Kế hoạch đào tạo của dự án Pecsme

Tiêu chí sau được áp dụng lựa chọn học viên từ các TCDV TKNL: ƒ Cung cấp các dịch vụ về kiểm toán năng lượng và/ hoặc tư vấn cho các doanh nghiệp về sử dụng năng lượng ƒ Có kinh nghiệm thực tế thực hiện kiểm toán năng lượng trong DNNVV ƒ Tham gia các hoạt động xúc tiến các hoạt động TK&HQNL với tư cách là tổ chức cung cấp thiết bị năng lượng hoặc là tổ chức cung cấp dịch vụTKNL ƒ Có khả năng cung cấp nhiều loại dịch vụ năng lượng như kiểm toán năng lượng, thiết kế, xây dựng, vận hành và duy trì các biện pháp TK&HQNL.

pdf21 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch đào tạo của dự án Pecsme, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO CỦA DỰ ÁN PECSME 1. GIỚI THIỆU TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Dự án “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” (viết tắt là Dự án PECSME) là Dự án do Bộ Khoa học và Công nghệ điều hành thực hiện trong giai đoạn 5 năm từ 2006 -2010. Mục tiêu của Dự án PECSME là xoá bỏ các rào cản trong việc ứng dụng công nghệ và thực hành quản lý sử dụng năng lượng một cách hiệu quả cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam thuộc 5 ngành công nghiệp là: sản xuất gạch, gốm-sứ, dệt, giấy và bột giấy và chế biến thực phẩm. Mục tiêu cụ thể của Dự án PECSME là có 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thực hiện các giải pháp tiết kiệm và hiệu quả năng lượng (TK&HQNL). Một chương trình đào tạo tổng thể đã được xây dựng và triển khai để hỗ trợ cho việc hoàn thành các mục tiêu nói trên của Dự án. Mục tiêu của Chương trình đào tạo là trang bị kiến thức & các kỹ năng cần thiết để xúc tiến việc thực hiện các biện pháp TK&HQNL trong các DNNVV. Cụ thể là: - Đào tạo một đội ngũ giảng viên cho các khoá đào tạo về quản lý năng lượng, vận hành hiệu quả công nghệ và thiết bị sử dụng năng lượng cho các DNNVV ở 10 tỉnh/thành phố thuộc địa bàn triển khai dự án; - Trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết về kỹ thuật, tài chính và chiến lược kinh doanh cho các tổ chức cung cấp dịch vụ TKNL (TCDV TKNL) nhằm cung cấp những công cụ cần thiết cho các tổ chức này trong việc xây dựng và triển khai các dự án TKNL cũng như cung cấp các dịch vụ kiểm toán năng lượng cho các DNNVV; - Nâng cao nhận thức của DNNVV về lợi ích của các công nghệ và biện pháp TK&HQNL và kỹ năng thực hành quản lý năng lượng cũng như vận hành hiệu quả công nghệ và thiết bị sử dụng năng lượng; - Nâng cao kiến thức và kỹ năng đánh giá, thẩm định các dự án TK&HQNL của các tổ chức tài chính; - Nâng cao kiến thức và kỹ năng lựa chọn, đánh giá và thẩm định các dự án TK&HQNL cho các Sở Khoa học và Công nghệ (DOST). Chương trình đào tạo của Dự án PECSME bao gồm hai phần: Phần I – Chương trình đào tạo giảng viên trong nước, các tổ chức cung cấp dịch vụ TKNL (TCDV TKNL), các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính và các sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) về các kỹ năng liên quan đến việc phát triển và thực hiện các dự án TK&HQNL; và Phần II – Chương trình đào tạo DNNVV về các phương án đầu tư và lập hồ sơ vay vốn thực hiện các dự án TK&HQNL và các kỹ năng vận hành các thiết bị và công nghệ TK&HQNL. Sau đây Ban quản lý Dự án xin giới thiệu về Kế hoạch đào tạo năm thứ nhất thuộc Phần I của Chương trình đào tạo của Dự án PECSME. Để biết thêm chi tiết về các khoá học cũng như thủ tục đăng ký tham gia, đề nghị các tổ chức cung cấp dịch vụ TKNL đáp ứng các yêu cầu tại phần 3 có nhu cầu cử người tham gia các khoá học liên hệ với Văn phòng Quản lý Dự án theo địa chỉ sau: Chị Vũ Mai Phương, cán bộ đào tạo dự án. Địa chỉ: Số 65 B, phố Tô Hiến Thành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Điện thoại: 04.9783574; Máy lẻ: 201; Mobile: 0904.100832; Fax: 04.9783573. Email: vie01g41@undp.org.vn / maiphuongpecsme@yahoo.com 2 2. KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NĂM THỨ NHẤT Chương trình đào tạo cho năm thứ nhất của Dự án sẽ bao gồm 7 môđun và kết thúc ngày 30 tháng 4 năm 2008. Lịch trình đào tạo cho năm thứ nhất được nêu cụ thể trong bảng sau: Lịch trình đào tạo năm thứ nhất Thứ tự Mô-đun Tên mô-đun Địa điểm đào tạo Thời gian 1 Kiểm toán năng lượng và các công nghệ TK&HQNL Hà Nội 18 – 20/07/07 TP. HCM 23 – 25/07/07 2 Phân tích tài chính và chuẩn bị hồ sơ vay vốn Hà Nội 19 – 21/09/07 TP. HCM 24 -26/09/07 3 Hợp đồng, giám sát và xác nhận mức tiết kiệm năng lượng Hà Nội 22 – 23/10/07 TP. HCM 25 – 26/10/07 4 Quản lý thực hiện dự án Hà Nội 16 – 18/01/08 TP. HCM 23 – 25/01/08 5 Chiến lược kinh doanh và tiếp thị dịch vụ TK&HQNL Hà Nội 20 – 