Incoterms và thực tế- Ứng dụng tại Việt Nam

Trong tương lai kim ngạch xuất khẩu của Việt N am sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh khi chúng ta chính thức trở thành nền kinh tế thị trường. Nhu cầu giao lư u kinh tế sẽ tăng cao, cùng với đó là nhu cầu về nhân lực vật lực cho xuất nhập khẩu. Với quyết tâm trở thành một trong các thị trường xuất khẩu và nhập khẩu lớn, Việt Nam cần tiếp tục đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng thiết bị cho hoạt động xuất nhập khẩu: Cảng biển, tàu biển, bảo hiểm cũng như nguồn nhân lực đủ trình độ chuyên mô n cho m ôi trường kinh doanh toàn cầu. Việc dần chuyển qua áp dụng các quy tắc xuất khẩu của Incoterms 2010 sẽ là xu hướng chung của thế giới nhằm đáp ứng đúng cho nhu cầu hiện tại. Trong tương lai sẽ tiếp tục có những cải tiến tiếp theo khi tình hình thay đổi. Hạn chế nhập siêu, t ăng nguồn cung ngoại tệ, tạo công ăn việc làm sẽ là động lực giúp các doanh nghiệp và Chính Phủ Việt N am dần chuyển qua các điều kiện Xuất khẩu th eo giá CIF và nhập khẩu theo giá FOB. Và cùng hướng đến mục đích cao cả là sự cạnh tr anh và p hát triển công bằng để mang đến những lợi ích tốt nhất cho người tiêu dùng trên toàn thế giới.

pdf36 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 11499 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Incoterms và thực tế- Ứng dụng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các điều kiện DAF, DES, DDU trước đây). Giống như các điều kiện thuộc nhóm D của Incoterm 2000, các điều kiện mới đều là điều kiện “giao tại nơi đến”, theo đó, người bán chịu mọi chi phí (trừ các chi phí liên quan tới thủ tục thông quan nhập khẩu, nếu có) và rủi ro trong quá trình đưa hàng tới nơi đến được chỉ định.  Incoterms 2010 được chia thành hai nhóm Nếu trong Incoterms 2000 người ta đặc biệt chú ý đến đặc đ iểm chung của các nhóm điều kiện, nên phân các điều kiện của Incoterms thành 4 nhóm E, F, C và D thì trong Incoterm 2010, người t a lại chú trọng đến phương thức vận tải t hích hợp được sử dụng trong từng điều kiện nên 11 điều kiện Incot erms 2010 được chia thành hai nhóm riêng biệt.  Các điều kiện áp dụng cho mọi phương thức vận tải: EXW: Giao tại xưởng FCA: Giao cho người chuyên chở CPT: Cước phí trả tới CIP: Cước phí và bảo hiểm trả tới DAT: Giao tại bến DAP: Giao tại nơi đến DDP: Giao hàng đã nộp thuế  Các điều kiện áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội đị a: FAS: Giao dọc mạn tàu FOB: Giao lên tàu CFR: Tiền hàng và cước phí CIF: Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí Nhóm thứ nhất này bao gồm bảy điều kiện có thể sử dụng cho bất cứ phương tiện vận tải nào kể cả vận tải đa phương thức. Nhóm này gồm các điều kiện EXW, FCA,CPT,CIP, DAT, DAP, DDP. 6 Trong nhóm thứ hai, địa điểm giao hàng và nơi hàng hóa được chở t ới người mua đều là cảng biển, vì thế chung được xếp vào nhóm các điều kiện “đường biển và đường thủy nội địa”. Nhóm này bao gồm các điều kiện FAS, FOB,CFR,CIF. Ở ba điều kiện sau cùng, mọi cách đề cập tới lan can tàu như một điểm giao hàng đã bị loại bỏ. Thay vào đó, hàng hóa xem như đã được giao khi chúng đã được “xếp lên tàu”. Điều này phản ánh sát hơn thực tiễn thương mại hiện đại và xóa đi hình ảnh đã khá lỗi thời về việc rủi ro di chuyển qua ranh giới tưởng tượng - lan can tàu. Các điều kiện dùng cho thương mại quốc tế và nội đị a Theo truyền thống, các điều kiện Incoterms thường được sử dụng trong các trường hợp mua bán quốc tế, khi có sự di chuyển của hàng hóa qua biên giới quốc gia. Tuy vậy, tại nhiều nơi trên thế giới, sự phát triển của khối thương mại, như Liên minh châu Âu đã khiến các thủ tục tại biên giới quốc gia không còn quan trọng nữa. Do đó, tiêu đề phụ của Incoterms 2010 đã chính thức khẳng định: Incoterms có thể được sử dụng cho cả các hợp đồng mua bán quốc tế và nội địa. Vì lý do này, các điều kiện Incoterms 2010 nhấn mạnh nghĩa vụ thông quan xuất khẩu/nhập khẩu chỉ tồn tại khi có áp dụng. Hướng dẫn sử dụng Trước mỗi điều kiện Incoterms sẽ có một Hướng dẫn sử dụng. Hướng dẫn sử dụng giải thích những vấn đề cơ bản của mỗi điều kiện Incoterms, giúp người sử dụng lựa chọn một cách chính xác và hiệu quả điều kiện Incoterms thích hợp cho từng giao dịch cụ thể. Trao đổi thông tin bằng điện tử Các phiên bản Incoterms trước đã chỉ rõ những chứng từ có thể được thay thế bằng thông điệp dữ liệu điện tử. Tuy vậy, giờ đây các mục A1/B1 của Incot erms 2010 cho phép các trao đổi thông tin bằng điện tử có hiệu lực tương đương với việc trao đổi tương đương bằng giấy, miễn là được các bên đồng ý hoặc theo t ập quán. Cách quy định này s ẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của các giao dich điện tử mới trong suốt thời gian Incoterms 2010 có hiệu lực Bảo hiểm Incoterms 2010 là phiên bản Incoterms đầu t iên kể từ khi Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa được sửa đổi và tính đến những thay đổi của các điều kiện này. 7 Incoterms 2010 đưa ra nghĩa vụ về thông t in liên quan tới bảo hiểm trong các mục A3/B, mục quy định về hợp đồng vận tải bảo hiểm. Những điều khoản này được chuyển từ mục A10/B10 trong Incoterms 2000 vốn được qui định chung chung hơn. Ngôn từ liên quan t ới bảo hiểm trong các mục A3/B3 cũng đã được hiệu chỉnh nhằm làm rõ nghĩa vụ của các bên về vấn đề này. Thủ tục an ninh và các thông tin cần thiết để làm thủ tục Hiện nay, m ối quan tâm về an ninh trong quá trình vận tải hàng hóa ngày càng gia t ăng, đòi hỏi phải có bằng chứng xác nhận hàng hóa không gây nguy hiểm cho con người hoặc tài sản vì bất cứ lý do gì trừ bản chất tự nhiên của hàng hóa. Do đó Incoterms 2010, trong các mục A2/B2 và A10/B10 của nhiều điều kiện, đã phân chia thành nghĩa vụ giữa người mua và người bán về việc tiếp nhận sự hỗ trợ để làm thủ tục an ninh, như là thông tin về quy trình trông nom, bảo quản hàng hóa. Phí xếp dỡ tại bến bãi (THC) Theo các điều kiện CPT, CIP, CFR, CIF,DAT và DDP người bán phải tổ chức việc vận chuyển hàng hóa tới nơi đến theo thỏa thuận. Dù người bán trả cước phí nhưng thực chất người mua mới là người chịu cước phí và chi phí này thường đã bao gồm trong tổng giá bán. Chi phí vận tải đôi khi bao gồm cả chi phí xếp dỡ và di chuyển hàng hóa trong cảng hoặc bến container và người chuyên chở hay người điều hành bến bãi có thể buộc người mua trả phí này khi nhận hàng. Trong những trường hợp như