Kế toán tài sản cố định trong các doanh nghiệp khai thác khoáng sản khu vực phía Bắc

Theo Thông tư 200/2014/BTC, đối với các TSCĐ hình thành do mua sắm nhưng phải trải qua quá trình lắp đặt, chạy thử có tạo ra sản phẩm, phế liệu thu hồi sau chạy thử thì nguyên giá theo nguyên tắc giá gốc được xác định như sau: Nguyên giá TSCĐ = Giá mua trên hóa đơn + các khoản thuế phải nộp không được hoàn lại + các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (chi phí vận chuyển bốc xếp ban đầu, chi phí chạy thử.) – các khoản trừ giá trị hàng mua (giảm giá, chiết khấu thương mại) - các khoản thu hồi về sản phẩm tạo ra trong quá trình chạy thử. Tuy nhiên, hiện nay 100% các DN được khảo sát đều ghi nhận chi phí chạy thử và thu nhập từ phế liệu và sản phẩm thử tạo ra vào chi phí và thu nhập khác trong kỳ. Theo tác giả việc loại bỏ khoản chi phí và thu nhập này ra khỏi nguyên giá TSCĐ trong trường hợp TSCĐ hoạt động bình thường, chi phí chạy thử không đáng kể sẽ không ảnh hưởng nhiều tới các thông tin kế toán TSCĐ cung cấp. Tuy nhiên, đối với trường hợp đặc biệt như trong giai đoạn sàng tuyển, khi đưa vào chạy thử một dây chuyền khai thác khoáng sản phải đảm bảo một khối lượng sản phẩm nhất định mới kiểm tra được chất lượng TSCĐ ban đầu. Như vậy, lãi/lỗ sản phẩm hoàn thành từ quá trình khai thác thử sẽ tác động tương đối lớn tới nguyên giá TSCĐ. Vì vậy, tác giả cũng đề xuất cần điều chỉnh nguyên giá của TSCĐ theo phần chệch lệch giữa chi phí lắp đặt chạy thử và thu nhập từ sản phẩm, phế liệu thu hồi từ chạy thử.

pdf193 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán tài sản cố định trong các doanh nghiệp khai thác khoáng sản khu vực phía Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nhược điểm về tính toán phức tạp của các phương pháp khấu hao sẽ được khắc phục. Khi ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán DN nói chung, trong kế toán TSCĐ nói riêng, DN cần chú ý một số nguyên tắc cơ bản như phần mềm kế toán hợp pháp, không vi phạm bản quyền. Phần mềm kế toán sử dụng phải khoa học và hợp lý trên cơ sở luật kế toán và phù hợp với CMKT và các chế độ tài chính của nhà nước. Đồng thời, phần mềm phải phù hợp với đặc điểm của từng DN và dung hòa giữa lợi ích và chi phí. 3.3.2.3. Trình bày và cung cấp thông tin kế toán TSCĐ trên BCTC. - Đối với Bảng cân đối kế toán: Tại thời điểm cuối niên độ kế toán, DN phải dựa vào cơ sở để lập ra các chỉ tiêu về dự phòng và tổn thất TSCĐ trên BCĐKT của DN, đó là các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết và BCĐKT năm trước (để trình bày cột đầu năm). Đây là chỉ tiêu thuộc Tài sản dài hạn bên phần Tài sản của BCĐKT. Hiện nay hệ thống chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán Việt Nam đều chưa có quy định về ghi nhận và trình bày khoản mục này trên các BCTC. Đối với TSCĐ, hiện tại Việt Nam có hai chuẩn mực chi phối là Chuẩn mực kế toán số 03 “TSCĐ hữu hình” và Chuẩn mực kế toán số 04 “TSCĐ vô hình”. Theo hai chuẩn mực này thì tài sản trong DN chỉ được ghi nhận theo nguyên giá và hao mòn lũy kế, còn khoản giảm giá trị tài sản thì cả 174 hai chuẩn mực đều chưa đề cập đến. Do vậy theo tác giả, khi trình bày khoản tổn thất TSCĐ trên BCĐKT, DN sẽ không sử dụng chỉ tiêu riêng để điều chỉnh giảm mà thay vào đó là ghi giảm trừ trực tiếp vào chỉ tiêu đó (ghi Nợ TK Chi phí/Có TK TSCĐ). Với cách ghi giảm trừ trực tiếp như thế này có thể đảm bảo rằng TSCĐ trong DN khai thác khoáng sản khu vực phía Bắc sẽ được ghi nhận không cao hơn giá trị có thể thu hồi của nó, đồng thời cũng giúp cho người đọc báo cáo có thể nắm được giá trị thực sự của tài sản đó. Từ đó BCTC trong DN sẽ được trình bày minh bạch, trung thực và hợp lý hơn. - Đối với Báo cáo kết quả kinh doanh: Một khoản dự phòng và tổn thất tài sản thực chất là việc ghi nhận trước sự tổn thất về tài sản trong tương lai, đồng thời là ghi tăng chi phí kinh doanh trong kỳ. Về nguyên tắc, khi DN ghi nhận một chỉ tiêu dự phòng và tổn thất tài sản trên BCĐKT là đồng thời phải ghi tăng một khoản chi phí trên BCKQKD, từ đó làm ảnh hưởng đến lợi nhuận báo cáo của DN. Từ các chỉ tiêu trên BCTC còn đánh giá được việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, khả năng sinh lời của DN,.. Đối với khoản tổn thất TSCĐ, vào cuối kỳ kế toán lập BCTC, DN sẽ xác định khoản giảm giá trị của TSCĐ bằng cách lấy số chênh lệch của giá trị ghi sổ và giá trị thu hồi tài sản (trường hợp giá trị thu hồi của tài sản nhỏ hơn giá trị ghi sổ). Số chênh lệch này sẽ được hạch toán ghi tăng chi phí quản lý DN trên BCKQKD (ghi Nợ TK 642) đồng thời ghi giảm giá trị trực tiếp vào tài sản đó (ghi Có TK 211). Tuy nhiên nếu xảy ra trường hợp ngược lại thì giá trị ghi sổ của TSCĐ sẽ được ghi tăng lên nhưng tối đa bằng nguyên giá của tài sản trước khi thực hiện ghi nhận chi phí làm giảm giá trị của tài sản đó. Khi đó, giá trị ghi đảo ngược trong trường hợp này được ghi nhận như một khoản thu nhập trên BCKQKD (Nợ TK TSCĐ/Có TK Thu nhập: “Ghi đảo ngược chi phí tổn thất tài sản”). Trường hợp cuối năm tài chính DN đánh giá tổn thất của tài sản đã được ghi nhận trước đây có được giảm xuống thì giá trị thu hồi phải được tính toán lại để hoàn nhập khoản đó. Việc hoàn nhập sẽ được ghi có vào BCKQKD như một khoản thu nhập trừ khi tài sản được phản ánh theo giá trị đánh giá lại. Trong trường hợp đó việc hoàn nhập được xem như việc đánh giá tăng tài sản. - Đối với bản Thuyết minh BCTC: Bản thuyết minh BCTC được dùng để phân tích chi tiết hoặc mô tả cụ thể mang tính tường thuật các thông tin số liệu nhằm làm rõ thêm các chỉ tiêu đã được trình bày trong BCĐKT, BCKQKD cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của CMKT. Đây là bộ phận hợp thành, một báo cáo kế toán bắt buộc không thể tách rời của hệ thống BCTC. Khi DN xét thấy cần thiết phải trình bày các thông tin trung thực, hợp lý hơn trên BCTC thì Bản thuyết minh BCTC cũng có thể trình bày thêm những thông tin liên quan khác. Khi phản ánh khoản tổn thất TSCĐ lên Thuyết minh BCTC, DN phải tuân thủ những nguyên tắc, những yêu cầu trong trình bày thông tin kế toán. Để giúp cho các đối 175 tượng sử dụng thông tin có thể phân tích, đánh giá đúng hơn về tình hình tài chính của DN, theo tác giả Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành nên yêu cầu các DN thuyết minh rõ hơn về tình hình tổn thất của từng TSCĐ. Do vậy, để bản thuyết minh đáp ứng được các yêu cầu của chất lương thông tin của BCTC, theo tác giả các DN cần trình bày thông tin tổn thất TSCĐ trên Thuyết minh BCTC thật chi tiết, cần nêu rõ nguyên nhân và những căn cứ pháp lý của việc xác định giá trị tổn thất. Hơn nữa, DN cũng cần trình bày trên Thuyết minh BCTC cả “các cam kết về việc mua, bán TSCĐ có giá trị lớn trong tương lai” (VAS 21) như kế hoạch đầu tư TSCĐ, kế hoạch thanh lý TSCĐ trong năm tớitheo đúng yêu cầu của VAS 03 và VAS 04. 