Khảo sát ảnh hưởng của mỹ phẩm có corticoid trên những bệnh nhân bị mụn trứng cá tại thành phố Cần Thơ

Nhận xét : Tình hình điều trị của bệnh nhân có xu hướng khác nhau, đa số những bệnh nhân đều có xu hướng điều trị nhưng bằng những hình thức khác nhau như điều trị tại cơ sở y tế nhà nước là 11 bệnh nhân (11 %), điều trị tại cơ sở y tế tư nhân là 23 bệnh nhân (23 %) và điều trị tại nhà theo cách riêng là 26 bệnh nhân (26 %). Còn lại 40 bệnh nhân (40 %) không nêu rõ nguyên nhân vì sao không điều trị. 4.1.4.2 Tình trạng mụn trên da mặt của bệnh nhân đang điều trị Các bệnh nhân điều trị và không còn sử dụng mỹ phẩm cũ sẽ có những biến đổi tình trạng da mặt khác nhau. Những tình trạng đó sẽ được thể hiện trong bảng 4.16.

pdf69 trang | Chia sẻ: anhthuong12 | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát ảnh hưởng của mỹ phẩm có corticoid trên những bệnh nhân bị mụn trứng cá tại thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệnh nhân trứng cá tại thành phố Cần Thơ. 3.2 TIÊU CHUẨN CHỌN MẪU Những bệnh nhân trứng cá có sử dụng mỹ phẩm đồng ý tham gia nghiên cứu. Các loại mỹ phẩm do bệnh nhân cung cấp và không có nguồn gốc rõ ràng. 3.3 TIÊU CHUẨN LOẠI TRỪ Những mỹ phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Những bệnh nhân trứng cá không sử dụng mỹ phẩm. 3.4 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Thời gian : 22/05/2015 – 10/05/2017 Địa điểm: Bệnh viện da liễu thành phố Cần Thơ, phòng khám TS.BS Huỳnh Văn Bá, khu vực quận Cái Răng thuộc thành phố Cần Thơ. 3.5 PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU Thu thập các mẫu mỹ phẩm từ bệnh nhân trứng cá cung cấp qua bảng khảo sát. 3.6 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 3.6.1 Nguyên vật liệu Các mẫu mỹ phẩm thu thập từ khảo sát của bệnh nhân. 3.6.2 Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm Sử dụng các trang thiết bị hiện có tại Phòng thí nghiệm Kiểm nghiệm – Trường đại học Tây Đô gồm có : bình sắc kí lớp mỏng, máy soi UV hiệu Spectroline Model CM-10. 3.6.3 Hóa chất Methanol Diethyl Ether Methylenclorid Ethanol tuyệt đối (cồn 99,6 %) 19 3.7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.7.1 Thiết kế nghiên cứu: phương pháp mô tả cắt ngang phân tích 3.7.2 Khảo sát tình hình sử dụng mỹ phẩm trên bệnh nhân trứng cá Khảo nhằm mục đích thu thập được tất cả thông tin về tình hình sử dụng mỹ phẩm mỹ của bệnh nhân, tên mỹ phẩm được bệnh nhân sử dụng, tình trạng da mặt của bệnh nhân trước và sau khi sử dụng mỹ phẩm, đặc biệt là hình ảnh thật về tình trạng da của bệnh nhân ngay tại thời điểm khảo sát. Khảo sát được thực hiện như sau: Xây dựng bảng câu hỏi và triển khai khảo sát thu thập thông tin sử dụng mỹ phẩm, tiến hành khảo sát chủ yếu vào các đối tượng có xuất hiện mụn trên da mặt và các đối tượng có biểu hiện lâm sàng giống với các trường hợp bị tác dụng phụ của corticoid trên cơ sở lý thuyết. Trong các trường hợp người được khảo sát không sử dụng mỹ phẩm thì người làm khảo sát sẽ dừng thu thập thông tin của người đó. Các bảng khảo sát sẽ được tập hợp và đánh số thứ tự theo ngày khảo sát, nhập liệu và xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 16.0 . Sau đó tổng kết các biểu hiện lâm sàng và các loại kem được nêu ra trong bảng khảo sát. 3.7.3 Nội dung nghiên cứu 3.7.3.1 Khảo sát tình hình sử dụng mỹ phẩm của bệnh nhân bằng bộ câu hỏi Dùng các câu hỏi trong bảng khảo sát để đánh giá tình hình sử dụng mỹ phẩm trên bệnh nhân trứng cá. Phân loại da mặt của đối tượng nghiên cứu. Có 4 giá trị: - Da nhờn. - Da khô. - Da bình thường. - Da hỗn hợp. Về biểu hiện lâm sàng hiện tại trên da của đối tượng nghiên cứu. Có 5 giá trị: - Mụn trứng cá đỏ. - Mụn mủ - sẩn viêm. - Ngứa sẩn viêm. - Nốt nang. - Đỏ giãn mao mạch. Thói quen sử dụng mỹ phẩm của đối tượng nghiên cứu. Có 2 giá trị: - Thường xuyên. - Không thường xuyên. 