Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà

MỤC LỤC Trang Lời nói đầu. 1 Chương 1: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp. 3 1.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất3 1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất3 1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất4 1.2. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm6 1.2.1. Khái niệm6 1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm7 1.3. Kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp. 8 1.3.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất8 1.3.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất9 1.3.3. Kế toán chi phí sản xuất10 1.4. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp. 26 1.4.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm26 1.4.2. Kỳ tính giá thành. 27 1.4.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 27 1.4.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu29 1.5. Hình thức ghi sổ kế toán trong các doanh nghiệp. 34 Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà. 36 2.1. Tổng quan về công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà. 36 2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển của công ty. 36 2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất38 2.2. Tổ chức công tác kế toán của công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà43 2.3. Thực tế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà. 46 2.3.1. Đặc điểm về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà. 46 2.3.2. Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà 2.3.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà. 78 Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà. 93 3.1. Đánh giá thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà. 93 3.1.1. Những ưu điểm93 3.1.2. Những tồn tại, nguyên nhân. 94 3.2. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà96 3.2.1. Kiến nghị về chứng từ kế toán. 97 3.2.2. Kiến nghị về tài khoản. 97 3.2.3. Kiến nghị về sổ kế toán. 98 3.2.4. Các kiến nghị khác. 100 KẾT LUẬN102 DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính của công ty CPCNTM Sông Đà. 38 Bảng 2.2. Sổ nhật ký chung tháng 2/2008. 55 Bảng 2.3. Sổ cái tài khoản 621 tháng 2/2008. 55 Bảng 2.4: Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành. 61 Bảng 2.5. Sổ nhật ký chung tháng 2/2008. 64 Bảng 2.6. Sổ cái TK 622 tháng 2/2008. 65 Bảng 2.7. Bảng thanh toán lương bộ phận quản lý xưởng I72 Bảng 2.8. Sổ nhật ký chung tháng 2/2008. 76 Bảng 2.9. Sổ cái TK 154 tháng 2/2008. 77 Bảng 2.10. Biên bản kiểm kê sản phẩm dở dang. 80 Bảng 2.11. Bảng giá trị kiểm kê sản phẩm dở dang tháng 2/2008. 81 Bảng 2.12. Bảng tính giá thành theo công đoạn. 92 DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm8 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên12 Sơ đồ 1.3:Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên14 Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung theo phương pháp kê khai thường xuyên17 Sơ đồ 1.5 : Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên19 Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kiểm kê dịnh kỳ21 Sơ đồ 1.7: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp kiểm kê định kỳ22 Sơ đồ 1.8: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 24 Sơ đồ 1.9: Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 26 Sơ đồ 1.10: Sơ đồ tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm32 Sơ đồ 1.11: Sơ đồ tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm34 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty. 39 Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất vỏ bao xi măng của công ty CPCNTM Sông Đà. 42 Sơ đồ 2.3: Bộ máy kế toán của công ty. 44 Sơ đồ 2.4: Sơ đồ luân chuyển chứng từ theo hình thức Nhật ký chung tại công ty. 46 Sơ đồ 2.5: Quy trình tính giá thành của công ty. 82 Hình 2.1. Hạch toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên máy. 54 Hình 2.2. Hạch toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp trên máy. 63

doc116 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2334 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
621 3.211.781.761 KC_5 29/02/2008 29/02/2008 Kết chuyển chi phí nhân công Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 154 240.629.694 240.629.694 Chi phí nhân công trực tiếp 622 KC_6 29/02/2008 29/02/2008 Kết chuyển chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 154 445.778.256 Chi phí sản xuất chung 627 445.778.256 .................................... Cộng phát sinh 3.898.189.711 3.898.189.711 Bảng 2.9. Sổ cái TK 154 tháng 2/2008 Công ty cổ phần CNTM Sông Đà SỔ CÁI TÀI KHOẢN 154 MST: 0500436570 Tháng 2/2008 Số dư đầu kỳ: 3.937.281.391 Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải Đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Số dư .................................... KC_4 29/02/2008 29/02/2008 Kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp 621 3.211.781.761 3.955.557.121 KC_5 29/02/2008 29/02/2008 Kết chuyển chi phí nhân công 622 240.629.694 4.182.558.663 KC_6 29/02/2008 29/02/2008 Kết chuyển chi phí sản xuất chung 627 445.778.256 4.596.324.584 .................................... Tổng phát sinh 3.898.189.711 3.917.915.386 Phát sinh luỹ kế 11.006.798.975 12.541.117.555 Số dư cuối kỳ: 3.917.55.716 Ngày 29 tháng 02 năm 2008 Người lập biểu Kế toán trưởng 2.3.