Hoạt động quảng cáo thương mại với rượu
Hoạt động quảng cáo thương mại với rượu
Rượu là một đối tượng bị hạn chế kinh doanh, và trong hoạt động quảng cáo cũng vậy, Khoản 4 điều 109 LTM 2005 quy định những sản phẩm bị cấm quảng cáo có nêu rõ: “Quảng cáo thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên và các sản phẩm, hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng trên thị trường Việt Nam tại thời điểm quảng cáo”. Tại khoản 3 mục II thông tư 43/2003 quy định:
a, các loại rượu có nồng độ cồn từ 15o trở xuống chỉ được quảng cáo trên báo in, báo điện tử, đài phát thanh, đài truyền hình, mạng thông tin máy tính như các hàng hoá khác quảng cáo trên phương tiện đó.
b, các loại rượu có nồng độ cồn trên 15o chỉ được quảng cáo trong phạm vi địa giới doanh nghiệp sản xuất rượu, bên trong các cựa hàng, địa lý tiêu thụ rượu nhưng phải đảm bảo người bên ngoài địa giới doanh nghiệp, cựa hàng, đại lý không đọc được, không nghe được, không thấy được.”
5 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3529 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động quảng cáo thương mại với rượu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: Trình bày hiểu biết của em về quảng cáo và khuyến mại rượu.
Bài làm
1- Hoạt động quảng cáo thương mại với rượu
Rượu là một đối tượng bị hạn chế kinh doanh, và trong hoạt động quảng cáo cũng vậy, Khoản 4 điều 109 LTM 2005 quy định những sản phẩm bị cấm quảng cáo có nêu rõ: “Quảng cáo thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên và các sản phẩm, hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng trên thị trường Việt Nam tại thời điểm quảng cáo”. Tại khoản 3 mục II thông tư 43/2003 quy định:
a, các loại rượu có nồng độ cồn từ 15o trở xuống chỉ được quảng cáo trên báo in, báo điện tử, đài phát thanh, đài truyền hình, mạng thông tin máy tính như các hàng hoá khác quảng cáo trên phương tiện đó.
b, các loại rượu có nồng độ cồn trên 15o chỉ được quảng cáo trong phạm vi địa giới doanh nghiệp sản xuất rượu, bên trong các cựa hàng, địa lý tiêu thụ rượu nhưng phải đảm bảo người bên ngoài địa giới doanh nghiệp, cựa hàng, đại lý không đọc được, không nghe được, không thấy được.”
c, Các loại rượu thuốc được thực hiện theo quy định tại”quy chế thông tin về thuốc chữa bện cho người”của Bộ Y tế;
d, Ngoài những quy định tại các điểm a,b,c, khoản này, nghiêm cấm quảng cáo dưới bất kỳ một hình thức nào.
Như vậy, không phải rượu nào cũng được phép quảng cáo, mà cũng không phải rượu có nồng độ cồn dưới 30o là được phép quảng cáo trên báo in, báo điện tử, đài phát thanh, đài truyền hình, mà chỉ là những loại rượu có nồng độ từ 15o trở xuống mới được phép quảng cáo.
2) Hoạt động khuyến mại đối với rượu.
Tại khoản 1 Điều 88 Luật Thương mại quy định: Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.
Điều 92 Luật Thương mại có quy định về các hình thức khuyến mại
1. Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền.
2. Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền.
3. Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quản lý giá thì việc khuyến mại theo hình thức này được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
4. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định.
5. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
6. Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
7. Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hoá, dịch vụ hoặc các hình thức khác.
8. Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại.
9. Các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý nhà nước về thương mại chấp thuận.
Mặt khác, tại khoản 1 2 3 4 điều 100 BLTM có quy định:
1. Khuyến mại cho hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng.
2. Sử dụng hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng.
3. Khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi.
4. Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức
Tại Điều 4 Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 7/4/2008 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu quy định: Rượu thuộc nhóm hàng hóa Nhà nước hạn chế kinh doanh. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh rượu (bán buôn, bán lẻ) phải có giấy phép, trừ trường hợp sản xuất rượu thủ công tự tiêu dùng.
Căn cứ các quy định trên, mọi hình thức khuyến mại (tặng sản phẩm cho khách hàng, tặng hàng hóa, dịch vụ khác cho khách hàng, chiết khấu thương mại…) cho sản phẩm rượu đều bị cấm.
Danh mục tài liệu tham khảo:
1/ Giáo trình luật thương mại II – trường ĐH Luật Hà Nội
2/ Trang web wikipedia.com
3/ Bộ luật thương mại 2005.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài cá nhân 2 Thương mại 2 (Đề bài- Trình bày hiểu biết của em về quảng cáo và khuyến mại rượu).doc