Lợn nái lai F1 (Yorkshire x Landrace) được phối tinh đực F1(Duroc x Landrace)
có khả năng sinh sản tốt với tuổi động dục lần đầu 214,4 ngày, tuổi phối giống lần đầu
259 ngày và tuổi đẻ lứa đầu 383,7 ngày, số con sơ sinh của lợn nái 10,41 con/lứa, số con
để lại nuôi 9,84 con/lứa, khối lượng sơ sinh để nuôi 1,66 kg/con, lợn con được cai sữa
lúc 24 ngày có số con cai sữa là 9,25 con/lứa, đạt khối lượng 6,35 kg/con và có tỉ lệ
nuôi sống so với sơ sinh 94%, khối lượng lợn con cai sữa nái sản xuất/năm 144,5
kg/nái/năm.
Khả năng sinh trưởng của lợn thịt lai 3 máu ngoại (Duroc x Landrace) x
(Yorkshire x Landrace) trong giai đoạn nuôi thịt từ 75-164 ngày tuổi có tăng trọng trung
bình đạt 742 g/con/ngày, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là2,55 kg.
8 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6442 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khả năng sinh sản của lợn nái lai f1 (♂yorkshire x ♀landrace) và năng suất của lợn thịt lai 3 máu ♂(♂duroc x ♀landrace) x ♀(♂yorkshire x ♀landrace), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
53
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 55, 2009
KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN NÁI LAI F1 (♂YORKSHIRE x
♀LANDRACE) VÀ NĂNG SUẤT CỦA LỢN THỊT LAI 3 MÁU ♂ (♂DUROC x
♀LANDRACE) x ♀(♂YORKSHIRE x ♀LANDRACE)
Lê Đình Phùng, Nguyễn Trường Thi
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái lai F1
(♂Yorkshire x ♀Landrace) được phối tinh đực F1 (♂Duroc x ♀Landrace), khả năng sinh trưởng
và phẩm chất thịt của lợn thịt lai 3 máu ngoại được sinh ra khi nái lai F1 (♂Yorkshire x
♀Landrace) được phối tinh đực lai F1(♂Duroc x ♀Landrace) nuôi trong điều kiện chăn nuôi
công nghiệp. Nghiên cứu được tiến hành trên 166 lợn nái F1 (Yorkshire x Landrace) và 50 lợn
thịt lai 03 máu ngoại (Duroc x Landrace) x (Yorkshire x Landrace). Kết quả nghiên cứu cho
thấy lợn nái F1 (Yorkshire x Landrace) động dục lần đầu lúc 214,4 ngày tuổi, được phối giống
lần đầu lúc 259 ngày tuổi và đẻ lứa đầu lúc 383,7 ngày tuổi, số con sơ sinh 10,41 con/lứa, số
con để lại nuôi 9,84 con/lứa, khối lượng sơ sinh của những con để nuôi 1,66 kg/con, lợn con
được cai sữa lúc 24 ngày với số con cai sữa 9,25 con/lứa, đạt khối lượng 6,35 kg/con, và khối
lượng lợn con cai sữa /nái/năm 144,5 kg. Lợn thịt lai 03 máu ngoại (Duroc x Landrace) x
(Yorkshire x Landrace) trong giai đoạn từ 75 đến 164 ngày tuổi có tăng trọng trung bình 742
g/con/ngày, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng 2,55 kg, khối lượng lợn hơi vào lúc 163 ngày
tuổi 113 kg, tỉ lệ móc hàm 82,2%, tỉ lệ thịt xẻ 74,6%, tỉ lệ nạc 59,3%, tỉ lệ mỡ 15,3% và độ dày mỡ lưng
tại vị trí P2 là 1,01 cm. Lợn nái lai F1(♂Yorkshire x ♀Landrace) và lợn thịt lai 3 máu ngoại khi lợn
nái này được phối tinh bởi đực lai F1(♂Duroc x ♀Landrace) có khả năng sản xuất tốt trong
điều kiện chăn nuôi công nghiệp.
