Học kỳ tố tụng hình sự: Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự

Xuất phát từ bản chất của nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân nên luật pháp nước ta cũng xây dựng những quy định làm cơ sở nền tảng cho việc bảo vệ những quyền cơ bản của công dân. Một trong những quyền cơ bản quan trọng đó là quyền bào chữa được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, nhằm đảm bảo nguyên tắc “không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án”. Vì thế bên cạnh việc pháp luật quy định cho mỗi công dân khi rơi vào tình trạng bị buộc tội thì được quyền tự mình bào chữa thì cũng đồng thời quy định luôn quyền “nhờ” người khác bào chữa. Quy định như vậy có ý nghĩa thiết thực và sâu sắc. Quyền lợi của người bị buộc tội được đảm bảo, NBC được xem là chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng hình sự với vai trò là người bổ trợ tư pháp, giúp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, tạo sự cân bằng, đối trọng giữa bên buộc tội và bên bào chữa. Nhằm quán triệt và thực hiện triệt để chiến lược cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay, thì sự tham gia của NBC chữa trong vụ án càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Để nhận thức đúng hơn về vai trò và vị trí của NBC trong vụ án, cũng như nhận thức được sự cần thiết phải có NBC trong vụ án, nhằm đưa chế định NBC thực sự trở thành phương thức hữu hiệu để bảo vệ quyền con người mà cụ thể là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội thì vấn đề tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của NBC là rất cần thiết, đó cũng là lí do em chọn đề tài này cho bài tập lớn học kỳ môn Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam.

doc22 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2888 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Học kỳ tố tụng hình sự: Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự năm 1989 không có quy định về việc cơ quan điều tra phải báo trước về thời gian, địa điểm hỏi cung bị can nên có một số trường hợp NBC nhận bào chữa cho bị can gặp không ít khó khăn, trở ngại đến từ phía các cơ quan điều tra. BLTTHS 2003 ra đời đã sớm khắc phục tình trạng nêu trên, tạo điều kiện cho NBC trong vụ án đó có thêm nhiều cơ hội để tiếp cận vụ án mà mình bào chữa. Qua đó, cũng giảm bớt tình trạng ĐTV viện lý do này, lý do kia để hoãn cuộc hỏi cung mặc dù NBC có mặt đúng thời gian, địa điểm hỏi cung bị can. Việc CQĐT báo trước cho NBC về thời gian, địa điểm hỏi cung bị can giúp cho NBC chủ động hơn trong công việc nói chung và trong các buổi hỏi cung bị can nói riêng, bởi trong cùng một thời gian có thể NBC đồng thời tham gia nhiều vụ án khác nhau. Sự có mặt của NBC thường xuyên hơn trong các buổi hỏi cung bị can còn khắc phục được hiện tượng bức cung, ép cung từ phía điều tra viên, đồng thời cũng tránh được tình trạng khi ra tòa bị cáo phản cung và đổ lỗi cho điều tra viên là đã bức cung, ép cung bị cáo trong giai đoạn điều tra.Tuy nhiên, theo quy định của điều luật thì quyền biết trước vê thời gian và địa điểm hỏi cung bị can mới chỉ dừng lại ở việc đề nghị còn CQĐT có chấp nhận hay không là quyền của CQĐT. Vì vậy trong thực tiễn có trường hợp CQĐT không hợp tác với NBC nên đã không chấp nhận đề nghị này và NBC không biết được thời gian địa điểm hỏi cung bị can, nên không thể có mặt khi hỏi cung bị can. Bên cạnh đó, điều luật cũng chỉ quy định NBC được đề nghị CQĐT báo trước, nhưng không quy định báo trước trong thời gian là bao nhiêu ngày, do đó trên thực tiễn có trường hợp do không hợp tác với NBC, CQĐT có báo trước nhưng báo trước với thời gian rất ngắn gây khó khăn cho NBC, thậm chí không thể thực hiện được quyền có mặt trong cuộc hỏi cung bị can. Ngoài ra, trong quy định của điều luật này mới chỉ đề cập đến quyền được biết thời gian địa điểm hỏi cung bị can chứ không đề cập đến quyền đề nghị biết thời gian, địa điểm hỏi cũng người bị tạm giữ, điều này đã hạn chế quyền bào chữa của người bị tạm giữ trong TTHS. c) Quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này; Trong quá trình tham gia bào chữa, nếu NBC nhận thấy những người tiến hành tố tụng họ không khách quan trong khi tham gia tố tụng vào vụ án thì NBC có quyền yêu cầu thay đổi họ, hoặc là người giám định, hoặc người phiên dịch. Vì tuy người giám định, người phiên dịch không phải là người tiến hành tố tụng nhưng hành vi của họ cũng có liên quan đến các quyết định của những người tiến hành tố tụng. Do đó, nếu nhận thấy những người này tham gia vào vụ án sẽ gây khó khăn, làm cho việc xét xử vụ án thiếu minh bạch thì NBC được quyền đề nghị thay đổi. Việc đề nghị thay đổi những người này là cơ sở để đảm bảo tính trung thực, khách quan của vụ án cũng như đảm bảo tính khả thi, không thiên vị trong quá trình xét xử vụ án. d) Quyền thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác; NBC có thể thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa thông qua việc tiếp xúc với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc thu thập từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác. Quy định này đảm bảo được quyền đưa ra tài liệu, đồ vật như luật định “KSV, NBC đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật trước toà”. Đây cũng là biện pháp để NBC thực hiện việc bào chữa có hiệu quả. Các tài liệu, tình tiết, đồ vật họ thu thập được sẽ giúp họ chuẩn bị tốt luận cứ cho bài bào chữa của mình. Hơn nữa NBC là bên gỡ tội nên họ cũng phải có quyền thu thập những tài liệu, đồ vật để nhằm chứng minh sự vô tội hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo. đ) Quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; BLTTHS 2003 còn quy định quyền của NBC “được đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu”, quy định mới này mang tính chính xác hơn so với quy định của BLTTHS 1989. BLTTHS 1989 quy định “quyền được đưa ra chứng cứ và những yêu cầu”. BLTTHS 2003 quy định như vậy là vì bắt nguồn từ việc “quyền thu thập chứng cứ thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng”, chỉ có cơ quan tiến hành tố tụng mới có quyền thu thập chứng cứ. NBC là người tham gia tố tụng cho nên họ chỉ được thu thập các tài liệu, đồ vật mà thôi. Những yêu cầu mà NBC có quyền đưa ra như: yêu cầu điều tra lại, hỏi thêm nhân chứng, yêu cầu giám định…đây là những yêu cầu mà pháp luật cho phép NBC đưa ra nhằm bổ sung thêm các chứng cứ, tình tiết có liên quan đến vụ án, để đảm bảo cho việc xác định sự thật khách quan của vụ án được chính xác và đầy đủ. Bên cạnh đó