LỜI MỠ ĐẦU
Đất nước Việt Nam với một thời gian dài bị chiến tranh tàn phá, sau ngày thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Nhân dân ta bước vào công cuộc xây dựng đất nước đi lên Chủ nghĩa xã hội với một nền nông nghiệp lạc hậu và bao nhiêu là tàn tích của chiến tranh để lại, bên cạnh đó nước ta còn phải bị sự bao vây cấm vận của các thế lực thù địch hòng chống phá để làm suy yếu công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Nhìn lại qúa trình cách mạng Nhân dân ta đã cống hiến không biết bao nhiêu là công sức để đổi lấy lại Độc lập Tự do cho dân tộc.
Ngày nay từ quá độ đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội là một qúa trình dài có thể nói đầy gian nan thử thách với một nền kinh tế nhiều thành phần đang vận hành theo cơ chế thị trường và với xu thế hội nhập kinh tế thế giới có thể nói đây là thời cơ song nó cũng là nguy cơ thách thức.
Từ những vấn đề nêu trên trong khi đất nước ta đang trong quá độ và cũng là trong qúa trình xây dựng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Vì thế đòi hỏi khách quan đặc ra là phải có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, nhà nước và sự đóng góp của Nhân dân từ mọi phương diện. Nhằm tạo thành một sức mạnh tổng hợp để thực hiện thành công định hướng đề ra. Vì thế trong mỗi công cuộc cách mạng thì vai trò quần chúng Nhân dân là vấn đề cực kỳ quan trọng.
Học thuyết Mác- Lênin là thế giới quan khoa học là phương pháp luận cho con người về thế giới. Với một phương pháp biện chứng và khoa học đã chỉ rõ quần chúng Nhân dân là một lực lựơng sản xuất vật chất sáng tạo. Các giá trị văn hoá tinh thần là lực lượng cơ bản cho mỗi cuộc cách mạng xã hội. Đó là cơ sở lý luận khoa học giúp cho các Đảng giai cấp vô sản nhận thức và xây dựng một đường lối đúng đắn trong mỗi công cuộc cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh Người sáng lập và tôi luyện Đảng ta lúc còn sống hoạt động cách mạng Người thường dạy “ Dễ trăm lần không dân cũng khó, khó vạn lần dân liệu cũng song”.
Ngày nay trong qúa trình đổi mới. Đường lối của Đảng ta nhất quán không định Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Xác định mục tiêu đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội là vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Chính vì những vấn đề đã như nêu trên một lần nữa Đảng ta đã khẳng định con đường và mục tiêu cao cả mà Đảng ta và Nhân dân đã chọn. Xác định rõ sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng Nhân dân.
Xuất phát từ học thuyết Mác- Lênin về con người, về vai trò quần chúng Nhân dân là một vấn đề cực kỳ quan trọng có ý nghĩa cho việc đề ra các chủ trương nghị quyết của Đảng và nhà nước. Vấn đề cơ bản là phải xuất phát từ lợi ích của Nhân dân, do dân, vì dân. Và phải Xác định rằng Nhân dân là nền tảng là động lực là lực lượng cơ bản cho mỗi qúa trình cách mạng.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng như đã nêu trên. Từ nhận thức của bản thân tôi chọn đề tài này viết Tiểu luận nhằm nâng cao cho bản thân về tư duy nhận thức, hiểu rõ hơn nữa những quan điểm đường lối của Đảng ta về nguồn lực con người, về sự nghiệp cách mạng của quần chúng Nhân dân và khẳng định rằng Bài học “ Lấy dân làm gốc” của Đảng ta một quan điểm toàn diện có tác động to lớn cho trước mắt và lâu dài xuyên suốt trong qúa trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam.
Trên cơ sở đó bản thân sẽ ra sức phấn đấu hơn nữa góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước nói chung và nói riêng là ở địa phương cơ sở. Trong việc phát triển kinh tế xã hội xây dựng đời sống Nhân dân.
23 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 21918 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Học thuyết mác - Lênin về con người và vai trò quần chúng nhân dân trong lịch sử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong mối liên hệ toàn diện trong sự vận động và phát triển của nó chính những quan niệm cách nhìn nhận sự vật Mác đã khẳng định con người là cụ thể, nó được sinh ra trong sự vận động tiến hoácó sự sống và nhận thức với nhiều góc độ. Và ông đã phủ nhận các quan điểm của các nhà triết học duy tâm bỡi lẽ nhìn nhận con người bằng chính hình tượng hoá suy dưỡng bằng một cơ sở hết sức hoan đường ảo tưởng. Đẩy con người vào thế tuyệt đối, giải phóng con người bằng định mệnh, bằng thần linh thượng đế.
Xuất phát từ thế giới quan và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin về con người dựa trên những thành tựu khoa học. Những năm gần đây đã đề cập làm sáng tỏ khía cạnh chủ yếu con người là môt thực thể của xã hội mang bản chất xã hội cũng đồng thời là một thực thể của tự nhiên, một cấu trúc sinh vật học, vì thế con người có các yếu tố vật chất tinh thần cần thiết và những lợi ích cá nhân của chính nó. Khoa học ngày nay đã làm sáng tỏ những vấn đề thuộc các quy luật tự nhiên tác động trong con người như khám phá về gen là một ví dụ cụ thể . Và chính vì lẽ đó tìm ra những động cơ sâu xa để phát huy làm sáng tỏ nhận thức về vấn đề con người đó chính là hoạt động lao động của con người là nguồn gốc của nền văn minh vật chất và tinh thần, là nguồn gốc trực tiếp của sự hình thành ý thức trong lao động sản xuất sự quan hệ con người với sự phân công lao động, phân phối sản phẩm đó là những quan hệ nền tảng làm hình thành các quan hệ xã hội khác.
Từ những đặc điểm trên ta thấy không có một xã hội thuần tuý tồn tại độc lập bên ngoài cái bản tính sinh học của con người. Không có xã hội thuần tuý cũng như cái sinh học thuần tuý tồn tại độc lập tách rời nhau. Mà xã hội là một phương thức cho con người thỏa mái các nhu cầu về vật chất, tinh thần ngày càng cao hơn, văn mnh hơn làm cho sự tồn tại con người hợp lý hơn đó cũng lá mục đích hành vi của xã hội loài người.
Mối quan hệ trên nó đã biểu hiện bản chất sâu xa và bộc lộ thường xuyên trong mọi hành vi sống của con người. Chẳng hạn do nhận thức rõ mối quan hệ trên gần đây ở nhiều nước trên thế giới người ta đã đưa môn tình dục học vào giảng dạy ở các trưởng phổ thông nhằm tạo ra một định hướng giáo dục hợp lý khắc phục những mâu thuẫn nảy sinh do sự phát triển vượt trội của nhu cầu sinh lý của con người giúp họ xử lý đúng đắn vừa đáp ứng nhu cầu mang tính tự nhiên vừa phù hợp với các chừng mực xã hội xây dựng các giá trị đạo đức.
Với bản chất xã hội con người gắng bó chặt chẽ với nhau đến mức không thể tách rời nhau đồng thời lại là những cá nhân với ý nghĩa ngày càng đầy đủ những cá thể mang tính “ tự thị” ngày càng trọn vẹn lịch sử loài người đã phát triển trong sự thống nhất tác động qua lại lẫn nhau giữa các khuynh hướng giao lưu cộng đồng và tách biệt cá nhân ngày càng trở nên bền vững. Mặt khác mỗi con người càng tách biệt thành những cá nhân độc lập với nhau.
