Học kỳ hình sự tình huống số 3

BÀI 3. A và B là hàng xóm của nhau và thường chăn vịt trên cùng một cánh đồng. Một lần A tát nước tại một đoạn mương để lấy thức ăn cho vịt, khi nước cạn chưa kịp lùa vịt xuống thì B đã cho đàn vịt của mình ào xuống ăn mồi. Thấy vậy A đuổi đánh B trên đồng. Do đồng ngập nước nên B không chạy nhanh được và ngã sấp mặt trên bờ ruộng. Lúc này A đuổi kịp và dùng dao đâm vào đùi B làm đứt động mạch. B đã được mọi người đưa đi cấp cứu nhưng do đường xa nên B đã chết. Hỏi: 1. Định tội danh cho A.(2 điểm) 2. Phân tích sự khác nhau giữa trường hợp phạm tội giết người chưa đạt có hậu quả thương tích với trường hợp người phạm tội cố ý gây thương tích ở giai đoạn tội phạm hoàn thành (1 điểm). 3. Giả sử B được cấp cứu kịp thời, thương tích chi 31% thì trách nhiệm hình sự của A giải quyết như thế nào (2 điểm) 4. Giả sử B chết do bác sĩ cho nhầm thuốc thì A có phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả B chết hay không (2 điểm) BÀI LÀM. 1. Định tội danh cho A. · A phạm tội cố ý gây thương tích được quy định tại khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự (BLHS) nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999; đã được sửa đổi, bổ sung ngày 19/6/2009. Áp dụng khoản 3 Điều 104 BLHS: "Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm." 2. Sự khác nhau giữa trường hợp phạm tội giết người chưa đạt có hậu quả thương tích với trường hợp người phạm tội cố ý gây thương tích ở giai đoạn tội phạm hoàn thành. 3. Giả sử B được cấp cứu kịp thời, thương tích chi 31% thì trách nhiệm hình sự của A giải quyết như thế nào? 4. Giả sử B chết do bác sĩ cho nhầm thuốc thì A có phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả B chết hay không (2 điểm) · Giả sử B chết do bác sĩ cho nhầm thuốc thì A không phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả B chết.

doc10 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3430 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Học kỳ hình sự tình huống số 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 3. A và B là hàng xóm của nhau và thường chăn vịt trên cùng một cánh đồng. Một lần A tát nước tại một đoạn mương để lấy thức ăn cho vịt, khi nước cạn chưa kịp lùa vịt xuống thì B đã cho đàn vịt của mình ào xuống ăn mồi. Thấy vậy A đuổi đánh B trên đồng. Do đồng ngập nước nên B không chạy nhanh được và ngã sấp mặt trên bờ ruộng. Lúc này A đuổi kịp và dùng dao đâm vào đùi B làm đứt động mạch. B đã được mọi người đưa đi cấp cứu nhưng do đường xa nên B đã chết. Hỏi: 1. Định tội danh cho A.(2 điểm) 2. Phân tích sự khác nhau giữa trường hợp phạm tội giết người chưa đạt có hậu quả thương tích với trường hợp người phạm tội cố ý gây thương tích ở giai đoạn tội phạm hoàn thành (1 điểm). 3. Giả sử B được cấp cứu kịp thời, thương tích chi 31% thì trách nhiệm hình sự của A giải quyết như thế nào (2 điểm) 4. Giả sử B chết do bác sĩ cho nhầm thuốc thì A có phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả B chết hay không (2 điểm) BÀI LÀM. 1. Định tội danh cho A. A phạm tội cố ý gây thương tích được quy định tại khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự (BLHS) nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999; đã được sửa đổi, bổ sung ngày 19/6/2009. Áp dụng khoản 3 Điều 104 BLHS: "Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm." Cố ý gây thương tích là hành vi tác động đến thân thể người khác, làm tổn hại đến sức khoẻ của con người như đâm, chém…Những hành vi đó có thể thực hiện bằng các công cụ, phương tiện phạm tội; không có công cụ, phương tiện phạm tội hoặc có thể thông qua súc vật hay cơ thể người khác… Xét tình huống đề bài, các hành vi của A đã thỏa mãn những dấu hiệu cấu thành tội cố ý gây thương tích tại khoản 3 Điều 104 BLHS: + Khách thể của tội phạm: “Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại được quy định tại Khoản 1 Điều 8 BLHS Việt Nam năm 1999.” Trong tình huống trên, khách thể tội phạm là quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của B. Hành vi đuổi đánh B trên đồng, dùng dao đâm vào đùi B làm đứt động mạch của A đã xâm hại đến những quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của B; chính hành vi này của A dẫn đến hậu quả cuối cùng là B bị thương rồi dẫn đến cái chết. Bất cứ loại tội phạm nào cũng đều tác động vào đối tượng tác động cụ thể. Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ”. Trong tình huống trên, đối tượng tác động của tội phạm là con người – B là người đang sống, đang tồn tại trong thế giới khách quan với tư cách là chủ thể của quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng, sức khoẻ. Hành vi A làm biến đổi tình trạng bình thường của B là hành vi xâm phạm trái pháp luật tới quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe, tính mạng của B. + Mặt khách quan của tội phạm: Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài của tội phạm thế giới khách quan. Mặt khách quan bao gồm: các biểu hiện về hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng như mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội (công cụ, phương tiện, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội...). Trong đó, dấu hiệu hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP. Trong tình huống trên, hành vi của A đã có đầy đủ các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm. Cụ thể là: Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội: Hành vi phạm tội của A đã phản ánh đầy đủ các dấu hiệu và tính chất nguy hiểm cho xã hội của loại tội cố ý gây thương tích. Đối chiếu với trường hợp của A, vì bực tức B nên A đuổi đánh B trên cánh đồng và dùng dao đâm vào đùi B. A ý thức được hành vi dung dao đâm B của mình chắc chắn sẽ gấy thương tích cho B nhưng A vẫn đâm, vẫn muốn cho B bị thương. Ý chí chủ quan của A là muốn đánh cho B và “đánh cho một trận” vì B đã lùa vịt xuống ăn mồi ở vũng mương A vừa mới tát. A dùng dao tác động đến thân thể của B (đâm vào đùi B) làm B bị đứt động mạch…Như chúng ta đã biết, động mạch là những mạch máu chở máu đi ra khỏi tim đến những bộ phận khác của cơ thể. A đâm đứt động mạch của B làm cho các bộ phận của cơ thể không có máu để duy trì hoạt động sống, quãng đường cấp cứu quá xa không thể cung cấp đủ lượng máu cho B nên B đã chết. - Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác dân đến chết người” là tội phạm cấu thành vật chất nên hậu quả là yếu tố quan trọng để xác định TNHS của tội phạm. Tính nguy hiểm của tội phạm được thể hiện ở hậu quả mà người phạm tội gây ra. Hậu quả mà hành vi của A gây ra khi đâm vào đùi B là làm B đứt động mạch và chết do đường đến bệnh viện quá xa không kịp cứu chữa. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả: Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thương tích hoặc tổn thương khác là dấu hiệu bắt buộc của CTTP của tội này. Khi đã xác định có hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ và có hậu quả thương tích hoặc hậu quả tổn thương khác, đòi hỏi phải xác định hậu quả này do chính hành vi đó gây ra. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thương tích hoặc tổn thương khác là dấu hiệu bắt buộc của CTTP. Nguyên nhân là do A dùng dao đâm vào đùi B nên hậu quả là khiến cho B bị đứt động mạch ở đùi và cái chết của B đã xảy ra do đường xa nên không được cấp cứu kịp thời. Nên hành vi trái pháp luật của A có mối quan hệ nhân quả với hậu quả B chết. + Mặt chủ quan của tội phạm: Mặt chủ quan của tội phạm là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội bao gồm lỗi, mục đích, động cơ. - Lỗi của ngưòi phạm tội: Trong khi, A có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện một xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội nhưng A đã hành động để phạm tội A, đã lựa chọn cho mình một cách xử sự trái pháp luật. Vì vậy, hành vi của A được coi là có lỗi. Hành động của A là hành vi có ý thức và có ý chí. Về mặt lý trí: A nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội. A đã nhận thức rõ là việc dùng dao để gây thương tích sẽ gây nguy hại cho B nếu như bị đâm phải, nhưng A lại dùng nó để đâm vào đùi B. Ngoài ra, A cũng nhận thức được tính nguy hiểm của hành vi mà mình thực hiện sẽ gây nguy hại đến sức khoẻ, tính mạng của B và có thể dẫn đến hậu quả là làm cho B bị thương thậm chí dẫn đến chết người (như trong tình huống). Về mặt ý chí: Có thể thấy rằng lỗi của A là lỗi cố ý trực tiếp. Khi thực hiện hành vi, người phạm tội không chỉ nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó mà người phạm tội còn mong muốn hậu quả xảy ra. A đã cố ý trực tiếp phạm tội và mong muốn cho thương tích của B xảy ra. Hành vi dùng dao đâm vào đùi B là hành vi cố ý muốn gây thương tích, hành vi gây nguy hiểm lớn cho xã hội mà A đã thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra và trên thực tế là B đã bị thương tích nhưng do không được đưa đi cấp cứu kịp thời nên B đã chết. A chỉ có lỗi cố ý đối với việc gây thương tích cho của B, còn đối với hậu quả chết nguời do hành vi của A gây ra thì lỗi của A là lỗi vô ý và cái chết của B nằm ngoài ý muốn của A. Tóm lại, với những căn cứ pháp lý đã phân tích ở trên chúng ta định tội của A là: A phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, theo Khoản 3 Điều 104 BLHS 1999. 2. Sự khác nhau giữa trường hợp phạm tội giết người chưa đạt có hậu quả thương tích với trường hợp người phạm tội cố ý gây thương tích ở giai đoạn tội phạm hoàn thành. Phân biệt tội này với tội khác là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết trên lý luận cũng như trong thực tiễn xét xử, nếu không xem xét một cách toàn diện thì rất dễ dẫn chúng ta đến nhầm lẫn và như vậy trong quá trình giải quyết án sẽ dẫn đến tình trạng không đúng người, không đúng tội, bỏ lọt tội phạm, không đảm bảo nguyên tắc pháp chế . Mỗi tội phạm bao giờ cũng mang đầy đủ bốn yếu tố CTTP và chứa đựng tất cả các dấu hiệu đặc trưng nhất cho một loại tội phạm đó.Tuy nhiên trong một số tội phạm sẽ có sự tương đồng của các dấu hiệu pháp lý của các tội phạm đó. Chúng ta cần lưu ý trường hợp giữa tội giết người chưa đạt nhưng đã gây ra thương tích (khoản 2 Điều 93 BLHS) với tội cố ý gây thương tích nhất là thương tích nặng . Bởi vì đối với các trường hợp này ý chí chủ quan của người phạm tội dẫn đến làm chùng ta nhận định sai, người phạm tội dễ bao che … Trong thực tế có nhiều vụ án người phạm tội có hành vi rất nguy hiểm, phản ánh ý chí là muốn tước đoạt mạng sống của nạn nhân nhưng hậu quả chết người lại không xảy ra, cho nên nhiều toà án chỉ xử về tội cố ý gây thương tích. Do đó khi xác định chúng ta chúng ta cần thông qua các tình tiết khách quan để đi tìm ý chí chủ quan, tương tự như phần trên. Một số tiêu chí để xác định tội giết người có hậu quả thương tích và tội cố ý gây thương tích trong thực tiễn điều tra và xét xử: Tiêu chí: tội giết người chưa đạt có hậu quả thương tích. tội cố ý gây thương tích ở giai đoạn tội phạm hoàn thành. Ý chí chủ thế Mong muốn hậu quả chết người xảy ra. Việc nạn nhân chỉ bị thương nằm ngoài ý chí chủ thể. Làm cho nạn nhân bị thương tích. Việc nạn nhân bị thương đúng với ý chí chủ thế. Hung khí kết hợp hành vi phạm tội. TH1: Hung khí cực kì nguy hiểm, có khả năng nhanh chóng tước đi sinh mạng người khác. Ví dụ: Bom, mìn, súng, cưa máy… TH2: Hung khí có độ nguy hiểm vừa và thấp, nhưng