Do đặc điểm của ngành xây lắp, hoạt động sản xuất phụ thuộc lớn vào nhiều
yếu tố ngoại cảnh như thời tiết, các điều kiện về giao thông, cấp thoát nước Do
vậy, các thiệt hại phát sinh trong quá trình sản xuất là điều không thể tránh khỏi.
Các thiệt hại phát sinh có thểdo những nguyên nhân khách quan như khi trời mưa
sẽ phát sinh công việc tát nước, vét bùn; khi thi công móng các công trình hoặc
cung ứng vật tư không kịp thời khiến công việc phải đình trệ Và cũng có thể do
những nguyên nhân chủ quan như làm sai, làm ẩu phải phá đi làm lại.
83 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3386 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Thông Hiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mục công trình.
Cũng như các doanh nghiệp khác, phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
của từng công trình, hạng mục công trình phụ thuộc vào phương thức thanh toán
khối lượng công tác xây lắp hoàn thành giữa bên giao thầu và Công ty TNHH
Thông Hiệp. Do công ty chủ yếu thống nhất việc thanh toán được thực hiện sau khi
hoàn thành toàn bộ công trình nên giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ là
tổng chi phí sản xuất từ khi khởi công đến cuối tháng đó. Kỳ tính giá thành là thời
điểm công trình, hạng mục công trình hoàn thành
2.3.2 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Vật liệu là một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở để tạo ra
sản phẩm, đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất
của Công ty và bao gồm nhiều chủng loại, có tính năng công dụng khác nhau. Do
đó, việc sử dụng vật tư tiết kiệm hay lãng phí, hạch toán chi phí vật liệu chính xác
Chuyên đề tốt nghiệp
Hà Thị Thao - Kế toán A - K12
hay không có ảnh hưởng rất lớn đến qui mô giá thành, công ty đặc biệt chú ý đến
công tác hạch toán loại chi phí này
Các nguồn cung cấp nguyên vật liệu của Công ty bao gồm: Nguyên vật liệu
xuất từ kho Công ty, nguyên vật liệu mua ngoài
Để phục vụ sản xuất thi công các công trình, hàng tháng phòng KT-VT-TB
căn cứ vào khối lượng dự toán các công trình sẽ xây dựng, tiến độ thi công từng
công trình, hạng mục công trình, căn cứ vào tình hình sử dụng vật liệu,... để lập kế
hoạch mua, dự trữ và cung cấp cho các đội đầy đủ, kịp thời; đồng thời giao nhiệm
vụ sản xuất thi công cho các đội thi công. Các đội căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất thi
công, nhu cầu vật liệu cho từng giai đoạn thi công cụ thể để tính lượng vật tư cần
phục vụ sản xuất và lập giấy yêu cầu cấp vật tư. Nếu vật tư đã có sẵn trong kho dự
trữ của Công ty thì sẽ được xuất kho chuyển đến công trình, nếu không có thì
phòng VT-KT-TB sẽ liên hệ mua và chuyển đến chân công trình. Đối với vật liệu
mua ngoài xuất thẳng tới chân công trình thì giá thực tế vật liệu xuất dùng là giá
mua ghi trên hóa đơn của người bán, còn chi phí thu mua được hạch toán vào chi
phí dịch vụ mua ngoài, các khoản giảm giá, chiết khấu thương mại được hưởng
ngoài hóa đơn được tính vào thu nhập bất thường và phản ánh ở TK 711.
Căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán đội lập bảng kê chi tiết TK 621, bảng kê
phản ánh tất cả các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh cho từng công trình
Bảng 2.1
BẢNG KÊ CHI TIẾT
TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Công trình: Trường mầm non Cẩm Giang
Tháng 8 năm 2004
Chứng từ Có TK đối ứng nợ TK 621
Số hiệu Ngày tháng
Diễn giải
152 112 331
03/XK 5/8 Xuất kho xi măng, thép 10.152.000
012356 6/8 Mua chịu gạch xây 2.151.300
… … … … … …
Cộng 30.570.000 7.700.200 3.313.000
Chuyên đề tốt nghiệp
Hà Thị Thao - Kế toán A - K12
Định kỳ, kế toán đội lập phiếu giao nhận chứng từ và gửi các chứng từ gốc và
các bảng kê về phòng kế toán. Tại phòng kế toán sau khi nhận được chứng từ kế
toán do các đội gửi lên, kế toán sẽ phản ánh vào các nhật ký chứng từ, lập bảng
tổng hợp chi tiết TK 621, đồng thời lập bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ
(bảng phân bổ số 2) cho các công trình. Bảng phân bổ này dùng để phản ánh giá
thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng theo từng công trình, hạng mục công
trình.
Bảng 2.2
BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT
TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tháng 8 năm 2004
Ghi có các TK đối ứng với nợ TK 621
STT Tên công trình
152 111 112 331
Tổng cộng
1 Trường MN Cẩm Giang 30.570.000 7.700.200 3.313.000 41.583.200
2 Hội trường Xuân Thụ 13.109.659 1..650.000 14.759.659
… … … … … … …
Tổng cộng 200.306.400 3.314.500 18.173.900 25.028.850 246.823.650
Số liệu của bảng tổng hợp chi tiết TK 621 được dùng làm căn cứ để ghi vào
“Bảng tổng hợp chi tiết” TK 154 đồng thời là căn cứ để kiểm tra, đối chiếu với
Nhật ký chứng từ số 7 và sổ cái TK 621.
Bảng 2.3
BẢNG PHÂN BỔ VẬT LIỆU, CÔNGCỤ DỤNG CỤ
Tháng 8 năm 2004
STT
Ghi có các TK
Ghi nợ các TK
152 153
1 - TK 621 200.306.400
+ Trường MN Cẩm Giang 30.570.000
+ Hội Trường Xuân Thụ 13.109659
…………… ………….
2 - TK 627 3.785.180 3.415.200
+ Trường MN Cẩm Giang 220.600 303.200
+ Hội Trường Xuân Thụ 304.678 125.600
…………… ………….. …………
3 - TK 623 1.448.720 304.400
Chuyên đề tốt nghiệp
Hà Thị Thao - Kế toán A - K12
….
Tổng cộng 205.540.300 4.450.300
Trên cơ sở của bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ và các nhật ký chứng
từ liên quan, kế toán giá thành sẽ phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo
từng công trình vào bảng kê số 4, từ bảng kê số 4 tổng hợp chi phí vào nhật ký
chứng từ số 7, số liệu của nhật ký chứng từ só 7 được dùng để ghi sổ cái TK 621.
2.3.3 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công là một khoản mục chi phí quan trọng và chiếm một tỷ
trọng không nhỏ trong tổng giá thành công trình. Tổ chức hạch toán tốt chi phí
nhân công có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp cho việc cung cấp các thông tin cho
quản lý được nhanh chóng, chính xác, kịp thời, giúp cho các nhà lãnh đạo có thể
đưa ra các quyết định đúng đắn để khuyến khích lao động và bù đắp được công sức
mà người lao động bỏ ra. Từ đó, giúp người lao động nâng cao ý thức góp phần
làm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm đồng thời đảm bảo thu nhập
cho bản thân.
