Hợp đồng dân sự vô hiệu. Hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu

MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài BÀI LÀM I- Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng dân sự, hợp đồng dân sự vô hiệu 1. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng dân sự 1.1- Khái niệm 1.2- Đặc điểm 1.3- Ý nghĩa của hợp đồng dân sự trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay 2. Khái niệm hợp đồng dân sự vô hiệu II- Quy định về hợp đồng dân sự và hợp đồng dân sự vô hiệu trong hệ thống pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ III- Xác định hợp đồng dân sự vô hiệu 1. Người tham gia hợp đồng có năng lực hành vi dân sự 2. Mục đích và nội dung của hợp đồng không trái pháp luật, đạo đức xã hội 3. Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện 4. Hình thức của hợp đồng phải phù hợp với qui định của pháp luật IV- Phân loại hợp đồng dân sự vô hiệu 1. Dựa vào tính chất của hợp đồng dân sự 2. Dựa vào hiệu lực của hợp đồng 3. Dựa vào điều kiện có hiệu lực V- Các căn cứ luật định về hợp đồng dân sự vô hiệu 1. Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội 2. Hợp đồng vô hiệu do giả tạo 3. Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện 5. Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa 6. Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình 7. Hợp đồng vô hiệu do vi phạm các quy định bắt buộc về hình thức 8. Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được VI- Hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu 1. Chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự 2. Xử lý hậu quả của hợp đồng dân sự vô hiệu VII- Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi hợp đồng dân sự vô hiệu 1. Điều kiện xác định người thứ ba ngay tình khi hợp đồng vô hiệu 2. Giải quyết hậu quả pháp lý KẾT LUẬN

doc27 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5461 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hợp đồng dân sự vô hiệu. Hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài BÀI LÀM I- Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng dân sự, hợp đồng dân sự vô hiệu 1. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng dân sự 1.1- Khái niệm 1.2- Đặc điểm 1.3- Ý nghĩa của hợp đồng dân sự trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay 2. Khái niệm hợp đồng dân sự vô hiệu II- Quy định về hợp đồng dân sự và hợp đồng dân sự vô hiệu trong hệ thống pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ III- Xác định hợp đồng dân sự vô hiệu 1. Người tham gia hợp đồng có năng lực hành vi dân sự 2. Mục đích và nội dung của hợp đồng không trái pháp luật, đạo đức xã hội 3. Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện 4. Hình thức của hợp đồng phải phù hợp với qui định của pháp luật IV- Phân loại hợp đồng dân sự vô hiệu 1. Dựa vào tính chất của hợp đồng dân sự 2. Dựa vào hiệu lực của hợp đồng 3. Dựa vào điều kiện có hiệu lực V- Các căn cứ luật định về hợp đồng dân sự vô hiệu 1. Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội 2. Hợp đồng vô hiệu do giả tạo 3. Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện 5. Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa 6. Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình 7. Hợp đồng vô hiệu do vi phạm các quy định bắt buộc về hình thức 8. Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được VI- Hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu 1. Chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự 2. Xử lý hậu quả của hợp đồng dân sự vô hiệu VII- Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi hợp đồng dân sự vô hiệu 1. Điều kiện xác định người thứ ba ngay tình khi hợp đồng vô hiệu 2. Giải quyết hậu quả pháp lý KẾT LUẬN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Hợp đồng dân sự là một mảng quan hệ pháp luật vô cùng quan trọng, là một trong những chế định pháp lí cổ xưa nhất, xuất hiện sớm nhất trong nội dung luật dân sự. Hợp đồng dân sự là sự khái quát một cách toàn diện các hình thức giao lưu dân sự phong phú của con người, là một trong những phương thức hữu hiệu để các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Từ những năm đầu của thời kì đổi mới một loạt các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng đã ra đời như: Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (1989); Pháp lệnh hợp đồng dân sự (1991) và trong 2 pháp lệnh về chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ cũng có phần quy định về vấn đề hợp đồng. Đến khi Bộ luật dân sự 1995 ra đời và được sửa đổi, bổ sung tại Bộ luật dân sự 2005 thì hợp đồng dân sự đã được xem