Ngân hàng cần làm cho cán bộ thấy rõ được vai trò của thẩm định DAĐT
ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Nhà
nước. Từ đó, trong quá trình thực hiện các bước tiếp theo cần tuân thủ những yêu
cầu, điều kiện đã nêu trong quá trình thẩm định. Mặt khác, ngân hàng cần giúp cho
cán bộ thẩm định thấy được những tồn tại và hạn chế của bản thân trong thực hiện
nghiệp vụ, từ đó cán bộ thẩm định tự hoàn thiện kiến thức và kỹ năng thẩm định.
Thực hiện tốt giải pháp này sẽ giúp các phòng nghiệp vụ, các bộ phận, các cá nhân
nhận thức sâu sắc ý nghĩa và tầm quan trọng của thẩm định DAĐT, thấy được vai
trò và trách nhiệm của mình trong hoạt động thẩm định, góp phần nâng cao tình
thần trách nhiệm của cán bộ trong thẩm định, là động lực tạo cho cán bộ thẩm định
làm tốt hơn, từ đó nâng cao được chất lượng TĐTC DAĐT tại CN.
3.2.5. Hoàn thiện tổ chức thẩm định tại chi nhánh
Tổ chức thẩm định tại NHPT Việt Nam – CN Quảng Bình cần hoàn thiện
một số nội dung sau:
Thứ nhất, gắn kết quả với trách nhiệm thẩm định.
Song song với việc phân công nhiệm vụ thẩm định cho các phòng, các bộ phận
cần bổ sung trách nhiệm về kết quả thẩm định đối với từng phòng, từng bộ phận và
từng cán bộ thẩm định. Ngân hàng cần gắn kết quả với trách nhiệm thẩm định, tăng
cường trách nhiệm của các phòng, bộ phận và của từng cán bộ trong thực hiện thẩm
định. Từ đó, tạo động lực khuyến khích cán bộ thẩm định tự hoàn thiện năng lực
chuyên môn để đáp ứng công việc thẩm định, đồng thời hạn chế tiêu cực và bảo đảm
tính khách quan trong thẩm định.
Thứ hai, phân định cụ thể thời gian thẩm định của từng phòng nghiệp vụ.
Việc quy định thời gian thẩm định của phòng chủ trình và phòng phối hợp
thực hiện thẩm định phải dựa trên nguyên tắc phù hợp với khối lượng công việc
141 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 936 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước tại ngân hàng phát triển Việt Nam – chi nhánh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h của
cán bộ thẩm định đảm bảo quá trình thẩm định được thực hiện đúng quy trình
của NHPT Việt Nam, tuân thủ pháp luật và quy định về chính sách chế độ của
Nhà nước; thực hiện rà soát và kiểm tra kết quả thẩm định của cấp dưới. Bên
cạnh đó cần động viên, khích lệ và giúp cán bộ thẩm định nhận thức vai trò quan
trọng của công tác thẩm định DAĐT.
Thứ hai, nâng cao nhận thức vị trí, vai trò và trách nhiệm cá nhân của
cán bộ thẩm định.
Ngân hàng cần giúp cán bộ thẩm định nhận thức rõ công tác thẩm định
DAĐT là quá trình sàng lọc để lựa chọn những DAĐT hiệu quả để ra quyết định
cho vay từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng đầu tư của Nhà
nước, mang lại hiệu quả KT-XH ; xác định tư tưởng xuyên suốt trong suốt quá
trình thẩm định là mang lại lợi ích KT-XH; công tác thẩm định phải trung thực
và khách quan, không vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Đồng thời, xác định thẩm
định là sự thực thi tuân thủ pháp luật và quy định về chính sách chế độ của Nhà
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
94
nước để cán bộ thẩm định thấy rõ được vị trí, vai trò, trách nhiệm của cá nhân
trong quá trình thẩm định.
Thứ ba, nâng cao nhận thức về sự tác động của chất lượng thẩm định dự án
đến hiệu quả sử dụng vốn tín dụng đầu tư.
Ngân hàng cần làm cho cán bộ thấy rõ được vai trò của thẩm định DAĐT
ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Nhà
nước. Từ đó, trong quá trình thực hiện các bước tiếp theo cần tuân thủ những yêu
cầu, điều kiện đã nêu trong quá trình thẩm định. Mặt khác, ngân hàng cần giúp cho
cán bộ thẩm định thấy được những tồn tại và hạn chế của bản thân trong thực hiện
nghiệp vụ, từ đó cán bộ thẩm định tự hoàn thiện kiến thức và kỹ năng thẩm định.
Thực hiện tốt giải pháp này sẽ giúp các phòng nghiệp vụ, các bộ phận, các cá nhân
nhận thức sâu sắc ý nghĩa và tầm quan trọng của thẩm định DAĐT, thấy được vai
trò và trách nhiệm của mình trong hoạt động thẩm định, góp phần nâng cao tình
thần trách nhiệm của cán bộ trong thẩm định, là động lực tạo cho cán bộ thẩm định
làm tốt hơn, từ đó nâng cao được chất lượng TĐTC DAĐT tại CN.
3.2.5. Hoàn thiện tổ chức thẩm định tại chi nhánh
Tổ chức thẩm định tại NHPT Việt Nam – CN Quảng Bình cần hoàn thiện
một số nội dung sau:
Thứ nhất, gắn kết quả với trách nhiệm thẩm định.
Song song với việc phân công nhiệm vụ thẩm định cho các phòng, các bộ phận
cần bổ sung trách nhiệm về kết quả thẩm định đối với từng phòng, từng bộ phận và
từng cán bộ thẩm định. Ngân hàng cần gắn kết quả với trách nhiệm thẩm định, tăng
cường trách nhiệm của các phòng, bộ phận và của từng cán bộ trong thực hiện thẩm
định. Từ đó, tạo động lực khuyến khích cán bộ thẩm định tự hoàn thiện năng lực
chuyên môn để đáp ứng công việc thẩm định, đồng thời hạn chế tiêu cực và bảo đảm
tính khách quan trong thẩm định.
Thứ hai, phân định cụ thể thời gian thẩm định của từng phòng nghiệp vụ.
Việc quy định thời gian thẩm định của phòng chủ trình và phòng phối hợp
thực hiện thẩm định phải dựa trên nguyên tắc phù hợp với khối lượng công việc
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
95
thẩm định của các phòng. Xác định thời gian quy định phù hợp để tăng cường trách
nhiệm và tác phong làm việc của các phòng, các bộ phần và cán bộ thẩm định trong
thực hiện nhiệm vụ, đồng thời đảm bảo tiến độ thời gian cho phép tối đa để thẩm
định DAĐT theo quy định của NHPT và không gây ảnh hưởng đến chất lượng thẩm
định dự án.
Thứ ba, chuẩn hóa các biên bản giao nhận và danh sách các hồ sơ cần
thiết theo đúng quy định của NHPT.
Ngân hàng cần ban hành các mẫu cụ thể trong giao nhận hồ sơ, danh sách
hồ sơ dự án theo hướng dẫn của NHPT, đảm bảo quá trình giao nhận được diễn
ra một cách khách quan, tiết kiệm thời gian của ngân hàng và của chủ đầu tư.
Đồng thời, nâng cao năng lực của bộ phận tiếp nhận hồ sơ, đảm bảo cán bộ tiếp
nhận hồ sơ có đủ năng lực hướng dẫn và tư vấn chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện
hồ sơ đúng quy định.
Thứ tư, nâng cao hợp tác với các cơ quan chuyên ngành.
Ngân hàng cần xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các cơ quan
chuyên ngành có liên quan trong tỉnh như: Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi
trường trong thẩm định DAĐT, đặc biệt là những DAĐT có quy mô lớn hoặc
DAĐT đi sâu vào chuyên ngành hẹp đòi hỏi những hiểu biết sâu về chuyên ngành
mới thực hiện thẩm định hiệu quả. Những trường hợp này, ngân hàng cần sự hợp
tác hổ trợ của các cơ quan chuyên ngành trong việc thẩm định TMĐT, thẩm định
các định mức kinh tế kỷ thuật, thị trường sản phẩm. Thực hiện tốt vấn đề này sẽ
giúp cho kết quả thẩm định dự án có cơ sở đáng tin cậy, khắc phục hạn chế về hiểu
biết của cán bộ thẩm định.
Thứ năm, chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ thẩm định.
Ngân hàng phát triển thực hiện cho vay các dự án đầu tư thường có tổng mức
đầu tư lớn, đặc thù theo ngành nghề. Vì thế, ngân hàng cần có định hướng tổ chức
sắp xếp đội ngũ cán bộ làm thẩm định chuyên nghiệp, vì công tác thẩm định là
nhiệm vụ quan trọng, cán bộ thẩm định cần có thời gian nghiên cứu và phân tích,
tìm hiểu thông tin để thẩm định, tìm hiểu kỹ về các quy định liên quan đến đầu tư
Đại học Kinh tế Huế
Đại học ki h tế Huế
96
xây dựng cơ bản, định mức kinh tế – kỹ thuật. Việc thực hiện đồng thời nhiều
nhiệm vụ sẽ ảnh hưởng đến thời gian, chất lượng thẩm định dự án. Để khắc phục,
CN có thể thành lập bộ phận chuyên làm công tác thẩm định. Thực hiện giải pháp
này sẽ giúp CN vận hành quy trình và phối hợp khoa học giữa các bộ phận thực
hiện thẩm định, tránh chồng chéo và không ăn khớp giữa các bộ phận, giảm được
thời gian và chi phí thẩm định, góp phần nâng cao chất lượng thẩm định tài chinh
DAĐT của CN.