những tài liệu chứng cứ này được NBC xuất trình cho cơ quan tiến hành tố tụng, nếu những tài liệu, đồ vật, tính tiết này có đầy đủ thuộc tính của chứng cứ thì sẽ được CQĐT, VKS, TA dung làm chứng cứ chứng minh cho sự vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. e) Quyền gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam; BLTTHS 2003 bổ sung cho NBC quyền được gặp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Quy định này sẽ giúp NBC được gặp thân chủ của mình, tạo điều kiện cho hai bên tra đổi thông tin, giúp NBC thu thập thêm những tình tiết của vụ án từ người được bào chữa, nắm thêm được các đặc điểm nhân thân và diễn biến tâm lý của người được bào chữa khi thực hiện tội phạm, tâm tư nguyện vọng của người được bào chữa. Đây là cơ sở để NBC thu thập thêm được những tình tiết gỡ tội, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự từ người được bào chữa và có định hướng thu thập thêm những tình tiết, tài liệu, đồ vật có ý nghĩa giảm nhẹ trách nhiệm hình sự từ nhứng người khác. Mặt khác, qua việc gặp gỡ trao đổi, NBC sẽ tư vấn, giải thích những quy định pháp luật liên quan đến vụ án để người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hiểu và có thể tự bào chữa cho mình, có thể tác động đến người bị tạm giữ, bị can, bị cáo để họ khai báo thành khẩn nhằm được giảm nhự trách nhiệm hình sự. Đây là quyền quan trọng giúp NBC thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Các cơ quan tiến hành tố tụng, nhà tạm giữ, trại tạm giam cần tạo điều kiện cho NBC thực hiện quyền này. Tuy nhiên, trên thực tế, NBC muốn gặp thân chủ của mình phải xuất trình nhiều loại giấy tờ như: thẻ luật sư, giấy giới thiệu của đoàn luật sư, giấy chứng nhận người bào chữa…Đây là một thực tế đang diễn ra cần sớm được khắc phục. g) Quyền đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật; Qua việc đọc hồ sơ NBC nắm được nội dung toàn bộ vụ án, những chứng cứ buộc tội và gỡ tội, những tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đã có trong hồ sơ vụ án, biết được quan điểm về vụ án hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng. Qua đó giúp NBC biết đã có đầy đủ chứng cứ buộc tội hay chưa, nếu có đủ thì là tội gì, đã có những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, chứng cứ gỡ tội nào, còn phải bổ sung những chứng cứ, tình tiết gỡ tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nào. Đối với những vụ án đơn giản, ít hồ sơ tài liệu cần đọc hoặc ghi chép thì NBC có thể đọc hồ sơ, ghi chép tại chỗ những gì mình cho là cần thiết, nhưng có những vụ án hồ sơ phức tạp, nghiêm trọng, hồ sơ bao gồm hang ngàn hoặc chục ngàn bút lục, quá nhiều vấn đề cần nghiên cứu thì NBC chữa không thể đọc và ghi chép hết những gì cần thiết. Do đó quy định được ghi chép và sao chụp các tài liệu cần thiết cho việc bào chữa sẽ tạo điều kiện cho NBC thu thập tài liệu, tình tiết chuẩn bị cho việc bào chữa của mình, đảm bảo sự bình đẳng giữa các bên trong tranh tụng. Quy định này còn có tác dụng rút ngắn thời gian làm việc của NBC tại trụ sở các cơ quan tiến hành tố tụng, tạo điều kiện cho NBC có đầy đủ tài liệu về hồ sơ vụ án, và nghiên cứu hồ sơ một cách cặn kẽ hơn và thậm chí có thể nghiên cứu trong thời gian nào họ thấy thuận tiện. Nhưng một điều đáng nói ở đây là không phải lúc nào NBC tham gia vào vụ án cũng đều được ĐTV thông báo là đã kết thúc điều tra, nên trong quy định này NBC cũng gặp không ít khó khăn. NBC cứ phải chạy theo ĐTV trong khi không biết lúc nào là kết thúc điều tra và điều này khiến cho NBC tham gia bào chữa trong vụ án rất bị động, không biết những chứng cứ khác ngoài lời khai của thân chủ và thân nhân nên rất khó xác định cơ sở bào chữa. h) Quyền tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà; Tại phiên tòa, các chức năng buộc tội, gỡ tội và xét xử được thực hiện đồng thời và rõ nét nhất. Ở đó, NBC là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, giúp cho việc giải quyết vụ án hình sự khách quan, chính xác, hợp tình hợp lý và góp phần nâng cao hiệu quả pháp luật. Thông qua việc xét NBC sư sẽ giúp làm sáng tỏ quan điểm của bị cáo đối với việc buộc tội, làm rõ những tình tiết quan trọng chưa được làm rõ trong lời khai của bị cáo và trong câu trả lời của họ đối với các câu hỏi của HĐXX và kiểm sát viên, bổ sung, giải thích làm sáng tỏ một số điểm trong lời khai của bị cáo, giúp bị cáo nhớ lại sự kiện phạm tội, một số tình tiết của vụ án. Vì vậy, việc tham gia hỏi và tranh luận của NBC tại phiên tòa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong toàn bộ quá trình bào chữa. Việc bào chữa có đem lại kết quả tốt hay không cho thân chủ của mình phụ thuộc nhiều vào việc hỏi và tranh luận của NBC tại phiên tòa. Điều này thể hiện, tại Nghị quyết số 08/NQ-TƯ ngày 2/1/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới đã chỉ rõ “ Việc phán quyết của tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, các ý kiến của KSV, NBC, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để đề ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định”. Tại khoản 3 điều 222 BLTTHS cũng quy định: “khi nghị án chỉ được căn cứ vào các chứng cứ, ý kiến của KSV, bị cáo, NBC…tại phiên tòa”. BLTTHS có nhiều quy định đảm bảo cho NBC thực hiện quyền hỏi và tranh luận tại phiên tòa. Như: Điều 207 BLTTHS quy định về trình tự xét hỏi, NBC sau khi HĐXX, KSV hỏi, NBC có quyền lựa chọn hỏi những vấn đề gì, hỏi những người tham gia tố tụng nào, về những tình tiết của vụ án nhằm làm sáng tỏ những tình tiết, chứng cứ theo hướng gỡ tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo. Trong phần tranh luận tại phiên tòa, sau khi KSV đọc lời luận tội NBC được trình bày bài bào chữa (Điều 217 BLTTHS). Sau đó NBC được trình bày ý kiến về bản luận tội của KSV và đưa ra đề nghị của mình, đối đáp lại ý kiến của những người tham gia tố tụng khác. Khi trình bày bài bào chữa và đối đáp NBC dung lý lẽ, lập luận, đồng thời có thể đưa ra những tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa, quan điểm về việc đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật nhằm làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án có ý nghĩa chứng minh sự sự vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo. Theo quy định tại đoạn 2 khoản 1 điều 217 BLTTHS, luận tội của KSV phải căn cứ vào những chứng cứ, tài liệu đã được kiểm tra tại phiên tòa và ý kiến của bị cáo, NBC, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa. Tuy nhiên theo trình tự phát biểu khi tranh luận thì KSV đọc