20 Đối tượng nghiên cứu sẽ cung cấp tên mỹ phẩm đã và đang sử dụng. Cách thức tiếp nhận mỹ phẩm của đối tượng nghiên cứu. Có 4 giá trị: - Bạn bè. - Người thân. - Quảng cáo. - Tự tìm hiểu. Tìm hiểu về mục đích của đối tượng nghiên cứu. Có 4 giá trị: - Trị mụn. - Trắng da. - Xóa thâm, tàn nhạc. - Chống lão hóa. Thời gian sử dụng mỹ phẩm của đối tượng nghiên cứu. Có 3 giá trị: - Dưới 6 tháng. - Từ 6-12 tháng. - Trên 12 tháng. Tình trạng da mặt của đối tượng nghiên cứu trước khi sử dụng mỹ phẩm. Có 4 giá trị: - Da bình thường. - Nhiều mụn trứng cá. - Da thường xuyên bị dị ứng. - Nhiều mụn mủ Tình trạng da mặt của đối tượng nghiên cứu sau khi sử dụng mỹ phẩm. Có 5 giá trị: - Được cải thiện rõ rệt. - Có cải thiện ít. - Lúc đầu rất tốt càng về sau có xuất hiện mụn nhiều hơn. - Có xuất hiện mụn trứng cá đỏ. - Không cải thiện mà mụn càng lúc càng nhiều. Xin phép đối tượng khảo sát để chụp hình tình trạng da ngay tại thời điểm khảo sát. 3.7.3.2 Khảo sát corticoid có trong mẫu mỹ phẩm Xác định thành phần corticoid trong mỹ phẩm được bệnh nhân cung cấp để xem có bao nhiêu loại mỹ phẩm trong tất cả mỹ phẩm thu thập được có chứa corticoid, biết 21 được mức độ sử dụng của mỹ phẩm đó trên thị trường và đưa ra kết luận về việc sử dụng phổ biến những loại mỹ phẩm chứa corticoid. Sau quá trình khảo sát và thu thập thông tin sử dụng mỹ phẩm, qua xử lý đã tổng hợp được 21 loại mỹ phẩm được sử dụng phổ biến trong việc điều trị mụn. Tiếp theo sẽ thu mua những loại mỹ phẩm được sử dụng phổ biến đem về Phòng thí nghiệm Kiểm nghiệm tại trường Đại học Tây Đô để xác định thành phần corticoid bằng phương pháp sắc kí lớp mỏng với mẫu chuẩn là dexamethason acetat chuẩn. Hệ dung môi khai triển: Diethyl Ether – Methylen chlorid – Methanol – Nước (13:64:7:1) 3 ml 15,4 ml 1,6 ml 0,24ml Pha mẫu: Cân khoảng 3 gam đến 5 gam mẫu thử (mỹ phẩm) đựng trong becher 50 ml. Đong 10 ml Ethanol tuyệt đối bằng ống đong 10ml, sau đó cho vào becher chứa mẫu thử. Dùng đũa thủy tinh khuấy đều, để yên 3-5 phút. Lọc bằng giấy lọc bỏ cặn và thu được dịch lọc. Đem dịch lọc thu được chấm sắc kí. Pha dung dịch chuẩn: Cân chính xác 5 mg Dexamethason acetat chuẩn vào becher 50 ml. Đong 10 ml Ethanol tuyệt đối bằng ống đong 10 ml, sau đó cho vào becher chứa mẫu chuẩn. Dùng đũa thủy tinh khuấy đều đến khi nào mẫu chuẩn dexamethason acetat tan hoàn toàn. Tiến hành xác định thành phần: Lấy mẫu chuẩn và mẫu thử đã pha chấm lên bảng mỏng silicagel (chấm điểm). Sau đó đem chạy sắc kí với hệ dung môi đã pha sẵn. Đem bản mỏng đã chạy sắc kí đi soi UV với bước sóng 254 nm. Nếu mẫu thử xuất hiện vết ngang với mẫu chuẩn thì kết luận trong mỹ phẩm có thành phần dexamethason acetat và không có xuất hiện vết ngang với mẫu chuẩn thì kết luận là không có dexamethason acetat trong mỹ phẩm. 22 3.7.3.3 Mối tương quan giữa các biểu hiện lâm sàng và mỹ phẩm chứa corticoid Thu thập thông tin và ghi nhận những biểu hiện lâm sàng trên da. Xác định thành phần corticoid có trong mỹ phẩm mà bệnh nhân sử dụng. So sánh tình trạng da của bệnh nhân sử dụng mỹ phẩm có corticoid và không có corticoid. 3.7.4 Phương pháp thu thập số liệu Chuẩn bị bảng câu hỏi khảo sát có nội dung được soạn sẵn. Giải thích mục tiêu, ý nghĩa của nghiên cứu cho đối tượng nghiên cứu được nắm rõ. Phỏng vấn bệnh nhân. Chụp hình tình trạng da mặt ngay tại thời điểm khảo sát làm kết quả nghiên cứu. Xin thông tin mẫu mỹ phẩm mà bệnh nhân sử dụng. Xử lý thông tin và mẫu mỹ phẩm đã khảo sát. 3.7.5 Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 . 