Hoạt động xuất khẩu lao động sang Đài Loan của Công ty cổ phần Nhân lực quốc tế và Thương mại Sông Hồng

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 5 CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG .8 1.1. XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG . 8 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản . 8 1.1.2. Các hình thức xuất khẩu lao động . 12 1.1.2.1. Thông qua doanh nghiệp, Việt Nam được phép cung ứng lao động theo hợp đồng ký kết với bên nước ngoài . 12 1.1.2.2. Thông qua doanh nghiệp, Việt Nam nhận thầu, nhận khoán công trình hoặc đầu tư ở nước ngoài 12 1.1.2.3. Theo hợp đồng lao động do cá nhân người lao động trực tiếp ký kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài (sau đây gọi là hợp đồng cá nhân) 13 1.1.3.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động 13 1.1.3.1 Lợi ích kinh tế đạt được 14 1.1.3.2 Chi phí bỏ ra 18 1.2. VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ 18 1.2.1. Xét trên góc độ vĩ mô . 19 1.2.1.1. Với nước xuất khẩu lao động 19 1.2.1.2. Với nước nhập khẩu lao động . 21 1.2.2. Xét trên góc độ vi mô . 21 1.2.2.1. Với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lao động 21 1.2.2.2. Với bản thân người lao động . 22 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ỞCÔNG TY CỔ PHẦN NHÂN LỰC QUỐC TẾ & THƯƠNG MẠI SÔNG HỒNG 23 2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY . 23 2.1.1. Những thông tin chung của công ty 23 2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 24 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG ĐÀI LOAN CỦA CÔNG TY 28 2.2.1. Thị trường lao động Đài Loan .28 2.2.1.1. Đặc điểm thị trường lao động Đài Loan .28 2.2.1.2 Thực trạng lao động nước ngoài tại Đài Loan 29 2.2.1.3. Chính sách của Đài Loan với lao động nước ngoài .30 2.2.2. Hoạt động xuất khẩu lao động của công ty cổ phần nhân lực quốc tế & thương mại Sông Hồng . 35 2.2.2.1 Kết quả hoạt động xuất khẩu lao động phân theo thị trường 35 2.2.2.2 Thực trạng xuất khẩu lao động theo giới tính . 41 2.2.2.3 Thực trạng xuất khẩu lao động theo cơ cấu theo ngành nghề 42 2.2.3. Nhận xét, đánh giá 47 CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNGXUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG ĐÀI LOAN CỦA CÔNG TYCỔ PHẦN NHÂN LỰC QUỐC TẾ VÀ THƯƠNG MẠI SÔNG HỒNG 50 3.1. Đánh giá chung tình hình xuất khẩu lao động của công ty cổ phần Nhân lực quốc tế & Thương mại Sông Hồng 50 3.1.1. Những việc đã làm được 50 3.1.2. Những việc chưa làm được 51 3.2. Giải pháp và phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới . 51 3.2.1 Khắc phục những bất cập nảy sinh trong quá trình cung ứng lao động tại các thị trường . 52 3.2.2 Có kế hoạch và tận dụng mọi cơ hội để tiếp cận và khai thông các thị trường mới . 54 3.2.3 Đối với thị trường Đài Loan . 54 KẾT LUẬN 56 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 58 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, với xu hướng hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, cùng với sự gia nhập tổ chức WTO, Việt Nam đang trên đà đẩy mạnh các hoạt động kinh tế - chính trị nhằm tìm kiếm cho mình một chỗ đứng vững chắc trên trường quốc tế. Hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay đang được đặc biệt chú trọng bởi nó mang lại cho nền kinh tế - xã hội nước ta những bước chuyển mới với hiệu qủa rõ rệt. Hiện nay, bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như: gạo, cà phê, giày dép, thuỷ sản, may mặc . thì hoạt động xuất khẩu lao động lại đặc biệt được quan tâm. Đảng và Nhà nước ta đã coi hoạt động xuất khẩu là một hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước. Tuy nhiên với những kết quả đã đạt được, công tác xuất khẩu lao động còn gặp phải những khó khăn, thách thức mới. Nhu cầu về việc làm của người lao động và lợi ích quốc gia đòi hỏi Nhà nước và chính bản thân người lao động phải có những cố gắng, giải pháp riêng để không ngừng nâng cao hiệu quả và mở rộng chương trình làm việc với người nước ngoài để ngày càng có thêm nhiều thị trường mới để xuất khẩu lao động đạt kết qủa cao. Để đi sâu nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu lao động, em đã chọn đề tài "Hoạt động xuất khẩu lao động sang Đài Loan của Công ty cổ phần Nhân lực quốc tế & Thương mại Sông Hồng" làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. 2. Nội dung nghiên cứu Trên cơ sở những lý luận và các thông tin kiến thức thu thập được, chuyên đề có những nội dung chính sau: - Nghiên cứu và trình bày những định nghĩa, đặc điểm, và phân loại xuất khẩu lao đông, vai trò của XKLĐ với nền Kinh tế đất nước. - Tìm hiểu về tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam. - Phân tích, đánh giá về thực trạng xuất khẩu lao động sang Đài Loan của công ty cổ phần Nhân lực quốc tế & Thương mại Sông Hồng. - Tìm hiểu về điểm mạnh, điểm yếu từ đó đề xuất một vài phương án nhằm đẩy mạnh xuất khẩu lao động sang Đài Loan của công ty cổ phần Nhân lực quốc tế & Thương mại Sông Hồng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Xuất khẩu lao động được coi là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho một bộ phận lao động, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. XKLĐ còn là biện pháp để tiếp thu, chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, giúp đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng và tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế của Việt Nam, tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập sâu hơn vào khu vực và quốc tế. Trong chuyên đề này, đối tượng nghiên cứu là hoạt động xuất khẩu lao động sang Đài Loan của công ty cổ phần Nhân lực quốc tế & Thương mại Sông Hồng. Nội dung chuyên đề được chia làm 3 chương Chương 1: Lý luận chung về lao động và xuất khẩu lao động Chương 2: Thực trạng xuất khẩu lao động ở Công ty cổ phần Nhân lực quốc tế & Thương mại Sông Hồng. Chương 3: Đánh giá hoạt động xuất khẩu lao động của công ty cổ phần Nhân lực quốc tế & Thương mại Sông Hồng. Do kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình tìm hiểu, xây dựng đề tài em đã gặp không ít khó khăn, nhưng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Hoàng Đình Hương, cùng với các anh chị ở phòng xuất khẩu lao động Công ty cổ phần Nhân lực quốc tế & Thương mại Sông Hồng, cũng như qua quá trình tìm tòi các tài liệu, em đã xây dựng nên một chuyên đề hoàn chỉnh. Tuy nhiên, với thời gian, trình độ còn hạn chế và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, em mong có sự góp ý của các thầy cô giáo về những thiếu sót em mắc phải.

