Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp xây lắpLỜI NÓI ĐẦU
Trong giai đoạn vừa qua đất nước ta đã có những thành tựu nổi bật trong đổi mới quản lý kinh tế cũng như các chính sách kinh tế - xã hội. Hiện nay, nền kinh tế nước ta đã chuyển mình từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước. Trong quá trình đó, hệ thống kế toán Việt Nam cũng có những bước đổi mới, tiến bộ và nhảy vọt phù hợp với cơ chế kinh tế mới cũng như sự phát triển chung của đất nước.
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, chiếm khoảng 30% tổng số vốn đầu tư của cả nước. Sản phẩm của ngành xây lắp thường là các công trình, hạng mục công trình có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế của địa phương cũng như nền kinh tế quốc dân.
Trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, bước đột phá đầu tiên quan trọng đó là xây dựng, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng. Điều nay không chỉ có nghĩa là khối lượng công việc của ngành XDCB tăng lên mà cùng với nó là số vốn đầu tư XDCB cũng tăng lên. Điều quan tâm hàng đầu là làm sao có thể quản lý một cách có hiệu quả vốn đầu tư, tránh tình trạng lãng phí, thất thoát vốn trong điều kiện thực hiện dự án xây lắp thường kéo dài về mặt thời gian. Chính vì lẽ đó mà hạch toán chi phí sản xuất (CPSX) và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các Doanh nghiệp xây lắp nói riêng và các Doanh nghiệp sản xuất nói chung.
Trong cơ chế thị trường, Doanh nghiệp không những phải có uy tín mà giá cả sản phẩm của Doanh nghiệp cũng phải có tính cạnh tranh. Muốn hạ giá thành sản phẩm Doanh nghiệp phải quản lý tốt các khâu sản xuất, hạch toán đầy đủ các chi phí bỏ ra, giảm thiểu tối đa các chi phí. Muốn vậy, Doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, từ đó phục vụ tốt cho việc phân tích đánh giá kết quả, hoàn thiện bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất để Doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Nhận thức được vấn đề trên, em mạnh dạn lựa chọn đề tài:
"HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP".
Kết cấu của đề tài, ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 2 phần chính sau:
PHẦN I: Những vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm trong các Doanh nghiệp xây lắp.
PHẦN II: Thực trạng hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm trong các Doanh nghiệp xây lắp và ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện vấn đề trên.
Do phạm vi đề tài rộng, thời gian nghiên cứu hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn.
Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN CPSX
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
XÂY LẮP 2
I-/ Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp có ảnh hưởng đến hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm. 2
II-/ Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 3
1-/ CPSX sản phẩm xây lắp: 3
2-/ Giá thành sản phẩm xây lắp 5
III-/ Hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm. 6
1-/ Kế toán CPSX xây lắp trong các Doanh nghiệp kế toán hay tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. 6
2-/ Kế toán CPSX xây lắp và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 12
V-/ Đặc điểm kế toán theo phương thức khoán gọn trong xây lắp. 14
1-/ Hợp đồng khoán gọn: 14
2-/ Kế toán tại đơn vị giao khoán 15
PHẦN II - THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 16
I-/ Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại các Doanh nghiệp xây lắp 16
2-/ Những tồn tại trong công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. 17
3-/ Nguyên nhân 18
II-/ Phương hướng hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các Doanh nghiệp xây lắp 18
KẾT LUẬN 21
74 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2636 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp xây lắp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chi phí sản xuất phát sinh của từng đơn hàng theo từng tháng. Vậy thời điểm kế toán chi phí tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất phát sinh cho các đơn hàng là vào cuối mỗi tháng giá thành sản phẩm thường được tính sau khi đơn đặt hàng hoàn thành.
Quá trình sản xuất của công ty được liên tục theo mùa và phải thực hiện nhiều đơn hàng khác nhau với thời gian hoàn thành khác nhau. Để minh hoạ được hết các trường hợp thực tế phát sinh chuyên đề này sẽ xem xét việc tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất trong tháng 3/2004 của 3 đơn đặt hàng với các tình huống khác nhau.
Thứ nhất: đơn hàng FT, đơn hàng bắt đầu sản xuất ngày 10/02/2004 và hoàn thành là ngày 23/3/2004. Như vậy đơn hàng này có đặc điểm là đầu tháng 3 trên thẻ giá thành sản phẩm là có chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ.
Thứ hai: là đơn hàng MAXUP, ngày bắt đầu sản xuất là ngày 01/03/2004 và hoàn thành ngày 30/03/2004. Như vậy việc sản xuất của đơn hàng này được tiến hành trọn vẹn trong tháng 3.
Thứ ba: Là đơn hàng FOOTTECH đơn hàng này bắt đầu từ ngày 20/04/2004 nên có đặc điểm là cuối tháng 4 công việc sản xuất chưa tiến hành xong, đơn hàng này kéo dài đến 29/05/2004 mới hoàn chỉnh.
2.2. Tài khoản sử dụng trong việc tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất của các đơn hàng.
Công ty da giầy Hà Nội sử dụng các tài khoản để phản ánh, tập hợp chi phí và phân bổ chi phí sản xuất cho các đơn hàng là các tài khoản sau:
TK 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 622: chi phí NCTT
TK 627: chi phí sản xuất chung
TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Các tài khoản trên được mở chi tiết cho từng đơn đặt hàng như:
Đơn hàng FT
Đơn hàng FOOTTECH
Đơn hàng MAXUP
2.3. Các chứng từ bảng biểu dùng cho việc tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất phát sinh trong tháng cho các đơn hàng
Chứng từ ban đầu phục vụ cho việc tập hợp và phân bổ chi phí phát sinh trong tháng cho các đơn hàng (lệnh sản xuất) ở công ty da giầy Hà Nội bao gồm:
Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ do kế toán nguyên vật liệu lập và chuyển sang cho kế toán chi phí và giá thành sản phẩm. Bảng phân bổ này được lập vào cuối tháng, cho biết giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng trong tháng, cho sản xuất chung, cho quản lý doanh nghiệp, cho việc bán hàng và dùng cho chi phí chờ phân bổ.
Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảng này cũng được lập vào cuối của tháng, bảng này là sản phẩm đầu ra của kế toán tiền lương và đồng thời cũng là đầu vào của kế toán chi phí nhằm xác định chi phí nhân công trực tiếp phát sinh cho từng lệnh sản xuất được sản xuất trong tháng. Chi phí nhân công trực tiếp cho từng đơn hàng còn được chi tiết thành tiền lương và các khoản trích theo lương như KPCĐ, BHXH, BHYT được đưa vào nhân công trực tiếp.
Ngoài ra kế toán chi phí còn sử dụng:
Bảng kê số 6: Tập hợp chi phí trả trước là công cụ dụng cụ
Bảng tính khấu hao trong tháng do kế toán TSCĐ chuyển sang
Nhật ký chứng từ số 1 – theo dõi tiền mặt trong tháng
Nhật ký chứng từ số 2 – theo dõi tiền gửi ngân hàng trong tháng
Nhật ký chứng từ số 10 – nhật ký chung cho các đối tượng còn lại
Trên cơ sở những chứng từ này kế toán chi phí sẽ lập bảng phân bổ chi phí sản xuất chung nhằm xác định chi phí sản xuất chung trong tháng phân bổ cho từng đơn hàng.
2.4. Quy trình tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất phát sinh ở công ty da giầy Hà Nội, quy trình này được thể hiện ở sơ đồ số 1.
