Cách tính lương cho người lao động của công ty rất hợp lý và tương đối chính
xác, được dựa vào năng lực, khả năng chuyên môn của mỗi cá nhân, thời gian làm
việc và ngày công làm việc của từng cá nhân và từng bộ phận trong công ty.
Công ty có chế độ lương, thưởng phù hợp, công bằng, đúng theo quy định
chung của Nhà nước và khả năng làm việc của từng cá nhân, điều này có tác động khá
tốt trong việc thúc đẩy khả năng sáng tạo cũng như sự cống hiến hết mình, tận tuỵ, tận
tâm vì công việc của mỗi cá nhân khi tham gia làm việc tại công ty.
Việc theo dõi và thanh toán đầy đủ BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ giúp cho
người lao động thực sự tin tưởng vào sự quan tâm của công ty đến với quyền lợi của
bản thân người lao động.
Việc thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên 2 lần/tháng đã đảm bảo giải
quyết nhu cầu sinh hoạt cho công nhân viên, giúp cho công nhân viên có thể linh hoạt
trong việc chi tiêu trong cuộc sống.
56 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2955 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
)
2.1.2.2 Bảo hiểm y tế (BHYT)
Bảo hiểm y tế (BHYT): Là khoản tiền hàng tháng người lao động và người sử
dụng lao động phải đóng cho quỹ BHYT để được đài thọ cho người lao động khi ốm
đau như: tiền viện phí, tiền khám chữa bệnh, tiền thuốc…
Quỹ BHYT do cơ quan BHYT quản lý vì vậy sau khi trích doanh nghiệp phải
nộp toàn bộ hoặc 1 phần số đã trích cho cơ quan BHYT và quỹ này được chi tiêu khi
người tham gia BHYT bị ốm đau, bệnh tật…
Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định dựa vào tổng
số tiền lương thực tế phải trả cho công nhân viên trong tháng. Tỷ lệ trích lập BHYT
hiện nay là 4.5% trên tổng số tiền lương cấp bậc phải trả hàng tháng, trong đó 3%
được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, 1.5% còn lại tính vào
lương của người lao động.
2.1.2.3 Kinh phí công đoàn (KPCĐ)
Kinh phí công đoàn (KPCĐ): Là khoản tiền để duy trì hoạt động các tổ chức
công đoàn đơn vị và công đoàn cấp trên. Các tổ chức này hoạt động nhằm bảo vệ
quyền lợi và nâng cao đời sống của người lao động.
Kinh phí công đoàn cũng được phân cấp quản lý và chi tiêu theo chế độ Nhà
nước quy định. Một phần KPCĐ nộp cho công đoàn cấp trên và một phần để chi tiêu
cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp.
Theo chế độ hiện hành tỷ lệ trích kinh phí công đoàn là 2% trên tổng số tiền
lương thu nhập phải trả hàng tháng, trong đó 1% được tính vào vào chi phí sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, 1% còn lại tính vào lương của người lao động.
2.1.2.4 Trợ cấp thất nghiệp (TCTN)
Trợ cấp thất nghiệp (TCTN): Là khoản tiền được sử dụng để trợ cấp cho người
lao động khi nghỉ việc.
Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền
công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi bị mất việc làm
Trường Đại học Hoa Sen KT0911
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 18
hoặc chấm dứt lao động theo quy định của luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm
việc theo quy định của pháp luật.
Trợ cấp thất nghiệp được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ 2% trên tổng số
tiền lương cấp bậc phải trả hàng tháng và được tính hết vào chi phí sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Nội dung
Tỷ lệ trích theo
lương (%)
Trong đó
Doanh nghiệp chịu Người lao động chịu
2011 2012 2011 2012 2011 2012
BHXH 22 24 16 17 6 7
BHYT 4,5 4,5 3 3 1,5 1,5
KPCĐ 2 2 2 1 0 1
Trợ cấp TN 2 2 1 2 1 0
Tổng 30,5 32,5 22 23 8,5 9,5
Bảng 1: Bảng thống kê tỉ lệ các khoản trích theo lương
2.1.3 Quỹ tiền lương
2.1.3.1 Khái niệm
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương trả cho số công nhân
viên của doanh nghiệp do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và chi trả lương.
2.1.3.2 Nội dung
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp bao gồm:
Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế như tiền
lương theo thời gian, tiền lương theo sản phẩm, tiền lương khoán...
Các khoản phụ cấp thường xuyên như phụ cấp học nghề, phụ cấp dạy nghề,
phụ cấp thâm niên, phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ...
Tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian điều động đi công tác, đi
học, ngừng sản xuất vì các nguyên nhân khách quan...
Tiền thưởng trong lương.
Trường Đại học Hoa Sen KT0911
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 19
2.1.3.3 Phân loại
Về phương diện kế toán, quỹ tiền lương của doanh nghiệp được chia thành hai
loại là tiền lương chính và tiền lương phụ.
Tiền lương chính: là khoản tiền lương trả cho người lao động tính theo khối
lượng công việc hoặc tính theo thời gian họ có mặt làm việc thực tế gồm tiền lương
cấp bậc và các khoản phụ cấp.
Tiền lương phụ là khoản tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ
không có mặt làm việc thực tế nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ như nghỉ
phép, nghỉ tết...
Xét về mặt hạch toán kế toán, tiền lương chính của công nhân sản xuất thường
được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất của từng loại sản phẩm, tiền lương phụ
của công nhân sản xuất được hạch toán và phân bổ gián tiếp vào chi phí sản xuất các
loại sản xuất có liên quan theo tiêu thức phân bổ.
Xét về mặt phân tích hoạt động kinh tế, tiền lương chính thường liên quan trực
tiếp đến sản lượng sản xuất và năng suất lao động là những khoản chi phí theo chế độ
quy định.
2.2 Các hình thức tiền lương
2.2.1 Tiền lương tính theo sản phẩm
2.2.1.1 Khái niệm
Tiền lương tính theo sản phẩm là tiền lương trả cho người lao động dựa vào kết
quả lao động đúng với chất lượng đã quy định sẵn và khối lượng công việc đã được
hoàn thành. Đây là hình thức trả lương được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp
sản xuất chế tạo sản phẩm. Ưu điểm của hình thức trả lương này là gắn thu nhập của
người lao động với kết quả họ làm ra, do đó có tác dụng khuyến khích người lao động
tăng năng suất lao động.
Công thức:
2.2.1.2 Các hình thức tiền lương theo sản phẩm
Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp: Hình thức này được áp dụng đối với những
công nhân trực tiếp sản xuất, công việc của họ có tính chất độc lập, có thể định mức,
kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể, riêng biệt.
Tiền lương theo = Số lượng sản phẩm x Đơn giá sản phẩm
sản phẩm hoàn thành
Trường Đại học Hoa Sen KT0911
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 20
Theo hình thức trả lương này, tiền lương phải trả cho người lao động được tính
trực tiếp theo số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá sản
phẩm đã được quy định.
Công thức:
Trong đó: Li là tiền lương thực tế cùa công nhân i lãnh trong tháng
Qi là sản lượng sản phẩm sản xuất trong tháng của công nhân i
Đg là đơn giá sản phẩm
Đs là định mức sản lượng
k là tổng các khoản phụ cấp ngoài lương
Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp: Hình thức này được áp dụng để trả lương
cho công nhân phụ, làm những công việc phục vụ cho công nhân chính như sửa chữa
trong các phân xưởng, bảo dưỡng máy móc...Tính theo phần trăm mức lương chính.
