Hoàn thiện hệ thống công cụ phân tích hiệu quả kinh tế - Tài chính dự án tại EVN

Hoàn thiện hệ thống công cụ phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính dự án tại EVN Hoàn thiện hệ thống công cụ phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính dự án tại EVN MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ, TÀI CHÍNH . - 1.1 Những vấn đề chung của kế toán quản trị ; 1.2 Đánh giá trách nhiệm quản lý ; 1.3 Các công cụ phân tích hiệu quả tài chính của dự án đầu tư ; 1.4 Các công cụ phân tích hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư . - CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ, TÀI CHÍNH CÁC DỰ ÁN ĐIỆN TRONG TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM – EVN . - 2.1 Giới thiệu chung ; 2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh ; 2.3 Thực trạng sử dụng các công cụ phân tích hiệu quả kinh tế , tài chính các dự án điện tại EVN ; 2.4 Phân tích những ưu điểm, những tồn tại các công cụ đang sử dụng . - CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CÔNG CỤ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ, TÀI CHÍNH CÁC DỰ ÁN ĐIỆN TRONG TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM – EVN . - 3.1 Hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả kinh tế ; 3.2 Hoàn thiện các công cụ phân tích hiệu quả tài chính . - PHẦN KẾT LUẬN

pdf71 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2864 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện hệ thống công cụ phân tích hiệu quả kinh tế - Tài chính dự án tại EVN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh điện phải đối mặt và giải quyết. Hàng loạt giải pháp đã đưa ra để khắc phục tình trạng trên như là tiết kiệm điện, tăng cường quản lý nhu cầu, đầu tư thêm nhiều nhà máy điện, thậm chí dự án phát triển nhà máy điện hạt nhân cũng đã bàn đến và sẽ triển khai trong tương lai. Tuy nhiên, nếu triển khai hàng loạt biện pháp thì vấn đề là huy động nguồn vốn như thế nào, cơ chế huy động ra sao, đầu tư bao nhiêu là đủ, đầu tư như thế nào là hiệu quả nhất, tiết kiệm và phù hợp đặc thù của sản phẩm ngành điện là điện năng một loại hàng hóa đặc biệt không thể dự trữ, sản xuất bao nhiêu, tiêu thụ bấy nhiêu đang là những câu hỏi đặt ra cho ngành điện, nhưng vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Giải pháp, cân nhắc kỹ hiệu quả từng dự án trước khi quyết định đầu tư, huy động các nguồn lực bên ngoài, đang được quan tâm và chiếm ưu thế. Tuy nhiên, để hổ trợ cho việc này, đòi hỏi cần phải có hệ thống các công cụ phân tích và đánh giá một cách đầy đủ, đối chiếu các công cụ EVN đang sử dụng thì nó vẫn chưa đáp ứng yêu cầu trên bởi nó còn những hạn chế sau đây: Một là: Các công cụ EVN đang sử dụng chỉ dừng lại ở đánh giá hiệu quả tài chính của dự án là chủ yếu, tức là chỉ đứng trên quan điểm chủ đầu tư chưa đánh giá được hiệu quả kinh tế đem lại của một dự án. Như chúng ta biết, phân tích hiệu quả tài chính chỉ đánh giá tính khả thi của một dự án trên quan điểm chủ đầu tư, thông qua phân tích hiệu quả tài chính nó sẽ định hướng cho chủ đầu tư về phương thức huy động vốn (sử dụng nguồn vốn vay hay vốn cổ phần, trái phiếu …), các cơ chế về tài chính (thời gian vay, thời gian hoàn trả nợ vay, lãi vay, lãi suất vay, …) để dự án đạt mức sinh lời hợp lý nhất, đảm bảo cho 47 dự án hoạt động bền vững, lâu dài và hiệu quả. Trái lại, phân tích hiệu quả kinh tế đánh giá tính khả thi của dự án trên quan điểm người quyết định đầu tư (Bộ Công Nghiệp, Chính Phủ, Quốc Hội) tức là đánh giá hiệu quả của dự án đối với nền kinh tế quốc dân, đối với sự phát triển chung của ngành. Ngoài ra, sự khác nhau giữa phân tích hiệu quả kinh tế và hiệu quả tài chính đó chính là nội dung các khoản mục dòng thu và dòng chi. Khi phân tích các khoản mục dòng thu và dòng chi ta thấy EVN đã bỏ qua các khoản mục sau: - Nếu dự án đuợc triển khai thì lượng ngoại tệ tiết kiệm được hàng năm do không phải nhập khẩu điện năng từ bên ngoài là bao nhiêu thì EVN chưa đưa vào tính toán dòng thu hàng năm. Theo báo cáo của EVN trong năm 2005 vừa qua, EVN đã nhập khẩu điện năng từ Trung Quốc là 400 triệu kWh, dự kiến năm 2006 sẽ tăng lên 600 triệu kWh tương ứng giá trị 36 triệu USD. Lượng ngoại tệ hàng năm phải trả cho Trung Quốc đủ để EVN đầu tư vào nhà máy Thủy điện loại trung với công suất 70 MW đủ cung cấp cho một Tỉnh Công nghiệp như Long An. - Ngoài ra, nếu triển khai một dự án thì hàng năm nó cũng sẽ góp phần giảm thiệt hại đến sản xuất và tiêu dùng của nhân dân là bao nhiêu do hạn chế được tình trạng thiếu điện dẫn đến phải cắt điện luân phiên vào mùa khô, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, … thì cũng chưa đưa vào phân tích. Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế của Viện kinh tế trung ương, các chuyên gia Bộ Công Nghiệp thì giá trị thiệt hại do ngừng cung cấp điện 1 kWh cho nền kinh tế quốc dân là khoản 15 -20 lần giá bán 1 kWh điện, xin chứng minh bằng số liêu tính toán như sau: + Doanh thu năm 2005 của EVN 35.500 tỷ đồng + Sản lượng điện thương phẩm năm 2005: 45 tỷ kWh + Sản lượng điện mất do ngừng cấp điện: 0,5 tỷ kWh. + Giá trị thiệt hại do ngừng cấp điện trong năm 2005: 15 lần x 0,5 tỷ kWh/năm x625 đ/kWh = 4687 tỷ đồng (bằng 13% doanh thu của ngành điện trong năm 2005). 