Công ty có bộ máy quản lý chặt chẽ từ trên xuống dưới, từng bộ phận đảm nhiệm và thực hiện tốt công việc thuộc phần hành của mình. Cán bộ quản lý có chuyên môn nên dễ dàng phát huy hết năng lực. Trong bộ phận kế toán là một bộ phận quan trọng không thể tách rời ra khỏi sự tồn tại của Công ty và là cánh tay đắc lực trong bộ máy quản lý. Việc hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời của phòng kế toán giúp lãnh đạo nắm rõ tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Với việc tổ chức công tác quản lý như hiện nay, thì phòng kế toán là nơi cung cấp thông tin đáng tin cậy về tình hình tài chính của Công ty. Tuy vậy, Công ty cần quan tâm hơn nữa về vật chất và tinh thần của người lao động nhằm kích thích người lao động làm việc tích cực hơn để đem lại hiệu quả của Công ty ngày càng phát triển cao.
53 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2415 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH thương mại & dịch vụ Đại Hùng Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a việc phân loại chứng từ của thủ kho, ghi giá hạch toán và tính thành tiền cho chứng từ.
Sơ đồ kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư
Sổ tổng hợp
N-X-T
Sổ số dư
Phiếu nhập
Thẻ kho
Phiếu xuất
Bảng kê xuất
Bảng lũy kế xuất
Bảng lũy kế nhập
Bảng kê nhập
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm: giảm nhẹ khối lượng ghi chép hằng ngày.
+ Nhược điểm: khó phát hiện được nguyên nhân khi đối chiếu phát hiện ra sai sót.
1.6: Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu
1.6.1: Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên:
Phương pháp kê khai thường xuyên theo dõi phản ánh tình hình hiện có, tình hình biến động tăng, giảm hàng tồn kho một cách thường xuyên, liên tục trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho. Hiện nay, phương pháp này được sử dụng phổ biến ở nước ta.
1.6.1.1: Tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng:
TK 152: Nguyên vật liệu TK151: Hàng mua đang đi đường
1.6.1.2: Kết cấu của từng tài khoản:
+ TK152 - Nguyên vật liệu: Để phản ánh giá trị hiện có tình hình tăng giảm các loại nguyên vật liệu trong kho của doanh nghiệp.
Kết cấu:
Bên Nợ:
Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu mua ngoài, tự chế biến, thuê ngoài gia công chế biến, nhận góp vốn liên doanh hoặc nhập từ các nguồn khác.
Trị giá nguyên vật liệu phát hiện thừa khi kiểm kê.
Bên Có:
Trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia công chế biến, hoặc góp vốn liên doanh.
Trị giá nguyên vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá.
Trị giá nguyên vật liệu thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê.
Dư cuối kỳ bên Nợ: Trị giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ.
+ TK151- Hàng mua đang đi đường: Để phản ánh giá trị vật tư hàng hóa mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, còn đang trên đường vận chuyển, đang ở bến cảng, bến bãi hoặc đã về tới doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nhận nhập kho…
Kết cấu:
Bên Nợ: - Trị giá vật tư hàng hóa đã mua đang đi đường.
Bên Có: - Trị giá vật tư hàng hóa đang đi trên đường đã nhập kho hoặc chuyển thẳng cho các bộ phận sử dụng, cho khách hàng.
Dư cuối kỳ bên Nợ: Trị giá vật tư hàng hóa đã mua nhưng chưa về nhập kho (hàng đi đường).
1.6.1.3: Phương pháp hạch toán
Kế toán tổng hợp tăng nguyên vật liệu
- Tăng do mua ngoài nhập kho:
* Trường hợp hàng và hóa đơn cùng về.
+ Đơn vị nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế:
Nợ TK 152 – Phản ánh giá chưa thuế GTGT
Nợ TK 133(1331) – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331 – Tổng giá thanh toán
+ Khi nhập khẩu NVL dùng để sản xuất sản phẩm, dịch vụ chịu thuế theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Bút toán 1: Phản ánh giá trị NVL.
Nợ TK 152 – Giá chưa thuế GTGT
Nợ TK 635 – Lỗ tỷ giá (tỷ giá thực tế < tỷ giá xuất)
Có TK 111,112,331 – Tổng giá thanh toán
Có TK 333(3333) – Thuế nhập khẩu phải nộp
Có TK 515 – Lãi tỷ giá (tỷ giá thực tế > tỷ giá xuất)
Bút toán 2: Phản ánh thuế GTGT của hàng nhập khẩu.
Nợ TK 133(1331) – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 333(33312) – Thuế GTGT phải nộp
+ Các chi phí thu mua thực tế phát sinh, ghi:
Nợ TK 152 – Chi phí thu mua thực tế phát sinh
Nợ TK 133(1331) – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,331 – Tổng giá thanh toán
* Trường hợp hàng về nhưng hóa đơn chưa về.
Trong trường hợp này kế toán lưu phiếu nhập kho vào hồ sơ hàng chưa có hóa đơn.
Khi nhập kho, căn cứ vào phiếu nhập kho, ghi:
Nợ TK 152 – Giá tạm tính NVL nhập kho
Có TK 112,111,331 – Tổng giá thanh toán tạm tính
Khi hóa đơn về, kế toán tiến hành điều chỉnh giá tạm tính thành giá thực tế bằng các phương pháp chữa sổ kế toán.
* Trường hợp hóa đơn về nhưng chưa có hàng.
+ Nếu trong kỳ kế toán nguyên vật liệu về thì căn cứ vào hóa đơn và phiếu nhập kho ghi tương tự như trường hợp hàng và hóa đơn cùng về.
+ Nếu đến cuối kỳ kế toán, nguyên vật liệu vẫn chưa về, căn cứ vào hóa đơn, kế toán ghi:
Nợ TK 151 – Giá trị vật liệu đã mua đang đi đường
Nợ TK 133(1331) – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,331…Tổng giá thanh toán
+ Sang kỳ sau khi nguyên vật liệu về nhập kho, căn cứ vào hóa đơn và phiếu nhập kho, ghi:
Nợ TK 152 – Giá thực tế NVL nhập kho
Có TK 151 – Giá trị NVL đang đi đường
* Trường hợp hàng thiếu so với hóa đơn.
+ Khi nhập kho: Đối với NVL dùng để sản xuất sản phẩm, dịch vụ chịu thuế theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 152 – Giá trị thực nhập chưa thuế GTGT
Nợ TK 133(1331) – Thuế GTGT được khấu trừ theo hóa đơn
Nợ TK 1381 – Trị giá NVL thiếu chưa thuế
Có TK 111,112,331 – Tổng trị giá thanh toán theo hóa đơn
Sau đó căn cứ vào biên bản hàng thiếu hụt
Nợ TK 152 – Phần hao hụt trong định mức
Nợ TK 111,334,1388 – Phần bắt bồi thường
Nợ TK 632 – Phần chênh lệch giữa giá trị tài sản thiếu trừ (-) phần hao hụt trong định mức (-) phần bắt bồi thường
Có TK 1381 – Trị giá vật liệu thiếu
* Trường hợp hàng thừa so với hóa đơn
+ Đối với NVL dùng để sản xuất sản phẩm, dịch vụ chịu thuế theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 152 – Giá trị thực nhập chưa thuế GTGT
Nợ TK 133(1331) – Thuế GTGT được khấu trừ theo hóa đơn
Có TK 331,111…- Tổng giá thanh toán theo hóa đơn
Có TK 3381 – Trị giá hàng thừa chưa thuế
+ Sau đó tùy từng nguyên nhân xử lý hàng thừa
Nợ TK 3381 – Trị giá hàng thừa được xử lý
Có TK 152 – Giá trị NVL xuất kho trả lại
Có TK 711 – Giá trị thừa không rõ nguyên nhân
+ Nếu doanh nghiệp không nhập số nguyên vật liệu thừa, ghi:
Nợ TK 002 – Giá trị vật liệu thừa
Khi nhập kho hoặc trả lại ghi tương tự như các trường hợp trên, đồng thời, ghi:
Có TK 002 – Giá trị vật liệu thừa
- Tăng do mua trả chậm, trả góp:
Khi mua nguyên vật liệu theo phương thức trả chậm, trả góp, ghi:
Nợ TK 152 – Ghi theo giá mua trả tiền ngay
Nợ TK 133(1331) – Thuế GTGT được khấu trừ
Nợ TK 242 – Phần lãi trả chậm, trả góp
Có TK 111,112 – Số tiền thanh toán lần đầu
Có TK 331 – Phải trả cho người bán (Số tiền còn phải trả)
- Tăng do trao đổi với tài sản khác.