Công thức:
Trong đó: Đs là định mức sản lượng
k là tổng các khoản phụ cấp ngoài lương
N là số công nhân phục vụ
Li = Qi x Đg
Đg =
Mức lương tháng x (100 + k)
Đs x 100 x 26
Đs =
Tổng thời gian làm việc
Thời gian tạo ra một sản phẩm
Lương theo sản Sản lượng thực tế Đơn giá sản
phẩm gián tiếp = do công nhân chính x lượng gián tiếp
trực tiếp sản xuất
Đơn giá sản lượng gián tiếp =
Mức lương tháng x (100+k)
N x Đs x 26 x 100
Trường Đại học Hoa Sen KT0911
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 21
Trả lương theo sản phẩm lũy tiến: Đây là hình thức trả lương theo sản phẩm kết
hợp với hình thức tiền thưởng khi nhân viên có số lượng sản phẩm thực hiện trên mức
quy định.
Cách tính này thường được áp dụng trong những giai đoạn mà doanh nghiệp
cần tăng năng suất để kịp hoàn thanh tiến độ hay kịp giao hàng theo hợp đồng đã được
ký kết. Thông thường công bố biểu thưởng lũy tiến cho công nhân biết trước.
Hình thức này áp dụng các đơn giá khác nhau:
Đối với những sản phẩm thuộc định mức: Áp dụng đơn giá sản phẩm
được xây dựng ban đầu.
Đối với những sản phẩm vượt định mức: Áp dụng đơn giá cao hơn giá
ban đầu.
2.2.2 Tiền lương theo thời gian
2.2.2.1 Khái niệm
Tiền lương theo thời gian là tiền lương phải trả cho người lao động theo thời
gian làm việc thực tế , theo cấp bấc và thang lương của người lao động. Tiền lương
tính theo thời gian có thể thực hiện theo tháng, ngày hoặc giờ. Hình thức này thường
được áp dụng đối với những công việc tự động hóa cao và đòi hỏi chất lượng cao.
Ưu điểm của hình thức này là đơn giản và dễ tính toán.
Nhược điểm chính là chưa chú ý đến chất lượng lao động, đồng thời chưa gắn
với kết quả lao động cuối cùng do đó không có khả năng kích thích người lao động
tăng năng suất lao động.
2.2.2.2 Các hình thức tiền lương theo thời gian
Tiền lương tháng: là tiền trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động.
Công thức:
Mức lương cơ bản của doanh nghiệp phải lớn hơn hoặc bằng mức lương
tối thiểu của nhà nước.
Hệ số lương phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, tay nghề lao động, số
năm kinh nghiệm, bằng cấp của người lao động và chính sách lao động của
doanh nghiệp
Lương Mức lương cơ bản x (Hệ số lương + Tổng hệ số
tháng = các khoản phụ cấp)
Trường Đại học Hoa Sen KT0911
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 22
Các khoản phụ cấp theo chính sách phân bổ lao động của nhà nước,
doanh nghiệp (phụ cấp trách nhiệm, độc hại, làm thêm giờ…)
Tiền lương tuần: là tiền lương được trả cho một tuần làm việc
Công thức:
Tiền lương ngày: là tiền lương được trả cho một ngày làm việc
Công thức:
Tiền lương giờ: là tiền lương được trả cho một giờ làm việc
Công thức:
2.2.3 Tiền lương khoán
Tiền lương khoán là khoản tiền lương tính cho một khối lượng và chất lượng
công việc được giao cho cá nhân hoặc tập thể được xác định trong một thời gian nhất
định.
Khi thực hiện lương khoán cần chú ý kiểm tra tiến độ và chất lượng công việc
khi hoàn thành để đảm bảo chất lượng và hiệu quả lao động.
2.3 Tiền thưởng, phúc lợi và phụ cấp
2.3.1 Tiền thưởng
Tiền thưởng là khoản tiền doanh nghiệp trích từ lợi nhuận còn lại sau khi đã
hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước để thưởng cho người lao động làm việc tại doanh
nghiệp từ một năm trở lên. Tiền thưởng là một loại kích thích vật chất có tác dụng tích
cực đối với người lao động trong việc phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn.
Các hình thức tiền thưởng:
Thưởng theo năng suất, chất lượng: Áp dụng khi người lao động thực hiện tốt
hơn mức độ trung bình về số lượng , chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ.
Thưởng đảm bảo ngày công: Áp dụng khi người lao động làm việc với số ngày
công vượt mức quy định của doanh nghiệp.
Lương tuần =
Mức lương tháng x 12 tháng
52 tuần
Lương ngày =
Mức lương tháng
26 ngày
Lương giờ =
Mức lương ngày
8 giờ
Trường Đại học Hoa Sen KT0911
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 23
Thưởng tiết kiệm: Áp dụng khi người lao động sử dụng tiết kiệm các loại vật
tư, nguyên liệu, có tác dụng giảm giá thành sản phẩm hoặc dịch vụ mà vẫn đảm bảo
chất lượng theo yêu cầu.
Thưởng sáng kiến: Áp dụng khi người lao động có các sáng kiến, cải tiến kỹ
thuật, tìm ra các phương pháp mới có tác dụng làm nâng cao năng suất lao động, giảm
giá thành hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh chung của doanh nghiệp: Áp dụng
khi doanh nghiệp làm ăn có lời, người lao động trong doanh nghiệp sẽ được chia một
phần tiền lời dưới dạng tiền thưởng. Hình thức này được áp dụng trả cho nhân viên
vào cuối quý, sau nửa năm hoặc cuối năm tùy theo các thức tổng kết hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
Thưởng tìm được nơi cung ứng, tiêu thụ, ký kết được hợp đồng mới: Áp dụng
cho các nhân viên tìm thêm được địa chỉ tiêu thụ mới, giới thiệu khách hàng, ký kết
thêm được hợp đồng cho doanh nghiệp hoặc có các hoạt động khác có tác dụng làm
tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Thưởng về sự tận tâm, tận tụy với doanh nghiệp: Áp dụng khi người lao động
có thời gian phục vụ trong doanh nghiệp vượt quá một thời gian nhất định như 25 năm
hoặc 30 năm, hoặc khi người lao động có những hoạt động rõ ràng làm tăng uy tín của
doanh nghiệp.
2.3.2 Phúc lợi
Phúc lợi thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến đời sống người lao động,
có tác dụng kích thich nhân viên tận tâm, tận tụy và gắn bó với doanh nghiệp. Dù ở
cương vị cao hay thấp, hoàn thành tốt công việc hay chỉ ở mức độ bình thường, có
trình độ lành nghề cao hay thấp, đã là nhân viên trong doanh nghiệp thì đều được
hưởng phúc lợi. Phúc lợi của doanh nghiệp gồm có bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
hưu trí, nghỉ phép, nghỉ lễ, ăn trưa…do doanh nghiệp đài thọ, trợ cấp cho các nhân
viên đông con hoặc có hoàn cảnh khó khăn; quà tặng của doanh nghiệp cho nhân viên
vào các dịp sinh nhật, cưới hỏi…
2.3.3 Phụ cấp
Phụ cấp trách nhiệm: Nhằm bù đắp cho những người vừa trực tiếp sản xuất
hoặc làm công việc chuyên môn nghiệp vụ vừa kiêm nhiệm công tác quản lý không
Trường Đại học Hoa Sen KT0911
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 24
thuộc chức vụ lãnh đạo bổ nhiệm hoặc những người làm việc đòi hỏi trách nhiệm cao
chưa được xác định trong mức lương. Phụ cáp trách nhiệm được tính và trả cùng
lương tháng.
Phụ cấp thu hút: Áp dụng đối với công nhân, viên chức đến làm việc tại những
vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và các đảo xa có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn
do chưa có cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao
động đang làm việc.
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm: Áp dụng với công nhân, viên chức tiếp xúc trực
tiếp với chất độc, khí độc; làm việc trong môi trường chịu áp suất cao, thiếu dưỡng
khí; làm việc ở những nơi quá nóng hoặc quá lạnh; những công việc phát sinh tiếng ồn
lớn, treo người trên cao; làm việc ở những nơi có phóng xạ hoặc làm việc ở môi
trường dễ bị lây nhiễm và mắc bệnh…
Phụ cấp khác là các khoản tiền phụ cấp thêm cho người lao động như làm
ngoài giờ, làm thêm…
2.4 Nhiệm vụ, chứng từ, sổ sách kế toán lương
2.4.1 Nhiệm vụ của kế toán lương
Lập các báo cáo về tiền lương và các khoản trích theo lương.
Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp một cách trung thực, kịp thời tình hình
hiện có và sự biến động về số lượng, chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian
lao động và kết quả lao động.
Tính toán chính xác, kịp thời và đúng chế độ về các khoản tiền lương, tiền trợ
cấp phải trả cho người lao động.
Tính toán và phân bổ chính xác, hợp lý chi phí lao động cho các đối tượng tính
vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Tiến hành thanh toán đúng và đầy đủ các khoản tiền cho người lao động.
2.4.2 Thủ tục, chứng từ hạch toán
Bảng chấm công
Bảng thống kê khối lượng sản phẩm
Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc
Hợp đồng giao khoán
Trường Đại học Hoa Sen KT0911
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 25
Bảng lương đã được phê duyệt
Phiếu chi, ủy nhiệm chi trả lương
Phiếu lương từng cá nhân
Bảng tính thuế thu nhập cá nhân
Bảng tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công
đoàn.
Các quyết định lương, tăng lương, quyết định thôi việc, chấm dứt hợp đồng,
thanh lý hợp đồng.
Các hồ sơ, giấy tờ khác có liên quan.
2.4.3 Sổ sách kế toán sử dụng
Các sổ chi tiết lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và
kinh phí công đoàn.
Sổ cái TK 334, TK 3382, TK 3383, TK 3384, TK 3335, TK 351.
2.5 Kế toán các khoản phải trả công nhân viên
2.5.1 Tài khoản sử dụng
Kế toán tiền lương sử dụng TK 334 “Phải trả người lao động” để theo dõi các
khoản phải trả và tình hình thanh toán tiền lương.
TK 334 “Phải trả người lao động”
Các khoản tiền lương, tiền công, tiền
thưởng có tính chất lương và các khoản
phải trả, phải chi cho người lao động.
Các khoản tiền lương, tiền công,
tiền thưởng có tính chất lương và các
khoản đã trả, đã chi, đã ứng trước cho
người lao động.
Các khoản khấu trừ vào tiền lương,
tiền công của người lao động.
SDCK: Các khoản tiền lương, tiền công,
tiền thưởng có tính chất lương và các
khoản khác còn phải trả cho người lao
động.
Trường Đại học Hoa Sen KT0911
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 26
Các khoản thanh toán
cho công nhân viên
Tiền lương công nhân
trực tiếp sản xuất
Các khoản khấu trừ
vào lương
Tiền lương công nhân
quản lý sản xuất
Thuế thu nhập cá nhân
phải nộp
Tiền lương nhân viên
bán hàng
Tiền lương nhân viên
Tiền thưởng từ quỹ
khen thưởng
2.5.2 Sơ đồ hạch toán
TK 111 TK 334 TK 622
TK 141, 138, 338 TK 627
TK 333 TK 641
TK 642
TK 4311
Sơ đồ 3: Sơ đồ hạch toán TK 334
2.6 Kế toán các khoản trích theo lương
2.6.1 Tài khoản sử dụng
Kế toán các khoản trích theo lương sử dụng TK 338 “Phải trả, phải nộp khác”
để phản ánh tình hình lập và phân phối quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí
công đoàn.
TK 338 “Phải trả, phải nộp khác” có các tài khoản cấp 2 như sau:
TK 3382 “Kinh phí công đoàn”
TK 3383 “Bảo hiểm xã hội”
TK 3384 “Bảo hiểm y tế
quản lý doanh nghiệp
Trường Đại học Hoa Sen KT0911
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 27
Nộp BHXH, BHYT
và KPCĐ
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ
tính vào chi phí SXKD
Các khoản chi BHXH
KPCĐ tại đơn vị
Khấu trừ vào tiền lương các
khoản BHXH, BHYT
TK 338 “Phải trả, phải nộp khác”
2.6.2 Sơ đồ kế toán tổng hợp
TK 111, 112 TK 338 TK 622, 627, 641, 642
TK 334
Sơ đồ 4: Sơ đồ hạch toán TK 338
2.7 Kế toán trích trước tiền lương nghị phép của cán bộ, công nhân viên
Hàng năm cán bộ, công nhân viên được hưởng ngày nghỉ phép theo Bộ Luật
lao động. Theo Luật lao động một năm cán bộ, công nhân viên được nghỉ 12 ngày và
trong 12 ngày đó cán bộ, công nhân viên vẫn được hưởng lương bình thường. Trên
thực tế, việc nghỉ phép của cán bộ, công nhân viên không đồng đều giữa các tháng
trong năm. Do đó, để việc chi trả tiền lương nghỉ phép không làm cho chi phí sản xuất
kinh doanh tăng đột biến lên, tính đúng kết quả tài chính của đơn vị, kế toán có thể
tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép và phân bổ đều vào chi phí của các kỳ kế
toán.
Số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và
kinh phí công đoàn đã nộp chi cơ quan
quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế và kinh phí công đoàn.
Bảo hiểm xã hội phải trả cho cán bộ
công nhân viên.
Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị.
Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế và kinh phí công đoàn vào chi phí
sản xuất kinh doanh.
Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế và kinh phí công đoàn vào lương của
cán bộ công nhân viên.
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và
kinh phí công đoàn đã trích chưa nộp
cho cơ quan quản lý hoặc kinh phí
công đoàn được để lại cho đơn vị chưa
chi hết.
Trường Đại học Hoa Sen KT0911
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 28
Tiền lương nghỉ phép
thực tế phát sinh
Hàng tháng tiến hành trích
trước tiền lương nghỉ phép
của công nhân sản xuất
Các khoản đã trích thừa Các khoản trích thêm
Công thức:
2.7.1 Tài khoản sử dụng
Kế toán trích trước tiền lương nghỉ phép của cán bộ, công nhân viên sử dụng
TK 335 “Chi phí phải trả”.
TK 335 “Chi phí phải trả”
2.7.2 Sơ đồ kế toán tổng hợp
TK 334 TK 335 TK 622
TK 721
Sơ đồ 5: Sơ đồ hạch toán TK 335
Mức trích trước Tiền lương Tỷ lệ trích trước tiền
tiền lương nghỉ = phải trả mỗi x lương nghỉ phép
phép kỳ
Tỷ lệ trích trước
tiền lương nghỉ =
Tổng tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch
Tổng tiền lương theo kế hoạch
phép
Các chi phí thực tế phát sinh được
tính vào chi phí phải trả.
Điều chỉnh chênh lệch giữa số trích
trước và số thực tế.
Các chi phí trích trước đưa vào chi
phí phải trả.
Điều chỉnh chênh lệch giữa số trích
trước và số thực tế.
SDCK: Chi phí phải trả đã tình vào chi
phí hoạt động sản xuất, kinh doanh
nhưng thực tế chưa phát sinh.
Trường Đại học Hoa Sen KT0911
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 29
Các khoản thanh toán
cho công nhân viên
Tiền lương công nhân
trực tiếp sản xuất
Các khoản khấu trừ
vào lương
Thuế thu nhập cá nhân
phải nộp
Tiền lương
nghỉ phép
thực tế phát
sinh
Trích trước
tiền lương nghỉ
phép của công
nhân sản xuất
Tiền lương công nhân
quản lý sản xuất
Tiền lương nhân viên
bán hàng
Tiền lương nhân viên
Tiền thưởng từ quỹ
khen thưởng
BHXH phải trả cho
người lao động
2.8 Sơ đồ hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
TK 111,112 TK 334 TK 622
TK 141, 138, 338 TK335
TK 3335
TK 627
TK 641
TK 642
TK 4311
TK3383
Sơ đồ 6: Sơ đồ hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương.
quản lý doanh nghiệp
Trường Đại học Hoa Sen KT0911
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 30
PHẦN III: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN
LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI TỔNG
CÔNG TY TƯ VẤN THIẾT KẾ DẦU KHÍ
1.1 Đặc điểm chung về công tác kế toán tiền lương
1.1.1 Lao động và phân loại lao động
Trong bất cứ một ngành nghề nào thì yếu tố lao động cũng là một trong những
yếu tố có vai trọng bậc nhất. Lao động là nguồn gốc sáng tạc ra sản phẩm và là nhân
tố quyết định nhất của lực lượng sản xuất kinh doanh.