Từ khóa: Năng suất, Lợn, F1 (Yorkshire x Landrace), F2 (Duroc x Landrace) x
(Yorkshire x Landrace)
1. Đặt vấn đề
Con giống có vai trò quyết định đến khả năng sản xuất tối đa của con vật. Để
nâng cao năng suất và chất lượng thịt cũng như cải thiện di truyền đàn lợn giống Việt
Nam, trong những năm qua, nhiều cơ sở chăn nuôi đã nhập một số giống lợn cao sản.
Một số nghiên cứu sử dụng các giống lợn cao sản như Landrace, Yorkshire và Duroc
cho mục đích nuôi thịt và sinh sản trong các trang trại chăn nuôi công nghiệp đã được
thực hiện. Bên cạnh các ưu điểm, mỗi con giống đều có những nhược điểm nhất định
liên quan đến khả năng sinh sản và khả năng sản xuất thịt. Một trong những giải pháp
54
để hạn chế những nhược điểm và phát huy tối đa ưu điểm của mỗi giống là tạo ra các tổ
hợp lai. Con lai không chỉ được sử dụng vào mục đích nuôi thịt mà còn được sử dụng
làm con nái để tận dụng ưu thế lai con mẹ (Bourdon, 1997).
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm thịt lợn, các giống lợn ngoại
thuần và các tổ hợp nái lai 02 máu ngoại đã được sử dụng để tạo ra các con lai thương
phẩm 2, 3 và 4 máu ngoại nuôi thịt. Lợn nái lai 2 máu giữa ♂Yorkshire và ♀ Landrace
được sử dụng phổ biến nhất trong tổng đàn lợn nái lai. Song song với sử dụng lợn nái
lai, lợn đực lai cũng được sử dụng để tạo ra con lai thương phẩm nuôi thịt. Lợn đực lai
giữa ♂Duroc x ♀Landrace đã được sử dụng để phối giống với lợn nái lai giữa
♂Yorkshire và ♀ Landrace, tạo ra con lai thương phẩm nuôi thịt 3 máu ngoại (50% máu
Landrace, 25% máu Yorkshire và 25% máu Duroc). Tổ hợp lai này được dự đoán có ưu
thế về tỷ lệ nạc. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu một cách hệ thống về khả năng
sinh sản của lợn nái lai F1 (♂Yorkshire ♀ Landrace) và khả năng sinh trưởng và sản xuất
thịt của lợn thịt lai 3 máu ngoại (♂Duroc x ♀Landrace) x (♂Yorkshire x ♀Landrace).
Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái F1(♂Yorkshire x
♀Landrace) và năng suất của lợn thịt lai 3 máu được sinh ra khi lợn nái này được phối
với đực lai F1 (♂Duroc x ♀Landrace).
2. Đối tượng nội dung và phương pháp nghiên cứu
Để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái lai F1(♂Yorkshire x ♀Landrace) = F1
(YxL), chúng tôi tiến hành theo dõi trên 166 lợn nái sinh sản F1 (YxL). Khả năng sinh
sản của lợn nái được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: Tuổi động dục lần đầu, tuổi phối
giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, thời gian lợn nái động dục lại sau cai sữa lợn con, thời
gian lợn nái động dục trở lại và phối giống thành công sau cai sữa lợn con, thời gian
mang thai, thời gian nuôi con, khoảng cách lứa đẻ, hệ số lứa đẻ, số con sơ sinh, số con
để nuôi, khối lượng sơ sinh của những con để nuôi (những con có khối lượng sơ sinh
<0,7 kg thì bị loại thải), số con cai sữa, khối lượng cai sữa, tỉ lệ nuôi sống đến khi cai
sữa, khối lượng lợn con cai sữa của lợn nái/năm. Lợn nái nghiên cứu được nuôi theo
quy trình chăn nuôi công nghiệp. Giai đoạn mang thai lợn được nuôi trong các ô chuồng
cá thể với diện tích (0,6x2,2)m2. Lợn mẹ và lợn con được nuôi trong chuồng 3 ngăn với
diện tích (0,8+0,5+0,5)x2,2m2. Lợn được ăn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh của Công ty