Khi nhận nguyên vật liệu tương tự nhập kho, ghi:
Nợ TK 152 – Giá trị nhận trao đổi
Có TK 152 – Giá trị đưa đi trao đổi
- Tăng do gia công chế biến.
+ Khi xuất NVL gia công chế biến, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 152 – Giá trị thực tế vật liệu xuất kho chế biến
+ Khi mua NVL chuyển thẳng gia công chế biến
Nợ TK 154 – Giá trị vật liệu gia công chế biến
Nợ TK 133(1331) – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,331 – Tổng giá trị thanh toán
+ Các chi phí gia công chế biến phát sinh, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Nợ TK 133(1331) – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,334…- Trường hợp tự gia công ngoài
Có TK 111,112,331…- Trường hợp thuê ngoài gia công
+ Khi công việc gia công chế biến hoàn thành và tiến hành nhập kho, ghi:
Nợ TK 152 – Giá trị NVL nhập kho
Có TK 154 – Giá trị vật liệu đã gia công chế biến
- Tăng do nhận vốn đầu tư từ đơn vị khác
Khi nhận vốn đầu tư từ đơn vị khác bằng NVL, kế toán ghi:
Nợ TK 152 – Giá trị vật liệu nhận vốn góp
Có TK 411 – Giá trị vật liệu nhận vốn góp
- Tăng do nhận lại vốn đầu tư vào đơn vị khác
Nợ TK 152 – Giá trị nhận lại
Nợ TK 635 – Giá gốc > Giá nhận lại
Có TK 221 – Nhận lại vốn từ công ty con
Có TK 222 – Nhận lại vốn từ cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát
Có TK 223 – Nhận lại vốn từ công ty liên kết
Có TK 128 – Nhận lại vốn đầu tư ngắn hạn
Có TK 515 – Giá gốc < Giá nhận lại
- Các trường hợp tăng khác
+ Khi kiểm kê phát hiện thừa nguyên vật liệu, kế toán ghi:
Nợ TK 152 – Giá trị vật liệu kiểm kê thừa
Có TK 338 (3381) – Giá trị vật liệu kiểm kê thừa
+ Khi nhận vật liệu do nhận viện trợ biếu tặng, ghi:
Nợ TK 152 – Giá trị vật liệu nhận biếu tặng
Có TK 711 – Giá trị vật liệu nhận biếu tặng
+ Số vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho:
Nợ TK 152 – Giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho
Có TK 627,641,642,142…Ghi giảm chi phí
+ Khi vay tạm thời, kế toán ghi:
Nợ TK 152 – Giá trị vật liệu vay tạm thời
Có TK 338 – Giá trị vật liệu vay tạm thời
Kế toán giảm nguyên vật liệu
- Xuất nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh
Khi xuất VL sử dụng cho sản xuất kinh doanh, căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi:
Nợ TK 621 – Giá trị NVL dùng chế tạo sản phẩm
Nợ TK 627 – Giá trị NVL dùng cho phân xưởng
Nợ TK 641 – Giá trị NVL phục vụ bán hàng
Nợ TK 642 – Giá trị NVL phục vụ quản lý
Nợ TK 241 – Giá trị NVL dùng cho XDCB hoặc sửa chữa TSCĐ
Có TK 152 – Giá trị NVL xuất kho
Nếu vật liệu trong kỳ dùng không hết nhập lại kho:
Nợ TK 152 – Giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho
Có TK 621,627,641,642…
- Giảm do xuất kho đầu tư vào đơn vị khác
Nợ TK 221,222,223,228,128
Nợ TK 811 – CL giữa giá trị đầu tư < giá trị xuất kho
Có TK 711 – CL giá trị đầu tư > giá trị xuất kho
Có TK 152 – Giá trị xuất kho
- Giảm do xuất gia công chế biến
Khi xuất kho nguyên vật liệu tự gia công chế biến hay thuê ngoài gia công chế biến
Nợ TK 154 – Giá trị xuất gia công chế biến
Có TK 152 – Giá trị xuất gia công chế biến
- Giảm do xuất bán nguyên vật liệu
Phản ánh giá vốn: căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 152 – Giá trị xuất bán
Đồng thời căn cứ vào hóa đơn, kế toán ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 111,112,131…Tổng giá thanh toán
Có TK 511 – Doanh thu vật liệu
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
- Giảm do các nguyên nhân khác
Chiết khấu, giảm giá, trả lại hàng đã mua cho người bán
Nợ TK 111,112,138,331…CKTM, giảm giá, trả lại cả thuế
Có TK 152 – Giá trị CKTM, giảm giá, xuất trả lại
Có TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ
Khi xuất NVL cho vay, cho mượn tạm thời
Nợ TK 138(1388) – Giá trị vật liệu cho vay mượn tạm thời
Có TK 152 – Giá trị vật liệu cho vay mượn tạm thời
Khi kiểm kê thấy phát hiện thiếu NVL
Nợ TK 1381 – Giá trị thiếu chưa rõ nguyên nhân
Có TK 152
1.6.2: Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp “kiểm kê định kỳ”.
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục về tình hình biến động của các loại vật tư, hàng hóa, sản phẩm trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của chúng trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế. Từ đó xác định lượng xuất dùng cho SXKD và các mục đích khác trong kỳ theo công thức:
Giá trị Giá trị Tổng giá trị Giá trịvật liệu = vật liệu + vật liệu + vật liệutrong kỳ tồn đầu kỳ tăng trong kỳ tồn cuối kỳ
1.6.2.1: Tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng:
TK 611: Mua hàng TK 152: Nguyên vật liệu
TK 151: Hàng mua đang đi đường
1.6.2.2: Kết cấu của từng tài khoản:
+ TK 611- Mua hàng: Dùng để phản ánh trị giá nguyên vật liệu, hàng mua trong kỳ.
Kết cấu:
Bên Nợ:
Kết chuyển giá vật tư hàng hóa tồn kho đầu kỳ
Giá thực tế vật tư hàng hóa mua trong kỳ
Bên Có:
Giá thực tế vật tư hàng hóa kiểm kê lúc cuối kỳ
Giá thực tế vật tư hàng hóa xuất trong kỳ
Giá thực tế hàng hóa đã gửi bán nhưng chưa xác định đã tiêu thụ trong kỳ
Hàng mua giảm giá, trả lại
TK 611 không có số dư và được mở 2 TK cấp 2:
TK 6111: Mua nguyên vật liệu
TK 6112: Mua hàng hóa
+ TK 152 – Nguyên liệu vật liệu: dùng để phản ánh số kết chuyển giá trị các loại nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ.