48 - Các nguồn lợi thuỷ hải sản đem lợi do ngăn sông đắp đập, tích luỹ nước trong các hồ chứa, lợi ích chống hạn, chống lũ mà dự án đem lại hàng năm là bao nhiêu cũng chưa tính vào dòng thu. - Các thiệt hại của dự án đối với môi trường xung quanh như: ô nhiễm môi trường, các thiệt hại do phải di dân lên vùng khác cũng đã bị bỏ qua không đưa vào dòng chi. - Khi dự án triển khai thì cơ cấu kinh tế của vùng kinh tế sẽ có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ, các tác động tích cực khác: như hệ thống các Trường học, bệnh viện, dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn sẽ phát triển theo, công ăn việc làm của người dân trong khu vực sẽ được giải quyết, xóa đói giảm nghèo, … Tất cả các khoản mục trên đều bị bỏ qua nếu chỉ phân tích hiệu quả tài chính. Từ những phân tích như trên, chúng ta nhận thấy một sự khác biệt cơ bản giữa phân tích hiệu quả tài chính và phân tích hiệu quả kinh tế đó là: phân tích hiệu quả tài chính chúng ta chỉ đánh giá các khoản mục phát sinh ra các khoản chi phí tài chính, doanh thu tài chính. Trong khi phân tích hiệu quả kinh tế chúng ta đánh giá các khoản mục phát sinh ra chi phí kinh tế (xem xét đến các chi phí cơ hội của dự án), doanh thu kinh tế, lợi nhuận đạt được của dự án là lợi nhuận kinh tế. Một sự khác biệt rất quan trọng giữa phân tích hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế đó là phân tích tài chính chỉ dựa vào chi phí hoặc mức giá thực sự mà dự án phải trả cho yếu tố đầu vào hoặc bán cho yếu tố đầu ra, trong khi giá cả trong phân tích kinh tế dựa trên chi phí cơ hội đối với đất nước. Ví dụ, giá bán 1 kWh khi dự án Thuỷ điện Sơn La đi vào hoạt động là 625 đồng/kWh là giá sử dụng để phân tích hiệu quả tài chính, trong khi giá trị thiệt hại 1 kWh do ngừng cấp điện lại bằng 15-20 lần giá bán là giá sử dụng trong phân tích hiệu quả kinh tế. Tóm lại, đối với các dự án lớn như Thủy Điện Sơn La nếu chúng ta chỉ dừng lại ở phân tích hiệu quả tài chính để đánh giá tính khả thi của một dự án thì chưa đầy đủ, chưa phản ảnh được hiệu quả thực sự mà dự án sẽ đem lại. Điều này sẽ dễ dẫn đến các quyết định đầu tư sai lầm (Dự án Nhà Máy lọc dầu Dung Quốc là một bài học rất qúy cho cơ quan quyết định đầu tư) 49 Thứ hai: Có sự bất hợp lý trong cách tính chi phí sử dụng vốn (WACC – i%). %%% iv V Vvicp V Vcpi += - Icp%: Chi phí sử dụng vốn cổ phần được tính như sau: + Được tính tối đa bằng 14% nếu vốn cổ phần sử dụng 100% là vốn đóng góp của cổ đông cá nhân và vốn tự có của doanh nghiệp không có nguồn vốn nhà nước; + Được tính bằng 8% nếu vốn cổ phần sử dụng 100% là vốn có nguồn gốc vốn Nhà nước. + Nếu vốn cổ phần là hổn hợp của vốn đóng góp của cổ đông cá nhân và vốn nhà nước thì icp% được tính bằng bình quân gia quyền của 2 loại vốn trên. + Điều đó có nghĩa là nếu sử dụng vốn cổ phần huy động từ các cá nhân thì chi phí sử dụng vốn cao hơn nguồn vốn cổ phần đóng góp từ nhà nước. Lý giải việc này, EVN cho rằng nếu huy động vốn cổ phần từ các cá nhân thì chi phí phát hành cao, đặc biệt là phải so sánh chi phí cơ hội khi nhà đầu tư quyết định góp vốn đầu tư dự án và lãi suất ngân hàng. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa hợp lý bởi suy cho cùng vốn góp của nhà nước đa phần là vốn vay từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, nếu vay thì phải trả lãi vay. Do vậy, không có nghĩa gì nếu tỷ lệ hoàn vốn cổ phần đối với phần vốn nhà nước góp chỉ là 8% trong khi nhà nước lại đi vay tổ chức tín dụng bên ngoài là 11,5%. - Iv%: được lấy bằng lãi suất thị trường vốn vay dài hạn trong nước liên ngân hàng tại thời điểm lập dự án. Chúng ta biết rằng lãi vay và cổ tức trả cho cổ đông có điểm giống nhau đó là những chi phí sử dụng nguồn vốn, nhưng nó khác nhau cơ bản ở điểm lãi vay là một khoản chi phí được khấu trừ để tính thu nhập chịu thuế, do vậy chi phí sử dụng nguồn vốn vay khi này không còn là Iv% mà phải là Iv%(1-thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp). 50 - Sự “nhầm lẫn” phương pháp tính chi phí sử dụng vốn như trên sẽ ảnh hưởng đến kết quả thẩm định một dự án, cụ thể như sau: + Chi phí sử dụng vốn bình quân của dự án không chính xác + Hạn chế sự huy động các nguồn vốn từ bên ngoài, tăng rủi ro khi sử dụng vốn: chủ yếu dựa vào vốn cổ phần do nhà nước đóng góp do chi phí sử dụng vốn thấp - chi phí 8%, trong khi nếu huy động nguồn vốn từ các cá nhân bên ngoài thì chi phí là 14%. Đây cũng là thực trạng phương thức CPH các doanh nghiệp ngành điện hiện nay (vốn nhà nước giữ trên 70%). + Hiện giá dòng thu, dòng chi, các chỉ tiêu FNVP, FIRR sẽ không chính xác. Thứ ba: Điện năng là hàng hóa đặc biệt, nó không thể lưu trữ mà sản xuất bao nhiêu, tiêu thụ ngay bấy nhiêu. Do vậy, đối với một dự án nguồn điện đặc biệt là dự án lớn như Thuỷ điện Sơn La, người quyết định đầu tư sẽ rất muốn biết khi nhà máy hoạt động thì công suất hoạt động đạt mức bao nhiêu % trở lên thì đảm bảo dự án có lãi, các biến động của các yếu tố đầu vào, đầu ra sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các chỉ tiêu: FNVP, FIRR, … Hiện tại EVN chưa xây dựng các công cụ hổ trợ để đáp ứng yêu cầu trên. Chúng ta biết rằng, trong quá trình phân tích và thẩm định dự án, dù phương pháp áp dụng có tiên tiến đến đâu, dữ liệu thu thập đảm bảo độ tin cậy và chính xác thì nó vẫn là những con số tiên lượng, kết quả tính toán luôn có sự rủi ro, do vậy cần phải có một công cụ để đánh giá độ an toàn. Chu kỳ của dự án thường trên 20 năm, một số dự án lớn như Thủy điện Sơn La là 40 năm, do vậy trong suốt chu kỳ của dự án sẽ có sự tác động khách quan bên ngoài ảnh hưởng đến giá cả các yếu tố đầu vào, đầu ra. Chính sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu của dự án, do vậy cũng cần phải có công cụ phân tích sự biến động các yếu tố đến chỉ tiêu kinh tế, tài chính của dự án. Tóm lại, các công cụ phân tích, thẩm định hiệu quả của dự án mà EVN đang sử dụng có rất nhiều ưu điểm, nó đã góp phần rất lớn quá trình ra quyết định đầu tư vào các dự án điện trong thời gian qua, góp phần cải thiện tình hình cung cấp điện. Tuy nhiên các công cụ EVN đang sử dụng vẫn còn những hạn chế như phân tích ở 51 trên, nếu khắc phục thì nó sẽ là những công cụ hổ trợ đắc lực trong phân tích và thẩm định dự án đầu tư. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tôi xin đề xuất những kiến nghị ở phần sau. CHƯƠNG III HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CÔNG CỤ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ, TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐIỆN TẠI TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM (EVN) I. HOÀN THIỆN CÔNG CỤ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ Để phân tích hiệu quả kinh tế đầu tư của dự án, chúng ta cần đánh giá các chỉ tiêu kinh tế không chiết khấu như: - Tỷ số lợi ích/chi phí kinh tế (B k)/C k)) - Tỷ lệ hoàn vốn nội tệ kinh tế (EIRR %) - Giá trị hiện tại ròng kinh tế (NVPk) - Tỷ suất NVPk/I Muốn vận dụng được các chỉ trên, khắc phục những hạn chế mà các công cụ EVN đang sử dụng, kiến nghị cần bổ sung các khoản mục sau khi phân tích hiệu quả kinh tế. 1. Bổ sung các khoản mục dòng thu kinh tế khi phân tích. Một là: Lượng ngoại tệ tiết kiệm được hàng năm do không phải nhập khẩu điện năng với giá cao từ nước ngoài nếu dự án đi vào hoạt động. 52 Lượng ngoại tệ tiết kiệm được do không phải nhập khẩu sẽ được tính toán như sau: - Sản lượng điện năng dự kiến mua từ nước ngoài được giảm hàng năm nếu dự án đi vào hoạt động. - Giá bán điện của nhà máy đ/kWh (hoặc USD/kWh). - Giá mua điện từ nước ngoài (USD/kWh) - Chênh lệch giữa giá phải mua và giá bán. - Ngoại tệ tiết kiệm được: chênh lệch giữa giá mua và giá bán x sản lượng điện dự kiến mua ngoài được giảm. Theo số liệu báo cáo của EVN, trong năm 2005, nhu cầu cầu sử dụng điện bình quân ngày của cả nước là 150 triệu kWh/ ngày tức khoản 45,5 tỷ kWh/năm, trong khi khả năng cung cấp tối đa của tất cả các nhà máy điện là 45 tỷ kWh/năm, như vậy trong năm 2005, cả nước thiếu điện ước khoản 500 triệu kWh, dự kiến trong các năm tới tình trạng thiếu điện vẫn diễn ra như hiện nay thậm chí còn nghiêm trọng hơn do đa phần các nhà máy đều trong giai đoạn mới xây dựng. Để giải quyết tình thế, EVN đã nhâp khẩu từ Trung Quốc là 400 triệu kWh, dự kiến năm 2006 tăng lên 600 triệu kWh. Trở lại, dự án Thủy điện Sơn La, nếu dự án đi vào hoạt thì hàng năm sẽ hòa vào lưới điện Quốc gia 2400 MW tương đương 9,5 tỷ kWh, góp phần giải quyết áp lực thiếu điện trong thời gian tới mà theo dự kiến đến năm 2015 trở đi sản lượng điện bị thiếu nếu không xây dựng thêm nhà máy điện nào là khoản 10 tỷ kWh/năm. Như vậy, nếu toàn bộ sản lượng điện hàng năm thiếu hụt là 10 tỷ kWh được giải quyết bằng biện pháp nhập khẩu thì hàng năm chúng ta phải tiêu tốn một lượng ngoại tệ 7000 tỷ đồng tương đương 450 triệu USD. Nếu so sánh giữa giá điện mua ngoài và giá bán điện của các nhà máy thì hàng năm chúng ta thiệt hại 10 tỷ kWh x(0,06 -0,04) = 200 triệu USD. Khi Thủy điện Sơn La hoạt động thì lượng ngoại tệ sẽ tiết kiệm được hàng năm do không phải nhập khẩu điện năng với giá cao dự kiến sẽ là: + Sản lượng điện phát ra hàng năm: 9,5 tỷ kWh + Giá bán điện: 0,04 USD/kWh 53 + Giá mua điện từ Trung quốc: 0,06 USD/kWh + Ngoại tệ tiết kiệm được do không nhập khẩu/năm: 190 triệu USD tương đương 3000 tỷ đồng, lượng ngoại tệ này bằng ½ doanh thu bán điện hàng năm của nhà máy. Đây là một khoản mục dòng thu rất lớn, nếu không được tính vào dòng thu thì sai lệch trong phân tích và thẩm định hiệu quả dự án là rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư. Cụ thể, nếu tính lượng ngoại tệ tiết kiệm được hàng năm vào giá trị dòng thu thì hiện giá của giá trị dòng thu tăng từ lên 14.069 tỷ đồng. Hai là: Giá trị thiệt hại do phải ngừng cung cấp điện 1 kWh cho nền kinh tế quốc dân sẽ được giảm hàng năm nếu dự án đi vào hoạt động. Giá trị thiệt hại do ngừng cấp điện 1 kWh là tổng giá trị thiệt hại cho các ngành kinh tế quốc dân, cho sinh hoạt tiêu dùng phải gánh chịu do không có điện để sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt. Các nguyên nhân do ngừng cấp điện bao gồm các nguyên nhân khách quan và chủ quan như: mưa giông, bảo lụt gây sự cố điện, các sự cố điện do thiết bị, do quá tải và đặc biệt là do thiếu điện phải cắt điện luân phiên từ khu vực này đến khu vực khác như từng diễn ra trong năm 2005. Trong thời gian qua, do vị thế độc quyền còn cao nên ngành điện chưa quan tâm đến khoản thiệt hại do ngừng cấp điện gây ra, nên cũng chưa có số liệu thống kê giá trị thiệt hại gây ra hàng năm cho nền kinh tế là bao nhiêu. Tuy nhiên, phương pháp tính giá trị thiệt hại do ngừng cấp điện cũng không quá phức tạp và được tính toán như sau: - Thống kê lại thời gian ngừng cấp điện trong các khu vực phải cắt điện để giải quyết tình trạng thiếu nguồn, sa thải lưới do không thể đủ cung suất cung cấp. - Trên cơ sở sản lượng điện tiêu thụ bình quân của khu vực phải chịu cắt điện, tính sản lượng điện bị mất do ngừng cấp điện. - Định kỳ hàng tháng, quý, năm tổng hợp số liệu báo cáo tổng sản lượng bị mất do ngừng cấp điện. - Lấy sản lượng điện bị mất do ngừng cấp điện x giá trị thiệt hại 1 kWh. 54 - Giá trị thiệt hại do ngừng cấp điện 1 kWh hiện nay đang được Bộ Công nghiệp ước lượng là khoản 15-20 lần giá bán điện 1 kWh. (để có số liệu chính xác, các đơn vị trực thuộc EVN dễ dàng có thể đề nghị các đơn vị sử dụng điện hổ trợ thống kê giá trị thiệt hại) Diễn biến 6 tháng