Năng suất, sản lượng lúa trong các năm đều tăng lên. Các loại hoa mầu
nhìn chung đều tăng cả về diện tích và sản lượng.
Cuộc vận động xây dựng nông thôn mới do Hội Nông dân phát động
được đông đảo hội viên và nông dân hưởng ứng, làm thay đổi bộ mặt kinh tế -xã hội. Lực lượng lao động ở nông thôn được huy động vào việc làm đường
giao thông, xây dựng lưới điện, cứng hoá kênh mương, xây dựng trạm xá, xoá
phòng học tạm .
Hằng năm, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn
trồng được hàng trăm “Vườn cây tình nghĩa” tặng các gia đình chính sách;
mở hàng trăm lớp truyền thông dân số cho hàng vạn lượt người tham dự; xâ y
dựng hàng chục câu lạc bộ nam nông dân thực hiện dân số kế hoạch hoá gia
đình .v.v.
96 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2556 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hội nông dân tỉnh Thái Nguyên trong thời kì Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá (giai đoạn 1997 – 2007), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghề của tỉnh, Năm 2004, Hội Nông dân tổ chức 5
lớp dạy nghề mây tre đan cho 200 cán bộ hội viên nông dân, mỗi lớp học
trong 3 tháng. Hội Nông dân các huyện, thành thị phối hợp tổ chức được 30
lớp dạy nghề mây tre đan cho hơn 1.000 cán bộ, hội viện nông dân.
Thực hiện Dự án PLAN, năm 2005, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh
tổ chức 60 lớp tập huấn phát triển kinh tế hộ cho 1.800 hội viên nông dân, 4
lớp tập huấn nâng cao năng lực công tác xoá đói giảm nghèo cho 120 cán bộ
Hội, triển khai và thực hiện 2 mô hình thuỷ sản, 2 mô hình trồng và chế biến
sắn sau thu hoạch với hơn 200 hộ được hưởng lợi từ dự án.
Các dự án: Mở rộng cơ hội việc làm cho phụ nữ nông dân xã Sơn Phú
(Định Hoá); Xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi gà Ri thuần tại xã Bộc
Nhiêu (Định Hoá). Chế biến bảo quản chè sau thu hoạch tại các huyện Phú
Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ. Dự án phát triển kinh tế hội gia đình khu vực
nông thôn tại Đồng Hỷ, Phú Bình ..v.v. với số vốn trên 2,5 tỉ đồng được các
cấp Hội triển khai thực hiện có hiệu quả. Thông qua các dự án trên 2.000 hộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
48
nông dân nghèo được hưởng lợi. Đặc biệt, Chương trình 134, 135 và các dự
án định canh, định cư, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn được thực hiện đúng kế hoạch. Hầu hết các công trình, dự án hoàn thành
đưa vào sử dụng đều mang lại hiệu quả thiết thực. Đời sống của nông dân các
dân tộc trong tỉnh được cải thiện; số hộ nghèo từ 26,85% (năm 2005), giảm
xuống 23,74% (năm 2006) và đến năm 2007 còn 20,65% (theo chuẩn mới).
Ngược lại số hộ giàu, hộ khá ngày một tăng lên.
2.2.4. Tham gia cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hoá ở khu dân cư ”.
Đây là cuộc vận động do Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam phát động từ tháng 5/1995, nhằm vào 6 nội dung định hướng thống nhất:
- Đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, làm giàu hợp pháp và xoá
đói, giảm nghèo
- Đoàn kết phát huy truyền thống tương thân, tương ái, hoạt động nhân
đạo và đền ơn đáp nghĩa.
- Đoàn kết phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cương, mọi người sống và
làm việc theo pháp luật và quy ước cộng đồng.
- Đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hoá dân tộc và thuần phong mỹ tục trong nhân dân...
- Đoàn kết chăm lo sự nghiệp giáo dục, nâng cao dân trí và thực hiện
tốt Chương trình chăm lo sức khoẻ ban đầu cho mọi người.
- Đoàn kết xây dựng cơ sở chính trị trong sạch, vững mạnh gắn bó với
nhân dân.
Hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hoá ở khu dân cư ”, các hội viên nông dân trong tỉnh đăng kí xây dựng gia
đình nông dân văn hoá, tham gia xây dựng làng, bản văn hoá. Các cấp Hội
tích cực vận động gia đình hội viên tích cực đăng kí thực hiện “6 chuẩn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
49
mực” gắn với cuộc vận động. Trong năm 1998, toàn tỉnh đã có 39.112 hộ gia
đình đăng kí và 27.318 hộ đạt tiêu chuẩn “6 chuẩn mực”. Trong những năm
tiếp theo, con số này không ngừng tăng lên. Năm 2000 có 46.859 hộ gia đình
hội viên trong số 64.220 hộ đăng kí (khoảng 73%) đạt danh hiệu “Gia đình
văn hoá”. Năm 2004, có 105.639 hộ nông dân đăng kí, chiếm 90% tổng số hộ
nông dân toàn tỉnh; trong đó có 89.348 hộ (84,57%) đạt tiêu chuẩn, đến năm
2007 có 69.500 hộ đạt chuẩn (chiếm 81,2% số hộ đăng kí).
2.2.5. Tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng nông thôn mới.
Vận động nông dân tham gia đóng góp tiền và ngày công lao động,
xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, tham gia quản lí, bảo vệ các công trình
điện, đường, trường trạm. Vận động nông dân đóng góp được trên 10 tỉ
đồng, 74.870 ngày công lao động, để làm mới và sửa chữa 219 km đường
giao thông, 234 km kênh mương, 78 cầu cống, 65 phòng học, trạm xá, 3
công trình điện …
Là một đoàn thể chính trị - xã hội, hằng năm Hội Nông dân các cấp
trong tỉnh phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tuyên truyền pháp luật,
tham gia thực hiện tốt các đợt diễn tập và phối hợp tốt với lực lượng quân đội
làm công tác dân vận tại địa phương để cải tạo, nâng cấp đường giao thông,
kênh mương, trung tâm văn hoá …với hàng vạn ngày công lao động. Các cấp
Hội tiến hành kí kết hợp đồng trách nhiệm với các ngành Công an, UBDSGĐ
& TE, Ban an toàn giao thông … cùng cấp phối hợp trong công tác phòng
chống tội phạm, ma túy. Năm 2006, Hội Nông dân phối hợp tổ chức được 62
lớp tập huấn phòng chống tội phạm ma túy cho hơn 3.500 lượt người tham
gia, 54 lớp phòng chống AIDS cho 2.700 lượt người, 25 lớp phòng chống các
tệ nạn khác cho 1.300 lượt người tham dự, 197 buổi truyền thông dân số cho
20.500 lượt người, 92 lớp tập huấn kế hoạch hóa gia đình cho hơn 5.000
người, vận động 62 đối tượng nghiện ma túy đi cai nghiện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
50
Phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hội Nông dân tỉnh tổ
chức 3 lớp truyền thông phòng chống lao,(tại tỉnh 1 lớp và 2 lớp tại xã) với 180
cán bộ tham dự. Hội đã hướng dẫn và tổ chức xây dựng được 26 câu lạc bộ nam
nông dân thực hiện kế hoạch hoá gia đình trong năm 1997.. Thực hiện chương
trình chăm sóc trẻ em, tiếp tục luân chuyển vốn của dự án Vitamin A, đầu tư
giúp đỡ các gia đình có trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng phát triển VAC.