Ở thời kỳ nguyên thủy với tính sản xuất thấp kém các mối quan hệ xã hội đã làm cho con người trở thành những cá nhân chủ thể tự giác sự giao lưu thống trị, sự tách biệt làm cho cá nhân chưa nhận thức được. Trong xã hội thị tộc con người bị hoà tang trong cộng đồng quần cư theo huyết thống khi chế độ tư hữu ra đời xã hội phân chia giai cấp làm phân hoá chức năng xã hội ngày càng rõ rệt, vai trò từng người lại ngày càng khác nhau. Công việc được phân chia thành những đoạn những phần riêng biệt của qúa trình chung độc lập tương đối với cái chung cùng với sự phát triển văn hoá tư tưởng với mục độ tương ứng, khuynh hướng tách biệt tăng lên đã làm cho cá nhân được khẳng định. Tuy vậy cho đến xã hội phong kiến vị trí cá nhân vẫn chưa được có vị trí tự chủ đầy đủ, mỗi con người chỉ xem như một sở hữu nhỏ bé “ Thần dân lệ thuộc” gần như tuyệt đối vào đống tối cao. Ở chế độ tư bản lấy tự do cá nhân làm cơ sở do đó giai cấp Tư sản chống lại phong kiến đòi tự do cá nhân không phải trước đây mà ở Châu âu nhu cầu tự do cá nhân giải phóng cá nhân đã đem lại sinh khí mạnh mẽ cho các cuộc cách mạng tư sản. Mức độ giải phóng cá nhân đạt được trong xã hội Tư bản Chủ nghĩa khá cao nhưng khi chế độ tư hữu lên đỉnh cao của nó Chủ nghĩa Tư bản cũng đẩy nhanh cá nhân lên đỉnh cao cực đoan biến thành Chủ nghĩa cá nhân. Mâu thuẫn gây gắt với cộng đồng, tính trạng cạnh tranh gay gắt biểu hiện trong sự xung đột giữa cá nhân là nguyên nhân của sự mất ổn định thường xuyên và sớm hay muộn cũng sẽ đưa Chủ nghĩa tư bản đến đường diệt vong. Và như thế dẫn đến làm sai lệch vai trò cuộc sống con người. Bỡi lẽ học thuyết Mác khi phân tích sự hình thành và phát triển của con người đã chỉ ra cho chúng ta vai trò của con người, là một thành tựu của cộng đồng xã hội và với những mối quan hệ tương tác qua lại lẫn nhau.
Với bản chất và mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội là khắc phục triệt để Chủ nghĩa cá nhân đồng thời có khả năng tạo ra những điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần cho sự phát triển toàn diện cá nhân về ý thức, danh dự, trách nhiệm, tài năng của mỗi cá nhân và những phẩm chất khác gắn với mỗi con người như là cá nhân bản chất con người xã hội chủ nghĩa.
Ở Chủ nghĩa xã hội nhân cách con người được hình thành do sự tác động qua lại giữa các cá nhân và xã hội, một mặt môi trường xã hội mà con người đang sống với chuẩn mực giá trị được xã hội nhận thức vế mặt thế giới quan lập thường công nhận lối sống là điều kiện khách quan mà trên cơ sở đó con người mới có thể hình thành nhân cách mặt khác thông qua hoạt động thực tiễn mỗi cá nhân sẽ tìm được con đường riêng để “ cá thể hoá” “ nội tâm hoá” các giá trị xã hội tạo thành của cải tinh thần riêng. Tức là tạo nên nhân cách riêng của mình. Khi đó xã hội cái hay được chuyển vào cái riêng, cái cá nhân, còn cái cá nhân, cái riêng được nâng lên hoà nhập vào cái chung, cái xã hội.
Vì lẽ đó mức đội giải phóng xã hội được biểu hiện ở sự tự do cá nhân là điều kiện cho sự tự do xã hội giải phóng cá nhân là tạo nên động lực cho công cuộc giải phóng xã hội, còn giải phóng xã hội là thiết lập một môi trường cho giải phóng cá nhân chỉ có Chủ nghĩa xã hội mới có thể thực hiện được điều này.
Trong mối quan hệ tương tác sự cấu trúc tinh thần của mỗi con người được tạo nên do tác động chồng chéo của hàng loạt các quan hệ xã hội và trong xã hội có giai cấp con người bao giờ cũng mang tính giai cấp. Sự đồng nhất giữa các cá nhân có cùng lợi ích mang ý nghĩa quyết dịnh nhất. Trong cuộc sống là cơ sở khách quan tập hợp các cá nhân thành lập giai cấp. Thông qua đấu tranh giai cấp từng bước nhận rõ lợi ích riêng chỉ được thực hiện khi lợi ích chung của giai cấp trở thành động lực chi phối từ trong cội nguồn sâu xa của mọi hành vi con người. Động lực ấy thôi thúc con người tham gia vào cuộc đấu tranh xoá bỏ áp bức bóc lột bất công trong xã hội. Ở mỗi con người việc không chấp nhận địa vị nô lệ ý chí vươn lên tới tự do bao giờ cũng là phần tối quan trọng tạo thành nhân cách, vì thế mà không thế tuyêt đối quá giai cấp làm lu mờ tính dân tộc bỡi lẽ tính dân tộc nó đã trở thành tâm tư thường thức trong cuộc sống của con người từ đó nó góp phần tạo nên định hướng đúng đắn cho mỗi con người trong trạng thái muôn màu của xã hội.
Chính vì thế , Chủ nghĩa xã hội là một thể chế ưu việt kết quả của đấu tranh giai cấp được thực hiện công cuộc cải tạo kinh tế xã hội. Sẽ làm dần dần cho giai cấp đó mất đi, các giai cấp, các tầng lớp xã hội xích lại gần nhau lợi ích chung , lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc. Đó chính là giá trị bền vững cho mỗi con người, mỗi dân tộc vươn lên đỉnh cao của sự hoàn thiện cuộc sống và nhân cách.
Con người sinh ra và lớn lên gắn liền với lịch sử ,xã hội và tính thời đại của chính nó. Vì thế phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tính thời đại và tính lịch sử là vấn đề cực kỳ quan trọng về phương pháp luận không thể đưa ra so sánh đối lập giữa con người mới và con người chế độ cũ mà phải xem xét trong mối quan hệ biện chứng đó và con người không trở thànhcon người mới nếu như không nếu như không bắt đầu từ những truyền thống đa được kết tinh trong lịch sử dân tộc. Khi nói đến vấn đề con người và xã hội Mác đã đưa ra luận điểm “xã hội tạo ra con người ở mức độ nào thì con người sẽ tạo ra xã hội ở mức độ ấy” .
Trong cách mạng xã hội , nhân tố con ngườu luôn là mục tiêu, là động lực. Song nó đòi hỏi phải có một lực lượng lảnh đạo cách mạng tác động thúc đẩy thực thi các biện pháp thực hiện hoá vai trò đó vai trò con người thì tất yếu phải giành thắng lợi.
Từ vấn đề nêu trên có ý nghĩa hết sức quan trọng với mục tiêu “tất cả vì con người” .Bởi vì con người là nhâ tố cơ bản quyết định cho mọi sự thành công hay thất bại. Vì thế trong quá trình đổi mới đất nướcta đi lên thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì nhân tố con người lại càng là vấn đề trung tâm với một môi trường xã hội thực sự dân chủ . Cuộc sống phải được không ngừng cải thiện về vật chất và tinh thần nhằm làm cho con người phát huy được tính độc lập sáng tạo góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đường lối đã đưa ra bên cạnh đó sẽ làm sáng tỏ về con người về vị trí vai trò của con người trong quá trình lịch sử xã hội.
2/ Lý luận học thuyết Mác Lênin về vai trò quần chúng nhân dân trong lịch sử:
Quan điểm học thuyếtv Mác xít đã chỉ rõ nguồn góc và bản chất con người dựa trên hai vấn đề cơ bản dó là: Một thực thể sinh học và tính xã hội . Chính vì thế Các Mác đã đưa ra luận điểm: “Xã hội tạo ra con người ở mức độ nào thì con người sẽ tạo ra xã hội ở mức độ đó…
* Như thế lịch sử tạo ra con người và con người trong quá trình vận động phát triển lại tạo ra xã hội hay nói bằng cách khác chính con người tạo ra lịch sử bởi lẽ con người sinh ra và lớn lên đã gắn liền với một quá trình lịch sử với những nấc thang thời đại của nó. Hoạt động lao động sản xuất, sáng tạo văn hoá tinh thần của con người hay nói bằng cách khác là đông đảo quần chúng nhân dân đều gắn liền với tiến trình lịch sử trong qúa trình lao động, đấu tranh để bảo tồn sự sống. Vấn đề đó chính là vai trò của họ.