bản luận tội trước sau đó mới đến bị cáo, NBC, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và những người tham gia tố tụng khác trình bày, thì quy định tại điều 217 có sự mâu thuẫn, lời luận tội của KSV dựa vào ý kiến của bị cáo, NBC, người bảo vệ quyền lợi của đương sự không thể thực hiện được. i) Quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; Như vậy, có thể nói rằng BLTTHS 2003 đã mở rộng đối tượng có thể bị NBC chữa khiếu nại, bên cạnh các quy định của các cơ quan tiến hành tố tụng thì cả những hành vi tố tụng của những người có thẩm quyền THTT cũng có thể bị NBC chữa khiếu nại. k) Quyền kháng cáo bản án, quyết định của Toà án nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 của Bộ luật này. Quyền này pháp luật quy định cho NBC nhằm đảm bảo về quyền lợi cho bị cáo bị hạn chế về năng lực hành vi tố tụng. 2. Nghĩa vụ của luật sư bào chữa Để đảm bảo người bào chữa không thể lạm quyền trong khi tham gia tố tụng, pháp luật đã quy định một số nghĩa vụ cho NBC tại Khoản 3- Điều 58 BLTTHS 2003. a) Nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Quy định này nhằm đảm bảo NBC phải làm hết sức mình bằng việc sử dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để giúp đỡ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Quy định trên cũng nhằm hạn chế tình trạng NBC nhận quá nhiều vụ án, công việc dẫn đến không có thời gian nghiên cứu hồ sơ, thu thập chứng cứ hay tham gia phiên toà để bào chữa cho người bị buộc tội. Trên thực tế, nhiều NBC nhận lời bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nhưng còn quá nhiều công việc, vụ án khác nên chỉ xem xét qua loa hồ sơ, tài liệu rồi đến phiên toà bào chữa sơ sài, hời hợt khiến kết quả bào chữa không cao. NBC có nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp mà pháp luật quy định có nghĩa là người bào chữa không được phép sử dụng những biện pháp nhằm dung túng cho hành vi của thân chủ mình, ngăn cản hoạt động của CQTHTT, NTHTT. Nhưng trên thực tế, việc NBC sử dụng các biện pháp trái pháp luật để nhằm “chạy” tội cho thân chủ mình không phải là không có. Tùy theo mỗi giai đoạn tố tụng, khi thu thập được tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án, thì NBC có trách nhiệm giao cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Việc giao nhận các tài liệu, đồ vật đó giữa NBC và cơ quan tiến hành tố tụng phải được lập biên bản theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này; Những tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án có thể là những chứng cứ. Vì vậy, chúng phải được thu thập theo trình tự, thủ tục cũng như cách thức bảo quản theo pháp luật quy định. Những chứng cứ này có thể làm nhẹ tội hoặc bác bỏ sự buộc tội cho người bị buộc tội. Vì vậy, NBC phải giao cho CQTHTT để họ bảo quản, xem xét kỹ lưỡng trong các giai đoạn của quá trình tố tụng. Căc cứ vào quy định này NBC không thể giữ các tài liệu, vật chứng cho riêng mình, chờ cho tới khi tiến hành tranh tụng tại phiên tòa mới đưa ra, mà ngược lại, ngay sau khi có được các tài liệu, vật chứng trong tay NBC phải kịp thời cho cơ quan chuyển giao cho CQTHTT và kèm theo kiến nghị và yêu cầu hướng tới bác bỏ toàn bộ hay một phần sự cáo buộc của các CQTHTT với người mà mình bào chữa. b) Nghĩa vụ giúp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; Không phải bất cứ người bị buộc tội nào cũng am hiểu pháp luật. Hơn nữa, họ luôn ở trong trạng thái lo sợ kể từ khi bị bắt đến khi bị kết tội. Vì vậy, vai trò của NBC là rất quan trọng. Trong suốt quá trình tham gia tố tụng, NBC phải có nghĩa vụ giúp đỡ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, giáo dục họ tôn trọng pháp luật, tuân theo pháp luật, giải thích cho họ biết những quyền và lợi ích hợp pháp của họ:quyền khiếu nại, quyền nhận được cáo trạng, quyền yêu cầu hoãn phiên toà,… c) Nghĩa vụ không được từ chối bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà mình đã đảm nhận bào chữa, nếu không có lý do chính đáng; Khi NBC đã nhận lời bào chữa cho người bị buộc tội thì giữa họ đã thành lập một mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu NBC mà từ chối bào chữa giữa chừng sẽ ảnh hưởng không chỉ đến quyền lợi của người bị buộc tội mà còn ảnh hưởng tới tâm lý của họ. Họ sẽ cảm thấy tội lỗi của họ không thể cứu vãn, từ đó sinh ra tâm lý chán nản, tuỵệt vọng. Giả dụ như họ có mời NBC mới thì NBC mới này cũng không thể nắm vững, nắm hết được tình tình lúc ban đầu của vụ án, cũng không đủ thời gian để họ nghiên cứu hồ sơ, thu thập chứng cứ…Mặc dù vậy, pháp luật cũng quy định NBC có quyền từ chối bào chữa nếu có lý do chính đáng. Nhưng lý do chính đáng là gì? Hiện nay chưa có một văn bản pháp luật nào giải thích vấn đề đó. d) Nghĩa vụ tôn trọng sự thật và pháp luật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; NBC ngoài vai trò nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi của thân chủ mình thì còn có nghĩa vụ bảo vệ pháp luật, trong đó sự thật là không thể chối cãi. Chính vì vậy, họ phải tôn trọng sự thật và pháp luật. Họ chỉ được sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để thực hiện việc bào chữa, không được bóp méo sự thật của vụ án, biến không thành có, biến có thành không. Họ phải tôn trọng và triệt để tuân thủ các quy định của pháp luật và không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật cho các CQTHTT. Đó là những việc làm vi phạm pháp luật, vi phạm đậo đức, quy chế nghề nghiệp của NBC ảnh hưởng đến quyền và lợi ích không chỉ của một người mà của toàn xã hội. Vì nó sẽ làm sai lệch sự thật khách quan của vụ án, ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án đúng người, đúng tội. đ) Nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của Toà án; Phiên toà xét xử người bị buộc tội là giai đoạn quan trọng của hoạt động tố tụng, quyết định người bị buộc tội có tội hay không. Việc tham gia phiên toà là quyền đồng thời là nghĩa vụ của NBC. Điều 190 BLTTHS 2003 quy định: “NBC có nghĩa vụ tham gia phiên tòa. NBC có thể gửi bản bào chữa cho toà án. Nếu NBC vắng mặt thì phải hoãn phiên toà”. NBC tham gia phiên toà không chỉ để sử dung các chứng cứ, tài liệu thu thập được trong giai đoạn trước xét xử mà còn tranh luận nhằm bác bỏ sự buộc tội của đại diện VKS. Qua đó, NBC giúp làm rõ được nội dung vụ án, xác định sự thật khách quan để HĐXX có phán quyết đúng đắn. Nếu chỉ có một mình bị cáo thì bị cáo sẽ lúng túng và khó đảm bảo thực hiện được quyền của mình. Trong trường hợp bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà người bào chữa vắng mặt thì phải hoãn phiên toà. e) Nghĩa vụ không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện việc bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bào chữa, NBC có thể biết được rất nhiều bí mật như thông tin bí mật, tài liệu bí mật của Nhà nước, bí mật của bị can, bị cáo hay bí mật khác mà NBC có thể vô tình nghe thấy được. Pháp luật quy định họ không được tiết lộ những thông tin bí mật này vì nó sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi ích của cá nhân, Nhà nước, xã hội, dù vô tình cũng có thể gây ra những hậu quả lớn. Vì vậy, BLHS đã quy định tại Điều 263,264: “nếu cố tình hay vô tình làm lộ bí mật Nhà nước thì sẽ bị chế tài của luật HS và nếu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì có thể bị phạt tù đến 15 năm”. Để đảm bảo cho hoạt động của NBC, pháp luật quy định họ có quyền đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa. Họ chỉ được phép sử dụng tài liệu, tình tiết đó cho mục đích bào chữa cho bị can, bị cáo mà không được sử dụng vào mục đích xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Ngoài việc quy định nghĩa vụ của NBC, Khoản 4 Điều 58 BLTTHS 2003 còn quy định trách nhiệm của NBC “ khi làm trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa, xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”. Đấy có thể là biện pháp xử lý khi NBC không tuân theo các nghĩa vụ của mình. III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NBC TRONG TTHS VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1. Thực trạng đảm bảo, thực hiện quyền của NBC trong TTHS: Trong các giai đoạn tố tụng, việc tham gia của NBC được đánh giá là rất quan trọng trong việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị can. Nhưng các CQTHTT lại không xem như vậy, họ quan niệm rằng NBC tham gia từ đầu làm phức tạp thêm công việc của họ. Điều này ảnh hưởng không ít đến hoạt động của NBC. Một trong số khó khăn mà các NBC gặp phải khi tham gia các vụ án là thủ tục hành chính liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận bào chữa, thủ tục gặp bị can,bị cáo. Khoản 4-Điều 56 BLTTHS 2003 quy định trong ba ngày, kể từ khi nhận được đề nghị các cơ quan tố tụng phải xem xét cấp giấy chứng nhận bào chữa. Thực tế, việc thực hiện quy định này còn hạn chế. Thời gian để cơ quan tiến hành tố tụng xem xét cấp giấy chứng nhận bào chữa hầu như đều dài hơn luật định. Điển hình như vụ “chạy quota” của Mai Văn Dâu(2), mặc dù được người nhà và bị can mời bào chữa từ giai đoạn mới bị bắt, văn phòng luật sư cũng đã làm đầy đủ các thủ tục để xin cấp giấy chứng nhận bào chữa, nhưng mãi đến khi hồ sơ vụ án chuyển sang VKS thì luật sư bào chữa cho Mai Văn Dâu mới được tiếp cận hồ sơ vụ án, nghĩa là gần một năm sau mới được cấp giấy chứng nhận bào chữa. Về việc này, CQTHTT đã có công văn trả lời vì bị can Mai Văn Dâu có liên quan tới yếu tố nước ngoài nên cần phải xem xét kỹ trước khi cấp giấy chứng nhận cho NBC của bị can. Hay trong vụ tham nhũng, cố ý làm trái xảy ra tại PMU18, mặc dù người nhà và bị can Nguyễn Việt Tiến đã mời và văn phòng luật sư Phạm Hồng Hải đã làm đầy đủ giấy tờ theo đúng thủ tục nhưng hơn hai tháng vẫn không có hồi âm từ CQTHTT, đúng hẹn đến liên hệ thì họ bảo bận hoặc “sếp” đi vắng mà không đưa ra bất cứ ý kiến gì. Và đến 15 tháng sau khi bị bắt, vụ án đã điều tra xong, luật sư của Bùi Tiến Dũng mới bắt đầu được tiếp cận hồ sơ, phục vụ việc bào chữa (3). Hiện nay chưa có một văn bản nào hướng dẫn việc tiếp nhận giấy tờ thủ tục để NBC tham gia vào quá trình điều tra. Sau khi Luật Luật sư 2006 có hiệu lực thi hành, ngày 26/01/2007, Thủ trưởng cơ quan điều tra Bộ Công An- Thiếu tướng Phạm Quý Ngọ-đã ban hành công văn số 45/C16 (P6) có nội dung đảm bảo quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và tạo điều kiện thuận lợi cho người bào chữa thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Văn bản này chỉ được thực hiện trong một thời gian ngắn thì đột nhiên có thông báo số 752/C16 (P6)ngày 18/7/2007 đẩy lùi lại các quy định trước đó. Hoạt động của NBC lại bị thắt lại ngay từ thủ tục đầu tiên tham gia tố tụng. dẫn đến tình trạng là các NBC phải đi khắp các trại giam để tìm thân chủ vì không một cán bộ điều tra nào cho biết nơi thân chủ họ bị giam. Nhiều trường hợp sau khi được cấp giấy chứng nhận bào chữa, NBC vẫn không được vào trại gặp thân chủ vì người tiến hành tố tụng luôn tìm cách né tránh đi cùng. Điểm hình như trong vụ PMU 18 Luật sư Nguyễn Huy Thiệp khi nhận bào chữa cho Tôn Anh Dũng (Dũng Huế) trong vụ PMU18, ông đã phải đi khắp các trại giam hỏi thân chủ mình ở đâu. Rồi việc xin gặp cũng rất gian nan, ông cử hẳn một chánh văn phòng hôm nào cũng gọi điện cho ĐTV hỏi khi nào đi gặp bị can để LS đi cùng. ĐTV đều trả lời là không có đi nhưng thực tế không phải như vậy. cả quá trình bào chữa cho Dũng “Huế”, ông chỉ gặp thân chủ có một lần. LS Phạm Hồng Hải cũng đưa ra một dẫn chứng là trong vụ án Nguyễn Đức Chi, sau gần một năm chờ đợi để được cấp giấy chứng nhận bào chữa, luật sư vào gặp thân chủ nhưng lại bị yêu cầu phải nộp trước các câu hỏi. Thật là một yêu cầu vô lý. Thực trạng này xuất phát từ vấn đề nhận thức của CQTHTT cho rằng có NBC sẽ gây khó khăn, cản trở hoạt động điều tra, làm lộ bí mật điều tra hay thông cung với bị can. Thực chất khi tham gia hỏi cung, NBC không được nói, không được hỏi (nếu không có sự đồng ý của ĐTV) thì sao có chuyện thông cung hay xui bị can phản cung. Mỗi NBC hoạt động độc lập và có quy chế trách nhiệm pháp lý rằng buộc nên việc tiết lộ bí mật điều tra là rất hiếm. Việc bị can phản cung khi có mặt NBC chẳng qua là do yếu tố tâm lý, có người thứ ba thì bị can sẽ bình tĩnh hơn và cũng không có tình trạng mớm cung, ép cung. Tình trạng NBC không được tham gia hỏi cung đã dẫn đến hệ quả là NBC bị các CQTHTT yêu cầu hợp thức hóa biên bản hỏi cung bị can mà NBC không tham dự bằng cách ký xác nhận vào. Việc làm này nhằm hợp thức hóa thủ tục tố tụng từ giai đoạn đầu tiên, dù thật ra NBC chỉ tham gia ở các giai đoạn sau. BLTTHS đã quy định NBC được tham gia tố tụng từ giai đoạn đầu tiên của quá trình điều tra nhưng thực tế NBC ít khi được tạo điều kiện để tham gia vào từ giai đoạn khởi tố bị can. Do có sự vi phạm về thủ tục tố tụng như vậy nên thời gian qua đã có không ít bản án sơ thẩm bị cấp phúc thẩm tuyên bố hủy. Ví dụ như sáng ngày 9/7/2007, Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại TP.Hồ Chí Minh đã xử vụ án “tham ô” xảy ra tại Trung tâm y tế huyện Hóc Môn ra xét xử theo kháng cáo của 