Lao động tại công ty gồm hai nguồn, lao động trong danh sách và lao động
thuê ngoài. Trong một số trường hợp như các công trình ở xa, điều kiện di chuyển
lao động khó khăn hoặc công trình bước vào giai đoạn nước rút, Công ty tiến hành
thuê mướn lao động bên ngoài (chủ yếu là lao động tại nơi thi công). Công việc
này làm giảm chi phí di chuyển lao động, hạn chế những khó khăn về sinh hoạt của
công nhân. Tuy nhiên, từ đó lại nảy sinh một số khó khăn về chất lượng và giá cả
lao động, vì lao động tại các địa phương mang tính thời vụ, tự phát và trình độ có
thể không đáp ứng được yêu cầu của Công ty. Đối với lực lượng lao động này
Công ty giao cho các Đội trưởng các đội thi công quản lý và trả lương theo hình
thức khoán việc. Chứng từ hạch toán chi phí công nhân thuê ngoài là hợp đồng lao
động thuê ngoài, biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành.
Khi nhận thi công một công trình, hạng mục công trình nào đó, đội trưởng
cùng phụ trách công trình tiến hành lập hợp đồng làm khoán. Hợp đồng làm khoán
được ký theo từng phần công việc, tổ hợp công việc trong đó ghi rõ thời gian thực
Chuyên đề tốt nghiệp
Hà Thị Thao - Kế toán A - K12
hiện hợp đồng, khối lượng, đơn giá giao khoán, trách nhiệm của người nhận
khoán, người giao khoán.
Dựa vào công việc nhận khoán, đội trưởng tiến hành giao công việc cho từng
tổ trong đội và đôn đốc lao động trong đội thực hiện thi công phần việc được giao,
đảm bảo đúng tiến độ và đúng yêu cầu kỹ thuật.
Cuối tháng căn cứ vào hợp đồng làm khoán, phiếu xác nhận sản phẩm, công
việc hoàn thành, bảng chấm công do các tổ gửi đến, đội trưởng tiến hành tính
lương cho từng người và lập bảng thanh toán lương cho toàn đội (bảng này được
lập riêng cho công nhân trong danh sách và công nhân thuê ngoài. Sau đó đội
trưởng hoặc nhân viên kế toán đội gửi lên phòng kế toán hợp đồng làm khoán,
phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành, bảng chấm công cùng bảng thanh toán tiền
lương. Phòng kế toán đối chiếu chúng và lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH
đối với lao động trong danh sách, và bảng phân bổ tiền lương đối với công nhân
thuê ngoài (Công ty không tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho lao động
thuê ngoài vì đây là những lao động làm việc theo hợp đồng lao động ngắn hạn,
mang tính tự phát).
Chuyên đề tốt nghiệp
Hà Thị Thao - Kế toán A - K12
Bảng 2.4
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH
(Nhân viên trong danh sách)
Tháng 8 năm 2004
TK 3341- phải trả công nhân viên TK 338- Phải trả, phải nộp khác
STT
Ghi có TK
Ghi Nợ TK
Lương
Các
khoản
phụ cấp
Các
khỏan
khác
Cộng có
TK 3341 KPCĐ BHXH BHYT
Cộng có
TK 338
Tổng cộng
1 TK 622 54.135.700 54.135.700 54.135.700
+Trường MN Cẩm
Giang
9.467.000 9.467.000 9.467.000
+Hội trường Xuân Thụ 4.312.000 4.312000 4.312.000
… … … … … … … … … …
2 TK 623 4.016.000 4.016.000 4.016.000
3 TK 627 16.570.800 16.570.800 331.416 2.485.620 331.416 3.148.452 19.719.252
+Trường MN Cẩm
Giang
3.145.200 3.145.200 62.904 471.780 62.904 597.588 3.742788
+Hội trường Xuân Thụ 2.000.700 2.000.700 40.014 300.105 40.014 380.133 2.380.833
… … … … … … …. … … …
… … … … … … … … … … …
Tổng cộng 94.732.500 94.732.500 1.894.650 18.946.500 2.841.975 23.683.125 118.415.625
Chuyên đề tốt nghiệp
Hà Thị Thao - Kế toán A - K12
Bảng 2.5
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG
(Công nhân thuê ngoài)
Tháng 8 năm 2004
STT Ghi nợ TK 622 Ghi có TK 3342
1 Trường MN Cẩm Giang 1.187.000
2 Hội Trường Xuân Thụ 980.000
... ... ...
Tổng cộng 15.968.400
Từ các bảng phân bổ tiền lương, kế toán vào bảng kê số 4, bảng tổng hợp chi
tiết TK 622
Số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết TK 622 được dùng làm căn cứ để ghi vào
bảng tổng hợp chi tiết TK154, kiểm tra đối chiếu với Nhật ký chứng từ số 7 và sổ
cái TK 622.
Từ bảng kê số 4 kế toán ghi vào nhật ký chứng từ số 7 (phần TK 622), số
liệu của nhật ký chứng từ số 7 được dùng làm căn cứ ghi sổ cái TK 622
Bảng 2.6
BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT
TK 622 – chi phí nhân công trực tiếp
Tháng 8 năm 2004.
Có các TK đối ứng nợ TK 622
STT Tên công trình
3341 3342
Cộng
1 Trường MN Cẩm Giang 9.467.000 1.187.000 10.654.000
2 Hội Trường Xuân Thụ 4.312.000 980.000 5.292.000
… … … … …
Cộng 54.135.700 15.968.400 70.104.100
2.3.4 Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công.
Cũng giống như các ngành sản xuất kinh doanh khác, sản xuất xây lắp muốn
tăng năng suất lao động cần phải áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Chuyên đề tốt nghiệp
Hà Thị Thao - Kế toán A - K12
Việc sử dụng máy thi công trong xây lắp là một biện pháp tăng cường trang thiết bị
kỹ thuật, giảm được lao động trực tiếp , làm hạ giá thành sản phẩm và nâng cao
chất lượng công trình, đẩy nhanh tiến độ thi công. Để hạch toán chính xác các chi
phí sử dụng máy thi công vào giá thành công tác xây lắp, cần phải tính toán, ghi
chép chính xác, kịp thời, đầy đủ mọi khoản chi phí phát sinh trong quá trình sử
dụng máy thi công.
Máy thi công ở Công ty TNHH Thông Hiệp gồm: máy trộn bê tông, máy
đầm, máy khoan, …và do phòng KT- VT-TB quản lý. Phòng này tiến hành theo
dõi hoạt động cũng như việc điều hành xe, máy cho các công trình. Ngoài ra, do
yêu cầu thực tế trong quá trình thi công nếu thiếu hoặc không có loại máy phù hợp
thì các Đội có thể đi thuê ngoài.
* Đối với máy thi công thuê ngoài
Thông thường phương thức thuê là thuê trọn gói, bao gồm cả nhiên liệu và
công nhân vận hành máy. Máy thi công thuê ngoài phục vụ cho công trình nào thì
chi phí thuê máy thi công được tập hợp trực tiếp cho công trình đó. Căn cứ vào các
chứng từ gốc: hợp đồng thuê máy, hóa đơn giá trị gia tăng, hay giấy biên nhận tiền
do bên cho thuê lập, kế toán lập bảng kê chi phí máy thi công thuê ngoài phát sinh
trong tháng cho từng công trình và hạch toán vào chi phí dịch vụ mua ngoài
* Đối với máy thi công của Công ty.
Các đội thi công khi có nhu cầu về máy thi công sẽ làm đơn xin điều động
máy gửi cho phòng TB-VT-KT. Nếu có máy phù hợp với yêu cầu phòng KT-VT-
TB sẽ viết lệnh điều động máy cho từng công trình. Toàn bộ hoạt động của máy thi
công được phòng theo dõi thông qua “phiếu theo dõi hoạt động của máy thi công”.
