Quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế từ nền kinh tế hàng hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước đã có tác dụng to lớn trong việc khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu,trong đó có ngành may mặc xuất khẩu Cùng với sự chuyển mình của đất nước trong việc từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực cũng như trên thế giới,công nghệ sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam cũng có những chuyển biến tích cực,kịp thời phù hợp với xu hướng phát triển chung,có thể đáp ứng được những yêu cầu mới của nền kinh tế quốc dân.Cùng với những ngành kinh tế mũi nhọn khác,dệt may Việt Nam đã thực sự là chiếc cầu nối Việt Nam với thế giới.
Tuy có trải qua nhiều thăng trầm do có sự biến đổi của nền kinh tế-chính trị thế giới nhưng ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam đã nhanh chóng tìm được bạn hàng và ngày càng có vị trí vững chắc trên thị trường thế giới.Theo thống kê của Bộ Thương Mại, xuất khẩu hàng dệt may 8 tháng năm 2003 đạt 2,597 tỷ USD,tăng 58% so với cùng kỳ năm ngoái, đứng thứ hai sau dầu thô về kim ngạch xuất khẩu.Với những lợi thế và đặc điểm riêng có như vốn đầu tư không lớn,thời gian thu hồi vốn nhanh,thu hút được nhiều lao động, ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam đã được phát triển trong môi trường hết sức thuận lợi.Tuy nhiên để khai thác triệt để ưu thế của ngành, có thể mở rộng cả trong và ngoài nước,Nhà nước cũng cần phải có những chính sách và biện pháp tạo điều kiện cho ngành phát triển và bản thân mỗi doanh nghiệp cũng cần nhanh chóng nắm bắt được những yêu cầu của thị trường, tích cực tranh thủ nguồn vốn, kỹ thuật cũng như kinh nghiệm quản lý từ nước ngoài để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Qua quá trình tìm hiểu thực tiễn hoạt động sản xuất và xuất khẩu tại công ty TNHH Minh Trí, em đã chọn đề tài : “Hoạt động sản xuất và xuất khẩu tại công ty TNHH Minh Trí” làm đề tài nghiên cứu cho bản thu hoạch thực tập của mình.
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I 3
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY 3
Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 3
I.VAI TRÒ,LỢI THẾ PHÁT TRIỂN HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM 3
1. Lợi thế. 3
2.Vai trò. 4
II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA. 6
1.Điều kiện phát triển. 6
2. Những thuận lợi và khó khăn của ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam 15
Chương II 22
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU 22
HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY TNHH MINH TRÍ. 22
I/ VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MINH TRÍ 22
1.Quá trình hình thành. 22
2.Chức năng, nhiệm vụ. 23
3. Quá trình phát triển. 24
4. Cơ cấu tổ chức của công ty. 25
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY TNHH MINH TRÍ. 28
1. Mặt hàng và thị trường xuất khẩu của công ty. 28
2.Vấn đề tổ chức sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty TNHH Minh Trí. 31
III. NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 37
1.Những mặt thành công của công ty. 37
2. Những mặt hạn chế cần khắc phục. 39
Chương III 42
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAYTẠI CÔNG TY TNHH MINH TRÍ. 42
I.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010. 42
1.Mục tiêu. 42
2.Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010. 42
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIÊỤ QUẢ SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY TNHH MINH TRÍ. 44
1. Đối với nhà nước. 44
2. Đối với công ty. 46
51 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2861 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoạt động sản xuất và xuất khẩu tại công ty TNHH Minh Trí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đắn, đảm bảo cho kinh doanh của công ty được chủ động, tránh rủi ro và mang lại hiệu quả tối ưu .
- Tự tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và dịch vụ của công ty, quản lý khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đó, đảm bảo đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới trang thiết bị bù đắp các chi phí, cân đối giữa xuất và nhập, làm tròn nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, phấn đấu thực hiện chỉ tiêu kế hoạch xuất nhập khẩu ngày càng cao.
- Tuân thủ các chính sách chế độ quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại theo chế độ quản lý kinh tế tài chính của nhà nước.
- Thực hiện tốt các chính sách cán bộ, chế độ quản lý tài sản, tài chính lao động, tiền lương, tiền thưởng… do công ty quản lý, làm tốt công tác phân phối lao động , đảm bảo công bằng xã hội, quản lý tốt đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty , đào tạo cán bộ công nhân viên thành thạo nghiệp vụ, hiểu biết về pháp luật, thị trường phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Nghiên cứu thực hiện các biện pháp để nâng cao chất lượng, gia tăng khối lượng hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường quốc tế nhằm góp phần thu hút ngoại tệ, phát triển xuất nhập khẩu.
- Làm tốt các công tác bảo hộ lao động và an toàn lao động, trật tự xã hội bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản XHCN, bảo đảm an ninh làm tròn nghĩa vụ quốc phòng.
Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã cố gắng phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động góp phần tăng ngân sách nhà nước và mở rộng thêm các thị trường mới.
3. Quá trình phát triển
Để phục vụ cho việc sản xuất, ngày 12/4/2000 công ty đã thuê được 5000 m2 đất ở Khu Công Nghiệp Vĩnh Tuy để làm nhà cơ sở sản xuất chính và đến tháng 8/2002 được sự giúp đỡ của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và các cơ quan chức năng, công ty TNHH Minh Trí đã khánh thành một nhà máy mới với tổng diện tích nhà xưởng được xây mới là 8200 m2 trên diện tích mặt bằng 5000 m2. nâng năng lực sản xuất lên tới 300.000 nghìn sản phẩm dệt kim/tháng, gấp 5 lần sản lượng trước đây. Trong đó riêng diện tích nhà xưởng may là 2.100 m2 .Như vậy, tổng số lượng máy móc được đầu tư mới hoàn toàn là 1425 bộ và đã tạo thêm việc làm cho trên 1400 người USD.
Nhờ việc đi tắt đón đầu, chú trọng vào việc trang bị nhiều máy móc thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất được đổi mới hoàn toàn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nên sản phẩm làm ra có chất lượng cao và ổn định, luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và ngày càng có uy tín đối với các bạn hàng.Trước kia, sản phẩm của công ty chủ yếu tập trung vào một số sản phẩm có công nghệ đơn giản như: áo sơ mi nam nữ, áo jacket,quần âu nam nữ ....thì cho tơí nay công ty đã phát triển thêm rất nhiều chủng loại hàng với chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, màu sắc phong phú, đáp ứng thị hiếu tiêu dùng của nhiều đối tượng khách hàng và thâm nhập được vào nhiều thị trường có uy tín như : EU, Nhật Bản, Mỹ, Canada, Italia, Pháp.Đức, Hồng Kông, Tiệp, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ,....Đặc biệt phải kể đến một số sản phẩm chủ lực của công ty như áo polo- shirt, áo T – shirt, quần dệt kim nam nữ bằng chất liệu cotton có công suất sản xuất rất cao (xem bảng dưới đây) được khách hàng nước ngoài rất ưa chuộng, ngoài ra một số các sản phẩm khác như: áo sơ mi nam nữ chất liệu cotton, quần âu vải cotton, quần âu vải nhân tạo, áo jacket, áo khoác vải dệt kim, váy , bộ quần áo thể thao, bộ đồ jean, áo nỉ, mũ mùa hè, dây buộc giầy,.... cũng thu được kết quả xuất khẩu khá khả quan.
Tính đến thời điểm hiện nay, công ty có tổng số là 1350 công nhân trong đó số người tốt nghiệp đại học hay trung cấp kỹ thuật gồm 86 người, 1125 công nhân kỹ thuật và 139 công nhân khác.Cơ sở vật chất nhà xưởng của công ty luôn được chú trọng đầu tư mới và nâng cấp hàng năm, với một hệ thống máy móc thiết bị hiện đại năng suất cao gồm có 1150 máy may các loại,12 máy cắt,1 máy vẽ sơ đồ,6 máy thêu,65 máy vắt sổ,9 máy đánh bọ,24 máy thùa khuyết và đính cúc,8 máy giặt mài,38 máy là hơi và 68 thiết bị chuyên dụng khác dùng trong sản xuất hàng may mặc. Có thể nói công ty đã trang bị tương đối đầy đủ các máy móc chuyên dụng cần thiết để đảm bảo sản xuất được diễn ra nhịp nhàng, liên tục. Đa phần máy móc kỹ thuật đều được nhập mới 100% từ các hãng nổi tiếng như Juki (Nhật), Brotherexedra, Kansai, Fukuoka (HồngKông), Egasus (Nhật), Gerber (Mỹ), VeiT (Đức).... Cụ thể có 450 máy may mới 100% được nhập khẩu từ Nhật Bản.