3.7.6 Biện pháp khắc phục sai số Thiết kế đề cương chặt chẽ. Thiết kế bộ câu hỏi trong bảng khảo sát có tính logic và mang tính chất thực tế. Lựa chọn các bệnh nhân có điều kiện phù hợp với khảo sát. Kiểm tra tem kiểm định trang thiết bị trước khi tiến hành thí nghiệm. Hiệu chuẩn các dụng cụ đo lường. Làm đúng quy trình, các thao tác chính xác, cẩn thận, tỉ mỉ. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu phù hợp. Hình ảnh tình trạng da của bệnh nhân chân thật không qua chỉnh sửa. 23 3.7.7 Sơ đồ nghiên cứu Bảng 3.1 Sơ đồ nghiên cứu 3.8 VẤN ĐỀ Y ĐỨC Bệnh nhân trứng cá tự nguyện tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu này không gây hại cho đối tượng tham gia nghiên cứu. Đảm bảo tất cả bí mật thông tin cá nhân của đối tượng tham gia nghiên cứu. Thiết kế bộ câu hỏi trong bảng khảo sát. Thu thập thông tin bệnh nhân trứng cá và mẫu mỹ phẩm do bệnh nhân cung cấp. Thu mua các mẫu mỹ phẩm không có nguồn gốc rõ ràng do bệnh nhân cung cấp. Tiến hành kiểm tra thành phần corticoid trong mỹ phẩm bằng phương pháp sắc kí lớp mỏng. Soi bản sắc kí lớp mỏng của mỹ phẩm bằng máy soi UV hiệu Spectroline Model CM-10 với bước sóng 254 nm. Tổng hợp kết quả từ bảng khảo sát, quá trình thí nghiệm và hình ảnh thực tế để viết báo cáo. 24 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1.1 Đặc điểm bệnh nhân 4.1.1.1 Giới tính của bệnh nhân Đặc điểm bệnh nhân về giới tính sẽ được thể hiện trong bảng 4.1 Bảng 4.1 Đặc điểm về giới tính của bệnh nhân trong nghiên cứu Giới tính Tần số (người) Tỷ lệ (%) Nam 41 41 % Nữ 59 59 % Tổng 100 100 % Nhận xét: Trong 100 bệnh nhân bị mụn trứng cá được khảo sát, bệnh nhân nữ (59 %) chiếm tỷ lệ cao hơn nam (41 %) là do ở nữ giới xu hướng làm đẹp và cải thiện làn da nhiều hơn so với nam giới, nhưng tỷ lệ trên có sự chênh lệch không cao do ngày nay nam giới cũng chú trọng vào vấn đề làm đẹp và đó cũng là xu thế chung của xã hội hiện nay. 4.1.1.2 Nhóm tuổi của bệnh nhân Đặc điểm về độ tuổi bệnh nhân sẽ được thể hiện trong bảng 4.2 Bảng 4.2 Đặc điểm về tuổi của bệnh nhân trong nghiên cứu Nhóm tuổi Tần số (người) Tỷ lệ (%) Dưới 15 tuổi 1 1 % 15–25 tuổi 69 69 % Trên 25 tuổi 30 30 % Tổng 100 100 % Nhận xét: Trong các trường hợp được khảo sát thì bệnh nhân nằm chủ yếu vào độ tuổi từ 15-25 (69 %) vì ở độ tuổi này nhu cầu làm đẹp da nhất là trị mụn được ưu tiên. 25 4.1.1.3 Đặc điểm về da mặt Các bệnh nhân được khảo sát đều có đặc điểm da mặt riêng và đặc điểm riêng đó sẽ được thể hiện qua bảng 4.3 Bảng 4.3 Đặc điểm về da mặt của bệnh nhân Đặc điểm Tần số (người) Tỷ lệ (%) Da bình thường 5 5 % Da nhờn 65 65 % Da khô 13 13 % Da hỗn hợp 17 17 % Tổng 100 100 % Nhận xét: Số bệnh nhân có tình trạng da nhờn chiếm tỷ lệ cao nhất (65 %). Các trình trạng da còn lại chiếm tỷ lệ gần bằng nhau như da khô (13 %) và da hỗn hợp (17 %). Còn tình trạng da bình thường chiếm tỷ lệ thấp nhất (5 %). 4.1.1.4 Tình trạng da hiện tại Các bệnh nhân có biểu hiện về mụn rõ nhất sẽ được chọn để làm khảo sát, từng bệnh nhân sẽ có những biểu hiện tại thời điểm khảo sát khác nhau. Và tình trạng da biểu hiện rõ nhất trong lúc khảo sát sẽ được thể hiện trong bảng 4.4. Bảng 4.4 Tình trạng da mặt hiện tại của bệnh nhân Tình trạng da Tần số (n) Tỷ lệ (%) Trứng cá đỏ 59 59 % Mụn mủ - sẩn viêm 17 17 % Ngứa – sẩn viêm 13 13 % Nốt nang 3 3 % Đỏ da – Giãn mao mạch 4 4 % Khác 4 4 % Tổng 100 100 % Nhận xét: Tình trạng da hiện tại thì da đang bị mụn trứng cá đỏ chiếm tỷ lệ cao nhất (59 %), còn các triệu chứng còn lại chiếm tỷ lệ tương đối thấp, nhưng vẫn có những trường 26 hợp bị mụn mủ - sẩn viêm (17 %) cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao so với cái trường hợp còn lại. A B 27 C D E F Hình 2.3 Tình trạng da của bệnh nhân tại thời điểm khảo sát 4.1.1.5 Thời gian sử dụng mỹ phẩm Thời gian sử dụng mỹ phẩm là một trong những yếu tố quan trọng trong việc dẫn đến lệ thuộc corticoid và ảnh hưởng bởi tác hại của corticoid, bảng 4.5 sẽ thể hiện thời gian sử dụng của bệnh nhân. Bảng 4.5 Bảng thể hiện thời gian sử dụng mỹ phẩm của bệnh nhân Thời gian Tần số (n) Tỷ lệ (%) <6 tháng 44 44 % Từ 6 – 12 tháng 38 38 % >12 tháng 18 18 % Nhận xét : Những bệnh nhân thường sử dụng mỹ phẩm dưới 12 tháng, đặc biệt những bệnh nhân đang sử dụng dưới 6 tháng là 44 người (44 %) và từ 6 đến 12 tháng là 38 người (38 %), những bệnh nhân dùng mỹ phẩm kéo dài trên 1 năm chiếm tỷ lệ không cao (18 %). 