Khả năng giao tiếp sư phạm của sinh viên các ngành sư phạm trường Đại học sư phạm Đại học Đà Nẵng

MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài. 1.1. Cơ sở lý luận. Cùng với hoạt động, giao tiếp đang là yếu tố quyết định sự hình thành, phát triển của loài người cũng như của từng cá nhân. Mọi kinh nghiệm xã hội đều chứa đựng trong thế giới đối tượng và trong thế giới con người. Muốn chiếm lĩnh được nó con người phải được tiếp xúc, giao tiếp với đối tượng, đặc biệt phải giao tiếp với những người xung quanh – những người lớn hơn, có nhiều kinh nghiệm hơn. Mặt khác giao tiếp có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách nghề. Sự thành công của mỗi người trong công việc mà mình đang thực hiện không chỉ phụ thuộc vào kiến thức chuyên môn mà còn phụ thuộc vào khả năng giao tiếp, ứng xử khéo léo với mọi người và trong mọi hoàn cảnh. Vì lẽ đó, giao tiếp cần được xem xét, nghiên cứu với tư cách như một phẩm chất của nhân cách Đặc biệt là trong hoạt động sư phạm, thì giao tiếp không thể thiếu được. Bởi vì quá trình dạy học và giáo dục là quá trình giao tiếp giữa giáo viên và học sinh. Hiệu quả của quá trình này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố góp phần quan trọng vào sự thành công của hoạt động sư phạm, đó chính là năng lực giao tiếp của giáo viên. 1.2. Cơ sở thực tiễn Trong thực tế, hiện nay có nhiều giáo viên trẻ mới ra trường rất có khả năng về chuyên môn. Họ đã từng là những sinh viên giỏi thực sự khi còn ngồi trên ghế nhà trường sư phạm. Nhưng khi trở thành giáo viên đứng trên bục giảng thì lại tỏ ra lúng túng, họ không được học sinh đánh giá cao trong việc giảng dạy và quan hệ giao tiếp với học sinh. Điều đó phải chăng là do khả năng giao tiếp sư phạm của họ chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn của quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh. Quan sát thực tế tại trường ĐHSP Đà Nẵng cũng cho thấy trước khi đi thực tập, nhiều sinh viên tỏ ra lo lắng, thiếu tự tin vào khả năng giao tiếp sư phạm của bản thân. Hiện nay ở nước ta cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về khả năng giao tiếp của sinh viên sư phạm và đã đưa ra các giải pháp cụ thể cho vấn đề này. Tuy nhiên ở trường ĐHSP Đà Nẵng thì vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về khả năng giao tiếp sư phạm của sinh viên để trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp thích hợp trong việc nâng cao khả năng này cho sinh viên. Vì vậy để chuẩn bị tốt nghề nghiệp tương lai cho sinh viên thì một trong những điều kiện là phải chuẩn bị tốt về khả năng giao tiếp sư phạm cho họ ngay từ bây giờ, vì vậy tôi chọn đề tài: “Khả năng giao tiếp sư phạm của sinh viên các ngành sư phạm trường Đại học sư phạm Đại học Đà Nẵng” 2. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng khả năng giao tiếp sư phạm của sinh viên Đại học sư phạm Đà Nẵng hiện nay. - Trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp nhằm nâng cao khả năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên, góp phần chuẩn bị nghề nghiệp trong tương lai của họ. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Khả năng giao tiếp sư phạm của sinh viên các ngành sư phạm trường ĐHSP Đà Nẵng 3.2. Khách thể nghiên cứu - Sinh viên sư phạm trường Đại học sư phạm ĐN 4. Giả thuyết khoa học Nhìn chung sinh viên ngành sư phạm trường ĐHSPĐN có khả năng giao tiếp sư phạm, nhưng mức độ chưa cao, có điều này là do nhiều nguyên nhân khác nhau. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Nghiên cứu các quan điểm lý luận liên quan đến các vấn đề nghiên cứu của đề tài. 5.2 Khảo sát tìm hiểu thực trạng khả năng giao tiếp sư phạm của sinh viên. 5.3 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên nhằm chuẩn bị tốt nghề nghiệp tương lai cho họ. Trong 3 nhiệm vụ trên, đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu nhiệm vụ 5.1 và 5.2 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Do điều kiện hạn chế nên đề tài giới hạn ở phạm vi tìm hiều thực trạng khả năng giao tiếp sư phạm của sinh viên các ngành sư phạm trường ĐHSP ĐN hệ chính quy. Trong đó tập trung ở hai khối tự nhiên và xã hội - Thời gian tiến hành nghiên cứu học kì II năm học 2008 – 2009. 7. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp sau: 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá lý thuyết ) để xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.3. Phương pháp trao đổi trò chuyện Chúng tôi tiến hành trao đổi trò chuyện với sinh viên, với cán bộ giảng dạy để tìm hiểu, đối chiếu với kết quả thu được từ các phương pháp đo trên. 7.4. Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động giao tiếp của sinh viên trong quá trình học tập ở trường và trong quá trình thực tập tại trường THPT 7.5. Phương pháp thống kê toán học.

pdf77 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 13149 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khả năng giao tiếp sư phạm của sinh viên các ngành sư phạm trường Đại học sư phạm Đại học Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần lớn sinh viên của năm 3 và năm 4 ñều có khả năng giao tiếp tập trung ở mức ñộ thấp và trung bình. Nhóm khả năng giao tiếp A (nhóm khả năng thể hiện tính tích cực chủ ñộng trong giao tiếp): ở mức ñộ thấp sinh viên năm 3 có số lượng cao hơn (77.4% sinh viên) năm 4 (71.3% sinh viên), chênh lệch 6.1%. Nhóm khả giao tiếp B (thể hiện tính nhạy cảm và biết lắng nghe người giao tiếp): ở mức ñộ trung bình, thấp năm 3 có 56% sinh viên cao hơn so với năm 4 chỉ có 48% sinh viên, chênh lệch 8%. Nhóm khả năng giao tiếp C (thể hiện sự cân bằng phù hợp trong giao tiếp): ở mức trung bình, thấp năm 3 có 74% sinh viên cao hơn so với năm 4 chỉ có 69.3% sinh viên, chênh lệch 4.7%. 50 Nhóm khả năng giao tiếp D (Khả năng diễn ñạt bằng ngôn ngữ dễ hiểu, cụ thể): ở mức trung bình thấp năm 3 có 92.6% cao hơn so với năm 4 chỉ có 89.3% sinh viên, chênh lệch 3.3% sinh viên. Bảng 3: Khả năng giao tiếp sư phạm của sinh viên năm 3 so với sinh viên năm 4 Nhóm Mức ñộ Năm 3 Năm 4 SL (%) Điểm Tb X SL % Điểm Tb X Thấp 34 22.7 36 24 Trung bình 82 54.7 71 47.3 Tương ñối cao 32 21.3 34 22.7 A Cao 2 1.3 3.7 9 6 3.8 Thấp 6 4 3 2 Trung bình 78 52 69 46 Tương ñối cao 47 31.3 56 37.3 B Cao 19 12.7 4.8 22 14.7 4.9 Thấp 24 16 22 14.6 Trung bình 87 58 82 54.7 Tương ñối cao 35 23.3 36 24 C Cao 4 2.7 4.0 10 6.7 4.2 Thấp 54 36 50 33.3 Trung bình 85 56.6 84 56 Tương ñối cao 10 6.6 14 9.3 D Cao 1 0.7 3.2 2 1.4 3.4 Điểm TB 3.9 4.1 Từ sự phân tích trên có thể thấy khả năng giao tiếp sư phạm của sinh viên năm 4 có sự tiến bộ hơn so với năm 3. Tuy nhiên mức chênh lệch là không cao, ñiều này biểu hiện ở số lượng sinh viên năm 4 vẫn còn chiếm tỷ lệ cao ở mức trung bình thấp, mức chênh lệch giữa năm 3 và năm 4 ở mức trung bình thấp chỉ giao ñộng từ 3.3% ñến 8%. Như vậy mặc dù ñã có thêm một năm rèn luyện, có ñiều kiện 51 thực tế nhiều hơn