK 1521: 1.030.385.459 đồng.
+ Tương tự ngày 04/12/2011 xuất 18,657 kg hạt điều khô trị giá 723,138,034 đồng theo
phiếu xuất kho số PXK-12/02DK 04/12/2011:
Nợ TK 6211: 723.138.034 đồng.
Có TK 1521: 723.138.034 đồng.
+ Phiếu xuất kho số PXK-12/03DK ngày 07/12/2011 xuất kho 24.789 kg hạt điều khô
trị giá 960.811.960 đồng cho khâu xử lý, kế toán hạch toán:
Nợ TK 6211: 960.811.960 đồng.
Có TK 1521: 960.811.960 đồng.
………
HU
TE
CH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TH.S Nguyễn Trọng Nghĩa
SVTT: Lê Thị Thúy Hằng 52
Theo Sổ chi tiết hạt điều khô và bán thành phẩm mua ngoài thì trong tháng
12/2011 tổng số lượng nguyên liệu xuất dùng là 269.430kg, trị giá 10.443.010.513
đồng; không xuất nhân bán thành phẩm mua ngoài.
2.2.2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
a) Đặc điểm
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm chi phí tiền lương, các khoản trích theo
lương và các khoản phải trả khác cho công nhân trực tiếp chế biến hạt điều tại các công
đoạn (khâu). Công ty TNHH Thiện Ân áp dụng hình thức trả lương theo số lượng sản
phẩm sản xuất được tại mỗi công đoạn chế biến nhất định. Tức công ty quy định đơn
giá tiền lương cho 01 kg bán thành phẩm tại mổi khâu, cụ thể như sau:
Bảng 2.2: Định mức tiền lương cho 1kg sản phẩm
STT Công đoạn chế biến Đơn giá tiền lương
(đ/kg)
Đối tượng tính
lương
1 Hấp 600 Hạt điều khô
2 Tách nhân Nhân điều sống
- Loại A 4.200
- Loại B 5.000
- Loại C 6.000
3 Sấy 800 Nhân đều sống đã
sấy
4 Bóc vỏ lụa 6.500 Nhân điều đã bóc
vỏ lụa
5 Phân loại 1.000 Nhân điều đã
phân loại
Cuối tháng căn cứ vào số lượng (kg) thực tế của công nhân tại mổi khâu chế
biến để tính tiền lương phải trả:
Tiền lương phải trả = Số lượng sản phẩm
thực hiện x
Đơn giá tiền lương
cho 1kg sản phẩm
HU
TE
CH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TH.S Nguyễn Trọng Nghĩa
SVTT: Lê Thị Thúy Hằng 53
+ Các khoản trích theo lương theo quy định như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn, hiện tại Công ty chỉ mới đăng ký đóng
cho đội ngũ nhân viên quản lý và văn phòng. Riêng đối với công nhân trực tiếp sản
xuất tại phân xưởng việc trích các khoản theo luật định đến nay Công ty vẫn chưa đăng
ký thực hiện. Theo phía Công ty, do đặc điểm chung của thị trường lao động ngành chế
biến hạt điều diễn biến phức tạp, cạnh tranh không lành mạnh nên một số lao động
được tuyển dụng vào thường không ổn định, làm việc chỉ một thời gian ngắn và nhiều
trường hợp tự ý nghỉ việc trước thời hạn ghi trong hợp đồng lao động để chuyển sang
làm việc tại cơ sở khác nên gây không ít khó khăn trong việc đăng ký đóng các loại
Bảo hiểm theo quy định. Thay vào đó, khi xây dựng đơn giá tiền lương, phía các
Doanh nghiệp chế biến hạt điều thường cộng thêm một phần để người lao động tự thực
hiện đăng ký đóng bảo hiểm nếu họ tư nguyện.
b) Chứng từ sử dụng
Quy định về đơn giá tiền lương được Công ty ban hành;
Báo cáo sản xuất tháng;
Bảng tính lương tại các khâu;
Bảng tổng hợp tiền lương phải trả;
Phiếu chi thanh toán tiền lương.
c) Luân chuyển chứng từ
Cuối tháng, Trưởng các khâu lập báo cáo sản xuất kèm theo bảng tính tiền
lương phải trả cho công nhân khâu mình gởi Trưởng bộ phận sản xuất và bộ phận kế
toán. Tại phòng kế toán, kế toán tiền lương qua đối chiếu số lượng xuất nhập nguyên
liệu, thành phẩm và bán thành phẩm để xác định lại tổng tiền lương đúng phải trả trong
tháng, lập bảng Tổng hợp tiền lương phải trả, các khoản trích theo lương và các khoản
phải trả khác cho người lao động, ký xác nhận kẹp chung để trình Kế toán trưởng và
Giám đốc xem xét ký duyệt.
HU
TE
CH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TH.S Nguyễn Trọng Nghĩa
SVTT: Lê Thị Thúy Hằng 54
Nếu được lệnh chi lương, bộ chứng từ trên được chuyển cho Kế toán thanh toán
để làm căn cứ lập Phiếu chi và thực hiện các thủ tục chuyển Thủ quỹ phân phối tiền
lương về cho các bộ phận tương ứng. Sau khi thanh toán, bộ chứng từ trên được
chuyển trả cho Kế toán tiền lương để hạch toán chi phí tiền lương phải trả trong tháng.
d) Tài khoản sử dụng
Công ty sử dụng các tài khoản sau để hạch toán chi phí tiền lương phải trả cho
công nhân trực tiếp sản xuất:
Tài khoản 3341: Tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất.
Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất.
e) Hạch toán kế toán
Căn cứ bảng tổng hợp tiền lương bộ phận trực tiếp sản xuất trong tháng, kế toán
hạch toán:
Nợ tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất.
Có tài khoản 3341: Tiền lương phải trả công nhân TTSX.
Căn cứ phiếu chi thanh toán tiền lương để hạch toán:
Nợ tài khoản 3341: Tiền lương phải trả công nhân TTSX.
Có tài khoản 111: Tiền mặt.
f) Trình tự ghi sổ
Căn cứ nội dung bảng tổng hợp tiền lương phải trả, kế toán ghi Có vào “Sổ chi
tiết tài khoản 3341”; ghi bên Nợ “Sổ chi phí sản xuất kinh doanh” phần chi phí nhân
công trực tiếp sản xuất (tài khoản 622) và “Sổ chi tiết tài khoản 622”. Đồng thời phản
ánh nghiệp vụ trên vào Chứng từ ghi sổ.
Căn cứ phiếu chi lương để hạch toán giảm tiền mặt trên “Sổ quỹ tiền mặt” và
ghi nhận vào bên cột Nợ của “Sổ chi tiết tài khoản 3341”
Tiến hành kết chuyển toàn bộ khoản mục chi phí nhân công trực tiếp phát sinh
trong tháng sang tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang.
HU
TE
CH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TH.S Nguyễn Trọng Nghĩa
SVTT: Lê Thị Thúy Hằng 55
Căn cứ vào nội dung tổng hợp phát sinh trên Chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ cái
các tài khoản 3341, 622, 111 và 154.
g) Nghiệp vụ phát sinh (kèm phụ lục B)
Dựa vào bảng thanh toán tiền lương và báo cáo sản xuất của khâu tách nhân
cuối tháng 12/2011, lương phải trả của khâu tách nhân được tính như sau :
Tổng số lượng điều nhân xô (chưa qua bóc lụa) sản xuất trong tháng: 84.871kg,
trong đó lượng nhân sản xuất từ hạt điều:
Loại A : 34.149 kg x 4.200 đ/kg = 143.425.800 đồng
Loại B : 40.538 kg x 5.000 đ/kg = 202.690.000 đồng
Loại C : 10.184 kg x 6.000 đ/kg = 61.104.000 đồng
Như vậy, tổng tiền lương phải trả cho khâu tách nhân là : 407.219.800 đồng.
Ở khâu vỏ lụa, lương của chị Phan Thị Thảo được tính:
(SL hạt nguyên + SL hạt bể) x đơn giá = (204+241) x 6.500 = 2.892.500 đồng
Như vậy, tổng tiền lương phải trả cho khâu vỏ lụa:
(53.624kg + 18.719kg) x 6.500đ/kg = 470.229.500 đồng.
Tương tự cách tính trên áp dụng cho các khâu khác thì ta tính được lương phải
trả cho công nhân
….
+ Căn cứ bảng tổng hợp tiền lương phải trả cho bộ phận trực tiếp sản xuất tháng
12/2011, kế toán hạch toán :
Nợ TK 622: 1.055.366.300 đồng.
Có TK 3341: 1.055.366.300 đồng.
2.2.2.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung
a) Đặc điểm
Tại phân xưởng chế biến hạt điều, ngoài các khoản chi phí chung mang tính cố
định như: tiền lương nhân viên phục vụ phân xưởng, chi phí khấu hao máy móc thiết
HU
TE
CH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TH.S Nguyễn Trọng Nghĩa
SVTT: Lê Thị Thúy Hằng 56
bị, công dụng cụ hay các khoản chi phí trả trước ngắn hạn khác (phân bổ giá trị công
cụ dụng cụ; chi phí mua bảo hiểm máy móc, thiết bị…) thì các khoản chi phí chung
khác như: chi phí mua ngoài, chi phí khác trả bằng tiền phát sinh hàng ngày cũng cần
được theo dõi và quản lý một cách chặt chẽ để có thể hạch toán được đầy đủ và chính
xác trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh.
Nhiệm vụ của kế toán là phải theo dõi, tập hợp và phản ánh một cách kịp
thời, đầy đủ tất cả các khoản chi phí sản xuất chung phát sinh tại phân xưởng sản
xuất nêu trên.
b) Chứng từ sử dụng
Phiếu chi;
Hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua ngoài;
Bảng trích khấu hao Tài sản cố định;
Bảng phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn;
Bảng tổng hợp tiền lương phải trả (bộ phận phục vụ phân xưởng).
c) Luân chuyển chứng từ
Hàng ngày, khi có phát sinh các khoản chi phí liên quan đến phân xưởng thể
hiện trên hóa đơn hàng hóa mua vào kế toán lập phiếu chi để thanh toán tiền trực tiếp
cho người bán hoặc nhân viên phụ trách mua sắm. Trường hợp nếu phát sinh giá trị
hàng hóa lớn (trên 20 triệu đồng) thì Công ty thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo
quy định của chính sách thuế.
Hàng tháng, lập bảng trích khấu hao TSCĐ; bảng phân bổ chi phí trả trước và
bảng thanh toán tiền lương bộ phận phục vụ chê biến làm căn cứ hạch toán chi phí sản
xuất.
d) Tài khoản sử dụng
Kế toán tổng hợp sử dụng tài khoản 627 để tập hợp các chi phí liên quan đến chi
phí sản xuất chung. Tài khoản này được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 theo đặc thù
riêng của công ty.