Phiếu này được lập riêng cho từng loại máy. Khi máy thi công được điều động cho
sản xuất thi công, cán bộ phòng KT-VT-TB sẽ ghi ngày tháng, họ tên người điều
khiển máy và công trình mà máy phục vụ vào phiếu theo dõi hoạt động của máy thi
công.
Chuyên đề tốt nghiệp
Hà Thị Thao - Kế toán A - K12
Hàng tháng kế toán tài sản cố định trích khấu hao máy móc để đưa vào chi
phí. Phương pháp khấu hao là phương pháp đường thẳng, việc trích khấu hao được
thực thiện theo nguyên tắc tròn tháng. Số khấu hao này sẽ được kế toán ghi vào “
bảng tính và phân bổ khấu hao”.
Bảng 2.7
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ
Tháng 8 năm 2004
Nơi sử dụng
Toàn Công ty
S
T
T
Chỉ tiêu
Số
năm
khấu
hao Nguyên giá Số khấu hao
TK 623 TK 642
1 I Số khấu hao trích
tháng trước
615.109.200 5.125.920 4.050.420 1.075.500
2 II. Số khấu hao tăng
trong tháng
- - - -
3 III. Số khấu hao giảm,
trong tháng
- - - -
4 IV. Số khấu hao phải
trích tháng này
615109200 5.125.920 4.050.420 1.075.500
5 1. Máy trộn bê tông 5 5.000.000 83.333 83.333
6 2.Máy vi tính SS 15 6 9.000.000 125.0000 125.000
… … … … … … …
Tổng cộng 615.109.200 5.125.920 4.050.420 1.075.500
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc phản ánh chi phí sử dụng máy thi
công: phiếu chi, phiếu xuất kho, bảng thanh toán tiền lương, bảng tính và phân bổ
khấu hao tài sản cố định kế toán ghi vào “bảng kê chi phí máy thi công”. Bảng này
được lập riêng cho từng máy.
Bảng 2.8
BẢNG KÊ CHI PHÍ MÁY THI CÔNG
Máy trộn bê tông
Tháng 8 năm 2004
Chứng từ
Số hiệu Ngày tháng
Diễn giải Số tiền
17 5/8/04 Tiền nước 50.000
15 5/8/04 Xuất vật liệu 170.100
… … … …
Chuyên đề tốt nghiệp
Hà Thị Thao - Kế toán A - K12
BTTTL 30/8/04 Lương công nhân điều khiển máy 410.000
BPBKH 30/8/04 Trích khấu hao 83.333
Tổng cộng 2.516.500
Cuối tháng đối với những máy thi công trong tháng phục vụ cho nhiều công
trình khác nhau thì kế toán tiến hành phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho
từng công trình. Tiêu thức phân bổ là chi phí nhân công trực tiếp.
Sau khi phân bổ song kế toán lập “bảng tổng hợp chi tiết TK 623. Cũng
giống như các bảng tổng hợp chi tiết khác, bảng tổng hợp chi tiết TK 623 được sử
dụng để ghi vào “bảng tổng hợp chi tiết” TK 154, kiểm tra đối chiếu với Nhật ký
chứng từ số 7 và sổ cái TK 623
Bảng 2.9
BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT
TK 623-chi phí sử dụng máy thi công
Tháng 8 năm 2004.
Tên công trình S
T
T Tên máy Trường MN Cẩm
Giang
Hội trường
Xuân Thụ
Trung tâm
vàng bạc đá
quí BN
… Tổng Cộng
1 Máy trộn bê tông 1.683.332 833.168 2.516.500
2 Đầm cóc 420.000 410.000 830.000
… … … … … … …
Tổng cộng 2.500.420 1.300.410 1.110.785 ... 10.600.230
Cuối tháng căn cứ vào các bảng phân bổ, nhật từ chứng từ liên quan kế toán
ghi vào bảng kê số 4, từ bảng kê số 4 ghi vào nhật ký chứng từ số 7, và từ nhật ký
chứng từ số 7 kế toán ghi sổ cái TK 623
2.3.5 Hạch toán chi phí sản xuất chung.
Để tiến hành thi công, ngoài khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi
phí nhân công trực tiếp và chi phí sử dụng máy thi công, công ty còn phải chi ra
các khoản chi phí sản xuất chung. Những chi phí này phát sinh trong từng đội xây
lắp và nếu không thể hạch toán trực tiếp cho các công trình thì được tập hợp theo
Chuyên đề tốt nghiệp
Hà Thị Thao - Kế toán A - K12
đội và cuối kỳ phân bổ cho các công trình theo tiêu thức chi phí nhân công trực
tiếp.
Tại Công ty Thông Hiệp chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản mục
sau:
+ Chi phí nhân viên đội quản lý đội
+ Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Chi phí khác bằng tiền
* Chi phí nhân viên đội.
Chi phí nhân viên quản lý đội phản ánh các khoản tiền lương phải trả cho
nhân viên quản lý Đội xây dựng. Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức trả
lương theo thời gian đối với bộ phận quản lý đội. Việc trả lương theo hình thức này
căn cứ vào số ngày làm việc trong tháng, đơn giá ngày công. Hàng tháng căn cứ
vào bảng chấm công, kế toán đội tính ra tiền lương của từng người trong bộ phận
quản lý đội và ghi vào bảng thanh toán tiền lương. Căn cứ vào bảng thanh toán tiền
lương kế toán ghi vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Số liệu của bảng phân
bổ tiền lương và BHXH được dùng để ghi vào bảng tổng hợp chi tiết TK 627, bảng
kê số 4 theo định khoản
Nợ TK 6271 (Chi tiết công trình)
Có TK 3341
* Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ
Chi phí vật liệu gồm giá thực tế vật liệu xuất dùng cho hoạt động của đội. Chi
phí công cụ dụng cụ gồm các chi phí về cuốc xẻng, cột chống, bay, bàn xoa, thước
trát, quần áo bảo hộ lao động, găng tay…và được phân bổ hết một lần vào chi phí
trong kỳ không phân biệt giá trị công cụ dụng cụ lớn hay nhỏ. Hàng tháng căn cứ
vào phiếu xuất kho kế toán đội lập bảng kê chi phí vật liệu, bảng kê công cụ dụng
xuất dùng cho từng công trình
Bảng 2.10
BẢNG KÊ CÔNG CỤ DỤNG CỤ XUẤT DÙNG
Công trình: Trường MN Cẩm Giang
Chuyên đề tốt nghiệp
Hà Thị Thao - Kế toán A - K12
Tháng 8 năm 2004
Chứng từ
Số hiệu Ngày tháng
Diễn Giải Đơn vị tính
Số
lượng Đơn giá Thành tiền
07 7/8/04 Bàn xoa Cái 5 8.000 50.000
08 9/8/04 Bay Cái 6 9.000 54.000
… … … … … … …
Cộng 303.200
Số liệu của các bảng kê vật liệu; công cụ, dụng cụ xuất dùng được ghi vào
bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ. Từ bảng phân bổ vật liêu, công cụ dụng
cụ, kế toán ghi vào bảng tổng hợp chi tiết TK 627 và bảng kê số 4
* Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền
Chi phí dịch vụ mua ngoài gồm các chi phí điện, nước, điện thoại, chi phí sử
dụng máy thi công thuê ngoài, chi phí thu mua vật liệu, … Chi phí khác bằng tiền
gồm chi phí về giao dịch, tiếp khách, phô tô, in ấn tài liệu,… Các chi phí dịch vụ
mua ngoài và chi phí khác bằng tiền phát sinh cho công trình nào thì được tập hợp
trực tiếp cho công trình đó. Các chi phí này được tập hợp trong bảng kê chi phí
dịch vụ mua ngoài và bảng kê chi phí khác bằng tiền. Mẫu của các bảng này tương
tự bảng kê chi tiết TK 627
Cuối tháng căn cứ vào các bảng phân bổ 1,2,3, và các bảng kê kế toán ghi vào
bảng tổng hợp chi tiết TK 627, đồng thời căn cư vào các bảng phân bổ và các Nhật
ký chứng từ số 1,2,5 kế toán tập hợp số liệu ghi vào bảng kê số 4. Bảng tổng hợp
chi tiết TK627 được mở chi tiết cho từng đối tượng. Số liệu trên bảng này là căn cứ
để ghi vào bảng tổng hợp chi tiết TK154 và là căn cứ để kiểm tra đối chiếu số liệu
với sổ cái TK 627.