song khả năng giao tiếp của sinh viên năm 4 lại chưa có sự nâng cao tương ứng với ñiều kiện ñó, ñiều này còn ñược thể hiện ở ñiểm số trung bình của các nhóm khả năng giao tiếp ở năm 3 và năm 4 có sự chênh lệch không ñáng kể X = 3.9 ñiểm so với X = 4.1 ñiểm. Đây là vấn ñề cần lưu ý trong quá trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên. Tóm lại, từ kết quả khảo sát thực trạng khả năng giao tiếp sư phạm của sinh viên các ngành sư phạm trường ĐHSP Đà Nẵng, chúng tôi ñã thu ñược những kết quả như sau: Một là khả năng giao tiếp sư phạm của sinh viên các ngành sư phạm trường ĐHSP Đà Nẵng là không cao, ñiều này thể hiện hầu hết sinh viên có khả năng gia tiếp ở mức trung bình (từ 49 ñến 56%), tiếp ñến là mức thấp (từ 15.3% ñến 34.7% sinh viên). Mức tương ñối cao và cao có tỷ lệ sinh viên ít hơn rất nhiều. Hai là khả năng giao tiếp sư phạm của sinh viên năm 4 cao hơn sinh viên năm 3, tuy nhiên mức chênh lệch là không lớn, ñiều ñó chứng tỏ sinh viên còn chưa chú trọng, rèn luyện khả năng giao tiếp sư phạm cho bản thân. Ba là khả năng giao tiếp sư phạm của sinh viên khối tự nhiên và khối xã hội có sự khác biệt nhau, ñiều này thể hiện mỗi khối có khả năng giao tiếp ở các nhóm khác nhau, ñiều này là do ñặc thù của các môn học 3.2. NHỮNG VẤN ĐỀ MÀ SINH VIÊN NĂM 4 GẶP PHẢI TRONG QUA TRÌNH THAM GIA THỰC TẬP SƯ PHẠM Để có kết quả chính xác về khả năng giao tiếp sư phạm của sinh viên ngành sư phạm Trường ĐHSP Đà Nẵng, chúng tôi ñã ñặt các câu hỏi ñiều tra trên sinh viên năm 4 khi họ ñang trong thời gian thực tập và kết quả thu ñược cụ thể qua các bảng số liệu. Bảng 4: Những thuận lợi mà sinh viên năm 4 có ñược trong thời gian thực tập sư phạm STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Đã có sự trang bị tốt về mặt chuyên môn 82 29.7 2 Sự giúp ñỡ nhiệt tình của cơ sở thực tập 122 43.7 3 Có sự chuẩn bị tốt về mặt kĩ năng sư phạm 74 26.5 52 Từ bảng số liệu trên có thể thấy những thuận lợi mà sinh viên thực tập có ñược là rất khác nhau, cao nhất là: sự giúp ñỡ nhiệt tình của cơ sở thực tập, với 122 lượt lựa chọn, chiếm 43.7%. trong khi ñó 2 nội dung có vai trò quan trọng ñối với người giáo viên là: sự chuẩn bị tốt về mạt chuyên môn chỉ có 83 lượt lựa chọn, chiếm 29.7%; ñứng thứ 3 cũng là ít thuận lợi nhất lai thuộc về sự chuẩn bị tốt về mặt kĩ năng sư phạm mặt kĩ năng sư phạm,chỉ có 74 lượt lựa chọn, chiếm 26,5%. Như vậy có thể thấy hầu như những thuận lợi mà sinh viên có ñược trong quá trình thực tập lại thuộc về yếu tố bên ngoài. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, bởi ñây là lần ñầu tiên họ ñứng lớp nên còn thiếu kinh nghiệm, ñồng thời chưa biêt cách biến khả năng chuyên môn nghiệp vụ thành thế mạnh của bản thân. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, bản thân sinh viên chưa có sự chuẩn bị chu ñáo về mặt giao tiếp sư phạm, ñây cũng chính là vấn ñề ñang tồn tại ở hầu hết sinh viên sư phạm vì vậy khi ñi thực tập họ sẽ gặp khó khăn là chuyện ñương nhiên. Bảng 5: Những khó khăn về nghiệp vụ sư phạm (giao tiếp sư phạm ) mà sinh viên gặp phải trong thời gian thực tâp STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ % Thứ bậc 1 Thuyết trình vấn ñề (dễ hiểu, hấp dẫn, logic) 56 37.3 4 2 Cách sử dụng viết bảng khoa học 62 41.3 3 3 Sử dụng phương tiện kĩ thuật (giáo án ñiện tử) trong dạy học 49 32.6 6 4 Khả năng thiết lập mối quan hệ với học sinh 39 26 8 5 Khả năng diễn ñạt ngôn ngữ (ngắn gọn, mạch lạc, lưu loát, cụ thể, phát âm chuẩn, mạch lạc) 70 46.6 1 6 Làm chủ trạng thái hành vi cảm xúc 18 12 9 7 Xử lí tình huống sư phạm 53 35.3 5 8 Làm chủ cân bằng giữa thời gian và giáo án 67 44.6 2 9 Thu hút sự chú ý của học sinh vào bài học 46 30.6 7 53 Như ở phần khái niệm về khả năng giao tiếp sư phạm chúng tôi ñã nêu (khả năng giao tiếp sư phạm là việc vận dụng các kĩ năng vào trong quá trình dạy học và giao tiếp với học sinh), vì vậy căn cứ trên ñiều kiện thực tế và thống nhất của nhiều tài liệu chúng tôi ñã ñưa ra 9 kĩ năng nhằm tìm hiểu những khó khăn trong giao tiếp sư phạm mà sinh viên thực tập gặp phải. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy hầu hết sinh viên ñều gặp khó khăn trong giao tiếp sư phạm, ñiều này ñược thể hiện ở các kĩ năng giao tiếp mà chúng tôi ñã ñưa ra thì hầu hết sinh viên ít nhiều ñều gặp những khó khăn nhất ñịnh. Tuy nhiên sự khô khan mà sinh viên gặp phải ở những kĩ năng là khác nhau. Trước hết và cũng là kĩ năng mà nhiều sinh viên gặp khó khăn nhất ñó là: Kĩ năng diễn ñạt bằng ngôn ngữ (ngắn gọn, mạch lạc, lưu loát, cụ thể, phát âm chuẩn, mạch lạc), có tới 70 lượt lựa chọn, chiếm 46.6%. Điều này là bất hợp lý bởi (diễn ñạt ngắn gọn, mạch lạc, lưu loát, cụ thể) là một trong những kĩ năng cần thiết ñối với một nhà giáo tương lai. Đồng thời kết quả này thêm một lần nữa khẳng ñịnh chính xác kết quả mà chúng tôi ñã có ñược trong phần kết quả về khả năng giao tiếp sư phạm của sinh viên ĐHSP Đà Nẵng ( X = 3.12 ñiểm, thấp nhất trong số 4 kĩ năng và chỉ ñạt mức trung bình). Có những khó khăn này là do trong quá trình giảng dạy chúng ta còn chưa chú trọng tới việc ñưa ra vấn ñề ñể sinh viên tự thuyết trình, ñây chính là ñiều kiện ñể sinh viên có thể rèn luyện khả năng diễn ñạt bằng ngôn ngữ của bản thân ñiều, ngoài ra do sinh viên còn thiếu tính năng ñộng, chưa có ý thức trong việc khắc phục những khiếm khuyết của bản thân. Mặt khác, do sinh viên ñến từ nhiều tỉnh khác nhau, vì vậy khi giao tiếp họ vẫn còn sử dụng nhiều từ ñịa phương, trong khi ñó ở một số ñịa phương còn phát âm thiếu chính xác. Đứng thứ 2 là: kĩ năng làm chủ cân bằng giữa thời gian và giáo án, với 67 lượt lựa chọn, chiếm 44.6%. Trong thời gian thực hiện ñề tài này, chúng tôi ñã tiến hành tham gia dự giờ ở một số lớp có sinh viên thực tập và nhận thấy có một ñiểm chung là, hầu hết các giáo sinh ñều rơi vào tình trạng thời gian hết nhưng nội dung bài dạy vẫn còn. Trao ñổi với các giáo sinh khác họ ñều có chung nhận ñịnh: “việc ñiều tiết giữa thời gian và nội dung bài học là rất khó khăn”. Đồng thời qua trao ñổi với cô Nguyễn Thị Sinh (giáo viên dạy môn Địa lý – Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền), cô cho rằng: “Phần lớn các em ñều có chung khuyết ñiểm này và ñiều này là do các em chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc phân phối thời gian, 54 quá chú trọng vào một mảng kiến thức nhất ñịnh. Điều này sẽ ñược khắc phục khi các em có nhiều thời gian tham gia công tác giảng dạy”. Vì vậy, theo chúng tôi ñể khắc phục khó khăn này cần phải cho sinh viên thực hành nhiều hơn với việc soạn giáo án, tập giảng bài ngay khi sinh viên con ngồi trên ghế nhà trường và nhất là có thời gian ñi kiến tập nhiều hơn ñể họ có thể tích lũy kinh nghiệm, khắc phục yếu kém của bản thân. Đứng thứ ba là kĩ năng: Sử dụng và viết bảng khoa học, với 62 lượt lựa chọn, chiếm 41.3%. Trong thời gian tham gia dự giờ của 10 giáo sinh chúng tôi nhận thấy