tấn công vào vùng trọng yếu của đối phương. Ví dụ: Dùng dao gọt hoa quả, cứa vào cổ nạn nhân. Dùng hung khí tấn công đối phương vào những vùng mang tính sát thương Mức độ quyết tâm thực hiện hành vi Thực hiện đến cùng. Trong trường hợp chưa đạt, là do nguyên nhân khách quan. Sẽ dừng lại khi nạn nhân đã chịu một thương tích nhất định. Trách nhiệm hình sự Chịu hình phạt ứng với tội giết người chưa đạt theo điều 18 BLHS. Tùy theo mức độ thương tích của nạn nhân để định mức theo điều 52 BLHS Chịu hình phạt ứng với tội cố ý gây thương tích theo điều 104. Trong thực tế xét xử , về TNHS đối với người phạm tội chưa đạt là nếu hậu quả chết người chưa xảy ra và lỗi của người phạm tội là cố ý trực tiếp thì người phạm tội phải chịu TNHS về tội giết người chưa đạt. Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra và lỗi của người phạm tội là cố ý gián tiếp thì người phạm tội chỉ phải chịu TNHS về tội cố ý gây thương tích ( nếu thương tích xảy ra thoả mãn đòi hỏi của CTTP này) mà không phải chịu TNHS về tội giết người chưa đạt.Còn đối với tội cố ý gây thương tích thì đương nhiên người phạm tội phải chịu TNHS về tội cố ý gây thương tích cho dù đó là lỗi cố ý trực tiếp hay gián tiếp. Tóm lại, để phân biệt được tội giết người với tội cố ý gây thương tìch với tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, chúng ta cần chứng minh được rõ ý chí chủ quan của người phạm tội, việc chứng minh này đòi hỏi chúng ta phải có cái nhìn thật khách quan, lối tư duy logic, có căn cứ khoa học, xem xét toàn diện tất cả các tình tiết của vụ án bằng kinh nghiệm thực tế … để kết luận, như: công cụ phương tiện, phương pháp thủ đoạn, địa điểm thời gian phạm tội, sự quyết tâm của tội phạm, để gây ra thương tích trên nạn nhân, thái độ của kẻ phạm tội sau khi gây án. 3. Giả sử B được cấp cứu kịp thời, thương tích chi 31% thì trách nhiệm hình sự của A giải quyết như thế nào? Áp dụng khoản 3 điều 104 BLHS: “phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 điều này, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm”. Từ giả thiết của tình huống trên nhận thấy: 1.Về dấu hiệu pháp lí: a. Khách thể của tội phạm. A đuổi kịp B và dùng dao đâm vào đùi B làm đứt động mạch. Hành vi này của A đã xâm phạm đến khách thể là quyền được tôn trọng và bảo vệ về sức khỏe. B là một con người đang sống, đang tồn tại, là một thực thể tự nhiên, B có quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng_sức khỏe. Theo khoản 1 điều 8 Bộ luật hình sự (BLHS): “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa” b.Mặt khách quan của tội phạm. Dao được coi là một trong những hung khí nguy hiểm. Dao lại chính là phương tiện được A sử dụng để thực hiện tội phạm. Do vậy tội của A sẽ được xét ở khoản 3 điều 104 BLHS. A có hành vi dùng dao đâm vào đùi B, đó là hành vi thể hiện hành động phạm tội. Theo giả thiết của tình huống thì B bị thương tích 31%. Đây là biểu hiện của hậu quả do A gây ra. Hành động của B đã gây ra nguy hiểm cho xã hội, làm tổn hại đến sức khỏe của B. c.Mặt chủ quan của tội phạm. Lỗi của A ở đây là lỗi cố ý trực tiếp. Lúc B ngã sấp mặt trên bờ ruộng, đó là lúc B không thể bỏ chạy được nữa, cũng không thể chống cự được nữa. B đã chạy được một quãng, đã mệt hơn nữa lại ngã sấp xuống nên trong điều kiện của B không thể thoát được. Lúc này A đuổi kịp B, trong tình trạng của B như vậy A đủ ý thức được rằng B không có điều kiện để chạy tiếp, cũng không đủ điều kiện để tự vệ. Chính vì thế hành động A dùng dao đâm B, A nhận thức rõ rằng sẽ gây ra hậu quả là thương tích nhưng do đang bực tức A hoàn toàn mong muốn hậu quả phát sinh, mong muốn B sẽ bị thương. 