3.2.6. Nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ
thẩm định
Trong công tác thẩm định DAĐT đầu tư, cán bộ thẩm định giữ vai trò then
chốt, quyết định chất lượng kết quả thẩm định. Thẩm định DAĐT là công việc
tương đối phức tạp, sản phẩm hàm chứa yếu tố trí tuệ cao và có ý nghĩa quan trọng
đối với đối tượng ra quyết định đầu tư. Để đảm bảo chất lượng thẩm định DAĐT,
yêu cấu cán bộ thẩm định phải được đào tạo chuyên môn về công tác thẩm định, có
sự hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực KT-XH , tài chính doanh nghiệp, tài chính
DAĐT. Đồng thời, cán bộ thẩm định phải có khả năng phân tích tốt, tổng hợp tốt,
nhạy bén với công việc và có đạo đức nghề nghiệp.
Hiện nay, cán bộ thẩm định tại NHPT Việt Nam - CN Quảng Bình còn thiếu
về số lượng, phần lớn cán bộ chưa được đào tạo bài bản về công tác TĐTC DAĐT,
chưa được tham gia nhiều ở các khóa tập huấn chuyên môn, trình độ cán bộ thẩm
định không đồng đều, cán bộ thẩm định chủ yếu tích lũy kỹ năng thẩm định qua
kinh nghiệm công tác và tự đào tạo, tự học hỏi đồng nghiệp. Để nâng cao chất
lượng thẩm định dự án, CN cần có giải pháp như sau:
Thứ nhất, tăng cường ý thức trách nhiệm của cán bộ thẩm định trong công
việc, làm rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác thẩm định DAĐT đối với
cho vay DAĐT tại CN. Động viên, khuyến khích cán bộ thẩm định làm tốt công
việc của mình, có kế hoạch bố trí sắp xếp cán bộ làm công tác thẩm định theo
hướng chuyên môn hóa.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kin tế Huế
97
Thứ hai, thường xuyên tổ chức nâng cao, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn
về thẩm định cho cán bộ làm công tác thẩm định. Trong quá trình đào tạo cần thực
hiện phân loại cán bộ để xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với từng đối tượng,
đảm bảo tính hiệu quả của công tác đào tạo. Tổ chức đào tạo với nhiều hình thức
như: đào tạo chuyên sâu thông qua các lớp tập huấn nghiệp vụ, đào lại sau các khóa
tập huấn, tự đào tạo tại chi nhánh hoặc đào tạo bằng các cuộc thi nghiệp vụ. Đối
với cán bộ quy hoạch vị trí quản lý, chi nhánh cần chủ động cho cán bộ tham gia
các khóa đào tạo về chuyên môn kết hợp đào tạo nâng cao năng lực và kỹ năng
quản lý.
Thứ ba, thực hiện đào tạo theo các chuyên đề khác nhau như: Chuyên đề
TĐTC, đánh giá hiệu quả đầu tư hoặc đào tạo thẩm định đối với các dự án đặc
thù như: thủy điện, trồng rừng, gạch ngói.; Ngoài đào tạo về kiến thức chuyên
môn, cần chú trọng đào tạo nâng cao về kiến thức pháp luật và các chính sách chế
độ của Nhà nước có liên quan đến công tác thẩm định, đây nội dung rất cần thiết vì
thực tế cho thấy có nhiều DAĐT đã gặp rủi ro do cán bộ thẩm định thiếu hiểu biết
về quy định pháp luật dẫn đến sự sai sót trong nội dung thẩm định và gây ra khó
khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
Thứ tư, thẩm định là một nghiệp vụ chịu ảnh hưởng lớn từ nhận thức cũng
như đạo đức nghề nghiệp của người làm công tác tẩm định. Do đó, song song với
quá trình đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ thẩm định, cần phải
tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ. Công tác thẩm
định phải được thực hiện một cách khách quan, không vì lợi ích cá nhân, lợi ích
nhóm. Công tác thẩm định là dự báo cho tương lai, kết quả của thẩm định sẽ phản
ánh trong quá trình dự án đi vào hoạt động. Hiệu quả dự án chịu ảnh hưởng từ
thẩm định và quá trình quản lý cho vay dự án do đó trong một số trường hợp khó
phân định trách nhiệm giữa thẩm định với các giai đoạn quản lý cho vay dự án. Vì
vậy, nếu cán bộ thẩm định không có đạo đức nghề nghiệp thì sẽ có cơ hội lợi dụng
nhiệm vụ quyền hạn để điều chỉnh kết quả thẩm định nhằm phục vụ lợi ích cá
nhân hoặc sách nhiễu khách hàng. Do đó, cần thường xuyên duy trì và tăng cường
giáo dục đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ thẩm định.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
98
Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên sẽ từng bước tạo dựng được đỗi ngũ
cán bộ thẩm định có đạo đức nghề nghiệp và giỏi về chuyên môn. Đây là những
điều kiện quan trọng tác động trực tiếp tới việc nâng cao chất lượng thẩm định
DAĐT tại CN.
3.2.7. Quan tâm đầu tư cho công tác thẩm định
Qua phân tích thực trạng TĐTC DAĐT tại NHPT Việt Nam – CN Quảng
Bình cho thấy, chi phí thẩm định chưa được đầu tư đúng mức, đây cũng là một
trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng thẩm định DAĐT chưa tốt. Trong thời
gian tới, NHPT Việt Nam – CN Quảng Bình cần có những đổi mới về quản lý chi
phí phục vụ công tác thẩm định theo hướng như sau:
Thứ nhất, bổ sung chi phí đầu tư phương tiện phục vụ cho công tác thẩm
định như: mua phần mềm tính toán chỉ tiêu thẩm định, phần mềm quản lý khai
thác thông tin và dữ liệu thẩm định bên cạnh đó khi thực hiện dự án cụ thể cần
cấp kinh phí để điều tra thu thập thông tin liên quan, mua các thông tin phục vụ
công tác thẩm định mà CN không tự khai thác được, hoặc thuê chuyên gia tư vấn
những vấn đề chuyên ngành mang tính phức tạp cần có chuyên môn sâu mà kiến
thức cán bộ thẩm định không đáp ứng được.
Thứ hai, thực hiện theo dõi đánh giá hiệu suất giữa chi phí với chất lượng
TĐTC DAĐT để có kế hoạch đầu tư hiệu quả. Đối với đầu tư phương tiện phục vụ
công tác thẩm định, cần tính đến tính phù hợp, tính khả thi và tính hiệu quả khi sử
dụng phương tiện trong điều kiện thực tế tại Chi nhánh. Đồng thời phải kết hợp với
đào tạo và nâng cao kỹ năng sử dụng các phương tiện đó cho cán bộ thẩm định.
Áp dụng các giải pháp này sẽ tác động tích cực trong việc nâng cao trình
độ chuyên môn cán bộ thẩm định và từng bước khoa học hóa công tác thẩm định
thông qua việc áp dụng khoa học công nghệ, các phương pháp thẩm định hiện
đại. Từ đó, hướng công tác thẩm định tiến dần đến trình độ chuyên nghiệp với
chất lượng thẩm định cao và tiến độ thực hiện nhanh.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
99
3.2.8. Tổ chức đánh giá chất lượng thẩm định dự án sau đầu tư
Một trong những nội dung quan trọng trong cho vay DAĐT là giai đoạn giải
ngân vốn đầu tư và thu hồi nợ vay khi DAĐT hoàn thành đưa vào sử dụng. Các giai
đoạn này sẽ phản ánh về chất lượng thẩm định dự án, sự đúng đắn, sự phù hợp của
kết quả thẩm định so với thực tế triển khai. Vì vậy, cần thực hiện đánh giá chất
lượng thẩm định dự án sau quá trình đầu tư, để từ đó thấy được những mặt được và
hạn chế trong công tác TĐTC DAĐT, rút ra kinh nghiệm cho thẩm định DAĐT sau
này. Tuy nhiên, thực tế tại CN, công tác hậu kiểm chất lượng thẩm định DAĐT sau
đầu tư chưa được quan tâm. Để hoàn thiện vấn đề này, Chi nhánh cần tổ chức triển
khai các giải pháp sau:
Thứ nhất, tổ chức theo dõi, phân tích và đánh giá công tác thẩm định DAĐT
theo các nội dung và tiêu thức thẩm định DAĐT trong cả quá trình từ khi bắt đầu
thẩm định cho vay đến khi tất toán khoản vay. Thực hiện nhận xét, đánh giá chất
lượng công tác thẩm định, để thấy được những ưu điểm và hạn chế, sự sai khác của
thẩm định so với kiểm định thực tế, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm. Để
thực hiện tốt việc đánh giá phân tích công tác thẩm định, cần phải xây dựng quy
trình đánh giá khoa học và đồng bộ với hệ thống các tiêu chí đánh giá cụ thể, bao
gồm: những tiêu chí phân tích theo nội dung, tiêu chí đánh giá chất lượng TĐTC
DAĐT. Đồng thời, chi nhánh phải thực hiện giám sát, đảm bảo quá trình thực hiện
đánh giá phải thực hiện đúng quy trình, đảm bảo đánh giá đúng thực chất. Chi
nhánh nên phối hợp với khách hàng để khai thác thông tin sau đầu tư của dự án: như
hiệu quả sản xuất khi doanh, công suất vận hành, khả năng phát huy công suất, giá
nguyên vật liệu đầu vào, giá thành . Để thực hiện đánh giá một cách chính xác
nhất. Chi nhánh cần tổ chức, khai thác, lưu trữ thông tin và nội dung phân tích
thông tin thành hệ thống khoa học, có tính liên tục.