có tới 4 giáo sinh trình bày bảng chưa ñạt yêu cầu, thể hiện ở cách phân chia bảng chưa phù hợp ñể cho học sinh dễ hiểu, chữ viết trên bảng khó ñọc và chưa thẳng hàng, ñiều này rất dễ gây phản cảm ñối với học sinh, dễ ảnh hưởng tới việc tiếp thu bài học. Có những khó khăn này theo chúng tôi là do sinh viên chưa chú trọng ñến việc luyện tập viết bảng, mặc dù hiện nay có rất nhiều phòng học và có nhiều giờ rãnh, nhưng phần lớn sinh viên chưa tận dụng những ñiều kiện này ñể khắc phục những yếu kém của bản thân. Đứng thứ tư là kĩ năng: Thuyết trình vấn ñề (mạch lạc, dễ hiểu, logic) có tới 56 lượt lựa chọn chiếm 37.3%. Điều này là do trong quá trình học tập tại trường sư phạm sinh viên chưa có nhiều cơ hội thuyết trình, ñồng thời tạo cho mình một phong cách diễn ñạt vấn ñề riêng, mặt khác do trong quá trình giảng dạy giáo viên chưa có cách thức kích thích hứng thú hoạt ñộng của sinh viên. Vì vậy khi phải ñứng trước lớp học họ dễ vướng mắc trong việc giảng bài, sự sắp xếp các vấn ñề thiếu tính logic, ñiều này làm cho người nghe rất khó hiểu vấn ñề. Đứng thứ năm là kĩ năng: Xử lý tình huống sư phạm với 53 lượt lựa chọn, chiếm tới 35.3 %. Theo chúng tôi ñiều này là do trong quá trình học các môn nghiệp vụ sư phạm chúng ta chưa chú trọng tới việc dạy thực hành, ñưa ra các tình huống sư phạm sát với thực tế ñể sinh viên tự xử lý nhằm tạo kinh nghiệm cho bản thân, mặt khác do số tiết học môn giao tiếp sư phạm rất ít vì vậy phần lớn chỉ tập trung vào học lý thuyết là ñã hết thời gian. Ngoài ra một phần do sinh viên chưa chịu khó sưu tầm các tài liệu liên quan, thiếu nhạy bén trong việc nắm bắt sự thay ñổi và những yêu cầu xã hội và giáo dục. Đứng thứ sáu là: kĩ năng sử dụng phương tiện kĩ thuật (giáo án ñiện tử) trong dạy học, có tới 49 lượt lựa chọn, chiếm 32.6 %. Cùng với việc phát triển của 55 khoa học kĩ thuật, việc vận dụng các thành quả này vào giáo dục ñang ngày càng ñược coi trọng. Tuy nhiên, ở hầu hết các trường sư phạm trong ñó có SP Đà Nẵng việc dạy cho sinh viên sử dụng các phương tiện này trong dạy học ít ñược coi trọng, vì vậy khi ñược tiếp cận với phương tiện này sinh viên ñã không tránh khỏi sự bỡ ngỡ. Tiếp theo ñó là các kĩ năng: Thu hút sự chú ý của học sinh vào bài học, có tới 46 lượt lựa chọn, chiếm 3.6.%; Khả năng thiết lập mối quan hệ với học sinh có 39 lượt lựa chọn, chiếm 26% và cuối cùng là Khả năng làm chủ trạng thái hành vi cảm xúc, với 18 lượt lựa chọn, chiếm 12%. Mặc dù sinh viên ñang còn gặp những khó khăn này trong quá trình thực tập, nhưng nó vẫn thấp hơn so với các kĩ năng trên. Theo chúng tôi, nguyên nhân phần lớn là do sinh viên thiếu kinh nghiệm, chưa có nhiều cơ hội cọ sát thực tế ñể tích lũy kinh nghiệm. Như vậy, có thể thấy những khó khăn mà sinh viên thực tập gặp phải trong vấn ñề giao tiếp sư phạm là tương ñối lớn, vì vậy ngoài những nguyên nhân mà chúng tôi ñã nêu trên thì theo chính bản thân sinh viên họ nhận ñịnh như thế nào? Xét bảng số liệu dưới ñây sẽ trả lời ñược câu hỏi. Bảng 6: Sự ñánh giá của sinh viên về nguyên nhân của những khó khăn trong giao tiếp sư phạm STT Nội dung ñánh giá Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Khả năng của sinh viên còn hạn chế 70 32.7 2 Nhà trường sư phạm chưa tạo ñiều kiện, cơ hội cho sinh viên rèn luyện, thực tế, tích lũy kinh nghiệm 50 28.0 3 Bản thân sinh viên chưa tích cực rèn luyện thường xuyên ñể nâng cao khả năng nghiệp vụ sư phạm 84 39.3 Từ bảng số liệu trên ta thấy, số lượng lựa chọn của sinh viên về các nguyên nhân không có sự chênh lệch quá lớn. Cao nhất là nguyên nhân: Do bản thân sinh viên chưa tích cực rèn luyện thường xuyên ñể nâng cao khả năng nghiệp vụ sư phạm, có 84 lựa chọn chiếm 39.3 %, ñiều này phù hợp với nhận ñịnh của chúng tôi. Mặc dù sinh viên ñều ý thức ñược vai trò của giao tiếp sư phạm, tuy nhiên phần lớn sinh viên còn chưa hình thành cho mình một phương pháp và thói quen ñể tập 56 luyện, nâng cao khả năng này. Trong những lúc rảnh rỗi về mặt thời gian, thay vì tìm kiếm và nghiên cứu các tài liệu liên quan, có sự học hỏi vào trao ñổi lẫn nhau thì hầu hết sinh viên lại tìm ñến những hình thức giải trí khác. Những tiết học bộ môn Tâm lý học sư phạm trên lớp còn nhiều sinh viên có tư tưởng học ñối phó vì xem ñó là môn phụ nên chỉ cần qua là xong, sau khi học xong không tiếp tục nghiên cứu ñể phát triển thêm. Đứng thứ 2 trong 3 nguyên nhân trên sinh viên cho rằng: Do khả năng của sinh viên còn hạn chế, có tới 70 sự lựa chọn, chiếm 32.7%. Theo chúng tôi, do sinh viên chưa biết cách phát huy hết khả năng của mình, ñồng thời do chưa có sân chơi phù hợp ñể sinh viên có thể tự thể hiện khả năng của bản thân, từ ñó thấy mình mạnh chỗn nào, yếu chỗ nào. Vì vậy việc biết mình có ñiểm mạnh, ñiểm yếu nào trong giao tiếp sư phạm hầu như sinh viên ñều chưa thấy rõ, cho nên phần lớn sinh viên cho rằng do khả năng của bản thân còn hạn chế là ñiều dễ hiểu. Thứ 3 là nguyên nhân: Do nhà trường sư phạm chưa tạo nhiều ñiều kiện, cơ hội cho sinh viên rèn luyện, thực tế, tích lũy kinh nghiệm có 60 lượt lựa chọn, chiếm 28.0%. Đây cũng là một nguyên nhân cơ bản, bởi hiện nay hầu hết các môn học nâng cao khả năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên ñang ñược ít coi trọng, thể hiện ở số tiết học chưa phù hợp với yêu cầu, ngoài ra nhà trường cũng chưa tổ chức các sân chơi cho sinh viên, các cuộc thi nghiệp vụ sư phạm chưa ñược tổ chức nhiều, quy mô còn nhỏ, các chương trình lại chưa hấp dẫn vì vậy không thể lôi kéo hết sinh viên ñến với nó. Thời gian kiến tập lạ tương ñối ngắn và chỉ mang tính hình thức dự giờ, sinh viên chưa ñược tiếp cận sớm với công tác giảng dạy. Như vậy, có thể thấy các nguyên nhân mà sinh viên nhận ñịnh là sát với thực tế. Vì vậy, ñể khắc phục ñược vấn ñề này thì cần phải có sự quan tâm hơn nữa của nhà trường sư phạm, mặt khác về phía sinh viên cần phải nhận thức ñược tầm quan trọng của nó ñể tích cự hơn trong việc rèn luyện. 