Hooc môn ở động vật

HOOC MÔN lI. GIỚI THIỆU VỀ HOOC MÔN l Hooc môn là những hợp chất hữu cơ được tạo thành trong cơ thể, có tác dụng như những tín hiệu giữa các tế bào trong toàn bộ cơ thể. Lượng hooc môn trong cơ thể thường rất thấp, một số hooc môn ở động vật chỉ có khoảng 10(-12)-10(-15)mol/mg protein của mô. Hoocmôn là các steroit, protein, aminoaxit hay amin và một số hợp chất khác. Mỗi hooc môn diều hòa hoạt động một số cơ quan gọi là cơ quan(tế bào) đích. lPHÂN LOẠI HOOC MÔN l Dựa vào bản chất hoá học của hoomôn người ta chia hormon làm 2 loại: l Loại có dẫn xuất steroit l Loại có bản chất protein, dẫn xuất protein l Ngoài ra, người ta còn căn cứ vào vị trí sản sinh rahormon để phân loại. Theo đó ta có: l Hoocmôn của tuyến yên l Hoocmôn của tuyến giáp trạng

ppt32 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 16398 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hooc môn ở động vật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Danh sách nhóm I 1. Phạm Đình Dương ( Nhóm trưởng ). 2. Lê Nguyên Minh Chính. 3. Lê Văn Dã. 4. Lưu Thanh Định. 5. Lê Thị Bính. 6. Phạm Đình Hậu. 7. Nguyễn Thanh Hậu. 8. Trần Quốc Hưng Chánh. 9. Nguyễn Văn Điệp. 10. Nguyễn Hữu Định. CHƯƠNG 7 HOOC MÔN I. GIỚI THIỆU VỀ HOOC MÔN Hooc môn là những hợp chất hữu cơ được tạo thành trong cơ thể, có tác dụng như những tín hiệu giữa các tế bào trong toàn bộ cơ thể. Lượng hooc môn trong cơ thể thường rất thấp, một số hooc môn ở động vật chỉ có khoảng 10(-12)-10(-15)mol/mg protein của mô. Hoocmôn là các steroit, protein, aminoaxit hay amin và một số hợp chất khác. Mỗi hooc môn diều hòa hoạt động một số cơ quan gọi là cơ quan(tế bào) đích. II. PHÂN LOẠI HOOC MÔN Dựa vào bản chất hoá học của hoomôn người ta chia hormon làm 2 loại: Loại có dẫn xuất steroit Loại có bản chất protein, dẫn xuất protein Ngoài ra, người ta còn căn cứ vào vị trí sản sinh rahormon để phân loại. Theo đó ta có: Hoocmôn của tuyến yên Hoocmôn của tuyến giáp trạng Có thể tóm tắt tác dụng của hooc môn như sau: Ảnh hưởng đến tốc độ sinh tổng hợp enzyme và protein. Ảnh hưởng đến tốc độ xúc tác của enzym Thay đổi tính thấm của tế bào. Điều kiện chức năng khác như: tăng cường mô tế bào, nhịp đập tim, áp suất máu, chức năng thận, sự tiết các enzyme tiêu hóa và các hooc môn khác, sự tiết sữa và các hoạt động của hệ thống sinh sản. III. HOOC MÔN ĐỘNG VẬT 1.Giới thiệu về hooc môn ở người Hệ thống nội tiết của người bao gồm các tuyến nội tiết phân tán khắp cơ thể Hệ thống nội tiết của người bao gồm các tuyến nội tiết phân tán khắp cơ thể. Cơ chế tác dụng của hooc môn: Các hooc môn là protein, peptit, aminoaxit, hay amin. Cơ chế tác dụng: cơ thể tác dụng từng hooc môn là rất chi tiết và rất phức tạp. Các hooc môn như: ephinephrin, glucagon... có thể tác dụng theo cơ chế thông qua một chất trung gian là AMP (vòng AMP). Cũng chính vì vậy, AMP được xem là chất truyền tin thứ hai trong tế bào còn hooc môn là chất truyền dẫn thứ nhất. Theo cơ chế này các hooc môn đến tế bào đích được thực hiện như sau: Chất nhận hooc môn trên màng nguyên sinh chất đến tế bào đích sẽ kết hợp đăc hiệu với hooc môn. Sự kết hợp này làm tăng hoạt động của enzym adennilatxiclaza có sẵn trên mạng ( enzym xúc