Thứ hai, chi nhánh cần thường xuyên đánh giá phân loại nợ DAĐT, phân
tích các nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn và nợ xấu, đặc biệt là các khoản nợ
khó thu hoặc không có khả năng thu hồi, cần đánh giá sâu những nguyên nhân
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
100
do thẩm định DAĐT, để rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc thẩm định
DAĐT, đặc biệt là thẩm định rủi ro DAĐT khi quyết định cho vay.
Thứ ba, những bài học kinh nghiệm được đúc rút từ công tác hậu kiểm thực
tế đầu tư và vận hành DAĐT cần được biên tập khoa học dưới hình thức ghi chú,
lưu ý vào quy trình thẩm định dự án, có kèm theo ví dụ cụ thể để giúp cho cán bộ
thẩm định đễ dàng, thuận tiện trong việc tránh được những sai sót, tồn tại của quá
khứ, từ đó nâng cao chất lượng thẩm định dự án, giảm thiểu rủi ro và góp phần bảo
đảm an toàn vốn tín dụng đầu tư của nhà nước.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
101
PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN
NHPT Việt Nam - CN Quảng Bình là một tổ chức tài chính nhà nước trực
thuộc Ngân hàng Phát triển Việt Nam, ra đời và hoạt động chính thức từ năm 2006,
mặc dù chưa có bề dày hoạt động như nhiều tổ chức tài chính khác, song CN đã
vươn lên khẳng định vị thế của mình trong việc thực hiện chính sách TDĐT và
TDXK của nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Các DAĐT phát huy hiệu quả,
tạo ra sản phẩm góp phần vào việc tăng trưởng GDP tỉnh nhà, làm chuyển dịch cơ
cấu KT-XH tỉnh Quảng Bình theo đúng định hướng phát triển chung. Song cũng
còn những dự án được CN chấp thuận cho vay nhưng chưa phát huy được hiệu quả
và không trả nợ vay, trong đó có một phần nguyên nhân do công tác thẩm định tài
chính dự án còn hạn chế. Về cơ bản, đề tài “Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính
dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam –
Chi nhánh Quảng Bình” đã đạt được các mục tiêu nghiên cứu. Một số kết luận có
thể được rút ra như sau:
Một là, thông qua luận văn, tác giả đã trình bày rõ cơ sở lý luận, các khái niệm
và đặc điểm của DAĐT và TĐTC dự án vay vốn TDĐT của Nhà nước.
Hai là, Thông qua phân tích thực tế công tác thẩm định dự án tại NHPT Việt
Nam - CN Quảng Bình trong giai đoạn 2014 - 2016, cho thấy công tác thẩm định
tài chính DAĐT còn nhiều hạn chế, cả về tổ chức nhân sự, chất lượng nguồn
nhân lực, tính chính xác của kết quả thẩm định nên dẫn đến những rủi ro trong
quá trình cho vay, làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng và hiệu quả sử
dụng vốn TDĐT.
Ba là, trên cơ sở lý luận về chất lượng thẩm định tài chính DAĐT, phân tích
thực trạng thẩm định tài chính DAĐT vay vốn tại NHPT Việt Nam - CN Quảng
Bình, tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
TĐTC DA vay vốn TDĐT của nhà nước tại NHPT Việt Nam - CN Quảng Bình.
Các giải pháp được đề xuất như hoàn thiện nội dung TĐTC, nâng cao nhận thức về
vai trò TĐTC, hoàn thiện tổ chức, nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề
nghiệp, quan tâm đầu tư cho công tác TĐTC, tổ chức đánh giá chất lượng TĐTC
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
102
TĐTC dự án là một nội dung có ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng cũng
như hiệu quả hoạt động của CN. Việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của
CN phải gắn liền với hoàn thiện công tác TĐTC DAĐT, vì vậy hoàn thiện công tác
TĐTC DAĐT cần được xem là một trong những nội dung quan trọng để hoạt động
của NHPT Việt Nam - CN Quảng Bình đạt được mục tiêu hiệu quả, an toàn và phát
triển bền vững.
3.2. KIẾN NGHỊ
Để hỗ trợ NHPT Việt Nam – CN Quảng Bình nói riêng và hoạt động của toàn
hệ thống nói chung trong việc Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án vay
vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, một số kiến nghị đề xuất đối với NHPT Việt
Nam như sau:
Thứ nhất, NHPT Việt Nam sớm hoàn thiện đưa vào hệ thống dữ liệu quản trị
thông tin kinh tế kỹ thuật để cung cấp thông tin tham khảo cho các CN khai thác
trong quá trình thẩm định, góp phần nâng cao chất lượng thẩm định.
Thứ hai, nên thành lập trung tâm khai thác thông tin khách hàng và nghiên cứu
dự báo thị trường, các thông tin chính sách chế độ, môi trường pháp luật có liên quan
đến công tác thẩm định của hệ thống thông qua thu thập thông tin từ các Bộ, Ngành
(Tổng cụ thống kê, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Tổng cục
hải quan, Văn phòng Chính phủ ), thường xuyên cung cấp thông tin và cảnh báo hỗ
trợ cho các CN trong quá trình thẩm định nhằm hạn chế được rủi ro và nâng cao chất
lượng thẩm định. Tăng cường và hiện đại hoá hơn nữa công nghệ thông tin của hệ
thống để đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chuyên nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ ba, cần làm tốt công tác xây dựng và ban hành kịp thời các chính sách của
NHPT để các đơn vị trong hệ thống triển khai thực hiện. Nội dung chính sách nên
ổn định, có tính lâu dài để các CN có thể xây dựng kế hoạch và chiến lược phát
triển phù hợp với đặc điểm của mình tại từng địa phương. Hoàn thiện sổ tay nghiệp
vụ về TDĐT trên cơ sở các ý kiến tham gia của các CN để áp dụng thống nhất trong
toàn hệ thống, làm cơ sở để nâng cao chất lượng thẩm định DAĐT.
Thứ tư, NHPT Việt Nam cần có chính sách phù hợp để thu hút được nhân tài
cho hệ thống. Đồng thời, chú trọng nâng cao hơn nữa chất lượng công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, đặc biệt là cán bộ thẩm định DA.
Đại học Kinh tế Huế
Đại ọc kinh tế Huế
103
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng việt
1. GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2015), Toàn tập quản trị ngân hàng thương mại.
2. Ban Tín dụng đầu tư (2016), Chuyên đề nghiên cứu trao đổi: “Tín dụng
đầu tư – đòn bẩy cho nền kinh tế”, Tạp chí Hỗ trợ phát triển số 114/2016 tháng 3
năm 2016.
3. Nguyễn Thị Thu Hiền (2016), Chuyên đề tiếng nói cơ sở: “Chi nhánh Hà
Nam vững bước phát triển”, Tạp chí Hỗ trợ phát triển số 115/2016 tháng 4+5/2016.
4. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1995), Quyết định số
367/QĐ-NH1 ngày 21 tháng 12 năm 1995 về việc Ban hành thể lệ tín dụng trung
hạn, dài hạn.
5. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư số 59/2009/QH11 ngày 29 tháng 11 năm
2005.
6. Trường Đại học kinh tế Quốc dân (1999) Giáo trình Chương trình và dự
án phát triển kinh tế - xã hội.
7. Quốc hội (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm
2014.
8. Chính phủ (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 06 năm
2015 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng.
9. Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2007), Công văn số 3854/NHPT-TĐ
ngày 30 tháng 11 năm 2007 về việc Hướng dân nghiệp vụ thẩm định dự án vay vốn
tín dụng đầu tư của Nhà nước.
10. Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình (2014, 2015,
2016) Báo cáo tổng kết năm 2014, 2015, 2016.
11. Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình (2014, 2015,
2016), Báo cáo cho vay thu nợ tháng 12 năm 2014, 2015, 2016.
12. Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình (2014, 2015,
2016), Báo cáo phân loại nợ các tháng trong năm 2014, 2015, 2016.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
104
13. Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình (2016), Báo
cáo tổng kết 10 năm.
14. Phan Thị Thu Hà (2007), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Hoàn thiện
chính sách Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước”.
15. Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2008), Sổ tay Nghiệp vụ Tín dụng đầu
tư của Nhà nước.
16. Ths.Nguyễn Cảnh Hiệp (2016), Chuyên đề trao đổi: “Quản lý rủi ro tín
dụng vấn đề chiến lược của NHPTVN”, Tạp chí Hỗ trợ phát triển số 114/2016
tháng 3 năm 2016.