57 Bảng 7: Nhận thức của sinh viên về vai trò của giao tiếp sư phạm ñối với sự thành công trong công tác giảng dạy của sinh viên STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Chủ yếu học chuyên môn 4 2.7 2 Tích cực rèn luyện nâng cao khả năng nghiệp vụ sư phạm 8 5.3 3 Cả hai ý kiến trên 138 92 Như phần kết quả ñánh giá những nguyên nhân dẫn ñến những khó khăn trong giao tiếp sư phạm mà sinh viên gặp phải trong thời gian thực tập, thì phần lớn họ ñều cho rằng nguyên nhân là do bản thân sinh viên chưa tích cực rèn luyện thường xuyên ñể nâng cao khả năng giao tiếp sư phạm. Tuy nhiên, khi xét ñến sự thành công của công tác giáo dục và dạy học thì phần lớn sinh viên (92%) ñều cho rằng cần phải chú ý học tốt chuyên môn và tích cực rèn luyện nâng cao khả năng giao tiếp sư phạm. Có thể thấy hầu hết sinh viên ñều ñánh giá cao vai trò của giao tiếp sư phạm ñối với sự thành công của người giáo viên. Vậy có sự mâu thuẫn ở ñây ñúng không? Hoàn toàn không! Theo chúng tôi hầu hết sinh viên ñều thấy ñược vai trò của giao tiếp sư phạm ñối với sự thành công của công tác dạy học và giáo dục.Tuy nhiên vấn ñề là chúng ta chưa có sự quan tâm ñúng mức, hay nói ñúng hơn là chưa coi trọng việc giáo dục, rèn luyện khả năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên, ñiều này biểu hiện ở chương trình ñào tạo. Phần lớn các tiết học là của việc ñào tạo chuyên ngành, trong khi ñó các môn học về nghiệp vụ sư phạm lại chỉ dừng ở con số rất nhỏ (3 ñơn vị học trình cho Tâm lý học ñại cương, 3 ñơn vị học trình cho TL học lứa sư phạm và tuổi, 4 ñơn vị học trình cho giáo dục học…). Từ thực tế ñó việc bảo ñảm về khả năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên ñạt yêu cầu là vấn ñề rất khó. Như vậy, việc ñánh giá vai trò của giao tiếp sư phạm ñối với sự thành công của công tác giảng dạy và giáo dục là tương ñối chính xác, nhưng do chưa ñược quan tâm ñúng mức nên khả năng này của sinh viên còn han chế. Tuy nhiên, ñể ñáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp không ít sinh viên ñã tích cực rèn luyện, và ñiều này ñã cho kết quả nhất ñịnh. Xét ở bảng số liệu sau ñây sẽ cho thấy rõ ñiều ñó. 58 Bảng 8: Sự ñánh giá của sinh viên về khả năng giao tiếp sư phạm, xử lý tình huống sư phạm của bản thân trong thời gian thực tập STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Rất tốt 9 5.9 2 Tốt 59 39.1 3 Tạm ñược (ñạt yêu cầu) 75 49.7 4 Chưa ñạt yêu cầu 8 5.3 Từ bảng số liệu trên cho thấy, hầu hết sinh viên ñều lựa chọn tạm ñược có 75 lượt lựa chọn, chiếm 49.7%; ñứng thứ hai là tốt có 59 lượt lựa chọn, chiếm 39.1%; thứ ba là rất tốt có 9 lượt lựa chọn chiếm 5.9%; Và cuối cùng là chưa ñạt yêu cầu có 8 lượt lựa chọn, chiếm 5.3%. Đây là sự ñánh giá phù hợp, bởi hầu hết sinh viên sư phạm ñều có khả năng giao tiếp sư phạm nhất ñịnh, vì vậy kết quả tương ứng với khả năng ñó là ñương nhiên. Ngoài ra số sinh viên ñạt mức rất tốt và chưa ñạt yêu cầu là không nhiều. Như vậy, có thể thấy cùng với chuyên môn thì nghiệp vụ sư phạm (giao tiếp sưu phạm) cũng là một trong những mặt quan trọng làm nên sự thành công trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh của giáo viên, ñiều này ñã ñược hầu hết các sinh viên thừa nhận. Với vai trò ñó có rất nhiều sinh viên ñã tự cố gắng rèn luyện và họ ñã ñạt ñược những thành công bước ñầu, ñó là có tới 39.1 % sinh viên ñạt mức tốt; 49.7% sinh viên ñạt mức tạm ñược (ñạt yêu cầu) về khả năng giao tiếp sư phạm trong ñợt thực tập vừa qua. Tuy nhiên với kết quả ñó chưa thể ñảm bảo sự thành công của người giáo viên, số lượng sinh viên ở mức tạm ñược là tương ñối cao, trong khi ñó mức tốt và rất tốt vẫn còn thấp, mạt khác xét về những khó khăn mà sinh viên gặp phải trong giao tiếp sư phạm là tương ñối nhiều nhiều. Vì vậy ñể chuẩn bị tốt về mặt nghiệp vụ sư phạm cho các sinh viên khi ra trường, thì về phía nhà trường sư phạm và ngay cả bản thân sinh viên cần phải quan tâm và tích cực hơn nữa trong việc rèn luyện khả năng này. 59 Bảng 9: Đề xuất của sinh viên về những việc làm cụ thể của nhà trường sư phạm và bản thân sinh viên trong việc nâng cao khả năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên trước khi ra trường. STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%) Nhà trường 1 - Tạo ñiều kiện cho sinh viên thực tế sớm hơn nhằm tích lũy kinh nghiệm, ñồng thời tăng số thời gian thực tập 75 50% 2 - Nâng cao chất lượng ñào tạo nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên (như tăng số tiết học NVSP; dạy các kĩ năng xử lý tình huống sư phạm sát với thực tế, cập nhật ñầy ñủ hơn về những ñổi mới trong giáo dục; ñổi mới trang thiết bị và các phòng tập giảng) 61 40.7% 3 - Tổ chức các hoạt ñộng ngoại khóa, các cuộc thi ñể sinh viên có thể học hỏi, nâng cao khả năng giao tiếp sư phạm 14 9.3 Bản thân sinh viên 1 - Tích cực rèn luyện thường xuyên nâng cao khả năng giao tiếp sư phạm cho bản thân: luyện cách diễn ñạt bằng ngôn ngữ, cách viết bảng, hành vi ứng xử, thuyết trình vấn ñề, tự tin, nắm vững tâm lý học sinh, chủ ñộng mạnh dạn xử lý hình huống sư phạm. 127 84.7 2 - Tích cực học hỏi kinh nghiệm của những người ñi trước, tham gia các hoạt ñộng ngoại khóa, cuộc thi nghiệp vự sư phạm 23 15.3 Như vậy, có thể thấy những ñề xuất của sinh viên ñối với nhà trường sư phạm và bản thân sinh viên trong việc nâng cao khả năng giao tiếp sư phạm trước khi ra trường, tập trung ở 5 nội dung. Về phía nhà trường sư phạm, trong ñó nội dung có số lượng sinh viên ñề xuất nhiều nhất ñó là: Tạo ñiều kiện cho sinh viên thực tế sớm hơn nhằm tích lũy 60 kinh nghiệm ñồng thời tăng số thời gian thực tập có tới 75 lần, chiếm 50%. Những ñề xuất này của sinh viên ñều căn cứ trên tình hình thực tế, hiện nay hầu hết các ngành sư phạm của trường mãi tới cuối năm 3 mới ñược tham gian kiến tập, trong khi ñó thời gian kiến tập lại rất ngắn và sinh viên cũng chỉ ñến dự giờ, chưa ñược tiếp cận gần hơn với công tác giảng dạy, hay làm chủ nhiệm lớp, ñiều này làm cho họ không có ñiều kiện tích lũy kinh nghiệm ñể làm tốt công tác ñứng lớp trong ñợt thực tập. Hiện nay ở nhiều trường ĐHSP (ñặc biệt là Hà Nội) họ ñã cho sinh viên tiếp cận với công tác giảng dạy từ năm 3. Tuy thời gian ñược tiếp cận là không nhiều, nhưng ñây là ñiều kiện ñể sinh viên có thể ñánh giá về khả năng của bản thân, ñồng thời khắc phục những nhược ñiểm của mình. Đến thời gian thực tập, với 6 tuần, nhưng sinh viên chỉ ñứng lớp 8 tiết, với số lượng này mới chỉ ñủ cho sinh viên rút kinh nghiệm và khắc phục những hạn chế của bản thân, ñến khi họ có thể tự tin hơn thì lại không còn cơ hội ñể kiểm chứng lại bản thân thêm lần nữa. Vì vậy phải tăng thêm ít nhất 2 - 3 tiết ñể sinh viên có nhiều cơ hội hơn. Đồng tình với quan ñiểm này của chúng tôi, cô giáo Nguyễn Thị thu Thủy – giáo viên dạy bộ môn Tin của trường THPT Nguyễn Thượng Hiền. Qua trao ñổi chúng tôi có ñặt một số câu hỏi: Sinh viên: Thưa cô! Cô ñánh giá như thế nào về khả năng năng giao tiếp sư phạm mà các giáo sinh ñã vận dụng khi giảng bài ? Trả lời: Những buổi ñầu thì các em ñang gặp ñôi chút khó khăn khi giảng bài, còn thiếu tự tin. Tuy nhiên các em ñã có thay ñổi trong các tiết dạy tiếp theo, ñặc biệt là ở một vài tiết cuối. Sinh viên: Vậy thưa cô, có nên tăng thêm số tiết dạy trong thời gian thực tập ñể các em có thêm kinh nghiệm? Trả lời: Có chứ! Theo tôi thì các em nên có thêm số tiết dạy ñể có thêm kinh nghiệm và tôi luôn khuyến khích các em ñăng kí thêm tiết dạy. Như vậy, ñể có thêm kinh nghiệm thì không gì bằng là ñược cọ sát nhiều với thực tế và thời gian thực tập chính là cơ hội của sinh viên. Nội dung thứ hai ñược sinh viên ñề xuất là: Nâng cao chất lượng ñào tạo nghiệp vự sư phạm cho sinh viên. Hiện nay bộ môn Tâm lý học và giao tiếp sư phạm ñang ñược giảng dạy ở trường sư phạm, nhưng theo sinh viên số tiết học còn là ít, mặt khác cần phải dạy nhiều hơn phần thực