Khai thác nội dung lịch sử trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh phục vụ dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954

MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đại hội đảng lần thứ VII (1991) nhất trí thông qua nghị quyết lấy “ chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho hành động”. Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả sự vận dụng sáng tạo của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta . Thực hiện nghị quyết của đảng, việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh niên – học sinh trở thành một nội dung quan trọng trong nhà trường, nơi đào tạo những lớp người có sứ mệnh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Muốn thế giáo dục phải nhằm mục tiêu hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho thế hệ trẻ, trong đó thanh niên phải được quan tâm giáo dục về nhân cách, bản lĩnh và lý tưởng theo phương châm sống, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại. Một trong những con đường thực hiện mục tiêu trên trong dạy học lịch sử ở trường PTTH là tổ chức cho học sinh được học tập, nghiên cứu tác phẩm của Hồ Chí Minh. Qua tác phẩm học sinh hiểu rõ thêm những diễn biến lịch sử, nhất là lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay; hiểu vai trò và sự nghiệp của Người. Trên cơ sở ấy, sẽ tiến hành giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao hiệu quả của việc dạy học lịch sử. Đồng thời giúp học sinh biết sử dụng sách giáo khoa và tài liệu tham khảo để thu nhận kiến thức hoàn thiện vốn hiểu biết lịch sử của mình. Để nâng cao hiệu quả bài dạy lý luận dạy học hiện đại cho rằng cần đa dạng hoá nguồn thông tin bằng nhiều phương tiện dạy học. Tài liệu tham khảo là một nguồn thông tin không thể thiếu được, thông qua việc sử dụng tài liệu sẽ hình thành và rèn luyện cho học sinh tính tư duy logic các vấn đề lịch sử. Tác phẩm của Hồ Chí Minh là tài liệu tham khảo quan trọng trong quá trình dạy – học lịch sử. Trong những tác phẩm của người có rất nhiều nội dung lịch sử, để dạy học lịch sử đạt hiệu quả cao nhất là dạy học khoá trình lịch sử Việt Nam lớp 12 giáo viên cần khai thác nội dung lịch sử trong tác phẩm của Hồ Chí Minh để phục vụ cho việc dạy học nhằm giúp học sinh hiểu rõ và nhận thức đúng về lịch sử dân tộc từ đó nâng cao hiệu quả của môn học. Khoá luận tốt ngiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Lê Thị Thuỷ 8 Sử dụng tư liệu lịch sử trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử nói chung và trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 nói riêng là một việc làm thiết thực, cụ thể, góp phần nâng cao chất lượng của việc dạy và học lịch sử. Thực trạng dạy và học sử hiện nay đang là một vấn đề lo ngại, đăt ra yêu cầu đối với các nhà quản lý giáo dục, đội ngũ nhà giáo, đó là phải làm sao nâng cao chất lượng bộ môn. Chất lượng tuyển sinh đại học trong những năm qua, đặc biệt là bộ môn lịch sử đã làm bàng hoàng không chỉ các thầy cô giáo, các em học sinh mà cả xã hội. Theo thống kê, kết quả tuyển sinh đại học trong kì thi tuyển sinh đại học cao đẳng năm 2005 là rất thấp: Đại học sư phạm Hà Nội : 5399 thí sinh dự thi có 4038 thí sinh đạt từ điểm 3 trở xuống . Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh: 9008 thí sinh dự thi, có 7269 thí sinh 2 điểm trở xuống, trong đó có khoảng 29% bài bị điểm 0. Đại học sư phạm Đà Lạt : 7807 thí sinh dự thi, có 4650 thí sinh 1 điểm trở xuống. Đại học sư phạm Đồng Tháp : 1374 thí sinh dự thi, có 1052 thí sinh đạt từ điểm 3 trở xuống. Không riêng gì các trường sư phạm, các trường đại học, cao đẳng khác cũng có kết quả tương tự.1Không chỉ năm 2005 mà các năm tiếp theo 2006, 2007,2008 kết quả thi tuyển sinh môn sử cũng rất thấp. Trước thực trạng học sử như vậy, vai trò của người giáo viên càng khó khăn, nặng nề hơn. Người giáo viên cần phải làm cho học sinh yêu thích lịch sử, có hứng thú khi học tập lịch sử, từ đó những kiến thức lịch sử mới khắc sâu trong tâm trí học sinh. Có như vậy mới nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử. Để nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử, giáo viên ở các trường phổ thông đã từng bước tiến hành đổi mới phương pháp dạy học, kết hợp nhiều phương pháp dạy học, đồng thời các quan niệm dạy học hiện đại như lấy học sinh làm trung 1 Nguyễn Thị Kim Dung- Cao Thị Lan Chi(tháng 11-2005), Một vài ý kiến về thực trạng dạy học, kiểm tra, đánh giá và vị trí của môn lịch sử ở bậc phổ thông trung học hiện nay, Kỷ yếu hội thảo khoa học “ Thực trạng – giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử trong trường phổ thông theo hướng đổi mới phương pháp dạy học Khoá luận tốt ngiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Lê Thị Thuỷ 9 tâm, dạy học nêu vấn đề, dạy học liên môn đã và đang được vận dụng vào giảng dạy bộ môn. Thực hiện đổi mới phương pháp trong dạy học lịch sử, đề tài khoá luận của tôi hướng đến việc sử dụng phương pháp khai thác tư liệu lịch sử trong dạy học lịch sử. Qua thực tế dạy học ở trường phổ thông hiện nay tôi thấy phương pháp sử dụng tư liệu trong dạy học lịch sử, đặc biệt tư liệu của Hồ Chí Minh chưa được giáo viên sử dụng nhiều. Là một giáo viên tương lai tôi thấy những tư liệu lịch sử trong các tác phẩm của Hồ Chi Minh có thể sử dụng vào dạy học lịch sử với tư cách là một nguồn tài liệu tham khảo. Sử dụng nguồn tư liệu này kết hợp với những phương pháp dạy học khác sẽ nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông. 2 .LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Việc nghiên cứu phương pháp sử dụng tác phẩm của Hồ Chí Minh được đặt ra lần đầu tiên trong Quyển “Phương pháp dạy học lịch sử” - Phan Ngọc Liên – Trần văn Trị. Các tác giả đã đánh giá cao vị trí, ý nghĩa tác phẩm của Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử khi cho rằng “ có thể nói hầu hết tài liệu của Hồ Chủ Tịch đều có thể trích dẫn và sử dụng trong việc học tập các khoá trình lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới”2. Tuy nhiên trong khuôn khổ một giáo trình, phương pháp sử dụng nguồn tài liệu này cũng chỉ được xem xét trong mối quan hệ với các loại tài liệu tham khảo khác, mà chưa trình bày cụ thể cách sử dụng. Trong tác phẩm “Hồ Chí Minh bàn về lịch sử” do Phan Ngọc Liên chủ biên, NXB Hà Nội 1995 các tác giả đã sưu tầm trích dẫn trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh (toàn tập 10 tập ) những đoạn có liên quan đến tài liệu sự kiện, khái quát – lý luận lịch sử, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu sử học, để giúp người đọc nhận thức đúng và sâu sắc hơn lịch sử quá khứ của dân tộc và trên thế giới. Trên cơ sở ấy nắm được quy luật phát triển của lịch sử trong hiện tại và tương lai, tin tưởng vào tiền đồ cách mạng của chúng ta. Các tác giả đã coi việc sử dụng tác phẩm của người là một biện pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả việc dạy học bộ môn. 2 Phan Ngọc Liên- Trần Văn Trị(2004), Phương pháp dạy học lịch sử, NXB giáo dục, tr 152 Khoá luận tốt ngiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Lê Thị Thuỷ 10 Tuy nhiên các tác giả chỉ mới trích dẫn ra những tư liệu lịch sử trong tác phẩm của Hồ Chí Minh, nhưng chưa đưa ra được phương pháp sử dụng vào từng bài học cụ thể. Giáo sư Phan Ngọc Liên có bài “ Tài liệu Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông” trong tác phẩm “ Bách khoa thư Hồ Chí Minh tập 1”. Tác giả đã viết trong tác phẩm của Hồ Chí Minh chúng ta có thể rút ra nhiều tài liệu lịch sử, dùng để dạy học, nghiên cứu lịch sử. Tuy nhiên trong khuôn khổ của một bài nghiên cứu tác giả chưa làm rõ được việc sử dụng tác phẩm của Hồ Chí Minh vào giảng dạy như thế nào cho từng bài học cụ thể. Cũng trong “ Bách khoa thư Hồ Chí Minh tập 1”, Trần Vĩnh Trường – Đặng Văn Hồ có bài viết “Sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh để tạo biểu tượng trong dạy học lịch sử ở trường THPT”. Tác giả đả chỉ ra trong tài liệu của Hồ Chí Minh có thể tạo biểu tượng cho học sinh về những nhân vật lịch sử .Tác giả cho rằng tài liệu của Hồ Chí Minh được sử dụng trong mọi khâu của hoạt động ngoại khoá, chủ yếu việc tạo biểu tượng hình thành khái niệm, kiểm tra đánh giá. Sử dụng tác phẩm của Hồ Chí Minh để tạo biểu tượng cho học sinh góp phần phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập lịch sử, nâng cao chất lượng môn học. Tuy nhiên hai tác giả chưa đi sâu vào việc hướng dẫn tạo biểu tượng về nhân vật ở từng bài học cụ thể mà chỉ mới chỉ ra chung chung. Như vậy sự dụng tác phẩm của Hồ Chí Minh vào dạy học lịch sử đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu chưa chỉ ra được cách sử dụng tác phẩm của Hồ Chí Minh vào một giai đoạn lịch sử cụ thể để phục vụ việc giảng dạy lịch sử ở trường THPT theo chương trình SGK mới . Trong khoá luận của mình người viết đã kế thừa những công trình nghiên cứu trên để thực hiện đề tài “ Khai thác nội dung lịch sử trong các tác phẩm phục vụ dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ban cơ bản”. Với đề tài này người viết tiến hành khai thác những tư liệu lịch sử trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh sử dụng vào dạy học lịch sử Việt Nam 1945- 1954 lớp 12 ban cơ bản. Khoá luận tốt ngiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Lê Thị Thuỷ 11 3. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong khoá luận người viết vận dụng phương pháp logic và phương pháp lịch sử, nghiên cứu tác phẩm của Hồ Chí Minh để rút ra từ những tác phẩm đó những nội dung liên quan đến lịch sử phục vụ cho việc dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945- 1954. Đồng thời người viết cũng tiến hành dạy thực nghiệm ở trường PTTH. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trong khoá luận của mình người viết chỉ nghiên cứu việc sử dụng tác phẩm của Hồ Chí Minh phục vụ cho việc dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn 1945 – 1954 (ban cơ bản) 5. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI Chương 1 : Cở sở lý luận 1.1. Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông. 1.2. Các phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông. 1.3. Thực trạng dạy học lịch sử và vấn đề đổi mới nội dung, phương pháp dạy học lịch sử ở trường PTTH hiện nay. 1.4. Hướng dẫn học sinh khai thác tư liệu lịch sử qua các tác phẩm của Hồ Chí Minh góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. Chương 2. Tiếp cận nguồn tư liệu lịch sử trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh phục vụ dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn 1954- 1954. 2.1. Hồ Chí Minh – con người và sự nghiệp 2.2. Một số tác phẩm sử học tiêu biểu của Hồ Chí Minh 2.3 . Mục đích của việc sử dụng tư liệu lịch sử trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh phục vụ dạy học lịch sử 2.4. Khai thác nội dung lịch sử trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh phục vụ việc dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn 1945- 1954 Chương 3. Vận dụng khai thác nội dung lịch sử trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh vào những bài học cụ thể trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn 1945 – 1954 3.1. Lý do chọn bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946( lớp 12 ban cơ bản) Khoá luận tốt ngiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Lê Thị Thuỷ 12 3.2. Giáo án giảng dạy bài 17 3.3.Hướng dẫn sử dụng tư liệu lịch sử trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh để giảng dạy bài “Nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946” (SGK lịch sử Việt Nam lớp 12 ban cơ bản) Kết luận MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .4 NHẬN XÉT CỦA GVHD . . 5 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN . . 6 MỞ ĐẦU 7 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 7 2 .LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ . 9 3. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 11 5. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI 11 Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN . . 13 1.1. BỘ MÔN LỊCH SỬ Ở TRưỜNG PHÔNG THÔNG .13 1.2. CÁC PHưƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRưỜNG PHÔ THÔNG 14 1.2.1 Phương pháp trình bày miệng . 14 1.2.2 Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan 15 1.2.3 Phương pháp sử dụng sách giáo khoa 16 1.2.4 Phương pháp sử dụng tài liệu lịch sử . 17 1.2.5 Phương pháp sử dụng tài liệu văn học . 18 1.3. THỰC TRẠNG DẠY HỌC LỊCH SỬ VÀ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHưƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRưỜNG PTTH HIỆN NAY 20 1.3.1.Thực trạng dạy và học lịch sử hiện nay ở trường phổ thông . . 20 1.3.2. Vấn đề đổi mới nội dung, phương pháp dạy học lịch sử ở trường PTTH hiện nay 24 1.4. HưỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC Tư LIỆU LỊCH SỬ QUA CÁC TÁC PHẨM CỦA HỒ CHÍ MINH GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LưỢNG BỘ MÔN . 25 1.4.1. Đặc điểm nhận thức của học sinh đối với việc khai thác tư liệu lịch sử qua các tác phẩm của Hồ Chí Minh sử dụng trong Khoá luận tốt ngiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Lê Thị Thuỷ 2 dạy học lịch sử . 25 1.4.2 .Hướng dẫn học sinh khai thác tư liệu lịch sử qua các tác phẩm của Hồ Chí Minh . 27 CHưƠNG 2. TIẾP CẬN NGUỒN Tư LIỆU LỊCH SỬ TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA HỒ CHÍ MINH PHỤC VỤ DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 GIAI ĐOẠN 1954- 1954 . 31 2.1. HỒ CHÍ MINH – CON NGưỜI VÀ SỰ NGHIỆP . 31 2.2. MỘT SỐ TÁC PHẨM SỬ HỌC TIÊU BIỂU CỦA Hồ CHÍ MINH 38 2.3 . MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG Tư LIỆU LỊCH SỬ TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA HỒ CHÍ MINH PHỤC VỤ DẠY HỌC LỊCH SỬ . 44 2.3.1 Cũng cố và nâng cao kiến thức lịch sử . 44 2.3.2 Giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh 46 2.3.3 Góp phần hình thành cho học sinh phương pháp học tập khoa học khi học tập lịch sử . 47 2.4. KHAI THÁC NỘI DUNG LỊCH SỬ TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA HỒ CHÍ MINH PHỤC VỤ VIỆC DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 GIAI ĐOẠN 1945- 1954 . . 49 2.4.1 Những tác phẩm của Hồ Chí Minh được sử dụng để khai thác phục vụ dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945- 1954 . 49 2.4.2. Khai thác nội dung lịch sử trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh phục vụ dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 . 52 CHưƠNG 3. VẬN DỤNG KHAI THÁC NỘI DUNG LỊCH SỬ TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA HỒ CHÍ MINH VÀO MỘT BÀI HỌC CỤ THỂ TRONG CHưƠNG TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 GIAI ĐOẠN 1945 – 1954 . .64 3.1. LÝ DO CHỌN BÀI 17: “NưỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ TỪ SAU NGÀY 2-9-1945 ĐẾN TRưỚC NGÀY 19-12-1946” (LỚP 12 BAN CƠ BẢN) 64 3.2. GIÁO ÁN GIẢNG DẠY BÀI 17 . 65 Khoá luận tốt ngiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Lê Thị Thuỷ 3 3.3.HưỚNG DẪN SỬ DỤNG Tư LIỆU LỊCH SỬ TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA HỒ CHÍ MINH ĐỂ GIẢNG DẠY BÀI “NưỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ TỪ SAU NGÀY 2-9-1945 ĐẾN TRưỚC NGÀY 19-12-1946” (LỚP 12 BAN CƠ BẢN) . 81 KẾT LUẬN 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

pdf91 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3565 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khai thác nội dung lịch sử trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh phục vụ dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho rộng, phá cho sâu, phá cho thực dân Pháp không lợi dụng được, một nhát cuốc của đống bào cũng như một viên của chiến sỹ bắn vào quân địch”35. Đoạn trích sẽ làm cho học sinh thấy đƣợc tại sao chúng ta lại phá để kháng chiến, đồng thời là quyết tâm tiêu thổ kháng chiến của nhân dân ta. Giảng về bài 19“Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951- 1953)” Mục 1 “Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh”để cho học sinh hiểu đƣợc sự can thiệp của pháp vào chiến tranh Đông Dƣơng, giáo viên có thể sử dụng đoạn trích sau để tạo biểu tƣợng cho học sinh về chính sách can thiệp vào Đông Dƣơng của Mĩ. Từ những chính sách can thiệp này sẽ giúp học sinh hiểu đƣợc chính sách của Hoa Kỳ đối với Đông Dƣơng nói chung và Việt Nam nói riêng trƣớc năm 1954. “Về vũ khí Mĩ đã viện trợ cho Pháp : 170 triệu viên đạn 32 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6(1986), NXB sự thật, trang 22 33 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6(1986), NXB sự thật, trang 25 34 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6(1986), NXB sự thật, trang 293 35 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5(1985), NXB sự thật, trang 26 Khoá luận tốt ngiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phƣơng Lan SVTH: Lê Thị Thuỷ 58 17 vạn 5 nghìn súng trường, và các loại súng khác 1 vạn 6 nghìn xe hơi 1400 xe tăng và xe bọc sắt 350 máy bay quân sự 390 tàu chiến Tính đến cuối năm 1953 đã có gần 400 chuyến tàu chở vũ khí Mĩ sang Đông Dương, sau khi đình chiến, số lượng súng đạn của Mĩ ứ đọng ở Đông Dương là 1 triệu 90 vạn tấn.”36 Phần chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, giáo viên có thể sử dụng đoạn trích trong “Việt Bắc anh dũng” để cho học sinh hiểu âm mƣu kế hoạch của địch và những thất bại thảm hại của chúng . “ Âm mưu địch tấn công Việt Bắc :chúng muốn khủng bố nhân dân ta, tiêu diệt chủ lực ta, phá tan cơ quan ta. Lực lượng của địch :chúng động viên 15.000 binh sỹ tinh nhuệ nhất trong hải, lục, không quân của chúng vào cuộc tiến công này. Kế hoạch của địch : chúng phóng một gọng kìm khổng lồ phía Nam, từ Hà Nội chọc thẳng đến Phú Thọ lên Tuyên Quang đến Chiêm Hoá . Một gọng kìm khổng lồ phía Bắc, từ Lạng Sơn vượt thẳng lên Cao Bằng đến Bắc Cạn. Một mũi dùi khổng lồ từ Hà Nội , chọc thẳng vào vùng Thái Nguyên , Bắc Cạn để chặt Việt Bắc ra làm hai miếng . Nhảy dù lung tung ở Chợ Mới , chợ Đồn, chợ Chu, Đại Từ , Vũ Nhai và nhiều nơi khác. Một đại đội quân từ Bắc Giang – Bắc Ninh đánh tạt lên. Thế là bốn mặt thắt chặt, từ ngoài đánh vào từ trong quét ra. Thời gian của địch : Bọn quân phiệt thực dân định dùng cách đánh áo ạt, chớp nhoáng , bất thình lình, dùng cách sét đánh ngang tai lam cho ta hoang mang hoảng hốt, làm cho trở tay không kịp.”37đoạn trích sẽ làm cho học sinh hiểu cuộc tấn công lên Việt Bắc đã đƣợc thực dân Pháp chuẩn bị hết sức kỹ lƣỡng. 36 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7(1987), NXB sự thật, trang 91 37 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5(1985), NXB sự thật, trang 5-6 Khoá luận tốt ngiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phƣơng Lan SVTH: Lê Thị Thuỷ 59 Sau đó giáo viên sử dụng đoạn trích “Ngày 10-11-1947 bộ đội Pháp kéo xuống sông Gâm … Bộ đội Pháp đang nghênh ngang kéo đi đến ngã ba sông Lô thì bất thình lình bị đại bác, súng máy, súng trường, lựu đạn ta bắn vào. Kết quả trận phục kích này Pháp bị đắm hai thuyền, ba tàu bị hỏng, hơn 350 quan và lính bị chết đạn, chết cháy và chết trôi, Từ 2 giờ trưa đến 3 giờ sáng, lửa cháy vùn vụt, xác nổi lềnh bềnh hơn một cây số trên sông Lô. Đến nổi nước sông thối mấy ngày không dùng được”38. Đoạn trích sẽ hính thành cho học sinh biểu tƣợng về sự thất bại của quân Pháp khi tấn công lên Việt Bắc. Giảng về chiến dịch Biên Giới 1950 giáo viên có thể sử dụng đoạn trích trong bài “ Trả lời các nhà báo” để cho học sinh hiểu đƣợc nguyên nhân, ý nghĩa và biết đƣợc kết quả của chiến dịch. “ Kết quả của thắng lợi đó ta đã : Tiêu diệt và bắt sống được nhiều quân và lính tinh nhuệ của giặc, làm cho giặc rất hoang mang Thu được nhiều vũ khí Mỹ giúp cho giặc Khôi phục được năm tỉnh và nhiều nơi quan trọng Nguyên nhân:nhân dân ta rất hăng hái giúp bộ đội Bộ đội ta rất dũng cảm và tiến bộ về mặt kỹ thuật, chỉ huy ta rất kiên quyết. Các nơi hưởng ứng đều và tích cực Chuẩn bị khá chu đáo Ý nghĩa Lần này ta giành được quyền chủ động Ta học được nhiều kinh nghiệm”.39 Khi giảng dạy về chiến dịch Hoà Bình, giáo viên cò thể sử dụng đoạn trích “Thắng lợi lần này đã đánh dấu một bước tiến bộ mới của bộ đội ta và đã làm cho địch phải thất bại nhục nhã trong âm mưu cũng cố phòng ngự chuyển lên tiến công”40 để làm cho học sinh hiểu ý nghĩa to lớn của chiến dịch này . 38 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5(1985), NXB sự thật, trang 16-17 39 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5(1985), NXB sự thật, trang 445 40 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5(1985), NXB sự thật, trang 193 Khoá luận tốt ngiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phƣơng Lan SVTH: Lê Thị Thuỷ 60 Về chiến dịch Việt Bắc giáo viên có thể sử dụng đoạn trích “Ý nghĩa và mục đích của chiến dịch là : tiêu diệt sinh lực địch; tranh thủ nhân dân; giải phóng đất đai. Mà mục đích chính là tiêu diệt sinh lực địch”41 để học sinh mục đích ta mở chiến dịch Việt Bắc. Khi giảng về kế hoạch Nava giáo viên có thể sử dụng đoạn trích “Hôm 15 tháng Mười Gặc Nava gầm thét Hắn mở trận Mu-et Hòng đánh chiếm Nho Quan Phái 20 tiểu đoàn Hòng đánh chiếm Thanh Hoá Hắn tuyên truyền bậy bạ: Trận này cực kỳ to Không có gì gay go Ta quyết tranh chủ động Quyết lấy về chủ động Nhưng Quân dân ta anh dũng Đánh cho giặc phải tan Đuổi chúng khỏi Nho Quan Ngăn chúng vào Thanh Hoá 20 ngày ròng rã Diệt chúng gần 4 ngàn Kế hoạch Nava tan”42 SGK chỉ trình bày về nội dung của kế hoạch Nava, giáo viên sử dụng đoạn trích trên sẽ làm cho học sinh hiểu đƣợc sự thất bại của Nava khi tập trung quân tấn công ra vùng đồng bằng Bắc Bộ, kế hoạch Nava từng bƣớc bị phá sản. Khi giảng về bài 20 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953- 1954)” phần chiến dịch Điện Biên Phủ giáo viên có thể sử 41 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5(1985), NXB sự thật, trang 308 42 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6(1986), NXB sự thật, trang 488 Khoá luận tốt ngiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phƣơng Lan SVTH: Lê Thị Thuỷ 61 dụng những đoạn trích trong “ Những mẫu chuyện về Điện Biên Phủ”, “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ” làm cho học sinh có thêm những thông tin về chiến dịch đi vào lịch sử chấn động năm châu. “13-3 ta tấn công đợt 1 , Pháp thất bại . Nhưng hôm 15-3 Nava và Cô nhi vẫn múa mép : chắc rắng pháp sẽ thắng . Bọn chỉ huy Pháp huênh hoang như vậy nhưng tinh thần binh sỹ Pháp thì như thế nào? Ngay sau hôm ta tấn công đợt 1 , tên quan năm chỉ huy pháo binh địch tự tử , tên quan năm tham mưu trưởng bị đuổi về Hà Nội. …quân nhảy dù Pháp chẳng còn chẳng còn tinh thần gì mà nói …Mặt người nào cũng tái mét. Họ viết di chúc để lại. Dốc hết cốc rượu cuối cùng, họ bắt tay nhau, im lặng không nói một lời, bước lên máy bay. Rồi họ phó mặc trời”43 “ 13 tháng 3 ta tấn công Giặc còn ở trong giấc mơ hồng Mình có thầy Mỹ lo cung cấp Máy bay cao cao, xe tăng thấp Lại có Nava cùng Cô nhi Những tay tướng giỏi nắm chỉ huy Chúng mình chuyến này nhất định thắng Việt minh ắt thua chạy quýnh cẳng Hơn 50 ngày ta đánh đồn Ta chiếm một đồn lại một đồn Quân ta anh dũng ít ai bằng Nava, Cô nhi đều méo mặt Quân giặc tan hoang ta vây chặt Giặc kéo từng loạt ra hàng ta Quân ta vui hát khải hoàn ca Mười ba quan năm đều hàng nốt Tên tướng chỉ huy cũng bị nhốt 43 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6(1986), NXB sự thật, trang 565 Khoá luận tốt ngiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phƣơng Lan SVTH: Lê Thị Thuỷ 62 Một vạn sáu ngàn tên giặc tây Đều là tù binh hoặc bỏ thây”44 “ Chiến thắng Điện Biên Phủ là kết thúc vẽ vang cuộc kháng chiến lâu dài gian khổ và anh dũng của nhân dân cả nước ta, chống thực dân Pháp xâm lược và sự can thiệp của đế quốc Mỹ. Đó là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta, mà cũng là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Chiến thắng Điện Biên Phủ càng làm sáng ngời chân lý của chủ nghĩa Mác – Lênin trong thời đại ngày nay : Chiến tranh xâm lược của bọn đế quốc nhất định thất bại , cách mạng giải phóng dân tộc nhất định thành công. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đưa đến thắng lợi của hội Nghị Giơ ne vơ năm 1954 về Đông Dương”45. “ Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử . Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rả, đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn”46 Những đoạn trích trên sử dụng trong giảng dạy về chiến dịch Điện Biên Phủ sẽ làm cho học sinh có những hiểu biết thêm về diễn biến, kết quả và ý nghĩa chiến dịch đã làm cho Pháp thất bại phải ký hiệp định Giơ ne vơ. Những câu thơ dễ nhớ sẽ làm cho việc nhớ sự kiện lịch sử của học sinh dễ dàng hơn. Khi giảng dạy về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giáo viên có thể sử dụng đoạn trích “Lần đầu tiên trong lịch sử một dân tộc nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh . Đó là một thắng lợi vẽ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hoà bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới”47 để cho học sinh biết đƣợc ý nghĩa lớn lao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhƣ vậy trong quá trình giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945- 1954 giáo viên có thể sử dụng những đoạn trích từ các tác phẩm của Hồ Chí Minh để cung cấp thêm thông tin trong bài học cho học sinh. Những kiến thức mới giáo viên cung cấp lấy ngoài sách giáo khoa sẽ thu hút sự hứng thú học tập lịch sử 44 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6(1986), NXB sự thật, trang 555 45 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9(1989), NXB sự thật, trang 661 46 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9(1989), NXB sự thật, trang 713 47 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8(1989), NXB sự thật, trang 596 Khoá luận tốt ngiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phƣơng Lan SVTH: Lê Thị Thuỷ 63 của học sinh. Những tƣ liệu lịch sử trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh đƣợc sử dụng trong dạy học lịch sử là một biên pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông. Khoá luận tốt ngiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phƣơng Lan SVTH: Lê Thị Thuỷ 64 CHƢƠNG 3 VẬN DỤNG KHAI THÁC NỘI DUNG LỊCH SỬ TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA HỒ CHÍ MINH VÀO GIẢNG DẠY BÀI 17 :NƢỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ TỪ SAU NGÀY 2-9-1945 ĐẾN TRƢỚC NGÀY 19-12-1946 (LỚP 12 BAN CƠ BẢN) 3.1. LÝ DO CHỌN BÀI 17 “Nƣớc Việt Nam Dân chủ cộng hoà từ sau ngày 2-9-1945 đến trƣớc ngày 19- 12-1946” ( lớp 12 ban cơ bản) Bài Nƣớc Việt Nam Dân chủ cộng hoà từ sau ngày 2-9-1945 đến trƣớc ngày 19-12-1946 là bài học đầu tiên của chƣơng III :Việt Nam từ sau năm 1945 đến năm 1954. Bài học giúp học sinh có hiểu biết về những thuận lợi cơ bản cũng nhƣ khó khăn to lớn của nƣớc ta trong năm đầu sau cách mạng tháng Tám; về sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, đã phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, thực hiện chủ trƣơng, biện pháp xây dựng chính quyền và chủ trƣơng, sách lƣợc đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền. Bài học mở đầu một chƣơng với khối lƣợng kiến thức khá lớn, do đó để tránh sự nhàm chán cho học sinh, giáo viên tránh làm ngƣời thuyết minh lại sách giáo khoa. Để tránh giảng lại giống nhƣ sách giáo khoa thì giáo viên cần tìm thêm tài liệu tham khảo bổ sung cho bài giảng, giúp học sinh hiểu sâu sắc lịch sử dân tộc. Trong bài học này có thể sử dụng nhiều tài liệu lịch sử của chủ tịch Hồ Chí Minh phục vụ giảng dạy nhằm làm cho học sinh nhận thức đầy đủ hơn về tình hình đất nƣớc sau cách mạng tháng Tám vì Đảng ta đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, do đánh giá đúng tính chất, đặc điểm các khó khăn và thuận lợi của đất nƣớc đã đƣa con thuyền cách mạng vƣợt qua thác ghềnh để lƣớt tới . Đây cũng là lý do ngƣời viết chọn bài 17 làm bài giảng thực nghiệm cho khoá luận của mình. Khoá luận tốt ngiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phƣơng Lan SVTH: Lê Thị Thuỷ 65 3.2. GIÁO ÁN GIẢNG DẠY BÀI 17. Bài 17: Nƣớc Việt Nam Dân chủ cộng hoà từ sau ngày 2-9-1945 đến trƣớc ngày 19-12-1946 (lớp 12 ban cơ bản). Đƣợc dạy thực nghiệm ở lớp 12A9 trƣờng PTTH Nguyễn Du, Quận 10 thành phố Hồ Chí Minh. I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Những thuận lợi cơ bản cũng nhƣ khó khăn to lớn của nƣớc ta trong năm đầu sau CM Tháng Tám. - Sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, đã phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, thực hiện những chủ trƣơng và biện pháp xây dựng chính quyền, chủ trƣơng sách lƣợc đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá tình hình đất nƣớc sau cách mạng tháng Tám và nhiệm vụ cấp bách trong năm đầu của nƣớc Việt Nam Dân Chủ cộng hoà. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, tƣ duy và so sánh các sự kiện lịch sử. 3.Tƣ tƣởng: Bồi dƣỡng lòng yêu nƣớc, tinh thần cách mạng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào dân tộc. III. Những điều cần lƣu ý 1 . Về nội dung - Nƣớc ta bƣớc vào kỉ nguyên mới sau cách mạng tháng Tám thắng lợi, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, có nhiều thuận lợi nhƣng cũng gặp không ít khó khăn, thử thách. Thuận lợi là nƣớc ta đã giành đƣợc độc lập và chính quyền; nhân dân ta đoàn kết, gắn bó với chế độ mới; đảng ta, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng suốt lãnh đạo. Khó khăn là những tàn dƣ của chế độ thực dân phong kiến để lại, sự non yếu của chính quyền mới thành lập. Cách mạng nƣớc ta đứng trƣớc tình thế hiểm nghèo, khác nào “ngàn cân treo sợi tóc”vì một lúc phải đƣơng đầu chống lại 3 loại giặc : giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Khoá luận tốt ngiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phƣơng Lan SVTH: Lê Thị Thuỷ 66 - Dƣới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, truyền thống yêu nƣớc, sức mạnh đoàn kết trong lao động xây dựng đất nƣớc, trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, cùng với những thuận lợi mới, đƣợc phát huy, những khó khăn to lớn đƣợc khắc phục. Từ trong kết quả đó, chính quyền cách mạng đƣợc xây dựng, cũng cố và bảo vệ. - Trong cuộc đấu tranh chống những kẻ thù lớn mạnh (1945-1946), Đảng ta, đứng dầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với đƣờng lối chính trị vô cùng sáng suốt, vừa cứng rắn về nguyên tắc vừa mêm dẻo về sách lƣợc, đã đƣa nƣớc nhà vƣợt qua muôn vàn khó khăn, tƣởng nhƣ không sao vƣợt qua nổi. Lúc thì hoà với quân Trung Hoa Dân Quốc để rảnh tay đối phó với thực dân Pháp, lúc thì hoà với Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân Quốc và quét sạch bọn phản động, tay sai của chúng, dành thời gian để cũng cố lực lƣợng, chuẩn bị toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lƣợc, điều mà Đảng biết chắc là không thể tránh khỏi. 2. Về phƣơng pháp Giáo viên sử dụng phƣơng pháp phân tích, sử dụng tài liệu tham khảo làm rõ tình hình nƣớc ta sau cách mạng tháng Tám, đƣờng lối chủ trƣơng đúng đắn sáng suốt của Đảng. III. Thiết bị, tài liệu dạy - học - Bản đồ VN, tranh ảnh, các mẫu chuyện LS có liên quan đến bài học(ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày đầu sau CM tháng Tám, Bầu cử QH khoá I, …) - Những tƣ liệu lịch sử trích từ các tác phẩm của Hồ Chí Minh IV. Tiến trình dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Dẫn dắt bài mới: Với thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 nhân dân ta đã giành đƣợc độc lập và chính quyền.Tuy nhiên giành chính quyền đã khó, giữ đƣợc chính quyền còn khó hơn, để thấy đƣợc Đảng ta, nhân dân ta xây dựng và giữ chính quyền nhƣ thế nào sau cách mạng tháng Tám thành công chúng ta cùng tìm hiểu bài 17. Khoá luận tốt ngiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phƣơng Lan SVTH: Lê Thị Thuỷ 67 Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản HS cần nắm - GV : Sau cách mạng tháng Tám thành công , nƣớc VNDCCH phải đối phó với muôn vàn khó khăn và thử thách - GV đặt vấn đề cho học sinh suy nghĩ: Tại sao nói sau khi cách mạng tháng Tám thành công nƣớc ta đứng trƣớc tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”? - Để HS trả lời đƣợc vấn đề trên, GV đặt những câu hỏi nhỏ Em hãy cho biết những khó khăn về chính trị? - HS trả lời - GV bổ sung kết luận bằng cách sử dụng đoạn trích nói về tình hình nƣớc ta sau cách mạng tháng Tám : “chính sách của Nhật và Pháp vơ vét nhân dân ta đến tận xương tuỷ , chỉ trong vòng hơn nửa năm ( cuối năm 1944 đầu 1945 ) hơn 2tr đồng bào miền Bắc chết đói Nước ta độc lập chưa đầy một tháng thì phía Nam quân đội đế quốc Anh kéo đến .Chúng mượn tiếng là lột vũ trang I. Tình hình nƣớc ta sau CM tháng Tám năm 1945: 1.Khó khăn: a) Về chính trị-xã hội: - Miền Bắc: 20 vạn quân THDQ cùng các tổ chức tay sai nhƣ Việt Quốc, Việt Cách kéo vào với âm mƣu cƣớp chính quyền. - Miền Nam: thực dân Pháp trở lại xâm lƣợc nƣớc ta. Các lực lƣợng phản CM nhân cơ hội này ngóc đầu dậy làm tay sai cho Pháp - Một bộ phận quân Nhật đánh lại lực lƣợng vũ trang của ta, tạo điều kiện cho quân Pháp mở rộng địa bàn chiếm đóng. - Chính quyền cách mạng vừa mới Khoá luận tốt ngiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phƣơng Lan SVTH: Lê Thị Thuỷ 68 của quân Nhật, nhưng sự thật chúng là đội viễn chinh giúp thực dân Pháp cướp lại nước ta. Phía Bắc thì quân đội Quốc dân Đảng Trung Hoa kéo sang.Chúng mượn tiếng là lột vũ trang quân Nhật nhưng thực chúng có ba mục đích hung ác : Tiêu diệt Đảng ta Phá tan Việt Minh Giúp bọn phản động Việt Nam đánh đổ chính quyền