vậy, người mua không muốn phải trả cùng một khoản chi phí tới hai lần: một lần trả cho người bán dưới dạng tổng giá hàng và một lần trả độc lập cho người chuyên chở hoặc người điều hành bến bãi. Incoterms 2010 đã cố gắng khắc phục điều này bằng cách phân chia rõ ràng các chi phí này tại mục A6/B6 của các điều kiện kể trên. Bán hàng theo chuỗi Hàng nguyên liệu đồng nhất, khác với hàng hóa chế biến, thường được bán ra nhiều lần trong quá trình vận chuy ển theo một “chuỗi”. Khi điều này diễn ra, người bán ở giữa chuỗi không phải là người “ gửi” hàng vì chúng đã được gửi bởi người bán đầu tiên trong chuỗi. Người bán ở giữa chuỗi, do đó, thực hiện nghĩa vụ của mình đối với người mua không phải bằng việc gửi hàng mà bằng việc “mua” hàng hóa đã được gửi. 8 Nhằm mục đích làm rõ vấn đề này, Incoterm 2010 đưa thêm nghĩa vụ “mua hàng đã gửi” như một phương án thay thế cho nghĩa vụ gửi hàng trong các quy tắc Incoterms thích hợp. 1.2.3. Các điều kiện của Incoterms 2010 1.2.3.1. Các điều kiện áp dụng cho mọi phương thức vận tải  EXW – Ex Works – Giao tại xưởng (tên địa điểm giao hàng) Incoterms 2010 Người bán giao hàng - Giao hàng và quyền định đoạt cho người mua tại địa điểm của ngư ời bán hoặc một địa điểm cụ thể nào đó(kho, nhà máy). - Hàng chưa được thông quan xuất khẩu. - Hàng chưa được bốc lên bất kì một phương tiện vận t ải nào. Chú ý hướng dẫn - Phù hợp với thương mại nội địa chứ không phù hợp với thương mại quốc tế. - Nêu rõ điểm để hàng trong cơ sở của người bán – thống nhất từ trước – nếu không, người bán có thể lựa chọn. - Giao hàng vào một ngày cụ thể hoặc trong một thời hạn cụ thể đã được hai bên thống nhất - Người bán không có nghĩa vụ bốc hàng, nếu bốc thì người mua chịu chi phí và rủi ro. - Không thông quan xuất khẩu, chỉ hỗ trợ. - Nghĩa vụ hạn chế của người mua trong việc cung cấp thông tin vềxuất khẩu (thuế, báo cáo). - Hỗ trợ trong việc xin giấy phép xuất khẩu, ủy quyền chính thức, thông qua an ninh – nếu người mua yêu cầu. Chuyển giao rủi ro - Khi giao hàng và quyền định đoạt cho người mua t ại điểm đã thống nhất (nếu có) tại điểm giao hàng.  FCA –Free Carrier – Giao cho người chuyên chở (tên đị a điểm giao hàng) Incoterms 2010 Người bán giao hàng 9 Đã xong thủ tục thông quan xuất khẩu cho người vận tải hoặc một người khác do người mua chỉ định tại địa điểm đã thống nhất vào ngày đã thống nhất hoặc trong thời hạn đã t hống nhất. Lưu ý hướng dẫn - Địa điểm giao hàng được lựa chọn có ảnh hưởng đến các nghĩa vụ bốc/dỡ hàng của người bán. - Địa điểm giao hàng được lựa chọn:  Tại cơ sở của người bán – người bán chịu trách nhiệm bốc hang.  Tại một nơi bất kì nào khác: người bán không chịu trách nhiệm bốc hàng, và thậm chí dỡ hàng – chỉ giao hàng cho người vận chuyển trên phương tiện vận tải của người bán, hàng sẵn sàng để dỡ. - Phù hợp cả với thương mại nội địa và thương mại quốc tế. - Cần nêu rõ chỗ nào trong địa điểm giao hàng, nếu không thì người bán có quyền lựa chọn chỗ giao hang. - Giao vào ngày đã thống nhất hoặc trong thời hạn đã thống nhất. Những vấn đề chính: - Thông quan xuất khẩu, giấy phép, ủy quyền chính thức, thủ tục hải quan cho xuất khẩu. - Hợp đồng vận t ải – người bán không có nghĩa vụ. - Nếu người mua yêu cầu hoặc theo thông lệ thương mại và nếu người mua không đưa ra các chỉ thị trái ngược, thì người bán có thể thuê người vận chuyển theo những điều khoản thông thường nhưng người mua chịu rủi ro và chi phí. - Trong cả hai trường hợp, người bán đều có thể từ chối không thuê người vận tải. Chuyển giao rủi ro - Khi hàng được giao vào quy ền định đoạt của ngư ời vận tải tại chỗ thống nhất (nếu có) t ại địa điểm giao hàng:  Nếu là ở cơ sở của người bán – thì người bán phải bốc hàng lên phương tiện vận tải  Nếu ở nơi khác, thì người bán chỉ giao hàng trên phương tiện vận t ải của mình trong tình trạng sẵn sàng để dỡ xuống. - Người mua quên không thông báo người vận t ải (hay một người khác). 10 - Người vận tải không nhận hàng: chuyển giao rủi ro từ ngày đã thống nhất, nếu không có ngày thống nhất thì từ ngày người bán thông báo trong thời hạn đã thống nhất, nếu không có ngày thông báo thì từ ngày cuối cùng của thời hạn đã thống nhất giao hàng – hàng hóa phải được nêu rõ là hàng hóa trong hợp đồng.  CPT – Carriage Paid To – Cước phí trả tới (tên nơi đến quy định) Incoterms 2010 Người bán giao hàng - Đã làm xong thủ tục thông quan cho xuất khẩu cho người vận tải hoặc m ột người khác do chính anh ta chỉ định, sắp xếp và thanh toán cho việc vận tải cho đến một điểm đến nhất định. - Rủi ro đối với hàng hóa chuyển từ người bán sang người mua khi hàng hóa được giao đến người vận tải đầu tiên. - Hai điểm mấu chốt: giao hàng (rủi ro); và điểm đích đến Lưu ý hướng dẫn - Nêu rõ chỗ trong địa điểm giao hàng, nếu không thì người bán có thể chọn. - Vào ngày đã thống nhất hoặc trong thời hạn đã thống nhất - Nêu rõ chỗ trong địa điểm đến đã thống nhất. Nếu người bán chịu chi phí dỡ hàng theo hợp đồng vận tải thì không được quay lại đòi người mua trừ khi hai bên đã thống nhất từ trước Các vấn đề chính như:  Thông quan xuất khẩu, giấy phép, ủy quyền chính thức, các thủ tục hải quan cho xuất khẩu.  Hợp đồng vận tải – người bán phải thuê vận tải từ điểm giao hàng đã thống nhất đến điểm đích đã thống nhất  CIP – Carriage and Insurance Paid To – Cước phí và bảo hiểm trả tới (tên nơi đến quy định) Incoterms 2010 Người bán giao hàng - Đã được thông quan cho xuất khẩu. - Cho người vận tải hoặc người khác do chính anh ta chỉ định, sắp xếp và thanh toán cho việc vận tải cho đến điểm đích cụ thể. - Rủi ro đối với hàng hóa chuyển từ người bán sang người mua khi hàng hóa được giao cho người vận tải đầu tiên, người bán mua hợp đồng bảo hiểm. - Hai điểm chính: giao hàng (rủi ro), và đích đến. 11 Lưu ý hướng dẫn - Nêu rõ chỗ trong địa điểm giao hàng, nếu không thì người bán có thể chọn. - Vào ngày đã thống nhất hoặc trong thời hạn đã thống nhất. - Nêu rõ chỗ trong địa điểm đến đã thống nhất. Nếu người bán chịu chi phí dỡ hàng theo hợp đồng vận tải thì không được quay lại đòi người mua trừ khi hai bên đã thống nhất từ trước Các vấn đề chính:  Hợp đồng vận tải – người bán phải thuê vận tải từ điểm giao hàng đã thống nhất đến điểm đích đã thống nhất  Hợp đồng bảo hiểm – phạm vi bảo hiểm nhỏ nhất Hợp đồng bảo hiểm - Ít nhất có phạm vi bảo hiểm tối thiểu t heo qui định của các Điều (C) trong các điều khoản bảo hiểm hàng hóa (Institute Cargo Clauses LMA/IUA) hay bất kì điều khoản nào tương tự. - Người bảo hiểm hoặc công ty bảo hiểm hàng hóa sẽ ủy quyền người mua hay bất kì bên nào có quyền lợi bảo hiểm đối với hàng hóa được đòi bồi thường trực tiếp từ công ty bảo hiểm. - Khi người mua yêu cầu và cung cấp bất kì thông tin cần thiết nào mà người bán yêu cầu, thì người bán sẽ phải kí hợp đồng bảo hiểm với phạm vi rộng hơn (nếu công ty bảo hiểm có bảo hiểm đến phạm vi đó), ví dụ như phạm vi bảo hiểm theo điều (A) hoặc (B) hay bất kì điều khoản tương tự nào khác, hay phạm vi bảo hiểm phù hợp với các điều khoản chiến tranh hay điều khoản đình công hay bất kì điều khoản nào khác, và người mua phải chịu chi phí do mở rộng phạm vi bảo hiểm như vậy.  