Hoàn thiện pháp luật về hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay

Lý do chọn đề tài Từ khi thành lập tới nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Do đó, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng việc tổ chức, lãnh đạo và phát triển các tổ chức hội. Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng ta khẳng định: trong giai đoạn mới cần thành lập các hội đáp ứng nhu cầu chính đáng về nghề nghiệp và đời sông của nhân dân hoạt động theo hướng ích nước, lợi nhà, tương thân, tương ái. Các tổ chức hội quần chúng được thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản và tự trang trải về tài chính trong khuôn khổ pháp luật (1) Hiện nay, các tổ chức hội đã phát triển nhanh với số lượng lớn và được tổ chức dưới nhiều hình thức đa dạng: hội, tổng hội, liên hiệp hội, hiệp hội . Hoạt động của hội ngày càng phong phú và có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như: xoá đói giảm nghèo, bảo vệ tài nguyên, môi trường, nâng cao dân trí, tham gia vào việc xã hội hoá các hoạt động y tế, văn hoá, giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ, thể dục thể thao, từ thiện nhân đạo. Nhiều hội đã và đang tham gia cung cấp dịch vụ công do Nhà nước chuyển giao, tham gia tư vấn, phản biện các đề án, chính sách, góp phần nâng cao vai trò quản lý và hoàn thiện về thể chế, chính sách của Nhà nước. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách pháp luật và áp dụng pháp luật về Hội trong thời gian qua đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết, bất cập, chưa phù hợp với tình hình phát triển của các tổ chức hội. Một số hội hoạt động còn mang tính hình thức, nặng tư tưởng bao cấp, ỷ lại và hành chính hoá, chưa phản ánh được nguyện vọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên. Hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về hội còn hạn chế do các biện pháp, chế tài chưa đủ mạnh, nhiều lĩnh vực quản lý, nhất là những lĩnh vực có yếu tố nước ngoài còn chưa được quy định. Nhiều vấn đề lý luận về tổ chức hội trong điều kiện đặc thù ở nước ta trong mối quan hệ với vị trí, vai trò của hội trong xu thế toàn cầu hoá và bối cảnh hội nhập quốc tế chưa được làm sáng tỏ. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, mở rộng dân chủ và tăng cường xã hội hoá trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay cũng chính là đòi hỏi cần hoàn thiện pháp luật về hội nhằm tạo hành lang pháp lý giúp các tổ chức hội có điều kiện phát triển thuận lợi, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Để khắc phục những bất cập, hạn chế của văn bản pháp luật hiện hành về hội, đồng thời thể chế hoá đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế thì việc hoàn thiện pháp luật vê hội là một yêu cầu khách quan và cấp thiết. Chính vì thế, tôi chọn vấn đề “Hoàn thiện pháp luật về hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay" làm đề tài luận văn thạc sỹ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Những năm qua, ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về hội nói chung, tổ chức và hoạt động của hội nói riêng, như: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ về “Thực trạng và giải pháp quán lý nhà nước với các tổ chức phi chính phủ " do Vụ các tổ chức phi chính phủ - Ban tổ chức cán.bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) chủ trì thực hiện năm 2000; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ về “Nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ đối với hội và tổ chức phi chính phủ trong thời kỳ đổi mới” do Vụ Tổ chức phi chính phủ - Bộ Nội vụ thực hiện, hoàn thành tháng 10/2004; Báo cáo tổng hợp của dự án “Điều tra thực trạng về hội và tổ chức phi chính phủ ở nước ta hiện nay” do Viện Nghiên cứu khoa học Nhà nước thuộc Bộ Nội vụ chủ trì thực hiện, hoàn thành tháng 3/2006; Báo cáo “Đánh giá ban đầu về xã hội dân sự tại Việt Nam” do dự án CIVICUS CSI-SAT (công cụ đánh giá nhanh chỉ số xã hội dân sự) thực hiện, hoàn thành tháng 01/2006; Tài liệu hướng dẫn về Luật liên quan đến các tổ chức dân sự của Viện Xã hội mở, NewYork, do Hội trợ giúp người tàn tật Việt Nam dịch; Tuyển tập “Ý kiến đóng góp về quyền lập hội” do Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam xuất bản tháng 5/2006. Tác giả Thang Văn Phúc (chủ biên), Nguyễn Xuân Hải, Nguyễn Ngọc Lâm, Nguyễn Quốc Tuấn đã xuất bản cuốn sách “Vai trò của các hội trong đổi mới và phát triển đất nước" (Nhà xuất bản Chinh trị quốc gia, Hà Nội , năm 2002), trong đó tập trung phân tích các vấn đề: nhận thức chung về hội và đặc điểm của hội ở Việt Nam, các hội ở Việt Nam trong đôi mới và phát triển đất nước, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước với các hội quân chúng. Thạc sỹ Nguyễn thị Hồng, giảng viên Trường chính trị tỉnh Phú Thọ có luận án tốt nghiệp khoá 9 Học viện Chính trị QG HCM về “Cơ sở lý luận xây dưng pháp luật về tổ chức và hoạt động cua hội Ở miệt Nam hiện nay”. Tác giả đã phân tích khái niệm, đặc điểm của hội; vị trí, vai trò của hội trong đời sống xã hội và phát triển đất nước; thực trạng pháp luật về tô chức và hoạt động của hội Ở Việt Nam hiện nay để từ đó kiến nghị một số giải pháp cơ bản xây dựng pháp luật về tổ chức và hoạt động của hội ở Việt Nam hiện nay. Bện cạnh đó, còn có Kỷ yếu hội thảo "Khung pháp lý tổ chức, hoạt động và quản lý tổ chức phi chính phủ Việt nam trong tình hình hiện nay” do Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ và Viện KAS tổ chức tháng 12-2000; Tài liệu tập huấn về “Tổ chức, quản lý hội và tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam” do Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ tổ chức tháng 11-2000 tập hợp các bài viết của các chuyên gia của Bộ Công an và Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ; Kỷ yếu hội thảo “Trao đổi kinh nghiệm xây dựng pháp luật về các tổ chức xã hội” do Ban Công tác lập pháp của Quốc hội tổ chức tháng 8/2004 tại Hạ Long; Kỷ yếu hội thảo “Pháp luật về hội” của Nhà pháp luật Việt - Pháp tổ chức tháng 11/2004; . Các bài viết và tham luận tại các cuộc hội thảo phân tích Ở nhiều khía cạnh khác nhau song đều có điểm thống nhất chung là sớm ban hành Luật về hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Các công trình nghiên cứu nêu trên nghiên cứu tổ chức và hoạt động của hội và kiến nghị nhiều giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về hội dưới nhiều góc độ, trong đó có một giải pháp quan trọng là xây dựng Luật về hội. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chưa tập trung nghiên cứu sâu vào vấn đề hoàn thiện pháp luật về hội gắn với những so sánh với pháp luật quốc tế với vai trò là một nội dung nghiên cứu chính. Vì vậy, đề tài luận văn thạc sỹ luật học "Hoàn thiện pháp luật về hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay" sẽ góp phần giải quyết được vấn đề nêu trên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các chủ trương, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật về hội. - Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tốt nghiệp cao học, luận văn tập trung nghiên cứu sâu về những vấn đề lý luận cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật về hội nhằm điều chỉnh, định hướng tổ chức và hoạt động của hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Thời gian nghiên cứu từ thời kỳ sau cách mạng tháng 8 đến nay và kinh nghiệm xây dựng pháp luật về tổ chức xã hội của một số tổ chức quốc tế (Ngân hàng thế giới, Trung tâm quốc tế về luật phi lợi nhuận) và một số nước trên thế giới (Pháp, Đức, Trung Quốc .) 4. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn Mục đích của Luận văn là tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hội đáp ứng việc thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế, đồng thời phù hợp với đặc thù chính trị-xã hội ở Việt Nam hiện nay. Để thực hiện mục đích trên, Luận văn có những nhiệm vụ sau: - Phân tích khái niệm, đặc điểm của hội, phân tích tính đặc thù, vị trí, vai trò của hội ở nước ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế. - Phân tích thực trạng pháp luật về hội ở nước ta từ giai đoạn sau cách mạng tháng 8 đến nay, tập trung vào thời kỳ đổi mới. - Đề xuất, luận chứng các quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về hội đáp ửng yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế và phù hợp với đặc thù chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin về Nhà nước và pháp luật; tư tưởng Hồ Chí Minh; những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phát triển hội; những học thuyết, tinh hoa tư tưởng của nhân loại về tổ chức và hoạt động của hội. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp của triệt học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp lịch sử cụ thể; phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp của luật học so sánh; phương pháp của lý thuyết hệ thống. 6. Nhũng điểm mới của Luận văn Luận văn phân tích có hệ thống về quá trình phát triển của pháp luật về hội ở nước ta; đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu pháp luật về hội trong mối quan hệ so sánh với pháp luật về các tổ chức xã hội của một số nước trên thế giới và tổ chức quốc tế để đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về hội theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước ta, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức hội trên cơ sở phù hợp với đặc thù về chính trị - xã hội của nước ta và pháp luật quốc tế. 7. Ý nghĩa của Luận văn: Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về khái niệm, đặc điểm của hội ở Việt Nam hiện nay; bổ sung những quan điểm, định hướng trong tổ chức và hoạt động cũng như quản lý nhà nước về hội, nhất là trong điều kiện có nhiều ý kiến, quan điểm không thống nhất về vấn đề này. - Góp phần hoàn thiện pháp luật về hội trong bối cảnh mở rộng dân chủ XHCN, tăng cường xã hội hoá và chủ động hội nhập quốc tế. 8. Kết cấu của Luận văn: Luận văn ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, phần nội dung gồm 3 chương, 10 tiết.

pdf120 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3265 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện pháp luật về hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Ban kiểm tra phải được thông báo rộng rãi, kịp thời tới các hội viên, và báo cáo gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền; v.v. Đề nghị bổ sung vào Điều 34 của Dự Luật một số quy định về nguyên tắc, tiêu chuẩn thủ tục cơ bản mà Hội phải tuân theo khi tiến hành mở văn phòng, chi nhánh đại diện ở nước ngoài. Liên quan tới Điều 35 của Dự Luật, đề nghị làm rõ khái niệm ‘pháp nhân thuộc Hội’, có tính đến vai trò, tư cách pháp nhân độc lập của Hội. Đề nghị xem xét một số vấn đề như sau để bổ sung vào chương IV của Dự luật về Hội: 96 a) chế độ báo cáo, thông tin nội bộ giữa các bộ phận của Hội đối với Hội viên như thế nào ? b) cơ chế để hội viên có thể tham gia vào quá trình ra quyết định của Ban lãnh đạo Hội như thế nào ? c) quyền và thủ tục khiếu nại của Hội viên đối với những quyết định do Lãnh đạo Hội ban hành làm ảnh hưởng lợi ích của Hội, của hội viên như thế nào ? d) cơ chế, cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh trong quan hệ giữa Ban lãnh đạo hội với hội viên ra sao ? e) Cơ quan quản lý nhà nước về Hội có là cấp giải quyết cuối cùng các tranh chấp, khiếu nại mang tính chất hành chính nội bộ của Hội ? f) những quy định gì để phòng ngừa, chống các ‘giao dịch nội gián’ giữa những người có chức vụ trong Hội với các pháp nhân, thể nhân bên ngoài, gây thiệt hại cho Hội và hội viên ? g) Những hành vi, giao dịch nào bị coi là ‘xung đột lợi ích’ với lợi ích của Hội, phương thức giám sát, xử lý hành vi ‘xung đột lợi ích’ ? v.v. 2) Về quyền và nghĩa vụ của Hội được quy định trong Điều 36, 37 của Dự Luật về Hội. Bình luận: Trước hết cần khẳng định rằng Hội đã đăng ký hoạt động với nhà nước – có nghĩa là tổ chức này được công nhận là một pháp nhân đầy đủ như những pháp nhân khác. Với tư cách pháp nhân, Hội có năng lực pháp luật để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong các quan hệ lao động, hành chính, dân sự, kinh tế, v.v. Nói cách khác, hoạt động của Hội như một pháp nhân được điều chỉnh bằng nhiều ngành luật liên quan. Liên quan tới nghĩa vụ của Hội, Điều 37 (6) quy định: Hội chỉ có thể được tiến hành đại hội (nhiệm kỳ, bất thường) ‘sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền’. Trước khi tiến hành Đại hội, Hội phải gửi cả báo cáo về ‘dự kiến nhân sự lãnh đạo đại hội’. 97 Những quy định này dường như không phù hợp với quyền tự do lập hội, và tự do hội họp mà Hiến pháp Việt nam năm 1992 (đ.69) quy định; cũng không phù hợp với cam kết quốc tế của Chính phủ Việt nam với tư cách là thành viên Công ước về Các quyền chính trị và dân sự năm 1966, về tôn trọng và bảo đảm thực thi quyền lập hội và quyền tự do hội họp. Thứ nhất, cũng như các pháp nhân, thể nhân khác, việc tiến hành đại hội là quyền hội họp của một pháp nhân chính thức, đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước là giám sát và tạo điều kiện thuận lợi, nếu có thể, đối với hoạt động của Hội, trong trường hợp này là Đại hội. Để thực hiện việc này, cơ quan Nhà nước có thể cử đại diện đến dự (với tư cách là quan sát viên) đại hội của Hội – là đủ ! Quyền Hiến định về tự do hội họp loại trừ việc sử dụng quyền lập pháp để cản trở việc thực hiện quyền tự do hội họp, và lập hội! Vì thế, sẽ là vi phạm Hiến pháp, nếu đặt vấn đề cho phép hay không cho phép một Hội chính thức (đã có giấy chứng nhận đăng ký) được tổ chức Đại hội. Thứ hai, vấn đề nhân sự của đại hội, của Hội nói chung – là công việc nội bộ của Hội. Đồng thời, về mặt quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền (Bộ Nội vụ, UBND tỉnh) đã nắm được thông tin nhân sự của các sáng lập viên, người đứng đầu Ban vận động, danh sách các cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia hội (Điều 11 (4,5). Vì thế, câu hỏi được đặt ra: cơ quan quản lý nhà nước cần thông tin về ‘dự kiến nhân sự lãnh đạo đại hội’ – vì mục đích gì ? Về nguyên tắc cũng như trong thực tế, nhân sự lãnh đạo đại hội, cũng như thành viên Ban lãnh đạo hội phải được quyết định thông qua bầu cử khách quan, trực tiếp do ý chí nguyện vọng của hội viên. Việc nắm giữ thông tin về ‘dự kiến nhân sự’ không có lợi cho quá trình bầu cử khách quan, minh bạch; có thể bị coi là hành vi ‘can thiệp vào công việc nội bộ của hội’. Về việc này, điều cần lưu ý là: việc chính thức đưa cụm từ ‘dự kiến nhân sự’ vào một đạo Luật, như Luật về Hội, cần phải thận trọng. Cụm từ này dễ tạo nên những hàm ý chính trị - pháp lý tiêu cực, không phản ánh tính minh bạch, khách quan của quá trình bầu cử. ‘Dự kiến nhân sự’ được hiểu như thế nào ? là một danh sách những cá nhân dự kiến (chắc chắn