HU
TE
CH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TH.S Nguyễn Trọng Nghĩa
SVTT: Lê Thị Thúy Hằng 57
TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng (tiền lương bộ phận phục vụ PX)
TK 6273 – Chi phí trả trước
TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6277 – Chi phí mua ngoài (nhiên liệu, điện sản xuất)
TK 6278 – Chi phí bằng tiền khác
e) Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung
Đối với chi phí khấu hao tài sản cố định: Công ty căn cứ vào bộ phận sử dụng
tài sản để phân bổ. Theo đó, toàn bộ các tài sản cố định sử dụng tại phân xưởng được
phân bổ toàn bộ chi phí khấu hao vào chi phí sản xuất chung trong tháng.
Đối với các khoản chi phí mua ngoài được hạch toán toàn bộ vào chi phi sản
xuất chung trong tháng (phương pháp trực tiếp) mặc dù các khoản chi phí này có
thể được sử dụng kéo dài qua các tháng khác hoặc một phần được sử dụng cho bộ
phận khác.
Đối với chi phí trả trước ngắn hạn: Các công dụng cụ, chi phí mua ngoài có liên
quan đến nhiều tháng công ty căn cứ vào thời gian sử dụng để phân bổ đều trong các
tháng (phương pháp đường thẳng) vào chi phí sản xuất chung.
Nhìn chung, với các phương pháp phân bổ chi phí như trên là đơn giản và dễ
thực hiện, tiết kiệm nhiều thời gian cho việc tính toán nhưng chi phí tập hợp được sẽ
không sát với thực tế phát sinh.
f) Hạch toán kế toán
Hàng ngày, căn cứ chứng từ thực tế phát sinh (hóa đơn, phiếu chi…) để hạch
toán:
Các khoản chi phí mua ngoài và chi phí khác bằng tiền phục vụ cho sản xuất ở
phân xưởng ghi:
Nợ tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung.
Có tài khoản 111, 112, 331: Tiền hoặc phải trả người bán.
HU
TE
CH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TH.S Nguyễn Trọng Nghĩa
SVTT: Lê Thị Thúy Hằng 58
Cuối tháng, căn cứ bảng tổng hợp tiền lương phải trả, bảng phân bổ khấu hao tài
sản cố định và chi phí trả trước ngắn hạn để hạch toán:
Nợ tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung.
Có tài khoản 3347: Tiền lương phải trả bộ phận phục vụ PX.
Có tài khoản 214: Khấu hao tài sản cố định.
Có tài khoản 142: Chi phí trả trước ngắn hạn.
g) Trình tự ghi sổ
Căn cứ các chứng từ gốc phát sinh hàng ngày, kế toán ghi nhận vào “Sổ chi tiết
các tài khoản” có liên quan như: Sổ quỹ tiền mặt, Sổ theo dõi tiền gởi ngân hàng, sổ
chi tiết phải trả người bán và Sổ chi phí sản xuất (chi tiết phần chi phí sản xuất chung).
Đồng thời phản ánh vào Chứng từ ghi sổ tất cả các nghiệp vụ phát sinh trên.
Cuối tháng, căn cứ bảng tổng hợp tiền lương phải trả và bảng phân bổ khấu hao
để ghi nhận vào sổ Chi tiết tài khoản 3347 – Tiền lương phải trả bộ phận sản xuất
chung và Sổ chi tiết khấu hao tài sản cố định (bên Có), đồng thời ghi vào Sổ chi phí
sản xuất – chi tiết chi phí sản xuất chung (bên Nợ). Sau đó phản ánh các nghiệp vụ trên
vào Chứng từ ghi sổ.
Tiến hành kết chuyển toàn bộ khoản mục chi phí sản xuất chung phát sinh trong
tháng sang tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang.
Căn cứ số tổng hợp phát sinh của từng tài khoản trên Chứng từ ghi sổ để ghi vào
Sổ cái các tài khoản tương ứng.
g) Nghiệp vụ phát sinh (kèm phụ lục C)
+ Căn cứ hóa đơn tiền điện phải trả số 61860 ngày 11/11/2011, kế toán hạch
toán:
Nợ TK 6277: 36.544.882 đồng.
Nợ TK 133: 3.654.488 đồng.
Có TK 331: 40.199.360 đồng.
HU
TE
CH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TH.S Nguyễn Trọng Nghĩa
SVTT: Lê Thị Thúy Hằng 59
+ Ngày 06/12/2011, nhận được phiếu chi mua dầu DO (dùng cho xe tải và chạy
máy phát điện tại phân xưởng) số PC12/03 kèm theo hóa đơn GTGT số 8697 của Công
ty CP TM Thuận Tiến, sau khi tính toán kế toán hạch toán vào Chứng từ ghi sổ số 01
đồng thời ghi vào Sổ chi tiết các tài khoản có liên quan với các bút toán như sau:
Nợ TK 627: 743.636 đồng.
Nợ TK 133: 72.364 đồng.
Có TK 111: 816.000 đồng.
+ Căn cứ tổng tiền lương phải trả của bộ phận phân xưởng thể hiện tại bảng
tổng hợp tiền lương tháng 12/2011 ngày 31/12/2011 kế toán hạch toán vào Sổ chi tiết
tài khoản tương ứng, phản ánh trên Chứng từ ghi sổ và ghi nhận vào Sổ cái với bút
toán sau:
Nợ TK 627: 17.300.000 đồng.
