Lịch sử sang trang. Người phụ nữ hiện đại ở thế kỷ XXI đã có quyền bình đẳng
thực sự, có điều kiện xã hội - gia đình để phát huy tài năng của mình. Nhưng cũng là thời
điểm khắc nghiệt của kinh tế thị trường, "vàng thau lẫn lộn", đạo đức phẩm hạnh của
người phụ nữ đang bị thử thách gay gắt. Đây thực sự là cuộc đấu tranh phức tạp giữa
những điều tốt đẹp và những cái xấu xa. Có rất nhiều người phụ nữ thành đạt trên các
bình diện của cuộc sống, song cũng không ít phụ nữ sa vào các tệ nạn xã hội, huỷ hoại
nhân cách, bán rẻ lương tâm, cuộc sống của mình. Thực tiễn cuộc sống mới, quy luật mới
đòi hỏi người phụ nữ, người vợ, người mẹ ngày nay phải có những nhận thức, hành động
mới cho phù hợp.
78 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2794 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Học thuyết “Tam tũng”, “Tứ đức”và ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tự nhiên của
con người. Để tìm căn cứ lý luận từ thế giới quan, người ta đem luân thường đạo lý
của con người gán cho trời đất và vạn vật; biến đất trời thành hoá thân của đạo đức;
lấy đạo trời chứng minh cho đạo của con người trong trần thế. Đạo đức trở thành
chuẩn mực để đánh giá con người trên mọi lĩnh vực. Chính vì lẽ đó, khi giai cấp
phong kiến Việt Nam sử dụng “Tứ đức” của Nho giáo làm công cụ giáo hoá đối với
người phụ nữ đã đặt đức hạnh vào vị trí quan trọng bậc nhất trong bốn đức. Giá trị của
người phụ nữ cao hay thấp là do đức hạnh quyết định chủ yếu "Tốt gỗ hơn tốt nước
sơn"; "Cái nết đánh chết cái đẹp"… "Hạnh" trong “Tứ đức” chỉ hạnh kiểm, đạo đức,
lòng nhân hậu; là sự phấn đấu theo những chuẩn mực của xã hội phong kiến đề ra.
Đức hạnh của người phụ nữ được thể hiện thông qua các mối quan hệ xã hội và gia
đình: quan hệ vợ/chồng; quan hệ con cái/cha mẹ; quan hệ thần dân/vua quan và ngược
lại.
Vẻ đẹp hình thức là cái đầu tiên tạo hoá ban tặng cho người phụ nữ nhưng cũng
là cái đầu tiên tạo hoá lấy đi. Nét đẹp hình thức có lúc sẽ tàn phai - chỉ có tấm lòng, đức
hạnh là bền lâu hơn cả. Đạo đức ở đây là cái gốc đích thực, cái cốt lõi của nhân cách.
Cũng có trường hợp vẻ ngoài đạo đức của người này có thể đánh lừa được người khác,
nhưng "chiếc áo thì không thể làm nên thầy tu" thực sự.
Trên cơ sở đó, Nho giáo chủ trương xây dựng mẫu người phụ nữ có đạo đức,
nhân cách đích thực, theo quan niệm xã hội phong kiến. Giáo dục gia đình trong xã hội
cũ chú trọng việc răn dạy người phụ nữ phải hiền thục, đức độ; không tán thành phương
cách đối kháng mạnh mẽ, chủ trương cách xử lý uyển chuyển, nhường nhịn, "chịu" đối
với người đàn ông. Người phụ nữ đức hạnh không chỉ biết chu toàn mọi việc trong đình
mà còn phải biết đối nhân xử thế sao cho nhân hậu, không làm mất lòng người, giữ gìn
danh tiếng cho chồng, cho con, cho gia đình, gia tộc nhà chồng. Vì vậy bảo vệ thể diện
chồng trước bè bạn, gia đình họ hàng trở thành một tiêu chí quan trọng để đánh giá đức
hạnh: "giàu vì bạn, sang vì vợ". Mặt khác, chữ "hạnh" còn đòi hỏi người phụ nữ phải biết
chịu thương chịu khó, gánh vác mọi việc của gia đình, thuỷ chung vô điều kiện với
chồng. Dù chồng là người có vũ phu, chơi bời, năm thê bảy thiếp thì người vợ vẫn phải
cam chịu, chung thuỷ. Ngược lại, nếu người vợ "theo giai" thì làng xã bắt vạ bố mẹ, bản
thân có thể bị gọt gáy bôi vôi, rong đi khắp chốn để bêu riếu. Đàn bà phải giữ tròn bổn
phận thờ chồng, nuôi con, suốt đời giữ gìn đức hạnh… đó là một số điều kiện cơ bản để
đạt đến đức hạnh theo quan niệm xưa. Như vậy, đức "hạnh" chính là sợi dây thắt chặt
mối quan hệ giữa “Tam tòng” và “Tứ đức”. Làm trọn đạo "tòng" để trọn đạo "hạnh".
"Hạnh" là trung tâm, là mục đích để phụ nữ Việt Nam xưa vươn tới.
Ngày nay, điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội đã thay đổi, phẩm hạnh của người
phụ nữ về cơ bản vẫn được đánh giá dựa vào các tiêu chí:
Vai trò làm vợ
Vai trò làm mẹ
Vai trò làm con (con dâu)
Tuy nhiên, ở một cấp độ cao hơn.
Vai trò làm vợ
Người phụ nữ trong xã hội hiện đại có một vai trò vô cùng to lớn điều này có cội
nguồn từ truyền thống dân tộc: tôn trọng phụ nữ. Người vợ là người bạn đời của chồng.
Là người cùng chồng thực hiện tất cả các chức năng của gia đình: Chức năng sinh sản,
chức năng làm kinh tế, chức năng giao tiếp… Với thiên chức của người phụ nữ, khi làm
vợ, họ luôn là người tinh tế, nhạy cảm, nhẫn nại, vun đắp tình yêu vợ/chồng. Người đàn
ông luôn coi trọng sự nghiệp. Sự nghiệp, công việc của người đàn ông trong thời kỳ kinh
tế thị trường có rất nhiều biến động, sự may rủi khó lường, những thất bại nghiệt ngã có
thể đến với họ bất cứ lúc nào. Hơn ai hết, người vợ luôn là chỗ dựa tinh thần của người
đàn ông không chỉ trong niềm vui mà cả trong thất bại, đau khổ, vấp ngã trước cuộc đời.
Để ngọn lửa hạnh phúc gia đình không lụi tàn, người phụ nữ ngày nay luôn phải phấn
đấu làm trọn trách nhiệm của mình với chồng: Đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý, thoả mãn
nhu cầu tinh thần, chăm lo đời sống vật chất của chồng. Sự đồng cảm hoà thuận giữa hai
người là sự gắn kết bền chặt nhất cho mối quan hệ hôn nhân. Đây cũng là nét đẹp truyền
thống trong quan niệm về đạo vợ chồng xưa mà phụ nữ hiện đại cần phát huy… Đằng
sau sự thành đạt, vinh quang của chồng trên mọi lĩnh vực, kinh tế, chính trị, xã hội… là
công sức của người vợ. Làm đẹp, học hỏi nâng cao kiến thức, cư xử có văn hoá… tất cả
đều thể hiện đức hạnh của họ trong khi thực hiện chức năng làm vợ. Người phụ nữ gánh
vác trách nhiệm với mọi thành viên trong gia đình với "một tấm lòng thật rộng lớn mà ta
có suy nghĩ cho sâu mới hiểu được" (Xuân Diệu).
Từ sự phân tích trên, chúng ta thấy vai trò làm vợ của người phụ nữ trong giai
đoạn hiện đại rất quan trọng. Nhìn chung, nó vẫn dựa trên nền tảng quan niệm truyền
thống với một mức độ cao hơn.