17. Thủ tường Chính phủ (2015), Quyết định số 1515/QĐ-TTg ngày 03
tháng 09 năm 2015, ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát
triển Việt Nam.
II. Webside
18. Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2016), “Ngân hàng Phát triển Việt Nam
10 năm – Một chặng đường phát triển”,
phat-trien-viet-nam-10-nam---mot-chang-duong-phat-trien.aspx.
19. TS.Lê Nữ Minh Phương (2017), Bài giảng: Lập và quản lý dự án đầu tư,
https://www.slideshare.net/sharetailieudaihoc.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
105
Phụ lục 01: Phiếu điều tra
PHIẾU ĐIỀU TRA
Kính chào Quý ông/bà!
Hiện nay, tôi đang nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự
án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Quảng Bình”. Để có những thông tin và đánh giá xác thực về nội dung của đề tài,
tôi mong muốn ông/bà dành một chút thời gian để đọc và trả lời vào bảng câu hỏi này. Tất
cả kết quả của cuộc điều tra này sẽ được giữ kín. Tôi xin trân trọng cám ơn!
Số thứ tự phiếu:.
PHẦN I – CÂU HỎI KHẢO SÁT:
Câu 1: Xin Ông/bà vui lòng cho biết đánh giá của mình về chất lượng thẩm định tài chính
đối với các dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Quảng Bình bằng cách khoanh tròn vào các ô điểm tương ứng theo các
mức độ:
1 2 3 4 5
Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý
I. Đánh giá các nội dung thẩm định
a. Về thẩm định tổng mức đầu tư
1.Sử dụng phương pháp thẩm định tổng mức đầu tư phù
hợp, đúng quy định, chính xác. 1 2 3 4 5
2. Tổng mức đầu tư được xem xét thẩm định nghiêm túc,
có căn cứ khoa học và xác thực. 1 2 3 4 5
3. Nội dung thẩm định tổng mức đầu tư có thực hiện so
sánh, đối chiếu với các quy định về suất đầu tư theo từng
loại dự án.
1 2 3 4 5
4. Thẩm định đầy đủ, chính xác giá trị các hạng mục cấu
thành tổng mức đầu tư 1 2 3 4 5
b. Về thẩm định phương án tài trợ vốn
5. Thẩm định phương án tài trợ vốn phù hợp với quy
định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. 1 2 3 4 5
6. Đánh giá đầy đủ, toàn diện về tính khả thi của từng
nguồn vốn tham gia đầu tư dự án. 1 2 3 4 5
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
106
c. Về thẩm định lợi ích, chi phí, dòng tiền
7. Tính toán đầy đủ, chính xác các khoản mục chi phí và
doanh thu của dự án. 1 2 3 4 5
8. Khai thác, sử dụng các thông tin ảnh hưởng đến chi
phí và doanh thu của dự án có chất lượng và đáng tin cậy. 1 2 3 4 5
9. Phân loại và tổng hợp đầy đủ, khoa học, đúng quy
định về các khoản mục cấu thành tổng chi phí và tổng
doanh thu của dự án
1 2 3 4 5
d. Về thẩm định tỷ suất chiết khấu
10. Tỷ suất chiết khấu được tính toán khoa học và đúng
quy định. 1 2 3 4 5
11. Xác định chính xác các chi phí sử dụng vốn của các
nguồn vốn đầu tư để tính toán lãi suất chiết khấu. 1 2 3 4 5
e. Về thẩm định hiệu quả tài chính
12. Sử dụng hệ thống chỉ tiêu tài chính đầy đủ, chính xác. 1 2 3 4 5
13. Khả năng phân tích kết quả các chỉ tiêu hiệu quả tài
chính tốt 1 2 3 4 5
g. Về thẩm định khả năng trả nợ
14. Đánh giá đầy đủ tính khả thi về khối lượng và thời
gian của các nguồn vốn sử dụng để trả nợ gốc lãi (bao
gồm nguồn vốn trong và ngoài dự án).
1 2 3 4 5
15. Thẩm định khả năng trả nợ có tính đến sự phù hợp
với điều kiện, thời gian vay vốn, khả năng sinh lời của dự
án.
1 2 3 4 5
h. Về thẩm định dự án trong điều kiển rủi ro
16. Phân tích độ nhạy dựa trên cơ sở khoa học và đặc thù
của từng dự án, địa bàn đầu tư. 1 2 3 4 5
17. Thực hiện phân tích độ nhạy thông qua đánh giá
trong điều kiện biến động của nhiều yếu tố. 1 2 3 4 5
II. Đánh giá điều kiện thực hiện thẩm định tài chính
18. Sử dụng công nghệ kỹ thuật tính toán khoa học, hiện
đại để tính toán chính xác các chỉ tiêu thẩm định tài
chính.
1 2 3 4 5
19. Thời gian thẩm định tài chính phù hợp với quy định
và đáp ứng chất lượng công việc. 1 2 3 4 5
20. Chi phí thẩm định tài chính phù hợp và hiệu quả. 1 2 3 4 5
21. Chất lượng thông tin thẩm định đầy đủ và có độ tin 1 2 3 4 5
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
107
cậy cao.
22. Phương pháp lưu trữ thông tin khoa học, thuận tiện,
dễ sử dụng, khai thác. 1 2 3 4 5
23. Năng lực cán bộ thẩm định tốt, đào tạo bài bản,
chuyên nghiệp. 1 2 3 4 5
24. Cán bộ thẩm định chủ động, sáng tạo và thường
xuyên cập nhập các phương pháp thẩm định hiện đại. 1 2 3 4 5
III. Đánh giá một số yếu tố tác động đến thẩm định
tài chính
25. Quy trình thẩm định chặt chẽ, phù hợp với thực tế
của Chi nhánh và đặc điểm của cho vay đầu tư. 1 2 3 4 5
26. Phân giao nhiệm vụ, bố trí cán bộ thẩm định phù hợp,
đáp ứng yêu cầu công việc. 1 2 3 4 5
27. Các văn bản hướng dẫn thẩm định rõ ràng, chính xác,
dễ hiểu. 1 2 3 4 5
IV. Đánh giá chung về chất lượng thẩm định tài chính
28. Nội dung thẩm định tài chính toàn diện, logic, đầy đủ
các chỉ tiêu và có chất lượng tốt. 1 2 3 4 5
29. Nội dung thẩm định tài chính đánh giá đầy đủ toàn
diện các yếu tố ảnh hưởng đến thẩm định tài chính dự án. 1 2 3 4 5
30. Báo cáo thẩm định tài chính đưa ra kết luận rõ ràng,
khách quan phù hợp với nội dung thẩm định. 1 2 3 4 5
Câu 2: Để hoàn thiện công tác thẩm định tài chính đối với các dự án vay vốn tín dụng đầu
tư của Nhà nước theo các ông/bà tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng
Bình cần sử dụng thêm các giải pháp gì?
