Khái quát bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Mở đầu: 1. lí do chọn đề tài 2. mục đích nghiên cứu 3. phương pháp nghiên cứu 4. kết quả nghiên cứu. ¯¯ nội dung: I. Chương I: Khái niệm chung: 1. khái niệm bộ máy nhà nước 2. hệ thồng cac cơ quan Nhà nước( thêm sơ đồ như cô giảng ấy ^^) chú giải, chỉ rõ các cơ quan quan trọng. II. Chương II: Nhà nước CHXHCN Việt Nam 1. Bản chất ( cơ sở tư tưởng bây giờ và tương lai giải quyết cho câu hỏi NN Viet Nam trong time tới có nên chọn con đường đa nguyên chính trị không ? Một nhà nước chcn có nên tồn tệ hệ tư tưởng đa nguyên chính đảng hay không? ) 2. Chức năng 3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động 4. Cơ sở kinh tế của Nhà nước (câu hỏi NN trong time tới phải công hữu về TLSX và khẳng định vai trò chủ đạo trong nền ktế hay không? So sánh NN xhcn VN và NN xã hội phong kiến, thuộc địa. III. Chương 3: Bộ máy NN từ 1946 đến nay: () 1. giai đoạn trước CMT8 năm 1945 2. Bộ máy NN theo hiến pháp 1946 3. Bộ máy NN theo hiến pháp 1959 4. Bộ máy NN theo hiến pháp 1980 5. Bộ máy NN theo hiến pháp 1992 6. Một số nội dung mới của Hiếp Pháp 1992 sửa đổi và pháp luật hiện hành ( Yêu cầu: mỗi phần 1 sơ đồ và đặc điểm chính như là nguyên tắc tổ chức, hoạt động để thấy rõ ưu nhược điểm mỗi thời kì của mỗi thời kì đó · So sánh bộ máy CHCN NN với 1 bộ máy NN CHCN khác. ¬¬¬ Kết luận:

docx22 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 37720 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khái quát bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
¯ PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Từ khi con người khai sinh ra cho đến nay thì đã trải qua bốn kiểu nhà nước các kiểu đó là: nhà nước đầu tiên là nhà nước chủ nô, thứ hai là nhà nước phong kiến, thứ ba là nhà nước tư sản, thứ tư là nhà nước xã hội chủ nghĩa. Dù ở kiểu nhà nước nào con người cũng muốn hướng đến bình đẳng cho các tầng lớp trong xã hội và nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước đang được các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hướng đến đây có thể xem là nhà nước tiến bộ nhất và cuối cùng trong lịch sử. Vai trò của nhà nước ở bất kỳ một quốc gia nào cũng đều rất to lớn. Phương thức và hiệu quả quản lý của nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đối với sự phát triển về mọi mặt của quốc gia đó. Chính vì thế chúng ta cần hiểu rõ về bộ máy nhà nước, đặc biệt là bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa để từ đó đưa ra cách thức quản lý cũng như điều hành nhà nước tốt hơn. 2. Mục đích nghiên cứu Việt Nam đã lựa chọn cho mình con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội và xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh từ lâu đã có quan điểm rõ ràng và đúng đắn về nhà nước xã hội chủ nghĩa đó là: “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”. Từ khi đổi mới đất nước, Đảng ta lại càng chú trọng vận dụng, phát triển, cụ thể hoá vấn đề nhà nước của dân, do dân, vì dân. Do vậy, sự quản lý của nhà nước đối với mọi mặt của đời sống xã hội lại càng ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sự phát triển và bộ mặt của đất nước. Vấn đề nâng cao vai trò của nhà nước là một vấn đề hết sức hệ trọng; luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, chú ý và đưa ra trong các kỳ Đại hội Đảng. Mặc dù nhà nước ta đã phát huy vai trò của mình một cách có hiệu quả trong nhiều lĩnh vực của đất nước, nhưng không phải không có những hạn chế. Vì vậy, chúng ta cần nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu để tìm ra những mặt tích cực cũng như hạn chế nhằm hoàn thiện bộ máy nhà nước, khi bộ máy nhà nước được hoàn thiện thì việc phát triển mọi mặt của đời sống xã hội mới được cải thiện, phát triển bền vững và tốt đẹp hơn 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, thu thập và phân tích các dữ liệu khảo sát thực tế. 