Chuyên đề tốt nghiệp
Hà Thị Thao - Kế toán A - K12
Bảng 2.11:
BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT
TK 627 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
Tháng 8 năm 2004
STT
Tên công trình
111 141 152 153 331 334 338 Tổng cộng
1 Trường MN Cẩm Giang 120.100 220.600 303.200 528.300 3.145.200 597.588 4.914.988
2 Hội Trường Xuân Thụ 210.600 250.400 304.678 125.600 2.000.700 380.133 3.272.111
… … … … … … … … … …
Tổng cộng 1.300.240 2.105.600 3.785.180 3.415.200 12.175.300 16.570.800 3.148.452 42.500.772
Chuyên đề tốt nghiệp
Hà Thị Thao - Kế toán A - K12
2.3.6 Tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm .
Những chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong tháng được tập hợp chi tiết
cho từng công trình, hạng mục công trình trong bảng tổng hợp chi tiết các TK 621,
622, 623, 627.
Đến cuối tháng, căn cứ vào bảng tổng hợp chi tiết các TK 621, 622, 623, 627,
kế toán ghi vào bảng tổng hợp chi tiết TK154 . Bảng tổng hợp chi tiết TK 154
phản ánh toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo khoản mục và theo từng
công trình.
Bảng 2.12
BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT
TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Tháng 8 năm 2004
ST
T
Tên công trình
621 622 623 627 Tổng cộng
1 Trường MN Cẩm
Giang
41.583.200 10.654.000 2.500.420 4.914.988 59.652.608
2 Hội Trường Xuân
Thụ
14.759.659 5.292.000 1.300.410 3.272.111 24.624.180
…. …. …. …. …. …. ….
Cộng 246.823.650 70.104.100 10.600.230 42.500.772 370.028.752
Để theo dõi chi phí và tính giá thành từng công trình, hạng mục công trình từ
lúc khởi công đến lúc hoàn thành bàn giao kế toán lập thẻ tính giá thành. Thẻ này
được lập cho từng công trình, thẻ theo dõi chi phí sản xuất phát sinh hàng tháng
của từng công trình theo từng khoản mục chi phí. Căn cứ để ghi thẻ là bảng kê số
4.Ví dụ thẻ tính giá thành trường MN Cẩm Giang khởi công ngày 1 tháng 6 năm
2004, hoàn thành ngày 30 tháng 8 năm 2004
Chuyên đề tốt nghiệp
Hà Thị Thao - Kế toán A - K12
Bảng 2.13
SỔ CHI TIẾT GIÁ THÀNH
Công trình: Trường MN Cẩm Giang
Ngày thi công: 1/6/2004
Khoản mục chi
phí
Chi phí
NVLTT
Chi phí
NCTT
Chi phí
SDMTC
Chi phí
SXC
Cộng
6/2004 30.143.620 10.372.400 1.547.300 4.687.310 46.750.630
7/2004 70.127.900 15.076.500 4.231.530 6.532.760 96.968.690
8/2004 41.583.200 10.654.000 2.500.420 4.914.988 59.652.608
Cộng 141.854.720 36.102.900 8.279.250 16.135.058 202.371.928
Số liệu của bảng kê số 4 còn được ghi vào Nhật ký chứng từ số 7 và căn cứ
vào Nhật ký chứng từ số 7 kế toán lập sổ cái các TK 621, 622, 623, 627, 154. Sau
đó sẽ tiến hành đối chiếu sự khớp đúng số giữa Nhật ký chứng từ số 7, sổ cái các
tài khoản với bảng tổng hợp chi tiết các tài khoản.
Chuyên đề tốt nghiệp
Hà Thị Thao - Kế toán A - K12
Bảng 2.14: BẢNG KÊ SỐ 4
Tháng 8 năm 2004
Ghi
CóTK.
Ghi Nợ
TK
141 152 153 214 334 338 621 622 623 627 NKCT 1 NKCT 2 NKCT 5 Tổng
1. TK
154
246.823.650 70.104.100 10.600.230 42.500.772 370.028.752
+
Trường
MN
Cẩm
Giang
41.583.200 10.654.000 2.500.420 4.914.988 59.652.608
+ Hội
Trường
Xuân
Thụ
14.759.659 5.292.000 1.300.410 3.272.111 24.624.180
….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. …..
2. TK
621
200.306.400 3.314.500 18.173.900 25.028.850 246.823.650
+
Trường
MN
Cẩm
Giang
30.570.000 7.700.200 3.313.000 41.583.200
+ Hội
Trường
Xuân
Thụ
13.109.659 1.650.000 14.759.659
Chuyên đề tốt nghiệp
Hà Thị Thao - Kế toán A - K12
….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. …..
3.TK
622
70.104.100 70.104.100
+
Trường
MN
Cẩm
Giang
10.654.000 10.654.000
+ Hội
Trường
Xuân
Thụ
5.292.000 5.292.000
….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. …..
4. TK
623
1.448.720 304.400 4.050.420 4.016.000 280.600 500.090 10.600.230
+
Trường
MN
Cẩm
Giang
2.500.420
+ Hội
Trường
Xuân
Thụ
1.300.410
…….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. …..
5.TK
627
2.105.600 3.785.180 3.415.200 16.570.800 3.148.452 1300.240 12.175.300 42.500.772
+
Trường
MN
220.600 303.200 3.145.200 597.588 120.100 528.300 4.914.988
Chuyên đề tốt nghiệp
Hà Thị Thao - Kế toán A - K12
Cẩm
Giang
+ Hội
Trường
Xuân
Thụ
250.400 304.678 125.600 2.000.700 380.133 210.600 3.272.111
….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. …..