đầu năm 2006, cho thấy việc đảm bảo cung cấp điện đầy đủ và ổn định trong giai đoạn này là rất khó khăn, ngành điện đang bước vào năm 2006 với sự căng thẳng về thiếu điện trầm trọng hơn rất nhiều so với con số khoảng 500 triệu kWh của năm 2005 và con số đáng sợ của lượng điện thiếu hụt như dự báo sẽ là khoảng 800 triệu-1 tỷ kWh. Giá trị thiệt hại do ngừng cấp điện trong năm 2006 ước tính: 15 lần x 0,8 tỷ kWh x 625 đ/kWh = 7.500 tỷ đồng bằng 1/3 tổng doanh thu ngành điện tạo ra trong năm. Dự kiến, đến năm 2015 trở đi, nếu chúng ta không xây dựng Nhà máy điện Sơn La, mà sửa chữa, đại tu các nhà máy hiện có để huy động tối đa công suất phát của các nhà máy, và tiếp tục nhập khẩu điện từ Trung Quốc thì chúng ta cũng phải ngừng cấp điện bình quân mỗi năm 500 triệu kWh. Như vậy, nếu Thủy điện Sơn La đi vào hoạt thì hàng năm sẽ góp phần làm giảm thiệt hại do ngừng cấp điện mỗi năm là 15 lần x 500 triệu kWh x 625 đ/kWh = 4.687 tỷ đồng gần bằng doanh thu bán điện của nhà máy. Ba là: Lợi ích hàng năm từ các nguồn lợi thuỷ hải sản đem lợi do ngăn sông đắp đập, tích luỹ nước trong các hồ chứa, lợi ích chống hạn, chống lũ cũng cần tính toán vào dòng thu kinh tế của dự án. Chúng ta biết rằng, muốn xây dựng một nhà máy Thủy điện, cần phải xây dựng một hồ chứa nước, phải ngăn sông, đấp đập trên các dòng sông, do vậy đây là điều kiện rất tốt để phát triển các nguồn lợi thủy hải sản và ngăn chặn lũ lụt. Ví dụ, để xây dựng Thủy điện Sơn La, chúng ta phải xây dựng tuyến đập có chiều cao lớn nhất là 138,1 mét, chiều dài theo đỉnh là 1.043,75 mét, diện tích hồ chứa là 224 km2 với tổng dung tích phòng lũ là 9,26 tỷ m3 Việc xác định các lợi ích hàng năm từ các nguồn lợi thủy hải sản đem lại sẽ căn cứ vào thu nhập từ việc bán thủy hải sản khai thác được hàng năm sau khi trừ đi các chi phí phát sinh. 55 Ví dụ khi Thủy điện Sơn La đi vào hoạt động thì hàng năm thu được 1 tỷ đồng tiền bán các nguồn lợi thủy hải sản. Riêng đối với khoản lợi ích từ phòng chống lụt thì ước tính hàng năm giảm thiệt hại cho 3 tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên khoản 150 tỷ đồng. Đây là khoản mục góp phần cải thiện nguồn thu cho dự án và nâng cao mức sống người dân địa phương. Bốn là: Các lợi ích kinh tế khác mà dự án mang lai như: Tác động tích cực đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, phát triển kết cấu hạ tầng, giải quyết xóa đói giảm nghèo cũng cần phải tiên lượng để đưa vào phân tích và đánh giá. Trong năm 2005, nhờ có dự án thủy điện Sơn La mà Huyện Mường La thay đổi mọi mặt, tăng trưởng kinh tế đạt 17,3% (vượt xa so với kế hoạch 9,1%). Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 2,2 triệu đồng/người năm 2000 lên trên 4 triệu đồng/người năm 2005. 12/16 xã, thị trấn đã có điện lưới quốc gia, Mường La ngày trước như một cô sơn nữ mộc mạc, e ấp giấu mình trong tĩnh lặng của núi rừng Tây Bắc, bỗng chốc đã hóa thành một cô gái đẹp hiện đại như ở miền xuôi. Ngoài ra, nhờ có dự án thủy điện Sơn La ngành mà công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, nông sản, lâm sản, chú trọng chế biến xuất khẩu, một số cơ sở công nghiệp lớn theo tuyến đường 18 gắn với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã và đang được hình thành và phát triển, các tuyến đường nâng cấp đường trục từ Hà Nội đi các tỉnh biên giới, các tuyến đường vành đai biên giới và các đường nhánh cũng đã hình thành. Tóm lại, qua phân tích các yếu tố dòng thu kinh tế bổ sung trên, chúng ta thấy rằng tầm ảnh hướng của các dự án ngành điện đối với nền kinh tế, đối với xã hội là rất lớn. Đặc biệt là đối với một số dự án Thủy điện lớn thì tầm ảnh hưởng càng lớn hơn, ví dụ giá trị thiệt hại do ngừng cấp điện cao hơn gấp nhiều lần so với giá bán 1 kWh, do vậy nếu chúng ta bỏ qua các yếu tố dòng thu kinh tế trên thì kết quả thẩm định dự án sẽ thật sự không có ý nghĩa kinh tế, nó chỉ đơn thuần có ý nghĩa về mặt tài chính. Từ những cơ sở phân tích đó, việc nghiên cứu và bổ sung các khoản mục dòng thu kinh tế trên để phân tích và thẩm định dự án là yêu cầu cấp thiết. 2. Bổ sung các khoản mục dòng chi kinh tế khi phân tích. 56 Thứ nhất: Các thiệt hại của dự án đối với môi trường xung quanh như: ngập lụt nhà cửa và công trình xây dựng, ngập cây trồng và biến đổi khí hậu… Hồ chứa nước của các nhà máy thủy điện sẽ làm ngập số lượng cây, cối, cỏ, thực vật, … rất nhiều. Số lượng thực vật này sau quá trình phân hủy sẽ tạo ra một lượng khí thải CO2, CH4, sự phân hủy này theo các chuyên gia của viện khoa học và kỹ thuật hạt nhân, kéo dài trong vòng 30 năm, tức gần sư suốt vòng đời của một dự án. Ngoài ra, trong quá trình vận hành, nước ngập ở hồ chứa cũng tạo ra khí CO2, CH4. Như chúng ta biết khí CO2 và các khí nhà kính khác sẽ gây ra sư biến đổi khí hậu, tác động đến cây trồng, thực vật, mực nước biển và sinh thái. Theo nghiên cứu của tổ chức IPCC (intergovermental Panel on Climate Change), thiệt hại do khí CO2 gây ra có giá trị từ 1,1 USD/tấn – 27,1 USD/tấn, cũng theo IPPC, đối với các nhà máy thủy điện Việt Nam, giá trị thiệt hại do CO2 gây ra cho môi trường là 20 USD/tấn. Lượng khí thải thoát ra từ các hồ chứa nước của nhà máy thủy điện tăng tỷ lệ với diện tích mặt hồ chứa. Theo tính toán Nhà máy Thủy điện Sơn La có diện tích mặt hồ chứa rộng nhất và lượng CO2 thoát ra hàng năm là 487.424 tấn/năm. Như vậy, chi phí thiệt hại của CO2 tương đương gây ra sự biến đổi khí hậu của Nhà máy Thủy điện Sơn La là 487.424 tấn/năm x 20 USD/tấn = 9.748.480 USD/năm tương đương 156 tỷ đồng/năm. Mặt dầu, chúng ta thấy chi phí ảnh hưởng đến môi trường