hành, nhất là xử lý tình huống sư 61 phạm sát với thực tế. Đồng thời cần phải ñổi mới trang thiết bị và có phòng tập giảng. Những ñề xuất của sinh viên là có cơ sở, bởi ai cũng biết giao tiếp sư phạm ñối với người giáo viên là rất quan trọng, song số giờ học lại chưa tương xứng với vai trò ñó, chúng ta ñang quá chú trọng tới lý thuyết, trong khi ñó thực hành “trăm hay không bằng tay quen” mới là yếu tố phát huy khả năng của sinh viên, và cần thiết khi sinh viên ñi thực tập. Nội dung thứ 3 và có tỉ lệ thấp nhất ñó là: Cần phải tổ chức các hoạt ñộng ngoại khóa, các cuộc thi ñể sinh viên có thể học hỏi, nâng cao khả năng giao tiếp sư phạm. Với 14 lần lựa chọn chiếm 9.3%. Đây là ñề xuất tuy chiếm số lượng thấp nhưng cũng là thành phần quan trọng, bởi việc tổ chức các hoạt ñộng này sẽ là cơ sở ñể sinh viên có cơ hội thể hiện khả năng của bản thân, ñồng thời ñược học hỏi lẫn nhau. Trong khi ñó, hiện nay vấn ñề này ở trường sư phạm lại chưa ñược quan tâm tổ chức rộng rãi Về phía sinh viên chỉ có hai nội dung ñề xuất, trong ñó chiếm tỉ lệ lớn nhất ñó là: sinh viên cần phải tích cực rèn luyện thường xuyên khả năng giao tiếp sư phạm cho bản thân. Đây cũng chính là kết quả mà chúng tôi ñã thu ñược trong phần hổi về những nguyên nhân dẫn ñến những khó khăn về giao tiếp sư phạm trong thời gian thực tập (có tới 39.3% cho rằng: bản thân sinh viên chưa tích cực rèn luyện thường xuyên ñể nâng cao khả năng giao tiếp sư phạm). Hiện nay mặc dù có nhiều sinh viên nhận thấy vai trò của giao tiếp sư phạm ñối với nghề nghiệp của bản thân, tuy nhiên ngược lại có rất nhiều sinh viên quay lưng với việc trau dồi, nâng cao khả năng này của bản thân khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường. Điều này một phần còn do nhà trường chưa có nội dung giảng dạy phù hợp, mặt khác nó còn liên quan ñến nhận thức của sinh viên ñã ñược chúng tôi trình bầy ở phần trên. Nội dung thứ hai: Tích cực học hỏi kinh nghiệm của những người ñi trước, tham gia hoạt ñộng ngoại khóa, cuộc thi nghiệp vụ sư phạm với 23 lượt, chiếm 13.5%. Nội dung này gần giống với nội dung thứ nhất, song ở nội dung trên là việc tích cực cải thiện khả năng bên trong của bản thân sinh viên, còn ở nội dung này thể hiện tính tích cực trong hoạt ñộng của sinh viên. Đây cũng là một yếu tố quan trọng bởi học hỏi kinh nghiệm và tích cực tham gia hoạt ñộng sẽ làm tăng thêm kinh nghiệm thực tế của bản thân sinh viên. 62 3.3. CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI LÀM HẠN CHẾ KHẢ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN Từ những kết quả thực tiễn phân tích ở trên ñã khẳng ñịnh khả năng giao tiếp sư phạm của sinh viên các ngành sư phạm trường ĐHSP Đà Nẵng chưa cao. Có thể xét một số nguyên nhân sau: + Về phía sinh viên: Do sinh viên chưa coi trọng vai trò của khả năng giao tiếp sư phạm ñối với nghề nghiệp trong tương lai, nên phần lớn chưa cố gắng tự rèn luyện nâng cao khả năng này của bản thân. + Về phía nhà trường: - Chiến lược giáo dục toàn diện của nhà trường chưa chú trọng ñến giáo dục khả năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên: việc quan tâm tìm hiểu tới khả năng giao tiếp của sinh viên sư phạm, ñể trên cơ sở ñó có các biện pháp nâng cao khả năng này cho sinh viên còn chưa ñược coi trọng. Điều này thể hiện ở quy mô trình ñộ ñào tạo nghề ñã chú trọng nhiều hơn trong vấn ñề trang bị tri thức chuyên môn, ít quan tâm rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, chưa dành nhiều thời gian cho công việc này, việc tổ chức rèn luyện và tự rèn luyện khả năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên chưa ñược diễn ra thường xuyên, chưa có hệ thống, thường chỉ rầm rộ, sôi nỗi trong các ñợt phát ñộng thi ñua. Vì vậy, khả năng giao tiếp cũng như những hành vi ứng xử của sinh viên khi bước vào ñợt thực tập hoặc khi bước vào hoạt ñộng nghề chính thức sẽ gặp nhiều khó khăn và hạn chế. - Trong chương trình học tập môn nghiệp vụ sư phạm chưa có học phần tâm lý học giao tiếp sư phạm và rèn luyện kĩ năng giao tiếp sư pham cho sinh viên - Phương pháp dạy học chậm ñổi mới: Các phương pháp dạy học ñang thực hiện tại Trương ĐHSP Đà Nẵng mặc dù ñã có hướng ñổi mới nhưng vẫn mang nặng tính truyền thống, ñặc biệt chủ yếu vẫn là phương pháp thuyết trình của giáo viên, chưa phát huy ñược tính tích cực, chủ ñộng, sáng tạo của sinh viên. Sinh viên chưa ñược tổ chức hướng dẫn, chưa ñược ñưa vào tình huống có vấn ñề và giải quyết vấn ñề ñó. Sinh viên chưa có thói quen phát hiện, nhận thức và nhu cầu giải quyết vấn ñề nảy sinh trong quá trình học tập và rèn luyện. Sinh viên chưa có nhiều lần ñứng lên thuyết trình trước tập thể lớp về một vấn ñề của môn học. Điều này cũng góp phần làm hạn chế khả năng giao tiếp của sinh viên. 63 - Các hoạt ñộng ngoại khóa và các cuộc thi nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế, nghèo nàn và thiếu ñồng bộ: Các hoạt ñộng ngoại khóa như văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt ñộng xã hội, các cuộc thi nghiệp vụ sư phạm…là một yếu tố quan trọng thúc ñẩy sự phát triển khả năng giao tiếp của sinh viên song lại chưa ñược tổ chức phong phú, ña dang, chưa ñược duy trì thường xuyên có hiệu quả tại trường ĐHSP Đà Nẵng nên chưa thu hút ñược ñông ñảo sinh viên tham gia. Các cuộc thi nghiêp vụ sư phạm chỉ diễn ra nhỏ lẻ, chỉ rầm rộ lúc tổ chức nhưng sau ñó lai không ñược duy trì thường xuyên. Điều này làm hạn chế sự học hỏi lẫn nhau giữa các sinh viên, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao khả năng giao tiếp sư của sinh viên. - Hiệu quả của việc học môn nghiệp vụ sư phạm là chưa cao, có ñiều này là do phần ñông sinh viên xem nhẹ, học ñối phó. Mặt khác số lượng thời gian giành cho bộ môn nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế, chương trình học lại quá nghiêng về học lý thuyết, thiếu hẵn phần thực hành. Hạn chế này tác ñông xấu ñến nhận thức và hành vi của sinh viên. Sinh viên chưa nhận thức ñầy ñủ tầm quan trọng của giao tiếp nói chung và giao tiếp sư phạm nói riêng, vai trò của giao tiếp trong cuộc sống, trong học tập và rèn luyện, cũng như trong hoạt ñộng nghề nghiệp sau này chưa có hướng tự rèn luyện, tư giáo dục giao tiếp nói chung và giao tiếp sư phạm của bản thân. Đây là nguyên nhân quan trọng làm hạn chế ñến khả năng giao tiếp sư phạm của sinh viên. Trên ñây là cái nhìn tổng quan về thực trạng khả năng giao tiếp sư phạm và nguyên nhân của thực trang ấy ở sinh viên trường ĐHSP Đà Nẵng. Để có cái nhìn cụ thể và ñầy ñủ hơn, ta cần phải xem xét khả năng giao tiếp sư phạm của sinh viên khối tự nhiên và khối xã hội, sinh viên năm 3 và sinh viên năm 4. 