Hoạt động chi trả chế độ trợ cấp Ưu đãi xã hội với người có công ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội - Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4 A.PHẦN MỞ ĐẦU 5 1. Lý do chọn đề tài 5 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6 2.1. Mục đích nghiên cứu 6 2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu 6 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 7 3.1. Đối tượng nghiên cứu 7 3.2. Phạm vi nghiên cứu 7 4. Mẫu khảo sát 7 5. Vấn đề nghiên cứu 7 6. Giả thuyết nghiên cứu 7 7. Phương pháp nghiên cứu 7 8. Kết cấu báo cáo 8 B. PHẦN NỘI DUNG 9 CHƯƠNG 1 9 HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ VÀ HOẠT ĐỘNG CHI TRẢ CHẾ ĐỘ CHO NGƯỜI CÓ CÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 9 1.1. Các khái niệm 9 1.1.1. Khái niệm về chính sách xã hội 9 1.1.2. Khái niệm về người có công 10 1.1.3. Khái niệm về chính sách trợ cấp ƯĐXH với NCC 11 1.2. Hoạt động chi trả chế độ ƯĐXH với NC ở nước ta hiện nay 12 1.3. Hoạt động và công tác thực hiện đối với NCC ở Việt Nam hiện nay 15 1.3.1. Công tác tuyên truyền 15 1.3.2. Đẩy mạnh các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” 16 1.3.3. Thực hiện việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ 17 1.4. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về thực hiện chính sách chi trả trợ cấp ƯĐXH với NCC hiện nay 17 CHƯƠNG 2 19 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHI TRẢ CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ƯĐXH VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP 19 2.1. Tổng quan về cơ quan thực tập. 19 2.1.1. Vài nét về UBND quận Đống Đa. 19 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng LĐTB&XH quận Đống Đa trong việc chi trả trợ cấp Ưu đãi với người có công 21 2.1.3. Cơ cấu tổ chức 22 2.1.4. Nguồn nhân lực và cơ sở vật chất 23 2.2. Thực trạng công tác chi trả chế độ trợ cấp ƯĐ với NCC trên địa bàn quận Đống Đa 25 2.2.1. Thực trạng NCC trên địa bàn quận Đống Đa. 25 2.2.2. Thực trạng công tác chi trả trợ cấp ƯĐ với NCC trên địa bàn quận Đống Đa hiện nay 30 2.3. Một số kết quả đã đạt được cùng với việc chi trả trợ cấp đối với NCC 40 2.4. Một số hạn chế còn tồn tại 44 2.5. Một số giải pháp 45 2.6. Khuyến nghị 46 C. KẾT LUẬN 47 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 LỜI CẢM ƠN Nhằm giúp cho sinh viên có điều kiện hội nhập với môi trường làm việc của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế, . vận dụng những kiến thức đã học vào công việc cụ thể, học hỏi, rèn luyện và biết cách ứng xử trong các mối quan hệ xã hội; vừa qua với sự giúp đỡ của Khoa Khoa học quản lý trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, tôi đã được chấp nhận thực tập tại Phòng lao LĐTBXH quận Đống Đa. Trong thời gian thực tập một tháng được sự giúp đỡ của các bác, cô, và anh chị trong Phòng lao LĐTBXH quận Đống Đa, tôi đã cố gắng tham gia và tìm hiểu về tổ chức hoạt động của Phòng. Tôi đã có nhiều cơ hội áp dụng những lý thuyết đã học vào thực tế và có cái nhìn tổng quan về tình hình tổ chức và hoạt động của đơn vị. Trong thời gian thực tập, được sự giúp đỡ của các bác,cô và anh chị trong Phòng tôi đã có cơ hội áp dụng những lý thuyết được học vào thực tế. Qua đó tôi đã bước đầu đánh giá và nhìn nhận tổng quan hơn về ngành học và công việc của mình sau này. Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Văn Chiều, bác Nguyễn Cát Linh, (Trưởng phòng), chú Bùi Văn Minh và các anh chị đã giúp đỡ tôi để tôi có thể hoàn thành đợt thực tập một cách hiệu quả nhất. Do thời gian thực tập có hạn và trình độ còn hạn chế nên bản báo cáo thực tập của tôi không thể tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của Thầy, Cô để báo cáo của tôi được hoàn thiện hơn. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CSXH: Chính sách xã hội ƯĐXH: Ưu đãi xã hội NCC: Người có công VNAH: Việt nam anh hùng CM: Cách mạng AHLLVTND: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. UBND: Uỷ ban nhân dân TW: Trung ương BTXH: Bảo trợ xã hội QL: Quản lý NL: Nhân lực CBCC: Cán bộ công chức CNTT: Công nghệ thông tin CĐHH: Chất độc hoá học KTXH: Kinh tế xã hội UBMTTQ: Ủy ban mặt trận tổ quốc HCTĐ: Hội chữ thập đỏ HLHPN: Hội liên hiệp phị nữ XĐGN: Xóa đói giảm nghèo TNXH: Tệ nạn xã hội A.PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dân tộc Việt nam trải qua bao thăng trầm lịch sử với liên tiếp những cuộc đấu tranh cam go, quyết liệt để giành lại và giữ vững Tổ quốc. Thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là sự hy sinh bằng xương máu, mồ hôi và nước mắt của các thế hệ người Việt nam. Hàng triệu đồng bào, đồng chí đã hy sinh, hàng triệu người suốt đời mang trên mình thương tật, hoặc di chứng của chiến tranh; hàng triệu người con ưu tú đã ngã xuống và vĩnh viễn yên nghỉ trên mọi miền của đất nước, để lại cho người thân, gia đình và xã hội những mất mát đau thương không gì bù đắp nổi. Sự hy sinh vì đất nước của đồng bào và chiến sĩ ta là vô giá, không gì sánh nổi, đó là biểu thị lòng yêu nước oanh liệt của dân tộc ta trong công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Chứng kiến những hi sinh cao cả, những mất mát vô cùng to lớn đó và thấm nhuần lời dạy của Hổ Chủ Tịch: "Máu đào của các liệt sỹ đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh của các liệt sỹ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do, nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn liệt sỹ" . "Anh em thương binh đã hy sinh một phần xương máu đề giữ gìn Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, tận trung với nước, tận hiếu với dân, anh em đã làm tròn nhiệm vụ anh em không đòi hỏi gì cả. Song đối với những người con trung hiếu ấy, Chính phủ và đồng bào phải báo đáp thế nào cho xứng đáng" ."Thương binh, bệnh binh, gia đình bộ đội, gia đình liệt sỹ là những người có công với Tổ quốc. Bởi vậy, bổn phận của chúng ta là phải: Biết ơn, thương yêu và giúp đỡ họ ." Cùng với tinh thần nhân văn cao cả và tấm lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã hy sinh vì Tổ quốc, suốt mấy chục năm qua Đảng, Nhà nước đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách, chế độ đối với đối tượng NCC và thường xuyên có sự điều chỉnh bổ sung phù hợp với từng thời kỳ cách mạng. Đến nay đã hình thành hệ thống chính sách gắn liền với thực hiện chính sách KTXH và liên quan đến đời sống hàng ngày của hàng triệu người có công. Đó là chủ trương đúng đắn, là chính sách lớn của Đảng, Nhà nước ta. Chính sách đã góp phần làm giảm đi phần nào những đau đớn, mất mát thể chất; đồng thời cổ vũ động viên tinh thần giúp họ vượt lên trên những mất mát đau thương ấy, khắc phục những khó khăn cản trở tiếp tục khẳng định mình, xây dựng cuộc sống mới cho bản thân, gia đình, đóng góp công sức, trí tuệ vào công việc đổi mới và phát triển quê hương đất nước. Với số lượng NCC rất lớn, mỗi người một hoàn cảnh khác nhau, các chế độ cũng rất khác nhau. Do đó, thực hiện chính sách như thế nào cho đúng quy định của Nhà nước, đảm bảo công bằng là một việc làm không đơn giản. Là một sinh viên theo học chuyên ngành quản lý chính sách và các vấn đề xã hội, nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề ƯĐ với NCC. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại phòng LĐTB&XH quận Đống Đa tôi chọn đề tài " Hoạt động chi trả chế độ trợ cấp Ưu đãi xã hội với người có công ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội: Thực trạng và giải pháp" để có điều kiện tìm hiểu sâu hơn việc thực hiện chính sách này trên địa bàn quận và làm báo cáo thực tập của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở những quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về ưu đãi người có công, tôi chọn đề tài nay với mục đích tìm hiểu hoạt động công tác thực hiện chế độ chi trả trợ cấp ƯĐXH với NCC trên địa bàn quận. Từ đó, có những đề xuất, khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động này, đem lại cho đối tượng NCC những niềm vui, những sự giúp đỡ thiết thực nhất. 2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ khái niệm: NCC, CSƯĐNCC và các khái niệm liên quan. - Tìm hiểu thực tế thực hiện chế độ ƯĐ với NCC trên địa bàn quận . - Tìm hiểu những kết quả đã đạt được, những tồn tại cũng như những nguyên nhân của kết quả và hạn chế đó. - Đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị khắc phục. 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tình hình hoạt động cụ thể việc thực hiện chế độ ƯĐXH với NCC trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian: Năm 2010 - Không gian: Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. - Nội Dung: Các chế độ ưu đãi với người có công đã được thực hiện và kết quả đã đạt được. 4. Mẫu khảo sát Người có công trên địa bàn quận hưởng các chế độ qua báo cáo của phòng LĐTB&XH. 5. Vấn đề nghiên cứu CSƯĐXH với người có công trên địa bàn quận được thực hiện với các chế độ như thế nào? Cần phải làm thế nào để công tác này ngày càng đạt kết quả cao? 6. Giả thuyết nghiên cứu CSƯĐXH với NCC trên địa bàn quận được thực hiện hiệu quả với đầy đủ các chế độ theo quy định của Nhà nước.Tuy nhiên vẫn tồn tại một số khó khăn nhất định cần được khắc phục trong thời gian tới. 7. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập thông tin, tài liệu liên quan. - Phân tích, tổng hợp số liệu. - Quan sát thực tế. - So sánh đối chiếu. - Phỏng vấn sơ bộ cán bộ phụ trách mảng NCC của phòng LĐTB&XH quận Đống Đa. 8. Kết cấu báo cáo Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, Báo cáo gồm hai chương: Chương I: Hệ thống chính sách quy định chế độ và hoạt động chi trả chế độ cho người có công ở Việt Nam hiện nay . Chương II: Thực trạng công tác chi trả chế độ trợ cấp ƯĐXH với người có công trên địa bàn quận Đống Đa và một số giải pháp.

doc48 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5187 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoạt động chi trả chế độ trợ cấp Ưu đãi xã hội với người có công ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốn phát triển sản xuất, giảm nghèo” cho đối tượng người có công tại địa phương Ủy ban Nhân dân các xã, thị trấn rà soát và xây dựng kế hoạch xây dựng mới, sửa chữa nhà ở cho các đối tượng chính sách còn gặp khó khăn. Lồng ghép chương trình giảm nghèo và các chương trình phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương mình chú ý ưu tiên hỗ trợ cho các hộ chính sách có công đang thuộc diện hộ nghèo để phấn đấu đến giữa năm 2010 không còn hộ chính sách có công thuộc diên hộ nghèo. Tiếp tục thực hiện xây dựng xã, phường,thị trấn, thành phố làm tốt công tác Thương binh – Liệt sỹ và người có công. Tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công, hổ trợ điều dưỡng tại gia đình luôn được hoàn thiện hơn. 1.3.3. Thực hiện việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ Tăng cương công tác quản lý nhà bia ghi danh các liệt sỹ theo quy định. Cơ quan Quân sự, Ủy ban Nhân dân các phường, Ủy ban Nhân dân thành phố tiếp tục phát động phong trào cán bộ và nhân dân phát hiện, tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ tại những vùng sâu, vùng xa. 1.4. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về thực hiện chính sách chi trả trợ cấp ƯĐXH với NCC hiện nay Chính sách đối với người có công với cách mạng không chỉ là vấn đề đạo lý truyền thống mà còn là vấn đề chính trị, tư tưởng, tình cảm, một vấn đề xã hội vừa cấp bách trước mắt, vừa có ý nghĩa lâu dài. Với truyền thống đạo lý của dân tộc, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta không ngừng phấn đấu làm được nhiều việc tốt trong lĩnh vực chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng. Đường lối, chủ trương nhất quán, trước sau như một của Đảng ta đối với người có công với cách mạng đã được thể chế hóa về mặt Nhà nước phù hợp với tình hình cách mạng trong mỗi thời kỳ và từng giai đoạn cụ thể, góp phần ổn định chính trị, xã hội, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tăng lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ ta, tạo nên nét đẹp mới trong đời sống xã hội của đất nước và dân tộc. Có thể tóm tắt qua bốn nguyên tắc sau: Thứ nhất, người có công phải được ưu đãi, bởi vì họ là những người đã hy sinh vì Tổ quốc, thực hiện ưu đãi thể hiện tình cảm tôn trọng, đạo lý của dân tộc. Thứ hai, ưu đãi NCC trước hết là trách nhiệm của Nhà nước, sự tham gia của cộng đồng và sự nỗ lực của bản thân đối tượng. Thứ ba, thực hiện công bằng và công khai trong ưu đãi. Không phân biệt nam, nữ, tôn giáo, dân tộc . . . Thứ tư, xã hội hóa công tác ưu đãi NCC. Ưu đãi NCC không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHI TRẢ CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ƯĐXH VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP 2.1. Tổng quan về cơ quan thực tập. 2.1.1. Vài nét về UBND quận Đống Đa. Nằm ở phía Tây Nam nội thành Hà Nội, quận Đống Đa gắn liền với địa danh lịch sử Gò Đống Đa nơi Quang Trung đại phá quân Thanh, cùng di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám. Vị trí địa lý:   Quận Đống Đa Phía Bắc giáp quận Ba Đình; phía Đông Bắc giáp quận Hoàn Kiếm; phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng; phía Nam giáp quận Thanh Xuân; phía Tây giáp quận Cầu Giấy.  Diện tích: 9,94 km2. Dân số: khoảng 356.500 người (năm 2010). Đơn vị hành chính:   Quận Đống Đa hiện có 21 phường: Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hàng Bột, Nam Đồng, Trung Liệt, Khâm Thiên, Phương Liên, Phương Mai, Khương Thượng, Ngã Tư Sở, Láng Thượng, Cát Linh, Văn Chương, Ô Chợ Dừa, Quang Trung, Thổ Quan, Trung Phụng, Kim Liên, Trung Tự, Thịnh Quang, Láng Hạ.  Trụ sở UBND Quận tại 279 phố Tôn Đức Thắng. Về kinh tế-xã hội  - Về kinh tế: Những năm qua, kinh tế quận Đống Đa luôn giữ vững ổn định, mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 1.541 tỷ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt trên 772 tỷ đồng, với một số nhóm hàng chủ yếu như chế biến thực phẩm, sản xuất thiết bị điện.   Tổng thu ngân sách Nhà nước của quận năm 2009 đạt 843,64 tỷ đồng; 6 tháng đầu năm 2010 ước đạt khoảng 573 tỷ đồng (tăng 26,5% so với cùng kỳ năm 2009).   Quận Đống Đa là địa bàn có số doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhiều nhất thành phố Hà Nội. Năm 2009, có 10.052 doanh nghiệp (trong đó 6.738 doanh nghiệp hoạt động); đến đầu tháng 8/2010, có 13.164 doanh nghiệp (trong đó có 9.419 doanh nghiệp hoạt động).  Hoạt động thương mại – dịch vụ trên địa bàn được đẩy mạnh, hình thành một số trung tâm buôn bán sôi động: Khâm Thiên, Nam Đồng, Giảng Võ…  - Về lao động việc làm: Mỗi năm quận tạo việc làm cho khoảng 8000-8500 lao động. Năm 2010, quận đã cho vay vốn giải quyết việc làm 669 hộ, tổng vốn cho vay đạt 9,6 tỷ đồng; cho vay hộ nghèo, cận nghèo và gia đình khó khăn 3000 hộ; tạo điều kiện giải quyết việc làm 9.300 người đạt 100% kế hoạch trong đó 5.384 người có công việc ổn định.  - Về giáo dục và đào tạo: Công tác giáo dục và đào tạo của quận có bước phát triển mạnh, chất lượng dạy và học được nâng cao. Những năm gần đây, ngành giáo dục Đống Đa rất quan tâm ứng dụng CNTT trong quản lý và giải dạy. Hiện nay, quận Đống Đa có 100% các trường mầm non, tiểu học, THCS kết nối mạng Internet .  - Về công tác xã hội: Năm 2010, quận Đống Đa đã trợ cấp thường xuyên 825 người cao tuổi, 81 hộ nghèo không có khả năng lao động, sửa chữa 10 nhà dột nát hộ nghèo, cấp 2261 thẻ BHYT cho người nghèo, hỗ trợ phát triển đời sống giúp 250 hộ thoát nghèo.   - Về văn hóa: Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều loại hình phong phú, gắn với các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động lớn của đất nước, của Thủ đô. Duy trì vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, năm 2008, 83% gia đình được công nhận là gia đình văn hoá, 25% số tổ dân phố được công nhận là tổ dân số văn hoá. Di tích tích lịch sử -văn hóa và danh lam thắng cảnh. Văn Miếu - Quốc Tử Giám xây dựng từ năm 1070 dưới triều vua Lý Thánh Tông và trở thành trường Đại học đầu tiên của Việt Nam. Gò Đống Đa nơi ghi dấu ấn Quang Trung đại phá quân Thanh. Đàn xã tắc; Pháo Đài Láng; Chùa Bộc;Chùa Láng; Ô Chợ Dừa; Sân vận động Hàng Đẫy; Ga xe lửa Hà Nội; Chợ Kim Liên.../. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng LĐTB&XH quận Đống Đa trong việc chi trả trợ cấp Ưu đãi với người có công Phòng LĐTB&XH là cơ quan chuyên môn "tham mưu, giúp UBND cấp quận huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống TNXH; bình đẳng giới." Theo thông tư 10 của Bộ LĐTB&XH và Bộ Nội vụ, ngày 10 tháng 7 năm 2008. */ Vị trí, chức năng. Phòng LĐTB&XH là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp quận. Tham mưu, giúp đỡ UBND cấp quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động, NCC và xã hội, thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND cấp quận và theo quy định của pháp luật. */ Nhiệm vụ, quyền hạn. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng LĐTB&XH quận được quy định cụ thể trong thông tư 10 của Bộ LĐTB&XH và Bộ Nội vụ. Tuy nhiên có thể tóm tắt như sau: - Quản lý và hướng dẫn việc thực hiện CSXH, BTXH và chăm sóc trẻ em, trọng tâm là chính sách thương binh, liệt sỹ, gia đình chính sách, NCC với CM theo pháp lệnh NCC với CM. - Thực hiện chỉ đạo của cấp trên, phối hợp các phòng ban, các đoàn thể, các cơ sở thống nhất thực hiện nhiệm vụ. Mỗi cán bộ tuân thủ sự phân công của cấp trên. - Dự thảo và tổ chức chỉ đạo các dự án, đề án, các văn bản, quyết định thuộc thẩm quyền ban hành của UBND quận thuộc chuyên môn của phòng. - Tiếp dân và giải quyết đơn thư của dân theo thẩm quyền. - Quản lý tài sản, phượng tiện làm việc, tài chính, sinh hoạt và trật tự của phòng phụ trách. - Triển khai thực hiện các chương trình kế hoạch cấp trên giao phó thuộc chuyên môn của phòng. - Tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện và báo cáo kết quả lên cấp trên. - Đảm bảo kinh phí cho hoạt động của phòng. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức Từ ngày 4 tháng 02 năm 2008, theo nghị định 14/2008/NĐ-CP Chính phủ vềviệc tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Phòng Nội vụ - LĐTB&XH nay được tách thành 2 phòng: - Phòng Nội vụ quận Đống Đa. - Phòng LĐTB&XH quận Đống Đa Phòng LĐTB&XH được tổ chức theo sơ đồ như sau: Trưởng phòng Phó phòng Phó phòng Chuyên viên kế toán. Chuyên viên XĐGN, BTXH, thủ quỹ. Chuyên viên NCC, Trẻ em, QL hồ sơ Chuyên viên lao động việc làm, bảo hiểm thất nghiệp Phòng LĐTB&XH được tổ chức với mô hình trên thể hiện mối quan hệ trực tuyến, cấp dưới trực tiếp chịu sự lãnh đạo của cấp trên trực tiếp. Đồng thời thể hiện mối quan hệ ngang cấp, có sự trao đổi, hỗ trợ nhau trong thực hiện nhiệm vụ. 2.1.4. Nguồn nhân lực và cơ sở vật chất Cũng như các cơ quan, đơn vị khác, để hoàn thành tốt các chương trình kế hoạch của đơn vị nói riêng, của UBND nói chung, phòng LĐTB&XH cũng được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công việc và đặc biệt quan trọng là nguồn nhân lực. a. Cơ sở vật chất. Phòng làm việc được bố trí rộng rãi, thoáng mát. Mỗi cán bộ có một máy tính để bàn và được kết nối với một máy in. Tiện dụng cho việc soạn thảo văn bản, in ấn giấy tờ tài liệu cần thiết. Có điện thoại bàn, tiện cho việc liên lạc, thông tin nhanh chóng thông suốt. Phòng trang bị đầy đủ tủ đựng tài liệu cho từng loại công việc. Ngoài ra phòng còn được kết nối internet và kết nối mạng lan giữa các máy trong phòng rất thuận tiện cho việc trao đổi tai liệu giữa các nhân viên trong phòng. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn hạn chế đó là phòng vẫn còn ở cách xa và cách biệt với khối Ủy ban rất khó khăn cho việc đi lại trao đổi với cấp trên và các phòng ban khác, diện tích và không gian làm việc vẫn còn chặt hẹp.Ngoài ra phòng chưa có máy fax. Vì vậy khi cần gửi tài liệu nhanh thì phải đi xa gây những bất cập không đáng có. b. Nhân lực Tính đến thời điểm hiện tại, phòng có tất cả 17 nhân lực. Cụ thể như sau: - Chia theo nhóm: Nhân lực QL: 03 người trong đó 01 trưởng phòng và 02 phó phòng, nhân lực chuyên môn 4 người. Ngoài ra là các cán sự và nhân viên của các chuyên viên khác. Trưởng phòng là người trực tiếp phụ trách công việc chung trên các mặt lao động, việc làm, chủ tài khoản các loại kinh phí của phòng QL; trực tiếp duyệt kế hoạch thu chi, tổng duyệt bảng chi, duyệt phiếu chi nghiệp vụ hành chính và báo cáo quyết toán với cấp trên. Đồng thời là người trực tiếp xin ý kiến cấp trên các vấn đề nhiệm vụ và triển khai các nhiệm vụ. Ký các công văn của phòng, chủ yếu là các loại báo cáo gửi cấp trên và kế hoạch hướng dẫn cơ sở. Là người lập kế hoạch công tác cả năm, tháng, quý, tuần. Giao nhiệm vụ, quyền hạn cho cấp dưới trực tiếp. Chủ trì giao ban và các cuộc họp đột xuất của phòng. Bên cạnh đó, trưởng phòng là người thông tin đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; hướng dẫn thực hiện và có sự kiểm tra đôn đốc thường xuyên kịp thời. Có những linh hoạt trong điều chỉnh bổ sung kế hoạch. Có sự chỉ đạo kịp thời những công viẹc đột xuất ngoài kế hoạch. Trưởng phòng cũng chính là người đứng ra giải quyết các đơn thư thuộc thẩm quyền giải quyết do ngành phụ trách Phó phòng phụ trách mảng NCC. Giúp việc trưởng phòng trong việc thực hiện nhiệm vụ đang phụ trách cũng như các nhiệm vụ khác được giao từ cấp trên. Phó phòng phụ trách công tác XĐGN. Là người trực tiếp giúp trưởng phòng thực hiện công tác mảng XĐGN và kiêm cả mảng phòng chống TNXH. Giúp trưởng phòng kiểm tra, đôn đốc công việc mình phụ trách. Đồng thời phối hợp cùng trưởng phòng tham gia xây dựng các đề án, dự án của huyện uỷ, UBND giao phó; tổng hợp viết báo cáo tháng, quý, năm. 01 chuyên viên phụ trách kế toán( làm nhóm trưởng) và 03 nhân viên kế toán phụ trách mỗi người một mảng công việc khác nhau. 01 chuyên viên phụ trách công tác XĐGN, kiêm thủ quỹ. 01 chuyên viên phụ trách trẻ em và quản lý hồ sơ của phòng. 01 chuyên viên phụ trách công tác lao động, việc làm và bảo hiểm thất nghiệp. 