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà 2.3.3.1. Phương pháp xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ a. Sản phẩm dở dang cuối kỳ Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn sản xuất cuối cùng trong doanh nghiệp để trở thành thành phẩm. Quy trình sản xuất vỏ bao phải trải qua nhiều công đoạn nên sản phẩm dở dang của Công ty rất đa dạng, mỗi công đoạn có những sản phẩm dở dang khác nhau. Công đoạn kéo sợi: Sản phẩm dở dang bao gồm các loại nhựa chưa sử dụng hết như nhựa PP, nhựa Taical, nhựa tái sinh, nhựa sủi, nhựa dẻo, nhựa Bicoat và sợi chưa hoàn thành và chưa chuyển sang công đoạn tiếp theo như sợi ChinFon, sợi Hoàng Thạch, sợi Thanh Ba, sợi dệt vải bán... Công đoạn dệt: Sản phẩm dở dang bao gồm sợi chưa sử dụng và vải dệt như vải ChinFon, vải Hoàng Thạch, vải Thanh Ba, vải bán... Công đoạn phức: Sản phẩm dở dang bao gồm vải dệt, nhựa PP tráng màng, nhựa Mỹ, nhựa Bicoat, nhựa LDPE, giấy Việt Nga, giấy Việt Nhật, giấy HVT, dầu Silicol và các loại manh KP như manh KP Hoàng Thạch, manh KP ChinFon, manh KP Thanh Ba... Công đoạn dựng bao: Sản phẩm dở dang bao gồm manh KP, nhựa PP tráng màng, nhựa LDPE, nhựa mới, nhựa HDPE, giấy HVT, mực đỏ, mực xanh, mực đen, mực vàng... Công đoạn may: Sản phẩm dở dang bao gồm giấy nẹp, mực in, chỉ nẹp, ống bao và các loại bao chưa hoàn thành hoặc chưa nhập kho. b. Phương pháp đánh giá Đánh giá sản phẩm dở dang là việc xác định phần chi phí sản xuất của số sản phẩm đang chế tạo dở. Để đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, Công ty chia sản phẩm dở dang của mình thành 2 loại: - Đối với sản phẩm dở dang là nguyên vật liệu chưa sử dụng như nhựa, giấy, mực... vì số nguyên vật liệu này không nhập lại kho nên không được giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chính vì vậy giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ bao gồm chi phí nguyên vật liệu chưa sử dụng hết. Để tính giá trị của số nguyên vật liệu này phải căn cứ vào số lượng nguyên vật liệu kiểm kê được vào ngày cuối kỳ (cuối tháng) và đơn giá xuất của nguyên vật liệu đó. Công thức tính Đơn giá xuất nguyên vật liệu = Giá trị NVL tồn đầu + Giá trị NVL nhập trong kỳ Số lượng NVL tồn đầu + Số lượng NVL nhập trong kỳ Giá trị nguyên vật liệu tồn cuối kỳ = Số lượng nguyên vật liệu kiểm kê ngày cuối kỳ x Đơn giá xuất nguyên vật liệu Ví dụ Giấy HVT khổ 1020 kiểm kê ngày cuối tháng 2 còn: 3.125 kg Giá xuất nhựa giấy HVT khổ 1020 bình quân trong tháng 2 là: 8.760,27 đ/kg Như vậy, giá trị nhựa kéo sợi PP xuất chưa sử dụng là: 3.125 x 8.760,27 = 27.375.844 đ - Đối với sản phẩm dở dang là các bán thành phẩm đã hoàn thành của các công đoạn trước chuyển sang công đoạn sau để tiếp tục chế biến như sợi, vải, manh... thì giá trị các bán thành phẩm này được xác định dựa vào số lượng kiểm kê cuối kỳ và giá thành của từng loại bán thành phẩm . Công thức tính Giá trị bán thành phẩm = Số lượng bán thành phẩm kiểm kê ngày cuối kỳ x Giá thành bán thành phẩm Ví dụ Manh PP kiểm kê cuối tháng 2 là: 9.182 kg Giá thành manh PP tháng 2 là: 21.101,527 đ/kg Như vậy, giá trị manh PP chưa chuyển sang công đoạn sau là: 9.182 x 21.101,527 = 193.754.221 đ Cuối kỳ, Phòng Tổng hợp, quản đốc phân xưởng, Thống kê phân xưởng và phòng kế toán xuống các phân xưởng để kiểm kê số lượng sản phẩm dở dang ngày cuối kỳ và lập biên bản kiểm kê sản phẩm dở dang. Biên bản kiểm kê sản phẩm dở dang chỉ phản ánh chỉ tiêu số lượng sản phẩm dở dang. Để tính giá trị sản phẩm dở dang phòng Tổng hợp sẽ sử dụng số liệu đơn giá xuất nguyên vật liệu bình quân cả kỳ do Phòng kế toán cung cấp và dựa vào giá thành bán thành phẩm tính được trong từng công đoạn, sau đó lập bảng Giá trị kiểm kê. Bảng 2.10. Biên bản kiểm kê sản phẩm dở dang CÔNG TY CP CNTM SÔNG ĐÀ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN KIỂM KÊ SẢN PHẨM DỞ DANG Tháng 2 năm 2008 Hôm nay ngày 29 tháng 2 năm 2008, chúng tôi gồm: 1 Phòng Tổng hợp Ông: Vũ Hữu Sứng 6 Thống kê Bà: Đặng Thị Thu Hằng 2 Quản đốc PX1 Ông: Cao Văn Viển 7 Thống kê Xưởng Bà: Trần Thị Thu Hà 3 Quản đốc PX2 Ông: Phan Phúc Thuỷ 8 Thống kê Xưởng Bà: Vương Thị Lộc 4 Phòng tổng hợp Bà: Trần Thị Minh Thảo 9 Thống kê Xưởng Bà: Bùi Thi Vĩnh 5 Phòng TCKT Bà: Nguyễn Hồng Minh 10 Thống kê Xưởng Bà: Nguyễn Thị Nội Cùng nhau tiến hành kiểm kê sản phẩm dở dang các bộ phận sản xuất tháng 2 năm 2008 cụ thể như sau: TT Tên vật tư, bán TP ĐVT Số lượng TT Tên vật tư, bán TP ĐVT Số lượng I Kéo sợi V Dựng bao II Phức ................................ 1 Giấy HVT khổ 1020 Kg 3.125 4 Manh PP Kg 9.182 ................................ Chúng tôi lập biên bản này để xác nhận khối lượng sản phẩm dở dang nói trên Biên bản lập xong mọi người thống nhất ký vào biên bản. CB THỐNG KÊ QĐ XƯỞNG I QĐ XƯỞNG II PHÒNG TH PHÒNG TCKT GIÁM ĐỐC CÔNG TY Bảng 2.11. Bảng giá trị kiểm kê sản phẩm dở dang tháng 2/2008 CÔNG TY CP CNTM SÔNG ĐÀ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc GIÁ TRỊ KIỂM KÊ THÁNG 2/2008 TT Tên vật tư, bán TP ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền I Kéo sợi III Phức 1 Giấy HVT khổ 1020 Kg 3.125 8.760,27 27.375.844 2 Manh PP Kg 9.182 21.101,527 193.754.221 ................................ Tổng cộng 3.917.557.716 NGƯỜI LẬP BIỂU PHÒNG TỔNG HỢP GIÁM ĐỐC CÔNG TY 2.3.3.2. Thẻ tính giá thành sản phẩm a. Đối tượng, kỳ tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc từng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất và hoàn thành. Kế toán chi phí và giá thành tại công ty tính tổng giá thành, giá thành đơn vị. ở Công ty Cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà vì quy trình sản xuất vỏ bao trải qua rất nhiều giai đoạn nên đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm từng công đoạn và thành phẩm ở công đoạn cuối cùng, đó là từng loại sợi, vải, manh, bao phôi và vỏ bao. Kỳ tính giá thành hiện nay của Công ty là từng tháng. b. Phương pháp tính giá thành sản phẩm Để sản xuất ra vỏ bao hoàn chỉnh thì phải trải qua 5 công đoạn kéo sợi, dệt vải, phức hợp, dựng bao và may. Sản phẩm vỏ bao có rất nhiều loại, với mỗi loại vỏ bao thì các yêu cầu kỹ thuật ở từng công đoạn cũng khác nhau, do yêu cầu của khách hàng và tùy theo từng loại sản phẩm, tùy vào đặc tính công dụng của vỏ bao. Chính vì vậy công tác tính giá thành sản phẩm ở Công ty là khá phức tạp. Để tính giá thành sản phẩm, công ty sử dụng phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm. Sơ đồ 2.5: Quy trình tính giá thành của công ty CP NVL từng loại sợi CP chung của công đoạn kéo sợi phân bổ cho từng loại sợi Giá thành từng loại sợi Giá thành sợi Giá thành vải PP Giá thành manh KP CP chung của công đoạn dựng bao phân bổ cho từng loại ống bao CP chung của công đoạn phức phân bổ cho từng loại manh CP chung của công đoạn dệt phân bổ cho từng loại vải Giá thành bao phôi CP chung của công đoạn