xét, quy định một cách đầy đủ, toàn diện hơn. Bộ luật dân sự 2005 được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực ngày 01/01/2006 tạo ra một hành lang pháp lí quan trọng cho giao lưu dân sự, thể hiện một bước tiến cao hơn trong tư duy lập pháp, hành pháp và tư pháp của những nhà làm luật. Hiện nay Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu đảm bảo công bằng xã hội. Hơn nữa, từ khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế Việt Nam đã từng bước hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, quá trình này đã mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức. Trong đó, các tranh chấp về hợp đồng dân sự ngày một gia tăng và mức độ phức tạp ngày càng cao đòi hỏi pháp luật về hợp đồng dân sự phải hoàn thiện hơn để giải quyết một cách triệt để. Khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng dân sự là do các bên không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Để giải quyết được các tranh chấp đó một câu hỏi đặt ra: “Liệu có tồn tại hợp đồng hay không?” và “Hợp đồng có hiệu lực hay không?” để từ đó xác định các bên có quyền và nghĩa vụ gì. Vì vậy, những quy định về hợp đồng dân sự vô hiệu có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh những quan hệ giao lưu dân sự của nền kinh tế thị trường, góp phần nâng cao ý thức cuả các chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng, giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng cũng như bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng và tạo nên sự bình đẳng trong giao lưu dân sự. BÀI LÀM Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng dân sự, hợp đồng dân sự vô hiệu Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng dân sự Khái niệm Khái niệm về hợp đồng dân sự phải được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Theo phương diện khách quan, hợp đồng dân sự là do các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ trong xã hội được phát sinh do quá trình trao đổi các lợi ích vật chất giữa các chủ thể tham gia quan hệ đó với nhau. Theo phương diện chủ quan, hợp đồng dân sự là một giao dịch dân sự trong đó các bên trao đổi ý chí với nhau để đi đến một thỏa thuận chung nhằm làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự nhất định đối với nhau. Như vậy, hợp đồng dân sự được hiểu là : “ hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên trong mua bán, thuê, vay mượn, tặng, cho tài sản, làm một việc hoặc không làm một việc, một dịch vụ hoặc các thỏa thuận khác mà trong đó một hoặc các bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng”. Hay hợp đồng dân sự được hiểu một cách đơn giản là “ sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự”. 1.2- Đặc điểm Là một sự kiện pháp lý làm phát sinh hậu quả pháp lý là: phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền nghĩa vụ dân sự của các chủ thể tham gia Mang tính ý chí, là sự thỏa thuận, thống nhất ý chí giữa các bên tham gia hợp đồng. ý chí này phù hợp với ý chí của nhà nước. Mục đích của hợp đồng dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi giao kết hợp đồng 1.3- Ý nghĩa của hợp đồng dân sự trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay Tạo hàng lang pháp lý an toàn cho các chủ thể tham gia hợp đồng Khi các bên tham gia hợp đồng thì có quyền tự do, tự nguyện giao kết hợp đồng , nhưng sự tự do ấy phải nằm trong khuôn khổ các quy định của pháp luật. Việc pháp luật quy định về các điều kiện để chủ thể giao kết hợp đồng và các biện pháp chế tài nếu các bên không tuân thủ các điều kiện đó là nhằm bảo vệ trật tự công, tạo hành lang pháp lý an toàn cho các chủ thể tham gia hợp đồng dân sự. Do vậy, chế định pháp lý về hợp đồng dân sự trong đó có các quy định về hợp đồng dân sự vô hiệu đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế thị trường. là cơ sở để giải quyết các tranh chấp xảy ra Khi có tranh chấp thì chính những cam kết mà các bên đã thỏa thuận sẽ là chứng cứ quan trọng để xác định xem ai là người vi phạm, cần phải áp dụng biện pháp chế tài như thế nào cho phù hợp. Nếu trong trường hợp hợp đồng dân sự vô hiệu, thì cam kết đóng vai trò quan trọng xác định lỗi của các bên tham gia, trên cơ sở đó xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với bên vi phạm khi giải quyết hậu quả hợp đồng dân sự vô hiệu. Bảo đảm cho việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Những cam kết của các chủ thể tham gia hợp đồng là căn cứ quan trọng để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra xem các chủ thể đó có thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật hay không. Đồng thời áp dụng các