Trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp CB & DV Cao su Đắk Lắk, em đã có một khoảng thời gian tiếp xúc với thực tế, với các nghiệp vụ kinh tế dù đã được học ở trường nhưng em cũng không tránh khỏi những bỡ ngỡ. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là các cô chú, anh chị ở phòng Kế toán - Tài vụ của Chi nhánh Công ty đã giúp em hiểu được những vấn đề trong hạch toán kế toán nói chung và hạch toán xác định kết quả kinh doanh nói riêng.
Xác định kết quả kinh doanh là vấn đề quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, nó quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Nó là chỉ tiêu để cho các nhà quản trị có thể xác định và đưa ra phương hướng hoạt động trong tương lai.
Công tác hạch toán xác định kết quả kinh doanh của Chi nhánh Công ty làm hiện nay là đúng với Luật kế toán, chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán và theo quy định của Bộ Tài chính. Quá trình ghi sổ của Chi nhánh Công ty tuân theo một trình tự hợp lí. Sổ sách kế toán được lập và ghi chép rõ ràng, rành mạch. Việc xử lí số liệu, hạch toán nghiệp vụ và lưu trữ thông tin đã được thực hiện trên máy vi tính nên doanh nghiệp đã giảm được số lượng các chứng từ và sổ sách lưu trữ ở kho.
55 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2734 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán xác định kết quả kinh doanh của xí nghiệp chế biến và dịch vụ cao su Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uan hệ, điều này sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo.
Lợi nhuận còn là nguồn tích luỹ cơ bản để doanh nghiệp bổ xung vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, khi có lợi nhuận doanh nghiệp sẽ có điều kiện để trích lập các quỹ: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng - phúc lợi, từ đó có điều kiện tái đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh, đổi mới hiện đại hoá máy móc thiết bị, mở rộng quy mô kinh doanh cũng nhưcó điều kiện cải thiện nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.
Lợi nhuận là phương tiện để doanh nghiệp tận dụng, khai thác những tiềm năng thế mạnh của mình, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường và làm tròn trách nhiệm của mình với ba khách thể: Nộp Ngân sách Nhà nýớc, ðảm bảo thu nhập cho ngýời lao ðộng, bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp.
Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, lợi nhuận là nguồn tích luỹ cơ bản để mở rộng tái sản xuất xă hội. Sự tham gia đóng góp của các doanh nghiệp vào Ngân sách Nhà nước được phản ánh ở thuế thu nhập mà doanh nghiệp đã nộp sẽ giúp Nhà nước có điều kiện tập trung thêm vốn để đầu tư mở rộng, xây dựng cơ sở hạ tầng, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển.
Tăng lợi nhuận của doanh nghiệp góp phần tăng vốn tự có của doanh nghiệp, giảm vốn đầu tư của Nhà nước, chuyển lượng vốn đầu tư đó cho doanh nghiệp khác phát triển kinh tế.
Như vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng quan trọng nhất để đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh, nâng cao lợi nhuận là điều kiện để tăng trưởng, phát triển kinh tế.Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì kinh tế Nhà nước mới phát triển được.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp chung
2.3.1.1 Phương pháp duy vật biện chứng
Phương pháp duy vật biện chứng là phương pháp được sử dụng để nghiên cứu, xem xét các sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ nhều mặt và có hệ thống trong sự phát triển và chuyển biến của nó từ lượng sang chất. Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu.
2.3.1.2 Phương pháp duy vật lịch sử
Phương pháp duy vật lịch sử là phương pháp nghiên cứu sự vật, hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng trong những điều kiện lịch sử cụ thể của chúng.Phương pháp sử dụng để nghiên cứu, tìm ra nguồn gốc của vấn đề cần nghiên cứu.
2.3.2 Phương pháp cụ thể
2.3.2.1 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được áp dụng để só sánh các số dư đầu năm và cuối năm của cùng một chỉ tiêu, so sánh các tỷ trọng của các chỉ tiêu như tài sản, nguồn vốn, tỷ suất đầu tư, hệ số thanh toán,…
Phương pháp so sánh theo chiều ngang
Phân tích theo phương pháp này nhằm làm nổi bật sự biến động của một khoản mục nào đó theo thời gian, qua đó sẽ thấy rõ sự thay đổi về lượng và tỷ lệ của khoản mục theo thời gian.
Việc phân tích được tiến hành bằng cách so sánh, đối chiếu về tình hình biến động về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu theo thời gian. Trên cơ sở đó, có thể tìm ra những khoản mục nào đó biến động lớn, tìm ra nguyên nhân và biện pháp để phát huy mặt tích cực hay khắc phục mặt hạn chế một cách kịp thời.
Phương pháp so sánh theo chiều dọc
Mục đích của phương pháp này là đánh giá sự biến động của từng khoản mục so với quy mô chung. Phương pháp phân tích theo chiều dọc dùng số liệu của một khoản mục nào đó trong cột làm chuẩn để quy ra tỷ lệ phần trăm các số liệu khác trong cột rồi so sánh với kỳ trước.
2.3.2.2 Phương pháp phân tích tỷ lệ
Phương pháp phân tích tỷ lệ là việc dựa trên các tỷ lệ chuẩn mực của đại lượng tài chính trong quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu.
2.3.2.3 Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê kinh tế: Trên cơ sở thu thập số liệu tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu nhằm tìm ra quy luật chung.
Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp thu thập thông tin, số liệu về các hoạt động của doanh nghiệp như thống kê các báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết của doanh nghiệp,…sau đó mô tả các hiện tượng, quá trình kinh tế xảy ra trong doanh nghiệp thông qua các sơ đồ, bảng biểu.
2.3.2.4 Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là một phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ sách kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp.
2.3.2.5 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu tại các phòng Tổ chức hành chính, phòng Kế toán - Tài vụ, phòng Kỹ thuật... Bao gồm số liệu sơ cấp và thứ cấp.
Trong quá trình thu thập phải tiến hành xử lý số liệu nhằm tránh bỏ sót, loại bỏ số liệu không cần thiết, sàng lọc số liệu.
2.3.2.6 Phương pháp xử lý số liệu
Đề tài được xử lý bằng một số phần mềm: Microsoft word, Microsoft excell, máy tính dùng để xử lý số liệu.
Phần thứ ba
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Công ty
Xí nghiệp Chế biến và Dịch vụ Cao su thuộc Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk hiện nay, nguyên trước tháng 4/1975 là xưởng chế biến cà phê, cao su của Đồn điền CHPI người Pháp quản lý.
Sau giải phóng và đến tháng 11/1976 Đồn điền CHPI và các đồn điền khác nằm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được Nhà Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà quốc hữu hoá, trưng thu và tiếp nhận trong đó có cả xưởng chế biến cà phê, cao su. Các đồn điền được đổi tên và thành lập mới là các Nông trường quốc doanh thuộc công ty quốc doanh Nông nghiệp Đắk Lắk chủ quản và thuộc Sở Nông nghiệp Đắk Lắk quản lý. Các đồn điền này diện tích chỉ vài ba ngàn ha, cây trồng chủ yếu là cà phê, cao su.
Bộ máy quản lý chủ chốt các Nông trường được Bộ Nông trường điều động từ ngoài Bắc vào, công nhân của các Nông trường đa số là công nhân các Nông trường miền Bắc điều động và tiếp quản và một số ít công nhân cũ của đồn điền CHPI, trong đó có cả công nhân người dân tộc thiểu số.
Công suất của xưởng chế biến cà phê, cao su khi mới tiếp quản: cà phê khoảng 1.000 tấn/năm, cao su khoảng 1.000 tấn/năm. Công nhân của xưởng khoảng 100 người, sản phẩm chủ yếu là sản phẩm thô xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, chủng loại sản phẩm chỉ có một loại: cà phê nhân và mủ cao su tờ. Lúc này, xưởng chế biến cà phê, cao su thuộc Nông trường quốc doanh 11/3 quản lý.