22/02/08 TP. HCM 25 – 27/02/08 6 Nghiên cứu mức đầu tư - 1 Hà Nội 25 – 28/03/08 TP. HCM 31/03 – 03/04/08 7 Giới thiệu các dự án đầu tư TKNL Hà Nội 19 – 20/12/07 TP. HCM 24 – 25/12/07 3 Mô - đun 1: Kiểm toán năng lượng và các công nghệ TK&HQNL Tên khoá học KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG VÀ CÁC CÔNG NGHỆ TK& HQNL Mô tả khoá học Khoá đào tạo sẽ cung cấp cho học viên kiến thức thực hiện kiểm toán năng lượng, phân tích và báo cáo; sự phổ biến các công nghệ TK&HQNL trong các DNNVV. Khoá đào tạo cũng bao gồm cả phần trình bày và thảo luận các nghiên cứu trường hợp trong 5 ngành. Thời gian khoá học 3 ngày Mục tiêu khoá học Kết thúc khoá học, học viên thu nhận được: 1. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu cho việc đánh giá các công nghệ TKNL trong mỗi ngành đã được xác định 2. Cách sử dụng các thiết bị kiểm toán NL 3. Các công nghệ HQNL mới nhất, tiết kiệm chi phí nhất có thể áp dụng cho các DNNVV 4. Các biện pháp cụ thể đánh giá nhiều loại công nghệ TK&HQNL và quy trình công nghệ ứng dụng trong ngành đó 5. Thủ tục và tiêu chí dự án PECSME đã thực hiện nhằm triển khai chương trình và các hoạt động kiểm toán năng lượng (KTNL) Đối tượng tham gia Các tổ chức cung cấp dịch vụ TKNL, Sở KH&CN và các giảng viên trong nước tiềm năng Điều kiện tiên quyết Người tham gia sẽ thu được nhiều lợi ích nhất nếu họ: 1. Quen thuộc với các biện pháp chung về TKNL 2. Có kỹ năng phân tích tốt 3. Có kiến thức về các phần mềm ứng dụng máy tính như Excel 4. Hiểu biết về các thiết bị đo KTNL Phương pháp đào tạo Lớp học Tần số đào tạo Năm 1 – Một khoá đào tạo tại Hà Nội và TP. HCM Năm 2 – Chương trình đào tạo nhắc lại cho các DNNVV tại 10 tỉnh Năm 3 – Chương trình đào tạo nhắc lại cho các DNNVV tại 10 tỉnh 4 Tóm tắt khoá học 1. Giới thiệu về quản lý năng lượng và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (TK&HQNL) tại các DNNVV Khoá học sẽ cung cấp kiến thức cơ bản về các công nghệ TK&HQNL và tiềm năng TKNL trong các DNNVV và các mức chuẩn quốc tế về tiêu thụ NL trong các ngành công nghiệp. 2. Giới thiệu về Kiểm toán Năng lượng Chủ đề này sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết về quy trình KTNL trong việc thực hiện và kiểm soát chương trình TK&HQNL. Thảo luận sẽ tập trung vào vào việc tìm hiểu các câu hỏi: a) Kiểm toán NL là gì? b) Vì sao chúng ta nên thực hiện KTNL? c) Nên thực hiện TKNL khi nào và như thế nào? d) KTNL nên được thực hiện như thế nào? 3. Các công nghệ cuối cùng Phần này sẽ giới thiệu các công nghệ TKNL khác nhau đi đôi với hoặc liên quan đến hệ thống nhiệt, chuyển đổi nhiên liệu, đun nước bằng năng lượng mặt trời, các hệ thống điện và quản lý phụ tải. 4. Chu trình phát triển dự án TKNL Phần này sẽ thảo luận các bước phát triển một dự án tiết kiệm năng lượng (DA TKNL) từ bước xác định DA, phân tích kỹ thuật, thực hiện bao gồm giám sát và xác nhận mức TKNL. Nội dung này bao gồm thảo luận nhóm về các mô hình đã thực hiện tại Việt Nam và các rào cản hiện nay đối với việc thực hiện này. 5. Thủ tục Kiểm toán Năng lượng Phần này sẽ thảo luận các bước thực hiện KTNL từ bước thu thập số liệu trong quá khứ, phân tích số liệu, kiểm toán sơ bộ (WTA), kiểm tra số liệu đã thống kê và mẫu báo cáo KTNL và rà lại việc thực hành KTNL hiện nay. Nội dung này cũng sẽ thảo luận việc chuẩn bị một bản cân bằng NL, việc nhận biết các cơ hội TKNL và thực hiện phân tích ban đầu. 5. Sử dụng các thiết bị KTNL Phần này sẽ trình bày về các loại thiết bị KTNL khác nhau và trình diễn cách sử dụng đúng thiết bị. Nếu có điều kiện, việc trình diễn sẽ được thực hiện ở trên lớp học cũng như tại một địa điểm được lựa chọn. 6. Báo cáo KTNL Phần này sẽ cung cấp một mẫu chuẩn báo cáo KTNL. Nội dung này sẽ bao gồm trình bày một báo cáo nghiên cứu mẫu và các hướng dẫn trong việc chuẩn bị và trình bày kết quả nghiên cứu. 7. Nghiên cứu mức đầu tư (IGS) Phần này sẽ thảo luận các nội dung khác nhau trong một nghiên cứu mức đầu tư, các tiêu chí triển khai nghiên cứu MĐT (IGS) và đánh giá xếp loại các biện pháp TKNL được lựa chọn bởi các chủ DNNVV. 