Song trong qúa trình lịch sử triết học có nhiều quan điểm khác nhau trái ngược nhau khi xem xét về vai trò của quần chúng Nhân dân trong lịch sử xã hội.
A. Những quan điểm triết học đương thời và trước Mác :
- Trước khi Chủ nghĩa Mác- Lênin ra đời thì triết học của Chủ nghĩa duy tâm và duy vật điều không xác định đúng vai trò quần chúng Nhân dân và vai trò cá nhân trong lịch sử ….. chí luận giải một cách hết sức đương thời.
Quan điểm học thuyết tôn giáo cho rằng : Mọi sự thay đổi trong xã hội và do ý chí của đấng tối cao, là o mệnh trời, ý chí đó được cá nhân thực hiện.
Quan điểm triết học duy tâm thì cho rằng lịch sử nhân loại là lịch sử của các bệnh ma chúa anh hùng hào kiệt, còn quần chúng Nhân dân chỉ là bật tiêu cực là phương tiện của các vĩ nhân cần đến để đạt mục đích của mình. Các nhàa duy vật trước Mác trong lĩnh vực lịch sử cũng không thoát khỏi lập trường duy tâm tuy không tin vào thần linh thượng đế nhưng cũng không hiểu được vai trò của quần chúng Nhân dân. Họ cho rằng nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội là tư tưởng đạo đức chân lý vĩnh cữu. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những tư tưởng đề cao vai trò quần chúng Nhân dân nhưng họ không nêu lên được một cách biện chứng khoa học và như thế lại có những quan điểm có tầm nhìn nhận thức được kết cấu xã hội nhưng khi luận giải thì lại hạ thấp vai trò quần chúng Nhân dân như :
Không Tử ( 551 – 471 ) trước công nguyên có thể tóm tắc ông là nhà triết học cổ đại Trung Quốc Ông cho rằng trên đời có ba hạn người được xếp theo thứ tự là : Thánh nhân, Quân tử, và tiểu nhân. Thánh nhân là những người tiên tri tiên phắc không cần học cũng biết hết mọi việc trên đời. Quân tử là những người phải học mới biết. Tiểu nhân là những người du dốt có học cũng không biết. Thánh nhân, Quân tử là những ngưê”i thuộc tầng lớp địa chủ quý tộc còn tiểu nhân là quần chúng lao động mà hạng người mà Khổng tử và môn hạ của Ông rất coi khinh, kẻ quân tử không ăn chung một mâm, ngồi cùng chiếu. Khổng tử sống trong xã hội đại loạn nên Ông phản đối đấu tranh với bất kỳ hình thức nào, dù là quần chúng Nhân dân nghèo khổ vùng lên hay giữa giai cấp thống trị với nhau. Nho gia đề cao đạo đức của người trên, người dưới trong quan hệ dưới trên hoà thuận( nhân, nghĩa, trung , hiếu) là nước thiên hạ, trời đất gắn bó với nhau bằng tình cảm lễ nghĩa, nhưng cái chính là giữ được thái bình hoà khí nguyên trạng xã hội tránh đấu tranh xã hội do đó đặc ra những điều kiện nghiêm ngặc cho xã hội đặc biệt là tiểu nhân nhất là phục nữ.
Nhằm bảo đảm cho quyền lợi phong kiến và phụ quyền. Khổng tử chủ trương thánh nhân quân tử phải là người thống trị còn tiểu nhân là kẻ bị trị Ông dùng hình ảnh quân tử là gió, tiểu nhân là ngọn cỏ, gió phải bước trên đầu ngọn cỏ …………..có nghĩa là giai cấp thống trị phải đè đầu cởi cổ Nhân dân lao động tuy nhiên trước sự phản kháng của quần chúng lao khổ Khổng tử cũng đã thấy rằng Vua là thuyền dân là nước, nước chở thuyền nhưng cũng có thể nước lật thuyền. Ông đã thấy sức mạnh của Nhân dân nhưng cho rằng đó là sức mạnh tiêu cực, phá hoại sức mạnh đó không phải là sức mạnh xây dựng sức mạnh cách mạng sáng tạo.
Mạng Tử ( 572 – 289 ) trước công nguyên là người kế tục của Khổng tử cũng cho rằng Nhân dân là người bị trị và phài nuôi người. Tuy nhiên Ông nhấn mạnh vai trò của Nhân dân là vai trò phụ thuộc của người cầm quyền. Mà Nhân dân có thể lật đỗ nếu người đó không đáp ứng được nhu cầu đặc ra. Ông cho rằng “ Vua là chư hầu làm hại xã tắc thì thay đổi Ông vua ấy đặc Ông vua khác. Theo ông chỉ có hạng người “ thiêng lại” người được trời sai khiến mới làm được cách mạng dân không có quyền làm cách mạng. Mạnh tử đã rơi vào mâu thuẫn”. Dân là người chở thuyền mà lật thuyền cũng là dân. Và như thế suy cho cùng Khổng tử và Mạnh tử tuy có thấy được vị trí của quần chúng Nhân dân nhưng rất xem thường vai trò của quần chúng Nhân dân và hầu như cả hai ông đều cùng chung quan điểm là vai trò cá nhân hay thần thánh hóa.
Sau Khổng tử, Mạnh tử ở phương Đông và một vài nơi khác lại xuất hiện những nhà triết học cổ điển như heghes (1710 -1831 ) Nhà triết học cổ điển Đức theo lập trường duy tâm khách quan Ông cho thế giới có phát triển được cái chính là do tinh thần.
Cái tinh thần say mê hứng thú đó nó điều khiển cho tất cả hoạt động. Xem sự vận động phát triển tiến hoá của lịch sử thần bí của thế giới bên ngoài thế giới xiêu nhiên quyết định tuy nhiên Ông cố gắng giải thích một cách biện chứng về vai trò cá nhân vĩ nhân lãnh tụ. Song Ông vẫn đi đến một vấn đề là quần chúng Nhân dân hay cá nhân lịch sử cũng chỉ là sự thể hiện và công cụ của tinh thần thế giới quyền bí nào đó mà thôi.
Cùng thời kỳ với heghes, Ông Ca.la.lơ ( 1725-1881) Nhà triết học, nhà văn, nhà sử học người Anh Ông rất sùng bái anh hùng cá nhân ông cho rằng lịch sử thế giới là của các vĩ nhân. Quần chúng Nhân dân chẳng có vai trò nào cả, hạ thấp đến mức tột cùng về vai trò quần chúng Nhân dân ông cho rằng chỉ có vĩ nhân mới là người có lịch sử và quyết định lịch sử quan điểm ấy của ông hết sức phiếm diện xem xét sự vật hiện tượng bằng một cách thiếu khách quan không tàon diện đó là quan điểm duy tâm chủ quan.
Nói cho cùng quan điểm duy tâm điều lý luận chỉ có những vĩ nhân là người quyết định lịch sử bênh vực cho chế độ Người bóc lột người các giai cấp bóc lột. Xoá nhoà vai trò quần chúng Nhân dân bên cạnh đó các nhà triết học duy vật trước mác cũng không thoát khỏi lập trường duy tâm trong lĩnh vực lịch sử tuy không tin vào thần linh thượng đế song họ chưa nhận thức được vai trò của quần chúng Nhân dân trong lịch sử và họ cũng cho rằng sự phát triển của lịch sử xã hội là do tư tưởng đạo đức là sự nhận thức cao siêu vĩnh cữu của các vĩ nhân và ngoài ra còn có những tư tưởng đề cao vai trò quần chúng Nhân dân nhưng không nhận thức được một cách khoa học hoặt phủ nhận vai trò vĩ nhân.