Tại công ty, tổng số lao động là 422 người, được phân thành các phòng ban và
các tổ chức sản xuất.
Chỉ tiêu Số người
I. Tổng số 422
II. Phân loại
1. Phân loại theo biên chế 422
- HĐLĐ không xác định thời hạn 142
- HĐLĐ xác định thời hạn từ 12-36
tháng
279
-HĐLĐ ngắn hạn 1
2. Phân loại theo trình độ 422
-Tiến sĩ 5
-Thạc sĩ 37
-Đại học và cao đẳng 352
-Trung cấp 8
-Lao động phổ thông, CNKT 20
3. Phân loại theo tính chất công việc 422
-Lao động gián tiếp 113
-Lao động trực tiếp 309
Trường Đại học Hoa Sen KT0911
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 31
(1) (2)
(3) (6)
(4)
(5)
(7)
1.1.2 Quy trình công tác tiền lương
Sơ đồ 6: Sơ đồ công tác tiền lương
(1) Hàng ngày, nhân viên đi làm sẽ được chấm công bằng cách quẹt thẻ cá nhân
vào hệ thống chấm công tại công ty.
(2) Cuối tháng, toàn bộ số liệu về tổng ngày làm công của cá nhân mỗi cán bộ
công nhân viên sẽ được chuyển lên phòng tổ chức hành chính. Tại đây, nhân viên
phòng tổ chức hành chính sẽ tập hợp toàn bộ số liệu và các chứng từ có liên quan
chuyển đến phòng tài chính kế toán.
(3) Tại phòng tài chính kế toán, kế toán tiền lương sẽ dựa vào những số liệu và các
chứng từ có liên quan nhận được tổng hợp số lương mà người lao động nhận được
trong tháng và lập bảng thanh toán lương, thưởng, các khoản trích theo lương cho
từng phòng và từng bộ phận. Sau khi hoàn thành, kế toán tiền lương sẽ chuyển lên cho
kế toán trưởng.
(4) Tại đây, kế toán trưởng sẽ xem xét và kiểm tra lại bảng lương. Nếu có sai sót
thì sẽ chuyển lại cho kế toán tiền lương chỉnh sửa. Nếu không có sai sót thì kế toán
trưởng sẽ ký vào bảng lương. Bảng lương sau khi kế toán trưởng ký thì sẽ chuyển cho
Giám đốc.
(5) Giám đốc sẽ xem xét và ký vào bảng lương. Bảng lương sau khi được Giám
đốc xét duyệt sẽ được chuyển lại cho kế toán trưởng và kế toán tiền lương.
(6) Kế toán phụ trách tiền lương sau khi nhận lại bảng lương đã được ký duyệt sẽ
dựa vào những thông tin trên bảng lương để chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của
từng cán bộ công nhân viên thông qua hệ thống ngân hàng. Lúc này, hệ thống ngân
hàng sẽ gửi giấy báo có cho công ty để xác nhận là đã chuyển tiền cho cán bộ công
nhân viên. Bên cạnh đó, công ty sẽ gửi 1 phiếu lương thanh toán cụ thể đến hòm thư
cá nhân của từng cán bộ công nhân viên thông qua hệ thống e-mail nội bộ của công ty.
Nhân viên
Phòng tổ chức
hành chính
Kế toán phụ trách
về tiền lương
Kế toán
trưởng Giám đốc
Trường Đại học Hoa Sen KT0911
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 32
(7) Sau khi nhận được phiếu lương thanh toán thì nhân viên sẽ so sánh số tiền
lương trên phiếu lương thanh toán với số tiền thực nhận mà ngân hàng đã chuyển xem
có trùng khớp hay không. Nếu có sai sót thì nhân viên sẽ liên hệ với phòng kế toán để
được chỉnh sửa.
Hình 1: Phiếu lương hàng tháng của nhân viên
2.1 Quỹ lương
2.1.1 Nguồn hình thành quỹ tiền lương
Quỹ lương theo đơn giá tiền lương được Hội đồng quản trị công ty giao hàng
năm, gồm 2 phần:
Quỹ tiền lương từ nguồn chi phí nhân công trực tiếp sản xuất: được hình
thành từ đơn giá nhân công trực tiếp sản xuất cấu thành trong giá bán sản
phẩm, dịch vụ.
Quỹ tiền lương từ nguồn chi phí quản lý: được hình thành từ nguồn chi
phí chung cấu thành trong giá bán sản phẩm, dịch vụ và hiệu quả sử dụng
chi phí chung của bộ phận máy quản lý.
Quỹ tiền lương từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác ngoài đơn
giá tiền lương được giao.
Trường Đại học Hoa Sen KT0911
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 33
2.1.2 Việc sử dụng quỹ tiền lương
Để đảm bảo quỹ tiền lương không chi vượt so với quỹ tiền lương được hưởng
và để khuyến khích người lao động tích cực trong công việc. Công ty đã quy định
phân chia quỹ tiền lương cho các quỹ như sau:
Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động, bao gồm lương cơ bản
và lương bổ sung theo chức danh, lương khoán: ít nhất bằng 83% tổng quỹ
lương.
Quỹ khuyến khích để thưởng đột xuất cho cá nhân, tập thể trong công ty
có thành tích xuất sắc hoặc có sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong việc hoàn
thành nhiệm vụ chung của công ty: tối đa không quá 2% tổng quỹ lương.
Quỹ dự phòng cho năm sau: trích tối đa không quá 10% tổng quỹ lương
và trích đến tối đa bằng 06 tháng lương bình quân.
Hàng năm, khi Hội đồng quản trị chưa giao đơn giá tiền lương thì tổng
quỹ lương tạm thời được xác định bằng 80% mức đơn giá tiền lương của
năm liền kề.
3.1 Cách trả lương và phương pháp tính lương
3.1.1 Đối với lao động trả lương theo thời gian
Đối tượng áp dụng: Áp dụng cho viên chức quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ,
thừa hành phục vụ và các đối tượng khác mà không thể thực hiện trả lương theo sản
phẩm hoặc lương khoán.
Tiền lương được lĩnh hàng tháng của người lao động gồm 2 phần: Tiền lương
chức danh (theo chức danh được giao và hiệu quả công việc) và tiền lương chế độ
(theo quy định của Nhà nước).
Từ số công ghi nhận được trong bảng chấm công, kế toán tính ra số lương mà
người lao động nhận được trong tháng và lập bảng thanh toán lương cho từng phòng.
Công thức:
Trong đó: Lti là tiền lương thực lĩnh của người thứ i trong tháng
L cdi là tiền lương chức danh áp theo chức danh được giao và mức độ
hoàn thành công việc của người thứ i trong tháng
Lti = Lcdi + Lcbi
Trường Đại học Hoa Sen KT0911
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 34
Lcbi là tiền lương được áp dụng trên mức lương cơ bản của người thứ
i trong tháng
3.1.1.1 Lương chức danh (L cdi )
Công thức:
Trong đó: TLminCD là mức lương chức danh tối thiểu của Tổng công ty/Chi
nhánh trong kỳ.
Nt là số ngày công chuẩn hàng tháng (22 công)
k là hệ số được điều chỉnh căn cứ vào tình hình SXKD của từng
đơn vị hoặc toàn Tổng công ty.
Hcdi là hệ số lương chức danh căn cứ vào chức danh công việc đảm
nhận của người thứ i trong tháng.