biện pháp chế tài cho các bên vi phạm khi cần thiết. Bảo đảm sự ổn định của các quan hệ sở hữu tài sản Khi một hoặc các bên vi phạm thì hợp đồng dân sự bị vô hiệu, bên vi phạm phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi cho chính họ, ví dụ: bị phạt cọc... Việc quy định này có ý nghĩa khắc phục những thiệt hại cho bên vi phạm, đồng thời còn tạo nên sự công bằng xã hội, tạo ra sự ổn định trong giao lưu tài sản, góp phần ổn định trong quan hệ sở hữu tài sản. Khái niệm hợp đồng dân sự vô hiệu Hợp đồng dân sự vô hiệu sẽ không làm phát sinh hậu quả pháp lý mà các bên mong muốn. Đây là nguyên tắc chung mà pháp luật các nước đều ghi nhận. Ở Việt Nam để xác định hợp đồng dân sự vô hiệu phải căn cứ vào quy định tại Điều 410, 127 và Điều 122 Bộ luật dân sự. Theo đó hợp đồng dân sự bị vô hiệu khi không thỏa mãn một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 BLDS, là : người tham gia hợp đồng có năng lực hành vi dân sự mục đích và nội dung của hợp đồng không trái với pháp luật, đạp đức xã hội người tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật Vô hiệu theo nghĩa thông thường được hiểu là : “ không có hiệu lực, không có hiệu quả”. Như vậy hợp đồng dân sự vô hiệu chính là hợp đồng không tồn tại theo quy định của pháp luật, không có hiệu lực pháp lý. Quy định về hợp đồng dân sự và hợp đồng dân sự vô hiệu trong hệ thống pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ Trong lịch sử thế giới, chế định hợp đồng đã có từ lâu, như ở châu Âu, chế định hợp đồng đã có từ thời Cổ đại La mã vào những thế kỷ IV– V trước Công nguyên, người La mã đã xây dựng được hệ thống thuật ngữ về phạm trù pháp lý về bản chất của hợp đồng như là hợp đồng miệng, hợp đồng viết, sự thể hiện ý chí trong giao dịch dân sự, giao dịch theo lương tâm, giao dịch theo pháp luật; Tuy nhiên ở Việt Nam, cho đến thế kỷ XIX pháp luật dân sự vẫn chưa nhận được sự quan tâm của triều đại phong kiến lúc bấy giờ; ngay như Bộ Luật Hồng Đức cũng chỉ quy định rất giản đơn về 3 loại hợp đồng ruộng đất. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX dưới sự bảo hộ của Pháp chế định khế ước hay hợp đồng mới được ghi nhận trong các văn bản pháp luật chính thức như ở Nam kỳ có Bộ Dân luật giản yếu năm 1883; Bộ Dân luật Bắc Kỳ năm 1931 và Bộ Luật Trung Kỳ năm 1936 do người Pháp khai thác thuộc địa và ban hành những đạo luật phần lớn có lợi phục vụ cho nước Pháp. Như vậy từ đầu thế kỷ XX chế định hợp đồng hay khế ước được xuất hiện ở Việt Nam do 3 Bộ Luật Dân sự điều chỉnh gồm có : 1. Bộ Dân luật giản yếu áp dụng tại xứ Nam kỳ, nhưng trong bộ luật này chỉ nói về nhân thân (nói về người) không có điều khoản nào qui định về chế định hợp đồng hay khế ước, khi giải quyết các vụ án liên quan đến hợp đồng hay khế ước, các Toà Nam án thường áp dụng các điều khoản của Dân luật của Pháp như lý trí thành văn (raison écrite) liên quan đến hợp đồng nghĩa vụ và trách nhiệm dân sự; các Toà án Pháp ở Nam Việt còn áp dụng các điều khoản Dân luật Bắc kỳ, Dân luật Trung kỳ, có khi còn áp dụng cả Luật Hồng Đức và Luật Gia Long, nếu liên quan đến thừa kế và tập tục cổ truyền của Việt Nam... 2. Bộ Dân Luật Bắc kỳ gồm có 1.455 điều, chia làm một thiên sơ bộ và 4 quyển, quyển thứ ba nói về khế ước và nghĩa vụ; và phạm vi áp dụng ớ các Toà án Bắc phần mà thôi. 3. Bộ Dân Luật Trung kỳ còn được gọi là Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ Luật được ban hành ngày 13/07/1936 gồm có 1.709 điều, thì có 57 điều nói về khế ước – hợp đồng (từ điều 1216 – 1273); sở dĩ Dân luật Trung kỳ hơn Dân luật Bắc kỳ 254 điều, vì vấn đề khế ước – hợp đồng theo Dân luật của Pháp qui định kỹ hơn Dân luật Bắc. Sau khi Nhà nước Việt Nam dân Chủ Cộng Hoà được thành lập, ngày 10/10/1945 Chủ Tịch Chính Phủ lâm thời Hồ Chí Minh ban hành sắc luật số 47 cho phép áp dụng luật lệ hiện hành của chế độ cũ ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, nếu những luật lệ ấy không trái với nền độc lập của Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hoà, thì các quan hệ hợp đồng vẫn được điều chỉnh căn cứ vào các Bộ Dân luật giản yếu Nam kỳ, Bộ dân Luật Trung Kỳ; và đến ngày 10/07/1959 theo chỉ thị số 172-CT/TATC của Toà án nhân dân tối cáo đình chỉ áp dụng luật lệ của đế quốc và phong kiến, chế định hợp đồng trong Bộ Dân luật bắc kỳ được chấm dứt vào trung tuần tháng 7 năm 1959; năm 1960 ban hành Điều lệ tạm thời về hợp đồng kinh tế; và Nghị định số 54/CP ngày 10/03/1975 của Chính phủ ban hành điều lệ về chế độ hợp đồng. Đến năm 1986 do điều kiện đổi mới kinh tế đất nước, và điều chỉnh nền kinh tế thị trường có điều tiết; các văn bản