SƠ ĐỒ SỐ 1: QUY TRÌNH TẬP HỢP VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT
Bảng phân bổ NVL.CCDC
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
Bảng tập hợp và phân bổ chi phí SXC
Bảng kê số 4 tập hợp chi phí sản xuất trong tháng theo đơn hàng
Thẻ tính giá thành đơn hàng FT
Thẻ tính giá thành đơn hàng Foottech
Thẻ tính giá thành đơn hàng Maxup
Thẻ tính giá thành các đơn hàng khác
Nhật ký chứng từ số 7 tập hợp chi phí SXKD trong tháng
Sổ cái
TK 621
Sổ cái
TK 622
Sổ cái
TK 627
Sổ cái
TK 154
2.5. Hạch toán các khoản mục chi phí
2.5.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Sau khi ký được hợp đồng với khách hàng thì công ty tiến hành chuẩn bị sản xuất để chuẩn bị cho sản xuất đơn hàng phòng kế hoạch đầu tư căn cứ vào đơn hàng của khách hàng chuẩn bị những vật tư cần thiết cho đơn hàng. Muốn tiến hành sản xuất công ty da giầy Hà Nội phải chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu: vải, chỉ may, cao su, ôdê, hoá chất và vật liệu phụ, công cụ dụng cụ sử dụng trực tiếp cho sản xuất như: bao bì (thùng Carton, hộp, túi nylon), riêng phom nhôm, dao chặt, khuôn có giá trị lớn nhên được phân bổ dần nhiên liệu mà công ty sử dụng cho sản xuất là than. Khi chuẩn bị xong vật tư phòng kế hoạch vật tư phát lệnh sản xuất cho các xí nghiệp và phòng vật tư ra căn cứ vào định mức tính ra mức vật tư cần cấp phát cho lệnh sản xuất này là bao nhiêu.
Theo quy trình công nghệ, một đôi giầy hoàn chỉnh được làm từ hai bán thành phẩm là mũ giầy và đế giầy. Để sản xuất ra mũ giầy nguyên vật liệu chủ yếu là các loại vải, chỉ may còn nguyên liệu chủ yếu dùng cho đế là cao su và các loại hoá chất.
Nguyên vật liệu chính là cơ sở vật chất hình thành nên sản phẩm. Tại công ty nguyên vật liệu nói chung bao gồm nhiều loại với quy cách, màu sắc, chủng loại khác nhau để phù hợp với yêu cầu của đơn đặt hàng.
Vật liệu phụ là những vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, nó làm tăng thêm chất lượng sản phẩm, nhiên liệu được dùng chủ yếu là than đốt đòi hỏi cho quá trình lưu hoá và ép đế. Phế liệu của công ty hiện nay thường là vải vụn giao cho đoàn thanh niên bán thu hồi. Số tiền này được sử dụng vào các phong trào của đoàn.
Để theo dõi nguyên vật liệu công ty sử dụng TK 152, nhưng ở công ty TK 152 không chi tiết thành TK cấp 2 để theo dõi vật liệu chính, vật liệu phụ và nhiên liệu. Vật liệu phụ được theo dõi trên TK 153, ngoài việc theo dõi công cụ dụng cụ xuất dùng nhiều lần cho sản xuất TK này còn theo dõi cả nguyên vật liệu phụ dùng trực tiếp cho các đơn hàng. Sau đây là phân loại từng kho vật tư tại công ty da giầy Hà Nội.
TK 152 – Nguyên liệu chính
TK 153 – Vật liệu phụ và công cụ dụng cụ
1. Vải các loại
1. Nguyên vật liệu phụ
2. Hoá chất các loại
- Bìa Đài Loan
- Xăng công nghiệp
- Ôdê
- Chỉ may
- Giấy độn
- Mút xốp
- Thùng hộp, băng dính
-Đế giầy
2. Công cụ dụng cụ
- Da giầy, dây xăng
- Phom nhôm
…..
- Khuôn, dao chặt
Căn cứ vào lệnh cấp phát vật tư, thủ kho tiến hành xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành 4 liên: Một liên lưu tại cuống, một liên thủ kho giữ, một liên đơn vị lĩnh giữ dùng để quyết toán vật tư sử dụng, còn một liên phòng vật tư gửi phòng tài chính kế toán để làm căn cứ hạch toán nguyên vật liệu xuất dùng. Công ty sử dụng giá thực tế vật liệu xuất dùng theo giá bình quân gia quyền.
Căn cứ vào lượng vật tư xuất kho sử dụng trong kỳ là đơn giá vật liệu xuất kho để xác định giá thực tế vật liệu xuất trong kỳ.
Trị giá thực tế của vật liệu xuất kho
=
Sản lượng nguyên vật liệu xuất kho
x
Đơn giá nguyên vật liệu
Tuy nhiên đối với vật liệu là cao su và các loại hoá chất cấp cho xí nghiệp cao su thì kế toán không theo dõi chi tiết cao su và hoá chất xuất dùng cho từng đơn hàng. Ví dụ như cùng một mẻ cao su nguyên cán luyện kín có thể dùng cho nhiều đơn hàng vì vậy không thể tách riêng đơn hàng FT hay Footech. Chính vì vậy đòi hỏi một kỹ thuật tính toán đặc biệt để tính được giá cao su và hoá chất xuất dùng cho việc sản xuất đế giầy của từng đơn đặt hàng, để từ đó đưa vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của đơn hàng.
Giá trị 1kg cao su cán luyện
=
Tổng giá trị của tất cả vật tư tiêu dùng trong tháng của xí nghiệp cao su
Tổng lượng tiêu hao nguyên vật liệu trong tháng của xí nghiệp cao su
Trị giá của 1kg cao su cán luyện nhân với số lượng tiêu hao nguyên vật liệu của đế giầy của từng đơn hàng ta sẽ được giá trị của cao su, hoá chất tiêu dùng để sản xuất ra đế giầy của đơn hàng đó. Như vậy xét về thực chất đây chính là việc phân bổ giá trị nguyên vật liệu là cao su và các loại hoá chất trong tháng cho từng đơn hàng theo tiêu thức là lượng tiêu hao định mức nguyên vật liệu.
SƠ ĐỒ 2: TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ PHÂN BỔ HOÁ CHẤT DÙNG TRONG THÁNG
Đơn hàng FT
Đơn hàng Foottech
Đơn hàng Maxup
Các đơn hàng khác
Cao su và các hoá chất tiêu dùng cho các đơn hàng trong tháng
XN
cao su
Tại công ty việc sản xuất được thực hiện theo đơn đặt hàng mỗi đơn hàng được lập 1 phiếu tính giá riêng. Việc làm này sẽ giúp cho quản lý chi phí sản xuất cho từng đơn đặt hàng được thuận tiện, chặt chẽ. Mặc dù theo cách này tốn kém nhiều thời gian. Phương pháp kế toán hàng tồn kho của công ty là phương pháp kê khai thường xuyên, do đó việc nhập xuất vật tư kế toán trực tiếp sử dụng trên TK 152. Bên cạnh đó để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất cho sản phẩm kế toán sử dụng TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Từ bảng kê xuất vật tư kế toán sẽ tính ra được tổng cộng của tất cả nguyên vật liệu được xuất dùng trong tháng cho từng đơn hàng. Số liệu này sẽ được thể hiện trên bảng công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu tron tháng.
BIỂU SỐ 4: BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ
Công ty da giầy Hà Nội tháng 3 năm 2004
TT
Ghi có các TK
Ghi nợ các TK
TK 152
TK 153
Tổng cộng
1
TK 621-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
8.421.824.146
413.336.360
8.835.160.506
1.1
Đơn hàng FT
297.355.480
159.046.500
456.404.980
1.2
Đơn hàng Foottech
137.356.240
18.331.200
155.686.440
1.3
Đơn hàng Maxup
480.272.820
104.617.280
584.890.100
…
…….
…….
…….
…….
II
TK 627 – CPSXC
70.189.800
79.802.692
149.992.492
III
TK 142-CP trả trước
60.789.400
60.789.400
IV
TK 642-CPQLDN
13.567.900
…..
13.567.900
Tổng cộng
8.505.581.846
553.928.452
9.059.510.298
Kế toán sẽ ghi bút toán sau:
Nợ TK 621 9.059.510.298
Có TK152 8.505.581.846
Có TK152 553.928.452
SƠ ĐỒ 3: TRÌNH TỰ GHI SỔ CHI TIẾT VÀ TỔNG HỢP CỦA TK 621
Bảng phân bổ NLC - CCDC
Bảng kê số 4: phần ghi nợ
TK 621 (chi tiết các đơn đặt hàng)
Nhật ký chứng từ số 7
Sổ cái TK 621
Các thẻ tính giá thành của các đơn hàng: phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nhật ký chứng từ số 7 chính là căn cứ để kế toán tổng hợp lập sổ cái TK 621 (biểu số 5)
BIỂU SỐ 5: TRÍCH SỔ CÁI TK 621
Công ty da giầy Hà Nội năm 2004
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi có các TK đối ứng, Nợ với TK này
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
TK 152
6.371.579.127
5.675.656.478
8.421.824.146
TK 153
232.120.717
439.878.236
413.336.360
Cộng PS
Nợ
6.603.699.844
6.115.534.714
8.835.160.506
Có
6.603.699.844
6.115.534.714
8.835.160.506
Số dư cuối tháng
Nợ
Có
2.5.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Trình tự và phương pháp: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp cho từng đơn hàng.