4. Cơ cấu tổ chức của công ty.
Trong xu thế hội nhập mở cửa của Việt Nam với nền kinh tế quốc tế, bên cạnh những thuận lợi của quá trình toàn cầu hóa mang lại, những khó khăn đối với những doanh nghiệp trong nước không phải là ít.Để đứng vững và tồn tại trong môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt, điều cần thiết đối với các công ty là phải thiết lập cho riêng mình một một bộ máy quản lý thật hiệu quả vừa đảm bảo tính khoa học nhưng cũng phải đảm bảo được tính linh hoạt nhạy bén nắm bắt thời cơ kinh doanh,một điều hết sức quan trọng để có thể phát triển bền vững trong một môi trường luôn biến động như môi trường kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhận thức được tầm quan trọng của bộ máy tổ chức,công ty TNHH Minh Trí trong thời gian qua đã không ngừng có những thay đổi để thích nghi được vơí yêu cầu của hoạt động sản xuất và xuất khẩu mặt hàng dệt may.
Hiện nay,mô hình tổ chức quản lý của công ty là mô hình trực tuyến trong đó trách nhiệm của từng bộ phận, phòng ban là độc lập và riêng rẽ với nhau, đảm bảo mọi thông tin được cập nhật đến từng người, tính quyết định và dứt khoát cao,góp phần nâng cao tính chủ động trong toàn bộ hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất khẩu.Cụ thể là:
- Chủ tịch HĐQT: Là người quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty.
- Giám đốc công ty: Đứng đầu công ty chịu trách nhiệm điều hành hoạt động công ty, giám đốc là người đại diện pháp nhân của đơn vị chịu trách nhiệm trước sở thương mại , nhà nước và pháp luật về quản lý, điều hành hoạt động của công ty trong phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ được quy định ở các văn bản của công ty.
Giám đốc là người có quyền quản lý điều hành cao nhất của công ty có quan hệ liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước , mang lại hiệu quả cao cho công ty.
- Phó giám đốc: Là người giúp giám đốc quản lý, điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo sự phân công của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công, có nhiệm vụ đầu kì lập kế hoạch sản xuất kinh doanh đổi mới bộ máy tổ chức quản lý, kiểm tra việc hạch toán của công ty
-Phòng Tổ chức lao động: Có nhiệm vụ đề xuất các phương án, kế hoạch, biện pháp thuộc các nhiệm vụ được giao thúc đẩy sản xuất . Hướng dẫn các phòng ban, phân xưởng sản xuất thực hiện các thông tư, chỉ thị của cấp trên, kiểm tra các phòng ban về tình hình thực hiện công tác và các chính sách về cán bộ, tiền lương, đôn đốc việc thực hiện các chính sách chế độ, các quy định hành chính của nhà nước và quy định của cấp trên . nghiên cứu và xây dựng bộ máy tổ chức sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển sản xuất kinh doanh của công ty trên cơ sở đó bố trí xắp xếp lại cho hợp lý ở từng phòng ban ,bộ phận.
- Phòng Kế toán - Tài chính : Tham mưu giúp ban giám đốc công ty sử dụng vốn và tài sản, quản lý chế độ thu, chi phí cho toàn công ty đảm bảo đúng nguyên tắc, chế độ chính sách của nhà nước bộ tài chính quy định sao cho có hiệu quả, theo dõi tình hình nhập xuất các mặt hàng tại công ty. Kết hợp với các phòng ban trong công ty xây dựng định mức chi phí giá thành của toàn công ty theo đúng chế độ quy định. Chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc công ty và đảng uỷ về số liệu thông tin báo cáo theo yêu cầu của giám đốc và cơ quan cấp trên.Kiểm tra, giám sát mọi hoạt động và tài chính trong công ty .Lập kế hoạch tài chính tổ chức xây dựng định mức vốn lưu động. Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ sổ sách chứng từ, kịp thời phát hiện và ngăn chặn hành vi tham ô và lãng phí và vi phạm chế độ tài chính kế toán.
- Phòng Chất Lượng: Kiểm tra sản phẩm ở cuối các công đoạn sản xuất và ở công đoạn cuối cùng sau sản xuất, đảm bảo tất cả các sản phẩm đưa ra thị trường đều đạt chất lượng cao và không có sai sót.
- Phòng Kinh Doanh XNK: Tham mưu giúp ban giám đốc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác tiếp thị xuất nhập khẩu và kinh doanh các mặt hàng do công ty sản xuất kinh doanh , đẩy mạnh sản lượng bán ra tăng doanh thu cho công ty, xây dựng kế hoạch tạo nguồn hàng, xác định giá cả hợp lý, là đầu mối giao dịch với khách hàng trong và ngoài nước, giúp giám đốc công ty thực hiện các hợp đồng mua bán, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc công ty và trước pháp luật. Đối với một công hoạt động sản xuất và xuất khẩu như Công ty TNHH Minh Trí thì hoạt động của phòng kinh doanh xuất khẩu có thể nói là bộ mặt của công ty,đóng vai trò chủ yếu trong việc giải quyết mọi vướng mắc của công ty liên quan đến hoạt động xuất khẩu, là cầu nối trực tiếp giữa công ty với các công ty khác cũng như đối với các cơ quan chức năng liên quan.
- Phòng Kỹ Thuật: Dựa trên tài liệu kỹ thuật mà bên đặt hàng đưa ra, phòng kỹ thuật có nhiệm vụ thiết kế mẫu mốt hợp với thị hiếu và nhu cầu của khách hàng, sau đó đưa cho khách hàng , nếu mẫu được duyệt thì tiếp tục chuyển xuống các phân xưởng để bắt tay vào sản xuất.
- Phòng Đơn Hàng:Nghiên cứu các đơn hàng khách nước ngoài đặt hàng cho công ty, sau đó phân tích cụ thể về yêu cầu kỹ thuật và các yêu cầu khác để chuyển xuống bộ phận sản xuất , giúp cho việc sản xuất đảm bảo được mọi yêu cầu của khách hàng, giúp nâng cao giá trị các mặt hàng dệt may xuất khâủ của công ty.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY TNHH MINH TRÍ.
1. Mặt hàng và thị trường xuất khẩu của công ty
a. Mặt hàng xuất khẩu
Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất và xuất khẩu mặt hàng may mặc , trong những năm qua, công ty TNHH Minh Trí đã xuất khẩu ra thị trường nước ngoài rất nhiều chủng loại mặt hàng phong phú về kiểu dáng và đa dạng về màu sắc, được khách hàng đánh giá cao và có uy tín trên một số thị trường trọng điểm.Có thể nêu ra một số sản phẩm chính của công ty như sau:
Sơ mi các loại nam nữ bằng chất liệu cotton,vải dệt kim
Quần các loại chất liệu bông và chất liệu nhân taọ, quần dệt kim
Quần áo jeans, Bộ quần áo thể thao
áo jacket 1lớp , 2 lớp, 3 lớp, áo khoác vải dệt kim, áo nỉ,áo T- shirt, áo polo – shirt
Váy các loại: chủ yếu xuất sang Đài Loan.
Ngoài ra, còn có một số sản phẩm khác bằng vải dệt kim như quần áo trẻ em , đồ lót, mũ, dây buộc giầy.... Nếu nhìn vào bảng sau:
Tình hình xuất khẩu theo mặt hàng của công ty giai đoạn 2000-2002
Đơn vị:USD
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Dk 2003
I
Kim ngạch xuất khẩu
2,022,722
2,333,659
6,906,072
12,500,000
II
Mặt hàng ( Cat.)