Có TK 3347: 17.300.000 đồng.
+ Ngày 31/12/2011, căn cứ số trích khấu hao hàng tháng của tài sản cố định
phục vụ cho phân xưởng sản xuất thể hiện trên bảng phân bổ chi phí khấu hao tài sản
cố định tháng 12/2011, kế toán phản ánh vào chứng từ ghi sổ, Sổ chi phí sản xuất kinh
doanh và Sổ cái bút toán sau:
Nợ TK 627: 37.031.635 đồng.
Nợ TK 641: 16.490.766 đồng.
Nợ TK 642: 8.133.687 đồng.
Có TK 214: 61.656.089 đồng.
+ Ngày 31/12/2011, căn cứ bảng phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn phục vụ cho
phân xưởng sản xuất tháng 12/2011, kế toán phản ánh vào Chứng từ ghi sổ, Sổ chi phí
sản xuất kinh doanh và Sổ cái bút toán sau:
Nợ TK 627: 6.763.750 đồng.
Nợ TK 642: 4.798.573 đồng.
Có TK 142: 11.562.323 đồng.
HU
TE
CH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TH.S Nguyễn Trọng Nghĩa
SVTT: Lê Thị Thúy Hằng 60
…………………..
Tổng chi phí sản xuất phát sinh tháng 12/2011 trên sổ chi tiết tài khoản 627 là:
115.683.903 đồng.
2.2.3 Tổng hợp Chi phí sản xuất
2.2.3.1 Tài khoản sử dụng
Công ty sử dụng tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (không
mở tài khoản cấp 2)
2.2.3.2 Quy trình ghi sổ kế toán
cuối tháng kế toán tính toán và phản ánh vào Chứng từ ghi sổ các bút toán kết chuyển
toàn bộ các khoản mục chi phí đã phát sinh trong tháng sang tài khoản chi phí sản xuất
kinh dở dang, cụ thể như sau:
Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Có TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Có TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp.
Có TK 627: Chi phí sản xuất chung.
Từ kết quả trên chứng từ ghi sổ để làm căn cứ ghi vào Sổ cái các tài khoản 154,
621, 622, 627.
Số liệu minh họa: trong tháng 12/2011, sau khi tính toán, lập các bút toán kết
chuyển như sau:
Nợ TK 154: 11.614.060.716 đồng.
Có TK 6211: 10.443.010.513 đồng.
Có TK 622: 1.055.366.300 đồng.
Có TK 627: 115.683.903 đồng.
2.2.4 Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dỡ dang
2.2.4.1 Phương pháp đánh giá sản phẩm dỡ dang cuối kỳ
Do đặc điểm của quy trình chế biến hạt điều là phải qua nhiều khâu, nhiều công
đoạn chế biến một cách liên tục. Nguyên vật liệu chính (hạt điều khô, nhân điều bán
HU
TE
CH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TH.S Nguyễn Trọng Nghĩa
SVTT: Lê Thị Thúy Hằng 61
thành phẩm mua ngoài) tham gia vào ngay từ đầu quá trình chế biến và chiếm tỷ lệ khá
lớn (từ trên 90%) trong cấu thành giá thành sản phẩm nên Công ty đã chọn và sử dụng
phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo Chi phí nguyên vật liệu chính.
Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang chỉ tính phần giá trị Hạt điều khô đã
xuất chế biến với mức tiêu hao là như sản phẩm hoàn thành, còn các khoản mục chi phí
khác được tính hết cho sản phẩm hoàn thành.
2.2.4.2 Công thức tính
2.2.4.3 Số liệu minh họa
Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng 12/2011: 856.102.227 đồng.
Căn cứ Sổ theo dõi chi tiết Hạt điều khô (nguyên liệu chính) thì tổng số lượng
xuất kho sản xuất trong tháng 12/2011 là 269.430 kg, trị giá xuất kho: 10.443.010.513
đồng.
Tổng lượng nhân điều thành phẩm nhập kho tháng 12/2011 thể hiện trên Sổ chi
tiết Thành phẩm là: 72.343 kg.
Qua kiểm kê, đánh giá sản phẩm còn dở dang tại cuối ngày 31/12/2011 là: 5.250
kg.
Kế toán xác định Chi phí SX dở dang cuối tháng 12 theo chi phí hạt điều khô
như sau:
Chi phí SX
dở dang
cuối kỳ
CPSX dở
dang đầu kỳ
Chi phí NVL thực
tế sử dụng trong kỳ
Số lượng SP hoàn
thành trong kỳ
Số lượng SP dở
dang cuối kỳ
Số lượng SP
dở dang cuối
kỳ
=
+
+
x
HU
TE
CH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TH.S Nguyễn Trọng Nghĩa
SVTT: Lê Thị Thúy Hằng 62
Chi phí SX dở
dang cuối kỳ
=
856.102.227 + 10.443.010.513
x 5.250
72.343 + 5.250
= 764.506.358 đồng.
2.2.5 Tính giá thành sản phẩm
2.2.5.1 Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Thực tế cho thấy, Công ty TNHH Thiện Ân sử dụng phương pháp giản đơn
(phương pháp trực tiếp) áp dụng đối với trường hợp 01 phân xưởng sản xuất ra duy
nhất một loại sản phẩm để tính giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho. Theo đó, kế
toán sử dụng công thức sau để xác định:
2.2.5.2 Trình tự thực hiện
Cuối tháng, sau khi đã tập hợp được tổng chi phí sản xuất phát sinh trong tháng
vào bên Nợ Tài khoản 154 và tính toán được chi phí sản xuất dở dang cuối tháng như
đã nêu ở mục 3.3 và 3.4 ở trên, kế toán xác định tổng giá thành sản phẩm nhập kho
theo phương pháp đã chọn.