01 chuyên viên phụ trách công tác NCC, bảo trợ xã hội. Với cơ cấu nhân lực như trên, cá nhân tôi nhận thấy nhân lực đang quá ít so với khối lượng công việc phải giải quyết hàng ngày, đặc biệt là các dip lễ, tết hay cuối tháng, cuối quý và cuối năm. Mỗi khi cứ 01 cán bộ đi công tác dù dài ngày hay ngắn ngày thì hầu như toàn bộ công việc người đó phụ trách phải dừng lại. Điều này gây trở ngại cho dân, những người cần được giải quyết công việc, trở ngại cho công việc liên quan, cấp trên và cả cấp dưới. Về chất lượng: 02 NL có trình độ cao đẳng chiếm 12%, 15 NL trình độ ĐH chiếm 88%. Hàng năm, các cán bộ được cử luân phiên đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và theo đợt đi học quản lý nhà nước. Do vậy, năng lực chuyên môn được củng cố và phát huy. Mặc dù, mới tách ra từ năm 2008 thành hai phòng nhưng mọi hoạt động của phòng vẫn diễn ra thông suốt, không có vướng mắc nảy sinh nào cả. Nguồn nhân lực của phòng trong những năm qua đã có sự đổi mới theo chủ trương cải cách hành chính nhà nước. Đó là việc tăng cường kết hợp làm việc giữa các cá nhân; ứng dụng CNTT vào giải quyết công việc. Nhờ vậy phòng luôn làm tốt công việc được giao, giải quyết nhanh chóng, chính xác các chế độ cho các đối tượng khác nhau, được cấp trên tin tưởng, được nhân dân yêu mến nhất là đối tượng NCC thấy yên tâm, hài lòng. 2.2. Thực trạng công tác chi trả chế độ trợ cấp ƯĐ với NCC trên địa bàn quận Đống Đa 2.2.1. Thực trạng NCC trên địa bàn quận Đống Đa. Trong hai thời kỳ kháng chiến, quận Đống Đa cũng đã cống hiến hàng nghìn người con ưu tú cho Cách mạng, họ đã hy sinh anh dũng để bảo vệ quê hương, đặc biệt thủ đô Hà Nội lại là trái tim, là cơ quan đầu não của cả đất nước, vì vậy mà đã bao anh hung đã ngã xuống để bảo vệ cho thủ đô được yên bình. Mặc dù là một quận nằm gần như là giữa của thành phố Hà Nội nhưng số người tham gia chiến đấu để bảo vệ đất nước, tổ quốc là một con số không nhỏ, họ đã phát huy tinh thần "Thà hy sinh tất cả chứ không chịu làm nô lệ". Thực hiện đổi mới đường lối của Đảng, từ những năm 1990 của thế kỷ XX, cùng với nhịp độ phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn Hà Nội diễn ra ngày càng nhanh. Để đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, Đảng và Nhà nước đã chủ động mở rộng nội thành – Thành phố Hà Nội, ngày 28/10/1995, Chính Phủ ra Nghị định số 69/CP về việc thành lập quận Đống Đa. Tổ chức bộ máy của quận chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/1996. Là một quận nằm giữa trung tâm thủ đô đầu não chính trị quân sự, kinh tế, văn hóa xã hội cảu cả nướ. Theo lời vẫy gọi linh thiêng của tổ quốc, những chiến sĩ quả cảm,không ngại gian khổ, họ đã ra đi cống hiến cho sự nghiệp giữ gìn và xây dựng tổ quốc . Đống Đa cũng đã phải chịu nhiều mất mát hy sinh trong chiến tranh, số lượng các đối tượng có công cách mạng trên đại bàn quận rất lớn với nhiều hoàn cảnh, mức sống. Vì vậy mà số lượng người có công trên địa bàn quận có số lượng người có công đông nhất trong toàn thành phố Hà Nội hiện nay. Tính đến thời điểm hiện tại (tháng 11 năm 2010) toàn quận có 14.002 người thuộc đối tượng người có công với cánh mạng hưởng trợ cấp ưu đãi người có công. Trong đó có 9.363 người hưởng trợ cấp một lần và 4.626 người hưởng trợ cấp thường xuyên và hưởng theo từng tháng. Số lượng người hưởng trợ cấp một lần trong quận là tương đối đông chủ yếu là các đối tượng như: Người có công tham gia trong 2 cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống pháp có huân huy chương được nhà nước công nhận, người có công đã mất hưởng tiền tuất, người bị nhiễm chất độc hóa học…vv Qua bảng số liệu dưới đây tổng quát từng năm, từ 2007 đến 2010 gồm cả đối tượng được hưởng trợ cấp một lần và trợ cấp thường xuyên. Bảng 1: Số lượng người đang hưởng trợ cấp ưu đãi thường xuyên ở quân Đống Đa. Năm 2007 2008 2009 2010 Số người 13 451 13 528 13 560 14 002 Số tiền 28 772 665 000 28 836 858 000 29 842 264 000 36 481 140 600 (Nguồn: Phòng LĐTB&XH quận Đống Đa tháng 11/2010) Bảng số liệu trên cho thấy số lượng người có công Đống Đa có sự tăng giảm nhưng không đáng kể. Từ năm 2007 đến 2010 tăng 551 người. Các đối tượng người có công phân bố không đều trên địa bàn quận, tập trung nhiều nhất là ở các phường như: Thổ Quan, Ô Chợ Dừa, Láng Hạ, Nam Đồng, Trung Tự, Phương Liên, Kim Liên, Hàng Bột...vv Hơn nữa, các nhóm đối tượng có số lượng cũng rất khác nhau. Bảng 2. Bảng phân nhóm đối tượng hưởng trợ cấp trên địa bàn huyện (tháng 11/2010). Đơn vị tính: đồng Stt Đối tượng hưởng ưu đãi hàng tháng Số người Số tiền 1 Người HĐCM trước 01/01/1945 (TKN) 195 249.655.000 2 Người HĐCM từ 01/01/1945- trước TKN 461 367.417.000 3 Bà mẹ VNAH, Anh hùng LLVTND,AHLĐ 31 24.154.000 4 TB, người hưởng chinh sách như TB 2.057 1.781.598.000 5 Thương binh loại B 104 64.210.000 6 Bệnh binh 168 223.698.000 7 Người phục vụ Thương binh, Bệnh binh 70 61.160.000 8 NCC giúp đỡ CM 4 3.321.000 9 Người HĐKC và con đẻ bị nhiễm CĐHH 201 188.318.000 10 Trợ cấp tiền tuất 1.334 953.735.000 11 Quân nhân xuất ngũ 1 854.294 Tổng Cộng 4 626 3.918.120.294 (Bảng tổng hợp phân bố các đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi xã hội hàng tháng với người có công tháng 11) STT Đối tượng Số người Tỷ lệ % 1 Người hoạt động CM hưởng trợ cấp một lần 9 376 66,96 2 Bà mẹ VNAH, AHLLVTND, AHLĐ 31 0,22 3 Thương binh và người hưởng chính sách như thương binh 2057 14,69 4 Thương binh loại B 104 0,74 5 Người hoạt động tiền khởi nghĩa 210 1,50 6 Bệnh binh 365 2,61 7 Người phục vụ thương bệnh binh, thương binh 143 1,02 8 Người hoạt động kháng chiến và con đẻ bị nhiễm CĐHH 381 2,72 9 Người hưởng tiền tuất 1334 9,53 10 Quân nhân xuất ngũ 1 0,008 11 Tổng 14 002 100% (Nguồn: Phòng LĐTB&XH quận Đống Đa tháng 11/2010) Tính từ ngày 01/01/2010 đến hết tháng 11/2010 quy mô các đối tượng được hưởng trợ cấp thường xuyên cụ thể như sau: Người hưởng hoạt động trước 01/01/1945 - Người hoạt động cách mạng trước 01/01/1945 diện thoát li 195 người - Người hoạt động cách mạng trước 01/01/1945 diện không thoát li không có 2. Người hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 461 người 3. Bà mẹ VNAH 03 người, AHLLVT, AHLĐ trong kháng chiến 31 người 4.Thương binh và người hưởng chính sách như thương binh: - Thương tật 21% - 60% là 1 819 người - Thương tật 61% - 80% là 175 người - Thương tật 81% trở lên là 33người - Thương tật nặng vết thương đặc biệt 30người. 5. Thương binh loại B - Suy giảm khả năng lao động từ 21% - 60% có 99 người - Suy giảm khả năng lao động từ 61% - 80% có 04 người - Suy giảm khả năng lao động hạng nặng từ 81% trở lên có 01 người - Suy giảm khả năng lao động hạng nặng từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt có 01 người. 6. Bệnh binh - Bênh binh suy giảm khả năng lao động từ 41- 50% có 05 người. - Bênh binh suy giảm khả năng lao động từ 51- 60% có 03 người. - Bênh binh suy giảm khả năng lao động từ 61- 70% co132 người. - Bênh binh suy giảm khả năng lao động từ 71- 80% có 19người. - Bênh binh suy giảm khả năng lao động từ 81- 90% có 7 người - Bênh binh suy giảm khả năng lao động từ 91- 100% không có - Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có bệnh tật đặc biệt: 02 người 7. Người có công giúp đỡ cách mạng có 10 người. 