Cùng với việc tuyên truyền, vận động hội viên tham gia tích cực các
hoạt động xã hội, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh còn vận động nông dân
xây dựng nông thôn mới. Đây cũng là 1 nội dung quan trọng trong công cuộc
CNH- HĐH nông thôn, trong đó có vấn đề vận động nông dân xây dựng cơ sở
hạ tầng
Trong năm 2000, hội viên nông dân đã tham gia cùng chính quyền và
các ngành liên quan đóng góp 128.990 ngày công lao động đắp được 367.341
m
3 đất, xây dựng 601 km đường nông thôn, 117 km đường điện, 231 km kênh
mương kiên cố, 24 phòng học ….
Năm 2004, Hội tiếp tục vận động hội viên nông dân tham gia đóng góp
tiền, ngày công lao động xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Kết quả, hội
viên nông dân đóng góp 9 tỉ 836 triệu đồng, 158.706 ngày công lao động để
làm mới và sửa chữa 922,68 km đường giao thông nông thôn, 460,96 km
kênh mương, 6 công trình điện, 420 cầu cống, 489 phòng học và rất nhiều nhà
văn hoá. Cùng năm này, Hội đã động viên hội viên đóng góp được 745 triệu
đồng, 14.728 ngày công lao động để xây dựng 109 nhà đại đoàn kết, tặng 54
sổ tiết kiệm tình nghĩa, trồng mới 97 vườn cây tình nghĩa, giúp đỡ 1.475 gia
đình chính sách. [4, tr.55]
Sang năm 2005, Hội tiếp tục vận động nông dân đóng góp 15.479 triệu
đồng, 155.943 ngày công lao động để làm mới và sửa chữa 1.009,97 km
đường giao thông nông thôn, 757,35 km kênh mương, 467 cầu cống, 345
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
51
phòng học, trạm xá và 39 công trình điện. Ngoài ra, Hội còn tổ chức thăm hỏi
và động viên giúp đỡ 1.449 gia đình chính sách, hộ gia đình có hoàn cảnh khó
khăn trị giá 2.163,31 triệu đồng, 1905 ngày công lao động, 150 sổ tiết kiệm trị
giá 15 triệu đồng, trồng tặng 381 vườn cây tình nghĩa, xây dựng 192 nhà đại
đoàn kết. [4, tr.72].
Trong năm 2006, Hội Nông dân đã vận động hội viên nông dân tham
gia đóng góp tiền và ngày công lao động xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn,
tham gia quản lí, bảo vệ các công trình điện, đường, trường, trạm. Các cấp
Hội vận động nông dân đóng góp trên 9 tỉ đồng, 46.000 ngày công lao động
để làm mới và sửa chữa 35 km đường giao thông, 25 km kênh mương, 120
cầu cống, 398 phòng học, trạm xá và 20 công trình điện. Công cuộc vận động
nông dân tiếp tục được Hội phát huy trong năm 2007. Các cấp Hội đã quyên
góp giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn hơn 845 triệu đồng, 24.158
ngày công lao động và hơn 100 tấn vật tư, lương thực các loại, xây dựng 2
căn nhà tình thương cho hội viên nghèo trị giá trên 30 triệu đồng, xoá 442
nhà dột nát của hội viên nghèo.
Tóm lại, trong giai đoạn 1997-2007, cùng với việc củng cố, phát triển
về tổ chức, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều hoạt động phong
phú, đa dạng trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội. Thông qua các hoạt động do
Hội tổ chức, các hội viên nông dân trong tỉnh được hưởng nhiều quyền lợi
thiết thực, đời sống của nông dân từng bước được cải thiện và nâng cao.
Bằng những hoạt động cụ thể và với những kết quả đạt được, Hội Nông
dân Thái Nguyên ngày càng phát huy vị trí, vai trò quan trọng của mình trong
sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
52
CHƢƠNG 3
VỊ TRÍ, VAI TRÒ HỘI NÔNG DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
TRONG SỰ NGHIỆP CNH - HĐH
3.1 Vị trí của Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên
Hội Nông dân là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân. Hội
có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp CNH-HĐH. Nông dân là lực lượng lao
động đông đảo, giàu lòng yêu nước và nhiệt tình cách mạng, chịu đựng gian
khổ, hi sinh, lao động cần cù, sáng tạo; là đội quân chủ lực của cách mạng.
Đảng ta đã khẳng định: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí
chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội
bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn,
phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất
nước” [41, tr .56]
Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên là tổ chức đại diện cho quyền lợi giai
cấp nông dân trong tỉnh. Hội có nhiệm vụ tập hợp đoàn kết nông dân, xây dựng
giai cấp nông dân vững mạnh về mọi mặt, xứng đáng là lực lượng đồng minh
tin cậy trong khối liên minh vững chắc công - nông - trí thức, một nhân tố bảo
đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Sức mạnh của quần chúng nông dân trước hết là sức mạnh của tổ chức.
Không có tổ chức thì không thể có sức mạnh và do đó không thể thực hiện
thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH. Mặt khác, nông dân là lực lượng to lớn,
chiếm số đông nhất trong các giai cấp, tầng lớp xã hội của tỉnh, cho nên Hội
Nông dân lại càng có tầm quan trọng đối với công cuộc xây dựng, phát triển
kinh tế- xã hội trên địa bàn.