Cộng 2.105.600 205.540.300 3.719.600 4.050.420 90.690.900 3.148.452 246.823.650 70.104.100 10.600.230 42.500.772 4.895.340 18.173.900 37.704.340 740.057.504
Bảng 2.15:
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7
Tháng 8 năm 2004
STT
Các TK ghi Có
Các TK ghi Nợ
141 152 153 214 334 338 621 622 623 627 NKCT 1 NKCT2 NKCT 5 Cộng
TK 154 246.823.650 70.104.100 10.600.230 42.500.772 370.028.752
TK 141
TK 621 200.306.400 3.314.500 18.173.900 25.028.850 246.823.650
TK 622 70.104.100 70.104.100
TK 623 1.448.720 304.400 4.050420 4.016.000 280.600 500.090 10.600.230
TK 627 2.105.600 3.785.180 3.415.200 16.570.800 3.148.452 1.300.240 12.175.300 42.500.772
TK 642
Cộng
Chuyên đề tốt nghiệp
Hà Thị Thao - Kế toán A - K12
Chuyên đề tốt nghiệp
Hà Thị Thao - Kế toán A - K12
Bảng 2.16:
SỔ CÁI
TK 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tiếp
Năm 2004
Ghi Có các TK đối
ứng với Nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 …. Tháng 7 Tháng 8 …. Tháng 11 Tháng 12
152 200.306.400
111
3.314.500
112
18.173.900
331
25.028.850
Cộng số phát sinh Nợ
246.823.650
Tổng số phát sinh Có
246.823.650
Nợ 0 Số dư cuối
tháng
Có
0
Chuyên đề tốt nghiệp
Hà Thị Thao - Kế toán A - K12
Bảng 2.17:
SỔ CÁI
TK 622 – chi phí nhân công trực tiếp
Năm 2004
Ghi Có các TK đối
ứng với Nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 …. Tháng 7 Tháng 8 …. Tháng 11 Tháng 12
3341 54.135.700
3342
15.968.400
Cộng số phát sinh Nợ
70.104.100
Tổng số phát sinh Có
70.104.100
Nợ 0 Số dư cuối
tháng
Có
0
Chuyên đề tốt nghiệp
Hà Thị Thao - Kế toán A - K12
Bảng 2.18
SỔ CÁI
TK 623 – chi phí sử dụng máy thi công
Năm 2004
Ghi Có các TK đối
ứng với Nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 …. Tháng 7 Tháng 8 …. Tháng 11 Tháng 12
111 280.600
152
1.448.720
153
304.400
214
4.050.420
331 500.090
334 4.016.000
Cộng số phát sinh Nợ
10.600.230
Tổng số phát sinh Có
10.600.230
Nợ 0 Số dư cuối
tháng
Có
0
Chuyên đề tốt nghiệp
Hà Thị Thao - Kế toán A - K12
Bảng 2.19:
SỔ CÁI
TK 627 – chi phí sản xuất chung
Năm 2004
Ghi Có các TK đối
ứng với Nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 …. Tháng 7 Tháng 8 …. Tháng 11 Tháng 12
111 1.300.240
141 2.105.600
152
3.785.180
153
3.415.200
331 12.175.300
334 16.570.800
338 3.148.452
Cộng số phát sinh Nợ
42.500.772
Tổng số phát sinh Có
42.500.772
Nợ 0 Số dư cuối
tháng
Có
0
Chuyên đề tốt nghiệp
Hà Thị Thao - Kế toán A - K12
Bảng 2.20:
SỔ CÁI
TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Năm 2004
Ghi Có các TK đối
ứng với Nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 …. Tháng 7 Tháng 8 …. Tháng 11 Tháng 12
621 246.823.650
622
70.104.100
623
10.600.230
627 42.500.772
Cộng số phát sinh Nợ
370.028.752
Tổng số phát sinh Có
1.503.720.100
Nợ 1.850.485.740 716.794.392 Số dư cuối
tháng
Có
0
Chuyên đề tốt nghiệp
Hà Thị Thao - Kế toán A - K12
CHƯƠNG III
HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH
SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH THÔNG
HIỆP
3.1. NHẬN XÉT CHUNG VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
VÀ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THÔNG HIỆP.
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức gọn nhẹ, hợp lý, phù hợp với điều
kiện sản xuất kinh doanh của công ty, các phòng ban chức năng phục vụ có hiệu
quả cho lãnh đạo công ty trong việc giám sát thi công, quản lý kinh tế. Công việc
của Công ty được tiến hành một cách thuận lợi do đã được phân chia ra thành các
thành phần cụ thể và giao cho các bộ phận chuyên trách khác nhau.
Bộ máykế toán của Công ty được tổ chức chặt chẽ với qui trình làm việc khoa
học, cán bộ kế toán có trình độ, năng lực, và nhiệt tình, được bố trí hợp lý tạo điều
kiện nâng cao trách nhiệm trong công việc được giao, góp phần đắc lực vào công
tác hạch toán kế toán và quản lý kinh tế tài chính của Công ty.
Công ty áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký-chứng từ. Đây là hình thức sổ phức
tạp nhất nhưng nó phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty, thuận
tiện cho phân công lao động thủ công. Đối với hệ thống sổ chi tiết được lập trên cơ
sở các nhu cầu về quản lý của công ty đã đảm bảo quan hệ đối chiếu với sổ tổng
hợp, cung cấp những thông tin cần thiết cho quản lý. Nhìn chung, các sổ sách của
Công ty đã đáp ứng được yêu cầu quản lý đặt ra, việc ghi chép vào sổ sách rõ ràng,
chính xác, đảm bảo tính khớp đúng của số liệu và Công ty thực hiện đầy đủ thủ tục
chứng từ làm cơ sở cho việc hạch toán. Các loại chứng từ kế toán đều được lập
đầy đủ số liệu theo qui định, đảm bảo yêu cầu của công tác quản lý. Sau quá trình
luân chuyển, các chứng từ được lưu trữ ở từng hồ sơ từng công trình rất thuận tiện
Chuyên đề tốt nghiệp
Hà Thị Thao - Kế toán A - K12
cho việc kiểm tra khi cần thiết. Việc bảo quản chứng từ cũng được thực hiện rất tốt
do cơ sở vật chất đảm bảo
3.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THÔNG HIỆP
Nằm trong những thành tựu chung của công tác kế toán, phần hành kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã đáp ứng được yêu cầu quản lý đặt ra
về thời gian và tính chính xác. Công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
tại Công ty tương đối chặt chẽ. Trước hết, đối tượng tập hợp chi phí và tính giá
thành là công trình, hạng mục công trình nên kế toán hạch toán chi phí sản xuất
cho từng công trình, hạng mục công trình trong từng tháng, quý một cách rõ ràng,
đơn giản, phục vụ tốt yêu cầu quản lý và phân tích hoạt động kinh doanh của Công
ty. Bên cạnh đó, kỳ tính giá thành là thời điểm công trình, hạng mục công trình
hoàn thành là phù hợp với phương thức thanh toán giữa Công ty và bên giao thầu
(Công ty chủ yếu thống nhất việc thanh toán sau khi công trình hoàn thành bàn
giao. Chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp của từng công trình được ghi chép phản
ánh lại theo từng khoản mục chi phí theo từng tháng
Bên cạnh những ưu điểm trên công tác kế toán phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm vẫn còn những hạn chế nhất định. Cụ thể là:
Thứ nhất: Giá thực tế vật liệu mua ngoài sử dụng cho sản xuất thi công chỉ
bao gồm giá mua trên hóa đơn, chi phí thu mua được hạch toán vào chi phí dịch vụ
mua ngoài, các khoản giảm giá, chiết khấu thương mại được hưởng ngoài hóa đơn
được hạch toán vào thu nhập khác.
Thứ hai: Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ (phần tính vào chi phí) của
công nhân trực tiếp sản xuất và công nhân điều khiển máy thi công không được ghi
vào TK 627 theo qui định mà được đưa vào chi p hí quản lý . Thứ ba: Tất cả
công cụ - dụng cụ xuất dùng cho sản xuất kinh doanh không phân biệt giá trị đều
được phân bổ một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Chuyên đề tốt nghiệp
Hà Thị Thao - Kế toán A - K12
Thứ tư: Chi phí sử dụng máy thi công trong trường hợp máy thi công thuê
ngoài lẽ ra phải hạch toán vào TK 623- chi phí sử dụng máy thi công lại được hạch
toán vào chi phí dịch vụ mua ngoài. Đây là một điểm bất cập trong việc phân loại
chi phí sản xuất tại công ty Thông Hiệp, làm sai lệch thông tin kế toán
Thứ năm: Việc luân chuyển chứng từ còn chậm dẫn đến tình trạng công việc
dồn vào cuối kỳ gây khó khăn cho công tác kế toán.