Greenfeed theo từng thời kỳ sinh sản khác nhau. Lợn nái mang thai từ 1-100 ngày được
ăn thức ăn có mã số 9044 (2.700 Kcal ME/kg thức ăn và 13% CP). Trong thời kỳ này,
lợn được cho ăn ngày 2 lần vào lúc 5 và 14 giờ. Thời kỳ mang thai từ 100 ngày đến khi
đẻ và thời kỳ nuôi con lợn nái được ăn thức ăn có mã số 9054 (3.000 Kcal ME/kg thức
ăn và 15% CP). Thời kỳ mang thai từ 100 ngày đến khi đẻ cho ăn ngày 3 lần vào lúc 5;
10 và 16 giờ, lợn nái nuôi con được cho ăn ngày 4 lần vào lúc 5; 10; 14; 16 giờ trong
ngày. Định mức thức ăn cho ăn khác nhau phụ thuộc vào lứa đẻ, thể trạng và thời kỳ
mang thai của lợn nái. Lợn mang thai từ 1-84 ngày có định mức cho ăn biến động từ
1,8-3,0 kg thức ăn/ngày. Lợn mang thai từ 85-114 ngày có định mức cho ăn biến động
55
từ 2-3,5 kg thức ăn/ngày. Lợn nái nuôi con được cho ăn no theo bữa. Lợn nái hậu bị, lợn
nái chữa, lợn nái nuôi con và lợn con đều được tiêm vaccine phòng bệnh theo đúng quy
trình quy định.
Để nghiên cứu khả năng sinh trưởng của tổ hợp lợn lai 03 máu ngoại chúng tôi
tiến hành nghiên cứu trên 50 lợn thịt ♂(♂Duroc x ♀Landrace) x ♀(♂Yorkshire x
♀Landrace)= (D x L) x (Y x L) với khối lượng ban đầu là 30 kg. Các chỉ tiêu nghiên
cứu bao gồm tăng trọng, lượng thức ăn vào và tiêu tốn thức ăn. Lợn được cho ăn thức
ăn hổn hợp hoàn chỉnh của công ty Greenfeed theo từng giai đoạn sinh trưởng. Lợn có
khối lượng từ 30-50 kg được cho ăn thức ăn có mã số 9104 (3000 Kcal ME/kg thức ăn
và 17%CP), lợn có khối lượng từ 50-70 kg được cho ăn thức ăn có mã số 9204 (3000
Kcal ME/kg thức ăn và 15%CP), giai đoạn cuối lợn được cho ăn thức ăn có mã số 9304
(2900 Kcal ME/kg thức ăn và 13%CP). Lợn được cho ăn và uống nước tự do. Nước
được cung cấp tại chuồng qua vòi uống tự động.
Để đánh giá chất lượng thịt, chúng tôi tiến hành mổ khảo sát 9 lợn thịt (DxL) x
(YxL). Phẩm chất thịt được đánh giá thông qua các chỉ tiêu tỉ lệ móc hàm, tỉ lệ thịt xẻ, tỉ
lệ nạc, tỉ lệ mở, tỉ lệ xương, tỉ lệ da và độ dày mỡ lưng P2. Các chỉ tiêu này được xác
định theo TCVN 3899-84 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn., 2003).
Tất cả số liệu được quản lý bằng phần mềm Excel (2003) và được phân tích
thống kê mô tả (Trung bình, SE, Max và Min) bằng phần mềm Genstat (2004). Nghiên
cứu được tiến hành tại Trung tâm Chăn nuôi Tân Thành, Vũng Tàu.
3. Kết quả và thảo luận
3.1 Khả năng sinh sản của lợn nái lai F1 (Yorkshire x Landrace) được phối
tinh đực F1 (Duroc x Landrace)
Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái F1 (Y x
L) được trình bày ở bảng 1a và 1b. Qua bảng 1a cho thấy, các chỉ tiêu sinh lý sinh sản
của lợn nái F1 (Y x L) là tương đối tốt. Tuổi động dục lần đầu; tuổi phối giống lần đầu
và tuổi đẻ lứa đầu tương ứng là 214,4; 259; 383,7 ngày. Tuổi đẻ lứa đầu trong nghiên
cứu của chúng tôi muộn hơn tuổi đẻ lứa đầu trong các nghiên cứu của Nguyễn Thị Viễn
và cộng sự (2005) 39 ngày và nghiên cứu của Hoàng Nghĩa Duyệt (2008) là 27 ngày
trên cùng đối tượng. Các tính trạng này thường có hệ số di truyền thấp do vậy sự sai
khác này có thể là do sự khác nhau về điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng của các cơ sở
nghiên cứu.
Bảng 1a. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái lai F1 (Yorkshire x Landrace)
được phối tinh đực F1 (Duroc x Landrace)
Chỉ tiêu n X Max Min SE
Tuổi động dục lần đầu (ngày) 20 214,4 195 229 2,25
56
Tuổi phối giống lần đầu (ngày) 142 259 211 361 1,80
Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 142 383,7 327 529 2,50
Thời gian mang thai (ngày) 783 115,9 109 122 0,06
Thời gian nuôi con (ngày) 747 23,9 17 41 0,15
Thời gian phối lại sau cai sữa lợn con (ngày) 755 6,54 2 42 0,16
Thời gian phối lại thành công sau cai sữa lợn
con (ngày) 741 16,4 3 260 1,02
Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 747 155,8 134 399 1,02
Hệ số lứa đẻ (lứa/năm) 747 2,39 0,91 2,77 0,01
Ghi chú: n =Số mẫu, X = Trung bình, Min = Giá trị tối thiều, Max = Giá trị tối đa, SE
= Sai số của số trung bình
Khoảng cách lứa đẻ của lợn nái nghiên cứu là 155,8 ngày, điều này có nghĩa là
mỗi năm trung bình một lợn nái đẻ được 2,39 lứa. Kết quả nghiên cứu này tương đương
với kết quả nghiên cứu của Hoàng Nghĩa Duyệt (2008) (2,41 lứa/năm). Hệ số lứa đẻ
phụ thuộc vào số ngày nuôi con, số ngày động dục và phối giống lại sau khi cai sữa lợn
con. Số ngày nuôi con của lợn nái nghiên cứu này là tương đối ngắn (23,9 ngày) trong
khi thời gian phối giống có kết quả sau khi lợn nái cai sữa lợn con khá dài (16,4 ngày).
Thời gian động dục trở lại sau khi cai sữa lợn con là chỉ tiêu đánh giá tiềm năng sinh
sản của lợn nái, ở nghiên cứu của chúng tôi, số ngày phối lại sau cai sữa lợn con là 6,54
ngày, tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Viễn và cộng sự (2005). Tuy
nhiên, do tỉ lệ phối giống thành công sau cai sữa chưa cao đã làm kéo dài thời gian phối
giống thành công sau cai sữa lợn con. Tính trạng thời gian phối giống có kết quả sau cai
sữa lợn con là tính trạng có hệ số di truyền thấp và có sự biến động lớn giữa các cơ sở
nghiên cứu tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và quy trình phối giống (Lê
Đình Phùng & Mai Đức Trung, 2008). Chăm sóc nuôi dưỡng tốt sẽ rút ngắn thời gian
phối giống lại thành công, từ đó nâng cao khả năng sinh sản của lợn nái.
