Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm tại Công ty sản xuất và dịch vụ xuất khẩu Nguyễn Hoàng trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”

- Chiến lược sản phẩm: Ngoài việc đầu tư, cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao tay nghề cho công nhân, kiểm tra nghiêm ngặt việc thực hiện hệ thống tiêu chuẩn đối với từng loại sản phẩm, Công ty nên: + Liên tục cải tiến mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng, chất lượng sản phẩm. Đặc biệt chú trọng chất liệu bởi thời tiết, khí hậu khu vực phía Nam nắng nóng quanh năm nên những chất liệu vải thoáng, thấm mồ hôi rất được người tiêu dùng ưa thích. + Sản xuất những sản phẩm cao cấp dành cho những đối tượng có thu nhập cao, bên cạnh đó cũng nên sản xuất những sản phẩm dành cho những đối tượng có thu nhập trung bình.

doc91 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2285 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm tại Công ty sản xuất và dịch vụ xuất khẩu Nguyễn Hoàng trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công ty SX&DVXK Nguyễn Hoàng bao gồm nhiều đối tượng khác nhau (cả trong nước và nước ngoài). Do đó, nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hoá, Công ty đã áp dụng các phương thức bán hàng sau: bán buôn qua kho, bán lẻ tại 2 cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Công ty và chủ yếu là bán hàng qua đại lý (gồm 7 đại lý trên địa bàn Hà Nội, 1 đại lý tại Thành phố Hồ Chí Minh) - Về phương pháp xác định giá bán thành phẩm: Công ty cũng có chính sách giá cả linh hoạt để thu hút khách hàng. Giá bán hàng hoá của Công ty được xác định dựa trên giá thành sản xuất, giá cả thị trường, giá cả của đối thủ cạnh tranh, các chi phí liên quan đến việc bán hàng. Để tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, Công ty đã đưa ra các chính sách giá cả như: giảm giá, chiết khấu thương mại cho khách hàng, chương trình khuyến mại tặng quà trong các dịp Lễ Tết,.. - Về phương pháp xác định giá vốn hàng bán: Công ty xác định trị giá vốn thành phẩm xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền với đơn giá bình quân được tính như sau: Đơn giá bình quân = Trị giá thực tế thành phẩm tồn đầu kỳ + Trị giá thực tế thành phẩm nhập trong kỳ Số lượng thành phẩm tồn đầu kỳ + Số lượng thành phẩm nhập trong kỳ Sau đó, trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho được tính: Trị giá vốn thực tế thành phẩm xuất kho = Số lượng thành phẩm xuất kho x Đơn giá bình quân - Về phương thức và hình thức thanh toán: Hiện nay ở Công ty, việc thanh toán tiền hàng được áp dụng bao gồm: thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán bù trừ. Đối với hàng xuất khẩu, khách hàng có thể thanh toán ngay bằng tiền, séc, ngân phiếu hoặc hai bên dùng uỷ nhiệm thu và uỷ nhiệm chi để thanh toán. Mặt khác, để tạo điều kiện cho khách hàng, Công ty có 2 hình thức thanh toán là trả ngay và trả chậm. 2.2.2. Kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty 2.2.2.1. Tổ chức hạch toán ban đầu *Chứng từ kế toán sử dụng: Để phục vụ cho công tác ứng dụng tin học trong kế toán, đáp ứng tốt nhu cầu hạch toán kế toán trong doanh nghiệp, Công ty sử dụng 2 hệ thống chứng từ: chứng từ bắt buộc và chứng từ mang tính hướng dẫn, cụ thể như sau: - Phiếu xuất kho (Biểu 2.1): dùng để theo dõi khối lượng hàng hoá xuất kho cho khách hàng trong trường hợp bán buôn qua kho. Căn cứ để lập phiếu xuất kho là hợp đồng kinh tế hoặc các đơn đặt hàng. phiếu xuất kho được lập thành 3 liên: liên 1 được lưu tại bộ phận lập, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 giao cho thủ kho và chuyển cho kế toán theo dõi. - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Biểu 2.2): dùng trong trường hợp xuất kho thành phẩm cho các cửa hàng giới thiệu sản phẩm và gửi bán đại lý. Phiếu này được lập thành 3 liên: liên 1 lưu tại phòng kế hoạch, liên 2 giao cho đơn vị nhận hàng, liên 3 thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho sau đó chuyển cho phòng kế toán. - Hoá đơn giá trị gia tăng (Biểu 2.3): là loại hoá đơn được sử dụng trong bán buôn. Căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán tiêu thụ thành phẩm ghi hoá đơn GTGT. Các khoản chiết khấu thương mại được kế toán phản ánh ngay trên hoá đơn. Hoá đơn được đặt giấy than viết thành 2 liên, liên 1 (màu đỏ) được giao cho khách hàng. -Báo cáo bán hàng hàng ngày (Biểu 2.4): là chứng từ do nhân viên cửa hàng lập va chuyển lên cho phòng kế toán Công ty kèm theo bảng kê nộp tiền. - Báo cáo bán hàng đại lý (Biểu 2.5): là chứng từ do bên nhận đại lý gửi cho phòng kế toán Công ty phản ánh tình hình tiêu thụ thành phẩm trong tháng. - Phiếu thu (Biểu 2.6): là chứng từ do kế toán thanh toán ghi để xác định số tiền mặt, ngoại tệ thực tế nhập quỹ, làm căn cứ để thủ quỹ thu tiền, kế toán ghi sổ kế toán. Ngoài các chứng từ kể trên, Công ty còn sử dụng một số chứng từ như tờ khai thuế GTGT, thẻ quầy hàng,.. *Trình tự luân chuyển chứng từ: Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh được phản ánh vào các chứng từ kế toán. tất cả các chứng từ kế toán được kiểm tra chặt chẽ về nội dụng ghi chép, chữ ký, con dấu,.. trước khi chuyển đi hoặc ghi sổ. Sau khi chứng từ được lập sẽ được phân loại, sắp xếp theo trình tự thời gian để ghi sổ kế toán và được lưu trữ, bảo quản tại phòng kế toán tài chính của Công ty. Biểu 2.1: Công ty SX&DVXK Nguyễn Hoàng Nhà máy May Như Quỳnh Mâũ số: 02- VT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Số X14/03 Ngày 16 tháng 03 năm 2007 Nợ: 6321 Có: 1551 Họ và tên người nhận hàng: Đào Thị Huyền Bộ phận (Đ/c): 144 Trần Hưng Đạo- HN Lý do xuất kho: Bán hàng Xuất tại kho: Kho Công ty STT Tên, nhãn hiệu, phẩm chất vật tư, hàng hoá Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Váy bò có đai ngực KC3804 Chiếc 08 08 36.381 291.048 2 Váy bò yếm KC3251 Chiếc 10 10 34.063 340.630 3 Váy liền cotton KC3720 Chiếc 07 07 35.497 248.479 4 Áo sơ mi kẻ KC2013 Chiếc 20 20 22.105 442.100 5 Quần kaki gấu gấp KC1145 Chiếc 12 12 78.125 937.500 6 Quần bò túi kẻ KC1369 Chiếc 07 07 71.932 503.524 Cộng 2.763.281 Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Hai triệu bảy trăm sáu mươi ba nghìn hai trăm tám mươi mốt đồng. Ngày 16 tháng 03 năm 2007 Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám Đốc Biểu 2.2: Công ty SX&DVXK Nguyễn Hoàng Nhà máy May Như Quỳnh Mâũ số: 03 PXK- 3LL AM/2003B 0003248 