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - Làm rõ vấn đề lý luận Quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực. -Xây dựng chế độ chính trị ổn định do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo,nền kinh tế phát triển theo hướng xhcn,an ninh,quốc phòng mạnh mẽ và bền vững - Khẳng định quyết tâm chính trị của Đảng ta trong việc đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế mà còn là sự đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp xây dựng Nhà nước kiểu mới - một Nhà nước của dân, do dân, vì dân. -Đẩy mạnh cải cách nhà nước, cải cách pháp luật, đảm bảo cho nhà nước không ngừng vững mạnh,có hiệu lực để giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội,mở rộng dân chủ, giữ vững độc lập, tự chủ và hội nhậpvững chắc vào dời sống quốc tế. -Góp phần củng cố bộ máy nhà nước,thống nhất quyền lực nhà nước. -Xây dựng bộ máy nhà nước gọn nhẹ,hiệu lực và hiệu quả,đủ khả năng tổ chức và quản lí các quá trình kinh tế-xã hội,đảm bảo trật tự an toàn cho sự phát triển đất nước,đồng thời đảm bảo khả năng kiểm soát quyền lực và việc thực thi quyền lục nhà nước trên thực tế từ phía nhân dân và toàn thể xã hội. -Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước. -Xây dựng các khuôn khổ pháp lí cho tự do và dân chủ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội mà đặc biệt là lĩnh vực tự d dân chủ trong kinh tế và bảo vệ quyền con người. -Xây dụng một cơ chế pháp lí vững chắc cho việc thực hiện dân chủ trực tiếp của công dân. ¯¯ PHẦN 2: NỘI DUNG Nội NỘI DUNG CHƯƠNG I _ KHÁI QUÁT VẤN ĐỀ. 1. Khái niệm về bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam là một hệ thống gồm nhiều cơ quan thuộc nhiều nghành, nhiều cấp khác nhau, được thành lập, tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ nhằm thực hiện những nhiệm vụ, chức năng của nhà nước. 2. Các chức năng của các cơ quan nhà nước Điều 2,chương I,Hiến pháp 1992: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,là Nhà nước của dân,do dân và vì nhân dân..Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp nông dân với tầng lớp trí thức. 2.1. Các cơ quan quyền lực là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Quốc hội Điều 83,chương VI,Hiến pháp 1992:Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân,cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Qua đó,ta thấy Quốc hội vừa là đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân vừa nắm giữ mọi quyền lực cũng như mọi công viec quan trọng đều do Quốc hội quyết định. QUỐC HỘI Cách tổ chức: Hội đồng dân tộc Uỷ ban thường vụ Quốc hội Các ủy ban của Quốc hội QUỐC HỘI Chức năng giám sát tối cao Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng Chức năng lập pháp Chức năng của quốc hội: - Nhiệm vụ: thông qua các kì họp. Triệu tập một số cuôc họp thường kì khi cần thiết. b. Hội đồng nhân dân Điều 119, chương IX, Hiến pháp 1992 quy định: Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương,đại diện cho ý chí nguyên vọng và quyền làm chủ của nhân dân,do nhân dân và địa phương bầu ra,chịu trách nhiệm trước nhân dân và cơ quan nhà nước cấp trên. Thông qua các nghị quyết, Hội đồng nhân dân đảm bảo thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương ,trên các lĩnh vực kinh tế,xã hội,an ninh quốc phòng… Hội đồng nhân dân - Tổ chức Thường trực Hội đồng nhân dân Các ban của Hội đồng nhân dân 2.2) Chủ tịch nước: Chủ tịch nước không phải là một hệ thống cơ quan mà chỉ là một chế định quy định trong hiến pháp, do nghị viện bầu Phải được ít nhất 2/3 số nghị viên tán thành. Bầu lần 2 theo đa số tương đối. Nhiệm kỳ 5 năm (khác nghị viên) Quyền hạn: + Vừa là người đứng đầu Nhà nước vừa và chính phủ + Tập trung nhiều quyền hạn quan trọng + Không phải chịu trách nhiệm và bị nghị viện phế truất + Là cơ sở đảm bảo sự lãnh đạo của đảng Nhiệm vụ + Tổng chỉ huy các lực lượng quân đội toàn quốc,chỉ định hoặc cách chức các tướng soái + Ký hiệp ước + Đề nghị Nghị viên biểu quyết chọn Thủ tướng + Có quyền yêu cầu nghị viện thảo luận lại luật hoặc vấn đề bất tín nhiệm chính phủ + Chủ tịch nước không phải chịu trách nhiệm trước nghị viện 2.3) Hệ thống cơ quan hành chính. Hệ thống cơ quan hành chính hay còn gọi là hệ thống cơ quan hành pháp gồm Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp. Chính phủ. Điều 109.chương XII hiến pháp 1992 quy định:”Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội,cơ quan hành chính cao nhất của nhà nước…” - Hình thức hoạt động:thông qua các phiên họp chính phủ,hoạt động của thủ tướng và hoạt động của các thành viên trong chính phủ. - Nhiệm vụ: thống nhat quản lí kinh tế,chính trị văn hóa,xã hội,quốc phòng,an ninh và đối ngoai của nhà nước… b. Ủy ban nhân dân. Điều 123,chương IX,Hiến pháp 1992 quy định:Ủy ban nhân dân các cấp do Hội đồng nhân dân bầu ra,là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân,cơ quan hành chính ở địa phương,chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp,luật,các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên và Hội đồng nhân dân. Cách tổ chức: Chủ tịch và phó chủ tịch do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra. Các cơ quan chuyên môn(sở,phòng ban) thuôc ủy ban nhân dân cũng do hội đồng nhân dân bầu ra. - Nhiệm vụ,quyền hạn: phối hợp với các cơ quan cấp trên quản lí ngân sách trong địa bàn của mình,quản lí đất đai,tài nguyên,công trình vừa và nhỏ,hệ thống đê điều,quản lí công trình giao thông đô thị,hộ tịch,hô khẩu,giải quyết các khiếu nại,tố cáo,kiến nghị của của công dân….. 