Là một tổ chức thành viên có số hội viên vào loại đông nhất trong Mặt
trận Tổ quốc tỉnh, Hội Nông dân Thái Nguyên cùng với các tổ chức thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
53
viên khác tích cực tham gia hoạch định và thực hiện các chính sách, pháp luật,
chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước ở nông thôn; tham gia
xây dựng kinh tế hợp tác, hợp tác xã, tổ chức các hoạt động dịch vụ hỗ trợ
nông dân và vận động nông dân thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; tham
gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Có thể nói, trong mọi hoạt động kinh tế- xã hội của tỉnh, Hội Nông dân
đều có vị trí quan trọng không thể thiếu.
3.2 Vai trò của Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên
Hội Nông dân là tổ chức chính trị rộng lớn của giai cấp nông dân tỉnh,
Hội Nông dân luôn nắm vững và bám sát đường lối của Đảng về công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; tổ chức vận động nông dân tham
gia phát triển sản xuất kinh doanh, xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính
đáng, xây dựng nông thôn mới, bảo vệ lợi ích thiết thực của người nông dân.
Đó là những động lực rất cơ bản để Hội thu hút, tập hợp nông dân và xây
dựng Hội vững mạnh.
3.2.1 Vai trò tổ chức, giáo dục, vận động hội viên nông dân trong tỉnh thực
hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế- xã hội.
Hội Nông dân có vai trò tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, hội viên,
nông dân hiểu biết đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
nghị quyết, chỉ thị của Hội thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục,
các cấp Hội đã khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng,
tinh thần tự lực, tự cường, lao động sáng tạo của nông dân. Đây chính là
nguồn sức mạnh cho hội viên nông dân tích cực tham gia phát triển kinh tế,
văn hoá, xã hội, quốc phòng an ninh. Mọi chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh uỷ và
Uỷ ban nhân dân tỉnh đều được các cấp Hội Nông dân tổ chức học tập, quán
triệt trong hội viên. Các mục tiêu phát triển kinh tế - Xã hội được các cấp Hội
tổ chức thực hiện. Nhiều phong trào thi đua được Hội Nông dân tỉnh phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
54
động, nhiều mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi đã xuất hiện ở hầu
khắp các địa phương. Sản xuất lương thực có bước tiến lớn, tăng trưởng kinh
tế đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã chuyển dịch theo hướng
công nghiệp và dịch vụ với hiệu quả kinh tế ngày càng cao, diện mạo nông
thôn ngày càng đổi mới, đời sống của nông dân trong tỉnh ngày càng được cải
thiện đáng kể.
Hội đã tổ chức và thực hiện tốt nhiều cuộc vận động, các phong trào thi
đua lớn, khơi dậy và thu hút hàng vạn hội viên tham gia, đạt được nhiều thành
tựu. Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau
xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng đã phát triển sâu rộng và đạt hiệu
quả cao. Đến nay, hàng trăm hộ nông dân đạt tiêu chuẩn sản xuất kinh doanh
giỏi các cấp, nhiều hộ nông dân đã được giúp đỡ và tự mình vươn lên thoát
cảnh đói nghèo. Tiếp tục phát triển nâng cao chất lượng 3 phong trào, đó là:
Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau
xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng; Phong trào nông dân thi đua
xây dựng nông thôn mới (phong trào này thay cho phong trào nông dân thi
đua xây dựng gia đình văn hoá, tham gia xây dựng làng, xã văn hoá) và
Phong trào nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Phấn đấu để phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi,
đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu có bước phát triển mới
về chất, góp phần giảm hộ nghèo và ngày càng nhiều hộ nông dân sản xuất
kinh doanh giỏi với các tố chất mới, đó là sản xuất, kinh doanh có hiệu quả
trên đơn vị diện tích canh tác, nâng cao chất lượng hàng hoá nông sản, bảo đảm
vệ sinh, an toàn thực phẩm, đáp ứng khả năng cạnh tranh hàng hoá trong thời kì
hội nhập; đoàn kết, chia sẻ kinh nghiệm giúp nhau làm giàu; tạo nhiều việc làm
cho người lao động, bảo đảm quyền lợi về vật chất và tinh thần; liên kết, liên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
55
doanh, tham gia cổ phần vào các doanh nghiệp, phát triển kinh tế hợp tác, xây
dựng hợp tác xã ở nông thôn. Thông qua các phong trào thi đua, các cấp Hội đã
tập hợp được hàng ngàn hộ nông dân phát huy tiềm năng, lợi thế về đất đai, lao
động, phát triển sản xuất, tăng thêm thu nhập. Từ trong phong trào thi đua sản
xuất kinh doanh giỏi, trên địa bàn tỉnh đã hình thành các mô hình kinh tế trang
trại có hiệu quả và xuất hiện nhiều doanh nghiệp ở nông thôn.
Hội Nông dân đã vận động, tập hợp đông đảo lực lượng đẩy mạnh sản
xuất, xây dựng nông thôn mới. Mặc dầu thường xuyên gặp khó khăn do thiên
tai và diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế, nhưng sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh vẫn liên tục tăng trưởng, phát triển toàn diện và vững chắc.
Kết quả đó là nhờ có sự nỗ lực của các cấp Hội Nông dân trong công tác
tuyên truyền, vận động hội viên thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
do nghị quyết các kì đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra.
Để nâng cao vai trò tổ chức, giáo dục của Hội Nông dân các cấp, vấn
đề đặc biệt quan trọng là phải thường xuyên củng cố và kiện toàn đội ngũ cán
bộ đủ về số lượng, với chất lượng ngày càng cao. Nhận thức rõ điều đó, Hội
Nông dân tỉnh chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ
Hội các cấp cả về chính trị, văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp
vận động quần chúng, nhất là phong cách "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học
dân và có trách nhiệm với dân","nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin
",[41, tr.55]. Nhờ đó, các cấp Hội có đủ năng lực tham mưu cho cấp ủy và
phối hợp chặt chẽ với các ngành, các đoàn thể thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội.
3.2.2 Vai trò tổ chức, mở rộng các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ
nông dân sản xuất, nâng cao đời sống
Mở rộng các hoạt động dịch vụ, dạy nghề, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát
triển sản xuất, nâng cao đời sống, hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế
tập thể trong nông nghiệp là một trong các chức năng của Hội Nông dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
56
Thực hiện chức năng đó, vai trò của các cấp Hội Nông dân trong tỉnh ở
thời kì này được thể hiện rõ. Các cấp Hội tổ chức các hoạt động dịch vụ để
giải quyết các nhu cầu về vốn, vật tư, hàng hóa cho nông dân. Tổ chức tiêu
thụ nông sản, hàng hoá cho nông dân.