8. Nghiên cứu trường hợp trong các ngành: Giấy và bột giấy, 5 Dệt, Chế biến thực phẩm, Gốm và Gạch Phần này sẽ trình bày các dự án trình diễn đã thực hiện bởi DA PECSME. Nội dung này cũng bao gồm thảo luận các cơ hội TK&HQNL trong mỗi ngành. Đánh giá khoá học Ý kiến phản hồi của người tham gia qua bản Đánh giá Đào tạo 6 Mô - đun 2: Phân tích tài chính và lập hồ sơ vay vốn Tên khoá học PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ LẬP HỒ SƠ VAY VỐN Mô tả khoá học Khoá đào tạo sẽ cung cấp cho các học viên các hướng dẫn và công cụ đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của các cơ hội TKNL và trình bày đề xuất đối với các tổ chức tài chính trong việc cấp vốn cho các dự án TKNL. Thời gian đào tạo 3 ngày Mục tiêu khoá học Khi hoàn thành khoá học, học viên sẽ có kiến thức cần thiết để: 1. Thực hiện đánh giá tài chính cho các cơ hội TKNL 2. Đánh giá cácphương án tài chính khác nhau đối với các DA TKNL 3. Lập báo cáo dòng tiền đơn giản và thực hiện phân tích độ nhạy 4. Kết hợp và trình bày các DA TKNL có khả năng vay vốn với các nhà đầu tư và các tổ chức tài chính 5. Các thủ tục tài chính, và tiêu chí yêu cầu của DA PECSME và NH Công Thương đã thực hiện để hỗ trợ DA TKNL trong chương trình Quỹ Bảo lãnh Vốn vay (LGF). Đối tượng tham gia Các tổ chức DVTKNL (EESPs), các Sở KH&CN (DOSTs) và các giảng viên trong nước (LTs) Điều kiện tiên quyết Học viên tham gia khoá học sẽ lĩnh hội nhiều kiến thức nhất nếu họ: 1. Thành thạo về việc sử dụng máy tính để tính toán 2. Thành thạo các phần mềm ứng dụng máy tính như Excel 3. Có kiến thức cơ bản về phân tích tài chính và DA TKNL Phương pháp đào tạo Lớp học Tần suất đào tạo Năm 1 – Một khoá đào tạo tại Hà Nội và TP. HCM Năm 2 – Chương trình đào tạo nhắc lại cho các DNNVV tại 10 tỉnh Năm 3 – Chương trình đào tạo nhắc lại cho các DNNVV tại 10 tỉnh Tóm tắt khoá học 1. Ứớc tính tổng chi phí đầu tư Phần này sẽ cung cấp các nội dung khác nhau trong tổng phí đầu tư, các phương pháp tính toán chi phí và sai sót thường gặp trong ước tính tổng chi phí đầu tư. 2. Giới thiệu phân tích dòng tiền 2.1 Phương pháp thủ công: Phần này sẽ trình bày các nội dung cơ bản trong tổng phí đầu tư, phương pháp tính toán dòng tiền thủ công có nghĩa là không sử dụng bảng tính trên máy tính. 2.2 Phương pháp tính dòng tiền tự động - Hướng dẫn thực hiện Bảng tính dòng tiền tự động: Phương pháp này sẽ trình bày bảng tính dòng tiền tự động có thể sử dụng để chuẩn bị dòng tiền cho DA. Khoá học này giúp học viên 7 chủ động làm quen với bảng tính dòng tiền tự động. Nghiên cứu trường hợp: bảng tính dòng tiền tự động dùng cho việc tính toán phân tích tài chính các DA TKNL được trình bày trong 3 tệp soạn trên Excel sử dụng cho các DNNVV thuộc các ngành gốm, gạch và 3 ngành khác. 3. Các công cụ phân tích tài chính Phần này sẽ thảo luận về khái niệm giá trị của tiền tính theo thời gian. Nội dung này cũng giới thiệu các công cụ khác nhau được sử dụng trong phân tích tài chính như phương pháp tính hoàn vốn, tính giá trị ròng hiện tại, giá trị sau khi trừ thuế và giá nội tại của tiền lời. 4. Bản kê thu nhập và Bản cân đối kế toán Phần này sẽ trình bày Bản kê thu nhập và Bản cân đối kế toán cũng như tác động của DA TKNL đối với Bản kê thu nhập và Bản cân đối kế toán 5. Phân tích báo cáo tài chính của DA Phần này sẽ trình bày các phương pháp khác nhau được sử dụng để phân tích báo cáo tài chính cũng như các tỷ lệ khác nhau được sử dụng để đánh giá lợi ích về mặt tài chính và tiềm năng tài chính của các DNNVV 6. Chuẩn bị một Kế hoạch tài chính Phần này sẽ thảo luận các phương pháp được sử dụng để lập một kế hoạch tài chính hay còn gọi là một đề xuất tài chính bao gồm kế hoạch vay vốn 7. Thương lượng vay vốn Phần này sẽ trình bày các vấn đề khác nhau mà các chủ DA sẽ phải cân nhắc khi thương lượng vay vốn. Nội dung này bao gồm: số tiền vay, tỷ lệ lãi suất, thế chấp, bảo lãnh, các cơ chế tăng năng lực tín dụng 8. Các lựa chọn tài chính trong DA TKNL Phần này sẽ trình bày những lựa chọn tài chính khác nhau cho một DA TKNL. Khoản đầu tư có thể từ vốn tự có của doanh nghiệp, khoản nợ và vốn tự có của doanh nghiệp, người bán chia sẻ tài chính, cho thuê tài chính từ bên thứ 3 và bên thứ 3 tham gia đầu tư hoặc từ các công ty DVNL. 9. Điều kiện vay vốn ngân hàng Phần này sẽ thảo luận bản tóm tắt các số liệu và tài liệu cần thiết để người vay vốn trình ngân hàng đơn xin vay vốn. Nội dung này sẽ có phần trình bày của ngân hàng về các yêu cầu cần thỏa mãn để xin vay vốn cũng như các tài liệu cần thiết để xin vay vốn. Nội dung này cũng bao gồm phần thảo luận về những điều kiện xin bảo lãnh vốn vay của Quỹ Bảo lãnh thuộc DA PECSME. 