2.4) Hệ thống cơ quan xét xử. Bao gồm tòa án nhân dân tối cao và tòa án nhân dân địa phương. Tòa án nhân dân tối cao. Điều 126,chương X,hiến pháp 1992 quy định: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong phạm vi chức năng của mình có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ XHCN và quyền làm chủ của nhân dân.,bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng và tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm của công dân. Tòa án nhân dân tối cao Gồm các tổ chức: Các tòa chuyên trách của Tòa án nhân dân tối cao Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao Tòa án nhân dân tối cao Gồm các chức danh: Phó chánh án Hội thẩm nhân dân Thẩm phán Chánh án - Nhiệm vụ và quyền hạn: Hướng dẫn các tòa án quân sự áp dụng thống nhất pháp luật, giám sát xét xử và đảm bảo kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật, quản lí các tòa án địa phương về mặt tổ chức. Tòa án nhân dân các cấp Tòa án TAND quận, huyện TA Quân sự các cấp TAND tỉnh,thành phố TAND tố cao TAQS Trung ương TAND Quân khu TAQS khu vực Điều 129,chương X,Hiến pháp 1992 quy định:việc xét xử TAND có hội thẩm nhân dân,của tòa án quân sự có hội thẩm quân nhân,tham gia theo quy định của pháp luât.Khi xét xử hội thẩm ngang quyền với thẩm phán. Điều 130,chương X,Hiến pháp 1992 quy định:Khi xét xử Thẩm phán và Hội đồng thẩm định chỉ tuân theo pháp luật. Điều 131,chương X,Hiến pháp 1992 quy định:tòa án nhân dân xét xử công khai,trừ trường hợp do luật định.Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số. 2.5) Hệ thống cơ quan kiểm sát. VIỆN KIỂM SÁT VKS nhân dân tỉnh,thành phố VKS quân sự các cấp VKS nhân dân quận,huyện và tương đương VKS Nhân dân tối cao VKSQS trung ương VKSQS Quân khu VKSQS Quân chủng VKSQC Khu vực Điều 137,chương IX,Hiến pháp 1992 quy định: Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các Bộ,các cơ quan ngang Bộ,các cơ quan khác thuộc chính phủ,các cơ quan chính quyền địa phương,tổ chức kinh tế,tổ chức xã hội,đơn vị vũ trang nhân dân và công dân,thực hành quyền công bố đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Chương II _ Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam 1. Chức năng của Nhà nước CHXHCN Việt Nam ¶ Chức năng đối nội Chức năng đối nội là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước, diễn ra trong phạm vi nội bộ đất nước như: tổ chức các hoạt động kinh tế và các mặt văn hóa, xã hội, giáo dục; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; trấn áp những phần tử chống đối chính quyền, đi ngược lại lợi ích của xã hội…chức năng này gọi là chức năng quản lý mọi mặt của đời sống xã hội. ¶ Chức năng đối ngoại Chức năng đối ngoại là những mặt hoạt động chủ yế của nhà nước diễn ra trong mối quan hệ với các quốc gia khác, các dân tộc khác như: thiết lập mối quan hệ bang giao với các quốc gia khác, gia nhập vào các tổ chức quốc tế và khu vực; phòng thủ đất nước và chống giặc ngoại xâm, phát hiện và dập tắt các âm mưu phản động nhằm chống phá nhà nước… Giữa chức năng đối nội và chức năng đối ngoại có quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó chức năng đối nội giữ vai trò quan trọng, làm cơ sở cho việc thực hiện chức năng đối ngoại. ngược lại, chức năng đối ngoaijcungx có tác động mãnh mẽ đến việc thực hiện chức năng đối ngoại. 2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động 2.1 Nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân Nguyên tắc “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” thể hiện ở chổ quyền lực nhà nước là thống nhất,có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền luật pháp, hành pháp và tư pháp (điều 2 hiến pháp năm 1992). Phân công và phối hợp là hai yếu tố đặc thù chi phối việc tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước XHCNVN, nó khác biệt về cơ bản với nguyên tắc phân quyền vốn được xem là nguyên tắc chủ yếu trong bộ máy tổ chức nhà nước tư sản. Nguyên tắc “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” cũng đòi hỏi việc tạo điều kiện đầy đủ cho nhân dân tham gia vào quản lý nhà nước. Nhân dân phải được cung cấp đầy đủ thông tin về công việc nhà nước; phải tạo cơ hội để nhân dân tham gia ý kiến, đề xuất những giải pháp liên quan đến chính sách kinh tế, xã hội của đất nước; nhân dân phải được thực thi quyền giám sát công việc nhà nước. Hiện nay, chủ trương của NCCHXHCNVN trong việc củng cố, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN là triệt để áp dụng phương châm: dân biết – dân làm – dân làm – dân kiểm tra. Thực hiện tố phương châm này tức là góp phần hiện thực hóa nguyên tắc “tất cả quyền lực thuộc về nhân dân”. 