Hpci là hệ số phụ cấp lương chức danh khi tham gia dự án (nếu có)
của ngưởi thứ i trong tháng.
Nci là ngày công làm việc thực tế cộng với công làm thêm (nếu
được thanh toán), ngày nghỉ được hưởng lương chức danh
(nghỉ bù, học tập, hội họp...) đối với người thứ i trong tháng.
3.1.1.2 Lương cơ bản (Lcbi)
Công thức:
Trong đó: TLminNN là mức lương tối thiểu chung theo quy định của Nhà nước
trong từng thời kỳ
Nt là số ngày công chuẩn hàng tháng (22 công)
Hcbi là hế số lương cấp bậc, chức vụ (gồm hệ số lương và hệ số phụ
cấp) của người thứ i trong tháng
Nci là số ngày công được hưởng lương cơ bản (bao gồm cả ngày
nghỉ chế độ như nghỉ lễ, tết, ốm đau, thai sản...được hưởng
lương cơ bản theo quy định của Nhà nước và Tổng công ty)
của người thứ i trong tháng.
Lcdi =
TLminCD
Nt x k x (Hcdi + Hpci) x Nci
Lcbi =
TLminNN
Nt x Hcbi x Nci
Trường Đại học Hoa Sen KT0911
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 35
Ví dụ: Lương tháng 11/2011 của chị Nguyễn Thị Kim Ngọc phòng thiết kế cơ
khí bao gồm:
Hệ số lương cơ bản 2.34
Phụ cấp chức vụ 0
Hệ số lương chức danh 6.70
Hệ số k bằng 1
Tổng số ngày công thực tế là 22 ngày
Mức lương chức danh: 1,200,000 đồng
Mức lương tối thiểu chung: 1,050,000 đồng
(Lương thực lĩnh này không bao gồm phụ cấp ăn trưa và tiền lương vào
ngày thứ bảy)
Lương chức danh =
TLminCD
Nt
x k x (Hcdi + Hpci) x Nci
=
ngày22
000,200,1 x 1 x (6.70 + 0) x 22 = 8,040,000 đồng
Lương cơ bản =
TLminNN
Nt x Hcbi x Nci
=
ngày22
000,050,1 x 2.34 x 22 = 2,457,000 đồng
Vậy tiền lương thực lĩnh của chị Nguyễn Thị Kim Ngọc là:
8,040,000 + 2,457,000 = 10,497,000 đồng
Hình 2: Bảng lương phòng thiết kế cơ khí
Trường Đại học Hoa Sen KT0911
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 36
3.1.2 Đối với lao động trả lương theo sản phẩm hoặc lương khoán
Đối tượng áp dụng: Áp dụng đối với những công việc có thể khoán được hoặc
có định mức giá rõ ràng cho người lao động.
3.1.2.1 Đối với lao động có tham gia BHXH, BHYT
Công thức:
Trong đó: Lki là tiền lương thực lĩnh của người thứ i trong tháng
Lcbi là tiền lương cơ bản áp dụng theo Nghị định 205/NĐ-CP của
ngưởi thứ i trong tháng
Lkvi là tiền lương khoán công việc áp dụng dựa trên mức độ phức tạp
công việc và mặt bằng chung của xã hội của người thứ i trong
tháng và được thỏa thuận trong hợp đồng lao động giữa người
lao động và người sử dụng lao động
Vngi là đơn giá tiền lương/ngày hoặc đơn giá tiền lương của một đơn
vị sản phẩm/ngảy
Nki là số ngày công làm việc thực tế hoặc số lượng sản phẩm của
người thứ i trong tháng
3.1.2.2 Đối với lao động không tham gia BHXH, BHYT
Công thức:
Trong đó: Lki là tiền lương thực lĩnh của người thứ i trong tháng
Vngi là đơn giá tiền lương/ngày hoặc đơn giá tiền lương của một đơn
vị sản phẩm/ngảy của người thứ i và được thỏa thuận trong hợp
đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động
Nki là số ngày công làm việc thực tế hoặc số lượng sản phẩm của
người thứ i trong tháng
Ví dụ: Dựa vào số liệu bảng thanh toán lương nhân công mùa vụ tháng
11/2011 tại nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Bình Phước (Phụ lục trang 48)
của anh Hồ Kim Cân ta có:
Lki = Lcbi + Lkvi
Lkvi = Vngi x Nki
Lki = Vngi x Nki
Trường Đại học Hoa Sen KT0911
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 37
Lương khoán: 4,500,000 đồng/tháng
Tổng số ngày công làm việc: 30 ngày
Số giờ làm việc ngoài giờ bao gồm 8 giờ vào ngày thường và 2 giờ vào
ngày nghỉ.
Đơn giá tiền lương trong một ngày =
ngày26
000,500,4 = 173,077 đồng/ngày
Lương ngày công thực tế =
ngày26
000,500,4 x 30 ngày = 5,192,308 đồng
Lương ngoài giờ vào ngày thường =
ngày26
000,500,4 x
h
h
8
8 x 150%
= 259,615 đồng
Lương ngoài giờ vào ngày nghỉ =
ngày26
000,500,4 x
h
h
8
2 x 200%
= 86,539 đồng
Vậy tổng thu nhập của anh Hồ Kim Cân trong tháng 09/2011 là:
5,192,308 + 259,615 + 86,539 = 5,538,462 đồng
Cách tính tương tự cho các nhân viên mùa vụ khác.
3.1.3 Làm thêm giờ và trả lương đối với số giờ làm thêm
Làm thêm giờ: Do yêu cầu của nhiệm vụ SXKD, Tổng Giám đốc công ty/
Giám đốc chi nhánh có thể huy động người lao động làm thêm giờ trên cơ sở thỏa
thuận với người lao động. Khi bố trí làm thêm giờ phải thực hiện theo đúng các quy
định của Bộ luật lao động.
Nghỉ bù số giờ làm thêm: Người lao động làm thêm giờ được bố trí nghỉ bù.
Thời gian nghỉ bù bằng thời gian đã làm thêm giờ và được thanh toán lương bình
thường, ngoài ra còn được trả chênh lệch bằng 50% nếu làm việc vào ngày thường,
bắng 100% lương nếu làm việc vào ngày nghỉ hàng tuần và 200% nếu làm việc vào
ngày lễ, tết.
Trả lương làm thêm giờ: Trường hợp không thể bố trí cho người lao động nghỉ
bù được thì số giờ làm thêm được trả theo quy định của Nhà nước, cụ thể là:
Giờ làm thêm vào ngày làm việc bình thường: Tiền lương được tính
bằng 150% lương giờ làm việc bình thường.
Trường Đại học Hoa Sen KT0911
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 38
Giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần: Tiền lương được tính bằng
200% lương giờ làm việc bình thường.
Giờ làm thêm vào ngày lễ, tết: Tiền lương được tính bằng 300% lương
giờ làm việc bình thường.
Đối với người lao động được trả lương theo thời gian: Tiền lương làm thêm giờ
chỉ được giải quyết khi thực hiện các công việc ngoài nhiệm vụ thường xuyên theo
chức năng, nhiệm vụ được giao và phải được sự đồng ý, cho phép của Tổng giám đốc
công ty hoặc Giám đốc chi nhánh.
Ví dụ: Dựa vào số liệu bảng tính lương phòng thiết kế cơ khí tháng 11/2011
(phụ lục trang 49), bảng chấm công phòng thiết kế cơ khí tháng 11/2011 (phụ lục) và
giấy đề nghị làm thêm ngoài giờ của anh Trần Đình Nhật Minh phòng thiết kế cơ khí
ta có:
Hệ số lương cơ bản 2.34
Phụ cấp chức vụ 0
Hệ số lương chức danh 6.60
Hệ số k bằng 1
Tổng số ngày công thực tế là 22 ngày
Mức lương chức danh: 1,200,000 đồng
Mức lương tối thiểu chung: 1,050,000 đồng
Phụ cấp ăn trưa: 680,000 đồng/tháng
Số ngày làm việc vào thứ bảy: 2 ngày (chỉ làm buổi việc buổi sáng)
Số giờ làm việc ngoài giờ bao gồm 2 giờ vào ngày thường và 2 giờ vào
ngày nghỉ.