3.3.3. Hoàn thiện kế toán TSCĐ trên góc độ KTQT. 3.3.3.1. Về thu nhận thông tin kế toán TSCĐ Để đảm bảo chứng từ kế toán sẽ cung cấp thông tin được kịp thời, trung thực và có độ tin cậy cao phục vụ cho KTQT thì ngoài các chứng từ KTTC sử dụng DN phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống chứng từ cần thiết nhu cầu ra quyết định của nhà quản trị các cấp như: thiết lập, mã hoá danh mục chứng từ cho từng bộ phận nội bộ; thiết kế mẫu biểu và phương pháp ghi chép của từng loại chứng từ nội bộ; xác định các chứng từ sử dụng cho từng bộ phận nghiệp vụ và chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong việc lập, kiểm tra và luân chuyển chứng từ nội bộ; quy định thời điểm lập chứng từ, quy trình phân loại chứng từ, tổng hợp và phân tích, cung cấp thông tin giữa các bộ phận trong DN. Lập kế hoạch hóa đầu tư mới TSCĐ trước khi nhà quản trị ra quyết định là hết sức quan trọng nhằm xác định chính xác từng loại TSCĐ dự kiến đầu tư có thực sự cần thiết cho nhiệm vụ phục vụ SXKD của DN. Bên cạnh lập kế hoạch đầu tư TSCĐ, DN cũng cần lên kế hoạch tuyển dụng và đào tạo công nhân vận hành máy móc thiết bị tương ứng với trình độ trang bị TSCĐ trong tương lai cũng như chủ động huy động nguồn tài trợ phục vụ cho hoạt động đầu tư. Có như vậy mới nâng cao được hiệu quả sử dụng TSCĐ, tránh lãng phí vốn đầu tư. Đồng thời, kế hoạch đầu tư cũng là bản tham chiếu cho hiệu quả sử dụng thực hiện ở các kỳ kế toán tiếp theo.Tác giả khuyến nghị yêu cầu bắt buộc đối với các dự án đầu tư TSCĐ mới cần phải lập kế hoạch, trên cơ sở phân tích kế hoạch một các xác thực, có cơ sở tin cậy đối với các yếu tố dự báo trong tương lai từ việc sử dụng TSCĐ, nếu thấy hiệu quả mới đầu tư. Đồng thời, thông qua việc lập kế hoạch sẽ giúp DN lựa chọn hình thức đầu tư TSCĐ hợp lý, tránh hiện tượng tăng TSCĐ chủ yếu do mua sắm như hiện nay. Khi hoàn cảnh khả năng tài chính có giới hạn mà nhu cầu về TSCĐ lại tăng lên cả về số lượng và chất lượng, đa dạng về chủng loại đòi hỏi DN 176 khai khoáng phải phong phú hóa các phương thức đầu tư TSCĐ (mua trả góp, đi thuê, nhận vốn góp...). Có như vậy mới giúp DN vừa đảm bảo đáp ứng được nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính nhưng vẫn tăng tính hiệu quả kinh tế. Tác giả đề xuất mẫu Kế hoạch sử dụng TSCĐ đầu tư mới (Bảng 3.7). Ngoài ra, theo tác giả, các công ty khai thác khoáng sản khu vực phía Bắc cần thiết kế thêm mẫu biểu chứng từ TSCĐ để thuận tiện cho việc ghi nhận, kiểm soát, hỗ trợ cho nhu cầu quản trị trong DN, nâng cao hiệu quả hoạt động của kế toán, hoặc theo dõi chi tiết theo từng đối tượng quản lý ngay trên các chứng từ phục vụ cho KTTC. Bảng 3.7 Kế hoạch sử dụng TSCĐ đầu tư mới BIÊN BẢN XÁC NHẬN KẾ HOẠCH ĐẨU TƯ MỚI TSCĐ Ngày....................tháng..............năm............ Số: Căn cứ theo quyết định số :..ngàythángnăm .. của Ban Giám đốc Công ty. về việc thành lập hội đồng xác nhận kế hoạch sử dụng TSCĐ đầu tư mới. Chúng tôi gồm các thành viên có tên sau đây : - Ông/Bà: , chức vụ: , Trưởng ban - Ông/Bà : , chức vụ: , Uỷ viên. - Ông/Bà : , chức vụ: , Uỷ viên. Tiến hành xem xét và đánh giá kế hoạch sử dụng dự kiến đối với TSCĐ đầu tư mới như sau: Tên TSCĐ dự kiến đầu tư:.............................................................................. Năm bắt đầu đầu tư:............................Năm dự kiến đưa vào sử dụng:.......... Giá trị TSCĐ dự kiến đầu tư:.......................................................................... Bộ Phận sử dụng dự kiến:............................................................................... Thời gian sử dụng dự kiến:.............................................................................. Năm Kế hoạch công suất sử dụng qua các năm Diễn giải 1 .... N Đánh giá kế hoạch:........................................................................................... Đồng ý. Lý do:................................................................................................. Không đồng ý. Lý do: ..................................................................................... Yêu cầu điều chỉnh. Lý do:............................................................................. Xác nhận của các thành viên (ký và ghi rõ họ tên) Nguồn: Tác giả đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu 3.3.3.2. Về xử lý thông tin kế toán quản trị TSCĐ 177 Thứ nhất, để đảm bảo quá trình SXKD của DN được liên tục, nâng cao năng suất lao động, tạo ra lợi thế lớn về chi phí cho DN trong cạnh tranh đòi hỏi nâng cao hiệu quả đầu tư TSCĐ là hết sức quan trọng. Vì vậy, DN cần tăng cường công tác quản lý, sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng, đổi mới nâng cao công nghệ máy móc. Hiện nay, các TSCĐ doanh nghiệp đang kiểm soát đều có tuổi thọ sử dụng trung bình dài trong khi tiến trình cách mạng công nghệ 4.0 và hội nhập công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ kéo theo nhiều sự thay đổi lớn về công nghệ. Do đó, mức độ hao mòn vô hình của TSCĐ dự báo sẽ ở mức độ cao, nguy cơ vốn đầu tư không được bảo toàn rất lớn. Nhằm tránh tổn thất do TSCĐ bị mất mát, hư hỏng trước thời gian sử dụng hữu ích ước tính DN cần tiến hành phân cấp quản lý TSCĐ chặt chẽ. Trong từng cấp quản lý DN cũng cần phải quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận và cá nhân; ban hành nội quy, quy chế bảo quản và sử dụng TSCĐ; nâng cao tinh thần trách nhiệm cho nhân viên trong quá trình kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn cho tài sản giúp chúng luôn được duy trì với công suất hoạt động cao nhất. Để làm tốt được điều này, bên