Vai trò làm mẹ
Làm mẹ là thiên chức cao cả của người phụ nữ trong bất cứ thời đại nào. Song,
trong xã hội cổ truyền Việt Nam, thiên chức đó khiến người phụ nữ phải chịu đựng, hy
sinh quá nhiều. Ngày nay, một phần trách nhiệm lớn đó đã được san sẻ cho các thành
viên trong gia đình và cho xã hội. Mặt khác, yêu cầu ngày một cao của xã hội hiện đại lại
khiến cho nhiệm vụ này mang tính chất phức tạp hơn, đòi hỏi người phụ nữ phải phấn
đấu không ngừng để hoàn thiện nhân cách của mình. Một người mẹ hiểu biết, có văn hoá,
không chỉ có tri thức khoa học mà còn có phẩm chất đạo đức tốt đẹp, điều đó được thể
hiện thông qua lối sống nêu gương. Cha mẹ là tấm gương cho con học tập, phấn đấu dù ở
thời điểm nào của lịch sử thì hình mẫu người mẹ luôn phải là biểu tượng của sự trong
sáng, vị tha, dịu hiền, điều này có ý nghĩa giáo dục đạo đức cho con rất lớn. Cha mẹ là
tấm gương nhân cách, đạo đức của họ có tốt thì mới thực hiện tốt chức năng làm cha mẹ
đối với con cái. Vai trò làm người mẹ hiện đại không chỉ đơn thuần là việc thực hiện
chức năng sinh con "mang nặng, đẻ đau" hay giới tính của con mà chủ yếu đánh giá về
việc nuôi dạy con như thế nào. Đây có lẽ là tiêu chuẩn cơ bản nhất để khẳng định phẩm
hạnh người mẹ trong thời kỳ hiện đại.
Gia đình chịu sự chi phối của xã hội. Xã hội chịu sự tác động của nhân tố gia
đình. Môi trường xã hội không tốt sẽ ảnh hưởng đến nhân cách của các thành viên trong
gia đình. Muốn có xã hội tốt đòi hỏi phải có sự giáo dục hiệu quả bắt đầu từ gia đình mà
ở đó người mẹ đóng vai trò đặc biệt. Theo nhà xã hội học Nguyễn Thị Oanh nhận định:
“Nếp nhà chính là môi trường giáo dục tốt nhất cho trẻ” (Báo Đại Đoàn Kết - Tháng
9/2005). Ngay từ giây phút đầu tiên hình thành trong bụng mẹ, bào thai đã có sự gắn kết
chặt chẽ, đã sống bằng sự nuôi dưỡng của người mẹ. Khi mới chào đời, đứa trẻ có quan hệ
đầu tiên với xã hội chính là quan hệ với người mẹ. Mẹ là mẫu hình đầu tiên và suốt cuộc
đời đứa trẻ tiếp nhận, noi theo. Mẹ còn là người thầy đầu tiên dạy con làm người, trực tiếp
trao truyền văn hoá cho con "Chở con đi bao bến bờ lạ" (Xuân Quỳnh).
Người mẹ giáo dục nhân cách cho con, biết kính trên nhường dưới, kính trọng
ông bà, cha mẹ, người thân... Người mẹ giúp con rèn luyện ý thức say mê học tập, lao
động, định hướng tương lai cho con.
Tóm lại, người mẹ là nền tảng nhân cách, tâm hồn của con. Với tầm quan trọng
đó, việc xây dựng những phẩm hạnh tốt đẹp cho người phụ nữ trong xã hội mới là điều
vô cùng cần thiết:
ở sao có đức có nhân
Mới mong đời trị được ăn lộc trời.
(Ca dao)
Sự biến đổi từng ngày của con về thể chất lẫn tâm lý không ai hiểu rõ hơn người
mẹ. Họ không chỉ nuôi nấng con mà còn là người dạy dỗ, người thầy, người bạn đồng
hành của con. Họ là người bảo vệ, là chiếc rào chắn, ngăn cản những tệ nạn xã hội lôi
cuốn con mình. Người mẹ còn cùng con vui chơi, tâm tình để nắm bắt những diễn biến
phức tạp trong tình cảm, nhận thức, hành động của chúng giữa môi trường sống phức tạp.
Điều này có ý nghĩa rất lớn vì người mẹ tạo cho con cái cảm giác yêu thương, tin tưởng,
vững vàng, khiến cho con tự tin hơn trong cuộc sống. Đó không đơn thuần là trách nhiệm
của người mẹ còn là tình cảm máu thịt thiêng liêng; là nghệ thuật dưỡng dục của người
phụ nữ.
Mặt khác, người mẹ còn là người gieo vào tâm hồn con một tình yêu rộng lớn
đối với quê hương, Tổ quốc; trách nhiệm, nghĩa vụ với gia đình, làng xóm; nền văn hoá
dân tộc Việt Nam…"Mẹ thương con có hay chăng, thương từ khi thai nghén trong lòng,
chín tháng qua chín năm, gian khó biết khôn lường…Mai sau con đi trên con đường mới,
tương lai con đẹp lắm, mẹ hát ru hời ơi hời ru" (Ru con).
Hay:
"Con ơi! nghe lời mẹ này
Muốn khôn thì phải theo thầy mới nên
Làm trai thù báo nghĩa đền,
Cho yên việc nước kẻo phiền mẹ cha
Làm trai yêu nước quê ta
Nước kia hết giặc thì nhà mới yên"
Ca dao)
Tuy nhiên, trong điều kiện hiện đại, nhiều bậc cha mẹ quá bận rộn với những lo
toan vất vả hay quá chạy theo lợi ích kinh tế… thời gian dành cho con bị suy giảm. Nhiều
bậc phụ huynh đã chi phí một khoản tiền bạc lớn để cho con vào những trường danh tiếng
nhưng lại hoàn toàn phó thác cho nhà trường và xã hội. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, 843
ông bố, bà mẹ được hỏi đã trở lời: 15% trong số họ dành thời gian cho con cái, một ngày
từ 5-10 phút; 18% dành 15 phút để hỏi han đến việc học hành của con; 24% thú thực là
do quá bận rộn việc làm ăn không ngó ngàng gì đến việc học hành của con [19, tr.145].
Có những người mẹ làm những việc phi đạo đức, vi phạm pháp luật, sống buông
thả… Họ không thể là tấm gương cho con cái thậm chí còn ảnh hưởng tiêu cực rất lớn
đến chúng. Kết quả của những trường hợp này là con cái của họ trở thành hư hỏng, là nạn
nhân của các tai tệ nạn xã hội. Theo báo cáo của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, chỉ tính
riêng năm 2001-2002 đã khởi tố 6.821 vụ với 8.552 bị can về tội buôn bán, vận chuyển ma
tuý. Trong số đó có hơn năm nghìn đường dây ma tuý bị phát giác, các vụ chiếm đoạt tài sản
XHCN về có tội phạm là phụ nữ với nhiều mức phạt lên đến chung thân, tử hình (Tạp chí
Công tác tư tưởng số 2-2001). Tình hình nghiêm trọng đó dẫn đến sự băng hoại về đạo
đức, tàn phá nền văn hoá truyền thống, phá vỡ trật tự yên bình trong các gia đình. Vì vậy,
yêu cầu cấp bách hiện nay là tăng trưởng kinh tế đi liền với duy trì kỷ cương xã hội, nền
nếp gia đình. Đứng trước những hiện tượng gây nhức nhối cho xã hội, người đầu tiên
phải thấy được trách nhiệm của mình là những người mẹ; và đứng trước yêu cầu trên của
xã hội thì người đầu tiên thực hiện cũng là họ.
Qua ứng xử giao tiếp hàng ngày, qua quá trình dạy dỗ nuôi dưỡng con cái thì đó
cũng là quá trình người mẹ tự nhìn nhận và hoàn thiện bản thân, tu dưỡng đạo đức, trau
dồi kiến thức, phấn đấu không ngừng vì con. Đây chính là quan niệm được phát triển lên
từ chuẩn mực "đức hạnh" trong văn hoá cổ truyền của dân tộc. Nguyễn Trãi đã từng viết
"Mạc nhi chủng phúc lưu tâm địa" (trồng vườn phúc ở trong lòng để lại cho con) hay
"Con thờ đức mẹ", "Phúc đức tại mẫu".
Cây xanh thì lá cũng xanh
Cha mẹ hiền lành để phúc cho con.
(Ca dao)
Như vậy, người mẹ chính là nền tảng tâm hồn, nhân cách của con. Để thực hiện
được thiên chức cao cả đó, người mẹ phải không ngừng phấn đấu xây dựng những phẩm
chất tốt đẹp.