2.2 Nguyên tắc Đảng lãnh đạo Nhà nước mang bản chất giai cấp, là tổ chức để thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp thống trị. Cho đến nay đã có các kiểu Nhà nước chủ nô, Nhà nước phong kiến, Nhà nước Tư sản, Nhà nước Xã hội chủ nghĩa. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là kiểu Nhà nước xã hội chủ nghĩa, thể hiện ở chỗ Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước Việt Nam thông qua quyết định các chủ trương, đường lối và thông qua việc đưa đảng viên của mình vào nắm giữ các chức danh quan trọng của Nhà nước. Trong vấn đề đa Đảng, có thể nói đây là 1 trong những vấn đề lớn nhất hiện nay của hệ thống chính trị Việt Nam, bấy lâu nay tất cả các thế lực thù địch chống phá VN, lúc quyết liệt, lúc tạm lắng cũng chỉ vì vấn đề này. Trong chuyến thăm mới đây tại Ấn Độ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã nói: "Thực tiễn các bạn thấy đất nước chúng tôi là chính trị xã hội ổn định, nhân dân được làm chủ trên thực tế, quốc hội hoạt động ngày càng dân chủ, các đoàn thể cũng có tiếng nói và đang làm nhiệm vụ phản biện, giám sát xã hội", ông chỉ rõ. "Việt Nam đang phát triển, đang đi lên, từ thực tế hoàn cảnh cụ thể của đất nước, chúng tôi thấy thực hiện một Đảng vẫn là có hiệu quả nhất...". Trong suốt gần 80 năm từ khi ra đời chưa bao giờ ta khẳng định đa Đảng là tốt đẹp dù đã có lúc ở Việt Nam tồn tại không chỉ 1 đảng là Đảng cộng sản VN. Sau năm 1975. Khi các thế lực nước ngoài gây áp lực đòi việc thực hiện đa đảng ở VN, Đảng CS VN đã khẳng định: đa đảng không phải là sự lựa chọn hoàn hảo. Cũng có thể thấy vấn đề này qua 1 số lý lẽ sau: Ø Đa Đảng, mỗi Đảng sẽ hoạt động theo nguyện vọng của đại đa số Đảng viên Đảng mình, các nguyện vọng này nhiều khi đối lập nhau gây ra mâu thuẫn lớn trong xã hội, làm mất ổn định chung. Ø Khi xuất hiện sự đa nguyên đa Đảng chắc chắn sẽ có hiện tượng các tập đoàn kinh tế, tài phiệt đứng đằng sau giật dây. Điều này là chắc chắn ( hiện nay trên thế giới đâu cũng thế cả, ví dụ rõ nhất là Đảng Cộng hoà và Dân chủ của Mỹ )... điều này sẽ dẫn tới Đảng chỉ chạy theo và phục vụ lợi ích của thiểu số mà bỏ qua đa số, điều này sẽ làm xã hội phân hóa và mâu thuẫn rất sâu sắc. Ø 1 Đảng sẽ tạo thành sự đoàn kết lớn, tất cả đều chung nguyện vọng, thống nhất lý tưởng. Có sự đoàn kết thống nhất sẽ tạo được sức mạnh to lớn ( điều này đã thể hiện với Đảng Cộng Sản VN qua 2 cuộc kháng chiến ). Ø Theo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê đã chỉ rõ xã hội tiến bộ nhất mà cả loài người cần hướng tới chỉ có thể là xã hội cộng sản. Với các yêu cầu: làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu, công bằng, dân chủ ... thì việc tồn tại 2 hay nhiều Đảng chắc chắn sẽ cản trở làm chậm bước tiến này, chỉ có 1 Đảng mới có thể thống nhất và kiên định trên con đường đi tới này. 2.3 Nguyên tắc tập trung dân chủ Tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Như vậy, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ phải là một hoạt động thường xuyên trong quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và của các cơ quan nhà nước nói riêng. hiện nay có ba loại ý kiến khác nhau về nguyên tắc này. Ø Thứ nhất cho rằng nội dung của nguyên tắc này là sự kết hợp hai mặt tập trung và dân chủ trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước. “Tập trung dân chủ là hai mặt của một thể thống nhất, không bao giờ được phép cường điệu hoặc coi nhẹ bất cứ mặt nào. Vì như vậy sẽ dẫn đến những hậu quả như: chuyên quyền, độc đoán, mất dân chủ, hạn chế tự do, sáng tạo, coi thường pháp luật v.v…” . Do vậy, bất kỳ sự nhấn mạnh hay coi nhẹ một mặt nào của nguyên tắc này sẽ dẫn đến sự thiếu hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động của bộ máy nhà nước. Nếu quá tập trung sẽ dẫn đến tình trạng tập trung quan liêu, độc đoán, chuyên quyền, phi dân chủ, còn nếu quá dân chủ sẽ dẫn đến tình trạng dân chủ quá trớn, lạm dụng dân chủ và vô chính phủ. Ø Thứ hai nguyên tắc tập trung dân chủ là “sự” tập trung “một cách” dân chủ. Nguyên tắc này thể hiện sự tập trung trên cơ sở dân chủ chân chính, kết