may phân bổ cho từng loại vỏ bao Giá thành từng loại vải PP Giá thành từng loại manh KP Giá thành từng loại bao phôi Giá thành từng loại vỏ bao CP chung của tất cả công đoạn phân bổ cho từng loại vỏ bao + = CP VLP của từng loại manh + = + + = CP VLP của từng loại bao phôi + + = CP phát sinh thêm riêng cho từng loại bao + + + = Phế liệu thu hồi - Phế liệu thu hồi - Phế liệu thu hồi - - Phế liệu thu hồi * Công đoạn 1: Kéo sợi Trong công đoạn này, nguyên vật liệu đầu vào bao gồm các loại nhựa như nhựa PP kéo sợi, nhựa Taical, nhựa sủi, nhựa tái sinh... sản phẩm đầu ra là những loại sợi như sợi ChinFon, sợi Thanh Ba, sợi Hoàng Mai, sợi Hoàng Thạch... Để tính giá thành từng loại sợi Công ty xác định chi phí nguyên vật liệu, chi phí chung của công đoạn kéo sợi phân bổ cho từng loại và số phế đầu ra thu hồi được của từng loại - Chi phí nguyên vật liệu: Để xác định chi phí nguyên vật liệu của từng loại sợi, nhân viên tính giá thành căn cứ vào số lượng từng loại nguyên vật liệu tiêu hao cho từng loại sợi và đơn giá xuất bình quân trong kỳ của từng loại nguyên vật liệu đó. - Phế đầu ra thu hồi: Giá trị của phế đầu ra = Khối lượng phế đầu ra x Giá 1 kg phế liệu (5.000 đ/kg) - Chi phí chung của công đoạn kéo sợi: Chi phí chung của công đoạn kéo sợi bao gồm chi phí công nhân trực tiếp sản xuất sợi, chi phí điện sản xuất sợi, chi phí vật tư sửa chữa, chi phí khấu hao máy kéo sợi và tạo hạt. Sau khi tập hợp công ty sẽ tiến hành phân bổ chi phí này cho từng loại sợi, tiêu thức để phân bổ là dựa vào khối lượng sợi hoàn thành trong kỳ. Ví dụ: Trong công đoạn kéo sợi để tạo ra sợi ChinFon thì nguyên vật liệu đầu vào bao gồm: nhựa PP kéo sợi, nhựa Taical, nhựa sủi. - Máy FY110 Khối lượng sợi ChinFon sản xuất được từ máy FY110 trong kỳ là: 17.793 kg Khối lượng nguyên vật liệu tiêu hao để sản xuất sợi ChinFon trong tháng 2/2008 là: Nhựa PP kéo sợi: 16.860,4 kg à Giá trị : 16.860,4 x 20.302,58 = 342.309.620 đ à Giá trị nhựa PP kéo sợi/1kg sợi CF: 342.309.620/17.793 = 19.238,4 đ/kg Nhựa Taical: 1.014,6 kg à Giá trị : 1.014,6 x 4.465,18 = 4.530.375 đ à Giá trị nhựa Taical/1kg sợi CF: 4.530.375/17.793 = 254,6 đ/kg Nhựa sủi: 203,3 kg à Giá trị : 203,3 x 14.100 = 2.866.530 đ à Giá trị nhựa sủi/1kg sợi CF: 2.866.530/17.793 = 161,1 đ/kg Trong đó phế đầu ra là: 279 kg à Giá trị : 279 x 5.000 = 1.395.000 đ à Giá trị phế/1kg sợi CF: 1.395.000 /17.793 = 78,4 đ/kg Chi phí chung của công đoạn kéo sợi bao gồm tiền lương công nhân trực tiếp, các khoản trích theo lương BHYT, BHXH, KPCĐ, khấu hao máy kéo sợi, máy tạo hạt, điện sản xuất ... của công đoạn kéo sợi phân bổ cho sợi ChinFon FY110 là: Điện sản xuất: 356,3đ/kg Lương CNTT: 282,9đ/kg Trích theo lương: 98,8đ/kg KH máy kéo sợi, tạo hạt: 894,0đ/kg à Giá thành 1 đơn vị sản phẩm sợi ChinFon máy FY110 là: (19.238,4 + 254,6 + 161,1) – 78,4 + (356,3 + 282,9 + 98,8 + 894,0) = 21.207,7 đ/kg - Máy JP 90 Tính tương tự như trên ta có Giá thành 1 đơn vị sản phẩm sợi ChinFon máy JP 90 là: 20.235,1 đ/kg à Như vậy, giá thành 1 đơn vị sản phẩm sợi ChinFon bình quân là: 21.207,7 x 17.793 + 20.235,1 x 11.548 = 28.824,9 đ/kg 17.793 + 11.548 * Công đoạn 2: Dệt Trong công đoạn này, nguyên vật liệu đầu vào là các loại sợi như sợi ChinFon, sợi Thanh Ba, sợi Hoàng Mai, sợi Hoàng Thạch... Sản phẩm đầu ra là những loại vải được dệt ra từ từng loại sợi tương ứng như vải ChinFon, vải Thanh Ba, vải Hoàng mai, vải Hoàng Thạch... Để tính giá thành từng loại vải Công ty xác định chi phí sợi, chi phí chung của công đoạn dệt phân bổ cho từng loại vải và số phế liệu đầu ra thu hồi được của từng loại. - Chi phí sợi: Để xác định chi phí sợi, nhân viên tính giá thành căn cứ vào số lượng từng loại sợi tiêu hao và giá thành tính được của từng loại sợi trong công đoạn trước. - Phế đầu ra thu hồi: Giá trị của phế liệu đầu ra = Khối lượng phế liệu đầu ra x Giá 1 kg phế liệu (5.000 đ/kg) - Chi phí chung của công đoạn dệt: Chi phí chung của công đoạn dệt bao gồm chi phí công nhân trực tiếp dệt vải, chi phí điện sản xuất, chi phí vật tư sửa chữa, chi phí khấu hao máy dệt. Sau khi tập hợp công ty sẽ tiến hành phân bổ chi phí này cho từng loại vải, tiêu thức để phân bổ là dựa vào khối lượng vải hoàn thành trong kỳ. Ví dụ: Trong công đoạn dệt để tạo ra vải ChinFon thì nguyên vật liệu đầu vào là: sợi ChinFon - Máy mới: Khối lượng vải dệt được trong kỳ là: 12.500 kg Chi phí sợi ChinFon trong để dệt vải là: Sợi ChinFon: 12.513 kg à Giá trị : 12.513 x 28.824,9 = 260.577.859 đ à Giá trị sợi CF/1kg vải CF: 260.577.859/12.500 = 20.846,2 đ/kg Trong đó phế đầu ra là: 12,8 kg à Giá trị : 12,8 x 5.000 = 64.000 đ à Giá trị phế/1kg vải CF: 64.000/12.500 = 5,1 đ/kg Chi phí chung của công đoạn dệt bao gồm tiền lương công nhân trực tiếp, các khoản trích theo lương, khấu hao máy dệt, điện sản xuất ... của công đoạn dệt phân bổ cho vải ChinFon máy mới là: Điện sản xuất: 433,0 đ/kg Lương CNTT: 510,3 đ/kg Trích theo lương: 276,7 đ/kg Khấu hao máy dệt mới: 792,2 đ/kg à Giá thành 1 đơn vị sản phẩm vải ChinFon máy mới là: 20.846,2 – 5,1 + (433,0 + 510,3 + 276,7 + 792,2) = 22.853,3 đ/kg - Máy cũ: Khối lượng vải ChinFon sản xuất được từ máy cũ trong kỳ là: 24.166 kg Tương tự như cách tính ở trên, kế toán tính ra Giá thành 1 đơn vị sản phẩm vải ChinFon máy cũ là: 22.215,9 đ/kg à Như vậy, giá thành 1 đơn vị sản phẩm vải ChinFon bình quân là: 22.853,3 x 12.500 + 22.215,9 x 24.166 = 22.433,2 đ/kg 12.500 + 24.166 * Công đoạn 3: Phức Trong công đoạn này, nguyên vật liệu đầu vào là các loại vải như vải ChinFon, vải Thanh Ba, vải Hoàng Mai, vải Hoàng Thạch... và một số nguyên vật liệu khác như nhựa PP tráng màng, nhựa Bicoat, nhựa Mỹ, nhựa LDPE, giấy... sản phẩm đầu ra là những loại manh được tạo ra từ từng loại vải tương ứng như manh ChinFon, manh Thanh Ba, manh Hoàng mai, manh Hoàng Thạch... Để tính giá thành từng loại manh Công ty xác định chi phí vải, chi phí vật liệu phụ, chi phí chung của công đoạn dệt phân bổ cho từng loại vải và số phế đầu ra thu hồi được của từng loại. - Chi phí vải: Để xác định chi phí vải, nhân viên tính giá thành căn cứ vào số lượng từng loại vải tiêu hao và giá thành