doc59 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3663 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoạt động xuất khẩu lao động sang Đài Loan của Công ty cổ phần Nhân lực quốc tế và Thương mại Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổn định trên thị trường hiện tại và tiềm năng. 1.2.2.2. Với bản thân người lao động - Người đi xuất khẩu lao động có điều kiện giúp gia đình thoát khỏi đói nghèo cải thiện mức sống của bản thân và gia đình. - Người lao động có thể tiếp thu kỹ năng làm việc, quản lý, tích luỹ trình độ tay nghề và kinh nghiệm thực tiễn để tự tạo việc làm sau khi về nước.  CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN NHÂN LỰC QUỐC TẾ & THƯƠNG MẠI SÔNG HỒNG 2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 2.1.1. Những thông tin chung của công ty Công ty cổ phần Nhân lực quốc tế & thương mại Sông Hồng là 1 doanh nghiệp tư nhân được thành lập vào ngày 23/01/2004 theo quyết định của sở Kế Hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội. Tên giao dịch của chính thức của công ty là: Công ty cổ phần Nhân lực quốc tế & thương mại Sông Hồng (SongHong International Manpower and Trading Joint Stock Compan). Tên viết tắt: SONGHONG IM.,JSC. Mã số doanh nghiệp: 0104638446 Vốn điều lệ: 5.000.000.000(Năm tỷ đồng) - Mệnh giá cổ phần:10.000 đồng - Tổng số cổ phần: 500.000 Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp tại số 70, phố An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Điện thoại: (84-4) 37172718/37171603; Fax: (84-4) 37172718/37171604. Email: info@songhongim.vn Tổ chức bộ máy công ty: ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC PHÒNG QUẢN LÝ LAO ĐỘNG PHÒNG TÀI CHÍNH KỂ TOÁN PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH PHÒNG KỸ THUẬT 2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Với ngành nghề chính là hoạt động xuất khẩu lao động, cùng với đó, công ty cổ phần Nhân lực quốc tế & Thương mại Sông Hồng còn đẩy mạnh các hoạt động thương mại và dịch vụ như: - Cung ứng và quản lý nguồn lao động trong nước - Hoạt động tư vấn đầu tư (không bao gồm tư vấn pháp luật, tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế, chứng khoán) - Hoạt động tư vấn quản lý (không bao gồm tư vấn pháp luật và tư vấn tài chính) - Đại lý du lịch. - Điều hành toa du lịch. - Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức toa du lịch. - Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) - Bán buôn thực phẩm. - Đại lý. - Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh. - Giáo dục nghề nghiệp. - Xây dựng nhà các loại. - Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác. - Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét. - Khai thác khoáng hóa chất và khoáng phân bón. - Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng khác. - Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông. - Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng nông nghiệp. - Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác. - Bán buôn kim loại và quặng kim loại. - Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng. - Bán buôn tổng hợp. - Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hang kinh doanh. - Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác: máy móc, thiết bị xây dựng. Sau gần 7 năm hoạt động, công ty cổ phần Nhân lực quốc tế & Thương mại Sông Hồng đang ngày một phát triển, tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng công ty đã hoàn thiện bộ máy tổ chức, củng cố ngành nghề kinh doanh cũng như nâng cao chất lượng nhằm xây dựng một thương hiệu uy tín trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Và dưới đây là 1 trong những kết quả đáng tự hào của công ty: Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Nhân lực quốc tế & Thương mại Sông Hồng Đơn vị: Triệu đồng Chỉ Tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Doanh thu 839 985 923 1065 1176 Lợi nhuận 417 504 447 553 600 Chi phí 422 481 476 512 576 Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty cổ phần Nhân lực Quốc tế & thương mại Sông Hồng. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: - Về doanh thu: Tính đến năm 2006, tổng doanh thu tất cả các ngành nghề của công ty đã lên đến 839 triệu đồng, vượt chỉ tiêu đề ra là 750 triệu đồng, tương ứng với số tiền là 89 triệu đồng. Điều này chứng tỏ công ty đã có những bước đi đúng đắn, kế hoạch kinh doanh hợp lý dẫn đến thành quả trên. Đến năm 2007, doanh thu lại tiếp tục tăng lên so với năm 2006 là 146 triệu đồng, tương ứng với 17,4%. Đây quả là 1 tín hiệu đáng mừng với công ty. Tuy nhiên, đến năm 2008, doanh thu lại giảm, chỉ còn lại 923 triệu đồng, so với năm 2007 là 985 triệu, giảm 62 triệu, tương ứng với 6,29 %. Điều này có lẽ do thị trường có một vài biến động, cũng như các đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều. Trước tình hình đó đến năm 2009 và 2010, công ty đã có những thay đổi về kế hoạch, nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường và đầu tư mạnh vào những nghành nghề thế mạnh của mình như xuất khẩu lao động, cung ứng và quản lý lao động trong nước, đại lý du dịch…chính điều này đã như 1 bước đột phá giúp doanh thu tăng vọt: năm 2009 doanh thu đã lên đến 1.065 triệu đồng, tăng 142 triệu đồng, tương ứng với 15,38% so với năm 2008, một kết quả hết sức đáng mừng. Và đến năm 2010, doanh thu đã là 1.176 triệu đồng, tăng thêm 111 triệu, tương ứng với 10, 42% so với năm trước đó. - Về lợi nhuận: Song song với sự gia tăng của doanh thu thì lợi nhuận cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 2008 có giảm so với năm 2007 do doanh thu giảm. Và các năm 2009, 2010 lại có sự tăng vọt. Cụ thể: Lợi nhuận năm 2007 tăng so với năm 2006 là 20,86% tương ứng với số tiền là 87 triệu đồng. Năm 2008 giảm so với năm 2007 là 11,3% tương ứng với số tiền là 57 triệu đồng. Năm 2009 tăng so với năm 2008 là 23,71% tương ứng với số tiền là 106 triệu đồng. Năm 2010 tăng so với năm 2009 là 8,49% tương ứng với số tiền là 47 triệu đồng. - Về chi phí: Cùng với sự tăng, giảm của doanh thu và lợi nhuận qua các năm, chi phí cũng có sự thay đổi tương ứng. Năm 2006, chi phí là 422 triệu đồng; năm 2007 là 481 triệu đồng; đến năm 2008 là 476 triệu đồng; năm 2009, 2010 lại tăng cao đến 512 triệu đồng và 576 triệu đồng. Những năm vừa qua, nhìn chung, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đang phát triển nhanh chóng. Trong đó, hoạt động xuất khẩu lao động trở thành ngành nghề kinh doanh chủ chốt, đem lại doanh thu lớn nhất và tốc độ phát triển mạnh nhất. Với nền kinh tế thị trường đang ngày một phát triển, lợi thế của đất nước khi gia nhập tổ chức thế giới WTO, Ban quản lý công ty đang thực hiện những kế hoạch cùng những chiến lược nhằm phát triển hơn nữa ngành nghề thế mạnh này. 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY Thị trường lao động Đài Loan 2.2.1.1 Đặc điểm thị trường lao động Đài Loan Đài Loan là hòn đảo đẹp nằm cách bờ biển Đông Nam lục địa Trung Hoa khoảng 160 km.Nó được ngăn cách với tỉnh Phúc Kiến của lục địa Trung Hoa bởi eo biển Đài Loan. Phí Nam hòn đảo này cách phía Bắc Phillipine 350 km. Phí Bắc Đài Loan cách Tây - Nam Nhật Bản 1.070 km. Đài Loan bao gồm 64 đảo lớn nhỏ của quần đảo Bành Hồ và 21 đảo khác. Tổng diện tích khu vực này trên 35.960 km2 (chưa kể vùng đất khai hoang lấn biển). Khí hậu Đài Loan là khí hậu cận nhiệt đới ở phía Bắc và nhiệt đới ở phía Nam.Thời tiết nóng nhất là từ tháng 6 đến tháng 9 với nhiệt độ trung bình khoảng 25-28 C. Lượng mưa rất dồi dào. Nửa phía Bắc của đảo mưa lớn kéo dài từ đầu tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Trong khi đó khu vực phía Nam đảo lại ấm áp về mùa đông. Tình hình thời tiết sẽ ngược lại, vào mùa hè khi gió mùa Tây - Nam đem mưa đến phía Nam thì thời tiết lại nóng, khô đều ở phía Bắc. Dân số Đài Loan có trên 23 triệu người. Thủ phủ là Đài Bắc, nơi có mật độ dân số cao nhất, tiếp sau đó là thành phố Cao Hùng ở phía Nam. Gần 60% dân số Đài Loan tập trung ở 4 thành phố lớn: Đài Bắc, Cao Hùng, Đài Trung và Đài Nam. Đài Loan sử dụng tiếng