PHẦN II – THÔNG TIN CÁ NHÂN:
1. Tuổi: dưới 30 tuổi từ 30 đến 45 tuổi
trên 45 tuổi
2. Giới tính: Nam Nữ
3. Trình độ chuyên môn
Trên đại học Đại học
Cao đẳng, sơ cấp, trung cấp Khác
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
108
4. Chức vụ
Lãnh đạo CN Lãnh đạo phòng
Chuyên viên
5. Thời gian công tác
dưới 5 năm từ 5 năm đến dưới 10 năm
từ 10 đến dưới 15 năm từ 15 năm trở lên
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
116
Phụ lục 02: Tổng hợp kết quả điều tra và xử lý số liệu sơ cấp
BẢNG 01. QUY ƯỚC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT
STT CHỈ TIÊU KHẢO SÁT QUY ƯỚC
I I. Đánh giá các nội dung thẩm định Chỉ tiêu I
a a. Về thẩm định tổng mức đầu tư Chỉ tiêu I.A
1 Phương pháp thẩm định phù hợp, đúng quy định, chính xác. Nhận định 1
2 Thẩm định nghiêm túc, có căn cứ khoa học và xác thực. Nhận định 2
3 Thực hiện so sánh, đối chiếu với các quy định về suất đầu tư theo từng loại dự án. Nhận định 3
4 Thẩm định đầy đủ, chính xác giá trị các hạng mục cấu thành TMĐT Nhận định 4
b b. Về thẩm định phương án tài trợ vốn Chỉ tiêu I.B
5 Thẩm định phù hợp với quy định của NHPT Việt Nam. Nhận định 5
6 Đánh giá đầy đủ, toàn diện về tính khả thi của từng nguồn vốn tham gia đầu tư dự án. Nhận định 6
c c. Về thẩm định lợi ích, chi phí, dòng tiền Chỉ tiêu I.C
7 Tính toán đầy đủ, chính xác các khoản mục chi phí và doanh thu của dự án. Nhận định 7
8 Khai thác, sử dụng các thông tin ảnh hưởng đến chi phí và doanh thu của dự án có chất lượng vàđáng tin cậy. Nhận định 8
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
117
9 Phân loại và tổng hợp đầy đủ, khoa học, đúng quy định về các khoản mục cấu thành tổng chi phívà tổng doanh thu của dự án Nhận định 9
d d. Về thẩm định tỷ suất chiết khấu Chỉ tiêu I.D
10 Tỷ suất chiết khấu được tính toán khoa học và đúng quy định. Nhận định 10
11 Xác định chính xác các chi phí sử dụng vốn của các nguồn vốn đầu tư để tính toán lãi suất chiếtkhấu. Nhận định 11
e e. Về thẩm định hiệu quả tài chính Chỉ tiêu I.E
12 Sử dụng hệ thống chỉ tiêu tài chính đầy đủ, chính xác. Nhận định 12
13 Khả năng phân tích kết quả các chỉ tiêu hiệu quả tài chính tốt Nhận định 13
g g. Về thẩm định khả năng trả nợ Chỉ tiêu I.G
14 Đánh giá đầy đủ tính khả thi về khối lượng và thời gian của các nguồn vốn sử dụng để trả nợ gốclãi (bao gồm nguồn vốn trong và ngoài dự án). Nhận định 14
15 Thẩm định khả năng trả nợ có tính đến sự phù hợp với điều kiện, thời gian vay vốn, khả năng sinhlời của dự án. Nhận định 15
h h. Về thẩm định dự án trong điều kiển rủi ro Chỉ tiêu I.H
16 Phân tích độ nhạy dựa trên cơ sở khoa học và đặc thù của từng dự án, địa bàn đầu tư. Nhận định 16
17 Thực hiện phân tích độ nhạy thông qua đánh giá trong điều kiện biến động của nhiều yếu tố. Nhận định 17
II II. Đánh giá điều kiện thực hiện thẩm định tài chính Chỉ tiêu II
18 Sử dụng công nghệ kỹ thuật tính toán khoa học, hiện đại để tính toán chính xác các chỉ tiêu thẩmđịnh tài chính. Nhận định 18
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
118
19 Thời gian thẩm định tài chính phù hợp với quy định và đáp ứng chất lượng công việc. Nhận định 19
20 Chi phí thẩm định tài chính phù hợp và hiệu quả. Nhận định 20
21 Chất lượng thông tin thẩm định đầy đủ và có độ tin cậy cao. Nhận định 21
22 Phương pháp lưu trữ thông tin khoa học, thuận tiện, dễ sử dụng, khai thác. Nhận định 22
23 Năng lực cán bộ thẩm định tốt, đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Nhận định 23
24 Cán bộ thẩm định chủ động, sáng tạo và thường xuyên cập nhập các phương pháp thẩm định hiệnđại. Nhận định 24
III III. Đánh giá một số yếu tố tác động đến thẩm định tài chính Chỉ tiêu III
25 Quy trình thẩm định chặt chẽ, phù hợp với thực tế của Chi nhánh và đặc điểm của cho vay đầu tư. Nhận định 25
26 Phân giao nhiệm vụ, bố trí cán bộ thẩm định phù hợp, đáp ứng yêu cầu công việc. Nhận định 26
27 Các văn bản hướng dẫn thẩm định rõ ràng, chính xác, dễ hiểu. Nhận định 27
IV IV. Đánh giá chung về chất lượng thẩm định tài chính Chỉ tiêu IV
28 Nội dung thẩm định tài chính toàn diện, logic, đầy đủ các chỉ tiêu và có chất lượng tốt. Nhận định 28
29 Nội dung thẩm định tài chính đánh giá đầy đủ toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến thẩm định tàichính dự án. Nhận định 29
30 Báo cáo thẩm định tài chính đưa ra kết luận rõ ràng, khách quan phù hợp với nội dung thẩm định. Nhận định 30
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kin tế Huế
119
BẢNG 02. TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
Phương thức chấm
điểm trên phiếu điều
tra:
1
Hoàn toàn không
đồng ý
2
Không đồng ý
3
Bình thường
4
Đồng ý
5
Hoàn
toàn đồng
ý
Chỉ tiêu
khảo sát
Phiếu điều tra Bình
quân1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
Chỉ tiêu I 3,8 4,0 4,0 3,5 3,4 3,6 4,0 3,9 3,5 3,9 4,3 3,4 4,2 3,8 3,7 3,3 3,9 3,5 3,5 3,5 3,8 4,2 3,8 4,1 3,8
Chỉ tiêu I.A 4,0 3,8 3,8 3,3 3,5 3,8 3,5 3,5 3,5 4,0 3,5 3,8 4,3 4,0 3,5 3,3 3,8 3,5 3,3 3,8 3,0 4,0 4,3 4,0 3,7
Nhận định 1 4 4 4 4 4 4 3 3 4 4 3 4 4 4 2 4 4 2 4 4 3 4 4 4 3,7
Nhận định 2 4 4 4 3 4 4 4 5 4 4 5 4 5 4 4 3 4 4 4 3 4 4 5 4 4,0
Nhận định 3 4 3 3 4 3 3 3 3 4 4 3 4 4 4 4 3 4 4 3 4 3 4 4 4 3,6
Nhận định 4 4 4 4 2 3 4 4 3 2 4 3 3 4 4 4 3 3 4 2 4 2 4 4 4 3,4
Chỉ tiêu I.B 4,0 4,0 4,0 4,0 3,0 3,5 3,0 3,5 3,0 3,5 3,5 3,5 4,0 3,5 3,5 3,5 3,5 4,0 3,0 3,0 3,5 4,0 3,5 3,5 3,5
Nhận định 5 4 4 4 4 3 4 3 3 3 4 4 4 4 4 3 4 4 4 3 3 4 4 4 4 3,7
Nhận định 6 4 4 4 4 3 3 3 4 3 3 3 3 4 3 4 3 3 4 3 3 3 4 3 3 3,4
Chỉ tiêu I.C 3,7 4,0 4,0 3,7 3,7 3,0 3,7 4,7 3,3 3,7 4,7 3,0 4,0 3,7 3,3 3,3 4,3 3,7 4,0 3,0 4,7 4,7 3,7 3,3 3,8
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
120
Nhận định 7 4 4 4 4 4 3 4 4 4 4 4 3 4 4 4 3 4 4 4 3 4 4 4 3 3,8
Nhận định 8 3 4 4 3 3 3 4 5 3 3 5 3 4 3 3 3 5 3 4 3 5 5 3 3 3,6
Nhận định 9 4 4 4 4 4 3 3 5 3 4 5 3 4 4 3 4 4 4 4 3 5 5 4 4 3,9
Chỉ tiêu I.D 4,0 5,0 5,0 2,0 3,0 3,0 5,0 3,0 3,0 4,0 5,0 4,0 4,0 4,0 4,0 4,0 5,0 2,0 3,0 3,0 5,0 4,0 4,0 5,0 3,9
Nhận định 10 4 5 5 2 3 3 5 3 3 4 5 4 4 4 4 4 5 2 3 3 5 4 4 5 3,9
Nhận định 11 4 5 5 3 4 4 5 4 3 4 5 3 4 4 4 3 4 3 4 3 5 4 3 4 3,9