nhân dân để lập một chính phủ phản động làm tay sai cho chúng” +Những khó khăn về kinh tế - Tài chính? thành lập, lực lƣợng vũ trang còn non yếu. b) Kinh tế- Tài chính: - Nông nghiệp: lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá, thiên tai hơn 1/2 diện tích không canh tác đƣợc. - Công nghiệp: nhiều xí nghiệp nằm trong tay tƣ bản Pháp, các cơ sở của ta chƣa đƣợc phục hồi, hàng hóa khan hiếm, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. - Tài chính + Ngân sách Nhà nƣớc trống rỗng (1,2 triệu đồng), Nhà nƣớc chƣa Khoá luận tốt ngiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phƣơng Lan SVTH: Lê Thị Thuỷ 69 - những khó khăn về văn hóa? - HS trả lời. - GV:nhƣ vậy những khó khăn mà Đảng và nhân dân ta gặp phải sau cách mạng tháng Tám là rất lớn, đặt nƣớc ta vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” - GV: bên cạnh những khó khăn to lớn đó, ta cũng có những thuận lợi rất cơ bản. Những thuận lợi đó là gì? - HS trả lời. - GV : Đây là những thuận lợi cơ bản cần thiết đối với một chính quyền non trẻ. Có ngƣời đƣng đầu uy tín, sáng suốt, chính quyền đƣợc nhân dân đồng tình ủng hộ vì “ Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” GV : phát huy thuận lợi , khắc phục khó quản lý đƣợc ngân hàng Đông Dƣơng. + Quân đội Trung Hoa Dân quốc tung ra thị trƣờng các loại tiền mất giá, làm cho nền tài chính nƣớc ta rối loạn. c) Văn hoá: Hơn 90% dân số không biết chữ. Đất nƣớc đứng trƣớc tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. 2. Thuận lợi - Nhân dân phấn khởi gắn bó với chế độ mới. - Có sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh . - Hệ thống XHCN hình thành, phong trào giải phóng dân tộc đang dâng cao ở nhiều nƣớc thuộc địa và phụ thuộc, phong trào đấu tranh vì hoà bình, dân chủ phát Khoá luận tốt ngiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phƣơng Lan SVTH: Lê Thị Thuỷ 70 khăn Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta vƣợt qua khó khăn thử thách nhƣ thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua mục II. Thảo luận nhóm - GV chia lớp làm 4 nhóm cho các nhóm tiến hành thảo luận các chủ đề sau: +Nhóm 1: Những biện pháp nhằm củng cố chính quyền cách mạng ? +Nhóm 2: Những biện pháp nhằm giải quyết nạn đói ? +Nhóm 3: Những biện pháp nhằm giải quyết nạn dốt ? +Nhóm 4: Những biện pháp nhằm giải quyết khó khăn về tài chính ? - Các nhóm tiến hành thảo luận và sau đó cử đại diện lên trình bày . - Sau mỗi nhóm trình bày, GV đặt câu hỏi cho HS trả lời - Nhóm 1:GV cho học sinh đọc đoạn trích đặt câu hỏi: Đánh giá ý nghĩa của cuộc tổng tuyển cử + 6/1/1946 Tổng tuyển cử trong cả triển ở nhiều nƣớc tƣ bản. II. Bƣớc đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính 1. Xây dựng chính quyền CM - 6/1/1946, Tổng tuyển cử trong cả nƣớc bầu Quốc hội - 2/3/46, QH họp thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến - 9/ 11/1946 thông qua Hiến pháp - 9/1945, VN giải phóng quân đổi Khoá luận tốt ngiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phƣơng Lan SVTH: Lê Thị Thuỷ 71 nƣớc bầu QH khóa đầu tiên. “Tổng tuyển cử là một dịp cho quốc dân tự do lựa chọn những người có tài , có đức để gánh vác công việc nước nhà Trong cuộc tổng tuyển cử , hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử ; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử . Không chia trai gái , giàu nghèo , tôn giáo , nòi giống , giai cấp , đảng phái , hễ là công dân Việt Nam đều có hai quyền đó” Vì lẽ đó , cho nên tổng tuyển cử tức là tự do , bình đẳng ; tức là dân chủ , đoàn kết” Tổng tuyển cử thể hiện quyền tự do dân chủ của ngƣời dân. - Nhóm2: trả lời, GV đặt câu hỏi:Tại sao Hồ Chí Minh lại xác định giải quyết nạn đói là nhiệm vụ cấp thiết trƣớc mắt? GV đọc câu nói của Ngƣời “hơn 2tr đồng bào ta chết đói vì chính sách của Pháp Nhật”,“bây giờ nạn đói còn nguy hiểm hơn cả chiến tranh”, “ giặc đói và giặc dốt là bạn đồng minh của giặc thành Vệ quốc đoàn. - 5/1946, Vệ quốc đoàn đổi thành Quân đội Quốc gia Việt Nam. - Lực lƣợng dân quân, tự vệ phát triển hầu khắp các đại phƣơng. 2. Giải quyết nạn đói - Những biện pháp trƣớc mắt: tổ chức quyên góp,điều hòa thóc gạo trong cả nƣớc - Những biện pháp lâu dài: phát động phong trào thi đua “tăng gia sản xuất”, khai hoang phục hóa. Bãi bỏ thuế thân, giảm tô 25%, giảm thuế ruộng 20%, chia lại Khoá luận tốt ngiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phƣơng Lan SVTH: Lê Thị Thuỷ 72 ngoại xâm”. Do đó nhiệm vụ trƣớc mắt là phải giải quyết nạn đói cho ngƣời dân. + Biện pháp trƣớc mắt: “cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa đem gạo đó để cứu dân nghèo” + Biện pháp cơ bản lâu dài:“Tăng gia sản xuất , tăng gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa” + Biện pháp khác:giảm thuế, chia lại rộng đất công. -Nhóm3:trả lời, GV đặt câu hỏi +Tại sao giải quyết nạn dốt cũng là một nhiệm vụ cấp thiết sau cách mạng tháng Tám? GV sử dụng câu nói của Ngƣời “ một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”; “giặc dốt là bạn đồng minh với giặc ngoại xâm”. Biện pháp giải quyết: +Thành lập Nha Bình dân học vụ +Phát động phong trào xóa nạn mù chữ “Những người biết chữ dạy cho những người chưa biết chữ …vợ chưa biết thì chồng bảo em chưa biết thì anh ruộng đất công.  Kết quả: sản xuất nhanh chóng đƣợc khôi phục, đẩy lùi một bƣớc nạn đói. 3.Giải quyết nạn dốt Ngày 8/9/1945, thành lập Nha Bình dân học vụ và phát động phong trào xoá nạn mù chữ.  Kết quả: Đến 9/1946, trong cả nƣớc đã tổ chức đƣợc 76.000 lớp học với 2,5 triệu ngƣời đƣợc xóa mù chữ. Nội dung và phƣơng pháp giáo dục đƣợc đổi mới theo tinh thần dân tộc dân chủ. Khoá luận tốt ngiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phƣơng Lan SVTH: Lê Thị Thuỷ 73 bảo , cha mẹ chưa biết thì con bảo , người ăn người làm không biết thì chủ nhà bảo , các người giàu thì mở lớp tư gia dạy cho người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng .Các chủ ấp chủ đồn điền , chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền , những người làm công của mình” -Nhóm4:GV bổ sung kết luận: +Kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp cuả nhân dân: “Quỹ Độc lập”, “ Tuần lễ vàng”. +Kết quả  Nền tài chính nƣớc nhà dần đƣợc ổn định - GV đặt câu hỏi: những thành quả trên có ý nghĩa nhƣ thế nào? - HS suy nghỉ trả lời.GV nhận định: thể hiện tính ƣu việt của chế độ mới, củng cố vững chắc khối liên minh công nông. Nhân dân tin tƣởng gắn bó với 4. Giải quyết những khó khăn về tài chính. Chính phủ kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân  Kết quả: thu đƣợc 370kg vàng, 20 triệu đồng vào “Quỹ độc lập”, 40 triệu đồng vào quỹ “Đảm phụ quốc phòng”. 23/11/ 1946 lƣu hành tiền VN thay cho tiền ĐD của Pháp trƣớc đây . Khoá luận tốt ngiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phƣơng Lan SVTH: Lê Thị Thuỷ 74 chế độ mới. GV : nạn đói , nạn dốt và những khó khăn về kinh tế đã từng bƣớc đƣợc khắc phục ,vấn đề còn lại là giặc ngoại xâm. Đảng ta đã giả quyết khó khăn còn lại nhƣ thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua mục III - GV đặt câu hỏi : Vì sao lúc này ta phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ? Cuộc kháng chiến diễn ra nhƣ thế nào? - HS trả lời. GV bổ sung, kết luận: +Pháp âm mƣu chiếm nƣớc ta lần nữa: âm mƣu này có từ sớm và chuẩn bị kế hoạch để thực hiện ngay khi Nhật đầu hàng Đồng minh. Quân Anh, dƣới danh nghĩa quân Đồng minh, đã dọn đƣờng, tiếp tay cho Pháp trở lại xâm lƣợc nƣớc ta. +Cuộc chiến đấu của quân dân Nam bộ: đã anh dũng đánh trả quân Pháp ngay từ đầu, ở khắp mọi nơi và bằng mọi hình thức. Mở đầu là cuộc chiến đấu của quân dân Sài Gòn-Chợ Lớn, rồi cả Nam Bộ và Nam Trung Bộ + Cuộc chiến đấu đó đƣợc nhân dân cả nƣớc quan tâm ủng hộ“vậy toàn III. Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng 1. Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lƣợc ở Nam Bộ - Đêm 22 rạng 23/9/1945, quân Pháp tấn công trụ sở chính quyền CM và lực lƣợng vũ trang của ta ở Sài Gòn - Quân dân Sài Gòn-chợ Lớn cùng với nhân dân Nam bộ đã nhất tề đứng lên chiến đấu chống quân xâm lƣợc - Trung ƣơng Đảng, chính phủ, huy động nhân dân cả nƣớc chi viện cho nhân dân Nam bộ Khoá luận tốt ngiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phƣơng Lan SVTH: Lê Thị Thuỷ 75 quốc đồng bào ta , Nam Bộ thì ra sức kháng chiến , Trung Bộ và Bắc Bộ thì ra sức giúp đỡ đồng bào Nam bộ. Bọn thực dân Pháp phải biết rằng :Việt Nam không muốn đổ máu, dân Việt Nam yêu chuộng hoà bình . Nhưng nếu cần phải hy sinh mấy triệu chiến sỹ , nếu cần phải kháng chiến bao nhiêu năm để giữ gìn độc lập của Việt Nam …thì chúng ta vẫn quyết hy sinh và kháng chiến”; đoạn trích cho HS thấy ý chí quyết tâm kháng chiến chống Pháp bảo vệ nề độc lập của quân và dân ta Cuộc kháng chiến có tác dụng nhƣ thế nào? - HS trả lời .GV bổ sung, kết luận: + Ngăn chặn âm mƣu đánh nhanh thắng nhanh, đánh bại chiến thuật “vết dầu loang” của địch. + Góp phần bảo vệ, củng cố chính quyền cách mạng, tạo điều kiện cho cả nƣớc có thời gian chuẩn bị để kháng chiến lâu dài . Sách lƣợc đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc nhƣ thế nào? 2. Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc Khoá luận tốt ngiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phƣơng Lan SVTH: Lê Thị Thuỷ 76 - HS trả lời GV bổ sung + 2/9/1945 đến trƣớc 6/3/1946: Ta chủ trƣơng hoà hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc để rảnh tay đánh Pháp ở miền Nam, tranh thủ thời gian hoà hoãn để xây dựng và củng cố chính quyền. + Từ 6/3/1946 đến trƣớc 19/12/1946: Ta chuyển sang hoà hoãn với Pháp để đuổi quân THQD ra khỏi nƣớc ta, tranh thủ thời gian hoà hoãn để chuẩn bị đánh Pháp sau này. - GV: “Chính sách của Việt Nam đối với Trung Hoa lúc này tóm tắt lại là phải thân thiện” ta chủ trƣơng thân thiên tránh xung đột với quân THDQ vì chúng vào Đông Dƣơng với danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp quân Nhật, lực lƣợng của chúng lại đông ( 20 vạn) và mạnh, ta cần tập trung lực lƣợng cả nƣớc đánh Pháp ở Nam Bộ. Để đi đến hòa hoãn, tránh xung đột ( trong lúc chúng không muốn và đang tìm cớ đánh ta ), để hạn chế sự phá hoại của chúng và tay sai, buộc ta phải nhân Sách lƣợc đấu tranh: hòa hoãn, tránh xung đột với quân THDQ: - Nhƣờng cho bon tay sai 70 ghế trong Quốc hội và 4 ghế bộ trƣởng trong Chính phủ liên hiệp, cung cấp một phần lƣơng thực, tiêu tiền Trung Quốc.. - 11/11/1945 Đảng Cộng sản Đông Dƣơng tuyên bố “tự gải tán”  rút vào hoạt động bí mật - Ban hành một số sắc lệnh trấn áp bọn phản cách mạng. Kết quả: hạn chế hành động chống phá chính quyền cách mạng của quân THDQ Khoá luận tốt ngiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phƣơng Lan SVTH: Lê Thị Thuỷ 77 nhƣợng chúng một số quyền lợi về kinh tế và chính trị. Nhân nhƣợng của ta đối với chúng rất lớn, nhƣng vẫn trong giới hạn cho phép và chỉ tạm thời.Ta mềm dẻo trong sách lƣợc nhƣng cứng rắn về nguyên tắc chiến lƣợc. Đối với bọn tay sai, ta kiên quyết vạch trần âm mƣu và hành động chia rẽ, phá hoại của chúng. Vì sao đến đây ta lại chủ trƣơng hòa với Pháp ? - HS suy nghĩ, trả lời. - GV bổ sung và phân tích: Hiệp ƣớc Hoa- Pháp thể hiện âm mƣu của P và THDQ  cấu kết với nhau chống lại cách mạng Việt Nam, dọn đƣờng cho quân Pháp xâm lƣợc miền Bắc Hoà hay Đánh? Theo Hiệp ƣớc Hoa-Pháp, khi Pháp mang quân ra Bắc để quân THDQ rút về nƣớc.Trong tình hình đó nếu ta đánh Pháp ở miền Bắc khi quân THDQ chƣa về nƣớc thì chúng sẽ đứng về phía Pháp để đánh ta. Nhƣng nếu hòa với Pháp thì chẳng những ta tránh đƣợc cuộc chiến đấu bất lợi, mà còn thực hiện đƣợc mục tiêu đuổi quân THDQ ra khỏi nƣớc ta.Về phía Pháp… 3. Hoà với Pháp nhằm đẩy quân THDQ ra khỏi nƣớc ta 28/2/1946 Pháp và THDQ kí kết Hiệp ƣớc Hoa-Pháp đặt nhân dân Việt Nam trƣớc 2 sự lựa chọn: + Đánh Pháp ngay khi chúng đem quân ra Bắc. + Hòa hoãn với Pháp để đẩy quân THDQ về nƣớc  Đảng, Hồ Chủ tịch chọn giải pháp “hòa để tiến” -Về phía Pháp, do lực lƣợng có hạn, nên cũng cần phải hòa hoãn với ta. Khoá luận tốt ngiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phƣơng Lan SVTH: Lê Thị Thuỷ 78 Chủ trƣơng hòa hoãn đã đƣợc Đảng, Chính phủ và chủ tịch HCM thực hiện nhƣ thế nào? - HS trả lời. GV chốt ý - Hai bên đã ký hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946. GV cho học sinh đọc đoạn trích và đặt câu hỏi Tại sao Đảng và chính phủ quyết định kí hiệp định sơ bộ ? “ Vì muốn tỏ lòng tin vào nước Pháp mới và sự thành thực vào những người đại diện cho chính phủ Pháp , vì tin vào sự hoàn toàn độc lập tương lai của nước nhà , tôi cũng như chính phủ ta ký vào hiệp định sơ bộ với Chính phủ Pháp” “Nước ta tuyên bố độc lập từ tháng 8- 1945 . Nhưng tới nay chưa có một cường quốc nào công nhận nền độc lập của ta .Cuộc điều đình với thực dân Pháp sẽ mở ra con đường làm cho quốc tế thừa nhận ta .Nó sẽ dẫn ta đến một vị trí ngày càng chắc chắn trên trường quốc tế .Đó là một thắng lợi lớn về - Hai bên ký Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 Nội dung hiệp định:(HS xem SGK) Khoá luận tốt ngiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phƣơng Lan SVTH: Lê Thị Thuỷ 79 chính trị” - GV: Tình hình sau khi ký Hiệp định Sơ bộ: Pháp vẫn tiếp tục gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ, lập chính phủ Nam Kỳ tự trị, âm mƣu tách Nam Bộ ra khỏi VN. Do ta đấu tranh kiên quyết, cuộc đàm phán chính thức giữa chính phủ VN và Pháp đƣợc tổ chức tại Phông-ten-nơ- bô-lơ từ ngày 6/7/1946.Cuộc đàm phán thất bại vì phía Pháp ngoan cố không chịu công nhận độc lập và thống nhất của nƣớc ta.Trong lúc đó, tại ĐD, quân Pháp tăng cƣờng hoạt động khiêu khích.Quan hệ V-P ngày càng căng thẳng có nguy cơ nổ ra chiến tranh. Trƣớc tình hình đó, chủ tịch Hồ Chí Minh, bấy giờ đang ở thăm nƣớc Pháp với tƣ cách là thƣợng khách của chính phủ Pháp, đã ký với Mute –đại diện của chính phủ Pháp –bản Tạm ƣớc 14/9/1946, tiếp tục nhân nhƣợng Pháp một số quyền lợi kinh tế-văn hóa ở VN. Hai bên Việt Nam – Pháp ký bản tạm ƣớc vì “Một là hai bên đều muốn cho người Pháp và người Việt Nam được làm ăn dễ dàng. Hai là người Pháp và người Việt Nam đều nghĩ rằng hai dân -14/9/1946 Hồ Chí Minh đã kí với chính phủ Pháp bản tạm ƣớc nhƣờng thêm cho Pháp một số quyền lợi kinh tế , văn hoá Khoá luận tốt ngiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phƣơng Lan SVTH: Lê Thị Thuỷ 80 tộc đã khó chịu với nhau đã lâu rồi , giờ là lúc đi đến chỗ bắt tay nhau . Ba là hội nghị Phông –ten-nơ-bô-lơ chưa kết thúc ,còn cần phải tiếp tục , bản tạm ước ấy chính là để làm cho công việc hội nghị sau này dễ dàng” Nhƣ vậy hoà với Pháp là một biện pháp sáng suốt của Đảng , Chính phủ , đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh , là một chuẩn mực về việc lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù và về sự nhân nhƣợng có nguyên tắc “Chúng ta cần hoà bình để xây dựng nước nhà , cho nên chúng ta đã ép lòng mà nhân nhượng để giữ hoà bình .Dù thực dân Pháp đã bội ước , đã gây chiến tranh nhưng gần một năm tạm hoà bình đã cho chúng ta thời giờ để xây dựng lực lượng căn bản” -GV : việc ký hai hiệp ƣớc có ý nghĩa nhƣ thế nào ? Ý nghĩa Hiệp định Sơ bộ - Tránh đƣợc cuộc chiến đấu bất lợi vì phải chống lại nhiều kẻ thù cùng một lúc. - Đẩy đƣợc 20 vạn quân THDQ và tay sai ra khỏi nƣớc ta. - Có thêm thời gian để củng cố chính quyền CM , chuẩn bị lực lƣợng mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp. Khoá luận tốt ngiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phƣơng Lan SVTH: Lê Thị Thuỷ 81 4. Củng cố -Trong hơn năm đầu của nƣớc VNDCCH, CM nƣớc ta có nhiều thuận lợi cơ bản, nhƣng cũng có nhiều khó khăn và thử thách to lớn. -Dƣới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch HCM, CM nƣớc ta đã vƣợt qua những khó khăn thử thách to lớn, đƣa đất nƣớc vững bƣớc tiến lên, chuẩn bị bƣớc vào cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp xâm lƣợc 5. Dặn dò : về học bài - Những khó khăn của nƣớc ta sau CMTT năm 1945 đã đƣợc và chính phủ CM giải quyết nhƣ thế nào?Nêu kết quả và ý nghĩa. - Đảng và chính phủ CM đã thực hiện chủ trƣơng , sách lƣợc nhƣ thế nào đối với Pháp trong hai thời kỳ : trƣớc ngày 6/3 và từ ngày 6/3/1946? Đọc trƣớc bài 18. 