phổ thông (tiếng Hoa) trong ngôn ngữ hành chính. Tuy nhiên tiếng Phúc Kiến và tiếng Hẹ được sử dụng khá phổ biến trong giao tiếp hàng ngày. Tôn giáo thịnh hành ở Đài Loan là Phật giáo với khoảng 4,9 triệu phật tử. Bên cạnh đó Thiên Chúa giáo cũng có ảnh hưởng rất lớn với gần 30 vạn tín đồ, và hơn 40 vạn tín đồ đạo Tin lành. Đạo Hồi cũng đã xuất hiện ở Đài Loan. Đài Loan có vị trí địa lý khá gần Việt Nam. Từ Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh đi Đài Loan chỉ mất khoảng 3-4h Bay. Do đó thời tiết, khí hậu cũng khá gần với thời tiết, khí hậu của miền Bắc Việt Nam. Về phong tục, tập quán, sinh hoạt của người Đài Loan cũng có những nét tương đồng với nước ta, cũng mang sắc thái của nền văn hoá Á Đông. 2.2.1.2 Thực trạng lao động nước ngoài tại Đài Loan: Để giảm bớt tình trạng thiếu nhân lực, từ năm 1989, Đài Loan chính thức nhận lao động nước ngoài vào làm việc. Nền kinh tế tăng trưởng ở mức trên 6% và tỷ lệ thất nghiệp dao động ở mức 3% trong hàng chục năm (riêng năm 2001 tỷ lệ này trên 4%), cùng với việc phát triển mạnh cơ sở hạ tầng, Đài Loan phải đối mặt với sự khan hiếm nhân lực đặc biệt trong ngành xây dựng. Trong những năm gần đây, thanh niên Đài Loan không còn thích thú với nghề xây dựng và sản xuất, họ hướng vào các hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Để đáp ứng yêu cầu về lao động cho phát triển kinh tế và trật tự hoá việc sử dụng lao động nước ngoài, tháng 5 năm 1992, Đài Loan đã công bố Luật Dịch vụ việc làm. Theo điều 43 luật này, Đài Loan cho nhận lao động nước ngoài với các ngành nghề như sau: - Chuyên gia và cán bộ kỹ thuật. - Hoa kiều hoặc người nước ngoài giữ trách nhiệm quản lý các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Đài Loan. - Cán bộ giảng dạy tại các trường đại học hoặc các cơ sở giáo dục. - Giáo viên dạy tiếng nước ngoài. - Huấn luyện viên và vận động viên thể dục thể thao. - Người giúp việc gia đình và khán hộ công. - Nhân lực trong các công trình xây dựng và phát triển kinh tế. - Các công việc theo dự án riêng của cơ quan quản lý trung ương, do tính chất công việc đặc biệt, trong nước thiếu nhân tài làm công việc đó, về nghiệp vụ đúng là có nhu cầu thuê người nước ngoài làm. Bảng 2: Lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan phân theo quốc gia Đơn vị : Người Năm Việt Nam Malaysia Philippin Thái Lan Tổng cộng 2005 58.124 55.656 60.122 63.369 237.271 2006 61.452 59.332 65.322 71.231 257.337 2007 68.154 64.982 70.129 76.478 279743 2008 74.936 72.255 74.336 78.656 300.183 2009 77.365 75.442 79.798 82.698 315.303 2010 84.351 78.699 86.241 89.366 338.657 Nguồn : Tư liệu - Bộ lao động Thương Binh xã hội Trong 6 năm gần đây, rõ ràng Việt Nam luôn xuất khẩu một số lượng rất lớn lao động sang thị trường Đài Loan. Tuy nhiên, trong khu vực Đông Nam Á chúng ta vẫn chưa bằng nước bạn Thái Lan. Trong 6 năm liền, Thái Lan luôn đứng vị trí thứ nhất về số lượng lao động xuất khẩu, thứ 2 Philippin ,thứ 3 Việt Nam và thứ 4 là Malaixia. Vì thế, trong những năm tiếp theo Đảng và nhà nước nên có những kế hoạch chiến lược nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác xuất khẩu lao động, đặc biệt phát huy thế mạnh và khắc phục triệt để những điểm yếu còn tồn đọng, có vậy mới cạnh tranh được với các quốc gia khác. 2.2.1.3. Chính sách của Đài Loan với lao động nước ngoài: Lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan được điều chỉnh bởi một hệ thống luật pháp tương đối đâỳ đủ và thống nhất. Một số điểm cần lưu ý bao gồm các nội dung sau: * Thời hạn hợp đồng: Theo điều 43, Luật Dịch Vụ việc làm, người lao động được tuyển dụng làm công việc trong thời gian tối đa là 3 năm (người có nhu cầu tiếp tục được tuyển dụng, chủ sử dụng phải xin phép gia hạn). * Tiền lương: Vào năm 2001 tiền lương cơ bản là 15.840 NT$/tháng, và đã được điều chỉnh nhiều lần nếu cộng thêm tiền làm thêm giờ mức lương bình quân là 20.000 NT$/tháng. Đương nhiên lương cơ bản của người lao động nước ngoài và người lao động bản địa là không giống nhau và cũng khác nhau khi làm ở các lĩnh vực khác nhau. Mức lương này có thể được điều chỉnh tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế. * Chi phí ăn, ở của lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan: Chủ sử dụng lao động Đài Loan được khấu trừ từ tiền lương của lao động Việt Nam chi phí ăn và ở với mức tối đa là 4000 NT$/tháng, mức khấu trừ này có thể được điều chỉnh trong giới hạn tuỳ thuộc vào sự thoả thuận giữa chủ sử dụng lao động và người lao động. Lao động làm việc trong lĩnh vực khán hộ công và giúp việc gia đình không phải áp dụng quy định khấu trừ trên đây. * Bảo hiểm: Người lao động tham gia bảo hiểm lao động và bảo hiểm y tế trong đó: - Bảo hiểm lao động: Chủ chịu 70%, người lao động chịu 20% và chính quyền trợ cấp 10%. - Bảo hiểm y tế: Chủ sử dụng chiu 60%, người lao động trả 30% và chính quyền trợ cấp 10%. * Thuế thu nhập: Thuế thu nhập áp dụng đối với người lao động nước ngoài được xác định theo thời gian làm việc trong năm. Những người sống ở Đài Loan dưới 183 ngày trong quy định mức thuế mỗi năm (thuế niên, tính từ ngày 1-1 đến ngày 31-12) thì nộp 20% thu nhập. Những người sống ở Đài Loan đủ hoặc trên 183 ngày trong thuế iên thì nộp 6% thu nhập như người bản địa. * Giờ làm việc: Giờ làm việc được quyết định giữa chủ và người lao động theo quy định cụ thể trong hợp đồng lao động. Theo luật về tiêu chuẩn lao động quy định thì giờ làm việc trong ngành công nghiệp là 8h/ngày và 48h/tuần. Hiện nay là 84h/2 tuần. Luật cũng quy định về chế độ làm thêm giờ, giữa buổi làm việc sau 4 tiếng được nghỉ giải lao 30 phút. Tuỳ theo tính liên tục và khẩn trương trong sản xuất mà cống việc được bố trí theo ca, trách nhiệm của chủ là phải sắp xếp ngày nghỉ bù cho người lao động. * Quan hệ giữa người lao động và chủ sử dụng lao động: Lao động nước ngoài được phép tham gia công đoàn, nhưng không được bầu là cán bộ công đoàn. Người lao động nước ngoài làm việc ở các doanh nghiệp có thể bị huỷ bỏ hợp đồng lao động trong những trường hợp sau: - Khi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp bị thua lỗ, chủ sử dụng có thể cho lao động thôi việc, hoặc (nếu có thể) chuyển tới chủ khác. Nhưng chủ lao động phải thông báo trước cho lao động nước ngoài về ý định đó và phải cấp tiền bôì thường cho họ. - Nếu lao động nước ngoài phạm lỗi hoặc phạm luật dẫn tới việc ngừng hợp đồng lao động, người chủ có thể cho thôi việc mà không phải báo trước và có quyền từ chối không thanh toán tiền bồi thường. * Nghỉ phép, nghỉ lễ và nghỉ việc: Đối với các ngành công nghiệp không được luật tiêu chuẩn lao động điều chỉnh, việc bố trí nghỉ phép và nghỉ việc được quyết định giữa người chủ với người lao động và như đã nói ở hợp đồng với ngành công nghiệp phải tuân theo quy định của luật tiêu chuẩn lao động thì phải tuân theo những nguyên tắc sau đây: - Phải có tối thiểu một ngày nghỉ trong một tuần làm việc Nghỉ phép: Vì lý do đặc biệt, người lao động có thể xin phép không hưởng lương và có thể được chấp thuận nếu có người thay thế công việc hoặc khi nghỉ phép không ảnh hưởng gì tới quá trình sản xuất. Yêu cầu nghỉ phép phải được viết thành văn bản gửi những người có trách nhiệm. Thời gian nghỉ không quá 14 ngày 1 năm. Nghỉ ốm: Do bị ốm, tai nạn hoặc những lý do cần phải chữa chạy, người lao động