của các Nhà máy Thủy điện Sơn La nếu tính trên 1 kWh là không lớn, nếu so sánh với chi phí để sản xuất ra 1 kWh điện , nhưng tổng chi phí hàng năm là con số không nhỏ. Vì vậy, nó rất cần quan tâm đến chi phí thiệt hại trên khi phân tích hiệu quả kinh tế của dự án. Bên cạnh đó, khi dự án triển khai thì sẽ có hàng trăm ngôi làng bị phá hủy và bị ngập lụt, cây cối hoa màu của người dân bị tàn phá, các trang trại chăn nuôi bị phá bỏ, ước tính tổng giá trị thiệt hại hàng năm lên đến 1435 tỷ đồng. Thứ hai: Thiệt hại do di dân, tái định cư cũng đưa vào dòng chi để phân tích. Theo thống kê, Thủy điện Sơn La nằm trong tốp 10 dự án thủy điện có quy mô di dời dân lớn nhất thế giới. Để đảm bảo ổn định đời sống cho đồng bào thuộc diện phải di dời, Chính phủ đã tách việc di dân tái định cư thành một dự án riêng với 57 tổng kinh phí khoản 9.600 tỷ đồng. Toàn Tỉnh Sơn La có 12.479 hộ dân phải di dời đến các điểm tái định cư mới, trong đó có khoảng 50% số hộ gia đình di dời thuộc diện đặc biệt đói nghèo; 53% số hộ di dời sống ở các ngôi nhà tạm; 90% là đồng bào các dân tộc ít người (Thái, Dao, La Ho, Khơ Mú) trình độ dân trí rất thấp, đời sống khó khăn, chủ yếu bằng nông nghiệp tự cung, tự cấp. Các chi phí này bao gồm đền bù, giải phóng mặt bằng, bố trí vị trí đất, nhà ở mới, … Ngoài ra, chi phí thiệt hại khác do di dân có thể là chi phí ổn định đời sống, ổn định sản xuất khu định cư mới, các chi phí chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo lại nghề do phải chuyển đổi nghề nghiệp vì di chuyển, … các khoản chi phí này có thể không nhìn thấy ngay, chủ đầu tư không phải chi trả, nhưng đó là chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi triển khai dự án, như thế thì cần phải đưa vào dòng chi phí kinh tế của dự án. Theo tính toán, chi phí thiệt hại khác do di dân tính trên/hộ là khoản 6 triệu đồng/hộ/năm kéo dài trong 5 năm. Với 12.479 hộ phải di dân thì tổng thiệt hại hàng năm trong vòng 5 năm là khoản 75 tỷ đồng/năm (12.478 x 6 triệu). Ngoài ra, để xây dựng Thủy điện Sơn La, chúng ta đã phải huy động lực lượng lao động gồm chuyên gia, kỹ sư và công nhân gần 14.000 người, họ phải ngày đêm miệt mài làm việc, chịu nắng mưa trong suốt 5 năm xây dựng, cuộc sống của họ sẽ thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần, các bệnh tật sẽ làm suy giảm sức khỏe người lao động, ước tính mỗi năm thiệt hại gần 300 tỷ đồng. 3. Vận dụng tính toán lại hiệu quả kinh tế dự án Thủy điện Sơn La. Stt Nội dung chỉ tiêu ĐVT Giá trị tính toán trước Giá trị tính toán lại I Hiện giá dòng thu kinh tế (Bk) - Doanh thu tiền điện - Lượng ngoại tệ tiết kiệm được do không nhập khẩu từ nước ngoài - Giảm thiểu các tác hại đồi với nền kinh tế do giảm thời gian ngừng cấp điện, Tỷ đồng 39.035,77 27.509,5 0 0 71.021,5 27509,5 14.069 17.045 58 giảm sự cố điên, suy giảm điện áp, … - Lợi ích thu được từ các nguồn lợi thủy hải sản - Lợi ích từ Khấu hao 0 11.526 871 11.526 II Hiện giá dòng chi kinh tế (Ck) - Hiện giá vốn đầu tư - Hiện giá chi phí vận hành và bảo dưỡng - Các chi phí thiệt hại đến môi trường xung quanh - Các chi phí thiệt hại do di dân. - Thuế tài nguyên - Thuế Thu nhập doanh nghiệp - Lãi vay ngân hàng Tỷ đồng 36.273 23.744 937 0 0 468 2029 9095 56.983 23.744 937 9000 11.709 468 2029 9095 III Hiện giá thu nhập thuần (NVP) Tỷ đồng 2762 14.038 IV Tỷ suất sinh lời nội tại (IRR) % 11.5 21%. V Tỷ suất lợi ích/chi phí kinh tế 1,08 3,16 VI NVP/I % 11,63 59% (Xem chi tiết phụ lục 6) Khi phân tích chỉ tiêu NVP của Dự án Thủy điện Sơn là ta nhận thấy, nếu phân tích dự án dưới góc độ chủ đầu tư thì NVP chỉ là 2672 tỷ đồng, trong khi nếu phân tích dưới góc độ nền kinh tế thì NVP là 14.038 tỷ đồng, tức cao gấp 5 lần (đây cũng chính là thu nhập quốc dân thuần mà dự án đem lại cho nền kinh tế). Điều đó nói lên rằng dự dự Thủy điện Sơn La có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam và việc triển khai dự án là rất cần thiết. 59 Cũng qua phân tích hiệu quả kinh tế, ta thấy dự án Thủy điện Sơn La đóng góp lớn nhất vào nền kinh tế bên cạnh doanh thu tiền điện tạo ra hàng năm, mà còn là khoản thiệt hại được giảm do hạn chế ngừng cấp điện vì thiếu điện do sư cố điện, chất lượng điện áp, … Bên cạnh đó, dự án Thủy điện Sơn La cũng góp phần tiết kiệm ngoại tệ phải nhập khẩu điện năng từ bên ngoài, đó là những ưu việt vượt trội của công cụ phân tích hiệu quả kinh tế so với công cụ EVN đang sử dụng. II. HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 1. Cần thay đổi cách tính chi phí sử dụng vốn (WACC – i%). %%%% it V Vtiv V Vvicp V Vcpi ++= Trong đó Icp%: Chi phí sử dụng vốn cổ phần được tính theo chi phí huy động vốn dự kiến không nên ràng buộc theo tỷ lệ nhất định như trước đây, và sẽ căn cứ vào: - Tỷ lệ cổ tức phải trả cho cổ phiếu phần thường, cổ phiếu ưu đãi. - Các chi phí phát hành cổ phiếu ra bên ngoài. - Tốc độ tăng trưởng cổ tức. Iv% = I%(1-thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp). Trong đó I% là lãi suất vay thực tế. It%: là chi phí sử dụng nguồn vốn trái phiếu. Trước đây, do chưa áp dụng kênh huy động vốn bằng việc phát hành trái phiếu công trình, … nên EVN chưa đưa vào tính toán chi phí sử dụng vốn. Vừa qua, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã rất thành công khi phát hành trái phiếu ra nước ngoài, do vậy sắp tới EVN cần nghiên cứu để huy động. Hơn nữa, ngày 22/06/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập tập đoàn Điện lực Việt Nam, trong đó Công ty Tài chính Điện lực là Công ty mà EVN nắm giữ 100% vốn cũng đã thành lập với chức năng huy động tất cả nguồn vốn