hợp sáng tạo với sự thực hiện, chấp hành nghiêm chỉnh và tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật cao. Ø Thứ ba tập trung dân chủ là việc thủ trưởng có toàn quyền quyết định các vấn đề của cơ quan trên cơ sở đóng góp ý kiến của nhân viên. 2.4 Nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ giữa các dân tộc Ø Các dân tộc Việt Nam đều được bình đẳng về chính trị. Mọi công dân đều có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia bộ máy nhà nước, thảo luận, góp ý các vấn đề chung, không phân biệt dân tộc, tôn giáo…Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ VN không phân biệt đa số, thiểu số, không phân biệt trình độ phát triển đều có đại biểu của mình trong các cơ quan nhà nước. Ø Các dân tộc Việt Nam đều được bình đẳng về kinh tế. Điều này được thể hiện ở chính sách KT của Nhà nước không phân biệt giữa các dân tộc, Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển KT đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.Nhằm để rút ngắn khoảng cách chênh lệch về KT giữa các vùng, Nhà nước ban hành các chương trình phát triển KT- XH đối với các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc và miền núi, thực hiện chính sách tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, thực hiện các chương trình như trồng mới hàng triệu ha rừng, hay chương trình 135 giai đoạn hai đang đầu tư lên đến 13 tỉ… Ø Các dân tộc Việt Nam đều được bình đẳng về văn hoá, giáo dục. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình; phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa được bảo tồn, giữ gìn, khôi phục, phát huy, phát triển là cơ sở củng cố sự đoàn kết, thống nhất toàn dân tộc. Ø Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân thuộc các dân tộc khác nhau đều được bình đẳng về cơ hội học tập. 2.5 Nguyên tắc pháp chế XHCN Một là, tính thống nhất. Nội dung cơ bản: nhận thức, hiểu và áp dụng pháp luật phải thống nhất trong phạm vi cả nước. Nguyên tắc pháp chế nhằm xóa bỏ tư tưởng cục bộ, địa phương, làm cho các địa phương liên hệ, phát triển, hồi sinh, hợp tác. Tính thống nhất đòi hỏi sự sáng tạo, song trong khuôn khổ pháp luật. Hai là, pháp chế và tính hợp lý. Trong môi trường pháp luật, tính hợp lý được biểu hiện là sự phù hợp với luật, đối với các mục đích đặt ra, các chủ thể lựa chọn phương án tối ưu về việc thực hiện pháp luật. Cơ sở của tính hợp lý của pháp luật là sự phản ánh đúng đắn trong pháp luật các đòi hỏi của sự phát triển xã hội. Nếu pháp luật quy định đúng đắn ý chí của đông đảo quần chúng nhân dân lao động, các giá trị xã hội, thì chắc chắn pháp luật là hợp lý. Ba là, không có ngoại lệ. Nội dung của nguyên tắc này là khi pháp luật đã ban hành, ai cũng phải thực hiện, nếu vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý theo pháp luật Bốn là, pháp chế XHCN gắn liền với dân chủ. Dưới chế độ dân chủ, pháp luật thừa nhận mọi công dân đều có quyền bình đẳng trong việc tham gia quản lý và tham gia công việc nhà nước. Chủ nghĩa xã hội và dân chủ gắn bó với nhau. Bản chất của chủ nghĩa xã hội là dân chủ, tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội là ở đó. Chủ nghĩa xã hội không thể tồn tại và phát triển được nếu thiếu dân chủ và dân chủ không thể thực hiện được đầy đủ, mở rộng nếu không thể hiện bằng hệ thống pháp luật XHCN. Dân chủ là chế độ chính trị của nhà nước XHCN với sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân lao động vào công việc nhà nước. Dân chủ có mối quan hệ không tách rời với pháp chế XHCN. Không thể có dân chủ chân chính bên ngoài pháp chế XHCN. Ngược lại, trạng thái pháp chế lại phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện dân chủ XHCN trong đời sống nhà nước và xã hội. Dân chủ là một trong những tiền đề bảo đảm của pháp chế xã hội chủ nghĩa. Năm là, mối quan hệ giữa pháp chế và văn hoá. V.I.Lê-nin coi đây là điều kiện quan trọng để thực hiện pháp chế XHCN. Trình độ văn hoá của nhân dân lao động và những cá nhân có trách nhiệm càng cao thì việc thực hiện pháp luật càng tự giác và thống nhất, ngược lại, sự tăng cường pháp chế lại mở ra khả năng lớn để phát triển văn hoá XHCN. Chương 3 _ Bộ máy Nhà nước Việt Nam từ 1946 đến nay BỘ MÁY NHÀ NƯỚC GIAI ĐỌAN NĂM 1945-1946: Trước cách mạng tháng 8 Việt Nam là một nước không có hiến pháp, được xây dưng theo mô hình Xô Viết Nghệ Tĩnh. Sau những thắng lợi lịch sử thời đại của dân tộc ta trong trong thế lỷ XX là thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945 và việc thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, lật