tính được của từng loại vải trong công đoạn trước. - Phế liệu đầu ra thu hồi: Giá trị của phế liệu đầu ra = Khối lượng phế liệu đầu ra x Giá 1 kg phế liệu - Chi phí vật liệu phụ: Để xác định chi phí vật liệu phụ của từng loại manh, nhân viên tính giá thành căn cứ vào số lượng từng loại nguyên vật liệu tiêu hao cho từng loại manh và đơn giá xuất bình quân trong kỳ của từng loại nguyên vật liệu đó. - Chi phí chung của công đoạn phức: Chi phí chung của công đoạn phức bao gồm chi phí công nhân trực tiếp, chi phí điện sản xuất, chi phí vật tư sửa chữa, chi phí khấu hao máy phức. Sau khi tập hợp công ty sẽ tiến hành phân bổ chi phí này cho từng loại manh, tiêu thức để phân bổ là dựa vào khối lượng manh hoàn thành trong kỳ. Ví dụ Trong công đoạn phức để tạo ra manh ChinFon thì nguyên vật liệu đầu vào là:vải CF, nhựa PP tráng màng, nhựa Mỹ, nhựa Bicoat, nhựa LDPE, giấy VN, dầu silicol. Khối lượng manh ChinFon sản xuất được trong kỳ là: 6.925 kg Khối lượng nguyên vật liệu tiêu hao để sản xuất manh ChinFon trong tháng 2 là: Vải ChinFon: 3.090,0 kg à Giá trị : 22.433,2 x 3.090,0 = 69.318.515 đ à Giá trị vải CF/1kg manh CF: 69.318.515/6.925 = 10.009,9 đ/kg Nhựa PP tráng màng: 378,0 kg à Giá trị : 378,0 x 21.910,3 = 8.282.100 đ à Giá trị nhựa PPTM/1kg manh CF: 8.282.100/6.925 = 1.196,0 đ/kg Nhựa Mỹ: 377,0 kg à Giá trị : 377,0 x 21.910,3 = 8.260.189 đ à Giá trị nhựa Mỹ/1kg manh CF: 8.260.189/6.925 = 1.192,8 đ/kg Nhựa Bicoat: 211,0 kg à Giá trị : 211,0 x 10.308,7 = 2.175.137 đ à Giá trị nhựa Bicoat/1kg manh CF: 2.175.137/6.925 = 314,1 đ/kg Nhựa LDPE: 3.002,0 kg à Giá trị : 3.002,0 x 21.122,8 = 612.562 đ à Giá trị nhựa LDPE/1kg manh CF: 612.562/6.925 = 88,5 đ/kg Giấy VN: 3.002,0 kg à Giá trị : 3002,0 x 5.909,1 = 17.739.091 đ à Giá trị giấy VN/1kg manh CF: 17.739.091/6.925 = 2.561,6 đ/kg Dầu Silicol: 750,0 kg à Giá trị : 750,0 x 74,0 = 55.500 đ à Giá trị dầu Silicol/1kg manh CF: 55.500/6.925 = 8,0 đ/kg Chi phí chung của công đoạn phức bao gồm tiền lương công nhân trực tiếp, các khoản trích theo lương, khấu hao máy phức, điện sản xuất ... của công đoạn phức phân bổ cho manh ChinFon là: Điện sản xuất: 113,2 đ/kg Lương CNTT: 88,6 đ/kg Trích theo lương: 58,0 đ/kg à Giá thành 1 đơn vị sản phẩm manh ChinFon là: 10.009,9 + (1.196,0 + 1.192,8 + 314,1 + 88,5 + 2.561,6 + 8,0) + (113,2 + 88,6 + 58,0) = 15,630,6 đ/kg * Công đoạn 4: Dựng bao Trong công đoạn này, nguyên vật liệu đầu vào là các loại manh như manh ChinFon, manh Thanh Ba, manh Hoàng Mai, manh Hoàng Thạch... và một số nguyên vật liệu khác như nhựa PP tráng màng, nhựa mới, nhựa HDPE, giấy, mực... sản phẩm đầu ra là những loại bao phôi được tạo ra từ từng loại manh tương ứng. Để tính giá thành từng loại bao phôi Công ty xác định chi phí manh, chi phí vật liệu phụ, chi phí chung của công đoạn dựng bao phân bổ cho từng loại manh và số phế đầu ra thu hồi được của từng loại. - Chi phí manh: Để xác định chi phí manh, nhân viên tính giá thành căn cứ vào khối lượng từng loại manh tiêu hao và giá thành tính được của từng loại manh trong công đoạn trước. - Phế liệu đầu ra thu hồi: Giá trị của bao phế liệu đầu ra = Số lượng bao phế liệu đầu ra x Giá 1 bao phế liệu (1.000 đ/cái) - Chi phí vật liệu phụ: Để xác định chi phí vật liệu phụ của từng loại bao phôi, nhân viên tính giá thành căn cứ vào số lượng từng loại nguyên vật liệu tiêu hao cho từng loại bao phôi và đơn giá xuất bình quân trong kỳ của từng loại nguyên vật liệu đó. - Chi phí chung của công đoạn dựng bao: Chi phí chung của công đoạn dựng bao bao gồm chi phí công nhân trực tiếp, chi phí điện sản xuất, chi phí vật tư sửa chữa, chi phí khấu hao máy dựng bao. Sau khi tập hợp công ty sẽ tiến hành phân bổ chi phí này cho từng loại bao, tiêu thức để phân bổ là dựa vào số lượng bao phôi hoàn thành trong kỳ. Ví dụ Trong công đoạn dựng bao để tạo ra bao phôi ChinFon thì nguyên vật liệu đầu vào là: manh ChinFon, nhựa PP tráng màng, nhựa Mới, giấy HVT, mực. Khối lượng bao phôi ChinFon sản xuất được trong kỳ là: 250.000 cái Khối lượng nguyên vật liệu tiêu hao để sản xuất bao phôi ChinFon trong tháng 2 là: Manh ChinFon: 32.715,0 kg à Giá trị : 32.715,0 x 15,630,6 = 511.355.931 đ à Giá trị manh CF/1bao phôi CF: 511.355.931/250.000 = 2.045,4 đ/cái Nhựa PP tráng màng: 212,0 kg à Giá trị : 212,0 x 21.910,3 = 4.644.987 đ à Giá trị nhựa PPTM/1bao phôi CF: 4.644.987/250.000 = 18,6 đ/cái Nhựa Mới: 212,0 kg à Giá trị : 212,0 x 12.896,7 = 2.734.091 đ à Giá trị nhựa Mới/1 bao phôi CF: 2.734.091/250.000 = 10,9 đ/cái Giấy HVT: 15.269,0 kg à Giá trị : 15.269,0 x 7.318,2 = 111.741.318 đ à Giá trị giấy HVT/1 bao phôi CF:111.741.318/250.000 = 447,0 đ/cái Mực đỏ: 27,0 kg à Giá trị : 27,0 x 33.098,4 = 893.656 đ à Giá trị mực đỏ/1bao phôi CF: 893,656/250.000 = 3,6 đ/cái Mực xanh: 16,0 kg à Giá trị : 16,0 x 35.543,0 = 568.688 đ à Giá trị mực xanh/1bao phôi CF: 568.688/250.000 = 2,3 đ/cái Mực đen: 20,0 kg à Giá trị : 20,0 x 29.187,5 = 583.750 đ à Giá trị mực đen/1bao phôi CF: 583.750/250.000 = 2,3 đ/cái Trong đó bao phế đầu ra là: 1.789 cái à Giá trị : 1.789 x 1.000 = 1.789.000 đ à Giá trị phế/1 bao phôi CF: 1.789.000/250.000 = 7,2 đ/cái Chi phí chung của công đoạn dựng bao bao gồm tiền lương công nhân trực tiếp, các khoản trích theo lương, khấu hao máy dựng bao, điện sản xuất ... của công đoạn dựng bao phân bổ cho bao phôi ChinFon là: Điện sản xuất: 2,4 đ/cái Lương CNTT: 8,9 đ/cái Trích theo lương: 4,7 đ/cái Khấu hao máy dựng bao 84,6 đ/cái à Giá thành 1 đơn vị sản phẩm bao phôi ChinFon là: 2.045,4 + (18,6 + 10,9 + 447,0 + 3,6 + 2,3 + 2,3) - 7,2 + (2,4 + 8,9 + 4,7 + 84,6) = 2.623,6 đ/cái * Công đoạn 5: May Trong công đoạn này, nguyên vật liệu đầu vào là các loại bao phôi như ChinFon, Thanh Ba, Hoàng Mai, Hoàng Thạch... và một số nguyên vật liệu khác phát sinh do yêu cầu của từng loại như mực, chỉ nẹp ... sản phẩm đầu ra là những loại vỏ bao được tạo ra từ từng loại ống bao tương ứng. Để tính giá thành từng loại vỏ bao Công ty xác định chi phí bao phôi, chi phí phát sinh thêm riêng cho từng loại, chi phí chung của công đoạn may phân bổ cho từng loại manh, chi phí chung của các công