PHIẾU XUẤT KHO KIÊM VẬN CHUYỂN NỘI BỘ (Liên 3: Nội bộ) Ngày 24 tháng 03 năm 2007 Căn cứ vào lệnh điều động số: HH000178 ngày 24 tháng 03 năm 2007 Về việc: Xuất hàng gửi đại lý Họ tên người vận chuyển: ông Thành- Hợp đồng số 01- ANT Phương tiện vận chuyển: ô tô 29- 5762 Xuất tại kho: Kho Công ty Nhập tại kho: Cửa hàng 14 Lý Thường Kiệt STT Tên, nhãn hiệu, phẩm chất vật tư, hàng hoá Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Thực xuất Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Áo sơ mi hoa to KC2237 Chiếc 11 31.021 341.231 2 Quần nhung KC1803 Chiếc 12 67.304 807.648 3 Quần yếm bò KC1512 Chiếc 10 76.310 763.100 4 Quần kaki gấu gấp KC1002 Chiếc 15 78.125 1.171.875 5 Quần bò túi kẻ KC1103 Chiếc 08 71.932 575.456 6 Bộ phông KC4342 Bộ 15 58.406 876.090 7 Áo phông cổ bèo KC2115 Chiếc 22 37.833,5 832.337 8 Jilê phối phản quang KC4118 Chiếc 17 28.912 491.504 Tổng cộng 5.859.241 Xuất ngày 24 tháng 03 năm 2007 Nhập ngày 24 tháng 03 năm 2007 Người lập biểu Thủ kho xuất Người vận chuyển Cửa hàng trưởng Biểu 2.3: HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG (Liên 3: Dùng để thanh toán) Ngày 16 tháng 03 năm 2007 Mẫu số: 01 GTKT- 3LL HH/2005 0003202 Đơn vị bán hàng: Công ty SX&DVXK Nguyễn Hoàng Địa chỉ: Văn Lâm – Hưng Yên – Hà Nội Số tài khoản:.......... Điện thoại: Mã số: 0 1 0 1 3 9 0 8 0 7 Họ tên người mua hàng: Đào Thị Huyền Đơn vị: Số tài khoản:....... Địa chỉ: 144 Trần Hưng Đạo- Hà Nội Mã số: 0 1 0 1 1 4 4 8 0 1 Hình thức thanh toán: Tiền mặt STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3= 2x1 1 2 3 4 5 6 Váy bò có đai ngực Váy bò yếm Váy liền cotton Áo Sơ mi kẻ Quần kaki gấu gấp Quần bò túi kẻ Chiếc Chiếc nt nt nt nt 08 10 07 20 12 07 79.000 98.000 77.000 63.000 130.000 128.000 632.000 980.000 539.000 1.260.000 1.560.000 896.000 Cộng tiền hàng 5.867.000 Thuế suất thuế GTGT 10% Thuế GTGT 586.700 Tổng cộng thanh toán 6.453.700 Số tiền viết bằng chữ: Sáu triệu bốn trăm năm mươi ba nghìn bảy trăm đồng. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị Biểu 2.4: Cửa hàng 45 Quang Trung Mẫu số 03/B QĐ Liên bộ TCTKNT BÁO CÁO BÁN HÀNG HÀNG NGÀY Ngày 04 tháng 03 năm 2007 STT Tên hàng và quy cách phẩm chất Đơn vị tính Số lượng Giá bán lẻ nơi bán Giá bán Thành tiền 1 2 3 4 5 6 1 Áo phông cổ bèo Chiếc 03 88.000 264.000 2 Quần nhung Chiếc 03 137.500 412.500 3 Bộ nỉ bé trai Bộ 01 187.000 187.000 4 Quần kaki gấu gấp Chiếc 01 143.000 143.000 Tổng số tiền phải nộp 1.006.500 Số tiền thực nộp 1.006.500 Chênh lệch: Thừa.. Thiếu.. Nhân viên bán hàng Kế toán trưởng Biểu 2.5: Báo cáo bán hàng đại lý Biểu 2.6: Công ty SX&DVXK Nguyễn Hoàng Mẫu 01- TT Nhà máy may Như Quỳnh (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU THU Quyển số 02 Ngày 16 tháng 03 năm 2007 Nợ: 1111 Số: T21/03 Có: 1311 Họ tên người nộp tiền : Đào Thị Huyền Địa chỉ: 144 Trần Hưng Đạo- HN Lý do nộp: trả tiền mua hàng của Công ty theo Hoá đơn GTGT số 0003202 Số tiền: 6.453.700 đ. (Viết bằng chữ): Sáu triệu bốn trăm năm mươi ba nghìn bảy trăm đồng. Kèm theo 02 chứng từ gốc Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Sáu triệu bốn trăm năm mươi ba nghìn bảy trăm đồng. Ngày 16 tháng 03 năm 2007 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Thủ quỹ Người nộp tiền 2.2.2.2. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán a) Tài khoản sử dụng Hiện tại Công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ - BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Các tài khoản sử dụng trong hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm bao gồm: * Tài khoản 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ TK 5111- Doanh thu nội địa TK 5112- Doanh thu hàng xuất khẩu TK 5113- Doanh thu tiêu thụ khác *Tài khoản 532- Giảm giá hàng bán TK 5321-Hàng nội địa TK 5322- Hàng xuất khẩu * Tài khoản 155- Thành phẩm: Tài khoản này được mở thành 2 tài khoản cấp 2: - TK 1551: Thành phẩm nội địa, trong đó chi tiết cho từng mã hàng như: +TK1551.KC1: Các loại quần (ví dụ: 1551.KC1314: Quần bò,...) +TK1551.KC2: Các loại áo (ví dụ: 1551.KC2038: áo dài tay,...) +TK1551.KC3: Các loại váy (ví dụ: 1551.KC3214: Váy bò chun...) +... - TK 1552: Thành phẩm xuất khẩu, trong đó chi tiết cho từng khách hàng như: +TK 1552.MC: hàng của MasCot (ví dụ: 1552.MC1120: Quần bảo hộ,...) +TK 1552.JP: hàng của JumPer (ví dụ: 1552.JP1473: áo jacket,...) +... * Tài khoản 632- Giá vốn hàng bán trong đó chi tiết thành 3 TK cấp 2: TK 6321- Giá vốn tiêu thụ hàng nội địa TK 6322- Giá vốn tiêu thụ hàng xuất khẩu TK 6323- Giá vốn tiêu thụ khác * Tài khoản 1331- Phải thu khách hàng, trong đó có 2 tài khoản cấp 2 - TK 1311: Khách hàng trong nước - TK 1312: Khách hàng nước ngoài * TK 641- Chi phí bán hàng: trong đó chi tiết thành 5 TK cấp 2: - TK 6411: Chi phí bán hàng của cửa hàng giới thiệu sản phẩm (Chi tiết đến TK cấp 3 bao gồm: tiền lương, BHXH, điện thoại, điện, tiền thuê cửa hàng, nguyên phụ liệu, vật liệu, nước, khấu hao TSCĐ, chi phí sửa cửa hàng và chi phí khác) - TK 6412: Chi phí bán hàng xuất khẩu (bao gồm: chi phí thanh toán chứng từ hàng xuất khẩu, chi phí vận chuyển, chi phí hạn ngạch, bưu chính, phí mở và thanh toán L/C, chi phí khác) - TK 6413: Chi phí bán hàng đại lý (Chi tiết đến TK cấp 3 bao gồm: chi phí hỗ trợ bán buôn, chi phí vận chuyển, chi phí hoa hồng cho đại lý) - TK 6414: Chi phí môi giới (chi tiết cho nội địa và xuất khẩu) - TK 6415: Chi phí may quần áo mẫu (Chi tiết cho nội địa và xuất khẩu) * Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản liên quan như: TK 111- “Tiền mặt”, TK 112- “Tiền gửi ngân hàng”, TK 3331- “Thuế GTGT phải nộp”,... b) Trình tự hạch toán: * Bán buôn qua kho: Khi phát sinh nghiệp vụ bán buôn qua kho của Công ty, căn cứ vào hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng của khách hàng, phòng Xuất nhập khẩu (đối với hàng gia công xuất khẩu) hoặc phòng Kế hoạch (đối với hàng tiêu thụ trong nước) sẽ lập phiếu xuất kho ghi rõ số lượng hàng xuất bán rồi giao cho người cầm phiếu xuống kho nhận hàng. Sau khi xuất kho, thủ kho ghi vào cột số lượng thực xuất, cùng người nhận hàng ký tên vào phiếu xuất kho, đồng thời ghi vào Thẻ kho, sau đó chuyển lên cho phòng kế toán. Cuối tháng, kế toán sau khi tính được trị giá vốn mới ghi vào cột đơn giá và thành tiền của từng loại hàng. Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán lập Hoá đơn GTGT, nhập dữ liệu vào cửa sổ nhập dữ liệu. Số liệu được chuyển tới bảng kê phát sinh TK 511,155,... và sổ Nhật ký chung các bút toán theo sơ đồ sau: TK 155 TK 632 TK 511 TK 111,112 (3) (1a) TK 3331 TK 131 (1b) (1c) TK 635 TK 532 (2) (1): Doanh thu hàng bán và cung cấp dịch vụ, trong đó (1a): Thu tiền ngay (1b): Bán trả chậm (1c): Khách hàng thanh toán tiền hàng được hưởng chiết khấu do trả sớm (2): Giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ (3): Trị giá vốn thành phẩm xuất kho đem bán (phản ánh cuối kỳ) Ví dụ: Ngày 16/03/2007, Công ty xuất kho bán hàng (Hoá đơn GTGT số 0003202, phiếu xuất kho số X14/3) với các mặt hàng sau: 08 Váy bò có đai ngực, 10 Váy bò yếm, 07 Váy liền cotton, 20 Áo Sơ mi kẻ, 12 Quần kaki, 07 Quần bò túi kẻ. Khách hàng đã thanh toán bằng tiền mặt. Tổng giá bán chưa thuế : 5.867.000 đ Thuế GTGT 10% : 586.700 đ Tổng công tiền thanh toán : 6.453.700đ Căn cứ vào hoá đơn GTGT, phiếu thu, kế toán nhập vào cửa sổ nhập dữ liệu, máy tính sẽ tự động chuyển số liệu vào bảng kê phát sinh tài khoản 5111, 6321, 1551,..., sổ cái các tài khoản và sổ Nhật ký chung bút toán phản ánh doanh thu như sau: + Nợ TK 1111 6.453.700 Có TK 5111 5.867.000 Có TK 3331 586.700 Cuối tháng, sau khi tính được đơn giá bình quân của từng mã hàng, kế toán sẽ tính được trị giá vốn thực tế xuất kho và định khoản theo bút toán: + Nợ TK 632 1 2.763.281 Có TK 1551 2.763.281 * Bán lẻ tại cửa hàng: Cuối ngày, căn cứ vào báo cáo bán hàng hàng ngày, bảng kê nộp tiền và các chứng từ khác do cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Công ty chuyển về phòng kế toán, kế toán sẽ lập bảng kê bán lẻ hàng hoá dịch vụ để làm căn cứ tính và kê khai thuế GTGT. Sau đó, từ bảng kê bán lẻ hàng hoá dịch vụ, kế toán tổng hợp vào bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra. Tiếp đó, kế toán ghi vào bảng kê phát sinh các tài khoản liên quan và sổ Nhật ký chung các bút toán theo sơ đồ sau: TK 155 TK 632 TK 511 TK131 TK 111,112 (3) (2a) TK 3331 (1) (2) TK 138,334 (2b) (1): Doanh thu thành phẩm tiêu thụ trong kỳ (2): Khi nhân viên bán hàng nộp tiền bán hàng (2a): Nhân viên bán hàng nộp đủ tiền hàng (2b): Nhân viên bán hàng nộp tiền hàng phát sinh thiếu bắt bồi thường (3): Trị giá vốn thành phẩm xuất bán Ví dụ: Ngày 04/03/2007, căn cứ vào báo cáo bán hàng hàng ngày của cửa hàng 45 Quang Trung (Biểu 2.4), kế toán sẽ lập bảng kê bán lẻ hàng hoá (Biểu 2.11) và tổng hợp vào bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra (Biểu 2.12). Sau đó, tổng hợp vào bảng kê phát sinh tài khoản 5111, 6321,... và ghi sổ Nhật ký chung bút toán phản ánh doanh thu và giá vốn như sau: + Nợ TK 131 1.006.500 Có TK 5111 915.000 Có TK 3331 91.500 + Nợ TK 6321 610.537,5 Có TK 1551 610.537,5 * Bán hàng thông qua đại lý: Ở các đại lý, việc bán hàng được theo dõi trên báo cáo bán hàng đại lý do phòng kế toán của Công ty lập và giao cho các đơn vị nhận đại lý. Báo cáo cho biết tình hình nhập, trả, bán và tồn thành phẩm ở các đại lý trong từng tháng. Trong tháng, căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ của đại lý, phòng kế hoạch sẽ lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ ghi rõ số lượng hàng xuất bán rồi giao cho người cầm phiếu xuống kho nhận hàng. Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán nhập dữ liệu vào cửa sổ nhập dữ liệu. Số liệu được chuyển tới sổ chi tiết thành phẩm, hàng hoá. Cuối tháng, sau khi nhận được báo cáo bán hàng đại lý do bên nhận đại lý gửi về, kế toán sẽ tập hợp vào bảng kê hoá đơn dịch vụ nội địa bán ra để xác định số thuế GTGT phải nộp, đồng thời tập hợp vào Bảng kê doanh thu và hoa hồng đại lý, bảng kê phát sinh các tài khoản 5111, 6321,..., sổ Nhật ký chung và sổ cái tài khoản 5111, 6321, 1311,... các bút toán theo sơ đồ sau: TK 155 TK 632 TK 511 TK 111,112 TK 641 (1) (2) (3) (4) TK 3331 TK 133 (1): Xuất kho thành phẩm giao cho đại lý (2): Khi thành phẩm giao cho đại lý đã bán được (3): Hoa hồng phải trả cho bên nhận đại lý (4): Thành phẩm gửi bán đại lý không tiêu thụ được về nhập kho Ví dụ: Ngày 31/03/2007, sau khi nhận được báo cáo bán hàng đại lý tháng 03/2007 của đại lý 14 Lý Thường Kiệt (biểu 2.5), căn cứ vào cột “Bán ra trong kỳ”, kế toán sẽ xác định được doanh thu bán hàng của tháng là 32.268.500 đ và số thuế GTGT phải nộp là 10% x 32.268.500 = 3.226.850 đ, sau đó số liệu sẽ được tổng hợp vào bảng kê hoá đơn dịch vụ nội địa bán ra (Biểu 2.12), bảng kê doanh thu và hoa hồng bán hàng (Biểu 2.20), bảng kê phát sinh TK 5111, 1311,... , sổ Nhật ký chung và sổ cái tài khoản 5111, 1311,... bút toán sau: Nợ TK 1311(chi tiết) 32.268.500 Có TK 5111 29.335.000 Có TK 33311 2.933.500 -Tiếp đó, kế toán căn cứ vào Bảng tổng hợp Nhập- Xuất- Tồn thành phẩm để xác định trị giá vốn xuất kho cho từng mặt hàng và ghi sổ kế toán bút toán phản ánh giá vốn hàng bán như sau: Nợ TK 6321 21.046.230 Có TK 1551 21.046.230 -Căn cứ vào phiếu thu, kế toán sẽ ghi sổ kế toán phản ánh số tiền thu được của đại lý bút toán sau: Nợ TK 1111 47.364.000 Có TK 1311 (chi tiết) 47.364.000 Đồng thời, kế toán xác định số hoa hồng cho đại lý hưởng (tính trên 10% doanh thu) là: 29.335.000 x 10% = 2.933.500 đ Thuế GTGT được khấu trừ của số hoa hồng là: 2.933.500 x 10% = 293.350 đ Và ghi sổ kế toán bút toán sau: Nợ TK 6413 (chi tiết) 2.933.500 Nợ TK 1331 293.350 Có TK 1111 3.226.850 * Các trường hợp đặc biệt phát sinh trong quá trình bán hàng Ở Công ty thường không xuất hiện trường hợp hàng bán bị trả lại bởi hàng bán ra của Công ty được phòng KCS kiểm tra nghiêm ngặt trước khi xuất bán. Tuy nhiên, để duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng, trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn do giá nguyên vật liệu tại thời điểm 1 khách hàng của Công ty bán ra thấp hơn thời điểm mà họ nhập hàng về làm khách hàng này gặp khó khăn trong tiêu thụ thì công ty có thể chấp nhận giảm giá. Hàng ngày, khi phát sinh các khoản giảm giá hàng bán, căn cứ vào đơn xin giảm giá và chấp nhận giảm giá của Giám Đốc, kế toán nhập số liệu vào cửa sổ dữ liệu. Số liệu sẽ được chuyển tới bảng kê phát sinh tài khoản 532 theo định khoản: Nợ TK 532 Số giảm giá hàng bán Nợ TK 33311 Thuế GTGT hàng giảm giá Có TK 1311 (Chi tiết) Trừ vào số tiền phải thu khách hàng Có TK 111, 112,… Xuất tiền trả cho khách hàng Cuối tháng, kết chuyển số giảm giá hàng bán để xác định doanh thu thuần: Nợ TK 5111 (Chi tiết) Kết chuyển số Có TK 532 (Chi tiết) giảm giá