Căn cứ vào tổng số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho trong tháng để tính giá
thành đơn vị cho mỗi kilogame nhân điều thành phẩm nhập kho. Tính toán và ghi bổ
Tổng giá thành
sản phẩm hoàn
thành trong kỳ
CPSX dở
dang đầu
kỳ
CPSX phát
sinh trong
kỳ
CPSX dở
dang cuối
kỳ
Khoản điều
chỉnh giảm
giá thành
= + -
-
Giá thành đơn vị sản
phẩm =
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
HU
TE
CH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TH.S Nguyễn Trọng Nghĩa
SVTT: Lê Thị Thúy Hằng 63
sung phần giá trị nhập kho cho mỗi lô hàng nhập kho trong tháng vào Phiếu nhập kho
và Sổ theo dõi chi tiết Thành phẩm nhân điều.
Việc tính toán giá thành được tổng hợp và lập trên bảng tính theo mẫu để tiện
theo dõi và phục vụ công tác quản lý giá thành.
2.2.5.3 Nghiệp vụ phát sinh (kèm phụ lục D)
Giá thành nhân điều nhập kho tháng 12/2011 được kế toán xác định như
sau:
Tổng giá thành sản
phẩm hoàn thành
trong kỳ nhập kho
trong Tháng 12/2011
= 856.102.227đ + 11.614.060.716đ - 764.506.358đ
= 11.705.656.580 đồng.
Giá thành đơn vị sản phẩm =
11.705.656.580
72.343
= 161.808 đồng/kg
2.2.5.4 Hạch toán kế toán
Từ kết quả tính toán trên kế toán phản ánh giá trị sản phẩm hoàn thành nhập kho
trong tháng 12/2011 vào Chứng từ ghi sổ như sau:
Nợ TK 155: 11.705.656.580 đồng.
Có TK 154: 11.705.656.580 đồng.
Tóm lại, Có thể tổng quát nội dung và trình tự tập hợp chi phí sản xuất và xác định giá
thành sản phẩm tháng 12/2011 tại Công ty TNHH Thiện Ân theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.5: Tập hợp tính giá thành sản phẩm
HU
TE
CH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TH.S Nguyễn Trọng Nghĩa
SVTT: Lê Thị Thúy Hằng 64
1521 6211 154 155
SDĐK: 856.102.227 SDĐK: 2.969.073.451
10.443.010.513 10.443.010.513
1522 6212
0 0
3341 622
11.705.656.580
1.055.366.300 1.055.366.300
111,3347
214,142.. 627
115.683.903 115.683.903
11.614.060.716 11.705.656.580
SDCK : 764.506.358
HU
TE
CH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TH.S Nguyễn Trọng Nghĩa
SVTT: Lê Thị Thúy Hằng 65
CHƯƠNG 3
NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY
3.1 Nhận xét
Có thể nói, càng đi sâu nghiên cứu mới nhận thấy được tầm quan trọng của việc
hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm đối với công tác kế toán cũng như hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp. Tuy thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH Thiện Ân
có hạn, điều kiện nghiên cứu chưa cho phép người viết có thể đi sâu hơn nữa nhưng đối
chiếu với những gì bản thân học hỏi được, xin đưa ra một số ý kiến nhận xét như sau:
3.1.1 Về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
Có thể nói, Công ty hiện đang hoạt động có hiệu quả và đang trên đà phát triển
nhờ nắm bắt được xu thế biến động trong giá cả cũng như nhu cầu thị trường điều.
Ngoài công việc sản xuất chính Công ty còn mở rộng đầu tư thêm vào các hoạt động
như: chế biến dầu điều từ vỏ điều tận thu, sản xuất bao bì. Công ty đã không ngại đầu
tư trang bị nhiều máy móc phục vụ cho quá trình chế biến ngày một tiên tiến và hiện
đại nhằm giải quyết được phần nào vấn nạn lao động đang khan hiếm và ngày càng
phức tạp của ngành điều.
Tuy nhiên, cũng như các doanh nghiệp chế biến hạt điều khác trên địa bàn,
Công ty cũng đang “khát vốn” để đầu tư cho quá trình dự trữ nguyên liệu sản xuất và
các lĩnh vực kinh doanh khác có quy mô lớn hơn. Đồng thời, số lượng lao động trực
tiếp đang thiếu hụt nên chưa sử dụng hết công suất sản xuất theo thiết kế ban đầu.
3.1.2 Về tổ chức kế toán tại Công ty
* Ưu điểm: Có thể nói, hệ thống quản lý, cập nhật số liệu, tập hợp chứng từ và
hạch toán kế toán tại Công ty TNHH Thiện Ân bố trí gọn nhẹ, chặt chẽ và có hiệu quả.
Quy trình hạch toán chí phí sản xuất và tính giá thành đơn giản, dễ hiểu, phản ánh
tương đối về mặt chi phí sản xuất phát sinh cũng như giá thành sản phẩm làm ra.