Ông Chi.e. ry, Mi.nhê, Ghiđô ( đầu thế kỷ 19) Nhà sử học người Pháp với sự ảnh hưởng của cách tư sản Pháp Ông đã đi xa hơn về cách lý giải sự phát triển của xã hội
Họ chú ý đến những điều kiên kinh tế xã hội của con người đối với sự phát triển xã hội. Từ đó cho rằng lịch sử xã hội trước khi chủ nghĩa tư bản ra đời là lịch sử của đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của đẳng cấp thứ ba mà đứng đầu là giai cấp tư sản chống lại quý tộc. Tuy nhiên họ không giải thích được một cách khoa học về nguyên nhân của đấu tranh giai cấp và chỉ coi đấu tranh giai cấp nó chỉ xảy ra ở chừng mực giới hạn chống lại chế độ phong kiến và thắng lợi của giai cấp tư sản họ chuyển trọng tâm chú ý sang hoạt động có tinh thần tự phát của quần chúng. Họ cho rằng không thể nhìn nhận lịch sử qua hành động của các vĩ nhân. Chính họ tượng trưng hoặc là những dấu hiệu của sự kiện lịch sử. Đó là những quan điểm sâu sắc về sự vận động phát triển của lịch sử, như vậy các nhà duy tân và duy vật trước đây đều không giải thích đúng vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử cũng như mối quan hệ biện chứng của nó và họ đều suy tôn sùng bái vai trò vĩ nhân…
Kế thừa những quan điểm duy tân, những tư tưởng tư sản phủ định học thuyết Mácxít, Ông Nítsơ ( 1844 – 1900 ) – nhà triết học người Đức – cho rằng quần chúng là một thứ vật chất chưa định hình, tô vẽ gì cũng được. Quan điểm của ông là căm ghét tinh thần cách mạng của quần chúng nhân dân và sùng bái bạo lực phản ánh mâu thuẫn của giai cấp tư sản ở thời kỳ chuyển sang chủ nghĩa đế quốc. Nítsơ đã khắc lên bộ mặt của những người anh hùng vĩ nhân chung quy là rất lạnh lùng và tàn nhẫn. Theo ông vĩ nhân là đồng nghĩa với vô đạo còn quần chúng nhân dân là kẻ dưới ngu ngốc. Tư tưởng ông phù hợp với quan điểm phát xít.
Cùng đồng hành với quan điểm trên còn có nhà xã hội học người Mỹ Strantkhipơ và Perơkhen. Cả hai ông đều xem thường vai trò quần chúng và cho rằng giai cấp công nhân không đủ tư cách để quản lý xã hội.
Chính vì lẽ đó, từ quan điểm của các nhà triết học như đã nên trên là toàn bộ những quan điểm chứa đựng đầy rẫy những tư tưởng duy tâm nhìn nhận sự vật hiện tượng bằng một cách biệt lập có đôi khi mang năng bản chất phong kiến cường quyền hoặc phát xít, không thấy được mối quan hệ và sự vận động phát triển của xã hội loài người ( vai trò của quần chúng nhân dân ) trong lịch sử, thần thánh hóa vai trò cá nhân và suy cho cùng là những quan điểm trái ngược với lịch sử vận động và phát triển của xã hội loài người cũng như học thuyết Mác Lênin.
B/ - Quan điểm học thuyết Mác Lênin về vai trò quần chúng nhân dân trong lịch sử :
Trái ngược với những quan điểm triết học khác, học thuyết Mác Lênin ra đời đã lý giải và đã tìm ra chân lý cho con người, cho các tầng lớp, quần chúng nhân dân trong mối quan hệ tồn tại giữa con người và xã hội. Thế giới quan Mác Lênin với phương pháp luận lý giải một cách toàn diện và khoa học về nguồn gốc bản chất con người và tính xã hội đích thực của nó. Từ quan điểm ấy đã phát triển lên vị trí và vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử.
Quần chúng nhân dân là đông đảo những người lao động bao gồm các tầng lớp, giai cấp mà hoạt động của họ sẽ làm biến đổi lịch sử. Họ là những người lao động sản xuất cải biến xã hội trong các hình thái kinh tế xã hội có giai cấp đối kháng. Nói ở đây là không bao hàm những nhóm người thống trị, phản dân.
Với quan điểm học thuyết Mácxít thì chính quần chúng nhân dân là người sáng tạo và giải quyết vấn đề lịch sử là chính vai trò của họ, và như thế về thực tiễn được chứng minh đó là :
- Quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội :
+ Để duy trì cuộc sống con người, vấn đề cơ bản là phải có ăn, ở, đi lại, vui chơi… thì điều tất yếu con người ta phải không ngừng lao động sản xuất mà yếu tố này nó là đặc trưng cơ bản của xã hội loài người với xã hội loài vật bởi loài vật suy cho cùng là chỉ hái lượm, còn loài người lao động sản xuất mang tính cải biến, có sáng tạo, có suy nghĩ và trong sản xuất xã hội thì sản xuất vật chất giữ vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội cho từng cá nhân con người. Chính từ quá trình sản xuất vật chất trong quá trình tác động khách quan, con người ta đã sáng tạo ra những giá trị tinh thần làm cho xã hội phát triển ngày càng phong phú và đa dạng từ thấp cho đến cao, từ giản đơn đến phức tạp. Như vậy lịch sử xã hội bước khởi đầu chính là sản xuất và sự hình thành của những phương thức sản xuất khác nhau.
Sản xuất vật chất chính là quá trình hoạt động cải biến xã hội, lực lượng đó chính là nhân dân lao động với cả trí óc và chân tay. Họ là những người trực tiếp làm ra của cải vật chất nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Trong quá trình lao động sản xuất họ là những người là ra công cụ lao động và cải tiến công cụ lao động ngày càng tinh xảo hơn, giá trị sử dụng ngày càng cao hơn đồng thời quá trình đó đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển không ngừng. Nói như thế thực tiễn lao động sáng tạo của quần chúng nhân dân chính là động lực cho khoa học phát triển và hoạt động khoa học cũng gắn liền với hoạt động của quần chúng nhân dân.
Ngày nay khoa học kỹ thuật đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thúc đẩy quá trình sản xuất thì quần chúng nhân dân lao động mà trước hết là giai cấp con người, tầng lớp trí thức là lực lượng cơ bản của nền xã hội hiện đại và thực tiễn đã cho thấy nếu nền sản xuất sa sút thấp kém, nếu tài năng trí tuệ của đội ngũ lao động không được phát huy và nâng cao như thế thì quá trình sản xuất vật chất gắn liền với hoạt động của quần chúng nhân dân và chính đó là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội và quyết định sự tồn tại phát triển cho xã hội với những phương thức sản xuất khác nhau.
ó Quần chúng nhân dân là những người sáng tạo ra các giá trị tinh thần :
Với quá trình lịch sử quần chúng nhân dân họ không chỉ là một lực lượng sản xuất vật chất cơ bản của xã hội mà họ còn sáng tạo ra văn hoá tinh thần – cái giá trị mà có thể được gọi là linh hồn, là bản sắc của dân tộc.
Từ trong lao động sản xuất vật chất trong quá trình tác động khách quan và những suy tưởng đầy sáng tạo được xuất phát từ tâm tư tình cảm con người với xã hội và thiên nhiên, người ta ( quần chúng nhân dân ) đã sáng tạo ra những giá trị tinh thần phong phú đa dạng như dân ca, hò vè, tục ngữ, múa hát, những truyện thần thoại cổ tích và xuất phát từ đó chủ nghĩa Mác Lênin nhấn mạnh : vai trò to lớn của quần chúng nhân dân trong sự phát triển văn hoá nghệ thuật và đã chứng minh một cách khoa học.
Hồ Chí Minh viết : “ Quần chúng nhân dân là những người sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội, quần chúng còn là những người sáng tác nữa. Những sáng tác ấy là những hòn ngọc quý”. Vì thế những giá trị tinh thần do nhân dân sáng tạo, là cơ sở cho sự phát triển văn hoá nghệ thuật. Sự hoạt động của quần chúng nhân dân là cơ sở sản xuất ra giá trị tinh thần cho xã hội. Những tâm tư tình cảm, nguyện vọng là cơ sở vô tận cho sự nghiệp sáng tác, xây dựng và phát triển ngày càng cao về văn hoá tinh thần.