cạnh việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ tại các DN thực tế hiện nay đã được trình bày ở phần thực trạng khảo sát ở chương 2, tác giả đề xuất DN nên đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền để tính toán giá trị hiện tại thuần (NPV) của TSCĐ. Hiện nay, đã có một số DN đã thực hiện đánh giá dự án đầu tư TSCĐ theo NPV nhưng lại do bộ phận tài chính thực hiện không phải do kế toán. Tuy nhiên, để thực hiện kế toán suy giảm giá trị TSCĐ trong tương lai theo hướng tiệm cận với CMKT quốc tế, kế toán quản trị nhất thiết phải sử dụng chỉ tiêu NPV. Bảng tính giá trị hiện tại thuần của TSCĐ đầu tư được tác giả đề xuất theo mẫu trong Bảng 3.8 như sau: Bảng 3.8 Bảng tính giá trị hiện tại thuần của TSCĐ đầu tư Tên TSCĐ dự kiến đầu tư:.............................................................................. Năm bắt đầu đầu tư:............................Năm dự kiến đưa vào sử dụng:.......... Giá trị TSCĐ dự kiến đầu tư:.......................................................................... Bộ Phận sử dụng dự kiến:............................................................................... Thời gian sử dụng dự kiến:.............................................................................. Năm Giá trị hiện tại thuần của dòng tiền năm t (DTTt)) Hệ số chiết khấu năm t (H = 1/(1+r)t Giá trị hiện tại của dòng tiền năm t (NPV t = DTTt*Ht 1 2 ... N Cộng NPV của TSCĐ Nguồn: Tác giả đề xuất từ kết quả nghiên cứu 178 Thứ hai, trong khi DN lại đang cần huy động vốn lớn để tiến hành hoạt động SXKD thì việc hiện hữu các TSCĐ không có nhu cầu sử dụng sẽ gây vốn bị ứ đọng vốn, làm lãng phí nguồn lực của DN. Do vậy, kế toán quản trị cần tìm hiểu nguyên nhân TSCĐ không được xử dụng để kịp thời ra các quyết định xử lý phù hợp, kịp thời (điều phối TSCĐ nhàn rỗi sang các cho nơi khác đang có nhu cầu sử dụng; mang đi góp vốn hoặc nhanh chóng tiến hành nhượng bán, thanh lý thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra...). Tùy theo nhu cầu và khả năng tài chính từng thời điểm để tạo điều kiện mua sắm mới những TSCĐ cần thay thế hay sửa chữa nâng cao năng lực sản xuất của TSCĐ hiện có. Định kỳ DN cần tiến hành kiểm kê TSCĐ. Do TSCĐ tại các DN khai thác khoáng sản khu vực phía Bắc có số lượng lớn, tính chất luân chuyển thường xuyên nên việc kiểm kê TSCĐ sẽ rất khó khăn, tiêu tốn nhiều nhân lực và thời gian. Vì vậy, Tại bộ phận sử dụng, để quản lý tốt TSCĐ tránh bị mất mát và thuận tiện trong quá trình theo dõi, kiểm kê TSCĐ, DN nên đánh số hiệu TSCĐ. Đánh số hiệu TSCĐ là một công việc quan trọng nhằm tạo sự thống nhất và thuận lợi trong việc theo dõi, quản lý và sử dụng TSCĐ. Đánh số hiệu TSCĐ là quy định cho mỗi đối tượng ghi TSCĐ một số hiệu riêng theo những nguyên tắc nhất định để sử dụng thống nhất trên phạm vi toàn DN. Số hiệu TSCĐ có thể là một hoặc nhiều nhóm bao gồm chữ và số được xác định theo những tiêu thức khác nhau, vừa thể hiện tính nhận biết riêng biệt của từng loại TSCĐ, đồng thời thể hiện mối liên hệ giữa các loại, nhóm tài sản phục vụ yêu cầu quản lý và kế toán. Chẳng hạn, tác giả đề xuất cách đánh số hiệu TSCĐ tại các DN khai thác khoáng sản khu vực phía Bắc có thể dùng chữ cái để thể hiện nhóm TSCĐ được phân loại phù hợp với quy định của CMKT Việt Nam (VAS 03, VAS 04), chế độ kế toán doanh nghiệp (Thông tư số 200/2014/TT-BTC và Thông tư số 45/2013/TT-BTC). + A2111: Nhà cửa, vật kiến trúc. + B2112: Máy móc, thiết bị. + C2113: Phương tiện vận tải, vật truyền dẫn. + D2114: Thiết bị, dụng cụ quản lý. + E2118: TSCĐ hữu hình khác. Thứ ba, Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư, hiệu quả sử dụng TSCĐ Trên cơ sở đặc điểm hoạt động và tổ chức quản lý cũng như yêu cầu quản trị nội bộ DN, cuối niên độ kế toán DN nên tiến hành đánh giá lợi ích kinh tế do TSCĐ tạo ra trong kỳ cho DN trên cơ sở đó có biện pháp sử dụng triệt để vể thời gian và công suất hoạt động của TSCĐ. Chẳng hạn, DN có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số doanh thu trên TSCĐ của DN để lập báo cáo đánh giá lợi ích kinh tế do TSCĐ 179 tạo ra trong kỳ. Bảng 3.9 Báo cáo đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ năm 2018 của một số DN khai thác khoáng sản khu vực phía Bắc. (Đơn vị tính: triệu đồng) TT Tên DN Doanh thu thuần (tỷ đồng) Nguyên giá TSCĐ bình quân (tỷ đồng) Sức sinh lời TSCĐ 1 Công ty cổ phần than Hà Lầm 2.404 4.504.905 0,01 2 Công ty cổ phần than Núi Béo 1.216.124 1.921.828 0,63 3 Công ty cổ phần khoáng sản Bắc Kạn 56.711 135.571 0,42 4 Công ty cổ phần xi măng và khoáng sản Yên Bái 467.330 516.964 0,90 5 Công ty cổ phần tập đoàn khoáng sản Á Cường 126.242 317.562 0,40 6 Công ty cổ phần KS và luyện kim Cao Bằng 92.298 266.359 0,35 7 Công ty CP TM và khai thác KS Dương Hiếu 902.374 53.320 16,92 8 Công ty CP khai thác và chế biến KS Hải Dương 125.321 61.954 2,02 9 Công ty CP KS và vật liệu xây dựng Hưng Long 19.529 50.034 0,39 10 Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam 3.181.007 2.108.728 1,51 Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên BCTC 2018 Thông qua việc tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ các nhà quản trị có thể thấy được sự cải thiện của hiệu quả sử dụng TSCĐ tại các DN khai thác khoáng sản khu vực phía Bắc qua các năm. Chỉ tiêu sức sinh lời của TSCĐ có xu hướng tăng chứng tỏ hiệu tình hình sử dụng tài sản có hiệu quả hơn và ngược lại. Các chỉ số này có xu hướng tăng càng cao chứng tỏ cho thấy việc đầu tư vào TSCĐ của DN như hiện nay là quyết định đúng đắn của nhà quản trị DN. Đây cũng là căn cứ để nhà quản trị ra quyết định có tiếp tục đầu tư vào loại tài sản đó hay không hay đầu tư vào tài sản khác? Chính vì ý nghĩa quan trọng của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ nên các DN khi thác khoáng sản khu vực phía Bắc nên xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình trang bị và hiệu quả sử dụng TSCĐ 180 được áp dụng cho toàn DN bao gồm các chỉ tiêu cụ thể như: Tỷ trọng TSCĐ trên tổng tài sản, hệ số đổi mới TSCĐ, tỷ suất tự tài trợ TSCĐ, sức sản xuất của TSCĐ, sức sinh lời của TSCĐ, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản... 3.3.3.3. Về trình bày và cung cấp thông tin KTQT tài sản cố định Hệ thống báo cáo quản trị được lập với vai trò cung cấp thông tin để nhà quản trị hoạch định các mục tiêu, xây dựng chương trình, kế hoạch, dự toán và kiểm soát quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, mặc dù số lượng báo cáo quản trị, nội dung thông tin cần báo cáo và mẫu biểu báo cáo là khác nhau ở các doanh nghiệp khác nhau, hay ở cùng một doanh nghiệp nhưng ở các thời kỳ khác nhau, thì báo cáo quản trị vẫn phải thực hiện hai chức năng cơ bản là định hướng và đánh giá tình hình thực hiện. Đây cũng là hai chức năng mà tác giả sử dụng làm căn cứ để đề xuất hệ thống báo cáo quản trị về TSCĐ trong các DN khai thác khoáng sản khu vực phía Bắc. Do qui mô SXKD của các DN luôn biến động kéo theo quy mô TSCĐ cũng bị biến động theo thời gian. Để theo dõi sự biến động của TSCĐ trong kỳ, DN nên mở bảng cân đối TSCĐ. Bảng này theo dõi số lượng TSCĐ hiện có tại các thời điểm đầu kỳ, cuối kỳ và sự biến động trong kỳ (tăng, giảm) chi tiết theo từng loại TSCĐ hoặc toàn bộ TSCĐ. Tuỳ theo nhu cầu của quản lý mà bảng cân đối TSCĐ có thể được mở theo hướng tổng hợp hoặc chi tiết theo 2 loại giá khác nhau: giá ban đầu của TSCĐ (nguyên giá), giá trị còn lại sau ghi nhận ban đầu. Tác giả đề xuất mẫu báo cáo kế toán quản trị TSCĐ trên Bảng 3.10. Bảng 3.10 Mẫu bảng cân đối TSCĐ BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Năm ..... Đơn vị tính: Loại TSCĐ Số dư đầu kỳ Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ Số dư cuối kỳ Tổng số Trong đó Tổng số Trong đó Mới Tăng khác Cũ, hỏng Giảm khác .... Nguồn: Tác giả đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu 181 3.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp 3.4.1. Về phía các cơ quan quản lý nhà nước 3.4.1.1. Bộ Tài chính Hiện nay, mặc dù Việt Nam đã tham gia vào nhiều tổ chức thương mại quốc tế với nhiều hiệp ước đa phuong và song phương. Tuy nhiên là một quốc gia đang phát triển nên hệ thống chính sách tài chính chưa thật đồng bộ và còn nhiều sự khác biệt so với các nước trong khối ASEAN cũng như các nước có nền kinh tế phát triển. Sự khác biệt thể hiện ở cơ chế, chính sách, hệ thống luật pháp cũng như thực tiễn hoạt động kinh tế. Việc tham gia các tổ chức ASEAN, APEC, WTO, AEC, TPP... cùng với xu thế mở cửa và hội nhập đòi hỏi phải điều chỉnh đồng bộ các chính sách, phải hoạch định được các chế độ kinh tế, tài chính, kế toán phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế cũng như các qui tắc của khu vực và thế giới. Có như vậy, mới chủ động mở rộng quan hệ kinh tế, thâm nhập vào các thị trường thế giới và khu vực, thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển. Hoàn thiện kế toán TSCĐ tại các DN khai thác khoáng sản khu vực phía Bắc phải được tiến hành đồng thời với quá trình cải cách hệ thống kế toán Việt Nam và đòi hỏi phải có chiến lược đồng bộ mà nền tảng của nó là hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý trong đó phải kể đến các CMKT Việt Nam liên quan. Trong thời gian tới, Bộ Tài chính cần tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống kế toán, các quy định liên quan đến kế toán nói chung và tổ chức kế toán TSCĐ trong các DN khai khoáng nói riêng. Trên cơ sở rà soát lại các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác kế toán, tài chính của DN để đảm bảo tính thống nhất giữa các văn bản, Bộ Tài chính cũng cần phải tiếp tục ban hành các CMKT cơ bản, bổ sung thêm các nội dung còn thiếu, sửa đổi lại các nội dung chưa phù hợp với thực tế, sửa đổi và bổ sung các nội dung chưa thống nhất giữa các chuẩn mực có liên quan đến nhau trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm kế toán của các nước nhất là những nước trong khu vực có quá trình phát triển kinh tế có nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Liên quan tới kế toán TSCĐ trong các DN khai thác khoáng sản, theo tác giả Bộ Tài Chính cần sửa đổi, bổ sung một số vấn đề sau: Thứ nhất, điều chỉnh CMKT chung (VAS 01) theo hướng đưa giá trị hợp lý là cơ sở tính giá trong kế toán, song hành với cơ sở giá gốc, làm cơ sở để đo lường giá trị của các TSCĐ khi phát sinh tổn thất. Nội dung liên quan tới giá trị hợp lý được đề cập trong VAS 01 bao gồm: Định nghĩa giá trị hợp lý, giải thích các cấp độ áp dụng, phương pháp xác định giá trị hợp lý, quy định sự cân đối giữa các đặc tính chất lượng và các tiêu chuẩn đánh 182 giá, phạm vi và nội dung thông tin cần công bố trong thuyết minh về giá trị hợp lý. Tất cả những hướng dẫn về giá trị hợp lý trong VAS 01 sẽ là cơ sở để xây dựng các CMKT tiếp theo có liên quan tới giá trị hợp lý như xây dựng CMKT về giá trị hợp lý, CMKT về tổn thất tài sản. Trong đó, nội dung kế toán tổn thất tài sản (giảm giá trị tài sản) sẽ là những vấn đề mới phải được đề cập trong các chuẩn mực có liên quan. Thứ hai, điều chỉnh định nghĩa về TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình trong chuẩn mực kế toán 03 – TSCĐ hữu hình và chuẩn mực kế toán 04 – TSCĐ vô hình. Theo hai chuẩn mực này, “TSCĐ là các tài sản xác định được giá trị do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ”. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều tài sản như nhà cửa, cơ sở hạ tầng mặc dù thỏa mãn đầy đủ các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ nhưng DN lại nắm giữ trong khi không hoặc chưa sử dụng trực tiếp cho hoạt động SXKD thì DN đem cho thuê để kiếm thêm lợi nhuận. Các tài sản này được xếp vào nhóm BĐS đầu tư và chịu sự chi phối của CMKT Việt Nam số 05 – BĐS đầu tư (VAS 05). Ngược lại, một số tài sản DN đang nắm giữ để sử dụng cho hoạt động SXKD phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ nhưng hình thành từ nguồn thuê tài chính được xếp vào nhóm TSCĐ thuê tài chính và công tác kế toán đối tượng này phải tuân thủ CMKT Việt Nam số 06 – Thuê tài sản (VAS 06). Như vậy, nếu định nghĩa về TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình không rõ ràng, sẽ gây ra sự nhầm lẫn trong nhận diện TSCĐ thuộc sở hữu với TSCĐ thuê tài chính, TSCĐ với BĐS đầu tư. Từ đó, sẽ làm sai lệch các thông tin trên Báo cáo kế toán. Với mong muốn đưa ra định nghĩa chính xác nhằm xác định phạm vi điều chỉnh của VAS 03 và VAS 04, tác giả đề xuất định nghĩa mới cho TSCĐ trong các DN như sau: Tài sản