DAT – Delivere d At Te rminal – Giao tại bến (tên nơi đến quy định)Incoterms 2010 Người bán giao hàng - Đã thông quan cho xuất khẩu. - Chưa được dỡ xuống từ phương tiện vận t ải, giao vào quyền định đoạt của người mua t ại một ga cụ thể ở cảng cụ thể/hoặc điểm đích đến cụ t hể. - “Ga” bao gồm bất kì nơi nào, dù có mái che hay không, ví dụ như cầu cảng, nhà kho, sân để container, trạm đường bộ, ga đường sắt hoặc ga hàng không. Lưu ý hướng dẫn - Nêu rõ tên ga, và nếu có thể, chỗ cụ thể trong ga đó (nơi giao hàng) 12 - Vào ngày đã thống nhất hoặc trong thời hạn đã thống nhất Các vấn đề chính: - Thông quan xuất khẩu, giấy phép, ủy quyền chính thức, các thủ tục hải quan cho xuất khẩu. - Hợp đồng vận tải – người bán phải thuê người vận tải đến ga cụ thể tại cảng cụ thể hay điểm đích đã được thống nhất - Nếu không nêu ga cụ thể thì người bán có thể chọn  DAP – Delivered At Place – Giao tại nơi đến (tên nơi đến quy định) Incoterms 2010 Người bán giao hàng - Người bán giao hàng, đã được thông quan cho xuất khẩu. - Trên phương tiện vận tải đến, giao vào quyền định đoạt của người mua, trong tình trạng sẵn sàng dỡ xuống, tại điểm đích cụ thể. Lưu ý hướng dẫn - Nêu rõ chỗ trong điểm đích. - Vào ngày cụ thể hoặc trong thời hạn đã thống nhất. Các vấn đề chính - Thông quan xuất khẩu, giấy phép, ủy thác chính thức, các thủ tục hải quan cho xuất khẩu. - Hợp đồng vận t ải – người bán phải thuê người vận tải đến điểm đích cụ thể. - Nếu không nêu rõ chỗ, người bán có thể chọn. - Nếu người bán phải chịu chi phí dỡ hàng t ại điểm đích t heo hợp đồng vận tải thì không được quyền quay lại đòi người mua trừ phi hai bên có thỏa thuận từ trước.  DDP – Delivered Duty Paid – Giao hàng đã nộp thuế (tên nơi đến quy định) Incoterms 2010 Người bán giao hàng - Đã thông quan cho xuất khẩu và nhập khẩi. - Đặt vào quyền định đoạt của ngư ời mua, đã thông quan nhập khẩu trên phương tiện vận tải đến, sẵn sàng để dỡ tại điểm đích. - Người bán phải chịu mọi chi phí và rủi ro liên quan đến việc mang hàng đến điểm đích và có nghĩa vụ làm thủ tục thông quan cả xuất và nhập khẩu, thanh toán cả thuế xuất và nhập khẩu, và thực hiện mọi thủ tục hải quan. 13 Lưu ý hướng dẫn - Nêu rõ chỗ giao hàng tại điểm đích đã thống nhất vào ngày thống nhất hoặc trong thời hạn đã thống nhất. Các vấn đề chính: - Thông quan xuất khẩu và nhập khẩu, giấy phép, ủy quyền chính thức, các thủ tục hải quan xuất nhập khẩu. - Hợp đồng vận tải – người bán phải thuê người vận t ải đến điểm đích đã thống nhất. - Nếu không nêu rõ chỗ giao hàng tại điểm đích thì người bán có quy ền chọn. - Nếu người bán phải chịu chi phí theo hợp đồng vận chuyển về việc dỡ hàng tại điểm đích thì không có quyền quay lại đòi người mua trừ phi có thỏa thuận từ trước. 1.2.3.2. Các điều khoản chỉ sử dụng cho vận tải biển hoặc thủy nội địa  FAS - Free Alongside Ship – Giao tại mạn tàu(tên cảng xếp hàng qui định) Incoterms 2010 Người bán giao hàng - Đã thông quan xuất khẩu. - Đặt dọc theo mạn t àu (VD trên cầu cảng) do người mua chỉ định tại cảng đi - Người bán phải giao hàng dọc theo mạn tàu hoặc mua hàng đã sẵn sàng để bốc lên tàu. Việc nói đến từ “mua” ở đây là để chỉ trường hợp bán dây chuyền, vốn rất thông dụng trong buôn bán hàng nguyên liệu. Lưu ý hướng dẫn - Nêu rõ chỗ bốc hàng tại cảng đi vào ngày đã thống nhất hoặc trong thời hạn đã thống nhất Các vấn đề chính - Thông quan xuất khẩu, giấy phép, ủy quyền chính thức, các thủ tục hải quan cho xuất khẩu. - Hợp đồng vận t ải – không có nghĩa vụ. - Tuy nhiên, nếu người mua yêu cầu hoặc nếu theo thông lệ thương mại và người mua không có chỉ t hị khác kịp thời, thì người bán có thể thuê người vận t ải theo những điều khoản thông thường nhưng người mua vẫn chịu chi phí và rủi ro. - Trong cả hai trường hợp, người bán có thể từ chối t huê người vận tải, và nếu như vậy thì phải kịp thời thông báo cho người mua. 14  FOB - Free On Board – Giao lên tàu (tên cảng xế p hàng qui định) Incoterms 2010 Người bán giao hàng: - Đã thông quan xuất khẩu. - Lên boong t àu do người mua chỉ định tại cảng đi. - Người bán phải giao hàng lên boong tàu hoặc mua hàng đã được giao lên boong. Việc nói đến từ “mua” là để chỉ trường hợp mua bán nhiều lần theo chuỗi, rất thông dụng trong buôn bán hàng nguyên liệu. Lưu ý hướng dẫn: - FOB có thể không phù hơp khi hàng hóa được giao cho người vận tải trước khi được xếp lên boong tàu, ví dụ hàng hóa trong cont ainer, mà thường là được giao tại một ga/trạm nào đó. Trong những trường hợp như vậy, nên sử dụng qui tắc FCA. Các vấn đề chính: - Thông quan xuất khẩu, giấy phép, ủy quyền chính thức, các thủ tục hải quan cho xuất khẩu. - Hợp đồng vận t ải – không có nghĩa vụ - Tuy nhiên, nếu người mua yêu cầu hoặc nếu theo thông lệ thương mại và người mua không có chỉ t hị khác kịp thời, thì người bán có thể thuê người vận t ải theo những điều khoản thông thường nhưng người mua vẫn chịu chi phí và rủi ro - Trong cả hai trường hợp, người bán có thể từ chối t huê người vận tải, và nếu như vậy thì phải kịp thời thông báo cho người mua Chuyển giao rủi ro: - Khi hàng hóa được đã được xếp lên boong tàu do người mua chỉ định tại điểm bốc hàng tại cảng đi … trừ phi người mua không thông báo hoặc t àu do người mua chỉ định không đến đúng hạn nên không thể nhận hàng, hoặc kết thúc nhận hàng sớm hơn thời gian thông báo. Thông báo: - Người bán thông báo cho người mua: thông báo đầy đủ cho người mua (người mua chịu chi phí và rủi ro) rằng hàng đã được giao hoặc tàu đã không nhận hàng theo thời gian đã thống nhất. - Người mua thông báo cho người bán: thông báo đầy đủ về