Song trong điều kiện xã hội phân chia giai cấp, phân công lao động giữa chân tay và trí óc đã làm ngăn trở việc nghiên cứu phát minh khoa học nhưng bên cạnh đó lại có không ít những tài năng cũng xuất thân từ quần chúng lao động.
Chính từ những vấn đề nêu trên xét từ nhiều góc độ khác nhau, lực lượng quần chúng nhân dân luôn đóng vai trò phát triển xã hội với những quá trình lịch sử khác nhau và nó còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế chính trị đi đôi với sự giác ngộ của bản thân
Nói tóm lại quan điểm học thuyết Mác Lênin khẳng định sự sáng tạo văn hoá tinh thần, vai trò trong sản xuất tinh thần của quần chúng nhân dân là hoàn toàn chân lý và cái văn hoá tinh thần ấy nó được chứa đựng trong tiềm thức ở mỗi con người trong xã hội.
=> Quần chúng nhân dân là động lực cơ bản cho mọi cuộc cách mạng xã hội :
- Trong lịch sử xã hội, phương thức sản xuất là sự hiện diện của một chế độ và nó sẽ bị phá vỡ khi một trong hai yếu tố lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất bị sai lệch nhau thì điều tất yếu sẽ dẫn đến sự phá vỡ quan hệ sản xuất và xây dựng một quan hệ sản xuất phù hợp hơn. Sự phá vỡ đó chính là mâu thuẫn giữa lưc lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong khi xã hội có giai cấp, vấn đề phá vỡ đó điều tất yếu phải bằng một cuộc cách mạng xã hội, thay thế bằng một phương thức sản xuất mới cách mạng và tiến bộ hơn. Chính vì thế trong mọi cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp bị áp bức bóc lột chộng lai giai cấp bóc lột là động lực thúc đẩy xã hội có giai cấp phát triển. Quần chúng nhân dân bao giờ cũng là một lực lượng cách mạng xã hội trong cuộc đấu tranh cách mạng. Để thay thế một hình thái kinh tế xã hội bao giờ cũng có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân. Đúng vậy, đấu tranh và sự giác ngộ cách mạng của họ ngày càng phát triển, được tập hợp tạo thành một lực lượng cách mạng đông đảo. Trong thời kỳ bão táp cách mạng tinh thần anh dũng, trí sáng tạo của quần chúng nhân dân được phát huy mạnh mẽ cao độ.
Lênin chỉ rõ : cách mạng là ngày hội của những người bị áp bức bóc lột. Không lúc nào quần chúng nhân dân có thể tỏ ra là người sáng tạo trật tự xã hội mới tích cực như trong thời kỳ cách mạng, trong thời kỳ như thế nhân dân có thể làm được những kỳ công. Chính vì lẽ đó sự nghiệp cách mạng là của quần chúng nhân dân, không phải là sự nghiệp của riêng cá nhân.
Nếu không có sự tham gia của quần chúng nhân dân thì không thể làm chuyển biến cách mạng. Đây là một vấn đề hoàn toàn chân lý. Nó hoàn toàn phù hợp với quy luật vận động và phát triển của xã hội loài người.
=> Vai trò của cá nhân trong lịch sử :
Ở bất cứ một cuộc cách mạng xã hội nào, điều tất yếu phải co nhân tố lãnh đạo, nhân tố lãnh đạo đó là những cá nhân là người lãnh tụ, vĩ nhân anh hùng, là người đứng đầu tổ chức lãnh đạo đại diện cho ý chí nguyện vọng và lợi ích của quần chúng. Họ là những người nhìn xa trông rộng, có nhật thức sâu sắc toàn diện, có lý tưởng cách mạng vì dân, vì nước, giúp đỡ dìu dắt xây dựng phong trào quần chúng đi đúng hướng. Có khả năng nắm bắt lịch sử, đề ra những đường lối đúng đắ, lựa chọn thời cơ, tìm ra những mục tiêu phù hợp dẫn dắt quần chúng tiến hành cách mạng. Vai trò cá nhân lãnh tụ còn phải có năng lực tổ chức lôi kéo tập hợp quần chúng, gầy dựng phong trào quần chúng và thúc đẩy phong trào phát triển mạnh mẽ. Có thể nói vai trò cá nhân lãnh tụ ảnh hưởng to lớn đến mức độ, chừng mực của quá trình phát triển lịch sử cách mạng.
Lênin đã nói : “ Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được thống trị nếu nó không tạo ra được hàng ngũ của những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có khả năng tổ chức lãnh đạo phong trào”. Những cá nhân ưu tú, những lãnh đạo thiên tài đều xuất hiện từ các phong trào cách mạng quần chúng và điều tât yếu khi lịch sử cần thì sẽ xuất hiện những cá nhân ưu tú, những anh hùng hào kiệt.
Song giữa vai trò quần chúng nhân dân và vai trò cá nhân có mối quan hệ chăt chẽ với nhau, không tách rời nhau. Cá nhân ưu tú, lãnh đạo thiên tài là sản phẩm của thời đại, được sinh ra từ các phong trào cách mạng quần chúng, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Chủ nghĩa Mác Lênin xem cá nhân trong mối liên hệ mật thiết với quần chúng nhân dân trong đó quần chúng quyết định nhưng vai trò cá nhân lại có ảnh hưởng to lớn đến quy mô và tốc độ của tiến trình lịch sử. Từ đó học thuyết Mác Lênin luôn chống lại tệ sùng bái cá nhân xem nhẹ vai trò quần chúng.
Vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử đã được quan điểm học thuyết Mác Lênin lý giải một cách biện chứng và khoa học và nó còn có ý nghĩa cách mạng Trần Văn Thời lớn trong nhận thức thực tiễn, đã được lịch sử loài người chứng minh.
3/ - Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về vai trò quần chúng nhân dân trong lịch sử :
* Về tư tưởng Hồ Chí Minh :
- Chủ tịch Hồ Chí Minh là một con người giàu lòng yêu nước thương dân. Người đã tiếp thu chủ nghĩa Mác Lênin và tìm ra con đường cứu nước giải phóng dân tộc và cũng là người sáng lập, rèn luyện Đảng ta lãnh đạo nhân dân thực hiện công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác
Ở tư tưởng Hồ Chí Minh cho ta thấy với lòng yêu nước nó thể hiện ơ tính nhân văn và nhân đạo của người chiến sĩ cộng sản.
Lúc còn sống lãnh đạo hoạt động cách mạng Người thường tâm niệm: “ Tôi chỉ có một ý muốn tột cùng là đất nước ta hoàn toàn độc lập, nhân dân hoàn toàn tự do ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được đi lại học hành”.
Chính từ quan điểm trên nhìn từ góc độ lãnh tụ, Hồ Chí Minh luôn luôn có tư tưởng vì dân vì nước. Người xem nhân dân là cái gốc cái nôi của cách mạng và người thường dạy : “ Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Quan điểm ấy đã xác định rõ vai trò vị trí của quần chúng nhân dân, sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân.
Mục tiêu lý tưởng của Bác đã vạch ra chỉ có thể thực hiện được bởi con người, bởi toàn thể nhân dân và đội ngũ tiên phong được giác ngộ về lý tưởng và đạo đức, được trang bị những kiến thức cần thiết trong quá trình đưa lý tưởng vào nhân dân, dẫn dắt nhân dân. Bác luôn luôn nhấn mạnh vai trò của quần chúng nhân dân và sức mạnh của khối Đại Đoàn kết dân tộc. Bác quan niệm rằng dân là qúy nhất, là quan trọng nhất. Bác viết: “ Trong bầu trời không có cái gì qúy bằng dân, trong thế giới không có cái gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Hay: “ Ở xã hội muốn thành công phải có ba điều kiện : Thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Ba điều kiện ấy đều quan trọng cả. Nhưng thiên thời không quan trọng bằng địa lợi và địa lợi không quan trọng bằng nhân hòa. Nhân hòa là thế nào?. Nhân hòa là mọi người đều nhất trí. Nhân hòa là quan trọng hơn hết”.