Trong giai đoạn 1997 - 2007, vấn đề cơ khí hoá nông nghiệp, nông
thôn vẫn diễn ra rất chậm và chưa đáp ứng được tình hình mới trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên. Một phần do nông dân thiếu vốn đầu tư, một phần do dịch
vụ cung ứng vật tư, máy nông nghiệp chỉ phát triển ở khu vực có hệ thống
giao thông thuận lợi. Đứng trước tình hình đó, Hội Nông dân đã lập chương
trình và có kế hoạch cụ thể phối hợp với các Công ti phân bón, các doanh
nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp, máy móc đảm bảo chất lượng cho nông
dân theo hình thức trả chậm không tính lãi.
Các cấp Hội Nông dân trong tỉnh mở rộng dịch vụ thông tin giúp nông
dân tiếp cận thông tin về đường lối, chính sách, các qui định của pháp luật
liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thông tin về khoa học kĩ
thuật, giá cả vật tư nông nghiệp….
Trong những năm đầu sau khi tái lập tỉnh, tuy sản phẩm nông nghiệp
rất đa dạng và phong phú, nhưng phần lớn nông sản chưa có thương hiệu,
mẫu mã bao bì chưa phù hợp, đặc biệt là sản xuất chủ yếu ở dạng sơ chế, sản
phẩm có giá trị cạnh tranh thấp. Chính vì lí do đó, Hội Nông dân đã chủ động
tuyên truyền, phối hợp với các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất và kinh doanh
các sản phẩm nông nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hoá để tăng
tính cạnh tranh. Các thương hiệu: “Chè an toàn”, “Chè Thái Nguyên”, “Chè
Quân Chu” …với mẫu mã bao bì đẹp, kiểu dáng công nghiệp, chất lượng sản
phẩm được khách hàng ưa thích trên phạm vi cả nước, là kết quả hoạt động
dịch vụ hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hoá của các
cấp Hội Nông dân trong tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
57
Hội đã tiến hành xây dựng mạng lưới tham gia tiêu thụ sản phẩm cho
nông dân thông qua hệ thống Trung tâm Dạy nghề của tỉnh, Trung tâm đào
tạo nông dân và đã thí điểm xây dựng kho bảo quản nông sản, tiếp cận cách
bảo quản nông sản sau thu hoạch….
Nhằm đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công,
khuyến ngư, các cấp Hội Nông dân đã tổ chức các hoạt động hỗ trợ chuyển
giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học - kĩ thuật và công nghệ cho nông dân,
đặc biệt là việc tiếp cận với công nghệ sinh học, công nghệ thông tin và thông
tin thị trường, giá cả. Các cấp Hội tổ chức dạy nghề và hỗ trợ việc làm cho
một bộ phận lao động và con em nông dân để chuyển nghề nhằm đáp ứng
nguồn nhân lực cho công nghiệp, dịch vụ và xuất khẩu lao động; tham gia
phối hợp xây dựng mô hình và hướng dẫn phát triển các hợp tác xã và các
hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn.
Bước đầu Hội đã tổ chức được một số hoạt động dịch vụ có hiệu quả,
thiết thực, giúp nông dân nghèo không có tài sản thế chấp tháo gỡ được khó
khăn, nhất là khâu đầu vào của sản xuất như: vốn, vật tư nông nghiệp, đưa
tiến bộ khoa học- kĩ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, làm tăng năng suất,
sản lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh hàng hoá nông
sản, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống.
Bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế, nông dân, nông thôn, nông nghiệp đang đối diện với nhiều thách thức
nghiệt ngã: nền nông nghiệp trong tỉnh cơ bản vẫn là sản xuất nhỏ, chưa phát
triển, tỉ suất hàng hóa, kĩ thuật sản xuất, sức cạnh tranh và thương hiệu hàng
hóa còn thấp. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn, xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại, công bằng, dân chủ, góp
phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là một nhiệm vụ to lớn của tất
cả các ban ngành trong tỉnh, trong đó trách nhiệm của Hội Nông dân là rất
nặng nề. Trước yêu cầu của thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
58
đất nước, mà công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một
trọng điểm, Hội Nông dân tiếp tục đổi mới để vươn lên xứng đáng với vai trò
nòng cốt của phong trào nông dân trong thời kì mới.
Để tạo điều kiện cho cán bộ, hội viên phát triển sản xuất, các cấp Hội
Nông dân đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ hỗ trợ nông
dân trên cơ sở đề nghị cấp trên tiếp tục bổ sung kinh phí và huy động từ nhiều
nguồn. Hội tiếp tục xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân ở các cơ sở; đồng thời thí
điểm đầu tư quỹ này vào việc xây dựng mô hình sản xuất, kinh doanh theo qui
mô lớn hoặc mô hình kinh tế tập thể.
Hội Nông dân phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội giúp nông dân vay vốn và sử
dụng nguồn vốn vay có hiệu quả thông qua các tổ vay vốn do Hội Nông dân
thành lập.
Các cấp Hội chủ động giúp nông dân xây dựng các dự án khả thi để tổ
chức sản xuất, hỗ trợ nông dân về trình tự thủ tục để người dân tiếp cận với
các nguồn vốn theo qui định.
Để hỗ trợ nông dân tiếp cận với khoa học kĩ thuật và công tác quản lí
trong sản xuất, kinh doanh; Hội xây dựng nhiều mô hình trình diễn để nông
dân tham gia học tập. Do trình độ của nông dân còn có những hạn chế nhất
định trong việc tiếp cận với khoa học kĩ thuật tiên tiến qua sách báo, tài liệu
và các phượng tiện thông tin đại chúng. Cho nên cách tiếp cận tốt nhất đối với
nông dân là học tập qua các mô hình trình diễn cụ thể, thông qua mô hình
nông dân mắt thấy, tai nghe và làm theo. Hội Nông dân đã tiến hành lựa chọn
các mô hình trình diễn điển hình, có sức thuyết phục, có hiệu quả và có khả
năng nhân rộng trong địa phương để trình diễn cho nông dân học tập.
Ngày nay, khoa học kĩ thuật có vị trí quan trọng trong quá trình sản
xuất. Người dân rất cần được hỗ trợ chuyển giao khoa học kĩ thuật. Việc này
phải được gắn liền với hoạt động sản xuất của họ và được xuất phát từ những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
59
khâu đơn giản: Kĩ thuật chọn giống, kĩ thuật canh tác, kĩ thuật bảo quản sau
thu hoạch, kĩ thuật chế biến nông sản … cách chuyển giao kĩ thuật đã được
Hội Nông dân thực hiện qua mô hình sản xuất và thực tế trên đồng ruộng và
chuồng trại trong tỉnh.