Hiện nay công ty mới chỉ xây dựng được tiền lương cho từng loại giầy chứ không quy đổi thời gian định mức để làm căn cứ tính lương.
Từ lệnh sản xuất nhận được, các xí nghiệp giao kế hoạch sản xuất trực tiếp xuống từng phân xưởng, căn cứ vào kế hoạch được giao cho các phân xưởng tiến hành sản xuất. Vì mỗi phân xưởng đều có bộ phận thống kê nên việc theo dõi ghi chép sản phẩm làm được trong tháng là rất chính xác, hơn nữa việc trả lương theo sản phẩm của công ty cũng giúp cho kế toán tiền lương dễ kiểm tra, kiểm soát được việc tính lương của các phân xưởng cuối tháng khi nộp bảng lương lên phòng tổ chức lao động tiền lương các xí nghiệp phải có bảng kê sản phẩm làm được trong tháng chi tiết theo từng lệnh sản xuất từng đơn hàng, kèm theo phiếu nhập kho sản phẩm có đầy đủ chữ ký của các bộ phận liên quan. Sau khi có được số lượng sản phẩm làm được trong tháng kế toán tiền lương căn cứ vào đơn giá tiền lương cụ thể tính ra được chi phí nhân công trực tiếp sản xuất trong tháng bao gồm chi phí nhân công trực tiếp tính cho mỗi đơn hàng có 4 phần:
- Thứ nhất: là tiền lương theo sản phẩm, khoản này được tập hợp cho từng đơn hàng.
- Thứ hai: là phần thưởng tính theo lương, sản phẩm được tính trực tiếp cho từng đơn hàng.
- Thứ ba: là tiền lương thời gian và lương cho bộ phận quản lý phân xưởng, quản lý doanh nghiệp .
- Thứ tư: là các khoản trích theo lương, khoản này cũng được phân bổ cho từng đơn đặt hàng.
Tập hợp chi phí tiền lương theo sản phẩm của từng đơn hàng
Chi phí nhân công trực tiếp là khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện lao vụ, dịch vụ bao gồm: tiền lương chính, các khoản phụ cấp, tiền trích KPCĐ, BHXH, BHYT.
Dựa trên các bảng kê sản phẩm hoàn thành trong tháng (bảng kê sản phẩm hoàn thành liệt kê các sản phẩm hoàn thành trong phân xưởng cho tất cả các đơn hàng trong tháng) của phân xưởng chế biến sản xuất, phân xưởng may của xí nghiệp cao su, kế toán tiền lương sẽ có được số sản phẩm hoàn thành của từng đơn hàng trong từng phân xưởng.
Kế toán chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ
Ngoài tiền lương phải trả công nhân viên, nhân công trực tiếp còn bao gồm BHXH, BHYT, KPCĐ công ty da giầy Hà Nội đã tiến hành trích khoản chi phí này theo chế độ kế toán hiện hành, cụ thể như sau: trích 19% tổng quỹ lương vào giá thành sản phẩm.
Tổng số BHXH = 15% x lương chính
Tổng số BHYT = 2% x lương chính
Tổng số KPCĐ = 2% x lương chính
Người lao động phải chịu 6% khấu trừ vào lương cụ thể là:
5% BHXH + 1% BHYT = 6% x lương chính
Đến cuối tháng kế toán lương căn cứ vào bảng tổng hợp và thanh toán lương để lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
Đơn giá tiền lương được quy định cho từng phân xưởng sản xuất giầy. Bảng đơn giá tiền lương do phòng kỹ thuật và bộ phận lao động tiền lương của phòng tổ chức lập.
Ta có bảng đơn giá tiền lương của ba đơn hàng trong từng phân xưởng như sau:
Đơn hàng
Kiểu giầy
Chế biến sản xuất
May
Giầy
CLCS
Ép đế
Tổng đơn giá
FT
Superganext
214
1.093
1.092
163
719
3.128
Foottech
Vê ma
150
978
905
130
2.163
Maxup
Alembon
215
1.030
1.093
170
569
3.171
Dựa trên số lượng sản phẩm hoàn thành của mỗi đơn hàng trong tháng của từng phân xưởng và đơn giá tiền lương của đơn hàng. Thống kê tính ra tiền lương sản phẩm của đơn hàng đó, sau khi tính ra mức tiền thưởng được hưởng trong tháng. Trong tháng 3/2004 thì tất cả các bộ phận trong công ty được xếp loại A và được hưởng 120% lương sản phẩm, ví dụ trong bảng kê của PXCBSX như sau:
BIỂU SỐ 6: BẢNG KÊ TÍNH LƯƠNG SẢN PHẨM HOÀN THÀNH
Tháng 3/2004
Đơn hàng
Số lượng
Đơn giá
Lương sản phẩm
Thưởng theo lương SP
Tổng lương sản phẩm thưởng
Maxup
17.312
215
3.722.000
744.400
4.446.400
Foottech
24.000
150
3.600.000
720.000
4.320.000
Căn cứ vào bảng kê tính lương cho sản phẩm hoàn thành của phân xưởng. Kế toán tiền lương tập hợp tiền lương theo lệnh sản xuất vào bảng tổng hợp phân bổ tiền lương ở bảng này có phân bổ tiền lương thời gian, lương quản lý phân xưởng, quản lý xí nghiệp cho từng đơn hàng. Vì tiền lương thời gian, lương quản lý của phân xưởng, lương quản lý của xí nghiệp trực tiếp sản xuất không được tính trực tiếp cho đơn hàng nên ở công ty tiền lương thời gian, lương quản lý này sẽ được cộng tổng cho 5 xí nghiệp và một phân xưởng dựa trên tiêu thức tiền lương và tiền lương theo sản phẩm của đơn hàng hoá. Căn cứ vào bảng chấm công của các phân xưởng, thống kê xí nghiệp tính ra tiền lương sẽ được tính theo thời gian trong tháng của từng phân xưởng. Còn tiền lương quản lý căn cứ vào lương sản phẩm bình quân của toàn xí nghiệp hợp với hệ số mà đại hội công nhân viên chức đã đề ra. Thống kê xí nghiệp tính toán chuyển xuống, kế toán tiền lương sẽ tính được tổng lương thời gian, lương quản lý toàn công ty. Đây là công thức để tính ra hệ số phân bổ thời gian và quản lý.
Hệ số phân bổ lương thời gian và quản lý tháng 3 năm 2004
=
Tổng lương thời gian và quản lý
Tổng lương sản phẩm và theo sản phẩm
Từ công thức này ta kết hợp với biểu số 6 sẽ có được biểu số 7. Tính ra tổng số tiền lương phải phân bổ trong tháng cho các đơn hàng của công nhân trực tiếp sản xuất.
BIỂU SỐ 7: BẢNG KÊ TỔNG TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG NHÂN TRỰC TIẾP SẢN XUẤT
Tháng 3 năm 2004
Đơn hàng
CBSX
CLCS
May
Giầy
Đế
Tiền lương thưởng
Tiềnlương thời gian quản lý
Tổng số phân bổ
Maxup
4.446.500
3.531.648
21.439.180
22.747.968
13.690.351
65.875.647
16.468.881
82.344.528
Foottech
4.320.000
4.320.000
1.080.000
5.400.000
FT
8.802.000
55.620.000
58.968.000
38.826.000
162.216.000
40.551.000
202.770.000
….
Tổng
793.701.426
198.425.357
992.126.783
Để dễ hình dung cách tính toán tiền lương một cách cụ thể thì nhìn vào sơ đồ 3: Tính tiền lương của đơn hàng Maxup.