Kết cấu:
Bên Nợ: - Kết chuyển trị giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ
Bên Có: - Kết chuyển trị giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ
Số dư bên Nợ: Phản ánh trị giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ
+ TK 151 – Hàng mua đang đi đường: Dùng để phản ánh số kết chuyển đầu kỳ và cuối kỳ giá trị của từng loại hàng đang đi trên đường.
Kết cấu:
Bên Nợ: - Kết chuyển trị giá thực tế hàng mua đang đi đường cuối kỳ Bên Có: - Kết chuyển trị giá thực tế hàng mua đang đi đường đầu kỳ
Số dư bên Nợ: Giá trị hàng đang đi đường cuối kỳ
Ngoài ra trong quá trình hạch toán còn sử dụng một số tài khoản có liên quan như TK 111, TK 112, TK 133, TK 331,…Các tài khoản này có kết cấu và nội dung giống như phương pháp kê khai thường xuyên.
1.6.2.3: Phương pháp hạch toán
Đầu kỳ, ghi:
Nợ TK 611
Có TK 151, 152
Trong kỳ khi mua NVL, căn cứ vào chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 611 – Giá mua và các chi phí mua chưa thuế
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,331 – Tổng giá thanh toán
Trường hợp DN được hưởng chiết khấu thương mại, được giảm giá hay xuất trả lại cho người bán do kém phẩm chất, sai qui cách, ghi:
Nợ TK 111,112,331
Có TK 611
Có TK 133(1331)
Cuối kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê, kế toán kết chuyển NVL tồn kho cuối kỳ, ghi:
Nợ TK 151,152 – Giá trị tồn cuối kỳ
Có TK 611 – Giá trị vật liệu tồn kho cuối kỳ
Đồng thời tính ra giá trị vật liệu (bằng giá trị tồn đầu kỳ + giá trị nhập trong kỳ - giá trị tồn cuối kỳ). Sau đó hạch toán phân bổ cho các đối tượng sử dụng.
Nợ TK 621 – NVL sử dụng cho sản xuất sản phẩm
Nợ TK 627 – NVL sử dụng cho phân xưởng (phân bổ 1 lần)
Nợ TK 641 – NVL sử dụng cho bán hàng (phân bổ 1 lần)
Nợ TK 642 – NVL sử dụng cho quản lý (phân bổ 1 lần)
Nợ TK 241 – NVL dùng cho XDCB và SC (phân bổ 1 lần)
Nợ TK 142,242 – NVL sử dụng nhiều kỳ và cho thuê
Có TK 611 – Giá trị vật liệu xuất kho
PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH TM & DV ĐẠI HÙNG PHÁT
2.1: Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
2.1.1: Giới thiệu chung về Công ty
Tên Công ty : CÔNG TY TNHH TM & DV ĐẠI HÙNG PHÁT
Tên viết tắt : DAI HUNG PHAT CO., LTD
Văn phòng giao dịch: Lô 24, Khu D, Tổ 33, P. Mỹ An, Q. Ngũ Hành Sơn, Tp. Đà Nẵng
Điện thoại : (0511) 3956.349 - 3956.348
Fax : (0511) 3956.348
Email : daihungphatcompany@yahoo.com
Mã số thuế : 0400611035
Số tài khoản VNĐ : 102010000616384
Tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh Ngũ Hành Sơn
Được thành lập theo Quyết định số 3202004912 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng cấp.
Với tổng số Vốn điều lệ là 5.500.000.000 VNĐ.
2.1.2: Lịch sử hình thành và phát triển
Việt Nam là đất nước có khí hậu nhiệt đới vì vậy có đặc điểm là nóng ẩm, mưa nhiều nhiệt độ trung bình trên dưới 270C. Đây là điều kiện rất thuận lợi để mối, mọt và các loại côn trùng gây hại khác phát triển. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu khoa học thì ở Việt Nam có hơn trăm loài mối, mọt và hàng ngàn các loài côn trùng gây hại. Chúng phát triển và hoạt động quanh năm nhưng phát triển và phá hoại mạnh nhất là vào cuối mùa xuân, mùa hè và đầu mùa thu. Sự hoạt động của chúng đã gây ra những thiệt hại rất lớn về kinh tế, theo ước tính mỗi năm thiệt hại do mối, mọt và các loài côn trùng gây ra trên hàng trăm tỷ đồng. Đối tượng gây hại của mối, mọt, nấm mốc, chuột... là các công trình xây dựng, các hàng hóa nông lâm sản, các di tích văn hóa lịch sử, các kho tàng, các loại cây trồng... còn đối tượng của các loại côn trùng như ruồi, muỗi, kiến, gián... là gây ra các dịch bệnh như tả, thương hàn, viêm nảo Nhật Bản, sốt xuất huyết, sốt rét... ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và vật nuôi.
Đứng trước yêu cầu thực tiển của nền kinh tế quốc dân cùng với sự hội tụ của những người có kinh nghiệm thực tế và kiến thức chuyên ngành về côn trùng Công ty TNHH TM & DV ĐẠI HÙNG PHÁT đã được thành lập dựa trên hai nền tảng đó.
2.1.3: Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Đại Hùng Phát
- Chức năng:
+ Phòng diệt các loại côn trùng gây hại (muỗi, gián, kiến, ruồi, mối...) cho các cơ quan, khách sạn, chung cư, trường học, thư viện, nhà sách, nhà xưởng, kho hàng, bến bãi, nhà dân dụng...
+ Phòng trừ mối từ nền móng cho các công trình xây dựng để đảm bảo an toàn cơ sở vật chất cho quý khách hàng không bị mối tấn công sau khi công trình hoàn thiện và đưa vào hoạt động.
+ Diệt mối tận gốc cho các công trình xây dựng bị mối xâm hại.
+ Khử trùng nông-lâm sản xuất khẩu, container, kho hàng hóa...
- Nhiệm vụ:
Đối với nhà nước:
+ Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.
+ Công ty thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế. Cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.
+ Tuân thủ các chính sách của nhà nước về chế độ tiền lương, tiền thưởng, trả lương cho nhân viên và thực hiện chế độ sổ sách kế toán theo đúng quy định.
Đối với nhân viên:
+ Không ngừng quan tâm đào tạo, bồi dưỡng văn hóa nghiệp vụ cho công nhân viên.
+ Thực hiện đúng các chế độ về giờ làm việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
2.1.4: Tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ bộ máy tổ chức
Phòng kỹ thuật
Phòng hành chính quản trị
Phòng tài chính kế toán
Phòng kinh doanh
Giám đốc
Phó Giám đốc
Ghi chú : Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
- Nhiệm vụ của các bộ phận
+ Giám đốc: Là người có quyền quyết định cao nhất, là chủ đại diện của công ty trước mọi vấn đề. Giám đốc là người đại diện cho quyền lợi của cán bộ công nhân viên trong công ty. Có quyền điều hành mọi hoạt động của công ty theo chính sách và pháp luật.
+ Phó giám đốc: Giúp giám đốc điều hành công việc trong công ty theo sự phân công và ủy quyền của giám đốc.