5 bị cáo nguyên là thủ quỹ và kế toán viên gồm: Nguyễn Thị Dung, Phạm Thị Hồng, Võ Thị Như, Trần Thị Bích Nga và Phan Thị Nga. Hành vi phạm tội của các bị cáo này là có thật, nhưng HĐXX phải tuyên bố hủy án vì nhận định rằng cấp sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo cũng thừa nhận hành vi phạm tội của mình và chỉ xin giảm nhẹ hình phạt, nhưng việc các bị cáo khai “ trong giai đoạn điều tra không có luật sư bào chữa tham gia đã làm HĐXX lưu ý”. Bị cáo Võ Thị Như khai: “trong giai đoạn điều tra, bị cáo có yêu cầu LS nhưng không được, lúc đó bị bắt rồi nên bị cáo rất sợ, CQĐT nói gì bị cáo cũng vâng dạ hết”. Theo HĐXX, lời khai của bị cáo là phù hợp vì các bản cung có trong hồ sơ đều không có sự chứng kiến, tham gia của luật sư. HĐXX quyết định hủy án vì xác định cấp sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Ông Nguyễn Văn Sáng-trưởng phòng kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát nhân dân TP.Hồ Chí Minh- cho biết đã có một “cơn bão” hõan xét xử, trả hồ sơ về điều tra bổ sung vì thiếu sự tham gia của LS bào chữa từ giai đoạn đầu (có tháng lên tới 80-100 vụ). Tình trạng này một phần cũng do một số NBC không thể thu xếp thời gian để tham gia hỏi cung, trong khi quy định là luật sư phải ký vào tất cả các bản cung, nên trong nhiều trường hợp ĐTV chỉ cho NBC ký vào bản cung cuối cùng để thời gian điều tra vụ án không bị trễ hạn. Về trường hợp bắt buộc phải có NBC theo quy định tại Khoản 2- Điều 57-BLTTHS 2003. Nhiều trường hợp, bị can, bị cáo đã mời NBC từ giai đoạn điều tra mà TA, VKS vẫn yêu cầu NBC chỉ định. Hậu quả là NBC chỉ định phải tốn thời gian nghiên cứu hồ sơ mà cuối cùng cũng phải từ chối bào chữa vì đã có đồng nghiệp tham gia từ trước. Trong khi đó, có những NBC được được mời bào chữa cho bị can, bị cáo từ giai đoạn điều tra thì khi chuyển sang giai đoạn truy tố, xét xử lại yêu cầu làm thủ tục đổi giấy chứng nhận bào chữa mới, rất phiền hà. Vấn đề sao chép, photo tài liệu hay tiếp cận hố sơ vụ án cũng có nhiều điều đáng nói. Trở lại vụ Mai Văn Dâu, sau gần 1 năm chờ đợi để có được giấy chứng nhận bào chữa, khi LS bào chữa đến VKS đề nghị được tiếp cận hồ sơ thì nhận được lời từ chối với lý do KSV đang đọc. “Khi vào Toà án photo tài liệu, nơi thì bảo phải có đơn, nơi lại yêu cầu danh mục tài liệu cần photo. Có cô nhân viên tòa còn bảo: “luật sư mang máy đến mà photo”, bạn tôi mang máy photo mini đến thì cô ấy lại bảo: “luật sư mang điện của luật sư đến để chạy máy” (4) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu là một trong các quyền của người bào chữa nhưng tiếp nhận, xử lý các đồ vật và giải quyết yêu cầu là quyền của cơ quan tiến hành tố tụng. Thực tế, các CQTHTT nhiều khi không xem xét thỏa đáng đến những yêu cầu của người bào chữa, không sử dụng các tài liệu, đồ vật do người bào chữa cung cấp. ví dụ: trong vụ án oan của bà Phạm Thị Út (Gò Vấp)(5), LS Bùi Quang Nghiêm (Đoàn Luật sư TP.Hồ Chí Minh) là ngưuời tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Út từ khi bắt đầu khởi tố và bắt tạm giam. Trong quá trình tham gia tố tụng, LS Nghiêm phát hiện ra các CQTHTT đã dùng biện pháp loại suy để buộc tội bà Út. LS đã có văn bản kiến nghị gửi cơ quan tố tụng đề nghị không dùng biện pháp này để chứng minh tội phạm vì nó không mang tính khoa học pháp lý mà ngược lại có sự định kiến trước. Nhưng kiến nghị này không được xem xét. Hơn 12 năm với hơn 5 phiên xử, mới xác định bà Út không phạm tội. Điều này chứng minh rõ ràng kiến nghị của LS Nghiêm là có cơ sở nhưng thật tiếc là cơ quan tố tụng không xem xét để vụ án oan kéo dài lâu đến vậy. Vai trò của NBC chữa trong TTHS chưa được coi trong đúng mức. vì thế trong nhiều phiên tòa, sự hiện diện của NBC chỉ mang tính hình thức. Trong nhiều phiên tòa còn xảy ra tình trạng thẩm phán coi thường và phủ nhận vai trò của NBC, gây khó khăn cho hoạt động bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo. Bản bào chữa cùng các đề nghị khác của NBC bào chữa ít khi được HĐXX xem xét. Con người thường có tâm lý: bị cáo trong phiên tòa đã bị coi là có tội nên quyền bào chữa về hình thức vẫn được thực hiện nhưng tác động của nó đến HĐXX là rất nhỏ. Pháp luật TTHS quy định khi xét xử, HĐXX phải căn cứ vào những chứng cứ được xem xét tại phiên tòa và dựa vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa (Nghị Định 08/2002-Bộ Chính Trị). Nhưng thực tế xét xử nhiều khi cho thấy điều ngược lại, nhiều tình tiết quan trọng NBC đưa ra để tranh luận nhằm gỡ tội cho bị cáo nhưng không được lập luận trong bản án. Một ví dụ từ phiên tòa HS sơ thẩm xét xử vụ án “Mã Thành Phương và đồng bọn cố ý gây thương tích” diễn ra ngày 29 và 30/12/2003 tại TAND TP Hà Nội. Khi các luật sư bào chữa cho các bị cáo tiếp tục tranh luận đáp lại quan điểm của đại diện Viện kiểm sát đã vạch ra nhiều điều bất hợp lý trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử (những ý kiến này có thể nảy sinh từ chính lời đối đáp của đại diện VKS). Đồng thời các luật sư nêu ra một loạt các câu hỏi bức xúc và đề nghị đại diện VKS trả lời cho HĐXX. Điển hình là câu hỏi “tại sao vào ngày xảy ra vụ án lại có hai Biên bản (lấy lời khai ban đầu) khác nhau do hai cán bộ có họ tên khác nhau ký nhưng đều được đóng dấu chức danh Trưởng Công an phường? Không thể một Đồn Công an phường lại có hai người cùng là Trưởng Công an phường trong cùng một ngày, đề nghị toà làm rõ việc này''. Nhưng sau khi luật sư hỏi xong chủ toạ phiên toà đã khép lại quá trình tranh tụng bằng cách cho các bị cáo nói lời sau cùng, rồi tuyên bố nghị án mà không để cho đại diện VKS tranh luận về các vấn đề do các luật sư nêu ra ở phần đối đáp “cuối cùng” nêu trên. Vậy những vấn đề do các luật sư nêu ra ai sẽ trả lời? Những vấn đề còn chưa rõ thì ai sẽ là người làm sáng tỏ trước khi toà tuyên án? Các câu hỏi của các luật sư nêu ra không được đáp ứng thì sao đúng với tinh thần “tranh luận dân chủ tại phiên toà” như Nghị quyết 08 đã nêu?