8 Nghiên cứu trường hợp: Danh mục tài liệu xin vay vốn tại NH Công Thương ICB và các tổ chức tài chính khác (VD: Quỹ bảo vệ môi trường quốc gia) bao gồm mẫu Báo cáo nghiên cứu khả thi. Đánh giá khoá học Ý kiến phản hồi của người tham gia qua bản Đánh giá Đào tạo 9 Mô - đun 3: Hợp đồng, giám sát và xác nhận mức TKNL Tên khoá học HỢP ĐỒNG, GIÁM SÁT VÀ XÁC NHẬN MỨC TKNL Mô tả khoá học Khoá học sẽ giới thiệu với các học viên các loại hợp đồng (HĐ) khác nhau trong một DA TKNL và các cách thương thảo hợp đồng để tối đa hoá lợi ích của cả hai bên là tổ chức cung cấp dịch vụ NL và khách hàng. Khoá học sẽ bao gồm phần đào tạo và phổ biến phương pháp hiện được chấp nhận trong đo lường và xác nhận mức tiết kiệm năng lượng cho các DATKNL. Thời gian khoá học 2 ngày Mục tiêu khoá học Kết thúc khoá học, học viên sẽ hiểu được: 1. Các loại hợp đồng áp dụng cho DA TKNL 2. Phương pháp lựa chọn loại HĐ phù hợp nhất đối với một DA cụ thể 3. Cách thức phát triển DA phù hợp với loại HĐ lựa chọn và thương thảo hợp đồng thành công 4. Quá trình thực hiện DA theo các loại HĐ khác nhau 5. Cách vượt qua rủi ro liên quan đến HĐ TKNL 6. Các yêu cầu khác liên quan đến HĐ nhằm giảm rủi ro 7. Trình bày một phương pháp đo lường và xác định tác động của DA TKNL trong ngành công nghiệp. Đối tượng tham gia Các tổ chức cung cấp DVTKNL (EESPs) và các Sở KH&CN (DOSTs) Điều kiện tiên quyết Học viên sẽ lĩnh hội nhiều kiến thức nhất nếu họ: 1. Có hiểu biết về việc thực hiện DA TKNL 2. Hiểu biết về các rủi ro liên quan đến DA TKNL và sự cần thiết phải ký kết HĐ dựa trên việc thực hiện thực tế 3. Có kiến thức cơ bản về lĩnh vực luật liên quan đến ký kết HĐ 4. Thành thạo các công cụ tính toán trên máy tính Phương pháp đào tạo Lớp học Tần suất đào tạo Năm 1 – Một khoá đào tạo tại Hà Nội và TP. HCM Tóm tắt khoá học 1. Vì sao cần có HĐ TKNL? Phần này nhấn mạnh sự cần thiết phải ký kết các HĐ dựa trên việc thực hiện thực tế nhằm hoàn thành các DA TKNL có tính thương mại, trên cơ sở chìa khoá trao tay và duy trì tiết kiệm bằng cách giảm rủi ro liên quan đến DA. 2. Các loại hợp đồng Phần này giới thiệu các loại HĐ dựa trên việc thực hiện thực tế khác nhau cho các DA TKNL mang tính thương mại và việc áp dụng chúng kèm theo ví dụ minh hoạ. 3. Cấu trúc cơ bản của hợp đồng 10 Phần này thảo luận cấu trúc các hợp đồng theo kết quả tiết kiệm NL được bảo đảm và hợp đồng chia sẻ mức tiết kiệm thu được, và các vấn đề liên quan cần nêu ra nhằm giảm rủi ro. 4. Nội dung chung của các loại HĐ Phần này giới thiệu các nội dung chung của các thoả thuận dịch vụ NL và các thoả thuận dịch vụ NL trong phạm vi khái niệm mức tiết kiệm được đảm bảo và thoả thuận dịch vụ NL trong phạm vi khái niệm chia sẻ mức tiết kiệm NL. 5. Kiểm soát mâu thuẫn Phần này thảo luận các cách thức xác định rủi ro và các khoản nợ liên quan đến DA TKNL và chia đều rủi ro bằng cách xác định rõ các bên chịu trách nhiệm, tiếp đến tìm biện pháp giải quyết mâu thuẫn. 6. Thương thảo và hoàn tất hợp đồng Phần này sẽ giới thiệu các biện pháp cơ bản trong đàm phán các điều khoản tài chính, trách nhiệm xây dựng, điều khoản thanh toán, cách tính toán tiết kiệm, bảo đảm kết quả, các điều khoản bảo đảm và luật pháp chủ yếu khác có liên quan đến tổ chức cung cấp dịch vụ và khách hàng. 7. Giám sát và xác nhận mức tiết kiệm năng lượng Phần này sẽ giới thiệu các điều khoản giám sát thực hiện, đo lường và xác nhận mức TKNL (Monitoring, Measurement & Verification Protocol) cũng như việc chấp nhận các điều khoản giám sát và xác nhận (M&V Protocols) và một số nghiên cứu trường hợp quốc tế. Nội dung này nhấn mạnh sự cần thiết phải có một cơ chế minh bạch nhằm xác định rủi ro đối với một DA TKNL và phân chia trách nhiệm nhằm giảm rủi ro và chỉ rõ cách thức phù hợp trong giám sát và xác nhận mức tiết kiệm năng lượng sau khi hoàn thành một DA đã đáp ứng đủ điều kiện của hợp động thực hiện. Nội dung này cũng thảo luận mẫu báo cáo giám sát và xác nhận theo yêu cầu của dự án PECSME. Đánh giá khoá học Ý kiến phản hồi của người tham gia qua bản Đánh giá Đào tạo 11 Mô - đun 4: Quản lý thực hiện dự án Tên khóa học QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN Mô tả khóa học Khóa học sẽ cung cấp cho học viên phần hướng dẫn nhằm xác định và đạt được mục tiêu của một DA TKNL và tối đa hoá việc sử dụng các nguồn lực như thời gian, tiền bạc, con người, địa điểm v.v. Thời gian đào tạo 3 ngày Mục tiêu khóa học Khi kết thúc khóa học học viên sẽ lĩnh hội: 1) Lập kế hoạch/phát triển một dự án TKNL 2) Lập lịch trình thực hiện một dự án TKNL 3) Xác định và phân bổ các nguồn lực 4) Quản lý các nguồn lực và nguồn vốn nhằm tránh việc DA thất bại 5) Giám sát và đánh giá DA 6) Tuân thủ các hướng dẫn thực hiện và thủ tục của DA PECSME theo từng bước. Đối tượng tham gia Các tổ chức cung cấp DVTKNL (EESPs) và các Sở KH&CN (DOSTs) Điều kiện tiên quyết Học viên sẽ thu được nhiều kiến thức nhất nếu họ: 1. Có kiến thức về quản lý DA 2. Hiểu biết rõ về DA TKNL và cơ chế thực hiện Phương pháp đào tạo Lớp học Tần suất đào tạo Năm 1 – Một khoá đào tạo tại Hà Nội và TP. HCM Mô tả khóa học 1. Chu