HU
TE
CH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TH.S Nguyễn Trọng Nghĩa
SVTT: Lê Thị Thúy Hằng 66
* Nhược điểm: Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại sau: Quy mô hoạt động kinh
doanh ngày càng được mở rộng kéo theo khối lượng công việc kế toán ngày càng tăng
nhưng phía Công ty chưa tuyển dụng và bố trí được kế toán tổng hợp để đảm nhiệm
phần nào công việc cho Kế toán trưởng.
3.1.3 Về công tác quản lý và hạch toán chi phí sản xuất – tính giá tành sản
phẩm
- Về hạch toán chi phí sản xuất:
+ Thứ nhất: Đối với chi phí nguyên vật liệu
Phương pháp xác định giá trị vật liệu xuất kho đang áp dụng đơn giản, dễ thực
hiện nhưng không phù hợp đối với trường hợp giá vật liệu biến động liên tục. Cuối
tháng mới xác định được giá trị vật liệu xuất dùng nên khó khăn cho việc hạch toán kế
toán hàng ngày và công tác quản lý chi phí.Với loại nông sản này, không xác định
được mức độ biến động của giá mua vào, giá trị của hạt điều khô phụ thuộc nhiều vào
tình trạng tiêu thụ nhân điều thành phẩm trên thị trường.
Hiện Công ty vẫn chưa xây dựng kế hoạch chi phí cho từng tháng (kỳ tính giá
thành) nên khi chi phí biến động khó có thể nhận biết để có biện pháp quản lý hiệu quả.
Mặt khác, Công ty chỉ xây dựng định mức tiêu hao nguyên liệu đầu năm để gởi cơ
quan thuế theo quy định, về phía nội bộ chưa có định mức để làm căn cứ hạch toán kế
toán, do đó khoản chi phí nguyên liệu vượt mức bình thường hàng tháng không thể
nhận biết và được hạch toán thẳng vào giá thành là chưa đúng với chế độ kế toán.
Trong quá trình chế biến phát sinh các trường hợp thiệt hại do nhiều nguyên
nhân khách quan cũng như chủ quan làm tăng giá thành sản phẩm ngoài kế hoạch như:
Nguyên liệu mang đi gia công bên ngoài bị tráo đổi và thất thoát; sản phẩm dở dang
trong quá trình lưu kho bị ẩm mốc và giảm chất lượng do điều kiện tư nhiên;… Tuy
nhiên, trước những thiệt hại nêu trên, Bộ phận kế toán cũng như các bộ phận liên quan
chưa thực hiện đánh giá và xác mức độ thiệt hại để hạch toán vào sổ sách kế toán nhằm
phản ánh chính xác chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
HU
TE
CH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TH.S Nguyễn Trọng Nghĩa
SVTT: Lê Thị Thúy Hằng 67
Đối với vỏ điều thu hồi là phế phẩm tận thu doanh nghiệp không hạch toán giảm
giá thành mà phản ánh vào thu nhập khác là chưa đúng với chế độ kế toán.
+ Thứ hai: Đối với chi phí nhân công trực tiếp
Công ty xây dựng quy chế trả lương theo sản phẩm như trên đơn giản, dễ tính và
phù hợp với đặc điểm ngành điều. Việc hạch toán khoản mục chi phí nhân công như
trên là phù hợp với chế độ kế toán. Tuy nhiên, hiện tại Công ty vẫn chưa thực hiện
đăng ký đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công
đoàn cho công nhân theo quy định của Luật lao động nên chưa đảm bảo lợi ích cho
người lao động, đặc biệt với đặc thù ngành điều là ngành mà lao động nữ chiếm tỷ lệ
khá cao, các chính sách về thai sản dành cho lao động nữ chưa được đảm bảo. Đây
cũng là một trong những lý do chủ yếu mà người lao động chưa gắn kết lâu dài với
công ty
+ Thứ ba: Đối với chi phí sản xuất chung
Chưa thực hiện phân bổ các khoản chi phí phát sinh dùng chung cho nhiều bộ
phận như tiền dầu dùng chung cho xe vận chuyển nguyên liệu và hàng hóa đi bán, máy
phát điện nhưng đơn vị hạch toán hết vào chi phí sản xuất chung.
- Về chứng từ, sổ sách kế toán:
Sổ sách, chứng từ, biểu mẫu được phân loại và bảo quản tốt. Trình tự ghi sổ
đúng theo hình thức chứng từ ghi sổ. Tuy nhiên, công ty thực hiện ghi chép chứng từ,
sổ sách kế toán chủ yếu bằng thủ công và chương trình Excel thông dụng, trong khi các
phần mềm kế toán ngày nay luôn được cập nhật và đổi mới từng ngày nhằm đáp ứng
nhu cầu ứng dụng kế toán ngày càng phổ biến trong các doanh nghiệp.
3.2 Kiến nghị
Qua một số nhận xét trên tôi xin có một vài ý kiến đóng góp nhỏ của cá nhân
mình, mong Doanh nghiệp hoạt động ngày càng có hiệu quả và vững mạnh hơn.