Bảng 1b. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái lai F1 (Yorkshire x Landrace)
được phối tinh đực F1 (Duroc x Landrace)
Chỉ tiêu N X Min Max SE
Số con sơ sinh (con/lứa) 793 10,41 1 19 0,10
Số con để nuôi (con/lứa) 793 9,84 0 19 0,10
Khối lượng con để nuôi (kg/con) 94 1,66 1,1 2,6 0,32
Số con cai sữa (con/lứa) 793 9,25 3 14 0,07
57
Khối lượng cai sữa (kg/con) 747 6,35 4 10 0,03
Tỉ lệ nuôi sống đến khi cai sữa
(% so với số con để nuôi) 748 94 0 100 4,00
Khối lượng lợn con nái sản xuất được
trong năm (kg/nái/năm) 746 144,5 40,1 257,7 1,31
Ghi chú: n = Số mẫu, X = Trung bình, Min = Giá trị tối thiều, Max = Giá trị tối đa, SE
= Sai số của số trung bình
Bảng 1b cho thấy, số con sơ sinh là 10,41 con/lứa, khối lượng những con để nuôi
là 1,66 kg/con, số con để nuôi là 9,84 con/lứa, số con cai sữa là 9,25 con/lứa và khối
lượng cai sữa lúc 24 ngày là 6,35 kg/con. Kết quả các chỉ tiêu số con sơ sinh, số con cai
sữa, tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả
trong nghiên cứu của Hoàng Nghĩa Duyệt (2008) trên cùng đối tượng, Phùng Thị Vân
(2001) và Hoàng Nghĩa Duyệt (2008) trên lợn nái thuần Landrace, Yorkshire và một số
công thức lai ngoại x ngoại. Tuy nhiên, hai chỉ tiêu khối lượng lợn con để lại nuôi và
khối lượng lợn con cai sữa trong nghiên cứu này có giá trị cao (1,66 và 6,35 kg/con),
khối lượng lợn con cai sữa ở 24 ngày cao hơn cả kết quả nghiên cứu trên của Hoàng
Nghĩa Duyệt (2008) ở thời điểm 26 ngày và nghiên cứu của Nguyễn Thị Viễn và cộng
sự (2005) ở 28 ngày trên đàn nái thuần Landrace, Yorkshire và trên cùng đối tượng. Khả
năng sinh sản của con lai được cải thiện so với bố mẹ thuần đem lai là do sự kết hợp các
đặc điểm tốt của các giống gốc, đồng thời trên con lai biểu hiện được ưu thế lai cao về
tính trạng sinh sản (Nguyễn Đức Hưng. et al., 2006).
3.2 Khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt của lợn thịt 3 máu ngoại (Duroc x
Landrace)x (Yorkshire x Landrace)
Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng của lợn thịt lai 03 máu ngoại (D x L) x (Y
x L) trong thời kỳ nuôi thịt được thể hiện ở bảng 2. Qua bảng 2 ta thấy khả năng sinh
trưởng của lợn thịt lai 03 máu ngoại (D x L) x (Y x L) trong thời kỳ nuôi thịt từ 75 đến
160 ngày tuổi là tương đối tốt. Cụ thể, lượng ăn vào bình quân là 1,91 kg thức
ăn/con/ngày, tăng trọng tuyệt đối là 742 g/con/ngày và hệ số chuyển hóa thức ăn là 2,55
kg thức ăn/kg tăng trọng. Tăng trọng của lợn thịt trong nghiên cứu của chúng tôi cao
hơn kết quả nghiên cứu Hoàng Nghĩa Duyệt (2008), trên cùng đối tượng 28 g/con/ngày,
kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Viễn (2005) trên một số công thức lai ngoại x ngoại
từ 100 đến 120 g/con/ngày, đồng thời tiêu tốn thức ăn (2,55 kg thức ăn/kg tăng trọng)
tương đối thấp. Diễn biến lượng ăn vào, tăng trọng tuyệt đối và tiêu tốn thức ăn tăng
dần theo tuổi và khối lượng, điều này phù hợp với quy luật sinh trưởng của lợn thịt.
Tăng trọng trung bình qua 3 giai đoạn sinh trưởng tương ứng là 665; 752; 809
gam/con/ngày.