3.4. CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT Trên cơ sở lý luận thông qua ñiều tra khảo sát thực trạng khả năng giao tiếp sư phạm của sinh viên, chúng tôi ñề xuất một số giải pháp tác ñộng nhằm nâng cao khả năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên trường ĐHSP Đà Nẵng, các biện pháp gồm: + Về phía nhà trường: - Trong chương trình ñào tạo của chương trình cần chú trọng hơn ñến việc rèn luyện nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên. 64 - Chú trọng hơn tới việc tăng cường trang bị và củng cố cho sinh viên hệ thống tri thức về tâm lý học nói chung và giao tiếp sư phạm nói riêng bằng cách tăng số tiết học này lên và hệ thống lại chương trình ñào tạo nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên. - Tổ chức hoạt ñộng ngoại khóa phong phú ña dạng và ý nghĩa giáo dục khả năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên, ñồng thời phải tổ chức thường xuyên liên tục tránh mang tính chất thời vụ. - Nhà trường và giáo viên cần phải tăng cường phương pháp dạy học theo hướng tích cực, có khả năng phát huy mạnh mẽ vai trò chủ ñộng của sinh viên. + Về phía sinh viên - Ý thức ñược việc học tập ở ñại học chủ yếu bằng phương pháp tự học, tự giáo dục là chính, tăng cường tính tích cực trong học tập cũng như trong việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho bản thân. - Hình thành cho sinh viên nhận thức, xác ñịnh ñộng cơ, thái ñộ ñúng ñắn ñối với việc giáo dục khả năng giao tiếp sư phạm cho bản thân, từ ñó hình thành cho mình một phương pháp rèn luyện phù hợp. 3.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Qua nghiên cứu trên 300 sinh viên các ngành sư phạm (tập trung chủ yếu hai khối tự nhiên và xã hội) trường ĐHSP – ĐH Đà Nẵng có thể rút ra kết luận sau: - Khả năng giao tiếp sư phạm của sinh viên chưa cao, phần lớn sinh viên có khả năng giao tiếp ở mức trung bình và thấp. - Khả năng giao tiếp sư phạm của sinh viên khối tự nhiên và khối có sự khác biệt, ñiều này thể hiện ở các nhóm giao tiếp mỗi khối có khả năng và mức ñộ khác nhau. - Sinh viên năm 4 có khả năng giao tiếp sư phạm cao hơn năm 3, tuy nhiên mức chênh lệch là không ñáng kể. - Đối với sinh viêm năm 4 trong ñợt thực tập vừa qua, phần lớn sinh viên còn gặp khó khăn về giao tiếp sư phạm, nguyên nhân thuộc về bản thân sinh viên và nhà trường. 65 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, cho phép chúng tôi rút ra một số kết luận sau ñây: Giao tiếp và giao tiếp sư phạm là vấn ñề trung tâm của tâm lý học, vì vậy từ trước tới nay nó ñang ñược rất nhiều nhà khoa học trong nước và thế giới quan tâm nghiên cứu. Giao tiếp có vai trò quan trọng ñối với sự phát triển của xã hội loài người. Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội thì giao tiếp ñang ngày càng ñóng vai trò quan trọng, không chỉ trong quan hệ người – người mà trong cả quan hệ nghề nghiệp nói chung. Mỗi ngành nghề ñều có ñặc trưng riêng, ñiều này cũng chi phối tới vấn ñề giao tiếp. Sư phạm là một nghè ñặc biệt, ñiều này cũng làm cho giao tiếp sư phạm mang tính ñặc trưng riêng. Quá trình giáo dục ñang chứng minh rằng sự thành công của người giáo viên không chỉ phụ thuộc và trình ñộ chuyên môn, mà còn phụ thuộc vào khả năng giao tiếp sư phạm của bản thân giáo viên. Vì vậy việc quan tâm bồi dưỡng nâng cao khả năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên khi ñang còn ngồi trên ghế nhà trường là một việc quan trọng và hết sức ý nghĩa. Qua khảo sát 300 sinh viên ngành sư phạm tập chung ở hai khối tự nhiên và xã hội trường ĐHSP – ĐH Đà Nẵng. Bước ñầu có thể rút ra các kết luận sau: - Khả năng giao tiếp sư phạm của sinh viên chưa cao, ña số có khả năng giao tiếp ở mức trung bình. Khả năng giao tiếp của sinh viên năm 4 cao hơn sinh viên năm 3, tuy nhiên sự chênh lệch không ñáng kể. Khả năng giao tiếp của sinh viên khối tự nhiên và xã hội có sự khác biệt ở các nhóm giao tiếp. - Trong quá trình thực tập sư phạm phần lớn sinh viên còn gặp khó khăn về giao tiếp sư phạm, nguyên nhân của nó theo sinh viên là do nhà trường và bản thân sinh viên. - Phần lớn sinh viên ñều ñánh giá cao vai trò của khả năng giao tiếp sư phạm ñối với sự thành công của nghề nghiệp. Trên cơ sơ ñó sinh viên có ñề xuất nâng cao khả năng giao tiếp sư phạm của bản thân. - Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn chúng tôi ñã ñưa ra một số giải pháp nâng cao khả năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên. 66 2. CÁC KIẾN NGHỊ Để thực hiện ñược các biện pháp trên có hiệu quả thì chúng ta cần phải: - Ngay từ thời kì ñầu sinh viên mới bước vào trường cần phải xác ñịnh ñược khả năng giao tiếp của sinh viên, trên cơ sở ñó có những biện pháp tác ñộng, ñiều chỉnh kịp thời, có những cách thức rèn luyện phù hợp. Hàng năm cần có sự khảo sát, kiểm tra, ñánh giá khả năng giao tiếp ñể phát hiện những lệch lạc, thiếu hụt của chúng ñược bộc lộ trong thực tế nhờ ñó có sự hướng dẫn, bổ sung ñiều chỉnh và tìm hướng rèn luyện. Mặt khác, trong từng tiết học cụ thể, bên cạnh việc truyền thụ kiến thức, cần ñề ra cho sinh viên các mục ñích cụ thể trong học tập và rèn luyện nói chung và học tập, rèn luyện khả năng nói riêng, giúp sinh viên ñối chiếu khả năng hiện có của mình với mục ñích ñó ñể thấy ñược những ưu ñiểm cần phát huy và những hạn chế cần khắc phục, rèn luyện thêm. - Cần thường xuyên tổ chức các hình thức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, rèn luyện khả năng giao tiếp có kế hoạch và ñảm bảo tính hệ thống, thường xuyên ñể trở thành nề nếp, thói quen, thành nhu cầu cần thiết của sinh viên. Tránh hiện tượng hình thức chỉ rầm rộ một thời gian ngắn khi diễn ra hội thi nghiệp vụ sư phạm. Đồng thời phải thường xuyên tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ sư phạm giữa sinh viên cùng lớp, giữa các lớp, giữa các khoa, tạo ñiều kiện cho sinh viên tham gia các liên hoan âm nhạc – thể dục – nghiệp vụ sư phạm liên trường một cách chu ñáo, tích cực và có hiệu quả. Cần tạo ñiều kiện cho sinh viên tăng cường thực tế, dự giờ, tiếp xúc với học sinh và giáo viên phổ thông ñể họ tập trung quan sát, trải nghiệm, làm quen dần với hoạt ñộng giao tiếp ở nhà trường phổ thông, ñể sinh viên ñược tiếp xúc với những ñối tượng giao tiếp thường xuyên và chủ yếu trong hoạt ñộng nghề nghiệp sau này. Giúp sinh viên tăng cường rèn luyện những kĩ năng giao tiếp trong thực tiễn. - Nhà trường, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên cần phải hợp tác phối hợp tổ chức các hoạt ñộng giao tiếp, tạo ñiều kiện mở rộng phạm vi giao tiếp, cho sinh viên giao tiếp với ñám ñông... bằng cách tăng cường tổ chức các câu lạc bộ Văn học, câu lạc bộ Tiếng Anh, câu lạc bộ bạn yêu âm nhạc, dạ hội, các hội diễn văn nghệ… Tổ chức cho sinh viên giao lưu với các cơ quan, ñoàn thể, các trường ñóng trên ñịa bàn, thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện chuyên ñề, các buổi ñối 67 thoại trực tiếp giữa sinh viên với lãnh ñạo nhà trường, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, với các giảng viên. Khi tổ chức các hoạt ñộng giao tiếp và rèn luyện năng lực giao tiếp cho sinh viên phải chú ý ñến những sắc thái riêng về ñặc ñiểm giao tiếp giới tính, khóa học và chuyên ngành ñào tạo. 68 PHỤ LỤC Phụ lục 1: TRẮC NGHIỆM KHẢ NĂNG GIAO TIẾP Họ tên: ……………………………………………………………………………….. Lớp : ……………………………………………………………………………….. Để tự ñánh giá về khả năng giao tiếp của bản thân và giúp cho công việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp, anh (chị) hãy thử làm thực nghiệm với mình bằng cách trả lời các câu hỏi sau (trong bảng câu hỏi), nếu thấy phù hợp với ý kiến của mình thì ghi chữ “ñúng”, nếu thấy không phù hợp thì ghi chữ “không”. Trong quá trình trả lời cần chú ý một số ñiểm sau: - Sau khi ñọc và hiểu ý câu hỏi thì trả lời ngay tức khắc, không cần suy nghĩ nhiều và không nên sửa chữa câu trả lời - Câu trả lời cần theo thứ tự và ñầy ñủ cho các câu hỏi - Trả lời càng chính xác, trung thực, anh (chị) càng nhận ñược thông tin ñúng về bản thân. Stt Nội Dung Trả lời 1 Kinh nghiệm cho thấy rằng tôi biết cách an ủi người ñang có ñiều gì lo lắng, buồn phiền. 