có thể yêu cầu nghỉ ốm. Nghỉ ốm không nằm viện không được quá 30 ngày mỗi năm. - Nếu bị tai nạn lao động thì được nghỉ phép để chữa trị * Những trường hợp không được cấp giấy phép lao động và cho thôi việc: Với những tình huống sau đây có thể không được cấp giấy phép lao động hoặc cho về nước. - Những người mang theo gia đình sống với nhau - Những người tay nghề không đủ để hoàn thành nhu cầu của công việc như giấy phép họ đã xin. - Những người không đạt sức khỏe khi kiểm tra. - Những người đã có gia đình, có thai hoặc sinh đẻ khi đang lao động tại Đài Loan. - Những người vi phạm các quy định khi làm các thủ tục cấp giấy phép. * Đổi nơi làm việc: - Không được giải quyết nếu không được phép trước của Uỷ ban Lao động. - Đổi chủ lao động không được thực hiện khi không xin phép trước của Uỷ ban Lao động. - Làm thêm việc bên ngoài phải có giấy phép của Uỷ ban Lao động. - Lao động nước ngoài không được vi phạm hợp đồng lao động đã thỏa thuận giữa họ và chủ sử dụng lao động, như việc nghỉ không xin phép quá 3 ngày. - Lao động nước ngoài phải tuân theo mọi pháp luật, quy chế và những quy định công cộng của Đài Loan. - Trong trường hợp có khiếu nại về công việc đối với chủ sử dụng lao động thì người lao động nước ngoài có thể báo cáo với Trung tâm Tư vấn lao động nước ngoài để khiếu nại về chủ sử dụng lao động của mình. 2.2.2. Hoạt động xuất khẩu lao động của công ty cổ phần nhân lực quốc tế & thương mại Sông Hồng 2.2.2.1 Kết quả hoạt động xuất khẩu lao động phân theo thị trường Từ năm 2000 đến nay, thị trường lao động quốc tế đang suy giảm mạnh, cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu lao động ngày càng gay gắt. Tuy nhiên sau gần 2 năm thực hiện Nghị định 81/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 1 năm 2003 của Chính phủ, công tác xuất khẩu lao động đã đạt được một số kết quả quan trọng bước đầu. Đến nay cả nước đã có hơn 200 doanh nghiệp được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp giấy phép xuất khẩu lao động. Thị trường xuất khẩu lao động đã mở rộng ra với gần 80 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Nhà nước đã xây dựng được một hệ thống các cơ chế, chính sách tương đối đồng bộ, ổn định và duy trì thị trường đã có, mở thêm một số thị trường mới và tăng cường quy mô đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Cùng với sự phát triển chung của toàn ngành, xuất khẩu lao động ở công ty cổ phần nhân lực quốc tế & thương mại Sông Hồng đã khai thác hiệu qủa bốn thị trường chính, đó là: Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaixia, đặc biệt là Đài Loan. Thị trường Đài Loan: Đài Loan là hòn đảo đẹp nằm cách bờ biển Đông Nam lục địa Trung Hoa khoảng 160 km. Nó được ngăn cách với tỉnh Phúc Kiến của lục địa Trung Hoa bởi eo biển Đài Loan. Phí Nam hòn đảo này cách phía Bắc Phillipine 350 km. Phí Bắc Đài Loan cách Tây - Nam Nhật Bản 1.070 km.Đài Loan bao gồm 64 đảo lớn nhỏ của quần đảo Bành Hồ và 21 đảo khác. Tổng diện tích khu vực này trên 35.960 km2 (chưa kể vùng đất khai hoang lấn biển). Bảng 3: Kết qủa hoạt động xuất khẩu lao động phân theo thị trường Đơn vị: Triệu đồng Thị Trường Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số lao động Doanh thu Số lao động Doanh thu Số lao động Doanh thu Số lao động Doanh thu Đài Loan 70 287 59 242 88 370 102 437 Hàn Quốc 30 123 34 143 36 151 41 170 Nhật Bản 33 136 30 120 24 99 20 85 Malaixia 20 77 24 94 27 108 31 126 Tổng cộng 153 623 147 599 175 728 194 818 Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty cổ phần Nhân lực Quốc tế & thương mại Sông Hồng. Đài Loan có vị trí địa lý khá gần Việt Nam. Từ Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh đi Đài Loan chỉ mất khoảng 3-4h Bay. Do đó thời tiết, khí hậu cũng khá gần với thời tiết, khí hậu của miền Bắc Việt Nam. Về phong tục, tập quán, sinh hoạt của người Đài Loan cũng có những nét tương đồng với nước ta, cũng mang sắc thái của nền văn hoá Á Đông. Để giảm bớt tình trạng thiếu nhân lực, từ năm 1989, Đài Loan chính thức nhận lao động nước ngoài vào làm việc. Nền kinh tế tăng trưởng ở mức trên 6% và tỷ lệ thất nghiệp dao động ở mức 3% trong hàng chục năm (riêng năm 2001 tỷ lệ này trên 4%), cùng với việc phát triển mạnh cơ sở hạ tầng, Đài Loan phải đối mặt với sự khan hiếm nhân lực đặc biệt trong ngành xây dựng. Nắm bắt được những đặc điểm của thị trường Đài Loan luôn khan hiếm 1 số lượng lớn lao động, Ban quản lý công ty cổ phần Nhân lực & Quốc tế Sông Hồng đã nhận định đây chính là thị trường mục tiêu. Bằng nhiều biện pháp chính sách thu hút người lao động, năm 2007 công ty đã đưa được 70 lao động sang Đài Loan làm việc, mang lại doanh thu 287 triệu đồng, với mức bình quân 4,1 triệu đồng/người. Tuy nhiên, đến năm 2008, số lượng nhân công có giảm đi do nhiều tác động của thị trường, chỉ còn 59 người, với mức doanh thu 242 triệu đồng, bình quân 4,11 triệu đồng/người. Trước tình hình đó, Ban quản lý công ty đã nhanh chóng tìm hiểu và thiết lập các giải pháp cần thiết nhằm cải thiện tình hình, thu hút thêm số lượng lao động. Và kết quả 2 năm tiếp theo rất đáng mừng, năm 2009 số lượng lao động lên đến con số 88 người, tăng cao so với 2 năm trước, mang về 370 triệu đồng, với mức bình quân 4,2 triệu đồng/người. Tiếp đến, năm 2010 là 102 người, doanh thu lên đến 437 triệu đồng, bình quân 4,28 triệu đồng/người. * Thị trường Hàn Quốc: Hàn Quốc là thị trường lao động khá hấp dẫn. Tuy nhiên, người lao động nhập cư phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của nước sở tại ngay từ khâu tuyển dụng. Lao động nước ngoài vào Hàn Quốc làm việc phải qua kỳ thi sát hạch tiếng Hàn. Người đạt yêu cầu mới được đưa vào danh sách tuyển chọn. Nội dung chương trình, tài liệu, thang điểm sát hạch và yêu cầu về trình độ tiếng Hàn được phía Hàn Quốc chuẩn bị. Hiện Hàn Quốc chỉ cho phép các công ty trong nước tuyển lao động từ 10 quốc gia dựa vào phẩm chất của công nhân, sự minh bạch trong quá trình đưa lao động, tác động kinh tế - ngoại giao và các tiêu chuẩn khác. Số lao động nhập cư cũng không được vượt quá 2% lực lượng lao động Hàn Quốc. Năm 2007 công ty đã đưa 30 người lao động sang “ xứ sở Kim Chi ”, mang lại doanh thu 123 triệu đồng, bình quân mỗi lao động 4,1 triệu đồng/người. Đến năm 2008, số lao động là 34 người, doanh thu đạt 143 triệu, bình quân 4,2 triệu đồng/người, tăng lên so với năm. Sang năm 2009 và 2010, số lao động là 36 và 41 người, doanh thu 151 triệu đồng và 170 triệu đồng, bình quân đầu người 4,19 triệu đồng/người và 4,14 triệu đồng/người. Đây không phải thị trường chủ chốt của công ty, tuy nhiên sự tăng trưởng về số lượng lao động khá đều đặn mặc dù không nhiều. * Thị trường Nhật Bản: Thị trường này chủ yếu tiếp nhận lao động Việt Nam đi tu nghiệp và thực tập kỹ thuật (gọi chung là tu nghiệp sinh). Tu nghiệp sinh Việt Nam sang tu nghiệp tại Nhật Bản theo nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó có lĩnh vực dệt, may, điện tử và xây dựng chiếm tỷ lệ lớn. Số người đi qua các năm cũng không cao, năm 2007 có 33 người đi và ngày càng giảm dần. Năm 2008 là 30 người, năm 2009 là 24 người và năm 2010 là 20 người. Doanh thu trên 1 người đi năm 2007 là 4,12 triệu đồng/người, đây là con số hơi thấp, năm 2008 là 4 triệu đồng, năm 2009 là 4,12 triệu đồng và năm 2010 tăng lên 4,25 triệu đồng. Tuy nhiên, thị trường Nhật Bản có một khó khăn lớn cho bên xuất khẩu lao động là tại thị trường này số lượng lao động bỏ trốn là khá cao. Năm 2007 có 4 người bỏ trốn, sang đến năm 2008 số người này tăng lên thành 6 người. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu lao động và uy tín của Công ty với phía đôí tác. Trong thời gian tới, việc ổn định thị trường Nhật Bản đang là một thử thách lớn cho ngành xuất khẩu lao động Việt Nam nói chung và xuất khẩu lao động của công ty cổ phần Nhân lực Quốc tế & Thương mại Sông Hồng nói riêng. * Thị trường Malaixia: Đây là thị trường đang phát triển của ty cổ phần Nhân lực Quốc tế & Thương mại Sông Hồng. Năm 2007 mới có 20 lao động được đưa đi làm viêc tại thị trường này, đem lại doanh thu là 77 triệu đồng. Tính ra doanh thu bình quân trên 1 lao động đi là 3,85 triệu đồng. Sang đến năm 2008 thì con số này là 24 người, mang lại doanh thu 94 triệu đồng, bình quân 3,91 triệu đồng/người. Và năm 2009, số lao động tăng thêm lên thành 27 người, đạt doanh thu 108 triệu đồng, bình quân đầu người là 4 triệu đồng/người. Cuối cùng vào năm 2010, số người vượt lên thành 31 người, với doanh thu 126 triệu đồng, 4,06 triệu đồng/người. Thị trường tại Malaixia tăng trưởng tương đối chậm. Malaixia là thị trường dễ tính, tương đối phù hợp với lao động Việt Nam, đặc biệt là lao động nông thôn, bộ đội xuất ngũ, đòi hỏi tay nghề không cao. Tuy vậy thị trường xuất khẩu lao động sang Malaixia mới nổi lên nhưng tiền lương không cao so với các nước khác có nhận lao động Việt Nam. Do đó, việc có tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu lao động sang Malaixia hay không đang là băn khoăn lớn của Ban lãnh đạo cổ phần Nhân lực Quốc tế & Thương mại Sông Hồng. Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu lao động phân theo thị trường của công ty cổ phần Nhân lực quốc tế & Thương mại Sông Hồng Bảng kết quả trên đã thể hiện tình hình hoạt động xuất khẩu lao động của công ty trong 4 năm gần đây, rõ ràng tổng doanh thu của cả 4 thị trường chính đang tăng dần theo từng năm. Đặc biệt là tại thị trường Đài Loan, thị trường mũi nhọn của công ty. - Thị trường Đài Loan đang nắm giữ vị trí số 1 cả về doanh thu lẫn số lượng lao động được đưa đi hàng năm. So với cả 3 thị trường Hàn Quốc,Nhật Bản và Malaixia, thị trường này có lợi thế hơn nhiều. Năm 2007, số lượng lao động được đưa đi Đài Loan chiếm 45,75% tổng số lao động,đến năm 2008 là 40,13%, năm 2009 và 2010 tương ứng là 50,28% và 52,57%. Về doanh thu, năm 2007 doanh thu của thị trường lao động Đài Loan chiếm 46,06 % tổng doanh thu 4 trị trường, sang năm 2008, doanh thu có giảm chiếm 40,4%. Đến năm 2009 và 2010 thì tăng lên thành 50,82 % và 53,42%. Rõ ràng, thị trường Đài Loan đã mang lại nguồn doanh thu vượt trội hơn hẳn các thị trường còn lại. - Hàn Quốc là 1 thị trường khá khắt khe bởi thị trường này ngày càng có những quy định nghiêm ngặt hơn về tay nghề, về khả năng nghe nói tiếng Hàn, mặc dù thu nhập khá cao...Vì thế, không phải lao động nào cũng dễ dàng có cơ hội sang Hàn Quốc làm việc. Do đó số lượng lao động sang Hàn Quốc không cao, tuy có tăng dần theo hằng năm: năm 2007 có 30 người chiếm 19,6% tổng lao động, đến năm 2008 con số này tăng lên đến 23,12%, đến năm 2009 là 20,57% và 2010 là 21,13%. Doanh thu của thị trường Hàn Quốc năm 2007 chiếm 19,74%, năm 2008 là 23,87%, và đến năm 2009, 2010 tương ứng là 20,74% và 20,78%. Số lượng lao động và doanh thu thị trường này không cao, tuy nhiên cũng cần có những chiến lược để phát triển thị trường này. - Có 1 vấn đề khá bất cập ở thị trường Nhật Bản đó chính là tỷ lệ người lao động bỏ trốn có xu hướng tăng dần, mặc dù mức thu nhập khá ổn. Trong năm 2007 số lao động sang Nhật Bản chiếm 21,56% so với tổng lao động, sang đến năm 2008 con số này giảm xuống còn 20,4%, đến năm 2008 là 13,71% và năm 2010 là 10,3%. Điều này đã kéo theo doanh thu giảm so với các quốc gia khác, năm 2007 doanh thu của thị trường này đạt 21,82% so với tổng doanh thu, danh thu tiếp tục giảm xuống còn 20,03% năm 2008; 13,59% năm 2009 và cuối cùng còn 10,39%. Quả nhiên số lao động giảm dần đã tác động không nhỏ đến doanh thu của thị trường, có thể nói thị trường Nhật Bản có khá nhiều rủi ro. - Malaixia là 1 một quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, đây cũng được nhận định là 1 thị thường rất có tiềm năng mà công ty đang xây dựng kế hoạch phát triển. Về số lượng lao động, năm 2007 thị trường này có 20 lao động chiếm 13,09% tổng số lao động, sang năm 2008 tăng lên thành 16,35%, và đến năm 2009 và 2010 tương ứng là 15,44% và 16%. Tốc độ phát triển của thị trường này còn khá chậm, có lẽ công ty chưa thực hiện các giải pháp và chiến lược thúc đẩy. 2.2.2.2 Thực trạng xuất khẩu lao động theo giới tính Qua bảng 3 của mục 2.2.2.1 ( trang 36 ), những con số về doanh thu và số lượng lao động đang ngày một tăng cao cho thấy rằng Đài Loan chính là thị trường chủ chốt của công ty. Hiện tại công ty đã và đang nghiên cứu phát triển những chiến lược tiếp theo nhằm thu hút thêm nhân lực sang thị trường này. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về hoạt động xuất khẩu lao động sang Đài Loan của công ty qua những số liệu thu thập được trong những năm qua. Bảng 4: Số lượng cơ cấu lao động xuất khẩu sang Đài Loan theo giới tính (từ năm 2007 đến năm 2010) Năm Tổng số (người) Nam Nữ Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) 2007 153 129 84,31 24 15,69 2008 147 105 71,42 42 28,58 2009 175 115 65,71 60 34,29 2010 194 123 63,4 71 36,6 TỔNG 669 472 70,55 197 29,45 Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty cổ phần Nhân lực Quốc tế & thương mại Sông Hồng. Nguồn lao động xuất khẩu của nước ta từ trước tới nay chủ yếu là nam giới. Nam giới chiếm 84,5% trong tổng số lao động xuất khẩu của ta từ giai đoạn 1992-2002 vì các thi trường tiếp nhận lao động yêu cầu lao động trong các ngành công nghiệp nặng và một số ngành nghề đòi hỏi sức khoẻ tốt. Mặt khác các chính sách xuất khẩu lao động của ta có phần chưa rộng mở đối với lao động nữ đi xuất khẩu như các nước trong khu vực như Phillipine một nước có tỷ lệ lao động nữ xuất khẩu cao nhất trong khu vực (vì họ còn cho phép lao động nữ làm các công việc ở Việt Nam còn cấm). Lao động nữ của ta đi làm việc ở nước ngoài do những đặc điểm giới tính cũng như tập quán dân tộc và chị em đều chưa có điều kiện tiếp xúc với nước ngoài, mặt khác lại hạn chế về trình độ ngoại ngữ nên họ thường phải chịu những thiệt thòi trong quá trình làm việc ở nước ngoài. Trong thời gian đầu chúng ta thường xuất khẩu lao động sang các thị trường đòi hỏi sức khoẻ như Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước Đông Âu nên tỷ lệ lao động là nữ thấp trong tổng số lao động xuất khẩu. Từ năm 2000 trở đi chúng ta mở rộng thị trường mới đưa lao động đi làm giúp việc gia đình ở Malaixia, Đài Loan thì tỷ lệ lao động nữ tăng lên rõ rệt, lao động nữ đã chiếm tỷ lệ 24,18% trong tổng số lao động. Đối với công ty cổ phần nhân lực quốc tế và thương mại Sông Hồng, cơ cấu xuất khẩu đang có sự thay đổi, cụ thể là số lao động nữ đang có xu hướng gia tăng bởi ngày càng có nhiều công việc phù hợp với phái nữ. Năm 2007 tỷ lệ nam giới tham gia lao động nước ngoài là chủ yếu, chiếm 84,31% trong đó nữ giới chỉ chiếm 15,49%, ít hơn gần 4 lần so với tỷ lệ nam giới. Bởi khi đó các ngành nghề chủ yếu cần lao động là các ngành công nghiệp nặng, đòi hỏi sức khỏe, vì thế nam giới có cơ hội nhiều hơn. Nhưng sang năm 2008,do xuất hiện thêm nhiều công việc có vẻ phù hợp hơn với nữ giới, công ty đã thực hiện nhiều biện pháp thu hút thêm nhân công nữ, bước đầu đã đạt được thành quả: năm 2008 số lượng lao động nữ đã tăng lên thành 42 người, chiếm 28,58% tổng số lao động, mặc dù số lao động nam vẫn chiếm ưu thế nhưng đã giảm xuống chỉ còn chiếm 71,42%. Đến năm 2009, số lao động nam vẫn tăng đều, tuy nhiên tỷ lệ giảm xuống, chiếm 65,71% tổng số lao động, và tỷ lệ lao động nữ tăng lên thành 34,29%. Và vào năm 2010 vừa qua, số lao động nam chiếm 63,4 % và lao động nữ là 36,6 %, chỉ gần gấp đôi số lao động nữ. Như vậy có thể thấy rằng số lao động nữ đang dần tăng cho thấy nhu cầu về lao động nữ của thị trường Đài Loan đang tăng lên. Sở dĩ có thực trạng này có thể do các nguyên nhân sau: - Xuất hiện thêm nhiều công việc phù hợp với lao động là nữ, tạo điều kiện cho công ty thu hút nguồn nhân lực là nữ giới. - Thị trường lao động nước ngoài có nguồn thu nhập tốt hơn thị trường trong nước. - Trình độ và khả năng ngoại ngữ của lao động nữ đã được cải thiện nhiều. 2.2.2.3 Thực trạng xuất khẩu lao động theo cơ cấu theo ngành nghề Bảng 5: Số lượng cơ cấu lao động xuất khẩu sang Đài Loan theo ngành nghề (từ năm 2007 đến năm 2010) Đơn vị tính: % Năm Ngành 2007 2008 2009 2010 Xây dựng 28,72 23,89 24,14 30,2 Công nghiệp 35,08 30,03 32,4 37,11 Vận tải biển 20,61 22,1 15,74 9,09 Nông,lâm nghiệp 9,06 11,76 9,23 5,52 Giúp việc gia đình 4,12 7,69 6,52 2,23 Kinh doanh,dịch vụ 2,51 4,53 11,97 15,85 Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty cổ phần Nhân lực Quốc tế & thương mại Sông Hồng. Cơ cấu lao động xuất khẩu theo ngành nghề cũng có nhiều thay đổi có lợi cho người lao động, ngành nghề trong XKLĐ thời gian gần đây được mở rộng từ lĩnh vực xây dựng, công nghiệp và nông, lâm nghiệp, nay đã mở rộng sang cả một số lĩnh vực khác như khán hộ công, giúp việc gia đình, thuyền viên sỹ quan trên tàu đánh cá và vận tải, dịch vụ nhà hàng khách sạn, bán hàng, bảo vệ tại các siêu thị, cửa hàng, khu thương mại…. Lao động Việt Nam hiện nay làm việc ở nước ngoài trong môi trường đa dạng với hơn 30 nhóm nghề thuộc cả 4 khu vực: nông, lâm, ngư nghiệp; công nghiệp; xây dựng cơ bản và dịch vụ. Cơ cấu lao động theo ngành nghề của công ty cổ phần nhân lực quốc tế & thương mại Sông Hồng trong 4 năm vừa qua có sự chuyển dịch theo cơ cấu thị trường. - Vào năm 2007, với số lượng chủ yếu là lao động nam, cơ cấu các ngành như xây dựng, công nghiệp, vận tải biển chiếm đa số bởi lúc này thị trường Đài Loan đang cần nguồn lao động có sức khỏe. Ngành xây dựng chiếm 28, 72 %, công nghiệp chiếm 35,08 % và vận tải biển chiếm 20,61%. 3 ngành nghề này đa số là lao động nam, nữ rất ít. Lao động nữ tập trung vào 3 ngành nghề còn lại là nông, lâm nghiệp chiếm 9,06%, giúp việc gia đình chiếm 4,12 % và kinh doanh, dịch vụ chiếm 2,51 %. Trong năm này, trình độ lao động nữ còn yếu kém, vì thế họ nhận các công việc liên quan đến nông nghiệp như trồng trọt, làm thuê cho các hộ gia đình Đài Loan và một số có trình độ và khả năng ngôn ngữ vào làm cho các công ty kinh doanh, dịch vụ, khách sạn. - Sang đến năm 2008, tình hình kinh tế có nhiều biến động. Có lẽ cuộc khủng hoảng kinh tế của Mỹ đã kéo theo nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến thị trường lao động các nước trên thế giới, trong đó có Đài Loan. Số lượng lao động công ty xuất khẩu giảm, cơ cấu 2 ngành nghề xây dựng và công nghiệp cũng giảm, tương ứng là 23,89% và 30,03 %. Có lẽ những ảnh hưởng của kinh tế xã hội đã gây nên sự thay đổi về nhu cầu lao động. Tuy nhiên, những ngành nghề khác có tăng nhưng không nhiều. Vận tải biển tăng thêm 1,49 % lên thành 22,1 %, ngành này có các công việc như thuyền viên đánh cá, thủy thủ biển..phù hợp với lao động nam Việt Nam. Nông, lâm nghiệp cũng tăng thêm lên đến 11,76% do năm nay có khá nhiều lao động nữ tham gia vào ngành nghề này. Số lượng lao động nữ cũng gia tăng đối với ngành nghề giúp việc gia đình, chiếm 7,69%, đây có lẽ là công việc không cần đòi hỏi trình độ, bằng cấp và hầu như lao động là phụ nữ. Có vẻ như loại hình kinh doanh, dịch vụ đang có xu hướng ngày càng phát triển do nhu cầu người dân tăng lên, chính vì thế năm 2008 này, ngành nghề kinh doanh,dịch vụ đã tăng lên gấp đôi thành 4,53%. - Năm 2009 là một năm đánh dấu sự thành công của công ty khi số lượng lao động xuất khẩu sang Đài Loan tăng cao, cả về nam và nữ. Nền kinh tế Đài Loan có vẻ đang phục hồi và phát triển, kéo theo cơ hội về việc làm cho lao động Việt Nam. Và năm nay, công ty đã thiết lập và thực hiện các kế hoạch tuyển chọn và phát triển lực lượng lao động với trình độ cao hơn. Chính vì thế cơ cấu các ngành nghề đã có sự thay đổi rõ rệt. Kinh tế phục hồi, các khối ngành công nghiệp và xây dựng phát triển nhanh chóng. Gần một nửa số lao động nam tham gia vào ngành xây dựng, chiếm 24,14%, bởi nhu cầu ở đây lớn, công việc đa dạng, hơn nữa trình độ lao động ngành này đã tăng lên nhiều. Đặc biệt, ngành công nghiệp đã dần lấy lại vị thế của mình. Năm nay, cơ cấu ngành công nghiệp chiếm 32,4%, trong đó một 1/3 là lao động nữ, tất cả đều đã qua đào tạo, tham gia vào các xí nghiệp, nhà máy và có kinh nghiệm làm việc. Cơ cấu của 3 ngành nghề tiếp theo đã bắt đầu giảm. Vận tải biển chiếm 15,74%; Nông, lâm nghiệp chỉ còn chiếm 9,23%; Cơ cấu ngành giúp việc gia đình còn 6,52. Sở dĩ có có tình trạng này do trình độ lao động đã tăng lên, họ không muốn làm các công việc tay chân và không đòi hỏi trình độ như giúp việc gia đình…Năm nay cơ cấu ngành nghề kinh doanh, dịch vụ đã tăng trưởng vượt bậc, chiếm 11,97%…chủ yếu thuộc các nghề như bán hàng, phục vụ, khách sạn…Đây là những công việc có mức thu nhập cao hơn. - Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, lực lượng lao động ngày có trình độ cao ngày càng nhiều. Sang đến năm 2010, hầu hết lao động đều xuất khẩu sang Đài Loan của công ty đều vào các ngành nghề chủ chốt. Cơ cấu ngành xây dựng tiếp tục tăng lên chiếm 30,2%, công nghiệp chiếm 37,11%. Lao động của 2 ngành này có gần ½ là nữ, chứng tỏ lao động nữ đang có tay nghề ngày càng cao. Các ngành nghề không đòi hỏi trình độ cao có cơ cấu ngày càng giảm, đặc biệt là giúp việc gia đình. Năm 2010, vận tải biển chiếm 11,09%, ngành nông, lâm nghiệp chỉ còn 5,52%, và giúp việc gia đình chỉ còn 4,23%.Những ngành nghề này có thu nhập thấp bởi không đòi hỏi trình độ cao. Cơ cấu ngành nghề kinh doanh, dịch vụ tiếp tục khởi sắc khi chiếm tỷ lệ 15,85%. Rõ ràng đây là 1 nghành nghề rất có tiềm năng mà công ty cần chú trọng khai thác. 2.2.3. Nhận xét, đánh giá Những mặt tích cực và nhuợc điểm của công tác xuất khẩu lao động * Tích cực: Qua việc phân tích kết quả từ hoạt động xuất khẩu lao động trên của công ty chúng ta có thể nhận thấy hoạt động xuất khẩu lao động có những mặt tích cực nhất định: Thứ nhất, xuất khẩu lao động là một hoạt động thể hiện rõ tính chất xã hội: nói xuất khẩu lao động thực chất là xuất khẩu sức lao động. Trong khi đó, sức lao động lại gắn bó chặt chẽ với người lao động, không tách rời khỏi người lao động. Vì vậy, làm tốt công tác xuất khẩu lao động không những giải quyết vấn đề kinh tế trước mắt mà đồng thời giải quyết