Chỉ tiêu I.E 4,0 4,0 4,0 4,0 5,0 4,0 5,0 5,0 4,0 4,0 5,0 4,0 4,0 4,0 4,0 3,0 4,0 4,0 5,0 4,0 3,0 4,0 4,0 5,0 4,2
Nhận định 12 4 4 4 4 5 4 5 5 4 4 5 4 4 4 4 3 4 4 5 4 3 4 4 5 4,2
Nhận định 13 3 4 4 4 3 3 4 3 4 4 5 3 4 4 4 3 5 4 3 4 3 5 4 3 3,8
Chỉ tiêu I.G 4,0 4,0 4,0 3,5 3,0 4,5 4,5 4,5 4,0 4,0 4,5 3,0 4,5 3,0 4,0 3,0 4,0 3,5 3,0 4,5 3,0 4,5 3,0 4,5 3,8
Nhận định 14 4 4 4 4 3 4 5 4 4 4 4 3 4 3 4 3 4 4 3 4 3 4 3 5 3,8
Nhận định 15 4 4 4 3 3 5 4 5 4 4 5 3 5 3 4 3 4 3 3 5 3 5 3 4 3,9
Chỉ tiêu I.H 3,0 3,5 3,5 4,0 3,0 3,5 4,5 3,5 4,0 4,0 4,5 3,0 5,0 4,0 4,0 3,5 3,0 3,0 3,5 3,5 4,5 3,5 4,0 5,0 3,8
Nhận định 16 3 4 4 4 3 3 4 3 4 4 4 3 5 4 4 3 3 3 4 4 4 3 4 5 3,7
Nhận định 17 3 3 3 4 3 4 5 4 4 4 5 3 5 4 4 4 3 3 3 3 5 4 4 5 3,8
Chỉ tiêu II 3,4 3,7 3,1 3,4 3,0 3,4 3,0 3,1 3,3 3,6 3,3 3,4 3,7 3,4 3,7 3,1 3,4 3,6 3,1 3,3 3,3 3,7 3,3 3,0 3,4
Nhận định 18 3 4 2 2 3 3 2 3 4 3 3 2 3 3 4 3 2 3 4 2 4 3 4 3 3,0
Nhận định 19 4 4 2 4 2 2 2 3 4 3 2 4 4 4 4 2 4 4 2 4 2 3 4 3 3,2
Nhận định 20 3 2 3 3 2 3 2 3 2 3 2 3 2 2 3 3 2 3 2 2 2 3 2 3 2,5
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
121
Nhận định 21 4 4 4 3 3 4 4 3 3 4 4 3 4 3 3 4 4 4 3 3 4 4 3 3 3,5
Nhận định 22 3 4 3 4 4 4 3 3 4 4 4 3 4 4 4 4 4 4 3 4 4 4 3 3 3,7
Nhận định 23 4 5 4 3 3 5 4 3 3 4 3 5 4 3 3 3 4 3 5 5 3 5 4 3 3,8
Nhận định 24 3 3 4 5 4 3 4 4 3 4 5 4 5 5 5 3 4 4 3 3 4 4 3 3 3,8
Chỉ tiêu III 4,0 3,3 3,3 4,0 3,3 3,7 3,3 3,3 4,0 3,0 4,3 3,7 3,0 3,3 4,0 3,7 3,7 3,0 3,3 3,3 4,0 3,3 3,7 3,7 3,6
Nhận định 25 4 3 3 4 4 4 5 4 4 3 5 4 4 4 4 4 4 3 4 4 4 3 5 4 3,9
Nhận định 26 4 4 4 4 3 4 3 3 4 3 4 3 3 4 4 4 3 3 4 3 4 4 4 3 3,6
Nhận định 27 4 3 3 4 3 3 2 3 4 3 4 4 2 2 4 3 4 3 2 3 4 3 2 4 3,2
Chỉ tiêu IV 3,3 3,7 3,7 3,7 4,0 4,0 3,7 4,3 4,0 4,0 4,7 4,0 4,3 4,0 4,0 3,0 4,7 3,7 4,3 4,0 4,7 4,0 3,7 3,7 4,0
Nhận định 28 3 4 4 3 4 3 4 4 4 4 4 4 4 4 4 3 4 4 4 4 4 4 4 4 3,8
Nhận định 29 3 3 3 4 4 4 4 5 4 4 5 4 4 4 4 3 5 4 5 4 5 4 3 3 4,0
Nhận định 30 4 4 4 4 4 5 3 4 4 4 5 4 5 4 4 3 5 3 4 4 5 4 4 4 4,1
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
122
BẢNG 03. XỬ LÝ SỐ LIỆU ĐIỀU TRA
Chỉ tiêu
khảo sát
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 Điểm
trung
bìnhSố phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ %
Chỉ tiêu I 3,8
Chỉ tiêu I.A 3,7
Nhận định 1 0 0% 2 8,3% 4 16,7% 18 75,0% 0 0,0% 3,7
Nhận định 2 0 0% 0 0,0% 3 12,5% 17 70,8% 4 16,7% 4,0
Nhận định 3 0 0% 0 0,0% 10 41,7% 14 58,3% 0 0,0% 3,6
Nhận định 4 0 0% 4 16,7% 6 25,0% 14 58,3% 0 0,0% 3,4
Chỉ tiêu I.B 3,5
Nhận định 5 0 0% 0 0,0% 7 29,2% 17 70,8% 0 0,0% 3,7
Nhận định 6 0 0% 0 0,0% 15 62,5% 9 37,5% 0 0,0% 3,4
Chỉ tiêu I.C 3,8
Nhận định 7 0 0% 0 0,0% 5 20,8% 19 79,2% 0 0,0% 3,8
Nhận định 8 0 0% 0 0,0% 14 58,3% 5 20,8% 5 20,8% 3,6
Nhận định 9 0 0% 0 0,0% 6 25,0% 14 58,3% 4 16,7% 3,9
Chỉ tiêu I.D 3,9
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
123
Nhận định 10 0 0% 2 8,3% 6 25,0% 9 37,5% 7 29,2% 3,9
Nhận định 11 0 0% 0 0,0% 7 29,2% 12 50,0% 5 20,8% 3,9
Chỉ tiêu I.E 4,2
Nhận định 12 0 0% 0 0,0% 2 8,3% 16 66,7% 6 25,0% 4,2
Nhận định 13 0 0% 0 0,0% 9 37,5% 12 50,0% 3 12,5% 3,8
Chỉ tiêu I.G 3,8
Nhận định 14 0 0% 0 0,0% 7 29,2% 15 62,5% 2 8,3% 3,8
Nhận định 15 0 0% 0 0,0% 9 37,5% 9 37,5% 6 25,0% 3,9
Chỉ tiêu I.H 3,8
Nhận định 16 0 0% 0 0,0% 9 37,5% 13 54,2% 2 8,3% 3,7
Nhận định 17 0 0% 0 0,0% 9 37,5% 10 41,7% 5 20,8% 3,8
Chỉ tiêu II 3,4
Nhận định 18 0 0% 6 25,0% 12 50,0% 6 25,0% 0 0,0% 3,0
Nhận định 19 0 0% 8 33,3% 4 16,7% 12 50,0% 0 0,0% 3,2
Nhận định 20 0 0% 12 50,0% 12 50,0% 0 0,0% 0 0,0% 2,5
Nhận định 21 0 0% 0 0,0% 11 45,8% 13 54,2% 0 0,0% 3,5
Nhận định 22 0 0% 0 0,0% 8 33,3% 16 66,7% 0 0,0% 3,7
Nhận định 23 0 0% 0 0,0% 11 45,8% 7 29,2% 6 25,0% 3,8
Nhận định 24 0 0% 0 0,0% 9 37,5% 10 41,7% 5 20,8% 3,8
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
124
Chỉ tiêu III 3,6
Nhận định 25 0 0% 0 0,0% 5 20,8% 16 66,7% 3 12,5% 3,9
Nhận định 26 0 0% 0 0,0% 10 41,7% 14 58,3% 0 0,0% 3,6
Nhận định 27 0 0% 5 20,8% 10 41,7% 9 37,5% 0 0,0% 3,2
Chỉ tiêu IV 4,0
Nhận định 28 0 0% 0 0,0% 4 16,7% 20 83,3% 0 0,0% 3,8
Nhận định 29 0 0% 0 0,0% 6 25,0% 13 54,2% 5 20,8% 4,0
Nhận định 30 0 0% 0 0,0% 3 12,5% 16 66,7% 5 20,8% 4,1
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
125
PHỤ LỤC 03: BẢNG TÍNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN
ĐVT: triệu đồng
STT Khoản mục chi phí Trớcthuế
Thuế
VAT Sau thuế
1 CP xây dựng 26.029,6 2.603,0 28.632,5
2 CP thiết bị 16.846,7 1.684,7 18.531,4
3 Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng 7.311,0 7.311,0
4 CP quản lý dự án 2.423,3 242,3 2.665,6
5 CP tư vấn đầu tư xây dựng 2.220,1 222,0 2.442,1
6 Chi phí khác 1.267,1 45,1 5.312,2
Trong đó: Lãi vay trong thời gian XD 816,5
Vốn lưu động SX ban đầu 4.000,0
7 Chi phí dự phòng 3.936,9 393,7 4.330,6
Tổng cộng 60.034,7 5.190,8 69.225,4
(Nguồn: Báo cáo thẩm định NHPT Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình)
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
126
PHỤ LUC 04: BẢNG TÍNH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
ĐVT: triệu đồng
TT Hạng mục Nguyên giá(trước thuế)
Thời gian
khấu hao
Năm trích khấu hao
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1 Chi phí xâydựng 26.030 12 2.169 2.169 2.169 2.169 2.169 2.169 2.169 2.169 2.169 2.169 2.169 2.169
-
Phân bổ CP
khác và CP dự
phòng vào CP
XD 60%
10.295 12 858 858 858 858 858 858 858 858 858 858 858 858
2 Chi phí thiết bị 16.847 12 1.404 1.404 1.404 1.404 1.404 1.404 1.404 1.404 1.404 1.404 1.404 1.404
-
Phân bổ CP
khác và CP dự
phòng vào CP
TB 40%
6.863 12 572 572 572 572 572 572 572 572 572 572 572 572
3 Chi phí khác 13.222
4 Chi phí dựphòng 3.937
Tổng 60.035 5.003 5.003 5.003 5.003 5.003 5.003 5.003 5.003 5.003 5.003 5.003 5.003
(Nguồn: Báo cáo thẩm định NHPT Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình)
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
127
PHỤ LỤC 05: BẢNG TÍNH CHI PHÍ LÃI VAY
L·i suÊt
Tổng mức đầu tư của DA (tríc thuÕ): 60.034,65 triÖu ®ång
- Vốn vay NHPT (66% TMĐT): 39.577,40 triệu đồng 8,55%
- Vốn huy động khác (0% TMĐT): 0,00 triệu đồng
- Vốn chủ sở hữu (34% TMĐT): 20.457,25 triệu đồng 8,00%
r = 8,36%