– Kiến nghị chung:
HU
TE
CH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TH.S Nguyễn Trọng Nghĩa
SVTT: Lê Thị Thúy Hằng 68
+ Do đặc điểm ngành chế biến điều luôn có nhu cầu vốn lớn cho mục đích dự
trữ nguyên liệu hạt điều khô vừa nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất, vừa mang lại
hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, do sự biến động của mặt hàng nhân điều thế giới kéo
theo giá hạt điều trong những năm vừa qua cũng luôn biến động phức tạp với biên độ
khá lớn. Thống kê đơn giá bình quân hạt điều khô trong thời gian qua như sau:
Bảng 3.1: Đơn giá bình quân nguyên vật liệu
Tháng/năm 06/2010 12/2010 03/2011 09/2011 12/2011 03/2012 06/2012
Đơn giá hạt điều
khô bình quân
(đ/kg)
28.000 36.000 42.000 35.500 38.000 27.000 23.000
Tỷ lệ (%) biến
động tăng (+),
giảm (-)
+28,5% +16,7% -15.5% +7,0% -28,9% -14,8%
Vì vậy, doanh nghiệp cần tính toán để có kế hoạch tồn kho một cách hợp lý, vừa
đảm bảo đủ nguyên liệu cho sản xuất, vừa giảm thiểu được chi phí dự trữ nguyên liệu:
lãi tiền vay, khấu hao kho, hao hụt tự nhiên, giảm chất lượng nguyên liệu…., đặc biệt,
hạn chế tổn thất trong trường hợp giá nguyên liệu xuống thấp.
Hàng tháng, căn cứ vào các yếu tố như: công suất máy móc thiết bị, năng suất
và số lượng lao động, chu kỳ chế biến… để xây dựng kế hoạch về lượng nguyên liệu
cần thiết trong tháng để có thể chủ động trong sản xuất. Xây dựng định mức lượng tiêu
hao nguyên liệu cho từng công đoạn chế biến cũng như định mức tiền lương, định mức
chi phí sản xuất chung cố định để có căn cứ đối chiếu so sánh vào cuối tháng, từ đó tìm
ra nguyên nhân gây tăng bất thường để có chính sách quản lý mức tiêu hao nguyên liệu
cũng như các khoản mục chi phí, có biện pháp giảm giá thành hiệu quả hơn, nâng cao
sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, định mức nêu trên chính là công suất sản
HU
TE
CH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TH.S Nguyễn Trọng Nghĩa
SVTT: Lê Thị Thúy Hằng 69
xuất trong điều kiện sản xuất bình thường. Căn cứ vào định mức đó, so sánh với số liệu
thực tế phát sinh, kế toán sẽ phản ánh như sau:
Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường
thì chi phí sản xuất được tính theo mức sản xuất thực tế.
Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường
thì chi phí sản xuất chỉ được tính theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản
xuất còn lại sẽ được ghi nhận vào giá vốn trong kỳ.
+ Tăng cường hơn nửa các khoản đãi ngộ, tiền lương dành cho người lao động
để một mặt giữ chân người lao động hiện có và thu hút thêm công nhân, đặc biệt là
trong giai đoạn những tháng đầu năm, các tháng nông dân thu hoạch nguyên liệu. Vì
theo tính toán, hiệu quả kinh doanh trong quý 2 hàng năm đều cho lợi nhuận cao hơn
thời điểm khác trong năm.
Với lượng công việc của bộ phận kế toán hiện tại đã quá tải, Công ty nên bố trí
thêm Kế toán tổng hợp để san sẽ một phần việc cho Kế toán trưởng.
- Về hạch toán chi phí sản xuất:
+ Thứ nhất: Công ty có thể đổi phương pháp tính giá xuất kho nguyên liệu sản xuất
theo phương pháp Nhập trước – Xuất trước (Fi-Fo) cho phù hợp với tình hình giá
nguyên liệu đầu vào biến động liên tục, tạo thuận lợi trong việc theo dõi sổ sách và
hạch toán hàng ngày. Tuy nhiên, hiện công ty đang sử dụng trên exel thì khi sử dụng
phương pháp tính này, Công ty nên kết hợp sử dụng phần mềm kế toán để công việc
tính toán được thuận lợi hơn và không làm tăng thêm công việc cho bộ phận kế toán.
Vì khi sử dụng phương pháp FIFO sẽ phản ảnh giá trị nguyên liệu tồn kho cuối kỳ
đúng thực tế hơn so với phương pháp bình quân gia quyền là không phản ánh được giá
hiện hành khi giá cả thị trường đang lên hay xuống. Mặt khác, theo phương pháp này,
giá thành của sản phẩm sản xuất trong kỳ được tính chỉ trên cơ sở hoàn toàn của chi
phí sản xuất trong kỳ, vì vậy giá thành sẽ chính xác hơn. Giá thành tính theo phương
pháp trung bình đơn giản hơn nhưng cho kết quả thiếu tính chính xác vì đã tính chi phí
HU
TE
CH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TH.S Nguyễn Trọng Nghĩa
SVTT: Lê Thị Thúy Hằng 70
của kỳ trước vào giá thành của kỳ này. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là
làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại. Theo
phương pháp này, doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hoá
đã có được từ cách đó rất lâu.
Đối với vỏ điều thu hồi được xem như là sản phẩm phụ, doanh nghiệp nên hạch toán
giảm trừ khỏi chi phí chế biến phần giá trị thuần có thể thực hiện được của lượng vỏ
điều thu hồi.