Đức hạnh của người phụ nữ trong thời kỳ mới còn thể hiện ở cách ứng xử trong
gia đình và ngoài xã hội. Với gia đình không chỉ đóng vai trò làm trung tâm gắn kết giữa
các thành viên trong gia đình, người phụ nữ còn là người điều tiết mối quan hệ với họ
hàng, thân tộc đôi bên. Đây là mối quan hệ rất tế nhị sâu sắc, giúp cho mỗi gia đình lớn
được hoà thuận, hạnh phúc. Đây cũng là nét đẹp mang tính truyền thống của gia đình
người Việt từ xưa đến nay. Xưa kia việc lựa chọn con dâu (nhất là dâu trưởng) rất công
phu, kỹ càng "lựa được con dâu sâu con mắt". Ngày nay, tiêu chuẩn cho người làm dâu
hiền thảo không còn quá khắt khe. Tuy vậy, vai trò của người con dâu trong gia đình vẫn
rất quan trọng "dâu dữ mất họ" (tức nàng dâu không có đức hạnh) vẫn còn là tư duy phổ
biến ở làng quê nông thôn. Không chỉ con dâu trong xã hội cũ mới cần chuẩn mực hiếu
thảo, điều này càng cần được phát huy trong xã hội mới khi các mối liên hệ giữa con
người với con người đang bị vật chất hoá. Trong thực tế, đã có nhiều người phụ nữ vừa
đảm nhiệm tốt công việc xã hội, vừa làm tròn trách nhiệm đối với gia đình: Hiếu thảo với
cha mẹ, chăm sóc khi họ đau yếu; gìn giữ truyền thống của gia đình, dòng tộc… Làm
được điều đó, những người phụ nữ hiện đại đã và đang phát huy nét đẹp trong “Tứ đức”
của Nho giáo. Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu thanh niên đối với các gia
đình trẻ, có 43% cho rằng: Chăm sóc cha mẹ già yếu là một giá trị tiêu biểu cho phẩm
hạnh của người phụ nữ hiện đại.
Người phụ nữ ngày nay còn có trách nhiệm với các quan hệ khác trong xã hội.
Đó là cách ứng xử trong cơ quan, nơi làm việc, trong khu phố, ngoài làng xã một cách có
văn hoá, có tình người. Bên cạnh đó, người phụ nữ hiện đại cần phải biết đồng cảm với
mọi người xung quanh ta. Phát huy đức hạnh cao đẹp của người phụ nữ xưa, người phụ
nữ nay thuỷ chung với Đảng, Nhà nước, Tổ quốc, nhân dân… tham gia tích cực vào các
hoạt động chống tiêu cực, tham nhũng; ngăn chặn các tệ nạn xã hội; tham gia xây dựng
môi trường sống trong lành, xanh, đẹp; đoàn kết, nhân hậu, mở rộng vòng tay mang tính
quốc tế; sống, làm việc theo hiến pháp, pháp luật; hưởng ứng những cuộc vận động mà
các tổ chức trong và ngoài nước khởi xướng: "Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách
nhiều"; "mái ấm", "trợ giúp các vùng thiên tai"…
Đây là những nội dung mới được xây dựng trên cơ sở văn hoá truyền thống
nhằm xây dựng, hoàn thiện phẩm hạnh, đạo đức của người phụ nữ, đáp ứng yêu cầu của
gia đình và xã hội hiện đại.
Chương 3
một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực
của học thuyết “Tam tòng”, “Tứ đức” đối với người phụ nữ
việt nam hiện nay
3.1. phương hướng xây dựng người phụ nữ việt nam hiện nay
Những chuẩn mực cơ bản để xây dựng người phụ nữ Việt Nam hiện đại:
Đạo của Khổng Tử không phải đạo thủ cựu, nó luôn biến đổi. Sự học của Khổng
Tử cũng chú trọng ở đạo biến thông của trời đất. Khổng Tử nói rằng: "Dịch: cùng tắc
biến, biến tắc thông, thông tắc cửu". Dịch là: "cùng thì biến, biến thì thông, thông từ lâu"
[10, tr.178]. Nghĩa là cứ theo đạo Dịch, "tức là theo đạo trời", việc gì đến chỗ bế tắc thì
phải biến, mà không biến thì thành ra cùng, cho nên phải biến để cho thông, có thông mới
được lâu. Ví như nước lên nhiều, thì phải cho chảy, nếu không chảy được thì phải ứ mà
đã ứ là vỡ. Vậy nên phải cho chảy, mà có chảy mới thông. Bởi lẽ nó, Khổng Tử dạy
người ta phải biết theo thời mà biến đổi luôn. Song phải biến đổi từ từ theo lẽ tự nhiên
làm cho người ta biến mà không biết, hóa mà không hay, thì sự biến hóa mới thật là thần
diệu và mới được êm ái, vững bền. Vậy muốn tiến hóa cho phải đạo là phải biết theo thời:
đến thưòi nào phải theo thời ấy. Như vậy, đạo của Khổng Tử là đạo tùy thời, theo thiên lý
mà lưu hành, tất phải biến đổi luôn để cho ngày càng mới [10, tr.179].
Con người tạo nên sự phát triển của xã hội đồng thời xã hội đòi hỏi con người
luôn luôn phải đổi mới. Xã hội phong kiến đã lấy "Tam tòng", "Tứ đức " làm chuẩn mực
để xây dựng mẫu người phụ nữ phong kiến. Ngày nay, chuẩn mực đó chỉ còn là dư âm
sâu lắng. Đất nước đang trong thời kỳ đổi mới, thực hiện kinh tế thị trường và sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa; vậy người phụ nữ phải vươn tới các mục tiêu gì để vừa
theo kịp thời đại, vừa phát huy những nét đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam đã được
tạo dựng trong suốt quá trình phát triển của lịch sử?
Thời đại đã đặt ra những chuẩn mực mới đối với người phụ nữ. Vươn tới những
chuẩn mực này chính là quá trình khai thác những mặt tích cực của "Tam tòng - Tứ đức”
kết hợp yếu tố thời đại cho sự phát triển của bản thân, của giới; đẩy lùi những tiêu cực
của xã hội. Vì vậy, chuẩn mực về người phụ nữ hiện đại được xây dựng trên nền tảng của
truyền thống và hiện đại. Bởi, dù ở thời đại nào thì người phụ nữ Việt Nam vẫn mang
những nét đặc thù của dân tộc Việt.
Trung hậu, đảm đang vẫn là nền tảng của nhân cách phụ nữ Việt Nam hôm nay.
Trung hậu, đảm đang là đạo lý làm người bao gồm cả ý nghĩa tâm linh. Chính từ yếu tố
này mà phụ nữ Việt Nam đã lao động sáng tạo, phát triển; tham gia tích cực vào các hoạt
động từ thiện, hoạt động cứu trợ nạn nhân xã hội, chống các tệ nạn xã hội. Trong giáo
dục, giá trị đạo đức được quan tâm hàng đầu. Sau đó là trình độ văn hóa và nghề nghiệp
chuyên môn, giá trị đạo đức qua điều tra hai phường Thịnh Liệt, Kim Liên, Hà Nội, có
tới 93,9% số ý kiến đã trả lời mong muốn con cái hiếu thảo; con cái nghề nghiệp 73,6%;
con cái có trình độ văn hóa 72,8%. Đặc biệt có tới 95% cho rằng, giáo dục đạo đức là
quan trọng nhất [19, tr.125]. Các tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đang làm nhân
cách không ít phụ nữ bị tha hoá dẫn đến hành vi trái pháp luật, trái đạo lý. Khác với thời
kỳ bao cấp, lao động trong thời đại công nghiệp, mỗi sản phẩm làm ra đều đạt đều đạt
tiêu chuẩn cạnh tranh với thị trường. Có nhiều người bằng sự ranh mãnh, gian lận đã luồn
lách thu lợi nhuận lớn. Nhưng điều đó không thể bền lâu. Vấn đề phải đảm bảo chữ tín
trên cơ sở trí tuệ, tài năng, đạo đức, mà đạo đức trung hậu là cơ bản.
Chuẩn mực học vấn, kiến thức: Thể hiện ở học vấn, trình độ ngoại ngữ, tin học,
kiến thức văn hóa chung. Người phụ nữ hiện đại cần phấn đấu có một trình độ học vấn
nhất định để có khả năng nắm bắt thông tin mới cho công việc. Người phụ nữ phải tự
mình nâng cao nghiệp vụ hoặc tham gia vào công tác đào tạo lại… Việc học tập là suốt
cuộc đời. Phụ nữ ngày nay rất coi trọng học tập, sự nghiệp:
Người phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần có trình độ học
vấn như thế nào? Qua kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ coi trình độ học vấn phổ thông
trung học là chuẩn mực chỉ còn là thiểu số (chiếm 23,3%). Phần đông phụ nữ đã coi trình
độ từ đại học trở lên là chuẩn mực học vấn của người phụ nữ (70,4%); thậm chí trong đó
có 25,8% còn khẳng định chuẩn mực học vấn phải trên đại học [18, tr.122]. Điều đó thể
hiện mức độ tự yêu cầu cao về chuẩn mực học vấn cũng như niềm khao khát được đào
tạo, học tập của người phụ nữ. Nếu đặt chuẩn mực này trong bối cảnh của nền giáo dục
Việt Nam đang xúc tiến công tác xóa mù chữ và phổ cập bậc giáo dục tiểu học, thì rõ
ràng đây là một đòi hỏi rất cao của người phụ nữ để đáp ứng những yêu cầu nhiệm vụ của
thời đại.