Lương chức danh =
TLminCD
Nt
x k x (Hcdi + Hpci) x Nci
=
ngày22
000,200,1 x 1 x (6.60 + 0) x 24 = 7,920,000 đồng
Lương cơ bản =
TLminNN
Nt
x Hcbi x Nci
=
ngày22
000,050,1 x 2.34 x 22 = 2,457,000 đồng
Trường Đại học Hoa Sen KT0911
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 39
Lương vào ngày thứ bảy =
TLminCD
Nt
x k x (Hcdi + Hpci) x Nci
=
ngày22
000,200,1 x 1 x (6.60 + 0) x 2 x 200%
= 1,440,000 đồng
Lương ngoài giờ vào ngày thường =
ngày22
000,457,2000,920,7 x
h
h
8
2 x 150%
= 176,881 đồng
Lương ngoài giờ vào ngày nghỉ =
ngày22
000,457,2000,920,7 x
h
h
8
2 x 200%
=235,841 đồng
Vậy tổng thu nhập của anh Trần Đình Nhật Minh là:
7,920,000 + 2,457,000 + 1,440,000 + 176,881+ 235,841 + 680,000
= 12,097,722 đồng
Cách tính tương tự cho các nhân viên khác trong phòng.
3.1.4 Tiền lương của người lao động trong thời gian đi học tập, công tác
Đối với người lao động được cử đi công tác, học tập (bao gồm: hội thảo, hội
nghị, tham quan khảo sát, học tập…) ở trong và ngoài nước:
Từ tháng thứ nhất đến hết tháng thứ 3: được trả 100% lương cơ bản và
100% lương chức danh trước khi đi học.
Từ tháng thứ 4 đến hết tháng thứ 6: được trả 100% lương cơ bản và 40%
mức lương chức danh trước khi đi học.
Từ tháng thứ 4 đến hết tháng thứ 12: được trả 100% lương cơ bản.
Từ tháng thứ 14 trở đi: được trả 40% lương cơ bản.
3.1.5 Trả lương trong các trường hợp nghỉ khác
Người lao động nghỉ do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và các trường hợp
đặc biệt khác được hưởng trợ cấp theo chế độ hiện hành của Nhà nước.
Người lao động nghỉ lễ, tết, nghỉ phép, nghỉ việc riêng (cưới; cha, mẹ… mất)
thì được hưởng 100% lương theo mức lương cơ bản tương ứng với thời gian theo quy
định của pháp luật.
Trường Đại học Hoa Sen KT0911
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 40
Người lao động bị kỷ luật khiển trách và chuyển làm công việc khác có mức
lương thấp hơn thì trong thời gian chấp hành kỷ luật được hưởng tối đa 60% tiền
lương chức danh của chức danh đã giữ trước khi chuyển làm công việc khác.
Trong thời gian người lao động vị đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam
thì được tạm ứng 50% tiền lương cơ bản. Khi hết thời gian trên nếu người lao động
không có lỗi thì sẽ được thanh toán 100% tiền lương hiện hưởng. Nếu do lỗi của
người lao động thì thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước.
3.1.6 Ứng lương và thanh toán lương
Người lao động được trả lương làm 2 lần trong tháng.
Ứng lương: Từ ngày 1 đến ngày 5 hàng tháng được tạm ứng lương của tháng
đó. Mức lương ứng không vượt quá 1/3 tổng lương của tháng trước liền kề (tính đủ
cho 22 ngày công)
Thanh toán lương: Từ ngày 10 đến ngày 20 hàng tháng được quyết toán lương
của tháng trước liền kề.
Trường hợp hai bên thoả thuận thanh toán lương 1 lần/ tháng thì thời gian
thanh toán được thực hiện từ ngày 10 đến ngày 20 hàng tháng.
4.1 Các khoản trích theo lương
Sau khi tính toán được tổng thu nhập hàng tháng, nhân viên phòng tổ chức
hành chính tiếp tục tính toán các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên.
Ví dụ: Dựa vào số liệu bảng tính lương phòng thiết kế cơ khí tháng 11/2011
(phụ lục trang 50), ta có được tổng thu nhập của anh Trần Đình Nhật Minh là
12,909,722 đồng.
BHXH = (Hệ số lương cơ bản + Phụ cấp chức vụ) x Mức lương chức danh x 6%
= (2.34 + 0) x 1,200,000 x 6% = 168,480 đồng
BHYT = (Hệ số lương cơ bản + Phụ cấp chức vụ) x Mức lương chức danh x 1.5%
= (2.34 + 0) x 1,200,000 x 1.5% = 42,120 đồng
TCTN = (Hệ số lương cơ bản + Phụ cấp chức vụ) x Mức lương chức danh x 1%
= (2.34 + 0) x 1,200,000 x 1% = 28,080 đồng
Vậy tổng các khoản trích theo lương của anh Trần Đình Nhật Minh là:
168,480 + 42,120 + 28,080 = 238,680 đồng
Trường Đại học Hoa Sen KT0911
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 41
Dựa vào số liệu bảng tính lương phòng thiết kế cơ khí tháng 11/2011 của anh
Trần Đình Nhật Minh, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Phụ cấp tiền ăn trưa cho cán bộ công nhân viên.
Nợ 642 680,000
Có 334 680,000
Tiền lương làm thêm giờ cho cán bộ công nhân viên
Nợ 642 412,772
Có 334 412,772
Tiền lương phải trả cho cho cán bộ công nhân viên.
Nợ 642 11,817,000
Có 334 11,817,000
Sau khi hạch toán và thanh toán tiền lương. Kế toán tiến hành thu lại tiền
BHYT, BHXH, BHTN.
Nợ 111 238,680
Có 3383 168,480
Có 3384 42,120
Có 3389 28,080
Thu lại thuế TNCN phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế
Nợ 111 549,104
Có 3335 549,104
Sau khi hạch toán và thanh toán lương, kế toán tiến hành phân bổ tiền lương,
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn trong tháng vào các đối tượng
chịu chi phí như sau:
Đối với chi phí công nhân trực tiếp sản xuất (TK 622): Tài khoản này
tập hợp lương và các khoản trích theo lương của cán bộ công viên trực tiếp
tham gia và làm dự án.
Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp (TK642): Tài khoản này bao gồm
lương và các khoản trích theo lương của các phòng ban sau đây: Ban Giám
đốc, phòng tài chính kế toán, phòng tổ chức hành chính...