+ Phòng kỹ thuật: Quản lý, giám sát hoạt động máy móc thiết bị. Đào tạo và nâng cao tay nghề cho công nhân.
+ Phòng kinh doanh: Thực hiện công tác tiếp thị, tìm kiếm khách hàng mới, duy trì khách hàng cũ. Nghiên cứu giá trị trường, xây dựng kế hoạch giá thành sản phẩm.
+ Phòng kế toán: Tổ chức quản lý về mặt giá trị, toàn bộ tài sản của công ty, tổ chức hạch toán kế toán, lập dự toán chi phí, lập kế hoạch tài chính, kế hoạch đầu tư và tính giá thành sản phẩm. Thàm gia phân tíc hoạt động tài chính, báo cáo kịp thời chính xác, kiểm tra thường xuyên hoạt động kế toán của các bộ phận, nhằm theo dõi tình hình kinh doanh và quản lý tiền của công ty.
+ Phòng hành chính quản trị: Là bộ phận chịu trách nhiệm kiểm tra, thi hành pháp chế nhà nước và các quy định của công ty.
Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị của công ty và đề xuất mua sắm, sửa chữa, tu bổ và thanh lý tài sản.
Đề xuất với ban Giám đốc trong việc thực hiện, giải quyết các chế độ với các cán bộ công nhân viên.
Quản lý con dấu của công ty, lưu trữ các thông tư, quyết định.
2.1.5: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
- Sơ đồ bộ máy tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán tổng hợp
Kế toán trưởng
Thủ quỹ
Kế toán NVL
Kế toán tiền lương
Ghi chú : Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Tất cả các chứng từ tài liệu minh chứng cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được tập hợp lưu trữ và xử lý ở văn phòng kế toán của công ty.
+ Kế toán trưởng: Là người đứng đầu phòng kế toán tài vụ, chịu trách nhiệm trước pháp luật và giám đốc về việc chỉ đạo công tác kế toán. Nhiệm vụ chủ yếu của kế toán trưởng là tổ chức bộ máy kế toán nhằm thực hiện một cách đầy đủ các chức năng kế toán phản ánh, kiểm tra tài chính bằng các phương pháp chuyên môn của kế toán. Đồng thời tổ chức huy động tài chính đến khâu sử dụng vốn một cách có hiệu quả.
+ Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm tập hợp tất cả các số liệu do kế toán viên cung cấp để từ đó tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. Phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành.
+ Kế toán tiền lương: Có trách nhiệm hạch toán tiền lương thưởng, BHXH, các khoản khấu trừ và lương. Ngoài ra kế toán tiền lương còn phải theo dõi tình hình tăng, giảm khấu hao TSCĐ.
+ Kế toán NVL: Có nhiệm vụ theo dõi, hạch toán các kho nguyên vật liệu, phương pháp số lượng giá trị vật tư hàng hóa có trong kho mua vào và xuất ra sử dụng tính toán và phân bổ chi phí nguyên vật liệu.
+ Thủ quỹ: Hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc như phiếu thu, chi xuất tiền hoặc nhập quỹ. Cuối ngày đối chiếu với kế toán vốn bằng tiền và công nợ nhằm phát hiện các sai sót và sửa chữa kịp thời. Phải chịu trách nhiệm về trường hợp thừa, thiếu quỹ tiền mặt của công ty.
2.1.6: Tổ chức hình thức kế toán
- Công ty không sử dụng phần mềm kế toán.
- Sổ sách, chứng từ làm theo quyết định số: 15/2006/QĐ - BTC
- Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “Chứng từ ghi sổ” được trình bày như sơ đồ:
Sơ đồ hình thức kế toán
Chứng từ gốc
Sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ quỹ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ cái
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
- Trình tự hạch toán như sau:
- Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm chứng từ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ kế toán chi tiết.
- Cuối tháng, phải khóa sổ, tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh.
- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ Sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.
- Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
2.1.7: Những thuận lợi và khó khăn của công ty
- Thuận lợi
+ Công ty có đội ngũ năng lực trẻ, năng động, sáng tạo.
+Hiểu biết khách hàng và thõa mãn yêu cầu khách hàng trên cơ sở tự tin vào chất lượng sản phẩm, giá cả hợp lý, dịch vụ tốt nhất được khách hàng tín nhiệm.
- Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên thì Công ty còn gặp phải khó khăn như:
+ Lượng nhân viên có tay nghề cao so với công ty khác còn ít.
+ Do xuất hiện nhiều công ty và doanh nghiệp, nên việc cạnh tranh và thu hút khách hàng là một vấn đề hết sức khó khăn mà doanh nghiệp cần phải đối mặt.
2.2:Thực trạng về kế toán NVL tại Công ty
2.2.1: Đặc điểm NVL tại Công ty
Sản phẩm của công ty đa dạng về chủng loại và mặt hàng. Nguyên vật liệu công ty chủ yếu mua ngoài. Nguyên vật liệu chính là các hóa chất nên điều kiện bảo quản phải luôn khô ráo thoáng mát.
Gồm các hóa chất sau: Crackdown 10SC, Aqua Resigen 10.4 EV, Cislin 2.5 EC, Map Sedan 48 EC, Termidor 25 EC, Icon 25 EC, Fendona 10 SC,…
Với đặc điểm trên Công ty phải đưa ra những biện pháp và quản lý chặt chẽ chúng về mặt số lượng, chủng loại, chất lượng, giá trị.
2.2.2: Phân loại NVL tại Công ty
Vật liệu dùng vào sản xuất kinh doanh của công ty là các đối tượng mua ngoài. Để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán cần tiến hành phân loại vật liệu.
Căn cứ vào nội dung kinh tế vật liệu được chia thành các loại sau:
- Vật liệu chính: Đối tượng chủ yếu của Công ty là hóa chất các loại diệt côn trùng, đó là: Crackdown 10SC, Aqua Resigen 10.4 EV, Cislin 2.5 EC, Map Sedan 48 EC, Termidor 25 EC, Icon 25 EC, Fendona 10 SC,….
- Vật liệu phụ: máy móc – thiết bị diệt côn trùng, gồm: máy phun thuốc STIHL, bình xịt GLORIA, máy khử trùng i.z – 120,…
- Nhiên liệu: Là các loại xăng, dầu, nước,…phục vụ cho quá trình vận hành máy móc thiết bị của Công ty mua sắm.
- Phế liệu: vỏ chai hóa chất, máy móc đã bị hư hỏng,…
2.2.3: Tính giá NVL nhập – xuất tại Công ty
Tính giá NVL nhập kho
- Giá thực tế nhập kho của NVL được xác định theo công thức sau:
Trị giá vốn thực tế nhập kho
=
Giá mua ghi trên hóa đơn
+
Các chi phí thu mua
+
Các khoản thuế không hoàn lại
+
Các khoản chiết khấu thương mại giảm giá hàng mua
Ví dụ 1: Ngày 10/8/2011 công ty mua về nhập kho 360 chai Icon 25 EC, giá mua chưa thuế là 48.500 đồng/chai, thuế GTGT 10% chưa thanh toán cho người bán. Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên:
Giá thực tế nhập kho của hóa chất Icon 25 EC là:
360 chai × 48.500đ/chai = 17.460.000 đồng
Định khoản:
Nợ TK 152: 17.460.000
Nợ TK 1331: 1.746.000
Có TK 331: 19.206.000
Tính giá NVL xuất kho
- Giá thực tế xuất kho của NVL được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ tính theo công thức sau:
Đơn giá thực Giá thực tế tồn đầu kỳ + Giá thực tế nhập trong kỳtế bình quân = Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ
Vậy
Giá thực tế xuất kho
=
Số lượng xuất kho
*
Đơn giá thực tế bình quân
Sau đây là trích dẫn một số tài liệu để phản ánh giá trị thực tế xuất kho ở công ty:
Ví dụ 2: Ngày 24/8/2011 xuất kho 550 chai hóa chất Icon 25 EC. Biết rằng số lượng tồn đầu tháng là 240 chai, thành tiền 12.240.000 đồng.