1
áo T-shirt (4)
225,779
282,845
171,776
152,000
2
quần (28)
155,604
154,195
24,598
45,000
3
áo nỉ (5)
56,700
100,655
118,000
150,000
4
áo sơ mi nữ (7)
8,000
22,380
42,000
5
bộ quần áo (73)
184,544
87,080
105,000
6
quần (78)
10,571
23,092
28,000
Nguồn: Báo cáo năng lực sản xuất và xuất khẩu hàng năm
Chúng ta có thể thấy chủng loại mặt hàng xuất khẩu của công ty qua các năm đã được đa dạng hoá và đạt kết quả xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước. Mặt hàng áo T- shirt chiếm số lượng lớn trong sản xuất(86,997 nghìn chiếc) nên đạt giá trị xuất khẩu cao nhất (225,779 USD), đứng đâù trong kim ngạch xuất khẩu qua các năm. Còn mặt hàng áo nỉ, là một loại mặt hàng cao cấp nên dù số lượng xuất khẩu không lớn những có trị giá xuất rất khả quan, chính vì vậy năm 2003 công ty quyết định đưa mặt hàng này trở thành mặt hàng chiến lược trong cơ cấu xuất khẩu của công ty.Có thể nói đây là một quyết định hoàn toàn đúng đắn giúp công ty phát huy được mọi lợi thế để tăng sức cạnh tranh của công ty cũng như giúp công ty đạt được hiệu quả xuất khẩu cao hơn trong thời gian tới.
.Hiện nay một thực tế là công ty chủ yếu tập trung vào gia công làm hàng xuất khẩu cho nước ngoài ,chính vì thế mà khách hàng cung cấp cho chúng ta tất cả mẫu mã ,kiểu dáng nguyên phụ liệu của sản phẩm, công ty chỉ là người bỏ công để lấy lãi,chính vì thế mà lợi nhuận của công ty chưa cao như mong muốn.Như vậy để đảm bảo cho sự phát triển ổn định và lâu dài, công ty cần chú trọng hơn vào công tác thiết kế mẫu mã riêng cho sản phẩm của mình để từ đó có thể chủ động hơn trong sản xuất và xuất khẩu.
b.Thị trường xuất khẩu
Đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu, vấn đề đầu ra(thị trường xuất khẩu) có liên quan đặc biệt tới mọi hoạt động cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của công ty.Chính vì vậy mà trong những năm qua, công ty TNHH Minh Trí đã luôn chú trọng củng cố các thị trường hiện tại đồng thời tìm kiếm và khai thác những thị trường mới. Hiện tại, hàng của công ty có mặt cả ở 3 thị trường lớn là EU, Mỹ, Nhật và một số thị trường khác như: Đài Loan, Trung Quốc, Bỉ, Đức, áo, Tây Ba Nha, Pháp, Canada,Hà Lan,Italia,Phần Lan ...song chủ yếu là tập trung xuất khẩu vào 3 thị trường đầu tiên.Trong đó kim ngạch xuất khẩu cụ thể vào các thị trường của công ty như sau:
Đơn vị:1000 USD
Năm
Hạng mục
2001
2002
Dự kiến 2003
- Doanh số
2323
5359,3
12.000
trong đó:
+ Nội địa
+ Xuất khẩu
Mỹ
......
2251
10.000
EU
722
1054
0,4
Nhật
1400
1895
0,8
Thị trường khác
201
160
0,8
Nguồn: Báo cáo tình hình xuất khẩu của công ty tháng 10/năm 2003
Từ bảng trên chúng ta có thể thấy rằng thị trường xuất khẩu của công ty đã được thay đổi khá nhiều song doanh thu mà công ty thu được hoàn toàn xuất phát từ hoạt động xuất khẩu, hoạt động kinh doanh buôn bán hàng trong nước chưa được công ty quan tâm tới và hầu như hoàn toàn để trống. Qua các năm, thị phần kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ của công ty đã được cải thiện rất nhiều,năm 2001 xuất khẩu vào thị trường Mỹ của công ty chưa có gì đáng kể do cơ sở hạ tầng sản xuất của công ty chưa đáp ứng được các đơn đặt hàng có số lượng lớn của các khách hàng Mỹ. Nhưng từ tháng 11/2002 công ty đã đưa vào vận hành thêm 2 dây truyền nữa gồm 100% máy móc mới trên diện tích nhà xưởng 7200 m 2 đủ khả năng sản xuất theo quy mô lớn và đã ký được nhiều hợp đồng sản xuất và xuất khẩu với thị trường Mỹ ổn định qua các năm.Đây chính là lý do một trong các lý do khiến kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này của công ty đã tăng nhanh chóng trong năm 2002 và đặc biệt năm 2003, dự kiến kim ngạch xuất khẩu tăng gấp gần 5 lần.
Còn trong quan hệ với bạn hàng, công ty luôn coi trọng chữ tín và chất lượng sản phẩm lên hàng đầu nên bạn hàng của công ty hâù hết là những khách hàng quen thuộc, có quan hệ lâu dài và ổn định, sẵn sàng giúp đỡ khi công ty gặp rắc rối hay dành cho công ty những ưu đãi đặc biệt trong quan hệ làm ăn.Có thể kể tên một số hãng nước ngoài mà có quan hệ tốt với công ty là:RigginsApparel (ĐàiLoan),Unionbay,Cotton Reel Clothing,Liz Claiborne Inc.(Canada),K.c Active Richform, Vinex(Slovakia),El Corte Inggles,Jose Falady,Gradcza Enterprise Corporation (Mỹ), Endless Co.Ltd, Seattle Pacific Industries Inc.,Amplayer Inc....Đặc biệt hai khách hàng Liz Claiborne và Seattle Pàific Inc. là hai bạn hàng lớn và thường xuyên của công ty năm 2003.
Khách Hàng
Đơn vị
Sản phẩm
Trị giá
Riggins Apparel
1000 USD
Quần nam
769,000.00
Unionbay
1000 USD
T- shirt, Polo shirt
30,069.72
Liz Claiborne
1000 USD
T- shirt
209,614.4
Cotton Reel Clothing
1000 USD
Quần nam
6,909.00
Haward
1000 USD
polo shirt
9,483
Isaco
1000 USD
áo DK nam
85,040
K.C Active
1000 USD
áo DK nữ
43,521.00
Nguồn: Bảng thống kê tình hình xuất hàng tháng 8/2003
2.Vấn đề tổ chức sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty TNHH Minh Trí.
2.1. Tìm kiếm, đàm phán ký kết hợp đồng
a, Công tác tìm kiếm khách hàng của công ty.
Là một công ty có có bề dày truyền thống chưa lâu nhưng công ty TNHH Minh Trí đã đạt được những thành công không thể phủ nhận , được BTM tặng thưởng về xuất khẩu năm 1999 và 2001, năm 2002 doanh nghiệp đã được Bộ Thương Mại cấp thêm hạn ngạch cho hàng xuất khẩu đi Hoa Kỳ do có thành tích xuất khẩu cao.Có được những kết qủa đáng mừng trên là do công ty luôn đẩy mạnh công tác tìm kiếm bạn hàng mới trên cơ sở củng cố quan hệ với các bạn hàng cũ. Có thể nói đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn tồn tại và phát triển thì yếu tố khách hàng bao giờ cũng giữ vai trò chủ chốt, chính khách hàng là người đánh giá vô tư và chính xác nhất về sản phẩm của doanh nghiệp.Do đó việc tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu của khách hàng bao giờ cũng là một công việc quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của chính doanh nghiệp. Qua đó, công ty có thể trực tiếp biết được nhu cầu cụ thể của khách hàng để từ đó có chính sách tiếp cận khách hàng có hiệu quả nhất bằng những sản phẩm phù hợp nhất với từng đối tượng khách hàng khác nhau.