2.Về hình phạt. Do hành vi A đã thỏa mãn CTTP của tội cố ý gây thương tích theo khoản 3 Điều 104 BLHS nên A sẽ phải chịu TNHS cho tội này. Mức hình phạt đối với A là từ 5 năm đến 15 năm. 4. Giả sử B chết do bác sĩ cho nhầm thuốc thì A có phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả B chết hay không (2 điểm) Giả sử B chết do bác sĩ cho nhầm thuốc thì A không phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả B chết. Áp dụng Điều 104 BLHS, thấy hậu quả làm chết người là hậu quả mang tính tăng nặng trách nhiệm hình sự cho tội cố ý gây thương tích. Trong trường hợp nếu B chết do chính hành vi đâm của A và không có thêm các tình tiết gì khác thì Tòa án sẽ áp dụng hình phạt ở khoản 3 Điều 104 BLHS để xử lí hành vi cố ý gây thương tích của A, chế tài hình phạt quy định cho tội ở khoản 3 Điều 104 là phạt tù là từ năm năm đến mười lăm năm, căn cứ theo khoản 3 Điều 8 BLHS là loại tội rất nghiêm trọng. Vì vậy việc xác định việc chịu trách nhiệm hình sự của A với hậu quả chết người là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của người phạm tội. Trong tình huống trên không đề cập đến các tình tiết như đường xa nên không cấp cứu kịp thời được, hay mức độ trầm trọng của vết thương, mà chỉ có chi tiết B đã được đưa vào bệnh viện, nên coi như vết thương của B là sẽ cứu được. Tuy nhiên, do bác sĩ thiếu trách nhiệm cho B dùng nhầm thuốc nên mới gây ra hậu quả chết người trong khi đáng lẽ ra B đã có thể được cứu sống nếu được điều trị đúng cách. A chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về cái chết của B nếu hậu quả B chết phải đúng là sự hiện thực hóa hậu quả của hành vi trái luật của A, trên lí thuyết thì đúng là trong hành vi của A có ẩn chứa hậu quả đó nhưng xét về tình huống cụ thể thì chính là hành vi của bác sĩ đã dẫn đến cái chết của B. Việc B chết không phụ thuộc vào vết thương do A đã gây ra. Vết thương do A gây ra có nguy hiểm nhưng vẫn có thể cứu chữa được. Trong trường hợp này, hành vi gây thương tích của A tuy có khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả chết người nhưng khả năng đó chưa "phát huy" thì hành vi trái pháp luật của bác sĩ đã xen vào, phá vỡ khả năng đó và tạo ra mối quan hệ mới. Trong mối quan hệ mới này, chính hành vi trái pháp luật của bác sĩ đã gây ra hậu quả chết người. Do hành vi trái pháp luật của A không có mối quan hệ nhân quả với hậu quả nguy hiểm là làm B tử vong nên A không phải chịu trách nhiệm hình sự về cái chết của B. Trong trường hợp trên, có một số ý kiến cho rằng, A phải chịu trách nhiệm hình sự vì hành vi của A và cái chết của B có mối quan hệ nhân quả, và là dạng nhân quả gián tiếp. Theo TS. Nguyễn Ngọc Hòa, dạng quan hệ nhân quả gián tiếp là dạng quạn hệ trong đó hành vi trái pháp luật là nguyên nhân phải thông qua hiện tượng khác mới đưa lại hậu quả thực tế nguy hiểm cho xã hội. Hành vi trái pháp luật tuy chứa đựng khả năng thực tế gây hậu quả nhưng khả năng đó chưa thể trở thành hiện thực, chỉ khi thông qua hành vi có sự tác động tích cực của hiện tượng độc lập khác. Theo đó, một số ý kiến đã vội kết luận hành vi của bác sĩ chỉ là hành vi tác động tích cực và quy cho A trách nhiệm về cái chết của B. Tuy nhiên, xét kĩ quan điểm của TS. Nguyễn Ngọc Hòa, ta thấy đặc điểm của dạng quan hệ nhân quả gián tiếp là ở chỗ, riêng sự vận động nội tại của hành vi khởi điểm ( hành vi đâm đứt động mạch đùi) tự nó chưa thể làm khả năng chết người trở thành hiện thực. Nhưng trong đề bài ra; ta thấy riêng hành vi đâm đứt động mạch đùi của A tự nó đã có thể làm khả năng chết người trở thành hiện thực. Do vậy, trường hợp này không thỏa mãn đủ điều kiện để làm xuất hiện mối quan hệ nhân quả gián tiếp. Tóm lại, nếu B chết do bác sĩ cho nhầm thuốc thì A không phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả B chết.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHọc kỳ hình sự tình huống số 3.doc
Luận văn liên quan