Hợp đồng Lao Động (Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương)

Đời sống kinh tế xã hội phát triển, khái niệm hợp đồng lao động không còn quá xa lạ với mọi người. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều trường hợp thiếu hiểu biết về hợp đồng lao động gây ra những thiệt hại đáng kể đặc biệt là cho người lao động - những người thường yếu thế hơn so với người sử dụng lao động. Hợp đồng lao động có vai rò rất quan trọng. Thông qua hợp đồng lao động, quyền và nghĩa vụ giữa người lao động và người sử dụng lao động được thiết lập, là cơ sở để giải quyết các tranh chấp (nếu có). Ngoài ra hợp đồng lao động cũng là một trong những hình thức pháp lí nhất để công dân thực hiện quyền làm chủ của mình, thể hiện qua việc tự do lựa chọn công việc, chỗ làm, mức lương phù hợp. Nhà nước dựa vào hợp đồng lao động để quản lí nhân lực đang làm việc tại các công ty, cơ sở sản suất. Xuất phát từ vai trò quan trọng của hợp đồng lao động, chúng em lựa chọn đề tài này để tìm hiểu và nghiên cứu để có cái nhìn sâu sắc, hiểu biết rõ hơn về hợp đồng lao động. Trước hết là học tập tốt môn pháp luật đại cương, rồi tích lũy kiến thức cho học tập nghiên cứu và công việc sau này. Tiểu Luận chi tiết, dễ hiểu về hợp động lao động. Quan trong là có phần ưu nhược điểm, tình hình hiểu biết, vận dụng hợp đồng lao động ở nước ta hiện nay

doc15 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 16253 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hợp đồng Lao Động (Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT KINH TẾ BỘ MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG -----š›&š›----- BÀI TIỂU LUẬN Đề tài: “HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG” Giảng viên: Cô Nguyễn Thị Hằng. Nhóm thực hiện: Họ và Tên Lớp MSSV Hoàng Hương Giang 71 31101023865 Nguyễn Thụy Du 71 31101023889 Văn Tường Vi 71 31101023854 Hồ Yến Ly 70 31101023820 Đỗ Trọng Bửu 71 31101023884 Phan Thanh Chiến 71 31101023874 Dương Thị Kim Trang 71 31101023858 Tp Hồ Chí Minh, Tháng 11 năm 2010. Phân chia công việc để hoàn thành tiểu luận: Lời nói đầu Nguyễn Thụy Du Chương I: Mục I.1 Nguyễn Thụy Du Mục I.2 Văn Tường Vi Mục I.3 Đỗ Trọng Bửu Mục I.4 Dương Thị Kim Trang Mục I.5 Dương Thị Kim Trang, Phan Thanh Chiến Chương II Hồ Yến Ly Hoàng Hương Giang ( Nhóm trưởng ). Kết luận Nguyễn Thụy Du Lời nói đầu Đời sống kinh tế xã hội phát triển, khái niệm hợp đồng lao động không còn quá xa lạ với mọi người. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều trường hợp thiếu hiểu biết về hợp đồng lao động gây ra những thiệt hại đáng kể đặc biệt là cho người lao động - những người thường yếu thế hơn so với người sử dụng lao động. Hợp đồng lao động có vai rò rất quan trọng. Thông qua hợp đồng lao động, quyền và nghĩa vụ giữa người lao động và người sử dụng lao động được thiết lập, là cơ sở để giải quyết các tranh chấp (nếu có). Ngoài ra hợp đồng lao động cũng là một trong những hình thức pháp lí nhất để công dân thực hiện quyền làm chủ của mình, thể hiện qua việc tự do lựa chọn công việc, chỗ làm, mức lương phù hợp. Nhà nước dựa vào hợp đồng lao động để quản lí nhân lực đang làm việc tại các công ty, cơ sở sản suất. Xuất phát từ vai trò quan trọng của hợp đồng lao động, chúng em lựa chọn đề tài này để tìm hiểu và nghiên cứu để có cái nhìn sâu sắc, hiểu biết rõ hơn về hợp đồng lao động. Trước hết là học tập tốt môn pháp luật đại cương, rồi tích lũy kiến thức cho học tập nghiên cứu và công việc sau này. Đây là bài tiểu luận đầu tiên, chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót , vì vậy chúng em rất mong được sự đóng góp ý kiến từ thầy cô và các bạn. Qua đó chúng em có thể sữa chữa những sai sót, bổ sung thêm kiến thức và kinh nghiệm, từ đó có một cái nhìn sâu sắc, rõ ràng hơn nữa về hợp đồng lao động. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Hằng khoa luật kinh tế trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ chúng em tìm hiểu môn Pháp Luật Đại Cương và thực hiện đề tài tiểu luận này. Tp Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2010. Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG I.1 Khái niệm về hợp đồng lao động Theo điều 26- bộ luật lao động: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, bao gồm các điều khoản về việc làm, tiền công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Hợp đồng lao động được kí kết trực tiếp giữa người sử dụng lao động với người lao động bằng văn bản hoặc thỏa thuận miệng (đối với những công việc có tính tạm thời mà thời hạn dưới 3 tháng hoặc đối với lao động giúp việc nhà) Như vậy ta thấy một hợp đồng lao động được cấu thành bởi ba yêu tố: - Có sự cung ứng một công việc. - Có sự trả công lao động ( tiền lương.....) - Có sự phụ thuộc lao động giữa người lao động và người sử sụng lao động về mặt pháp lí. I.2 Nội dung, hình thức, các loại hợp đồng lao động I.2.1 Nội dung Hợp đồng phải có những nội dung chủ yếu như: công việc phải làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; tiền lương; địa điểm là việc, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động,bảo hiểm xã hội; thời hạn hợp đồng. Nội dung của hợp đồng lao động phải không trái với các quy định của pháp luật lao động, không hạn chế quyền lợi của người lao động, không được trái với thỏa ước lao động tập thể. Hợp đồng lao động áp dụng cho các đối tượng người làm công ăn lương trong nhiều đơn vị sử dụng lao động khác nhau(trong các đơn vị kinh tế, trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước….) I.2.2 Hình thức hợp đồng lao động Hình thức của hợp đồng lao động, có thể kí kết hợp đồng lao động bằng văn bản hoặc thỏa thuận miệng. Việc giao kết hợp đồng miệng chỉ được áp dụng với trường hợp hợp đồng có thời hạn dưới ba tháng hoặc đối với lao động giúp việc nhà I.2.3 Các loại hợp đồng lao động Hợp đồng lao động có thể giao kết một trong các loại sau: Hợp động lao động không xác định thời hạn (là loại hợp đồng mà hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng) Hợp đồng xác định thời hạn ( là loại hợp đồng mà hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm không dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng) Hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định mà thời hạn dưới 12 tháng. I.3 Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động Giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động. Giao kết với người được ủy quyền thay mặt cho nhóm người lao động Người lao động có thể tham gia giao kết một hoặc nhiều người sử dụng lao động nhưng phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các công việc được giao kết. Công việc theo hợp đồng lao động phải do người giao kết thực hiện, không giao cho người khác, nếu không có sự đồng ý của người sử dụng lao động. I.4 Thực hiện, thay đổi, tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động I.4.1 Thực hiện hợp đồng lao động Thực hiện hợp đồng lao động là việc các bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên phải tuân thủ hai nguyên tắc cơ bản là : phải thực hiện đúng các điều khoản đã cam kết trên phương diện bình đẳng và phải tạo ra những điều kiện cần thiết để bên kia có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó. I.4.2 Thay đổi hợp đồng lao động Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, các bên có thể thay đổi các quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận khi thấy cần thiết nhưng phải đảm bảo nghĩa vụ báo trước và cùng thỏa thuận, sửa đổi, bổ sung hoặc giao kết hợp đồng lao động mới. Nếu bên nào có yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất ba ngày . I.4.3 Tạm hoãn hợp đồng lao động Theo quy định của pháp luật hoặc do thỏa thuận giữa các bên, việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng lao động của người lao động có thể tạm ngừng trong một thời gian nhất định mà hợp đồng không bị hủy bỏ hoặc mất hiệu lực. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hợp đồng lao động được tạm hoãn thực hiện trong các trường hợp sau đây : a) Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc các nghĩa vụ công dân khác do pháp luật quy định; b) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam; c) Các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận. Hết thời gian tạm hoãn hợp đồng đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm c, người lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc. Việc nhận lại người lao động bị tạm giữ,tạm giam khi hết thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động do Chính phủ quy định. I.4.4 Chấm dứt hợp đồng lao động Chấm dứt hợp đồng lao động là việc chấm dứt việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Hợp đồng lao động chấm dứt trong các trường hợp sau: Hết hạn hợp đồng Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng Người lao động bi kết án tù giam hoặc bị cấm làm công việc cũ theo quyết định của tòa án Người lao động chết, mất tích theo tuyên bố của tòa án Ngoài ra người lao động và người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng chỉ hợp pháp khi thỏa mãn các trường hợp luật định và đảm bảo thời hạn báo trước cho bên kia. Người đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm theo luật định, cụ thể là : Trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng đã kí và phải bồi thường thiệt hại một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày người lao động không được làm việc công với ít nhất 2 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và phụ cấp tiền lương (nếu có) và phải bồi thường chi phí đào tạo(nếu có) theo quy định. I.5 Hợp đồng lao động có yếu tố nước ngoài I.5.1 Công dân Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài Theo Điều 134,135 của Quốc hội khóa XI, kì họp thứ 10, số 72/2006/QH 11 ngày 29/11/2006 quy định: Người lao động là công dân Việt Nam được phép đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động mà người đó chịu sự điều hành của tổ chức, cá nhân nước ngoài , thì phải tuân theo các quy định của pháp luật nước sở tại; nếu theo hợp định về hợp tác lao động được kí kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước sở tại thì phải tuân theo các quy định của pháp luật nước sở tại và hiệp định đó. Đối với người lao động là công nhân Việt Nam được phép đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức nhận thầu, khoán công trình do doanh nghiệp Việt Nam điều hành và trả lương, thì áp dụng các quy định của bộ luật này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí kết hoặc tham gia có quy định khác. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thẩm quyền được biết các quyền lợi và nghĩa vụ của mình, được các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ở nước ngoài bảo hộ về mặt lãnh sự và tư pháp, được hưởng quyền chuyển thu nhập bằng ngoại tệ và tài sản cá nhân về nước, được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và các chính sách, chế độ khác theo quy định pháp luật của Việt Nam và nước sở tại. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có nghĩa vụ đóng góp một phần tiền lương cho quỹ bảo hiểm xã hội. I.5.2 Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam Theo quy định tại Nghị định của Chính phủ số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau: Đủ 18 tuổi trở lên; Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc; Là nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc chuyên gia (đối với người nước ngoài xin vào hành nghề y, dược tư nhân; trực tiếp khám, chữa bệnh tại Việt Nam hoặc làm việc trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam); Không có tiền án về tội vi phạm an ninh quốc gia; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự,đang chấp hành hình phạt hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài; Có giấy phép lao động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp , trừ các trường hợp không phải cấp giấy phép lao động. Người nước ngoài lao động tại Việt Nam được hưởng các quyền lợi và phải thực hiện các nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí kết hoặc tham gia có quy định khác. I.5.3 Công dân Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; tại các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam. Công dân Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; tại các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam đều thuộc phạm vi áp dụng của Bộ luật lao động và các quy định khác của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí kết hoặc tham gia có quy định khác. Do vậy việc kí kết và các vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động cũng phải tuân thủ các quy định của Bộ luật lao động và các quy định khác của pháp luật Chương II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM II.1 KHÁI QUÁT CHUNG Gia nhập ngôi nhà WTO năm 2007, Việt Nam hội nhập quốc tế với ưu thế là một nước có nguồn nhân lực dồi dào (85.789.573 người – theo số liệu của Tổng Cục Dân số ngày 1.4.2009); trong đó lực lượng lao động trẻ chiếm tỷ lệ lớn. Tuy nhiên đến 85% lao động trẻ Việt Nam chưa qua đào tạo,nên tầm hiểu biết về pháp luật lao động nói chung và hợp đồng lao động nói riêng còn rất nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, xã hội Việt Nam tồn tại rất nhiều loại quan hệ lao động khác nhau, nhưng luật lao động Việt Nam chủ yếu chỉ điều chỉnh các quan hệ lao động xác lập trên cơ sở hợp đồng lao động. Chính vì thế việc áp dụng hợp đồng lao động trong đời sống người lao động còn nhiều sai sót,điều đó gây thiệt thòi lớn cho người lao động và người sử dụng lao động. Những sai sót phổ biến như: Nội dung hợp đồng lao đồng trái pháp luật (không am hiểu Pháp Luật nên đưa vào trong hợp đồng những nội dung trái pháp luật) – đây là trường hợp sai sót phổ biến nhất. Kĩ thuật soạn thảo hợp đồng lao động (sử dụng từ ngữ không rõ nghĩa,các nội dung điều khoản trong một hợp đồng nhưng lại mâu thuẫn nhau, sử dụng sai thuật ngữ,hợp đồng quá sơ sài,thiếu một số yếu tố quan trong như: dự đoán các tình huống xảy ra nên khó giải quyết được khi xảy ra vướng mắc……). Thiếu một số thủ tục bắt buộc(thiếu sự công chứng,giám định về mặt Pháp Luật của cơ quan nhà nước) Sai sót về năng lực giao kết hợp đồng lao động(nhầm lẫn về quyền được kí hợp đồng lao động). Sai sót về người đại diện kí hợp đồng lao động(người đứng ra kí hợp đồng lao động phải là người đại diện về mặt pháp lý của công ty,nếu trường hợp kí hợp đồng liên quan đến hơn 30% tài sản của công ty thì phải được sự đồng ý của hội đồng quản trị). II.2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG HIỆN NAY II.2.1 Đối với người lao động Nhìn chung thực trạng hiện nay là người lao động vẫn chưa thực hiện đầy đủ Pháp Luật về giao kết hợp đồng lao động. Những