8. Người phục vụ thương binh, bệnh binh. + Thương binh: - Người phục vụ thương binh, thương bệnh binh ở gia đình có 61 người - Suy giảm khả năng lao động 81% trở lên: 30 người - Suy giảm khả năng lao động 81% trở lên có vết thương: 31 người + Bệnh binh: - Người phục vụ bệnh binh ở gia đình có 09 người -Suy giảm khả năng lao động 81% trở lên: 07 người - Suy giảm khả năng lao động 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng có 2 người 9. Người hoạt động kháng chiến và con đẻ bị nhiễm CĐHH - Người hoạt động kháng chiến nhiễm CĐHH: 93 người - Con đẻ người hoạt động kháng chiến nhiễm CĐHH bị dị dạng, dị tật:106 người 10. Người hưởng tiền tuất - Trợ cấp tiền tuất với thân nhân 01 liệt sỹ hưởng định xuất cơ bản: 909 người - Trợ cấp tiền tuất với thân nhân 02 liệt sỹ: 15 người - Trợ cấp tuất liệt sĩ hưởng định xuất nuôi dưỡng 10 người. - Trợ cấp hoạt động cách mạng trước 01/01/1945 hưởng định xuất cơ bản: 156 người. - Trợ cấp hoạt động cách mạng trước 01/01/1945 hưởng định xuất nuôi dưỡng không có. -Trợ cấp tiền tuất cán bộ tiền khởi nghĩa hưởng định xuất cơ bản: 171 người. -Trợ cấp tiền tuất cán bộ tiền khởi nghĩa hưởng định xuất nuôi dưỡng: không có. - Trợ cấp tiền tuất thương binh, thương binh B từ 61%trở lên:29 người - Trợ cấp tiền tuất lão thành cách mạng hưởng chênh lệch: 27 người. - Trợ cấp tiền tuất tiền khởi nghĩa: 20 người - Trợ cấp tiền tuất chênh lệch khác: 02 người. Như vậy, tính đến tháng 11 năm 2010 trên địa bàn quận Đống Đa có 14 002 người hưởng ưu đãi người có công. 2.2.2. Thực trạng công tác chi trả trợ cấp ƯĐ với NCC trên địa bàn quận Đống Đa hiện nay Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao của chính sách ƯĐXH với NCC, UBND quận đã tổ chức chỉ đạo phòng LĐTB&XH quận phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể ban ngành khác triển khai thực hiện công tác ưu đãi với NCC theo đúng quy định của Nhà nước. Việc chi trả chế độ ưu đãi hàng tháng góp phần chi trả bù đắp cho những thiệt thòi mất mát nhỏ cho NCC và gia đình họ, đó là sự kế tiếp truyền thống tốt đẹp của dân tộc là “ uống nước nhớ nguồn” góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần NCC nói chung, Thực hiện chính sách an sinh xã hội nói riêng. Để cho những người có công với cách mạng có một cuộc sống, thu nhập bằng với các gia đình khác trong xã hội nói chung. Hàng tháng cán bộ chính sách và bộ phận kế toán của phòng LĐTB-XH quận trực tiếp bàn giao, chi trả cho cán bộ chính sách của 21 phường trong quận, đúng thời gian và quy định của nhà nước, đảm bảo chi trả kịp thời cho người có công theo hàng tháng, theo số liệu thong kê mới nhất tháng 11/2010 với tổng số người trong toàn quận có số 4626 đối tượng, số tiền chi trả 3.918.120.294 đồng cho các đối tượng người có công và gia đình có công, đảm bảo đúng chế độ, đúng kỳ hạn, không sai xót, đảm bảo công bằng. Stt Xã/phường Người Số tiền 1 Phường Văn Miếu 106 88.213.000 2 Phường Cát Linh 192 163.307.000 3 Phường Quốc Tử Giám 126 105.207.000 4 Phường Văn Chương 161 142.343.000 5 Phường Hàng Bộ 197 174.108.000 6 Phường Ô Chợ Dừa 341 309.759.000 7 Phường Nam Đồng 399 308.938.000 8 Phường Quang Trung 152 132.537.000 9 Phường Trung Liệt 291 245.598.000 10 Phường Thổ Quan 173 147.918.000 11 Phường Khâm Thiên 102 82.977.000 12 Phường Trung Phụng 134 109.056.000 13 Phường Phương Liên 165 138.354.000 14 Phường Kim Liên 263 237.263.000 15 Phường Phương Mai 333 266.128.000 16 Phường Trung Tự 303 262.280.000 17 Phường Khương Thượng 120 95.949.000 18 Phường Thịnh Quang 289 247.232.000 19 Phường Ngã Tư Sở 102 91.347.000 20 Phường Láng Hạ 406 342.965.000 21 Phường Láng Thượng 271 226.642.294 Tổng Cộng 4 626 3.918.120.294 (Bảng tổng hợp kinh phí chi trả hàng tháng theo cấp phường, tháng 11/2010) Qua bảng số liệu báo cáo trên cho thấy rằng số lượng đối tượng có công chi trả hàng tháng ở quận Đống Đa tương đối lớn so với các quận và huyện trong toàn thành phố là khá lớn với tổng số 4 626 đối tượng, tổng kinh phí là 3.918.120.294 đồng, tính trung bình mỗi cán bộ chính sách xã hội quản lý khoảng hơn 200 đối tượng, ngoài ra phải đảm nhận nhiều công tác khác như chi trả trợ cấp ưu đãi một lần, và các trợ cấp khác như tàn tật, cấp phát BHYT cho người nghèo và các đối tượng NCC. Do vậy, công việc của cán bộ chính sách là tương đối nặng nhọc và tạo ra nhiều áp lực trong công việc nhất là vào thời gian cuối năm. Từ ngày 1/5/2010, mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp đối với người có công với cách mạng sẽ tăng từ 685.000 đồng (hiện đang áp dụng) lên thành 770.000 đồng.   Chính phủ vừa ban hành Nghị định 35/2010/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Theo đó, tất cả các mức trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với từng đối tượng người có công đều sẽ tăng so với quy định cũ tại Nghị định 38/2009/NĐ-CP. Tăng mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng Cụ thể, người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 thuộc diện thoát ly được hưởng mức trợ cấp là 861.000 đ/tháng (trước là 767.000đ) và hưởng thêm phụ cấp 146.000 đ/thâm niên (trước là 130.000đ); diện không thoát ly là 1.462.000đ/tháng (trước là 1.302.000 đ). Thân nhân của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 từ trần được trợ cấp tiền tuất 770.000đ/tháng (trước 685.000đ) và trợ cấp tuất nuôi dưỡng 1.291.000đ/tháng (trước 1.150.000 đ). Thân nhân liệt sĩ được trợ cấp hàng tháng từ 770.000đ - 1.376.000đ/tháng (trước 685.000 đ - 1.225.000đ); Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong kháng chiến được trợ cấp 646.000đ/tháng (trước là 575.000đ); Bà mẹ Việt Nam anh hùng ngoài trợ cấp 1.376.000đ/tháng (trước là 1.225.000đ) còn được hưởng mức phụ cấp 646.000đ/tháng (trước là 575.000đ). Ngoài ra, Nghị định quy định chi tiết mức trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với một số thương binh loại B, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, người có công giúp đỡ cách mạng và trợ cấp ưu đãi hàng tháng tại các trường đào tạo, trường phổ thông dân tộc nội trú với mức thấp nhất là 387.000 đ/tháng và cao nhất là 1.963.000 đ/tháng. Trợ cấp ưu đãi 1 lần tăng tương ứng theo mức chuẩn. Mức trợ cấp ưu đãi 1 lần đối với các đối tượng có công tuy vẫn giữ nguyên như quy định cũ, nhưng do mức chuẩn tăng nên mức trợ cấp cụ thể cũng tăng tương ứng. Cụ thể, mức trợ cấp đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến chết trước ngày 1/1/1995; Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động động trong kháng chiến được truy tặng là 20 lần mức chuẩn, tương ứng 15.400.000đ. Các trường hợp bị thương suy giảm lao động từ 5%-20% được hưởng mức trợ cấp từ 4-8 lần mức chuẩn. Người tham gia kháng chiến bị địch bắt tù, đày, tùy vào thời gian bị địch bắt từ dưới 1 năm đến trên 10 năm, mức trợ cấp tương ứng từ 500.000đ - 2.500.000đ... Tăng trợ cấp thương tật đối với thương binh. Nghị định mới cũng quy định tăng mức trợ cấp thương tật đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh. Tùy theo tỷ lệ suy giảm khả năng lao động, mức trợ cấp tối thiểu là 519.000đ, cao nhất là 2.471.000đ (quy định cũ là từ 462.000đ - 2.200.000đ). Đối với thương binh loại B, mức trợ cấp thương tật mới sẽ áp dụng là từ 429.000đ - 2.044.000đ. * Phân loại từng đối tưởng hưởng trợ cấp hàng tháng của quận Đống Đa, cụ thể là 11/2010 có số đối tượng và số tiền hưởng trợ cấp của NCC như sau: Stt Đối tượng Số người Số tiền I NGƯỜI HĐCM TRƯỚC 01/01/1945 195 249.655.000 1 - Diện thoát ly 195 249.655.000 2 - Diện không thoát ly II NGƯỜI HĐCM TỪ 01/01/45- TRƯỚC TKN 461 367.417.000 1 Người HĐCM từ 01/01/1945 đến trước TKN 461. 