phải) giữ các chức vụ lãnh đạo trong Hội ? là một danh sách những cá nhân được Ban Lãnh đạo Hội dự kiến 98 đưa ra đề nghị bầu cử tại đại hội ? Ai, tổ chức nào trong Hội có trách nhiệm xây dựng danh sách này, và với những quy trình, tiêu chuẩn như thế nào ? Nếu, hoạt động bầu cử ở một Hội nào đó không theo quy trình có ‘dự kiến nhân sự’ trước; việc xác định danh sách ứng cử, đề cử, theo điều lệ của Hội này, được tiến hành trực tiếp, dân chủ ngay tại Đại hội, thì những Hội như thế này có được tiến hành đại hội (vì không có danh sách ‘dự kiến nhân sự’ trước khi tiến hành đại hội) ? Đề xuất: Về quyền của hội, đề nghị bổ sung thêm vào điều 36 của Dự Luật về Hội một số quy định như sau: a) tổ chức Hội được quyền làm những gì mà pháp luật không cấm; b) Hội được thực hiện ký kết hợp đồng, thực hiện các giao dịch về lao động, dân sự, kinh tế, hành chính như mọi pháp nhân khác; c) quyền sở hữu trí tuệ của Hội được bảo đảm như các pháp nhân khác; d) thực hiện hợp tác quốc tế, hội có quyền thiết lập quan hệ với các tổ chức quốc tế ở trong và ngoài nước, có quyền tiếp đón khách quốc tế và cử người đi công tác, học tập, khảo sát ở nước ngoài. e)Hội có quyền được tư vấn chính sách, quyền được tham gia thẩm định các kế hoạch phát triển các cấp theo lĩnh vực chuyên môn của hội, quyền được tham gia đấu thầu các công trình nghiên cứu, các dự án phát triển, quyền được tham gia thực hiện các dịch vụ công bình đẳng với các tổ chức nhà nước và xã hội. f) v.v. Về nghĩa vụ của Hội, đề nghị bổ sung thêm một số quy định vào điều 36 của Dự Luật về Hội như sau: a) Hội là một pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn (điều này là cần thiết cho các giao dịch dân sự, kinh tế của hội); 99 b)Hội có thể bị khiếu nại trước các cơ quan nhà nước hoặc bị kiện trước toà án về những tranh chấp phát sinh giữa hội với hội viên, giữa hội với các pháp nhân và thể nhân khác; c)…v.v Đề nghị sửa lại Điều 37(6)Dự luật về Hội, như sau: “60 ngày trước khi tiến hành đại hội nhiệm kỳ hoặc 30 ngày trước khi tiến hành đại hội bất thường, Ban lãnh đạo Hội báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Báo cáo phải bao gồm các thông tin về: Chương trình nghị sự của Đại hội, về tổ chức và hoạt động của Hội, thời gian địa điểm tiến hành đại hội”. 3) Về việc đảm bảo tính minh bạch, không vì lợi nhuận trong hoạt động của Hội. Dự Luật về Hội chưa có những quy định cụ thể nhằm mục tiêu này. Đề nghị bổ sung thêm một số quy định sau đây vào Chương IV Dự Luật về Hội : “Điều … nguyên tắc không vì lợi nhuận. a) Hội có tư cách pháp nhân (đã đăng ký) được tiến hành các hoạt động tư vấn, dịch vụ, và các hoạt động khác phát sinh lợi nhuận. b) Lợi nhuận thu được do các hoạt động của Hội chỉ được sử dụng phục vụ nhằm duy trì hoạt động của hội, vì lợi ích của các thành viên. Lợi nhuận của Hội có thể được tái đầu tư vào các hoạt động sinh lời khác. c) Hội, (tổ chức nhân dân) không được phép phân chia lợi nhuận có được từ hoạt động của Hội dưới bất kỳ hình thức nào.” “Điều … Lương, thu nhập và các chế độ đãi ngộ đối với người quản lý, nhân viên làm việc cho tổ chức Hội. a) Người làm công tác quản lý, nhân viên phục vụ trong bộ máy của Hội (tổ chức nhân dân) được hưởng lương và các chế độ đãi ngộ xứng đáng với công việc được giao. b) Điều lệ Hội, và các quyết định của Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là căn cứ pháp lý về mức lương và các chế độ đãi ngộ dành cho người quản lý và nhân viên làm việc cho Hội.” 100 “Điều …Cấm thực hiện các giao dịch nội gián. a) Cấm các giao dịch liên quan tới tài sản, tài chính, như mua sắm, thuê, vay mượn, v.v. giữa một bên là Hội với một bên kia là tổ chức hoặc cá nhân có quan hệ với Hội (thành viên sáng lập, người quản lý, thành viên quản trị, thành viên, nhân viên, hoặc nhà tài trợ). b) Những giao dịch nêu ở mục a) Điều này chỉ được coi là hợp pháp khi giao dịch đó được thoả thuận một cách công khai, với mức giá và các điều kiện liên quan không làm tổn hại tới lợi ích của Hội. c) Điều lệ của Hội cần phải ghi nhận những quy định về các điều kiện cụ thể cho phép thực hiện những giao dịch nêu tại mục a) Điều này. d) Mọi giao dịch vi phạm các mục nêu trên của Điều này, gây thiệt hại cho Hội đều có thể là căn cứ để Hội đòi bồi thường thiệt hại, hoặc làm căn cứ để Hội khởi kiện ra trước toà án.” “Điều…Cấm chia, dịch chuyển tài sản. Những Hội hoạt động vì công ích, có tài sản được hình thành từ trợ cấp của Nhà nước, từ đóng góp, viện trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, thì không được phép phân chia tài sản của mình cho các thành viên sáng lập, người quản lý, nhân viên, nhà tài trợ hay các thành viên khi giải tán”. * Giám sát nhà nước đối với hoạt động của Hội. [Báo cáo“đánh giá tác động của Nghị định 88/2003/NĐ-CP - vấn đề và kiến nghị” cho biết: “Riêng về chế độ báo cáo tài chính, chúng tôi hỏi các Hội đã hiểu và thực hiện như thế nào về điểm 11 trong Điều 23 NĐ 88: “Hàng năm hội phải báo cáo quyết toán tài chính theo quy định nhà nước và gửi cơ quan tài chính cùng cấp”. Có hai loại trả lời. Loại hội không được ngân sách nhà nước cấp thì cho rằng, báo cáo tài chính của họ nằm trong báo cáo chung hàng năm gửi lên Hội hoặc cơ quan quản lý cấp trên, không biết đến cơ quan tài chính cùng cấp là cơ quan nào. Còn Hội có sử dụng ngân sách nhà nước cho biết, phần ngân sách nhà nước cấp đều báo cáo quyết toán cho nơi cấp ngân sách đó đầy đủ”. 101 Chương 3 QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUÓC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. YÊU CẦU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.4. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế 1.4.1. Chủ trương, quan điểm của Đảng về quyền lập hội Ngay từ những năm 1930, khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, nhiều hội, phường - những liên kết, tập hợp quần chúng nhân dân đã tích cực hưởng ứng đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc do Đảng chủ trương. Hàng trăm, ngàn hội nhỏ của dân chúng thị thành, nông thôn hoạt động trong các lĩnh vực xã hội, nhân đạo, từ thiện, sở thích… ngày càng giác ngộ và ý thức được nỗi nhục mất nước, đã ủng hộ và giúp đỡ sự nghiệp giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã tập hợp được rộng rãi quần chúng thông qua việc thành lập các tổ chức chính trị - quần chúng, như là Mặt trận Đồng minh phản đế Đông Dương năm 1930, Mặt trận Dân chủ (1936 – 1939), Mặt trận Việt minh (1942 – 1946), Mặt trận liên việt (1946 – 1954)… Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, hoà bình và thống nhất đất nước năm 1975, sự khởi sắc và phát triển của đất nước Việt Nam trong những năm của thời kỳ đổi mới – là những mốc lịch sử minh chứng về sự đóng góp, cống hiến vô cùng to lớn của các tầng lớp nhân dân vào sự nghiệp giữ nước và dựng nước, trong đó các hội, tổ chức xã hội đã có vai trò quan trọng. Từ khi thành lập tới nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định Cách mạnglà sự nghiệp của quần chúng, cho nên đã luôn chú ý ytới việc tập hợp và phát triển các tổ chức quần chúng, tổ chức xã hội. 102 Nghị quyết 8B-NQ/HNTW của Ban Chấp hành trung ương Đảng khoá 6, ngày 27 – 3- 1996 đã nêu rõ: “Trong giai đoạn mới cần thành lập các hội đáp ứng nhu cầu chính đáng về nghề nghiệp và đời sống của nhân dân, hoạt động theo hướng ích nước, lợi nhà, tương thân, tương ái. Các tổ chức hội quần chúng được thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải về tài chính trong khuôn khổ pháp luật”. Cũng trên tinh thần đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà ban hành Sắc lệnh số 52, ngày 22-4-1946 quy định về quyền lập Hội. Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thông qua ngày 9- 11-1946 quy định về quyền lập hội của công dân như sau: “Công dân Việt Nam có quyền: - tự do ngôn luận; - tự do xuất bản; - tự do tổ chức và hội họp; - tự do tín ngưỡng; - tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài (Điều 10). Ngày 20/5/1957, văn bản pháp luật đầy đủ đầu tiên về quyền lập Hội của nhân dân Việt Nam, được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký. Sắc lệnh 102, ban hành dưới hình thức một đạo luật - Luật quy định về quyền lập Hội. Điều 1 của đạo luật này quy định: “Quyền lập hội của nhân dân được tôn trọng và bảo đảm. Lập hội phải có mục đích chính đáng, phù hợp với lợi ích nhân dân, có tác dụng đoàn kết nhân dân, để góp phần xây dựng chế độ dân chủ nhân dân của nước ta. Quy định này chính quyết của Đạiu hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “mở rộng và đa dạng hoá các hình thức tập hợp nhân dân tham gia các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, các hội nghề nghiệp, văn hoá, hữu nghị, từ thiện, nhân đạo (Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam, NXBCTQG, năm 2001). 1.4.2. Pháp luật Việt Nam về quyền lập hội Ngay sau khi cách mạng tháng Tám khẳng định cam kết của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tôn trọng quyền lập hội của nhân dân. Đồng thời cũng chỉ rõ một số điều kiện thực thi quyền lập hội. Đó là: a) mục đích phải rõ ràng, chính đáng, phù hợp với lợi ích của nhân dân; b) hoạt động của hội phải có tác dụng đoàn kết nhân dân; c) hoạt độnh của hội phải nhằm xây dựng chế độ dân chủ nhân dân. 103 Điều 2 của đạo luật năm 1957 cũng quy định chi tiết một số quyền của công dân khi thực thi quyền lập hội. Mọi người đều có quyền lập hội, trừ những người mất quyền công dân hoặ đang bị truy tố trước pháp luật. Mọi người có quyền tự do vào hội và có quyền tự do ra hội. Không ai được xâm phạm quyền lập hội và quyền tự do vào hội, ra hội của người khác… Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, được thông qua ngày 31-12-1959 quy định về quyền lập hội của công dân như sau: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình. Nhà nước đảm bảo những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó (Điều 25). Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được thông qua ngày 18/12/1980, quy định về quyền lập hội của công dân như sau: Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình, phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân. Nhà nước tạo điều kiện vật chất cần thiết để công dân sử dụng các quyền đó. Không ai được lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước và của nhân dân (điều 67). Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được thông qua ngày 15-4-1992, quy định về quyền lập hội của công dân như sau: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật (điều 69). Dưới góc độ lịch sử lập hiến và lập pháp của Việt Nam, liên quan tới quyền lập hội của nhân dân, có thể khẳng định rằng từ khi dành được nền độc lập chính trị khỏi chế độ thực dân Pháp cho đến nay, quyền lập hội vẫn luôn được Nhà nước Việt Nam chính thức công nhận như một trong những quyền tự do cơ bản, quan trọng của nhân dân. 1.4.3. Yêu cầu thực hiện các Công ước quốc tế Trong quan hệ quốc tế, Nhà nước Việt Nam cũng đã cam kết tôn trọng và đảm bảo thực thi các quyền tự do cơ bản của con người, trong đó có quyền lập hội. Việt Nam đã tham gia nhiều công ước quốc tế về nhân quyền, trong 104 đó Công ước quan trọng nhất, được hầu hết các quốc gia trên thế giới cam kết tuân thủ là Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua ngày 16-12-1966. Điều 22 của Công ước này quy định quyền lập hội như sau: “1) Mọi người có quyền tự do lập hội với những người khác,kể cả quyền lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ lợi ích của mình. 2) Việc thực hiện quyền này không bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định và những hạn chế này là cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia, an toàn và trật tự công cộng, để bảo vệ sức khoẻ hoặc đạo đức của công chúng, hoặc các quyền và tự do của các người khác…”. Với tư cách là thành viên tham gia Công ước năm 1966 về các quyền dân sự và chính trị, Nhà nước Việt Nam có nghĩa vụ pháp lý quốc tế liên quan đến việc thực thi quyền lập hội trên lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền lập hội của nhân dân, không chỉ thuần tuý nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, nhằm cụ thể hoá quyền hiến định về tự do lập hội được Hiến pháp Việt Nam công nhận, mà còn là một việc cần phải làm là một nghĩa vụ pháp lý của Nhà nước Việt Nam trong quan hệ quốc tế. 3.2. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Thứ nhất, việc các thành viên của hội liên kết với nhau như thế nào, vì mục tiêu gì, hoạt động trong lĩnh vực nào của xã hội v.v. - chủ yếu tuỳ thuộc vào ý chí, nguyện vọng và khả năng của cá nhân (hoặc tổ chức) - hội viên. Vai trò của Nhà nước chỉ nên thể hiện ở một số điểm như: a) công nhận tư cách pháp nhân của hội, tổ chức nhân dân; b) hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện cho hoạt động của hội; c) cảnh giới và xử lý vi phạm pháp luật từ phía hội. Thứ hai, được ghi nhận trong Hiến pháp, quyền tự do lập hội được coi là một trong những quyền tự do cơ bản của công dân, có ý nghĩa nền tảng pháp lý trong việc tồn tại và phát triển của Nhà nước Việt Nam. Vì thế, các 105 nhà soạn thảo luật có nghĩa vụ cụ thể hoá quyền này bằng những quy định cụ thể theo hướng tạo nên một môi trường pháp lý thuận lợi nhất cho hoạt động của hội. Những quy định pháp luật có nội dung hạn chế, hoặc làm thu hẹp khả năng thực hiện quyền tự do lập hội (nếu không vì những lý do về an ninh quốc gia, lý do làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền và tự do của người khác, những lý do khác do luật định), thì có thể bị coi là những quy định vi hiến (vi phạm Hiến pháp), và trở nên vô hiệu. Trong điều kiện Việt Nam chưa có Toà án hiến pháp, thì UBTV Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền giải thích pháp luật. Như vậy, cơ quan này có thể xem xét tính hợp hiến của một văn bản pháp luật. Thứ ba, quyền tự do lập hội - là một trong những quyền tự do cơ bản của con người mà Nhà nước Việt Nam cam kết với cộng đồng quốc tế trong việc tôn trọng và đảm bảo thi hành. Quyền tự do lập hội, hội họp đã được ghi nhận trong Công ước quốc tế về các quyền chính trị và dân sự năm 1966. CHXHCN Việt Nam đã chính thức là thành viên của Công ước này, có nghĩa là việc soạn thảo và ban hành luật về hội chính là việc thi hành nghĩa vụ pháp lý quốc tế của Nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Thứ tư, việc ban hành luật về hội thực chất chỉ là sự công nhận về mặt pháp lý đối với sự liên kết tự nguyện của các cá nhân, tổ chức, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của những tổ chức này, chứ không có ý nghĩa là “cho phép” hay “không cho phép” sự hình thành và hoạt động của một liên kết (tổ chức) nhân dân cụ thể. Do vậy, không thể ban hành một đạo luật dưới Hiến pháp với những quy định như “cho phép” hoặc hạn chế (trừ những