(6) 2. Thực trạng thực hiện nghĩa vụ của NBC trong tố tụng hình sự: Thực tế cho thấy vai trò NBC ngày càng được nâng cao. Sự tham gia của NBC ngày càng tích cực. Nhiều NBC dồn hết tâm huyết, thời gian và công sức tham gia vào quá trình tìm kiếm, thu thập những tài liệu, chứng cứ của vụ án trong giai đoạn điều tra, tích cực đưa ra những căn cứ, lập luận đầy sức thuyết phục tại phiên tòa giúp đòi lại công bằng cho những người bị oan, sai. Không hiếm các trường hợp oan sai xảy ra trong TTHS và cũng không hiếm các trường hợp người vô tội được giải oan nhờ vào sự giúp đỡ tận tình của NBC. Nhiều đối tuợng cũng được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, giảm nhẹ hình phạt bởi sự nhiệt tình của NBC. Đó là những thành tựu to lớn của luật sư trong việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ mà xã hội đã giao phó. Bên cạnh những hoạt động đã đạt được, việc thực hiện nghĩa vụ của NBC trong TTHS cũng còn rất nhiều hạn chế. Có thể thấy một số hạn chế như sau: Thực tế đã chứng minh, chất lượng của NBC trong TTHS rất kém. Điều đó được thể hiện rõ trong các phiên tòa, nhiều NBC chỉ cãi chày cãi cố mà không đưa ra được chứng cứ gỡ tội thuyết phục. Có không ít NBC chỉ loanh quanh với các tình tiết có sẵn trong hồ sơ mà không đưa ra được tình tiết mới của vụ án, chỉ nêu ra những tình tiết giảm nhẹ hay bào chữa lập lờ, nước đôi, thiếu thuyết phục. Không ít NBC nhận bào chữa nhưng không tích cực, chuẩn bị bài bào chữa sơ sài, hời hợt, thậm chí không tham gia phiên tòa. Điển hình như trường hợp luật sư Tống Ngũ Nghĩa (Đoàn LS Gia Lai) bị hai thân chủ tố cáo vì đã nhận thù lao nhưng không quan tâm đến vụ việc, không có mặt tại phiên tòa (báo Pháp Luật VN ngày 31/8/2005). Bên cạnh đó, chất lượng NBC chỉ định vẫn còn nhiều điều đáng bàn. Có thể dễ dàng nhận ra NBC chỉ định trong các phiên tòa Hình sự qua nội dung bài bào chữa, trong việc tranh tụng, hỏi đáp…thậm chí qua thái độ của họ tại phiên tòa. Có nhiều phiên tòa đã phải hoãn lại nhiều lần vì NBC chỉ định. Các NBC này đưa ra đủ các lý do: sức khỏe không tốt, bận công tác, mới nhận án nên chưa có thời gian nghiên cứu hồ sơ…Đa số các NBC chỉ định coi công việc bào chữa trong trường hợp này chỉ là nghĩa vụ nên chỉ bào chữa lấy lệ, không mấy nhiệt tình.Có những NBC chỉ thấy mặt ở phần tranh luận, phát biểu vài câu rồi lại mất hút, không cần biết đến số phận thân chủ mình sau đó ra sao. Mguyên nhân của việc bào chữa lấy lệ này một phần là do trình độ NBC còn hạn chế, phần khác là do ý thức và tinh thần trách nhiệm của mỗi NBC. Hạn chế tiếp theo là còn nhiều NBC vi phạm nghiêm trọng quy chế đạo đức nghề nghiệp. Thực tế hành nghề bào chữa hiện nay, những biểu hiện tiêu cực về đạo đức trong hoạt đông hành nghề của NBC vẫn còn tồn tại, gây ảnh hưởng xấu đến sự tin cậy của xã hội đối với những NBC. Nhiều NBC vẫn thực hiện vụ việc cho khách hàng dù biết rõ khách hàng sử dụng dịch vụ của mình vào mục đích trái pháp luật và đạo đức xã hội. Để bảo vệ quyền và lợi ích của thân chủ mình, nhiều NBC đã bất chấp công lý, sử dụng cả những biện pháp trái pháp luật dù biết rõ thân chủ của mình phạm tội, nhiều NBC vẫn dàn xếp, “chạy án” hay đưa ra các lý lẽ buộc tội cho CQTHTT nhằm chạy tội cho thân chủ. Đó là những NBC đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu, không biết cân đối lợi ích của thân chủ mình với lợi ích của xã hội. Việc Bà Nguyễn Thị Son tìm kiếm "chiếc phao" cho con trai bà là khi vướng vào một vụ trọng án hình sự là một ví dụ về sự vi phạm nghiên trọng đạo đức của NBC, Theo lời kể của bà Son con bà uống rượu và đâm chết người. Người mẹ thuê luật sư Liên bào chữa với "thù lao ban đầu" 2 triệu đồng. Nhận xong tiền, vị này "lặn" luôn chẳng làm gì cả. Bà Son đi tìm luật sư khác, đóng khoản tiền đầu tiên 2 triệu đồng. Mấy ngày sau, luật sư lại gọi điện bào đóng thêm tiền vì "con bà án nặng lắm". 10 triệu đồng nữa được nộp cho luật sư... Thấy cứ phải đóng tiền nhiều lần, bà yêu cầu viết giấy biên nhận, luật sư bèn giãy nảy: "Bà không tin tôi thì thôi" nên bà không dám đề cập nữa. Gặp nhau trước giờ xét xử, luật sư nói với thân chủ: "Con bà có thể bị kêu án chung thân, đến tử hình đó, bây giờ bà phải chi thêm 5 triệu nữa". Bà gom góp, năn nỉ vay mượn của những người thân đi tham dự phiên tòa nào là tiền, nào là nữ trang rồi nhét cho luật sư ước chừng được 3 triệu đồng. Nghe tin con bị kết án "chung thân", bà khóc ầm ĩ tại hành lang phòng xét xử. Lúc bấy giờ, luật sư lo sợ cho sự tổn hại "uy tín nghề nghiệp" nên đã vội vã trả lại gia đình bà số tiền, nữ trang vừa nhận rồi đi thẳng” (7). Những hành vi vi phạm như trên đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của những NBC, làm cho CQTHTT, NTHTT có thành kiến đối với những NBC, dẫn đến thái độ không thân thiện, gây khó dễ của CQTHTT, NTHTT đối với NBC và hoạt động của họ. KẾT LUẬN Như vậy, NBC trong tố tụng hình sự có vai trò rất quan trọng tuy nhiên trên thực tế vấn đề đảm bảo quyền của NBC và thực hiện nghĩa vụ của NBC như đã phân tích ở trên còn có nhiều điểm bất cập. Để đưa chế định NBC thực sự trở thành phương thức hữu hiệu để bảo vệ quyền con người mà cụ thể là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội chúng ta cần có những biện pháp cũng như những giải pháp hữu hiệu để sớm khắc phục những nguyên nhân yếu kém, sự bất cập nói trên. Muốn làm được điều này rất cần sự nỗ lực, sự hỗ trợ và tạo điều kiện từ phía nhà nước cũng như sự quyết tâm và nỗ lực đến từ chính bản thân của NBC. Trên cơ sở tham khảo ý kiển của các nhà luật học, nhà nghiên cứu trong các bài viết trên mạng Internet em xin đưa ra một số kiến nghị như: + Một là, trước mắt và về lâu dài cần tăng cường đội ngũ NBC cả về số lượng lẫn chất lượng để đáp ứng kịp thời và có hiệu quả nhu cầu của thực tiễn tố tụng hình sự. Để thúc đẩy tiến trình này trước hết cần có những quy định pháp luật quy định quy trình công nhận luật sư theo hướng thông thoáng hơn trên cơ sở bảo đảm được sự quản lý của Nhà nước và tôn trọng tính tự quản của tổ chức NBC. + Hai là trong hệ thống pháp luật TTHS cần có một văn bản quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của NBC chỉ định, đặt ra trách nhiệm pháp lý đối với họ nếu không nhiệt tâm thực hiện hoạt động bào chữa mà dẫn đến phán quyết định oan sai của tòa án đối với thân chủ của họ, nhằm nâng cao chất lượng của bào chữa chỉ định. + Ba là trong hệ thống pháp luật TTHS cũng cần có một chế tài xử lý những người cản trở NBC trong TTHS nói riêng. Nhà nước cần phải ban hành những quy định cụ thể về trách nhiệm của CQTHTT, NTHTT trong việc tạo điều kiện cho NBC tham gia tố tụng. Cần thiết không kém là các văn bản pháp lý quy định về các thủ tục hành chính một cách cụ thể và đơn giản hóa, như thủ tục cấp giấy chứng nhận cho NBC…, tạo điều kiện cho NBC nghiên cứu hồ sơ, photo sao chụp tài liệu. + Bốn là quy định một cách rõ ràng về vấn đề NBC gặp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam: kéo dài hơn thời gian gặp gỡ và không nên cử người giám sát cuộc gặp gỡ đó. Nếu lo ngại tình trạng thông cung giữa họ thì nên có thể đặt máy ghi âm cho cuộc gặp gỡ đó. Những kiến nghị trên em xin nói thay cho lời kết của bài tập lớn học kỳ môn Luật tố tụng hình sự. Do còn hạn chế về kiến thức nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện thêm về kiến thức. Em xin chân thành cảm ơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố rụng hình sự Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội 2006. Bộ luật Tố tụng Hình sự của nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2004. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của BCT về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới Trần Văn Bảy_Người bào chữa trong tố tụng hình sự - luận văn Thạc sĩ luật học năm 2000 Phạm Hồng Hải_Đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội, NXB CAND Hà Nội 1999 Phạm Hồng Hải_Vị trí của luật sư bào chữa trong phiên tòa xét xử- Tạp chí luật học số 4/1999 Nguyễn Duy Hưng_Sự tham gia của người bào chữa vào quá trình TTHS _Kỷ yếu hội thảo “góp ý dự thảo BLTTHS sửa đổi”, trường ĐH luật tp. HCM 2003 Cải cách tư pháp_ góc nhìn từ một phiên tòa hình sự sơ thẩm_vn.express thứ 6 ngày 30/9/2005 Luật sư bào chữa miễn phí không nhiệt tình, mục pháp lý_báo nhân dân 2005 Quy định mới của TAND có gây khó dễ cho luật sư, mục pháp luật - Báo Thanh Niên Ranh giới giữa đạo đức luật sư và vi phạm rất mong manh -Báo Tuổi Trẻ ngày 3/3/2005 Hủy án vì thiếu luật sư: có luật sư là có lợi cho cơ quan điều tra-Báo pháp luật Tp. HCM số 23/7/2007 Hủy án vì thiếu luật sư, từ chối xét xử nếuquyền bào chữa bị cản trở - Báo phápluật Tp .HCM ngày 25/7/2007 14. Nguyễn Viết Sách, Những nội dung cần hướng dẫn áp dụng trong các quy định về bào chữa của bộ luật TTHS năm 2003, tạo chí Kiểm sát, số 24 (12-2005), tr. 53-55. 15. Phạm Văn Thiệu, Người bào chữa trong TTHS, Tạp chí Toà án, Toà án nhân dân tối cao, số 12/2008 tr. 18 - 22, số 13/08 tr. 11- 14, 18 16. Phạm Văn Thiệu, Phạm Thị Bích Ngọc, Quyền của NBC – một số bất cập, vướng mắc và hướng hoàn thiện, Tạp chí tòa án nhân dân kỳ 1 tháng 7 – 2009 số 13, tr 35 – 38. 17. Phạm Hồng Hải, Những điểm mới về trách nhiệm, nghĩa vụ của NBC trong bộ luật TTHS 2003, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 5/2004 tr. 18 – 26. PHỤ LỤC (1) Những người có thể là BCVND: Người đã là ĐTV, KSV, Thẩm phán nay đã nghỉ hưu. Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật không làm việc trong CQĐT, kiểm sát, toà án. Thẩm tra viê, thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp ngành TA đã nghỉ hưu hoặc đã chuyển sang làm việc tại các tổ chức, cơ quan khác (không phải CQĐT, TA). Chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên, nghiên cứu viên chính và cao cấp, giảng viên chính và cao cấp trong lĩnh vực pháp luật. Các cử nhân, thạc sĩ luật làm việc trong các ngành, lĩnh vực khác như: pháp chế của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ và của các cơ quan khác, của các công ty, tổng công ty, tập đoàn… Những người khác có năng lực bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (2)Vụ “chạy quota” của Mai Văn Dâu * Nội dung vụ án : Giữa năm 2003, chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ ký hiệp định buôn bán hàng dệt may, qui định hạn ngạch vào thị trường Hoa Kỳ. Triển khai thực hiện hiệp định này, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, giao trách nhiệm cho Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp, Bộ KH&ĐT, các bộ ngành khác xây dựng cơ chế phân bổ hạn ngạch theo đúng nguyên tắc: hạn chế tối đa cơ chế xin cho, các biểu hiện tiêu cực, kể cả việc buôn bán hạn ngạch... Trong quá trình chỉ đạo điều hành công tác phân bổ hạn ngạch, Bộ Thương mại ký 5 văn bản có nội dung trái với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong đó ông Mai Văn Dâu ký 3 văn bản cho phép các thương nhân vay mượn, nhường hạn ngạch mà thực chất là mua bán hạn ngạch được phân bổ, dẫn đến tình trạng không quản lý được. Theo kết quả điều tra của Cơ quan điều tra Bộ Công an, tính đến thời điểm vụ án bị phát hiện, có 42 doanh nghiệp vay nhường 2,23 triệu tá hạn ngạch các loại, 3 DN mua bán 216,5 ngàn tá sản phẩm các loại, tổng số tiền dùng trong giao dịch mua bán lên đến gần 2 triệu USD. Cụ thể, thông qua Nguyễn Thị Kim Oanh, Lai Wai Hung (Phó Tổng giám đốc Công ty Sundance - trụ sở trong khu chế xuất Linh Trung II) quen biết với Bùi Văn Tuấn, Giám đốc công ty Tomotake Hà Nội Lai Wai Hung ủy quyền cho Tuấn làm đại diện xin cấp hạn ngạch cho Sundance và Leader One (công ty do bạn của Lai là Tsang Tak Lung làm Tổng giám đốc). Lai ký hợp đồng với Tuấn, xin được hạn ngạch sẽ chi phí 3 USD/tá (12 cái), phải chuyển trước 10% giá trị hợp đồng, và sẽ chuyển tiếp 10% nữa khi Tuấn dẫn đại diện Sundance gặp Mai Văn Dâu. Khi nhận được thông báo cấp hạn ngạch, sẽ căn cứ vào số lượng được phân bổ để trả tiếp tiền chi phí. Tương tự, Công ty Leader One cũng ký hợp đồng với Tuấn thực hiện xin hạn ngạch từ Bộ Thương mại. Tổng giá trị ban đầu của hai hợp đồng này là 1,2 triệu USD. Tuấn thông qua một văn phòng luật sư ở Hà Nội nộp đơn đến Cục Xúc tiến Bộ Thương mại để xin gặp Mai Văn Dâu. Sau khi được Dâu đồng ý, Tuấn dẫn Lai, Tsang đến gặp tại Bộ Thương mại để trao đổi về việc phân bổ hạn ngạch. Sau cuộc gặp, Công ty Sundance và Leader One đã chuyển cho Tuấn tổng cộng 237 nghìn USD (tương đương 20% trị giá hợp đồng). Sau khi nhận tiền, Tuấn thông qua một cán bộ Sở Thương mại TP.HCM để làm quen với Nguyễn Cương - Phó Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM để nhờ “mai mối” tiếp cận lãnh đạo Bộ Thương mại xin hạn ngạch. Theo yêu cầu của Cương, Tuấn đã đến nhà Mai Văn Dâu đưa 5 nghìn USD cùng với áo vest Ý trị giá 380 USD cho bà Nguyễn Diên Hồng (vợ Dâu). Ngoài ra Tuấn còn đưa cho Cương 4 lần tiền tổng cộn 140 nghìn USD để “quan hệ”. Cương khai, sau khi nhận tiền của Tuấn, đã đến nhà riêng của Dâu đưa 17 nghìn USD và Lê Văn Thắng (nguyên Phó vụ trưởng Vụ XNK Bộ Thương mại) 10 nghìn USD. Tuy nhiên, việc xin hạn ngạch cho hai công ty này không thành. Tsang đòi tiền nhưng Tuấn và Cương không trả nên đã tố cáo đến Bộ Công an. Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an khởi tố Tuấn về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Không nhờ được Tuấn, Lai chuyển sang nhờ Cương với giá 3,6 USD/tá. Cương đưa Lai đến nhà riêng của Mai Văn Dâu nhiều lần để xin cấp hạn ngạch, trong đó có 4 lần Dâu bút phê vào đơn của Lai và đều được cấp hạn ngạch gần 26 nghìn tá. Theo Cương khai đã đưa cho Mai Văn Dâu tại nhà riêng 13 nghìn USD, và đưa cho Lê Văn Thắng 12 nghìn USD. Tuy nhiên, Dâu thừa nhận đã nhận 4 nghìn USD, còn Thắng không thừa nhận. Ngoài ra, Cương còn “môi giới” cho Công ty Đế Vương (Long An) đến nhà Dâu xin phân bổ hạn ngạch và đưa 4 nghìn USD, đưa Thắng 4 nghìn USD. Dâu thừa nhận có nhận 1 nghìn USD, còn Thắng thì không nhận. Đối với công ty Đế Vương, Dâu bút phê vào đơn xin phân bổ và được Bộ Thương mại cấp 39 nghìn tá sản phẩm. Cương cũng “giúp” công ty Lawn Yadr (Khu công nghiệp Lê Minh Xuân, TP.HCM) đến nhà riêng xin Dâu bút phê vào đơn xin cấp 1.500 tá sản phẩm. Trong "phi vụ" này, Cương nhận 15 nghìn USD và khai đưa lại cho Dâu và Thắng tại nhà riêng mỗi người 4 nghìn USD. Năm 2003, do thiếu hạn ngạch xuất khẩu dệt may sang Hoa Kỳ nên Trần Thu Lan (Phó giám đốc Công ty may Á Châu, TP.HCM) nhờ Bùi Thị Huyền Nga “mai mối” đến gặp người có trách nhiệm ở Vụ xuất nhập khẩu, Bộ Thương mại để xin hạn ngạch. Nga đồng ý và dẫn Lan ra Hà Nội 17 lần để gặp Lê Văn Thắng và một số cán bộ ở vụ XNK. Trong số 17 lần gặp Thắng và Bùi Hồng Minh, Nguyễn Việt Phú (hai chuyên viên Vụ XKN Bộ thương mại), Lan khai đều có chi tiền. Tuy nhiên, quá trình điều tra, Phú phủ nhận và cũng không đủ cơ sở để xác định Phú nhận tiền. Đối với Thắng và Minh, cơ quan điều tra xác định Lan đã đưa 17 nghìn USD (Thắng 15 nghìn USD, Minh 2 nghìn USD). Ngoài ra trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra xác định: Do có mối quan hệ với Thắng nên Trần Kim Dung đã đứng ra làm trung gian “chạy” hạn ngạch cho công ty QMI. Trong 5 lần gặp Thắng, Dung đưa 3 nghìn USD. Thắng chỉ đạo cho Phú khi nào Dung bổ sung đủ hóa đơn mua vải sản xuất trong nước phù hợp với số lượng Thắng đã duyệt hạn ngạch thì mới thông báo cho Dung. Tuy nhiên, công ty QMI chưa bổ sung hóa đơn nhưng Phú vẫn đề xuất lãnh đạo ký duyệt hạn ngạch vào thông báo cho Dung biết công ty QMI được duyệt 23.635 tá sản phẩm. Tuy nhiên, công ty QMI không xuất hết số hạn ngạch được cấp, còn dư 8 ngàn tá. Số hàng này được Lưu Minh Hiền (Giám đốc Công ty Hải Minh - đại diện của công ty QMI) bán lại cho Bùi Thị Huyền Nga với giá 7,5 USD/tá; Nga bán lại cho công ty Việt Vượng với giá từ 7,8 -8 USD/tá. Trong vụ án này, VKSNDTC còn truy tố Trần Văn Sửu (Trưởng phòng quản lý XNK khu vực Hải phòng) đã có hành vi nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ trong việc cấp visa trái phép cho nhóm công ty do Tăng Phát Bảo (thương nhân quốc tịch Hoa Kỳ). Đối với Mai Thanh Hải (chuyên viên vụ XNK Bộ Thương mại - con Mai Văn Dâu), xác định có hành vi nhận 560 triệu đồng của Đặng Vũ Quang để “chạy” hạn ngạch cho công ty Qualitex. Tuy nhiên, trên thực tế Hải không có tác động gì đến việc cấp hạn ngạch cho công ty Qualitex. Do vậy hành vi của Hải bị VKSNDTC xác định là “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Bên cạnh đó, trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra xác định Mai Thanh Hải làm giả bằng tốt nghiệp Đại học Ngoại thương Hà Nội và giả con dấu, chữ ký của Phòng công chứng số 1 Hà Nội nên bị truy tố thêm tội “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”. (Theo * Luật sư bào chữa vụ việc chậm được cấp GCN bào chữa : Ngày 16/1, VKNSD Tối cao cấp giấy chứng nhận bào chữa cho 2 luật sư Phạm Hồng Hải, Nguyễn Hoàng Hải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên thứ trưởng Bộ Thương mại Mai Văn Dâu, trong vụ tiêu cực quota dệt may. Như vậy khi vụ án đã qua giai đoạn điều tra, hai luật sư mới bắt đầu được làm công việc của mình.  Theo ông Phạm Hồng Hải, từ nay họ có đủ tư cách để gặp gỡ bị can Mai Văn Dâu trong trại tạm giam, và trực tiếp nghiên cứu hồ sơ vụ án. Hai luật sư này cùng thuộc Văn phòng luật sư Phạm Hồng Hải và cộng sự. Ông Phạm Hồng Hải là Chủ nhiệm Đoàn luật sư Hà Nội.  Ngày 20/1, ông Nguyễn Hoàng Hải từ Hà Nội vào TPHCM, gặp gỡ bị can Mai Văn Dâu đang bị tạm giam ở đây. Tròn một năm sau khi nhận được lời mời bào chữa của gia đình ông Mai Văn Dâu, giờ hai luật sư của bị can này mới được bắt đầu tiếp xúc với thân chủ.  Đầu tháng 1/2005, khi vụ án đang ở giai đoạn điều tra, Cơ quan An ninh Bộ Công an chưa giải quyết việc cấp giấy chứng nhận bào chữa cho luật sư của ông Mai Văn Dâu vì vụ tiêu cực trong phân bổ quota xuất khẩu dệt may có yếu tố nước ngoài, liên quan lĩnh vực kinh tế đối ngoại.  Hiện tại, vụ án đã kết thúc giai đoạn điều tra, hồ sơ được chuyển sang VKSND Tối cao để xem xét, ra bản cáo trạng. Nguyên thứ trưởng Mai Văn Dâu bị cơ quan điều tra đề nghị VKS truy tố tội nhận hối lộ.  Trong cùng vụ án, luật sư của bị can Mai Thanh Hải (con ông Mai Văn Dâu) chưa được VKS cấp giấy chứng nhận bào chữa. Đầu tháng 1/2005, theo lời mời của gia đình bị can, ông Hà Đăng (Đoàn luật sư Hà Nội) nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Mai Thanh Hải và gửi yêu cầu đề nghị cấp giấy chứng nhận bào chữa từ giai đoạn điều tra. Nhưng cũng giống như luật sư của bị can Dâu tại thời điểm đó, ông Hà Đăng nhận hồi âm là “sẽ được xem xét khi có đủ điều kiện cho phép”. (Theo (3)Theo (4) Theo LS Nguyễn Văn Chiến tại Hội thảo khoa học “Hoạt động của luật sư trong quả trình giải quyết các vụ án Hình sự-Thực trạng và giải pháp” do Đoàn LS Hà Nội tổ chức ngày 6/10/2007. (5) Vụ án oan của bà Phạm Thị Út (Gò Vấp): Bà Út từng là nghi can số 1 trong kỳ án đốt nhà chiếm đoạt 2 chỉ vàng, làm chết 2 người xảy ra hồi tháng 9/1993 tại quận Gò Vấp, TP HCM. Vụ án được TAND TP HCM đưa ra xét xử sơ thẩm lần đầu vào ngày 28/9/1999 và tuyên phạt bà Út 20 năm tù về hai tội giết người và hủy hoại tài sản. Đến năm 2000, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP HCM tiếp tục xử y án sơ thẩm. Nhưng qua nhiều lần khiếu kiện, kêu oan, tháng 9/2002, Ủy ban Thẩm phán của TAND tối cao đã lật lại hồ sơ và xác định việc kết tội bà Út là chưa có cơ sở vững chắc. Vì vậy, cơ quan này đã quyết định hủy cả 2 bản án sơ và phúc thẩm trả hồ sơ về cho cấp sơ thẩm để điều tra lại. Sau quá trình điều tra và truy tố lại, trong phiên tòa sơ thẩm lần 2 tháng 9/2004, TAND TP HCM vẫn tuyên phạt bà Út mức án 20 năm tù về hai tội như trên. Ngày 13/6/2005, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP HCM mở phiên tòa phúc thẩm lần 2 để xem xét đơn kêu oan của bà Út. Hội đồng xét xử đã tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, đình chỉ vụ án và tuyên bố bị cáo Út không phạm tội như án sơ thẩm đã quy kết, tuyên trả tự do ngay tại tòa cho bị cáo Phạm Thị Út. Theo (6)Theo: (7) Theo:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHọc kỳ tố tụng hình sự- quyền và nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự.doc
Luận văn liên quan