hàng bán Ngoài ra, Công ty còn thường xuyên áp dụng chính sách khuyến mại cho khách hàng mua với số lượng nhiều, chiết khấu thương mại cho đơn hàng có trị giá từ 10 triệu đồng trở lên. Căn cứ vào phiếu xuất kho và chính sách chiết khấu của Công ty, kế toán xác định khoản chiết khấu cho khách hàng theo công thức: Khoản chiết khấu thương mại cho khách hàng = Tỷ lệ chiết khấu x Tổng trị giá đơn hàng chưa có thuết GTGT Khoản chiết khấu thương mại này kế toán trừ trực tiếp trên hoá đơn GTGT. Do đó kế toán không tiến hành hạch toán khoản chiết khấu này. * Các bút toán thực hiện cuối kỳ Do Công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để xác định trị giá vốn hàng xuất kho đem bán nên cuối mỗi tháng, căn cứ vào bảng tổng hợp nhập xuất tồn hàng hoá, kế toán sẽ xác định giá vốn cho từng mã hàng sau đó ghi vào phiếu xuất kho. Từ đó, máy tính sẽ tự động nhập vào sổ Nhật ký chung và bảng kê phát sinh các tài khoản 6321, 1551 trị giá vốn của thành phẩm xuất bán. Ví dụ: Căn cứ vào Bảng tổng hợp Nhập- Xuất- Tồn tháng 03/2007 (Biểu 2.9), kế toán sẽ tính được đơn giá bình quân của từng mã hàng như sau: Đơn giá bình quân của Áo phông cổ bèo (Mã KC2115) = 15.107.475 + 22.196.356 = 37.833,5 đ/c 408 + 578 Tiếp đó, số liệu trên máy tính sẽ được tổng hợp và kế toán sẽ tiến hành kết chuyển các bút toán cuối kỳ: +Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần: Nợ TK 5111 1.046.455.282 Có TK 9111 1.046.455.282 +Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong tháng: Nợ TK 9111 527.579.452 Có TK 6321 527.579.452 +Kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong tháng: Nợ TK 9111 185.736.036 Có TK 641 185.736.036 +Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp trong tháng: Nợ TK 9111 163.174.987 Có TK 642 163.174.987 2.2.2.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán Quá trình kế toán ở Công ty được thực hiện trên máy vi tính. Toàn bộ chứng từ liên quan đến tiêu thụ được nhập vào máy, hệ thống kế toán máy sẽ xử lý dữ liệu vào sổ Nhật ký chung, bảng kê phát sinh các tài khoản và sổ cái tương ứng. Ví dụ: Căn cứ vào phiếu xuất kho số X14/03 và Hóa đơn GTGT số 0003202 ngày 16/03/2007, kế toán sẽ nhập dữ liệu vào máy theo các thông tin như sau: + Về bút toán phản ánh doanh thu, thuế GTGT: Từ “Các phân hệ nghiệp vụ” vào phân hệ “Kế toán bán hàng và công nợ phải thu” vào “cập nhật số liệu”, “hoá đơn GTGT” Số HĐ: 0003202 Tên khách hàng: Đào Thị Huyền Mã thuế: Mặt hàng: Váy bò có đai ngực Lượng: 08 Thuế suất: 10% Thành tiền: 632.000 Thuế GTGT: 63.200 Ngày nhập: 16/03/2007 Địa chỉ: 144 Trần Hưng Đạo- HN Kho: TPNĐ1 Mã hàng: KC3804 Nợ TK: 1111 Có TK: 5111 Có TK: 33311 Lưu Mới In Sửa Xoá Xem Tìm Quay ra + Về bút toán phản ánh giá vốn: Từ “Các phân hệ nghiệp vụ” vào phân hệ “Kế toán hàng tồn kho” vào “cập nhật số liệu”, “phiếu xuất kho” Số: X14/03 Tên người nhận: Đào Thị Huyền Mã thuế: Mặt hàng: Váy bò có đai ngực Số lượng: 08 Thành tiền: Ngày xuất: 16/03/2007 Địa chỉ: 144 Trần Hưng Đạo- HN Kho: TPNĐ1 Mã hàng: KC3804 Nợ TK: 6321 Có TK: 1551 Lưu Mới In Sửa Xoá Xem Tìm Quay ra Sau khi nhập dữ liệu vào máy thì máy sẽ tự động nhập số liệu trên vào các bảng kê phát sinh tài khoản và sổ Nhật ký chung. Từ sổ Nhật ký chung cuối tháng sẽ được vào các sổ cái các tài khoản có liên quan. Ta có các mẫu biểu sổ kế toán chi tiết và tổng hợp sau: -Thẻ kho (Biểu 2.7) -Sổ chi tiết hàng hoá, thành phẩm (Biểu 2.8) -Bảng tổng hợp Nhập- Xuất- Tồn thành phẩm (Biểu 2.9) -Sổ Nhật ký chung (Biểu 2.10) -Bảng kê bán lẻ (Biểu 2.11) -Bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ bán ra (Biểu 2.12) -Bảng kê phát sinh TK 5111, 1311, 6321 (Từ biểu 2.13 đến Biểu 2.15) -Sổ cái các TK 5111, 6321 (Từ biểu 2.16 đến biểu 2.17) -Bảng tổng hợp doanh thu (Biểu 2.18) -Bảng tổng hợp thanh toán công nợ (Biểu 2.19) -Bảng tổng hợp doanh thu và hoa hồng đại lý (Biểu 2.20) Trình tự ghi sổ kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm được thực hiện theo sơ đồ sau: - Phiếu xuất kho - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ... - Hoá đơn GTGT, - Báo cáo bán hàng... Bảng tổng hợp Nhập- Xuất- Tồn thành phẩm Sổ chi tiết hàng hoá, thành phẩm Thẻ kho - Bảng kê bán lẻ - Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ bán ra... Sổ Nhật ký chung Sổ cái các tài khoản 5111, 6321, 1551,... Bảng kê phát sinh các tài khoản 5111, 6321, 131,... - Bảng tổng hợp doanh thu - Bảng tổng hợp công nợ... Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Biểu 2.7: Công ty SX&DVXK Nguyễn Hoàng Mẫu số 12 - DN Nhà máy may Như Quỳnh (Ban hành theo QĐ số15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) THẺ KHO Ngày lập thẻ: 01/03/2007 Tờ số: 03 Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: Áo phông cổ bèo Đơn vị tính: Chiếc Mã hàng: KC 2115 STT Ngày tháng Số hiệu chứng từ Diễn giải Ngày Nhập Xuất Số lượng Ký xác nhận kế toán Nhập Xuất Nhập Xuất Tồn A B C D E 1 2 3 4 1 2 3 45 6 7 01/3 02/3 03/3 03/3 12/3 16/3 24/3 28/3 N02/3 X10/3 0003247 X11/3 X12/3 0003248 0003265 Tồn đầu tháng Xuất kho Xuất kho Xuất kho Nhập kho Xuất kho Xuất kho Xuất kho 02/3 03/3 03/3 12/3 16/3 24/3 28/3 578 32 16 25 28 22 36 408 Cộng 578 159 408 Tồn cuối tháng 827 Ngày 31 tháng 03 năm 2007 Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc Biểu 2.8: Sổ chi tiết Biểu 2.9: Bảng tổng hợp nhập xuât stồn thành phẩm Biểu 2.10: Công ty SX&DVXK Nguyễn Hoàng (Trích) SỔ NHẬT KÝ CHUNG Năm 2007 Đơn vị: Đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú SH NT Nợ Có ... ... ... ... ... ... ... 4/1 T4/03 4/1 CH 45 QTrung nộp tiền bán hàng ngày3/3/07 1111 1311 985.000 4/1 C9/03 4/1 CP tiếp khách-Thuỷ TCHC 64283 1111 1.450.000 4/3 CH0015 4/3 Doanh thu BH 45 QT 1311 5111 915.000 Thuế GTGT 1311 3331 91.500 Giá vốn hàng bán 6321 1551 610.537,5 ... ... ... ... ... ... ... 16/3 T21/03 16/3 Doanh thu bán hàng 1111 5111 5.867.000 0003202 16/3 Thuế GTGT 1111 3331 586.700 X14/3 16/3 Giá vốn hàng bán 6321 1551 2.763.281 17/3 C12/03 15/3 CP khắc dấu (Loan KH) 64289 1111 480.000 17/3 0042706 15/3 VAT HĐ 0042706 1331 1111 48.000 ... ... ... ... ... ... ... 