đoạn phân bổ cho từng loại vỏ bao. - Chi phí bao phôi: Để xác định chi phí bao phôi, nhân viên tính giá thành căn cứ vào số lượng từng loại bao phôi và giá thành tính được của từng loại bao phôi trong công đoạn trước. - Chi phí phát sinh riêng của từng loại vỏ bao: Đó là các chi phí về mực in, lương công nhân in, chỉ nẹp ... phát sinh do yêu cầu của một số loại vỏ bao. Để xác định chi phí vật liệu phát sinh thêm nhân viên tính giá thành căn cứ vào khối lượng từng loại vật liệu tiêu hao cho từng loại vỏ bao và đơn giá xuất bình quân trong kỳ của từng loại vật liệu đó. - Chi phí chung của công đoạn may: Chi phí chung của công đoạn may bao gồm chi phí công nhân trực tiếp, chi phí điện sản xuất, chi phí vật tư sửa chữa, chi phí khấu hao máy may. Sau khi tập hợp công ty sẽ tiến hành phân bổ chi phí này cho từng loại vỏ bao, tiêu thức để phân bổ là dựa vào số lượng vỏ bao hoàn thành trong kỳ. - Chi phí chung của các công đoạn: Chi phí chung của các công đoạn bao gồm chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí điện, máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động chung của phân xưởng... Sau khi tập hợp, nhân viên tính giá thành sẽ tiến hành phân bổ chi phí này cho từng loại vỏ bao, tiêu thức phân bổ là dựa vào số lượng vỏ bao hoàn thành trong kỳ. Để tính giá thành cho từng công đoạn, Công ty lập bảng tính giá thành công đoạn cho từng tháng Ví dụ Trong công đoạn may để tạo ra bao ChinFon thì nguyên vật liệu đầu vào là: bao phôi ChinFon, chỉ, nẹp. Khối lượng bao ChinFon sản xuất được trong kỳ là: 250.000 cái Khối lượng nguyên vật liệu tiêu hao để sản xuất bao ChinFon trong tháng 2 là: Bao phôi ChinFon: 250.000 cái à Giá trị : 250.000 x 2.623,6 = 655.898.478 đ à Giá trị bao phôi CF/1bao CF: 2.623,6 đ/cái Chỉ: 985,3 kg à Giá trị : 985,3 x 30.100,0 = 29.657.517 đ à Giá trị chỉ/1bao CF: 29.657.517/250.000 = 38,3 đ/cái Nẹp: 3.595,7 kg à Giá trị : 3.595,7 x 8.041,0 = 28.913.024 đ à Giá trị nẹp/1 bao CF: 28.913.024/250.000 = 28,2 đ/cái Chi phí chung của công đoạn may bao gồm tiền lương công nhân trực tiếp, các khoản trích theo lương, khấu hao máy, điện sản xuất, vật tư sửa chữa ... của công đoạn may phân bổ cho bao ChinFon là: Vật tư sửa chữa 41.9 đ/cái Lương CNTT 54,0 đ/cái Trích theo lương: 43,6 đ/cái Điện sản xuất: 0,04 đ/cái Khấu hao máy 19,7 đ/cái Chi phí sản xuất chung của các công đoạn bao gồm lương bảo vệ, nhà ăn, quản lý xưởng, các khoản trích theo lương, khấu hao TSCĐ, chi phí điện và các chi phí khác của các công đoạn phân bổ cho bao ChinFon là: Lương BV, nhà ăn, QLX 59,8 đ/cái Trích theo lương 18,8 đ/cái KHTSCĐ 77,2 đ/cái Chi phí điện 57,9 đ/cái Chi phí khác 56,0 đ/cái à Giá thành 1 đơn vị sản phẩm bao ChinFon là: 2.623,6 + (38,3 + 28,2) + (41.9 + 54,0 + 43,6 + 0,04 + 19,7) + (59,8 + 18,8 + 77,2 + 57,9 + 56,0) = 3.119,0 đ/cái Bảng 2.12. Bảng tính giá thành theo công đoạn BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG ĐOẠN Tháng 2 năm 2008 TT Tên vật tư ĐVT Đơn giá Khối lượng thực hiện trong kỳ Tiêu hao Thành tiền ĐM tiêu hao Lượng tiêu hao Đơn giá 1 SP Tổng Cộng I Công đoạn kéo sợi Kg 70.826  .......................................... 3 Sợi ChinFon FY110 Kg 17.793 18.078,30 21.207,7 377.348.975 - Nhựa PP Kéo sợi Kg 20.303 0.9476 16.860,40 19.238,4 342.309.620 - Nhựa taical Kg 4.465 0.0570 1.014,60 254.6 4.530.375 - Nhựa Sủi Kg 14.100 0,0114 203,30 161,1 2.866.530 Thu hồi phế đầu ra Kg 5.000 279,00 78,4 1.395.000  .......................................... 5 Sợi ChinFon JB90 Kg 11.548,0 11.667,50 20.235,1 233.674.847 - Nhựa PP Kéo sợi Kg 20.303 0,9425 10.883,80 19.134,8 220.969.220 - Nhựa taical Kg 4.465 0,0565 652,50 252,3 2.913.532 - Nhựa sủi Kg 14.100 0,0114 131,20 160,2 1.849.920 Thu hồi phế đầu ra Kg 5.000 0,0100 116,00 50,2 58.000 Sợi Chinfon BQ 29.341 20.824,9 611.023.822  .......................................... * CP SX Chung Công Đoạn 1 Điện SX Kw 968 0,368 26,070.00 356 25.235.760 2 Lương CN TT đ 282,9 20.036.297 283 20.036.297 3 Trích theo lương đ 98,8 6.996.016 99 6.996.016 4 KH máy kéo sợi, máy tạo hạt đ 894 50.300.657 894 50.300.657 ..........................................  Cộng đ 250.000  3.119  779.750.000  Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà 3.1. Đánh giá thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà 3.1.1. Những ưu điểm Việc xác định đối tượng chi phí sản xuất của Công ty có ưu điểm đơn giản giảm bớt được khối lượng tính toán, số liệu cung cấp kịp thời cho kế toán tính giá thành. Tập hợp các khoản mục chi phí sản xuất đều được thực hiện trên máy bảo đảm nhanh gọn, chính xác, đồng thời việc xử lý luân chuyển chứng từ cũng nhanh gọn, cung cấp số liệu kịp thời cho công tác tính giá thành sản phẩm. Công ty sản xuất sản phẩm qua nhiều công đoạn, mỗi sản phẩm lại có những yêu cầu tiêu chuẩn khác nhau cho nên công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tương đối phức tạp. Tuy nhiên công ty đã lập được dự toán chi phí sản xuất, kế hoạch giá thành sản xuất, định mức tiêu hao nguyên vật liệu và chi phí khác trong sản xuất vỏ bao xi măng khá chặt chẽ và đầy đủ. Chính vì vậy nhà quản lý có thể so sánh, đánh giá giữa tình hình thực hiện với kế hoạch, phát hiện những khoản chi phí lãng phí và tiết kiệm để tìm ra biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm mà vẫn nâng cao được chất lượng sản phẩm. Vì sản phẩm sản xuất qua nhiều công đoạn, kết quả của công đoạn trước là nguyên liệu cho công đoạn sau, nên công ty tính giá thành cho từng công đoạn sản xuất. Việc tính giá thành như vậy là phù hợp bởi vì ngoài việc bán thành phẩm công ty còn bán cả bán thành phẩm. Tính giá thành của bán thành phẩm sẽ giúp xác định được lợi nhuận từ việc bán bán thành phẩm và việc định giá bán. Bên cạnh đó công ty còn chi tiết việc tính giá thành bán thành phẩm, thành phẩm đến từng loại máy sản xuất. Việc làm này sẽ giúp cho nhà quản lý biết được hiệu quả sản xuất, mức tiêu hao của từng loại để có biện pháp thích hợp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Công ty đã xây dựng mức đơn giá khoán cho từng sản phẩm, công việc hoàn thành khá hoàn chỉnh và