2 Tôi hay suy nghĩ về việc riêng và ít chú ý nghe khi tiếp xúc nói chuyện với người khác. 3 Tôi tiếp xúc, quan hệ với mọi người dễ dàng và tự nhiên. 4 Mọi người cho rằng tôi nói chuyện hấp dẫn. 5 Khi mọi gười nói chuyện càng lung túng bối dối, tôi càng ít tác ñộng vào họ. 6 Tôi có thể diễn ñạt chính xác ý ñồ của người nói chuyện khi họ tiếp xúc với tôi. 7 Tôi biết cách làm cho người lạ gần gũi tôi hơn. 8 Tôi thường diễn ñạt ngắn gọn ý kiến của mình. 9 Nếu người khác có ý kiến trái ngược, tôi không phí thời giờ ñể thuyết phục họ. 10 Tôi hay ñể ý tới những chỗ ngập ngừng, lưỡng lự, khó nói của người nói chuyện với tôi bởi vì những chỗ ñó cho tôi nhiều thông tin quan trọng hơn cả những gì họ ñã nói ra. 11 Tôi ít có ý ñịnh tìm hiểu ý ñồ của người tiếp xúc với tôi. 12 Tôi không thích nhiều lời, vì ñằng sau những lời lẽ ấy chẳng có gì ñáng chú ý cả. 13 Nếu tôi cần thuyết phục một ai ñó tôi thường thành công. 14 Tôi biết ngay khi người nói chuyện lạc ñề. 15 Khi không hiểu người khác muốn gì thì không thể nói chuyện với người ñó có quả ñược 69 16 Tôi chưa có kĩ năng diễn ñạt nguyện vọng của mình một cách ngắn gọn. 17 Tôi không thể làm cho người khác ñông tình với quan ñiểm của tôi, kể cả khi họ không tin vào chính mình nữa. 18 Tôi áy náy khi làm phiền người khác. 19 Tôi dễ dàng tự kiềm chế mình khi bị người khác true chọc, khích bác, nói xấu tôi. 20 Không phải lúc nào cũng diễn ñạt suy nghĩ của mình một cách ngắn gọn. 21 Khi giải quyết việc gì trong nhóm (lớp) tôi cố gắng hướng mọi người tập trung dứt ñiểm việc ñó. 22 Tôi rất nhạy cảm với nỗi ñau của bạn bè và người thân. 23 Mọi người nói rằng tôi không có khả năng tự chủ về cảm xúc khi tranh luận. 24 Tôi cảm thấy nhiều người nói chuyện rời rạc, không chính xác, cần phải uốn nắn lại cho họ ngay. 25 Trong quá trình nói chuyện tôi thường giữ vai trò chủ ñộng dẫn dắt các ñề tài. 26 Nhiều lần người ta nói rằng tôi không nhạy cảm ñến thái ñộ tiếp xúc của người khác. 27 Tiếc rằng nhiều người hay thay ñổi quan ñiểm khi nghe ý kiến người khác 28 Tôi không hài lòng về mình vì còn nói hơi nhiều. 70 Phụ lục 2: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN Để giúp chúng tôi hoàn thành ñề tài nghiên cứu, rất mong các bạn giúp ñở trả lời những câu hỏi dưới ñây. Xin bạn vui lòng ñọc kĩ những câu trả lời, sau ñó ñánh dấu (X) vào ô vuông (□) của những câu trả lời thích hợp nhất với mình. Xin chân thành cảm ơn bạn ! Câu 1: Bước vào ñợt thực tập giảng dạy bạn ñã gặp những thuận lợi nào? ( Bạn ñánh dấu x vào những yếu tố thuận lợi mà bạn có ñược, số lượng lựa chọn không hạn chế). □ Đã có sự trang bị tốt về mặt chuyên môn. □ Sự giúp ñỡ nhiệt tình của cơ sở thực tập. □ Có sự chuẩn bị tốt về mặt kĩ năng sư phạm. Câu 2: Những khó khăn về nghiệp vụ sư phạm (giao tiếp sư phạm) mà bạn gặp phải trong quá trình thực tập (số lượng lựa chọn câu trả lời không hạn chế). □ Thuyết trình vấn ñề (dễ hiểu, hấp dẫn, logic). □ Cách sử dụng, viết bảng khoa học. □ Sử dụng phương tiện kĩ thuật (giáo án ñiện tử) trong dạy học. □ Khả năng thiết lập mối quan hệ với học sinh. □ Khả năng diễn ñạt ngôn ngữ (ngắn gọn, lưu loát, cụ thể, phát âm chuẩn, mạch lạc). □ Làm chủ trạng thái hành vi, cảm xúc. □ Xử lí tình huống sư phạm. □ Làm chủ và cân bằng giữa thời gian và giáo án. □ Thu hút sự chú ý của học sinh vào bài học. Câu 3: Theo bạn những khó khăn trên là do: □ Khả năng của sinh viên còn hạn chế. □ Nhà trường sư phạm chưa tạo ñiều kiện, cơ hội cho sinh viên rèn luyện, thực tế, tích lũy kinh nghiệm. □ Bản thân sinh viên chưa tích cực rèn luyện thường xuyên ñể nâng cao khả năng giao tiếp sư phạm 71 Câu 4: Để hoàn thành tốt công tác giảng dạy và giáo dục học sinh khi ra trường, theo bạn sinh viên sư phạm cần phải chú trọng rèn luyện những mặt nào. □ Chủ yếu học tốt chuyên môn. □ Tích cực rèn luyện nâng cao nghiệp vụ sư phạm. □ Cả hai ý kiến trên. Câu 5: Qua thời gian thực tập bạn ñánh giá như thế nào về khả năng giao tiếp sư phạm, xử lí tình huống cuả mình. □ Rất tốt. □ Tốt. □ Tạm ñược (ñạt yêu cầu). □ Chưa ñạt yêu cầu. Câu 6: Để chuẩn bị tốt về mặt nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên khi ra trường. Theo bạn nhà trường sư phạm và bản thân sinh viên phải làm gì (bạn hãy viết ra ý kiến của mình). - Nhà trường sư phạm (cụ thể): …………......................................................... ………………………………………………………………………………………... Bản thân sinh viên (cụ thể): ………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………... 72 Phụ lục 3: PHIẾU QUAN SÁT DỰ GIỜ Họ tên người dạy: ……………………………………………………………………. Giờ dạy: ……………………..Lớp dạy: …………Trường: ……….………………... Thời gian tiến hành: Ngày: …..Tháng: …..Năm: ….. Nội dung tiết dạy Hoạt ñộng của thầy Hoạt ñộng của trò Nhận xét ñánh giá ………………… ………………… ………………… ………………… ………………….. ………………… ………………… ………………… ………………… …………………... ………………… ………………… ………………… ………………… …………………. ………………… ………………… ………………… ………………… ………………….. 73 Phụ lục 4: CÂU PHỎNG VẤN TRỰC TIÊP Phần dành cho giáo viên trường THPT Câu 1: Cô ñánh giá như thế nào về khả năng giao tiếp sư phạm mà các giáo sinh ñã thể hiện trong quá trình giảng bài và làm chủ nhiệm lớp? Câu 2: Theo Cô/ Thầy, trong giờ ñứng lớp các giáo sinh thường gặp những khó khăn nào (về mặt nghiệp vụ sư phạm)? Câu 3: Là một giáo viên có nhiều kinh nghiệm, Cô/Thầy có thể cho em một vài ý kiến về biện pháp nâng cao khả năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên? Câu 4: Theo Cô/ Thầy cùng với chuyên môn, mặt nghiẹp vụ sư phạm của các giáo sinh là ñạt yêu cầu chưa a? Xin cảm ơn Thầy/ Cô rất nhiều! Phần dành cho sinh viên Câu 1: Trong quá trình thực tập giảng dạy bạn ñã gặp những khó khăn và thuận lợi nào? Câu 2: Theo bạn cùng với chuyên môn thì mặt nghiệp vụ sư phạm có vai trò như thế nào ñối với sự thành công của công tác giảng dạy? Câu 3: Theo bạn quá trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm tai trường ĐHSP ñã ñáp ứng với thực tiễn chưa? Câu 4: Nếu ñược phép ñề xuất ý kiến cho việc nâng cao khả năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên bạn sẽ cho ý kiến như thế nào về vấn ñề này? Câu 5: Bạn ñáng giá như thế nào về khả năng giao tiếp sư phạm của minh trong ñợt thực tâp này? Cam ơn bạn cà chúc bạn thành công trong công tác giảng dạy! 