Hội nghị lần thứ tám ban chấp hành trung ương Đảng khóa V

MỞ ĐẦUĐại thắng mùa xuân năm 1975 đã mở ra bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa trọng đại đối với cách mạng Việt Nam – kỷ nguyên đất nước hoàn toàn độc lập thống nhất đi lên CNXH. Trong thời kỳ mới đất nước có nhiều thắng lợi cơ bản đồng thời cũng gặp không ít thách thức. Trong bối cảnh lịch sử ấy, ĐCSVN đã lãnh đạo quá độ lên CNXH, tìm tới con đường đi lên xây dựng CNXH ở Việt Nam thời kỳ 1975-1986. Đại hội toàn quốc lần thứ 4-5 của Đảng được tiến hành trong bối cảnh đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh đã chỉ ra đường lối chung xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ. Quá trình hình thành con đường với đổi mới được diễn ra trước đại hội VI. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .3NỘI DUNG 3Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IV.3Hoàn cảnh .3Nội dung .3Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa V5Hoàn cảnh – Nội dung 5Hội nghị Bộ Chính trị khóa V (8- 1986) 7Hoàn cảnh .7Nội dung .8KẾT LUẬN .9

doc8 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8755 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hội nghị lần thứ tám ban chấp hành trung ương Đảng khóa V, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC                                                                                              Trang      MỞ ĐẦU………………………………………………………………...3 NỘI DUNG………………………………………………3 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IV.3 Hoàn cảnh……………………………………………….3 Nội dung……………………………………………...3 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa V5 Hoàn cảnh – Nội dung………………………………..5 Hội nghị Bộ Chính trị khóa V (8- 1986)…………………....7 Hoàn cảnh………………………………………………….7 Nội dung………………………………………………...8 KẾT LUẬN………………………………………………………….9               PHỤ  LỤC:  XHCN: Xã  Hội Chủ Nghĩa CNXH: Chủ  Nghĩa Xã Hội ĐCSVN: Đảng cộng sản Việt Nam                   MỞ  ĐẦU Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã mở ra bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa trọng đại đối với cách mạng Việt Nam – kỷ nguyên đất nước hoàn toàn độc lập thống nhất đi lên CNXH. Trong thời kỳ mới đất nước có nhiều thắng lợi cơ bản đồng thời cũng gặp không ít thách thức. Trong bối cảnh lịch sử ấy, ĐCSVN đã lãnh đạo quá  độ lên CNXH, tìm tới con đường đi lên xây dựng CNXH ở Việt Nam thời kỳ 1975-1986. Đại hội toàn quốc lần thứ 4-5 của Đảng được tiến hành trong bối cảnh đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh đã chỉ ra đường lối chung xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ. Quá trình hình thành con đường với đổi mới được diễn ra trước đại hội VI. NỘI DUNG Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IV Bối cảnh lịch sử: Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và  hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà  nước,cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn đất nước độc lập,thống nhất.Đây là con đường phát triển hợp quy luật nước ta,là điều kiện tiên quyết để đát nước tiến lên chủ nghĩa xã hội .”Trong thời đại ngày nay,khi độc lập dân tộc và chủ nghiã xã hội không tách rời nhau và ở nước ta,khi giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo cách mạng thì thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng là sự bắt đâù của cách mạng xã hội chủ nghĩa”. Nội dung: Đứng trước những khó khăn về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định triệu tập Hội nghị lần thứ sáu,khóa IV(8-1979)nhằm tập trung bàn về phương hướng phát triển hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương để khắc phục tình trạng khan hiếm hàng tiêu dùng thiết yếu và thúc đẩy công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp phát triển. Nhưng do tính chất cấp bách của đời sống, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã kịp thời bổ sung, thảo luận, đánh giá và ra hai nghị quyết quan trọng. Đó là Nghị quyết Về tình hình và nhiệm vụ cấp bách và Nghị quyết Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương.  