28 4.1.1.6 Tình trạng da trước khi sử dụng mỹ phẩm Trước khi sử dụng mỹ phẩm thì mỗi bệnh nhân sẽ có những tình trạng khác nhau và đa số đều sử dụng mỹ phẩm để mong muốn cải thiện nhanh tình trạng da hiện tại của mình. Tình trạng da mặt của bệnh nhân trước khi sử dụng mỹ phẩm sẽ được thể hiện trong bảng 4.6. Bảng 4.6 Tình trạng da mặt bệnh nhân trước khi sử dụng mỹ phẩm Tình trạng da Tần số (n) Tỷ lệ (%) Da bình thường 10 10 % Da bị mụn ít 48 48 % Da bị mụn nhiều 34 34 % Da thường bị dị ứng 4 4 % Da bị mụn mủ 4 4 % Tổng 100 100 % Nhận xét: Qua khảo sát những bệnh nhân hiện bị mụn trên mặt thấy được rằng trước khi bắt đầu sử dụng mỹ phẩm thì đa số da của họ bị mụn ít (48 %), mụn nhiều (34 %). Các khảo sát còn lại đều có nhưng chiếm tỷ lệ thấp. 4.1.2 Tình hình sử dụng mỹ phẩm 4.1.2.1 Tên mỹ phẩm nghi ngờ có corticoid do bệnh nhân cung cấp Sau quá trình khảo sát, bệnh nhân đã cung cấp đầy đủ tên các loại mỹ phẩm mà họ sử dụng với mục đích làm đẹp. Tiếp theo sẽ đi thu mua những loại mỹ phẩm đó và phát hiện là các loại mỹ phẩm trên được bán rộng rãi trên thị trường. Đem tất cả mẫu thu thập được về phòng thí nghiệm Kiểm nghiệm đại học Tây Đô tiến hành sắc kí lớp mỏng xác định trong mỹ phẩm có thành phần corticoid hay không và sau đây là bảng kết quả thể hiện tên các loại kem và kết quả có hoặc không có corticoid. Tên mỹ phẩm, xác định thành phần corticoid trong mỹ phẩm và số lượng bệnh nhân sử dụng các loại mỹ phẩm đó sẽ được báo cáo trong bảng 4.7. 29 Bảng 4.7 Bảng thể hiện tên các loại mỹ phẩm và thành phần corticoid nghi ngờ có trong mẫu mỹ phẩm STT Tên mỹ phẩm Thành phần corticoid có trong mỹ phẩm* Số lượng bệnh nhân sử dụng 1 OLY HT (+) 13 2 Sứ tiên (-) 4 3 One today (-) 1 4 TMVBH (+) 3 5 Lily’s white (+) 18 6 Thanh Thảo (+) 11 7 Manne mei (-) 2 8 Miss white (-) 3 9 Liser japan (+) 2 10 Alex (+) 2 11 Thùy phương (+) 5 12 Alon (-) 4 13 Sof tigon (-) 2 14 Kem x2 (-) 2 15 Sure (-) 2 16 Bông hồng đen (+) 5 17 Miscos (+) 2 18 Biona nghệ (-) 2 19 Luna belle (-) 4 20 Ngọc trai korea (+) 3 21 White doctor (+) 3 (*) Qúa trình xác định thành phần corticoid trong mỹ phẩm nếu (+) là trong mỹ phẩm có thành phần corticoid và (-) là trong mỹ phẩm không có corticoid 30 O L Ch M T H Mis Ch BHĐ A B Alex Ch Wd Ch Liser C D 31 Ch TPh Oly Ch E F Hình 2.4 Bản sắc kí lớp mỏng của những mỹ phẩm chứa corticoid. A. Bản sắc kí mẫu Oly Ht (O), LiLy’s white (L), Miscos (M), Thanh Thảo (T), Chuẩn (Ch). B. Bản sắc kí mẫu Bông Hồng Đen (BHĐ), Chuẩn (Ch). C. Bản sắc kí mẫu Alex (Alex), Chuẩn (Ch). D. Bản sắc kí mẫu White doctor (Wd), Liser Japan (Liser), Chuẩn (Ch). E. Bản sắc kí mẫu Thùy Phương (TPh), Chuẩn (Ch). F. Bản sắc kí mẫu Oly Ht (Oly), Chuẩn (Ch). Nhận xét : Qua quá trình thu thập thông tin về mỹ phẩm được các bệnh nhân tin dùng sử dụng với mục đích làm đẹp thấy được các loại mỹ phẩm có chứa thành phần corticoid chiếm hơn 50 % trên tổng số kem được đem đi kiểm tra thành phần. Cụ thể là thu mua được 21 loại kem và đem kiểm tra xác định thành phần corticoid bằng phương pháp sắc kí lớp mỏng đã cho kết quả có tổng cộng 11 loại mỹ phẩm dương tính với corticoid trên tổng số 21 loại mỹ phẩm. 4.1.2.2 Mục đích sử dụng mỹ phẩm Bệnh nhân sử dụng mỹ phẩm với những mục đích khác nhau và những mục