Trong tác phẩm “ Đường cách mệnh” Bác viết: “ Cách mạng Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mạng thành công phải lấy dân chúng làm gốc ( công nông ). Bác lý giải và nhấn mạnh “ dân chúng đồng lòng thì việc gì cũng làm được, dân chúng không ủng hộ thì việc gì cũng chẳng nên”, “ Nuớc lấy dân làm gốc” “ Gốc có vững cây mới bền”.
Với những quan niệm trên Bác đã khẳng định nhân dân là chủ nhân của đất nước, mọi công việc ta đều phải xuất phát từ ở nơi dân bởi họ là những người là ra của cải vật chất cho xã hội, họ có một lực lượng đông đảo. Hay trong quan điểm về xây dựng nhà nước ta Bác chỉ rõ : “ Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân và vì dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân”. Song bên cạnh đó Bác còn nhắc nhở rằng dân có quyền hạn nhưng phải có nghĩa vụ bổn phận công dân của mình.
Với quan niệm của Bác, cách mạng chính là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, nhân dân cần có Đảng dẫn đường, muốn thành công cách mạng cần phải có một sức mạnh tổng hợp. Bác nhiều lần nhấn mạnh: “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công”.
Từ quan điểm trên Người cho rằng sự đoàn kết nhất trí là sức mạnh, là ý chí, là niềm tin để làm cơ sở cho sự thành công của cách mạng.
Hay trong xây dựng Đảng ta, Bác khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chính trị găn bó máu thịt với dân, phải được dân tin yêu và kính trọng. Bác chỉ rõ : “ Đảng ta vĩ đại là vì ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích nào khác”. Do đó phải giữ gìn Đảng ta thật sự trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân”.
Quan điểm trên Bác đã chỉ rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhân dân, Đảng ta là người dẫn lối đưa đường và cũng khẳng định quyền làm chủ của nhân dân trong xã hội. Đồng thời Bác phê phán nghiêm khắc tư tưởng “ quan cách mạng”, thái độ hống hách mệnh lệnh đối với quần chúng nhân dân.
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò quần chúng nhân dân có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Nó có giá trị lớn lao cho việc xây dựng đường lối cách mạng trước mắt cũng như lâu dài.
- Quan điểm Đảng ta về quần chúng nhân dân.
Đảng Cộng Sản Việt Nam do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, lấy chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng. Trãi qua mấy mươi năm lãnh đạo cách mạng Đảng ta luôn khẳng định đúng đắn vai trò cách mạng của quần chúng nhân dân. Từ Đại hội khóa III tháng 9/1960 đến khóa IV năm 1976, Đảng ta luôn đưa ra quan điểm về xây dựng khối Đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động.
Văn kiện Đại hội V của Đảng khẳng định : Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Vì thế tầm quan trọng của công tác vận động quần chúng, xây dựng phong trào cách mạng quần chúng trở nên là vấn đề trọng tâm thường xuyên và liên tục và nó còn có ý nghĩa to lớn cho công cuộc từ qúa độ đi lên xây dựng XHCN ở nước ta.
Từ cơ sở quan điểm đđường lối của Đảng như đã nêu trên đã tạo ra một khuynh hướng chính trị mạnh mẽ và trở thành động lực cho công cuộc thực hiện đường lối đổi mới của Đảng tại Đại hội VI/12/196. Đảng ta đã tổng kết bài học kinh nghiệm số một của cách mạng nước ta là: “ Trong toàn bộ mọi hoạt động của mình Đảng phải quán triệt tư tưởng “ lấy dân làm gốc”, “xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động”, Đại hội khẳng định Đảng ta không có mục đích nào khác là đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân. Quần chúng nhân dân là người làm nên lịch sử. Với nhận thức sâu sắc bài học ấy, Đảng ta khẳng định trong điều kiện Đảng cầm quyền phải hết sức chăm lo xây dựng mối liên hệ giữa Đảng và nhân dân. Phải đấu tranh ngăn ngừa khắc phục mọi sai sót, mỗi đảng viên phải thật sự vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Mọi chủ trương đường lối của Đảng phải xuất phát từ lợi ích nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Đại hội đã khẳng định bài học “ cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” bởi lẽ những mục tiêu do Đại hội đề ra chỉ đạt được bằng hành động cách mạng của hàng triệu quần chúng. Vì trên cơ sở đó việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân phải cần có sự tham gia của quần chúng nhân dân vào các công việc kinh tế, văn hóa, xã hội. Với khẩu hiệu dân bình, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
Song song bên cạnh đó, Đại hội chủ trương phải tăng cường hơn nữa công tác vận động quần chúng về mọi mặt … và để cụ thể hóa hơn tinh thần Đại hội VI Trung ương Đảng ra Nghị quyết 8B/TW khóa VI vào tháng 3/1990 về các quan điểm chỉ đạo đổi mới công tác quần chúng của Đảng và khẳng định rằng công tác dân vận là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân.
- Tại Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII ngày 20/1/1994, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh vai trò quần chúng và công tác dân vận, chủ trương mở rộng khối Đại đoàn kết toàn dân, hoàn thiện chính sách bảo đảm lợi ích phát huy vai trò của công nhân, nông dân, trí thức. Cả các giới, các ngành, các tổ chức xã hội và cộng đồng người Việt định cư ở nước ngoài. Và sau đó để chuẩn bị cho Đại hội toàn quốc của Đảng khóa VIII, Đảng ta đã tiến tổng kết năm năm thực hiện công tác dân vận theo tinh thần Nghị quyết 8B khóa VI và nhiều mặt công tác khác. Hội nghị đã khẳng định tính đúng đắn những quan điểm về công tác dân vận và phát triển một số khía cạnh thành nội dung của công tác dân vận nhằm đáp ứng yêu cầu đất nước ta tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hoá.
Với quan điểm công tác dân vận của Đảng ta là nhằm tăng cường hơn nữa việc xây dựng khối Đoàn kết thống nhất toàn Đảng toàn dân và toàn quân, phát huy vai trò dân chủ nhân dân và kể cả nguồn lực con người nhằm tạo động lực và sức mạnh tổng hợp phục vụ cho yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đất nước.
Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng cũng tiếp tục khẳng định và phát huy những bài học kinh nghiệm trong quá trình đổi mới của Đảng, mà vấn đê cơ bản là một trong những bài học đó là : Đổi mới phải dựa vào dân và vì lợi ích của nhân dân. Muốn thực hiện thắng lợi phải ra sức động viên các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế xã hội tham gia tích cực.
Đại hội 9 đã vạch ra những yêu cầu nhiệm vụ cấp bách, chỉ rõ những động lực cơ bản để phát triển kinh tế xã hội, xây dựng đất nước đó là Đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở liên minh giữa các giai cấp công nhân, nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, và lợi ích xã hội.
Trên cơ sơ đó Đại hội nhấn mạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt.
- Với những thành quả cách mạng đã đạt được khẳng định rằng Đảng ta vận dụng sáng tạo Học thuyết Mác Lênin vào hoàn cảnh thực tế cách mạng Việt Nam, kết hợp hài hòa giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là tiền đề chio quá trình đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta – với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
PHẦN THỨ HAI
BÀI HỌC LẤY DÂN LÀM GỐC CỦA ĐẢNG TA. THỰC TRẠNH VÀ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Xã hội HUYỆN TRỀN VĂN THỜI TỈNH CÀ MAU.
1/- Bài học lấy dân làm gốc:
Với lý luận Học thuyết Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta đã thể hiện tương đối đầy đủ về con người và vai trò lịch sử của quần chúng nhân dân trong tiến trình x.