cố định hữu hình: Là tài sản có hình thái vật chất, do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh chính phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ. Tài sản cố định vô hình: Là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị, do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh chính phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ. Thứ 3, cần làm rõ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ trong VAS 03, VAS 04 và thông tư 45/2013/TT-BTC quy định về chế độ quản lý, sử dụng và khấu hao TSCĐ Khi đề cập tới tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ, VAS 03 và VAS 04 đều đưa ra 4 tiêu chuẩn phải thỏa mãn đồng thời đó là: “Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong 183 tương lai do tài sản đó mang lại; Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy; Thời gian sử dụng ước tính từ 1 năm trở lên; Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành”. Thông tư 45/2013/TT -BTC đã cụ thể hóa hai tiêu chuẩn cuối là thời gian sử dụng ước tính từ 1 năm trở lên và giá trị được xác định một cách đáng tin cậy từ 30 trở lên. Tuy nhiên, hiện nay hai tiêu chuẩn ghi nhận đầu vẫn chưa có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể. Trong mục 17 của VAS 03 và VAS 04 có giải thích tiêu chuẩn thứ nhất là “doanh nghiệp phải xác định được mức độ chắc chắn khả năng thu được lợi ích kinh tế trong tương lai bằng việc sử dụng các giả định hợp lý và có cơ sở về các điều kiện kinh tế tồn tại trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó”. Rõ ràng việc xác định lợi ích thu được chắc chắn trong điều kiện giả định là không bao giờ hợp lý nếu không có tiêu thức rõ ràng. Do đó, thực tế khảo sát ở chương 2 đã chỉ rõ, do không rõ ràng về tiêu thức này nên quyền khai thác khoáng sản có DN ghi nhận vào TSCĐ vô hình, có DN lại ghi nhận thẳng vào chi phí kinh doanh của kỳ kế toán. Hơn nữa việc quy định nguyên giá phải được xác định một cách đáng tin cậy nhưng chuẩn mực cũng chưa quy định cụ thể dựa vào đâu để đánh giá là tin cậy nên mỗi DN lại xây dựng cho mình độ tin cậy khác nhau. Chẳng hạn với TSCĐ phải đi vay vốn để mua về, có DN lại ghi nhận lãi vay vào nguyên giá, có DN lại đưa lãi vay vào chi phí. Chính vì điều này, làm nguyên giá của TSCĐ được xác định còn bị phụ thuộc vào quan điểm của kế toán, không có tiêu chuẩn chung để xác định. Xuất phát từ thực tế này, tác giả đề xuất Bộ tài chính cần nhanh chóng có văn bản hướng dẫn VAS 03 và VAS 04 cho các DN trong việc nhận diện và ghi nhận giá trị ban đầu của TSCĐ. Thứ tư, hoàn thiện chỉ tiêu giá trị phải tính khấu hao theo TT45/2013/TT- BTC về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ Trong VAS 03 và VAS 04 quy định “khấu hao là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó”, “giá trị phải khấu hao là nguyên giá của TSCĐ hữu hình ghi trên báo cáo tài chính, trừ (-) giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó; thời gian sử dụng hữu ích là thời gian mà TSCĐ hữu hình phát huy được tác dụng cho sản xuất, kinh doanh”. Theo TT 45/2013/TT-BTC thì “ khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định hoặc giá trị phải tính khấu hao của TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định”; “thời gian trích khấu hao TSCĐ là thời gian cần thiết mà doanh nghiệp thực hiện việc trích khấu hao TSCĐ để thu hồi vốn đầu tư TSCĐ.” Như vậy, TT 45/2013/TT –BTC đã bỏ qua giá trị thanh lý ước tính để làm cho phương pháp tính khấu hao trở lên đơn 184 giản. Tuy nhiên, việc không sử dụng giá trị thanh lý ước tính sẽ làm cho giá trị tài sản trên sổ sách bằng không khi TSCĐ hết thời gian khấu hao. Như vậy, kế toán sẽ không quản lý được TSCĐ này mặc dù nó vẫn tồn tại và có thể vẫn đang sử dụng cho mục đích kinh doanh. Hơn nữa, đối với TSCĐ hữu hình dù có cũ và lạc hậu, hư hỏng đến mức nào thì vẫn còn một lượng giá trị nhất định có thể nhượng bán hoặc thanh lý thu hồi dưới dạng phế liệu. Thực tế, nhiều TSCĐ như nhà cửa, ô tô... khi thanh lý vẫn bán được số tiền rất lớn. Vì thế, theo tác giả cần bổ sung văn bản hướng dẫn sửa đổi TT 45/2013/TT-BTC, đưa giá trị thanh lý ước tính vào tính khấu hao để chi phí khấu hao được ghi nhận đúng thực tế, đồng thời tăng cường trách nhiệm quản lý của DN đối với TSCĐ. Thứ năm, bổ sung quy định về việc đánh giá lại TSCĐ sau ghi nhận ban đầu. Theo VAS 03 và VAS 04 thì “sau khi ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng, TSCĐ được xác định theo nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại.” Đối chiếu với nội dung của CMKT quốc tế tương đương là IAS 16 có thể thấy chuẩn mực kế toán Việt Nam đang lựa chọn và vận dụng phương pháp giá gốc và bỏ qua phương pháp đánh giá lại TSCĐ. Tuy nhiên, VAS 03 lại có đoạn “Trường hợp TSCĐ hữu hình được đánh giá lại theo quy định của Nhà nước thì nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại phải được điều chỉnh theo kết quả đánh giá lại. Chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ hữu hình được xử lý và kế toán theo quy định của Nhà nước”. Điều này là không logic bởi CMKT phải là cơ sở, là căn cứ để nhà nước ban hành các quy định hướng dẫn chứ không thể để tình trạng chuẩn mực kế toán lại bị điều chỉnh ngược lại bởi các quy định của nhà nước. Hơn nữa, thực tế khảo sát tại các công ty khai thác khoáng sản khu vực phía Bắc vẫn đang sử dụng nhiều TSCĐ đã khấu hao hết, những TSCĐ này theo quy định về quản lý TSCĐ sẽ không tính khấu hao tiếp nữa và giá trị còn lại trên sổ sách bằng không. Điều này đã làm cho năng lực tài chính và năng lực sản xuất của DN trên báo cáo và trên thực tế có nhiều khác biệt. Vì vậy, tác giả luận án đề xuất bổ sung thêm trong VAS 03 các nội dung liên quan đến phương pháp đánh giá lại đối với TSCĐ. Theo phương pháp này, giá trị hợp lý của TSCĐ có thể là giá trị được xác định bởi một chuyên gia định giá hoặc giá của tài sản tương tự được thị trường hoạt động niêm yết. Chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị còn lại của TSCĐ được đánh giá lại sẽ quyết định tần suất của hoạt động đánh giá lại . DN cần tiến hành thêm một lần đánh giá lại nữa nếu giá trị còn lại của TSCĐ được đánh giá khác biệt lớn với giá trị hợp lý của tài sản đó. 185 Thứ sáu, nghiên cứu và