Chuẩn mực về ý thức pháp luật: Lao động trong xã hội xã hội chủ nghĩa đòi hỏi
cao về kỷ luật, thói quen, cách tư duy. Thời gian được sử dụng một cách khoa học, chất
lượng, giờ nào việc đó. Một giờ, một phút trong kinh doanh của kinh tế thị trường đều
đáng giá bằng vàng. Rèn luyện ý thức pháp luật trong cuộc sống cũng như công việc đối
với phụ nữ hiện đại là điều cần thiết.
Chuẩn mực về nghề nghiệp: Để khẳng định vị trí của mình trong gia đình, ngoài
xã hội, phụ nữ hiện đại cần phải phấn đấu có việc làm ổn định, tức có nghề và tinh thông
trong nghề.
Để đáp ứng được yêu cầu xã hội, người phụ nữ phải được đào tạo cơ bản về
nghề, tích cực tham gia các khoá đào tạo lại định kỳ, nâng cao tay nghề, có sáng tạo
không ngừng trong công việc… Trước đây người vợ thường lo việc nhà là chính, nên
những tiêu chuẩn như: nết na, thùy mị, biết lo toan nội chợ là chuẩn mực hàng đầu.
Những tiêu chuẩn này ngày nay vẫn rất cần nhưng yêu cầu đã khác xa nhau. Ví dụ:
"dung" được xếp sau những tiêu chí khác: chỉ có 37,5% nam giới trả lời cần chọn vợ có
nhan sắc, xinh đẹp, trong khi số đông cần chọn vợ có nghề nghiệp ổn định (tức là có khả
năng đóng góp tài chính cho gia đình) tới 95%; khoẻ mạnh, thủy chung chiếm 91%.
Tương ứng như thế nữ chọn chồng đẹp trai chỉ có 21%; nghề nghiệp ổn định 70% [19,
tr.124]. Như vậy, tiêu chuẩn nghề nghiệp có khả năng kinh tế được đánh giá rất quan trọng
trong hôn nhân - là điều kiện cơ bản để xây dựng một gia đình hạnh phúc.
Xuất phát từ quan niệm này, mà trong xã hội hiện đại đang có xu hướng muốn
cho con cái tìm những ngành nghề có thu nhập cao, dù phải học tập, lao động với cường
độ căng thẳng. Thực tế là những ngành nghề đó vừa đảm bảo cho cá nhân có cuộc sống
độc lập, tự chủ, vừa giúp đỡ được gia đình và người thân. Một cuộc điều tra xã hội học
được công bố trên Internet cho thấy, một số ngành nghề rất vất vả, lại đòi hỏi sự cố gắng
không ngừng của người lao động; lại rất dễ gặp rủi ro nhưng nhanh làm giàu là: 1) Doanh
nhân; 2) Lập trình viên phần mềm; 3) Công nghệ sinh học; 4) Phóng viên báo chí đang
được giới trẻ yêu thích và chấp nhận thử thách [19, tr.124].
Chuẩn mực tác phong, thói quen, lối sống thanh lịch thuộc phạm trù tâm hồn,
phong cách hiện đại. Phụ nữ ngày nay phấn đấu trở thành người năng động, linh hoạt, sắc
sảo nhưng vẫn đảm bảo yếu tố duyên dáng, lịch lãm, tế nhị và luôn tôn trọng mọi người.
Chuẩn mực này hướng tới sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại cho người
phụ nữ Việt Nam hôm nay.
Một trong những chuẩn mực không thể thiếu đối với người phụ nữ ở bất kỳ giai
đoạn lịch sử nào đó là: ý thức xây dựng gia đình tiên tiến, hạnh phúc. Để thực hiện
được điều này người phụ nữ cần tự hoàn thiện rất nhiều đức tính quý như chung thuỷ,
thật thà, nhường nhịn, tôn trọng cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, quan tâm đáp ứng
những nhu cầu chính đáng của nhau …
Chuẩn mực trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: Nâng cao ý
thức nuôi dưỡng tình cảm giữa mọi người, cùng nhau bàn bạc, quyết định việc lớn, biết
sử dụng kinh tế có hiệu quả để nâng cao chất lượng sống cho gia đình, biết sắp đặt không
gian gia đình sạch sẽ, gọn gàng, thẩm mỹ… Cá nhân được quan tâm, cộng đồng gia đình
được coi trọng. Từ không khí bình đẳng, thấu hiểu, cảm thông với nhau dẫn đến sự phân
công, sắp xếp công việc trong nhà được hợp lý, khoa học. Mọi người cùng có trách
nhiệm san sẻ mọi công việc gia đình. Mọi người cùng tham gia đóng góp kinh tế gia đình
và cùng nhau hưởng thụ thành quả lao động một cách có ý thức, có văn hóa.
Chuẩn mực gắn với mối quan hệ giữa gia đình và cộng đồng: Người phụ nữ
được đánh giá là có nếp sống văn hoá khi họ chủ động đoàn kết, hoà thuận với cộng
đồng, cụ thể là với hàng xóm, làng xã, phố phường. Tích cực tham gia những hoạt động
của địa phương.Tham gia phòng chống những hiện tượng tiêu cực trong xã hội để bảo vệ
hạnh phúc gia đình và mọi người.
Để thực hiện được tất cả những chuẩn mực cơ bản nêu trên phải có một chuẩn
mực, điều kiện đối với phụ nữ là: rèn luyện để có một thể lực tốt. Đây là chuẩn mực
thường ít được quan tâm đúng mức, ngoại trừ một số phụ nữ ở nội thành có điều kiện
thường xuyên luyện tập thể hình, chơi thể thao... còn phần đông phụ nữ, nhất là công
nhân, nông dân chưa có những điều kiện cần thiết để phát triển thể lực, thậm chí còn phải
chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi từ nghề nghiệp, từ cuộc sống hàng ngày đến thể lực. Bước
vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, người phụ nữ không những phải có thể lực tốt,
thể hình đẹp vì lý do thẩm mỹ, vì hạnh phúc gia đình mà còn vì đó là nguồn nhân lực
đảm bảo trực tiếp cho vấn đề: năng suất, chất lượng, hiệu quả. Kết quả khảo sát cho thấy,
61,5% phụ nữ được phỏng vấn, cho rằng vấn đề sức khỏe đang là một trong những mục
tiêu quan trọng phải phấn đấu. Ngoài ra, ý kiến yêu cầu người phụ nữ hiện đại phải biết ít
nhất một môn thể thao (42,8%), yêu cầu phải có thời gian thư giãn, phục hồi sức khỏe
phát triển thể lực, hàng ngày, hàng tuần (55%) [18, tr.126].
Lao động trong thời đại công nghiệp luôn căng thẳng, tập trung cao độ, hơn nữa
người phụ nữ phải thực hiện cùng lúc 2 chức năng gia đình và xã hội … đòi hỏi họ phải
có một sức lực bền bỉ. Có sức khoẻ mới làm được kinh tế, có kinh tế mới xác định được
vị trí, vai trò trong xã hội. Người phụ nữ phải khoẻ thì mới đẹp, đẹp về hình thức, về trí
tuệ, tâm hồn, một tâm hồn lớn phải được nuôi dưỡng trong một cơ thể khoẻ mạnh thì mới
đơm hoa kết trái được.