Thứ sáu : Các khoản thiệt hại trong sản xuất không được theo dõi và phản ánh
đầy đủ.
Ngoài những tồn tại nêu trên, Công ty vẫn còn một số vấn đề vướng mắc khác
sẽ được trình bày trong phần giải pháp hoàn thiện.
3.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có vai trò quan trọng
đối với tất cả các doanh nghiệp xây lắp. Một mặt cung cấp lượng thông tin đầy đủ
chính xác cho các nhà quản lý về hiệu quả của một hoạt động sản xuất hàng ngày,
hàng kỳ, hàng năm, để từ đó có những phản ứng giải pháp kịp thời nhằm tiết kiệm
chi phí sản xuất , hạ giá thành sản phẩm, tối đa hóa lợi nhuận; mặt khác giúp cho
việc xem xét trước khi quyết định tham dự thầu, tiến hành đấu thầu các công trình,
xây dựng giá cả cho ký kết hợp đồng xây dựng công trình, và giúp cho Nhà nước
thực hiện sự giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính của doanh
nghiệp. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp phải chú trọng tới công tác hạch toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sao cho công tác đó được tiến hành một
cách đúng đắn và khoa học nhất. Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm phải dựa trên các căn cứ sau:
- Chế độ tài chính kế toán hiện hành
- Tính chất đặc thù của ngành, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
- Qui mô, hình thức sản xuất và trình độ quản lý của doanh nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệp
Hà Thị Thao - Kế toán A - K12
- Yêu cầu và tính chất đặc thù trong quản lý của doanh nghiệp
- Trình độ chung của bộ máy kế toán của doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần chủ động thực hiện hạch toán kế toán dựa trên những căn cứ
trên. Tuy nhiên trong tính đa dạng và phức tạp của thực tế hàng ngày, tại mỗi
doanh nghiệp có phát sinh các đặc điểm riêng. Nó đòi hỏi phải luôn hoàn thiện
công tác kế toán doanh nghiệp cho phù hợp. Do đó, hoàn thiện hạch toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một đòi hỏi khách quan và cần thiết đối với
các doanh nghiệp. Việc hoàn thiện phải dựa trên những nguyên tắc và yêu cầu nhất
định.
3.4. QUAN ĐIỂM VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN
Thứ nhất: Nắm vững chức năng và nhiệm vụ của tổ chức hạch toán kế toán
nói chung và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Song
song với sự phản ánh là sự giám đốc quá trình kinh doanh một cách có hiệu quả.
Do vậy cần hoàn thiện toàn bộ công tác kế toán nhằm tăng cường mức độ chính
xác và tốc độ phản ánh thông tin về tài sản, công nợ, đưa ra các giải pháp tăng
nhanh tốc độ chu chuyển vốn, nâng cao hiệu kinh doanh của công ty.
Thứ hai: Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
phải dựa trên các đặc trưng khác biệt giữa hoạt động kinh đoanh xây dựng cơ bản
và các hoạt động kinh doanh khác.
Thứ ba: Kết hợp tính thống nhất và đa dạng về nội dung phương pháp hạch
toán. Nội dung phương pháp hạch toán đều phải dựa trên pháp lệnh thống kê, các
chế độ về chứng từ kế toán, chế độ tài khoản kế toán, chế độ báo cáo kế toán, song
cũng phải dựa trên các đặc điểm riêng của họat động xây lắp mà có sự sửa đổi bổ
sung cho phù hợp. Đây là quá trình tác động hai chiều từ sửa chữa những sai sót
thiếu khoa học trong thực tiễn để bổ sung hoàn thiện dần về mặt lý luận sau đó
dùng thực tế để chứng minh và kiểm nghiệm tính đúng đắn của lý luận đó
Chuyên đề tốt nghiệp
Hà Thị Thao - Kế toán A - K12
Thứ tư: Kết hợp hài hòa giữa máy móc thiết bị hiện đại với tiềm năng tri
thức của con người . Chỉ có như vậy mới đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho
công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm nói riêng.
Thứ năm: Đảm bảo nguyên tắc phục vụ theo yêu cầu của kinh doanh trên cơ
sở thực hiện đúng các qui định của pháp luật. Nguyên tắc này đòi hỏi khi hoàn
thiện công tác kế toán phải nhạy bén chân thực phù hợp với các qui luật thị trường
về kinh doanh đồng thời phải tuân thủ đúng các cơ chế chính sách, luật định, khi có
những vấn đề bất cập nảy sinh thì cần thiết phải có đề xuất kiến nghị lên cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền để có các biện pháp điều chỉnh cho phù hợp
3.5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THÔNG HIỆP
Thứ nhất : Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đều
tập trung ở phòng kế toán Công ty. Công ty nên tổ chức thêm hệ thống kế toán đội
trực tiếp thống kê hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại
ngay công trình đội thi công. Có như vậy mới đảm bảo độ chính xác, kịp thời cho
công tác quản lý, phản ánh đúng kết quả kinh doanh của Công ty.
Thứ hai : áp dụng kế toán trên máy vi tính.Hiện nay công việc kế toán của
công ty đều được thực hiện một cách thủ công, việc dùng sổ sách ghi chép và tìm
kiếm số liệu mất thời gian, chưa khoa học.
Việc áp dụng tin học vào các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là rất cần
thiết để thông tin kế toán cung cấp chính xác, kịp thời, đầy đủ và được xử lý nhanh
chóng, đáp ứng yêu cầu thông tin cho công tác quản lý doanh nghiệp, chỉ đạo sản
xuất. Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ mà Công ty đang áp dụng mặc dù có
nhiều ưu điểm song theo em Công ty nên chuyển sang áp dụng hình thức kế toán
Nhật ký chung. Hình thức ghi sổ Nhật ký chung có ưu điểm là ghi chép đơn giản,
vận dụng phù hợp cho các loại hình doanh nghiệp và rất thuận tiện cho việc thực
hiện kế toán trên máy vi tính.
Chuyên đề tốt nghiệp
Hà Thị Thao - Kế toán A - K12
Thứ ba : Về đánh giá sản phẩm dở dang. Phương pháp đánh giá sản phẩm
dở dang trong sản xuất xây lắp phụ thuộc vào phương thức thanh toán giữa bên
nhận thầu và bên giao thầu. Phương thức thanh toán của Công ty với bên giao thầu
chủ yếu là thanh toán sau khi công trình hoàn thành bàn giao ,vì vậy chi phí sản
xuất sản phẩm dở dang được đánh giá là toàn bộ chi phí phát sinh từ lúc khởi công
đến cuối tháng đó. Theo em, phương thức thanh toán này chỉ phù hợp với các công
trình có giá trị nhỏ. Đối với các công trình có giá trị lớn, thời gian thi công kéo dài,
phương thức thanh toán này dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn. Vì vậy đối với các
công trình có giá trị lớn Công ty nên thay đổi phương thức thanh toán, thực hiện
thanh toán theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý ; khi đó giá trị sản phẩm dở dang là giá
trị khối lượng xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã qui định và được
tính theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí thực tế của hạng mục công
trình đó cho các giai đoạn, tổ hợp công việc đã hoàn thành và giai đoạn còn dở
dang theo giá trị dự toán của chúng.