Đơn giá thực tế bình 12.240.000 + 17.460.000
quân gia quyền cuối kỳ = 230 + 360 = 49.500 (đ/chai)
Vậy giá thực tế xuất kho tháng 08 là:
550 chai × 49.500(đ/chai) = 27.225.000 (đồng)
Định khoản:
Nợ TK 621 27.225.000 Có TK 152 27.225.000
2.3: Kế toán tổng hợp và chi tiết NVL
2.3.1: Sơ đồ hạch toán tổng hợp nghiệp vụ kế toán NVL
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Hóa đơn GTGT
Phiếu chi, giấy báo nợ
Thẻ kho
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái TK 152
Bảng tổng hợp NVL
Nhập – Xuất- Tồn
- Sổ kế toán chi tiết NVL
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi Tháng đối chiếu
Ghi cuối tháng
Ví dụ 1: Ngày 16/10/2011 công ty mua về nhập kho 521 chai Cislin 2.5 EC của công ty TNHH Hóa An, giá mua chưa thuế là 55.000 đồng/chai, thuế GTGT 10%. Công ty đã thanh toán tiền hàng bằng tiền mặt. Chi phí vận chuyển hàng về nhập kho trả bằng tiền mặt 500.000 đồng.
Giá thực tế nhập kho của hóa chất Cislin 2.5 EC là:
521 chai × 55.000đ/chai = 28.655.000 đồng
Định khoản:
Nợ TK 152: 28.655.000
Nợ TK 1331: 2.865.500
Có TK 111: 31.520.500
HÓA ĐƠN Mẫu số: 01 GTKT – 3LL
GIÁ TRỊ GIA TĂNG DE/2009B
Liên 2: Giao cho khách hàng 00030890
Ngày 16 tháng 10 năm 2011
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Hóa An
Địa chỉ: 213 Điện Biên Phủ - TP Đà Nẵng
Số tài khoản: 50101000001075 Tại NH Đầu tư & Phát triển Việt Nam – ĐN
Điện thoại: MST: 2869010200
Họ và tên người mua hàng: Dương Hồng Vân
Tên đơn vị: Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Đại Hùng Phát
Địa chỉ: Lô 24, Khu D, Tổ 33, P. Mỹ An, Q. Ngũ Hành Sơn, Tp. Đà Nẵng
Số tài khoản: 102010000616384
Hình thức thanh toán: Tiền mặt MST: 0400611035
STT
Tên sản phẩm, dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3= 1 × 2
1
Hóa chất Cislin 2.5 EC
Chai
521
55.000
28.655.000
Cộng tiền hàng: 28.655.000
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 2.865.500
Tổng cộng tiền thanh toán: 31.520.500
Số tiền viết bằng chữ: (Ba mươi mốt triệu năm trăm hai mươi ngàn năm trăm đồng)
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Công ty TNHH TM & DV Đại Hùng Phát Mẫu số: 02 – TT
Lô 24, Khu D, Tổ 33, P. Mỹ An, Đà Nẵng Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
PHIẾU CHI Nợ TK 152
Ngày 16 tháng 10 năm 2011 Có TK 111
Số: PC 202/1
Họ tên người nhận tiền: Trần Văn Nam
Địa chỉ: Lô 24, Khu D, Tổ 33, P. Mỹ An, Q. Ngũ Hành Sơn, Tp. Đà Nẵng
Lý do chi: Trả tiền vận chuyển hàng
Số tiền: 500.000 (Viết bằng chữ): Năm trăm nghìn đồng y.
Kèm theo: 0 Chứng từ gốc
Ngày 16 tháng 10 năm 2011
Giám đốc KT.Trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Năm trăm nghìn đồng
Công ty TNHH TM & DV Đại Hùng Phát Mẫu số: 01 – VT
Lô 24, Khu D, Tổ 33, P. Mỹ An, Đà Nẵng Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
PHIẾU NHẬP KHO Nợ TK 152
Ngày 16 tháng 10 năm 2011 Có TK 111
Số: 16
Họ và tên người giao: Nguyễn Văn Tuấn
Theo hóa đơn số 00030890, Ngày 16 tháng 10 năm 2011
Nhập kho tại: Kho công ty
STT
Tên nhãn hiệu, quy cách, vật tư
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
(đồng/kg)
Thành tiền
Theo chứng từ
Thực nhập
1
Hóa chất Cislin 2.5 EC
Chai
521
521
55.000
28.655.000
Cộng tiền hàng
×
×
×
×
28.655.000
Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Hai mươi tám triệu sáu trăm năm lăm ngàn đồng y.
Ngày 16 tháng 10 năm 2011
Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho KT.Trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Ví dụ 2: Ngày 18/10/2011 xuất kho 321 chai hóa chất Cislin 2.5 EC. Biết rằng số lượng tồn đầu tháng là 200 chai, thành tiền 10.740.000 đồng.
Đơn giá thực tế bình 10.740.000 + 28.655.000
quân gia quyền cuối kỳ = 200 + 521 = 54.639 (đ/chai)
Vậy giá thực tế xuất kho tháng 10 là:
321 chai × 54.639(đ/chai) = 17.539.119 (đồng)
Định khoản:
Nợ TK 621 17.539.119 Có TK 152 17.539.119
Công ty TNHH TM & DV Đại Hùng Phát Mẫu số: 02 – VT
Lô 24, Khu D, Tổ 33, P. Mỹ An, Đà Nẵng Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
PHIẾU XUẤT KHO Nợ TK 621
Ngày 18 tháng 10 năm 2011 Có TK 152
Số: 11
Họ và tên người giao: Nguyễn Thanh Hùng Địa chỉ:
Lý do xuất kho: Để phun thuốc cho các dự án
Xuất kho tại: Kho công ty
STT
Tên nhãn hiệu, quy cách, vật tư
Mã số
Đ V T
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
Hóa chất Cislin 2.5 EC
Chai
321
321
54.639
17.539.119
Cộng
×
×
×
×
×
17.539.119
Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Mười bảy triệu năm trăm ba mươi chín ngàn một trăm mười chín đồng.