SƠ ĐỒ 3: TÍNH TIỀN LƯƠNG CỦA ĐƠN HÀNG MAXUP
CBSX đơn hàng Maxup 17.312đ
BTP đồng bộ x đơn giá x thưởng
17.312 x 215 x 120% = 4.466.500
May đơn hàng Maxup 17.312đ
Mũ giầy x đơn giá x thưởng
17.312 x 1.030 x 120% = 21.349.180
Giầy đơn hàng Maxup 17.312đ
Cán luyện cao su x đơn giá x thưởng
17.312 x 170 x 120% = 3.531.648
Đế giầy đơn hàng Maxup 17.312đ
Đế giầy x đơn hàng x thưởng
17.312 x 659 x 120% = 13.690.351
Tổng chi phí tiền lương sản phẩm của đơn hàng Maxup = 5.875.647
Tổng chi phí tiền lương sản phẩm của Maxup hệ số phân bổ lương thời gian và quản lý = 5.875.647 x 0,25 = 16.468.881
Tổng số tiền lương phân bổ của đơn đặt hàng maxup = 82.344.528
Phân bổ các khoản trích theo lương cho từng đơn hàng
- Kinh phí công đoàn: KPCĐ = tổng tiền lương thực trả x 2%
KHCĐ tháng 3 của đơn hàng FT là: 202.770.000 x 2% = 4.055.400
KPCĐ tháng 3 của đơn hàng Foottech là: 5.400.000 x 2% = 108.000
KPCĐ tháng 3 của đơn hàng Maxup là: 82.344.528 x 2% = 1.646.891
- BHXH: Vì BHXH trích theo lương cơ bản mà theo dõi tiền lương cơ bản cho từng đơn hàng là không thể được nên BHXH phải phân bổ cho từng đơn hàng theo tiêu thức phân bổ là tổng tiền lương của toàn công ty.
Số tiền BHXH trong tháng 3 là: 150.000.000
Số tiền lương phân bổ cho cả tháng 3 là: 1.141.278.881
Hệ số phân bổ BHXH
=
BHXH phải trích
=
150.000.000
=
0,13
Tổng tiền lương của công ty
1.141.271.881
Nếu tính BHXH cho các đơn hàng như sau:
Đơn hàng FT : 202.770.000 x 0,13 = 26.360.100
Đơn hàng Foottech: 5.400.000 x 0,13 = 702.000
Đơn hàng Maxup : 82.344.528 x 0,13 = 10.704.788
- BHYT: theo quy định của BHYT được trích 2% trên tổng quỹ lương cơ bản cũng giống như BHXH, tính BHYT cho từng đơn hàng riêng là không thể được nên BHYT cũng được tính giống như BHXH, tức là phân bổ dựa vào tổng tiền lương tháng 3/2004 của toàn công ty. Trong tháng 3 năm 2004 BHYT phải trích là 20.000.000đ.
Hệ số phân bổ BHYT
=
BHYT phải trích
=
20.000.000
=
0,0175
Tổng tiền lương của công ty
1.141.271.881
Vậy BHYT tính cho đơn hàng FT là: 3.598.479 đồng
BHYT tính cho đơn hàng Foottech là: 94.500đồng
BHYT tính cho đơn hàng Maxup là: 1.441.029 đồng
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản lương và các khoản trích theo lương. Do vậy chi phí nhân công trực tiếp của các đơn hàng như sau:
Đơn hàng FT : 202.770.000 + 33.963.979 = 236.733.979
Đơn hàng Foottech: 5.400.000 + 904.500 = 6.304.000
Đơn hàng Maxup : 82.344.528 + 13.792.708 = 96.137.326
Tiền lương thực tế phải trả cho công nhân viên trực tiếp sản xuất được tập hợp vào TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp, cuối tháng được hạch toán trên bảng “Phân bổ tiền lương và BHXH”.
Dựa vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH kế toán chi phí tiến hành lập bảng kê số 4 phần chi phí nhân công trực tiếp chi tiết thành các đơn hàng, trên bảng kê số 4 phản ánh các bút toán sau:
Nợ TK 622: đơn hàng FT: 236.733.979
Có TK 334: 202.770.000
Có TK 338: 33.963.979
Nợ TK 622: đơn hàng Foottech
Có TK 334: 5.400.000
Có TK 338: 904.500
Nợ TK 622: đơn hàng Maxup
Có TK 334: 82.334.528
Có TK 338: 13.792.708
Từ bảng kê số 4: Chi phí nhân công trực tiếp của từng đơn hàng được chuyển vào thẻ giá thành của đơn hàng, phần chi phí nhân công trực tiếp trong đó chi tiết thành tiền lương và các khoản trích theo lương. Như vậy phần chi phí nhân công trực tiếp của các đơn hàng đóng vai trò như các sổ chi tiết của tài khoản tổng hợp 622, tổng chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong tháng của tất cả các đơn hàng phải bằng với số phát sinh của tài khoản chi phí nhân công trực tiếp (TK622).
Kế toán định khoản:
Nợ TK 622: 1.159.752.263
Có TK 334: 992.126.783
Có TK 338: 167.625.480
BIỂU SỐ 9: TRÍCH SỔ CÁI TK 622
Công ty da giầy Hà Nội năm 2004
Số dư đầu năm
0
0
Ghi có các TK đối ứng, Nợ với TK này
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
TK 334
1.080.037.477
1.487.201.320
922.126.783
TK 3382
21.600.750
29.744.025
19.842.536
TK 3383
105.689.640
109.144.863
130.396.715
TK 3384
10.568.964
9.095.404
17.386.299
Cộng PS
Nợ
1.217.896.831
1.635.185.612
1.159.752.263
Có
1.217.896.831
1.635.185.612
1.159.752.263
Số dư cuối tháng
Nợ
Có
2.5.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung
- Tập hợp chi phí sản xuất chung của các xí nghiệp
Ở công ty da giầy Hà Nội chi phí sản xuất chung bao gồm những nội dung sau:
+ Chi phí nhân công gián tiếp: Gồm các khoản lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng cơ điện. Công ty theo dõi mục này trên TK 627 (1) – Chi phí sản xuất chung.
+ Chi phí vật liệu, dụng cụ cho sản xuất chung bao gồm các vật liệu như kìm, kéo là những vật liệu rẻ mau hỏng, được công ty giao khoán cho từng xí nghiệp theo định mức tiêu hao tháng và sản lượng sản xuất công ty theo dõi khoản mục này trên TK 627.3 – chi phí dụng cụ sản xuất.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các khoản chi phí dịch vụ cho quá trình sản xuất của xí nghiệp tiền điện, tiền nước.
Sau đâylà từng trường hợp tập hợp chi phí sản xuất chung
+ Tập hợp chi phí nhân công gián tiếp: Căn cứ vào bảng chấm công của phân xưởng cơ điện được phòng tổ chức bộ phậ tiền lương duyệt chuyển sang kế toán tiền lương phải trả cho phân xưởng cơ điện, phân xưởng này hưởng lương sản phẩm bình quân của toàn bộ 3 xí nghiệp. Hàng tháng được bình bầu A, B, C lương theo sản phẩm. Hiện nay phân xưởng cơ điện có 20 người phục vụ cho các xí nghiệp với tổng tiền lương trong tháng 3 năm 2004 là 24.451.353 đồng. Các khoản trích theo lương đưa vào chi phí gồm:
KPCĐ: 489.027
BHXH: 3.213.679
BHYT: 428.490
Lương: 24.451.353
Tổng chi phí nhân công trực tiếp: 28.582.549
- Tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ (trích bảng phân bổ kế hoạch biểu số 10)
Việc trích KHTSCĐ của công ty được thực hiện theo quy định của BTC, cục quản lý doanh nghiệp hiện nay công ty đã đăng ký trích khấu hao: Tổng mức khấu hao là: 5.629.000.000 cho cả bộ phận quản lý và bộ phận sản xuất chung cụ thể như sau:
+ Cho bộ phận quản lý doanh nghiệp theo dõi trên TK 627.4 – chi phí khấu hao TSCĐ là: 300.684.000.