trường hợp sự hạn chế là cần thiết vì lợi ích công cộng và vì quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức khác) quyền lập hội của công dân. 3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.3.1. Hoàn thiện khái niệm về hội theo hướng mở rộng phạm vi, bao gồm cả hội có tư cách pháp nhân và hội không có tư cách pháp nhân Hiện nay, “hội” theo định nghĩa pháp lý được quy định tại Nghị định 88/2003/NĐ-CP ngày 30-7-2003 của Chính phủ quy định về về tổ chức, hoạt động và quản lý hội: 106 Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. (21) Khoản 1, Điều 5 của Nghị định 88 đưa ra tiêu chí của hội là: “Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng” (21). Trong Chương I, luận văn đã đưa ra khái niệm mới về “hội” trên cơ sở phân tích, so sánh khái niệm về hội theo cách tiếp cận của quốc tế và thực tiễn Việt Nam. Tuy nhiên, để có thêm cơ sở minh chứng cho việc đề xuất hoàn thiện quy định mới về khái niệm hội, ở phần này, luận văn tập trung làm rõ những bất cập theo định nghĩa về “hội” trong Nghị định 88. Cụ thể là: - Việc quy định Hội là “tổ chức tự nguyện” chưa rõ ràng về phạm vi và dễ dẫn đến sự hiểu lầm về nội dung. Bởi lẽ, nếu chỉ là “tổ chức tự nguyện” thì về mặt thuật ngữ pháp lý, có thể có tổ chức 1 thành viên. Ví dụ, trong Luật công ty, có khái niệm ‘công ty một thành viên’. Do vậy, với quy định này, có thể sẽ bị hiểu lầm là hội có thể có dạng tổ chức 1 thành viên hoặc thậm chí không có thành viên. Để khắc phụ bất cập này, đồng thời đáp ứng những lập luận ở Chương I về việc hội chỉ nên bao gồm những hội có quy chế hội viên và số hội viên chính thức tham gia ít nhất nên là 3 hội viên, luận văn đề xuất phương án như sau: Hội là “tổ chức liên kết tự nguyện của nhân dân với sự tham gia chính thức của ít nhất 3 cá nhân hoặc tổ chức”. - Việc quy định đối tượng áp dụng của hội chỉ là ”công dân, tổ chức Việt Nam”, loại bỏ đối tượng ”cá nhân người nước ngoài, tổ chức nước ngoài hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt nam” sẽ không phù hợp với thông lệ quốc tế và tình hình của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay. Do vậy, luận văn đề xuất quy định là “cá nhân và tổ chức”. 107 - Tiêu chí của hội là “không vụ lợi” cũng có nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ. “Không vụ lợi” trong tiếng Việt được hiểu là không thu lợi, kiếm lợi cho chủ thể của hành vi. Thông thường, từ ‘không vụ lợi’ thường hay được dùng với hàm ý tiêu cực để chỉ một cá nhân thu vén, kiếm lợi riêng tư cho chính bản thân mình. Đối với một tổ chức, “không vụ lợi” được hiểu là tổ chức này không đi tìm kiếm lợi ích riêng cho mình. Trong khi đó, trên thực tế, có thể thấy rằng, các tổ chức hội có tôn chỉ mục đích riêng của mình, có mối quan tâm về lợi ích đặc thù của tổ chức. Ví dụ, Hội nuôi ong luôn tìm kiếm lợi ích của mình trong việc bảo vệ rừng, vườn, môi sinh của đàn ong. Đây là mối quan tâm và tìm kiếm lợi ích một cách chính đáng. Đối chiếu với tiếng Anh, ‘non-profit’ được hiểu là ‘không có (phi)-lợi nhuận’. (47, tr.11) Tuy vậy, cũng nên cân nhắc, trong tiếng Việt nên dùng từ “phi lợi nhuận” hay “không vì mục đích lợi nhuận” như một tiêu chí của hội. Nếu dùng từ ‘phi lợi nhuận’, tiếng Việt còn có thể được hiểu là không có lợi nhuận. Điều này đồng nghĩa với ý là hội không thể có những hoạt động mang lại lợi nhuận. Trong khi đó, hội vẫn có quyền tiến hành những hoạt động mang lại lợi nhuận, song, vấn đề là ở chỗ, lợi nhuận có được do những hoạt động hợp pháp, không được chia cho các hội viên và phải dành vào việc chi tiêu cho các hoạt động của Hội theo Điều lệ. Do vậy, luận văn đề xuất sử dụng cụm từ “không vì mục đích lợi nhuận” một mặt, hàm ý là vẫn có thể có thu nhập, có lợi nhuận, nhưng lợi nhuận không phải là mục đích cuối cùng; lợi nhuận chỉ là phương tiện đạt được mục tiêu đã nêu trong Điều lệ hội. - Một trong những tiêu chí khác của Hội theo Nghị định 88 là “nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Tiêu chí này chưa đáp ứng được yêu cầu phân loại hội theo 2 dạng tổ chức hội: ”vì lợi ích hội viên” và ”vì lợi ích công cộng”. Việc phân loại hội thành 2 dạng tổ chức theo mục đích hoạt động được nhiều quốc gia và hầu hết các tổ chức quốc tế (Ngân hàng Thế giới, Trung tâm quốc tế về Luật phi lợi nhuận) thống nhất áp dụng. Việc phân định theo tiêu chí này sẽ xác định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc tạo điều kiện hỗ trợ về thuế, tài chính và các nguồn lực khác cho các hội ”vì lợi ích công cộng”. Vì vậy, luận văn đề xuất phương án: 108 ”nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội, hội viên hoặc vì lợi ích công cộng”. - Một vấn đề rất quan trọng liên quan đến khái niệm hội; đó là, việc mở rộng phạm vi khái niệm hội bao gồm cả hội có tư cách pháp nhân và hội không có tư cách pháp nhân. Hội theo khái niệm được quy định trong Nghị định 88 phải có “có tư cách pháp nhân”. Phải chăng, điều này có nghĩa là một nhóm gồm các cá nhân hoặc tổ chức tự nguyện chỉ có thể được pháp luật cho phép hoạt động khi ‘có tư cách pháp nhân’. Nói cách khác, công dân chỉ có thể thực hiện quyền lập hội, hội họp khi lập thành một nhóm, một tổ chức nhất định và phải được công nhân là có ‘tư cách pháp nhân’ ? Quy định này có thể làm cản trở quyền lập hội, hội họp của các cá nhân, khi chưa được công nhận là ‘có tư cách pháp nhân’. Điều 69 Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam quy định: “công dân có quyền … hội họp, lập hội…”. Như vậy, quyền lập hội, cũng như các quyền công dân khác là những quyền cơ bản của công dân, được Hiến pháp quy định, được coi là quyền Hiến định. Hiến pháp là đạo luật cơ bản làm nền tảng cho cả hệ thống pháp luật, có giá trị cao nhất. Điều này có nghĩa là tất cả các loại luật phải được soan thảo và ban hành trên cơ sở và phù hợp với các quy định của Hiến pháp. Không thể soạn thảo những quy định pháp luật có nội dung trái với quy định của Hiến pháp. Do vậy, Điều 69 của Hiến pháp khi quy định rằng công dân được hưởng quyền lập hội ‘theo quy định pháp luật’, có hàm ý rõ ràng rằng: mọi ‘quy định của pháp luật’ như đã ghi trong Điều 69 chỉ được coi là hợp hiến khi có nội dung làm thuận lợi hơn việc thực hiện quyền lập hội. Nếu các quy định của văn bản pháp luật về hạn chế việc thực hiện quyền lập hội của công dân mà Hiến pháp đã quy định, thì điều này có nghĩa là văn bản đó được soạn thảo với những quy định vi Hiến, nghĩa là trái với lời văn và tinh thần của Hiến pháp. Nói tóm lại, căn cứ theo Hiến pháp, căn cứ theo các quy định về quyền lập hội của Công ước về các Quyền chính trị, dân sự năm 1966 mà Việt nam là thành viên, quyền lập hội của công dân, tổ chức phải được coi là một quyền vốn có, được thực hiện một cách tự nhiên, 109 không bị cản trở. Rào cản pháp lý duy nhất của việc thực hiện quyền này chỉ có thể áp dụng khi quyền lập hội bị lạm dụng, gây tổn hại cho lợi ích an ninh quốc gia, chuẩn mực đạo đức, thuần phong, mỹ tục xã hội. Trong thực tiễn ở Việt nam hiện nay, ở nhiều nơi trên phạm vi cả nước, quyền lập hội, hội họp vẫn được các công dân sử dụng mà không cần tới “tư cách pháp nhân”. Các hội đồng hương, hội bảo thọ, hội khuyến học... là những tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của một số cá nhân. Những tổ chức này hoạt động bình thường mà không cần tới “tư cách pháp nhân”. Ví dụ, Hội khuyến học của một thôn, là một tập hợp tự nguyện của các vị phụ huynh trong thôn, đóng góp hội phí làm giải thưởng cho những cháu học giỏi, giúp đỡ chi phí mua sách vở cho các cháu ở những gia đình nghèo khó... Các thành viên của Hội khuyến học cũng không cảm thấy cần phải có “tư cách pháp nhân” của Hội để thực hiện các giao dịch kinh tế, dân sự. Trong bối cảnh này, nếu lấy tiêu chí là Hội phải “có tư cách pháp nhân” thì như vậy sự tồn tại và hoạt động của những Hội kiểu như Hội khuyến học có được coi là hợp pháp không? Với những căn cứ nêu trên, nên chăng cần xem xét lại tiêu chí ‘có tư cách pháp nhân’. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận tiêu chí ‘tư cách pháp nhân’ của Hội. Cần phải thấy rằng một Hội ‘có tư cách pháp nhân’ chính là điều kiện pháp lý quan trọng để Hội có thể tham gia các quan hệ pháp lý về hành chính, dân sự, kinh tế... Đồng thời, với cơ quan Nhà nước, ‘tư cách pháp nhân’ của Hội cũng là điều kiện pháp lý quan trọng trong việc quản lý nhà nước đối với Hội. Vấn đề đặt ra là làm thế nào, một mặt tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc thực thi quyền lập hội, mặt khác vẫn đảm bảo những điều kiện pháp lý cần thiết, vừa đủ để cơ quan Nhà nước quản lý Hội một cách hiệu quả. (47, tr. 9-10). Do vậy, việc mở rộng khái niệm hội, bao gồm cả hội có tư cách pháp nhân và hội không có tư cách pháp nhân là việc làm hết sức cần thiết. Với lập luận như trên, luận văn đề xuất nên hoàn thiện khái niệm về hội như sau: “Hội là tổ chức liên kết tự nguyện của nhân dân với sự tham gia chính thức của ít nhất 3 cá nhân hoặc tổ chức, hoạt động thường xuyên, không vì mục đích lợi 110 nhuận, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội, hội viên hoặc vì lợi ích công cộng. Hội gồm các hội có tư cách pháp nhân và hội không có tư cách pháp nhân.” 3.3.2. Hoàn thiện quy định pháp luật về quản lý nhà nước đối với hội Việc xác định rõ mối quan hệ giữa nhà nước với hội nói riêng, nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự nói chung, theo như phân tích ở Chương I, là hết sức quan trọng trong việc phát triển xã hội, phát triển đất nước. Trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thì quan hệ xã hội dân sự - nhà nước pháp quyền – kinh tế thị trường cũng như mối quan hệ giữa nhà nước và hội đang gặp phải nhiều vấn đề tranh cãi cả về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, ”hội” cũng như bất kỳ thực thể nào của đời sống xã hội đều cần và phải chịu sự quản lý của nhà nước. Vấn đề ở chỗ, công tác quản lý nhà nước được thiết lập ra sao, với nội dung như thế nào để vừa tạo điều kiện khuyến khích sự phát triển lành mạnh của hội, vừa bảo đảm trật tự công cộng, vì sự phát triển chung của đất nước. Do vậy, xác định rõ vai trò quản lý của cơ quan nhà nước và minh định nội dung quản lý nhà nước đối với hội là nội dung hết sức quan trọng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay. Một cơ chế quản lý cứng nhắc sẽ không tạo môi trường cho các hội hoạt động tốt; ngược lại, quản lý nhà nước đối với hội không hiệu quả sẽ nảy sinh nguy cơ mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Về vấn đề này, tổng thống Nga Putin đầu năm nay vừa thông qua đạo luật hạn chế hoạt động của các tổ chức phi chính phủ trong nước và nước ngoài đang hoạt động tại Nga vì ”Kremlin từng bày tỏ sự không hài lòng với các tổ chức phi chính phủ. Những nhóm này đóng vai trò quan trọng trong các cuộc biểu tình rầm rộ và đưa các nhà lãnh đạo phe đối lập nên nắm quyền tại nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ như Gruzia, Ukraina và Kyrgyzstan” (48). 111 Cũng liên quan đến vai trò của nhà nước trong xã hội dân sự, Giáo sư Cao Huy Thuần, Đại học Amiens Pháp, 2006, đã bình luận thực tiễn về xã hội dân sự ở châu Phi như sau: Khi quốc tế xen vào như thế để làm bà mụ cho « xã hội dân sự », hơn thế nữa, để cho hài đồng mượn bụng từ trứng của mình, họ cũng cho mượn luôn cả tư tưởng về Nhà nước. Nhà nước bị chỉ trích như là một định chế. Một định chế vô ích, vô dụng, cái gì « công » là hỏng bét, sáng kiến là « tư », năng nổ là « tư », tinh hoa là các hội đoàn ở gốc ngọn cỏ, grass-root là đỉnh cao của trí tuệ mới, xã hội dân sự là gốc của phát triển. Nói thế không sai hẳn, chỉ lồ lộ trong ngọc trắng ngà hệ ý thức tân tự do : Nhà nước là hiện thân của cưỡng bức, xã hội dân sự là hiện thân của tự do, bên này lớn thì bên kia nhỏ. Ôi Phi Châu hỡi Phi Châu, dẹp độc tài, dẹp bất lực, đâu có phải là vất Nhà nước vào sọt rác ? Trái lại ấy chứ ! Ví thử dùng xã hội dân sự để chống Nhà nước độc tài, để dân chủ hóa : đến một giai đoạn nào đó của tiến trình tranh đấu, làm sao xã hội dân sự làm trọn vai trò dân chủ của mình nếu không tham gia vào bầu cử, vào sinh hoạt chính đảng, vào đời sống chính trị, nghĩa là vào xã hội chính trị ? Cho rằng xã hội dân sự cứ tồn tại ở mức tự túc, tự quản là tự huyễn hoặc mình và huyễn hoặc người, nếu không phải là nuôi ý định xây dựng quốc gia trong quốc gia như các tổ chức tôn giáo vẫn có trong đầu. Xã hội dân sự có thể tự chủ, nhưng giữa nó và xã hội chính trị phải có qua có lại nếu muốn nói dân chủ. Tình trạng xã hội nuốt trọn Nhà nước là tình trạng gì, các ông Phi Chính Phủ biết rõ hơn ai hết : ấy là tình trạng vô chính phủ. Ấy là Somalie, là Libéria, là Sìerra Leone, là Rwanda, là Congo, là Hutu-Tutsi, là người giết người như ngoé. Hễ Nhà nước yếu thì xã hội dân sự cũng yếu, không đủ sức chế ngự, kiểm soát, vận động tiến lên dân chủ một tập thể bát nháo, hỗn loạn. Ngược lại, hễ xã hội dân sự mạnh, nó tham gia chính trị, nó làm vững chắc Nhà nước, nó tạo tính chính đáng cho Nhà nước, nó thúc đẩy Nhà nước dân chủ. Hình như Ngân Hàng Thế Giới, tổng hành dinh của chủ thuyết tự do, đã thấm bài học Phi Châu rồi. Biểu lộ qua sách vở, tác giả Th. Skocpol hô hào khẩu hiệu mới : Bringing the State back in ! Trả lại Nhà nước cho Phi Châu ! Họ chỉ no độc tài thôi và ai cũng đói Nhà nước dân chủ. (49) 112 Như vậy, có thể thấy, tình trạng một số tổ chức phi chính phủ lợi dụng danh nghĩa nhân đạo, từ thiện để thực hiện các mục đích chính trị, chống lại nhà nước là có thật. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta có thái độ thiếu rõ ràng về vấn đề này. Chúng tôi suy nghĩ rằng, trước tình hình như vậy, nhà nước càng cần hoàn thiện những quy định pháp luật về quản lý nhà nước đối với hội để kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời những hội hoạt động trái tôn chỉ, mục đích trong điều lệ, đồng thời tạo môi trường phát triển cho những hội thực sự vì lợi ích tương hỗ dân sự và lợi ích công cộng. Qua phân tích thực trạng pháp luật về quản lý nhà nước đối với hội ở chương II, chúng ta thấy rất nhiều bất cập, mà trước hết có nguyên nhân chính ở nhận thức, tư duy về cơ chế quản lý nhà nước đối với hội của các cơ quan công quyền còn hạn chế, dẫn đến những quy định pháp luật về hội còn chồng chéo, không khả thi. Quản lý Nhà nước đối với hội cần được bao gồm 2 nội dung chính là: (i) kiểm tra, giám sát, xử lý bằng pháp luật nhằm duy trì an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, vì lợi ích của cộng đồng, của đất nước; (ii) chia sẻ trách nhiệm, hỗ trợ nguồn lực với hội trong quản lý và phát triển xã hội. Cụ thể cần hoàn thiện các quy định về quản lý nhà nước đối với hội ở các khía cạnh sau: 3.3.2.1. Trước hết, cần quy định tất cả những nội dung quản lý nhà nước phải thực sự là nhiệm vụ của cơ quan hành pháp: Hiện nay, như đã phân tích ở