tên tàu, chỗ bốc hàng, và khi cần t hiết, thời gian giao hàng lựa chọn trong thời hạn đã thống nhất. 15  CFR - Cost and Freight – Tiền hàng và cước phí (tên cảng đến qui định) Incoterms 2010 Người bán giao hàng: - Đã thông quan xuất khẩu - Lên boong t àu t ại cảng đi được chỉ định - Người bán phải giao hàng lên boong tàu hoặc mua hàng đã được xếp lên boong tàu tại cảng đi. Việc nói đến từ “mua” là để chỉ trường hợp mua bán nhiều lần theo chuỗi, vốn rất thông dụng trong buôn bán hàng nguyên liệu. Lưu ý hướng dẫn - Qui tắc này có hai điểm mấu chốt bởi vì rủi ro và chi phí được chuyển giao tại các nơi khác nhau. Mặc dù trong hợp đồng luôn nói đến cảng đích, nhưng có thể lại không nêu tên cảng đi, mà đó mới chính là nơi rủi ro chuyển từ người bán sang người mua. Nếu người mua đặc biệt quan tâm đến cảng đi thì hai bên nên nêu càng rõ càng tốt về cảng đi trong hợp đồng mua bán. - CFR có thể không phù hợp khi hàng được giao cho người vận tải trước khi được xếp lên boong, ví dụ hàng trong container thường được giao tại ga/trạm. Trong những trường hợp như vậy, nên sử dụng qui tắc CPT. - Các bên nên nêu càng rõ càng tốt chỗ tại cảng đích, bởi vì các chi phí chuyển hàng đến chỗ đó sẽ do người bán chịu. Các vấn đề chính: - Người bán phải thuê hoặc mua hợp đồng vận tải hàng hóa từ chỗ giao hàng (nếu có) tại địa điểm giao hàng đến cảng đích được chỉ định, hoặc nếu đã thống nhất, đến một chỗ cụ thể tại cảng đích đó. - Hợp đồng vận tải phải được k í kết theo những điều khoản thông thường và người bán chịu chi phí, và qui định vận chuyển bằng tuyến đường thông thường mà một con tàu cùng loại thường đi để vận chuyển loại hàng hóa tương tự.  CIF - Cost, Insurance and Freight – Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí (tên cảng xế p hàng qui định) Incoterms 2010 Người bán giao hàng - Đã thông quan xuất khẩu - Lên boong t àu t ại cảng đi được chỉ định và hàng đã được mua bảo hiểm 16 - Người bán phải giao hàng giao hàng lên boong tàu hoặc mua hàng đã được xếp lên boong t àu t ại cảng đi. Việc nói đến từ “mua” là để chỉ trường hợp mua bán nhiều lần theo chuỗi, vốn rất thông dụng trong buôn bán hàng nguyên liệu. Lưu ý hướng dẫn - Qui tắc này có hai điểm mấu chốt bởi vì rủi ro và chi phí được chuyển giao tại các nơi khác nhau. Mặc dù trong hợp đồng luôn nói đến cảng đích, nhưng có thể lại không nêu tên cảng đi, mà đó mới chính là nơi rủi ro chuyển từ người bán sang người mua. Nếu người mua đặc biệt quan tâm đến cảng đi thì hai bên nên nêu càng rõ càng tốt về cảng đi trong hợp đồng mua bán. - CIF có t hể không phù hợp khi hàng được giao cho người vận tải trước khi được xếp lên boong, ví dụ hàng trong container thường được giao tại ga/trạm. Trong những trường hợp như vậy, nên sử dụng qui t ắc CIP. - Các bên nên nêu càng rõ càng tốt chỗ tại cảng đích, bởi vì các chi phí chuyển hàng đến chỗ đó sẽ do người bán chịu. Các vấn đề chính: - Thông quan xuất khẩu, giấy phép, ủy quyền chính thức, thủ tục hải quan cho xuất khẩu. Hợp đồng vận tải - Người bán phải thuê hoặc mua hợp đồng vận tải hàng hóa từ chỗ giao hàng (nếu có) tại địa điểm giao hàng đến cảng đích được chỉ định, hoặc nếu đã thống nhất, đến một chỗ cụ thể tại cảng đích đó. - Hợp đồng vận tải phải được k í kết theo những điều khoản thông thường và người bán chịu chi phí, và qui định vận chuyển bằng tuyến đường thông thường mà một con tàu cùng loại thường đi để vận chuyển loại hàng hóa tương tự. Hợp đồng bảo hiểm - It nhất có phạm vi bảo hiểm tối thiểu t heo qui định của các Điều (C) trong các điều khoản bảo hiểm hàng hóa (Institut e Cargo Clauses - LMA/IUA) hay bất kì điều khoản nào tương tự. - Người bảo hiểm hoặc công ty bảo hiểm hàng hóa sẽ ủy quyền người mua hay bất kì bên nào có quyền lợi bảo hiểm đối với hàng hóa được đòi bồi thường trực tiếp từ công ty bảo hiểm. 17 - Khi người mua yêu cầu và cung cấp bất kì thông tin cần thiết nào mà người bán yêu cầu, thì người bán sẽ phải kí hợp đồng bảo hiểm với phạm vi rộng hơn (nếu công ty bảo hiểm có bảo hiểm đến phạm vi đó), ví dụ như phạm vi bảo hiểm theo điều (A) hoặc (B) hay bất kì điều khoản tương tự nào khác, hay phạm vi bảo hiểm phù hợp với các điều khoản chiến tranh hay điều khoản đình công hay bất kì điều khoản nào khác, và người mua phải chịu chi phí do mở rộng phạm vi bảo hiểm như vậy. 1.3. Sự khác biệt giữa Incoterms 2000 và 2010 STT Tiêu chí so sánh Incoterms 2000 Incoterms 2010 1 Số các điều kiện thương mại 13 điều kiện EXW, FCA, CPT , CIP, DDP, FOB, FAS, CFR, CIF, DAF, DES, DEQ, DDU 11 điều kiện EXW, FCA, CPT, CIP, DDP, jFOB, FAS, CFR, CIF, DAT, DAP 2 Số nhóm được phân 4 nhóm: - Nhóm E: EXW - Nhóm F: FCA, FOB, FAS - Nhóm C: CIP, CFR - Nhóm D: DAF, DES, DEQ, DDU 2 nhóm: - Các điềju kiện áp dụng cho mọi phương thức vận t ải: EXW, FCA, CPT, CIP, DDP, DAT, DAP - Các điều kiện áp dụng cho vận tải biển và đường thủy nội địa: FOB, FAS, CIF, CFR 3 Cách thức phân nhóm Theo chi phí giao nhận vận tải và địa điểm chuyển rủi ro Theo hình thức vận tải: đường thjủy và các loại phương tiện vận tải 4 Khuyến cáo nơi áp dụng Incoterms Thương mại jquốc t ế Thương mại quốc tế và nội địa 5 Hướng dẫn sử dụng trước mỗi điều khoản Không có Có 6 Trao đổi thông tin bằng Không thật rõ Có qui định A1/B1 18 điện tử 7 Bảo hiểm Qui định chung chung ở mục A10/B10 Qui định rõ ở mục A3/B3 8 Thủ tục an ninh và các thông tin cần thiết để làm thủ tục Qui định không rõ ràng Có qui định A2/B2; A10/B10 9 Phí xếp dỡ tại bến bãi (điều kiện CPT, CIP, CFR, CIF,DAT và DDP) Người mua có thể trả chi phí hai lần: một là trong tổng giá mua và một là cho người chuyên chở hay người điều hành bến bãi Phân chia rõ ràng chi phí ở qui định A6/B6 10 Nơi chuyển rủi ro của điều kiện FOB, C FR, CIF Lan can tàu Hàng xếp xong trên t àu 11 Bán hàng theo chuỗi Không có cụm từ “mua hàng đã gửi” Thêm nghĩa vụ “mua hàng đã gửi” 2. Tình hình xuất khẩu tại Việt Nam Ở các nước phát triển, khi bán hàng - tức là khi xuất khẩu hàng hóa - người bán thường tìm mọi cách để giao hàng với điều kiện bán theo giá CIF. Khi mua hàng, tức là khi nhập khẩu, người mua lại luôn luôn đàm phán để mua được hàng theo điều kiện giao hàng lên t àu (free on board), còn gọi là mua hàng theo giá FOB. Ở nước ta, phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh xuất - nhập khẩu đang thực hiện theo phương thức ngược lại. Khi xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam giao hàng theo giá FOB, tức là giao hàng cho bên mua trên t àu của bên mua tại cảng Việt Nam. Khi mua hàng, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam lại nhận hàng trên tàu của người bán tại cảng Việt Nam. Đó là tập quán kinh doanh trong xuất - nhập khẩu ở Việt Nam đã hình t hành từ rất lâu và vẫn tồn tại cho đến nay. Câu hỏi đặt ra là vì sao các doanh nghiệp Việt Nam lại có “tập quán ngược” như vậy ? 