+ Cho bộ phận sản xuất chung được theo dõi trên TK 627.4 là 5.328.326.000 còn việc phân bổ cho các bộ phận sản xuất chung diễn ra khá phức tạp, vì vậy việc sản xuất giầy gia của công ty da giầy Hà Nội có tính chất thời vụ, mùa giầy sản xuất từ tháng 9 năm nay đến tháng 4 năm sau do nhu cầu đặt hàng của khách để đáp ứng với vụ mùa, nhưng từ tháng 5 cho đến tháng 8 hàng năm vẫn có đơn đặt hàng nhưng ít hơn, thưa hơn. Do vậy mức KHTSCĐ mỗi tháng trong năm cho bộ phận sản xuất là không giống nhau. Mỗi tháng tuỳ hteo mức độ hoạt động của sản xuất, tháng nào sản xuất nhiều sẽ có mức khấu hao nhiều và ngược lại, tháng nào có sản xuất ít thì khấu hao ít. Có nghĩa là mỗi tháng có mức khấu hao khác nhau phù hợp với tình hình sản xuất của công ty tại thời điểm đó miễn sao cả năm tiền trích khấu hao sẽ là 5.629.000.000 đồng.
Trong đó mức KHTSCĐ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp áp dụng khấu hao tuyến tính, khấu hao đều.
Mức trích khấu hao cho TSCĐ mỗi tháng cho BPQLDN
=
Mức khấu hao một năm
=
300.684.000
12 tháng
12
= 25.057.000đ/tháng
Như ta đã biết mức khấu hao phân bổ hàng tháng tuỳ thuộc vào mức độ sản xuất của tháng đó. Công ty cho rằng mức độ hoạt động sản xuất được thể hiện tương đối chính xác qua chỉ tiêu doanh thu trong tháng theo kế hoạch đã được tổng công ty duyệt cho công ty da giầy Hà Nội thì chỉ tiêu doanh thu năm 2004 là 115.00d.000.000đ. Vậy hệ số phân bổ là:
5.328.316.000
=
0,463
115.000.000.000
Mà doanh số của tháng 3/2004 là: 10.054.820.000đ
Như vậy, mức trích khấu hao TSCĐ cho sản xuất chung trong tháng 3/2004 là 10.054.820.000 x 0,463 = 465.538.960đ.
Theo thực tế của công ty thì doanh thu thực tế và doanh thu ước tính trong năm thường khác nhau có thể doanh thu thực tế lớn hơn doanh thu kế hoạch hoặc ngược lại nếu khấu hao phân bổ theo tiêu thức thực tế thì sẽ xảy ra tình trạng là tổng khấu hao trong 12 tháng có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn mức khấu hao đăng ký là 5.328.316.000đ. Do đó tránh tình trạng này căn cứ vào tháng 12 công ty sẽ cân đối mức đã trích khấu hao của 11 tháng và từ đó số phải khấu hao để đưa ra số phải khấu hao của tháng 12.
Ta có bảng phân chia, phân bổ khấu hao trong năm 2004 như sau:
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
….
Tháng 12
Tổng
491.780.000
421.504.000
456.538.160
…
5.629.000.000
Biểu số 10: Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 3/2004
Bộ phận sử dụng
Tổng cộng
TK 627 – chi phí SXC
TK 642 – Chi phí QLDN
465.538.160
25.057.000
490.595.180
- Tập hợp nguyên vật liệu cho sản xuất chung
Những nguyên vật liệu tập hợp trong khoản mục này là những vật liệu mà việc xuất dùng của nó không thể tính được cho một đơn đặt hàng nào cụ thể. Những vật liệu được tập hợp ở đây là: than đốt lò hơi phục vụ cho hấp giầy.
Từ bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ ta có CPVL, công cụ dụng cụ cho chi phí sản xuất chung trong tháng 3 là: 149.992.492đ trong đó
- Chi phí vật liệu là: 70.189.800đ
- Chi phí công cụ dụng cụ là: 79.802.692đ
Tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài (bảng phân bổ NVL, CCDC) chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm tiền điện, tiền nước, để tập hợp chi phí này kế toán căn cứ vào số liệu ở các NKCT có liên quan như NKCT số 1 (theo dõi việc chi trả tiền mặt) NKCT số 2 (theo dõi việc chi trả TGNH), NKCT số 5 (theo dõi thanh toán với người bán), NKCT số 10 (theo dõi tạm ứng).
Cụ thể:
Từ NKCT số 1 kế toán chi phí biết được chi tiền mặt phục vụ cho sản xuất chung trong tháng 3/2004 là: 26.915.803đ.
Từ NKCT số 2: kế toán chi phí biết được khoản tiền chứng từ TGNH về trả tiền phục vụ tháng 3/2004 là 129.869.117đ.
Từ NKCT số 10: kế toán chi phí biết được chi tạm ứng cho sản xuất chung tháng 3/2004 là 550.840đ
Vậy chi phí dịch vụ mua ngoài cho sản xuất chung trong tháng 3/2004 của các xí nghiệp là:
26.915.803 + 129.869.117 + 550.840 = 157.335.760đ
- Tập hợp chi phí công cụ dụng cụ (bảng phân bổ NVL, CCDC).
CCDC đóng vai trò quan trọng trong công việc sản xuất giầy mà cụ thể ở đây là phom giầy, dao chặt và khuôn. Chính vì vậy việc hạch toán CCDC có tầm quan trọng trong việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Công ty sử dụng 3 loại CCDC chính: Phom, dao chặt và khuôn cụ thể như sau:
+ Phom nhôm: được xuất dùng tháng 2/2004 với tổng giá trị là: 189.780.000đ loại công cụ dụng cụ này được phân bổ làm 3 kỳ: tháng 2/2004 đã phân bổ được 1/3 nghĩa là đã đưa được 63.260.000đ vào chi phí sản xuất còn tháng 3 và tháng 4/2004 mỗi tháng sẽ đưa vào chi phí sản xuất chung là 63.260.000đ. Ta có thể hạch toán phần phom nhôm như sau:
Tháng 2/2004 hạch toán
Nợ TK (142.1): 189.780.000
Có TK 153: 189.780.000
Nợ TK 627 (627.3): 63.260.000
Có TK 142 (142.1): 63.260.000
Tháng 3/2004 hạch toán
Nợ TK 627 (627.3): 63.260.000
Nợ TK 142 (142.1): 63.260.000
+ Dao chặt: Trong tháng 2 loại công cụ này có sản xuất chung, loại công cụ này phân bổ đều cho 2 kỳ kinh doanh là T2 và T3. Tổng giá trị xuất dùng trong tháng 2 là 66.904.000đ đã đưa 1/2 vào chi phí sản xuất chung trong tháng 2 là 33.453.000đ. Trong tháng 3 lại có loại dao chặt khác xuất dùng tiếp giá trị xuất dùng là 121.578.000đ tổng giá trị xuất dùng này được phân bổ vào hai kỳ sản xuất là tháng ba và tháng tư. Trong đó tháng 3 chịu một khoản phân bổ là: 33.452.000 + 121.578.000/2 = 94.241.000 và số dư cuối tháng 3 là 60.789.000đ.
+ Khuôn: được mua từ nước ngoài nên có giá trị lớn vì vậy chuyển dịch phần chi phí khuôn vào giá thành sản phẩm phải theo dõi một cách cụ thể và chặt chẽ. Thường thì khuôn được phân bổ trong 5 tháng. Tháng 1/2004 xuất khuôn dùng cho sản xuất là 166.415.000đ, như vậy tháng 1 và tháng 2 đã đưa vào CPSX chung là 64.566.000. Tháng 3 đưa tiếp vào chi phí sản xuất chung là 32.283.000 số dư cuối tháng 3 là 64.566.000
Vậy chi phí công cụ dụng cụ tính vào chi phí sản xuất chung tháng 3 là tổng của giá trị phom nhôm + dao chặt + khuôn đế = 63.260.000 + 94.241.000 + 32.283.000 = 189.784.000đ
Những số liệu này được thể hiện trên bảng kê số 6 tập hợp chi phí trả trước công cụ dụng cụ biểu số 11.
Biểu số 11: Tập hợp chi phí trả trước
Công ty da giầy Hà Nội tháng 3/2004.