Từ xưa đến nay, lịch sử dân tộc đã trải qua nhiều bước thăng trầm nhưng có một
điều mà cả gia đình và xã hội đều cho là đương nhiên: đó là sự chấp nhận hy sinh quên
mình của phụ nữ với con, với chồng, với gia đình, với Tổ quốc… Ngày nay, cùng với sự
phát triển kinh tế, chính trị xã hội, Đảng và Nhà nước Việt nam XHCN đặc biệt quan tâm
đến vấn đề này và xác định rõ: Chăm sóc sự tiến bộ của phụ nữ phải được coi là quốc
sách, là trách nhiệm của toàn xã hội, của mọi gia đình, mọi người. Tuy nhiên bản thân
phụ nữ phải cố gắng hết mình vì sự nghiệp giải phóng mình, vì sự phát triển của bản
thân, của xã hội là điều không thể thiếu. Để xây dựng thành công những chuẩn mực cao
đẹp (nêu trên) đối với phụ nữ hiện đại, chúng ta cần một số giải pháp cụ thể:
3.2. ảnh hưởng của “Tam tòng”, “Tứ đức” đối với người phụ nữ Việt Nam
ngày nay. Một số giải pháp cơ bản
* Phát huy bình đẳng giới.
Thay đổi cục diện bình đẳng nam nữ trong gia đình sẽ góp phần không nhỏ cho
sự bình đẳng chung, góp phần làm thay đổi sản xuất kinh tế gia đình, từ đó sẽ tạo ra sự
chuyển biến tích cực chung cho toàn xã hội. Như vậy, vấn đề bình đẳng giới không chỉ
cần thiết cho phụ nữ hiện đại mà là một vấn đề mang ý nghĩa chiến lược của Việt Nam.
Ngày nay, phụ nữ trong gia đình, nhất là ở nông thôn, vùng sâu miền núi, hải
đảo... vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi từ sự bất bình đẳng. Trong tư duy, nếp nghĩ, thói quen
của nhiều người đàn ông quan niệm bất bình đẳng vẫn tồn tại và được truyền nối một
cách có ý thức hoặc vô thức. Đấu tranh để xoá bỏ tư tưởng này là một cuộc đấu tranh lâu
dài, cần lực lượng đông đảo của toàn xã hội trong đó đóng vai trò đặc biệt là đàn ông.
Trước hết, phái nam phải thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá về phụ nữ và có những hành
động tôn trọng họ. Về phía bản thân người phụ nữ: Bằng sự nỗ lực của bản thân, luôn
khẳng định được vị ví, vai trò của mình; có ý thức cao về việc tự chăm sóc, tự vươn lên
những chuẩn mực của thời đại mới, hoàn thành tốt, chức năng gia đình, xã hội; gìn giữ,
phát huy nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc.
Về phía xã hội: Nhà nước, các hoạt động của đoàn thể đã đưa bình đẳng giới vào
các chương trình hoạt động trợ giúp phụ nữ tạo nên dư luận xã hội. Phụ nữ được bình
đẳng trong học tập nâng cao trình độ; bình đẳng trong lao động; trong nghỉ ngơi, phục hồi
sức khoẻ và tâm hồn; bình đẳng trong mọi quyết sách của Nhà nước. Có như vậy, trí lực,
sức lực của người phụ nữ mới có điều kiện phát triển để cống hiến cao nhất cho gia đình
và xã hội. Cần phải nhắc lại chức năng của phụ nữ và không ai thay thế được họ là sinh ra
thế hệ nối tiếp, là người tạo nền tảng tâm hồn, tư duy, nhân cách cho trẻ, là người thầy
đầu tiên và suốt cả cuộc đời của con người. Đứa trẻ ngay những ngày đầu tiên trong phôi
thai đã tiếp nhận được dấu ấn ban đầu của người mẹ cho sự phát triển bộ não và sự rung
động của trái tim. Cái ban đầu ấy vô cùng quan trọng. Vậy sự bình đẳng giới với phụ nữ
để họ được phát triển cao chẳng phải là "đầu tư cho tương lai", "đầu tư cơ bản", "đầu tư
chiều sâu" đó sao?
Thực trạng trong xã hội Việt Nam còn nhiều hiện tượng bất bình đẳng. Điều đó
không chỉ có trong gia đình mà còn ngoài xã hội, ở các tổ chức, đoàn thể, ở các chế độ
chính sách… Ví như: cho đến nay, việc đi chợ, nấu cơm, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa…
chiếm phần lớn thời gian, sức lực của phụ nữ nhưng chưa được xếp vào danh mục lao
động. Vì vậy, lao động trong gia đình chưa được tính công mặc dù họ rất vất vả. Dẫn đến
kết quả là: số giờ lao động cho gia đình + xã hội của vợ lớn hơn chồng nhiều nhưng định
giá mức thu nhập lại rất thấp. Tất nhiên, trong giai đoạn hiện nay chúng ta không đòi hỏi
gia đình phải trả lương cho phụ nữ về lao động gia đình; nhưng điều chúng ta cần ở đây
là mọi người phải cùng có ý thức chia sẽ, đỡ đần, giúp đỡ và phải trân trọng giá trị vô
hình ấy của phụ nữ hiện đại. Về phía Nhà nước phải có kế hoạch đưa chương trình bù
đắp cho phụ nữ bởi lao động gia đình là loại lao động tái sản xuất sức lao động của con
người. Nếu không hình thức lao động này, người lao động sẽ kiệt quệ dần cả về tinh thần
lẫn thể chất. Xã hội vì thế cũng không thể phát triển.
Trong điều tra "Tranh chấp hôn nhân gia đình và thủ tục giải quyết vấn đề
này ở Việt Nam" của Phạm Thanh Vân (Viện Gia đình và giới - Viện Khoa học Xã
hội Việt Nam), tháng 9-2005 cho rằng: Điều nổi bật nhất liên quan đến vấn đề giới
qua điều tra này là "đa số phụ nữ đứng đơn trong các vụ tranh chấp hôn nhân và gia
đình" (chiếm 90%). Điều đó cho thấy việc họ bị ngược đãi, dồn ép trong gia đình tới
mức không còn sự lựa chọn nào khác. Theo số liệu của Tòa án nhân dân thành phố Hà
Nội, trong 23.788 vụ ly hôn thì có tới 30% vụ là do người phụ nữ bị đánh đập ngược
đãi không chịu nổi phải đứng đơn xin ly hôn [19, tr.127]. Hơn nữa, nó còn cho thấy
địa vị của người phụ nữ trong gia đình đã được cải thiện, đặc biệt về kinh tế nên họ đã
nhìn nhận bảo vệ hạnh phúc của mình một cách tự tin và chủ động hơn, không cam
chịu. Bên cạnh đó lại có một thực tế: khi có sự kiện tụng về vấn đề hôn nhân và gia
đình thì cần phải Tòa án nhân dân can thiệp. Nhưng hiện nay cả nước đã có gần 200
nghìn tổ hòa giải cơ sở và những người có uy tín ở cộng đồng tham gia giải quyết
bằng phong tục, luật tục. Điều này có ảnh hưởng sâu sắc đến bình đẳng giới vì khi xảy
ra bạo lực giữa vợ và chồng, sự giải quyết của tổ hòa giải một cách kịp thời sẽ ngăn
chặn được bạo lực, tránh hậu quả nặng nề cho phụ nữ; nhà của tổ viên tổ hòa giải đôi
khi trở thành nơi chị em là nạn nhân của bạo lực đến lánh nạn. Tuy nhiên, không phải
lúc nào tổ hòa giải ở cơ sở cũng mang lại lợi ích cho người phụ nữ mà phần nhiều là
động viên họ phải kiềm chế, nhẫn nại, chịu đựng, phải hy sinh bản thân... Có tình
trạng này vì những người làm công tác hòa giải ở địa phương hầu như chưa được đào
tạo nâng cao nhận thức về giới, khi giải quyết tranh chấp không trên cơ chế chính thức
mà bằng những quan niệm, những phong tục, tập quán mang tính chất lạc hậu, phân
biệt đối xử nam - nữ; trái với luật hôn nhân và gia đình. Nếu chỉ dựa trên luật tục mà
xét xử các vụ kiện tụng trong hôn nhân thì đối với xã hội nói chung và
các dân tộc thiểu số nói riêng, người phụ nữ phải gánh chịu nhiều bất công nhất.
Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp đem áp dụng máy móc sự bình đẳng, hậu
quả dẫn đến sự đổ vỡ: có người vợ ngoại tình, có người phụ nữ kiêu căng, khinh thường
bạn đời.