Cụ thể trong tháng 12/2011, số lượng vỏ điều tận thu là 184.560kg đã được xuất
bán với giá 1.700 đồng/kg (giá chưa bao gồm VAT 5%, chi phí bốc xếp và vận chuyển
do bên mua hang chịu) nên giá trị thuần có thể thực hiện được của phụ phẩm vỏ điều
cần được hạch toán giảm khỏi chi phí chế biến là:
184.560kg x 1.700 đồng = 313.752.000 đồng
Khi xác định được giá trị trên, kế toán nên hạch toán như sau:
Nợ TK 111,131,112 313.752.000 đồng
Có TK 154 313.752.000 đồng
Có TK 3331 15.687.600 đồng
856.102.227 + 11.614.060.716 – 764.512.516 – 313.752.000
= 11.391.898.420 đồng
+ Thứ hai: Doanh nghiệp nên đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn cho người lao động theo quy định của pháp luật
để bảo đảm quyền lợi của người lao động, phù hợp với chính sách, chế độ kế toán.
Tổng giá thành
SP nhập kho =
Giá thành đơn vị SP =
11.391.898.420
72.343
= 157.471 (đ/sp)
HU
TE
CH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TH.S Nguyễn Trọng Nghĩa
SVTT: Lê Thị Thúy Hằng 71
+ Thứ ba: Đối với các khoản chi phí sử dụng chung như: tiền điện, dầu nhiên liệu
(vừa dùng cho sản xuất, vừa dùng cho quản lý, bán hàng) là chưa chính xác. Công ty
cần có phương pháp để tách biệt từng đối tượng sử dụng cụ thể để phản ánh chính xác
vào các khoản mục chi phí tương ứng.
Ví dụ, đối với chi phí về điện năng tiêu thụ: có thể lắp đặt thêm điện kế phụ cho
mỗi bộ phận để từ đó có cơ sở xác định mức tiêu thụ của mỗi bộ phận tương ứng.
- Về chứng từ, sổ sách kế toán:
Công ty nên ứng dụng phần mềm kế toán máy viết sẵn hoặc thuê viết riêng phù
hợp với đặc thù của công ty. Việc sử dụng phần mềm kế toán máy sẽ giúp kế toán giảm
khối lượng công việc trong việc hạch toán kế toán, hiện đại hóa bộ máy kế toán công
ty.
HU
TE
CH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TH.S Nguyễn Trọng Nghĩa
SVTT: Lê Thị Thúy Hằng 72
KẾT LUẬN
Trong cơ chế thị trường, bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng
phải ý thức được tầm quan trọng của nguyên tắc cơ bản trong quá trình hạch toán kinh
doanh là lấy thu nhập bù đắp vào các khoản chi phí bỏ ra. Đó không chỉ là nguyên tắc
mà còn là một yêu cầu, và là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Với
cơ chế thị trường, cạnh tranh chính là đảm bảo sự sống còn của doanh nghiệp, do đó,
các doanh nghiệp không chỉ tạo ra sản phẩm đẹp, chất lượng mà còn phải biết quản lý
công tác sản xuất, quản lý chi phí nhằm giảm giá thành sản phẩm.
Với tầm quan trọng của việc quản lý công tác sản xuất một cách có hiệu quả để
giảm giá thành sản phẩm, em đã tiến hành nghiên cứu và thấy rằng:
- Công nghệ sản xuất hạt điều khá phức tạp, nhất là công tác quản lý nguyên vật
liệu, vì giá nguyên liệu mua vào biến động liên tục, do đó, để lựa chọn được
phương pháp xuất kho hạt điều khô sao cho chính xác và phù hợp nhất là rất khó
khăn cho doanh nghiệp.
- Bên cạnh đó, công ty vẫn còn sai sót trong khâu hạch toán giảm giá thành sản
phẩm.
Với những kiến thức đã học,em đã đưa ra được một số giải pháp để khắc phục
những nhược điểm đó. Do thời gian nghiên cứu có hạn, và kiến thức chưa sâu sắc,
cùng với kinh nghiệm kỹ năng thực tế chưa cao, em sẽ không tránh khỏi những sai sót
trong bài luận của mình. Em mong quý thầy cô thông cảm và em hy vọng được tiếp
nhận những góp ý của quý thầy cô để kiến thức của em được vững vàng hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
HU
TE
CH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TH.S Nguyễn Trọng Nghĩa
SVTT: Lê Thị Thúy Hằng 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Dương Thị Mai Hà Trâm. Kế Toán Tài Chính ( Phần 1&2), NXB Lao
Động.
2. PGS.TS Đặng Thị Loan (2004). Giáo trình Kế toán Tài chính, NXB Thống Kê
3. TS. Nguyễn Khắc Hùng, Kế Toán Tài Chính (Phần 1), NXB Thống Kê.
4. Th.S Trịnh Ngọc Anh (2012). Kế Toán Tài Chính Phần 1, NXB Thanh Niên.
5. PGS.TS Võ Văn Nhị, Kế Toán Tài Chính, NXB Tài Chính.
6. Trần Thị Thùy. Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản
xuất sản phẩm tại công ty cổ phần tấm lợp Từ Sơn, 5/4/2008,
xy-lp-ti-cng-ty-c-phn-dinco
HU
TE
CH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TH.S Nguyễn Trọng Nghĩa
SVTT: Lê Thị Thúy Hằng 74
PHỤ
LỤC
A
HU
TE
CH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TH.S Nguyễn Trọng Nghĩa
SVTT: Lê Thị Thúy Hằng 75
PHỤ
LỤC
B
HU
TE
CH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TH.S Nguyễn Trọng Nghĩa
SVTT: Lê Thị Thúy Hằng 76
PHỤ
LỤC
C
HU
TE
CH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TH.S Nguyễn Trọng Nghĩa
SVTT: Lê Thị Thúy Hằng 77
PHỤ
LỤC
D
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Unlock-72557_2583.pdf