Và đối với công ty TNHH Minh Trí, để tìm kiếm khách hàng mới, công ty đã chủ động đưa hàng mẫu tham gia hàng loạt các hội chợ triển lãm, các buổi biểu diễn thời trang, chào hàng ở nước ngoài, không những thế công ty còn tham gia các cuộc hội thảo trong lĩnh vực dệt may để tích luỹ kinh nghiệm, liên kết sản xuất và tiếp thu công nghệ mới. Có thể nói đây là biện pháp khá hiệu quả để khách hàng biết đến sản phẩm của công ty, từ đó có thể ký kết những hợp đồng có thời hạn dài. Song song với việc đẩy mạnh công tác xúc tiến, tiếp thị sản phẩm ra thị trường nước ngoài, công ty luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm để giữ chân khách hàng và tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên cho đến hiện nay, tình hình của công ty cũng như của toàn ngành dệt may Việt Nam là chủ yếu tiến hành gia công cho khách hàng nước ngoài ,do vậy khách hàng tìm đến chúng ta để ký kết hợp đồng là chính chứ không phải chúng ta tìm đến khách hàng.Do vậy mà công ty tỏ ra khá bị động vào khách hàng đặt hàng gia công khi không thể chủ động được về nguồn nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất hàng dệt may xuất khẩu.Đây chính là một vấn đề đối với ngành dệt may Việt Nam mà không thể giải quyết một sớm một chiều ngay được.
b, Đàm phán ký kết hợp đồng
Một trong những yếu tố làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty là công tác đàm phán ký kết hợp đồng. Thông qua đàm phán chúng ta có thể bảo vệ lợi ích của công ty, giúp công ty kiên trì theo đuổi mục tiêu đã đặt ra và dành quyền lợi nhiều hơn khi thực hiện hợp đồng. Như vậy có thể thấy năng lực phẩm chất của cán bộ đàm phán có ý nghĩa quyết định. Một cán bộ đàm phán cần phải trang bị cho mình kiến thức uyên thâm về chuyên môn, có thể tính giá, để ra yêu cầu kỹ thuật về đơn hàng và có thể kiểm soát luôn cả chất lượng, khi cần có thể ra quyết định thật nhanh chóng và chính xác.Ngoài ra có kiến thức sâu rộng về pháp luật nước mình, các văn bản và nghị định có liên quan đến việc đàm phán ký kết hợp đồng cũng như các thủ tục pháp lý cần thiết khi ký kết hợp đồng , luật pháp quốc tế hay các thông lệ buôn bán có liên quan là điều rất cần thiết. Về hình thức đàm phán,Công ty TNHH Minh Trí đã áp dụng 2 cách đó là đàm phán trực tiếp và đàm phán gián tiếp, và tuỳ vào tâm lý khác nhau của từng đối tượng khách hàng như khách hàng Nhật, Mỹ, khách hàng Châu Âu ...mà công ty áp dụng hình thức đàm phán phù hợp .
Có thể lấy một ví dụ về việc công ty Minh trí đã nhận được đơn hàng mà không nhất thiết phải đưa ra giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh bằng việc thu thập được những thông tin đầy đủ và chính xác về đối tác, về đối thủ cạnh tranh .Đó là trường hợp của công ty Jungmin, sau một thời gian hoạt động tại Việt Nam đã quyết định đặt gia công xuất khẩu hàng dệt may bằng vải dệt kim tại cả Công ty Minh Trí và Công ty Dệt Kim Thăng Long. Trước tiên họ tiến hành đàm phán với Công ty Dệt Kim Thăng Long và nhận được giá chào gia công là 0,6 USD/ chiếc. Sau đó họ tiến hành đàm phán với công ty Minh trí. Trước khi tiến hành đàm phán, công ty Minh trí gửi cho họ một mẫu hàng tương tự với lời giới thiệu tế nhị: “đây là hàng của C&A (thông qua nhãn mác) và tháng trước chúng tôi có may cho họ 25.000 sản phẩm loại này”. Khi xem mẫu mà Jungmin đã đưa ra công ty Minh trí chào giá 1.0 USD khách trả 0.8 USD, Minh trí giảm đến 0.95, khách hàng đưa bảng chào hàng của công ty dệt kim Thăng long ra, khi đó người đàm phán của công ty Minh trí thuyết phục khách bằng cách nói rằng: “Chúng tôi đang may gia công cho C&A với giá 1.1 USD/ 1 chiếc. Nếu ông thực sự muốn chất lượng tốt, chúng tôi sẵn sàng làm cho ông với giá 0.9USD/1 chiếc và tôi thành thực khuyên ông đừng thử đơn hàng của mình tại nơi khác”, khách chấp nhận. Có một điều thú vị là sau khi hoàn thành đơn hàng thứ nhất khách đã vui vẻ đặt tiếp đơn hàng sau tương tự với giá gia công là 1.1USD.
2.2 . Tổ chức thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu của công ty
a. Các giai đoạn chính
- Tiếp nhận nguyên phụ liệu(NPL)
Sau khi nhận được giấy thông báo của cảng, sân bay, ..là hàng sắp về,lập tức công ty phải cử người xuống cảng chờ để làm hàng. Với trách nhiệm của mình, cán bộ giao nhận làm hoàn tất các thủ tục giao nhận tại cảng và vận chuyển nguyên liệu về kho. Thông thường chi phí để nhập nguyên phụ liệu may mặc bao gồm cước nội địa, chi phí làm thủ tục hải quan vào khoảng 3,1 triệu đồng đối với cont 40’ và khoảng 2 triệu đồng đối với 1 cont 20’.
Trong kho NPL được phân loại theo từng hợp đồng, từng mẫu mã và từng chủng loại, kết quả phân loại sẽ được báo cáo chi tiết bằng văn bản cho cán bộ cân đối vật tư phòng KD- XNK để tiến hành cân đối số vật tư thực nhập so với định mức từ đó đưa ra những kế hoạch tién hành sản xuất. Nếu có gì chênh lệch nhau thì phòng KD-XNK của công ty phải có trách nhiệm thông báo với khách đặt hàng có kế hoạch gửi thêm NPL hay giảm số lượng thành phẩm.
Bên cạnh đó,công ty còn phải bố trí sắp xếp hợp lý các phân xưởng sản xuất như: kho vật tư,kho nhiên liệu, kho thành phẩm, kho bao bì... sao cho hợp ký và thuận tiện nhất cho công việc.Tuy nhiên việc này không mang tính chất cố định mà có thể linh hoạt để đảm bảo cho việc phân loại NPL tiến hành nhanh chóng và chính xác, chuẩn bị đưa vào khâu tiếp theo.
- Tổ chức sản xuất
Đối với một công ty làm hàng may mặc gia công xuất khẩu thì khẩu sản xuất có thể nói là khâu trọng tâm của toàn bộ quá trình thực hiện hợp đồng.Trước hết là khâu thiết kế mẫu, công việc này thuộc về phòng kỹ thuật. Theo yêu cầu của bên đặt hàng, dựa vào những tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn sản xuất của phía đặt hàng có quy định cụ thể về kích thước áo, chi tiết phối cỡ,mầu... mà công ty thiết kế ra những mẫu mốt hợp với thị hiếu và được bên đặt hàng chấp nhận.Ngoài việc thiết kế mẫu thật chính xác theo yêu cầu của tài liệu kỹ thuật , công đoạn này còn giúp cho việc hợp lý hoá mẫu mã ở từng khâu và sản xuất được tiến hành nhanh chóng, liên tục. Sau khi mẫu được thiết kế ra, công ty gửi chobên đặt hàng để duyệt, gọi là mẫu đối.Nếu được duyệt, mẫu đối được đưa vào dây truyền để bắt đầu sản xuất hàng loạt.
Sơ đồ quá trình sản xuất hàng dệt may xuất khẩu tại công ty.
Nhập nguyên liệu → Cắt → May → Thành phẩm (là, bao, gói) → Đóng thùng
(Kiểm tra KCS trên toàn bộ dây chuyền)
Sau công đoạn thiết kế mâũ, mẫu đối được đưa vào từng bộ phận để lên vải và cắt thành bán thành phẩm tại phân xưởng cắt rồi chuyển đến khâu chế biến đồng bộ để cuối cùng được đưa vào dây truyền may..Để hoàn chỉnh một sản phẩm xuất khẩu thì còn phải trải qua các khâu khác như: xấy, cắt chỉ, là hơi, đóng gói, dán nhãn, ....đặc biệt khâu kiểm tra được tiến hành trong từng khâu của quá trình sản xuất và ở công đoạn cuối cùng khi sản phẩm được đóng thùng, chuẩn bị chờ xuất xưởng.