Diễn giải
Số dư nợ đầu tháng
Ghi nợ TK142
Ghi có TK 153
Ghi nợ TK 627 (627.3)
Ghi có TK 142
Số dư cuối tháng
Phom nhôm
126.520.000
63.260.000
63.260.000
Dao chặt
33.452.000
121.578.000
94.241.000
60.789.000
Khuôn đế
96.849.000
32.283.000
64.566.000
Cộng
25.682.100
121.578.000
189.784.000
188.615.000
Để tập hợp chi phí sản xuất chung phải thông qua bảng tập hợp chi phí sản xuất chung để biết được tháng 3 này chi phí sản xuất chung là bao nhiêu phân bổ cho từng đơn đặt hàng sao cho hợp lý (biểu số 12)
Biểu số 12: Tập hợp chi phí sản xuất chung
Khoản mục chi phí sản xuất chung
Số tiền
Chi phí nhân công trực tiếp
28.581.549
- Tiền lương
24.450.353
- KPCĐ, BHXH, BHYT
4.131.196
Chi phí KHTSCĐ
490.595.160
Chi phí nguyên vật liệu
149.992.492
- Vật liệu
70.189.800
- Công cụ dụng cụ
79.802.692
Chi phí dịch vụ mua ngoài
157.335.760
- Chi phí khác bằng tiền mặt
26.915.803
- Chi phí khác bằng TGNH
129.869.117
- Chi phí bằng tiền tạm ứng
550.840
Chi phí công cụ dụng cụ
189.784.000
Tổng cộng
1.016.289.961
Ta có bút toán sau:
- Chi phí lương nhân viên phân xưởng cơ điện
Nợ TK 627: 28.581.549
Có TK 334: 24.450.353
Có TK 338: 4.131.196
- Chi phí nguyên vật liệu
Nợ TK 627: 149.991.492
Có TK 152: 70.189.800
Có TK 153: 79.802.692
- Chi phí hấu hao TSCĐ
Nợ TK 627: 490.595.160
Có TK 214: 490.595.160
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
Nợ TK 627: 157.335.760
Có TK 111: 26.915.803
Có TK 112 (1121): 129.869.117
Có TK 141: 550.840
- Chi phí trả trước công cụ dụng cụ xuất dùng:
Nợ TK 627: 189.784.000
Có TK 334: 24.450.196
Có TK 338: 4.131.196
Có TK 152: 70.189.800
Có TK 153: 79.802.692
Có TK 214: 490.595.160
Có TK 111: 26.915.803
Có TK 141: 550.840
Có TK 142: 189.874.000
Nhật ký chứng từ số 7 chính là căn cứ để kế toán tổng hợp lập sổ cái TK 627 (biểu số 13)
BIỂU SỐ 13: TRÍCH SỔ CÁI TK 627
Công ty da giầy Hà Nội năm 2004
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi có các TK đối ứng, Nợ với TK này
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
111
21.759.500
14.923.900
26.915.803
112
145.213.800
113.164.520
129.869.117
152
35.234.784
36.016.239
70.189.800
153
94.585.987
95.956.227
79.802.692
141
460.000
550.840
214
491.780.000
421.504.000
490.595.160
334
21.200.224
22.743.749
24.451.353
338
2.700.796
2.263.122
4.131.196
142.1
119.283.000
128.995.000
189.784.000
Cộng PS
Nợ
931.758.091
836.026.757
1.016.961
Có
931.758.091
36.026.757
1.016.961
Số dư cuối tháng
Nợ
Có
Phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đơn hàng
Tại công ty da giầy Hà Nội chi phí sản xuất chung được phân bổ cho mỗi đơn hàng theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp.
Trong tháng 3/2004 tổng chi phí nhân công trực tiếp của tất cả các đơn hàng trong xí nghiệp là: 992.126.783đ
Hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung
=
1.016.961
= 0,976
992.126.783
Thông qua hệ số này ta tính được chi phí sản xuất của đơn hàng FT trong tháng 3/2004 là: 262.779.000 x 0,976 = 197.903.520. Chi phí sản xuất chung của đơn hàng Foottech trong tháng 3/2004 là: 5.270.000đ.
Chi phí sản xuất chung của đơn hàng Maxup là: 80.368.259đ. Việc tính toán chi phí sản xuất chung cho từng đơn hàng, lệnh sản xuất được thể hiện qua biểu số 14 bảng phân bổ chi phí sản xuất chung trong tháng 3/2004 của công ty.
Biểu số 14: Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung
Công ty da giầy Hà Nội tháng 3/2004
Tiêu thức phân bổ tiền lương công nhân trực tiếp
Tổng chi phí sản xuất chung cần phân bổ là: 1.016.289.961đ
Tổng chi phí nhân công trực tiếp: 992.126.783đ
Hệ số phân bổ: 0,976
Bảng phân bổ như sau:
Đơn hàng
Tổng chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung phân bổ
FT
202.770.000
197.903.520
Foottech
5.400.000
5.270.000
Maxup
82.244.528
80.368.259
…
Tổng cộng
992.126.783
1.016.289.961
2.6 Tổng hợp chi phí sản xuất
Kết chuyển các khoản mục chi phí căn cứ vào các bảng phân bổ nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ, bảng phân bổ tiền lương, BHXH, bảng phân bổ Chi phí sản xuất chung, kế toán chi phí tiến hành định khoản các bút toán kết chuyển vào TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cho các đơn hàng kế toán tiến hành định khoản như sau:
Nợ TK 154: 11.101.202.730
Có TK 621: 8.835.160.506
Có TK 622: 1.159.752.263
Có TK 627: 1.106.289.961
Bảng số 15: Trích sổ cái TK 154
Công ty da giầy Hà Nội năm 2004
Số dư đầu năm
Nợ
10.056.823.841
Có
Ghi có các TK đối ứng, Nợ với TK này
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
621
6.603.699.844
6.115.534.714
8.835.160.506
622
1.217.185.612
1.635.185.612
1.159.752.263
627
1.022.671.691
925.360.057
1.016.289.961
Cộng PS
Nợ
8.844.268.366
8.676.080.383
11.101.202.730
Có
8.443.232.944
9.172.918.946
9.581.665.297
Số dư cuối tháng
Nợ
10.467.859.263
997.120.700
11.400.558.133
Có
Cuối tháng 3 có đơn đặt hàng đang sản xuất dở dang khác nhau như đơn đặt hàng far castr, kinbo, neddin với chi phí sản xuất tập hợp và phân bổ cho tất cả các đơn hàng còn đang sản xuất dở dang vào cuối tháng 3 và là số dư đầu tháng 4 của công ty đây cũng là tài sản được nằm trong khoản mục hàng tồn kho của bảng cân đối kế toán vào ngày 31/3/2004 của công ty.
Tóm lại, việc hạch toán chi phí sản xuất kế toán sử dụng TK 154 để phản ánh trên TK 154 được mở chi tiết cho từng đơn hàng sở dĩ kế toán mở chi tiết như vậy là nhằm theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cho từng đơn hàng, nó là căn cứ giúp cho nhà quản lý nắm bắt được chi phí thực tế tiêu hao cho từng đơn đặt hàng để có hướng ký kết hợp đồng sản phẩm dở dang của công ty là những đơn đặt hàng đưa vào sản xuất trong tháng nhưng cuối tháng chưa hoàn thành do đó cuối tháng căn cứ vào mức độ hoàn thành tương đương mà phân bổ chi phí sản xuất chung còn chi phí nguyên vật liệu căn cứ vào phiếu xuất kho thực tế phát sinh cho từng đơn đặt hàng mà phân bổ trong tháng.
2.7. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang
Theo tình hình thực tế phát sinh, theo tính chất chung của ngành giầy là sản xuất theo đơn hàng nên mọi chi phí phát sinh được tập hợp riêng cho từng đơn hàng, nên công ty da giầy Hà Nội không có kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Vì ở công ty da giầy Hà Nội tập hợp chi phí sản xuất đơn hàng, cho từng lô mà trong mỗi đơn hàng lại có yêu cầu riêng nên khi tập hợp chi phí phải tách riêng là lẽ đương nhiên, vì vậy việc đánh giá sản phẩm dở dang là không cần thiết. Cứ mỗi đơn đặt hàng kế toán chi phí tập hợp chi phí riêng nếu đơn này có giá trị sản xuất kéo dài cũng không ảnh hưởng đến việc tính chi phí của việc tập hợp vì vậy mỗi đơn hàng kế toán chi phí đều lập thẻ tính giá thành riêng biệt.