Nghị  quyết Về tình hình và nhiệm vụ cấp bách gồm có 2 nội dung chính:  Thứ  nhất: Nghị quyết tập trung đánh giá về tình hình hiện tại của đất nước. Đánh giá đúng đắn thực tế đất nước là cơ sở để Đảng ta đề ra chiến lược, biện pháp phù hợp với cuộc sống.  Thứ  hai: Xuất phát từ thực tế đất nước, Nghị quyết đề ra 3 nhiệm vụ cấp bách: Đẩy mạnh sản xuất, ổn định và bảo đảm đời sống của nhân dân.  Tăng cường quốc phòng an ninh, sẵn sàng chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. Kiên trì khắc phục những mặt tiêu cực trong hoạt động kinh tế - xã hội. Nghị  quyết Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương, gồm có những nội dung sau: Sau khi đánh giá thành tựu và hạn chế trong phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp  địa phương, Nghị quyết xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng và  công nghiệp địa phương trong tình hình mới. Nhiệm vụ cơ bản của công nghiệp địa phương là phục vụ đời sống nhân dân địa phương, góp phần phục vụ nhu cầu của cả nước và xuất khẩu. Sự phát triển của công nghiệp địa phương chủ yếu phải dựa trên cơ sở phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và sự phân công lao động ở địa phương. Tư  tưởng cốt lõi của Hội nghị là: "Phải tận dụng các thành phần kinh tế”quốc doanh, công tư hợp doanh, tập thể, cá thể (kể cả tư sản được kinh doanh hợp pháp); kết hợp quy mô lớn, vừa, nhỏ; kỹ thuật thủ công, nửa cơ giới và cơ giới; kết hợp trung ương, địa phương (tỉnh, thành, huyện) và cơ sở. Tận dụng mọi khả năng về lao động, tài nguyên và năng lực sản xuất của các ngành kinh tế, quốc phòng văn hóa để sản xuất hàng tiêu dùng”. Hội nghị đã thống nhất tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước và phát huy quyền làm chủ tập thể của công nhân và nhân dân lao động.. Chống quan liêu, bảo thủ, mạnh dạn đổi mới để có tác động thực sự đến sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước,tạo động lực mới cho nền kinh tế - xã hội góp phần vào quá trình tìm tòi con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước Việt Nam. Đây là Nghị quyết đánh dấu sự nghiệp đổi mới bắt đầu.        Cùng với việc áp dụng những thành tựu về khoa học-kỹ thuật, việc thực hiện rộng rãi phương thức khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động theo Chỉ thị 100-CT/TW(năm1981) của Ban Bí thư Trung ương Đảng ra về Cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp,thường được gọi tắt là Khoán 100. Tuy chưa hoàn thiện và còn nhiều hạn chế song đã góp một phần quan trọng tạo nên bước phát triển sản xuất nông nghiệp, mở ra phương hướng đúng cho việc củng cố quan hệ kinh tế mới ở nông thôn.   Đánh giá: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa IV là nghị quyết”bung ra” của Đảng về phát triển kinh tế, góp phần vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh những thành tựu, chúng ta gặp không ít những khó khăn đó là: kinh tế mất cân đối lớn,kinh tế quốc doanh và tập thể trong sản xuất luôn bị thua lỗ, không phát huy được tác dụng;kinh tế tư nhân và cá thể bị ngăn cấm. Sản xuất phát triển chậm, thu nhập quốc dân, năng suất lao động thấp,đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.Trong xã hội náy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực.                                                           Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa V Hoàn cảnh – Nội dung:           Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khoá V(6-1985) họp bàn và quyết định một vấn đề cực kỳ quan trọng: cải cách một bước giá-lương-tiền để xoá bỏ quan liêu, bao cấp, chuyển sang hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Hội nghị khẳng định: Không thể ổn định được tình hình kinh tế và đời sống, cân bằng được ngân sách và tiền mặt, trong khi vẫn duy trì bao cấp qua giá và lương. Hội nghị chủ trương: phải xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, thực hiện chế độ tập trung dân chủ, hạch toán kinh tế và kinh doanh là yêu cầu cấp bách, là khâu đột phá có tính chất quyết định.Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá V đề ra mục tiêu và phương hướng giải quyết vấn đề giá - lương- tiền như sau: - Thúc đẩy sản xuất phát triển theo cơ cấu hợp lý (ngành, vùng, thành phần), khai thác mọi tiềm năng lao động, đất đai, ngành nghề, cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện có, nhằm phát triển sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. - Ổn định đời sống nhân dân lao động, trước hết là đời sống công nhân, viên chức và lực lượng vũ trang. Nhân dân làm chủ sản xuất và phân phối lưu thông, làm chủ thị trường và giá cả, từng bước cân bằng ngân sách và tiền mặt. - Góp phần tạo dần nguồn tích luỹ từ nội bộ  nền kinh tế quốc dân để công nghiệp hoá  xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. - Thúc  đẩy việc hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa, tăng cường kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thê, phát triển kinh tế gia đình. - Góp phần tăng cường quốc phòng và an ninh, kiên quyết chống địch phá hoại, đấu tranh có hiệu quả chống các hiện tượng tiêu cực. - Xoá  bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp trong giá và lương là yêu cầu cấp bách, là  khâu đột phá có tính quyết định để chuyển hẳn nền kinh tế sang hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa trên cơ sở kế hoạch hóa. Hội nghị  chủ trương: trong tình hình kinh tế đang biến  động, chưa ổn định, cuộc điều chỉnh lớn và toàn diện về giá - lương - tiền lần này phải tiến hành khẩn trương, kiên quyết nhưng phải tính toán thận trọng các phương án vững chắc gắn chặt với việc xây dựng và hoàn chỉnh cơ chế quản lý mới. Hội nghị đề ra những chủ trương và biện pháp:  * Về giá cả, theo nguyên tắc: - Xác  định giá phù hợp với giá trị và  sức mua của đồng tiền.  - Định giá trên cơ sở lấy kế hoạch làm trung tâm thực hiện hạch toán kinh tế và kinhdoanhxãhộichủnghĩa. - Lấy giá thóc làm chuẩn để tính các loại giá  khác và toàn bộ mặt bằng giá.  - Quản lý giá phải có phân công, phân cấp hợp lý  theo nguyên tắc tập trung dân chủ.   *Về lương: Hội nghị nhấn mạnh chính sách tiền lương phải quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, xoá bỏ bao cấp, từng bước khắc phục chủ nghĩa bình quân, chênh lệch bất hợp lý, phải nhằm ổn định và từng bước cải thiện đời sống của công nhân, viên chức và các lực lượng vũ trang, phải khôi phục lại trật tự tiền lương, tiền thưởng trong phạm vi cả nước.  * Về tài chính, tiền tệ: Hội nghị yêu cầu:  - Trên cơ sở phát triển sản xuất và cải tiến quản lý, phấn đấu hạ giá thành và phí  lưu thông, cần nắm chắc và huy động các nguồn thu cho ngân sách nhà nước.  - Thực hiện chế độ tự chủ tài chính của xí  nghiệp làm cho giá, lương, tài chính, tín dụng… phát huy đầy đủ chức năng đòn bẩy kinh tế, kích thích và  đòi hỏi các đơn vị kinh tế phát triển sản xuất, mở rộng kinh doanh xã hội chủ nghĩa, cải tiến kỹ thuật, làm ăn có hiệu quả.  - Điều chỉnh mối quan hệ giữa ngân sách trung ương và  ngân sách địa phương, thực hiện chế độ phân cấp ngân sách trên cơ sở ba cấp cùng làm chủ, bảo  đảm sự nhất trí giữa ba lợi ích (toàn xã  hội, tập thể, cá nhân người lao động), tạo  điều kiện cho địa phương chủ động khai thác các tiềm năng để phát triển kinh tế địa phương, tăng nguồn thu và chủ động bố trí ngân sách địa phương. - Áp dụng các biện pháp có hiệu lực để cải tiến lưu thông tiền tệ.Chuyển mạnh hoạt động của ngân hàng sang hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa, kịp thời đáp ứng những nhu cầu về vốn cho sản xuất- kinh doanh theo giámới. đổi chế độ chi tiêu cho phù hợp với cơ chế mới, trên cơ sở đó - Tăng cường sự kiểm soát bằng đồng tiền và kỷ  luật về tài chính tiền tệ, nghiêm cấm mọi hành vi tham nhũng, lãng phí. Đánh giá: Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khoá V là một mốc đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Đảng, tạo ra sự nhất trí cao trong toàn Đảng, toàn dân, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động trong cả nước,đưa nền kinh tế vào quỹ đạo. Đại hội V đã khẳng định những thành tựu đạt được , đồng thời cũng chỉ rõ yếu kém, cũng vẫn là những khó khăn của thời kỳ trước không được khắc phục thậm chí còn trầm trọng hơn. Mục tiêu đề ra”Về cơ bản ổn định tình hình kinh tế xã hội,ổn định đời sống nhân dân vẫn chưa thực hiện được” mà nguyên nhân chủ yếu là do “Sai lầm, khuyết điểm trong quản lý lãnh đạo của Đảng và Nhà nước”. Hội nghị Bộ Chính trị khóa V (8- 1986) Hoàn cảnh: Thời gian này,cách mạng xã hội chủ nghĩa ở  nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể song cũng gặp không ít khó khăn,đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là kinh tế-xã hội. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng đó là do ta mắc phải sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện. Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới. Những thay đổi của tình hình thế giới và trong quan hệ giữa các nước do tác động của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật trở thành xu thế thế  giới, cuộc khủng hoảng toàn diện ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác cũng đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới. Như vậy, đổi mới là vấn đề cấp bách,có ý nghĩa sống còn đối với chủ nghĩa xã hội ở nước ta,đồng thời là vấn đề chung của thời đại. Nội dung:                 Hội nghị  của bộ chính trị khóa V là bước đột phá thứ ba với “Kết luận đối với một số vấn đề thuộc về quan điểm kinhtế”. Nội dung đó là: - Trong bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, phải lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu; phát triển công nghiệp nhẹ; phát triển có chọn lọc công nghiệp nặng. - Trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, phải xác định cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.  - Trong cơ chế quản lý kinh tế, lấy kế hoạch làm trung tâm, đồng thời phải sử dụng đúng quan hệ hàng hóa-tiền tệ, dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung, bao cấp, chính sách giá phải vận dụng quy luật giá trị, tiến tới thực hiện cơ chế một giá. Kết luận của Bộ Chính trị có ý nghĩa to lớn trong việc định hướng soạn thảo lại một cách căn bản Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội VI của Đảng.  Đánh giá: Bên cạnh những thành tựu và ưu điểm dã đạt được theo chủ trương đề ra, chúng ta gặp không ít khó khăn và yếu kém như nền kinh tế phát triển chưa vững chắc; năng suất lao động, hiệu quả và sức sản cạnh tranh thấp. Một số vấn đề văn hóa-xã hội bức xúc chưa được giải quyết như tỉ lệ thất nghiệp cao, sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt, chế độ tiền lương bất hợp lý, cùng với đó là tình trạng tham nhũng chưa đươc khắc phục triệt để. KẾT LUẬN Cách mạng Việt Nam đã chuyển sang thời kỳ cách mạng XHCN trong cả nước từ sau khi đất nước độc lập và  thống nhất. Đường lối đổi mới được  đề ra từ đại hội IV nhằm khắc phục khó khăn, sửa chữa sai lầm vượt qua khủng hoảng cùng với công cuộc đổi mới đã và đang giành được thắng lợi. Thắng lợi đó đã từng bước đưa đất nước quá độ lên XHCN, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi cử công cuộc đổi mới là phù hợp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập môn đường lối- Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa V.doc
Luận văn liên quan