vấn đề xã hội lâu dài. Thứ hai, xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế: ở nhiều nước trên thế giới, xuất khâủ lao động đã là một trong những giải pháp quan trọng thu hút lực lượng lao động đang tăng lên của nước họ và thu ngoại tệ bằng hình thức chuyển tiền về nước của người lao động và các lơị ích khác. Việt Nam với dân số đông, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn, nền kinh tế phát triển thấp so với các nước khác thì xuât khẩu lao động là con đường đúng đắn nhất, một mặt giải quyết công ăn việc làm, mặt khác mang lại một mức thu nhập đáng kể cho người dân và tăng mức đóng góp vào GDP/đầu người của toàn xã hội. Từ đó giải quyết được rất nhiều vướng mắc trong nền kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay. * Nhược điểm: Ngoài các ưu điểm nói trên thì hoạt động xuất khẩu lao động còn có nhiều hạn chế, đó là những rủi ro mà hoạt động này gặp phải: Một là, rủi ro từ phía đối tác: Có trường hợp đối tác khó khăn về vốn, thiếu việc làm, chậm trả lương cho người lao động, thiếu am hiểu hoặc không tuân thủ luật pháp, ỷ thế " ông chủ" để gây sức ép trong việc thực hiện hợp đồng lao động, làm khó dễ cho người lao động...Điều này đã dẫn đến việc bên cung ứng lao động phải tốn kém rất nhiều để giải quyết các vụ việc đó. Hai là, rủi ro từ phía người lao động: Thực tế cho thấy bên cung ứng lao động đã từng bị thất thu nặng nề do một bộ phận không nhỏ lao ddộng ra nước ngoài làm việc không thực hiện đúng thoả thuận và cam kết, đã tự ý bỏ hợp đồng trước thời hạn, tìm nơi làm việc cho chủ khác. Bên cung ứng lao động vừa bị đối tác phạt tiền, vừa mất đi khoản phái dịch vụ được thu theo quy định của Nhà nước. Tóm lại, kinh tế ngày càng phát triển, vì thế cơ cấu ngành nghề có sự chuyển dịch dần từ khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giúp việc gia đình là nơi công việc nặng nhọc, làm việc đơn lẻ, có nhiều rủi ro cho người lao động sang khu vực ít rủi ro và công việc ổn định hơn, đó là công nghiệp và dịch vụ. Điều này chứng tỏ lao động đang có trình độ ngày càng cao, có thể làm được nhiều công việc đòi hỏi tay nghề và kinh nghiệm. Các ngành nghề không đòi hỏi nhiều điều kiện đã giảm đi một cách nhanh chóng. Thay vào đó là sự phát triển của khối ngành kinh doanh, dịch vụ, gồm các công việc như bán hàng, quản lý, phục vụ, khách sạn.. Vì thế công ty cần phải có những định hướng về chất lượng nguồn lao động để tấn công vào các ngành nghề đang phát triển. CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG ĐÀI LOAN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHÂN LỰC QUỐC TẾ VÀ THƯƠNG MẠI SÔNG HỒNG 3.1. Đánh giá chung tình hình xuất khẩu lao động của công ty cổ phần Nhân lực quốc tế & Thương mại Sông Hồng 3.1.1. Những việc đã làm được Qua kết quả cụ thể của hoạt động xuất khẩu lao động nói trên chúng ta có thể thấy được những kết quả mà công ty cổ phần Nhân lực quốc tế & Thương mại Sông Hồng đạt được là rất khả quan. Mức lợi nhuận đem lại từ hoạt động này là rất lớn. Công ty hiện đang thực hiện các công việc xúc tiến thâm nhập thị trường có nhiều tiềm năng cũng đang khẩn trương thực hiện như thị trường Hàn Quốc, Iraq và các thị trường tiềm năng khác. Với những nỗ lực đó, từ năm 2005 đến nay, công ty đã đưa được hơn 1000 lao động Việt Nam đến các nước trên. Những hợp đồng cung ứng nhân lực mà công ty cổ phần Nhân lực quốc tế & Thương mại Sông Hồng ký với các đối tác nước ngoài hầu hết có thời hạn tương đối dài nên không chỉ đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động mà còn tăng doanh thu của công ty, đồng thời tạo tiền đề cho việc mở rộng thị trường trong lĩnh vực này. Công ty luôn thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật và chính sách của Nhà nước về xuất khẩu lao động. Trong mấy năm qua bộ phận công tác xuất khẩu lao động chưa để xảy ra hiện tượng tiêu cực nào. Người lao động làm việc tại các nước được đào tạo tay nghề, ngoại ngữ, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật, hiểu biết về phong tục tập quán, điều kiện sinh hoạt của nước sở tại. Quan hệ với người chủ sử dụng lao động tại các thị trường có người lao động Việt Nam cũng được công ty quan tâm. Để chuẩn bị và phát triển nguồn nhân lực cho năm 2011và cho những năm tới, công ty cổ phần Nhân lực quốc tế & Thương mại Sông Hồng đã căn cứ vào nhu cầu thị trường lao động và khả năng ký kết hợp đồng để lập kế hoạch xuất khẩu lao động hàng năm và dài hạn, đồng thời công ty cũng đang tích cực triển khai đầu tư cơ sở vật chất, lực lượng cán bộ cho Trung tâm đào tạo xuất khẩu lao động nhằm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho việc xuất khẩu lao động. Đến nay công ty cổ phần Nhân lực quốc tế & Thương mại Sông Hồng đã trở thành một trong những đơn vị có uy tín trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, đó là nhờ sự chỉ đạo đúng hướng của Ban lãnh đạo công ty trong công tác xuất khẩu lao động. 3.1.2. Những việc chưa làm được Bên cạnh những kết quả đạt được thì đến nay công ty cổ phần Nhân lực quốc tế & Thương mại Sông Hồng vẫn còn những hạn chế nhất định. Cụ thể là: - Việc mở rộng thị trường xuất khẩu lao động vẫn còn chậm và hạn chế. - Công tác tạo nguồn và đặc biệt là công tác đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu cung cấp lao động có tay nghề ngày càng cao của các đối tác chưa thực sự chủ động. Dự án xây dựng trường đào tạo nghề trong đó có nhiệm vụ phục vụ xuất khẩu lao động đang triển khai song tiến độ thực hiện không đạt yêu cầu đề ra do gặp khó khăn trong việc tìm địa điểm thích hợp. 3.2. Giải pháp và phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới Kết quả hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động và chuyên gia của Công ty cổ phần Nhân lực quốc tế & Thương mại Sông Hồng đạt đựoc là rất khả quan tuy nhiên do tình hình biến động ở các thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc đã mang lại không ít khó khăn cho bản thân công ty nói riêng và hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam nói chung. Đứng trước tình hình đó, công ty cổ phần Nhân lực quốc tế & Thương mại Sông Hồng cần có những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục các vấn đề còn tồn tại và đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu lao động của mình. 3.2.1 Khắc phục những bất cập nảy sinh trong quá trình cung ứng lao động tại các thị trường - Nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu thông qua việc chủ động hình thành một kế hoạch đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường đòi hỏi. Ngoài những kỹ năng, tay nghề cần thiết, người lao động xuất khẩu phải có sức khoẻ tốt, được trang bị cơ bản về ngoại ngữ, am hiểu về luật pháp, phong tục tập quán nước tiếp nhận và những ứng xử văn hoá. Do vậy, công ty cần có kế hoạch bổ sung thêm các nội dung trên vào chương trình đào tạo nghề cho người lao động trước khi xuất khẩu cả mình. Đồng thời, công ty cũng cần có kế hoạch thực hiện liên kết với các trường đào tạo, dạy nghề trong nước, đảm bảo chất lượng, tay nghề của người lao động phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu lao động trong mọi lĩnh vực. Bên cạnh đó, công ty cũng cần nhận định chính xác những điểm yếu cố hữu và những điểm yếu có thể khắc phục của đối tượng lao động công ty xuất khẩu. Qua đó, có hướng đào tạo