pháp luật được ra đời để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng kinh tế và quan hệ hợp đồng dân sự, trong đó có Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989, và Pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991 để điều chỉnh các quan hệ kinh tế, dân sự trong đời sống xã hội ngày càng phát triển. Bộ luật Dân sự đầu tiên của nước ta đã được Quốc Hội khoá IX kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 28/10/1995, có hiệu lực thi hành từ 01/07/1996, và các chế định hợp đồng cũng được Bộ luật này công nhận. Tuy vậy, mặc dù chế định hợp đồng được Bộ luật dân sự 1995 qui định, vẫn chưa chấm dứt Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989, nên vẫn còn hai chế định hợp đồng kinh tế và hợp đồng thương mại vẫn tồn tại, khiến cho các qui định hợp đồng của Bộ luật Dân sự 1995 chưa được phát huy đúng mức của Bộ luật Dân sự; Bộ luật Dân sự 2005 mới thể hiện được toàn diện về xã hội và địa vị pháp lý được bình đẳng, chế định hợp đồng được thống nhất trên mọi lãnh vực kinh tế và thương mại . Xác định hợp đồng dân sự vô hiệu Theo Khoản 1 Điều 410 của BLDS 2005 : “các quy định từ Điều 127 đến Điều 138 của bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng dân sự vô hiệu”. Do vậy, hợp đồng dân sự vô hiệu khi không tuân thủ một trong các điều kiện sau: người tham gia hợp đồng có năng lực hành vi dân sự mục đích và nội dung của hợp đồng không trái với pháp luật, đạp đức xã hội người tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật Người tham gia hợp đồng có năng lực hành vi dân sự Cá nhân: Theo qui định của BLDS thì: “ năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền nghĩa vụ dân sự.” Năng lực hành vi dân sự của người thành niên( đủ 18 tuổi trở lên) là năng lực hành vi đầy đủ, trừ trường hợp pháp luật qui định người mất năng lực hành vi dân sự hoặc năng lực hành vi dân sự bị hạn chế. Đây là nhóm người được pháp luật cho phép tự do giao kết hợp đồng theo qui định của pháp luật. Người đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi là những người có năng lực hành vi dân sự bị hạn chế. Những cá nhân đó khi xác lập hợp đồng dân sự đòi hỏi phải có sự đồng ý của người đại diện hoặc người giám hộ , nếu không thì hợp đồng đó vô hiệu. Người chưa đủ 6 tuổi không có năng lực hành vi dân sự, mọi hợp đồng của họ phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. họ không thể tự mình tham gia vào bất kì một hợp đồng dân sự nào. Trong trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi mà có tài sản riêng đủ để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình giao kết hợp đồng dân sự mà không đòi hỏi có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác. Người mất năng lực hành vi dân sự là người mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, điều khiển được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền , lợi ích liên quan, tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự .Những người này khi tham gia mọi hợp đồng dân sự đều phải có người giám hộ, họ không thể tự mình tham gia bất kì một hợp đồng dân sự nào. Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người : “ nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình và theo yêu cầu của người có quyền lợi ích liên quan bị tòa án ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Các hợp đồng dân sự có liên quan đến người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự sẽ bị coi là vô hiệu, trừ trường hợp những hợp đồng khi xác lập đã thông qua người đại diện và những giao dịch nhỏ nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày như: ăn , mặc... “ Khả năng” trong qui định về năng lực hành vi dân sự của cá nhân được hiểu là pháp luật cho phép hay không cho phép cá nhân đó tham gia , tham gia ở mức độ nào... khi xác lập thực hiện hợp đồng dân sự. Ví dụ một người có trình độ pháp lí mới được tham gia tư vấn luật, khi đó họ mới được phép tham gia hợp đồng có liên quan đến vấn đề hành nghề. Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài : Người nước ngoài khi thực hiện hợp đồng dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của họ được xác định theo pháp luật dân sự Việt Nam. Tổ chức: Đối với pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác khi tham gia giao dịch phải có đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền thực hiện. Những người đại diện này cũng phải thỏa mãn các qui định đối với cá nhân nêu trên. 2.Mục đích và nội dung của hợp đồng không trái pháp luật, đạo đức xã hội Theo nghĩa thông thường “ mục đích” có thể hiểu là cái vạch ra làm đích nhằm đạt cho được. Trong luật dân sự Việt Nam, mục đích của hợp đồng là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi giao kết hợp đồng. Nội dung, theo nghĩa thông thường là mặt bên trong của sự vật. Trong hợp đồng dân sự, nội dung được hiểu là tổng hợp các điều khoản mà các bên thỏa thuận nhằm làm phát sinh , thay đổi hoặc chấm dứt quyền , nghĩa vụ dân sự ( theo nghĩa hẹp). Mục đích, nội dung của hợp đồng dân sự là sự thể hiện hành vi có ý thức của con người khi xác lập , thực hiện hợp đồng và được pháp luật công nhận nên nó là điều kiện của mọi hợp đồng dân sự. Khi xét một hợp đồng dân sự có hiệu lực pháp luật hay không , ngoài việc xét các nội dung còn phải xem xét đến mục đích của hợp đồng có trái pháp luật và đạo đức xã hội hay không. Không trái pháp luật thể hiện ở chỗ các thỏa thuận không vi phạm điều cấm pháp luật, đối tượng của hợp đồng là tài sản được phép lưu thông. Ví dụ không được giao kết hợp đồng để kinh doanh vũ khí, chất độc, chất phóng xạ... hoặc buôn bán phụ nữ, trẻ em, động thực vật hoang dã quí hiếm ... 3. Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện Tự nguyện là : tự mình muốn làm, không bị bắt buộc. Tính tự nguyện trong hợp đồng dân sự là khả năng về ý chí và biểu lộ ý chí ra bên ngoài của các chủ thể tham gia. Trong hợp đồng dân sự yếu tố tự nguyện đóng vai trò rất quan trọng , là đặc trưng của pháp luật dân sự nước ta và là căn cứ để các chủ thể giao kết hợp đồng nhằm làm phát sinh quyền nghĩa vụ giữa các bên. Điều kiện cần để một người tham gia vào hợp đồng dân sự một cách tự nguyện là người đó phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Điều kiện đủ để xác định người đó tham gia hợp đồng có hoàn toàn tự nguyện hay không là hành vi tham gia hợp đồng của chủ thể phải là thể hiện ý chí đích thực của chủ thể đó. Hình thức của hợp đồng phải phù hợp với qui định của pháp luật Hình thức của hợp đồng là phương tiện thể hiện nội dung của hợp đồng. Thông qua hình thức bên đối tác cũng như người thứ 3 có thể biết được nội dung của hợp đồng đã xác lập. Nó là chứng cứ xác nhận các quan hệ đã , đang tồn tại giữa các bên, qua đó xác định trách nhiệm dân sự khi có hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra. Người giao kết hợp đồng có quyền lựa chọn hình thức của hợp đồng đó , trừ trường hợp pháp luật có qui định . Hợp đồng dân sự có thể được thể hiện bằng miệng, văn bản, hoặc bằng hành vi cụ thể. Trong một số trường hợp pháp luật có qui định hợp đồng dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải được công chứng nhà nước chứng nhận, được chứng thực, đăng kí thì phải tuân theo các qui định đó. Ví dụ: Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất. IV- Phân loại hợp đồng dân sự vô hiệu 1. Dựa vào tính chất của hợp đồng dân sự Vô hiệu tuyệt đối Vô hiệu tương đối Trình tự vô hiệu mặc nhiên vô hiệu chỉ trở nên vô hiệu khi có đơn yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan và bị tòa án tuyên bố vô hiệu Thời hạn yêu cầu tuyên bố HĐ vô hiệu không bị hạn chế 2 năm kể từ ngày hợp đồng được xác lập Mục đích bảo vệ các lợi ích công bảo vệ lợi ích của các chủ thể tham gia hợp đồng Mức độ nghiêm trọng của vi phạm Vi phạm các điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức xã hội, giả tạo nhằm che dấu một hợp đồng khác hoặc trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba, vi phạm quy định bắt buộc của pháp luật về hình thức của hợp đồng vô hiệu khi hợp đồng được xác lập bởi người chưa thành niên, mất năng lực hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự; do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa; tại thời điểm không nhận thức được hành vi của mình. 2. Dựa vào hiệu lực của hợp đồng Vô hiệu toàn bộ Vô hiệu một phần toàn bộ nội dung của hợp đồng đều vô hiệu, một phần vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần khác chỉ có một phần vô hiệu, chỉ có phần vô hiệu không có hiệu lực còn các phần còn lại vẫn có hiệu lực thi hành. Dựa vào điều kiện có hiệu lực Vô hiệu do chủ thể không có năng lực hành vi dân sự Vô hiệu do vi phạm nội dung và mục đích của hợp đồng Vô hiệu do vi phạm điều kiện về ý chí tự nguyện Vô hiệu do vi phạm về hình thức V- Các căn cứ luật định về hợp đồng dân sự vô hiệu Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội Vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội bao gồm nội dung, mục đích của hợp đồng trái pháp luật và đạo đức xã hội. Ðiều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Ðạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Hợp đồng vi phạm quy định này thì đương nhiên vô hiệu, không phụ thuộc vào ý chí của các bên tham gia. Trong trường