Chương II, một số nhiệm vụ quản lý nhà nước lại do các cơ quan Đảng, hoặc chính cơ quan hội đảm nhiệm. Ví dụ, việc quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác quốc tế đối với một số hội do Ban Đối ngoại TW quản lý, hoặc các liên hiệp hội cũng đang thực hiện vai trò này đối với các hội trực thuộc, hoặc một số tỉnh, thành uỷ vẫn quản lý một số hội do họ thành lập. Những việc như vậy sẽ dẫn tới tình trạng chồng chéo trong quản lý nhà nước đối với hội, vô hình chung làm giảm hiệu lực, hiệu quả của công tác 113 quản lý nhà nước; đồng thời, dẫn đến sự can thiệp không cần thiết của các cơ quan Đảng và chính các tổ chức hội vào việc quản lý nhà nước đối với hội. Trong nội dung này, cũng cần có quy định về cơ quan nhà nước làm nhiệm vụ tiếp nhận đăng ký thành lập hội, tránh tình trạng hiện nay là các hội phải ”xin phép” cơ quan nhà nước để thành lập và có quá nhiều cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập hội. 3.3.2.2. Hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với hội: Khoản 2 Điều 4 của Nghị định 88 quy định: ”...hội có hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ” (46). Điều 11 của Nghị định 86/2002/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, ngành đối với hội, tổ chức phi chính phủ như sau: “Hướng dẫn tạo điều kiện cho hội, tổ chức phi Chính phủ tham gia các hoạt động thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật; tổ chức lấy ý kiến của hội, tổ chức phi Chính phủ để hoàn thiện các quy định quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực.” (44) Mặc dù các quy định này đã thể hiện quan điểm tích cực của nhà nước trong việc hỗ trợ các hội hoạt động nhưng trên thực tế vấn đề này còn nhiều bất cập, và sự chủ động của cơ quan nhà nước dựa trên những quy định chưa rõ ràng trong quan hệ này dẫn tới tồn tại cơ chế ”xin – cho” khi hội muốn thực hiện những nhiệm vụ của nhà nước. Do vậy, trách nhiệm của nhà nước đối với hội nên được quy định cụ thể bằng các nội dung hỗ trợ và nguyên tắc hỗ trợ. Ở phạm vi luận văn, chúng tôi đề xuất những nguyên tắc hỗ trợ của nhà nước đối với hội như sau: - Thứ nhất, bảo đảm sự bình đẳng giữa các tổ chức hội khi được giao việc của nhà nước. - Thứ hai, công khai các chương trình, dự án, đề án mà các cơ quan nhà nước dự kiến giao cho các tổ chức xã hội dân sự thực hiện. 114 - Thứ ba, tổ chức đấu thầu rộng rãi, công khai, bình đẳng các công việc, chương trình, dự án xã hội, phát triển với sự tham gia của các hội, tổ chức xã hội dân sự. - Thứ tư, mời các hội, tổ chức xã hội dân sự tham gia quá trình xây dựng chính sách của các cơ quan nhà nước liên quan đến lĩnh vực, mục tiêu hoạt động của hội. - Thứ năm, đối với những công việc, chương trình cần giao trực tiếp cho hội, tổ chức xã hội dân sự không qua đấu thầu thì phải công khai các tiêu chí lựa chọn. 3.3.2.3. Hoàn thiện quy định pháp luật về cơ quan và nội dung quản lý nhà nước đối với hội: Ở nước ta, từ trước đến nay, chức năng quản lý các hội đều do Chính phủ thực hiện (từ Hiến pháp 1946 đến nay). Điều này cũng phù hợp với tiến trình xây dựng, phát triển một xã hội có sự quản lý thống nhất từ phía nhà nước. Tuy nhiên, Chính phủ ở một nghĩa là một tập thể hoạt động trên cơ sở thống nhất ý chí thì quản lý nhà nước đối với hội thuộc về tập thể Chính phủ. Ở nghĩa khác, bao gồm các bộ quản lý ngành, lĩnh vực thì bộ (được Chính phủ giao trách nhiệm) phải chịu trách nhiệm pháp lý về quản lý về hội khi được Chính phủ giao. Trong Luật Tổ chức Chính phủ 2001 của Việt Nam, hai loại thẩm quyền (tập thể và trách nhiệm uỷ quyền) này được qui định rất rõ tại các chương II, III và IV. Tương ứng với 2 loại thẩm quyền này là 2 loại trách nhiệm tương ứng (trách nhiệm của tập thể Chính phủ và trách nhiệm của cơ quan quản lý là bộ, ngành giúp Chính phủ quản lý hội). Ở đây, cũng cần phân biệt rõ trách nhiệm chính và trách nhiệm được uỷ quyền. Trách nhiệm chính là tập thể Chính phủ, trách nhiệm được uỷ quyền là các bộ, ngành. Các bộ, ngành ngoài trách nhiệm quản lý ngành, lĩnh vực, còn giúp Chính phủ kiểm tra, hoặc ban hành văn bản qui phạm theo thẩm quyền để qui định các nội dung hoạt động của ngành, lĩnh vực mà bất cứ hội nào hoạt động trong ngành, lĩnh vực đó cũng phải tuân theo. Cũng cần phân biệt các bộ, ngành quản lý theo 2 loại: loại có thẩm quyền tạo ra địa vị pháp lý của hội (đăng ký thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể hội; công nhận điều lệ hội); loại 115 ban hành các qui định pháp lý mang tính quản lý ngành, lĩnh vực (công nghiệp, giao thông, thuỷ sản, văn học nghệ thuật…) mà bất cứ hội nào cũng phải tuân thủ khi hoạt động ở lĩnh vực đó. Từ cách hiểu trên, chỉ có một chủ thể quản lý theo cách thức: đăng ký thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể hội. Không có chủ thể quản lý theo hướng cứ hoạt động ở ngành, lĩnh vực nào thì bộ, ngành ở lĩnh vực đó quản lý (theo kiểu bộ chủ quản). (51) Với lập luận như trên, việc quy định một cơ quan Nhà nước cụ thể - ở đây là Bộ Nội vụ - chịu trách nhiệm thay mặt Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hội là hợp lý, tạo điều kiện thuận tiện, đơn giản, bớt phiền hà cho quan hệ giữa các hội với Nhà nước. Tuy nhiên, do lĩnh vực hoạt động của hội rất đa dạng, có cả những lĩnh vực chuyên ngành như y tế, giáo dục, giao thông, môi trường... nên các bộ chuyên ngành cũng cần thực hiện vai trò quản lý nhà nước nhưng không phải theo hướng ”bộ chủ quản quản lý tổ chức hội” mà là quản lý hoạt động của hội liên quan đến lĩnh vực mà bộ chuyên ngành quản lý. Tuy nhiên, có câu hỏi được đặt ra là: các bộ chuyên ngành có những quyền hạn cụ thể gì trong việc quản lý nhà nước đối với hội? Phải chăng, đối với hội, bộ chuyên ngành và cả chính quyền cấp tỉnh, cũng thực hiện quyền thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật như quyền hạn của Bộ Nội vụ. Chúng tôi cho rằng, cần có những quy định cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm của Bộ Nội vụ - như cơ quan đầu mối quản lý các hội; bộ, ngành – cơ quan chuyên môn; và của địa phương. Việc quy định rạch ròi quyền hạn trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hội sẽ làm cho pháp luật về hội rõ ràng, minh bạch, tạo thuận lợi cho hội hoạt động và làm cho quản lý nhà nước trở nên hiệu quả. Bên cạnh đó, cũng cần có những quy định cụ thể về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thanh tra, kiểm tra hoạt động của hội, tránh tình trạng có quá nhiều đầu mối tham gia thanh tra, kiểm tra hoạt động của hội, gây phiền hà và ảnh hưởng không tốt đối với hoạt động bình thường của hội. 116 kÕt luËn Qua phân tích thực trạng pháp luật về quản lý nhà nước đối với hội ở Việt Nam, chúng ta thấy rất nhiều bất cập, mà trước hết có nguyên nhân chính ở nhận thức, tư duy về cơ chế quản lý nhà nước đối với hội của các cơ quan công quyền còn hạn chế, dẫn đến những quy định pháp luật về hội còn chồng chéo, không khả thi. Quản lý Nhà nước đối với hội cần được bao gồm 2 nội dung chính là: (i) kiểm tra, giám sát, xử lý bằng pháp luật nhằm duy trì an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, vì lợi ích của cộng đồng, của đất nước; (ii) chia sẻ trách nhiệm, hỗ trợ nguồn lực với hội trong quản lý và phát triển xã hội. Cụ thể cần hoàn thiện các quy định về quản lý nhà nước đối với hội ở các khía cạnh sau: Hiện nay, như đã phân tích, một số nhiệm vụ quản lý nhà nước lại do các cơ quan