tác cho phản ứng chuyển hóa ATP thành AMP), sẽ làm tăng lượng AMP. AMP sẽ làm thay đổi vận tốc của 1 hay nhiều quá trình Hoocmon insulin : Được xem là hoocmon quan trọng nhất thúc đẩy sự thu nạp và sử dụng glucose còn glucagon thì tác động ngược lại ( làm tăng lượng đường trong máu ). Cơ chế tác dụng của các hormone thực vật hoàn toàn khác hormone động vật. Các hooc môn thực vật tác động lên hoạt tính các enzyme bằng cách liên kết với enzyme để tạo phức hoạt động. Khi liên kết với hooc môn hoạt tính của enzyme được tăng lên. Hooc môn thực vật còn làm thay đổi tính chất của màng cellulose, màng nguyên sinh qua đó tác động kích thích quá trình sinh trưởng của tế bào. Một cơ chế tác động quan trọng nữa của hooc môn thực vật là thay đổi tính chất của nguyên sinh chất của tế bào, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý, trao đổi chất của tế bào. Một số hooc môn của các tuyến. a.Hooc môn của tuyến yên và tuyến tùng Tuyến yên sau sản xuất hai hooc môn có tên là hooc môn kháng bài niệu và hooc môn oxytocin. Tuy nhiên không có bằng chứng rằng chúng có vai trò như những hooc môn thực sự Vị trí tuyến yên và tuyến tùng trong não 1. Hypothalamus; 2. Tuyến yên; 3. Tuyến tùng * Hooc môn của thùy trước tuyến yên Thuỳ trước tuyến yên sản sinh ra các loại hooc môn sau: Somatotropin hormon (STH) hay còn gọi là hormon sinh trưởng (Growth hormon - GH). Hooc môn này được phát hiện khi thí nghiệm cắt bỏ thùy trước tuyến yên ở động vật non. Thí nghiệm cho thấy những động vật này ngừng phát triển và chậm sinh sản. Holmone sinh trưởng là một loại protein đặc biệt gồm 245 gốc acid amin, chứa 15,6% Nitơ, không bền khi đun nóng, trọng lượng phân tử khoảng 45.000- 47.800, điểm đẳng điện ở pH 6,8. Cấu tạo của tuyến yên Nhược năng tuyến yên(trái) và nhược năng tuyến yên (phải) trước tuổi dậy thì Ưu năng (trái) và nhược năng tuyến yên (phải) sau tuổi dậy thì Cấu tạo hooc môn sinh trưởng A. Chuột bình thường B. Chuột cắt tuyến yên A: Đồ thị tăng trọng cơ thể theo tuổi ở người B: Đồ thị tỷ lệ tăng trọng theo tuổi ở người Một số hooc môn trên cơ thể người: Hooc môn estrogen Đây là hooc môn sinh dục nữ, hooc môn này sản sinh trong buồng trứng,giúp các mạch máu hoạt động hiệu quả, giúp da đàn hồi và mềm mại, giúp hệ thần kinh tránh xa mọi căng thẳng. Để giữ mức độ hooc môn bình thường trong cơ thể, bạn cần cung cấp đủ vitamin E (có dầu thực vật, các loại cây họ đậu), vitamin K (cây sina, bí đỏ, gan, lòng đỏ trứng), axit folic (rau mùi, bắp cải). Hooc môn testosterone (hooc môn sinh dục nam) Hooc môn này biểu tượng cho sức mạnh và sự ham muốn. Khi lượng hooc môn testosterone trong cơ thể không đủ, người nam sẽ dễ nổi nong, giảm trương lực trong cơ thể, giảm trí nhớ và khả năng làm việc. Để giúp quá trình sản xuất hooc môn testosterone được ổn định, bạn cần cung cấp cho cơ thể những thực phẩm giàu chất kẽm (thịt bò, thịt lợn nạt, cá biển). Nếu uống nhiều hơn 0,5 lít bia mỗi ngày, lượng hooc môn này trong cơ thể sẽ giảm đi. Hooc môn ocxitoxin Đây chính là hooc môn tình yêu và sự quan tâm. Lượng hooc môn ocxitoxin mất nhiều đối với phụ nữ vài tháng đầu sau khi sinh, nam giói sau quá trình giao hợp. Thiếu lượng hooc môn này trong cơ thể sẽ làm chán nản và