đích của bệnh nhân sẽ được thể hiện qua bảng 4.8 32 Bảng 4.8 Bảng thể hiện mục đích sử dụng mỹ phẩm của bệnh nhân Mục đích Tần số (n) Tỷ lệ (%) Trị mụn 67 67 % Trắng da 22 22 % Xóa thâm – tàn nhan 9 9 % Chống lão hóa 1 1 % Khác 1 1 % Tổng 100 100 % Nhận xét : Khảo sát trên 100 bệnh nhân ta thấy các bệnh nhân đều sử dụng mỹ phẩm với mục đích làm đẹp nhưng với các tiêu chí khác nhau, ở bệnh nhân sử dụng mỹ phẩm để trị mụn chiếm tỷ lệ cao nhất (67 %), bệnh nhân sử dụng mỹ phẩm để cải thiện độ trắng của da là 22 người (22 %), còn lại các bệnh nhân được khảo sát đang sử dụng mỹ phẩm với mục đích xóa thâm – tàn nhan là 9 người (9 %) , chống lão hóa và với mục đích khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ không đáng kể trong báo cáo khảo sát. 4.1.2.3 Thói quen sử dụng mỹ phẩm Thói quen sử dụng liên tục hay không liên tục và thời gian sử dụng cũng là yếu tố quan trọng trong việc dẫn đến lệ thuộc corticoid và ảnh hưởng bởi tác hại của corticoid, bảng 4.9 sẽ thể hiện thói quen sử dụng mỹ phẩm. Bảng 4.9 Bảng thể hiện thói quen sử dụng mỹ phẩm của bệnh nhân Thói quen Tần số (người) Tỷ lệ (%) Sử dụng thường xuyên 81 81 % Sử dụng không thường xuyên 19 19 % Tổng 100 100 % Nhận xét : Đa số những bệnh nhân bị mụn được khảo sát có thói quen thường xuyên sử dụng mỹ phẩm chiếm tỷ lệ khá cao (81 %) và bệnh nhân không thường xuyên sử dụng mỹ phẩm là (19 %). 4.1.2.4 Cách thức tiếp nhận các loại mỹ phẩm của bệnh nhân Mỗi bệnh nhân sẽ có nhiều cách để biết đến loại mỹ phẩm mà mình sử dụng. Cách thức tiếp nhận thông tin các loại mỹ phẩm sẽ được thể hiện trong bảng 4.10 33 Bảng 4.10 Bảng thể hiện cách thức tiếp nhận các loại mỹ phẩm của bệnh nhân Cách thức tiếp nhận Tần số (người) Tỷ lệ (%) Bạn bè 37 37 % Người thân 24 24 % Quảng cáo 17 17 % Tự tìm hiểu 20 20 % Khác 2 2 % Tổng 100 100 % Nhận xét : Các bệnh nhân đa số được bạn bè và người thân chỉ dẫn mua và sử dụng các loại mỹ phẩm để làm đẹp, cụ thể là bệnh nhân biết được qua kênh của bạn bè (37 %) và người thân (24 %). Về việc biết qua quảng cáo và tự tìm hiểu lần lượt là (17 %) và (20 %). Rất thấp các trường hợp khác. 4.1.3 Tổng kết quá trình sử dụng mỹ phẩm của bệnh nhân 4.1.3.1 Vấn đề tiếp tục và ngừng sử dụng mỹ phẩm Qua quá trình sử dụng mỹ phẩm thì sẽ có những bệnh nhân tính tới thời điểm khảo sát không còn sử dụng nữa và những bệnh nhân vẫn tiếp tục sử dụng với những lý do khác nhau. Vấn đề tiếp tục và ngừng sử dụng mỹ phẩm sẽ được thể hiện trong bảng 4.11. Bảng 4.11 Bảng thể hiện việc tiếp tục và ngừng sử dụng mỹ phẩm của bệnh nhân Tình hình Tần số (người) Tỷ lệ (%) Có và không sử dụng nữa 49 49 % Đã từng nhưng sử dụng lại vì xuất hiện mụn 36 36 % Ngưng ngay vì xuất hiện nhiều mụn 13 13 % Ngưng ngay vì dị ứng 2 2 % Tổng 100 100 % 34 Nhận xét : Những biện nhân đang ngừng sử dụng mỹ phẩm chiếm tỷ lệ cao (49 %), còn những bệnh nhân đã từng ngưng sử dụng nhưng sau đó bị tình trạng mụn xuất hiện nhiều nên đã sử dụng lại chiếm tỷ lệ khá cá (36 %). Tình trạng ngưng ngay vì xuất hiện mụn chiếm tỷ lệ tương đối thấp (13 %). Đa số không gặp tình trạng ngưng vì dị ứng (2 %). 4.1.3.2 Lý do ngừng sử dụng mỹ phẩm Bệnh nhân đã dừng sử dụng mỹ phẩm hoàn toàn có 49 bệnh nhân và họ sẽ có những lý do riêng. Những lý do để bệnh nhân không còn sử dụng mỹ phẩm sẽ được thể hiện trong bảng 4.12. Bảng 4.12 Bảng nêu rõ lý do không sử dụng mỹ phẩm Lý do Tần số (người) Tỷ lệ (%) Da đã đẹp nên dừng vì không muốn lệ thuộc kem (mỹ phẩm) 14 28,6 % Ban đầu hết mụn nhưng xuất hiện mụn nhiều mụn vào những tháng sau đó 35 71,4 % Tổng 49 100 % Nhận xét : Trong 49 bệnh nhân ngừng tuyệt đối không sử dụng tiếp mỹ phẩm có 35 bệnh nhân chiếm tỷ lệ (71,4 %) ngưng sử dụng hoàn toàn vì lúc đầu sử dụng đem lại hiệu quả tốt nhưng vài tháng sau đó xuất hiện mụn lại và có mức độ nhiều hơn ban đầu trước khi chưa sử dụng, còn lại 14 bệnh nhân chiếm tỷ lệ (28,6 %) là thấy da đã đẹp lên và không sử dụng để tránh bị lệ thuộc mỹ phẩm. 4.1.3.3 Tình hình bệnh nhân khi sử dụng lại mỹ phẩm sau thời gian ngừng không sử dụng Khảo sát có 36 trường hợp bệnh nhân đã từng ngưng sử dụng mỹ phẩm nhưng sau đó lại quay lại sử dụng những mỹ phẩm đã từng dùng sẽ được thể hiện trong bảng 4.13. 