58
Bảng 2. Khả năng sinh trưởng của lợn lai 3 máu ngoại (Duroc x Landrace) x (Yorkshire x
Landrace)
Giai đoạn
Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Toàn bộ
Ngày tuổi (ngày) 75-104 105-134 135-164 75-164
Khối lượng trung bình cuối giai đoạn
(kg/con) 50,02 72,58 96,84 -
Lượng ăn vào (kg thức ăn/con/ngày) 1,43 1,95 2,35 1,91
Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) 665 752 809 742
Hệ số chuyển hóa thức ăn (kg TA/kg
TT) 2,16 2,59 2,90 2,55
Bảng 3. Khả năng sản xuất thịt của lợn lai 3 máu ngoại (Duroc x Landrace)x (Yorkshire x
Landrace)
Chỉ tiêu X Max Min SE
Tuổi (ngày) 163,2 175 150 3,31
Trọng lượng hơi (kg) 113,1 132 96 3,74
Tỉ lệ móc hàm (%) 82,21 84,7 78,4 0,72
Tỉ lệ thịt xẻ (%) 74,54 77,3 70,5 0,70
Tỉ lệ nạc (%) 59,30 66,8 51,9 1,43
Tỉ lệ mỡ (%) 15,24 19,9 12,3 0,75
Tỉ lệ xương (%) 15,41 17,6 12,6 0,59
Tỉ lệ da (%) 6,08 7,4 4,7 0,25
Độ dày mỡ lưng (cm) 1,01 1,7 0,8 0,10
Ghi chú: X = Trung bình, Min = Giá trị tối thiều, Max = Giá trị tối đa, SE = Sai số
của số trung bình
Kết quả khảo sát khả năng sản xuất thịt của lợn lai 3 máu ngoại (D x L) x ( Y x
L) được thể hiện ở bảng 3. Qua bảng 3 ta thấy rằng lợn thịt lai 3 máu ngoại (D x L) x (Y
x L) ở thời điểm giết thịt trung bình 163 ngày tuổi có trọng lượng trung bình 113 kg, tỉ
lệ móc hàm là 82,21%, tỉ lệ thịt xẻ là 74,54%, tỉ lệ nạc là 59,3%, tỉ lệ mỡ là 15,24%, tỉ
lệ xương là 15,41%, tỉ lệ da là 6,08% và độ dày mỡ lưng tại vị trí P2 (giữa xương sườn
số 10 và 11) là 1,01 cm. Tỉ lệ thịt xẻ và tỉ lệ nạc của lợn lai 3 máu trong nghiên cứu này
(74,54% và 59,30%) cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hải và cộng sự
59
(2001) tương ứng là 75% và 56% và kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu
nghiên cứu của Nguyễn Thị Viễn và cộng sự (2005) trên một số công thức lai có tỉ lệ
nạc cao. Sở dĩ tổ hợp lợn lai 3 máu ngoại trong nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ nạc
cao có thể là do kế thừa đặc điểm vượt trội về tỷ lệ nạc của giống lợn Duroc.
4. Kết luận và đề nghị
Lợn nái lai F1 (Yorkshire x Landrace) được phối tinh đực F1 (Duroc x Landrace)
có khả năng sinh sản tốt với tuổi động dục lần đầu 214,4 ngày, tuổi phối giống lần đầu
259 ngày và tuổi đẻ lứa đầu 383,7 ngày, số con sơ sinh của lợn nái 10,41 con/lứa, số con
để lại nuôi 9,84 con/lứa, khối lượng sơ sinh để nuôi 1,66 kg/con, lợn con được cai sữa
lúc 24 ngày có số con cai sữa là 9,25 con/lứa, đạt khối lượng 6,35 kg/con và có tỉ lệ
nuôi sống so với sơ sinh 94%, khối lượng lợn con cai sữa nái sản xuất/năm 144,5
kg/nái/năm.
Khả năng sinh trưởng của lợn thịt lai 3 máu ngoại (Duroc x Landrace) x
(Yorkshire x Landrace) trong giai đoạn nuôi thịt từ 75-164 ngày tuổi có tăng trọng trung
bình đạt 742 g/con/ngày, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 2,55 kg.
Lợn thịt lai 03 máu ngoại (Duroc x Landrace) x (Yorkshire x Landrace) có khối
lượng hơi khoảng 113 kg tại thời điểm 163 ngày tuổi, tỉ lệ móc hàm 82,2%, tỉ lệ thịt xẻ
74,6%, tỉ lệ nạc 59,3%, tỉ lệ mỡ 15,3%, và độ dày mỡ lưng tại vị trí P2 1,01 cm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, Quy trình mổ khảo sát phẩm chất thịt lợn
nuôi béo, TCVN3899-84, trong Tuyển tập tiêu chuẩn nông nghiệp Việt Nam, Tập V,
Tiêu chuẩn chăn nuôi, Phần 1: Chăn nuôi thú ý Hà Nội, 2003.