Lịch sử cách mạng Việt Nam đã trải qua một thời gian dài trong quá trình đấu tranh giữ nước. Từ khi có Đảng lãnh đạo, Đảng ta luôn luôn đề cao vai trò quần chúng nhân dân, xem nhân dân là nguồn lực là chiếc nôi cách mạng, là nền tảng vững chắc cho suốt quá trình đấu tranh giữ nước. Với bài học lấy dân làm gốc có nghĩa là làm cho ta thấy được giữa con người và nhiệm vụ lịch sử của xã hội, mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng và dân. Vì thế, đấu tranh cách mạng là sự đấu tranh cho sự tiến hóa phát triển xã hội mà mục tiêu đấu tranh cách mạng của Đảng ta chính là vì dân, vì nước và sự sinh tồn của giống nòi, của dân tộc và không những thế, bên cạnh đó nó còn nói lên mọi vấn đề, mọi công việc phải thể hiện trên cơ sơ vừa ý Đảng hợp lòng dân.
Ngay từ khi co Đảng lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác quần chúng, người xem công tác quần chúng nhân dân là chỗ dựa, là lực lượng cách mạng cho công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước. Người luôn quan tâm xây dựng khối Đoàn kết liên minh công nông. Người viết: “ Công nông là gốc cách mạng, còn học trò nhỏ, nhà buôn nhỏ đêu là chủ nhỏ … là bầu bạnh cách mạng của công nông”.
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng ta đã dày công xây dựng vun đắp khối liên minh công nông và trí thức.
Ở vào thời kỳ cách mạng gay go nhất trong giai đoạn 1930 – 1945, Đảng ta đã xây dựng được khối liên minh giữa các cao trào cách mạng 1930 – 1931, 1936 – 1939, 1939 – 1945 thông qua các cao trào đó mà Đảng ta đã tập trung giáo dục, xây dựng và đưa họ vào các cuộc đấu tranh, nhiều tổ chức quần chúng, nhiều đoàn thể cách mạng được thành lập thu hút đông đảo nhân dân tham gia biến cách mạng trở thành ngày hội của quần chúng mà đỉnh cao là cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng Tháng 8 – 1945.
Cùng với quá trình kháng chiến cứu nước ở những giai đoạn gian nan nhất nhưng nhân dân ta một lòng theo Đảng, đùm bọc chở che cách mạng, đóng góp sức người sức của cho đến ngày cách mạng thành công.
Chính vì lẽ đó có thể nói rằng Đảng ta là nhân tố cách mạng từ ở lòng dân, nhân dân là gốc của cách mạng mà vấn đề đó đã được lịch sử chứng minh từ xưa và đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến chống đế quốc giải phóng dân tộc. Như chúng ta đã biết trong mọi cuộc cách mạng dù chiến đấu chống xâm lăng hay xây dựng phát triển đất nước với một chế độ xã hội chủ nghĩa, điều cốt yếu đòi hỏi ở chính lòng dân.
Ngày nay nước ta trong quá trình quá độ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội , đất nước ta đang đứng trước những thời cơ, nguy cơ và thử thách thì bài học lấy dân làm gốc của Đảng ta lại còn có ý nghĩa và giá trị cực kỳ to lớn hơn. Như Bác Hồ đã dặy : “ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Và như thế cái con người ấy chính là nhân dân. Chính vì lẽ đó đòi hỏi Đảng ta trong lãnh đạo phải xuất phát từ thực tế khách quan, phải tăng cường chăm lo xây dựng giáo dục quần chúng, phải xuất phát từ tâm tư nguyện vọng và lợi ích chính đáng của quần chúng nhân dân. Bác Hồ nói: “ Xây dựng chủ nghĩa xã hội nó chỉ có ở hàng chục triệu con người”. Nói như thế lực lượng ấy chỉ có ở quần chúng nhân dân khi họ đã có ý thức tự giác cách mạng.
Vì thế quan điểm đường lối của Đảng ta luôn luôn khẳng định sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của giai cấp nhân dân. Mọi hoạt động phải dựa vào dân và vì lợi ích nhân dân, với quan điểm đường lối đó Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI tháng 12/1086 đã tổng kết thực tiễn rút ra “ lấy dân làm gốc” bởi lẽ trong quá trình đấu tranh cách mạng từ trường kỳ cháng chiến cho đến cách mạng thành công đi lên chủ nghĩa xã hội, với quan điểm đường lối của Đảng với sự giáo dục giác ngộ cách mạng nhân dân đã biến đường lối của Đảng trở thành hành động cách mạng và đã giành nhiều thắng lợi to lớn.
Vì thế trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi Đảng ta phải tăng cường hơn nữa công tác rèn luyện giáo dục cán bộ đảng viên, xử lý nghiêm khắc mọi biểu hiện quan liêu hống hách, xa rời thực tế, xa rời quần chúng nhân dân, mọi hoạt động của Đảng phải dựa vào dân. Nhìn nhận mọi sự phê bình đóng góp của quần chúng nhân dân. Có như thế mới có thể nắm được nhân dân, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Với những nội dung nêu trên, bài học “ lấy dân làm gốc” của Đảng ta còn thể hiện trên một số lĩnh vực khác. Song phải khẳng định rằng đó là kết quả của một quá trình lâu dài trong dưng nước và giữ nước và bài học kinh nghiệm ấy sẽ còn giữ nguyên giá trị trong suốt quá trình lịch sử cách mạng Việt Nam.
2/ Thực trạng và giải pháp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội huyện Trần Văn Thời – tỉnh Cà Mau.
A/ Thực trạng :
Trần Văn Thời là một huyện vùng sâu cách xa tỉnh lỵ có diện tích tự nhiên 160 nghìn ha, nằm cặp Biển Tây. Lưu thông đi lại nơi đây cơ bản là đường thuỷ và đây là vùng căn cứ cách mạng qua nhiều thời kỳ chiến tranh ác liệt. Nhân dân nơi đây với truyền thống cách mạng, cần cù trong lao động sản xuất. Cơ cấu dân cư nơi đây có mật độ thưa thớt với gần 20 ngàn hộ với khoảng 169 ngàn dân.
Cơ cấu kinh tế là : nông, ngư nghiệp kết hợp với thương nghiệp dịch vụ.
Kết cấu xã hội : có 3 dân tộc đó là kinh, người Hoa và người Khơme.
Kết cấu cơ sơ hạ tầng : ở mức độ thấp.
Thực hiện Nghị quyết Đảng bộ khóa 9 về tập trung phát triển kinh tế xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn nhìn chung được quán triệt trong Đảng, cán bộ và nhân dân trong toàn huyện qua thời gian tổ chức thực hiện đã đạt được những kết quả như sau :
* Trên lĩnh vực sản xuất nông lâm ngư nghiệp :
- Diện tích sản xuất có tăng lên từ 340.000 ha lên 520.000 ha.
- Năng suất bình quân 3,8 – 4 tấn/ha
- Thương nghiệp dịch vụ có trên 2.500 hộ sản xuất mua bán kinh doanh dịch vụ các loại.
- Bình quân thu nhập đầu người trung bình 2,5 – 3 triệu/ người/ năm.
* Trên lĩnh vực văn hóa xã hội :
- Hệ thống ý tế giáo dục được phân bố đều khắp trên các đơn vị cơ sở, các xã đều có trường cấp II và trung tâm ý tế.
- Các hoạt động văn hoá thể thao được xây dựng hoàn thành đưa vào hoạt động khá tốt. Tỷ lệ hộ gia đình văn hoá chiếm khoảng 60% trong toàn huyện.
- Giao thông đường bộ đã được phát triển từ trung tâm các xã đến huyện và có trên 30% dân số sử dụng điện cho sinh hoạt và sản xuất.
Nhìn chung những kết quả với hiện tại đã đạt được đó là sự phấn đấu nỗ lực quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân huyện nhà. Đặc biệt là trong việc chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu kinh tế – kết hợp giữa cây và con – đã có tác động to lớn. Từ sản xuất thuần nông đã chuyển sang sản xuất kết hợp, xoá bỏ thế độc canh cây lúa và bên cạnh đó từ việc nông nghiệp thâm canh, các loại hình thương nghiệp dịch vụ cũng được khuyến khích. Nếu so với một hai năm trước đây thì sức phát triển kinh tế có phần tăng lên đáng kể, đời sống nhân dân được nâng lên một bước về vật chất lẫn tinh thần.