Nhà kia lỗi phép con khinh bố
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng
(Tú Xương)
Đặc biệt là ở những gia đình mới nổi, gia đình hãnh tiến đã quá thần bí sức mạnh
vật chất. Vợ chồng, cha con, anh em lấy đồng tiền ra làm thước đo giá trị khi xử sự với
nhau; xuống cấp về đạo đức, đánh mất chính mình và những tình cảm thiêng liêng, phá
hoại nền tảng gia đình. Trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, có một chương về
quan hệ giữa các thành viên trong gia đình (chương V). Điều này chứng tỏ Nhà nước ta
cũng rất quan tâm đến vấn đề này, vì trong thực tế cuộc sống hiện đại đã có nhiều hiện
tượng tiêu cực phát sinh cần phải được điều chỉnh bằng luật pháp.
Vì vậy, bình đẳng giới theo xu hướng phát triển của thời đại nhưng cũng luôn
phải đảm bảo yếu tố truyền thống, và yếu tố văn hoá truyền thống có nhiều nét đẹp nhất
là “Tứ đức” xưa.
* Đổi mới chính sách xã hội đối với phụ nữ và gia đình
Đặc biệt quan tâm đến chính sách xã hội đối với phụ nữ và gia đình trong
thời điểm này là một bước đi đúng hướng; bởi việc hỗ trợ cho phụ nữ phát triển đã
không còn chỉ là việc để cho giới nữ hoặc của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam mà
là việc của Đảng và Nhà nước.
Việc hỗ trợ phụ nữ phát triển phải được thực hiện trên mọi lĩnh vực hoạt động
của xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hoá, trong đó kinh tế đóng vai trò quyết định gắn
liền với vấn đề kinh tế là giải quyết việc làm cho phụ nữ.
Con người hôm nay phải chạy đua trong nền kinh tế thị trường, luôn phải đối
mặt với đồng tiền, rất cần có nền móng nhân bản vững chắc. Sự nhạy cảm của tâm hồn,
sự sắc sảo của tư duy, sự trong sáng của đạo đức và phong cách, đó là những giá trị chỉ
con người mới cần có và bắt buộc phải có. Những giá trị đó con người được thừa hưởng
trước tiên từ nguồn gốc của gia đình mình và trong gia đình, người mẹ là người truyền
thụ đầu tiên, tạo ảnh hưởng sâu lắng nhất đối với thế hệ tương lai. Vì thế đổi mới chính
sách xã hội đối với gia đình và phụ nữ, thực chất là nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo
định hướng. Chính sách Nhà nước trước hết quan tâm đến số đông là lao động nữ; chính
sách quan tâm số ít lao động trí óc và lao động tài năng; chính sách quan tâm đến những
người lao động nghệ thuật là nữ…
Ví dụ đối với phụ nữ trí thức, phụ nữ lao động tài năng, chính sách cần lưu tâm
đến độ tuổi lao động, sự xuất hiện độ chín tài năng của họ không đồng đều. Phụ nữ khi ở
độ tuổi không còn bận con nhỏ - đây là độ tuổi có một tốc độ phát triển kỳ diệu.
Tuy nhiên, độ tuổi và tài năng của người phụ nữ ở mỗi ngành nghề có những nét
đặc thù. Trong lao động nghệ thuật, có những loại hình nghệ thuật tuổi nghề không vượt quá
35 - 40 tuổi khi cơ thể và vẻ đẹp đã bước vào giai đoạn lão hoá. Nhưng về trí tuệ của họ thì
lại bước vào độ chín. Hoặc ở những ngành nghiên cứu, nữ trí thức đầu ngành phải có chính
sách phù hợp về độ tuổi lao động, nếu không xã hội sẽ đánh rơi nhiều vốn quý mà phải trải
qua hơn 55 năm trở nên mới tạo dựng được. Trí tuệ là sản phẩm rất đặc thù, mang dấu ấn cá
nhân, không ai có thể thay thế ai được.
Có một thực tế về hàng loạt những chính sách phụ nữ đã được thi hành như:
"Giảm biên chế", "nghỉ 41", "về một cục", "mất sức lao động"… tại các cơ quan, xí
nghiệp, công ty đã đẩy hàng loạt phụ nữ ra khỏi guồng máy sản xuất với lý do: năng suất
lao động thấp hiệu quả làm việc kém hoặc khi duyệt đơn xin việc làm, tâm lý của người
có thẩm quyền không muốn nhận lao động nữ vì một số lý do cơ bản: sức khoẻ yếu,
không năng động, hay vi phạm thời gian lao động, mất thời gian cho việc mang thai, đẻ,
nuôi con nhỏ… Chính vì sự tự nguyện gánh vác phần lớn việc gia đình cho phái nam nên
họ thường không có nhiều thời gian cho bản thân để tái tạo sức khoẻ, sắc đẹp, học vấn…
Số phụ nữ phấn đấu cho học tập ở đâu cũng thấp hơn đàn ông, hưởng thụ văn hoá nghệ
thuật đàn ông cũng luôn chiếm phần lớn; ở vùng dân tộc thiểu số thì điều này lại càng
trầm trọng. Ví như ở dân tộc Hà Nhì: Trong khi đàn bà phải bổ củi, đàn ông uống rượu,
vui chơi, người phụ nữ nào bổ được nhiều củi, chất xung quanh nhà cao bao nhiêu thì
được nhiều người con trai đến hỏi bấy nhiêu vì họ lấy đó là thước đo sự đảm đang, khoẻ
mạnh của phụ nữ. Khi hoạch định chính sách chúng ta cần xem xét kỹ thực tế này.
Nhưng có lẽ, trước hết là trong các cơ quan Nhà nước, ở những cương vị có thẩm quyền,
cần phải có nhiều phụ nữ tham gia. Bởi chính họ là những người hiểu nhất, nhạy cảm
nhất với những hiện tượng bất bình đẳng giới. Vì vậy, trước khi đề xuất những chính sách
cụ thể trên nhiều lĩnh vực trong xã hội đối với phụ nữ, phải có ngay chính sách sử dụng
cán bộ nữ đầu ngành, xác định vai trò của họ một cách công bằng, đặt vào những cơ quan
quyền lực ngang với nam giới. Đây không phải là xã hội "ưu tiên" hay "cho" phụ nữ mà
xã hội đang rất cần họ.
* Đấu tranh nhằm xoá bỏ những quan niệm, phong tục, tập quán, lạc hậu.
Tâm lý con trai
Bảng 3.1: Nguyện vọng phải có con trai - theo trình độ học vấn
Đơn vị tính: %
Học vấn
Nguyện vọng
Mù chữ Cấp I Cấp II Cấp III Đại học
Nhất thiết phải có 61,5 61,0 51,5 37,2 33,3
Không nhất thiết phải có 38,5 39 48,5 62,8 66,7
Nguồn: Kết quả của dự án điều tra cơ bản về gia đình Việt Nam và vai trò của
người phụ nữ trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (của Đỗ Thị Bình -
Lê Ngọc Văn - Nguyễn Linh Khiếu).
Qua bảng điều tra cho thấy tâm lý mong muốn có con trai hơn con gái còn phổ
biến ở Việt Nam. Việc chưa có con trai vẫn là gánh nặng tâm lý đối với các cặp vợ
chồng. Vai trò của người con trai vẫn được đánh giá cao, chủ yếu, trong việc thờ cúng tổ
tiên, nối dõi tông đường, chăm sóc phụng dưỡng mẹ già. Đối với các gia đình trẻ hiện
nay, quan niệm phải có con trai không quá nặng nề. Nhưng đối với thế hệ từ 50 đến 60
tuổi trở lên vẫn coi việc có con trai là hệ trọng.
Con gái là con người ta
Con dâu mới thực mẹ cha đem về.
(ca dao)
Tâm lý ngại sinh con ở một số phụ nữ.
Tỷ lệ sinh ở Việt Nam đang ngày càng được hạ thấp do chiến lược phát triển
kinh tế của quốc gia, của các tỉnh, của thành phố và do sự tự ý thức xuất phát từ phía gia
đình. Quan niệm "trời sinh voi, trời sinh cỏ", "nhiều con, nhiều của", "con đàn cháu
đống" đã trở thành lạc hậu dẫn đến một xu hướng khác: Ngại sinh con, ngại trực tiếp nuôi
dưỡng, chăm sóc con bằng dòng sữa của mình, hoặc không muốn có gia đình… là hiện
tượng đã và đang xuất hiệu ở nhiều thành phố lớn. Từ đó nảy sinh ra những hiện tượng
đẻ thuê, nuôi thuê, mua bán trẻ sơ sinh. Hiện tượng bán con đã diễn ra khá nhiều ở Thành
phố Hồ Chí Minh, Chính phủ phải yêu cầu UBND thành phố kiểm tra, ngăn chặn kịp thời
vấn nạn này (Văn bản số 4076/VPCP - TTBC ngày 5/9/2001). Phóng sự trên báo Lao
động số 86/2001 ngày 25/4/2001 đã đánh giá việc đẻ thuê của phụ nữ là một nghề.