2.8. Tình hình thực tế về công tác tính giá thành tại công ty da giầy Hà Nội
2.8.1. Đối tượng tính giá thành
Ở trên đã đề cập là công ty da giầy Hà Nội có đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng, từng đôi giầy trong đơn đặt hàng.
2.8.2. Thời điểm tính giá thành
Thời điểm tính giá thành sản phẩm cho từng đôi giầy là vào cuối tháng của tháng hoàn thành đơn hàng tức là thời gian tính tổng chi phí sản xuất của đơn hàng.
2.8.3. Tính giá thành sản phẩm ở các đơn hàng
- Đơn giá FT vì đơn hàng hoàn thành sản xuất vào 25/03/2004 cho nên đến cuối tháng 3 kế toán chi phí tiến hành thực hiện việc tính tổng chi phí sản xuất của đơn hàng và tính giá thành sản phẩm cho đơn hàng. Theo trình bày ở trên tháng 3 chi phí phát sinh cho đơn hàng FT gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 456.404.980
Trong đó: nguyên vật liệu chính: 297.355.480
Vật liệu phụ: 159.049.500
+ Chi phí nhân công trực tiếp: 236.733.979
Trong đó tiền lương: 202.770.000
Các khoản trích theo lương: 33.963.979
+ Chi phí sản xuất chung phân bổ cho đơn hàng FT trong tháng là
202.700.000 x 0,976 = 197.903.520đ
Tổng chi phí phát sinh cho đơn hàng FT trong tháng 3 là: 891.042.479đ
Như vậy tổng chi phí sản xuất đơn hàng FT = chi phí sản xuất phát sinh và phân bổ của đơn hàng này tháng 2 + chi phí sản xuất phát sinh và phân bổ của đơn hàng này trong tháng 3 là = 423.457.888 + 891.042.479 = 1.314.500.367. Và tính được giá thành một đôi giầy là:
đ/đôi
1.314.500.367/450.000 = 29.211đ/đôi. Cuối tháng 3/2004 có thể tính giá thành của đơn hàng FT biểu số 16.
Biểu số 16: Thẻ tính giá thành sản phẩm
Đơn hàng FT Ngày sản xuất: 10/02/2004
Kiểu giầy: Superganext Ngày hoàn thành: 25/03/2004
Đơn vị: VNĐ Số phiếu nhập: 24
Số lượng: 45.000 đôi
Tháng
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung phân bổ
Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong tháng
VNL chính
2
363.277.760
34.330.800
14.455.000
2.419.538
8.984.790
423.457.888
3
297.355.480
159.049.500
202.770.000
33.963.979
197.903.520
891.042.479
Cộng
660.633.240
193.380.300
271.215.000
36.383.517
206.888.310
311.450.367
Tổng chi phí đơn hàng: 1.314.500.667
Giá thành một đôi giầy: 29.211
Khi tính giá thành sản phẩm xong, thẻ này được chuyển cho kế toán tiêu thụ làm căn cứ cho việc tính giá thành sản phẩm nhập kho và tính toán giá vốn hàng bán của đơn hàng FT.
- Đối với đơn hàng Foottech: Cuối tháng 3 kế toán chi phí mở thẻ tính giá thành cho đơn hàng Foottech. Chi phí phát sinh bao gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 155.687.440
Trong đó: nguyên vật liệu chính: 137.356.240
Vật liệu phụ: 18.331.240
+ Chi phí nhân công trực tiếp: 6.304.500
Trong đó: tiền lương 6.304.500
Các khoản trích theo lương: 904.500
Chi phí sản xuất chung phân bổ cho đơn hàng Foottech 5.400.000 x 0,976 = 5.270.400
Vậy tổng chi phí phát sinh trong tháng 3 của đơn hàng là 167.262.340, cuối tháng 3 đơn hàng Foottech chưa hoàn thành nên tổng chi phí phát sinh trong tháng 3 này sẽ được chuyển sang tháng 4 theo dõi tiếp thì kế toán mới tính được đầy đủ các khoản chi phí của đơn hàng này và lúc đó mới tính được giá thành đơn vị của một đôi giầy. Ta tạm thời có thẻ giá thành của đơn hàng Foottech của tháng 3 (biểu số 17).
Biểu số 17: Thẻ tính giá thành sản phẩm
Đơn hàng: Foottech Ngày sản xuất 20/03/2004
Kiểu giầy: Vêna Ngày hoàn thành 30/04/2004
Số lượng: 24.000 đôi Số phiếu nhập: 24
Đơn vị: VNĐ
Tháng
CPNVL trực tiếp
CPNC trực tiếp
CPSXC
Tổng P/S trong tháng
NVL chính
VL phụ
Tiền lương
KPCĐ, BHXH, BHYT
3
137.356.240
18.331.200
5.400.000
904.500
5.270.400
167.262.340
Cộng
Tổng chi phí đơn hàng:
Giá thành một đôi giầy:
Cuối tháng 3 thẻ này vẫn được kế toán chi phí lưu giữ để làm căn cứ cho tập hợp chi phí tháng sau:
- Đơn vị hàng Maxup
Trong đó: NVL chính: 480.272.820
VL phụ: 104.617.820
+ Chi phí nhân công trực tiếp: 96.137.236
Trong đó: tiền lương: 82.344.528
các khoản trích theo lương: 13.792.708
+ CPSX phân bổ cho hàng Maxup trong tháng là:
82.344.528 x 0,976 = 80.368.259
Vậy tổng cộng chi phí phát sinh trong tháng 3 của đơn hàng là 761.395.595. Đơn hàng này được hoàn thành ngay trong tháng 3 không có số dư đầu và dở dang cuối kỳ nên ta có thể dễ dàng tính được giá thành đơn vị 1 đôi giầy (biểu số 18).
Biểu số 18: Thẻ giá thành sản phẩm
Đơn hàng: Foottech Ngày sản xuất 01/03/2004
Kiểu giầy: ALEMBOM Ngày hoàn thành 30/04/2004
Số lượng: 17.312 đôi Số phiếu nhập: 25
Đơn vị: VNĐ
Tháng
CPNVL trực tiếp
CPNC trực tiếp
CPSXC
Tổng P/S trong tháng
NVL chính
VL phụ
Tiền lương
KPCĐ, BHXH, BHYT
480.272.820
140.617.280
82.334.528
13.792.708
80.368.259
761.395.595
480.272.820
140.617.280
82.334.528
13.792.708
80.368.259
761.395.595
Tổng chi phí đơn hàng: 761.395.595
Giá thành một đôi giầy: 43.981
CHƯƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DA GIẦY HÀ NỘI
1. Nhận xét chung về công tác hạch toán chi phí sản phẩm kinh doanh và tính giá thành sản phẩm ở công ty da giầy Hà Nội.
1.1. Ưu điểm
Trải qua thời gian dài đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giờ đây công ty da giầy Hà Nội đã xây dựng cho mình một quy mô sản xuất và trình độ quản lý lớn mạnh. Đó là cả một quá trình phấn đấu không ngừng của cán bộ công nhân viên toàn công ty để từng bước hoàn thiện và nâng cao trình độ sản xuất cũng như quản lý với sự nỗ lực đó, công ty đã nhanh chóng hoà nhập bước đi của mình cùng với nhịp điệu phát triển của thời đại đặc biệt là trong cơ chế thị trường hiện nay.
Vận dụng sáng tạo các quy luật kinh tế thị trường đồng thời thực hiện các chủ trương cải tiến, quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước, công ty đã đạt được những thành tích đáng kể trong sản xuất, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước không ngừng cải thiện nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.
Trong công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất nói chung của công ty da giầy Hà Nội nhìn chung đã thực hiện tương đối phù hợp với tình hình thực tế tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ phù hợp với yêu cầu quản lý và trình độ chuyên môn của mỗi nhân viên kế toán. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty phù hợp với thực tế sản xuất của công ty điều kiện thuận lợi cho việc tính giá thành sản phẩm.