Ngày 18 tháng 10 năm 2011
Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho KT.Trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Công ty TNHH TM & DV Đại Hùng Phát Mẫu số: S12 – DN
Lô 24, Khu D, Tổ 33, P. Mỹ An, Đà Nẵng Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
THẺ KHO
Ngày lập thẻ: 31/10/2011
Số thẻ kho: 20
Tên vật liệu: Hóa chất Cislin 2.5 EC
Đơn vị tính: Chai
STT
Chứng từ
Diễn giải
Số lượng
Ký xác nhận của kế toán
Số
Ngày
Nhập
Xuất
Tồn
Tồn kho đầu tháng 2
200
1
PN16
16/10
Nhập kho
521
721
2
PX11
18/10
Xuất kho
321
400
3
PX12
20/10
Xuất kho
50
350
…
…
…
…
…
…
…
12
PN18
26/10
Nhập kho
620
815
Tồn kho cuối tháng 2
815
(Đã ký)
Ngày 31 tháng 10 năm 2011
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Công ty TNHH TM & DV Đại Hùng Phát Mẫu số: S10 – DN
Lô 24, Khu D, Tổ 33, P. Mỹ An, Đà Nẵng Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
SỔ CHI TIẾT NVL
Tháng 10 năm 2011
Tài khoản: 152 Tên kho: Kho công ty
Tên, quy cách vật tư: Hóa chất Cislin 2.5 EC Đơn vị tính: Chai
Từ ngày 01/10/2011 đến ngày 31/10/2011
STT
Chứng từ
Diễn giải
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
Số
Ngày
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Tồn đầu tháng 2
53.700
×
×
200
10.740.000
1
PN16
16/10
Nhập kho
55.000
521
28.655.000
721
39.395.000
2
PX11
18/10
Xuất kho
54.639
321
17.539.119
400
21.855.881
3
PX12
20/10
Xuất kho
54.639
50
2.731.950
350
19.123.931
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
12
PN18
26/10
Nhập kho
53.124
620
32.936.880
1095
55.225.700
Cộng phát sinh tháng 2
3110
165.203.200
2215
120.717.500
Tồn cuối tháng 2
×
×
1095
55.225.700
Ngày 31 tháng 10 năm 2011
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Công ty TNHH TM & DV Đại Hùng Phát Mẫu số: S11 – DN
Lô 24, Khu D, Tổ 33, P. Mỹ An, Đà Nẵng Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
BÁO CÁO TỔNG HỢP NHẬP – XUẤT – TỒN KHO NGUYÊN VẬT LIỆU
Từ ngày 01/10/2011 đến ngày 31/10/2011
STT
Tên, quy cách phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm hàng hóa
ĐVT
Tồn đầu kỳ
Nhập trong kỳ
Xuất trong kỳ
Tồn cuối kỳ
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
1
Cislin 2.5 EC
Chai
200
10.740.000
3110
165.203.200
2215
120.717.500
1095
55.225.700
2
Crackdown 10 SC
Chai
113
5.763.000
750
38.625.000
600
30.600.000
263
13.788.000
3
Map Sedan 48 EC
Chai
315
15.750.000
535
27.285.000
515
25.750.000
335
17.285.000
4
Termidor 25 EC
Chai
225
9.675.000
100
4.400.000
125
5.275.000
5
Aqua Resigen 10.4 EW
Chai
98
4.459.000
80
3.680.000
18
779.000
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Cộng
35.250.750
416.965.200
288.147.500
164.068.450
Ngày 31 tháng 10 năm 2011
Người lập bảng Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Công ty TNHH TM & DV Đại Hùng Phát Mẫu số: S02 – DN
Lô 24, Khu D, Tổ 33, P. Mỹ An, Đà Nẵng Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 22
Ngày 31 tháng 10 năm 2011
Trích yếu
Số hiệu chứng từ
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Mua hóa chất Cislin 2.5 EC về nhập kho
152
111
28.655.000
Mua hóa chất Icon 25 EC
152
112
45.645.238
Mua hóa chất Termidor 25 EC
152
111
9.675.000
…
…
…
…
416.965.200
Ngày 31 tháng 10 năm 2011
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Công ty TNHH TM & DV Đại Hùng Phát Mẫu số: S02 – DN
Lô 24, Khu D, Tổ 33, P. Mỹ An, Đà Nẵng Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 22
Ngày 31 tháng 10 năm 2011
Trích yếu
Số hiệu chứng từ
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Xuất hóa chất Cislin 2.5 EC để đi phun thuốc các dự án
621
152
17.539.119
Xuất hóa chất Crackdown 10 SC để đi phun thuốc các dự án
621
152
30.600.000
Xuất hóa chất Lenfos 50 EC
621
152
16.201.000
…
…
…
…
288.147.500
Ngày 31 tháng 10 năm 2011
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Công ty TNHH TM & DV Đại Hùng Phát Mẫu số: S02 – DN
Lô 24, Khu D, Tổ 33, P. Mỹ An, Đà Nẵng Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Năm 2011
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Số hiệu
Ngày tháng
NK 21
15/10
0
NK 22
31/10
416.965.200
XK 21
15/10
0
XK 22
31/10
288.147.500
Cộng
705.112.700
Ngày 31 tháng 10 năm 2011
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Công ty TNHH TM & DV Đại Hùng Phát Mẫu số: S02 – DN
Lô 24, Khu D, Tổ 33, P. Mỹ An, Đà Nẵng Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
SỔ CÁI
Năm 2011
Tên tài khoản: Nguyên vật liệu Số hiệu: 152
Ngày, tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ:
35.250.750
Số phát sinh trong tháng
31/10
NK22
16/10
Nhập kho hóa chất Cislin 2.5 EC
111
28.655.000
31/10
NK22
16/10
Nhập kho hóa chất Icon 25 EC
112
45.645.238
31/10
NK22
17/10
Nhập kho hóa chất Termidor 25 EC
111
9.675.000
31/10
NK22
19/10
Nhập kho hóa chất Aqua Resigen 10.4 EW
111
4.459.000
…
…
…
…
…
…
…
31/10
XK22
18/10
Xuất kho hóa chất Cislin 2.5 EC
621
17.539.119
31/10
XK22
20/10
Xuất kho hóa chất Termidor 25 EC
621
4.400.000
31/10
XK22
21/10
Xuất hóa chất Lenfos 50 EC
621
16.201.000
31/10
XK22
22/10
Xuất kho hóa chất Permecide 50 EC
621
21.200.315
…
…
…
…
…
…
…
Cộng phát sinh tháng 2
416.965.200
288.147.500
Số dư cuối kỳ
164.068.450
Ngày 31 tháng 10 năm 2011
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
2.3.2: Sơ đồ hạch toán chi tiết nghiệp vụ kế toán nguyên vật liệu
Phiếu nhập kho
Thẻ kho
Phiếu xuất kho
Sổ chi tiết NVL
Bảng tổng hợp NVL
Nhập – Xuất- Tồn
Sổ cái TK 152
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi tháng đối chiếu
Ghi cuối tháng
* Tính giá NVL nhập kho
Ví dụ 1: Ngày 17/11 xuất quỹ tiền mặt mua hóa chất Map Sedan 48 ES: 334 chai với giá 35.200đ/chai, đã nhập đủ tại kho nguyên vật liệu:
Giá thực tế nhập kho của hóa chất Map Sedan 48 ES là:
334 chai × 35.200đ/chai = 11.756.800 (đồng)
Định khoản:
Nợ TK 152: 11.756.800
Có TK 111: 11.756.800
Công ty TNHH TM & DV Đại Hùng Phát Mẫu số: 01 – VT
Lô 24, Khu D, Tổ 33, P. Mỹ An, Đà Nẵng Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
PHIẾU NHẬP KHO Nợ TK 152
Ngày 17 tháng 11 năm 2011 Có TK 111
Số: 25
Họ và tên người giao: Hoàng Văn Tùng
Theo hóa đơn số 00030890, Ngày 17 tháng 11 năm 2011
Nhập kho tại: Kho công ty
STT
Tên nhãn hiệu, quy cách, vật tư
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
(đồng/kg)
Thành tiền
Theo chứng từ
Thực nhập
1
Map Sedan 48 ES
Chai
334
334
35.200
11.756.800
Cộng tiền hàng
×
×
×
×
11.756.800
Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Mười bốn triệu hai trăm bảy sáu ngàn tám trăm đồng.