3.2.3 Vai trò tổ chức, động viên nông dân xây dựng nông thôn mới
Phong trào nông dân xây dựng nông thôn mới được phát động thông
qua nhiều hình thức. Nông dân thi đua xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn
ngày càng phát triển sâu rộng. Phong trào nông dân tham gia xây dựng gia
đình văn hóa, làng, xã văn hóa, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trật
tự ở nông thôn, vận động nông dân xây dựng nếp sống mới, bài trừ các hủ tục
lạc hậu....
Kết quả đó là nhờ Hội Nông dân các cấp trong tỉnh tích cực vận động cán
bộ, hội viên tham gia. Cũng thông qua đó, bộ mặt nông thôn tỉnh Thái Nguyên
được thay đổi căn bản, kinh tế ở nông thôn trong tỉnh ngày càng phát triển.
Thực tiễn trong suốt quá trình phát triển nông nghiệp và xây dựng
nông thôn mới, Hội Nông dân Thái Nguyên luôn xuất phát từ tình hình thực
tiễn, từ lợi ích của người nông dân, “lấy dân làm gốc” để vận dụng các chủ
trương, chính sách của Đảng cho phù hợp với điều kiện của tỉnh. Khi một
chủ trương chính sách đưa ra được nông dân hưởng ứng, hợp lòng dân là cơ
sở thực tiễn để kiểm nghiệm tính đúng đắn của đường lối, lúc đó đường lối
của Đảng mới trở thành hiện thực sinh động trong đời sống của hàng vạn
nông dân.
Đường lối chính sách muốn đi sâu, bám rễ trong nông dân thì đòi
hỏi các cấp Hội phải tổ chức quán triệt, phát động nông dân tiến hành phát
triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH, hết sức chú ý đến xây
dựng và tổng kết điển hình. Tin dân, dựa vào dân, phát huy ý thức tự lực, tự
cường, giáo dục, tổ chức, hướng dẫn dân làm những điều có lợi cho dân, đó
là quan điểm và cũng là kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
60
KẾT LUẬN
1. Trong thời kì CNH-HĐH, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên có vị trí,
vai trò đặc biệt quan trọng.
CNH-HĐH là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Đó cũng
là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân nhằm đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn,
lạc hậu, trở thành một nước XHCN có nền công nghiệp, nông nghiệp hiện đại,
văn hoá và khoa học kĩ thuật phát triển.
Kinh tế nước ta nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng chủ yếu là
kinh tế nông nghiệp. Vì vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn là một nội dung cơ bản trong đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá
của Đảng ta.
Giai cấp nông dân - với tổ chức đại diện là Hội Nông dân- là lực lượng
to lớn, có tính quyết định trong công cuộc CNH-HĐH nông nghiệp, nông
thôn. Thông qua Hội Nông dân, lực lượng giai cấp nông dân được tổ chức lại,
tạo lên sức mạnh góp phần đưa sự nghiệp CNH-HĐH đi tới thắng lợi.
Trong quá trình thực hiện CNH-HĐH, Hội Nông dân tỉnh đã quán triệt
và cụ thể hoá các chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh,
tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân tham gia nhiều hoạt động
phong phú, thiết thực. Trong quá trình thực hiện CNH-HĐH trên địa bàn tỉnh,
Hội Nông dân lãnh đạo nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp, xây
dựng nông thôn mới với nhiệm vụ trước hết là thay đổi cách thức sản
xuất, phát huy tiềm năng, thế mạnh của người nông dân và của cả vùng
kinh tế nông thôn.
Nhận thấy rõ lợi ích chính đáng của người nông dân chỉ được thực hiện
và nâng cao khi sản xuất nông nghiệp phát triển. Hội Nông dân tỉnh khuyến
khích và tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình thành đơn vị kinh tế tự chủ;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
61
phối hợp với các cấp, các chính quyền, các cơ quan chức năng thực hiện tốt
việc giao đất cho nông dân, giúp đỡ về vốn, kĩ thuật, các dịch vụ cung ứng
vật tư, tiêu thụ sản phẩm, phát triển công nghệ chế biến và các nghề tiểu
thủ công nghiệp; gắn phát triển sản xuất nông nghiệp trong mối quan hệ với
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
2. Hoạt động của Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn
1997- 2007 đã có nhiều khởi sắc, với nhiều hình thức và nội dung phong phú.
Hoạt động của Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên giai đoạn này đã phát
huy được mọi nguồn lực và tinh thần sáng tạo trong nông dân để phát triển
sản xuất nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, xây dựng đời sống
văn hoá, xã hội ở địa bàn nông thôn, xây dựng nông thôn mới, tham gia xây
dựng Đảng và củng cố chính quyền, đóng góp tích cực vào việc thực hiện
thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương.
Tổ chức Hội tiếp tục được củng cố và phát triển, chất lượng hội viên
được nâng cao, nội dung phương thức hoạt động của hội ngày càng được đổi
mới và hướng về cơ sở, hiện tượng “hành chính hoá” công tác Hội từng bước
được khắc phục. Hội đã bước đầu chuyển từ hoạt động theo kiểu hành chính
sang hoạt động có chương trình mục tiêu cụ thể và thông qua các nghị quyết
với chính quyền, với các ngành, các doanh nghiệp để đáp ứng ngày càng tốt
hơn các yêu cầu thiết thực của nông dân cả về chính trị, kinh tế, xã hội. Các
cấp Hội, nhất là chi hội đã thể hiện được vai trò nòng cốt trong sự nghiệp
CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Hội Nông dân tiến hành thực hiện theo chủ trương của Đảng, xóa bỏ cơ
chế hành chính tập trung quan liêu bao cấp, xác lập cơ chế mới. Đây là một
cuộc cách mạng làm thay đổi từ tư duy, nhận thức đến thực tiễn, hành động.