19 2.2. Tại sao các doanh nghiệp VN xuất FOB  Trước hết, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam và các doanh nghiệp FD I. - Cạnh tranh v ề giá Các doanh nghiệp FDI có sự liên kết, quan hệ mật thiết và rộng rãi với các hãng tàu và các công ty bảo hiểm trong và ngoài nước. Nhờ đó, cả ba sẽ cùng hạ giá phí để cùng có khách hàng và lợi nhuận. Chẳng hạn như, cả ba hợp tác với nhau trong chào giá sản phẩm, khi nhà sản xuất nhận được lời đề nghị chào giá sản phẩm thì họ sẽ có 2 bản chào phí, bản thứ nhất chào giá sản phẩm, bản thứ hai chào giá CIF. Khi nhà nhập khẩu nhận được 2 bản chào sẽ đem bản FOB đi tìm nhà bảo hiểm và hãng tàu để thuê, tổng chi phí đó sẽ cao hơn giá CIF trong bản chào thứ hai. Đó là do họ đã cam kết với nhau tất cả cùng hạ phí. Hơn nữa, khi nhà sản xuất hạ giá s ản phẩm nhưng có thể sẽ được hưởng hoa hồng từ nhà bảo hiểm và hãng t àu, còn hãng tàu và nhà bảo hiểm thì không mất chi phí tiếp thị và tìm kiếm khách hàng nên hạ giá thành thì cũng hợp lý. Để thực hiện được điều này là do các doanh nghiệp FDI có kinh nghiệm và mạng lưới rộng lớn trong việc xuất nhập khẩu hàng. - Cạnh tranh v ề vốn Vốn của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hay nhập khẩu một lô hàng là vốn đi vay từ các ngân hàng, họ không đủ vốn để trả cước phí vận tải và bảo hiểm, trong khi đó nhiều trường hợp các doanh nghiệp khi xuất khẩu được khách hàng ứng trước. Còn các doanh nghiệp FDI thì có vốn nhiều, nguồn hàng có nên dễ tạo điều kiện như chiết khấu cho sản phẩm hàng hóa tăng cạnh tranh đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.  Hàng hóa xuất nhập khẩu Hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nguy ên liệu thô, gia công hoặc sơ chế có giá trị thấp nên tỉ lệ cước phí so với tiền hàng khá lớn. Và đối với mặt hàng là các sản phẩm gia công thì khách hàng họ thuê tàu cả chuyến đi và về nên doanh nghiệp Việt Nam sẽ không xuất CIF được.Thông thường tiền cước vận chuyển chiếm từ 7% đến 10% giá CIF của hàng hóa, nhưng do hàng xuất khẩu của Việt Nam thường cồng kềnh, giá trị thấp, nên tỷ lệ này thường cao hơn - có mặt hàng lên tới 50%. 20  Các doanh nghiệp FDI có sự hỗ trợ mạnh về vốn đầu tư khi các doanh nghiệ p FDI kinh doanh thua l ỗ Do thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa chủ hàng, chủ tàu, và các nhà bảo hiểm Việt Nam nên nhiều khi có tình trạng có hàng để xuất khẩu nhưng lại thiếu tàu chở hoặc ngược lại. Tóm lại thực trạng xuất FOB, nhập CIF hiện vẫn đang rất phổ biến ở Việt Nam. Dựa trên những nguyên nhân tồn tại thực trạng này, nên chăng cần nghĩ t ới những biện pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp có thể tiến tới việc xuất CIF và nhập FOB trong quá trình hội nhập quốc tế ngày nay. 2.3. Lợi ích khi xuất khẩu theo CIF, CFR, CPT, CIP Dựa vào nền t ảng Incoterm 2000 và cách phân nhóm của các điều kiện vẫn dùng thuật ngữ nhóm C để gọi chung cho các điều kiện CFR, CIF, CPT, CIP. Như vậy, các lợi ích thu được khi các doanh nghiệp xuất khẩu theo nhóm C.  Nguồn thu ngoại tệ gia tăng Đối với các điều kiện này người bán chịu trách nhiệm về chi phí nhiều hơn FOB nên giá bán với điều kiện CIF bao giờ cũng cao hơn FOB nên nguồn thu ngoại tệ sẽ gia tăng. Do đó, nếu các nhà xuất khẩu lựa chọn điều kiện CIF thay thế FOB sẽ góp phần bình ổn cán cân thanh toán và hạn chế tình trạng nhập siêu. - Lợi ích đối với quốc gia: nếu trong năm 2007, giả sử tất cả các doanh nghiệp trong toàn quốc đều xuất khẩu theo điều kiện CIF, chúng ta sẽ xuất khẩu được 50,86 tỷ USD, thay vì chỉ xuất khẩu được 47,54 tỷ USD theo điều kiện FOB, như kế hoạch của Bộ Thương mại. Phần ngoại tệ tăng thêm 3,32 tỷ USD cho quốc gia là do thu được tiền bảo hiểm và cước tàu. Bảng 2.1:Báo cáo k ết quả xuất khẩu Việt Nam 2007 - Tỷ lệ phí bảo hiểm hàng hoá từ: 0,2% - 0,9% trên trị giá CIF, tuỳ theo loại hàng hoá. Nàm 2007 Điều Kiện FOB (Tỷ $USD) Cước vận tải (F) + Bảo hiểm (I) Điều kiện CIF ( Tỷ $USD) Cán cân xuất siêu dự kiến ( Tỷ $USD) Xuất Khẩu 47.54 (+) 3.32 50.86 (+) 2.31 Nhập khẩu 48.55 (-) 3.65 52.2 21 - Tỷ lệ cước t àu từ 5 – 10% trên trị giá CIF, tuỳ theo tỷ trọng của hàng hoá, địa điểm giao hàng, phương tiện vận chuyển (tàu hoặc container). - Tỷ lệ bảo hiểm (I) và cước tàu (F): Theo bảng t ính trên lấy trung bình là 7%. Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm và tàu (hoặc container): Các công ty này của Việt nam rất thiếu việc làm, nếu các nhà xuất khẩu liên hệ mua bảo hiểm hàng hoá và thuê tàu (container) trong nước, chắc chắn sẽ làm tăng doanh số cho các doanh nghiệp này, giải quyết thêm việc làm cho cộng đồng của chúng ta, hơn là để các công ty nước ngoài thu được phí bảo hiểm và cước tàu. Đối với các cán bộ nghiệp vụ trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu: Theo thông lệ của các công ty bảo hiểm và hãng tàu, luôn luôn trích lại một tỷ lệ gọi là “tiền hoa hồng - commission” cho những người giao dịch trực tiếp với họ. Số tiền này không hề ảnh hưởng đến tiền hàng (cost) của doanh nghiệp. Thay vì phí bảo hiểm và cước tàu nước ngoài được hưởng, nếu các cán bộ nghiệp vụ trình Giám đốc phương án xuất khẩu theo điều kiện CIF, thì họ rất xứng đáng được nhận khoản hoa hồng trên, chúng ta không nên coi đó là t iền hối lộ, như lâu nay nhiều người thường quan niệm.  Tăng nguồn vốn vay đối với doanh nghiệ p xuất khẩu trực tiếp Nếu xuất khẩu theo điều kiện nhóm C, sẽ thu được trị giá ngoại tệ cao hơn, so với việc xuất khẩu theo điều kiện nhóm F. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thiếu vốn, có thể dùng thư tín dụng (L/C) thế chấp tại ngân hàng, sẽ vay được số tiền cao hơn. Doanh nghiệp rất chủ động trong việc giao hàng, không phải lệ thuộc vào việc điều tàu (hoặc container) do người nhập khẩu chỉ định. Đôi khi vì lệ thuộc vào khách nước ngoài, tàu đến chậm làm hư hỏng hàng hoá đã tập kết tại cảng hoặc trong kho, nhất là hàng nông sản.  