Do nhu cầu và quy mô phát triển đến tháng 12/1980 xưởng chế biến cà phê, cao su được điều động về công ty quốc doanh Nông nghiệp trực tiếp quản lý, điều hành. Xưởng có 104 công nhân, có xưởng trưởng, xưởng phó, các nhân viên thống kê, kế toán giúp việc quản lý, các tổ trưởng điều hành sản xuất.
Đến tháng 7/1984 cây cao su và cây cà phê là hai cây chủ lực của tỉnh được phát triển mạnh, vì vậy công ty quốc doanh Nông nghiệp chia đôi thành hai liên hiệp: liên hiệp các xí nghiệp cà phê và Liên hiệp các xí nghiệp cao su. Xưởng chế biến cà phê, cao su cũng được chia đôi, xưởng chế biến cao su về Liên hiệp các xí nghiệp cao su quản lý, đội ngũ công nhân khoảng 50 – 60 người, trình độ năng lực kỹ thuật còn hạn chế. Sản phẩm cao su chủ yếu có 2 loại: cao su Crép và cao su mủ tờ phục vụ cho một số ít xuất khẩu, còn lại chủ yếu tiêu thụ trong nước, dây chuyền công nghệ chế biến do CHPI để lại, công suất 1,000 tấn/năm, nằm tại km 3 thị xã Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Trong những năm 1978 tỉnh Đắk Lắk phát triển mạnh 2 loại cây trồng chủ lực là cà phê, cao su, riêng ngành cao su thành lập thêm một số Nông trường với diện tích lớn. Đến nay, đã có khoảng 15,000 ha cho thu hoạch ổn định, tương lai tới đã và đang mở rộng thêm diện tích kể cả một số nước bên cạnh như Lào, Campuchia, tỉnh bạn như Gia Lai, Kon Tum.
Vì vậy, đến năm 1993, xưởng chế biến cũ, công nghệ chế biến lạc hậu và vị trí của xưởng chế biến cao su không thể đáp ứng được nhiệm vụ chế biến cả về số lượng tăng và chất lượng sản phẩm cao su theo yêu cầu xuất khẩu và sinh ra ô nhiễm môi trường trong khu vực dân cư thành phố.
Đến tháng 12/1993 xưởng chế biến cao su mới xây dựng tại xã Ea D’rơng, huyện Cư M’gar để mở rộng sản xuất. Xưởng rộng 13.5 ha, công nghệ chế biến tiên tiến nhất, bán tự động được nhập từ Maylaysia, công suất chế biến 10,000 tấn/năm, sản phẩm cao su đa dạng, đòi hỏi kỹ thuật cao, trong đó có khoảng 15 sản phẩm với chất lượng bán thành phẩm cao, đáp ứng đòi hỏi của thị trường trong nước và thế giới.
Đến tháng 10/1998, do yêu cầu phát triển cao su của công ty ngày càng đa dạng, đòi hỏi kỹ thuật cao, trong đó có cả công tác dịch vụ, phục vụ chế biến ngày càng năng động, hiệu quả. Vì vậy, xưởng chế biến cao su sát nhập với Trung tâm dịch vụ KHKT cao su thành Xí nghiệp CB & DV Cao su như ngày nay.Theo quyết định số 294/QĐ – CT ngày 18/10/1998 của Công ty Cao su Đắk Lắk.
Chi nhánh Công ty là 1 trong 13 thành viên trực thuộc Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk. Là đơn vị hạch toán kinh tế báo sổ, vốn hoạt động của xí nghiệp 100% là do công ty cấp. Tuy nhiên khi giao vốn cho Chi nhánh Công ty quản lý và sử dụng, công ty đã tạo hành lang tài chính cần thiết để Chi nhánh Công ty chủ động phát huy quyền làm chủ của mình.
Tuy Chi nhánh Công ty được thành lập trong một thời gian ngắn nhưng với khả năng sẵn có: tinh thần làm việc đầy tâm huyết của ban lãnh đạo đã đưa Chi nhánh Công ty ngày càng lớn mạnh, đội ngũ cán bộ nhạy bén tiếp cận với khoa học kỹ thuật mới, hàng năm Chi nhánh Công ty còn đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn cho các cán bộ công nhân viên.
Hiện nay số lượng công nhân viên Chi nhánh Công ty có 136 người, trong đó bộ phận gián tiếp 27 người, bộ phận trực tiếp lao động có 109 người.
Với những nỗ lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Chi nhánh Công ty đã không ngừng lớn mạnh, được tặng thưởng nhiều giấy khen và bằng khen của các cấp, các ngành.
Năm 2004 được Liên đoàn lao động tỉnh Đắk Lắk tặng cờ cho phong trào xanh - sạch- đẹp, và nhiều bằng khen cho tập thể và các cá nhân.
Năm 1999 được Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk tặng bằng khen.
Năm 2000 được Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk tặng bằng khen cho phong trào phòng cháy chữa cháy 05 năm liền (1996 – 2000).
Năm 2001 được Bộ trưởng Bộ NN & PTNT tặng bằng khen, UBND tỉnh Đắk Lắk tặng cờ thi đua xuất sắc.
Năm 2002 được Thủ Tướng Chính Phủ tặng bằng khen.
Năm 2003 được UBND tỉnh Đắk Lắk tặng bằng khen.
Ngoài ra Chi nhánh Công ty và các đoàn thể được các cấp các ngành tặng bằng khen và nhiều giấy khen cho các phong trào khác.
Năm 2004 Chi nhánh Công ty đề nghị các cấp tặng thưởng huân chương lao động hạng III.
Năm 2005 được giám đốc Công ty tặng thưởng giấy khen cho Chi nhánh Công ty trong phong trào thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
3.1.2 Tổ chức bộ máy, tổ chức sản xuất, tổ chức kế toán tại Chi nhánh Công ty
3.1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý
GIÁM ĐỐC
TBP
Nhân sự - Bảo vệ
TBP
Kỹ thuật sản xuất
TBP
Kế toán tài vụ
PHÓ GIÁM ĐỐC
Đội xe vận chuyển
Tổ Cơ khí -Điện - Nước
Phân xưởng latex
Phân xưởng mủ cốm
DC Mủ nước
DCSkim block
DC Ly tâm
DCMủ tạp
Sơ đồ 3.1 Tổ chức bộ máy quản lý
Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Qua mô hình tổ chức bộ máy quản lý cho thấy Chi nhánh Công ty chuyên về chế biến mủ cao su, các phòng ban được sắp xếp và bố trí như vậy là hợp lý, phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh Công ty, tránh được những quan liêu và sự chỉ đạo chồng chéo lên nhau.
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận
a. Ban giám đốc
Gồm 2 thành viên: một Giám đốc và một Phó giám đốc.
Giám đốc
Là người điều hành chung có quyền lực cao nhất của Chi nhánh Công ty. Chịu trách nhiệm điều hành triển khai mọi hoạt động sản xuất của Chi nhánh Công ty. Giám đốc có quyền đề bạt và sắp xếp nhân sự cho các phòng ban, các bộ phận, có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nâng lương và ký hợp đồng lao động đối với tất cả nhân viên trong Chi nhánh Công ty.
Giám đốc là người có quyền quyết định cao nhất, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh Công ty.
Phó giám đốc
Thừa lệnh Giám đốc điều hành các hoạt động chung trong toàn Chi nhánh về tổ chức nhân sự cho sản xuất, công tác chế biến, cơ khí, điện, nước, đội vận chuyển và công tác môi trường.
Kiểm tra, đôn đốc, trực tiếp điều hành việc giáo dục chính trị tư tưởng, đào tạo hướng dẫn công tác môi trường cho công nhân toàn Chi nhánh.
Đại diện phụ trách công tác ISO 9000 và ISO 14000.
Đề xuất giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác giao nhận, chế biến mủ.
Đề xuất giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác môi trường.
Hoàn thành các công việc khác do lãnh đạo giao.
Bố trí sắp xếp nhân viên phạm vi mình phụ trách.