35 Bảng 4.13 Bảng thể hiện tình hình bệnh nhân sử dụng lại mỹ phẩm sau thời gian ngừng không sử dụng Tình hình Tần số (người) Tỷ lệ (%) Mụn giảm và tiếp tục sử dụng 15 41,7 % Mụn nhiều nên sử dụng đợi kết quả 21 58,3 % Tổng 36 100 % Nhận xét : Nhìn chung không có sự chênh lệch cao, nhưng tình trạng mụn vẫn còn nhiều chiếm tỷ lệ cao hơn (58,3 %), và mụn có sự thuyên giảm chiếm tỷ lệ (41,7 %). 4.1.3.4 Tình hình bệnh nhân ngừng hẳn vì mụn và dị ứng từ lúc đầu sử dụng mỹ phẩm Tình trạng da của 15 bệnh nhân đã ngưng sử dụng hẳn vì xuất hiện mụn và dị ứng ngay lần đầu tiên sẽ thể hiện trong bảng 4.14. Bảng 4.14 Bảng thể hiện tình hình của bệnh nhân khi ngừng hẳn mỹ phẩm vì xuất hiện dị ứng và mụn ngay lần đầu sử dụng Tình hình Tần số (người) Tỷ lệ (%) Trở lại bình thường 2 13,33 % Vẫn như vậy và đang điều trị 13 86,67 % Tổng 15 100 % Nhận xét : Về 15 bệnh nhân còn lại ngưng sử dụng ngay từ lúc đầu thì có 13 trên tổng số 15 bệnh nhân thì da mặt vẫn còn đang bị mụn và dị ứng chiếm tỷ lệ (86,67 %). 4.1.4 Tình hình điều trị của các bệnh nhân 4.1.4.1 Tình hình điều trị Những bệnh nhân bị mụn sẽ có người tiếp tục sử dụng mỹ phẩm với mong muốn kem vẫn mang lại hiệu quả tốt nhưng có những bệnh nhân đã đến với các cơ sở điều trị hoặc tự điều trị, những tình hình đó sẽ được biểu hiện qua bảng 4.15. 36 Bảng 4.15 Bảng thể hiện tình hình điều trị mụn của các bệnh nhân Tình hình điều trị Tần số (người) Tỷ lệ (%) Điều trị tại cơ sở y tế nhà nước 11 11 % Điều trị tại cơ sở y tế tư nhân 23 23 % Điều trị tại nhà theo cách riêng 26 26 % Không điều trị 40 40 % Tổng 100 100 % Nhận xét : Tình hình điều trị của bệnh nhân có xu hướng khác nhau, đa số những bệnh nhân đều có xu hướng điều trị nhưng bằng những hình thức khác nhau như điều trị tại cơ sở y tế nhà nước là 11 bệnh nhân (11 %), điều trị tại cơ sở y tế tư nhân là 23 bệnh nhân (23 %) và điều trị tại nhà theo cách riêng là 26 bệnh nhân (26 %). Còn lại 40 bệnh nhân (40 %) không nêu rõ nguyên nhân vì sao không điều trị. 4.1.4.2 Tình trạng mụn trên da mặt của bệnh nhân đang điều trị Các bệnh nhân điều trị và không còn sử dụng mỹ phẩm cũ sẽ có những biến đổi tình trạng da mặt khác nhau. Những tình trạng đó sẽ được thể hiện trong bảng 4.16. Bảng 4.16 Bảng thể hiện tình trạng mụn trên da mặt của bệnh nhân đang điều trị bằng các cách khác nhau Tình trạng Tần số (n) Tỷ lệ (%) Vẫn bình thường 13 21,7 % Cải thiện ít 25 41,7 % Cải thiện nhiều 21 35 % Mụn nhiều hơn 1 1,7 % Nhận xét : Qua quá trình điều trị bằng các cách khác nhau của 60 bệnh nhân ta thấy được da có sự cải thiện như cải thiện ít là 21 trường hợp (41,7 %) và cải thiện nhiều là 21 37 trường hợp (35 %). Còn tình trạng da không có sự cải thiện có 13 trường hợp (21,7 %) và duy nhất có 1 tình trạng da bị mụn nhiều hơn (1,7 %). 