Song bên cạnh đóvẫn còn tồn tại một số vấn đề cơ bản sau :
Trên lĩnh vực chỉ đạo phát triển kinh tế chưa có nhiều giải pháp đột phá, chưa tập trung khai thác những tiềm năng lợi thế trong sản xuất.
Đầu tu cho việc ứng dụng các thành tưu khoa học vào sản xuất còn kém.
Chủ trương giải pháp còn 1 số khâu thiếu sự kết hợp đồng bộ giữa kinh tế và văn hoá xã hội, đặc biệt là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn tăng kém. Hệ thống lộ giao thông còn nhiều điều bất cập; trình độ dân trí còn nhiều hạn chế.
Giải quyết vấn đề lao động chưa được quan tâm. Tỷ lệ hộ nghèo khó còn khá cao, chiếm khoảng 20%. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề khác về tệ nạn xã hội có chiều hướng phát sinh. Mô hình ấp văn hoá còn nhiều bất cập, chất lượng chưa cao.
B/ -Định hướng và giải pháp:
Từ thực trạng như đã nêu trên, vấn đề pháp triển kinh tế xã hội nó không đơn giản chỉ ở một góc độ đơn thuần mà nó còn phải liên quan đến từ nhiều vấn đề khác nhau. Song từ thực trạng trên để có sự phát triển bền vững cần tập trung vào một số giải pháp sau :
Một là : Xem xét lại cơ cấu kinh tế, hạ thấp dần tỷ lệ sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ lệ thương nghiệp dịch vụ, nuôi trồng đáng bắt thuỷ sản. Đi đôi với việc sắp xếp sản xuất. Phải có biện pháp chỉ đạo kết hợp đồng bộ giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội.
Hai là: Phải có quy hoạch từng nơi từng vùng theo đặc điểm cụ thể và phải xây dựng một cơ chế đầu tư thích hợp cho từng mô hình sản xuất cụ thể, tránh đầu tư tràn lan kém hiệu qủa.
Ba là: Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư. Tổ chức học tập cho bà con nông dân về kỷ thuật canh tác và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bên cạnh đó tiếp tục đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật để đảm bảo phục vụ phát triển kinh tế cho trước mắt cũng như lâu dài.
Bốn là : Chủ trương sản xuất phân hướng vào phát triển sản xuất hàng hoá, khuyến khích nhân dân phát triển đa dạng các mô hình kết hợp giữa cây và con. Đặc biệt là xây dựng mô hình kinh tế hợp tác, nhân rộng điển hình các nhân tố tích cực làm ăn có hiệu quả.
Năm là : Từ sự phát triển kinh tế tăng cường tranh thủ huy động các nguồn lực cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội như điện đường, trường, trạm. Tạo mọi điều kiện môi trường thu hút động viên cán bộ khoa học về công tác ở địa phương.
Sáu là : Tăng cường mọi giải pháp thực hiện có hiệu quả chủ trương xoá đói giảm nghèo cho nhân dân. Khuyến khích đầu tư mở rộng ngành nghề nhằm giải quyết vấn đề lao động.
Bảy là : Kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị, đặc biệt là ở xã, thị trấn. Quan tâm chú trọng công tác vận động quần chúng, xem nhiệm vụ vận động quần chúng là nhiệm vụ thường xuyên liên tục, là nhiệm vụ của toàn Đảng toàn dân. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước và Các chỉ thị, Nghị quyết của địa phương đến tận quần chúng nhân dân. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở theo tinh thần chỉ thị 30CT TN – và Nghị định 29CP của chính phủ. Thực hiện tốt phương châm : dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Hướng các hoạt động phải vì lợi ích của nhân dân. Có như thế mới có thể tạo động lực thực hiện đạt được yêu cầu nhiệm vụ chính trị đề ra.
KẾT LUẬN
Từ quan điểm học thuyết Mác Lênin về con người và vai trò quần chúng nhân dân trong lịch sử đã chỉ a cho chúng ta thấy sự hình thành và phát triển của xã hội loài người và vai trò của họ trong lịch sử xã hội, với mối quan hệ ràng buộc giữa cá nhân và cộng đồng xã hội, làm sáng tỏ những nhân tố tác động cơ bản đến các cuộc cách mạng khi xã hội có giai cấp.
Với quan điểm nêu trên đó là cơ sở lý luận và thực tiễn rất cụ thể nhằm giúp cho mỗi Đảng của giai cấp vô ản cũng như mọi giới lãnh đạo nhận thấy được vị trí vai trò và tầm quan trọng của con người, của quần chúng nhân dân trong lịch sử.
Chính vì lẽ đó vận dụng quan điểm Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với quá trình cách mạng thực tiễn đã rút ra bài học “ lấy dân làm gốc” là hoàn toàn đúng dựa trên cơ sở khoa học và khách quan. Vì thế có thể có thể khẳng định rằng bài học lấy dân làm gốc là một đường lối sách lược hàng đầu trong quá trình đấu tranh cách mạng của Đảng ta. Có nghĩa là nhằm quy tựu sức mạnh tổng hợp tạo thành một động lực và nền tảng vững vàng cho quá trình xây dựng cũng như bảo vệ tổ quốc.
Vì vậy ngày nay trong quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa xã hội, thực hiện công cuộc đổi mới và quá trình hội nhập kinh tế thế giới thì bài học lấy dân làm gốc của Đảng ta càng có ý nghĩa quan trọng hơn, đòi hỏi mọi sự hoạt động của Đảng phải xuất phát từ tâm tư ý chí, nguyện vọng và lợi ích chính đáng của quần chúng nhân dân. Mọi cán bộ đảng viên phải biết dựa vào dân và nắm lấy dân, hướng dẫn dìu dắt nhân dân, giáo dục họ để họ nhận thức và tự giác theo đường lối cách mạng của Đảng.
Song song bên cạnh đó phải tăng cường xây dựng củng cố hệ thống chính trị ở địa phương, phải thật sự quan tâm và xem công tác vận động quần chúng là công tác trọng tâm thường xuyên liên tục.
Kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện sai lệch tha hoá sa sút ý chí chiến đấu trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên cũng như các hiện tượng quan liêu của quyền hống hách, xa rời thực tế, xa rời quần chúng nhân dân.
Thực hiện đúng cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, xây dựng tốt mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, quy tựu được khối Đại đoàn kết dân tộc để đảm bảo thực hiện thắng lợi công cuộc đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa mà Đảng đã đề ra với mục tiêu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
* KIẾN NGHỊ
Ngày nay đất nước ta đang trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới đưa đất nước đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Nhân tố con người là một trong những vấn đề quan trọng bậc nhất. Chính vì thế đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải có một cơ chế chính sách đào tạo cán bộ, đặc biệt hơn là cấp cơ sở xã, phường, thị trấn. Đi đôi với vần đề đào tạo là chế độ đãi ngộ nhằm đảm bảo cho các yêu cầu hoạt động trước mắt cũng như lâu dài, cần xem xét quan tâm hơn nữa về mọi mặt trong việc xây dựng phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân đặc biệt là vùng nông thôn, vùng căn cứ kháng chiến. Cụ thể là : quan tâm xây dựng quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội cho từng địa phương, cơ sở. Có một cơ chế chính sách đầu tư thích đáng cho sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn như : điện, đường, trường học, trạm y tế. Trong đó vấn đề quan trọng là phát triển mạng lưới trường phổ thông trung học và dạy nghề. Nhằm nâng cao trình độ văn hoá, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con em nhân dân được học tập dễ dàng, mặt khác cũng nhằm nâng cao trình độ dân trí, tạo nguồn lực cho trước mắt cũng như lâu dài để đáp ứng theo yêu cầu chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Học thuyết mác- lênin về con người và vai trò quần chúng nhân dân trong lịch sử.doc