Để sản phẩm được sản xuất ra hàng loạt đáp ứng được yêu cầu của bên đặt gia công thì việc tổ chức sản xuất đòi hỏi phải có sự thông suốt, chặt chẽ và đồng bộ giữa các bộ phận thuộc các phạm vi trong dây truyền sản xuất như :phân xưởng cắt, vắt sổ, may,là, dán nhãn, đóng gói...
Sau một thời gian hoạt động trong lĩnh vực may xuất khẩu, công ty TNHH Minh Trí đã tự đúc rút cho mình nhưng kinh nghiệm quý báu cả trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh xuất khẩu, với việc đầu tư nâng cấp trang thiết bị nhà xưởng một cách đồng bộ từ khâu đầu đến khâu cuối nên hoạt động sản xuất của công ty luôn đạt kết quả cao và đáp ứng đượcyêu cầu khắt khe của khách hàng.
Thời gian qua công ty cũng tiến hành đi thăm quan một số doanh nghiệp có uy tín trong ngành cả trong và ngoài nước, qua đó công ty có dịp học hỏi kinh nghiệm tổ chức sản xuất quy mô lớn và hiện đại, cách tổ chức các dây chuyền sản xuất đồng bộ, khép kín trong từng phân xưởng nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, qua đó công ty có thể tìm ra cho riêng mình một phương thức sản xuất đáp ứng được tốt nhất các yêu cầu về sản phẩm của khách hàng.
- Kiểm tra chất lượng và giao thành phẩm
Đối với bất kỳ công ty nào, chất lượng sản phẩm luôn được coi trọng vì chính sản phẩm làm câù nối trực tiếp giữa công ty với các khách hàng và với người tiêu dùng.Đặc biệt đối với những doanh nghiệp xuất khẩu thì yếu tố chất lượng càng phải được coi trọng và chú ý hơn bao giờ hết. Để có thể làm vừa lòng những khách nước ngoài “khó tính” thật không phải là điều dễ dàng ,chính vì vậy,khâu kiểm tra chất lượng là một khâu giữ vai trò vô cùng quan trọng và đảm bảo bất kỳ sản phẩm nào khi đến tay khách hàng đều có chất lượng cao và ổn định.
Việc quản lý chất lượng sản phẩm đối với công ty TNHH Minh Trí mang tính phòng ngừa là chính,nghĩa là việc quản lý chất lượng phải đảm bảo việc không sản xuất ra hàng kém chất lượng . Sản phẩm may mặc hiện đại không đơn thuần là sản phẩm của một công nghệ may như nhiều người vẫn hiểu mà nó là thành qủa tổng hợp của một tổng hợp công nghệ: thiết kế, cắt, may, giặt, in, thêu, là gấp và đóng gói hoàn thiện. Do vậy, chất lượng sản phẩm hàng may mặc được hình thành trong cả một quá trình dài và qua nhiều công đoạn khác.
Để tiến độ sản xuất luôn được diễn ra nhịp nhàng liên tục thì cuối mỗi dây chuyền sản xuất, cán bộ làm nhiệm vụ kiểm tra sản phẩm(KCS) của công ty kiểm tra sơ bộ 100% sản phẩm làm ra căn cứ vào tài liệu kỹ thuật do bên đặt hàng cung cấp.Việc kiểm tra này nếu được tiến hành cẩn thận, chính xác thì sẽ giúp cho các thao tác trong dây chuyền sản xuất được nhanh chóng, thuận tiện, đạt hiệu quả cao.
Đôi khi đối với những khách hàng “kỹ tính”,họ còn yêu cầu các bộ phòng KCS cùng với đại diện của họ cùng kiểm tra xác xuất một số sản phẩm dưạ vào mẫu đối đã được hai bên thống nhất..Nếu phát hiện có lỗi thì phía công ty phải chịu trách nhiệm tái chế lại và chịu toàn bộ chi phí phát sinh do làm chậm tiến độ giao hàng. Như vậy chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của khâu KCS trong quá trình sản xuất có thể giúp công ty hạn chế tối đa số hàng sai hỏng,không đạt yêu cầu ở mỗi khâu và tiến hành tái chế lại ngay để không ảnh hưởng tới tiến độ giao hàng chung cho khách hàng.
Thông thường sản phẩm sau khi làm ra được đóng gói , đóng thùng và ghi ký mã hiệu rõ ràng theo yêu cầu trong bảng hướng dẫn tài liệu kỹ thuật. Việc giao thành phẩm được tiến hành với sự có mặt giám sát của đại diện phía công ty, bên đặt hàng và đại diện của phía Hải quan.
Về phương thức vận tải, thường công ty xuất hàng theo điều kiện FOB nên không phải thuê phương tiện vận tải. Chỉ khi nhận được thông báo của cảng là phương tiện vận tải đã sẵn sàng xếp hàng, công ty mới tiến hành giao hàng tại kho theo chỉ định của bên đặt hàng như container, ôtô để vận chuyển ra cảng, sân bay.Chi phí bỗc xếp mỗi bên chịu một đầu. Trong quá trình giao hàng, Hải quan có nghĩa vụ kiểm tra và niêm phong kẹp chì cho hàng hoá để đảm bảo giữ nguyên số lượng và chất lượng trong quá trình vận tải.
Sau khi giao hàng xong , công ty cần phải lấy được vận đơn sạch do thuyền trưởng cấp, đây chính là bằng chứng rất quan trọng để thanh toán sau này..Sau đó 2 ngày công ty phải nộp một bộ chứng từ bao gồm vận đơn đường biển, giấy chứng xuất xứ , chi tiết đóng hàng, hoá đơn thương mại, ....gửi cho bên đặt hàng để họ làm thủ tục nhận hàng.
- Thanh toán hợp đồng gia công
Sau khi gửi bộ chứng từ cho bên đặt hàng công ty cũng phải nhanh chóng thu thập một số chứng từ để thanh toán theo nguyên tắc đầy đủ đồng bộ, chính xác và phù hợp với L/C gửi cho ngân hàng Vietcombank để thanh toán tiền công làm hàng và một số chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng này.
Để đảm bảo vốn thu hồi nhanh chóng, công ty thường xuyên áp dụng phương thức thanh toán bằng thư tín dụng không huỷ ngang trả tiền ngay (irrevocable L/C at sight) .Theo đó bên đặt gia công đặt cọc trước cho công ty 30% giá trị hợp đồng ngay khi hợp đồng có hiệu lực bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản và sẽ thanh toán nốt cho bên bán khi họ nhận được hàng. Phương thức này đảm bảo cho công ty an toàn hơn trong việc thanh toán.Khi nhận được L/C công ty phải tiến hành kiểm tra một số nội dung như số L/C, các chứng từ, mối quan hệ của công ty với ngân hàng ghi trong L/C, quy định trong L/C có phù hợp với hợp đồng hay không, L/C có được mở đúng hạn và đảm bảo được thời gian giao hàng cho công ty không? Nếu có chỗ không phù hợp thì công ty phải yêu cầu họ bổ xung,sửa chữa cho phù hợp.
Việc thanh toán được ngân hàng tại Việt Nam thay mặt người đặt hàng chuyển khoản trị giá tiền ghi trong L/C vào tài khoản của công ty ,công việc này nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào thời gian kiểm tra giữa hai ngân hàng(NH phát hành và NH thông báo) trong vòng 7 ngày kể từ khi bộ chứng từ được lập ra.
Ngoài ra, đối với một số khách hàng quen biết thường xuyên và có uy tín lâu năm của công ty thì công ty áp dụng thanh toán theoTTR(điện chuyển tiền ) hoặc đối với những lô hàng có giá trị thấp và khách hàng có người môi giới đảm bảo. Song dù thanh toán theo phương thức nào thì trong điều khoản thanh toán cũng phải qui định chính xác ngày tiến hành thanh toán một phần hay toàn bộ hợp đồng và phải đảm bảo việc thu được tiền gia công nhanh và đủ.
III. NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
1.Những mặt thành công của công ty
Hà nội, hiện nay có 4 công ty chuyên may dệt kim thì công ty TNHH Minh Trí là một trong số đó:Công ty dệt Hà Nội (Hanosimex),Công ty dệt kim Đông Xuân (Đõimex), công ty dệt kim Thăng Long và công ty TNHH Minh Trí. Như vậy, là một trong số những công ty có uy tín cao về mặt hàng vải dệt kim, công ty được rất nhiều khách hàng nước ngoài chú ý và đặt hàng.
Là một doanh nghiệp mới nhưng công ty cũng đã có một quá trình tham gia gia công hàng xuất khẩu vào thị trường Nhật, một thị trường được coi là “khó tính” đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Làm được việc này là do công ty luôn chú trọng đến khâu kiểm tra chất lượng, tìm ra sai sót ngay trong từng khâu của quá trình gia công sản xuất. Với các đơn hàng cụ thể, tuỳ thuộc các yêu cầu của khách hàng, công ty xây dựng các yêu cầu kiểm soát chất lượng riêng cho phù hợp. Dựa trên những yêu cầu này, công ty qui trách nhiệm cụ thể cho tổ trưởng, trưởng ca là người quản lý trực tiếp dây truyền sản xuất đảm bảo việc quản lý chất lượng trong cả quá trình sản xuất, công đoạn sau kiểm tra công đoạn trước. Mỗi một công nhân phải tự kiểm tra chất lượng hàng do chính mình làm ra. Cán bộ giám sát chất lượng luôn luôn có mặt trên chuyền kiểm tra từng tổ, từng công đoạn để tránh những lỗi hàng loạt có thể mắc phải mà công nhân chưa đủ khả năng phát hiện ra. Hàng hoá hoàn thành được kiểm tra 100% tại các tổ sản xuất. Trước khi nhập kho, bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS trực thuộc Giám đốc công ty quản lý sẽ kiểm tra xác xuất từ 30 - 50% tuỳ theo từng đơn hàng. Đồng thời công ty còn xây dựng hệ thống tính điểm đối với lỗi về chất lượng. Chính sự giám sát chất lượng nghiêm ngặt này đã giúp công ty có những sản phẩm hoàn hảo, có thể đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng tại những thị trường nhập khẩu khó tính.
Mặc dù hoạt động chưa được bao lâu nhưng có thể nói công ty đã đạt được những thành công không thể phủ nhận. Bằng việc đầu tư mới thiết bị máy móc, công ty đã nâng năng lực sản xuất lên tới 300.000 sản phẩm dệt kim xuất khẩu/tháng,tương ứng với 3,6 triệu sản phẩm/năm. Riêng tháng 8 năm 2003, kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt 8 triệu USD với 1.996.000 sản phẩm,riêng thị trường Hoa Kỳ đạt gần 87%, tức là 1.725.763 sản phẩm.Điều này chứng tỏ là sản phẩm của công ty đã thâm nhập được vào thị trường Mỹ đầy tiềm năng này.
Về thị trường xuất khẩu, công ty đã thâm nhập được vào những thị trường lớn và có uy tín về hàng may mặc thời trang như EU, Mỹ, Nhật, Đài Loan....Đặc biệt tháng 5/2003, công ty TNHH Minh Trí đã được xếp vào một trong số những công ty đạt kim ngạch xuất khẩu cao hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ (tức là > 200.000 USD), cụ thể công ty đã xuất được 114.156 chiếc/bộ, với trị giá là 599.679 USD. Đây chính là một động lực lớn khiến công ty càng phải cố gắng hơn nữa để giữ vững thành tích mà mình đã giành được.
Năm 2003, công ty TNHH Minh Trí đã nhận được 170 tá hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ đợt I cho Cat.347/348, hy vọng với số lượng hạn ngạch được giao , công ty sẽ có cơ hội đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ, một thị trường đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cho công ty năm vừa qua.
2. Những mặt hạn chế cần khắc phục
Tuy nhiên bên cạnh những thành công đáng kể như trên, công ty còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới.Đó là cho đến nay, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty chủ yếu là theo phương thức xuất khẩu uỷ thác và gia công xuất khẩu cho người nước ngoài, xuất khẩu trực tiếp chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ nên hiệu quả thu về còn thấp, chủ yếu chỉ đủ trang trải phần chi phí thiết bị, trả lương công nhân và hầu như không có phần tích luỹ để tái đầu tư vào sản xuất.
Là một doanh nghiệp nhỏ, Công ty TNHH Minh Trí cũng gặp phải những hạn chế của các do không có vốn đầu tư cho nguyên phụ liệu, và thiết kế mẫu mã vì giá thành nguyên phụ liệu chiếm khoảng 80%-85% giá thành sản phẩm. Như vậy, lợi nhuận của đơn hàng phụ thuộc nhiều vào cách tính toán thời gian trong việc mua nguyên phụ liệu, cách tính định mức nguyên phụ liệu cho sản phẩm. Nếu không tính được chính xác, doanh nghiệp sẽ phải chịu rủi ro do vốn mua nguyên phụ liệu quay vòng chậm hoặc gặp những rắc rối do nguyên phụ liệu đến quá trễ hoặc không đạt yêu cầu của khách.Chính vì vậy mà công ty đã chọn nguyên phụ liệu của nước ngoài dù biết là đắt nhưng chất lượng cao và ổn định, lại có thể đáp ứng được số lượng lớn một cách nhanh chóng cho việc sản xuất hàng loạt nhưng lại bị động phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu nước ngoài.
Về chủng loại mặt hàng, chủ yếu công ty xuất nhiều những mặt hàng thông thường như áo sơ mi, áo jacket, quần âu, bộ quần áo thể thao, quần áo trẻ em... chứ chưa có nhiều mặt hàng giá trị cao như:áo khoác dạ, áo comple,... những mặt hàng do công ty tự thiết kế mà mới chỉ dừng ở việc sản xuất theo yêu cầu của khách đặt hàng. Chính vì thế mà công ty không thể chủ động được trong sản xuất, bị khách hàng ép giá gia công rất thấp.Còn phương thức giao hàng, chủ yếu là giao theo điều kiện FOB mà chưa có điều kiện để giao theo phương thức CIF,(chủ động trong thuê tàu và đảm bảo chất lượng cho sản phẩm, gĩư đúng tiến độ giao hàng) nên giá cả giao nhận còn thấp.
Ngoài ra, thông tin về thị trường, về nhu cầu thị hiếu của khách nước ngoài còn rất hạn chế, công ty chưa chủ động tìm đến bạn hàng để ký kết hợp đồng mà chỉ có khách hàng tìm đến công ty nên chủ yếu là các bạn hàng đã quen biết đã lâu, số khách hàng và thị trường mới còn rất ít ỏi.Hơn nữa,công ty chưa chú trọng lắm tới thị trường trong nước,buôn bán nội địa của công ty chiếm tỷ lệ rất nhỏ chủ yếu là bán lại những mặt hàng kho với giá rẻ cho một số nhà bán lẻ trong nước..Sự hạn chế này một phần so khả năng cung ứng của công ty chưa đa dạng nhưng một phần còn do chính sách thuế của nhà nước đối với hàng tiêu dùng chưa hợp lý.
Thêm vào đó, khả năng tích luỹ cho tái đầu tư mở rộng sản xuất chưa cao do công ty chủ yếu là hoạt động dưới hình thức XK uỷ thác và gia công đơn thuần nên phần lợi nhuận thực chất thu về còn thấp.Chính vì thế mà công ty còn dè dặt trong việc đầu tư mở rộng sản xuất, xây dựng nhà xưởng, cải tiến mẫu mã và đa dạng hoá sản phẩm.Chủ yếu nguồn vốn kinh doanh là do công ty tự tích luỹ nên còn rất hạn chế, nguồn vốn vay ngân hàng gặp nhiều khó khăn do thủ tục cho vay còn rườm rà,làm mất nhiều thời cơ của doanh nghiệp.