Những người phụ nữ này đã mặc nhiên biến mình thành "cỗ máy đẻ" để lấy khoản tiền
lớn sau mỗi lần vượt cạn… Tình trạng này nếu để lan rộng sẽ làm thoái hoá đạo đức, mất
tính nhân văn, nhân bản của xã hội. Thực tế nhức nhối này đã ảnh hưởng rất lớn đến thiên
chức của người mẹ, người vợ trong gia đình, huỷ hoại nét đẹp truyền thống trong “Tứ
đức” xưa. Có những gia đình đã được thiết lập, họ có khả năng sinh con nhưng lại chủ
động lối sống không có con. Họ muốn có cuộc sống "không vướng bận", tập trung thời
gian và vật chất cho sự thành công của công việc hoặc thỏa mãn nhu cầu "tự do" của
mình.
Sự biến động về loại hình gia đình trong thời kỳ hiện đại
Cùng với sự biến động về kinh tế, chính trị, xã hội là sự biến động về loại hình gia
đình. Bên cạnh những loại hình trong xã hội truyền thống như: gia đình hạt nhân, gia đình
mở rộng, gia đình khiếm khuyết, hiện nay xuất hiện nhiều loại hình mới: gia đình không con;
gia đình độc thân; gia đình kết bạn; đặc biệt là gia đình thể nghiệm. Gia đình thể nghiệm là
gia đình của những người yêu nhau, hợp nhau, sống chung với nhau trước khi kết hôn hoặc
không kết hôn. Đây là loại "mốt" ở phương Tây nhằm khắc phục tình trạng ly hôn của những
người yêu vội, cưới vội chưa có sự hiểu biết kỹ về nhau. Song nó cũng bị lợi dụng để thỏa
mãn nhu cầu tình dục "tự do" của một số lớp trẻ hiện nay ở Việt Nam.
Từ thực trạng đó, bản thân phụ nữ phải đi đầu trong phong trào xoá bỏ những
quan niệm cũ. Mặt khác, họ phải biết vượt lên những cám dỗ vật chất đời thường gìn giữ
phẩm hạnh tốt đẹp. Về phía xã hội, mọi người cùng tạo điều kiện, cùng đồng lòng nhất trí,
quyết tâm... đẩy lùi những quan niệm trên, tất yếu những quan niệm đó sẽ không thể tồn tại.
Phát huy những mặt tích cực của người phụ nữ truyền thống
Người phụ nữ ngày nay "đến hiện đại từ truyền thống" thì bên cạnh việc loại bỏ những
yếu tố bảo thủ, lạc hậu, không hợp thời, cần phải chọn lựa một hệ giá trị văn hóa mới trên cơ sở kế
thừa giá trị truyền thống của dân tộc.
ở xã hội truyền thống, sự thiêng liêng của gia đình luôn gắn với mối quan hệ chặt
chẽ, trật tự giữa các thành viên. Trong xã hội hiện đại, khi hiện tượng dễ dàng xây dựng gia
đình, dễ dàng giải thể gia đình, dễ dàng chối bỏ gia đình; không gắn gia đình với hôn nhân,
không gắn tình dục với tình yêu... ngày càng tăng thì điều đó lại càng quan trọng. Người phụ
nữ đóng vai trò lớn trong việc giải quyết các mối quan hệ gia đình, thái độ điều hòa của mọi
người trong nhà. Cha, mẹ, con thuận hòa, tôn trọng, hiểu biết, quan tâm, có trách nhiệm với
nhau. Vợ lấy sự thành công của chồng làm hạnh phúc của mình và ngược lại. Xã hội hiện đại
đang biến đổi, cái cũ, cái mới đan xen, hơn lúc nào hết người phụ nữ phải phấn đấu cho mình
một đạo đức trong sáng, một lối sống lành mạnh, một tâm hồn nhạy cảm, nhân hậu. Có như
vậy họ mới trở thành tấm gương sáng cho con trong cuộc sống đầy gian khó và thử thách.
Hiện nay, các loại hình gia đình "gia đình ghép" (các cặp vợ chồng tái hôn), "gia đình mở
rộng" (gia đình có ba đến bốn thế hệ cùng sinh sống) vẫn tồn tại, trong những gia đình này
tiềm ẩn nhiều nguy cơ tan vỡ. Người phụ nữ trong hoàn cảnh đó họ phải luôn có một tấm
lòng bao dung, độ lượng, tính nhẫn nại, nhường nhịn thì mới giải quyết được các mối quan
hệ và sự thiếu hụt tình cảm của các thành viên. Bên cạnh đó, giá trị văn hóa truyền thống
"chung thủy", "trinh tiết" vẫn là một giá trị được người hiện đại lựa chọn. Tuy nhiên, quan
niệm hiện nay không lấy yếu tố đó làm thước đo phẩm giá hay giá trị hàng đầu đánh giá về
người phụ nữ nhưng vẫn xem nó là một yếu tố quan trọng để gìn giữ hạnh phúc vợ chồng,
duy trì mái ấm gia đình. Người phụ nữ ngày nay dù thành đạt, dù ở cương vị nào ngoài xã
hội thì với vai trò người vợ, người mẹ họ vẫn phải phấn đấu, chăm lo, thu vén chu đáo cho
cuộc sống gia đình, từ việc tề gia nội trợ, nữ công gia chánh đến việc đối nhân xử thế với cha
mẹ, họ hàng, gia tộc, làng xóm. Về hình thức, dù họ có xinh đẹp đến đâu thì phái nam vẫn
cần ở họ nét đẹp dịu dàng, kín đáo, thùy mị; cần lời ăn tiếng nói nhẹ nhàng, thanh lịch, văn
hóa... Những tiêu chuẩn này thể hiện sự nữ tính rất cao. Những giá trị của người phụ nữ
truyền thống đã được tích luỹ qua nhiều thế hệ, nó là tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt. Phát
huy những mặt tích cực của người phụ nữ truyền thống, phát huy những cái hay, những nét
đẹp của "Tam tòng", "Tứ đức" một cách phù hợp, sáng tạo sẽ giúp người phụ nữ Việt Nam
hiện đại đi đến thành công ngoài xã hội, củng cố được sự bền vững của gia đình, đem lại
hạnh phúc cho mình, cho mọi người.
kết luận
Đạo Nho là một đạo chủ yếu bàn về chính trị, luân lý, đạo đức. Nho học vào
Việt Nam và đã đi hết một chặng đường dài lịch sử dân tộc ta. Trên chặng đường ấy,
có lúc nó giữ vai trò thúc đẩy, có lúc nó kìm hãm sự phát triển kinh tế, văn hoá,
chính trị của con người Việt Nam. Nhưng dù thúc đẩy hay kìm hãm, nó đều góp
phần làm nên truyền thống tư tưởng, văn hoá dân tộc; góp phần vào bước tiến của xã
hội, con người Việt Nam; xây dựng nước Việt Nam ngàn năm văn hiến, trong đó,
ảnh hưởng lớn nhất đến người phụ nữ Việt Nam chính là học thuyết “Tam tòng”,
“Tứ đức”.
Giai cấp phong kiến Việt Nam đã tiếp thu, vận dụng phạm trù “Tam tòng” làm
công cụ để giáo hoá về tâm lý, đạo đức nhằm xây dựng mẫu người phụ nữ tiêu biểu cho
xã hội cũ. “Tam tòng”, “Tứ đức” là một trong những chuẩn mực cơ bản nhất đối với
người phụ nữ xưa, nó là thước đo giá trị, tài năng, đức hạnh của người đàn bà. Và quan
trọng hơn cả là sự ăn sâu bén rễ của nó vào tư tưởng, tâm hồn, nhân cách, lối sống, thói
quen của mọi người trong xã hội, là điều bản thân họ đặt vào tâm vào lòng để tự răn dạy
và hoàn thiện. Yêu thương hết mực, hy sinh hết mình, tần tảo một nắng hai sương, cam
chịu, nhẫn nại… là những đức tính mãi dệt nên cuộc đời người phụ nữ Việt Nam ở xã hội
phong kiến; dệt nên chân dung đậm nét của họ trong giai đoạn dài của lịch sử dân tộc.