ban hành CMKT về tổn thất tài sản và phương pháp xác định các ước tính kế toán liên quan tới việc đo lường giá trị và kế toán tổn thất của TSCĐ. Theo tác giả, CMKT suy giảm giá trị của Việt Nam cần dựa trên nền tảng của IAS 36 có điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. CMKT suy giảm giá trị tài sản được ban hành với mục đích quy định các thủ tục mà một DN áp dụng để đảm bảo tài sản được ghi nhận không vượt quá giá trị có thể thu hồi. Khi giá trị có thể thu hồi thấp hơn giá trị ghi sổ của tài sản thì DN phải ghi nhận lỗ do suy giảm giá trị và đồng thời hoàn nhập nếu có dấu hiệu phục hồi giá trị (giá trị có thể thu hồi cao hơn giá trị ghi sổ). Chuẩn mực cần làm rõ phạm vi áp dụng để tránh trùng lặp với những quy định được đề cập trong các chuẩn mực khác. Các thuật ngữ được sử dụng trong chuẩn mực khi giải thích cần phải thống nhất với các thuật ngữ được giải thích trong các chuẩn mực khác như giá trị ghi sổ, giá trị hợp lý, giá trị sử dụng, khấu hao, thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ. Những thuật ngữ mới, phức tạp cần giải thích rõ, có minh họa cụ thể bằng ví dụ rõ ràng gắn với điều kiện thực tế Việt Nam như “đơn vị tạo tiền”, “suy giảm giá trị”,... Có những ví dụ để phân biệt rõ giữa TSCĐ sử dụng lâu dài với tài sản dài hạn nhưng nắm giữ để bán và chấm dứt hoạt động. Do những những đặc thù hiện tại của kinh tế thị trường Việt Nam, dữ liệu, thông tin thị trường còn nhiều hạn chế nên vấn đề xác định giá trị thu hồi cần được làm rõ trong chuẩn mực (như giá cả TSCĐ tương đương, cơ sở ước tính dòng tiền trong tương lai, tỷ lệ chiết khấu,...) cần có phụ lục hướng dẫn cách xác định giá trị có thể thu hồi cụ thể. Đối với việc ghi nhận mức suy giảm giá trị TSCĐ, theo quan điểm của tác giả cần thiết phải quy định rõ trường hợp trường hợp cụ thể nào được phép ghi đảo bút toán ghi nhận suy giảm giá trị tài sản đã ghi nhận ở kỳ kế toán trước bởi việc ghi đảo có thể làm gia tăng động cơ điều khiển thu nhập của các nhà quản lý khi quyết định ghi giảm giá trị TSCĐ. Các thông tin được trình bày và công bố trên BCTC liên quan đến suy giảm giá trị TSCĐ cũng cần phải được quy định chi tiết, rõ ràng trong từng trường hợp cụ thể đặc biệt là đối với trường hợp xác định giá trị hợp lý trừ chi phí bán phải sử dụng đến cấp độ 2, cấp độ 3 để xác định cũng như đo lường theo giá trị sử dụng. Thứ bảy, Xây dựng và ban hành CMKT về “Thăm dò và đánh giá tài nguyên, khoáng sản”. Cho đến hiện tại Việt Nam chưa có một CMKT riêng biệt nào được ban hành để hướng dẫn cách thức ghi nhận các hoạt động liên quan đến thăm dò và 186 đánh giá tài nguyên khoáng sản. Các hoạt động này không thuộc phạm vi điều chỉnh của VAS 03, VAS 04. Do đó, các DN phải đưa ra chính sách kế toán riêng của mình cho hoạt động thăm dò và đánh giá tài nguyên, khoáng sản phù hợp với hướng dẫn quy định của CMKT số 29 - “Thay đổi các chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”. Chi phí thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản là chi phí quan trọng đối với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng nói chung và các DN khai thác than thuộc TKV nói riêng. Hơn nữa, số lượng các đơn vị phát sinh chi phí thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản cần trình bày BCTC theo chuẩn mực BCTC quốc tế ngày càng tăng. Do đó, việc ban hành chuẩn mực về “Thăm dò và đánh giá tài nguyên, khoáng sản” dựa trên chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS 06 là cần thiết. Việc nghiên cứu và ban hành các CMKT là quan trọng nhưng quan trọng hơn là áp dụng chúng vào thực tiễn. Thực tiễn cho thấy trong không ít các DN, cán bộ kế toán còn rất xa lại đối với CMKT. Vì vậy, khi việc ban hành các CMKT, Bộ Tài chính cần nhanh chóng ban hành các thông tư hướng dẫn đi kèm cùng các văn bản pháp lý khác như Luật kế toán, Luật DN... Ngoài ra, để đảm bảo cho việc vận dụng các văn bản này tại DN được hiệu quả đòi hỏi Bộ Tài chính cần thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá và thống kê kết quả của công tác triển khai tại các DN để kịp thời điều chỉnh khi cần thiết. Trong quá trình soạn thảo những chuẩn mực mới, sửa đổi bổ sung chuẩn mực đã ban hành cần tiếp thu thêm ý kiến của các chuyên gia kế toán giảng dạy trong các trường, viện nghiên cứu cũng như đang làm việc thực tế tại các tổ chức, các DN. Cần nghiên cứu sâu hơn nữa các CMKT quốc tế và tích cực tham khảo kinh nghiệm xây dựng CMKT của các nước tiên tiến khi tiến hành soạn thảo các CMKT và các thông tư hướng dẫn để đảm bảo tính hữu ích, phù hợp với nền kinh tế của Việt Nam. Đặc biệt đối với các thông tư hướng dẫn cần tránh tình trạng đưa ra những quy định mang tính chung chung, trừu tượng, không cụ thể gây khó khăn cho các DN trong quá trình áp dụng. Nghiên cứu ban hành các CMKT mới để hoàn thiện khung pháp lý về kế toán của Việt Nam, đặc biệt là các chuẩn mực kế toán về tổn thất tài sản, CMKT về giá trị hợp lý. Tiếp tục cụ thể hóa các quy định của CMKT thành các quy định cụ thể của chế độ kế toán, hướng dẫn cụ thể phương pháp xác định các ước tính kế toán, phục vụ cho việc áp dụng kế toán khấu hao TSCĐ và tổn thất TSCĐ. Đây là nội dung mới và phức tạp nhất. 3.4.1.2. Cơ quan thuế các cấp 187 - Phối hợp với các hiệp hội, các tổ chức nghề nghiệp kế toán – kiểm toán thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các kế toán trưởng của các DN cũng như cán bộ thuế. - Yêu cầu cán bộ, nhân viên thuế phải nghiên cứu kỹ thông tư hướng dẫn trong các CMKT, thường xuyên cập nhật những thay đổi của văn bản mới ban hành, tránh tình trạng định hướng không thống nhất cho DN gây lên những bất đồng giữa cơ quan thuế và DN. 3.4.1.3. Hội nghề nghiệp Kế toán – Kiểm toán Với tư cách là tổ chức nghề nghiệp của các tổ chức và cá nhân làm nghề kế toán và kiểm toán ở Việt Nam, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA), Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) cần phải có những biện pháp cụ thể sau để phát triển ngành nghề: - Cần động viên, khuyến khích đội ngũ kế toán tại các DN khai thác khoáng sản tham gia Hội Kế toán. - Cần tạo điều kiện cho những người làm kế toán tham gia sinh hoạt Hội. - Tích cực tham mưu, góp ý cho Bộ Tài chính trong quá trình soạn thảo các