cho EVN. Do vậy, sắp tới, nguồn vốn sử dụng cho các dự án của EVN sẽ đa dạng hơn, nên việc đưa chi phí sử dụng vốn trái phiếu vào tính chi phí sử dụng vốn bình quân là cần thiết. Việc thay đổi phương pháp tính trên sẽ khắc phục được những nhược điểm của phương pháp tính hiện tại, cụ thể là: 60 - Việc xác định chi phí sử dụng vốn thực tế của dự án sẽ chính xác hơn, không bỏ lỡ cơ hội đầu tư. - Đa dạng các nguồn vốn sử dụng cho dự án (bao gồm vốn cổ phần thường, cổ phần ưu đãi, vốn vay, trái phiếu), giảm rủi ro khi sử dụng vốn. - Tìm ra phương thức huy động vốn tối ưu nhất, chi phí sử dụng vốn là hợp lý nhất. - Hiện giá dòng thu, dòng chi, các chỉ tiêu NVP, IRR sẽ chính xác. Tính toán lại chi phí sử dụng vốn dự án Thủy điện Sơn La Stt Nguồn vốn Chi phí sử dụng vốn –theo cách tính cũ. (%) Chi phí sử dụng vốn –theo cách tính mới. (%) 1 70% vay trong nước 11,5 8,28=11,5x(1-0,28) 2 30% vay nước ngoài 5,5 3.96 = 5,5x(1-0,28) 3 Chi phí sử dụng vốn bình quân – WACC 9,7% 6.98= (8,28x70%)+(3,96x30%) Nhân xét: Khi áp dụng phương pháp mới thì chi phí sử dụng vốn giảm từ 9,7% xuống còn 6,98% và trở về chi phí thực của nó. Tính toán lại các chỉ tiêu tài chính dự án Thủy điện Sơn La Stt Nội dung chỉ tiêu ĐVT Giá trị tính toán trước Giá trị tính toán lại I Chi phí sử dụng vốn bình quân - WACC % 9,7% 6.98= (8,28x70%)+(3,96x30%) II Hiện giá dòng thu tài chính (B) - Doanh thu tiền điện - Lợi ích thu được từ khoản mục khấu hao TSCĐ hàng năm Tỷ đồng 39.035,77 27.509,5 11.526 58.199 44.673 13.526 61 III Hiện giá dòng chi tài chính (C) - Hiện giá vốn đầu tư - Hiện giá chi phí vận hành và bảo dưỡng - Thuế tài nguyên - Thuế Thu nhập doanh nghiệp - Lãi vay ngân hàng Tỷ đồng 36.273 23.744 937 468 2029 9095 46.041 26.160 1.491 745 4218 13.425 III Hiện giá thu nhập thuần (NVP) Tỷ đồng 2762 12.157 IV Tỷ suất sinh lời nội tại (IRR) % 11.5 11.5 (không đổi) V Tỷ suất lợi ích/chi phí Lần 1,08 1,26 VI Thời gian hoàn vốn chiết khấu Năm 14 12 VII Tỷ suất NVP/I % 11,63 46,4 (Xem chi tiết phụ lục 7) Nhận xét: Khi hiệu chỉnh phương pháp tính các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, chúng ta nhận thấy: - Thời gian hoàn vốn được rút ngắn xuống từ 14 năm còn 12 năm. - Hiện giá thu nhập thuần NVP tăng lên gấp 4 lần từ 2762 tỷ đồng lên 12.157 tỷ đồng. Giả sử NVP của dự án tính toán trước là con số < 0 và tiến gần 0, thì chắc rằng EVN đã bỏ qua cơ hội đầu tư. - Tỷ suất hiện giá thu nhập thuần trên vốn đầu tư tăng từ 11,63% lên 46,4%. - Đánh giá: dự án có khả năng sinh lời cao, hiệu quả về tài chính. 2. Bổ sung công cụ phân tích hòa vốn vào phân tích hiệu quả dự án. Công cụ phân tích hòa vốn thật sự có ý nghĩa khi mà sản lượng bán ra và sản lượng sản xuất là bằng nhau tức là không có sự tồn kho. Do vậy, công cụ này rất 62 phù hợp với sản phẩm của ngành điện bởi vì là “điện năng” là hàng hóa đặc biệt – cung sản xuất ra bao nhiêu tiêu thụ bấy nhiêu, không có dự trữ. ™ Sản lượng điện năng hoà vốn. vp FCBEPq −= , Trong đó: BEPq – Sản lượng điện năng hoà vốn, hiện vật. FC – Tổng định phí hàng năm của dự án, giá trị (là những chi phí không thay đổi khi sản lượng thay đổi) bao gồm Chi phí khấu hao, chi vận hành, chi phí quản lý, … p – Giá bán điện /1KWh, giá trị. v – Biến phí cho một đơn vị sản phẩm, giá trị. Áp dụng tính toán dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La BEPq = 2,5 tỷ kWh. Tức là nếu cung cấp từ 2,5 tỷ kWh trở lên hàng năm thì dự án thủy điện Sơn la sẽ có lãi. ™ Công suất hay mức hoạt động hoà vốn. Q BEP BEP qp = , Trong đó: BEPp – Công suất hay mức hoạt động hoà vốn của dự án, tính bằng % công suất thiết kế (100%). BEPq = 26%. Tức là chỉ cần công suất vận hành của nhà máy đat từ 26% trở lên thì dự án thủy điện Sơn la sẽ có lãi. Thông qua, sử dụng hai công cụ trên vào phân tích hiệu quả dự án, nó giúp cho EVN biết được độ an toàn của dự án, biết được mức hoạt động công suất như thế nào trở lên thì dự án có lãi từ đó có sự chuẩn bị nguồn lực, con người để vận hành. Theo quyết định số 26/2006/QĐ-TTg ngày 26/01/2006 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt lộ trình, các điều kiện hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực Việt Nam, qua đó thị trường điện lực Việt Nam sẽ hình thành và phát triển qua 3 cấp độ: trong đó cấp 1 (2005-2014) sẽ hình thành thị trường phát điện cạnh tranh. Trong giai đoạn này các đơn vị phát điện tức là các nhà máy điện độc lập tách khỏi EVN sẽ tự do cạnh tranh trong khâu phát điện và sẽ bán điện cho 63 EVN, tức là khi đó sẽ có rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường phát điện, không còn duy nhất các nhà máy điện trực thuộc EVN cung cấp điện, cơ chế độc quyền trong phát điện bị xóa bỏ. Trước thách thức trên, nếu EVN sử dụng công cụ phân tích hòa vốn nó sẽ giúp cho EVN nắm bắt được khả năng sinh lới tiềm năng từng dự án, phân tích cơ cấu chi phí từng dự án, từ đó có kế hoạch cắt giảm chi phí nhằm đạt lợi nhuận cao nhất. Ngược lại, nếu không sử dụng công cụ phân tích hòa vốn thì chủ đầu tư sẽ không thể biết được phải hoạt động ở mức công suất nào là tối ưu nhất, không biết cần phải cắt giảm các khoản mục chi phí nào để giá thành sản xuất là thấp nhất… Ngoài ra, chúng ta biết rằng, khi tự do cạnh tranh trong phát điện thì rất có thể có doanh nghiệp, tập đoàn năng lượng nước ngoài tham gia thị trường, mà họ thì đã rất có kinh nghiệm trong quản lý tài chính, quản lý chi phí. Do vậy việc vận công các công cụ tài chính hiện đại vào phân tích hiệu quả tài chính dự án là yêu cầu khách quan phải thực hiện. 3. Bổ sung công cụ phân tích độ nhạy. a). Xét