Hợp tác khai thác chung trong Vịnh Thái Lan
Hiệp ước về vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia lại có những đặc điểm khác biệt so với hai thỏa thuận hợp tác trên. Mục đích chính của hiệp ước này lại nghiêng về tính chính trị nhiều hơn là việc khai thác tài nguyên. Hiệp ước khẳng định chủ quyền các đảo từng bị tranh chấp trước đây và vì thế, ít nhất một cách gián tiếp, làm giảm khu vực biển chồng lấn giữa hai bên. Những điều khoản cuối cùng liên quan đến tuần tra chung, đánh bắt cá và khai thác tài nguyên có phần nào giống với các thỏa thuận hợp tác chung khác trong vịnh Thái Lan. Tuy nhiên, vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia về thực chất có nhiều chức năng hơn là chỉ phục vụ một mục đích khai thác, bao gồm việc đánh cá, khai thác tài nguyên và các hoạt động phi kinh tế khác như hợp tác tuần tra, giám sát liên quan đến các vấn đề an ninh chiến lược.
5 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4268 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hợp tác khai thác chung trong Vịnh Thái Lan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài làm
Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 có hiệu lực từ 16/11/1994. Công ước đã taọ ra một trật tự pháp lí mới trên biển và việc phân chia lại các nguồn tài nguyên biển cả. Vịnh Thái Lan cũng như khu vực Đông Nam Á là một trong những khu vực có quá trình phân định biển diễn ra hết sức chậm chạp. Vịnh Thái Lan được đặc trưng bởi sự chồng chéo các khu vực chồng lấn. Vùng yêu sách của Thái Lan, Việt Nam và Campuchia chồng lên vùng chồng lấn Việt Nam – Thái Lan, vùng chồng lấn Campuchia – Thái Lan và Campuchia – Việt Nam; vùng chồng lấn ba bên Thái Lan – Malaysia – Việt Nam chồng lên “vùng xác định” Việt Nam – Malaysia. Để giải quyết hòa bình các tranh chấp, khai thác được tài nguyên mà không làm ảnh hưởng đến kết quả phân định cuối cùng, các bên thường có xu hướng dựa vào giải pháp khai thác chung (KTC).
1) Những vấn đề pháp lí về hợp tác khai thác chung trong Vịnh Thái Lan
KTC có thể được áp dụng trong thực tiễn đối với các khu vực có hay chưa có đường biên giới được xác định. Cơ sở của KTC có thể tìm thấy trong khoản 3 của các Điều 74 và 83 của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Công ước không chỉ ra đích xác biện pháp mang tính chất tạm thời là gì.Trên thực tế việc lập ra các vùng KTC là một trong những biện pháp tạm thời cho phép các quốc gia vượt qua được những tranh chấp lãnh thổ, tạo điều kiện dễ dàng cho việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên trong giai đoạn chuyển tiếp. Các quốc gia hữu quan cần đàm phán trên tinh thần thiện chí để đạt được các biện pháp tạm thời mang tính thực tiễn. Các quốc gia hữu quan được tự do lựa chọn bất kì một biện pháp tạm thời nào cho khu vực chồng lấn miễn là chúng phù hợp với luật quốc tế. Trong bối cảnh cần ngăn ngừa mọi việc khai thác làm phương hại đến yêu sách của các bên đồng thời lại tránh được việc lãng phí không sử dụng được tài nguyên thì việc áp dụng chế độ KTC cho toàn bộ hay một phần của khu vực chồng lấn là một giải pháp hấp dẫn và thú vị trong khi chờ đợi sự phân định cuối cùng. Tuy nhiên, các Bản nghi nhớ MOU được kí kết tại Vịnh Thái Lan không hoàn toàn dựa trên luật điều ước. Chúng đã được kí kết trước khi Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 có hiệu lực (ngày 16/11/1994). Vậy liệu các bản ghi nhớ này có thể tìm thấy cơ sở pháp lí của mình trong luật tập quán không?
Một số nhà nghiên cứu trên thế giới như T. Onorato cho rằng KTC có thể là một quy tắc của luât tập quán, là một nguyên tắc bắt buộc của Luật quốc tế. Theo ý kiến cá nhân em, trước hết, luật quốc tế yêu cầu các quốc gia có nghĩa vụ phải tiến hành đàm phán thực chất để đi đến một kết quả phân định hay chí ít tới một biện pháp tạm thời mang tính thực tiễn trong khi chưa có một thỏa thuận cuối cùng. Điều đó có nghĩa là KTC chỉ là một giải pháp mang tính tạm thời, không có nghĩa là bắt buộc. Thứ hai, số lượng các vụ sử dụng giải pháp KTC không đủ để nói rằng đã tồn tại một ý kiến cho opinio juris về vấn đề này. Phân định biển dứt khoát luôn là mục tiêu chính của các quốc gia. KTC chỉ là một giải pháp tạm thời. Dường như KTC chưa đủ để được coi là một nguyên tắc bắt buộc của luật quốc tế.