Ngày 17 tháng 11 năm 2011
Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho KT.Trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
* Tính giá NVL xuất kho
Ví dụ 2: Ngày 22/11/2011 xuất kho 108 chai hóa chất Map Sedan 48 ES. Biết rằng số lượng tồn đầu tháng là 226 chai, thành tiền 7.299.800 đồng.
Đơn giá thực tế bình 7.299.800 + 11.756.800
quân gia quyền cuối kỳ = 226 + 334 = 34.029 (đ/chai)
Vậy giá thực tế xuất kho tháng 11 là:
108 chai × 34.029(đ/chai) = 3.675.132 (đồng)
Định khoản:
Nợ TK 621 3.675.132 Có TK 152 3.675.132
Công ty TNHH TM & DV Đại Hùng Phát Mẫu số: 02 – VT
Lô 24, Khu D, Tổ 33, P. Mỹ An, Đà Nẵng Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
PHIẾU XUẤT KHO Nợ TK 621
Ngày 22 tháng 11 năm 2011 Có TK 152
Số: 20
Họ và tên người giao: Nguyễn Văn Minh Địa chỉ:
Lý do xuất kho: Để phun thuốc cho các dự án
Xuất kho tại: Kho công ty
STT
Tên nhãn hiệu, quy cách, vật tư
Mã số
Đ V T
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
Map Sedan 48 ES
Chai
108
108
34.029
3.675.132
Cộng
×
×
×
×
×
3.675.132
Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Ba triệu sáu trăm bảy lăm một trăm ba hai đồng.
Ngày 22 tháng 11 năm 2011
Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho KT.Trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Công ty TNHH TM & DV Đại Hùng Phát Mẫu số: S12 – DN
Lô 24, Khu D, Tổ 33, P. Mỹ An, Đà Nẵng Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
THẺ KHO
Ngày lập thẻ: 30/11/2011
Số thẻ kho: 25
Tên vật liệu: Hóa chất Map Sedan 48 ES
Đơn vị tính: Chai
STT
Chứng từ
Diễn giải
Số lượng
Ký xác nhận của kế toán
Số
Ngày
Nhập
Xuất
Tồn
Tồn kho đầu tháng 11
226
1
PN16
17/11
Nhập kho
334
560
2
PX11
22/11
Xuất kho
108
452
3
PX12
26/11
Xuất kho
117
335
…
…
…
…
…
…
…
12
PN18
28/11
Nhập kho
528
630
Tồn kho cuối tháng 2
630
(Đã ký)
Ngày 30 tháng 11 năm 2011
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Công ty TNHH TM & DV Đại Hùng Phát Mẫu số: S10 – DN
Lô 24, Khu D, Tổ 33, P. Mỹ An, Đà Nẵng Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
SỔ CHI TIẾT NVL
Tháng 11 năm 2011
Tài khoản: 152 Tên kho: Kho công ty
Tên, quy cách vật tư: Hóa chất Map Sedan 48 ES Đơn vị tính: Chai
Từ ngày 01/11/2011 đến ngày 30/11/2011
STT
Chứng từ
Diễn giải
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
Số
Ngày
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Tồn đầu tháng 2
32.300
×
×
226
7.299.800
1
PN16
17/11
Nhập kho
35.200
334
11.756.800
560
19.056.600
2
PX11
22/11
Xuất kho
34.029
108
3.675.132
452
15.381.468
3
PX12
26/11
Xuất kho
34.029
117
3.981.393
335
11.400.075
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
12
PN18
28/11
Nhập kho
34.000
528
17.952.000
816
29.514.945
Cộng phát sinh tháng 2
935
32.450.145
345
10.235.000
Tồn cuối tháng 2
×
×
816
29.514.945
Ngày 30 tháng 11 năm 2011
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Công ty TNHH TM & DV Đại Hùng Phát Mẫu số: S11 – DN
Lô 24, Khu D, Tổ 33, P. Mỹ An, Đà Nẵng Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
BÁO CÁO TỔNG HỢP NHẬP – XUẤT – TỒN KHO NGUYÊN VẬT LIỆU
Từ ngày 01/11/2011 đến ngày 30/11/2011
STT
Tên, quy cách phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm hàng hóa
ĐVT
Tồn đầu kỳ
Nhập trong kỳ
Xuất trong kỳ
Tồn cuối kỳ
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
1
Map Sedan 48 ES
Chai
226
7.299.800
935
32.450.145
345
10.235.000
630
29.514.945
2
Aqua Resigen 10.4 EW
Chai
90
3.258.000
512
15.923.200
300
9.300.000
302
9.881.200
3
Crackdown 10 SC
Chai
400
11.600.000
167
5.344.000
233
6.256.000
4
Termidor 25 EC
Chai
410
12.505.000
332
11.620.000
78
885.000
5
Icon 25 EC
Chai
223
9.366.000
105
4.200.000
200
8.800.000
128
4.766.000
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Cộng
29.588.000
120.148.000
90.800.000
58.936.000
Ngày 30 tháng 11 năm 2011
Người lập bảng Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Công ty TNHH TM & DV Đại Hùng Phát Mẫu số: S02 – DN
Lô 24, Khu D, Tổ 33, P. Mỹ An, Đà Nẵng Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 24
Ngày 30 tháng 11 năm 2011
Trích yếu
Số hiệu chứng từ
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Mua hóa chất Map Sedan 48 ES
152
111
11.756.800
Mua hóa chất Cislin 2.5 EC
152
112
32.212.000
Mua hóa chất Crackdown 10 SC
152
111
11.600.000
…
…
…
…
120.148.000
Ngày 30 tháng 11 năm 2011
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Công ty TNHH TM & DV Đại Hùng Phát Mẫu số: S02 – DN
Lô 24, Khu D, Tổ 33, P. Mỹ An, Đà Nẵng Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 24
Ngày 30 tháng 11 năm 2011
Trích yếu
Số hiệu chứng từ
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Xuất hóa chất Map Sedan 48 ES để đi phun thuốc các dự án
621
152
3.675.132
Xuất hóa chất Termidor 25 EC để đi phun thuốc các dự án
621
152
11.620.000
Xuất hóa chất Permecide 50 EC các công trình xây dựng
621
152
26.300.000
…
…
…
…
90.800.000
Ngày 30 tháng 11 năm 2011
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Công ty TNHH TM & DV Đại Hùng Phát Mẫu số: S02 – DN
Lô 24, Khu D, Tổ 33, P. Mỹ An, Đà Nẵng Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Năm 2011
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Số hiệu
Ngày tháng
NK 23
07/11
0
NK 24
31/11
120.148.000
XK 23
07/11
0
XK 24
31/11
90.800.000
Cộng
210.948.000
Ngày 30 tháng 11 năm 2011
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Công ty TNHH TM & DV Đại Hùng Phát Mẫu số: S02 – DN
Lô 24, Khu D, Tổ 33, P. Mỹ An, Đà Nẵng Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
SỔ CÁI
Năm 2011
Tên tài khoản: Nguyên vật liệu Số hiệu: 152
Ngày, tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ:
29.588.000
Số phát sinh trong tháng
31/10
NK24
17/11
Nhập kho hóa chất Map Sedan 48 ES
111
11.756.800
31/10
NK24
18/11
Nhập kho hóa chất Icon 25 EC
112
4.200.000
31/10
NK24
24/11
Nhập kho hóa chất Cislin 2.5 EC
111
32.212.000
31/10
NK24
20/11
Nhập kho hóa chất Aqua Resigen 10.4 EW
111
15.923.200
…
…
…
…
…
…
…
31/10
XK24
22/11
Xuất kho hóa chất Map Sedan 48 ES
621
3.675.132
31/10
XK24
23/11
Xuất kho hóa chất Termidor 25 EC
621
11.620.000
31/10
XK24
26/11
Xuất hóa chất Lenfos 50 EC
621
14.679.868
31/10
XK24
29/11
Xuất kho hóa chất Permecide 50 EC
621
26.300.000
…
…
…
…
…
…
…
Cộng phát sinh tháng 2
120.148.000
90.800.000
Số dư cuối kỳ
58.936.000
Ngày 30 tháng 11 năm 2011
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN “KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU” TẠI CÔNG TY TNHH TM & DV ĐẠI HÙNG PHÁT
3.1: Đánh giá thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH TM & DV Đại Hùng Phát
- Ưu điểm:
Qua 7 năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH TM & DV Đại Hùng Phát đã và đang không ngừng cố gắng và khắc phục những khó khăn để phát triển và khẳng định mình. Và công ty đã đạt được những thành công đáng kể. Điều đó thể hiện những cố gắng hết mình của toàn bộ tập thể công nhân viên trong công ty. Trong đó sự đóng góp của bộ máy kế toán là một phần quan trọng không thể thiếu. Cùng với sự phát triển của công ty, công tác kế toán của phòng kế toán cũng luôn cố gắng và hoàn thiện để càng thích hợp với kinh tế hiện nay. Bộ máy kế toán của công ty thường xuyên cập nhật và được tổ chức tương đối chặt chẽ với cán bộ quản lý nhiệt tình có năng lực công tác, bố trí hợp lý với khả năng của mỗi người.