Đảng, hoặc chính cơ quan hội đảm nhiệm. Ví dụ, việc quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác quốc tế đối với một số hội do Ban Đối ngoại TW quản lý, hoặc các liên hiệp hội cũng đang thực hiện vai trò này đối với các hội trực thuộc, hoặc một số tỉnh, thành uỷ vẫn quản lý một số hội do họ thành lập. Những việc như vậy sẽ dẫn tới tình trạng chồng chéo trong quản lý nhà nước đối với hội, vô hình chung làm giảm hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước; đồng thời, dẫn đến sự can thiệp không cần thiết của các cơ quan Đảng và chính các tổ chức hội vào việc quản lý nhà nước đối với hội. Trong nội dung này, cũng cần có quy định về cơ quan nhà nước làm nhiệm vụ tiếp nhận đăng ký thành lập hội, tránh tình trạng hiện nay là các hội phải ”xin phép” cơ quan nhà nước để thành lập và có quá nhiều cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập hội. 117 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam, 1996, Nghị quyết 8B-NQ/HNTW ngày 27/3/1996 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI 2. Viện Khoa học chính trị - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2003, Đề cương giáo trình Chính trị học, trang 115, Hà nội. 3. 4. > topic > civil society > overview > difining civil society 5. Báo cáo nghiên cứu “Đánh giá ban đầu về xã hội dân sự tại Việt Nam”, dự án CIVICUS CSI-SAT (công cụ đánh giá nhanh chỉ số xã hội dân sự), Hà nội, tháng 1/2006, trang 22 6. TS Hoàng Ngọc Giao, bài viết Tổ chức xã hội: sự cần thiết và vai trò trong xã hội hiện đại, trang 1 7. PGS.TS Nguyễn Như Phát, Tìm hiểu khái niệm xã hội dân sự, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6/2006, trang 5 8. KofiAnan, nguyên Tổng thư ký liên hiệp quốc, Phát biểu tại Diễn đàn thế giới về xã hội thông tin (The World Summit on the Information Society) tổ chức tại Tunisia từ ngày 16-18/10/2005: 9. C.Mác-Ph.Ăngghen: Tuyển tập, tập I, NXB Sự thật, Hà Nội, 1980. 10. Lê nin quan niệm về nhà nước xã hội chủ nghĩa, trong cuốn Mác – Ăngghen và chủ nghĩa Mác, NXB Tiến bộ, Matxcơva (tiếng Việt), 1976, trang 320. 11. Lê nin quan niệm về nhà nước xã hội chủ nghĩa, trong cuốn Mác – Ăngghen và chủ nghĩa Mác, NXB Tiến bộ, Matxcơva (tiếng Việt), 1976, trang 329 12. WVSV 2001 – World Values Survey Vietnam (Tài liệu khảo sát giá trị thế giới về Việt Nam) năm 2001 118 13. Ngân hàng thế giới: 14. Từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia: 15. 16. Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh, NXB Chính trị Quốc gia, trang 621, T.S. Ngô Đức Mạnh dịch và hiệu đính. 17. 18. Kervliet, Benedict J.T (2003a) Introduction: Grappling with Organisation and the State in Conyemporary Vietnam. In: Kervliet, Benedict J.T, Russel H.K. Heng and David Koh eds (2003): Getting organized in Vietnam, Singapore, Institute of Southeast Asian Studies 19. Helvetas (1996): Vietnam Study on the present scenery of Vietnamese Organisation, Hanoi and Zurich 20. Sắc lệnh số 52/SL ngày 22 tháng 4 năm 1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà 21. Nghị định 88/2003/NĐ-CP ngày 30-7-2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội 22. Từ điển Tiếng Việt do Viện khoa học xã hội xuất bản năm 1992 23. Thang Văn Phúc (chủ biên), Nguyễn Xuân Hải, Nguyễn Ngọc Lâm, Nguyễn Quốc Tuấn, 2002, Vai trò của các hội trong đổi mới và phát triển đất nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 24. Tô Tử Hạ (chủ biên), 2003, Từ điển hành chính, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội 25. Vụ Tổ chức phi chính phủ, Bộ Nội vụ, 2004, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước của Bộ Nội vụ đối với hội và tổ chức phi chính phủ trong thời kỳ đổi mới” 26. Nguyễn Xuân Hải, 2006, bài viết “Đi tìm một khái niệm về hội”, đăng trong sách “Ý kiến đóng góp về quyền lập hội” do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam phát hành. 119 27. Văn phòng trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, 2006, Thông tin chuyên đề số 79 “Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của hội và dự thảo luật về hội”, Hà Nội 28. Nhà pháp luật Việt – Pháp, 2004, Kỷ yếu hội thảo “Pháp luật về hội”, Hà Nội 29. Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan (các quyển I – VI), 1925, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. 30. Barron’s Law Dictionary 31. Thefreedictionary: dictionary.thefreedictionary.com/association 32. Centrer for Civil Society Studies, Institue for Policy Study, John Hopkins University (2004), Toward an enabling legal environment for civil society - Statement of the Sixteenth Annual Johns Hopkins International Fellows in Philanthropy Conference, Nairobi, Kenya, July 4-8, 2004. 33. TS Nguyễn Mạnh Cường, Báo cáo khoa học “Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng luật về hội” VN/Home/PrintTopic.aspx?TopicID=856 34. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 35. Viện Xã hội mở và Trung tâm quốc tế về luật phi lợi nhuận, 2004, Tài liệu hướng dẫn về Luật liên quan đến các tổ chức dân sự, Bản dịch của Hội trợ giúp người tàn tật Việt Nam (VNAH) 36. Viện khoa học tổ chức Nhà nước, Bộ Nội vụ (2006), Báo cáo tóm tắt kết quả dự án điều tra, nghiên cứu về hội, tổ chức phi chính phủ ‘Tình hình tổ chức và hoạt động của hội ở nước ta’, 2006. 37. Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 1999 38. Xuân Hải, 2005, Các tổ chức hội ở Việt Nam - lịch sử phát triển và dự báo, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam - ngày 5/10/2005. 120 39. Website của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam: www.congdoanvn.org.vn 40. TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, 2005, Báo cáo tình hình thanh niên, công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong thời kỳ đổi mới, Hà Nội, 2005 41. BCH TW Đoàn, Báo cáo 195 BC/TưĐTN ngày 17/2/2006 về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2005, 42. Website của Hội Nông dân Việt Nam: www.hoinongdan.org.vn/ 43. Websie của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam: www.hoilhpn.org.vn 44. Chính phủ, 2002, Nghị định 86/2002/NĐ-CP ngày 5/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ. 45. Quốc hội khoá 11, 2003, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26/11/2003 46. Chính phủ, 2003, Nghị định 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội 47. TS Hoàng Ngọc Giao, Báo cáo nghiên cứu dự thảo Luật về hội, 48. Ngọc Sơn (theo AP, AFP), 2005, bài viết Putin xem xét luật thắt chặt kiểm soát NGO ở Nga đăng trên website vnexpress.net ngày 25/11/2005 49. GS Cao Huy Thuần, 2006, bài viết “Xã hội dân sự?” đăng trên tạp chí Thời đại mới, số 3, tháng 11/2004, trên website: 50. Hội Luật gia Việt nam và Trung tâm Thông tin và Phát triển cộng đồng (CICD), 2006, Báo cáo “Kết quả nghiên cứu, khảo sát việc thực thi Nghị định 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động và quản lý Hội từ phía các cơ quan quản lý nước” 51. TS Phạm Tuấn Khải- Phó Trưởng Ban Xây dựng pháp luật, Văn phòng Chính phủ, 2006, Bài viết “Xây dựng một đạo luật về quyền lập hội của công dân thực sự tiến bộ” đăng trêm Website của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam VN/Home/TopicDetail.aspx?TopicID=855, ngày 1/6/2006,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfHoàn thiện pháp luật về hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay.pdf
Luận văn liên quan