Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy

1. Có niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, cấm hút thuốc ở những nơi xảy ra cháy. 2. Trong hoạt động phải sử dụng xăng, dầu, khí đốt và các chất nguy hiểm về cháy và nổ khác phải thực hiện đầy đủcác biện pháp đảm bảo an toàn. 3. Nơi đun nấu, nơi được phép sửdụng lửa phải có quy định đảm bảo an toàn PCCC và giải pháp ngăn cháy lan. 4. Lắp đặt thiết bị bảo vệ(áp tô mát) cho hệthống điện của toàn bộ công trình, từng tầng, từng phòng và từng thiết bịcó công suất lớn. Có biện pháp đảm bảo an toàn PCCC khi sử dụng thiết bị điện, đặc biệt là thiết bị điện sinh nhiệt. 5. Xây tường, trần và khoang đệm ngăn cháy giữa các khu vực; cửa đi, cửa sổ ở tường ngăn cháy phải là cửa chống cháy. Không sử đụng các vật liệu dễ cháy để làm trần, mái, vách ngăn, cách âm Rèm, phông màn, thảm phải được ngâm tẩm chất chống cháy.

pdf145 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3148 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
; * Phạt tiền đến 200.000 đồng; + Trưởng Công an cấp xã có quyền: * Phạt cảnh cáo; * Phạt tiền đến 500.000 đồng; * Tịch thu tang vật được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500000 đồng; * Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra. + Trưởng Công an cấp huyện có quyền: * Phạt cảnh cáo; * Phạt tiền đến 10000000 đồng. * Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền. * Tịch thu tang vật được sử dụng để vi phạm hành chính; * Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép. + Trưởng phòng Cảnh sát PCCC, Trưởng phòng Cảnh sát thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi quản lý của mình, có quyền: * Phạt cảnh cáo; Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy pbchue@gmail.com * Phạt liền đến 10000000 đồng; * Tước quyền sử đụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền; * Tịch thu tang vật được sử dụng để vi phạm hành chính; * Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép. + Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền: * Phạt cảnh cáo; * Phạt tiền đến 20000000 đồng; * Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền; * Tịch thu tang vật được sử dụng để vi phạm hành chính; * Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép. + Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC, Cục trưởng thuộc Tổng cục Cảnh sát trong phạm vi quản lý của mình, có quyền: * Phạt cảnh cáo; * Phạt tiền đến đến mức tối đa đối trong lĩnh vực quản lý công tác. * Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền; * Tịch thu tang vật được sử dụng để vi phạm hành chính; * Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép. Ngoài lực lượng Công an có thẩm quyền xử phạt nêu trên, còn có một số cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính cũng có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC thuộc lĩnh vực quản lý của mình, đó là những người được Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy pbchue@gmail.com quy định tại các Điều 28, 29, 30, 36, 38, 39, 40 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Câu 114. Các tội phạm trong lĩnh vực PCCC được quy định trong Bộ luật hình sự? Trả lời: Bộ luật hình sự quy định một số tội phạm trong lĩnh vực PCCC: 1. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ (Điều 232- Bộ luật hình sự). “1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a, Có tổ chức; b, Vật phạm pháp có số lượng lớn; c, vận chuyển, mua bán qua biên giới; d, Gây hậu quả nghiêm trọng; đ, Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a, Vật phạm pháp có số lượng rất lớn; b, Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a, Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn; b, Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm". Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy pbchue@gmail.com 2. Tội vi phạm những quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 234- Bộ luật hình sự). “1. Người nào vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, sửa chữa, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm. 2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm. 4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm". 3. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc (Điều 238- Bộ luật hình sự). “1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyền, sử dụng, mua bán trái phép chất cháy, chất độc, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a, Có tổ chức; b, Vật phạm pháp có số lượng lớn; c, Vận chuyển, mua bán qua biên giới; d, Gây hậu quả nghiêm trọng; đ, Tái phạm nguy hiểm. Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy pbchue@gmail.com 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a, Vật phạm pháp có số lượng rất lớn; b, Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a, Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn; b, Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm". 4. Tội vi phạm các quy định về quản lý chất cháy, chất độc (Điều 239- Bộ luật hình sự). “1. Người nào vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển hoặc mua bán chất cháy, chất độc gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm. 2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. 5. Tội vi phạm các quy định đề phòng cháy, chữa cháy (Điều 240 Bộ luật hình sự). 1.Người nào vi phạm quy định về PCCC gây thiệt hại nghiêm trọng cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy pbchue@gmail.com 2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến tám năm. 