Tham gia ý kiến trong công tác tổ chức, quản lý và sản xuất của Chi nhánh và Công ty.
Đề nghị đào tạo, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ công nhân viên (CBCNV) trong đơn vị.
b. Phòng Kế toán - Tài vụ
Đứng đầu là Kế toán trưởng, người tham mưu cho Giám đốc về mọi mặt quản lý tài chính giúp Giám đốc chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán tài chính, thống kê và hạch toán gọn nhẹ cho việc hạch toán kế toán với Công ty nhằm nâng cao hiệu suất làm việc của các cán bộ kế toán. Quản lý kịp thời về nhu cầu tài chính của Chi nhánh Công ty. Lập kế hoạch tài chính hàng năm và kế hoạch cung ứng vốn cho hoạt động toàn Chi nhánh Công ty.
Thực hiện, kiểm tra, theo dõi quá trình sử dụng vốn phù hợp với kế hoạch tài chính Công ty giao. Cung ứng vật tư hoá chất kịp thời phục vụ sản xuất thực hiện chế độ thanh toán đối với cán bộ công nhân viên trong toàn Chi nhánh Công ty.
c. Phòng Kỹ thuật
Là phòng tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh Công ty về việc thực hiện kế hoạch sản xuất chế biến của Công ty giao, tổ chức điều hành sản xuất thực hiện kế hoạch sản xuất của Chi nhánh Công ty. Đồng thời thực hiện các định mức kỷ thuật theo quy định của Công ty. Phản ánh kịp thời cho Ban giám đốc những thông số kỷ thuật cần thiết có liên quan đến chất lượng sản phẩm. Lập kế hoạch và đề xuất những ý kiến cần thiết phục vụ cho công tác sản xuất chế biến. Thống kê theo dõi mức thực hiện kế hoạch từng tháng, từng quý, và chỉ đạo cho phân xưởng sản xuất kịp thời đúng chuẩn loại, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng sản phẩm của lô hàng mà Công ty đã ký hợp đồng với khách hàng. Thực hiện duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000.
d. Tổ cơ khí - điện- nước
Đảm bảo máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Nắm bắt tình hình cung cấp điện, nước, chủ động nguồn điện và lượng nước phục vụ sản xuất cung như nhu cầu sử dụng cho sinh hoạt của toàn Chi nhánh Công ty.
Gia công, lắp đặt một số hạng mục phục vụ nhu cầu sản xuất.
e. Đội vận chuyển
Điều hành công tác vận chuyển nguyên vật liệu theo hợp đồng giữa Chi nhánh Công ty và các đơn vị trong ngành. Tổ chức vận chuyển hàng hoá khác do Chi nhánh Công ty và Công ty yêu cầu. Tổ chức quản lý đội xe và lái xe an toàn khi tham gia giao thông. Phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết kịp thời, hiệu quả khi có sự cố về phương tiện vận chuyển của Chi nhánh Công ty.
f. Phân xưởng chế biến
Trực tiếp chế biến mủ được nhập về từ các Nông trường khai thác trực thuộc Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk. Chế biên theo yêu cầu của Công ty. Tuân thủ các quy định bảo hộ lao động, thực hiện nghiêm các quy định, quy trình chế biến tại Chi nhánh Công ty.
3.1.2.3 Tổ chức sản xuất tại Chi nhánh Công ty
Xí nghiệp Chế biến và Dịch vụ Cao su Đắk Lắk trực thuộc Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk nên vốn chủ sở hữu do Công ty cấp. Chi nhánh Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng. Hàng năm hoạt động theo kế hoạch nhà nước.
Ngành nghề chính của Chi nhánh Công ty là Chế biến và Dịch vụ Cao su, sơ chế nguyên liệu mủ cao su theo tiêu chuẩn chất lượng 3769 – 1995. Thu nhập chủ yếu từ việc chế biến các loại mủ thứ phẩm thành các loại sản phẩm mới.
Là đơn vị hạch toán kinh tế báo sổ trực thuộc Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk. Thực hiện chức năng quản lý lao động, vật tư và cơ sở vật chất kỹ thuật…tổ chức chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên theo chế độ. Trong thời gian gần đây, số lượng cũng như chất lượng sản phẩm của Chi nhánh Công ty ngày càng tăng. Quy mô Xí nghiệp mở rộng sang Lào, Đắk Nông, Gia Lai…khẳng định được sự phát triển ngày càng vượt bậc của Chi nhánh Công ty.
Sản phẩm cao su sơ chế của Chi nhánh Công ty là nguyên vật liệu cho các ngành chế biến công nghệ cao su thuộc các ngành công nghiệp khác như: sản xuất xăm lốp ô tô, băng tải cao su, các vật dụng làm bằng nhựa cao su …
Quy trình sản xuất chế biến cao su được thực hiện trên hai dây chuyền công nghệ chế biến, đó là dây chuyền chế biến mủ cốm và dây chuyền chế biến mủ latex.
Kết quả sản xuất của Chi nhánh Công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.1 Kết quả chế biến
Đơn vị tính: tấn
Chỉ tiêu
2009
2010
2011
2010/2009
2011/2010
±∆
%
±∆
%
Mủ cao su SVR3L
6,490
6,530
6,835
40
0.6
305
4.5
Mủ cao su SVR CV 50
43
68
19
25
36.8
-49
-257.9
Mủ cao su SVR CV 60
2,130
2,539
1,323
409
16.1
-1,216
-91.9
Mủ cao su SVR 5
305
320
485
15
4.7
165
34
Mủ cao su SVR 10
3,450
3,534
2,698
84
2.4
-836
-31
Mủ cao su SVR 20
481
493
275
12
2.4
-218
-79.3
Mủ cao su SVR 10CV
1,233
1,250
1,231
17
1.4
-19
-1.5
Mủ cao su SVR N.Lệ
55
42
126
-13
-31
84
66.7
Mủ latex LA
132
384
31
252
65.6
-353
-1138.7
Mủ latex HA
1,032
1,119
1,020
87
7.8
-99
-9.7
Mủ Skim Blook
232
273
192
41
15
-81
-42.2
Tổng sản phẩm
15,583
16,552
14,235
969
5.9
-2,317
-16.3
Tổng sản phẩm mủ cốm
14,187
14,776
12,992
589
4.0
-1,784
-13.7
Tổng sản phẩm mủ Latex
1,164
1,503
1,051
339
22.6
-452
-43.0
Tổng sản phẩm mủ SkimBlook
232
273
192
41
15.0
-81
-42.2
Nguồn: Phòng Kỹ thuật
Qua bảng trên, ta thấy kết quả chế biến của Chi nhánh Công ty qua ba năm 2009-2011 là có nhiều biến động, cụ thể là:
Tổng sản phẩm năm 2010 so với năm 2009 tăng 969 tấn tương ứng với 5.9%.
Tổng sản phẩm năm 2011 so với năm 2010 giảm 2,317 tấn, tương ứng với 20.20%.
Như vậy, ta thấy năm 2011 sản phẩm của Chi nhánh Công ty giảm so với hai năm trước. Nguyên nhân là do khối lượng mủ cao su đầu vào giảm khiến cho Chi nhánh Công ty hoạt động không hết công suất.Chi nhánh Công ty chế biến mủ của các nông trường nên hoàn toàn lệ thuộc vào tình hình của các nông trường. Vào năm 2011, điều kiện tự nhiên của Đắk Lăk không thuận lợi để cho cây cao su phát triển và cho năng suất mủ.