trường hợp giá bán điện giảm 10%. Giá bán điện giảm sẽ kéo theo doanh thu giảm, giá trị dòng thù hàng năm cũng giảm theo. Khi giá bán giảm 10%, nếu các chỉ tiêu tài chính NVP >0, IRR >WACC thì chúng ta kết luận dự án vẫn nằm trong giới hạn an toàn tức là dự án có tính khả thi về tài chính cao. Ngược lại, nếu các chỉ tiêu tài chính NVP <0, IRR < WACC thì cần kiến nghị cơ quan quyết định đầu tư có chính sách trợ giá, hoặc phân tích thêm những thông tin về dự án như: chi phí vận hành, chi phí nguyên vật liệu, … Vận dụng đánh giá lại các chỉ tiêu tài chính của dự án Thủy điện Sơn La khi giá bán điện giảm 10% như sau: Stt Nội dung chỉ tiêu ĐVT Giá trị tính toán trước Giá trị tính toán lại khi giá bán điện giảm 10% I Chi phí sử dụng vốn bình quân – % 6,98 6,98 64 WACC II Hiện giá dòng thu tài chính (B) - Doanh thu tiền điện - Lợi ích thu được từ khoản mục khấu hao TSCĐ hàng năm Tỷ đồng 58.199 44.673 13.526 53.731 40.205 13.526 III Hiện giá dòng chi tài chính (C) - Hiện giá vốn đầu tư - Hiện giá chi phí vận hành và bảo dưỡng - Thuế tài nguyên - Thuế Thu nhập doanh nghiệp - Lãi vay ngân hàng Tỷ đồng 46.041 26.160 1.491 745 4218 13.425 45.280 26.160 1.491 745 3456 13.425 III Hiện giá thu nhập thuần (NVP) Tỷ đồng 12.157 8451 IV Tỷ suất sinh lời nội tại (IRR) % 11.5 10 V Tỷ suất lợi ích/chi phí Lần 1,26 1,19 VI Thời gian hoàn vốn chiết khấu Năm 12 14 VII Tỷ suất NVP/I % 46,4 32,3 (Xem chi tiết phụ lục 8) Nhận xét: Khi giá bán giảm 10% thì chúng ta nhận thấy: - Hiện giá thu nhập thuần vẫn đạt 8451 tỷ đồng, IRR giảm từ 11,5% xuống còn 10% nhưng vẫn lớn hơn WACC= 6,98% - Tỷ suất lợi ích/chi phí giảm từ 1,26 xuống còn 1,19, tỷ suất NVP/I giảm từ 46,4% xuống còn 32,3%. - Thời gian hoàn vốn kéo dài thêm 2 năm tức 14 năm. - Tóm lại: khi giá bán giảm 10%, các chỉ tiêu tài chính vẫn đạt. Điều đó chứng tỏ dự án có tính khả thi, dự án nằm trong biên độ an toàn. b). Xét trường hợp giá các yếu tố đầu vào tăng 10%. 65 Giá các yếu tố đầu vào tăng sẽ kéo theo các chi phí khả biến như: chi phí vận hành và bảo dưỡng, chi phí nguyên vật liệu tăng theo, giá trị dòng chi hàng năm cũng tăng theo. Khi giá các yếu tố đầu vào tăng 10%, nếu các chỉ tiêu tài chính NVP >0, IRR >WACC thì chúng ta kết luận dự án vẫn nằm trong giới hạn an toàn tức là dự án có tính khả thi về tài chính cao. Ngược lại, nếu các chỉ tiêu tài chính NVP <0, IRR < WACC thì cần kiến nghị cơ quan quyết định đầu tư có chính sách hổ trợ giá nguyên liệu đầu vào, cắt giảm định mức tiêu hao nguyên vật liệu, … Vận dụng đánh giá lại các chỉ tiêu tài chính của dự án Thủy điện Sơn La khi giá yếu tố đầu vào tăng 10% như sau: Stt Nội dung chỉ tiêu ĐVT Giá trị tính toán trước Giá trị tính toán lại khi giá các yếu tố đầu vào tăng 10% I Chi phí sử dụng vốn bình quân – WACC % 6,98 6,98 II Hiện giá dòng thu tài chính (B) - Doanh thu tiền điện - Lợi ích thu được từ khoản mục khấu hao TSCĐ hàng năm Tỷ đồng 58.199 44.673 13.526 58..199 44.673 13.526 III Hiện giá dòng chi tài chính (C) - Hiện giá vốn đầu tư - Hiện giá chi phí vận hành và bảo dưỡng Tỷ đồng 46.041 26.160 1.491 46.277 28.776 1.640 66 - Thuế tài nguyên - Thuế Thu nhập doanh nghiệp - Lãi vay ngân hàng 745 4218 13.425 745 4189 13.425 III Hiện giá thu nhập thuần (NVP) Tỷ đồng 12.157 11.976 IV Tỷ suất sinh lời nội tại (IRR) % 11.5 11 V Tỷ suất lợi ích/chi phí Lần 1,27 1,26 VI Thời gian hoàn vốn chiết khấu Năm 12 13 VII Tỷ suất NVP/I % 46,4 45,7 (Xem chi tiết phụ lục 9) Nhận xét: Khi giá yếu tố nguyên vật liệu đầu vào tăng 10% thì chúng ta nhận thấy - Hiện giá thu nhập thuần vẫn đạt 11.976 tỷ đồng, IRR giảm từ 11,5% xuống còn 11% nhưng vẫn lớn hơn WACC= 6,98% - Các chỉ tiêu: tỷ suất lợi ích/chi phí, tỷ suất NVP/I, thời gian hoàn vốn không bị ảnh hưởng đáng kể. - Tóm lại: khi giá các yếu tố nguyên liệu đầu vào tăng 10%, các chỉ tiêu tài chính vẫn đạt. Điều đó chứng tỏ dự án có tính khả thi và có độ an toàn. c). Xét trường hợp giá các yếu tố đầu vào tăng 10% và giá bán điện giảm 10%. Khi giá các yếu tố đầu vào tăng và giá bán giảm sẽ kéo theo dòng chi tăng và dòng thu giảm. Vận dụng đánh giá lại các chỉ tiêu tài chính của dự án Thủy điện Sơn La khi giá yếu tố đầu vào tăng 10%, giá bán giảm 10% như sau: Stt Nội dung chỉ tiêu ĐVT Giá trị tính toán trước Giá trị tính toán lại khi giá các yếu tố đầu vào tăng 10% I Chi phí sử dụng vốn bình quân – WACC % 6,98 6,98 67 II Hiện giá dòng thu tài chính (B) - Doanh thu tiền điện - Lợi ích thu được từ khoản mục khấu hao TSCĐ hàng năm Tỷ đồng 58.199 44.673 13.526 53.731 40.205 13.526 III Hiện giá dòng chi tài chính (C) - Hiện giá vốn đầu tư - Hiện giá chi phí vận hành và bảo dưỡng - Thuế tài nguyên - Thuế Thu nhập doanh nghiệp - Lãi vay ngân hàng Tỷ đồng 46.041 26.160 1.491 745 4218 13.425 45.466 28.776 1.640 745 3427 13.425 III Hiện giá thu nhập thuần (NVP) Tỷ đồng 12.157 8265 IV Tỷ suất sinh lời nội tại (IRR) % 11.5 9,5 V Tỷ suất lợi ích/chi phí Lần 1,27 1,18 VI Thời gian hoàn vốn chiết khấu Năm 12 15 VII Tỷ suất NVP/I % 46,4 31,6 (Xem chi tiết phụ lục 10) Nhận xét: khi giá yếu tố đầu vào tăng 10%, giá bán giảm 10% ta thấy: - Hiện giá thu nhập thuần vẫn đạt 8265 tỷ đồng, IRR giảm từ 11,5% xuống còn 9,5% nhưng vẫn lớn hơn WACC= 6,98% - Tỷ suất lợi ích/chi phí giảm từ 1,27 xuống còn 1,18, tỷ suất NVP/I giảm từ 46,4% xuống còn 31,6%. - Thời gian hoàn vốn kéo dài thêm 3 năm tức 15 năm. - Tóm lại: khi giá nguyên liệu đầu vào tăng 10%, giá bán giảm 10%, các chỉ tiêu tài chính đạt, như vậy dự án có tính khả thi và độ an toàn cao. Kết luận: Việc phân tích thêm sự biến động các yếu tố đầu vào và đầu ra (giá bán) sẽ giúp cho chủ đầu tư giải quyết được những vấn đế mà trước đó chưa thực hiện được như: 68 - Biết được độ an toàn của dự án, từ đó có kế hoạch điều chỉnh chi phí, đề xuất chính sách hổ trợ giá từ Chính phủ. - Nắm bắt được sự biến động các chỉ tiêu tài chính khi có sự thay đổi, có thể là biến động tích cực hoặc tiêu cực. 4. Quan hệ giữa phân tích hiệu quả kính tế và hiệu quả tài chính. Kiến nghị đầu tư. Trường hợp 1: Khi phân tích hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư nếu thấy rằng phương án có tính khả thi thấp hoặc không khả thi (NVPk<0, EIRR < WACC thì có thể không cần thiết phải tiến hành phân tích hiệu quả tài chính của dự án và kiến nghị ngay cơ quan có thẩm quyền (có thể là Bộ Công Nghiệp, Chính Phủ, Quốc Hội) chưa nên đầu tư vào dự án. Trường hợp 2: Đối với các phương án khi phân tích kinh tế nhận thấy có hiệu quả cao đối với nền kinh tế quốc dân (NVPk>0, EIRR> WACC thì phải tiến hành phân tích hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. Qua phân tích tài chính: - Nếu qua phân tích hiệu quả tài chính, nhận thấy dự án có khả năng sinh lời(FNVP > 0, FIRR > WACC) thì kiến nghị cơ quan có thẩm quyền (có thể là Bộ Công Nghiệp, Chính Phủ, Quốc Hội) quyết định đầu tư vào dự án. - Nếu qua phân tích hiệu quả tài chính, nhận thấy dự án không khả năng sinh lời(FNVP < 0, FIRR < WACC) thì kiến nghị cơ quan có thẩm quyền (có thể là Bộ Công Nghiệp, Chính Phủ, Quốc Hội) có chính sách hổ trợ như trợ giá, giảm thuế, hoặc có biện pháp khắc phục như: giảm chi phí đầu vào, sau đó thẩm định lại dự án. Nếu sau khi áp dụng các giải pháp mà dự án vẫn không đạt hiệu quả thì kiến nghị không đầu tư vào dự án. Như vậy, Chúng ta không chỉ đơn thuần phân tích hiệu quả kinh tế hoặc hiệu quả tài chính là kiến nghị đầu tư ngay mà cần phối hợp phân tích cả hai mặt kinh tế và tài chính, có như vậy mới đánh giá được hiệu quả thực sự của dự án, không phiếm diện. Nếu chúng ta nhìn nhận dự án ở phương diện lợi ích, thì phân tích kinh tế là xem xét ở lợi ích chung còn phân tích tài chính là xem xét ở lợi ích riêng (chủ dự án), do vậy quan hệ giữa phân tích kinh tế và tài chính là quan hệ giữa cái chung và cái riêng, mà cái chúng và cái riêng thì luôn có mối quan hệ đan xen 69 nhau, bổ sung cho nhau, hay nói đúng hơn giữa chúng có mối quan hệ biên chứng. Như vậy, nếu đánh giá sự vật và hiện tượng dựa trên quan hệ biện chứng thì sẽ khách quan hơn, toàn diện hơn. PHẦN KẾT LUẬN Phân tích hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế còn khá mới trong lĩnh vực nghiên cứu cũng như ứng dụng thực tế. Do vậy, cũng dễ dàng nhận thấy các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến phân tích hiệu quả kinh tế trong phân tích dự án đầu tư mà chỉ thực sự quan tâm đến phân tích hiệu quả tài chính của dự án. Điều này có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chính là do phân tích kinh tế là đánh giá dự án ở góc độ xã hội mà doanh nghiệp thì chỉ quan tâm lợi ích cục bộ của dự án tức là quan tâm đến hiệu quả tài chính. Ngoài ra, chúng ta biết rằng, phân tích hiệu quả kinh tế nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của một dự án đầu tư đối với nền kinh tế quốc dân. Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế của một dự án là cơ sở để nhà quản trị, cơ quan có thẩm quyền xem xét và quyết định có đầu tư vào một dự án hay không hoặc quyết định tiếp tục điều chỉnh, có chính sách hổ trợ đầu tư cho dự án (bù lãi suất, cấp vốn, ưu đãi thuế quan, …) nhằm khuyến khích thực hiện dự án. Như vậy, phân tích hiệu quả 70 kinh tế xem xét và đánh giá dự án dưới góc độ xã hội, đòi hỏi nhà quản trị phải có cái nhìn tổng quát, toàn diện về một dự án. Do đặc điểm trên mà phân tích hiệu quả kinh tế thường áp dụng ở tầm vĩ mô (cơ quan quản lý nhà nước) hoặc ở tầm Tổng công ty, tập đoàn. Đối với các doanh nghiệp nhà nước nói chung và EVN nói riêng, họ chỉ thực sự quan tâm đến phân tích kinh tế khi mà có sự bắt buộc của nhà tài trợ nước ngoài: như WB, IMF, AFD … Đối với các nhà tài trợ họ không chỉ đơn thuần quan tâm đến hiệu quả tài chính của dự án mà còn đặc biệt quan tâm đến hiệu quả kinh tế, đó là cái lớn mà họ nhắm tới. EVN hiện là tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam, tuy nhiên các công cụ phân tích hiệu quả kinh tế dự án vẫn chưa thực sự xứng tầm. Hơn nữa, hiện nay, EVN đang phải vay từ nguồn vốn của các tổ chức tài chính nước ngoài chiếm gần 30% tổng vốn vay của toàn đơn vị, đặc biệt các dự án nguồn điện đa phần là dự án có tâm quan trọng, dự án lớn, do vậy việc hoàn thiện các công cụ phân tích hiệu quả kinh tế – tài chính là cần thiết. Trên cơ sở vận dụng các công cụ phân tích hiệu quả kinh tế – tài chính căn cứ vào thực trạng ngành điện, đề tài đã hệ thống được các công cụ phân tích cũng như các phương pháp tính toán. Đây là cơ sở để giúp cho cơ quan quyết định đầu tư, chủ dự án có sơ sở để quyết định đầu tư vào một dự án. Ý nghĩa về mặt lý luận của đề tài: Hiện nay các công cụ kế toán quản trị chủ yếu tập trung vào phân tích tài chính, chưa có sự nghiên cứu sâu sắc về phân tích kinh tế. Điều này, là chưa hoàn toàn đầy đủ với bản chất của kế toán quản trị, bởi theo quan điểm tiếp cận mới thì kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin tài chính và kinh tế theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị. Đề tài cũng đưa ra một số công cụ hổ trợ trong phân tích hiệu quả kinh tế cũng như các phương pháp tính toán và là cơ sở để nghiên cứu sâu hơn. 71

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf45320.pdf
Luận văn liên quan