Tạo điều kiện cho các công ty vận tải ở Việt Nam phát triển Trong thời gian qua, các công ty vận tải của Việt Nam phát triển chưa mạnh so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore… nguyên nhân chủ yếu là do “cầu” chưa tăng. Do đó, nếu các nhà xuất khẩu chọn điều kiện nhóm C thay thế nhóm F thì sẽ “cầu” tất yếu sẽ gia t ăng, vì đối với nhóm C, nhà xuất khẩu chịu chi phí vận tải chính nên chủ yếu sẽ thuê các công ty vận tải ở Việt Nam vận chuy ển. Khi đó các công ty vận tải có cơ hội để phát triển mạng lưới vận tải quốc tế, góp phần khẳng định vị thế của công ty vận tải ở Việt Nam trên thị trường thế giới.  Tạo điều kiện để các công ty bảo hiểm ở Việt Nam phát triển 22 M ặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ở nước ta tăng liên tục nhưng hoạt động bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu phát triển còn thấp. Do đó, nếu các nhà xuất khẩu chọn điều kiện nhóm C (điều kiện CIP và CIF) thay nhóm F thay thì các công ty bảo hiểm ở Việt Nam có cơ hội để nâng cao chất lượng và phát triển dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu.  Tạo thêm việc làm cho người lao động Như đã trình bày ở trên, đối với điều kiện nhóm C sẽ góp phần làm tăng nguồn ngoại tệ, tạo điều kiện để các công ty vận tải, bảo hiểm... ở Việt Nam phát triển. Khi đó các công ty vận tải hoặc bảo hiểm sẽ thuê thêm lao động. Hơn nữa, để thực hiện điều kiện nhóm C, nhà xuất khẩu cần có thêm cán bộ giỏi về nghiệp vụ vận tải và bảo hiểm. Do đó, việc lựa chọn điều kiện nhóm C, các nhà xuất khẩu Việt Nam góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động, thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển.  Nhà xuất khẩu chủ động trong việ c giao hàng Đối với điều kiện nhóm C, nhà xuất khẩu chịu trách nhiệm thuê phương tiện vận tải nên biết rõ thời gian nào các phương tiện vận tải sẵn sàng nhận hàng nên nhà xuất khẩu chủ động trong việc thu gom và tập kết hàng hóa. Trong khi đó nếu xuất khẩu theo điều kiện nhóm F , nhà xuất khẩu bị lệ thuộc vào việc điều phương t iện vận tải do người nhập khẩu chỉ định và đôi khi chậm trễ có thể làm hư hỏng hàng hóa đã tập kết tại cảng hoặc kho. 3. Đề xuất các giải pháp để các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng các điều CIF, CFR, C PT, CIP khi xuất khẩu  Tạo hành lang pháp lý và diễn đàn để các doanh nghiệ p xuất khẩu, bảo hiểm và vận tải trong nước cũng như ngoài nước hợp tác với nhau. Ngoài việc tham gia vào các diễn đàng sẵn có trong khu vực và thế giới như WTO, ASEAN...., các doanh nghiệp xuất khẩu, bảo hiểm và vận t ải cần chủ động tạo các diễn đàn hợp tác riêng của mình. Chính phủ cũng cấn tiến hành các chương trình hợp tác, các hội thảo cho doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia tìm kiếm cơ hội cũng như chia sẽ kinh nghiệm.  Thay đổi tư duy doanh nghiệp: Như phân tích ở trên, cán cân thuơng mại của Việt Nam có được cải t hiện nhiều hay không một phần không nhỏ từ nhận thức của các doanh nghiệp trong việc xuất khẩu hàng hóa theo điều kiện nhóm C hay nhóm F. Do đó đầu tiên là chúng t a cần phải 23 hỗ trợ và thúc đẩy tư duy doanh nghiệp. Bộ Thương mại, các Sở Thương mại, các Hiệp hội ngành hàng, Uỷ ban nhân dân các t ỉnh và thành phố, và cao hơn sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, phải là cầu nối và nguồn tư vấn t in cậy cho cộng đồng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc tuyên dương khen thưởng cổ vũ động viên tinh thần doanh nghiệp cũng như tuyên truyền cổ động các doanh nghiệp có thành tích trong hoạt động xuất khẩu, thoả mãn điều kiện xuất khẩu theo điều kiện CIF cần được phát huy nhiều hơn nữa ở tất cả các cấp.  Tư vấn các hãng bảo hiểm vận tải uy tin cũng như xây dựng hệ thống vận tải và bảo hiểm tốt. Trong ngắn hạn: Cơ quan hữu trách cung cấp đầy đủ thông tin của hãng bảo hiểm và hãng tàu uy tin trong và ngoài nước. Thông tin về dịch vụ bảo hiểm: Các doanh nghiệp có thể liên hệ với các chi nhánh của Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam trên toàn quốc, hoặc các Công ty Bảo M inh, Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện, Công ty bảo hiểm Bảo Long, Công ty cổ phần bảo hiểm xăng dầu (PJICO)...Các doanh nghiệp có thể tham khảo tỷ lệ phí bảo hiểm do Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (BẢO VIỆT) cung cấp. Thông tin về hãng tàu: Theo nguồn của Thương vụ Việt Nam tại Chi Lê: Hiện nay có 31 hãng tàu biển và đại lý tại Việt Nam. Các doanh nghiệp có thể dễ dàng liên hệ với bất kỳ hãng tàu nào, để yêu cầu họ cung cấp cước container, hoặc giá cước thuê tàu chở hàng. Tất cả các công ty bảo hiểm và hãng tàu, sẽ đáp ứng ngay các yêu cầu của các khách hàng, khi có yêu cầu. Trong dài hạn: Xây dựng hệ thống các hãng t àu có đủ năng lực đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và có khả năng cạnh trạnh được với các hãng tàu uy tín của nước ngoài. Đầu tư và phát triển các công ty bảo hiểm trong nước có đủ năng lực về vốn và nghiệp vụ để có thể hoạt động trong môi trường kinh doanh toàn cầu. Tăng cường hoạt động marketing tạo thương hiệu cho doanh nghiệp bảo hiểm, tiếp tục phổ biến luật kinh doanh bảo hiểm đến doanh nghiệp tạo niềm tin cho khách hàng. 24 Tiếp tục phát huy chính sách: bảo hiểm tín dụng xuất khẩu theo chủ trương mới của Thủ tướng Chính phủ nhằm khuyến khích, động viên doanh nghiệp tìm được các khách lớn và thị trường mới và cạnh tranh được với thương nhân nước ngoài bằng biện pháp bán hàng trả chậm, tức là cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu. Theo đó, nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 20% phí bảo hiểm, doanh nghiệp chỉ phải chi trả 80%.  