31/3 DL02.101 31/3 Doanh thu BH 14 LTKiệt 1311 5111 29.335.000 Thuế GTGT 1311 3331 2.933.500 0003248 Giá vốn hàng bán 6321 1551 21.046.230 31/3 T27/3 31/3 14 LTKiệt nộp tiền T2/07 1111 1311 47.364.000 31/3 C19/3 31/3 Hoa hồng BH 14 LTKiệt 6413 1111 2.933.500 VAT hoa hồng 1331 1111 293.350 ... ... ... ... ... ... ... Tổng cộng 29.821.680.458 Biểu 2.11: Công ty SX&DVXK Nguyễn Hoàng Mẫu số: 06/GTGT BẢNG KÊ BÁN LẺ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ Ngày 04 tháng 03 năm 2007 Tên cơ sở kinh doanh: Công ty SX&DVXK Nguyễn Hoàng Mã số: CH0015 Địa chỉ: Như Quỳnh- Văn Lâm- Hưng Yên- Hà nội Họ tên người bán hàng: Bùi Kim Quyên Địa chỉ nơi bán: 45 Quang Trung- Hà Nội TT Tên hàng hoá Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Doanh thu có thuế GTGT Thuế suất thuế GTGT A B C 1 2 3 4 1 2 3 4 Áo phông cổ bèo Quần nhung Bộ nỉ bé trai Quần kaki gấu gấp Chiếc Chiếc Bộ Chiếc 03 03 01 01 88.000 137.500 187.000 143.000 264.000 412.500 187.000 143.000 24.000 37.500 17.000 13.000 Cộng 1.006.500 91.500 Tổng cộng tiền thanh toán: 1.006.500 đ Tổng số tiền (bằng chữ): Một triệu không trăm linh sáu nghìn năm trăm đồng./. Người bán (Ký, ghi rõ họ tên) Biểu 2.12: BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN DỊCH VỤ NỘI ĐỊA BÁN RA Từ ngày 01/03/2007 đến ngày 31/03/2007 TT Số HĐ Ngày Tên khách hàng Doanh thu chưa thuế Thuế GTGT Ghi chú ... ... ... ... ... ... 4 CH0015 4/3/07 CH 45 Quang Trung 915.000 91.500 5 0003196 6/3/07 110 Đường Thành 3.746.000 374.600 ... ... ... ... ... ... 26 CH0021 16/3/07 CH số 6 Trấn Vũ 1.520.000 152.000 27 0003202 16/3/07 144 Trần Hưng Đạo 5.867.000 586.700 ... ... ... ... ... ... 32 DL02.101 31/3/07 14 Lý Thường Kiệt 29.335.000 2.933.500 ... ... ... ... ... ... Tổng cộng 1.046.455.282 104.645.528 Biểu 2.13: BẢNG KÊ PHÁT SINH TÀI KHOẢN 5111 Từ ngày 01/03/2007 đến 31/03/2007 Ngày Số chứng từ Nội dung thu chi TK ĐƯ Số tiền Có (C) Nợ (N) Nợ Có ... 4/3/07 CH0015 KCTTND: Doanh thu CH 1311 915.000 6/3/07 003196 KCTTND: Doanh thu BH 1311 3.746.000 ... ... ... ... 16/3/07 CH0021 KCTTND: Doanh thu CH 1311 1.520.000 16/3/07 0003202 KCTTND: Doanh thu BH 1111 5.867.000 ... ... ... ... ... 31/3/07 DL02.101 KCTTND: Doanh thu DL 1311 29.335.000 ... ... ... ... ... Tổng số 1.046.455.282 Biểu 2.14: BẢNG KÊ PHÁT SINH TÀI KHOẢN 1311 Đối tượng: Đại lý 14 Lý Thường Kiệt Từ ngày 01/03/07 đến ngày 31/03/07 Ngày Số chứng từ Nội dung thu chi TK ĐƯ Số tiền Có (C) Nợ (N) Nợ Có 01/3/07 Dư đầu tháng 47.364.000 31/3/07 DL02.101 Doanh thu bán hàng 5111 32.268.500 31/3/07 BC12 Thu tiền hàng 1121 47.364.000 31/3/07 Tiền hoa hồng 6413 3.226.850 Tổng phát sinh 32.268.500 50.590.850 Dư cuối tháng 29.041.650 Biểu 2.15: BẢNG KÊ PHÁT SINH TÀI KHOẢN 6321 Từ ngày 01/03/2007 đến 31/03/2007 Ngày Số chứng từ Nội dung thu chi TK ĐƯ Số tiền Có (C) Nợ (N) Nợ Có ... 4/3/07 CH0015 KCTTND: Giá vốn hàng bán 1551 610.537,5 6/3/07 X11/3 KCTTND: Giá vốn hàng bán 1551 1.946.512 ... ... ... ... ... 16/3/07 X14/3 KCTTND: Giá vốn hàng bán 1551 2.763.281 ... ... ... ... ... 31/3/07 0003247 KCTTND: Giá vốn hàng bán 1551 17.380.500 31/3/07 0003248 KCTTND: Giá vốn hàng bán 1551 21.046.230 31/3/07 X20/3 KCTTND: Giá bán phế liệu 1526 1.652.310 31/3/07 X21/3 KCTTND: Giá bán phế liệu 1524 521.340 ... ... ... ... ... ... Tổng số 527.579.452 Biểu 2.16: Công ty SX&DVXK Nguyễn Hoàng SỔ CÁI TÀI KHOẢN 5111 Năm 2007 Dư nợ: Dư có: TK có Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 ... Cộng luỹ kế TK 9111 506.451.271 823.413.754 1.046.455.282 2.376.320.307 + PS Nợ 506.451.271 823.413.754 1.046.455.282 2.376.320.307 + PS Có 506.451.271 823.413.754 1.046.455.282 2.376.320.307 Dự nợ Dư có Biểu 2.17: Công ty SX&DVXK Nguyễn Hoàng SỔ CÁI TÀI KHOẢN 6321 Năm 2007 Dư nợ: Dư có: TK có Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 ... Cộng luỹ kế 1521 1.303.221 923.420 1.750.384 3.977.025 1522 2.715.178 1.653.287 1.598.621 5.967.086 1524 414.000 1.241.300 521.340 2.176.640 1526 3.258.251 1.587.320 1.652.310 6.497.881 153 608.458 954.600 452.150 2.015.208 1551 238.760.250 556.380.920 505.579.452 1.300.720.622 ... ... ... ... ... + PS Nợ 300.185.649 568.490.741 527.579.452 1.396.255.842 + PS Có 300.185.649 568.490.741 527.579.452 1.396.255.842 Dự Nợ Dư Có Biểu 2.18: BẢNG TỔNG HỢP DOANH THU Biểu 2.19: -Bảng tổng hợp thanh toán công nợ Biểu 2.20: Bảng tổng hợp doanh thu và hoa hồng CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY SX&DVXK NGUYỄN HOÀNG 3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY SX&DVXK NGUYỄN HOÀNG. 3.1.1. Ưu điểm Hiện nay, quy mô sản xuất của Công ty không ngừng được mở rộng, máy móc công nghệ không ngừng được cải tiến, nâng cấp hiện đại. Đi kèm với nó là trình độ quản lý đang dần được hoàn thiện và nâng cao, đảm bảo tính thích nghi với nền kinh tế thị trường và xa hơn là quá trình toàn cầu hoá trong khu vực và trên thế giới. Ban lãnh đạo Công ty đã nhận thức rõ các quy luật của nền kinh tế thị trường và vận dụng sáng tạo vào thực tế, đem lại những thành công đáng khích lệ. Mặt khác, công ty đã nhận thức sâu sắc rằng để đạt được mục tiêu cuối cùng trong sản xuất kinh doanh là lợi nhuận thì trước hết sản phẩm làm ra phải được chấp nhận. Chính vì thế, Công ty đã rất chú trọng đến công tác quản lý, đặc biệt là trong công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm. Cùng với sự phát triển lớn mạnh của toàn Công ty, công tác kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ thành phẩm nói riêng cũng không ngừng trưởng thành về mọi mặt. Cụ thể như sau: 3.1.1.1. Về tổ chức hạch toán ban đầu Hệ thống chứng từ kế toán phản ánh nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm tại Công ty được sử dụng theo đúng mẫu biểu quy định của Bộ tài chính, phù hợp với nội dung kinh tế và tính chất pháp lý của nghiệp vụ phát sinh, tạo điều kiện cho việc kiểm tra đối chiếu giữa số liệu thực tế và số liệu trên sổ sách kế toán. Mọi chứng từ kế toán đã sử dụng đều được kiểm tra, giám sát chặt chẽ sau đó sắp xếp, phân loại, bảo quản và lưu trữ cận thận theo đúng quy định của chế độ lưu trữ chứng từ, tài liệu kế toán của nhà nước tạo điều kiện cho việc tìm kiếm đối chiếu khi cần thiết. 