CMKT và các các thông tư hướng dẫn. - Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các DN thực hiện đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành. - Tăng cường quan hệ trao đổi thông tin, kinh nghiệm và hợp tác với các tổ chức nghề nghiệp trong khu vực và quốc tế. 3.4.2. Về phía các doanh nghiệp khai thác khoáng sản khu vực phía Bắc Các DN khai khoáng là nơi trực tiếp vận dụng và thực hiện kế toán TSCĐ. Do vậy để hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ trong các DN này thì bản thân các DN khai thác khoáng sản khu vực phía Bắc cần phải thực hiện những công việc sau: Thứ nhất, Các DN khai khoáng sản khu vực phía Bắc cần chú trọng đến yếu tố đào tạo nhân viên, nâng cao trình độ cho nhân viên kế toán, tạo điều kiện cho họ tham gia vào các lớp tập huấn về chế độ kế toán mới, trao đổi kinh nghiệm trong công việc với các đồng nghiệp, với các chuyên gia, người tư vấn trong lĩnh vực kế toán nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho kế toán, giúp họ hiểu đúng tinh thần của chuẩn mực, chế độ kế toán. Tạo điều kiện về trang thiết bị, các điều kiện vật chất khác để giúp kế toán nâng cao khả năng thu nhận, xử lý, kiểm soát và cung cấp thông tin. Đồng thời, cần phân công lao động hợp lý, bố trí nhân viên vào các công việc phù hợp. Có như vậy công tác kế toán nói chung, kế toán TSCĐ nói riêng mới đạt được hiệu quả. 188 Thứ hai, Cần thực hiện kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của DN theo quy định của Luật kế toán, nên từ bỏ thói quen tổ chức kế toán theo kiểu đối phó với cơ quan thuế. Cần nâng cao nhận thức về mối quan hệ giữa chuẩn mực, chế độ kế toán với chính sách tài chính và chính sách thuế, qua đó chủ động lựa chọn những phương pháp xác định phương pháp tính khấu hao, thời gian tính khấu hao, phương pháp xác định mức độ tổn thất TSCĐ... phù hợp với đặc điểm và điều kiện thực tế của từng DN. Thứ ba, Các cán bộ quản lý của các bộ phận như bộ phận kỹ thuật, hành chính và kế toán trong các DN khai khoáng phía Bắc cần nhận diện đầy đủ các hoạt động liên quan tới TSCĐ có thể phát sinh tại đơn vị mình. Cán bộ quản lý là đội ngũ quan trọng, quyết định hướng đi cho DN. Họ đứng ra quản lý, điều hành hoạt động SXKD của DN. Nhận thức được điều này, DN cần nâng cao trình độ quản lý nghiệp vụ cho cán bộ. Đồng thời, cần đặt ra yêu cầu cán bộ quản lý phải thường xuyên cập nhật thông tin về công nghệ mới, hiện đại mà DN chưa có điều kiện để đầu tư để có thể tham mưu cho ban giám đốc khi DN tiến hành đổi mới TSCĐ. Thứ tư, Hoàn thiện cơ chế tổ chức quản lý sản xuất, xây dựng mô hình tổ chức công tác kế toán đáp ứng được yêu cầu quản lý và phù hợp với đặc điểm SXKD của đơn vị mình.Về tổ chức bộ máy kế toán, hiện nay trên thế giới đang phổ biến hai mô hình tổ chức nhân sự kế toán mà DN có thể lựa chọn, đó là mô hình tổ chức độc lập và mô hình kết hợp kế toán tài chính với kế toán quản trị. Mô hình kế toán kết hợp là mô hình mà KTTC và KTQT được thống nhất tổ chức thành một bộ máy trong đó kế toán trưởng sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm chung về công tác kế toán trong DN. Các kế toán bộ phận có chức năng thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin kế toán trên cả hai mức độ tổng hợp và chi tiết...Đồng thời lập dự toán tổng hợp và chi tiết theo nhu cầu của các cấp quản lý. KTTC sử dụng các TKKT tổng hợp trong khi KTQT sẽ sử dụng các TKKT chi tiết, thiết lập sổ kế toán chi tiết cho phù hợp, lập các báo cáo kế toán nội bộ theo yêu cầu thông tin của nhà quản trị. Ngoài các phương pháp chung của kế toán, KTQT còn sử dụng thêm các phương pháp riêng có như phương pháp thống kê, phương pháp cực đại – cực tiểu, phương pháp đồ thị...để hệ thống hóa và xử lý thông tin. Việc ghi chép, phản ánh, xử lý và truyền đạt thông tin được tính đến cả mục đích của KTTC và KTQT nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin kế toán cho cả đối tượng bên trong và bên ngoài DN. Theo mô hình kế toán tách rời, hệ thống KTQT được tổ chức thành bộ máy riêng (phòng kế toán quản trị hay bộ phận kế toán quản trị) sử dụng hệ thống TKKT, sổ kế toán và báo cáo kế toán nội bộ tách rời với KTTC. Trong khi, 189 KTTC phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc, quy định của Nhà nước để tiến hành thu thập, xử lý thông tin, lập BCTC cung cấp cho các đối tượng bên ngoài DN thì KTQT được coi là công việc riêng của DN, các DN tự xây dựng hệ thống hoá thông tin một cách chi tiết nhằm cung cấp thông tin theo yêu cầu quản lý và tổ chức hệ thống sổ sách, báo cáo phục vụ cho mục tiêu quản trị DN. Qua nghiên cứu và khảo sát điều kiện thực tế các DN khai thác khoáng sản khu vực phía Bắc hiện nay, tác giả đề xuất các DN này nên sắp xếp nhân sự kế toán TSCĐ kết hợp KTQT và KTTC trong cùng một hệ thống kế toán là phù hợp. Tuy nhiên, sự phân công công việc cho từng bộ phận, từng nhân viên kế toán có thể khác nhau. Kế toán trưởng cần căn cứ vào trình độ, năng lực và kinh nghiệm nghề nghiệp của từng nhân viên kế toán cũng như yêu cầu quản lý trong từng khoảng thời gian cụ thể mà phân công công việc KTTC, KTQT cho từng nhân viên kế toán. Đồng thời, kế toán trưởng cần hướng dẫn cụ thể và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác kế toán trong quy trình lập BCTC. Trên cơ sở đó, đảm bảo công việc kế toán được trôi chảy và cung cấp kịp thời thông tin đáng tin cậy theo yêu cầu quản trị DN trong cơ chế thị trường. Phân công lao động kế toán theo mô hình hỗn hợp trong hệ thống kế toán của các DN khai thác khoáng sản được thể hiện trên sơ đồ 3.4 như sau: Sơ đồ 3.4. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán kết hợp cho DN khai thác khoáng sản Nguồn: Tác giả luận án thiết kế 190 Với mô hình phân công lao động kế toán TSCĐ kết hợp sẽ giúp DN tiết kiệm được chi phí trong hạch toán kế toán. Đồng thời mô hình này cũng phù hợp hơn với trình độ cán bộ kế toán tại các đơn vị, đồng thời đảm bảo thuận lợi cho việc quản lý, kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước. Mỗi phần hành kế toán nên phân công nhiệm vụ rõ ràng để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc của nhân viên kế toán, đồng thời tránh sự chồng chéo trong việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho nhà quản trị DN. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Từ những nghiên cứu lý luận về kế toán TSCĐ trong các DN khai thác khoáng sản, khảo sát, phân tích thực trạng kế toán TSCĐ tại các doanh nghiệp khai thác khoáng sản khu vực phía Bắc. Tác giả đã nhận thấy một số tồn tại nhất định trong kế toán TSCĐ trong các DN này. Trên cơ sở những hạn chế và tồn tại trong hệ thống pháp luật thực định về khung lý thuyết kế toán cũng như thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại các DN khai thác khoáng sản khu vực phía Bắc, tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị hoàn thiện kế toán TSCĐ trên cả phương diện nhận diện TSCĐ, kế toán tài chính và kế toán quản trị. Về nhận diện TSCĐ, luận án đề xuất ghi nhận chi phí thăm dò và định giá tài nguyên khoáng sản, quyền khai thác khoáng sản là TSCĐ vô hình; chi phí hoàn nguyên được vốn hóa vào TSCĐ hữu hình; tài sản không sử dụng hết công suất đang cho thuê ngoài là TSCĐ hữu hình tại các DN khai thác khoáng sản khu vực phía Bắc. Về phương diện KTTC, luận án đề xuất sửa đổi nội dung trên các chứng từ thu nhận thông tin TSCĐ, bổ sung các chứng từ kiểm kê TSCĐ có dấu hiệu tổn thất, hoàn chỉnh quy trình luân chuyển chứng từ. Ở khâu xử lý thông tin kế toán TSCĐ trên góc độ KTTC, luận án đề xuất các giải pháp đo lường giá trị ban đầu TSCĐ (nguyên giá), đo lường giá trị khấu hao TSCĐ (phương pháp khấu hao, thời gian khấu hao), ghi nhận các thông tin TSCĐ cho các TSCĐ đặc thù của ngành khai thác khoáng sản (quyền khai thác, chi phí hoàn nguyên), sửa đổi bổ sung hệ thống TKKT và sổ kế toán cho phù hợp điều kiện ứng dụng CNTT. Luận án cũng đề xuất các giải pháp trình bày và cung cấp thông tin kế toán TSCĐ trên các BCTC. Về phương diện KTTQ, luận án cũng đề xuất các giải pháp thu nhận, xử lý, cung cấp các thông tin nhằm đáp ứng 191 các chức năng ra quyết định, sử dụng và đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ tại DN. Để có thể thực hiện được các giải pháp nêu trên, tác giả cũng đưa ra một số điều kiện thực hiện về phía Nhà nước (Bộ tài chính, cơ quan thuế, hiệp hội nghề nghiệp kế toán – kiểm toán), các DN có hoạt động khai thác khoáng sản khu vực phía Bắc. 192 KẾT LUẬN Trong xu thế hội nhập, tiến tới sự hội tụ của kế toán quốc gia và quốc tế, Việt Nam đang dần hoàn thiện hệ thống pháp lý về kế toán trong đó có hệ thống CMKT. Quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi các công cụ quản lý phải đổi mới để phù hợp. Trong hệ thống các công cụ quản lý, kế toán là một bộ phận quan trọng. Quá trình giao lưu và hội nhập kinh tế đã đưa kế toán trở thành một thứ “ngôn ngữ kinh doanh” không thể thiếu, là cơ sở của các quyết định kinh doanh, nhất là các quyết định về TSCĐ. Để các quyết định của DN về TSCĐ ít gặp sai lầm, đòi hỏi nguồn thông tin tài chính mà họ sử dụng phải thống nhất, hợp thức và có độ tin cậy cao. Điều đó chỉ có thể đạt được trong điều kiện quốc gia xây dựng hệ thống kế toán phải dựa vào hệ thống CMKT chung được thừa nhận trên phạm vi toàn cầu (IAS/IFRS). Tài sản cố định là một bộ phận rất quan trọng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá trị tài sản của DN. Chính vì thế, thông tin về TSCĐ mang tính trọng yếu đối với người sử dụng thông tin. Tuy nhiên, thực tế hiện nay do các DN khai thác khoáng sản khu vực phía Bắc nói riêng và các DN khai thác khoáng sản ở Việt Nam nói chung chưa trình bày thông tin kế toán suy giảm giá trị của TSCĐ trên BCTC. Hơn nữa, hiện nay các DN này đều ghi nhận TSCĐ theo cơ sở giá gốc thuần túy nên không phản ánh được giá trị thực của TSCĐ tại thời điểm lập BCTC, do đó thông tin về TSCĐ trên BCTC là chưa hoàn toàn phù hợp. Nghiên cứu hoàn thiện kế toán TSCĐ tại các DN khai thác khoáng sản khu vực phía Bắc là vấn đề cần thiết hiện nay, khi mà hành lang pháp lý về kế toán TSCĐ còn hạn chế, đặc biệt là đối với loại hình DN đặc thù như DN khai thác khoáng sản ở Việt Nam. Với mục tiêu như vậy, luận án đã tập trung vào giải quyết được một số vấn đề sau: - Thứ nhất, nghiên cứu kế toán TSCĐ trên cả 2 góc độ KTTC và KTQT theo quy trình hệ thống thông tin kế toán tại các DN Việt Nam nói chung và tại các DN khai thác khoáng sản phía Bắc nói riêng. - Thứ hai, từ sự phân tích về vận dụng IAS/IFRS trong đo lường, ghi nhận và trình bày thông tin kế toán TSCĐ của một số quốc gia (Trung Quốc, Pháp) có điểm tương đồng với kế toán Việt Nam luận án đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm quý báu để hoàn thiện kế toán TSCĐ tại các DN Việt Nam nói chung và tại các DN khai thác khoáng sản khu vực phía Bắc nói riêng trên cả hai góc độ KTTC và KTQT. Đồng thời cũng làm rõ kế toán các TSCĐ đặc thù trong DN khai khoáng: quyền khai thác, chi phí thăm dò khoáng sản là TSCĐ vô hình; ghi nhận 193 chi phí hoàn nguyên môi trường là chi phí trực tiếp cấu thành nên nguyên giá của TSCĐ hữu hình. - Thứ ba, thông qua nghiên cứu, khảo sát thực trạng kế toán TSCĐ tại các DN khai thác khoáng sản khu vực phía Bắc theo cả hai góc độ KTTC và KTQT, luận án đã đánh giá một cách khách quan về những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong kế toán TSCĐ tại các DN này. - Thứ tư, các giải pháp hoàn thiện kế toán TSCĐ tại các DN khai thác khoáng sản khu vực phía Bắc được đề cập trong luận án chủ yếu xoay quanh ba nhóm giải pháp nhận diện TSCĐ và kế toán trên hai theo góc độ KTTC và KTQT. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, luận án vẫn còn một số tồn tại nhất định do hạn chế về thời gian, kinh phí dành cho nghiên cứu, cách thức thu thập, xử lý số liệu sơ cấp Một số giải pháp đề xuấ chưa có tính ứng dụng ngay ở thời điểm hiện tại do vậy chưa thể gắn với con số cụ thể của các DN khai thác như đo lường và xử lý thông tin giá trị tổn thất TSCĐ. Những vấn đề này sẽ được tác giả tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện trong các đề tài nghiên cứu khoa học của mình trong thời gian tới. Vì vậy, tác giả xin trân trọng được tiếp thu các ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, quý thầy, cô để luận án được hoàn thiện. Tác giả xin trân trọng cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfke_toan_tai_san_co_dinh_trong_cac_doanh_nghiep_khai_thac_kho.pdf
Luận văn liên quan