trường hợp cụ thể như: Người lao động có trình độ cao được doanh nghiệp đầu tư cho du học nước ngoài. Hay những thanh niên kí hợp đồng với các doanh nghiệp học nghề miễn phí và làm cho công ty trong một khoảng thời gian xác định.Nhưng sau khi hoàn thành chương trình đào tạo thì hủy bỏ hợp đồng lao động đã kí với doanh nghiệp này và làm việc cho doanh nghiệp khác với điều kiện tốt hơn. Đáng lẽ trong trường hợp này doanh nghiệp phải được bồi thường khoản tiền đào tạo. Nhưng theo điều.. thì người lao động không cần đền bù vẫn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng Pháp Luật. Người lao động có trình độ thấp,chủ yếu tìm đến việc làm và tham gia vào quan hệ lao động là kiếm tiền. Họ phần lớn là những thanh niên ở vùng quê nghèo khó. Chính vì vậy bằng kiến thức ít ỏi ấy họ bị các doanh nghiệp lợi dụng không kí kết hợp đồng lao động,hay kí kết hợp đồng lao động sơ sài,... gây thiệt hại không nhỏ cho bản thân. Ví dụ: “Hăm hở nộp hồ sơ xin việc với vốn hiểu biết về luật lao động ở mức 0, các lao động trẻ dường như không biết rằng mình đang đi trên một con thuyền sóng gió mà không đem theo phao cứu sinh. Để rồi, chính sự thiếu hiểu biết đó đã khiến họ mất đi những quyền lợi đáng lẽ ra phải được hưởng. Hợp đồng lao động... bằng miệng?! Ra trường gần 2 năm mà vẫn không có việc làm, Minh Đức - sinh viên ĐHDL Phương Đông gần như quá mệt mỏi với những lần đi lại các trung tâm giới thiệu việc làm, mài mắt trên các tờ “Mua và Bán”. Thế cho nên, khi được nhận vào làm việc cho một doanh nghiệp tư nhân, anh đã không hề nghĩ đến việc mình có được kí hợp đồng lao động hay không. Và do không hiểu rõ về luật lao động, Đức cũng không cho rằng văn bản hợp đồng là một điều cần thiết đối với công việc của anh sau này.Đây là một trong nhiều trường hợp thường gặp ở trong môi trường có mối quan hệ giữa chủ lao động và người lao động trẻ. Chủ sử dụng lao động thường chỉ ký một dạng hợp đồng khoán việc. Mà theo đó, người lao động hưởng lương theo sản phẩm làm được, làm nhiều hưởng nhiều - làm ít hưởng ít. Vì là hợp đồng dân sự nên quyền lợi của người lao động ngoài số tiền công thì chẳng có gì.Như vậy, không ký hợp đồng lao động - người lao động đã tự bỏ qua một công cụ pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền lợi của mình. ( Theo www.vietbao.vn). II.2.2 Đối với người sử dụng lao động Phần lớn người sử dụng lao động là người được đào tạo có trình độ, có tầm hiểu biết về Pháp Luật. Nhưng người sử dụng lao động vẫn không thực hiện đầy đủ trách nhiệm và ý thức Pháp Luật về giao kết hợp đồng lao động. Một số doanh nghiệp lợi dụng kẻ hở của Pháp Luật và sự thiếu hiểu biết về Pháp Luật của người lao động đã thực hiện giao kết hợp đồng lao động trái Pháp Luật: (không kí kết hợp đồng lao động, công nhân làm việc theo chế độ thuê mướn; hợp đồng sơ sài, lương ở dưới mức tối thiểu, cắt giảm các khoản bảo hiểm xã hội, thử việc quá thời gian quy định, chế độ thai sản, đau ốm, tai nạn lao động không được coi trọng) nhằm thu lợi cho doanh nghiệp. Ngược lại,trong lúc doanh nghiệp làm ăn khốn khó,nguồn vốn giảm ,phải thu hẹp sản xuất và kinh doanh để đảm bảo sự tồn tại. Nhưng doanh nghiệp lúc này vẫn phải trả đủ lương cho công nhân theo cam kết ở hợp đồng lao động. Dù có nhu cầu sa thải bớt công nhân nhưng theo luật thì không được từ đó dẫn đến nguy cơ phá sản của doanh nghiệp. *Một số cơ quan có thẩm quyền Những hành vi trái pháp luật của người lao động và người sử dụng lao động khi tham gia giao kết hợp đồng lao động gây ra những thiệt thòi không nhỏ cho bản thân họ nhưng đồng thời cũng có một phần trách nhiệm từ cơ quan tổ chức khác: Tổ chức công đoàn được thành lập nhưng chưa thực sự