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô công Hoàn – Hoàng Anh: Giao tiếp sư phạm. NXB Giáo dục 1998. 2. Ngô Công Hoàn: Giao tiếp và ứng xử sư phạm. NXB Đại Học Quốc Gia HN. 3. Nguyễn Văn Lê: Vấn ñề giao tiếp. NXB GIáo dục HN 1992. 4. Ngô Công Hoàn: Giao tiếp và ứng xử của cô giáo với trẻ. ĐH Sư phạm HN I 1995. 5. Nguyễn Thạc – Hoàng Anh: Luyện giao tiếp sư phạm. NXB Đại Học Quốc Gia HN 1997. 6. Trần trọng Thủy: Đặc ñiểm giao tiếp của sinh viên Đại Học. tạp chí nghiên cứu giáo dục 2/1992. 7. Trần Trọng Thủy: bài giảng tân lý giao tiếp. Đại học sư phạm HN I 1993. 8. Nguyễn Thạc – Phạm Thành Nghị: Tâm lý học sư phạm ñại học. NXB Giáo dục 1992. 9. Bộ giáo dục và ñào tạo vụ giáo viên: Một số vấn ñề về giao tiếp sư phạm. Hà Nội 1993. 10. Nguyễn Xuân Thức – Trương Bích Hà: Giao tiếp và ñặc ñiểm giao tiếp của sinh viên sư phạm. 1982. 11. Nguyễn Văn Hồng: Tâm lý học lứa tuổi sư phạm. NXB Giáo dục 1992. 75 MỤC LỤC 1. Lý do lựa chọn ñề tài. ...................................................... Error! Bookmark not defined. 1.1. Cơ sở lý luận. ..............................................................................................................1 1.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................................2 2. Mục ñích nghiên cứu .........................................................................................................3 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu...................................................................................3 4. Giả thuyết khoa học ...........................................................................................................3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................................................3 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu........................................................................................4 7. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........................................5 1.1.KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ..................................................5 1.1.1. Vấn ñề giao tiếp trong tâm lý học nước ngoài.....................................................5 1.1.2. Vấn ñề giao tiếp ở Việt Nam ...............................................................................6 1.2. Một số vấn ñề về giao tiếp........................................ Error! Bookmark not defined. 1.3. Đặc ñiểm nghề thầy giáo và giao tiếp sư phạm ........ Error! Bookmark not defined. 1.3.1. Đặc ñiểm nghề thầy giáo ...................................................................................15 1.3.2. Khái niệm, ñặc ñiểm giao tiếp sư phạm.............................................................17 1.4. Khả năng giao tiếp sư phạm ..................................... Error! Bookmark not defined. 1.4.1. Khái niệm khả năng giao tiếp sư phạm..............................................................25 1.4.2. Các nhóm kĩ năng giao tiếp sư phạm.................................................................27 1.5. Khái niệm sinh viên .................................................. Error! Bookmark not defined. 1.6. Kết luận chương 1..................................................... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................36 2.1. Vài nét về ñịa bàn nghiên cứu .................................. Error! Bookmark not defined. 2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn .................... Error! Bookmark not defined. 2.3. Kết luận chương hai.................................................. Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN CÁC NGÀNH SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐHSP ĐÀ NẴNG ..................................................42 3.1. Thực trạng khả năng giao tiếp sư phạm của sinh viên ngành sư phạm trường ĐHSP Đà Nẵng. .......................................................................... Error! Bookmark not defined. 3.1.1. Khả năng giao tiếp của sinh viên các ngành sư phạm Trường ĐHSP Đà Nẵng42 3.1.2. Khả năng giao tiếp của sinh viên khối tự nhiên so với khối xã hội ...................46 3.1.3. Khả năng giao tiếp của sinh viên năm 3 so với sinh viên năm 4.......................49 3.2. Những vấn ñề về giao tiếp sư phạm mà sinh viên năm 4 gặp phải trong quá trình thực tập sư phạm.............................................................. Error! Bookmark not defined. 3.3. Các yếu tố chi phối làm hạn chế khả năng giao tiếp sư phạm của sinh viên trường ĐHSP Đà Nẵng................................................................ Error! Bookmark not defined. 3.4. Các giải pháp ñề xuất................................................ Error! Bookmark not defined. 3.5. Kết luận chương 3..................................................... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................................65 1. Kết luận............................................................................ Error! Bookmark not defined. 2. Các kiến nghị ................................................................... Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC ............................................................................................................................68 76 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam ñoan ñây là công trình của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của giáo viên Th.s Phạm Thị Mơ. Mọi số liệu trong ñề tài ñều trung thực và chưa ñược công bố trong bất cứ công trình nào. Đà Nẵng, ngày 11 tháng 6 năm 2009 Sinh viên thực hiện Lê Duy Hùng 77 LỜI CẢM ƠN Qua cuốn luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơm sâu sắc tới toàn thể các thầy, cô trong khoa Tâm lý – Giáo Dục Trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng ñã dìu dắt tôi trong thời gian qua. Tôi xin cảm ơn giảng viên – Th.s Phạm Thi Mơ ñã tận tình hướng dẫn và cho tôi những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành ñề tài nghiên cứu của mình. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp ñỡ của Ban Giám Hiệu, các bạn sinh viên 2 khối tự nhiên và xã hội Trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng và ban giám hiệu trường Trung học phổ thông Nguyễn Thượng Hiền ñã quan tâm giúp ñỡ tôi trong quá trình làm luận văn. Đà Nẵng, ngày 11 tháng 6 năm 2009 Tác giả Lê Duy Hùng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKhả năng giao tiếp sư phạm của sinh viên các ngành sư phạm trường Đại học sư phạm Đại học Đà Nẵng.pdf
Luận văn liên quan