Đặc biệt, thời gian qua thị trường trong nước và quốc tế có nhiều biến động, công ty đã gặp phải không ít khó khăn trong việc sản xuất xuất khẩu hàng hoá cũng như thanh toán tiền hàng với các bạn hàng nước ngoài do khách hàng thanh gặp rủi ro về tài chính nên toán tiền hàng chậm dẫn đến thanh toán qua ngân hàng chậm theo. Mặt khác do có sự thay đổi về các quy định đối với việc thanh khoản hợp đồng xuất khẩu sau khi Tổng cục Hải quan sát nhập vào Bộ Tài Chính, toàn bộ các tờ khai hải quan nhập khẩu mà công ty mở đầu năm đều bị tính thuế VAT và thuế nhập khẩu.Vì vậy công ty đã phải rất khó khăn để tách công văn xin miễn thuế nhập khẩu thành hai công văn:công văn xin giảm thuế VATvà công văn xin không thu thuế nhập khẩu gửi cùng bộ hồ sơ xin thanh khoản , xin không thu thuế mà chỉ phạt chậm nộp thuế, phạt hành chính hợp đồng.
Như vậy, để công ty có thể tiếp tục tồn tại và phát triển bền vững, ngoài những thay đổi từ chính sách vĩ mô của nhà nước, nội bộ công ty cũng cần cố gắng hơn để phát huy những mặt mạnh, khắc phục những tồn tại yếu kém,làm tiền đề giúp công ty tiến những bước dài hơn trong tương lai.
Chương III
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAYTẠI CÔNG TY TNHH MINH TRÍ.
I.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010
Theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt tại Quyết định số 161/1998/QĐ- TTg ngày 04/9/1998 và kết luận của Thủ tướng chính phủ ngày 20/10/2000 về Chiến lược phát triển Ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2010 thì mục tiêu của chiến lược này như sau:
1.Mục tiêu
Phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm,mũi nhọn về xuất khẩu, thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo nhiều việc làm cho xã hội,nâng cao khả năng cạnh tranh , hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.
2.Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010
a, Đối với ngành dệt bao gồm sản xuất nguyên liệu dệt, sợi,in, nhuộm và hoàn tất:
-Kinh tế nhà nước làm nòng cốt, giữ vai trò chủ đạo, khuyến khích các thành phần kinh tế kể cả đầu tư trực tiếp nước ngoài tham gia vào phát triển lĩnh vực này.
-Đầu tư phát triển phải gắn với bảo vệ môi trường,quy hoạch các cụm công nghiệp sợi,dệt,in nhuộm hoàn tất ở xa các trung tâm đô thị lớn.
-Tập trung đầu tư trang thiết bị hiện đại,công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến, trình độ chuyên môn hoá cao.Chú trọng công tác thiết kế các sản phẩm dệt mới, nhằm từng bước củng cố vững chắc uy tín nhãn mác hàng dệt Việt Nam trên thị trường quốc tế.
-Tổ chức lại hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo bước nhảy vọt về chất lượng,tăng nhanh sản lượng các sản phẩm dệt, nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
b,Đối với ngành may:
- Đẩy mạnh cổ phần hoá những doanh nghiệp may mà Nhà nước không cần nắm giữ 100%
vốn.Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành may, nhất là ở các vùng đông dân cư,nhiều lao động.
- Đẩy mạnh công tác thiết kế mẫu thời trang, kiểu dáng sản phẩm may.Tập trung đầu tư, cải thiện hệ thống quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, áp dụng các biện pháp tiết kiệm nhằm tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm may Việt Nam trên thị trường quốc tế.
c, Đẩy mạnh đầu tư phát triển các vùng trồng bông, dâu tằm, các loại có xơ, tơ nhân tạo, các loại nguyên liệu, phụ liệu, hoá chất thuốc nhuộm cung cấp cho ngành dệt may nhằm tiến tới tự túc phần lớn nguyên liệu, vật liệu và phụ liệu thay thế nhập khẩu.
d,Khuyến khích mọi hình thức đầu tư, kể cả đầu tư nước ngoài, để phát triển cơ khí dệt may, tiến tới cung cấp phụ tùng, lắp ráp và chế tạo thiết bị dệt may trong nước.Cụ thể:
* Sản xuất:
Năm
Bông xơ
(tấn)
Xơ sợi
TH(tấn)
Sợi các loại(tấn)
Vảilụa tp (tr. m2)
Dệt
(tr. sp)
May mặc
(tr. sp)
2005
30.000
60.000
150.000
800
300
780
2010
80.000
120.000
300.000
1.400
500
1.500
* Các tiêu chuẩn khác:
Tiêu chuẩn
Đơn vị
năm 2005
năm 2010
KNXK
tr. USD
4.000 - 5.000
8.000 - 9.000
Lao động
triệu
2,5 - 3,0
4,0 - 4,5
Tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu
%
50
75
Vốn ĐT toàn ngành
tỷ đồng
35.000
30.000
VĐT của Tcty
Dệt May VN
tỷ đồng
12.500
9.500
Tốc độ tăng trưởng
%/năm
13
14
Đáp ứng nhu cầu tiêu thụ vải của người dân
kg/người
3
3,6
Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành dệt may đến năm 2010- Tổng công ty Dệt May VN
- Tổng vốn đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trồng bông từ nay đến năm 2010 khoảng:1.500 tỷ đồng.
- Nâng cao trình độ công nghệ, đạt mức tiên tiến của khu vực hiện nay, năm 2010 đạt mức tương đương của Hồng Kông và Thái Lan hiện nay.
Riêng đối với thị trường Mỹ,việc triển khai chiến lược tăng tốc nhằm tăng nhanh năng lực sản xuất là một trong những khâu quan trọng nhất để có đủ số lượng và có thể thoả mãn yêu cầu chất lượng của người tiêu dùng tại thị trường này.Trước mắt triển khai xây dựng hai cụm công nghiệp dệt may(một ở phía Bắc, một ở phía Nam),xây dựng nhà máy liên hợp dệt, nhuộm ở Đà Nẵng, nhà máy kéo sợi ở Phú Bài(Huế), cải tạo các công ty dệt lớn như :Thắng Lợi, Việt Thắng, 8/3...
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIÊỤ QUẢ SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY TNHH MINH TRÍ.
1. Đối với nhà nước
Để thực hiện thắng lợi được chiến lược tăng tốc ngành dệt may đến năm 2010, chỉ mình các doanh nghiệp dệt may cố gắng thôi chưa đủ mà cần có sự hỗ trợ rất lớn từ phía nhà nước trong việc tạo ra các cơ chế chính sách thông thoáng và các ưu đãi cần thiết để ngành dệt may có thể hoàn thành được nhiệm vụ, xứng đáng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Cụ thể, nhà nước cần tiến hành đồng bộ một số biện pháp sau:
- Hỗ trợ nguồn vốn ngân sách, vốn ODA đối với các dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm, đầu tư các công trình xử lý nước thải, quy hoạch các cụm công nghiệp dệt, xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các cụm công nghiệp mới,hỗ trợ chương trình đào tạo và nghiên cứu ở cácviện, trường và trung tâm nghiên cứu chuyên ngành dệt may, xây dựng các cụm công nghiệp dệt may đồng bộ, hướng dẫn và tạo điều kiện cho các chủ đầu tư lập và hoàn thiện hồ sơ dự án.
- Hỗ trợ các dự án đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất:sợi, dệt, in,nhuộm hoàn tất, nguyên liệu dệt, phụ liệu may và cơ khí dệt như cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước với mức lãi suất ưu đãi,thời hạn chovay dài (ví dụ như cơ chế hỗ trợ của nhà nước để phát triển ngành dệt may là được 50% vay với lãi suất bằng 50% mức lãi suất theo quy định hiện hành tại thời điểm rút vốn, thời gian vay 12 năm và được 3 năm ân hạn,50% còn lại được vay theo quy định của Quỹ hỗ trợ phát triển ), được hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật khuyến khích đầu tư, có thể bảo lãnh cho các doanh nghiệp sản xuất sợi, dệt, in , nhuộm hoàn tất, nguyên phụ liệu may và cơ khí may mua thiết bị trả chậm ,vay thương mại của các tổ chức tài chính trong và ngoài nước khi cần thiết.
- Cho phép bán vải và nguyên phụ liệu may được sản xuất trong nước khi bán cho đơn vị sản xuất gia công hàng xuất khẩu tại Việt Nam được hưởng thuế suất giá trị gia tăng như đối với hàng xuất khẩu.