Tổ chức bộ máy kế toán chặt chẽ, đội ngũ kế toán có kinh nghiệm cao, Công ty áp dụng tổ chức kế toán theo hình thức tập trung là phù hợp. Hình thức này tạo điều kiện kiểm tra chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của kế toán cũng như sự kịp thời của ban lãnh đạo công ty đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty.
Việc áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán vật liệu và phù hợp với tình hình thực tế của công ty, đã đáp ứng được nhu cầu theo dõi thường xuyên tình hình biến động vật tư. Để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, kế toán công ty sử dụng phương pháp ghi thẻ song song để đối chiếu rất thuận tiện, về việc ghi chép và tính toán đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu.
Tình hình sổ kế toán: Hình thức áp dụng tại công ty là chứng từ ghi sổ, vận dụng những ưu điểm của hình thức này, mẫu sổ đơn giản mọi công tác kế toán tại công ty được thực hiện trên máy vi tính nên việc tính toán kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý.
- Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm nói trên thì công tác kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng ở công ty vẫn còn tồn tại những nhược điểm sau:
- Tuy tổ chức kế toán được bố trí gọn nhẹ, hợp lý nhưng việc lưu chuyển chứng từ còn chậm dẫn đến công việc dồn vào cuối kỳ nhiều nên khi hạch toán chưa được chính xác.
- Công tác kế toán: Khâu chứng từ kế toán đã vận dụng đúng mẫu biểu, bảng như phiếu nhập kho, xuất kho. Nhưng không vận dụng đúng phiếu kiểm nghiệm vật tư thể hiện quản lý vật liệu thiếu chặt chẽ về mặt số lượng.
3.2: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH TM & DV Đại Hùng Phát
Qua thời gian tìm hiểu thực tế công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu tại công ty, với những kiến thức đã học và trên cơ sở những kiến thức đã tiếp thu được trong thời gian thực tập, dưới góc độ của một nhân viên thực tập, tôi xin được đưa ra một số ý kiến về công tác quản lý và công tác hạch toán nghiệp vụ nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán nguyên vật liệu tại công ty.
- Công ty có bộ máy quản lý chặt chẽ từ trên xuống dưới, từng bộ phận đảm nhiệm và thực hiện tốt công việc thuộc phần hành của mình. Cán bộ quản lý có chuyên môn nên dễ dàng phát huy hết năng lực. Trong bộ phận kế toán là một bộ phận quan trọng không thể tách rời ra khỏi sự tồn tại của Công ty và là cánh tay đắc lực trong bộ máy quản lý. Việc hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời của phòng kế toán giúp lãnh đạo nắm rõ tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Với việc tổ chức công tác quản lý như hiện nay, thì phòng kế toán là nơi cung cấp thông tin đáng tin cậy về tình hình tài chính của Công ty. Tuy vậy, Công ty cần quan tâm hơn nữa về vật chất và tinh thần của người lao động nhằm kích thích người lao động làm việc tích cực hơn để đem lại hiệu quả của Công ty ngày càng phát triển cao.
- Qua quá trình thực tập tại Công ty, nhìn chung công tác kế toán tại Công ty so với lý thuyết học ở trường thì quá trình tổ chức hạch toán nghiệp vụ NVL nói riêng của Công ty tương đối giống nhau, sử dụng các chứng từ, tài khoản kế toán phù hợp với quy trình của Nhà nước. Mỗi nhân viên đảm nhiệm một phần riêng nên công việc tương đối ổn định và đơn giản. Tuy nhiên, hệ thống sổ sách ở công ty cần lập thêm bản kiểm nghiệm vật tư và sử dụng “biên bản kiểm nghiệm”, vật tư mua về trước khi nhập kho cần phải được kiểm nhận để xác định số lượng và chất lượng. Do đó công ty cần phải lập bản kiểm nghiệm vật tư bao gồm những người chịu trách nhiệm về vật tư của công ty, trong đó người chịu trách nhiệm chính là thủ kho. Cở sở để kiểm nhận là hóa đơn của người cung cấp. Trường hợp chưa có hóa đơn phải căn cứ vào hợp đồng mua bán để kiểm nhận, tuy nhiên theo thực tế của công ty hiện nay là hầu hết tất cả các trường hợp vật tư mua về đều có hóa đơn của bên bán. Do vậy, chỉ cần căn cứ vào hóa đơn đó để kiểm nhận, như vậy sẽ thuận tiện hơn trong quá trình kiểm nhận vật tư nhập kho, nếu phát hiện thừa, thiếu đã ghi trong hợp đồng thì phải lập biên bản, xác định rõ nguyên nhân để tiện cho việc xử lý về sau. Còn nếu vật tư mua về dù số lượng, chất lượng như trong hóa đơn của bên bán đã ghi thì ban kiểm nghiệm cũng phải lập biên bản kiểm nghiệm để xác nhận.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- NVL: Nguyên vật liệu
- SL: Số lượng
- GT: Giá trị
- XDCB: Xây dựng cơ bản
- TSCĐ: Tài sản cố định
- CKTM: Chiết khấu thương mại
- SC: sửa chữa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách “Kế toán tài chính” - Trần Xuân Nam - 2010
- Giáo trình “Lý thuyết kế toán” – ThS. Đồng Thị Vân Hồng
- Sách “Hướng dẫn học và làm kế toán tài chính” – TS. Hà Xuân Thạch và PGS.TS Võ Văn Nhị
Một số website:
- www.tapchiketoan.info
- www.webketoan.com.vn
- www.tailieu.vn
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...
Đà Nẵng, Ngày…….tháng…….năm 2012
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...
Đà Nẵng, Ngày…….tháng…….năm 2012
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- baitaptn_3263.doc