Kinh tế thị trường với qui luật của nó chứa đựng cả những yếu tố tích cực
và tiêu cực đã tác động sâu sắc đến người nông dân. Bên cạnh nhiều yếu tố
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
62
tâm lí truyền thống tốt đẹp vẫn được giữ vững, người nông dân đã khắc
phục được nhiều thói quen cũ lạc hậu để tự khẳng định mình, tự thích nghi
với điều kiện kinh tế - xã hội mới. Nông dân có ý thức hơn trong cuộc sống
và làm việc theo pháp luật, đoàn kết gắn bó với nhau trong cộng đồng, thực
hiện đúng các nghĩa vụ, bảo vệ quyền lợi của bản thân và xã hội. Người
nông dân cũng có đ iều kiện để nâng cao về trình độ học vấn, tay nghề, chủ
động tiếp xúc với khoa học và công nghệ mới. Tâm lí thụ động, ỷ lại, trông
chờ dần bị xóa bỏ, thay vào đó là tâm lí, thói quen hành động năng động,
tháo vát, dám cạnh tranh. Đây là những yếu tố tích cực tác động mạnh mẽ
tới quá trình đổi mới.
So với những năm trước, trong giai đoạn 1997- 2007, Hội Nông dân
tỉnh có nhiều hoạt động phong phú, sinh động hơn. Hoạt động của Hội thuộc
nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội và mang lại nhiều quyền lợi thiết thực cho hội
viên, nông dân.
3. Hoạt động của Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn
1997- 2007 đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu
kinh tế- xã hội do nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và XVI đề ra.
Quá trình CNH-HĐH nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn
1997-2007 là một quá trình hoàn thiện phương thức tổ chức, quản lí và ứng
dụng những thành tựu tiến bộ khoa học, kĩ thuật và công nghệ vào sản xuất
nông nghiệp.
Hội Nông dân tỉnh tiếp tục mở rộng phong trào “Thi đua sản xuất, kinh
doanh nông, lâm nghiệp giỏi”; đồng thời phối hợp với các ngành chức năng
mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kĩ thuật cho hàng vạn hộ nông
dân. Phong trào đã lôi cuốn hầu hết cán bộ, hội viên, nông dân thi đua làm
giàu. Hằng năm có hàng trăm hộ đạt danh hiệu “Sản xuất giỏi” cấp huyện và
cấp cơ sở. Nhiều mô hình kinh tế hộ nông dân đã hình thành và phát triển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
63
thành kinh tế trang trại. Nhờ đó, sản xuất kinh tế nông nghiệp trên địa bàn
tỉnh phát triển khá nhanh. Sản lượng lương thực qui thóc năm sau cao hơn
năm trước, bình quân hằng năm đạt gần 30 vạn tấn, vượt hơn 10% so với chỉ
tiêu Đại hội Đảng bộ lần thứ XV (11/1997) đề ra.
Năng suất, sản lượng lúa trong các năm đều tăng lên. Các loại hoa mầu
nhìn chung đều tăng cả về diện tích và sản lượng.
Cuộc vận động xây dựng nông thôn mới do Hội Nông dân phát động
được đông đảo hội viên và nông dân hưởng ứng, làm thay đổi bộ mặt kinh tế -
xã hội. Lực lượng lao động ở nông thôn được huy động vào việc làm đường
giao thông, xây dựng lưới điện, cứng hoá kênh mương, xây dựng trạm xá, xoá
phòng học tạm ….
Hằng năm, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn
trồng được hàng trăm “Vườn cây tình nghĩa” tặng các gia đình chính sách;
mở hàng trăm lớp truyền thông dân số cho hàng vạn lượt người tham dự; xây
dựng hàng chục câu lạc bộ nam nông dân thực hiện dân số kế hoạch hoá gia
đình ..v.v.
Tất cả các hoạt động do Hội Nông dân tỉnh tổ chức chỉ đạo thực hiện
trên đây đều góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (11/1997) và lần thứ XVI (1/2001).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Ban dân vận Trung ương, (2000), Một số vấn đề về công tác vận động
nông dân ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2 Ban tư tưởng văn hóa Trung ương, (2002), Con đường công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nông nghiệp và
phát triển nông thôn, Hà Nội.
3 Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, 2002, : “Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn Việt Nam”. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4 Báo cáo tổng kết hoạt động của Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên các
năm từ 1997 đến 2007
5 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam: “Một số vấn đề về công
nghiệp hoá, hiện đại hoá trong phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn
thời kỳ 2001 – 2020”. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2001.
6 Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Một số văn bản pháp luật
hiện hành về phát triển nông nghiệp, nông thôn, Nxb Lao động xã hội.
7 Nguyễn Văn Bích - Chu Quang Tiến (1996), Chính sách kinh tế và vai
trò của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt
Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8 Ngô Đức Cát , 2004, Kinh tế trang trại với xoá đói giảm nghèo,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
9 Trần Văn Châu (2003), Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở Việt
Nam thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10 Trường Chinh – Võ Nguyên Giáp (1937), Vấn đề dân cày, Nxb Sự thật,
Hà Hội.
11 Phan Huy Chú (1961), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1: Dư địa chí
– nhân vật chí, Viện sử học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
65
12 Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi
mới (1986-2002), Nxb Thống kê, Hà Nội.
13 Nguyễn Sinh Cúc (2004), “Nông nghiệp Việt Nam nửa đầu kế hoạch 5
năm 2001 - 2005”, Tạp chí Cộng sản (6), tr 15 -18.
14 Chính sách Nhà nước với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn thời kỳ
đổi mới, Hội thảo khoa học, Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận
chính trị, ĐHQGHN, tháng 1/2009.
15 Chính sách nhà nước với việc xây dựng các hình thức kinh tế hợp tác
trong nông nghiệp, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 8(219) tháng 8/1996.
16 CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn. Một số vấn đề lí luận và thực tiễn,
Nxb Chính trị Quốc gia.
17 Lê Duẩn - Phạm Văn Đồng (1974), Tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lí
nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn XHCN, Nxb Sự thật, Hà Nội.
18 Lê Duẩn (1962), Tất cả để sản xuất để CNH – HĐH XHCN, Nxb Sự
thật, Hà Nội.
19 Lê Duẩn (1965), Giai cấp vô sản với vấn đề nông dân trong cách mạng
Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội.
20 Lê Duẩn (1968), Nắm vững đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến
lên xây dựng kinh tế địa phương vững mạnh, Nxb Sự thật, Hà Nội.
21 Lê Duẩn (1979), Về vấn đề hợp tác hoá nông nghiệp, Nxb Sự thật, Hà Nội.
22 Nguyễn Tấn Dũng (20/3/2002), “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong tiến
trình CNH, HĐH đất nước”, Báo Nhân dân, trang 2.
23 Đảng Cộng sản Việt Nam - Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phú Lương
(2005), Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Lương, Tập II, (1955 - 2000).
24 Đảng Cộng sản Việt Nam - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
(2003), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, tập I (1936 - 1965).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
66
25 Đảng Cộng sản Việt Nam - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
(2005), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, tập II (1965 - 2000).