hoạt đồng hết mình để bảo về quyền lợi cho người lao động. Các cơ quan có thẩm quyền còn phân phối một lực lượng quá mỏng để theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm. II.3 Đề xuất khắc phục Từ thực trạng trên ta thấy cả người lao động và người sử dụng lao động đều bị thiệt hại khi kí kết hợp đồng lao động. Từ đây chúng tôi xin đưa ra một số đề xuất khắc phục: Nâng cao trình độ dân trí, phổ biến nâng cao ý thức trách nhiệm về Pháp luật cho người dân,đưa pháp luật gần gũi với mọi người dân bằng nhiều hình thức (qua giáo dục, áp phích, các cuộc thi tìm hiểu Pháp Luật...). Từ đó người lao động và người sử dụng lao động có đầy đủ kiến thức kí kết hợp đồng lao động đúng pháp luật bảo vệ quyền lợi của đôi bên khi tham gia vào quan hệ lao động. Tăng cường hiệu quả hoạt động của Công đoàn đồng thời thành lập các cơ quan tư vấn Pháp luật cho người lao động nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động-lực lượng yếu thế trong các vụ tranh chấp hợp đồng lao động,tạo cho người lao động một môi trường lao động an toàn. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền tăng cường kiểm tra, giám sát việc kí kết và thực hiện hợp đồng lao động của các doanh nghiệp. Từ đó phát hiện, xử lý kịp thời các sai phạm.Yêu cầu các doanh nghiệp phải công khai và minh bạch khi kí kết hợp đồng lao động. Cơ quan báo chí,ngôn luận và các phương tiện truyền hình cần quan tâm hơn đến vấn đề vi phạm hợp đồng lao động. Từ đó phổ biến rộng rãi cho mọi người cùng biết. Từ đó giúp giảm thiểu các trường hợp vi phạm về hợp đồng lao động. Quốc hội cần nắm bắt kịp thời sửa đổi và bổ sung các quy định chặt chẽ hơn nhằm hạn chế các trường hợp lách luật,lợi dụng sơ hở để thu lợi bất chính. Đồng thời đưa ra những chế tài mạnh hơn nhằm hạn chế tối đa các trường hợp vi phạm và tái phạm,từ đó giảm thiểu tối đa các cá nhân,tổ chức có ý định lợi dụng lỗ hổng pháp luật để làm giàu. Kết Luận Hợp đồng lao động nắm giữ vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Thông qua hợp đồng lao động, quyền và nghĩa vụ giữa người lao động và người sử dụng lao động được thiết lập, là cơ sở để giải quyết các tranh chấp (nếu có). Ngoài ra hợp đồng lao động cũng là một trong những hình thức pháp lí nhất để công dân thực hiện quyền làm chủ của mình khi tham gia vào quan hệ lao động. Việc kí kết và thực hiện hợp đồng lao động đều rất cần thiết đối với người lao động lẫn người sử dụng lao động. Mọi người cần tìm hiểu kĩ về các quy định của hợp đồng lao động. Sau đó xem xét rõ công việc, quyền lợi nghĩa vụ của mỗi bên được nêu ra trong hợp đồng lao động rồi mới đặt bút kí để chủ động bảo vệ quyền lợi mình. Vì trên thực tế, rất nhiều trường hợp thiếu hiểu biết về hợp đồng lao động, không xem xét cẩn thận hợp động khi kí kết dẫn đến các hậu quả đáng tiếc mà phần lớn là người lao động phải chịu thiệt. Hi vọng rằng, bài tiểu luận sẽ giúp các bạn hiểu thêm về hợp đồng lao động và vai trò quan trọng của nó. Dù đã cố gắng nhưng chắc rằng vẫn còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được nhiều sự đóng góp ý kiến của cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn. TP Hồ Chí Minh, Tháng 11-2010. Danh mục tài liệu tham khảo: - Giáo trình: Pháp luật đại cương của khoa kinh tế- luật, đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh. -Trang wed www.tracuuphapluat.vn -Trang wed www.csdl.thutuchanhchinh.vn -Sách tìm hiểu nội dung bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tác giả: Hồ Ngọc Cẩn. Nxb lao động xã hội Mục Lục NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHợp đồng Lao Động (Tểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương).doc
Luận văn liên quan