- Ưu tiên cấp bổ sung một lần đủ 30% vốn lưu động cho từng doanh nghiệp, cấp lại tiền thuế đất của nhà nước trong thời gian 5 năm (2001-2005) để các doanh nghiệp có vốn tái đầu tư mở rộng sản xuất, tăng cường năng lực sản xuất cho một số doanh nghiệp dệt may trọng điểm để có khả năng đáp ứng những đơn đặt hàng lớn.
- Dành toàn bộ tiền thu phí hạn ngạch và đấu thầu hạn ngạch dệt may để xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu ,tham gia các tổ chức dệt may thế giới ,xúc tiến thương mại và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may.
- Ngoài ra,năm vừa qua, xuất khẩu vào Mỹ đạt kim ngạch cao nhất, hứa hẹn là một thị trường đầy triển vọng cho ngành dệt may Việt Nam, chính vì thế nhà nước cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ và các thị trường phi hạn ngạch, đồng thời nỗ lực đàm phán với các thị trường có hạn ngạch để tăng hạn ngạch xuất khẩu vào các thị trường này.
- Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị bằng nhiều hình thức trực tiếp và gián tiếp như : ứng dụng thương mại điện tử vào giao dịch quốc tế, mở văn phòng đại diện tại Mỹ(đã đi vào hoạt động tháng 6/2001)và phát huy vai trò cầu nối của Vinatex Hồng Kông;hoàn thiện và cập nhật website của Hiệp hội, của các doanh nghiệp cho bạn hàng trên thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường mới như thị trường Mỹ; tiếp tục thành lập các đoàn khảo sát, hội chợ, tìm kiếm đối tác(như đã làm vào tháng 12/2000) để giới thiệu năng lực, mặt hàng cho bạn hàng trên thế giới ,đặc biệt là bạn hàng Mỹ biết đến khả năng của từng doanh nghiệp ,từ đó có thông tin chính xác về từng chủng loại mặt hàng họ quan tâm.
- Tổ chức hệ thống thông tin thị trường để giúp các doanh nghiệp có cơ hội tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu thị hiếu của khách hàng, thói quen và tập quán tiêu dùng hàng dệt may của từng nước. Tổ chức nghiên cứu và giới thiệu Hiệp định thương mại, luật lệ tập quán,thủ tục đưa hàng vào thị trường các nước cho các doanh nghiệp.
2. Đối với công ty
Sau khi tìm hiểu thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu tại công ty TNHH Minh Trí cùng với việc nghiên cứu các khó khăn trở ngại chính, tôi xin đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu qủa kinh doanh của công ty như sau:
- Chú trọng vào các thị trường xuất khẩu trọng điểm (đối với công ty là thị trường Mỹ, Đài Loan, EU, Nhật bản) và các mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của công ty, từ đó có chiến lược đầu tư phát triển chiều sâu vào các mặt hàng đem lại lợi cao cho công ty..Đồng thời phải tìm kiếm bạn hàng và thị trường mới,những thị trường phi hạn ngạch như Nam Phi, ... , tránh tập trung quá nhiều vào một số thị trường hay khách hàng để phân tán rủi ro, và không bị động trong việc tìm kiếm hợp đồng.
- Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức và đổi mới phương thức quản lý theo hướng hiện đại hoá, tiến tới dần dần việc áp dụng mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 và từng bước trang bị cho công ty các tiêu chuẩn khác như:SA 14000, JIS (tiêu chuẩn của Nhật), ...để từ đó hàng dệt may của công ty có thể thâm nhập và cạnh tranh hiệu quả tại các thị trường nhập khẩu.
- Lựa chọn phương thức xâm nhập thị trường có hiệu quả, phấn đấu chuyển dần từ gia công xuất khẩu đơn thuần sang “mua đứt bán đoạn” , từ đó nâng cao được lợi nhuận, có tiền để tích luỹ tái đầu tư mở rộng sản xuất ,lắp đặt những dây chuyền sản xuất đồng bộ, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao.
- Có kế hoạch đào tạo lại các cán bộ quản lý các kiến thức chuyên môn về sản xuất hàng dệt may, tổ chức hàng năm các cuộc thi tay nghề giỏi,thuê các chuyên gia trong lĩnh vực dệt may về đào tạo , tổ chức các khoá học ngắn hạn để công nhân có cơ hội nâng cao tay nghề, tiếp thu được những kinh nghiệm sản xuất hiện đại, đạt năng suất trung bình trên thế giới, có khả năng sử dụng tốt các máy móc thiết bị hiện đại , tránh xảy ra những gián đoạn trên đường chuyền, làm ảnh hưởng chung đến kết quả sản xuất.
- Công ty cần thiết lập mối quan hệ thường xuyên với các văn phòng đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài,tăng cường công tác quảng cao, tiếp thị và trưng bày tại các hội chợ triển lãm ở trong và ngoài nước, thường xuyên tham gia các cuộc hội thảo chuyên đề trong lĩnh vực dệt may để luôn cập nhật tin tức về nhu cầu, thị hiếu về thời trang luôn biến đổi trên thế giới, thu thập tin tức về các bạn hàng và các đối thủ cạnh tranh của công ty, để từ đó công ty có kế hoạch chủ động thâm nhập thị trường có hiệu quả.
- Khâu thiết kế mẫu mã là khâu kém nhất của công ty, để khắc phục tình hình này công ty có thể liên kết với viện mẫu thời trang của Việt Nam hoặc thuê các chuyên gia về thời trang của nước ngoài am hiểu về xu hướng thời trang của thế giới, chịu trách nhiệm thiết kế ra những mẫu mốt, catalogue đa dạng, độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc theo từng mùa,từng khu vực khí hậu, mang phong cách riêng của công ty và thích hợp với thị hiếu cuả khách hàng. Đồng thời,từng bước tạo dựng tên tuổi và uy tín Minh Trí bằng việc đăng ký thương hiệu Việt Nam , từ đó có thể cạnh tranh được với các nhãn mác tên tuổi khác.
- Chuyển dần sang sản xuất hàng dệt may xuất khẩu bằng nguyên liệu trong nước để hưởng những ưu đãi thuế quan và tránh được những hàng rào bảo hộ từ phía các nước nhập khẩu. Nếu chưa thể chuyển ngay sang phương thức “mua đứt bán đoạn” thì trước mắt,công ty cần bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tham gia đàm phán để có thể dành nhiều quyền chủ động hơn về phía công ty trong việc được chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu, ổn định nguồn nguyên liệu và tiến độ giao hàng.
- Công ty cần luôn cập nhật những thay đổi về cơ chế, chính sách pháp luật có liên quan đến hoạt động của công ty, những thông lệ tập quán buôn bán trên thế giới, những luật lệ của các nước nhập khẩu liên quan đến mặt hàng này, từ đó có thể chủ động trong việc ra quyết định trong hoạt động kinh doanh.
Trên đây là những kiến nghị biện pháp đưa ra nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất và kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may tại công ty TNHH Minh Trí trên cơ sở tình hình thực tiễn của công ty và thực trạng chung của toàn ngành dệt may,hy vọng những biện pháp này sẽ giúp ích được cho công ty trong việc thực hiện thành công những nhiệm vụ và mục tiêu trong thời gian tới, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao hơn nữa thu nhập cho người lao động trong toàn công ty.
MỤC LỤC
Tµi liÖu tham kh¶o
1. B¸o c¸o ho¹t ®éng kinh doanh cña C«ng ty n¨m 1997 - 2003
2. HÖ thèng chÝnh s¸ch th¬ng m¹i ViÖt Nam, TËp 1, 2
Bé th¬ng m¹i
3. Kinh tÕ häc, TËp 1, 2 - David Begg, Peter Smith
NXB Gi¸o dôc 1995
4. Kü thuËt nghiÖp vô ngo¹i th¬ng - PGS. Vò H÷u Töu
NXB Gi¸o dôc 1996
5. Kinh tÕ x· héi ViÖt Nam thùc tr¹ng - Xu thÕ vµ gi¶i ph¸p
Bé th¬ng m¹i
6. Th¬ng m¹i quèc tÕ, NguyÔn Duy Bét - §HKTQD -1997
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoạt động sản xuất và xuất khẩu tại công ty TNHH Minh Trí.doc