hợp có thiệt hại mà các bên đều có lỗi thì phải chịu phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình, nếu chỉ một bên có lỗi thì phải bên đó phải bồi thường thiệt hại. Ví dụ: A giao kết với B một hợp đồng mua bán thuốc nổ. Hành vi này đã vi phạm điều cấm của pháp luật nước ta, do đó hợp đồng giữa A và B mặc nhiên bị coi là vô hiệu. Đồng thời cả hai phải chịu thiệt hại và trách nhiệm trước nhà nước. Tài sản là thuốc nổ sẽ bị tịch thu và sung quỹ nhà nước. Hợp đồng vô hiệu do giả tạo Giả tạo là các bên tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện, nhưng lại cố ý bày tỏ ý chí không đúng với ý chí đích thực của họ. Khi đó, hợp đồng giả tạo vô hiệu, còn hợp đồng bị che dấu vẫn có hiệu lực nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự. Ví dụ: A bán cho B một ngôi nhà. Để trốn thuế, A đã giao kết với B một hợp đồng tặng cho tài sản là ngôi nhà đó. Trong trường hợp này, hợp đồng tặng cho sẽ bị vô hiệu, hợp đồng bán nhà vẫn có hiệu lực thi hành. Trong trường hợp hợp đồng giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì hợp đồng giả tạo đó đương nhiên bị vô hiệu. Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện Theo điều 130 BLDS : “Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Toà án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện.” Người không có năng lực hành vi dân sự hoặc có năng lực hành vi không đầy đủ không thể có đủ điều kiện để tự do thể hiện ý chí. Vì vậy hợp đồng của họ phải được xác lập dưới sự kiểm soát của người khác hoặc do người khác xác lập. Tuy nhiên, hợp đồng do những người này xác lập không mặc nhiên bị coi là vô hiệu mà chỉ vô hiệu khi có yêu cầu của những người đại diện cho họ. Ví dụ: A 14 tuổi được cha mẹ tặng cho một chiếc xe đạp. Vì thương B không có xe đi, A đã tặng chiếc xe đó cho B mà không có sự đồng ý của cha mẹ. Khi biết chuyện, cha mẹ A đã đòi B phải trả lại xe cho A. ở trường hợp này, hợp đồng tặng cho giữa A và B là vô hiệu vì A mới 14 tuổi, chưa đủ tuổi để tự mình xác lập hợp đồng. B sẽ phải trả lại chiếc xe đạp cho A. Hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn Nhầm lẫn là việc các bên hiểu sai về nội dung của hợp đồng mà các bên tham gia gây thiệt hại cho mình hoặc cho bên kia. Nếu bên bị nhầm lẫn chứng minh được sự nhầm lẫn của mình thì hợp đồng có thể bị tuyên bố vô hiệu. Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Tuy nhiên lỗi ở đây chỉ có thể là lỗi vô ý. Nếu sự nhầm lẫn do lỗi cố ý của bên đối tác thì khi đó sẽ thuộc trường hợp vô hiệu do lừa dối. Ví dụ: A bán cho B một lô hàng mỹ phẩm từ Thái. Do A không đưa ra những chỉ dẫn cụ thể, rõ ràng bằng tiếng Việt về công dụng của các loại mỹ phẩm nên B đã ý hợp đồng nhập một lô phấn nền thay vì phấn phủ như mục đích ban đầu. Khi phát hiện nhầm lẫn, B đã yêu cầu A đổi lại lô hàng cho mình nhưng A không đồng ý. Trong trường hợp này nếu toàn án xác định được bên B bị nhầm lẫn và bên A có lỗi vô ý trong sự nhầm lẫn của B thì bên A buộc phải đổi lại lô hàng cho B theo quy định của pháp luật. Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa Lừa dối trong hợp đồng là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của hợp đồng dân sự nên đã xác lập giao dịch đó. Ví dụ: A và B giao kết với nhau một hợp đồng án nhà, trong đó có ghi rõ chất lượng của căn nhà. Tuy nhiên sau một thời gian sinh sống, căn nhà bị xuống cấp nghiêm trọng. A phát hiện ra chất lượng của căn nhà rất thấp, không giống như trong hợp đồng đã thỏa thuận. A đòi B phải trả lại tiền và bồi thường thiệt hại cho mình. Theo tình huống này, B đã dùng thủ đoạn nói nhà có chất lượng tốt để lừa dối A với mục đích bán được giá, do đó hợp đồng này là vô hiệu, B là bên vi phạm nên phải bồi thường thiệt hại. Ðe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình. Ví dụ: Vì muốn có B nhượng lại số cổ phần của công ty cho mình, A đã bắt cóc con gái của A và đe dọa sẽ giết chết con gái A nếu A không đồng ý. Do quá lo sợ, A đã ký hợp đồng nhượng lại cổ phần cho B. Hợp đồng trong trường hợp này sẽ bị vô hiệu khi A có yêu cầu và Tòa án chấp nhận yêu cầu đó. Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình Trường hợp này chỉ áp dụng đối với những người có năng lực hành vi dân sự. Nếu người đó đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Việc phân định trách nhiệm bồi thường thiệt hại phụ thuộc vào lỗi của các bên tham gia hợp đồng. Ví dụ: với ý định chiếm đoạt xe máy của A, B đã chuốc cho A uống say rượu và lừa A ký vào bản hợp đồng tặng cho tài sản. Sau khi tỉnh rượu, A mới biết mình bị mất tài sản, A đã kiện đòi B phải trả lại tài sản cho mình. Trong tình huống này, nếu A chứng minh được mình ký hợp đồng tặng cho tài sản trong tình trạng say do bị B chuốc uống rượu thì hợp đồng giữa A và B bị vô hiệu, B có lỗi cố ý nên phải bồi thường thiệt hại : trả lại xe cho A, nếu không hoàn trả được xe thì phải hoàn trả bằng tiền. Hợp đồng vô hiệu do vi phạm các quy định bắt buộc về hình thức Điều 134 BLDSquy đinh : “Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.” Theo nguyên tắc chung, các chủ thể được phép tự do lựa chọn hình thức của hợp đồng. Chỉ những hợp đồng pháp luật quy định bắt buộc phải thể hiện bằng văn bản, phải có chứng thực, chứng nhận,... mà các bên không tuân thủ mới bị vô hiệu. Khi các bên có yêu cầu thì tòa án xem xét và “ buộc các bên thực hiện các quy định về hình thức của hợp đồng trong một thời hạn nhất định”. Chỉ khi các bên không thực hiện và hoàn tất các quy định về hình thức của hợp đồng trong thời hạn do tòa án quyết định thì hợp đồng mới vô hiệu. Bên có lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu phải bồi thường thiệt hại. Ví dụ: Hợp đồng cho thuê nhà từ 6 tháng trở lên phải được lập thành văn bản có công chứng,chứng thực và phải đăng ký. Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được Điều 411 BLDS quy định về hợp đồng dân sự vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được, cụ thể : Trong trường hợp ngay từ thời điểm ký kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được vì lý do khách quan thì hợp đồng này bị vô hiệu. Trong trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được, nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được.Quy định này cũng được áp dụng đối với trường hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được, nhưng phần còn lại của hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý. VI- Hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu Theo Bộ luật dân sự, khi giao dịch dân sự vô hiệu hậu quả pháp lý như sau (Điều 410,137): - Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng thành tiền; - Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường; Chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự Hợp đồng dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Sự vô hiệu của hợp đồng chính cũng làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Tuy nhiên, nếu chỉ có hợp đồng phụ vô hiệu, hợp đồng chính vẫn có hiệu lực pháp luật và không bị chấ, dứt thực hiện, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính. Xử lý hậu quả của hợp đồng dân sự vô hiệu Thứ nhất, về hậu quả các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, trước tiên hoàn trả bằng hiện vật, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì tính thành tiền để trả. Thực tế ở nước ta cho thấy, việc hoàn trả cho nhau những gì đã nhận chưa thực sự đảm bảo được lợi ích của các chủ thể. Điển hình đối với những giao dịch có đối tượng là nhà, quyền sử dụng đất. Ví dụ: A chuyển nhượng cho B một diện tích đất ở, khi hợp đồng bị tuyên là vô hiệu, B phải trả đất cho A, A phải trả tiền cho B. Thực tế cho thấy rằng, nguyên đơn hầu hết là bên chuyển nhượng. Đối với bên chuyển nhượng, vệc lấy lại đất là thoả đáng. Nhưng với bên được chuyển nhượng, việc phải trả lại đất cho bên bán là một tổn thất rất lớn với họ. Cho dù được nhận lại số tiền đã bỏ ra trước đây, họ không bao giờ mua được diện tích đất như vậy nữa vì những năm qua giá trị quyền sử dụng đất ở nước ta tăng nhanh chóng mặt. Hơn nữa, tỉ lệ lạm phát lại cao. Trong trường hợp bên chuyển nhượng có lỗi trong việc xác lập giao dịch này, bên nhận chuyển nhượng được bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, khoản bồi thường cũng không bao giờ bù đắp được mất mát thực tế của họ do giao dịch dân sự bị tuyên vô hiệu. - Việc xử lý hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu càng trở nên phức tạp hơn trong trường hợp bên nhận tài sản đã cải tạo, sửa chữa tài sản đó hay nói cách khác làm tăng giá trị của tài sản. Nếu bên chuyển giao tài sản phản đối hoặc cơ quan có thẩm quyền không cho phép nhưng bên nhận tài sản vẫn làm tăng giá trị tài sản, bên nhận tài sản phải chịu phần tăng giá trị này khi hoàn trả tài sản. Tuy nhiên, nếu bên nhận tài sản không có lỗi thì giải quyết thế nào nếu bên đã giao tài sản không chịu nhận tài sản mới hoặc có nhận nhưng không thanh toán phần giá trị tăng thêm? Không có quy định về vấn đề này. Ví dụ: Sau khi được A chuyển nhượng đất, B đã bỏ 3 tỷ đồng để xây dựng một biệt thự trên đất đó. Sau 20 năm, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa A và B bị Toà án có thẩm quyền tuyên bố vô hiệu. Chắc chắn rằng, việc phải trả lại đất