367.417.000 III BÀ MẸ VNAH, AHLLVTND, AHLĐ 31 24.154.000 1 Bà mẹ Việt Nam anh hùng 3 6.066.000 2 Anh hùng LLVTND, anh hùng LĐ trong KC 28 18.088.000 IV TB, NGƯỜI HƯỞNG CS NHƯ TB 2057 1.781.598.000 1 TB suy giảm KNLĐ từ 21-60% 1.819 1.340.799.000 2 TB suy giảm KNLĐ từ 61-80% 175 275.314.000 3 TB suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên 33 79.471.000 4 TB suy giảm KNLĐ từ 81% có VTĐB nặng 30 86.014.000 V THƯƠNG BINH LOẠI B 104 64.210.000 1 TB B suy giảm KNLĐ từ 21- 60% 99 56.411.000 2 TB B suy giảm KNLĐ từ 61-80% 4 5.266.000 3 TB B suy giảm KNLĐ từ 80% trở lên 4 TB B suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên có VT ĐB 1 2.533.000 VI BỆNH BINH 168 223.698.000 1 Bệnh binh suy giảm KNLĐ từ 41-50% 5 4.025.000 2 Bệnh binh suy giảm KNLĐ từ 51-60% 3 3.006.000 3 Bệnh binh suy giảm KNLĐ từ 61-70% 132 168.564.000 4 Bệnh binh suy giảm KNLĐ từ 71-80% 19 27.987.000 5 Bệnh binh suy giảm KNLĐ từ 81-90% 7 15.050.000 6 Bệnh binh suy giảm KNLĐ từ 91-100% 7 Bệnh binh suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên cóVTĐB nặng 2 5.066.000 VII NGƯỜI PHỤC VỤ THƯƠNG BINH, BÊNH BINH 70 61.160.000 1 Người phục vụ TB,TTB ở gia đình 61 53.790.000 1.1 Suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên 30 23.100.000 1.2 Suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên có VTĐB nặng 31 30.690.000 2 Người phục vụ BB ở gia đình 9 7.370.000 2.1 Suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên 7 5.390.000 2.2 Suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên có VTĐB nặng 2 1.980.000 VIII NGƯỜI CÓ CÔNG GIÚP ĐỠ CÁCH MẠNG 4 3.321.000 1 NCC giúp đỡ CM trước 08/1945 hưởng ĐXCB 3 2.310.000 2 NCC giúp đỡ CM trước 08/1945 hưởng ĐXND 3 NCC giúp đỡ CM trong KC hưởng ĐXCB 4 NCC giúp đỡ CM trong KC hưởng ĐXND 1 1.011.000 IX NGƯỜI HĐKC VÀ CON ĐẺ BỊ NHIỄM CĐHH 201 188.318.000 1 Người HĐKC bị nhiễm CĐHH 94 125.870.000 1.1 Bị mắc bệnh Suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên 12 21.156.000 1.2 Bị mắc bệnh Suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên có VTĐB nặng 66 84.282.000 1.3 TB, TBB,BB, người hưởng MSLĐ bị nhiễm CĐHH 16 20.432.000 2 Con đẻ của người HĐKC bị nhiễm CĐHH 107 62.448.000 2.1 Con bị DDDT, suy giảm KNLĐ còn tự lực được trong sinh hoạt 59 25.488.000 2.2 Con bị DDDT, không còn tự lực được trong sinh hoạt 48 36.960.000 X TRỢ CẤP TIỀN TUẤT 1.334 953.375.000 1 Tuất 1 liệt sỹ hưởng ĐXCB 909 699.930.000 2 Tuất 2 liệt sỹ trở lên 15 20.640.000 3 Tuất liệt sỹ hưởng ĐXNB 10 13.760.000 4 Tuất người HĐCM trước01/01/1945 hưởng ĐXCB 156 120.120.000 5 Tuất người HĐCM trước01/01/1945 hưởng ĐXNB 6 Tuất cán bộ TKN hưởng ĐXNB 171 73.872.000 7 Tuất cán bộ TKN hưởng ĐXND 8 Tuất TB,TB B từ 61% trở lên hưởng ĐXNB 29 12.528.000 9 Tuất TB,TB B từ 61% trở lên hưởng ĐXND 10 Tuất BB từ 61% trở lên hưởng ĐXNB 11 Tuất BB từ 61% trở lên hưởng ĐXND 12 Tuất LTCM hưởng chênh lệch( chết trước 2007) 17 8.126.000 13 Tuất TKN hưởng chênh lệch( chết trước 2007) 8 1.120.000 14 Tuất TKN chênh lệch ĐXND 15 Tuất TBB hưởng chênh lệch ĐXCB ( chết trước 2007) 16 Tuất TBB chênh lệch hưởng ĐXND 17 Tuất LTCM hưởng chênh lệch( chết tư 01/01/1945) 7 2.835.000 18 Tuất LTCM hưởng chênh lệch nuôi dưỡng 19 Tuất TKN chênh lệch hưởng ĐXCB chết từ (01.01/2007) 10 670.000 20 Tuất TTB chênh lệch hưởng ĐXCB chết từ (01.01/2007) 2 134.000 XI QUÂN NHÂN XUẤT NGŨ 1 854.294 1. Quân nhân xuất ngũ từ 15 năm đến dưới 20 năm 1 854.294 Tổng 4.626 3.918.120.294 Mức TC từ 01/5/2010 (Mức chuẩn 770.000đ) Mức trợ cấp ưu đãi một lần: Tổng số người Tổng số tiền TT Đối tượng người có công 3 239 1.944.961.500 1 - Trợ cấp một lần khi báo tử liệt sĩ 22 338.800.000 - Chi phí báo tử 19 19.000.000 2 - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến chết trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 20 308.000.000 - Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến được truy tặng 22 338.800.000 3 Người bị thương suy giảm khả năng lao động từ 5% - 20%: 65 182.091.500 - Suy giảm khả năng lao động từ 5% - 10% 12 36.960.000 - Suy giảm khả năng lao động từ 11% - 15% 24 33.264.000 - Suy giảm khả năng lao động từ 16% - 20% 29 111.867.500 4 Người tham gia kháng chiến bị địch bắt tù, đày: 605 495.846.000 - Thời gian bị địch bắt tù dưới 1 năm 311 95.788.000 - Thời gian bị địch bắt tù từ 1 năm đến dưới 3 năm 153 212.058.000 - Thời gian bị địch bắt tù từ 3 năm đến dưới 5 năm 39 58.500.000 - Thời gian bị địch bắt tù từ 5 năm đến dưới 10 năm 67 42.000.000 - Thời gian bị địch bắt tù từ 10 năm trở lên 35 87.500.000 5 Người hoạt động kháng chiến(Trợ cấp tính theo thâm niên kháng chiến) 58 71.224.000 6 Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Huy chương Kháng chiến và người có công giúp đỡ cách mạng trong gia đình được tặng Huy chương Kháng chiến 89 89.000.000 7 Trợ cấp đối với thân nhân người có công với cách mạng chết trước ngày 01 tháng 01 năm 1995: 195 195.000.000 - Thân nhân của người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày 97 97.000.000 - Thân nhân của người hoạt động kháng chiến được tặng Huân chương, Huy chương 98 98.000.000 8 Trợ cấp ưu đãi đối với con của người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng đang học tại: 338 89.400.000 - Cơ sở giáo dục mầm non 36 7.200.000 - Cơ sở giáo dục phổ thông 168 42.000.000 - Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học, phổ thông dân tộc nội trú 134 40.200.000 9 Bảo hiểm y tế bằng 4,5% tiền lương tối thiểu chung 535 23.881.330 10 Mai táng phí = 730.000 68 63.790.4600 ( Bảng tổng hợp chi trả chế độ ưu đãi xã hội một lần với người có công của Quận Đống Đa từ 01/01/2010-11/2010) Căn cứ vào quy định các mức trợ cấp cho từng đối tượng khác nhau như trên, hàng năm dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của Sở LĐTB&XH thành phố Hà Nội, phòng LĐTB&XH quản lý trực tiếp thực hiện chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với các đối tượng NCC với CM. Qua bảng tổng hợp chi trả chế độ ƯĐXH trên cho thấy số lượng người có công của quận là rất lớn, do vậy mà mức sinh hoạt và điều kiện sống của một số đối tượng người có công gặp rất khó khăn, do điều kiện tuổi cao và sức yếu hiện nay có nhiều đối tượng chính sách đã mất như: Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Thương binh, bệnh binh, mặt khác là do có sự thay đổi nơi ở nên số lượng NCC và số tiền chi trả trợ cấp thường có sự biến động liên tục và thay đổi không đáng kể trong từng tháng. Hoạt động này được tiến hành thường xuyên tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác. Và chỉ có sự thay đổi khi có sự điều chỉnh của Nhà nước. Nhờ vậy đã góp phần không nhỏ trong việc tạo điều kiện giúp đỡ NCC vượt qua khó khăn trở ngại vươn lên trong lao động sản xuất và trong học tập rèn luyện, làm cho họ thấy được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta. Nguồn ngân sách chủ yếu để chi trả cho các đối tượng NCC là do Nhà nước cấp. Hàng tháng cán bộ lập danh sách đối tượng mới được xác nhận, đối tượng hết tuổi trợ cấp, đối tượng thay đổi chỗ ở do di chuyển đến hoặc đi, giảm do chết hoặc bị tước danh hiệu để gửi Sở LĐTB&XH thành phố Hà Nội để có sự điều chỉnh kịp thời vào tháng sau cũng như có căn cứ để chuyển kinh phí cho Phòng. Việc kiểm tra giám sát hoạt động chi trả chế độ được thực hiện thông qua các báo cáo tháng, quý, năm mà phòng LĐTB&XH đã trình lên Sở LĐTB&XH theo định kỳ, qua các báo cáo đột xuất và các cuộc tiếp dân. Cùng với việc bảo đảm trợ cấp ưu đãi thường xuyên và trợ cấp một lần cho đối tượng NCC, nhiều chính sách hỗ trợ khác cũng được ban hành và thực hiện như: xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình nghĩa, thăn hỏi tặng quà người và gia đình có công với CM, chăm sóc người có công, chính sách ưu đãi trong giáo dục, đào tạo đối với con người có công. 2.3. Một số kết quả đã đạt được cùng với việc chi trả trợ cấp đối với NCC * Hoạt động chi trả chế độ phụ cấp, trợ cấp cho NCC. Đây là hoạt động chủ yếu trong thực hiện chế độ đối với NCC trên địa bàn quận. Năm 2007 2008 2009 2010 Số người 13 451 13 528 13 560 14 002 Số tiền 28 772 665 000 28 836 858 000 29 842 264 000 36 481 140 600 (Nguồn: Phòng LĐTB&XH quận Đống Đa) * Chương trình xây dưng quỹ "đền ơn đáp nghĩa" Sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm, góp phần quan trọng trong việc ổn định chính trị, xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác này. Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: chăm lo tốt hơn đối với các gia đình chính sách và những người có công với cách mạng, bảo đảm tất cả các gia đình chính sách có cuộc sống bằng, hoặc khá hơn mức sống trung bình so với người dân địa phương trên cơ sở kết hợp ba nguồn lực: Nhà nước, cộng đồng và cá nhân đối tượng tự vươn lên. Để thực hiện mục tiêu đó của Đảng, cùng với chính sách ưu đãi của Nhà nước, phát huy truyền thống dân tộc “Uống nước nhớ nguồn”, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng đã trở thành tình cảm, trách nhiệm của toàn xã hội. Khơi dậy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, huy động được sức mạnh của toàn xã hội chăm lo cho thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng. Quận Đống Đa đã hưởng ứng và thực hiện đúng chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, thực hiện tốt công tác này. Hàng ngàn việc làm tốt đẹp đã nảy nở từ từng tổ dân phố, khu dân cư, các phường , đường phố không những tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn chăm sóc người có công với nước mà còn góp phần vào công cuộc đổi mới, làm giàu, xóa đói, giảm nghèo trong đời sống của các gia đình chính sách. Đây là chương trình phát động thường xuyên các năm vào dịp kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ 27/07. Nhận công văn hướng dẫn từ UBND quận, phòng LĐTB&XH cụ thể hoá các nội dung, thời gian, hình thức tuyên truyền, đối tượng tuyên truyền, dự toán kinh phí hoạt động. Kinh phí thu được được sử dụng vào các việc chăm sóc sức khoẻ, trợ cấp xây nhà cho đối tượng NCC, công tác quản lý, công tác tuyên truyền. * Xây dựng nhà tình nghĩa. Là chương trình được thực hiện trong cả năm. Từ năm 2007 đến 2010, số nhà tình nghĩa được xây dựng là hơn 20 nhà nhà với tổng số tiền là hàng tỷ đồng, trong năm 2010 xây dựng được 2 nhà và giúp đỡ một số hộ mua nhà ở thuộc diện chính sách. Mỗi nhà tình nghĩa được xây dựng thì Phòng trích quỹ để đóng góp là 10 triệu đồng/ 1 nhà. Ngoài ra, thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước về ưu đãi đối với người có công, tham mưu UBND quận hỗ trợ về kinh tế, nhà ở cho các gia đình khó khăn, phấn đấu đưa đời sống gia đình các hộ chính sách lên trên mức trung bình của nhân dân nơi cư trú. * Tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa cũng là một trong những chương trình ƯĐXH với NCC. Trong năm 2010 nhân dịp kỷ niệm đại lễ 1000 năm thăng long Hà nội hoạt động này đã được thực hiện, phòng đã tặng 1000 sổ tiết kiệm cho các đối tượng người có công. Như vậy có thể thấy rằng công tác vận động tuyên truyền của cấn bộ phòng phối hợp cùng với cán bộ ở phường thực hiện một cách có hiệu quả. Nhưng tong khi thực hiện cũng gặp phải một số những khó khăn, như khó khăn về kinh phí, phương tiện đi lại, cơ sở vật chất còn hạn hẹp… vì vậy, cần phải được khắc phục trong những năm tiếp theo. * Thăm tặng quà cho đối tượng NCC và gia đình có công với CM. Đây là một hoạt động được tiến hành chủ yếu trong các ngày lễ như ngày thương binh liệt sỹ 27/7 hàng năm, ngày tết. Rà soát, tham mưu UBND quận tổ chức đoàn đại biểu gồm các đồng chí lãnh đạo Quận uỷ- HĐND-UBND-UBMTTQ quận thăm và tặng quà các đối tượng chính sách tiêu biểu đã từng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh đề nghị UBND quận tặng quà nhân ngày 30/4( 66 suất quà x 500.000 đồng = 33.000.000 đồng). Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, ngay từ những ngày đầu kháng chiến, cách đây 63 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định chọn ngày 27-7 hằng năm là ngày “Thương binh - Liệt sĩ” để Đảng, Nhà nước và nhân dân ta tỏ lòng “hiếu nghĩa bác ái” với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng. Đây là dịp để chúng ta ôn lại, tôn vinh và tỏ lòng biết ơn vô hạn các anh hùng liệt sĩ, đồng chí, đồng bào đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc Việt Nam thân yêu, vì sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng. Cụ thể như sau: Ngày 27/ 7/ 2010 quà của Thành phố là 809 suất, mỗi suất 100.000 đồng. Quà của TW 88 suất 200 000 và 32 suất 100 000. Tổng số tiền quà là 35 700 000 đồng. Quà tết của TW loại 250 000 cho 87 đối tượng và loại 120 000 cho 22 đối tượng. Tổng số tiền là 24 390 000 đồng. Như vậy trong năm 2010 tổng số tiền quà phát cho đối tượng NCC là 60 090 000 đồng. * Trong năm qua số hồ sơ được duyệt hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục là 4.568 đối tượng với tổng số tiền là 6 836 996 000 đồng. Con số này tăng lên đáng kể so với những năm trước. Chẳng hạn năm 2008 con số này là 2.940 đối tượng và với số tiền là 2.318 627 000 đồng. * Bên cạnh đó năm 20210 đã chi trả trợ cấp mua phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình cho 4 đối tượng với tổng số tiền là 11. 321 000 đồng. Trong đó 01 dày 862 000 đồng; 01 mắt 300 000 đồng; 03 xe lăn 10 159 000 đồng. Có được những kết quả như trên trong công tác tổ chức thực hiện chính sách ƯĐXH với NCC là do: Trước hết, hệ thống chính sách ƯĐXH với NCC ở nước ta ngày càng hoàn thiện, liên tục được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với từng thời kỳ CM và hoàn cảnh thực tế chính là một trong những nguyên nhân quan trọng. Hơn nữa, công tác tổ chức thực hiện ƯĐXH với NCC được Đảng bộ và chính quyền địa phương thực hiện dung đắn triệt để. Kịp thời nắm bắt những sửa đổi bổ sung của cấp trên, không một chút lơi là trong tiến hành công việc dưới sự chỉ đạo sâu sát của Sở LĐTB&XH Thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, những người trực tiếp thực hiện công tác ưu đãi NCC luôn luôn tận tâm với công việc; biết quan sát, điều chỉnh hành vi thái độ làm việc, luôn biết hoàn thiện trong công việc từ việc rút kinh nghiệm từ những người đi trước, thời gian trước. Nhờ đó mà chính sách được thực hiện ngày càng hiệu quả. Hơn nữa, nhờ có sự qua tâm chỉ đạo kịp thời của UBND quận Đống Đa trong thực hiện chính sách ƯĐXH với NCC. Một nguyên nhân không kém phần quan trọng để đưa lại những kết quả như trên là do đội ngũ chuyên trách cấp huyện cũng như ở các xã thường xuyên được “bổ túc”, nâng cao trình độ chuyên môn. Vì vậy mà đã bổ xung kịp thời các đối tượng vào danh sách và cáo cáo lên cấp trên. Phối hợp với UBMTTQ, Hội CTĐ, Hội LHPN kiển tra công tác chi trả quà tết cho các đối tượng chính sách nhân dịp tết Nguyên đán tại 21 phường. Ngoài ra, công tác tuyên truyền được triển khai thường xuyên và có sự đôn đốc kịp thời của các cấp lãnh đạo cũng là yếu tố đem lại những kết quả đáng lưu ý. Bên cạnh đó, nhận thức đúng đắn của nhân dân về những hy sinh, những đóng góp to lớn của các thế hệ NCC cũng như những đóng góp tích cực của họ đã góp phần quan trọng làm nên những kết quả nói trên. 2.4. Một số hạn chế còn tồn tại Cũng như tất thảy mọi hoạt động khác, bên cạnh những thành tựu đạt được luôn có những tồn tại nhất định. Trong hoạt động chi trả, mặc dù được thực hiện thường xuyên theo quy định của Nhà nước nhưng thực tế cho thấy những người trực tiếp chi trả không nắm bắt được chính xác thông tin về đối tượng. Dẫn đến tình trạng có những người đã chết nhưng vẫn thực hiện chi trả do cán bộ cấp phường chưa báo cáo lên quận, đối tượng năm năm mới được nhận điều dưỡng tại gia một lần nhưng có người hai năm liên tiếp vẫn nhận do cấp phường báo cáo