1.2. Hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những ưu điểm trong công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, ở công ty vẫn còn một số vấn đề chưa hoàn chỉnh, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lý nói chung và công tác tập hợp chi phí sản xuất nói riêng.
Một là công tác tập hợp chi phí sản xuất còn thiếu sót thể hiện ở chỗ: hiện nay công ty vẫn chưa có KM phải trả. Thuộc chi phí phải trả trong công ty da giầy Hà Nội là tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất Công ty da giầy Hà Nội có một lực lượng công nhân trực tiếp sản xuất tương đối lớn, trong quá trình sản xuất sẽ có công nhân phải nghỉ phép. Nếu công ty có thực hiện việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất thì khoản chi phí này thực tế phát sinh, giá thành sản phẩm không bị ảnh hưởng nhiều.
Hai là: việc xử lý đơn vị sản phẩm hỏng chưa khoa học. Hiện nay tỷ lệ sản phẩm hỏng không nhiều nhưng lại luôn được tính vào tổng số lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành. Do vậy không nâng cao được trách nhiệm của công nhân và giá thành sản phẩm sản xuất ra không được tính toán chính xác thậm chí gây ra số liệu ảo trong báo cáo tài chính của công ty.
2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty da giầy Hà Nội.
Chúng ta đều biết rằng mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là hướng tới việc tối đa hoá lợi nhuận, không ngừng nâng cao lợi ích kinh tế, xã hội, phát triển bền vững. Để đạt được mục đích này, các doanh nghiệp phải sử dụng đồng thời nhiều biện pháp từ khâu tổ chức quản lý đến khâu thực hiện kỹ thuật sản xuất. Một trong những biện pháp để tồn tại và đứng vững trong sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường là doanh nghiệp phải ra sức giảm thiểu chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm. Do vậy, việc tăng cường quản lý và hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một vấn đề quan trọng đối với toàn bộ công nhân viên của công ty.
Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại công ty, em thấy công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được các nhân viên phòng kế
riêng tiền lương của quản lý phân xưởng đưa vào khoản chi phí phân bổ theo tiêu thức tiền lương công nhân trực tiếp được chính xác hơn.
- Thứ ba: Về việc xử lý thiệt hại sản phẩm hỏng
Sản phẩm hỏng không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm về màu sắc, kích cỡ, trọng lượng. Vì thiệt hại sản phẩm hỏng trong sản phẩm là một khoản không nên có, làm tăng chi phí sản xuất nên nhiệm vụ của công ty là không ngừng phấn đấu khắc phục và hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại đó làm cho giá thành được hạ thấp và nâng cao được tỷ trọng sản phẩm sản xuất.
Tại công ty do đặc điểm sản xuất là theo đơn đặt hàng và thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu là thị trường nước ngoài nên sản phẩm hỏng không nhiều, chỉ chiếm khoảng 1% trong tổng giá trị sản phẩm.
Trong quá trình sản xuất sản phẩm có chịu ảnh hưởng tiêu cực của nhân tố chủ quan như: người công nhân chưa thực sự quan tâm nhiều đến sản phẩm của mình sản xuất hoặc nhân tố khách quan đã làm cho khối lượng sản phẩm hỏng phát sinh. Đối với một doanh nghiệp sản xuất nói chung thì vấn đề này không thể tránh khỏi.
Hiện tại mọi chi phí phát sinh do sản phẩm hỏng kế toán không tiến hành theo dõi riêng mà để toàn bộ chi phí sản xuất của sản phẩm hỏng đều tính vào giá thành thực tế của sản phẩm, của đơn hàng có sản phẩm gánh chịu có nghĩa là tất cả chi phí sản xuất sản phẩm hỏng đều tính vào giá thành thực tế của đơn hàng có sản phẩm đó (chưa kể chi phí vượt định mức). Điều này chưa hợp lý vì chưa gắn trách nhiệm của người công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hỏng chưa được xác định do vậy mà chưa xác định được trách nhiệm của người làm thiệt hại. Theo em để đánh giá chính xác mà đồng bộ là làm giảm sản lượng sản phẩm hỏng gắn trách nhiệm của người sản xuất với kết quả sản xuất của mình. Công ty cần hạch toán khoản chi phí sản xuất sản phẩm hỏng từ đó xác định được trách nhiệm bồi thường thuộc về ai, làm cho giá thành sản xuất thể hiện đúng báo cáo của nó, công ty hiện đang áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm, việc xác định được việc sản phẩm hỏng từ đó quy trách nhiệm cho người sản xuất sẽ góp phần khắc phục được tình trạng đua theo số lượng mà không quan tâm đến chất lượng sản phẩm được sản xuất. Khoản thiệt hại sản phẩm hỏng sau khi trừ phế liệu thu hồi có thể khấu trừ vào tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất hay tính vao chi phí bất thường. Chi phí quản lý doanh nghiệp tuỳ theo quyết định xử lý.
Thứ tư: Đề nghị xem lại chi phí sản xuất cố định hoạt động dưới công suất.
Nếu máy móc không hoạt động hết công suất ghi nợ TK 632
Thứ năm: Đề nghị về phương pháp làm giảm giá thành
Hiện nay xét về cơ cấu khoản mục giá thành thì khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị. Do đó nếu tập trung việc giảm giá thành vào tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sẽ đạt kinh doanh tốt nhất. Theo em công ty nên có biện pháp để làm giảm tối đa chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chẳng hạn như đơn vị các loại nguyên vật liệu phải đi xa mua thì công ty nên cân nhắc tìm vật liệu thay thế khác mà không phai đi xa để mua, từ đó sẽ tiết kiệm chi phí vận chuyển làm giảm giá nguyên vật liệu mua ngoài, trong quá trình sản xuất phải thật coi trọng công tác quản lý sử dụng nguyên vật liệu để giảm tối đa các lãng phí thất thoát nguyên vật liệu. Đối với chi phí sản xuất chung thì công ty cần thực hiện tiết kiệm. Ta đã biết trong sản xuất chung của công ty gồm cả chi phí cố định và chi phí biến đổi do đó muốn giảm bớt chi phí sản xuất chung trong tổng giá thành thì cần tăng khối lượng sản phẩm sản xuất trong cùng một đơn vị thời gian để chi phí cố định sẽ được san bớt sang các sản phẩm khác từ đó sẽ làm giảm giá thành đơn vị từng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
KẾT LUẬN
Cuối cùng ta có thể khẳng định rằng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có tầm đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý kinh tế. Việc tìm ra một phương pháp quản lý chi phí sản xuất tốt nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là mục tiêu hướng tới của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty Da Giầy Hà Nội
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Chương I: Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất
1.2. Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất và phân loại giá thành sản phẩm
1.3. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ..
2. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng kế toán giá thành sản phẩm
2.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất
2.2. Đối tượng tính giá thành
2.3. Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng kế toán tính giá thành
3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
4. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất
4.1. Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê thường xuyên
4.2. Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
4.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
5. Phương pháp tính giá thành sản phẩm
6. Sổ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Chương II: Tình hình thực tế về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty da giầy Hà Nội
1. Đặc điểm chung của công ty da giầy Hà Nội
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty da giầy Hà Nội
1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất tại công ty
1.2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý
1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất
1.2.3. Quy trình công nghệ sản xuất giầy
2. Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất tại công ty da giầy Hà Nội
2.1. Nội dung chi phí và đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở công ty da giầy Hà Nội
2.2. Tài khoản sử dụng trong việc tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất của các đơn hàng
2.3. Các chứng từ, bảng biểu dùng cho việc tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất trong tháng cho các đơn hàng
2.4. Quy trình tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất phát sinh ở công ty da giầy Hà Nội
2.5. Hạch toán các khoản mục chi phí
2.5.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.5.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
2.5.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung
2.6. Tổng hợp chi phí sản xuất.
Chương III: Một số ý kiến đề xuất góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty da giầy Hà Nội
1. Nhận xét chung về công tác hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm tại công ty da giầy Hà Nội
1.1. Ưu điểm
1.2. Hạn chế còn tồn tại
2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty da giầy Hà Nội
KẾT LUẬN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp xây lắp.doc