Thứ tư :Về việc luân chuyển chứng từ. Chứng từ bằng chứng chứng minh các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh, là căn cứ để kế toán quản lý chi phí và ghi sổ kế toán
cho nên việc luân chuyển chứng từ kịp thời là rất cần thiết. Tuy nhiên, tại công ty
vì nhiều lý do khách quan và chủ quan mà chứng từ không được tập hợp kịp thời
dẫn tới công việc dồn vào cuối tháng, đôi khi việc hạch toán chi phí sản xuất không
đảm bảo tính đúng kỳ (Chi phí phát sinh kỳ này nhưng được phản ánh ở kỳ sau).
Điều này đã làm ảnh hưởng đến việc cung cấp thông tin cho lãnh đạo và ảnh
hưởng phần nào đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Như vậy, để giảm tình trạng luân chuyển chứng từ chậm và giảm bớt công
việc cho kế toán lúc cuối kỳ, công ty có thể đưa ra một số biện pháp như: quy định
về thời gian giao nộp chứng từ, quy định rõ ràng chế độ thưởng phạt đối với việc
hoàn nhập chứng từ. Đối với những công trình lớn thì phòng kế toán có thể trực
tiếp cử nhân viên của phòng tới công trình để hỗ trợ trong việc ghi chép, cập nhật
Chuyên đề tốt nghiệp
Hà Thị Thao - Kế toán A - K12
chứng từ,... để từ đó tạo điều kiện cho việc hoàn chứng từ được kịp thời, đầy đủ
theo đúng thời hạn.
Thứ năm: Về việc trích khấu hao tài sản cố định. Hiện nay Công ty vẫn tiến
hành trích khấu hao tài sản cố định theo nguyên tắc tròn tháng. Việc trích khấu hao
theo nguyên tắc tròn tháng không đảm bảo phản ánh đúng chi phí sản xuất thực tế
phát sinh, ảnh hưởng tới tính chính xác của giá thành sản phẩm. Hiện nay đã có qui
định mới về việc trích khấu hao tài sản cố định, theo đó việc trích khấu hao tài sản
cố định được thực hiện theo nguyên tắc tròn ngày. Vì vậy, để đảm bảo hạch toán
chi phí sản xuất được chính xác và đúng so với chế độ kế toán hiện hành, Công ty
cần thực hiện trích khấu hao TSCĐ theo nguyên tắc tròn ngày
Một hạn chế nữa trong việc hạch toán khấu hao TSCĐ tại Công ty là Công ty
không sử dụng TK 009 – nguồn vốn khấu hao, do đó Công ty không thể theo dõi
một cách chặt chẽ được nguồn hình thành và sử dụng nguồn vốn khấu hao cơ bản
để tái sản xuất TSCĐ. Vì thế, công ty nên mở thêm TK 009 để theo dõi nguồn vốn
khấu hao của công ty khi tiến hành trích khấu hao cho TSCĐ, máy thi công. TK
009 là TK ghi đơn và có số dư bên nợ, kết cấu của TK 009 như sau:
Bên Nợ: phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm tăng nguồn vốn khấu hao cơ
bản.
Bên Có: phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm nguồn vốn khấu hao cơ bản
Dư Nợ: vốn khấu hao cơ bản hiện còn trong doanh nghiệp.
Thứ sáu : Về việc tính giá vật tư. Theo quy định hiện nay, nếu doanh nghiệp
tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, giá thực tế của nguyên vật
liệu, công cụ dụng cụ mua ngoài được tính theo công thức:
Giá
thực tế
vật tư
=
Giá mua
(không có
VAT)
+
Chi phí
thu
mua
_
Chiết khấu, giảm
giá (nếu có)
Chuyên đề tốt nghiệp
Hà Thị Thao - Kế toán A - K12
Tuy nhiên, trong quá trình hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty, giá thực tế
nguyên vật liệu mua ngoài không bao gồm chi phí thu mua (chi phí vận chuyển,
bốc dỡ...), không trừ đi các khoản giảm giá, chiết khấu thương mại được hưởng
ngoài hóa đơn. Do đó gây nên sự thiếu chính xác trong việc tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm cũng như việc phân tích các khoản mục chi phí
phục vụ cho công tác quản trị. Vì vậy, để có thể cung cấp số liệu chính xác hơn
cho công tác kế toán thì khi hạch toán nguyên vật liệu mua ngoài, kế toán phải tính
cả chi phí thu mua vào giá thực tế của nguyên vật liệu đồng thời trừ đi các khoản
giảm giá, chiết khấu thương mại được hưởng khi mua hàng.
Thứ bảy: Về việc hạch toán công cụ dụng cụ
Tại Công ty TNHH Thông Hiệp tất cả các công cụ dụng cụ xuất dùng cho
sản xuất kinh doanh đều được tính hết vào chi phí trong kỳ mà không quan tâm
công cụ dụng cụ có giá trị lớn hay nhỏ. Cách thức hạch toán như vậy là chưa hợp
lý, khiến cho chi phí trong kỳ hạch toán có sự tăng đột ngột nếu công cụ dụng cụ
xuất dùng có giá trị lớn. Bên cạnh đó, việc hạch toán như vậy đã tạo ra sự quản lý
lỏng lẻo trong việc bảo quản, sử dụng công cụ dụng cụ. Khi công trình hoàn thành,
do các công cụ dụng cụ đã phân bổ hết nên kế toán thường không tiến hành thu hồi
mặc dù các công cụ đó vẫn còn sử dụng được, điều này đã gây ra một sự lãng phí
lớn, nhất là đối với các công cụ dụng cụ có giá trị lớn.
Vì vậy, để phù hợp với quy dịnh hiện hành và đảm bảo việc quản lý chặt chẽ,
sử dụng, tiết kiệm, hiệu quả công cụ dụng cụ thì đối với các công cụ dụng cụ có
giá trị lớn Công ty nên tiến hành phân bổ cho nhiều kỳ. Số lần phân bổ tuỳ thuộc
vào giá trị, mục đích và thời gian sử dụng công cụ dụng cụ.
Thứ tám:Về hạch toán chi phí máy thi công thuê ngoài.
Theo Quyết định số 1864/1998/QĐ- BTC của Bộ Tài chính thì đối với các
doanh nghiệp xây lắp thực hiện thi công theo phương thức hỗn hợp vừa thủ công
vừa kết hợp bằng máy, trường hợp doanh nghiệp phải thuê máy thi công thì toàn
bộ chi phí sử dụng máy thi công được tập hợp vào TK 623 theo định khoản:
Nợ TK 623
Chuyên đề tốt nghiệp
Hà Thị Thao - Kế toán A - K12
Nợ TK 1331
Có TK 111, 112, 331,…
Tuy nhiên, tại công ty Thông Hiệp chi phí máy thi công thuê ngoài không
được kế toán công ty hạch toán vào TK 623 mà lại hạch toán vào TK 627 (6277 –
chi phí dịch vụ mua ngoài). Điều này dã làm cho các khoản mục chi phí trong giá
thành sản phẩm không được phản ánh chính xác, làm thay đổi cơ cấu chi phí trong
giá thành sản phẩm và từ đó sẽ dẫn đến sự sai lệch trong việc phân tích chi phí và
tìm ra các giải pháp cho quản lý chi phí – giá thành.
Vì vậy, để phục vụ tốt hơn cho công tác phân tích chi phí - giá thành và đảm
bảo cung cấp những thông tin xác thực cho quản lý, công ty nên hạch toán khoản
chi phí này vào TK 623 (6237 – chi phí dịch vụ mua ngoài).