Tìm hiểu đạo xưa của cha ông là chuyện cần thiết để học và phát huy những cái
hay, cái đẹp của đường lối giáo dục xưa; cách duy trì đạo lý của dân tộc. Thực tế lịch sử
đã chứng minh, đất nước có nền Nho học thì phép tắc, trật tự được củng cố; người phụ nữ
có đạo nho thì thuỳ mị, nết na, đức hạnh; người với người có lòng nhân ái… Tuy nhiên,
mặt trái của thuyết “Tam tòng”, “Tứ đức”, của Nho giáo đã gieo cho con người đầu óc
địa vị, tư tưởng gia trưởng, đẳng cấp vua/tôi, cha/con, vợ/chồng. Quyền lực của vua là
tuyệt đối trong quốc gia, quyền lực của cha là tuyệt đối trong gia đình. Người phụ nữ bị
phụ thuộc vào người đàn ông. Họ bị cột chặt vào lĩnh vực gia đình mà không có điều kiện
phát huy tài năng, thực hiện khao khát chính đáng, rất người của mình. Hồ Xuân Hương -
nữ thi sĩ anh tài, sắc sảo đã từng phải thốt lên:
Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu.
Lịch sử sang trang. Người phụ nữ hiện đại ở thế kỷ XXI đã có quyền bình đẳng
thực sự, có điều kiện xã hội - gia đình để phát huy tài năng của mình. Nhưng cũng là thời
điểm khắc nghiệt của kinh tế thị trường, "vàng thau lẫn lộn", đạo đức phẩm hạnh của
người phụ nữ đang bị thử thách gay gắt. Đây thực sự là cuộc đấu tranh phức tạp giữa
những điều tốt đẹp và những cái xấu xa. Có rất nhiều người phụ nữ thành đạt trên các
bình diện của cuộc sống, song cũng không ít phụ nữ sa vào các tệ nạn xã hội, huỷ hoại
nhân cách, bán rẻ lương tâm, cuộc sống của mình. Thực tiễn cuộc sống mới, quy luật mới
đòi hỏi người phụ nữ, người vợ, người mẹ ngày nay phải có những nhận thức, hành động
mới cho phù hợp. Tổ chức cuộc sống gia đình có văn hoá về mọi mặt: vật chất, tinh
thần… là điều không đơn giản. Điều này đòi hỏi họ phải có những đức tính quý báu
mang tính truyền thống và trình độ, kiến thức, điều kiện, chuẩn mực hiện đại. Hơn cả là
sự nỗ lực hết mình, tự chiến thắng bản thân vì những điều tốt đẹp cho xã hội, vì hạnh
phúc của gia đình. Vậy phụ nữ Việt Nam vận dụng phát huy mặt tích cực của “Tam
tòng”, "Tứ đức” như thế nào để xây dựng chuẩn mực hiện đại.
Một người con gái hiện đại đức hạnh trước hết, phải là người hiếu thảo, kính
trọng, chăm sóc cha mẹ, nghe theo lời răn dạy của mẹ cha nhưng vẫn giữ được chính kiến
đúng đắn của mình.
Một người vợ tốt ngày nay phải là người giỏi việc nước, đảm việc nhà, cùng
chồng dựng xây gia đình văn minh hạnh phúc. Sự nghiệp là chân dung của người đàn
ông. Vì vậy, người phụ nữ vừa là người vợ, vừa là người bạn thuỷ chung, đồng hành
cùng chồng trên mọi lĩnh vực. Người vợ phải luôn biết "Hâm nóng dạ dày và sưởi ấm trái
tim người đàn ông"; "Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo" với người con…
Tóm lại, người phụ nữ Việt Nam ngày nay vận dụng một cách sáng tạo những
yếu tố tích cực của “Tam tòng”, “Tứ đức” sẽ góp phần giúp họ vươn tới vẻ đẹp hoàn
thiện, phù hợp với thời đại, xứng đáng với 8 chữ vàng Bác Hồ kính yêu đã tặng "Anh
hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang".
Với những đức tính truyền thống tốt đẹp, với những chức năng thiên bẩm, với
những chuẩn mực hiện đại, người phụ nữ có công rất lớn cho gia đình và xã hội ngày
nay. Trong bất kỳ chức năng nào của gia đình: kinh tế, tình cảm, lối sống… chúng ta đều
thấy vai trò của họ. Sẽ không có một gia đình bình đẳng, ấm no, kỷ cương, hạnh phúc,
tiến bộ theo đúng nghĩa của nó nếu không có công sức đóng góp của người phụ nữ. Trên
cơ sở đó, chúng ta thấy, người phụ nữ xứng đáng là trung tâm của gia đình, là nơi neo
đậu, gìn giữ hạnh phúc, truyền thống văn hoá của dân tộc, là niềm tin, là người bạn đồng
hành cho mọi thành viên của gia đình vượt qua sóng gió cuộc đời. Nói như nhà văn Mare
Twain "Dù đặt người phụ nữ vào vị thế nào đi nữa họ cũng vẫn làm đẹp cho xã hội, họ là
kho báu của cuộc đời".
Danh mục Tài liệu tham khảo
1. Đào Duy Anh (1994), Từ điển Hán Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Các tạp chí: "Tuổi trẻ", "Phụ nữ", "Thanh niên", "Văn hoá"...
3. Phan Bội Châu, Khổng Học Đăng, toàn tập.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần 4 Ban Chấp hành Trung ương
khóa VII.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
6. Quang Đạm (1994), Nho giáo xưa và nay, Nxb Văn học, Hà Nội.
7. Nguyễn Hùng Hậu (2001), Triết lý trong văn hoá phương Đông, Nxb Sư phạm.
8. Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục (1990), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Trần Đình Hựu (1994), Đến hiện đại từ truyền thống, Chương trình Khoa học công
nghệ cấp Nhà nước KX - 07, Hà Nội.
10. Trần Trọng Kim (1971), Nho Giáo - Quyển thượng - Quyển hạ, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
11. Vũ Khiêm (1991), Nho giáo xưa và nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
12. Hải Ngoại Lư (1959), Bàn về tư tưởng cổ đại Trung Quốc, Nxb Sự thật, Hà Nội.
13. "Lối sống mới trong thanh thiếu niên và vai trò của gia đình" (1990), Báo Nhân
dân, (13).
14. "Ly hôn - những hậu quả lâu dài đối với con cái" (1990), Báo Nhân dân, (16).
15. Đặng Thai Mai, Chuyên khảo về Nho giáo.
16. Hồ Chí Minh (1993), Về đạo đức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đỗ Duy Minh (1993), Nho học truyền thống hiện đại Trung Quốc Quảng Bá Điệu,
Nxb Bắc Kinh.
18. Lê Minh (2000), Gia đình và người phụ nữ , Nxb Lao động, Hà Nội.
19. Lê Thị Quý (2003), Người phụ nữ trong gia đình đô thị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
20. "Sáng tạo và những điều kiện chủ yếu để kích thích sự sáng tạo của con người Việt
Nam hiện nay" (2002), Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, (9), tr.53-54.
21. Vũ Minh Tâm (1996), Tư tưởng triết học về con người, Nxb Giáo dục.
22. Tạp chí Văn hoá nghệ thuật (1984), (4).
23. Tập thể tác giả (1995), Văn hoá và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Lê Sĩ Thắng (1994), Nho giáo tại Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
25. Nguyễn Tài Thư (1994), Nho học và Nho học ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
26. Nguyễn Tài Thư (1993), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
27. "Tứ đức với người phụ nữ ngày nay", Báo Đại học Quốc gia.
28. Tứ thư Ngũ kinh.
29. "Vài khía cạnh phương pháp luận của vấn đề giáo dục thẩm mỹ với sự hình thành
con người mới" (1990), Tạp chí Triết hcọ, (3).
30. Văn hoá dân tộc trong quá trình mở cửa ở nước ta hiện nay (1994), Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
31. "Về xây dựng môi trường văn hóa vì sự phát triển nhân cách và phẩm giá con người"
(2004), Thông tin Công tác tư tưởng lý luận, (4), tr.20.
32. Nguyễn Khắc Viện (1993), Bàn về đạo Nho, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
33. Trần Quốc Vượng (2001), Truyền thống phụ nữ Việt Nam, Nxb Văn hoá, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Học thuyết Tam tũng, Tứ đứcvà ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp.pdf