3.1.1.2. Về tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán Hệ thống tài khoản tại Công ty trong nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm được vận dụng hợp lý theo đúng nguyên tắc hạch toán của Chế độ kế toán nhà nước ban hành. Ngoài ra, Công ty còn mở tài khoản 155, 511, 632,.. chi tiết cho từng mặt hàng theo mã hàng giúp cho việc theo dõi từng mặt hàng dễ dàng, nhanh chóng hơn. Các nghiệp vụ về tiêu thụ thành phẩm phát sinh ở Công ty được kế toán phản ánh tương đối đầy đủ và chính xác nội dung. Việc ghi nhận doanh thu bán hàng của Công ty phù hợp với quy định trong chuẩn mực kế toán số 14 và đảm bảo nguyên tắc phù hợp, thận trọng trong kế toán. 3.1.1.3. Về tổ chức sổ kế toán Hình thức kế toán Nhật ký chung mà Công ty đang áp dụng có các mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán. Đây là hình thức kế toán tiên tiến, phù hợp với điều kiện hiện nay của Công ty, đảm bảo theo dõi chặt chẽ thành phẩm và tình hình tiêu thụ thành phẩm. Ngoài việc sử dụng các mẫu sổ theo đúng Chế độ kế toán doanh nghiệp, Công ty SX&DVXK Nguyễn Hoàng còn tự thiết kế mẫu sổ riêng như sổ theo dõi công nợ của nhân viên bán hàng để theo dõi tình hình bán hàng và thanh toán tiền hàng của các cửa hàng. Như vậy, công tác kế toán của Công ty phản ánh khá đầy đủ, chặt chẽ, có hệ thống, góp phần to lớn cho việc ra quyết định kinh doanh của lãnh đạo Công ty. 3.1.2. Những hạn chế trong công tác kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm tại Công ty SX&DVXK Nguyễn Hoàng Công tác kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm của Công ty bên cạnh những ưu điểm kể trên vẫn còn những hạn chế đòi hỏi phải đưa ra những giải pháp cụ thể có tính thực thi cao nhằm khắc phục và hoàn thiện hơn nữa kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm để công tác kế toán thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, phục vụ tốt yêu cầu quản lý Công ty. Những hạn chế đó là: *Về hệ thống tài khoản sử dụng: - Hiện tại Công ty chưa sử dụng tài khoản 157- “Hàng gửi bán” đối với những mặt hàng gửi bán đại lý. Như vậy là chưa đúng vì các đại lý chỉ nhận hàng của Công ty và nếu tiêu thụ không hết họ có thể trả lại hàng cho Công ty. - Hệ thống TK 641 mà kế toán công ty đang sử dụng vì muốn theo dõi riêng biệt chi phí bán hàng cho hàng tiêu thụ nội địa và hàng gia công xuất khẩu nên đã mở chi tiết 5 tài khoản cấp 2; song việc sử dụng như vậy là không đúng với quy định của Bộ tài chính. *Về phương pháp hạch toán: - Khoản chiết khấu thương mại: Khi phát sinh các khoản chiết khấu thương mại, số tiền chiết khấu cho khách hàng hưởng được ghi ngay trên hoá đơn, nghĩa là số tiền mà kế toán phản ánh vào sổ kế toán chỉ là số tiền đã trừ chiết khấu. Hạch toán như vậy là không chính xác vì nó làm ảnh hưởng đến việc theo dõi doanh thu thực tế Công ty có được và các khoản giảm trừ doanh thu trong kỳ của Công ty. - Trị giá vốn thành phẩm gửi bán: Khi xuất kho thành phẩm gửi cho các đại lý, Công ty hạch toán vào TK 155- “Thành phẩm” theo định khoản: Nợ TK 6321 Trị giá vốn thành phẩm Có TK 1551 xuất gửi bán Cuối tháng khi nhận được báo cáo bán hàng đại lý gửi về, kế toán phản ánh bút toán doanh thu thực tế thu được: Nợ TK 1311 Tổng số tiền thanh toán Có TK 5111 Doanh thu thực tế phát sinh trong tháng Có TK 33311 Thuế GTGT tính trên doanh thu Vì thành phẩm mà Công ty đem gửi bán vẫn thuộc quyền sở hữu của Công ty nên hạch toán như trên sẽ làm sai lệch việc theo dõi trị giá vốn thực tế của thành phẩm tiêu thụ trong tháng, dẫn đến việc tính toán kết quả tiêu thụ tháng đó không chính xác. *Về tổ chức sổ kế toán: Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung song sổ cái lại sử dụng theo hình thức Nhật ký chứng từ, làm cho sổ Nhật ký chung chưa phù hợp với quy định của chế độ kế toán hiện hành. * Hạn chế khác: Sản phẩm của Công ty khi xuất bán theo uy định của Công ty nhất thiết phải qua kho mà không có hình thức xuất chuyển thẳng. Áp dụng quy định xuất bán sản phẩm qua kho sẽ giúp cho công tác quản lý thành phẩm được thuận lợi, dễ dàng. Song Công ty sẽ mất đi cơ hội tiêu thụ do xuất hàng chuyển thẳng mang lại. Bên cạnh đó, chi phí hàng tiêu thụ tăng lên do Công ty phải mất thêm các chi phí như: chi phí quản lý kho, chi phí vận chuyển thành phẩm vào kho,… 3.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY SX&DVXK NGUYỄN HOÀNG Để đạt được tối đa hoá lợi nhuận, các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến, hoàn thiện các công cụ quản lý sản xuất kinh doanh trong đó kế toán là công cụ đặc biệt và phục vụ đắc lực nhất. Vì vậy, việc hoàn thiện và đổi mới không ngừng công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm nói riêng cho phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp là một vấn đề bức thiết trong điều kiện hiện nay. Trong điều kiện môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt như ngày nay, chỉ có hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm thì Công ty SX&DVXK Nguyễn Hoàng mới có thể mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hơn nữa nhằm đứng vững và phát triển, trở thành niềm tự hào của ngành dệt may Việt Nam, đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách nhà nước. Mặt khác, nước ta là nước nông nghiệp, trình độ dân trí còn thấp, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, lạc hậu, tỷ lệ thất nghiệp cao. Trong khi đó ngành may mặc lại đòi hỏi rất nhiều lao động, lao động chỉ cần có trình độ phổ thông, tạo thu nhập ổn định. Do đó, ngành may mặc phát triển chính là một giải pháp để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, góp phần làm giảm tệ nạn xã hội, giảm tỷ lệ đói nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Chỉ có hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm mới giúp cho Công ty SX&DVXK Nguyễn Hoàng phát triển, từ đó có thể giải quyết cho hàng ngàn lao động và nâng cao thu nhập của người lao động. Bên cạnh đó, nhu cầu may mặc của nhân dân ta ngày càng cao, trong khi thị trường may mặc trong nước chưa đáp ứng đầy đủ được nhu cầu này. Việc nghiên cứu thị trường, cải tiến chất lượng sản phẩm để nâng cao hiệu quả, hoạt động tiêu thụ sản phẩm nói chung và việc hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm nói riêng sẽ giúp cho Công ty Nguyễn Hoàng phục vụ tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và thực sự là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. 