dễ bực bội. Để hooc môn Ocxitoxin được sản xuất nhiều hơn, không nên kìm nén cảm xúc. Việc sản sinh ra các hooc môn này phụ thuộc vào tình yêu và sự âu yếm. Chocolate, chuối, bơ và một số loại thực phẩm như quả bầu, rau cần tây rất cần cho quá trình sản xuất hooc môn ocxitoxin Hooc môn thyroid Đây là hooc môn của trí tuệ. Hooc môn này được sản sinh bởi tuyến giáp, giúp quá trình trao đổi chất, phối hợp hoạt động. Quá thừa hooc môn thyroid sẽ làm mất khả năng cơ bắp, thiếu hooc môn này sẽ dẫn đến báo phì. Mất cân bằng hooc môn thyroid sẽ gây mất ngủ, tim đập mạnh và hay lo lắng. Để đảm bảo đủ số lượng hooc môn trong cơ thể bạn cần cung cấp them lượng I ốt(đồ biển, muối, bánh và sữa). Noradrenalin Đây là loai hooc môn tự bảo vệ. Hooc môn này giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị viêm nhiễm, kích thích khả năng miễn dịch. Nhờ có loại hooc môn này , má của bạn luôn ửng hồng khỏe mạnh. Để cơ thể tiết ra nhiều hooc môn Noradrenalin chống stress, hãy ăn sữa chua hàng ngày. Ngoài ra bạn có thể kích thích sản xuất hooc môn này bằng cách bổ sung thêm beta carotin (có trong ca rốt) Insulin Đây chính là hooc môn ngọt ngào do tuyến tụy tiết ra. Hooc môn này giúp phân giải lượng đường bạn đã ăn và chuyển chúng thành năng lượng. Rối loạn Insulin sẽ dẫn đến phát triển bệnh tiểu đường, phá hủy hệ thống tim mạch. Những carbohydrate ‘xấu’’ (bánh ngọt, bánh mỳ sữa) sẽ giảm hiệu quả quá trình trao đổi insulin, những carbohydrate “tốt” (đường nâu, rau củ) – sẽ kích thích quá trình đó. Insulin là hooc môn chuyển động, sau một giờ luyện tập thể dục thể thao, nó có thể tăng lên 5-7%. Tác động của insulin đối với cơ thể rất lớn. Khi cắt tuyến tụy ở động vật xuất hiện các hiện tượng: giảm sự đồng hoá glucose, tăng đường huyết, đường niệu, giảm tốc độ oxy hoá glucose, lẳng ngơ trong nước tiểu, tăng cường việc hình thành thể ceton, tăng nồng độ cholesterol và các lipoid khác ở trong máu... sinh bênh tiểu đường (diabet). Động vật mắc bệnh tiểu đường sẽ bị rối loạn -trao đổi protein, glucid, phá huỷ trạng thái cân bằng toan-kiềm trong cơ thể. Tác động chủ yếu của insulin là xúc tiến quá trình oxy hóa glucose, chuyển glucose thành lipid, kìm hãm sự phân giải glycogen ở gan, kìm hãm sự sản sinh thể ceton. Trong thực tế người ta sử dụng đơn vị quốc tế của insulin- tức là số lượng insulin làm giảm lượng đường trong máu của thỏ với khối lượng 2 kg sau 4 giờ đưa hormon vào xuống còn 15 mg%. Somatotropin (hooc môn tăng trưởng) Hooc môn này do một phần não người – tuyến yên sản xuất, giúp trương lực cơ, đốt cháy chất béo, làm săn chắc cơ bắp. Ở phụ nữ, trương lực cơ giúp nâng đỡ ngực. Khi không đủ hooc môn somatotropin các cơ sẽ trở nên nhão, da ở tay, mông và bụng sẽ bị sệ. Hãy bổ sung thêm vitamin C, cá ngừ, cá trích, proten động vật (thịt bò, thịt gà) và protit thực vật (gạo, đậu tương, đậu đỗ) để kích thích sản xuất hooc môn somatotropin. III. HOOC MÔN THỰC VẬT. Khái niệm Hooc môn thực vật (phitohoocm môn) là các chất hữu cơ có mặt trong cây với một lượng rất nhỏ, được vận chuyển đến các bộ phận khác nhau của cây, điều tiết và đảm bảo sự hài hòa các hoạt động sinh trưởng. Hooc môn thực vật có hai nhóm: Nhóm chất kích thích sinh trưởng: Auxin, gibêrelin có tác động đến sự kéo dài, lớn lên của tế bào. Xitôkinin: có vai trò trong phân chia tế bào. Nhóm các chất ức chế sinh trưởng: Axit abxixic: tác động đến sự rụng lá Êtilen tác động đến sự chín của quả Chất làm chậm sinh trưởng và chất diệt cỏ 2.HOOC MÔN KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG Auxin Có 3 dạng auxin chính. Auxin a: C18H3205 Auxin b: C14H3004 Heterôauxin: C10H902N (AIA – axit indol axêtic) Auxin có ở mô phân sinh chồi, lá mầm và rễ. ở đỉnh chồi ngon. Auxin vận chuyển tới cơ quan khác. Auxin có tác động kích thích nhiều hoạt động sinh trưởng, làm trương dãn tế bào, tác động đến tính hướng sáng và hướng đất, làm cho chồi ngọn và rễ chính sinh tưởng mạnh, ức chế sự sinh trưởng chồi bên, kích thích sự ra quả và tạo quả không hạt, ức chế sự rụng (hoa, quả, lá). Các auxin tổng hợp nhân tạo như: 2, 4D, ANA, (axit naptyl axêtic), AIB (axit indol bitiric) sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Chú ý không dùng các auxin nhân tạo đối với nông phẩm được sử dụng trực tiếp làm thức ăn vì chúng không có emzym tự phân giải nên tích lũy gây độc cho người và động vật. Gibêrelin Gibberellin là nhóm hormone quan trọng thứ hai ở thực vật. Gibberellin được các nhà khoa học Nhật phát hiện lần đầu tiên ở loài nấm gây bệnh lúa von (Gibberellin fujcoroi). Có nhiều loại Gibberellin khác nhau, đến nay đã tìm thấy hơn 70 loại Gibberellin có mặt ở thực vật, vi sinh vật. Người ta đặt tên các Gibberellin theo thứ tự thời gian phát hiện GA1. GA2 .... GAn, trong đó quan trọng nhất có thể kể đến là GA3. Các Gibberellin đều là dẫn xuất của vòng gibban. Gibêrelin là nhóm chất được phát hiện khi nghiên cứu bệnh nấm lúa non. Các dạng của nhóm Gibêrelin là các axit giberelic (GA) Kích thích các hoạt động sinh lý, các quá trình trao đổi chất và năng lượng của cơ thể. Gibêrelin có ở các cơ quan còn non, với nồng độ thích hợp tác động kích thích thân mọc cao, dài, các lóng vương dài ra, kích thích ra hoa, tạo quả sớm và quả không hạt, kích thích sự nảy mầm của hạt, củ và than ngầm, tác động tới quá trình quang hợp, hô hấp, trao đổi nitơ, axit nucleic, hoạt tính enzym và thành phần hóa học trong cây. Xitôkinin Xitôkinin là dẫn xuất của ađênin hình thành ở rễ vận chuyển hướng lên ngọn, có tác động đến quá trình phân chia tế bào, hình thành cơ quan mới, kích thích sự phát triển chồi bên, ngăn chặn sự hóa già (có liên quan tới sự ngăn chặn phân hủy protein, axit nucleic và diệp lục). Xitôkinin nhân tạo như kinetin dùng trong nuôi cấy tế bào và mô thực vật. Xitokinin tham gia và nhiều hoạt động sống quan trọng của thực vật: Kích thích sự phân bào qua đó kích thích sự sinh trưởng của tế bào. Làm chậm quá trình hoá già của tế bào, mô. Giúp cho thực vật chống lại các stress của môi trường có hiệu quả. Là thành phần cấu tạo của nucleic acid (trong một số loại RNA) nên có vai trò trong quá trình trao đổi nucleic acid và protein. Kích thích các hoạt động sinh lý, các quá trình trao đổi chất và năng lượng của cơ thể. Hooc môn ức chế sinh trưởng. Axit (AAB, C14 H19 04) Là hoooc môn thự vật có ở các cơ quan đang hóa già. Vai trò chủ yếu là ức chế sự sinh trưởng của cành, lóng, gây trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng của động vật đóng lại. Êtilen (H2 C-CH2) Là hooc môn thực vật dạng khí thường gặp ở quả chín, làm tăng nhanh quá trình chín ở quả, làm rụng lá, quả. Chất làm chậm sinh trưởng và chất diệt cỏ Chất làm chậm sinh trưởng là chất tổng hợp nhân tạo có vai trò như chất ức chế sinh trưởng nhưng không làm thay đổi đặc tính sinh sản. Dùng chúng để làm thấp cây, cứng cây, chống lốp, đổ… Ví dụ: CCC (clocôlinclorit), MH (malein hidratzit), ATIB (axit 2, 3, 5 triôđbenzôic). Chất diệt cỏ có tác dụng phá hoại các màng tế bào và màng sinh chất, ức chế quang hợp, xáo trộn quá trình sinh trưởng, ngừng trệ quá trình phân bào, ngăn cản các quá trình sinh tổng hợp của cỏ, còn cây trồng khác không bị hại. Ví dụ: 2, 4D; 2, 4, 5T; cacbamit, percloram… IV. SỰ CÂN BẰNG HOOCMÔN THỰC VẬT Mọi sự hoạt động sinh trưởng đều được điều chỉnh bởi tác động của các hoomôn thực vật. Các chất kích thích sinh trưởng thường được hình thành ở các cơ quan non, chi phối sự hình thành cơ quan sinh dưỡng. Ngược lại, các chất ức chế sinh trưởng thường được hình thành và tích lũy ở các cơ quan già, cơ quan sinh sản, cơ quan dự trữ, làm già hóa hay gây chết từng bộ phận hay toàn cây. Tác động kích thích và ức chế: trạng thái cân bằng Hoocmôn thực vất sẽ tạo ra điều kiện cho sự sinh trưởng thích hợp, tăng cường sự tổng hợp protein, hoạt động của các emzim và tính thấm của màng. Sự cân bằng giưuax hai tác dụng đó diễn ra lúc chuyển gia đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang gia đoạn sinh trưởng sinh sản, diễn ra lúc phân hóa mầm hoa và tạo thành hoa. V. ỨNG DỤNG TRONG NÔNG NGHIỆP Là chất cực kỳ quan trọng và không thể thiếu trong nông nghiệp. Ngăn chặn sự rụng quả trước thu họạch, Xúc tiến sự rụng lá ở một số cây trồng, Các chất điều hoà sinh trưởng sử dụng với mục đích diệt cỏ dại (herbicid)….. Sử dụng Hoocmôn thực vật cần chú ý nồng độ thích hợp (vài ppm đến vài chục, vài trăm ppm) Nếu sử dụng hoocmon với nồng độ quá thấp thì hiệu quả sẽ không cao,hoặc nếu như chúng ta sử dụng với nồng độ quá cao thì nó sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của cây,thậm chí gây chết mô và tế báo sinh vật. I . KẾT LUẬN. Hoormon là những hợp chất hữu cơ được tạo thành trong cơ thể sinh vật. Có vai trò quan trọng trong việc liên kết các hoạt động của cơ thể sinh vật và con người Nếu thiếu 1 số hoormon thì sức khỏe con người sẽ yếu đi,các cơ quan trong cơ thể chậm phát triển…. Vì vậy cần bổ xung các chất vitamin,các chất khoáng và cầm có một chế độ nghỉ ngơi thích hợp để phát triển tốt. Tài liệu tham khảo : Tài liệu tiếng Việt 1. Trần Thị Ân (chủ biên). 1979. Hóa sinh đại cương (tập I, II). NxB KH&KT. Hà Nội. 2. Phạm Thị Trân Châu, Trần Thị Áng. 2000. Hóa sinh học. Nxb Giáo dục. Hà Nội. 3. Nguyễn Bá Lộc. 1997. Hóa sinh. Nxb Giáo dục. Hà Nội. 4. Giáo trình sinh hóa. Tài liệu dịch. 1. Musil J.G., Kurz .K., Novakava .O. 1982. 2. Sinh hóa học hiện đại theo sơ đồ. Nxb Y học. Hà Nội. Tài liệu tiếng nước ngoài 1. Farkas G. 1984. Növényi anyagcsereélettan. Akadémiai Kiadó Budapest. 2. Lehninger A. L., 2004. Principle of Biochemistry, 4th Edition. W.H Freeman.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptHooc môn ở động vật.ppt
Luận văn liên quan