Trường Đại học Hoa Sen KT0911
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 42
Trong tháng 11 năm 2011 phát sinh khoản tiền lương và các khoản trích theo
lương sau đây:
Tổng thu nhập của cán bộ công nhân viên: 5,353,256,188 đồng
Trong đó: Tiền ăn giữa ca: 196,038,095 đồng
Lương ngoài giờ: 106,466,976 đồng
TK 334: Phải trả người lao động
Chứng từ
DIỄN GIẢI
TK
đối
ứng
Phát sinh
Ngày Số Nợ Có
09/12/2011 UNC 28/12
Chuyển tiền vào tài
khoản lương T11/2011
cho CBCNV TCT
112 4,691,648,379
13/12/2011 PC 61/12
Chi tiền mặt lương
T11/2011 cho CBCNV
TCT
111 661,607,809
Trích lương T11/2011
vào chi phí (CBCNV
trực tiếp làm dự án)
622 2,141,302,475
Trích lương T11/2011
vào chi phí (CBCNV
văn phòng, chung)
642 3,211,953,713
Tổng phát sinh 5,353,256,188 5,353,256,188
TK 3335: Thuế thu nhập cá nhân
Chứng từ
DIỄN GIẢI TK
đối
ứng
Phát sinh
Ngày Số Nợ Có
Hạch toán thuế TNCN
của CBCNV TCT
tháng 09/2012
111 352,122,687
Tổng phát sinh 0 352,122,687
Trường Đại học Hoa Sen KT0911
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 43
TK 338: Phải trả, phải nộp khác
Chứng từ
DIỄN GIẢI
TK
đối
ứng
Phát sinh
Ngày Số Nợ Có
Hạch toán bảo hiểm
XH của CBCNV
T11/2011 (6%)
111 43,249,681
Hạch toán tiền BHYT
của CBCNV
T11/2011 (1.5%)
111 10,812,420
Hạch toán quỹ trợ cấp
mất việc làm của
CBCNV TCT
T11/2011 (1%)
111 7,208,280
Trích BHXH tháng
11/2011 (16%) 622 115,332,484
Trích BHYT tháng
11/2011 (3%) 642 21,624,841
Trích BHTN tháng
11/2011 (1%) 642 7,208,280
Trích KPKĐ tháng
11/2011 (2%) 642 101,015,022
Tổng phát sinh 0 306,451,009
Căn cứ vào số liệu trên sổ chi tiết TK334 (phụ lục trang 51), TK 338 (phụ lục
trang 52) và TK3335 (phụ lục trang 53) tiến hành định khoản các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh như sau:
Tiền lương và các khoản khác phải trả công nhân viên tính vào chi phí nhân
công trực tiếp và chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ 622 2,141,302,475
Nợ 642 3,211,953,713
Có 334 5,353,256,188
Thanh toán tiền lương, các khoản trích theo lương và các khoản khác cho công
nhân viên bằng tiền mặt và chuyển khoản vào tài khoản lương.
Nợ 334 5,353,256,188
Có 1111 661,607,809
Có 1121 4,691,648,379
Trường Đại học Hoa Sen KT0911
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 44
Hàng tháng trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ tính vào chi phí sản xuất
kinh doanh.
Nợ 622 115,332,484
Nợ 642 144,165,605
Có 3382 101,015,022
Có 3383 115,332,484
Có 3384 21,624,841
Có 3389 7,208,280
Thu lại các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT và trợ cấp thất nghiệp từ
cán bộ, công nhân viên
Nợ 111 61,270,381
Có 3383 43,249,681
Có 3384 10,812,420
Có 3389 7,208,280
Căn cứ chứng từ nộp tiền cho cơ quan quản lý về BHXH, BHYT, BHTN và
KPCĐ
Nợ 3382 101,015,022
Nợ 3383 158,582,165
Nợ 3384 32,437,261
Nợ 3389 14,416,560
Có 111 306,451,008
Hàng tháng, thu lại thuế TNCN phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế của cán
bộ công nhân viên
Nợ 111 352,122,687
Có 3335 352,122,687
Khi công ty nộp thuế TNCN vào ngân sách Nhà nước
Nợ 3335 352,122,687
Có 111 352,122,687
Trường Đại học Hoa Sen KT0911
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 45
PHẦN IV: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
1.1 Nhận xét
Qua một thời gian thực tập tại công ty nhằm tìm hiểu công tác kế toán nói
chung và công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương nói riêng, cùng với
việc kết hợp với những kiến thức đã học tại trường, tôi xin đưa ra một số nhận xét như
sau:
1.1.1 Nhận xét chung
Việc tổ chức công tác kế toán tại công ty là rất tốt. Công tác hạch toán ở công
ty là rất khoa học, các nghiệp vụ phát sinh được cập nhật kịp thời, cuối mỗi kỳ kế toán
tiến hành lập và nộp báo cáo kế toán đầy đủ và đúng quy định.
Tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm và tình hình sản xuất kinh
doanh tại công ty. Bộ máy kế toán được tổ chức tập trung, hợp lý, chuyên sâu và phân
công nhiệm vụ rõ ràng phù hợp với khả năng của từng người và luôn đảm bảo yêu cầu
về toàn bộ thông tin kế toán trong công ty.
Công ty trang bị đầy đủ trang thiết bị, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của công tác kế
toán, giúp cho người làm kế toán có công cụ hỗ trợ tính toán chính xác, kịp thời. Công
ty sử dụng phần mềm kế toán phù hợp với quy mô của công ty, dễ sử dụng giúp cho
công tác kế toán trở nên dễ dàng. Bên cạnh đó, phần mềm kế toán có sử dụng mật
khẩu cho từng kế toán nhằm có tính phân quyền cho từng vị trí công việc của từng kế
toán, đảm bảo an toàn số liệu sổ sách kế toán.
Quá trình nhập liệu đều được xử lý bằng máy tính làm giảm áp lực công việc
cho nhân viên kế toán. Phần mềm kế toán dễ sử dụng, có phân quyền theo từng vị trí
công việc của từng phần hành kế toán, đảm bảo an toàn số liệu kế toán.
Sổ sách, chứng từ kế toán được ghi chép đầy đủ, chính xác, cụ thể, kịp thời và
tuân thủ theo quy định.Việc lưu trữ sổ sách, chứng từ kế toán được sắp xếp một cách
ngăn nắp và hợp lý.
1.1.2 Nhận xét về công tác kế toán tiền lương
Công tác kế toán tiền lương tại công ty là khá tốt. Việc sắp xếp công việc cho
từng bộ phận trong việc tính lương là rất phù hợp.
Trường Đại học Hoa Sen KT0911
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 46
Cách tính lương cho người lao động của công ty rất hợp lý và tương đối chính
xác, được dựa vào năng lực, khả năng chuyên môn của mỗi cá nhân, thời gian làm
việc và ngày công làm việc của từng cá nhân và từng bộ phận trong công ty.
Công ty có chế độ lương, thưởng phù hợp, công bằng, đúng theo quy định
chung của Nhà nước và khả năng làm việc của từng cá nhân, điều này có tác động khá
tốt trong việc thúc đẩy khả năng sáng tạo cũng như sự cống hiến hết mình, tận tuỵ, tận
tâm vì công việc của mỗi cá nhân khi tham gia làm việc tại công ty.
Việc theo dõi và thanh toán đầy đủ BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ giúp cho
người lao động thực sự tin tưởng vào sự quan tâm của công ty đến với quyền lợi của
bản thân người lao động.
Việc thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên 2 lần/tháng đã đảm bảo giải
quyết nhu cầu sinh hoạt cho công nhân viên, giúp cho công nhân viên có thể linh hoạt
trong việc chi tiêu trong cuộc sống.
1.2 Kiến nghị
Sau những nhận xét có được trong thời gian thực tập tại công ty, cùng với
những suy nghĩ nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán để nó luôn là công cụ đắc lực
trong việc quản lý và góp phần tạo hiệu quả cao trong công tác kế toán, tôi xin đưa ra
một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích
theo lương tại công ty như sau:
Việc trả lương cho bộ phận thiết kế tại công ty nên trả theo hình thức lương
khoán thay cho việc trả theo hình thức lương thời gian như hiện nay vì thiết kế là một
công việc rất khó trong việc xác định thời gian hoàn thành, chính vì vậy có thể công
việc bị kéo dài và không hoàn thành đúng thời gian công trình đã đề ra. Công ty có thể
trả lương khoán theo từng thiết kế cho từng công trình, có các chính sách thưởng phạt
công bằng. Áp dụng chính sách thưởng cho những thiết kế hoàn thành trước tiến độ và
chính sách phạt cho những những thiết kế chậm tiến độ, điều này nhằm tăng hiệu quả
công việc, tạo động lực giúp cho công nhân viên hoàn thành sớm công việc được giao,
đồng thời có thể giúp cho công ty giảm bớt được nhiều chi phí liên quan và thiết lập
được sự uy tín với các đối tác của công ty.