không chính xác. Công tác tuyên truyền vẫn chưa được thực hiện hiệu quả. Chủ yếu bằng các văn bản chính sách mà không có các buổi thuyết trình, tuyên truyền trực tiếp; không có các hoạt động như văn nghệ, thể thao mang tính chất chào mừng các ngày lễ và cổ vũ tuyên truyền. Trình độ chuyên môn của hầu hết cán bộ chính sách cấp phường còn hạn chế. Không những thế, sự phối hợp thực hiện chính sách của các ban ngành là chưa cao. Cụ thể trong công tác cấp thẻ bảo hiểm y tế, cho đối tượng vay vốn, tạo việc làm cho đối tượng NCC. . . Công tác kiểm tra đôn đốc thực hiện còn mang tính hình thức, chủ yếu thông qua các báo cáo do các phường gửi lên gửi lên. Chưa có sự thực tế kiểm tra, giám sát vì vậy vẫn xảy ra tình trạng đối tượng NCC trực tiếp đến Phòng LĐTB&XH để thắc mắc gây mất thời gian, tốn kém tiền bạc. 2.5. Một số giải pháp Sau khi tìm hiểu thực trạng công tác ưu đãi xã hội với NCC, để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác này cần thực hiện một số giải pháp sau: Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản, chính sách, triển khai đồng bộ, thống nhất và kịp thời tất cả chính sách ưu đãi; tăng cường kiểm tra, kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác chính sách, bảo đảm đủ phẩm chất, năng lực công tác chuyên môn, đủ khả năng tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tập trung thực hiện có hiệu quả các chương trình tình nghĩa như: xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, xây dựng nhà tình nghĩa, chăm sóc, giúp đỡ thương, bệnh binh nặng, cha mẹ liệt sĩ già yếu, cô đơn, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, ưu tiên đào tạo và tạo việc làm đối với con thương binh, bệnh binh, con liệt sĩ và người có công với cách mạng. Thứ ba, khuyến khích, động viên và tạo điều kiện để anh chị em thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng tích cực tham gia các hoạt động xã hội, phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của gia đình, xứng đáng người công dân kiểu mẫu, gia đình cách mạng gương mẫu. Thứ tư, tổ chức sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân làm tốt phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, những thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng có nhiều cố gắng trong học tập, công tác, phát triển kinh tế và tham gia hoạt động xã hội, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phát huy truyền thống cách mạng, nêu những tấm gương sáng cho thế hệ con cháu noi theo. Nhân rộng mô hình làm tốt phong trào, chú trọng phát huy dân chủ, công khai mọi chính sách về lĩnh vực người có công với cách mạng. Thứ năm, để thực hiện tốt công tác thương binh, liệt sĩ, các cấp ủy Đảng, chính quyền cần nêu cao vai trò, trách nhiệm của mình, thường xuyên quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, phù hợp với tình hình của địa phương mình, cơ quan mình, khơi dậy truyền thống yêu nước, động viên mọi tầng lớp nhân dân tham gia cùng Nhà nước thực hiện tốt hơn nữa công tác chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng trong tiến trình hội nhập và phát triển đất nước. 2.6. Khuyến nghị Để chính sách ưu đãi XH với NCC ngày càng được thực hiện hiệu quả, phát huy hết vai trò ý nghĩa của nó thì cần có sự đồng lòng của các ban ngành, đoàn thể cũng như toàn thể nhân dân. Đối với lãnh đạo: Cần sát sao hơn nữa trong chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc cấp dưới thực hiện các chủ trương chính sách về vấn đề này. Đối với chính quyền địa phương: Thi hành kịp thời và chu đáo các chính sách của Đảng, Nhà nước và làm đúng chỉ đạo của cấp trên. Kịp thời có sự báo cáo công tác chính xác cho cấp trên để có sự điều chỉnh cần thiết. làm tốt công tác tuyên truyền đến tận người dân. Các đoàn thể: Phát huy hết khả năng của mình, hỗ trợ ban ngành trong công việc tuyên truyền, thực hiện chính sách này. . . Đối với bản thân các đối tượng: Cần nỗ lực vượt lên những mất mát đau thương, bằng ý chí nghị lực của mình khắc phục khó khăn, không cam chịu đói nghèo, tiếp tục khẳng định mình, xây dựng cuộc sống mới cho bản thân, gia đình và đóng góp công sức cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Không nên trông chờ, ỷ lại và có thái độ sai lệch cho rằng bản thân NCC có quyền làm những gì mình thích. Quan trọng nhất là các ban ngành đoàn thể, các cấp các ngành phải có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng. Có sự hỗ trợ giúp đỡ linh hoạt trong công việc. Đối với phòng LĐTB&XH quận: Các cán bộ chính sách thực tế hơn, gần gũi hơn nữa với các cán bộ chính sách các xã để nắm tình hình chính xác; Phải có kế hoạch cụ thể trong công tác, làm tốt mọi công việc được giao. Phản ánh đúng và kịp thời lên lãnh đạo những trường hợp khẩn cấp. C. KẾT LUẬN Chiến tranh đã lùi vào quá vãng, chỉ có những người con ưu tú đã hóa thân cho Tổ quốc, cho nhân dân là mãi mãi bất tử. “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” đó là truyền thống và đạo lý tốt đẹp của người dân nước Việt. Với trách nhiệm, tình cảm sâu nặng, nhằm tỏ lòng thành kính trước sự hy sinh to lớn của những người có công với đất nước. Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, các cấp, ban ngành, địa phương và toàn thể nhân dân ta đã thực hiện tốt chính sách ưu đãi xã hội với đối tượng NCC và quận Đống Đa cũng là một quận đã làm rất tốt công tác này, đó là sự đền đáp một phần rất nhỏ cho những người đã hiến trọn cuộc đời mình cho Tổ quốc, cho sự phồn vinh của quê hương đất nước. Sự hy sinh mất mát của những NCC là không có gì so sánh được. Vì vậy toàn thể đất nước nói chung, quận Đống Đa nói riêng vẫn luôn luôn cố gắng làm tốt hơn nữa công tác ưu đãi với NCC với mong muốn nhỏ nhoi góp phần xoa dịu những nỗi đau, sự mất mát to lớn của họ. Qua báo cáo này bản thân tôi có đề xuất một vài giải pháp, khuyến nghị mong muốn có thể góp phần thúc đẩy việc thực hiện chính sách UĐXH với NCC trên địa bàn quận được thực hiện với hiệu quả cao hơn nữa. Tuy nhiên do thời gian có hạn cũng như kiến thức thực tế, nhận thức còn hạn chế vì vậy báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận đuợc sự đóng góp ý kiến của thầy cô, bạn bè và những người quan tâm tới vấn đề này. D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Phòng Lao động thương binh và Xã hội quận Đống Đa: - Báo cáo tổng kết chi trả trợ cấp cho người có công năm 2007; - Báo cáo tổng kết chi trả trợ cấp cho người có công năm 2008; - Báo cáo tổng kết chi trả trợ cấp cho người có công năm 2009; - Báo cáo tổng kết chi trả trợ cấp cho người có công năm 20010; - Báo cáo tình hình chi trả trợ cấp mua phương tiện trợ giúp và dụng cụ cho người có công năm 2010; 2. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam: Nghị định 28/1995/NĐ/CP quy định và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công. 3. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam: Nghị định 07/2008/NĐ/CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. 4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam: Nghị định 35/2010/NĐ/CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. 5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam: Nghị định 105/2008/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. 6. Bộ LĐTB&XH và Bộ Nội vụ: Thông tư liên tịch hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cử cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của UBND cấp xã về lao động, người có công và xã hội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCD047.doc
Luận văn liên quan