cho A là một tổn thất tài sản rất lớn với B, gây xáo trộn cuộc sống của B. Nhưng điều đáng đáng bàn hơn cả là giải quyết như thế nào khi A không muốn nhận khu biệt thự trên đất đó mà chỉ muốn nhận lại đất? Trong thực tế, một số Toà án địa phương đã yêu cầu mỗi bên chịu một nửa giá trị tài sản phát sinh trên đất. Theo chúng tôi, giải quyết như vậy cũng chưa thoả đáng. - Quy định tính thành tiền để hoàn trả trong trường hợp không thể hoàn trả hiện vật thực sự cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là tính giá hiện vật thành tiền tại thời điểm nào: thời điểm xác lập giao dịch hay thời điểm hoàn trả tài sản? Đối với những tài sản không thay đổi về giá từ thời điểm xác lập giao dịch đến thời điểm hoàn trả tài sản, vấn đề tính giá tài sản vào thời điểm nào không quan trọng. Tuy nhiên, với những tài sản có sự biến đổi về giá (có thể tăng hoặc giảm giá), việc xác định giá tài sản để tính thành tiền là mấu chốt vì nó ảnh hưởng đến lợi ích của các bên. Thông thường, nếu giá tài sản tăng thì thiệt hại thuộc về bên mua, còn nếu giá tài sản giảm thì thiệt hại thuộc về bên bán. Thứ hai, bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại Khi hợp đồng dân sự bị tuyên bố vô hiệu, bên có lỗi trong việc hợp đồng vô hiệu phải chịu thiệt hại và bồi thường cho bên chủ thể kia. Mức độ bồi thường thiệt hại căn cứ vào mức độ lỗi. Bên bồi thường chỉ phải bồi thường thiệt hại do phần lỗi của mình gây ra. VII- Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi hợp đồng dân sự vô hiệu Điều kiện xác định người thứ ba ngay tình khi hợp đồng vô hiệu Trước khi người thứ ba tham gia vào hợp đồng đối tượng của hợp đồng này được xác lập bởi một hợp đồng vô hiệu Phụ thuộc vào ý chí của người tham gia hợp đồng. Nếu trong điều kiện thông thường họ có thể biết được tài sản đưa vào hợp đồng được xác lập bởi một hợp đồng vô hiệu trước đó và pháp luật quy định họ buộc phải biết khi tham gia hợp đồng thì họ không phải người ngay tình. Nếu họ không biết và pháp luật quy định họ không buộc phải biết và khi tham gia hợp đồng họ chiếm giữ tài sản một cách công khai, minh bạch thì họ mới là người thứ ba ngay tình. Phải là người có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự hoặc có người giám hộ, đại diện hợp pháp. Họ đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và được hưởng những quyền dân sự trong hợp đồng họ xác lập ( đã nhận được tài sản và mục đích của hợp đồng đã được thực hiện) Mục đích và nội dung của hợ đồng không trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Giải quyết hậu quả pháp lý Tính đặc biệt của hợp đồng vô hiệu trong trường hợp này là tài sản giao dịch đã không còn chiếm giữ bởi một trong các bên giao kết hợp đồng mà là người thứ ba ngay tình. tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác có đền bù thì hợp đồng vẫn có hiệu lực. Quy định này cũng có ngoại lệ nhất định. Đó là trường hợp hợp đồng vô hiệu có đền bù là động sản không đăng ký quyền sở hữu bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu như: do bị lừa dối, nhầm lẫn hay đe dọa. Trong trường hợp này, chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản khi chứng minh được đó là tài sản của mình. tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình bằng một giao dịch không có đền bù, động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình Trong trường hợp này hợp đồng với người thứ ba sẽ bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người bán mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ tài sản nhưng sau đó người này lại không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án bị hủy, sửa. KẾT LUẬN Cùng với sự phát triển của xã hội, hợp đồng dân sự ngày càng phát triển đa dạng và phức tạp. Vì vậy, phạm vi của pháp luật về hợp đồng sẽ ngày càng mở rộng. Một số quan hệ về hợp đồng trước kia chỉ do luật dân sự điều chỉnh nay được điều chỉnh bởi nhiều ngành luật khác hoặc được tách ra khỏi ngành luật dân sự như hợp đồng lao động, thương mại... Đề khuyến khích hợp đồng dân sự phát triển và giảm bớt tình trạng hợp đồng dân sự vô hiệu như hiện nay, trong thời gian tới chúng ta cần hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về giao dịch dân sự nói chung và hợp đồng nói riêng. Bên cạnh đó cần làm tốt công tác hướng dẫn áp dụng pháp luật để đảm bảo tính thống nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật cũng như tăng cường trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ làm công tác pháp luật.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHợp đồng dân sự vô hiệu Hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu.doc