4.1.5 Mối tương quan giữa mỹ phẩm chứa corticoid và mức độ bệnh của bệnh nhân Trong số 100 bệnh nhân được tham gia khảo sát, có đến 67 bệnh nhân sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid. Trong số 67 bệnh nhân trên sẽ có những mức độ bệnh khác nhau và sự tương quan giữa mỹ phẩm chứa corticoid và mức độ bệnh sẽ được thể hiện qua bảng 4.17 Bảng 4.17 Bảng thể hiện sự tương quan giữa mỹ phẩm chứa corticoid và mức độ bệnh Tên mỹ phẩm chứa corticoid Mức độ Nhẹ Trung bình Nặng Oly Ht 2 5 6 Alex 0 2 0 BHD 0 4 1 TMBVBH 0 1 2 Lily’s white 4 7 7 Liser 0 0 2 Misscos 1 1 0 NgoctraiKorea 1 1 1 ThanhThao 0 5 6 ThuyPhuong 2 1 2 Whitedoctor 0 2 1 Tổng 10 29 28 38 Nhận xét: Trong 67 bệnh nhân sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid thì có những mức độ bệnh khác nhau, mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ ít nhất là 10 %, mức độ trung bình và nặng chiếm tỷ lệ cao hơn và đã nói lên được sau khi sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid thì da sẽ bị ảnh hưởng những tác dụng phụ làm cho da bị tổn thương từ trung bình trở lên cụ thể hơn là có 29 trong 67 trường hợp có mức độ tổn thương trung bình và 28 trường hợp có mức độ nặng. 4.2 THẢO LUẬN 4.2.1 Đặc điểm của các bệnh nhân trứng cá được khảo sát Qua khảo sát đã chọn ra được 100 bệnh nhân có sử dụng mỹ phẩm với mục đích làm đẹp. Số liệu trên chủ yếu khảo sát những bệnh nhân đang có hiện tượng da bị mụn và đều trả lời có sử dụng mỹ phẩm phục vụ cho vấn đề cải thiện vẻ bề ngoài. Và những khảo sát trên cũng phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, không chỉ riêng nữ mà ngay cả nam cũng có xu hướng làm đẹp bằng mỹ phẩm. Đa số người dân rất chuộng việc mua các loại mỹ phẩm trên thị trường hoặc tự trộn kem tại nhà vì mục đích nhanh hết mụn và nhanh trắng sáng da nhưng thực tế những mỹ phẩm có thể đáp ứng những nhu cầu trên thì có tỷ lệ rất cao chứa corticoid. Corticoid cho kết quả làm đẹp trên da mặt rất tốt trong những thời gian đầu khi sử dụng nên chính vì thế việc lạm dụng corticoid để trộn vào mỹ phẩm là rất nhiều trong thời điểm hiện nay. Theo độ tuổi và giới tính thông tin cho thấy nhu cầu làm đẹp của giới chị em phụ nữ là cao nhất 59 (59 %). Theo Cunliffe W J (1999): Có gần 1/3 phụ nữ Mỹ trong độ tuổi 20-50, đặc biệt giữa tuổi 20-30 có xuất hiện mụn mủ và có liên quan đến việc sử dụng mỹ phẩm. Nhưng vào thời buổi hiện nay thì nam giới cũng rất chú trọng vấn đề làm đẹp nhất là cải thiện tình trạng da mặt vì kết quả khảo sát cho thấy có tới 41 (41 %) nam giới đang sử dụng mỹ phẩm. Mụn trứng cá thường xuất hiện ở độ tuổi thanh thiếu niên nhưng qua khảo sát thì độ tuổi từ 15-25 chiếm tỷ lệ rất cao 69 (69 %). So với báo cáo của PGS.TS Huỳnh Văn Bá (2009) độ tuổi từ duới 20 đến 25 tuổi là 160 người trong tổng số 411 bệnh nhân được khảo sát chiếm (38,9 %), có sự chênh lệch so với khảo sát của chúng tôi vì đa phần những người tham gia khảo sát của chúng tôi là sinh viên nên tình trạng chênh lệch với báo cáo trên là có thể xảy ra, nhưng nhìn chung vấn đề sử dụng mỹ phẩm có chứa corticoid phục vụ cho mục đích làm đẹp lại khá phổ biến và được xuất hiện trong mọi lứa tuổi. Tình hình lạm dụng corticoid trong mỹ phẩm có tới 11 mỹ phẩm (52,38 %) trong tổng số 21 loại mỹ phẩm được thu mua trên thị trường có chứa thành phần corticocoid và có tới 67 bệnh nhân (67 %) đã và đang sử dụng.Theo báo cáo của 39 PGS.TS Huỳnh Văn Bá (2009) bệnh nhân có mụn trứng cá sử dụng corticoid bôi (88,9 %), so với khảo sát hiện tại của chúng tôi thì có sự chênh lệch, có thể do nguyên nhân cỡ mẫu nhỏ hơn và việc các loại kem trộn trên thị trường mỗi lúc nhiều hơn, các loại mỹ phẩm hiện nay có chứa thành phần phức tạp hơn để đem lại hiệu quả nhanh chóng.Về công dụng của corticoid được người dân ví như thần dược trong việc làm đẹp, chính vì thế corticoid được sử dụng để trộn và khá nhiều loại mỹ phẩm để được bán rộng rãi ra thị trường. Mỹ phẩm đem lại tác dụng rất tốt và khả quan trong việc trị mụn, làm trắng da nhưng chỉ vào thời gian ban đầu và mang yếu tố tạm thời, nhưng người dân lại dựa vào yếu tố đó để truyền tai nhau công dụng thần dược làm đẹp trên cho nhiều người và được mọi người tin dùng và từ đó những tác dụng phụ không mong muốn của các loại mỹ phẩm sẽ bắt đầu trầm trọng hơn cho người sử dụng. Mục