Thứ chín: Về việc hạch toán các khoản trích theo lương.
Theo Quyết định 1864/1998/ QĐ - BTC, các khoản trích theo lương của công
nhân trực tiếp sản xuất, công nhân sử dụng máy thi công được hạch toán vào TK
627. Trên thực tế công ty đã hạch toán vào TK642 “chi phí quản lý doanh nghiệp”.
Việc hạch toán như vậy đã làm cho cơ cấu chi phí thuộc chỉ tiêu giá thành bị sai
lệch, giá thành không phản ánh đúng bản chất của nó từ đó sẽ ảnh hưởng đến việc
phân tích chi phí sản xuất và độ tin cậy của thông tin đưa ra. Vì vậy, để đảm bảo
cho việc tính đúng, tính đủ giá thành và tuân thủ đúng các quy định, chế độ kế toán
hiện hành thì các khoản trích BHYT, BHXH, KPCĐ của công nhân xây lắp, nhân
viên sử dụng máy phải được hạch toán vào TK627
Thứ mười: Hoàn thiện hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất.
Do đặc điểm của ngành xây lắp, hoạt động sản xuất phụ thuộc lớn vào nhiều
yếu tố ngoại cảnh như thời tiết, các điều kiện về giao thông, cấp thoát nước…Do
vậy, các thiệt hại phát sinh trong quá trình sản xuất là điều không thể tránh khỏi.
Các thiệt hại phát sinh có thể do những nguyên nhân khách quan như khi trời mưa
sẽ phát sinh công việc tát nước, vét bùn; khi thi công móng các công trình hoặc
cung ứng vật tư không kịp thời khiến công việc phải đình trệ…Và cũng có thể do
những nguyên nhân chủ quan như làm sai, làm ẩu phải phá đi làm lại. Khi đó chi
phí vật tư, nhân công và sử dụng máy thi công cũng tăng lên so với dự toán. Tuy
Chuyên đề tốt nghiệp
Hà Thị Thao - Kế toán A - K12
nhiên. tại công ty các khoản thiệt hại này lại không được theo dõi và phản ánh đầy
đủ. Cụ thể, chi phí vật liệu, nhân công, sử dụng máy thi công cho các khoản thiệt
hại vẫn được tính vào giá thành công trình. Theo quy định thì những khoản thiệt
hại này do xảy ra bất thường, không được chấp nhận nên chi phí của chúng không
được cộng vào chi phí sản xuất sản phẩm mà thường xem là khoản phí tổn thời kỳ
và tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ra để xử lý.
Trường hợp thiệt hại do nguyên nhân khách quan thì những chi phí phải bỏ ra
để khắc phục thiệt hại được hạch toán vào TK 811 ”chi phí khác”.
Nếu thiệt hại do nguyên nhân chủ quan gây ra thì yêu cầu cá nhân làm sai
phải bồi thường vật chất nhằm nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công nhân viên
tham gia sản xuất.
Chuyên đề tốt nghiệp
Hà Thị Thao - Kế toán A - K12
Quy trình hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
Chi phí thiệt hại trong sản xuất
phải chi ra
TK 111,112,152,214, 334,… TK 1381
Thiệt hại do những nguyên nhân
khách quan
TK 811
Thiệt hại do nguyên nhân chủ
quan
TK 111,112,152,1388, 334…
Chuyên đề tốt nghiệp
Hà Thị Thao - Kế toán A - K12
KẾT LUẬN
Trong điều kiện kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát
triển thì phải sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ. Điều đó đòi
hỏi các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất, tính toán chính xác
giá thành sản phẩm thông qua bộ phận kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm. Nhận thức được điều đó, trong quá trình thực tập tại Công ty
TNHH Thông Hiệp được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Phạm Thành Long,
cùng các cô chú cán bộ phòng kế toán Công ty em đã hoàn thành chuyên đề tốt
nghiệp của minh với đề tài “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH Thông Hiệp”.
Trong chuyên đề này em đã mạnh dạn trình bày một số kiến nghị của mình
với mong muốn giúp cho Công ty hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm sao cho hợp lý và đúng với chế độ tài chính kế
toán hiện hành.
Mặc dù em đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ nhận thức còn hạn chế và
do thời gian có hạn nên bài viết không thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, của ban giám đốc, và các cán bộ phòng
kế toán để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân trọng cảm ơn
thầy giáo Th.S Phạm Thành Long, các cô chú phòng kế toán đã giúp đỡ em hoàn
thành bài viết này
Hà nội, ngày 2 tháng 11 năm 2004
Sinh viên
Hà Thị Thao
Chuyên đề tốt nghiệp
Hà Thị Thao - Kế toán A - K12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính VAT – Chủ biên PGS.TS.Nguyễn
Văn Công – Nhà xuất bản Tài chính 2003.
2. Lý thuyết hạch toán kế toán – Chủ biên TS. Nguyễn Thị Đông.
3. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong xây dựng – Nhà
xuất bản Lao Động.
4. Kế toán doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường của trường đại học Kinh
tế Quốc dân.
5. Kế toán trong doanh nghiệp sản xuất – Chủ biên PGS.TS.Vương Đình Huệ,
TS. Nguyễn Đình Đỗ Trường đại học Tài chính kế toán - Nhà xuất bản Tài
chính 2003.
6. Hệ thống kế toán doanh nghiệp xây lắp – Nhà xuất bản Thống kê 1999.
7. Tạp chí kế toán, tạp chí tài chính, thời báo kinh tế.
Chuyên đề tốt nghiệp
Hà Thị Thao - Kế toán A - K12
MỤC LỤC
Chương I. Một số vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp 3
1.1Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp ảnh hưởng đến hạch toán kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
3
1.2.Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp 5
1.2.1 Chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp 5
1.2.2. Giá thành sản phẩm xây lắp 9
1.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp 10
1.3 Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 11
1.3.1. Nguyên tắc và trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
trong các doanh nghiệp xây lắp 11
1.3.2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 12
1.3.3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 14
1.3.4. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công 16
1.3.5. Hạch toán chi phí sản xuất chung 21
1.3.6. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 23
1.3.7. Hạch toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, tính giá thành
toàn bộ sản phẩm xây lắp 26
1.3.8.Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo phương
thức khoán gọn 27
Chương II. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm xây lắp tại công ty TNHH Thông Hiệp 32
2.1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh
doanh tại công ty TNHH Thông Hiệp 32
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển công ty 32
2.1.2 Phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty 33
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 33
2.2. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại công ty 36
2.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 36
2.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán tại công ty TNHH Thông Hiệp 38
2.3. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại
công ty TNHH Thông Hiệp 39
2.3.1. Một số vấn đề chung về quản lý và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Thông Hiệp 39
2.3.2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 40
2.3.3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 43
2.3.4. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công 46
Chuyên đề tốt nghiệp
Hà Thị Thao - Kế toán A - K12
2.3.5. Hạch toán chi phí sản xuất chung 49
2.3.6. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 53
Chương III. Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm xây lắp tại công ty TNHH Thông Hiệp 62
3.1. Nhận xét chung về tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh và hạch toán kế toán
tại công ty TNHH Thông Hiệp 62
3.2. Đánh giá tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
công ty TNHH Thông Hiệp 63
3.3. Sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm 64
3.4. Quan điểm và yêu cầu hoàn thiện 65
3.5. Một số giải pháp hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty TNHH Thông Hiệp 66
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Thông Hiệp.pdf