Trong cả hai trườn hợp ở Vịnh Thái Lan, các bên ký kết đều dùng hình thức bản ghi nhớ MOU (bản ghi nhớ MOU giữa Thái Lan – Malaysia năm 1979 và bản nghi nhớ MOU giữa Malaysia – Việt Nam năm 1992) chứ không phải kí kết một thỏa thuận (agrement) ở hình thức cao thể hiện rõ ràng ý chí chung của hai bên. Về hình thức các bản ghi nhớ đúng là các điều ước quốc tế với đầy đủ các thủ tục kí kết và trao đổi phê chuẩn. Nhưng bản ghi nhớ cho thấy một cách thể hiện ở mức thấp hơn so với một thỏa thuận toàn bộ. Căn cứ vào nội dung, bản ghi nhớ MOU không giải quyết toàn bộ các vấn đề liên quan đến tranh chấp, chúng chỉ thể hiện ý chí của các quốc gia thiết lập KTC như là một biện pháp tạm thời để vượt qua sự khác biệt quan điểm trong việc thỏa thuận, một đường phân chia chính thức. Bản ghi nhớ MOU Việt Nam – Malaysia còn thể hiện sự mềm dẻo hơn nữa khi giao cho hai công ty dầu lửa quốc gia thỏa thuận chi tiết về việc quản lí các hoạt động dầu khí trong khu vực KTC. Điều này cho thấy hai nước hết sức thận trọng và KTC không phải là một quy tắc bắt buộc của luật tập quán. Biện pháp KTC đạt được là do ý chí trính chị, yếu tố kinh tế, tinh thần hợp tác, mối quan hệ quốc tế giữa các quốc gia...
2) Thực tiễn về hợp tác khai thác chung Vịnh Thái Lan
Vịnh Thái Lan là nơi diễn ra các mâu thuẫn về vùng biển chồng lấn giữa nhiều quốc gia như Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Campuchia. Chính vì công tác phân giới trong vịnh Thái Lan không hề dễ dàng nên các nước ven biển trong vùng có xu hướng chọn các thỏa thuận tạm thời, chẳng hạn như ký kết các thỏa thuận khai thác chung để giảm bớt xung đột và khai thác tài nguyên thiên nhiên trong khi chờ đợi một sự phân định chính thức. Ngày 21/12/1979, Thái Lan và Malaysia đã kí kết bản ghi nhớ về KTC đầu tiên trong khu vực, Hiệp ước về vùng nước lịch sử chung Việt Nam – Campuchia ngày 7/7/1982 cũng đặt vùng nước lịch sử chung Việt Nam – Campuchia dưới một chế độ sử dụng chung. Trước khi kí được thỏa thuận phân định chính thức biên giới biển vào 8/1997, Việt Nam và Thái Lan đã trù liệu tới khả năng có một vùng KTC. Việt Nam và Malaysia cũng tìm được tiếng nói chung trong bản ghi nhớ MOU ngày 5/6/1992 về việc quy định chế độ thăm dò KTC “vùng xác định” giữa hai nước. Cuối cùng, gần đây nhất Việt Nam, Thái Lan và Malysia đã tiến hành đàm phán về khả năng có một thỏa thuận mới về khai thác chung giữa ba nước.
Tuy vịnh Thái Lan là khu vực tập trung nhiều thỏa thuận hợp tác chung song giữa các thỏa thuận này cũng có những khác biệt lớn về nội dung. Khu vực hợp tác chung Thái Lan - Malaysia và thỏa thuận về “khu vực xác định” của Việt Nam - Malaysia đều là những thỏa thuận tạm thời theo đúng tinh thần của Điều 74(3) và Điều 83(3) của Công ước Luật Biển 1982. Nếu tính đến việc một số mỏ hydrocarbon được phát hiện trong hai vùng này và các nỗ lực khai thác chung đang được triển khai thì hai thỏa thuận trên có thể xem là những bài học thành công.
Tuy nhiên, trường hợp của Thái Lan - Malaysia là một minh chứng cụ thể về tầm quan trọng của “ý chí chính trị” trong việc thực hiện thỏa thuận hợp tác chung. Đây có thể xem là yếu tố quan trọng nhất để đi đến ký kết thỏa thuận hợp tác vì nếu thiếu đi điều này, thỏa thuận chỉ là một cách “vẽ” lại vấn đề và có khi càng làm cho nó phức tạp hơn. Bản ghi nhớ hợp tác giữa Thái Lan và Malaysia được ký kết năm 1979, nhưng họ phải mất đến 11 năm mới trao đổi văn kiện phê chuẩn để thỏa thuận chính thức có hiệu lực. Họ còn phải tốn nhiều thời gian hơn để đi đến giai đoạn khai thác tài nguyên. Trong khi đó, chỉ bốn năm sau khi ký thỏa thuận hợp tác Việt Nam - Malaysia, những lít dầu hỏa đã được khai thác ở mỏ Bunga Kekwa vào ngày 29/7/1997. Sự kiện này là minh chứng cho thành công rực rỡ của mô hình hợp tác chung Việt Nam - Malaysia trong vịnh Thái Lan.