và khắc phục phù hợp. Các đối tượng lao động xuất khẩu qua công ty, giống đa phần lao động người Việt Nam, vốn thông minh , khéo tay nên tiếp thu khá nhanh yêu cầu của chủ sử dụng lao động. Vì vậy, trình độ chuyên môn chưa cao, am hiểu luật pháp và ngoại ngữ kém không phải là nhược điểm cố hữu của người lao động Việt Nam. Những điểm yếu này công ty có thể khắc phục được thông qua công tác tuyển chọn, đào tạo, chuẩn bị trước khi đưa lao động ra nước ngoài. Trong thời gian sắp tới, công ty: - Rà soát lại các đại lý, đại diện cung cấp nguồn lao động của mình. Đảm bảo đưa người lao động đi đúng với thị trường, công việc và thế mạnh tay nghề của mỗi lao động, nhằm phát huy hết khả năng lao động của họ đồng thời cũng tránh được các rắc rối phát sinh do cung ứng lao động lệch với nhu cầu thị trường. - Nâng cao nhận thức người lao động, đảm bảo ý thức chấp hành kỷ luật, tôn trọng các cam kết trong hợp đồng, giữ uy tín và truyền thống dân tộc, giảm thiểu ở mức thấp nhất tình trạng lao động đơn phương phá bỏ hợp đồng. Việc này cần thực hiện trước hết ở bộ phận đào tạo của công ty. Bên cạnh đó, công ty cũng nên đưa vào xem xét việc yêu cầu trích lại một phần lương lao động gửi về để đảm bảo lao động không trốn dưới hình thức gửi tiền đó vào ngân hàng tính lãi theo kỳ hạn đi xuất khẩu lao động và do công ty giữ quyền quản lý. Số tiền này sẽ hoàn lại lao động khi họ hết hạn hợp đồng kèm theo lãi suất được hưởng. - Tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác xuất khẩu lao động của Công ty bằng cách đào tạo, tuyển chọn, xây dựng và củng cố cán bộ quản lý. Đổi mới phương thức hoạt động của cán bộ quản lý tại nước tiếp nhận. Từng bước hình thành đội ngũ tuỳ viên lao động đáp ứng vai trò hỗ trợ quản lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động ở nước ngoài. 3.2.2 Có kế hoạch và tận dụng mọi cơ hội để tiếp cận và khai thông các thị trường mới - Chủ động nghiên cứu thị trường, khảo sát, tìm kiếm thị trường ký kết hợp đồng với nước ngoài theo điều kiện chuẩn đối với từng thị trường và khu vực. - Cần mở rộng và tăng cường mối quan hệ trao đổi thông tin, hỗ trợ thủ tục pháp lý và thông tin thị trường với các Đại sứ quán, cơ quan đại diện của Việt Nam tại các nước để thu thập thông tin cần thiết về khả năng và nhu cầu cũng như phưong thức tiếp cận thị trường mới. - Tranh thủ các mối quan hệ và thiết lập quan hệ với các các nhân, công ty của cộng đồng Việt Nam tại nước ngoài rong việc thu thập thông tin và khai thác thị trường sử dụng lao động tại nước sở tại. 3.2.3 Đối với thị trường Đài Loan Đài Loan yêu cầu cao đối với lao động nước ngoài về sức khoẻ, trình độ tiếng Hoa và nghề nghiệp. Người lao động được tiếp nhận phải trải qua thời kỳ thử việc trong vòng 40 ngày, nếu trình độ nghề nghiệp không đạt yêu cầu cũng phải về nước. Để đưa lao động sang Đài Loan với số lượng lớn hơn trong thời gian tới và tránh tình trạng người lao động bỏ trốn, công ty cổ phần Nhân lực quốc tế & Thương mại Sông Hồng phải có những biện pháp sau: - Phải trực tiếp tuyển chọn lao động và phải chịu trách nhiệm về sức khoẻ, trình độ tiếng Hoa và nghề nghiệp của người lao động. - Đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi theo đúng quy định. Không đưa đi Đài Loan chưa qua đào tạo hoặc đào tạo, giáo dục chưa đủ thời gian. - Trong quan hệ với đối tác Đài Loan phải giữ nghiêm chữ tín. Chỉ nên quan hệ với những đối tác Đài Loan đã được Bộ phận quản lý lao động Việt Nam tại Đài Bắc thẩm định để tránh những rủi ro không đáng có. - Thu chi tài chính đúng quy định. Trên đây là những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động sang thị trường Đài Loan mà công ty cổ phần Nhân lực quốc tế & Thương mại Sông Hồng cần thực hiện trong thời gian tới. KẾT LUẬN Trên cơ sở phân tích các vấn đề chung về tình hình hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam cũng như thực trạng, triển vọng, và khả năng phát triển hoạt động xuất khẩu lao động của công ty cổ phần Nhân lực quốc tế & Thương mại Sông Hồng, đề tài đã đặt ra những luận cứ để nhìn nhận một cách khoa học và nghiêm túc những cơ hội, tiềm năng cũng như những thách thức cần tháo gỡ trong con đường phát triển tiến tới hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong khuôn khổ đề tài, dựa trên các nguồn thông tin, số liệu khác nhau, đề tài nghiên cứu "Hoạt động xuất khẩu lao động sang Đài Loan của Công ty cổ phần Nhân lực quốc tế & Thương mại Sông Hồng" đã tiến hành phân tích, luận giải các vấn đề mà đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra các kết luận, nhận định cần thiết góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động của công ty trong thời gian tới. Việt Nam tuy có lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào, song để khai thác có hiệu quả đòi hỏi phải có sự chọn lọc, đào tạo một cách kỹ lưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các nước tiếp nhận lao động. Đề tài đã tổng hợp một cách có hệ thống và cập nhật thông tin, phân tích thị trường, kim ngạch và số lượng lao động xuất khẩu để từ đó nêu lên các giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Vấn đề chuyên đề đặt ra là khá mới mẻ, do đó nó đã đưa ra những nhận định nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động diễn ra mạnh mẽ hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Để có thể hoàn thành bài báo cáo thực tập này, trong quá trình thực tập em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ các anh chị, các cô chú trong công ty. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tất cả mọi người trong công ty cổ phần Nhân lực quốc tế & Thương mại Sông Hồng. Hy vọng trong một tương lai không xa, Công ty cổ phần Nhân lực quốc tế & Thương mại Sông Hồng với đội ngũ cán bộ tài năng sẽ tiếp tục mở rộng quy mô và hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu lao động của mình. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cẩm nang việc làm cho lao động trẻ - TW Đoàn TNCSHCM - Ban TNCN Đô thị- NXB Thanh niên. 2. Giáo trình Kinh tế lao động - ĐHTM – 2003. 3. Kinh tế Việt Nam 2008 -Viện Nghiên cứu quản lý TW - NXB Chính trị Quốc gia - 2008.Văn bản và tài liệu về xuất khẩu lao động - NXB Lao động Xã hội-2007 4. Kinh tế – xã hội Việt Nam hướng tới chất lượng tăng trưởng, hội nhập và phát triển bền vững – TS Nguyễn Mạnh Hùng – Nhà xuất bản Thống kê. 5. Một số thị trường lao động ngoài nước - Cục quản lý lao động ngoài nước - Trung tâm thông tin, tư vấn xuất khẩu lao động và chuyên gia – 2005. 6. Nghị định 81/2003/NĐ - CP ngày 17 tháng 7 năm 2003 về việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. 8. Tài liệu giáo dục định hướng và hướng dẫn thực hành công việc cho lao động đi giúp việc gia đình và chăm sóc bệnh nhân ở Đài Loan - NXB Lao động Xã hội – 2004. 9. Tư liệu của Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội. 10. Tư liệu của Cục quản lý lao động ngoài nước. 11. Tư liệu của Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam. 12. Thông tin từ 1 số trang web: www.laodong.com.vn www.24h.com.vn www.thitruonglaodong.net www.vnexpress.com www.dantri.com 13. Văn kiện Đại hội Đảng IX - NXB Chính trị - 2001.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoạt động xuất khẩu lao động sang Đài Loan của Công ty cổ phần Nhân lực quốc tế & Thương mại Sông Hồng.doc