công bằng. Không chỉ đơn giá khoán cho từng sản phẩm loại A, loại B mà còn chi tiết đến từng ca sản xuất. Với những sản phẩm sản xuất ca 3 sẽ có đơn giá cao hơn so với những sản phẩm sản xuất ở ca 1, 2. Điều này sẽ giúp công ty xác định được số tiền công phải trả cho từng tổ đội sản xuất một cách chi tiết, chính xác và còn tăng được năng suất lao động. Hằng ngày, công ty có 1 bộ phận chuyên theo dõi số nguyên vật liệu đầu vào và số sản phẩm đầu ra tạo thành. Qua đó tránh mất mát nguyên vật liệu, sản phẩm, đánh giá hiệu quả lao động, hiệu quả sử dụng vật tư một cách chính xác, chi tiết để từ đó có biện pháp điều chỉnh thích hợp và còn giúp cho công ty xác định được chính xác số lượng nguyên vật liệu tiêu hao để sản xuất từng loại sản phẩm, phục vụ đắc lực cho công tác tính giá thành của công ty. 3.1.2. Những tồn tại, nguyên nhân Mặc dù công ty đã chú trọng công tác tính chi phí sản xuất và tính giá thành phẩm. Tuy nhiên kế toán xác định chi phí và tính giá thành cũng có một số hạn chế sau: Một là: Công tác tính giá thành sản phẩm do phòng Tổng hợp đảm nhiệm, tất cả dữ liệu về chi phí sản xuất do phòng Kế toán tổng hợp sẽ được chuyển cho phòng Tổng hợp để tính giá thành cho từng công đoạn và cho từng sản phẩm. Việc làm này sẽ khiến thông tin về chi phí và giá thành không được cung cấp một cách kịp thời vì mất một khoảng thời gian, công sức để chuyển, phân loại và tổng hợp dữ liệu nhận được. Mặt khác, nó còn làm cho thông tin có sự sai lệch không ăn khớp với nhau. Hai là: Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất còn đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm từng công đoạn và thành phẩm ở công đoạn cuối cùng, đó là từng loại sợi, vải, manh, bao phôi và vỏ bao. Với đối tượng tính giá thành được chi tiết như vậy thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất cũng nên tập hợp chi tiết để phục vụ cho công tác tính giá thành và quản trị. Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành một cách hợp lý sẽ là cơ sở để tổng hợp số liệu, mở và ghi chép trên các tài khoản, sổ chi tiết... nhờ đó công tác tính giá thành sản phẩm được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng hơn. Ba là: Một số nghiệp vụ hạch toán không tuân theo đúng theo các quy định của chế độ. - Khi xuất vật tư để phục vụ cho việc sửa chữa máy móc thiết bị, kế toán hạch toán vào TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp trong khi đó theo quy định của chế độ chỉ hạch toán vào Tài khoản 621 những chi phí nguyên liệu, vật liệu (gồm cả nguyên liệu, vật liệu chính và vật liệu phụ) được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ trong kỳ sản xuất, kinh doanh. - Khi xuất giầy dép, quần áo, giày, mũ bảo hộ cho người lao động, kế toán ghi Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu trong khi đó theo quy định của chế độ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu phản ánh trị giá của các nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản còn những tư liệu lao động nếu không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ như quần áo, giày dép chuyên dùng để làm việc ... thì được ghi nhận là công cụ dụng cụ. Bốn là: Việc tính giá thành các bán thành phẩm của Công ty cũng chưa thật chính xác. Giá thành của các bán thành phẩm chỉ bao gồm nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và một phần chi phí sản xuất chung phân bổ, phần chi phí sản xuất chung còn lại được tính vào giá thành của sản phẩm cuối cùng. Cho nên giá thành của các bán thành phẩm là chưa chính xác nên không xác định được chính xác số lợi nhuận thu được từ việc bán các bán thành phẩm và ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý của công ty. Năm là: Khi xác định giá trị nguyên vật liệu, những bán thành phẩm là đầu vào của các bán thành phẩm, thành phẩm trong công đoạn tiếp theo, nhân viên tính giá thành đã lấy số lượng nguyên vật liệu, bán thành phẩm sử dụng để sản xuất nhân với đơn giá xuất nguyên vật liệu hay đơn giá bán thành phẩm tính được trong kỳ. Trong khi đó nguyên vật liệu, bán thành phẩm đầu vào sử dụng để sản xuất bao gồm cả những nguyên vật liệu, bán thành phẩm tồn đầu kỳ và những nguyên vật liệu xuất kho, bán thành phẩm tạo ra trong kỳ. Giá trị nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ sẽ bằng số lượng nguyên vật liệu xuất kho nhân với đơn giá xuất trong kỳ, giá trị bán thành phẩm tạo ra trong kỳ sử dụng là nguyên liệu đầu vào cho công đoạn tiếp theo bằng số lượng bán thành phẩm sử dụng nhân với đơn giá bán thành phẩm tính được trong kỳ còn đối với giá trị nguyên vật liệu, bán thành phẩm tồn kho đầu kỳ sử dụng để sản xuất lại bằng số lượng nguyên vật liệu, bán thành phẩm sử dụng nhân với đơn giá nguyên vật liệu, bán thành phẩm của kỳ trước. Chính vì vậy giá trị nguyên vật liệu, bán thành phẩm đầu vào sử dụng để tính giá thành bán thành phẩm, thành phẩm sẽ có sự sai lệch so với giá trị ghi trên sổ sách kế toán. Sáu là: Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh được kế toán tập hợp hết vào bên nợ TK 154 cho cả công ty mà không tập hợp riêng cho từng phân xưởng và chi tiết cho từng tổ đội. Việc tập hợp như vậy không đáp ứng được yêu cầu quản lý chi phí sản xuất là phải quản lý theo từng nơi phát sinh chi phí, từng đối tượng chịu chi phí, không đáp ứng được yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ, sẽ ảnh hưởng đến công tác kiểm tra tính tiết kiệm hay lãng phí NVL ở từng nơi sử dụng; cũng như sử dụng các nguồn lực không đạt hiệu quả cao Bảy là: phần mềm kế toán công ty sử dụng là phần mềm kế toán Tổng công ty Sông Đà đặt hàng để phục vụ cho tất cả các thành viên của Tổng công ty cho nên phần mềm kế toán có nhiều điểm không phù hợp với công ty. Cụ thể là công tác tính giá thành phải thực hiện thủ công, kế toán phải tự tính toán các dữ liệu, sau đó mới nhập các dữ liệu tính được vào máy tính. 3.2. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà Lợi nhuận luôn là mục tiêu cuối cùng của công ty. Để đạt được mục đích đó thì hoàn thiện công tác kế toán đóng vai trò rất quan trọng. Tổ chức tốt công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp cho các nhà quản lý có được các thông tin cần thiết để kịp thời ra các quyết định quản lý tối ưu nhằm phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Em xin đưa ra một số giải pháp sau nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty: 3.2.1. Kiến nghị về chứng từ kế toán Quá trình luân chuyển chứng từ ở công ty hơi chậm gây khó khăn cho bộ phận kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đó là do đến cuối tuần hoặc cuối kỳ bộ phận thống kê ở phân xưởng mới gửi chứng từ gốc cho phòng kế toán tổng hợp, rồi đến cuối tháng phòng kế toán tổng hợp mới gửi số liệu cho phòng tổng hợp tính chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Việc làm này sẽ khiến thông tin về chi phí và giá thành sẽ không được cung cấp một cách kịp thời vì mất một khoảng thời gian, công sức để chuyển, phân loại và tổng hợp dữ liệu nhận được. Mặt khác, nó còn làm cho thông tin có sự sai lệch không ăn khớp với nhau. Vì vậy, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nên do phòng Kế toán đảm nhiệm, để tránh sai lệch, thông tin sẽ được cung cấp một cách kịp thời và chính xác hơn. Vì thế em xin đưa ra kiến nghị sau: Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nên do phòng Tổng hợp đảm nhiệm 3.2.2. Kiến nghị về tài khoản Một là: Công ty nên mở tài khoản chi tiết theo dõi chi phí sản xuất tới từng phân xưởng, theo từng công đoạn Hiện nay đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng rộng sẽ gây khó khăn cho công tác tính giá thành và quản trị của công ty nên cần xác định lại đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành hợp lý sẽ là cơ sở để tổng hợp số liệu, mở và ghi chép trên các tài khoản, sổ chi tiết... nhờ đó công tác tính giá thành sản phẩm được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng hơn. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất nên được cụ thể hơn đó là từng công đoạn sản xuất. Các TK 621, 622, 627 sẽ mở chi tiết cho từng công đoạn: công đoạn kéo sợi, dệt, phức, dựng bao và may Hai là: Công ty nên sử dụng hệ thống tài khoản đúng theo quy định - Khi xuất vật tư để phục vụ cho việc sửa chữa máy móc thiết bị, kế toán không được hạch toán vào TK 621 như hiện nay. Đối với việc xuất vật tư để sửa chữa máy móc thiết bị, kế toán phải căn cứ theo hình thức sửa chữa để hạch toán vào tài khoản thích hợp. + Hình thức sửa chữa thường xuyên thì kế toán sẽ hạch toán vào TK 627 - Chi phí sản xuất chung, ghi: Nợ TK 6272 - Chi phí vật liệu Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu + Hình thức sửa chữa lớn, nâng cấp TSCĐ thì kế toán sẽ hạch toán vào TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang, ghi: Nợ TK 2413 - Sửa chữa lớn TSCĐ Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu - Khi xuất giầy dép, quần áo, mũ bảo hộ cho người lao động, kế toán không được ghi Có TK 152 như hiện nay. Vì theo quy định của chế độ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu phản ánh trị giá của các nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản còn những tư liệu lao động nếu không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ như quần áo, giày dép chuyên dùng để làm việc ... thì được ghi nhận là công cụ dụng cụ. Vì vậy, khi xuất giầy dép, quần áo, giày mũ bảo hộ cho người lao động cũng như khi mua giày dép, quần áo, giày, mũ về nhập kho kế toán phải sử dụng TK 153 - Công cụ, dụng cụ. 3.2.3. Kiến nghị về sổ kế toán Để phục vụ cho công tác kế toán tập hợp các khoản mục chi phí : Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí nguyên vật liệu theo từng phân xưởng cuối tháng Xí nghiệp nên mở bảng tổng hợp chi phí sản xuất trong kỳ theo mẫu biểu sau MẪU BIỂU: BẢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO PHÂN XƯỞNG. Số TT TK ghi có TK ghi nợ TK 152 TK 153 TK 214 TK 334 TK 335 TK 338 TK…….. å chi phí sản xuất thực tế trong tháng 1 TK 6211 Phân xưởng 1 Phân xưởng 2 Phân xưởng 3 2 TK 622 Phân xưởng 1 Phân xưởng 2 Phân xưởng 3 3 TK627 Phân xưởng 1 Phân xưởng 2 Phân xưởng 3 Tổng cộng Đồng thời phải mở sổ chi tiết từng khoản mục chi phí tới từng phân xưởng, tổ đội MẪU BIỂU SỔ CHI TIẾT CHI PHI SẢN XUẤT TK : 621 - (6211) Tên phân xưởng : Phân xưởng 1 Tháng.........năm.......... Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải TK đối ứng Ghi nợ TK 621 tổng số tiền NVL chính NVL phụ Nhiên liệu ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ .................................. 152 .................................. ................................... Cộng số phát sinh Ghi có TK 621 154 Số dư cuối kỳ Tương tự như mẫu biểu trên ta có thể mở sổ chi tiết TK 621, 622, TK 627, TK 154 cho các phân xưởng khác MẪU BIỂU SỔ CHI TIẾT CHI PHI SẢN XUẤT TK 627 - Chi phí sản xuất chung Tên phân xưởng : Phân xưởng 1 Tháng.........năm.......... Số CT Ngày CT Ngày CTS Diễn giải TK đối ứng Ghi nợ TK 627 tổng 6271 6272 6273 6274 Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ .................................. 334 .................................. 153 ................................... 111 Cộng số phát sinh Ghi có TK 627 154 Số dư cuối kỳ 3.2.4. Các kiến nghị khác (Phương pháp tính giá thành, phân bổ chi phí,…..) * Công ty cần phân bổ phần chi phí sản xuất chung cho sản phẩm cuối cùng cho các bán thành phẩm ở từng công đoạn Hiện nay giá thành của các bán thành phẩm ở công ty chỉ bao gồm nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và một phần chi phí sản xuất chung phân bổ, phần chi phí sản xuất chung còn lại được tính vào giá thành của sản phẩm cuối cùng. Cho nên giá thành của các bán thành phẩm là chưa chính xác. Công ty cần phân bổ phần chi phí sản xuất chung cho sản phẩm cuối cùng cho các bán thành phẩm ở từng công đoạn. Để phân bổ phần chi phí sản xuất chung này ta có thể thực hiện như sau: Chi phí phân bổ cho từng công đoạn = Chi phí sản xuất chung cần phân bổ / 5 Sau đó phần chi phí phân bổ cho từng công đoạn sẽ được phân bổ cho từng bán thành phẩm dựa vào khối lượng bán thành phẩm hoàn thành. * Cần phải tính lại đơn giá của nguyên vật liệu và bán thành phẩm đầu vào tương tự như khi tính giá NVL xuất kho như sau: Đơn giá