Rõ ràng là thỏa thuận khai thác chung của Việt Nam - Malaysia thể hiện tính linh hoạt cao hơn mô hình của Thái Lan và Malaysia. Ủy ban Điều phối được bổ nhiệm bởi các tập đoàn dầu khí nhà nước của mỗi bên, không phải bởi chính phủ như trong mô hình Thái Lan - Malaysia. Bất kỳ tranh chấp hay bất đồng nào liên quan đến việc khai thác dầu hoặc khía cạnh kinh tế sẽ được dàn xếp giữa hai tập đoàn dầu khí, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Điều phối. Mọi quyết định của Ủy ban Điều phối phải phù hợp với tinh thần hữu nghị, thận trọng và thực tiễn của ngành dầu khí thế giới. Chỉ những tranh chấp không thể giải quyết bằng con đường hữu nghị trong Ủy ban Điều phối với được chuyển giao cho chính phủ hai nước. Vì vậy, chính phủ sẽ không can thiệp vào công việc kinh doanh. Trong khi đó, thỏa thuận của Thái Lan - Malaysia lại hình thành nên một cơ quan hợp tác chung để quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản ở vùng đáy biển và vùng đất dưới đáy biển trong vòng 50 năm (kể từ khi thỏa thuận có hiệu lực). Cơ quan này đồng chủ tịch bởi một đại diện phía Thái Lan và một đại diện phía Malaysia, với số thành viên bằng nhau của mỗi bên. Chính cơ chế này đã phần nào cản trở tiến độ hợp tác của hai nước trong việc thúc đẩy khai thác chung. Như vậy, dù có cùng mục đích là hợp tác chung vì nguồn tài nguyên dầu và khí đốt và được áp dụng cho các xung đột biển trong cùng khu vực song hai mô hình khác nhau đã cho ra những kết quả rất khác nhau.
Hiệp ước về vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia lại có những đặc điểm khác biệt so với hai thỏa thuận hợp tác trên. Mục đích chính của hiệp ước này lại nghiêng về tính chính trị nhiều hơn là việc khai thác tài nguyên. Hiệp ước khẳng định chủ quyền các đảo từng bị tranh chấp trước đây và vì thế, ít nhất một cách gián tiếp, làm giảm khu vực biển chồng lấn giữa hai bên. Những điều khoản cuối cùng liên quan đến tuần tra chung, đánh bắt cá và khai thác tài nguyên có phần nào giống với các thỏa thuận hợp tác chung khác trong vịnh Thái Lan. Tuy nhiên, vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia về thực chất có nhiều chức năng hơn là chỉ phục vụ một mục đích khai thác, bao gồm việc đánh cá, khai thác tài nguyên và các hoạt động phi kinh tế khác như hợp tác tuần tra, giám sát liên quan đến các vấn đề an ninh chiến lược.
Các sáng kiến về khu vực hợp tác chung đã góp phần gác lại những tranh chấp về phân định để thúc đẩy khai thác nguồn tài nguyên dưới đáy biển, là ví dụ điển hình về những biện pháp hữu hiệu cho bài toán hợp tác quản lý tài nguyên. Tóm lại, các thỏa thuận này về cơ bản thể hiện ý chí hợp tác cùng giải quyết xung đột./.
Tài liệu tham khảo
Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982
Bản ghi nhớ Việt Nam- Malaysia về thiết lập chế độ khai thác chung ở vùng chồng lấn năm 1992
Hiệp định về vùng nước lịch sử chung giữa Việt Nam – Campuchia năm 1982
Bản ghi nhớ khai thác chung Thái Lan-Malaysia 1979
Thoả thuận trên nguyên tắc khai thác chung Việt Nam-Thái Lan-Malaysia trong vùng chồng lấn ba nước trong Vịnh Thái Lan 1999
Khai thác chung trong Vịnh Thái Lan: những vấn đề pháp lý - Nguyễn Hồng Thao – Tạp chí Nhà nước và pháp luật. Viện nhà nước & pháp luật, Số: 03, 04/ Năm 2000.
Vấn đề khai thác chung trên các vùng biển – Thách thức và triển vọng đối với Việt Nam. / PGS.TS. Nguyễn Bá Diến - Tạp chí Nhà nước và pháp luật. Viện nhà nước & pháp luật, Số: 01/ Năm 2007 tr 71 – 79
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hợp tác khai thác chung trong Vịnh Thái Lan.doc