đổ nền quân chủ mấy mươi năm, xây dựng nền tảng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, độc lập, tự do, hạnh phúc “Đó là một thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử của nước ta”. Hiến pháp 1946 xây dựng nhà nước theo mô hình dân chủ nhân dân- mô hình cơ chế nhà nước thuộc phạm trù XHCN( ở cấp độ thấp). a) Ở trung ương bộ máy Nhà nước gồm: Nghị viện nhân dân, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao. - Nghị viện nhân dân (thực chất là Quốc hội do hoàn cảnh kháng chiến Nghị viện nhân dân đã không được thành lập mà Quốc hội lập hiến đã thay thế Nghị viện nhân dân). + Là cơ quan có quyền lực cao nhất, do nhân dân trực tiếp bầu ra, có quyền giải quyết những vấn đề chung quan trọng của đất nước, đặt ra pháp luật, biểu quyết ngân sách, chuẩn y các hiệp ước mà Chính phủ ký với nước ngoài. + Lập ra Chính phủ, thông qua ban thường vụ để kiểm soát và phê bình Chính phủ. - Chính phủ: là cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc, do Chủ tịch nước đứng đầu. + Gồm: Chủ tịch nước, phó chủ tịch nước, Nội các.(Nội các gồm: Thủ tướng, bộ trưởng, thứ trưởng, có thể có phó thủ tướng). + Chính phủ chưa hoàn toàn là cơ quan chấp hành của Nghị viện, ngược lại còn có thể (qua vai trò của Chủ tịch nước) phủ quyết luật của Nghị viện (Điều 31). + Nội các mất tín nhiệm phải từ chức (Điều 54). - Tòa án nhân dân tối cao: + Đứng đầu hệ thống cơ quan tư pháp gồm Tòa án nhân dân tối cao, các tòa án phúc thẩm, các tòa án đệ nhị cấp và sơ cấp. + Thẩm phán do chính phủ bổ nhiệm. + Chưa có Viện Kiểm sát mà trong thành phần của Tòa án ngoài thẩm phán xét xử còn có thẩm phán buộc tội (công tố). Chính quyền địa phương: Gồm Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính. Riêng ở cấp bộ (Bắc- Trung- Nam) và huyện chỉ có Uỷ ban hành chính. HĐND do nhân dân bầu ra, Uỷ ban hành chính do HĐND bầu ra. Cấp nào không có HĐND thì do các HĐND cấp dưới bầu ra. HĐND quyết nghị các vấn đề thuộc địa phương mình. Uỷ ban hành chính có trách nhiệm thi hành các mệnh lệnh của cấp trên và các Nghị quyết của HĐND, chỉ huy công việc hành chính trong địa phương Chính phủ ( Chủ tịch nước, Nội các) Tòa án tối cao Nghị viện nhân dân ( Ban thường vụ) Các cơ quan nhà nước theo hiến pháp 1946: HĐND TỈNH HĐND Xà UBHC cấp bộ (Bắc – Trung- Nam) Tòa án phúc thẩm Tòa đệ nhị cấp UBHC TỈNH UBHC HUYỆN Tòa sơ cấp UBHC Xà Ban Tư Pháp Xã BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THEO HIẾN PHÁP 1959 Miền bắc chuyển sang chế độ XHCN. Bộ máy nhà nước được xây dựng lại theo hướng bộ máy kiểu XHCN mà đặc trưng là vận dụng nguyên tắc tập quyền XHCN một cách mạnh mẽ. a) Ở trung ương có: Quốc hội, Chủ tịch nước, Hội động chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. - Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. - Chủ tịch nước không còn đồng thời là người đứng đầu nhà nước, tuy còn nghiêng nhiều về chính phủ. - Hội đồng chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. - Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử duy nhất. - Viện kiểm sát được Quốc hội lập ra để thực hiện quyền giám sát (kiểm sát việc thực hiện theo pháp luật) đối với các cơ quan nhà nước từ Bộ trở xuống, bảo đảm việc tuân thủ pháp luật để pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất và thực hiện quyền công tố. Các cơ quan đều được Quốc Hội thành lập và chịu sự giám sát của Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội. b) Chính quyền địa phương: ở tất cả các cấp hành chính (tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, khu phố, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, thị trấn). - HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. - Uỷ ban hành chính là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. c) Tòa án và Viện kiểm sát: Tổ chức theo lãnh thổ. -Tòa án: + Gồm: Tòa án nhân dân tối cao, tòa án nhân dân địa phương (tỉnh, huyện) và tòa án quân sự. + Tòa án nhân nhân tối cao và tòa án địa phương do Quốc hội và HĐ ND bầu và chịu trách nhiệm trước cơ quan đó. - Viện kiểm sát: + Gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân địa phương (tỉnh, huyện) và viện kiểm sát quân sự. + Tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất, lãnh đạo trong ngành, không chịu trách nhiệm trước HĐND, chỉ có Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo trước Quốc hội. Về cơ bản, bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1959 tuân theo mô hình XHCN song vẫn còn yếu tố dân chủ nhân dân thể hiện trong chế định chủ tịch nước và Hội