nguyên vật liệu đầu vào của công đoạn i = Giá trị NVL tồn đầu kỳ của công đoạn i + Giá trị NVL xuất trong kỳ cho công đoạn i Số lượng NVL tồn đầu kỳ của công đoạn i + Số lượng NVL xuất trong kỳ cho công đoạn i Đơn giá bán thành phẩm của công đoạn i = Giá trị BTP tồn đầu kỳ của công đoạn i + Giá trị BTP hoàn thành trong kỳ của công đoạn i Số lượng BTP tồn đầu kỳ của công đoạn i + Số lượng BTP hoàn thành trong kỳ của công đoạn i Đơn giá bán thành phẩm đầu vào của công đoạn i+1 = Giá trị BTP tồn đầu kỳ của công đoạn i+1 + Giá trị BTP chuyển từ công đoạn i sang i+1 Số lượng BTP tồn đầu kỳ của công đoạn i +1 + Số lượng BTP chuyển từ công đoạn i sang i+1 Trong đó: Giá trị BTP chuyển từ công đoạn i sang i+1 = Số lượng BTP chuyển từ công đoạn i sang i+1 x Đơn giá BTP của công đoạn i Khi đó nó sẽ phản ánh chính xác giá trị thực tế với giá trị trên sổ sách * Đối với nguyên vật liệu xuất dùng không hết chuyển sang kỳ sau sử dụng sản xuất sản phẩm thì ta sẽ hạch toán Nợ TK 152 (chi tiết vật liệu): ghi tăng giá trị vật liệu Có TK 621 (chi tiết đối tượng): ghi giảm chi phí Vào đầu kỳ sau, ta sẽ phản ánh giá trị vật liệu còn lại kỳ trước không nhập kho mà để tại bộ phận sử dụng bằng bút toán Nợ TK 621 (chi tiết theo từng đối tượng) Có TK 152 : giá trị thực tế xuất dùng không hết kỳ trước KẾT LUẬN Công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà là thành viên của Tổng công ty Sông Đà được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1996. Công ty đang ngày càng phát triển và có vị trí đứng vững trên thị trường. Để có được những kết quả đó phải nói đến sự đóng góp không nhỏ của công tác kế toán, nhờ có các thông tin kế toán nhanh chóng, kịp thời, chính xác mà nhà quản lý có thể đưa ra được những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Trong đó phải đặc biệt phải kể đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành phẩm. Luận văn với đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần bao bì Sông Đà” đã cho ta thấy những khái quát chung và thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phẩn bao bì Sông Đà qua đó đánh giá về thành tựu đạt được và những hạn chế tồn tại cần khắc phục. Trên cơ sở đó em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có chính xác, nhanh chóng, kịp thời thì các nhà quản lý mới có thể đưa ra được những biện pháp thích hợp nhằm tiết kiệm, hạ giá thành sản phẩm. Thực hiện tiết kiệm chi phí trong sản xuất có ý nghĩa quan trọng không chỉ với công ty nói riêng mà còn có ý nghĩa đối với cả quốc gia, vì tiết kiệm chi phí sản xuất là tiết kiệm các nguồn lực cho sản xuất, bao gồm tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực đất nước. Do hạn chế về thời gian thực tập cũng như mới bước đầu áp dụng lý luận vào thực tiễn nên luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô, các anh chị trong phòng tài chính kế toán của công ty và các bạn đọc Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS.Phạm Thị Gái và các cán bộ nhân viên Công ty Cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình kế toán tài chính trong doanh nghiệp - NXB Kinh tế Quốc dân-2006 Giáo trình tổ chức hạch toán kế toán Chế độ kế toán doanh nghiệp: Nhà xuất bản tài chính / 2006 Nguồn số liệu do phòng kế toán Công ty Cổ phần Công nghiệp Thương mại Sông Đà cung cấp Báo cáo tài chính năm 2005-2007 tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Thương mại Sông Đà Các trang website có liên quan Tạp chí kế toán Một số tài liệu tham khảo khác DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT KPCĐ : : Bảo hiểm y tế Kinh phí công đoàn BTP : Bán thành phẩm CNTT : Công nhân trực tiếp CP CPNVLTT CPNCTT CPSXC : : : : Chi phí Chi phí nguyên vậy liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung CPCB : Chi phí chế biến ĐBH : Đóng bảo hiểm GTGT : Giá trị gia tăng HĐQT : Hội đồng quản trị KHTSCĐ : Khấu hao tài sản cố định KPCĐ : Kinh phí công đoàn NVL : Nguyên vật liệu SXSP : Sản xuất sản phẩm TP : Thành phẩm TSCĐ : Tài sản cố định VLP VLC : : Vật liệu phụ Vật liệu chính MỤC LỤC Trang DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính của công ty CPCNTM Sông Đà 38 Bảng 2.2. Sổ nhật ký chung tháng 2/2008 55 Bảng 2.3. Sổ cái tài khoản 621 tháng 2/2008 55 Bảng 2.4: Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành 61 Bảng 2.5. Sổ nhật ký chung tháng 2/2008 64 Bảng 2.6. Sổ cái TK 622 tháng 2/2008 65 Bảng 2.7. Bảng thanh toán lương bộ phận quản lý xưởng I 72 Bảng 2.8. Sổ nhật ký chung tháng 2/2008 76 Bảng 2.9. Sổ cái TK 154 tháng 2/2008 77 Bảng 2.10. Biên bản kiểm kê sản phẩm dở dang 80 Bảng 2.11. Bảng giá trị kiểm kê sản phẩm dở dang tháng 2/2008 81 Bảng 2.12. Bảng tính giá thành theo công đoạn 92 DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 8 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên 12 Sơ đồ 1.3:Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên 14 Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung theo phương pháp kê khai thường xuyên 17 Sơ đồ 1.5 : Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 19 Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kiểm kê dịnh kỳ 21 Sơ đồ 1.7: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp kiểm kê định kỳ 22 Sơ đồ 1.8: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung theo phương pháp kiểm kê định kỳ 24 Sơ đồ 1.9: Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ 26 Sơ đồ 1.10: Sơ đồ tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm 32 Sơ đồ 1.11: Sơ đồ tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm 34 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 39 Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất vỏ bao xi măng của công ty CPCNTM Sông Đà 42 Sơ đồ 2.3: Bộ máy kế toán của công ty 44 Sơ đồ 2.4: Sơ đồ luân chuyển chứng từ theo hình thức Nhật ký chung tại công ty 46 Sơ đồ 2.5: Quy trình tính giá thành của công ty 82 Hình 2.1. Hạch toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên máy 54 Hình 2.2. Hạch toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp trên máy 63

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà.DOC
Luận văn liên quan