trình dự án Phần này sẽ giới thiệu các cơ chế nhằm xác định và chuẩn bị cho một chu trình thực hiện DA để lập kế hoạch một cách cẩn thận và thu xếp các nỗ lực nhằm hoàn thành dự án trong một thời điểm cụ thể 2. Mục tiêu, hoạt động và kết quả cần tạo ra Phần này thảo luận về các cách xác định mục tiêu của DA nhằm đạt được kết quả đã đề ra bằng cách thực hiện các hoạt động cụ thể. 3. Đánh giá nguồn lực Phần này sẽ thảo luận các cách đánh giá các yêu cầu về nguồn lực nhằm hoàn thành nhiệm vụ đề ra để đạt được kết quả mong đợi. Đối với một DA TKNL, đó chính là các thiết bị và nhân lực để hoàn thành dự án và đạt được mức tiết kiệm và bảo đảm. 4. Phân chia trách nhiệm Phần này sẽ giới thiệu các kỹ năng được sử dụng để kiểm soát thay đổi phát sinh trong quá trình thực hiện DA từ giai đoạn đầu đến khi kết thúc bằng cách phân chia trách nhiệm cụ thể đến mỗi cá nhân và tập thể. 5. Lập kế hoạch hoạt động 12 Phần này sẽ thảo luận cách lập kế hoạch cho các hoạt động theo một hướng nhất quán nhằm hoàn thành dự án đúng thời gian dự kiến. 6. Liên hệ với nhóm dự án Phần này sẽ thảo luận tầm quan trọng của nỗ lực tập thể bằng cách liên hệ thường xuyên với nhóm DA - thường xuyên rà soát việc thực hiện DA. 7. Quản lý thời gian và tiền bạc Quản lý thời gian và tiền bạc là một nội dung hết sức quan trọng trong quản lý DA. Nội dung này sẽ giới thiệu các cơ chế kiểm soát các nguồn lực một cách thành công và kịp thời. 8. Giao dịch với khách hàng và trình bày kết quả Phần này sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của nhiệm vụ trên đối với một DA TKNL. Mức tiết kiệm của DA TKNL trong khuôn khổ một HĐ dựa trên kết quả thực hiện , cần được thảo luận/trình bày với khách hàng theo một cách thức hiệu quả. Nội dung này sẽ thảo luận các kỹ năng giao tiếp và trình bày cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu trên. 9. Giám sát và đánh giá dự án Phần này sẽ bàn về tầm quan trọng của việc giám sát và đánh giá quá trình thực hiện DA, các nội dung cần giám sát và đánh giá, các công cụ và phương pháp giám sát và đánh giá. Đánh giá khóa học Ý kiến phản hồi của người tham gia qua bản Đánh giá Đào tạo 13 Mô – đun 5: Chiến lược kinh doanh và marketing dịch vụ TK&HQNL Tên khóa học Chiến lược kinh doanh và marketing dịch vụ TK&HQNL Mô tả khóa học Khoá học này sẽ cung cấp hướng dẫn và phát triển kỹ năng tiếp thị và truyền thông về ích lợi của DA TKNL và các dịch vụ mà các tổ chức cung cấp dịch vụ TKNL (EESPs) có thể cung cấp cho các khách hàng cũng như các chiến lược kinh doanh mà các tổ chức cung cấp dịch vụ TKNL có thể áp dụng. Thời gian đào tạo 3 ngày Mục tiêu khóa học Kết thúc khóa học, học viên sẽ lĩnh hội: 1. Kỹ năng tiếp thị (marketing) và giao tiếp chung 2. Làm thế nào để duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng 3. Kỹ năng trình bày 4. Làm thế nào phát triển chiến lược kinh doanh cho các TCDVTKNL (EESPs) 5. Làm thế nào để thuyết phục các chủ DNNVV đầu tư vào DA TKNL bằng cách chỉ ra hàng loạt các lợi ích mà quản lý năng lượng và sử dụng năng lượng hiệu quả đem lại. Đối tượng tham gia Các tổ chức cung cấp DVTKNL (EESPs) và các Sở KH&CN (DOSTs) Điều kiện tiên quyết Học viên tham gia sẽ thu được nhiều kiến thức nhất nếu họ: 1. Hiểu biết về các hoạt động TK& HQNL 2. Giao tiếp tốt bằng tiếng Việt 3. Có kỹ năng marketing cơ bản 4. Thành thạo các phần mềm ứng dụng máy tính như: Word, Excel và Power Point Phương pháp đào tạo Lớp học Tần suất đào tạo Năm 1 – Một khoá đào tạo tại Hà Nội và TP. HCM Tóm tắt khóa học 1. Tiếp thị khách hàng tiềm năng Phần này sẽ giới thiệu cách tiếp thị khách hàng tiềm năng trong khuôn khổ các hoạt động của DA TKNL. 2. Chiến lược marketing Phần này sẽ thảo luận cách xác định nhu cầu của khách hàng và làm thế nào để phát triển một chiến lược marketing đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ TK&HQNL. 3. Thái độ của khách hàng Phần này sẽ giới thiệu các cơ chế đánh giá thái độ khách hàng đối với những chiến lược kinh doanh ở trên. 4. Nghiên cứu thị trường Phần này sẽ giới thiệu các phương pháp thực hiện nghiên cứu thị trường để đánh giá hiệu quả của chương trình marketing và các sáng kiến. 14 5. Xác định thị trường Phần này sẽ thảo luận cách xác định thị trường của công ty, bao gồm phân tích số liệu và điều tra khách hàng. 6. Định giá dịch vụ Phần này sẽ giới thiệu cách định giá dịch vụ dựa trên chi phí thực và chi phí trội của một DA bên cạnh lợi nhuận/lãi tiêu chuẩn của các DA HQNL. 7. Kế hoạch marketing Phần này sẽ thảo luận các kế hoạch marketing cho các khái niệm tiết kiệm và hiệu quả năng lượng và dịch vụ cụ thể do các tổ chức cung cấp dịch vụ cung cấp. 8. Kỹ năng giao tiếp và trình bày Phần này sẽ giúp phát triển kỹ năng giao tiếp của các tổ chức cung cấp dịch vụ TK&HQNL (EESPs) bao gồm xây dựng ý tưởng, thiết kế bài trình bày, công cụ hỗ trợ, và cách trình bày. 9. Phát triển chiến lược kinh doanh và marketing cho các tổ chức cung cấp dịch vụ TK&HQNL (EESPs) Phần này sẽ thảo luận các chiến lược thực tế mà các tổ chức cung cấp dịch vụ TK&HQNL (EESPs) đã thực hiện ở các quốc gia khác và khả năng ứng dụng chúng tại Việt Nam. Đánh giá khoá học Ý kiến phản hồi của người tham gia qua bản Đánh giá Đào tạo 15 Mô - đun 6: Nghiên cứu mức đầu tư – 1 Tên khóa học NGHIÊN CỨU MỨC ĐẦU TƯ: NGÀNH GIẤY VÀ BỘT GIẤY, DỆT VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM Mô tả khóa học Khóa đào tạo sẽ cung cấp cho các học viên tại lớp học và tại thực địa cách thu thập và phân tích các số liệu cụ thể, xác định các cơ hội TKNL và chuẩn bị bản báo cáo mức đầu tư để thu xếp tài chính và thực hiện DA. Nghiên cứu mức đầu tư (IGS) bao gồm tất cả các thông tin do các tổ chức tài chính yêu cầu để xem xét cho vay vốn đối với một DA TKNL. Thời gian 4 ngày (3 ngày tại lớp và 1 ngày đi thực tế) Mục tiêu khóa học Kết thúc khóa học, học viên sẽ lĩnh hội: 1. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu để đánh giá các công nghệ TK&HQNL trong mỗi ngành cụ thể. 2. Làm thế nào để sử dụng các thiết bị đo kiểm toán năng lượng 3. Các công nghệ TK&HQNL đã được khẳng định, hiệu quả về mặt chi phí và mới nhất có thể áp dụng cho các ngành thương mại và công nghiệp 4. Phương pháp cụ thể đánh giá các công nghệ TK&HQNL và quy trình áp dụng công nghệ trong các ngành cụ thể. 5. Thực hiện phân tích tài chính và kinh tế chi tiết cho các lựa chọn HQNL. 6. Chuẩn bị các báo cáo Nghiên cứu mức đầu tư (IGS) để thu xếp tài chính và thực hiện một DA TKNL. Đối tượng tham gia Các tổ chức cung cấp DVTKNL (EESPs), các Sở KH&CN (DOSTs) và các giảng viên trong nước tiềm năng (LTs). Điều kiện tiên quyết 1. Học viên sẽ thu được ích lợi nhất nếu họ:Thông thạo về các biện pháp TK&HQN nói chung 2. Có kỹ năng phân tích tốt 3. Thành thạo các phần mềm tin học ứng dụng như Excel 4. Hiểu biết về các thiết bị đo kiểm toán NL 5. Có bằng Đại học chuyên ngành kỹ thuật, khoa học hoặc tương đương Phương pháp đào tạo Lớp học và đi thực địa Tấn suất đào tạo Năm 1 – Một khóa đào tạo tại Hà Nội và TP. HCM Mô tả khóa học 1. Quy trình kiểm toán năng lượng Phần này sẽ giới thiệu sự cần thiết của quá trình KTNL trong việc thực hiện và kiểm soát chương trình TK&HQNL. Việc thảo luận nhằm giải đáp các câu hỏi sau: a) Kiểm toán năng lượng là gì? b) Vì sao phải tiến 16 hành KTNL? c) Thực hiện KTNL khi nào và có nên tiến hành thường xuyên không? d) Nên tiến hành KTNL như thế nào? 2. Phạm vi nghiên cứu mức đầu tư Phần này cung cấp thông tin bổ sung cần thiết phù hợp với phạm vi của một Nghiên cứu mức đầu tư 3. Thu thập số liệu tiêu thụ NL Phần này thảo luận mục đích của việc thu thập số liệu, các loại số liệu, số liệu KTNL sơ bộ và các số liệu kỹ thuật khác như số liệu lưu trữ về sản xuất và năng lượng thô. 4. Phân tích số liệu KTNL Phần này sẽ giải thích làm thế nào để thực hiện bản cân bằng NL nhằm xác định các biện pháp TK&HQNL và cung cấp hướng dẫn để thu thập và phân tích số liệu trong quá khứ nhằmxác định chi phí và số lượng đầu vào về năng lượng, các xu hướng sử dụng NL theo mùa vụ và hàng năm và mức chi phí và năng lượng tính trên 01 đơn vị đầu ra đã từng được sử dụng. 5. Sử dụng thiết bị KTNL Phần này sẽ giới thiệu cách sử dụng đúng thiết bị và dụng cụ đo KTNL. Nếu có thể, hướng dẫn sử dụng sẽ được thực hiện trên lớp và thực địa. 6. Thực hiện KTNL Phần này sẽ cung cấp các hướng dẫn về cách thức tiến hành nghiên cứu sơ bộ việc tiêu thụ NL của máy móc được lắp đặt, điều tra ban đầu với chi phí thấp về việc vận hành trên cơ sở sử dụng số liệu hiện tại nhằm nhận dạng các các máy móc, thiết bị và các quy trình tiêu thụ NL chủ yếu, mức lãng phí năng lượng , sử dụng không hiệu quả và sự chênh lệch giữa đo lường và báo cáo năng lượng đã sử dụng và các lĩnh vực cho nghiên cứu sâu thêm. 7. Phân tích chi phí và lợi ích của các giải pháp TK&HQNL lựa chọn Phần này sẽ thảo luận phương pháp phân tích chi phí và lợi ích từ việc thực hiện đánh giá các giải pháp TK&HQNL được lựa chọn trong giai đoạn nghiên cứu khả thi và kiểm toán năng lượng chi tiết. 8. Điều tra và phân tích chi tiết Phần này cung cấp hướng dẫn làm thế nào để điều tra sâu về các quy trình và máy móc, thiết bị đã được xác định trong khi điều tra sơ bộ nhằm xác định mức lãng phí NL có thể tránh được và chi phí cho việc giảm chất thải gây ô nhiễm hay giảm tiêu hao năng lượng. 