Tạo nguồn nhân lực đủ chuyên môn nghiệp vụ Trong quá trình thảo luận các điều khoản hợp đồng với đối tác nước ngoài, ngoài trình độ ngoại ngữ cần có, nhân viên xuất nhập khẩu cần có các kiến thức căn bản về luật thương mại của nước doanh nghiệp nhập hàng. Doanh nghiệp cũng cần kết hợp với cơ quan xúc tiến thương mại cũng như sự hỗ trợ từ Sở, Bộ Công Thương, Chính phủ t iến hành các khóa huấn luy ện về nghiệp vụ thương thảo bảo hiểm và vận tải. Khi các doanh nghiệp tự tin về kỹ năng chuyên môn, chính sách nhà nước đầy đủ và thuận tiện sẽ là tiền đề đi đến xuất khẩu hàng hóa t heo điều kiện nhóm C. 25 KẾT LUẬN Trong tương lai kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh khi chúng ta chính thức trở thành nền kinh tế thị trường. Nhu cầu giao lưu kinh tế sẽ tăng cao, cùng với đó là nhu cầu về nhân lực vật lực cho xuất nhập khẩu. Với quyết tâm trở thành một trong các thị trường xuất khẩu và nhập khẩu lớn, Việt Nam cần tiếp tục đầu tư mạnh vào cơ s ở hạ tầng thiết bị cho hoạt động xuất nhập khẩu: Cảng biển, tàu biển, bảo hiểm… cũng như nguồn nhân lực đủ trình độ chuyên môn cho môi trường kinh doanh toàn cầu. Việc dần chuyển qua áp dụng các quy tắc xuất khẩu của Incoterms 2010 sẽ là xu hướng chung của thế giới nhằm đáp ứng đúng cho nhu cầu hiện tại. Trong tương lai sẽ tiếp tục có những cải tiến tiếp theo khi tình hình thay đổi. Hạn chế nhập siêu, tăng nguồn cung ngoại tệ, tạo công ăn việc làm sẽ là động lực giúp các doanh nghiệp và Chính Phủ Việt Nam dần chuyển qua các điều kiện Xuất khẩu theo giá CIF và nhập khẩu theo giá FOB. Và cùng hướng đến mục đích cao cả là sự cạnh tranh và phát triển công bằng để mang đến những lợi ích t ốt nhất cho người tiêu dùng trên toàn thế giới. 26 PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU LẠC NHÂN Số: ........... ........Ngày: ............... GIỮA : …………………………………………………… Địa chỉ :………………………………………………… Điện thoại:..... ................ . Tel: ..............Fax:...................... ............................ ................ ............ Được đại diện bởi Ông:......... ............................ ............................ ................ ............................ ..... Dưới đây được gọi là Bên Bán. VÀ: ............... ............................ ................ ............................ ............................ ............ Địa chỉ:........... ................ ............................ ................ ............................ .......................... Điện thoại:..... ................ Tel:...............Fax:...................... ............................ ................ ............... Được đại diện bởi Ông: ......... ........ ............................ ............................ ................ ........................ Dưới đây được gọi là Bên mua. Hai bên đã đồng ý về việ c bên bán cam kết bán và bên mua cam kết mua những hàng hóa theo những điều kiện và điều khoản dưới đây: 1. TÊN HÀNG: Đậu phông nhân loại hỗn hợp, vụ mùa mới năm 2013 2. QUY CÁCH PHẨM CHẤT: Loại 290 hạt/tối đa 100gr - Độ ẩm: tối đa 8,50% - Tạp chất: tối đa 1,00% - Đậu phộng nhân vỡ: tối đa 3,00% - Đậu phông nhân khác màu: tối đa 3,00% - Phải khô sạch, không bị mốc, không bị sâu mọt - Nguồn gốc xuất xứ: Nam Việt Nam 3. BAO BÌ ĐÓNG GÓI: Trong những bao đay đơn, mới, với trọng lượng tịnh là 50 kg/bao 4. SỐ LƯỢNG: 400 metric t ấn ( 5% theo quyền lựa chọn của bên bán) 27 5. ĐƠN GIÁ: 540 đô la Mỹ/metric tấn FOB Cảng Sài gòn the o tập quán thương mại quốc tế Incoterms 2010. 6. TỔNG TRỊ GIÁ: Khoảng 216.000 Đô la Mỹ (Bằng chữ: Hai trăm mười sáu ngàn Đô la Mỹ chẵn) 7. THANH TOÁN: Chuyển tiền bằng điện qua Ngân hàng XNK EXIMBANK 7 ngày sau khi người đại diện của bên mua ở Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam nhận được các chứng từ xuất khẩu. - 10 ngày sau khi trình các chứng từ xuất khẩu nếu bên mua không thanh toán đúng hạn, bên mua phải chịu lãi suất nợ quá hạn là 0,05% một ngày. 8. KIỂM TRA VÀ HUN KHÓI KHỬ TRÙNG - Việc kiểm tra số lượng, trọng lượng, bao bì đóng gói sẽ do Vinacontrol thực hiện lần cuối trước khi giao hàng và do bên bán chịu mọi phí tổn. - Hun khói khử trùng: sau khi hoàn tất bốc hàng lên tàu, mọi phí tổn trong lúc thực hiện việc hun khói khử trùng trên boong tàu sẽ do bên bán chịu. Bên mua sẽ chịu mọi phí tổn ăn, ở... cho thủy thủ tàu khi họ ghé bờ trong lúc hun khói khử trùng. 9. GIAO HÀNG: Được t hực hiện trễ nhất đến ngày 15-03-2013. 10. CÁC CHỨNG TỪ XUẤT KHẨU: Danh sách và những chi t iết của các chứng từ liên quan đến xuất khẩu: - 3/3 vận đơn đường biển hoàn hảo hàng đã xếp có ghi"cước trả sau" - Hóa đơn thương mại. - Bảng liệt kê do người vận tải cấp - Giấy chứng nhận xuất xứ do Phòng Thương Mại Việt Nam cấp - Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do Bộ Nông nghiệp cấp - Giấy chứng nhận số lượng, phẩm chất hàng hóa, trọng lượng và bao bì đóng gói do Vinacontrol cấp - Giấy chứng nhận hun khói khử trùng do Bộ Nông nghiệp cấp 11. NHỮNG ĐIỀU KHOẢN VẬN TẢI - 7 ngày trước ngày t àu đến để bốc hàng t ại cảng bốc hàng, những chủ sở hữu hàng hoặc bên mua sẽ điện cho bên bán biết ngày t àu đến. - 3 ngày trước ngày tàu đến, phải có 1 bức điện báo trước ngày chính xác tàu đến. - Trước ngày tàu đến, những chủ sở hữu hay bên mua liên hệ với VO SA Tp. Hồ Chí M inh để hoàn t ất những thủ tục cần thiết cho tàu vào cảng bốc hàng. 28 M ột khi bên bán được thông báo về sự chỉ định con tàu: - Bên bán phải đảm bảo đã chuẩn bị sẵn sàng hàng hóa. - Bên bán phải chịu toàn bộ cước phí tàu chạy không hàng nếu hàng hóa bị bên mua từ chối vì chất lượng không phù hợp với quy cách phẩm chất đã được quy định trong hợp đồng. - Bên bán phải chịu phần cước phí t àu chạy không hàng nếu bên bán không thể giao đủ số lượng đã thỏa thuận trong hợp đồng bất kể vì bất cứ lý do gì. - Bên mua phải chịu phạt 10% giá trị hợp đồng nếu t àu không thể đến cảng bốc hàng trước ngày 15-03-/2013 - Bên mua phải chịu 100% giá trị hợp đồng nếu tàu đến cảng bốc hàng sau ngày 31- 03-2013 12. BẢO HIỂM : Do bên mua chịu 13. BẤT KHẢ KHÁNG: Bên bán sẽ không chịu trách nhiệm cho bất cứ khoản phạt nào về việc trì hoãn giao hàng toàn bộ hay một phần của hợp đồng này bị gây ra bởi bất kỳ biến cố ngẫu nhiên nào nằm ngoài sự kiểm soát của họ, hay phải chịu phí tổn để cung cấp hàng hóa này. Những biến cố ngẫu nhiên trên bao gồm, nhưng không được giới hạn tới những hạn chế của Chính phủ hoặc hạn chế khác ảnh hưởng đến việc giao hàng hay tín dụng, đình công, đóng cửa nhà máy, lũ lụt, hạn hán, nguồn cung cấp nhiên liệu hoặc nguyên liệu thiếu hay bị giảm, chiến tranh có tuyên bố hay không tuyên bố, cách mạng, cháy, khí xoáy, bão tố, dịch bệnh hay bất cứ tác động nào của Thượng đế hay bất khả kháng. 