3.3. YÊU CẦU HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY SX&DVXK NGUYỄN HOÀNG Để đạt được kết quả cao trong công tác hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm, kế toán Công ty SX&DVXK Nguyễn Hoàng cần thực hiện tốt các yêu cầu sau: - Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm trên cơ sở tôn trọng chế độ kế toán hiện hành. Tức là: Công ty cần giữ nguyên những phần nào Công ty đã áp dụng đúng chế độ kế toán do Bộ Tài Chính quy định, còn những phần nào chưa đúng so với quy định cần nhanh chóng bổ sung, chỉnh lý sao cho chính xác. Ví dụ: Hiện nay, kế toán công ty sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chung song sổ cái mà Công ty đang sử dụng lại theo hình thức Nhật ký- chứng từ. Như vậy là chưa đúng với quy định hiện hành. - Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả. - Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm phải đảm bảo đáp ứng thông tin kịp thời, chính xác, phù hợp với yêu cầu quản lý vì chức năng của kế toán là cung cấp những thông tin kế toán chính xác, kịp thời cho việc ra quyết định của Công ty. - Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm phải đảm bảo sao cho chi phí bỏ ra là thấp nhất và hiệu quả thu được là cao nhất. 3.4. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY SX&DVXK NGUYỄN HOÀNG Qua thời gian thực tập tại Công ty, trên cơ sở những nhận xét, đánh giá về ưu nhược điểm của công tác kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm ở Công ty. 3.4.1. Về tài khoản sử dụng * Để đảm bảo rằng việc hạch toán của Công ty đối với hàng gửi bán đại lý là hợp lý, đúng quy định thì công ty nên sử dụng TK 157- “Hàng gửi bán” đối với những nghiệp vụ liên quan đến xuất hàng gửi bán cho các đại lý. Kết cấu tài khoản 157 Bên nợ: -Trị giá hàng hoá, thành phẩm xuất gửi cho đại lý Bên có: -Trị giá hàng hoá, thành phẩm gửi đại lý, dịch vụ đã cung cấp được xác định là tiêu thụ -Trị giá hàng hoá, thành phẩm đã gửi đại lý bị trả lại Dư nợ: phản ánh trị giá hàng hoá, thành phẩm đã gửi đi, dịch vụ đã cung cấp chưa được xác định tiêu thụ trong kỳ. * Mặ khác, hiện nay Công ty đang sử dụng TK 641 với 5 TK cấp 2 như sau: - TK 6411: Chi phí bán hàng của cửa hàng giới thiệu sản phẩm (Chi tiết đến TK cấp 3 bao gồm: tiền lương, BHXH, điện thoại, điện, tiền thuê cửa hàng, nguyên phụ liệu, vật liệu, nước, khấu hao TSCĐ, chi phí sửa cửa hàng và chi phí khác) - TK 6412: Chi phí bán hàng xuất khẩu (bao gồm: chi phí thanh toán chứng từ hàng xuất khẩu, chi phí vận chuyển, chi phí hạn ngạch, bưu chính, phí mở và thanh toán L/C, chi phí khác) - TK 6413: Chi phí bán hàng đại lý (Chi tiết đến TK cấp 3 bao gồm: chi phí hỗ trợ bán buôn, chi phí vận chuyển, chi phí hoa hồng cho đại lý) - TK 6414: Chi phí môi giới (chi tiết cho nội địa và xuất khẩu) - TK 6415: Chi phí may quần áo mẫu (Chi tiết cho nội địa và xuất khẩu) Hệ thống TK 641 mà Công ty sử dụng nhằm theo dõi riêng biệt chi phí bán hàng cho hàng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Song việc mở các tài khoản cấp 2 như vậy là không đúng với quy định của Bộ tài chính (trong khi đó TK 642- “Chi phí quản lý doanh nghiệp” đã đúng so với quy định). Điều đó làm cho việc lập bảng cân đối tài khoản không có sự thống nhất giữa hai TK 641 và 642. Đồng thời, kế toán cũng gặp khó khăn trong việc theo dõi chi phí bán hàng và chi phí QLDN Trong thời gian tới, Công ty cần nghiên cứu để có sự thay đổi TK cấp 2 của TK 641 sao cho đúng với hệ thống tài khoản do Bộ Tài chính ban hàng, cụ thể như sau: TK 6411: Chi phí nhân viên bán hàng TK 6412: Chi phí vật liệu, bao bì TK 6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng TK 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6415: Chi phí bảo hành TK 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6418: Chi phí khác bằng tiền Ngoài ra, nếu Công ty muốn theo dõi riêng chi phí bán hàng cho hàng tiêu thụ nội địa và hàng xuất khẩu thì có thể mở các TK cấp 3 theo yêu cầu quản lý của Công ty. Như vậy, hệ thống tài khoản của Công ty vừa đúng với quy định, vừa thống nhất mà vẫn theo dõi được các khoản chi phí theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. 3.4.2. Về phương pháp hạch toán *Đối với khoản chiết khấu thương mại Ở Công ty hiện nay, khi phát sinh các khoản chiết khấu thương mại, số tiền chiết khấu mà khách hàng được hưởng được trừ trực tiếp trên hoá đơn GTGT. Nghĩa là số tiền mà kế toán phản ánh là số tiền sau khi đã trừ khoản chiết khấu. Công ty hạch toán như vậy là không hợp lý. Tuy không ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của Công ty nhưng lại ảnh hưởng tới việc theo dõi doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu của công ty. Vì vậy theo em, Công ty nên hạch toán riêng các khoản chiết khấu này trên bảng kê chi tiết tài khoản 521 như đối với khoản giảm giá hàng bán. Khi phát sinh khoản chiết khấu thương mại, kế toán ghi bút toán: Nợ TK 521: Số chiết khấu cho khách hàng hưởng Nợ TK 33311: Số thuế GTGT trên số chiết khấu thương mại Có TK 111,112131,.. Tổng số thanh toán Cuối tháng, kết chuyển để tính doanh thu thuần: Nợ TK 511 Số chiết khấu Có TK 521 thương mại Ví dụ: Theo hợp đồng bán hàng 01- HĐBH về việc bán cho công ty Xi măng Bỉm Sơn 1000 bộ trang phục bảo hộ lao động với giá 50.000 đ/bộ. Theo thoả thuận vì mua với số lượng lớn nên Công ty XM Bỉm Sơn được hưởng chiết khấu thương mại bằng 1% trên giá thanh toán. - Kế toán ghi nhận doanh thu theo bút toán; Nợ TK 1311- Cty XMBS 55.000.000 Có TK 5111 50.000.000 Có TK 33311 5.000.000 - Kế toán ghi giảm khoản chiết khấu theo bút toán: Nợ TK 5211 500.000 Nợ TK 33311 50.000 Có TK 1311- Cty XMBS 550.000 - Cuối tháng kết chuyển để tính doanh thu thuần: Nợ TK 5111 500.000 Có TK 521 500.000 Thay vì việc trừ trực tiếp trên hoá đơn rồi hạch toán trên bảng kê phát kinh TK 5111 số tiền là 49.500.000 đ, kế toán nên hạch toán trên bảng kê phát sinh số tiền doanh thu là 50.000.000 đ. Còn đối với khoản chiết khấu đã tính toán thì nên hạch toán riêng trên bảng kê phát sinh tài khoản 5211- “Chiết khấu thành phẩm” như sau: Công ty SX&DVXK Nguyễn Hoàng BẢNG KÊ PHÁT SINH TÀI KHOẢN 5211 Từ ngày 01/03/2007 đến 31/03/2007 Ngày Số chứng từ Nội dung thu chi TK ĐƯ Số tiền Có (C) Nợ (N) Nợ Có ... ... ... ... ... 