3.3. Hƣớng dẫn sử dụng tƣ liệu lịch sử trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh để giảng dạy bài “Nƣớc Việt Nam Dân chủ cộng hoà từ sau ngày 2-9- 1945 đến trƣớc ngày 19-12-1946” ( lớp 12 ban cơ bản) Ở đây tôi trình bày những nội dung sử dụng tài liệu lịch sử trong tác phẩm của Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử. Cách vận dụng nhƣ sau: Mục I : Tình hình nƣớc ta sau cách mạng tháng Tám 1945 Tôi đặt vấn đề : Tại sao nói sau cách mạng tháng Tám nƣớc ta đứng trƣớc tình thế “ Ngàn cân treo sợi tóc” ? Mục đích câu hỏi trên là: đặt ra tình huống co vấn đề cho học sinh suy nghĩ tìm ra hƣớng giải quyết. Tôi dùng một đoạn tƣ liệu về tình hình nƣớc ta sau cách mạng tháng Tám để minh hoạ ngắn gọn cho học sinh về tình hình nƣớc ta: “chính sách của Nhật và Pháp vơ vét nhân dân ta đến tận xương tuỷ , chỉ trong vòng hơn nửa năm ( cuối năm 1944 đầu 1945 ) hơn 2tr đồng bào miền Bắc chết đói Khoá luận tốt ngiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phƣơng Lan SVTH: Lê Thị Thuỷ 82 Nước ta độc lập chưa đầy một tháng thì phía Nam quân đội đế quốc Anh kéo đến .Chúng mượn tiếng là lột vũ trang của quân Nhật, nhưng sự thật chúng là đội viễn chinh giúp thực dân Pháp cướp lại nước ta. Phía Bắc thì quân đội Quốc dân Đảng Trung Hoa kéo sang.Chúng mượn tiếng là lột vũ trang quân Nhật nhưng thực chúng có ba mục đích hung ác : Tiêu diệt Đảng ta Phá tan Việt Minh Giúp bọn phản động Việt Nam đánh đổ chính quyền nhân dân để lập một chính phủ phản động làm tay sai cho chúng” Tôi sử dụng đoạn trích trên với mục đích làm cho học sinh hiểu rõ âm mƣu của từng kể thù khi bọn chúng vào nƣớc ta, để từ đó các em hiểu về sách lƣợc của Đảng và chính phủ ở những mục sau. Mục 2 “ Xây dựng chính quyền cách mạng” Tôi cho học sinh đọc đoạn trích trong bài “ Ý nghĩa của tổng tuyển cử”và đặt câu hỏi: Em hãy đánh giá ý nghĩa của cuộc tổng tuyển cử ? “Tổng tuyển cử là một dịp cho quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà Trong cuộc tổng tuyển cử , hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử ; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử . Không chia trai gái , giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống , giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam đều có hai quyền đó” Vì lẽ đó , cho nên tổng tuyển cử tức là tự do , bình đẳng ; tức là dân chủ , đoàn kết” Khoá luận tốt ngiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phƣơng Lan SVTH: Lê Thị Thuỷ 83 Sử dụng đoạn trích trên, học sinh tự suy nghĩ đánh giá đƣợc ý nghĩa của cuộc tổng tuyển cử. Khi giảng về mục 2 “ Giải quyết nạn đói”, mục 3 “ Giải quyết nạn dốt” Tôi đặt câu hỏi: Tại sao giải quyết nạn đói, nạn dốt là những nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của nƣớc ta sau cách mạng tháng Tám ? Mục đích của câu hỏi: cho học sinh thấy đƣợc tại sao trong những khó khăn chồng chất sau cách mạng tháng Tám, Đảng và chính phủ lại chọn giải quyết nạn đói và nạn dốt là vấn đề đầu tiên. Để học sinh hiểu sâu sắc vấn đề tôi sử dụng đoạn trích: “Hơn 2tr đồng bào ta chết đói vì chính sách của Pháp Nhật”,“ bây giờ nạn đói còn nguy hiểm hơn cả chiến tranh”, “ giặc đói và giặc dốt là bạn đồng minh của giặc ngoại xâm” “ Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”;“Giặc dốt là bạn đồng minh với giặc ngoại xâm”. Sau đó tôi sử dụng những đoạn trích tiếp theo để minh hoạ cho học sinh về những biện pháp khắc phục nạn đói và nạn dốt của Đảng và Chính phủ “Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa đem gạo đó để cứu dân nghèo” “Tăng gia sản xuất, tăng gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa” “Những người biết chữ dạy cho những người chưa biết chữ …vợ chưa biết thì chồng bảo em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ chưa biết thì con bảo, người ăn người làm không biết thì chủ nhà bảo, các người giàu thì mở lớp tư gia dạy cho người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng .Các chủ ấp chủ đồn điền , chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm công của mình” Khoá luận tốt ngiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phƣơng Lan SVTH: Lê Thị Thuỷ 84 Những đoạn trích trên sẽ cho học sinh có biểu tƣợng về cách giải quyết nạn đói nạn, nạn dốt của Đảng và nhân dân ta sau khi cách mạng thành công. Khi giảng về mục 1 “ Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lƣợc ở Nam bộ”. Tôi sử dụng đoạn trích sau: “Vậy toàn quốc đồng bào ta, Nam Bộ thì ra sức kháng chiến, Trung Bộ và Bắc Bộ thì ra sức giúp đỡ đồng bào Nam bộ. Bọn thực dân Pháp phải biết rằng :Việt Nam không muốn đổ máu, dân Việt Nam yêu chuộng hoà bình . Nhưng nếu cần phải hy sinh mấy triệu chiến sỹ , nếu cần phải kháng chiến bao nhiêu năm để giữ gìn độc lập của Việt Nam …thì chúng ta vẫn quyết hy sinh và kháng chiến” Sử dụng đoạn trích cùng với khai thác hình ảnh “ đoàn quân Nam tiến” trong SGK sẽ cho học sinh có biểu tƣợng về không khí cả nƣớc đoàn kết chống thực dân Pháp xâm lƣợc. Ở mục 2 “ Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc”. Khi giảng về sách lƣợc của ta, tôi sử dụng lời tuyên bố của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chính sách của Việt Nam đối với Trung Hoa lúc này tóm tắt lại là phải thân thiện” Mục đích sử dụng lời tuyên bố này giúp học sinh nắm đƣợc một cách chính xác ngắn gọn sách lƣợc của ta đối với quân THDQ. Ở mục 3 “Hoà hoãn với Pháp nhằm đẩy quân THDQ ra khỏi nƣớc ta”. Tôi cho học sinh lần lƣợt đọc các đoạn trích: “ Vì muốn tỏ lòng tin vào nước Pháp mới và sự thành thực vào những người đại diện cho chính phủ Pháp, vì tin vào sự hoàn toàn độc lập tương lai của Khoá luận tốt ngiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phƣơng Lan SVTH: Lê Thị Thuỷ 85 nước nhà, tôi cũng như chính phủ ta ký vào hiệp định sơ bộ với Chính phủ Pháp” “Nước ta tuyên bố độc lập từ tháng 8-1945 . Nhưng tới nay chưa có một cường quốc nào công nhận nền độc lập của ta .Cuộc điều đình với thực dân Pháp sẽ mở ra con đường làm cho quốc tế thừa nhận ta .Nó sẽ dẫn ta đến một vị trí ngày càng chắc chắn trên trường quốc tế .Đó là một thắng lợi lớn về chính trị” “Một là hai bên đều muốn cho người Pháp và người Việt Nam được làm ăn dễ dàng. Hai là người Pháp và người Việt Nam đều nghĩ rằng hai dân tộc đã khó chịu với nhau đã lâu rồi , giờ là lúc đi đến chỗ bắt tay nhau . Ba là hội nghị Phông –ten-nơ-bô-lơ chưa kết thúc,còn cần phải tiếp tục, bản tạm ước ấy chính là để làm cho công việc hội nghị sau này dễ dàng” “Chúng ta cần hoà bình để xây dựng nước nhà , cho nên chúng ta đã ép lòng mà nhân nhượng để giữ hoà bình .Dù thực dân Pháp đã bội ước, đã gây chiến tranh nhưng gần một năm tạm hoà bình đã cho chúng ta thời giờ để xây dựng lực lượng căn bản” Tôi cho học sinh đọc và đặt câu hỏi: Tại sao Đảng và chính phủ, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh lại quyết định kí hiệp định sơ bộ và tạm ƣớc 14/9/1946 ? Từ những đoạn trích trên các em có thể suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Trả lời đƣợc câu hỏi học sinh sẽ hiểu đƣợc quyết tâm hoà hoãn để xây dựng đất nƣớc của Đảng và chính phủ ta. Trong bài tôi đã sử dụng những tƣ liệu lịch sử trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh vào giảng dạy với mục đích giúp học sinh hiểu rõ những sự kiện lịch sử trong bài, hình thành cho các em biểu tƣợng lịch sử về những sự kiện đƣợc học. Việc sử dụng tài liệu lịch sử trong tác phẩm của Hồ Chí Minh vào dạy học lịch sử, đã góp một phần nhỏ nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trƣờng THPT. Khoá luận tốt ngiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phƣơng Lan SVTH: Lê Thị Thuỷ 86 KẾT LUẬN Trong những năm gần đây vấn đề dạy sử và học sử đã và đang thu hút sự quan tâm chú ý của toàn xã hội. Các phƣơng tiện thông tin truyền thông, phụ huynh học sinh và cả những ai quan tâm đến giáo dục nói chung và dạy sử, học sử nói riêng đều đã có nhiều ý kiến về bộ môn lịch sử. Chất lƣợng dạy học bộ môn lịch sử ngày càng giảm sút, nó đƣợc chứng minh qua các kì thi tốt nghiệp PTTH và kì thi tuyển sinh đại học, số điểm O môn sử luôn dẫn đầu trong các môn thi.Thực trạng đó đặt ra câu hỏi lớn cho những ngƣời làm công tác giáo dục, đặc biệt là giáo viên dạy sử ở trƣờng phổ thông: phải làm sao nâng cao chất lƣợng dạy và học lịch sử ở trƣờng PTTH. Có nhiều phƣơng pháp để nâng cao chất lƣợng dạy và học lịch sử ở trƣờng phổ thông đó là sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử; sử dụng tƣ liệu lịch sử, tƣ liệu văn học trong dạy học lịch sử; vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn, dạy học nêu vấn đề… , tuỳ theo trình độ của học sinh mà giáo viên sử dụng kết hợp các phƣơng pháp trên một cách hợp lý nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học lịch sử . Sử dụng tƣ liệu lịch sử trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh phục vụ dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 là một biện pháp góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông. Vì những tƣ liệu lịch sử trong các tác phẩm của Ngƣời phản ánh đúng sự thực lịch sử lúc bấy giờ, giáo viên có thể sử dụng để tạo biểu tƣợng, hình thành khái niệm, làm rõ các sự kiện lịch sử trong sách giáo khoa lịch sử phổ thông. Từ năm 2008 sách giáo khoa lịch sử 12 mới đƣợc đƣa vào áp dụng đại trà ở các trƣờng PTTH, sách giáo khoa mới có nội dung khá dài do đó ngƣời giáo viên không thể lên lớp thuyết minh lại sách giáo khoa theo cách dạy truyền thống , để đạt đƣợc hiệu quả dạy học tốt giáo viên cần phải tìm hiểu chọn lọc những kiến thức cơ bản để từ đó hƣớng dẫn học sinh tìm ra tri thức mới. Tuy nhiên giáo viên không nên trình bày kiến thức cơ bản một cách khô khan lọc từ sách giáo khoa vì nhƣ vậy sẽ gây cho học sinh cảm giác là đang ngồi nghe giáo viên tóm tắt sách giáo khoa. Để thu hút sự hứng thú học tập của học sinh giáo viên cần phải biết khai thác thêm những tài liệu tham khảo ngoài sách giáo Khoá luận tốt ngiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phƣơng Lan SVTH: Lê Thị Thuỷ 87 khoa nhằm giúp học sinh có những hiểu biết sâu sắc về lịch sử dân tộc, vì trong học tập cũng nhƣ trong nghiên cứu lịch sử, tƣ liệu càng đầy đủ bao nhiêu thì tri thức càng chính xác, phong phú, toàn diên, sâu sắc bấy nhiêu. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh gắn liền với sự phát triển của lịch sử dân tộc, trong các tác phẩm, bài viết của Ngƣời có nhiều tƣ liệu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho học sinh trong dạy học lịch sử. Giáo viên có thể tìm thấy trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh những tƣ liệu lịch sử phục vụ cho những bài học khác nhau. Đặt biệt trong những tác phẩm lịch sử của Ngƣời nhƣ “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Đƣờng cách mệnh”, “Lịch sử nƣớc ta”, là nguồn tƣ liệu giáo viên có thể khai thác phục vụ cho nhiều bài học, giúp học sinh có biểu tƣợng cụ thể về các sự kiện lịch sử. Tƣ liệu lịch sử trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh sử dụng vào dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn 1945- 1954 với tƣ cách là tài liệu tham khảo giúp học sinh nhận thức sâu sắc về lịch sử dân tộc, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử. Do đó để sử dụng nguồn tài liệu tham khảo này vào dạy học có hiệu quả cao giáo viên cần phải chú ý những điểm sau: Thứ nhất căn cứ vào nội dung bài học, đối tƣợng học sinh mà khai thác sử dụng tƣ liệu cho phù hợp. Thứ hai khai thác sử dụng những tƣ liệu của Ngƣời cần đảm bảo tính khoa học. Đảm bảo cho học sinh nắm vững những nội dung của tài liệu, để có những biểu tƣợng lịch sử cụ thể. Thứ ba sử dụng tƣ liệu trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh cần kết hợp với nhiều loại tài liệu tham khảo khác để cho bài giảng lịch sử không khô khan mà trở nên sinh động giúp học sinh có những biểu tƣợng về các sự kiện lịch sử đã diễn ra. Trong số các tài liệu tham khảo này, tài liệu văn kiện của Đảng có vai trò quan trọng. Bởi vì các tài liệu này không chỉ gần giống về nội dung và tính chất, mà còn có một thực tế lịch sử là cùng với vai trò và ảnh hƣởng của Đảng đối với sự phát triển của lịch sử, đặc biệt là sau khi Đảng lên cầm quyền, vai trò của cá nhân đã hoà chung với vai trò của Đảng, tiếng nói của Hồ Chí Minh là tiếng nói của Đảng và ngƣợc lại. Khoá luận tốt ngiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phƣơng Lan SVTH: Lê Thị Thuỷ 88 Sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử, đặc biệt là tài liệu tham khảo trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh là việc ngƣời giáo viên nên làm. Tuy nhiên việc sƣu tầm tài liệu tham khảo phù hợp với từng bài học , từng đối tƣợng học sinh khác nhau là một quá trình khó khăn, phức tạp , đòi hỏi ngƣời giáo viên phải nghiêm túc tìm tòi , sƣu tầm phân loại sử dụng phù hợp với nội dung bài học. Trong khoá luận ngƣời viết đã trích từ các tác phẩm của Hồ Chí Minh những đoạn tƣ liệu lịch sử có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh. Tuỳ vào trình độ của học sinh mà giáo viên phổ thông có thể sử dụng trong các giảng nhằm nâng cao chất lƣợng bộ môn. Nội dung lịch sử trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh phục vụ dạy học lịch sử là phƣơng tiện cần đƣợc sử dụng kết hợp với các phƣơng pháp , phƣơng tiện dạy học khác mới có thể nâng cao chất lƣợng bộ môn . Bên cạnh đó, trong trƣờng phổ thông vẫn luôn tồn tại quan niệm về môn chính , môn phụ; ngoài xã hội với quan niệm thực dụng của sự phát triển nền kinh tế thị trƣờng dẫn đến xu thế học sinh học lệch, chỉ chú trọng đến các môn khoa học tự nhiên, bộ môn có thể xem đem lại hiệu quả kinh tế cao, còn các bộ môn khoa học xã hội bị xem nhẹ , trong đó có môn lịch sử. Yêu cầu cấp thiết không chỉ về phía giáo viên lịch sử mới đổi mới phƣơng pháp dạy học mà trƣờng phổ thông , học sinh và cả xã hội phải thay đổi quan niệm về vai trò , vị trí của bộ môn đối với sự phát triển của xã hội, của đất nƣớc; đặt môn lịch sử vào vị trí xứng đáng vồn có của nó.Có sự đổi mới đồng bộ nhƣ vậy thì mới có thể nâng cao chất lƣợng bộ môn một cách nhanh chóng. Khoá luận tốt ngiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phƣơng Lan SVTH: Lê Thị Thuỷ 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Ngọc Liên(chủ biên),(1995), Hồ Chí Minh bàn về lịch sử, NXB đại học sƣ phạm I Hà Nội. 2. Phan Ngọc Liên(2003), Lịch sử và giáo dục lich sử, NXB chính trị quốc gia 3. Phan Ngọc Liên – Nguyên An(2002), Bách khoa thƣ Hồ Chí Minh tập 1 Hồ Chí Minh với giáo dục. NXB từ điển bách khoa 4. Phan Ngọc Liên(1999), Hồ Chí Minh từ nhận thức lịch sử đến hành động cách mạng. NXB chính trị quốc gia 5. Phan Ngọc Liên(2002), Đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng phổ thông. NXB ĐHSP Hà Nội. 6. Phan Ngọc Liên – Trần Văn Trị(1999), Phƣơng pháp dạy học lịch sử. NXB giáo dục Hà Nội 7. Phan Ngọc Liên – Trần Văn Trị(1978), Phƣơng pháp dạy học lịch sử tập 1. NXB giáo dục 8. Phan Ngọc Liên(chủ biên) (2006), Những vấn đề lịch sử trong tác phẩm của Hồ Chí Minh. NXB ĐHQG Hà Nội. 9. Hội giáo dục lịch sử (1996), Đổi mới việc dạy học lịch sử lấy học sinh làm trung tâm. NXB ĐHQG Hà Nội. 10. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng trung ƣơng (2002), Chủ tịch Hồ Chí Minh tiểu sử và sự nghiệp. NXB chính trị quốc gia. 11. Nguyễn Ái Quốc(1975), Bản án chế độ thực dân Pháp. NXB sự thật. 12. Phan Ngọc Liên(chủ biên)( 2002), Phƣơng pháp dạy học lịch sử tập 2. NXB ĐHSP. 13. Ngô Minh Oanh. Một số vấn đề đổi mới nội dung và phƣơng pháp dạy học lịch sử ở trƣờng THPT. Tài liệu bồi dƣỡng thƣờng xuyên giáo viên THPT chu kỳ III, 2004- 2007. 14. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1( 1980), NXB sự thật. 15. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2 ( 1980), NXB sự thật 16. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3 ( 1983), NXB sự thật 17. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4 ( 1984), NXB sự thật Khoá luận tốt ngiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phƣơng Lan SVTH: Lê Thị Thuỷ 90 18. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5 ( 1985), NXB sự thật 19. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6 ( 1986), NXB sự thật 20. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8 ( 1989), NXB sự thật 21. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9 ( 1989), NXB sự thật 22. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4 ( 1995), NXB chính trị quốc gia. 23. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10 ( 1996), NXB chính trị quốc gia. 24. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12 ( 2000), NXB chính trị quốc gia. 25. Phan Ngọc Liên(tổng chủ biên) (2008), Lịch sử 12. NXB giáo dục 26. Trần Vĩnh Trƣờng (2008), Tƣ liệu dạy học lịch sử 12. NXB giáo dục 27. Phan Ngọc Liên(tổng chủ biên) (2008), Sách giáo viên lịch sử 12. NXB giáo dục 28. Nguyễn Hải Châu – Nguyễn Xuân Trƣờng(2008), Giới thiệu giáo án lịch sử lớp 12. NXB Hà Nội 29. Lê Mậu Hãn( chủ biên) ( 2006), Đại cƣơng lịch sử Việt Nam tập III. NXB giáo dục 30. Trần Đƣơng(2007), Hồ Chí Minh nhà dự báo thiên tài. NXB thông tấn Hà Nội. 31. Lê Vinh Quốc (2008), Các yếu tố cơ bản trong quá trình giáo dục hiện đại và vấn đề đổi mới dạy học ở Việt Nam.NXB ĐHSP TP Hồ Chí Minh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKhai thác nội dung lịch sử trong các tác phẩm của hồ chí minh phục vụ dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1945 – 1954 (lớp 12 ban cơ bản).pdf
Luận văn liên quan