14. TRỌNG TÀI: Trong trường hợp tranh chấp và nếu 2 bên chủ thể hợp đồng không thể đi đến hòa giải của khiếu nại này trong vòng 60 ngày từ ngày phát sinh tranh chấp, trường hợp này sẽ được chuyển tới phòng Trọng tài của Phòng Thương Mại Tp. Hồ Chí Minh để cho quyết định cuối cùng. Một tổ trọng tài gồm 3 trọng tài sẽ được thành lập, mỗi bên chỉ định 1 trọng tài viên và cả 2 trọng tài viên này sẽ chỉ định 1 trọng tài viên thứ ba đóng vai trò Chủ tịch tổ Trọng tài. Quyết định được rút ra từ tổ Trọng tài sẽ là cuối cùng và có tác dụng ràng buộc các bên phải tuân thủ. Bên thua kiện sẽ chịu phí trọng tài. Hợp đồng này sẽ được lập thành 4 bản. Mỗi bên giữ 02 bản. BÊN MUA BÊN BÁN 29 CONTRACT No:.................. Date:............... BETWEEN:................... ............................ ............................ ................ ............................ ..... Address:......... ................ ............................ ............................ ................ ................... .... Tel:...................... .......................Telex:............................ .............. Fax:..... ................ ................. .... Represented by Mr. ............................. ............................ ................ ............... ....... Director Hereinaft er called THE BUYER AND:.......... .................... ................ ............................ ............................ ................ .... . Address:......... ................ ............................ ............................ ................ ................. ...... Tel:...................... .......................Telex:............................ .............. Fax:..... ................ ........... .......... Represented by ......... ........ ............................ ............................ ................ ............................ . Hereinaft er called THE SELLER It has been agreed that the Seller commits to sell and the Buyer commits to buy commodity under the following t erms and condit ions: 1/ COMMODITY: Goundnut Kernel M ix Grade New Crop 20133 2/ SPECIFICATION: Grade 290 seeds/100 gr.max * Moisture: 08.5% max. * Foreign matters: 1.0% max. * Broken kernels: 3.00% max. * Other color kernels: 3.00% max. * Detective: 8.00% max. * Atlatoxin: 5/billion max. * Well dry. Not mouldy. Not intest ed * Origin: South Vietnam 3/ PACKING: in new single jute bags of 50 kgs net each 30 4/ QUANTITY: 400.00 M T (5% more or less at Seller option) 5/ UNIT PRICE: U SD540.00/MT FOB Saigon Port – INCOTERMS 2010 6/ TOTAL AMOUNT: About USD216,000.00 (Say: United St ates Dollars two hundred sixteen thousand) 7/ PAYMENT: By T.T.Reimbursement through EXIM BANK seven days after the Export Documents be received by the Buy er representative in HCM Cty, Vietnam. Ten days after Export Documents are presented. If the Buyer fails to do the payment on due time he has to bear an overdue interest rate of 0,05% per day. 8/ INSPECTION AND FUMIGATION - The inspection of quality/weight/packing to be effected final by Vinacontrol prior to shipment at the Seller's account. - Fumigation: To be effected on board of vessel after completion of loading at the Seller's exp enses. The expenses for vessel's crew who will land on shore during fumigate on such as accommodation and meals etc. shall be at the Buyer's account. 9/ SHIPMENT: To be effect ed latest to March 05th 2013 10/ EXPORT DOCUMENTS: The list and det ails of all exp ort documents shall be confirmed by separat e telex and to include, but not limited to the following documents: - 3/3 Clean on Board Bill of Lading marked Freight Prepaid - Commercial Invoice - Packing list issued by Shipper - Cert ificate of origin issued by the VietnamChamber of Commerce - Phytosanitary certificate issued by the Ministry of A griculture - Cert ificate of quality, quantity, weight and packing issued by Vinacontrol HCM City. - Cert ificate of fumigation issued by the Ministry of A griculture 11/ SHIPMENT TERMS - Seven days prior to the date of arrival at loading port, the owners or the Buyer shall cable to the Seller indicating the date of presentat ion of the vessel. - Three days prior to the date of presentation of vessel a telegraphic notice on precise date of her arrival. - Prior to vessel's arrival owners or the Buyer to get in touch with the VO SA HCM so as to fulfill necessary entry for malities of vessel into loading port. Once the Seller was informed about nomination of vessel: 31 - Seller must ensure cargo readiness - Seller must bear dead freight it cargoes rejected by Buy er due to quality not conform to the specification stipulated in the contract. - Seller must bear dead freight it Seller unable to ship the full contracted quantity regardless of whatsoever reason. - Buy er must bear 10pct value contract, if the vessel unable to present loading port before M arch 15th 1993. - Buyer must bear 100pct value contract, if the vessel is presented at loading after M arch 31st, 1993. 12/ INSURANCE: Shall be covered by the Buyer 13/ FORCE MAJEURE Seller is not liable for any penalty of delay delivery of all or any of this contract caused by any contingency beyond its control or beyond the control of, or convered by its contract to furnish this commodity. Such contingencies shall include, but not limited to governmental or other restraints affecting shipment or credit, strikes, lockouts, floods, droughts, short or reduced supply of fuel or raw materials declared or undeclared wars revolutions, fires cyclones or hurricanes, epidemics or any other acts of good or force majeure. 14/ ARBITRATION: In case of disput es and it contracting parties can not reach an amicable settlement of the claim within 60 days from its occurrence the case w ill be transfered to the arbitration chamber of Hochiminh City Chamber of Commerce for final settlement. A panel of 3 Arbitration will be formed, each party appointing one arbitrator and both shall appointing a t hird one as president of panel. The decis ion taken by the arbitration panel shall be final and binding. Arbitration fees shall be at the losing party's account. This contract is made into 04 copies. Each p arty keeps 02 copies. THE BUYER THE S ELLER 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, Q uản trị xuất nhập khẩu, NXB Tổng Hợp TPHCM, 2011 [2]. Incoterms® 2010 By the International Chamber of Commerce (ICC) ICC Publication No. 715 , 2010 Edit ion [3]. /ProductInfo.aspx?id=653 [4]. hon-sat-vun-2345105/ [5]. [6]. [7]. nhapkhauvietnam.com/incot erms-2010.html [8]. erms-2010/

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_2_incoterms_286.pdf
Luận văn liên quan