Trường Đại học Hoa Sen KT0911
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 47
Thường xuyên quan tâm tới công tác quy hoạch cán bộ, đặc biệt chú trọng quan
tâm, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ trẻ, có năng lực, trình độ cao nhằm nâng cao hiệu quả
và năng suất công việc.
Với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế hiện nay, cùng với sự hợp tác
ngày càng sâu rộng hơn với các đối tác nước ngoài trong tương lai, công ty nên đào
tạo một đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và cán bộ quản lý kế toán nói riêng có khả
năng tốt về mặt ngoại ngữ và công nghệ thông tin bằng các khoá học, các lớp đào tạo.
Có như vậy việc hợp tác mới có hiệu quả và phát huy được hết nội lực vốn có của
công ty.
Đối với việc hạch toán lương tại công ty thì công ty nên hạch toán lương theo
chiều thuận thay vì chiều nghịch đối với TK 338 tại công ty như sau:
Hàng tháng, khấu trừ BHXH, BHYT và trợ cấp thất nghiệp vào lương
cán bộ, công nhân viên.
Nợ 334
Có 3383
Có 3384
Có 3389
Căn cứ chứng từ nộp tiền cho cơ quan quản lý về BHXH, BHYT,
BHTN và KPCĐ
Nợ 3382
Nợ 3383
Nợ 3384
Nợ 3389
Có 111
Hàng tháng, xác định số thuế TNCN phải nộp tính trên thu nhập chịu
thuế của cán bộ công nhân viên
Nợ 334
Có 3335
Khi công ty nộp thuế TNCN vào ngân sách Nhà nước
Nợ 3335
Có 111
Trường Đại học Hoa Sen KT0911
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 48
PHỤ LỤC
1) Bảng thanh toán lương nhân công mùa vụ tháng 11/2011 tại nhà máy nhiên liệu
sinh học Bio-Ethanol Bình Phước.
2) Bảng tính lương phòng thiết kế cơ khí tháng 11/2011 phòng thiết kế cơ khí.
3) Sổ chi tiết tài khoản 334-Phải trả người lao động
4) Sổ chi tiết tài khoản 338-Phải trả, phải nộp khác
5) Sổ chi tiết tài khoản 3335-Thuế thu nhập cá nhân
6) Bảng chấm công tháng 11 năm 2011 tại phòng Thiết kế nhà máy điện
7) Bảng chấm công tháng 11 năm 2011 tại phòng Thiết kế cơ khí
8) Bảng chấm công tháng 11 năm 2011 tại phòng TK Phát triển Mỏ và CTB
9) Bảng chấm công tháng 11 năm 2011 tại bộ phận văn phòng
10) Quyết định nâng bậc lương cho cán bộ công nhân viên
11) Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động
12) Hợp đồng lao động
13) Giấy đề nghị làm thêm ngoài giờ
14) Phiếu báo làm thêm ngoài giờ
15) Giấy đề nghị điều chỉnh lương chức danh
16) Tài liệu tham khảo
www.google.com.vn
www.pve.vn
www.danketoan.com
www.webketoan.vn
Trường Đại học Hoa Sen KT0911
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 49
Ngày
thường
Ngày
nghỉ
Ngày Tết
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
1 Lê Doãn Quân 8,500,000 30 9,807,692 - 9,807,692 330,769 9,476,923
2 Nguyễn Văn Giàu 8,000,000 30 9,230,769 - 9,230,769 273,077 8,957,692
3 Trần Thị Hồng Mơ 5,000,000 30 5,769,231 - 5,769,231 88,462 5,680,769
4 Hồ Kim Cân 4,500,000 30 8 2 5,192,308 346,154 5,538,462 76,923 5,461,539
5 Lê Duy Trường 4,500,000 30 2 5,192,308 64,904 5,257,212 62,861 5,194,351
30,500,000 150 10 2 0 35,192,308 411,058 35,603,365 832,092 34,771,273
TP. HCM, Ngày tháng năm 2011
TỔNG CỘNG
NGƯỜI LẬP BIỂU BAN TCNS KẾ TOÁN TRƯỞNG TỔNG GIÁM ĐỐC
LƯƠNG NGÀY
CÔNG THỰC
TẾ
LƯƠNG
NGOÀI GIỜ
TỔNG CỘNG/
THU NHẬP
CHỊU THUẾ
THUẾ
TNCN THỰC NHẬN KÝ NHẬN
TỔNG CÔNG TY TƯ VẤN THIẾT KẾ DẦU KHÍ - CTCP
BAN TỔ CHỨC NHÂN SỰ
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG NHÂN CÔNG MÙA VỤ
NHÀ MÁY NHIÊN LIỆU SINH HỌC BIO-ETHANOL BÌNH PHƯỚC
Tháng 11 năm 2011
STT HỌ VÀ TÊN
LƯƠNG
KHOÁN
(đơn giá lương
tháng)
CÔNG
LÀM
VIỆC
CÔNG NGOÀI GIỜ
GHI CHÚ
Trường Đại học Hoa Sen KT0911
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 50
Trường Đại học Hoa Sen KT0911
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 51
Trường Đại học Hoa Sen KT0911
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 52
TỔNG CÔNG TY TƯ VẤN THIẾT KẾ DẦU KHÍ - CTCP
Ngày Số Nợ Có Nợ Có
9/12/2011 UNC 32/10 Chuyển tiền vào tài khoản lương T11/2011 cho CBCNV TCT 112 4,691,648,379
13/12/2011 PC 61/12 Chi tiền mặt lương T11/2011 cho CBCNV TCT 111 661,607,809
Trích lương T11/2011 vào chi phí
(CBCNV trực tiếp làm dự án) 622 2,141,302,475
Trích lương T11/2011 vào chi phí
(CBCNV văn phòng, chung) 642 3,211,953,713
Tổng phát sinh 5,353,256,188 5,353,256,188
Người ghi sổ
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Ngày…...tháng…...năm 2011
Kế toán trưởng
Số dư
SỔ CHI TIẾT
TÀI KHOẢN 334-PHẢI TRẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG
Tháng 11 năm 2011
DIỄN GIẢI TK đối ứng Phát sinhChứng từ
Trường Đại học Hoa Sen KT0911
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 53
TỔNG CÔNG TY TƯ VẤN THIẾT KẾ DẦU KHÍ - CTCP
Ngày Số Nợ Có Nợ Có
Hạch toán bảo hiểm XH của CBCNV
T11/2011 (6%) 111 43,249,681
Hạch toán tiền BHYT của CBCNV
T11/2011 (1.5%) 111 10,812,420
Hạch toán quỹ trợ cấp mất việc làm của
CBCNV TCT T11/2011 (1%) 111 7,208,280
Trích BHXH tháng 11/2011 (16%) 622 115,332,484
Trích BHYT tháng 11/2011 (3%) 642 21,624,841
Trích BHTN tháng 11/2011 (1%) 642 7,208,280
Trích KPKĐ tháng 11/2011 (2%) 642 101,015,022
Tổng phát sinh 0 306,451,009
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
SỔ CHI TIẾT
TÀI KHOẢN 338-PHẢI TRẢ, PHẢI NỘP KHÁC
(Ký, họ tên)
Phát sinh
Chứng từ
DIỄN GIẢI TK đối
ứng
Tháng 11 năm 2011
Số dư
Ngày…...tháng…...năm 2011
Trường Đại học Hoa Sen KT0911
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 54
TỔNG CÔNG TY TƯ VẤN THIẾT KẾ DẦU KHÍ - CTCP
Chứng từ DIỄN GIẢI TK đối ứng
Ngày Số Nợ Có Nợ Có
Hạch toán thuế TNCN của CBCNV
TCT tháng 11/2011 111 352,122,687
Tổng phát sinh 0 352,122,687
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Ngày…...tháng…...năm 2011
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Phát sinh
SỔ CHI TIẾT
TÀI KHOẢN 3335-THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
Tháng 11 năm 2011
Số dư
Trường Đại học Hoa Sen KT0911
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 55
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bttn_4467.pdf