3.1.2.4 Tổ chức công tác kế toán tạiChi nhánh Công ty
a. Tổ chức bộ máy kế toán
Công tác kế toán ở Chi nhánh Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Toàn bộ công việc từ khâu luân chuyển chứng từ ban đầu đến khi lập kế toán tài chính đều được tập trung tiến hành tại phòng Kế toán - Tài vụ. Phòng Kế toán – Tài vụ của Chi nhánh Công ty gồm 5 người được tổ chức theo sơ đồ sau:
Kế Toán Trưởng
Kế Toán Vật Tư
Kế Toán
TT - Tiền Lương
Thủ Quỹ
Kế Toán Tài Sản Cố Định
Kế Toán Tổng Hợp
Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ
Sơ đồ 3.2 Tổ chức bộ máy kế toán
Chú thích:
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Nhận xét:Chi nhánh Công ty tổ chức quản lý bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Theo hình thức này tất cả mọi công việc kế toán như: Phân loại chứng từ, định khoản, ghi sổ tính giá thành tập trung ở phòng Kế toán - Tài vụ.
Theo mô hình này các số liệu thống kê ở các phân xưởng sản xuất thường thực hiện các công việc như theo dõi ngày công lao động, tổ chức tính lương từng bộ phận, thống kê phản ánh các loại vật liệu sử dụng, chi phí máy móc sản xuất hàng ngày, tổng hợp và báo cáo về phòng Kế toán - Tài vụ, từ thu thập chứng từ đến việc lập bảng và báo cáo kế toán.
b. Chức năng và nhiệm vụ
Kế toán trưởng
Phụ trách chung công tác hạch toán của Chi nhánh Công ty và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước phòng Tài chính - Kế toán của Công ty về toàn bộ tài chính của Chi nhánh Công ty. Chịu trách nhiệm về hoạt động chuyên môn nghiệp vụ tại Chi nhánh Công ty, thực hiện các quy định về nguyên tắc kế toán trong doanh nghiệp. Tổ chức kiểm tra công tác kế toán nội bộ, đảm bảo việc ghi chép chính xác, kịp thời đúng theo quy định chế độ, thể lệ tài chính nhà nước.
Kế toán vật tư
Theo dõi ghi chép tình hình nhập, xuất tồn nguyên vật liệu - vật tư.
Kế toán thanh toán - tiền lương
Theo dõi kiểm tra tính toán quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương cho người lao động.
Tập hợp các bảng chấm công, chi phí nhân công trực tiếp, tiền lương và các khoản trích theo lương, các khoản phụ cấp đối chiếu với kế toán thanh toán để chi trả lương cho công nhân, tổng hợp các chi phí để có thể lập báo cáo xác định kết quả kinh doanh, lợi nhuận.
Theo dõi tình hình công nợ của Chi nhánh Công ty và các khoản tạm ứng nội bộ… Kế toán thanh toán lập các khoản thu nội bộ, khoán sử dụng vốn bằng tiền khác.
Kế toán tài sản cố định
Theo dõi kiểm tra tình hình tăng giảm và khấu hao tài sản cố định, tổng hợp các chi phí để có thể lập báo cáo xác định kết quả kinh doanh, lợi nhuận.
Kế toán tổng hợp
Chỉ đạo tổng hợp số liệu, tổ chức ghi chép các số liệu về nghiệp vụ có liên quan đến sản xuất kinh doanh như: tình hình tiêu thụ, xuất nhập vật tư, thành phẩm…
Chịu trách nhiệm ghi sổ tổng hợp, đối chiếu số liệu tổng hợp và chi tiết.
Kiểm tra công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ chứng từ tài liệu kế toán.
Thủ quỹ - thủ kho
Theo dõi chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến việc thanh toán và chi trả tiền, các khoản tiền mặt nhập, xuất quỹ hàng ngày kế toán vốn bằng tiền phải kiểm tra số tiền còn tồn ở quỹ để tránh mất mát hao hụt.
c. Hình thức kế toán
Chi nhánh Công ty áp dụng hình thức kế toán máy trong công tác kế toán nhưng dựa trên hình thức nhật ký chung.
Nhật ký chung là hình thức kế toán đơn giản số lượng sổ sách gồm: Sổ nhật ký, sổ cái và các sổ chi tiết cần thiết. Đặc trưng cơ bản của hình thức này là tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật Ký Chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi vào Sổ Cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
CHỨNG TỪ GỐC
SỔ NHẬT KÝ ĐẶC BIỆT
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
SỔ, THẺ KẾ TOÁN CHI TIẾT
SỔ CÁI
BẢNG T.HỢP
CHI TIẾT
BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Sơ đồ 3.3 Tổ chức hạch toán theo hình thức Nhật ký chung
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Nhận xét: Tổ chức công tác kế toán của Chi nhánh Công ty áp dụng hình thức nhật ký chung phù hợp với đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Từ đó giúp cho bộ phận kế toán có thể phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và giảm được khối lượng của công việc.
d. Trình tự ghi sổ
Hàng ngày, định kỳ căn cứ vào chứng từ gốc đã kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp. Kế toán ghi vào nhật ký chung đồng thời ghi vào thẻ hạch toán chi tiết hoặc vào sổ đặc biệt. Sau đó lấy số liệu từ sổ nhật ký chung để vào sổ cái các tài khoản cố định. Cuối tháng kế toán căn cứ vào sổ, thẻ hạch toán chi tiết sổ nhật ký đặc biệt và từ sổ cái, kế toán tiến hành lập bảng cân đối phát sinh và lập báo cáo tài chính.
e. Hệ thống chứng từ kế toán
Chế độ chứng từ mà Chi nhánh Công ty áp dụng thi hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính đúng danh mục chứng từ theo quy định.
Chi nhánh Công ty là một đơn vị trực thuộc Công ty nên chỉ sử dụng 32 tài khoản được hạch toán theo quy định chung của Bộ Tài Chính và quy định của Công ty.
f. Chế độ báo cáo kế toán
Báo cáo năm, thực hiện đúng chế độ quy định của Bộ Tài Chính gồm:
Bảng cấn đối kế toán ( Balance sheet). Mẫu B01-DN
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( Income Statement). Mẫu B02-DN
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash Flows). Mẫu B03-DN
Thuyết minh báo cáo tài chính(Expliaintion of Financial Statement) MẫuB09-DN
Các báo cáo khác có liên quan.
3.1.2.5 Tình hình chung về lao động của Chi nhánh Công ty
Bảng 3.2 Báo cáo thống kê nguồn nhân lực (quý IV) năm 2011
Đơn vị tính: người
Nội dung
Số lượng
Nội dung
Số lượng
1. Tổng số lao động có đến ngày 31/12/2010
149
- Phòng nhân sự - bảo vệ
5
a.Tăng trong kỳ
6
- Phòng kỷ thuật
11
Tuyển dụng
1
- Quản đốc
3
- Chuyển đến
5
- Đội trưởng, phó
1
b.Giảm trong kỳ
19
b Công nhân trực tiếp
109
- Nghỉ thôi việc (điều 17)
2
- Tiếp nhận nhiên liệu
4
- Nghỉ thôi việc (điều 42)
4
- Cơ khí điện nước
10
- Hưu trí
0
- Môi trường
10
- Chuyển công tác, điều động
11
- Lái xe
18
- Kỷ luật sa thải
2
- Bốc xếp
8
- Lý do khác + tuất CDHĐ
0
- Nhân viên bảo vệ
8
2. Tổng số lao động có đến ngày 31/12/2011
136
- Công nhân chế biến mủ
55
- Nam
102
+ Dây chuyền1+ đánh đông
20
- Nữ
34
+ Dây chuyền 2
20
a. Gián tiếp
27
+ Dây chuyền Latex
15
- Ban giám đốc
2
- Phòng kế toán tài vụ
5
- Phòng kế toán tài vụ
5
Nguồn: Phòng Nhân sự - Bảo vệ
Nhận xét: Qua báo cáo tăng giảm lao động năm 2011 ta thấy số lượng lao động giảm xuống so với năm 2010 là 13 người. Loại hình hoạt động của Chi nhánh Công ty là chế biến và dịch vụ nên số lượng lao động trực tiếp chiếm tỉ trọng lớn hơn lao động gián tiếp. Như vậy, kết cấu lao động của Chi nhánh Công ty là hợp lý, phù hợp với yêu cầu và khối lượng công việc của Chi nhánh Công ty.