Vốn vay Ngân hàng Phát triển:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm D nợ ĐK D nợ CK D nợ BQ LS
Lãi phải
trả
Năm XD 0 39.577 19.789 8,55% 1.692
Năm KD1 39.577 36.577 38.077 8,55% 3.256
Năm KD2 36.577 32.005 34.291 8,55% 2.932
Năm KD3 32.005 27.433 29.719 8,55% 2.541
Năm KD4 27.433 22.861 25.147 8,55% 2.150
Năm KD5 22.861 18.289 20.575 8,55% 1.759
Năm KD6 18.289 13.717 16.003 8,55% 1.368
Năm KD7 13.717 9.144 11.430 8,55% 977
Năm KD8 9.144 4.572 6.858 8,55% 586
Năm KD9 4.572 0 2.286 8,55% 195
Cộng: 17.457
(Nguồn: Báo cáo thẩm định NHPT Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình)
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
127
PHỤ LỤC 06: BẢNG TÍNH CHI PHÍ GIÁ THÀNH HÀNG NĂM
Đơn vị tính: Triệu đồng
Yếu tố chi phí Chi phí giá thành hàng nămNăm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6
Hệ số phát huy công suất (%) 65% 75% 85% 100% 100% 100%
I. Chi phí biến đổi 14.507,0 16.052,1 17.597,2 19.914,8 19.914,8 19.914,8
1. Chi phí nguyên vật liệu 8.036,9 9.273,3 10.509,8 12.364,4 12.364,4 12.364,4
- NVL chính (m3) 1.614,6 1.863,0 2.111,4 2.484,0 2.484,0 2.484,0
- NVL phụ (tấn) 4.826,3 5.568,8 6.311,3 7.425,0 7.425,0 7.425,0
- Điện, nớc 1.049,1 1.210,4 1.371,8 1.613,9 1.613,9 1.613,9
- Dầu (lít) 547,0 631,1 715,3 841,5 841,5 841,5
2. CP nhân công 4.493,3 4.497,8 4.502,3 4.509,0 4.509,0 4.509,0
- Tiền lương 3.600,0 3.600,0 3.600,0 3.600,0 3.600,0 3.600,0
- BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ 864,0 864,0 864,0 864,0 864,0 864,0
- Bảo hộ lao động 29,3 33,8 38,3 45,0 45,0 45,0
3. CP sửa ch÷a, b¶o dìng 293,4 338,5 383,6 451,4 451,4 451,4
4. Lãi vay vốn lu động 208,0 240,0 272,0 320,0 320,0 320,0
5. CP SX chung trực tiếp 1.475,5 1.702,5 1.929,5 2.270,0 2.270,0 2.270,0
II. Chi phí cố định 11.133,9 10.810,2 10.419,3 10.028,4 9.637,4 9.246,5
1. Sửa chữa thường xuyên 1.000,0 1.000,0 1.000,0 1.000,0 1.000,0 1.000,0
2. Khấu hao TSCĐ 5.002,9 5.002,9 5.002,9 5.002,9 5.002,9 5.002,9
3. Chi phí quản lý 1.384,0 1.384,0 1.384,0 1.384,0 1.384,0 1.384,0
4. Lãi vay vốn cố định 3.255,6 2.931,9 2.541,0 2.150,1 1.759,1 1.368,2
- Vay NHPT 3.255,6 2.931,9 2.541,0 2.150,1 1.759,1 1.368,2
- Vay NHTM
5. Chi phí bán hàng 288,0 288,0 288,0 288,0 288,0 288,0
6. Chi phí khác 203,4 203,4 203,4 203,4 203,4 203,4
Tổng CP giá thành hàng năm 25.640,9 26.862,3 28.016,4 29.943,1 29.552,2 29.161,3
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
128
Yếu tố chi phí Chi phí giá thành hàng nămNăm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 Năm 11 Năm 12
Hệ số phát huy công suất (%) 11 12 13 14 15 16
I. Chi phí biến đổi 100% 100% 100% 100% 100% 100%
1. Chi phí nguyên vật liệu 19.914,8 19.914,8 19.914,8 19.914,8 19.914,8 19.914,8
- NVL chính (m3) 12.364,4 12.364,4 12.364,4 12.364,4 12.364,4 12.364,4
- NVL phụ (tấn) 2.484,0 2.484,0 2.484,0 2.484,0 2.484,0 2.484,0
- Điện, nước 7.425,0 7.425,0 7.425,0 7.425,0 7.425,0 7.425,0
- Dầu (lít) 1.613,9 1.613,9 1.613,9 1.613,9 1.613,9 1.613,9
2. CP nhân công 841,5 841,5 841,5 841,5 841,5 841,5
- Tiền lương 4.509,0 4.509,0 4.509,0 4.509,0 4.509,0 4.509,0
- BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ 3.600,0 3.600,0 3.600,0 3.600,0 3.600,0 3.600,0
- Bảo hộ lao động 864,0 864,0 864,0 864,0 864,0 864,0
3. CP sửa chữa, bảo dưỡng 45,0 45,0 45,0 45,0 45,0 45,0
4. Lãi vay vốn lưu động 451,4 451,4 451,4 451,4 451,4 451,4
5. CP SX chung trực tiếp 320,0 320,0 320,0 320,0 320,0 320,0
II. Chi phí cố định 2.270,0 2.270,0 2.270,0 2.270,0 2.270,0 2.270,0
1. Sửa chữa thường xuyên 8.855,6 8.464,7 8.073,7 7.878,3 7.878,3 7.878,3
2. Khấu hao TSCĐ 1.000,0 1.000,0 1.000,0 1.000,0 1.000,0 1.000,0
3. Chi phí quản lý 5.002,9 5.002,9 5.002,9 5.002,9 5.002,9 5.002,9
4. Lãi vay vốn cố định 1.384,0 1.384,0 1.384,0 1.384,0 1.384,0 1.384,0
- Vay NHPT 977,3 586,4 195,5
- Vay NHTM 977,3 586,4 195,5
5. Chi phí bán hàng
6. Chi phí khác 288,0 288,0 288,0 288,0 288,0 288,0
Tổng CP giá thành hàng năm 203,4 203,4 203,4 203,4 203,4 203,4
(Nguồn: Báo cáo thẩm định NHPT Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình)
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
129
PHỤ LỤC 07: BẢNG TÍNH DOANH THU VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ DỰ ÁN
ĐVT: triệu đồng
TT KHOẢN MỤC
Thời gian thực hiện Dự án
Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6
1 Hệ số phát huy công suất (%) 65% 75% 85% 100% 100% 100%
2 Sản lượng sản xuất (triệu viên) 45,0 45,0 45,0 45,0 45,0 45,0
3 Tỷ lệ SP hư hỏng, đổ vỡ 3,0% 3,0% 3,0% 3,0% 3,0% 3,0%
4 Sản lượng tiêu thụ (triệu viên) 27,90 32,40 36,90 43,65 43,65 43,65
5 Giá bán sản phẩm (đồng/viên QTC) 1.000 1.000,0 1.000,0 1.000,0 1.000,0 1.000,0
I Tổng lợi ích hàng năm (Bi) 0,0 27.900,0 32.400,0 36.900,0 43.650,0 43.650,0 43.650,0
1 Tổng doanh thu (B) 27.900,0 32.400,0 36.900,0 43.650,0 43.650,0 43.650,0
2 Các khoản phải thu khác (nếu có)
3 Giá trị tài sản thu hồi (Vb)
II Chi phí giá thành hàng năm (Ct) 25.640,9 26.862,3 28.016,4 29.943,1 29.552,2 29.161,3
III Tổng CP hàng năm (Ci = It + Cot) 60.034,7 20.172,4 22.167,5 24.681,9 28.089,4 28.128,5 28.167,5
1 Chi đầu t (It) 60.034,7
2 Chi phí hoạt động hàng năm (Cot) 20.172,4 22.167,5 24.681,9 28.089,4 28.128,5 28.167,5
Trong đó: Thuế các loại (Tn): 2.790,0 3.240,0 4.209,4 5.299,2 5.338,3 5.377,4
- Thuế GTGT phải nộp 2.790,0 3.240,0 3.690,0 4.365,0 4.365,0 4.365,0
- Thuế khác (Vk) 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
- Thuế TNDN (Vtn) 0,0 0,0 519,4 934,2 973,3 1.012,4
Vtn = (B - Ct - GTGT - Vk) * TS
IV Thu nhập sau thuế (TN st) 0,0 -530,9 2.297,7 4.674,2 8.407,7 8.759,5 9.111,3
(TN st = B - Ct - Tn)
V Cân bằng thu chi tài chính (Bi - Ci) -60.034,7 7.727,6 10.232,5 12.218,1 15.560,6 15.521,5 15.482,5
VI Tổng nguồn trả nợ của dự án 1.691,9 7.993,1 9.083,7 9.881,0 11.356,8 11.141,8 10.926,8
- Khấu hao TSCĐ (Dt) 5.002,9 5.002,9 5.002,9 5.002,9 5.002,9 5.002,9
- Lãi vay vốn cố định (Lt) 1.691,9 3.255,6 2.931,9 2.541,0 2.150,1 1.759,1 1.368,2
- Thu nhập sau thuế dùng trả nợ -265,5 1.148,9 2.337,1 4.203,8 4.379,8 4.555,7
VII KH trả nợ (gốc + lãi) 1.691,9 6.255,6 7.504,1 7.113,2 6.722,2 6.331,3 5.940,4