đồng chính phủ. Chủ tịch nước chọn bầu trong nhân dân (không bầu trong Quốc hội) có vai trò phối hợp với các cơ quan nhà nước. Hội đồng chính phủ tuy xác định là cơ quan chất hành của Quốc hội song vẫn là cơ quan hành chính cao nhất của nhân dân (không phải của Quốc hội như sau này). Quốc hội (Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội) Chính phủ Tòa án nhân dân tối cao Viện kiểm soát nhân dân tối cao (Viện trưởng VKSND tối cao) Chủ tịch nước Tòa án nhân dân cấp tỉnh Viện kiểm soát nhân dân cấp tỉnh Ủy ban hành chính cấp tỉnh HĐND cấp tỉnh Viện kiểm soát nhân dân cấp huyện Tòa án nhân dân cấp huyện Ủy ban hành chính cấp huyện HĐND cấp huyện HĐND cấp xã Ủy ban hành chính cấp xã Các cơ quan nhà nước theo hiến pháp 1959. 4. Bộ máy nhà nước Việt Nam theo hiến pháp năm 1980. Nhà nước được thiết kế theo đúng mô hình Bộ máy nhà nước XHCN tình hình lúc bấy giờ ở các nước XHCN (Liên Xô, các nước Đông âu, Trung Quốc). Nguyên tắc tập quyền XHCN được vận dụng một cách triệt để. a. Trung ương. - Quốc hội được xây dựng một cách đầy đủ hơn về mặt tổ chức cũng như thẩm quyền theo hướng cơ quan có toàn quyền “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất”. - Chế định chủ tịch nước cá nhân được thiết kế lại sao cho gắn bó với Quốc hội. - Hội đồng nhà nước được thiết lập là cơ quan cáo nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, là chủ tịch tập thể của nước CHXH CN VN. - Hội đồng chính phủ đổi thành Hội đồng Bộ trưởng với tính chất là cơ quan chấp hành và hành chính cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Hội đồng bộ trưởng do Quốc hội thành lập bằng cách bầu ra từ chủ tịch đến thành viên, chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Hội đồng bộ trưởng- cơ quan trước đây vốn có nhiều độc lập đã lệ thuộc hoàn toàn vào cơ quan quyền lực( về mặt lý thuyết). b. Chính quyền địa phương: Hội đồng nhân dân và UBND ở tất cả các cấp. -Thay đổi quan trọng: Tăng cường vai trò HĐND ở mỗi cấp: quyết định vấn đề xây dựng địa phương; bầu ra UBND. Trong các quyền này, HĐND hầu như toàn quyền. Vai trò cơ quan hành chính cấp trên không rõ rệt. Thật ra là có việc phê chuẩn đối với một số quyết định quan trọng như Nghị quyết về kế hoạch- ngân sách về bầu UBND song chỉ mang tính hình thức. Cơ quan hành chính cấp trên không có quyền điều động, cách chức, miễn nhiệm đối với chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp dưới, kể cả Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng với chủ tịch UBND cấp tỉnh cũng như vậy. Cách tổ chức này đã hạn chế tính chỉ đạo thống nhất trong hệ thống hành chính nhà nước- Sau được sửa đổi. c. Tòa án- Viện kiểm sát: Về cơ bản được giữ nguyên như trước. - Quốc hội thànhlập Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. - HĐND tỉnh, huyện thành lập Tòa án nhân dân tương ứng. - Viện kiểm sát nhân dân các cấp tổ chức theo nguyên tắc thống nhất từ trên. Quốc hội Sơ đồ bộ máy nhà nước Việt Nam năm 1980. TAND Tối cao Hội đồng Nhà nước TAND cấp tỉnh TAND cấp huyện HĐND cấp tỉnh Hội đồng Bộ trưởng VKSND Tối cao HĐND cấp huyện HĐND cấp xã HĐND cấp tỉnh HĐND cấp huyện HĐND cấp xã VKSND cấp tỉnh VKSND cấp huyện 5. Bộ máy nhà nước Việt Nam năm 1992 Hiến pháp 1992 quy định thể chế bộ máy Nhà nước từ 1992 đến nay. Hiến pháp 1992 xây dựng lại Bộ máy nhà nước trên tinh thần đổi mới. Nguyên tắc tập quyền XHCN được nhận thức lại và vận dụng hợp lý hơn. Hiến pháp 1992 tiếp tục khẳng định quyền lực nhà nước là thống nhất ( thống nhất vào Quốc hội) chứ không phân chia các quyền. Mặt khác, cần thiết phải có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp chứ không chỉ tập trung vào Quốc hôi còn các cơ quan khác lại không được phân định rõ ràng làm hạn chế vài trò và hiệu lực của chúng. Bộ máy nhà nước xây dựng lại theo hướng vừa bảo đảm thống nhất quyền lực vừa phân công phân nhiệm rành mạch. NHÂN DÂN Tòa án nhân dân cấp huyện Chính phủ UBND cấp tỉnh UBND cấp huyện UBND cấp xã HĐND cấp xã HĐND cấp huyện HĐND cấp tình CHỦ TỊCH NƯỚC Tòa án nhân dân cấp tỉnh Tòa án nhân dân tối cao Viện KSND tối cao Viện KSND cấp tỉnh Viện KSND cấp huyện QUỐC HỘI Phê chuẩn Bầu cử,bổ nhiệm Sơ đồ Bộ máy Nhà nước Việt Nam theo HP 1992 đến nay 6. Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 về bộ máy Nhà Nước Trong kì họp Quốc hội X diễn ra trong bối cảnh đất nước bước vào thời kì công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước.Cần tiếp tục trọng trách thể chế hóa cương lĩnh và chiến lược của Đảng,,cụ thể hóa đường lối,chính sách mà Đại hội lần thứ VII và thứ IX đề ra. Ngày 25/12/2001,tại kì họp thứ 10,Quốc hội khóa X,Quốc hội đã thông qua nghị quyết sửa đổi và bổ sung Hiến pháp 1992,với 24 điều được sửa đổi. Nội dung: Điều 2:Bổ sung thêm ”Quyền lực Nhà nước là thống nhất,có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Các điểm 7 và 13 Điều 84 được sửa đổi, bổ sung như sau:“7- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh; bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;”13- Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế khác đã được ký kết hoặc gia nhập theo đề nghị của Chủ tịch nước;” Điểm 9 Điều 91 được sửa đổi, bổ sung như sau:” Trong trường hợp Quốc hội không thể họp được, quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược và báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội”. Các điểm 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 103 được sửa đổi, bổ sung như sau: 4- Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ;6- Căn cứ vào nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thể họp được, ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;7- Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày kể từ ngày pháp lệnh được thông qua; nếu pháp lệnh đó vẫn được ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí, thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;9- Quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp đại sứ, những hàm, cấp nhà nước trong các lĩnh vực khác; quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, giải thưởng nhà nước và danh hiệu vinh dự nhà nước;10- Cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam; tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với người đứng đầu Nhà nước khác; trình Quốc hội phê chuẩn điều ước quốc tế đã trực tiếp ký; quyết định phê chuẩn hoặc gia nhập điều ước quốc tế, trừ trường hợp cần trình Quốc hội quyết định”. Điểm 8 Điều 112 được sửa đổi, bổ sung như sau:”8- Thống nhất quản lý công tác đối ngoại; đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại điểm 10 Điều 103; đàm phán, ký, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ; chỉ đạo việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài”. Điểm 2 Điều 114 được sửa đổi, bổ sung như sau:”2- Đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang bộ; trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của chính phủ.” Điều 116 được sửa đổi, bổ sung như sau “Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực, ngành mình phụ trách trong phạm vi cả nước, bảo đảm quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở theo quy định của pháp luật.Căn cứ vào Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, các văn bản của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ ra quyết định, chỉ thị, thông tư và kiểm tra việc thi hành các văn bản đó đối với tất cả các ngành, các địa phương và cơ sở”. Điều 137 được sửa đổi, bổ sung như sau:”Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong phạm vi trách nhiệm do luật định”. Điều 140 được sửa đổi, bổ sung như sau:”Viện trưởng các Viện kiểm sát nhân dân địa phương chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân và trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân”. So sánh bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa và nguyên tắc tập quyền phân lập. Cái cốt lõi nhất là mối quan hệ giữ ba nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Tập quyền XHCN thì lấy thực tiễn ở VN ta. Còn "tam quyền phân lập" (không phải là tập quyền phân lập, đã tập quyền thì không phân lập nữa) thì có thể thấy một số nước tư bản tiêu biểu như: Mỹ, Anh, Pháp... Trong nguyên tắc tập quyền XHCN thì thừa nhận quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp trong việc thực hiện ba quyền lập, hành, tư pháp. Còn tam quyền phân lập thì cho rằng quyền lực Nhà nước không thống nhất mà phân chia thành 3 nhánh kiềm chế, đối trọng nhau. Biểu hiện nguyên tắc tập quyền XHCN là quyền lực tập trung vào Quốc hội do nhân dân trao cho thông qua bầu cử. Phân công ở chỗ QH lập hiến, lập pháp. Chính phủ hành pháp, Tòa án và VKS thực hiện chức năng Tư pháp. Phối hợp ở chỗ thành lập các cơ quan Nhà nước, phối hợp trong lập pháp (CP có quyền trình dự luật..)...Biểu hiện tam quyền phân lập theo kiềm chế đối trọng là Tổng thống (đứng đầu Hành pháp) có quyền phủ quyết dự luật của Nghị viện, Nghị viện có thể luận tội Tổng thống....

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxKhái quát Bộ máy Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.docx
Luận văn liên quan