Bảng 3.3 Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Thực hiện
2010/2009
2011/2010
2009
2010
2011
±∆
%
±∆
%
1. Tổng quỹ lương
6,496,996
15,283,098
17,551,775
8786102
57.5
2,268,677
12.9
2. Tiền thưởng
872,951
3,320,590
3,709,032
2,447,639
73.7
388,442
10.5
3. Tổng thu nhập
7,369,947
18,603,688
21,360,807
11,233,741
60.4
2,657,119
12.5
4. Tiền lương bình quân
2,518
6,703
7,698
4,185
62.4
995
12.9
5. Thu nhập bình quân
3,105
8,032
9,429
4,927
61.3
1,397
14.8
Nguồn: Phòng Kế toán-Tài vụ
Thu nhập của cán bộ công nhân viên cũng tăng lên rõ rệt góp phần cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần của họ. Chứng tỏ Chi nhánh Công ty ngày càng quan tâm đến đời sống của CBCNV và Chi nhánh Công ty có những chính sách khuyến khích tinh thần của CBCNV để họ làm việc hiệu quả hơn. Cụ thể thu nhập của CBCNV của năm 2011 tăng 1,397 nghìn đồng so với năm 2010 tương đương 14.8%. Tổng tiền thưởng của Chi nhánh Công ty tăng liên tục qua 3 năm 2009-2011: Năm 2010 tăng 2,447,639 nghìn đồng so với năm 2009 tương ứng 73.7%, năm 2011 tăng 388,442 nghìn đồng so với năm 2010 tương ứng 10.5%.
3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Công ty
Để tiến hành đánh giá kế toán hiệu quả sản xuất kinh doanh ta phải đánh giá hiệu quả của việc sản xuất kinh doanh, phân tích tình hình lợi nhuận, chi phí để đưa ra một cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động của Chi nhánh Công ty. Bằng những phương pháp kế toán đã được học và nghiên cứu tại Chi nhánh Công ty ta sẽ biết được rằng Chi nhánh Công ty đã tính lợi nhuận và chi phí như thế nào? Sau đây là một vài số liệu minh họa cho vấn đề nêu ở trên.
Bảng 3.4 Báo cáo kết quả kinh doanh của 3 năm
Đơn vị tính: nghìn đồng
CHỈ TIÊU
2009
2010
2011
2010/2009
2011/2010
±∆
%
±∆
%
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
33,011,312
47,766,312
59,858,830
14,755,000
30.89
12,092,518
20.20
2. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
33,011,312
47,766,312
59,858,830
14,755,000
30.89
12,092,518
20.20
3. Giá vốn hàng bán
32,916,545
47,478,919
59,568,785
14,562,374
30.67
12,089,866
20.30
4. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
94,767
287,393
290,045
192,626
67.03
2,652
0.91
5. Doanh thu họat động tài chính
1,661
5,030
8,955
3,369
66.98
3,925
43.83
6. Chi phí tài chính
700
886
1,313
186
20.99
427
32.52
- trong đó: chí phí lãi vay
700
884
1,313
184
20.81
429
32.67
7. Lợi nhuận thuần từ HĐKD
95,727
321,538
297,687
225,811
70.23
-23,851
-8.01
8. Thu nhập khác
51,266
3,548
-51,266
3,548
100
9. Chi phí khác
4,041
1,470
-4,041
1,470
100
10. Lợi nhuận khác
47,224
2,078
-47,224
2,078
100
11. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
142,952
291,538
299,766
148,586
50.97
8,228
2.74
12. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
142,952
291,538
299,766
148,586
50.97
8,228
2.74
Nguồn: Phòng Kế toán - Tài vụ
Qua bảng trên, ta thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh Công ty qua ba năm 2009-2010 là có nhiều biến động và có chiều hướng giảm, cụ thể là:
- Tổng doanh thu năm 2010 so với năm 2009 tăng 14,755,000 nghìn đồng tương ứng với 30.89%.
- Tổng doanh thu năm 2011 so với năm 2010 tăng 12,092,518 nghìn đồng, tương ứng với 20.20%.
Như vậy, ta thấy năm 2011 doanh thu của Chi nhánh Công ty có tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn chi phí sản xuất. Điều đó chứng tỏ Chi nhánh Công ty càng chú trọng trong khâu chế biến mủ cao su để nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong tình hình nền kinh tế nước ta có nhiều biến động thì đây là một sự cố gắng rất nhiều của Chi nhánh Công ty trong sản xuất để tăng nguồn cung cấp sản phẩm cho thị trường làm tăng lợi nhuận. Vì vậy, trong kì sản xuất kinh doanh tới Chi nhánh Công ty cần tiếp tục nâng cao chất lượng và khối lượng sản phẩm.
Ta thấy rằng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh Công ty diễn ra tương đối thuận lợi. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thể hiện qua 3 năm tăng một cách nhanh chóng, tuy sản lượng sản phẩm có giảm nhưng chất lượng được cải thiện mặt khác trong những năm gần đây giá cả các sản phẩm làm từ cao su tăng nhanh do biến động của thị trường thế giới. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ từ năm 2009 đến năm 2011 tăng vì giá cao su trong thời gian này cao. Các khoản thu nhập khác có chiều hướng giảm dần đặc biệt trong năm 2010 điều này chứng tỏ rằng Chi nhánh Công ty dần chỉ chú trọng đến việc sản xuất các sản phẩm chính. Các khoản chi phí khác có chiều hướng giảm trong năm 2009 và năm 2010 nhưng trong năm 2011 thì lại tăng một cách nhảy vọt điều này chứng tỏ rằng Chi nhánh Công ty đã quan tâm hơn đến các vấn đề liên quan đến sản xuất. Chi nhánh Công ty còn tham gia các hoạt động khác nhằm làm tăng thêm thu nhập. Tổng lợi nhuận sau thuế từ năm 2009 đến năm 2011 có chiều hướng tăng nhanh đặc biệt là trong giai đoạn năm 2009-2010 lợi nhuận sau thuế tăng từ 142,952 nghìn đồng lên 291,538 nghìn đồng tương ứng 50.97%.
Chi nhánh Công ty cần đưa ra các giải pháp tích cực hơn nhằm giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh với các sản phẩm sản xuất từ nước ngoài.
3.2 Kết quả nghiên cứu.
3.2.1 Kế toán doanh thu và thu nhập
3.2.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng hóa và dịch vụ
a. Đặc điểm
Chi nhánh Công ty chủ yếu gia công chế biến mủ cho các đơn vị khác.
b. Chứng từ, thủ tục luân chuyển chứng từ
Chứng từ: hóa đơn GTGT, phụ kiện.
Thủ tục luân chuyển chứng từ
Hóa đơn GTGT
Căn cứ vào đơn đặt hàng của khách hàng, phòng Kế toán – Tài vụ tiến hành lập hóa đơn bán hàng (GTGT), phản ánh lên đó số lượng sản phẩm xuất bán, đơn giá bán (trong trường hợp này không ghi đơn giá vì có quá nhiều mặt hàng với những đơn giá khác nhau) và tính tổng thành tiền mà Chi nhánh Công ty thu được. Hóa đơn được lập một lần 3 liên.
Liên 1: Lưu cùi phiếu.
Liên 2: Giao cho khách hàng.
Liên 3: Phòng Kế toán – Tài vụ giữ để lưu vào sổ nhật ký bán hàng, sổ chi tiết bán hàng và sổ cái tổng hợp.
Phụ kiện
Bên mua lập phiếu nhập kho cho những sản phẩm hoàn thành, đạt chất lượng và nửa tháng sẽ tổng hợp những phiếu nhập kho lại để bắt đầu lập phụ kiện (thuộc hợp đồng mua bán) và phụ kiện được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản. Phụ kiện này là một bộ phận không tách rời hóa đơn chính nói trên và có hiệu lực kể từ ngày ký.
c. Sổ sách kế toán
Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết bán hàng, sổ nhật ký bán hàng.