1 D nợ đầu năm 0,0 39.577,4 36.577,4 32.005,2 27.433,1 22.860,9 18.288,7
- Nguồn vốn vay NHPT 0,0 39.577,4 36.577,4 32.005,2 27.433,1 22.860,9 18.288,7
2 Lãi vay cố định 1.691,9 3.255,6 2.931,9 2.541,0 2.150,1 1.759,1 1.368,2
- Nguồn vốn vay NHPT 1.691,9 3.255,6 2.931,9 2.541,0 2.150,1 1.759,1 1.368,2
3 Nợ gốc phải trả 3.000,0 4.572,2 4.572,2 4.572,2 4.572,2 4.572,2
- Nguồn vốn vay NHPT 3.000,0 4.572,2 4.572,2 4.572,2 4.572,2 4.572,2
VIII Cân bằng trả nợ = (VI) - (VII) 0,0 1.737,4 1.579,6 2.767,8 4.634,6 4.810,5 4.986,4
IX Nguồn hợp pháp khác để trả nợ 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
X Tích luỹ sau trả nợ 0,0 1.737,4 1.579,6 2.767,8 4.634,6 4.810,5 4.986,4
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
130
TT KHOẢN MỤC
Thời gian thực hiện Dự án
Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 Năm 11 Năm 12
1 Hệ số phát huy công suất (%) 100% 100% 100% 100% 100% 100%
2 Sản lượng sản xuất (triệu viên) 45,0 45,0 45,0 45,0 45,0 45,0
3 Tỷ lệ SP hư hỏng, đổ vỡ 3,0% 3,0% 3,0% 3,0% 3,0% 3,0%
4 Sản lượng tiêu thụ (triệu viên) 43,65 43,65 43,65 43,65 43,65 43,65
5 Giá bán sản phẩm (đồng/viên QTC) 1.000,0 1.000,0 1.000,0 1.000,0 1.000,0 1.000,0
I Tổng lợi ích hàng năm (Bi) 43.650,0 43.650,0 43.650,0 43.650,0 43.650,0 43.650,0
1 Tổng doanh thu (B) 43.650,0 43.650,0 43.650,0 43.650,0 43.650,0 43.650,0
2 Các khoản phải thu khác (nếu có)
3 Giá trị tài sản thu hồi (Vb)
II Chi phí giá thành hàng năm (Ct) 28.770,4 28.379,4 27.988,5 27.793,1 27.793,1 27.793,1
III Tổng CP hàng năm (Ci = It + Cot) 29.258,1 29.336,3 29.414,5 29.453,6 29.454,4 29.455,2
1 Chi đầu t (It)
2 Chi phí hoạt động hàng năm (Cot) 29.258,1 29.336,3 29.414,5 29.453,6 29.454,4 29.455,2
Trong đó: Thuế các loại (Tn): 6.467,9 6.546,1 6.624,3 6.663,4 6.664,2 6.665,0
- Thuế GTGT phải nộp 4.365,0 4.365,0 4.365,0 4.365,0 4.365,0 4.365,0
- Thuế khác (Vk) 0,0 0,0 0,0 0,0 1,0 2,0
- Thuế TNDN (Vtn) 2.102,9 2.181,1 2.259,3 2.298,4 2.298,2 2.298,0
Vtn = (B - Ct - GTGT - Vk) * TS
IV Thu nhập sau thuế (TN st) 8.411,7 8.724,4 9.037,2 9.193,6 9.192,8 9.192,0
(TN st = B - Ct - Tn)
V Cân bằng thu chi tài chính (Bi - Ci) 14.391,9 14.313,7 14.235,5 14.196,4 14.195,6 14.194,8
VI Tổng nguồn trả nợ của dự án 10.186,0 9.951,5 9.716,9 9.599,7 9.599,3 9.598,9
- Khấu hao TSCĐ (Dt) 5.002,9 5.002,9 5.002,9 5.002,9 5.002,9 5.002,9
- Lãi vay vốn cố định (Lt) 977,3 586,4 195,5 0,0
- Thu nhập sau thuế dùng trả nợ 4.205,9 4.362,2 4.518,6 4.596,8 4.596,4 4.596,0
VII KH trả nợ (gốc + lãi) 5.549,5 5.158,6 4.767,6 0,0 0,0
1 D nợ đầu năm 13.716,5 9.144,4 4.572,2 0,0 0,0 0,0
- Nguồn vốn vay NHPT 13.716,5 9.144,4 4.572,2 0,0
2 Lãi vay cố định 977,3 586,4 195,5 0,0 0,0 0,0
- Nguồn vốn vay NHPT 977,3 586,4 195,5 0,0
3 Nợ gốc phải trả 4.572,2 4.572,2 4.572,2 0,0 0,0
- Nguồn vốn vay NHPT 4.572,2 4.572,2 4.572,2
VIII Cân bằng trả nợ = (VI) - (VII) 4.636,6 4.792,9 4.949,3 9.599,7 9.599,3 9.598,9
IX Nguồn hợp pháp khác để trả nợ 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
X Tích luỹ sau trả nợ 4.636,6 4.792,9 4.949,3 9.599,7 9.599,3 9.598,9
- Giá trị hiện tại ròng (NPV): 34.081,2 triệu đồng
- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR): 18,13%
- Lợi ích, chi phí (B/C) = 1,14
(Nguồn: Báo cáo thẩm định NHPT Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình)
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
131
PHỤ LỤC 08: BẢNG TÍNH THỜI GIAN THU HỒI VỐN GIẢN ĐƠN
ĐVT: Triệu đồng
Năm
thực
hiện dự
án
Hiện giá
vốn đầu tư
Tích luỹ hoàn vốn
Vốn còn lạiThu nhập
sau thuế
(NPt)
Khấu hao
hàng năm
(Dt)
Tích lũy
vốn hàng
năm
1 2 3 4 5=3+4
1 60.035 0 60.035
2 -531 5.003 4.472 55.563
3 2.298 5.003 7.301 48.262
4 4.674 5.003 9.677 38.585
5 8.408 5.003 13.411 25.174
6 8.760 5.003 13.762 11.412
7 9.111 5.003 14.114 -2.702
8 8.412 5.003 13.415 -16.117
9 8.724 5.003 13.727 -29.844
10 9.037 5.003 14.040 -43.884
11 9.194 5.003 14.196 -58.081
Thời gian hoàn vốn giản đơn: 6 năm 10 tháng
(Nguồn: Báo cáo thẩm định NHPT Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình)
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
132
PHỤ LỤC 09: BẢNG TÍNH THỜI GIAN THU HỒI VỐN CÓ CHIẾT KHẤU
ĐVT: Triệu đồng
Năm
thực
hiện
dự
án
H.số
CK
với
r=
8,36%
Vồn
đầu tư
Hiện
giá
VĐT
Tích luỹ hoàn vốn Hiện
giá tích
luỹ
hoàn
vốn
P(NPt+
Dt)
Vốn còn
lại
TN
sau
thuế
(NPt)
Khấu
hao
hàng
năm
(Dt)
Tích luỹ
hoàn
vốn
hàng
năm
1 2 3 4 = 3 x2 5 6 7= 6+5 8=7*2 9= 4-8
1 1,000 60.034,7 60.034,7 60.034,7
2 0,923 -531 5.003 4.472 4.127 55.908
3 0,852 2.298 5.003 7.301 6.217 49.691
4 0,786 4.674 5.003 9.677 7.605 42.085
5 0,725 8.408 5.003 13.411 9.726 32.359
6 0,669 8.760 5.003 13.762 9.211 23.149
7 0,618 9.111 5.003 14.114 8.717 14.431
8 0,570 8.412 5.003 13.415 7.646 6.786
9 0,526 8.724 5.003 13.727 7.220 -435
10 0,485 9.037 5.003 14.040 6.815 -7.249
11 0,448 9.194 5.003 14.196 6.359 -13.608
12 0,413 9.193 5.003 14.196 5.868 -19.476
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu P(It) = 8 năm 11 tháng
(Nguồn: Báo cáo thẩm định NHPT Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình)
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
133
PHỤ LỤC 10 : BẢNG TÍNH ĐỘ NHẠY CỦA DỰ ÁN
1. Phân tích theo từng chỉ tiêu
Chỉ tiêu Doanh thu
90% 95% 100% 105% 110%
IRR 10,6% 14,5% 18,1% 21,5% 24,8%
NPV 7.002 20.542 34.081 47.621 61.161
Chỉ tiêu Chi phí
90% 95% 100% 105% 110%
IRR 25,5% 21,7% 18,1% 14,7% 11,3%
NPV 57.752 45.917 34.081 22.246 10.410
2. Phân tích tổng hợp theo cả 2 chỉ tiêu
Chỉ tiêu Doanh thu
90% 95% 100% 105% 110%
Chỉ tiêu
Chi phí
90% IRR 18,1% 21,9% 25,5% 28,9% 32,1%
NPV 30.673 44.213 57.752 71.292 84.832
95% IRR 14,3% 18,1% 21,7% 25,1% 28,3%
NPV 18.837 32.377 45.917 59.456 72.996
100% IRR 10,6% 14,5% 18,1% 21,5% 24,8%
NPV 7.002 20.542 34.081 47.621 61.161
105% IRR 6,8% 11,0% 14,7% 18,1% 21,4%
NPV (4.834) 8.706 22.246 35.785 49.325
110% IRR 3,0% 7,4% 11,3% 14,8% 18,1%
NPV (16.669) (3.130) 10.410 23.950 37.489
(Nguồn: Báo cáo thẩm định NHPT Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình)
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_cong_tac_tham_dinh_tai_chinh_du_an_vay_von_tin_dung_dau_tu_cua_nha_nuoc_tai_ngan_hang_pha.pdf