2. Bourdon, R. M., Understanding Animal Breeding. Colorado State University Prentice
Hall Upper Saddle River, NJ 07458, 1997.
3. GenStat VSN International Ltd., Genstat user's guide, 7th version. VSN International,
Wilkinson House, Jordan Hill Road, Oxford, UK, 2004.
4. Hoàng Nghĩa Duyệt, Đánh giá tình hình chăn nuôi lợn ngoại ở huyện Thăng Bình, tỉnh
Quảng Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 12(46), (2008), 27-33.
5. Lê Đình Phùng & Mai Đức Trung, Mức độ đóng góp của một số yếu tố đến khả năng
sinh sản của lợn nái lai F1 (Móng Cái x Yorkshire) và nái Móng Cái nuôi trong nông
hộ tại Quảng Bình, Tạp chí khoa học Đại Học Huế, 49, (2008), 123-131.
6. Lê Thanh Hải và cộng sự, Nghiên cứu chọn lọc, nhập nội, nhân thuần chủng và xác
định công thức lai thích hợp cho heo cao sản để đạt tỷ lệ nạc từ 50 - 55%, Đề tài cấp
Nhà nước KHCN 08 - 06, 2001.
60
7. Nguyễn Đức Hưng., Nguyễn Minh Hoàn. & Lê Đình Phùng, Chọn Giống và Nhân
Giống Vật Nuôi, Nhà Xuất bản Đại học Huế, 2006.
8. Nguyễn Thị Viễn., Nguyễn Hồng Nguyên., Lê Thanh Hải., Lê Thị Tố Nga., Vũ Thị Lan
Phương., Đoàn Văn Giải. & Võ Đình Đạt, Năng suất sinh sản của nái tổng hợp giữa
hai nhóm giống Yorkshire và Landrace, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
23, (2005), 51-54.
9. Phùng Thị Vân, Nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire phối
chéo giống, đặc điểm sinh trưởng, khả năng sinh sản của lợn nái lai F1 (LY) và F1 (YL)
x đực Duroc, Trong Báo cáo KHCN -TY-1999-2000, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà
Nội, 2001.
REPRODUCTION PERFORMANCE OF F1 (♂YORKSHIRE x ♀LANDRACE)
CROSSBRED SOWS AND PERFORMANCE OF ♂ (♂DUROC x ♀LANDRACE)
x♀(♂YORKSHIRE x ♀LANDRACE) PIGS
Le Đinh Phung, Nguyen Truong Thi
College of Agriculture and Forestry, Hue University
SUMMARY
This study was aimed at evaluating reproduction performance of F1(♂Yorkshire
x♀Landrace) crossbred sows, growth performance and meat quality of ♂(♂Duroc x
♀Landrace) x ♀ (♂Yorkshire x ♀Landrace) pigs. This study was conducted on 166 F1
(Yorkshire x Landrace) sows and 50 (Duroc x Landrace) x (Yorkshire x Landrace) fatterning
pigs. Results showed that F1 (Yorkshire x Landrace) sows had first oestrus at 214,4 days old,
were first inseminated at 259 days of age and first farrowed at 38,7 days old. Litter size was
10,41 piglets/litter, litter size after culling was 9,84 piglets/litter, body weight of piglets after
culling was 1,66 kg/piglet, piglets were weaned at 24 days, litter size at weaning was 9,25
piglets/litter, body weight at weaning was 6,35 kg/piglet, total kg of piglets at weaning/sow/year
was 144,5 kg. Crossbred pigs (Duroc x Landrace) x (Yorkshire x Landrace) had an average
daily weight again of 742 g/day in the period from 75 to 164 days old, and feed conversion ratio
was 2,55 kg of feed intake/kg daily weight gain, living body weight at 163 days old was 113 kg,
dressing percentage 74,6%, lean percentage 59,3%, fat percentage 15,3% and backfat at P2 was
1,01 cm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 566_1988.pdf