Sổ kế toán tổng hợp: Sổ cái TK 511
d. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Ngày 30/06/2011 xí nghiệp chuyển nợ Cty CP Đakrutchech tiền điện tiêu thụ và tiền gia công chế biến mủ theo chứng từ số HT5-0004 với số tiền chưa VAT 10% là 43,895,026 (đ). Kế toán ghi:
Nợ TK 131 48,284,528.6
Có TK 511(1) 43,895,026
Có TK 333 4,389,502.6
Đồng thời kết chuyển vào TK 911 theo số chứng từ KCT-0005, kế toán ghi:
Nợ TK 511 43,895,026
Có TK 911 43,895,026
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Tài khoản : Doanh thu bán hàng hóa [5111]
Từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/12/2011
Số ctừ
Ngày ctừ
Diễn giải
TKĐƯ
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số dư đầu kỳ
KCT-0005
30/06/2011
Kết chuyển 511 về 911
911
43,895,026
0
HT5-0004
30/06/2011
Chuyển nợ CTy CP Đakrutchech tiền điện tiêu thụ + tiền G/c CB mủ
131
0
43,895,026
KCT-0005
30/09/2011
Kết chuyển 511 về 911
911
74,850,021
0
HT1-0002
30/09/2011
Doanh thu gia công mủ quý 3/2011 (Đakrutech)
131
0
74,850,021
HT5-0005
30/12/2011
Doanh thu gia công CB mủ Cty Quang Anh
131
0
186,627,840
KCT-0005
31/12/2011
Kết chuyển 511 về 911
911
359,564,706
0
HT5-0025
31/12/2011
Doanh thu CP gia công mủ (Đaknoruco + Đakrutech)
131
0
80,524,942
HT5-0025
31/12/2011
Doanh thu CP gia công mủ (Đaknoruco + Đakrutech)
131
0
92,411,924
Tổng cộng:
478,309,753
478,309,753
Luỹ kế:
478,309,753
478,309,753
Dư cuối:
-
3.2.1.2 Kế toán doanh thu nội bộ
a. Đặc điểm
Sau khi sản phẩm được hoàn thành thì được đánh giá chất lượng và phân cấp sản phẩm. Các loại sản sản phẩm được nhập kho và sau khoảng 3 ngày sẽ chuyển lên Tổng công ty.
b. Chứng từ, thủ tục luân chuyển chứng từ
Chứng từ: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Ghi chú:
Liên 1: Lưu
Liên 2: Dùng để vận chuyển hàng
Liên 3: Nội bộ
c. Sổ sách kế toán
Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết TK 512
Sổ kế toán tổng hợp: Sổ cái TK 512
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Tài khoản : Doanh thu cung cấp dịch vụ [5123]
Từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/12/2011
Số ctừ
Ngày ctừ
Diễn giải
TKĐƯ
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số dư đầu kỳ
......
……
…….
…
…….
……
KCT-0006
31/12/2011
Kết chuyển 512 về 911
911
59,263,645,363
-
HT5-0035
31/12/2011
Doanh thu chế biến mủ năm 2011
336
-
26,861,493,372
HT5-0034
31/12/2011
DT cắt mủ đông các NT năm 2011
336
-
15,960,000
HT5-0033
31/12/2011
Doanh thu vận chuyển năm 2011
336
-
1,088,745,804
HT5-0039
31/12/2011
Giảm DT do giảm khấu hao
336
-
(1,726,002,355)
HT5-0033
31/12/2011
Doanh thu vận chuyển năm 2011
336
-
717,178,506
……
……
……
…
……
……
Tổng cộng:
59,380,520,090
59,380,520,090
Luỹ kế:
59,380,520,090
59,380,520,090
Dư cuối:
-
3.2.1.3 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
a. Đặc điểm
Nguồn thu hoạt động tài chính của Chi nhánh Công ty chủ yếu là lãi từ tiền gửi ngân hàng.
b. Chứng từ, thủ tục luân chuyển chứng từ
Chứng từ: Giấy báo có (thu lãi tiền gửi ngân hàng).
Thủ tục luân chuyển chứng từ: Khi nhận được giấy báo có của ngân hàng gửi về kế toán sẽ ghi vào sổ chi tiết TK 515, sổ cái và chứng từ được lưu lại ở phòng Kế toán – Tài vụ.
c. Sổ sách kế toán
Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết TK 515.
Sổ kế toán tổng hợp: Sổ cái TK 515.
d. Kế toán một số nghiệp vụ phát sinh
Ngày 31/01/2011, nhận được thông báo tiền lãi T1/2011 của ngân hàng Agribank theo chứng từ số PT3-00003 với số tiền là 478,800 (đ). Kế toán vào sổ như sau:
Nợ TK 112(1) 478,800
Có TK 515 478,800
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Tài khoản : Doanh thu hoạt động tài chính [515]
Từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/12/2011
Số ctừ
Ngày ctừ
Diễn giải
TKĐƯ
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số dư đầu kỳ
KCT-0005
31/01/2011
Kết chuyển 515 về 911
911
478,800
-
PT3-00003
31/01/2011
Lãi tiền gửi ngân hàng T1/2011
1121
-
478,800
….
….
………..
…..
…….
……
KCT-0007
31/12/2011
Kết chuyển 515 về 911
911
923,400
-
PT3-0003
31/12/2011
Lãi tiền gửi tháng 12/2011
1121
-
923,400
Tổng cộng:
8,955,200
8,955,200
Luỹ kế:
8,955,200
8,955,200
Dư cuối:
-
3.2.1.4 Kế toán thu nhập khác
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Tài khoản : Thu nhập khác [711]
Từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/12/2011
Số ctừ
Ngày ctừ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số dư đầu kỳ
KCT-0008
31/12/2011
Kết chuyển 711 về 911
911
3,548,160
-
HT1-0002
31/12/2011
Kết chuyển thu nhập, chi phí khác
331
-
3,548,160
Tổng cộng:
3,548,160
3,548,160
Luỹ kế:
3,548,160
3,548,160
Dư cuối:
-
3.2.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Chi nhánh Công ty không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu.
3.2.3 Kế toán chi phí
3.2.3.1 Kế toán giá vốn hàng bán
a. Đặc điểm
Chi nhánh Công ty tính giá vốn hàng bán dựa trên phiếu xuất kho sản phẩm, hàng hóa tính theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ.
b. Chứng từ, thủ tục luân chuyển chứng từ
Chứng từ: Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho thành phẩm; bảng kê xuất kho thành phẩm; biên bản kiểm hóa/phiếu nhập kho thành phẩm.
Thủ tục luân chuyển chứng từ
Chi nhánh Công ty căn cứ vào phụ kiện để lập bảng kê xuất kho thành phẩm. Bảng kê này do phòng Kế toán – Tài vụ lập và phản ánh vào đó giá vốn hàng xuất kho tiêu thụ. Bảng tổng hợp xuất kho tiêu thụ do phòng Kế toán – Tài vụ lập vào cuối mỗi quý, căn cứ theo các hóa đơn phát sinh trong từng tháng của quý đó.
Bảng kê nhập kho thành phẩm do phòng Kế toán – Tài vụ lập vào mỗi quý, căn cứ vào bảng kê xuất kho thành phẩm, sao cho số lượng sản phẩm nhập vào phải trước ngày sản phẩm xuất bán. Căn cứ vào bảng kê xuất kho thành phẩm và bảng kê nhập kho thành phẩm, kế toán lập bảng nhập xuất tồn kho thành phẩm.
c. Sổ sách kế toán
Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết TK 632.