26 Đảng Cộng sản Việt Nam (10/1997), Chỉ thị về một số công việc cấp
bách ở nông thôn hiện nay, Hà Nội.
27 Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự
thật, Hà Nội.
28 Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
29 Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.
30 Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
31 Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần
thứ 5 (Khoá VII), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
32 Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2
(khoá VIII), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
33 Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
34 Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4
(khoá VIII), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
35 Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết 06/TQ - TW của Bộ Chính
trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
36 Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6
(lần1) (khoá VIII), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
37 Đảng Cộng sản Việt Nam (2/2001), Chỉ thị của Bộ Chính trị về đẩy
mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
67
38 Đảng Cộng sản Việt nam (2000), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới
(Đại hội VI, VII, VIII, IX ), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
39 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
40 Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Các Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm
Ban chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
41 Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH
TW Đảng (khoá X) về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
42 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
43 Đảng Cộng sản Việt Nam (5/4/1988), Nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị
về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, Nxb Sự thật, Hà Nội.
44 Đảng Cộng sản Việt Nam với công cuộc đổi mới đất nước (2003),
Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
45 Đảng Cộng sản Việt Nam, 1997, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4
(khoá VIII), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
46 Đảng Lao động Việt Nam - Ban Chấp hành tỉnh Bắc Thái, Báo cáo tổng
kết của tỉnh Bắc Thái các năm 1972, 1973. Phòng lịch sử Đảng Ban
Tuyên giáo tỉnh uỷ Thái Nguyên.
47 Địa chí Thái Nguyên (2009), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
48 Nguyễn Điền (1997), Công nghiệp hóa, nông nghiệp, nông thôn các
nước châu Á và Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
49 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động khoa học-công nghệ phục vụ nông nghiệp,
Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 5/2003.
50 Lê Mậu Hãn (1995), Đảng Cộng sản Việt Nam - Các Đại hội và Hội
nghị Trung ương, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
68
51 Lê Mậu Hãn (2001), Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập III (1945 - 2000),
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
52 Nguyễn Thị Hằng (1997), Vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn
nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
53 Hà Hùng (2002), “Tiếp tục thực hiện mục tiêu CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết đại hội IX”, Tạp chí
Lịch sử Đảng, (11), tr.32-35.
54 Lâm Quang Huyên (2002), Vấn đề ruộng đất ở Việt Nam, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội
55 Hồ Chủ Tịch với Việt Bắc (1960), Nxb dân tộc.
56 Hoạt động của HTX trong điều kiện hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự
chủ ở nước ta hiện nay, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Đại học Kinh tế
quốc dân Hà Nội, số 13 tháng 8+9/1996.
57 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam: Thực trạng và một số
vấn đề đặt ra, Tư liệu chuyên đề
58 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (8/1996), Nông thôn Việt
Nam sau 10 năm đổi mới, Thông tin chuyên đề.
59 Hội Nông dân Việt Nam (1998), Lịch sử phong trào nông dân và Hội
Nông dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
60 Hỏi và đáp về CNH – HĐH, 1999, Nxb Thanh niên.
61 J.Stalin (1958), Vấn đề nông dân và vấn đề tập thể hoá nông nghiệp ở
Liên Xô, Nxb Sự thật, Hà Nội
62 Nguyễn Hữu Khải (2003), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
và nông thôn Việt Nam và Chương trình đẩy mạnh xuất khẩu nông sản
(sách tham khảo), Nxb Thống kê, Hà Nội.
63 Nguyễn Hữu Khánh (1998), Đất và người Thái Nguyên, Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
69
64 Trịnh Trúc Lâm (2008), Địa lí tỉnh Thái Nguyên, Sở Giáo dục - Đào tạo
Thái Nguyên.
65 Lênin (1952), Toàn tập, Tập 4, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
66 Lịch sử ATK Định Hoá trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược (1945 - 1954), Huyện uỷ Định Hoá, 1997.
67 Lịch sử cánh mạng tháng Tám tỉnh Bắc Thái, Ban nghiên cứu lịch sử
Đảng Bắc Thái, 1978.
68 Luận cương chính trị năm 1930 của Đảng,(1983), Nxb Sự thật, Hà Nội.
69 Một số giải pháp thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở nước ta
hiện nay, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 11/2001.
70 Một số kinh nghiệm của các nước châu Á về công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí Khoa học (Chuyên san Kinh tế-
Luật), T.XVIII ,số 4/2002.
71 Một số vấn đề về công tác vận động nông dân ở nước ta hiện nay
(2000), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
72 Hồ Chí Minh (1980), Toàn tập, Tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.
73 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
74 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
75 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
76 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
77 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
78 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
79 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 11, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
80 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
81 Nguyễn Xuân Minh (2006), Lịch sử Việt Nam 1945 - 2000, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
82 Đỗ Hoài Nam: “Một số vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt
Nam”. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
70
83 Nguyễn Ngọc - Đỗ Đức Thịnh, Nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở
Việt Nam và một số nước, Nxb Văn hoá dân tộc
84 Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá IX
tháng 3 năm 2002 về: “Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn, thời kỳ 2001 - 2010”.
85 Nghị quyết số 09 của Chính phủ (15/6/2000), Về một số chủ trương,
chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp, Hà Nội.
86 Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 1998 – 2002, Nxb thống kê, Hà
Nội, 2003.
87 Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2009, Cục thống kê Thái
Nguyên, 4/2010.
88 Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2003, Nxb Thống kê, Hà Nội.
89 Nguyễn Đình Phan: Những biện pháp chủ yếu thúc đẩy công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng. Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.
90 Phát triển nông nghiệp toàn diện và đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản
xuất nông nghiệp, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 2(204) tháng 4/1995.
91 Đặng Kim Sơn: Công nghiệp hoá từ nông nghiệp, lý luận thực tiễn và triển
vọng áp dụng ở Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2001.
92 Lưu Văn Sùng: Một số kinh nghiệm điển hình về phát triển nông nghiệp
nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2004.
93 Một số giải pháp tháo gỡ những khó khăn nảy sinh trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí Khoa học
(Chuyên san Kinh tế-Luật),Tập XX, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 4/2004.
94 Lê Quốc Sử (2001), Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển kinh tế
của nông nghiệp Việt Nam theo hướng CNH - HĐH từ thế kỷ XX đến thế
kỷ XXI trong “thời đại kinh tế tri thức”, Nxb Thống kê,TP.Hồ Chí Minh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
71
95 Quân khu Việt Bắc, Tổng hợp binh yếu địa chí năm 1970, Phòng lịch sử
Đảng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Nguyên.