9. Thực hiện lập kế hoạch dòng tiền cho dự án Phần này sẽ cung cấp hướng dẫn cách lập kế hoạch dòng tiền, các mẫu và cách sử dụng khác nhau, phương pháp tính toán chính xác dòng tiền đầu tư sao cho phù hợp với quyết định đầu tư đã đưa ra, các hệ số và khoản chi cần xem xét. Ứng dụng thực tế các mẫu tính dòng tiền sẽ áp 17 dụng và mẫu phân tích sẽ được hướng dẫn. 10. Tiêu chí đánh giá đầu tư Phần này sẽ thảo luận kỹ về các kỹ thuật đánh giá khác nhau. Hệ số thực trên thế giới sẽ được đưa vào để chứng minh kỹ thuật đánh giá nào có khả năng ứng dụng và hữu ích hơn cả trong tình huống cụ thể, và làm thế nào để thực hiện phân tích độ nhạy. 11. Đánh giá các cơ hội và đề xuất Phần này sẽ giới thiệu việc xếp loại và lựa chọn các biện pháp TK&HQNL, xác định các dự án cần vốn đầu tư và không cần vốn đầu tư và đề xuất các lựa chọn và ưu tiên. 12. Trình bày báo cáo Phần này sẽ cung cấp một mẫu báo cáo chuẩn để trình bày kết quả nghiên cứu mức đầu tư. Đánh giá khóa học Ý kiến phản hồi của người tham gia qua bản Đánh giá Đào tạo 18 Mô-đun 7: Giới thiệu các dự án đầu tư TK&HQNL Tên khóa học GIỚI THIỆU CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TK&HQNL Mô tả khóa học Khóa học này sẽ giới thiệu với học viên từ các tổ chức tài chính về kiến thức cơ bản các dự án TK&HQNL, các lựa chọn tài chính khác nhau, cơ chế Bảo lãnh Vốn vay của Dự án PECSME và cách tiếp cận đánh giá các dự án, bao gồm các đặc điểm, lãi, rủi ro, thực tiễn điều khoản và tài liệu liên quan. Thời gian khóa học 2 ngày Mục tiêu khóa học Kết thúc khóa học, học viên sẽ có kiến thức về: 1. Kiến thức cơ bản về quy trình kỹ thuật của các dự án đầu tư về TK&HQNL 2. Đặc điểm về quy mô dự án và dòng tiền, lãi dự kiến thu được từ các dự án TK&HQNL 3. Phương pháp và công cụ được sử dụng trong đánh giá và phân tích tài chính các dự án TK&HQNL 4. Các loại rủi ro và cách quản lý rủi ro trong đầu tư vào các dự án TKNL 5. Cơ chế hỗ trợ tài chính (Quỹ bảo lãnh vốn vay) do dự án PECSME thiết lập 6. Thực tiễn hỗ trợ tài chính đã được thế giới chấp nhận 7. Rào cản đối với việc xây dựng các dự án Đối tượng tham gia Cán bộ quản lý cao cấp ở các tổ chức tài chính, các nhà ra quyết định tín dụng, các nhà quản lý đánh giá dự án và nhân viên dự án Điều kiện tiên quyết Học viên sẽ lĩnh hội nhiều nhất nếu họ: 1. Hiểu biết về cấp vốn cho dự án TK&HQNL trong lĩnh vực thương mại/công nghiệp 2. Có kinh nghiệm về đánh giá vay vốn thương mại Phương pháp đào tạo Lớp học Tần suất đào tạo Năm 1 – Một khóa đào tạo tại Hà Nội và TP. HCM Năm 2 – Một chương trình đào tạo nhắc lại tại các tỉnh (nếu có yêu cầu) Tóm tắt khóa học 1. Giới thiệu các dự án đầu tư TKNL Khóa học này sẽ giới thiệu với học viên: - Bản chất của các dự án TK&HQNL - Các công nghệ khác nhau áp dụng cho các dự án TK&HQNL - Quy mô trung bình của dự án, bản chất của dòng tiền - Lợi ích về tài chính, kinh tế và môi trường của các dự án TKNL - Tầm quan trọng của TK&HQNL và lý do vì sao ngân hàng nên tham gia vào dự án này 2. Cơ hội kinh doanh trong đầu tư vào dự án TK&HQNL 19 Phần này sẽ giới thiệu với học viên các cơ hội kinh doanh khả thi đối với các tổ chức tài chính và các vấn đề kinh tế và tài chính bao gồm giảm chi phí giao dịch khi vay vốn cũng như các chương trình vay vốn quốc tế liên quan đến các dự án TK&HQNL. 3. Chu trình phát triển dự án TK&HQNL Phần này sẽ thảo luận các bước xây dựng 1 dự án TK&HQNL từ giai đoạn xác định dự án, phân tích kỹ thuật, thực hiện, bao gồm giám sát và xác nhận mức TKNL. 4. Tổng quan về kiểm toán năng lượng Phần này sẽ giới thiệu chung về kiểm toán năng lượng là gì cũng như các loại kiểm toán NL khác nhau 5. Kế hoạch đầu tư tài chính cho các dự án TK&HQNL Phần này sẽ giới thiệu với học viên các hình thức đầu tư tài chính cho dự án TK&HQNL đã áp dụng trong thực tế tại các quốc gia khác. Phần này sẽ nhấn mạnh các cơ chế mới như là các công ty dịch vụ NL và hợp đồng theo kết quả thực hiện và các cách khác nhau để kết hợp chúng trong một dự án TK&HQNL 6. Quỹ bảo lãnh vốn vay của Dự án PECSME Phần này sẽ thảo luận về Hướng dẫn thực hiện chương trình Bảo lãnh Vốn vay. Phần trọng tâm là các điều kiện cần thoả mãn để xin vay vốn từ Quỹ Bảo lãnh Vốn vay. 7. Quản lý rủi ro tín dụng trong dự án TK&HQNL Phần này sẽ thảo luận các rủi ro khác nhau trong đầu tư vào các dự án TK&HQNL, từ đó xác định phương pháp quản lý rủi ro phù hợp. 8. Mô tả sơ lược rủi ro khi đầu tư vào dự án TK&HQNL Phần này sẽ thảo luận những kinh nghiệm của ngân hàng các nước khác khi cấp vốn cho dự án TKNL, bao gồm danh mục các