08/3/07 01HĐBH Chiết khấu thương mại 1311 500.000 ... ... ... ... ... ... Tổng số ... *Đối với hàng gửi bán đại lý: Vì hàng gửi bán đại lý vẫn thuộc quyền sở hữu của Công ty nên theo em, khi xuất hàng gửi bán đại lý, kế toán sẽ phản ánh bút toán Nợ TK 157 Trị giá vốn thực tế Có TK 155 thành phẩm gửi bán -Cuối mỗi tháng, khi nhận được báo cáo bán hàng đại lý về số hàng gửi bán đã tiêu thụ, kế toán phản ánh bút toán giá vốn như sau: Nợ TK 6321 Trị giá vốn thực tế được Có TK 157 thành phẩm tiêu thụ Và bút toán phản ánh doanh thu và hoa hồng cho đại lý hưởng được thực hiện như trên. Sau đó, kế toán cũng lên bảng kê phát sinh tài khoản 157 và sổ cái TK 157 như đối với các tài khoản khác. 3.4.3. Về tổ chức sổ kế toán Hiện nay Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung cho thuận tiện với việc thực hiện các nghiệp vụ trên máy vi tính. Do đó việc ghi chép khá chính xác, nhanh chóng và các thông tin được cung cấp kịp thời theo yêu cầu quản lý. Công ty đã mở đầy đủ các loại sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Tuy nhiên, sổ cái của Công ty lại mở và ghi chép theo hình thức Nhật ký- chứng từ, điều này là không phù hợp với quy định hiện hành. Vậy Công ty cần nhanh chóng thay đổi mẫu sổ cho thống nhất với hình thức kế toán Nhật ký chung đang áp dụng theo mẫu của Bộ tài chính như sau: SỔ CÁI Năm:.......... Tên TK:.......... Số hiệu:.......... Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Nhật ký chung Số hiệu TKĐƯ Số tiền Số hiệu Ngày tháng Trang sổ STT dòng Nợ Có A B C D E G H 1 2 -Số dư đầu năm -Số phát sinh trong tháng -Cộng số phát sinh tháng -Số dư cuối tháng -Cộng luỹ kế từ đầu quý Với mẫu sổ cái như trên thì Sổ Nhật ký chung phải được lập lại như sau: SỔ NHẬT KÝ CHUNG Năm:.... Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái STT dòng Số hiệu TK Số phát sinh Số hiệu Ngày tháng Nợ Có A B C D E G H 1 2 Số trang trước chuyển sang Cộng chuyển sang trang sau 3.4.4. Các giải pháp khác * Về phương thức bán hàng: Hiện nay công ty chỉ áp dụng phương thức bán hàng qua kho, Công ty nên áp dụng phương thức bán hàng vận chuyển thẳng không qua kho, vì như vậy Công ty sẽ giảm được chi phí quản lý và vận chuyển thành phẩm vào kho, tiết kiệm được thời gian, phục vụ kịp thời khách hàng khi có nhu cầu. Kế toán khi tiến hành xuất bán không qua kho sẽ hạch toán giá vốn hàng xuất bán thông qua tài khoản 154- “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Và kế toán nghiệp vụ bán hàng không qua kho theo bút toán sau: Nợ TK 632 trị giá vốn hàng xuất Có TK 154 bán không qua kho Cuối tháng cũng thực hiện các bút toán kết chuyển cuối kỳ và ghi sổ kế toán như trường hợp xuất bán qua kho. *Về mở rộng thị trường: Tìm kiếm thị trường tiêu thụ là vấn đề hết sức quan trong đối với việc tồn tại và phát triển của Công ty. Thị trường xuất khẩu là một thị trường quan trọng bởi đây là một thị trường tiêu thụ với số lượng lớn, bán được sản phẩm với giá cao. Song bên cạnh đó, trị trường nội địa cũng là một thị trường có rất nhiều tiềm năng bởi dân số nước ta đông, các sản phẩm dễ phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong nước. Hiện nay, Công ty đã thiết lập được thị trường tiêu thụ các tỉnh thành phố. Tuy nhiên việc khai thác tiềm năng của khu vực phía Nam còn bị hạn chế, cho đến nay mới đóng góp trên 10% tổng doanh thu nội địa của toàn công ty. Vì vậy, công ty nên chú trọng hơn nữa đến việc khai thác thị trường phía Nam. Mặt khác, Công ty cũng cần có những chiến lược kinh doanh phù hợp để cạnh tranh với các Công ty may mặc khác như: - Chiến lược sản phẩm: Ngoài việc đầu tư, cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao tay nghề cho công nhân, kiểm tra nghiêm ngặt việc thực hiện hệ thống tiêu chuẩn đối với từng loại sản phẩm, Công ty nên: + Liên tục cải tiến mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng, chất lượng sản phẩm. Đặc biệt chú trọng chất liệu bởi thời tiết, khí hậu khu vực phía Nam nắng nóng quanh năm nên những chất liệu vải thoáng, thấm mồ hôi rất được người tiêu dùng ưa thích.. + Sản xuất những sản phẩm cao cấp dành cho những đối tượng có thu nhập cao, bên cạnh đó cũng nên sản xuất những sản phẩm dành cho những đối tượng có thu nhập trung bình.. - Chiến lược giá cả: Công ty cần tiếp tục nghiên cứu và tìm cách hạ giá bán sản phẩm bằng cách: + Hạn chế nhập nguyên vật liệu, phụ liệu từ nước ngoài, tăng cường sử dụng nguyên phụ liệu trong nước có chất lượng tương đương, từ đó hạ giá thành sản phẩm đồng thời giúp cho các ngành công nghiệp khác trong nước có thị trường tiêu thụ + Có mức chiết khấu hợp lý đối với khách hàng mua số lượng lớn, thanh toán nhanh. +... KẾT LUẬN Trên đây là toàn bộ nội dụng của Chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm tại Công ty SX&DVXK Nguyễn Hoàng trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”” Cùng với sự phát triển lớn mạnh của toàn công ty trong những năm qua, công tác kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ thành phẩm nói riêng cũgn không ngừng trưởng thành về mọi mặt, đáp ứng kịp thời các yêu cầu quản lý và việc hạch toán của Công ty. Trong cơ chế quản lý mới, hệ thống kế toán của Công ty được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, gọn nhẹ với một đội ngũ nhân viên đầy nhiệt tình, ham học hỏi và niềm hăng say công việc. Xuất phát từ thực trạng và những tồn tại cần hoàn thiện trong tổ chức công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm ở Công ty, em xin đưa ra hệ thống những giải pháp hoàn thiện hơn nữa tổ chức công tác phần hành kế toán này của Công ty. Tuy nhiên do kiến thức và trình độ còn hạn chế, thời gian tìm hiểu chưa dài nên chắc chắn các ý kiến nêu ra trên đây chưa thật đầy đủ. Song em vẫn mong nhận được sự đồng tình của Công ty để chúng thực sự có ích. Một lần nữa nem xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Nguyễn Phú Giang và các cô chú phòng kế toán tài chính của Công ty SX&DVXK NGuyễn Hoàng đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội tháng 11 năm 2007 Sinh viên BÙI THU HÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại – Trường Đại học Thương Mại 2. Chuẩn mực kế toán số 14- “Doanh thu và thu nhập khác” 3. Chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyển 2)- Quyết định 15/2006- QĐ/BTC ban hành ngày 20/03/2006 4. Giáo trình Kế toán tài chính – NXB Tài chính năm 2006 (Chủ biên: PGS. TS. Ngô Thế Chi và PGS. TS. Nguyễn Đình Đỗ) NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Sinh viên thực tập: Bùi Thu Hà Lớp HK1C – Khoá 2 – Trường Đại học Thương Mại Thực tập tại: Công ty SX&DVXK Nguyễn Hoàng Nhận xét và đánh giá của giáo viên hướng dẫn: Hà Nội, ngày.......... tháng..........năm 2007 NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY SX&DVXK NGUYỄN HOÀNG Sinh viên thực tập: Bùi Thu Hà Lớp HK1C – Khoá 2 – Trường Đại học Thương Mại Thực tập tại: Phòng kế toán Nhận xét và đánh giá của thủ trưởng đơn vị: Hà Nội, ngày.......... tháng..........năm 2007

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc581m_7556.doc
Luận văn liên quan