96 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (24/11/2000), về một số chính
sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, Hà Nội.
97 Lê Đình Thắng (chủ biên, 2002), Chính sách phát triển nông nghiệp và
nông thôn sau Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (Sách tham khảo), Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
98 Tạp chí Khoa học Tập XXI, Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 2/1995.
99 Tạp chí cộng sản, tháng 01/1999.
100 Tạp chí Lịch sử Đảng (2005) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong 20 năm
đổi mới (tr39 -43-66)
101 Tạp chí phát triển kinh tế, số 95, tháng 9/1998
102 Thái Nguyên đất và người, 2003, Sở văn hoá thông tin Thái Nguyên.
103 Thực trạng CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Thống
kê, Hà Nội, 1998.
104 Nguyễn Trãi (1976), Toàn tập, Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
105 Lê Trọng: Hướng dẫn kế hoạch làm ăn cho hộ nông dân để xoá đói giảm
nghèo, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2000.
106 Nguyễn Trần Trọng: Những mô hình kinh tế hộ nông dân miền núi đi
lên sản xuất hàng hóa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1996.
107 Nguyễn Kế Tuấn: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn ở Việt Nam, con đường và bước đi. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2006.
108 Uỷ ban hành chính tỉnh Bắc Thái, Báo cáo tổng kết và phương hướng thực
hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế và văn hoá của các năm: 1965, 1966,
1968, 1969, 1971, 1973, 1974, 1975, Trung tâm lưu trữ tỉnh Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
72
109 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2001.
110 Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 26 (2003), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
111 Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 34 (2004), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
112 Về việc nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường nông thôn nước ta
hiện nay,
113 Đinh Xuân Vịnh (2002), Sổ tay địa danh Việt Nam, Nxb Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
114 Mai Thị Thanh Xuân, Những điều kiện cơ bản để thực hiện công nghiệp hóa
rút ngắn Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Bắc
Trung Bộ. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Hội 2004.
115 Mai Thị Thanh Xuân, Công nghiệp chế biến với việc nâng cao giá trị
hàng nông sản xuất khẩu ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số
341 tháng 10/2006.
116 Mai Thị Thanh Xuân, Một số kinh nghiệm rút ra từ mô hình công nghiệp
hóa của các nước Đông Á, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số
8(90)/2008.
117 Mai Thị Thanh Xuân, Các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới và bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2009.
118 Thực tiễn các nước và ý nghĩa đối với Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học,
Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, ĐHQGHN, tháng
12/2009.
119 Mai Thị Thanh Xuân, Phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở Việt
Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2006.
120 Mai Thị Thanh Xuân, Quan niệm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về kinh tế
nông dân và ý nghĩa đối với Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc
gia, Hà Nội, tháng 1/2010.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
73
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
74
Bác Hồ thăm nông dân Thái Nguyên
Bác Hồ thăm xã Hùng An - Đại Từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
75
Bác Hồ nói chuyện với nông dân Hùng Sơn Đại Từ - Thái Nguyên (1954)
Bác Hồ thăm gia đình nông dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
76
Bác Hồ cùng nông dân chống hạn (1962)
Hội nghị cán bộ Nông dân Cứu quốc tại Việt Bắc (6/1950)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
77
Bác Hồ với cán bộ Hội Nông dân Cứu quốc
(Việt Bắc 1/1952)
Trụ sở Hội Nông dân Cứu quốc
Xóm Bản Lá - Điềm Mặc - Định Hoá – Thái Nguyên (6/1950)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
78
Hội nghị cán bộ Nông dân Cứu quốc tại Việt Bắc (12/1949)
Văn nghệ chào mừng Đại hội V
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
79
Lãnh đạo tỉnh tặng bức trƣớng kỉ niệm đại hội V
Nông dân tham gia hội thi tiếng hát đồng quê
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
80
Nông dân tìm hiểu luật giao thông đƣờng bộ
Tặng nhà tình thƣơng cho hội viên nông dân nghèo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
81
Áp dụng kĩ thuật trong chế biến thức ăn gia súc
Mạnh dạn cải tiến kĩ thuật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
82
Mô hình chăn nuôi dê Bách Thảo
Nông dân đẩy mạnh nuôi bò sinh sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
83
Chăm sóc lợn lai Móng Cái
Chuyên gia nƣớc ngoài kiểm tra việc thực hiện dự án
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
84
Phát triển giống F1
Mô hình trang trại phổ biến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
85
Chị Hoàng Thị Hƣờng , xóm Cổng Đồn, xã Cổ Lũng là một trong những
phụ nữ điển hình làm giàu từ nghề chăn nuôi của huyện Phú Lƣơng
(Nguồn; Báo Thái Nguyên)
Tập huấn cho nông dân cách vay vốn ngân hàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
86
Nông dân tiếp thu chuyển giao kĩ thuật
Đƣờng giao thông nông thôn đƣợc bê tông hoá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
87
Sản xuất mây tre đan, nghề phụ cho thu nhập chính tại gia đình bà
Hoàng Thị Tôn, xã Tiên Phong, Phố Yên
Đóng bịch nấm tại HTX nấm Hùng Sơn, Đại Từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
88
Mô hình kinh tế vƣờn đồi đƣợc nông dân phát triển mạnh
Nông dân làng nghề chè Thác Dài, Phú Lƣơng thu hái chè
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
89
Sản xuất mành cọ tại Định Hóa thu hút hàng trăm lao động
Sản xuất vật liệu xây dựng ở HTX nông nghiệp Vô Tranh tạo việc làm
cho hơn 20 lao động địa phƣơng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
90
Bà con nông dân xóm Đình 2, xã Văn Yên đƣa giống lúa chịu hạn CH207,
CH208 vào gieo cấy, năng suất đạt trên 57 tạ/ha.
Đƣợc sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, bà con nông dân xã Cù Vân chuyển đổi
sang mua xe tải phục vụ vận chuyển nông sản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
91
Nông dân xã Phú Thịnh sử dụng máy tuốt lúa liên hoàn vào thu hoạch
lúa giúp giảm thời gian, chi phí, tăng hiệu quả lao động
Nông dân HTX Việt Cƣờng sản xuất và đang tiếp thị sản phẩm miến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
92
Xã Tân Cƣơng, thành phố Thái Nguyên - Vùng đất nổi tiếng trong và
ngoài nƣớc với sản phẩm chè.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tailieutonghop_com_doc_430_4173.pdf