khoản vay của các dự án đó. 9. Thực tế, các thủ tục và hồ sơ nộp cho ngân hàng Phần này sẽ giới thiệu với học viên thực tế, các thủ tục và hồ sơ cần có để đảm bảo việc hoàn trả khoản vay ngân hàng. Đánh giá khóa học Ý kiến phản hồi của người tham gia qua bản Đánh giá Đào tạo 20 3. CÁC TIÊU CHÍ LỰA CHỌN HỌC VIÊN 3.1 Tiêu chí lựa chọn học viên từ các tổ chức cung cấp dịch vụ TKNL (TC DV TKNL) Tiêu chí sau được áp dụng lựa chọn học viên từ các TCDV TKNL: ƒ Cung cấp các dịch vụ về kiểm toán năng lượng và/ hoặc tư vấn cho các doanh nghiệp về sử dụng năng lượng ƒ Có kinh nghiệm thực tế thực hiện kiểm toán năng lượng trong DNNVV ƒ Tham gia các hoạt động xúc tiến các hoạt động TK&HQNL với tư cách là tổ chức cung cấp thiết bị năng lượng hoặc là tổ chức cung cấp dịch vụ TKNL ƒ Có khả năng cung cấp nhiều loại dịch vụ năng lượng như kiểm toán năng lượng, thiết kế, xây dựng, vận hành và duy trì các biện pháp TK&HQNL. Những chuyên gia kỹ thuật và tài chính thuộc các tổ chức cung cấp dịch vụ TKNL và tổ chức cung cấp thiết bị TK&HQNL thỏa mãn những yêu cầu trên đây sẽ đủ tiêu chuẩn tham gia chương trình đào tạo của dự án PECSME. Nhằm tăng sự quan tâm của các kỹ sư tương lai đối với các hoạt động TK&HQNL, các TCDV TKNL có thể mời các sinh viên năm cuối trong các trường ĐH tham gia. Các TCDV TKNL sẽ cần nhiều kỹ sư trẻ có năng lực trong việc phát triển và mở rộng thị trường TK&HQNL còn non trẻ ở Việt Nam. 3.2 Tiêu chí lựa chọn học viên từ các Sở Khoa học & Công nghệ (KH&CN) Vai trò của các Sở Khoa học & Công nghệ trong Dự án PECSME - là thúc đẩy việc thực hiện và ứng dụng công nghệ TK&HQNL trong các DNNVV. Chính vì vậy, học viên được lựa chọn từ các Sở KH&CN sẽ tham gia tất cả các khóa đào tạo trong năm thứ nhất của dự án PECSME. Ngoại trừ 1 khóa học dành cho cho các tổ chức tài chính. Dự kiến những học viên lựa chọn từ các Sở là cán bộ thuộc: ƒ Trung tâm TK&HQNL ƒ Trung tâm Chuyển giao KH&CN ƒ Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học & công nghệ ƒ Phòng Quản lý KH&CN Do việc thúc đẩy sử dụng HQ&TKNL bao gồm nhiều loại kỹ năng như kỹ thuật, tài chính, marketing, quản lý dự án và ký kết hợp đồng, điều quan trọng là các Sở cần lập 1 nhóm cán bộ để thực hiện các hoạt động với Dự án PECSME và cử thành viên của chính nhóm đó tham gia chương trình đào tạo của Dự án PECSME. 3.3 Tiêu chí lựa chọn các giảng viên trong nước (LTs) Giảng viên trong nước tiềm năng sẽ được Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về quản lý – CRC và Ban quản lý dự án – PMU lựa chọn. Đối với những khoá học do Viện tiết kiệm năng lượng quốc tế - IIEC giảng dạy, giảng viên trong nước sẽ tham gia các lớp đào tạo và sau đó sẽ đảm nhiệm việc giảng dạy chính trong chương trình đào tạo cho các DNNVV năm thứ 2 và thứ 3 của dự án. Yêu cầu trình độ đối với giảng viên trong nước - lĩnh vực kỹ thuật: ƒ Bằng đại học chuyên ngành kỹ thuật hoặc tương đương ƒ Tối thiểu 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng 21 ƒ Có kiến thức và hiểu biết các công nghệ hiệu quả năng lượng cuối cùng và đầu tư tài chính cho dự án HQNL ƒ Mong muốn và cam kết thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả năng lượng ƒ Kỹ năng giảng dạy rất tốt ƒ Kỹ năng phân tích tốt, khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm ƒ Nói, viết tiếng Anh và tiếng Việt thành thạo Yêu cầu trình độ đối với giảng viên trong nước – lĩnh vực tài chính: ƒ Bằng đại học chuyên ngành tài chính, ngân hàng hoặc kế toán ƒ Tối thiểu 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính đối với dự án TK&HQNL ƒ Hiểu biết về đánh giá tài chính đối với dự án như: - Có khả năng phân tích tín dụng - Có khả năng phân tích tài chính của các dự án - Có khả năng lập hồ sơ xin vay vốn cho các dự án đầu tư nhỏ. ƒ Kỹ năng phân tích tốt, khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm ƒ Nói, viết tiếng Anh và tiếng Việt thành thạo 3.4 Tiêu chí lựa chọn các tổ chức tài chính (FIs) Khoá đào tạo của dự án đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính sẽ cung cấp các kiến thức về đầu tư dự án TKNL, chủ yếu trong các DNNVV. Những tổ chức tài chính có đủ những điều kiện sau có thể tham gia vào chương trình đào tạo của dự án PECSME: ƒ Hiện đang cấp vốn xây dựng nhà máy mới, mở rộng nhà máy cũ và hiện đại hóa nhà máy; ƒ Quan tâm và mong muốn hiểu biết về đầu tư cho các dự án TK&HQNL trong các DNNVV; ƒ Đã tham gia vào chương trình TKNLTM thí điểm (CEEP) và quan tâm đến việc hoạt động hỗ trợ tài chính trong các DNNVV.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfke_hoach_dao_tao_cua_du_an_pecsme_3153.pdf
Luận văn liên quan