Sổ kế toán tổng hợp: Sổ cái TK 632
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Tài khoản : Giá vốn hàng bán [632]
Từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/12/2011
Số ctừ
Ngày ctừ
Diễn giải
TKĐƯ
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số dư đầu kỳ
KCT-0004
31/01/2011
Kết chuyển 154 về 632
154HA
14,662,014
-
KCT-0006
31/01/2011
Kết chuyển 632 về 911
911
-
14,662,014
……
………
…………
……
…………
…………
KCT-0004
31/12/2011
Kết chuyển 511 về 911
154TAM
17,056,355,000
-
KCT-0010
31/12/2011
Kết chuyển 632 về 911
911
-
17,056,355,000
Tổng cộng:
59,568,784,572
59,568,784,572
Luỹ kế:
59,568,784,572
59,568,784,572
Dư cuối:
-
3.2.3.2 Kế toán chi phí hoạt động tài chính
a. Đặc điểm
Chi phí tài chính của Chi nhánh Công ty chủ yếu là trả lãi tiền vay ngân hàng.
b. Chứng từ, thủ tục luân chuyển chứng từ
Chứng từ: giấy báo nợ (trả lãi tiền vay ngân hàng).
Thủ tục luân chuyển chứng từ: Định kỳ phải trả lãi tiền vay ngân hàng khi nhận
được giấy báo nợ của ngân hàng gửi về kế toán sẽ ghi vào sổ chi tiết TK 635 và sổ cái.
c. Sổ sách kế toán
Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết TK 635
Sổ kế toán tổng hợp: Sổ cái TK 635
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Tài khoản : Chi phí hoạt động tài chính [6351]
Từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/12/2011
Số ctừ
Ngày ctừ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số dư đầu kỳ
PC3-00001
24/01/2011
Chuyển trả tiền mua vật tư điện
1121
16,500
-
PC3-00002
27/01/2011
Chuyển tả tiền điện tiêu thụ kỳ 2 tháng 01/2011
1121
15,109
-
PC3-00003
28/01/2011
Chuyễn trả tiền SC xe VC
1121
11,000
-
KCT-0007
31/01/2011
Kết chuyển 635 về 911
911
-
42,609
……….
……..
………….
…..
……..
……..
KCT-007
30/11/2011
Kết chuyển 635 về 911
911
-
180,550
PC3-0001
20/12/2011
Chuyển trả tiền mua máy chiếu
1121
22,000
-
KCT-0011
31/12/2011
Kết chuyển 635 về 911
911
-
22,000
Tổng cộng:
1,313,036
1,313,036
Luỹ kế:
1,313,036
1,313,036
Dư cuối:
-
3.2.3.3 Kế toán chi phí khác
Các khoản chi phí khác tại Chi nhánh Công ty bao gồm: chi phí điện sinh hoạt KCN, giá trị còn lại của tài sản thanh lý …
Nghiệp kinh tế phát sinh
Theo số chứng từ HT1-0002, vào ngày 31/12/2011 kết chuyển thu nhập, chi phí khác với số tiền là 1,470,000 (đ). Kế toán ghi:
Nợ TK 811 1,470,000
Có TK 331 1,470,000
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Tài khoản : Chi phí khác [811]
Từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/12/2011
Số ctừ
Ngày ctừ
Diễn giải
TKĐƯ
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số dư đầu kỳ
HT1-0002
31/12/2011
Kết chuyển thu nhập, chi phí khác
331
1,470,000
-
KCT-0009
31/12/2011
Kết chuyển 811 về 911
911
-
1,470,000
Tổng cộng:
1,470,000
1,470,000
Luỹ kế:
1,470,000
1,470,000
Dư cuối:
-
3.2.3.4 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Chi nhánh Công ty không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
3.2.4 Kế toán xác định kết quả kinh doanh
3.2.4.1 Đặc điểm
Chi nhánh Công ty xác định kết quả kinh doanh vào cuối mỗi năm.
3.2.4.2 Chứng từ, thủ tục luân chuyển chứng từ
a. Chứng từ
Phiếu xuất kho, bảng kê xuất kho, hóa đơn GTGT, bảng kê, chứng từ hàng hóa – dịch vụ mua vào,...
b. Thủ tục luân chuyển chứng từ
Căn cứ vào sổ cái tài khoản doanh thu chi phí và tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính (quý); tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (năm) để hạch toán các bút toán kết chuyển xác định kết quả sản xuất kinh doanh.
3.2.4.3 Sổ sách kế toán
a. Sổ kế toán chi tiết
Chi nhánh Công ty không thực hiện vì Chi nhánh Công ty chỉ theo dõi kết quả kinh doanh trên phạm vi toàn Chi nhánh Công ty.
b. Sổ kế toán tổng hợp: Sổ cái TK 911
3.2.4.4 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Vào ngày 31/12/2011 kết chuyển doanh thu nội bộ để xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi:
Nợ TK 512(5) 59,263,645,363
Có TK 911 59,263,645,363
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Tài khoản : Xác định kết quả kinh doanh [911]
Từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/12/2011
Số ctừ
Ngày ctừ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Phát sinh
Nợ
Phát sinh
Có
Số dư đầu kỳ
KCT-0006
31/01/2011
Kết chuyển 632 về 911
632
2,448,678,559
-
KCT-0007
31/01/2011
Kết chuyển 635 về 911
6351
42,609
-
KCT-0008
31/01/2011
Kết chuyển 911 về 4212
4212
-
2,448,242,368
…..
……
…………..
…….
……………..
………………
KCT-0005
31/12/2011
Kết chuyển 511 về 911
5111
-
359,564,706
KCT-0006
31/12/2011
Kết chuyển 512 về 911
5123
-
59,263,645,363
Tổng cộng:
97,399,847,356
97,399,847,356
Luỹ kế:
97,399,847,356
97,399,847,356
Dư cuối:
-
3.3 Nhận xét và đánh giá về công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh
3.3.1 Những kết quả đạt được
Trong công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh, kế toán Chi nhánh Công ty đã tổ chức một cách linh hoạt vừa đơn giản vừa đáp ứng yêu cầu quản lý với số lượng sản phẩm đa dạng, phong phú. Công tác tổ chức này đã có những kết quả sau:
Trong công tác tổ chức hạch toán tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh, kế toán đã áp dụng hệ thống tài khoản kế toán hiện hành theo đúng chế độ của BTC ban hành, phù hợp với mô hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Công ty.
Trong việc tổ chức hệ thống sổ sách, kế toán Chi nhánh Công ty đã áp dụng hình thức Nhật ký chung phù hợp với lao động kế toán thủ công và tạo điều kiện cho việc chuyên môn hoá công tác kế toán. Tổ chức hệ thống sổ sách và luân chuyển sổ kế toán hợp lý, khoa học trên cơ sở vận dụng một cách sáng tạo chế độ kế toán hiện hành và phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Chi nhánh Công ty.
Công tác đào tạo cán bộ kế toán được chú trọng, hiện nay Chi nhánh Công ty không ngừng tạo điều kiện cho các nhân viên đi học thêm nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn.
Việc tổ chức hệ thống sổ sách và luân chuyển sổ kế toán hợp lý, khoa học trên cơ sở vận dụng một cách sáng tạo chế độ kế toán hiện hành và rất phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Chi nhánh Công ty. Có sự chỉ đạo thống nhất ở tất cả các phòng ban và phân xương, nhờ vậy hạch toán kế toán và báo cáo kế toán được thực hiện nề nếp,quản lý khá chặt chẽ về các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh.
3.3.2 Một số mặt hạn chế
- Việc kiểm soát giá vốn còn gặp nhiều khó khăn.
- Việc quản lý các chi phí ngoài sản xuất chưa tốt.
3.3.3 Nguyên nhân
Với đội ngũ lãnh đạo năng động, khả năng nắm bắt thông tin trên thị trường nhạy bén, cơ cấu tổ chức khoa học, gọn nhẹ, phù hợp với nhu cầu kinh doanh. Ban Giám đốc hàng năm xây dựng kế hoạch đề ra phương hướng, mục tiêu phấn đấu cụ thể, đồng thời có những đối sách phù hợp, kịp thời đảm bảo cho hoạt động kinh doanh thuận lợi.
Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế thì phương thức kinh doanh và công tác quản lý của Chi nhánh Công ty cũng có những thay đổi để phù hợp với cơ chế mới. Sự chuyển đổi đó đã giúp cho Chi nhánh Công ty không ngừng phát triển. Qua tìm hiểu tình hình thực tế ở Chi nhánh Công ty cho thấy: tổ chức kế toán ở Chi nhánh Công ty đã đáp ứng được yêu cầu quản lý đặt ra, đảm bảo tính thống nhất về mặt phạm vi và phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế giữa kế toán với các bộ phận có liên quan cũng như giữa các nội dung của công tác kế toán, đồng thời đảm bảo cho số liệu kế toán phản ánh trung thực, hợp lý, rõ ràng và dễ hiểu. Tổ chức kế toán ở Chi nhánh Công ty hiện nay tương đối hợp lý với điều kiện thực tế.
Chi nhánh Công ty là đơn vị trực thuộc Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk nên áp dụng hình thức tổ chức kế toán tập trung là hợp lý.
Ngoài ra, việc hạch toán giá thành rất khó khăn bởi việc sử dụng hết công suất sản xuất còn tùy thuộc nhiều vào sản lượng và hệ số vụ mùa.
3.3.4 Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh
Xí nghiệp CB & DV Cao su thuộc Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk là đơn vị chế biến sản phẩm có tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, đơn giản phù hợp với quy mô chế biến sản xuất. Bộ máy Chi nhánh Công ty luôn hoạt động kịp thời và có hiệu quả.
Chi nhánh Công ty áp dụng chế độ kế toán chứng từ theoquy định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính đúng danh mục chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ theo quy định của Bộ Tài Chính.
Sau một thời gian được thực tập tại Chi nhánh Công ty, riêng bản thân em đã học tập được một số kiến thức nhất định. Đây là những kiến thức thực tế hết sức bổ ích cho bản thân em. Đồng thời qua thời gian tìm hiểu tại Chi nhánh Công ty em có một số giải pháp để nâng cao công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh như sau:
Thứ nhất: Chi nhánh Công ty nên bổ sung nguồn lực về nhân sự ở phòng kế toán. Áp dụng những phương pháp mới để có thể tiến hành công việc một cách nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn.
Thứ hai: Bổ sung về máy móc thiết bị phục vụ cho công tác kế toán đi đôi với đào tạo nguồn lực con người cho phù hợp với trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại. Tiếp cận được với những cái mới có tính năng hiệu quả.
Thứ ba: Xây dựng lại cơ cấu tổ chức kế toán hiện đại hơn, khoa học hơn.
Thứ tư: Chi nhánh Công ty nên tuyển thêm các cán bộ trẻ có năng lực và trình độ cử nhân, các cán bộ lâu năm đi học thêm các lớp mới về tổ chức quản lý để góp phần giúp Chi nhánh Công ty hoàn thành trách nhiệm mà công ty giao phó.
Thứ năm: Học hỏi cách thức hạch toán kế toán xác định kết quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị bạn, đặc biệt là những công ty có tầm quản lý vĩ mô nhằm để nâng cao khả năng tiếp cận những vấn đề phức tạp hơn quy mô lớn hơn.
Phần thứ tư
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận
Trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp CB & DV Cao su Đắk Lắk, em đã có một khoảng thời gian tiếp xúc với thực tế, với các nghiệp vụ kinh tế dù đã được học ở trường nhưng em cũng không tránh khỏi những bỡ ngỡ. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là các cô chú, anh chị ở phòng Kế toán - Tài vụ của Chi nhánh Công ty đã giúp em hiểu được những vấn đề trong hạch toán kế toán nói chung và hạch toán xác định kết quả kinh doanh nói riêng.
Xác định kết quả kinh doanh là vấn đề quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, nó quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Nó là chỉ tiêu để cho các nhà quản trị có thể xác định và đưa ra phương hướng hoạt động trong tương lai.
Công tác hạch toán xác định kết quả kinh doanh của Chi nhánh Công ty làm hiện nay là đúng với Luật kế toán, chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán và theo quy định của Bộ Tài chính. Quá trình ghi sổ của Chi nhánh Công ty tuân theo một trình tự hợp lí. Sổ sách kế toán được lập và ghi chép rõ ràng, rành mạch. Việc xử lí số liệu, hạch toán nghiệp vụ và lưu trữ thông tin đã được thực hiện trên máy vi tính nên doanh nghiệp đã giảm được số lượng các chứng từ và sổ sách lưu trữ ở kho.
Hệ thống kế toán sử dụng để theo dõi sự biến động của kết quả kinh doanh đã tuân thủ theo quy định, điều này giúp cho ban lãnh đạo Chi nhánh Công ty nắm bắt được những số liệu cụ thể và chính xác về kết quả kinh doanh của Chi nhánh Công ty, từ đó có thể đưa ra các quyết định một cách kịp thời, hợp lí và khoa học nhất.
4.2 Kiến nghị
4.2.1 Đối với Chính quyền địa phương
Cán bộ chính quyền địa phương cần có hiểu biết về đặc thù hoạt động kinh doanh của xí nghiệp, đảm bảo không can thiệp sai vào hoạt động của Chi nhánh Công ty.
Cần kiểm tra thường xuyên việc tuân thủ các luật liên quan tới hoạt động kinh doanh để đảm bảo luật được thực thi đúng và nghiêm túc.
Chính quyền địa phương cần tạo điều kiện tốt nhất nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp tồn tại như giảm giá thuê mặt bằng…
Thường xuyên tiếp xúc với Chi nhánh Công ty xem họ cần gì, có bức xúc gì, rồi từ đó đề xuất với lãnh đạo tỉnh kịp thời điều chỉnh.
4.2.2 Đối với Tổng công ty
Công ty cần phải bổ cung thêm nguồn vốn nhằm giúp cho Chi nhánh Công ty có thêm được vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh và cung cấp những trang thiết bị máy móc mới để Chi nhánh Công ty hoạt động tốt hơn trong thời gian tới .
Công ty cần thường xuyên xuống tận xí nghiệp kiểm tra các quá trình chế biến sản phẩm và kiểm tra hoạt động của bộ máy quản lý.
Xí nghiệp CB & DV Cao su là nơi chế biến hết toàn bộ nguyên liệu của các Nông trường đem về, cho nên Công ty cần quan tâm hơn nữa về khâu bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ, quản lý, công nhân kỹ thuật chế biến nhiều hơn nữa.
Hàng năm cải tạo mới thiết bị về chế biến.
Đội xe vận chuyển mủ cần thay thế xe mới để đảm bảo an toàn người, xe, hàng.
Về tiền thưởng hàng năm CBCNV Chi nhánh Công ty so với Công ty quá thấp.
Trang bị tháp khử mùi.
Xây dựng khu vực hồ nước thải tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính, “Chế độ kế toán doanh nghiệp,Quyển 1: Hế thống tài khoản kế toán”, NXB Giao thông vận tải 2010.
2. Bộ Tài chính, “Chế độ kế toán doanh nghiệp, Quyển 2: Báo cáo tài chính, chứng từ và sổ kế toán, hệ thống sơ đồ kế toán”, NXB Giao thông vận tải 2010.
3. TS. Phan Đức Dũng, “Kế toán tài chính”, NXB Thống kê 2009.
4. PGS.TS.Võ Văn Nhị, “Kế toán tài chính”, NXB Tài chính 2010.
5. PGS.TS.Võ Văn Nhị, “268 Sơ đồ kế toán doanh nghiệp”, NXB Lao động 2010.
6. Ths. Nguyễn Đức Tình,“Bài giảng Kế toán tài chính 1”, Đại học Tây Nguyên.
7. Ths. Nguyễn Văn Trúc, “Bài giảng Nguyên lý kế toán”, Đại học Tây Nguyên.
8. “Các số liệu sổ sách chứng từ và báo cáo do xí nghiệp cung cấp”.
9. “Một số website chuyên ngành kế toán”.
10. “Tạp chí kế toán”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_thuc_tap_xdkqkd_hoan_chinh_1939.doc