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm. 4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm". Câu 115. Thẩm quyền điều tra của lực lượng Cảnh sát PCCC theo Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004? Trả lời: Ngày 20 tháng 8 năm 2004, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự số 23/2004/PL - UBTVQH. Ngày 2319/2004, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư số 12/2004/TT-BCA (V 19) hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 trong lực lượng Công an nhân dân. Theo đó, lực lượng cảnh sát PCCC là cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra: "Cục Cảnh sát PCCC, Phòng Cảnh sát PCCC trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm quy định tại các điều 232, 234, 238, 239 và 240 của Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khámxét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền. Đồng thời hạn 7 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án". Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy pbchue@gmail.com Câu 116. Trách nhiệm kỷ luật trong vi phạm quy định về PCCC? Trả lời: Trách nhiệm kỷ luật là một dạng trách nhiệm trong quản lý Nhà nước. Cơ sở của trách nhiệm kỷ luật là vi phạm kỷ luật. Vi phạm kỷ luật là những hành vi có lỗi, vi phạm các quy tắc và nghĩa vụ trong hoạt động công vụ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo Điều 63 Luật PCCC quy định áp dụng hình thức kỷ luật đối với: - Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong hoạt động PCCC để xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức do thiếu trách nhiệm trong tổ chức hoạt động PCCC ở đơn vị mà để xảy ra cháy; - Người đứng đầu đơn vị PCCC do thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ chữa cháy để gây ra hậu quả nghiêm trọng. Khi cán bộ, viên chức Nhà nước vi phạm các quy định của pháp luật PCCC, nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây (theo Điều 39 Pháp lệnh cán bộ công chức năm 2003): - Khiển trách; - Cảnh cáo; - Hạ bậc lương; - Hạ ngạch; - Cách chức; - Buộc thôi việc. Đối với cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnh sát PCCC khi có vi phạm do trách nhiệm quản lý của mình đối với công tác PCCC, nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì tuỳ Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy pbchue@gmail.com theo tính chất, mức độ phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau đây: - Khiển trách; - Cảnh cáo; - Giáng cấp, hạ bậc lương; - Cách chức, giáng chức; - Tước danh hiệu CAND, buộc thôi việc; Câu 117. Trách nhiệm dân sự trong vi phạm quy định về PCCC? Trả lời: Trách nhiệm dân sự là loại trách nhiệm pháp lý do Toà án áp dụng đối với mọi chủ thể khi họ vi phạm dân sự. Vi phạm dân sự, đó là những hành vi trái pháp luật, có lỗi xâm hại đến những quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân có liên quan đến tài sản, quan hệ phi tài sản v.v. . . Chủ thể vi phạm dân sự có thể là cá nhân và tổ chức. Đây là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo Điều 63 Luật PCCC quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại được áp dụng đối với: - Người nào có hành vi vi phạm các quy định của Luật PCCC; - Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong hoạt động PCCC để xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; Tại khoản 1, Điều 308 Bộ luật dân sự quy định: "Người có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với người có quyền". Trách nhiệm dân sự có một số đặc điểm đặc trưng sau: - Chỉ được áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật và chỉ áp dụng đối với người có hành vi vi phạm đó; Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy pbchue@gmail.com - Là một hình thức cưỡng chế của Nhà nước và do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng; - Luôn mang đến một hậu quả bất lợi cho người có hành vi vi phạm pháp luật. - Biểu hiện cụ thể của hành vi vi phạm pháp luật trong trách nhiệm dân sự là việc không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ của người có nghĩa vụ dân sự; - Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ bao giờ cũng liên quan trực tiếp (gắn liền) với tài sản; - Trách nhiệm dân sự được áp đụng đối với người vĩ phạm pháp luật nhưng cũng có thể được áp dụng đối với người khác (người đại diện cho người chưa thành niên); - Hậu quả bất lợi mà người vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu là việc bắt buộc phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hoặc phải bồi thường thiệt hại nhằm để thoả mãn quyền lợi chính đáng và khôi phục, khắc phục những hậu quả vật chất cho người bị vi phạm. Điều 609 Bộ luật dân sự quy định: "Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường". Một số trường hợp phải bồi thường thiệt hại: - Bồi thường thiệt hại do vượt quá yêu cần của tình thế cấp thiết (Điều 618- Bộ luật dân sự). Có nghĩa là người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải bồi thường cho người bị thiệt hại; trong trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây ra thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại; người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra, thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại. - Bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức Nhà nước gây ra (Điều 623- Bộ luật dân sự). Cụ thể là: Cơ quan Nhà nước phải bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức của mình gây Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy pbchue@gmail.com ra trong khi thi hành công vụ; Cơ quan Nhà nước có trách nhiệm yêu cầu công chức, viên chức phải hoàn trả khoản tiền mà mình đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật, nếu công chức, viên chức có lỗi trong khi thi hành công vụ. - Bồi thường thiệt hại do người làm công, học nghề gây ra (Điều 626- Bộ luật dân sự). Đó là trường hợp cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả khoản tiền mà mình đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật. - Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Điều 627- Bộ luật dân sự quy định cụ thể như sau: + Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo đúng quy định của pháp luật. + Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác. + Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp như thiệt hại xảy ra hoàn toàn đổ lỗi cố ý của người bị thiệt hại và thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy pbchue@gmail.com + Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật, thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại. Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. Phần 8. Tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân không bảo đảm an toàn về PCCC Câu 118. Tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới hộ gia đình và cá nhân khi không bảo đảm an toàn về PCCC trong trường họp nào? Trả lời: Các trường hợp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân khi không bảo đảm an toàn về PCCC được quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật PCCC; khoản 1, 2 Điều 20, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP như sau: - Các trường hợp bị tạm đình chỉ: + Khi có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ: Có nghĩa là trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ xuất hiện nguồn lửa, nguồn nhiệt hoặc khi đang có nguồn lửa, nguồn nhiệt mà xuất hiện môi trường nguy hiểm cháy, nổ; Đây là trường hợp do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan mà trong tình trạng hoạt động hiện tại có thể xảy ra cháy, nổ nếu không ngăn chặn kịp thời. + Khi có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định về PCCC: Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy pbchue@gmail.com Là những vi phạm nếu không được ngăn chặn kịp thời thì có thể dẫn đến nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc khi xảy ra cháy, nổ có thể gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. + Khi có vi phạm nghiêm trọng quy định về PCCC đã được cơ quan quản lý nhà nước về PCCC yêu cầu khắc phục mà không thực hiện. Vi phạm nghiêm trọng ở đây được hiểu là vi phạm có thể dẫn đến cháy, nổ gây hậu quả nghiêm trọng đã được cơ quan quản lý Nhà nước về PCCC có thẩm quyền yêu cầu khắc phục và đã bị xử phạt hành chính mà không khắc phục. - Việc tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP chỉ giới hạn trong phạm vi nhỏ nhất và theo nguyên tắc nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ xuất hiện ở phạm vi nào hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy ở phạm vi nào thì tạm đình chỉ hoạt động trong phạm vi đó. Khi hoạt động của bộ phận hoặc của toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân bị tác động ảnh hưởng mà xuất hiện nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ thì cũng bị tạm đình chỉ hoạt động. Câu 119. Thời hạn tạm đình chỉ và phục hồi hoạt động trở lại đối với cơ sở phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình là cá nhân khi không bảo đảm an toàn về PCCC? Trả lời: Theo khoản 3, 4 Điều 29 Luật PCCC; tại khoản 3, 4, 5 Điều 20, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP quy định thời hạn tạm đình chỉ và phục hồi hoạt động trở lại đối với cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân khi không bảo đảm an toàn về PCCC như sau: - Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động được xác định căn cứ vào điều kiện, khả năng loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ, khả năng khắc phục vi phạm về phòng cháy và chữa cháy nhưng Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy pbchue@gmail.com không vượt quá 30 ngày. Hết thời hạn tạm đình chỉ hoạt động mà nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ chưa được loại trừ hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy chưa được khắc phục thì được xem xét gia hạn tạm đình chỉ tiếp nhưng không quá 30 ngày. Trường hợp đặc biệt, khi hết thời gian gia hạn tạm đình chỉ hoạt động mà nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ chưa được loại trừ hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy vẫn chưa được khắc phục vì lý do khách quan thì người ra quyết định tạm đình chỉ báo cáo cấp trên có thẩm quyền xem xét quyết định gia hạn tiếp hoặc xử lý theo quy định của pháp luật. - Trong thời hạn tạm đình chỉ hoạt động, nếu nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ được loại trừ hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được khắc phục thì được phép phục hồi hoạt động. - Quyết định tạm đình chỉ hoạt động và quyết định phục hồi hoạt động được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng lời; trường hợp người có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ bằng lời thì trong thời gian ngắn nhất phải thể hiện quyết định đó bằng văn bản. Trường hợp người có thẩm quyền sau khi ra quyết định tạm đình chỉ bằng lời mà nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy được loại trừ hay khắc phục nhanh thì có thể ra quyết định phục hồi hoạt động bằng lời. Người đứng đầu cơ sở, cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình, người điều khiển hoặc chủ phương tiện giao thông cơ giới và cá nhân khi nhận được quyết định tạm đình chỉ phải chấp hành ngay và có trách nhiệm loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc khắc phục vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong thời gian ngắn nhất. Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy pbchue@gmail.com Câu 120: Thẩm quyền tạm đình chỉ, gia hạn tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới hộ gia đình và cá nhân khi không đảm bảo an toàn về PCCC? Trả lời: Theo khoản 4 Điều 29 Luật PCCC, thẩm quyền tạm đình chỉ, gia hạn tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân khi không đảm bảo an toàn về PCCC được quy định cụ thể tại khoản 6 Điều 20, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP như sau: - Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền được quyền quyết định tạm đình chỉ hoạt động của bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân trong phạm vi cả nước; trường hợp đặc biệt thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định; - Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp được quyền quyết định tạm đình chỉ hoạt động của bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình; - Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi thẩm quyền của mình được quyền quyết định tạm đình chỉ hoạt động đối với từng bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân. - Cảnh sát kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được quyền tạm đình chỉ hoạt động đối với từng bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân khi đang có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ và phải kịp thời báo cáo cấp trên trực tiếp có thẩm quyền; - Người có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động có quyền gia hạn tạm đình chỉ hoạt động và phục hồi hoạt động trở lại. Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy pbchue@gmail.com Câu 121. Thủ tục tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân không đảm bảo an toàn PCCC? Trả lời: Việc tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân không đảm bảo an toàn PCCC quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 35/2003/NĐ-CP được tiến hành theo trình tự quy định tại khoản 1 , mục 10, Thông tư số 04/2004/TT-BCA như sau: - Lập biên bản vi phạm theo mẫu P C 9 Phụ lục 1 Thông tư số 04/2004/TT-BCA; biên bản vi phạm qui định an toàn về phòng cháy và chữa cháy phải có chữ ký của người lập biên bản và của người vi phạm hoặc người đại diện cơ quan, tổ chức vi phạm (nếu người viphạm hoặc người đại diện cơ quan, tổ chức vi phạn không ký thì phải ghi rõ lý do vào biên bản) và chữ ký của người làm chứng (nếu có). Biên bản lập xong phải trao hoặc gửi cho cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức vi phạm, cơ quan, tổ chức có liên quan và người lập biên bản lưu giữ một bản; - Căn cứ biên bản vi phạm, người có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động theo mẫu P C 10 Phụ lục 1 Thông tư số 04/2004/TT-BCA; trường hợp xét thay nguy cơ cháy, nổ ở mức cao cần phải ngăn chặn kịp thời ngay thì người có thẩm quyền có thể ra quyết định tạm đình chỉ bằng lời và trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc phải thể hiện quyết định đó bằng văn bản trừ trường hợp nguy cơ cháy, nổ đó đã được khắc phục ngay; Quyết định tạm đình chỉ hoạt động được gửi cho đối tượng bị tạm đình chỉ hoạt động, cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người ra quyết định, cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp quản lý đối tượng bị tạm đình chỉ (nếu có) và lưu hồ sơ. Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy pbchue@gmail.com Câu 122: Gia hạn tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân không đảm bảo an toàn PCCC? Trả lời: Việc gia hạn tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân không đảm bảo an toàn PCCC được quy định tại khoản 3 Điều 20, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP và được cụ thể hoá tại khoản 2, mục 10, Thông tư số 04/2004/TT-BCA như sau: - Trước khi hết thời hạn tạm đình chỉ mà nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc các vi phạm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng về phòng cháy và chữa cháy vẫn chưa khắc phục được vì lý do khách quan và cần có thêm thời gian để khắc phục thì cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tạm đình chỉ hoạt động phải có đơn đề nghị gia hạn tạm đình chỉ hoạt động theo mẫu P C 11 Phụ lục 1 Thông tư số 04/2004/TT-BCA gửi cơ quan đã ra quyết định tạm đình chỉ để xem xét quyết định việc gia hạn; - Trong thời hạn không quá 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn, người có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, giải quyết việc gia hạn tạm đình chỉ hoạt động. Quyết định gia hạn tạm đình hoạt động được thể hiện bằng vãn bản theo mẫu P C 12, Phụ lục 1, Thông tư số 04/2004/TT-BCA và được gửi cho các đối tượng như quy định tại điểm c khoản 1, mục 10, Thông tư số 04/2004/TT-BCA. Câu 123. Thủ tục phục hồi hoạt động đối với cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân được quy định như thế nào? Trả lời: Phục hồi hoạt động đối với cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân được quy định tại khoản 4, 5 Điều 20 Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy pbchue@gmail.com Nghị định số 35/2003/NĐ-CP và được cụ thể hoá tại khoản 3, mục 10, Thông tư số 04/2004/TT-BCA như sau: - Cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ rừng và cá nhân bị tạm đình chỉ hoạt động khi đã loại trừ được nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc đã khắc phục được vi phạm về phòng cháy và chữa cháy thì có đơn đề nghị cho phục hồi hoạt động trở lại theo mẫu P C 13, Phụ lục 1, Thông tư số 04/2004/TT-BCA gửi tới cơ quan đã ra quyết định tạm đình chỉ để xem xét cho phục hồi hoạt động trở lại. Đối với các đối tượng bị tạm đình chỉ hoạt động trong trường hợp có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ do bị tác động, ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan, khi xét thấy nguy cơ đó không còn nữa thì làm văn bản thông báo cho người đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động biết để tiến hành kiểm tra, xem xét quyết định việc phục hồi hoạt động. Đối với trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động bằng lời mà ngay sau đó nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ đã được khắc phục và được người ra quyết định tạm đình chỉ xác nhận thì cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tạm đình chỉ không nhất thiết phải làm đơn hoặc công văn đề nghị cho phục hồi hoạt động; - Trong thời hạn không quá 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn hoặc văn bản thông báo đề nghị cho phục hồi hoạt động thì người đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động phải tổ chức kiểm tra, xem xét kết quả khắc phục và các điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy và lập biên bản kiểm tra theo mẫu P C 3, Phụ lục 1, thông tư số 04/2004/TT-BCA. Nếu nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ đã được loại trừ hoặc các vi phạm về phòng cháy và chữa cháy đã được khắc phục thì ra quyết định phục hồi hoạt động bằng văn bản theo mẫu P C 14, Phụ lục 1, Thông tư số 04/2004/TT-BCA. Riêng trường hợp quyết định tạm đình chỉ bằng lời mà nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ được khắc phục hoặc loại trừ ngay Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy pbchue@gmail.com sau đó thì việc quyết định phục hồi hoạt động được thực hiện bằng lời; - Quyết định phục hồi hoạt động phải được gửi cho các đối tượng qui định tại điểm c khoản 1, mục 10, Thông tư số 04/2004/TT-BCA, đó là đối tượng được phục hồi hoạt động; cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người ra quyết định; cơ quan, tổ chức cấp trên của đối tượng phục hồi và lưu hồ sơ. Câu 124. Khi nào thì hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân bị đình chỉ? Trả lời: Hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân bị đình chỉ được quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật PCCC và được cụ thể hoá tại Điều 21 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP, như sau: - Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và hoạt động của cá nhân bị tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP đã hết thời hạn tạm đình chỉ mà không khắc phục hoặc không thể khắc phục được và có nguy cơ cháy, nổ gây hậu quả nghiêm trọng thì bị đình chỉ hoạt động. Việc đình chỉ hoạt động có thể thực hiện đối với từng bộ phận hoặc toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và hoạt động của cá nhân. - Người có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b và c khoản 6 Điều 20, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP có quyền tạm đình chỉ hoạt động đối với đối tượng nào thì được quyền đình chỉ hoạt động đối với đối tượng đó. Đó là: Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được uỷ quyền, trường hợp đặc biệt thì Thủ tướng Chính phủ quyết định; Chủ tịch UBNĐ các cấp; Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC. Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy pbchue@gmail.com Câu 125. Thủ tục đình chỉ hoạt động đối với cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới hộ gia đình và cá nhân không đảm bảo an toàn về PCCC? Trả lời: Thủ tục đình chỉ hoạt động đối với cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân không đảm bảo an toàn về PCCC được quy định tại Điều 21, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP và được cụ thể hoá tại Mục 11, Thông tư số 04/2004/TT-BCA. Các trường hợp bị tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 35/2003/NĐ-CP đã hết thời hạn tạm đình chỉ hoạt động (bao gồm cả thời gian gia hạn nếu có) mà cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ rừng và cá nhân bị tạm đình chỉ hoạt động không khắc phục hoặc không thể khắc phục được nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc vi phạm về phòng cháy và chữa cháy và có nguy cơ cháy, nổ gây hậu quả nghiêm trọng thì người có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, xem xét để quyết định việc đình chỉ hoạt động theo trình tự như sau: - Kiểm tra và lập biên bản theo mẫu P C 3, Phụ lục 1, Thông tư số 04/2004/TT-BCA; biên bản kiểm tra phải có chữ ký của người lập biên bản và của người vi phạm hoặc người đại điện cơ quan, tổ chức vi phạm (nếu người vi phạm hoặc người đại diện cơ quan, tổ chức vi phạm không ký thì phải ghi rõ lý do vào biên bản) và người làm chứng (nếu có). Biên bản lập xong phải trao hoặc gửi cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan; - Căn cứ biên bản kiểm tra, xét thấy phải đình chỉ hoạt động thì người có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ hoạt động theo mẫu P C 15, Phụ lục 1, Thông tư số 04/2004/TT-BCA; Quyết định đình chỉ hoạt động được gửi cho đối tượng bị đình chỉ hoạt động, cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người ra quyết định, cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp quản lý đối tượng bị đình chỉ (nếu có) và lưu hồ sơ. Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy pbchue@gmail.com KHUYẾN CÁO VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY, THOÁT NẠN ĐỐI VỚI NHÀ Ở. Để đảm bảo an toàn PCCC đối với nhà ở, phòng ở, chủ hộ và các thành viên trong gia đình cần thực hiện các biện pháp sau đây: 1. Không để nhiều đồ dùng, hàng hoá dễ cháy ở nơi đun nấu. Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà ở, trường hợp cần phải để dự trữ thì chỉ dự trữ với số lượng ít nhất. 2. ô tô, xe máy và các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt, thiết bị chứa, dân xăng, dầu... phải kín. 3. Không sử dụng gỗ ,tấm nhựa, mút xốp... để ốp tường, trần, vách ngăn nhằm hạn chế cháy lan. 4. Phải lắp thiết bị tự ngắt (áp tô mát) cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh và từng thiết bị tiêu thụ điện công suất lớn, không để hàng hoá dễ cháy gần bóng điện, ổ cắm, cầu dao, chấn lưu đèn nê ông. 5. Khi sử dụng bàn là, bếp điện, lò sấy phải có người trông coi, không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người bị tàn tật, người bị tâm thần sử dụng các thiết bị điện. 6. Bố trí nơi thờ cúng hợp lý, tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên bàn thờ phải bằng vật liệu không cháy. Đèn, hương, nến phải đặt chắc chắn trên các vật không cháy, cách xa vật dễ cháy, hạn chế tối đa vàng mã, hương, nến để trên bàn thờ. Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn tránh cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa gây cháy lan. 7. Nơi đun nấu phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Nếu dùng bếp ga phải có biện pháp chống chuột cắn thủng ống dẫn gas, khi đun nấu xong phải tắt bếp và đóng van xả ga. Nếu Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy pbchue@gmail.com đun nấu bằng bếp dầu phải đủ bấc và thường xuyên được lau chùi sạch sẽ. Trước khi rót thêm dầu vào bếp phải tắt lửa, tuyệt đối không dùng xăng hoặc xăng pha dầu, nhớt để đun bếp dầu. Khi đun phải có người trông coi. 8. Trước khi đi ra khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt các thiết bị điện không cần thiết. 9. Không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà cao tầng. Trường hợp đã lắp thì có cửa chốt trong và không được khoá. Chuẩn bị sẵn thang, thang dây để thoát nạn khi cháy xảy ra. 10. Cửa có nhiều khoá nên sử dụng các loại khoá kiểu chìa khác nhau đề dễ phân biệt khi mở và quy định nơi để chìa khoá dễ thấy, dễ lấy. 11. Nhà có trẻ nhỏ, người già, người tàn tật thì phải có biện pháp thoát nạn, cứu người phù hợp và không được khoá cửa phòng của những người nêu trên. 12. Chuẩn bị sẵn dụng cụ phá vỡ để tạo lối thoát nạn. 13. Mỗi gia đình nên có dự kiến các tình huống thoát nạn khi có cháy xảy ra. Trang bị dụng cụ trữ nước, xô thùng xách nước để vừa phục vụ sinh hoạt, vừa phục vụ chữa cháy, trang bị bình chữa cháy và mọi người trong gia đình phải học tập để sử dụng thành thạo các dụng cụ chữa cháy đã được trang bị. 14. Khi xảy ra cháy tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho mọi người xung quanh biết, gọi điện thoại cho Cảnh sát PCCC theo số 114 hoặc đội dân phòng, chính quyền, Công an xã, phường gần nhất, đồng thời sử dụng phương tiện để chữa cháy và thoát nạn theo tình huống đã dự kiến. 15. Trao đổi trong gia đình để mọi người đều biết các biện pháp PCCC nêu trên. KHUYẾN CÁO VỀ CÁC BIỆN PHÁP PCCC ĐỐI VỚI TRỤ SỞ CƠ QUAN. Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy pbchue@gmail.com Để đảm bảo an toàn PCCC đối với trụ sở làm việc, song song với việc chấp hành nghiêm ngặt các quy định an toàn PCCC, các cơ quan, tổ chức cần thực hiện các biện pháp sau: 1. Ban hành và tổ chức thực hiện quy định an toàn PCCC; niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, tiêu lệnh chữa cháy tại những nơi có nguy hiểm cháy, nổ; niêm yết sơ đồ, biển chỉ dẫn thoát nạn. 2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức PCCC. 3. Chỉ đạo tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ đưa nội dung PCCC vào chương trình hoạt động để phát động đoàn viên, hội viên tham gia PCCC. Tổ chức cho các tập thể và cá nhân ký cam kết đảm bảo an toàn PCCC. 4. Không lập bàn thờ, thắp hương, nến thờ cúng tại trụ sở cơ quan. 5. Không tàng trữ các chất nguy hiểm cháy như xăng dầu, ga. 6. Không sử dụng vật liệu dễ cháy để trang trí nội thất, ốp trần, tường, vách ngăn... 7. Thường xuyên tự kiểm tra an toàn PCCC, khắc phục những thiếu sót về PCCC, thực hiện nghiêm túc các kiến nghị của cơ quan Cảnh sát PCCC. 8. Lắp đặt hệ thống điện theo đúng quy định an toàn PCCC, lắp đặt áp tô mát từ nguồn cấp điện chính, cho từng tầng, từng phòng làm việc và từng thiết bị có công suất lớn; kiểm tra, cắt điện đối với hệ thống điện, thiết bị điện không cần thiết trong giờ nghỉ hoặc khi hết giờ làm việc. 9. Quy định nơi hút thuốc, có thùng đựng mẩu thuốc lá không cháy. Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy pbchue@gmail.com 10. Trang bị đủ phương tiện chữa cháy tại chỗ phù hợp với yêu cầu chữa cháy của từng khu vực, thiết bị cứu người; hướng dẫn cán bộ công nhân viên sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị đó. 11. Tổ chức lực lượng PCCC cơ sở, huấn luyện nghiệp vụ PCCC và duy trị hoạt động thường xuyên đối với lực rộng này. 12. Đầu tư kinh phí cần thiết cho hoạt động PCCC. 13. Xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, trong đó có giả định tình huống cháy lớn phức tạp nhất có huy động sự tham gia phối hợp lực lượng, phương tiện của nhiều cơ quan, đơn vị. 14. Khi xảy ra cháy tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho Cảnh sát PCCC số máy 114 và huy động lực lượng, phương tiện để chữa cháy. 15. Phổ biến cho toàn thể cán bộ, công nhân viên trong cơ quan biết các nội dung trên. KHUYẾN CÁO VỀ CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI KHU DÂN CƯ. Để đảm bảo an toàn PCCC cho các khu dân cư (thôn, ấp, bản, tổ dân phố), đặc biệt là các khu dân cư tập trung nhiều nhà làm bằng vật liệu dễ cháy, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất số vụ và thiệt hại về người và tài sản do cháy gây ra, chủ tịch UBND cấp xã; trưởng thôn, trưởng ấp, trưởng bản, tổ trưởng dân phố cần thực hiện những biện pháp sau đây: 1. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ nhân dân nêu cao ý thức cảnh giác, phòng ngừa cháy, nổ cũng như ý thức trách nhiệm vì cộng đồng trong hoạt động PCCC, kiên quyết đấu tranh với tư tưởng "Cháy nhà hàng xóm, bình chân như vại". 2. Xây dựng các quy ước, hương ước về PCCC để triển khai thực hiện trong các khu dân cư. Thống nhất các biện pháp phòng Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy pbchue@gmail.com cháy trong hộ gia đình, đặc biệt là việc sử dụng điện và việc đun nấu, thực hiện chế độ kiểm tra nguồn lửa, điện, chất cháy vào thời điểm có nguy cơ cháy cao và trước khi đi ngủ phổ biến tới từng gia đình để thực hiện. 3. Tổ chức tuần tra canh gác ban đêm để phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp cháy, nổ, không để xảy ra cháy lớn, bị động. 4. Phối hợp với ngành điện lực kiểm tra, khắc phục ngay những sơ hở thiếu sót trong việc cung ứng, truyền tải điện trong khu vực dân cư đến các hộ tiêu thụ điện, đề phòng chập, cháy từ đường dây lan vào nhà ở. 5. Kiểm tra chặt chẽ và yêu cầu các hộ kinh doanh các cơ sở, các hộ sản xuất các mặt hàng dễ cháy xen lẫn trong các khu dân cư cam kết thực hiện nghiêm các quy định về PCCC. 6. Vận động các hộ gia đình tự giác dỡ bỏ các bộ phận cơi nới, lều lán, mái vảy bằng các vật liệu dễ cháy sát nhau hoặc thay thế vật liệu dễ cháy bằng khó cháy hoặc không cháy trước hết làm theo từng dãy tạo thành khoảng cách để ngăn cháy lan. Đồng thời tiến hành giải phóng các vật cản trên các đường làng, ngõ xóm để tạo điều kiện cho việc chữa cháy, cứu người, cứu tài sản được dễ dàng. 7. Vận động các hộ gia đình dự trữ nước sinh hoạt kết hợp để chữa cháy. Nơi nào có điều kiện thì tổ chức xây bể chứa nước chữa cháy cho từng cụm hoặc cho cả khu. 8. Vận động gia đình tự mua sắm, trang bị phương tiện, dụng cụ chữa cháy đồng thời bổ sung, trang bị mới cho lực lương dân phòng một cơ số phương tiện chữa cháy cần thiết như câu liêm, thang, bình chữa cháy xách tay, xô, thùng xách nước… Đối với những khu dân cư lập trung nhiều nhà dễ cháy, chính quyền địa phương cần trang bị ngay máy bơm chữa cháy. Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy pbchue@gmail.com 9. Củng cố lực lượng dân phòng, bố trí những người thường xuyên hoạt động trên địa bàn để tổ chức việc thường trực sẵn sàng chữa cháy và khi cần huy động được ngay. 10. Xây dựng mới hoặc bổ sung phương án chữa cháy khu dân cư. Phương án chữa cháy cần được tổ chức nghiên cứu, thực tập với các tình huống sát thực tế nhằm chủ động đối phó với các vụ cháy xảy ra trên địa bàn. Trong phương án cần tính đến khả năng phải phá dỡ những công trình, nhà cửa để ngăn chặn cháy lan. 11. Để đảm bảo sự chỉ huy thống nhất cũng như tạo thành thói quen trong cộng đồng dân cư khi cần thực hiện các công việc về PCCC, Chính quyền địa phương nên quy định thống nhất các hiệu lệnh bằng trống, kẻng, còi hoặc các hình thức khác để các gia đình và mọi người trong khu dân cư đều biết để thực hiện. Như hiệu lệnh trước khi đi ngủ phải kiểm tra bếp, nơi đun nấu, nơi thờ cúng; các thiết bị, dụng cụ điện hay hiệu lệnh báo động thực tập phương án; hiệu lệnh báo động có cháy; hiệu lệnh báo an khi sự cố cháy nổ đã được xử lý xong. 12. Xây dựng các cụm liên gia tự quản về an ninh trật tự và PCCC quy định chế độ kiểm tra và nhắc nhở lẫn nhau giữa các gia đình trong cụm, tạo nên một phong trào hoạt động PCCC có hiệu quả ở khu dân cư. KHUYẾN CÁO VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ THOÁT NẠN ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRÌNH NHIỀU TẦNG. Để đảm bảo an toàn PCCC và thoát nạn khi có cháy, song song với việc chấp hành nghiêm ngặt các quy định an toàn PCCC, cơ quan, tổ chức vá cá nhân trong quản lý công trình nhiều tầng thực hiện các biện pháp sau đây: Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy pbchue@gmail.com 1. Có niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, cấm hút thuốc ở những nơi xảy ra cháy. 2. Trong hoạt động phải sử dụng xăng, dầu, khí đốt và các chất nguy hiểm về cháy và nổ khác… phải thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn. 3. Nơi đun nấu, nơi được phép sử dụng lửa phải có quy định đảm bảo an toàn PCCC và giải pháp ngăn cháy lan. 4. Lắp đặt thiết bị bảo vệ (áp tô mát) cho hệ thống điện của toàn bộ công trình, từng tầng, từng phòng và từng thiết bị có công suất lớn. Có biện pháp đảm bảo an toàn PCCC khi sử dụng thiết bị điện, đặc biệt là thiết bị điện sinh nhiệt. 5. Xây tường, trần và khoang đệm ngăn cháy giữa các khu vực; cửa đi, cửa sổ ở tường ngăn cháy phải là cửa chống cháy. Không sử đụng các vật liệu dễ cháy để làm trần, mái, vách ngăn, cách âm… Rèm, phông màn, thảm phải được ngâm tẩm chất chống cháy. 6. Hộp, ống kỹ thuật thông tầng hoặc thông giữa các hệ thống được làm bằng vật liệu không cháy và chèn kín bằng vật liệu không cháy. 7. Bố trí các bộ phận không nguy hiểm hoặc ít nguy hiềm về cháy xen kẽ giữa các bộ phận nguy hiểm về cháy để chống cháy lan. 8. Lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động đảm bảo chữa cháy được trên toàn bộ diện tích. 9. Thiết kế, lắp đặt hệ thống chống sét theo quy định. 10. Lối thoát nạn phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Có đủ lối thoát nạn, bố trí phòng lánh nạn tạm thời, lối thoát nạn dự phòng; có giải pháp ngăn lửa, chống tụ khói cho hệ thống lối thoát nạn. - Cửa đi trên lối thoát nạn mở theo chiều thoát nạn, làm bằng vật liệu không cháy; cửa buồng thang thoát nạn là cửa chống cháy và có cơ cấu tự đóng. Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy pbchue@gmail.com - Có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn cho toàn bộ công trình, từng khu vực, từng tầng. Có hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn hướng và đường thoát nạn. 11. Thành lập đội PCCC cơ sở, tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy, tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC, cứu hộ cứu nạn cho lực lượng PCCC, bảo vệ công trình. 12. Trang bị phương tiện chữa cháy, cứu người tại chỗ phù hợp với quy mô, tính chất cháy, nổ, dự trữ đủ nước để chữa cháy. 13. Xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, thoát nạn cứu người trong tình huống cháy phức tạp nhất. 14. Khi xảy ra cháy phải bằng mọi cách báo cháy nhanh nhất cho lực lượng Cảnh sát PCCC (số điện thoại 114), báo cho Công an hoặc chính quyền nơi gần nhất, đồng thời bằng mọi cách dập cháy và tổ chức việc thoát nạn, cứu người theo phương án. KHUYẾN CÁO VỀ CÁC BIỆN PHÁP PCCC VÀ THOÁT NẠN ĐỐI VỚI CHỢ VÀ TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI. Để đảm bảo an toàn PCCC đối với chợ và trung tâm thương mại, song song với việc chấp hành nghiêm ngặt các quy định an toàn PCCC, cần thực hiện các biện pháp sau: 1. Mỗi hộ kinh doanh chỉ trưng bày hàng mẫu và hàng bán trong một ngày với số lượng tối thiểu; không để hàng hoá lấn chiếm khoảng cách giữa các lô, sạp hàng đã quy định. 2. Tuyệt đối không kinh doanh, tàng trữ, sử dụng các chất đặc biệt nguy hiểm cháy như xăng dầu, cồn, ga và hoá chất dễ cháy khác ở trong nhà chợ. 3. Có niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, cấm hút thuốc ở những nơi có nguy hiểm về cháy, nổ. Trường hợp cần thiết phải sử dụng lửa, nguồn nhiệt phải bố trí khu vực riêng biệt và có các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC. Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy pbchue@gmail.com 4. Tuyệt đối không thắp đèn, nến, hương thờ cúng và đốt vàng mã trong chợ và trung tâm thương mại. 5. Tách riêng biệt hệ thống điện phục vụ kinh doanh, hệ thống điện chiếu sáng bảo vệ, hệ thống điện phục vụ thoát nạn và chữa cháy; lắp đặt thiết bị bảo vệ (áp tô mát) cho toàn bộ hệ thống điện, cho từng tầng, từng nhánh, từng ngành hang và từng quầy, sạp của hộ kinh doanh. 6. Để hàng hoá dễ cháy cách bóng điện, chấn lưu đèn nê ông, bảng điện tối thiểu 0,5 m. Không sử dụng bàn là điện, bếp điện, lò sấy, lò sưởi; không dung bóng điện sợi đốt để sấy hàng hoá; sử dụng quạt phải có lồng bảo hiểm. 7. Không sử dụng vật liệu dễ cháy để trang trí nội thất, làm tường, vách ngăn, trần, quầy sạp hàng. 8. Chợ, trung tâm thương mại có diện tích vượt quá tiêu chuẩn (2200 m2 1 tầng) phải xây dựng tường ngăn cháy, trường hợp không thể áp dụng giải pháp trên thì lắp đặt màng nước ngăn cháy lan tại vị trí xây tường ngăn cháy. 9. Bố trí dãy hàng, ngành hàng, không cháy hoặc khó cháy xen kẽ giữa các ngành hàng, dãy hàng dễ cháy. 10. Lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động theo quy định. 11. Làm thêm mái che, mái vẩy cũng như không bố trí quầy sạp, bãi để xe và không để vật tư, hàng hoá trong khoảng cách ngăn cháy giữa các khối nhà của khu vực chợ với các khu vực lân cận. 12. Không bố trí nhà ở, khách sạn, vũ trường, trường học và các hoạt động tập trung đông người ở tầng trên của các chợ, trung tâm thương mại. 13. Siêu thị, trung tâm thương mại bố trí phía trên của nhà nhiều tầng phải: - Bố trí cầu thang thoát nạn riêng biệt, có lối ra ngoài trực tiếp. Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy pbchue@gmail.com - Bố trí phòng lánh nạn tạm thời, bố trí lối thoát nạn dự phòng. Có giải pháp ngăn lửa, chống tụ khói trong cầu thang thoát nạn, phòng lánh nạn tạm thời. - Cửa đi trên lối thoát nạn mở theo chiều thoát nạn, được làm bằng vật liệu không cháy; cửa vào buồng thang thoát nạn là cửa chống cháy và có cơ cấu tự đóng. - Có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn cho từng tầng, từng khu vực, từng ngành hàng, có hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn trên đường và hướng thoát nạn. 14. Thành lập đội PCCC cơ sở có đủ lực lượng để tổ chức thường trực, tuần tra phát hiện cháy; tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC, hướng dẫn thoát nạn và cứu người cho lực lượng này. 15. Trang bị phương tiện chữa cháy phục vụ việc thoát nạn, cứu người phù hợp với quy mô, tính chất nguy hiểm cháy. 16. Xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, cứu người trong tình huống xảy ra cháy phức tạp nhất. 17. Khi xảy ra cháy tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho lực lượng cảnh sát PCCC theo số máy 114, cho Công an nơi gần nhất, đồng thời tổ chức bằng mọi cách dập cháy và cứu người theo phương án. KHUYẾN CÁO VỀ BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT. Để đảm bảo an toàn PCCC, song song với việc chấp hành nghiêm ngặt quy định an toàn PCCC, các cơ sở sản xuất cần phải thực hiện các biện pháp sau đây: 1. Có niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, cấm hút thuốc, tiêu lệnh chữa cháy ở những nơi có nguy hiềm về cháy, nổ. Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy pbchue@gmail.com 2. Thực hiện các biện pháp, giải pháp kỹ thuật để khống chế và kiểm soát chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt, nguồn sinh lửa, nguồn sinh nhiệt. 3. Sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu nhất là các chất đặc biệt nguy hiểm về cháy, nổ như xăng dầu, khí cháy chỉ đủ cho từng ca sản xuất và thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC. Hàng hoá sản xuất ra được chuyển đi ngay, không lưu giữ tại nơi sản xuất. 4. Hàng hoá trong kho phải được sắp xếp theo đúng quy định an toàn PCCC. 5. Lắp đặt thiết bị bảo vệ (áp tô mát) cho hệ thống điện toàn cơ sở, từng khu vực, phân xưởng và thiết bị điện có công suất lớn, tách riêng biệt các nguồn điện: chiếu sáng, bảo vệ phục vụ thoát nạn, chữa cháy, nguồn điện sản xuất, sinh hoạt. 6. Lắp đặt hệ thống chống sét, chống rò điện phù hợp với từng loại công trình; có giải pháp chống tĩnh điện đối với những dây chuyền sản xuất, thiết bị phát sinh tĩnh điện. 7. Không lập bàn thờ để thờ cúng và đun nấu trong khu vực sản xuất, văn phòng làm việc. 8. Không sử dụng vật liệu là chất cháy để làm mái, trần nhà, vách ngăn. 9. Xây tường ngăn cháy giữa các bộ phận sản xuất có diện tích lớn theo quy định: Cửa đi qua tường ngăn cháy có giới hạn chịu lửa theo quy định. 10. Có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn chung cho cả công trình, cho từng khu vực; có hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn hướng và đường thoát nạn. 11. Có hệ thống thông gió, chống tụ khói, chống tác động của nhiệt trên lối thoát nạn, phòng lánh nạn tạm thời; không để hàng hoá cản trở lối thoát nạn. 12. Thành lập đội PCCC cơ sở; mỗi bộ phận, phân xưởng có tổ hoặc có người tham gia đội PCCC; mỗi ca làm việc bố trí lực Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy pbchue@gmail.com lượng thường trực chữa cháy. Lực lượng PCCC cơ sở phải được huấn luyện nghiệp vụ PCCC, cứu hộ, cứu nạn. 13. Trang bị phương tiện chữa cháy, cứu người phù hợp với quy mô, tính chất nguy hiểm cháy, nổ của cơ sở. 14. Xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, thoát nạn, cứu người trong tình huống phức tạp nhất. 15. Khi xảy ra cháy, tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất (báo cho lực lượng Cảnh sát PCCC theo số 114 hoặc Công an nơi gần nhất) đồng thời tìm mọi cách để dập cháy và tổ chức việc thoát nạn, cứu người theo phương án.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdo_an_ve_xay_dung_noi_quy_pccc_9408.pdf
Luận văn liên quan