đích và thói quen sử dụng mỹ phẩm có chứa corticoid Các bệnh nhân sử dụng mỹ phẩm chủ yếu để trị mụn 67 (67 %) cũng vì thấy được tác dụng trước mắt của các loại mỹ phẩm được đa số người dân truyền tai nên những bệnh nhân đang gặp tình trạng mụn sẽ tìm đến và sử dụng ngay và việc sử dụng mỹ phẩm liên tục có đến 81 trường hợp (81 %), thấy được công hiệu ngay chỉ trong vài ngày nên người dùng rất hào hứng và có xu hướng sử dụng liên tục với mong muốn mụn mau hết và da càng ngày đẹp hơn, việc sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc bán tràn lan trên thị trường trong các loại kem trộn đó nguy cơ chứa corticoid ngày càng nhiều và từ đó dẫn đến những hậu quả khó lường. Lí do các loại mỹ phẩm chứa corticoid luôn được ưa chuộng Đa số những người phụ nữ không sở hữu da mặt mịn màng nhất là đang bị tình trạng mụn trứng cá sẽ rất nôn nóng trong việc làm đẹp. Phần lớn những bệnh nhân sẽ được bạn bè chỉ dẫn mua và sử dụng (37 %), người thân (24 %) cũng là nguồn đáng tin cậy trong suy nghĩ của bệnh nhân, kế đến là tự tìm hiểu và mua sử dụng (20 %).Theo báo cáo của PGS.TS Huỳnh Văn Bá (2013) thì bệnh nhân được người thân chỉ dẫn mua và sử dụng chiếm tỷ lệ cao nhất (38,4 %), còn số liệu do chúng tôi thu thập thì bệnh nhân đa số được bạn bè chỉ dẫn mua và sử dụng vì đa số những bệnh nhân có mụn được khảo sát đa phần là sinh viên nên việc bạn bè cùng trường cùng lớp truyền tai nhau chiếm tỷ lệ cao nhất. Chính vì tác dụng nhanh hiệu quả ngay lúc đầu sử dụng của mỹ phẩm chứa corticoid mà những dạng mỹ phẩm này rất được ưa chuộng. Nhưng vì thiếu đi người có chuyên môn để nêu rõ tác hại khi lạm dụng corticoid nên vì thế các loại mỹ phẩm đo được bán rất rộng rãi trên thị trường hiện nay. 4.2.2 Đặc điểm về tình trạng da mặt của bệnh nhân Những bệnh nhân được khảo sát đa số là những bệnh nhân đang có vấn đề về da mặt và đặt biệt là mụn. Việc bị mụn là rào cản lớn cho các bệnh nhân trong vấn đề giao tiếp vì họ không có sự tự tin trước mặt những người đối diện chính vì thế hơn ai 40 hết họ là những người có nhu cầu làm đẹp cao nhất và con đường nhanh nhất để có một làn da đẹp là sử dụng các loại mỹ phẩm do người dân truyền tai là có công dụng nhanh và hiệu quả ngay từ lần đầu sử dụng. Lý do sử dụng kem (mỹ phẩm) mụn là nguyên nhân chính mà bệnh nhân sẽ sử dụng kem (mỹ phẩm), trong đó bệnh nhân bị mụn trứng cá ít 48 (48 %) và mụn nhiều 34 (34 %). Đa số bệnh nhân sẽ mua mỹ phẩm về tự điều trị mà không có sự hướng dẫn từ người có chuyên môn. Tình hình cải thiện Tác dụng trước mắt của mỹ phẩm chứa corticoid rất tốt vì thế hầu hết những bệnh nhân bị mụn sẽ có sự thuyên giảm, mụn được giảm ít 48 (48%) và giảm nhiều 34 (34 %). Các bệnh nhân đều chịu sự chi phối vì khả năng giảm mụn cải thiện làn da của mỹ phẩm chứa corticoid mà không hề nghĩ đến tác dụng phụ sau này. Các vấn đề xuất hiện trong quá trình sử dụng Bệnh nhân sau khi sử dụng mỹ phẩm với mục đích làm đẹp như trị mụn, trắng da,quá trình sử dụng ban đầu diễn ra khá tốt khi hàng loạt các biểu hiện về mụn được giảm rõ, nhưng sau đó là sự xuất hiện và hàng loạt những biểu hiện bất lợi (Đỗ Đình Dịch, 1983)(Thomas P.Habif, Clinical Dermatology,1985) .Trong số 100 bệnh nhân được khảo sát đã có 49 bệnh nhân (49 %) đã từng sử dụng nhưng đến nay đã ngưng hẳn không sử dụng nữa, trong 49 bệnh nhân đó đó có 14 bệnh nhân (28,6 %) da đang có xu hướng hết mụn nên ngừng xử dụng vì không muốn lệ thuộc, còn 35 bệnh nhân (71,4 %) đã xử dụng khá lâu và bây giờ mụn nổi nhiều hơn ban đầu nên đã không còn dám sử dụng nữa vì có lẽ những bệnh nhân này đã biết được tác hại sau việc sử dụng kem trộn. Tiếp đến có 36 bệnh nhân (36 %) trong 100 bệnh nhân khảo sát thì họ đã từng ngưng sử dụng nhưng thấy mụn nổi lại có xu hướng nhiều hơn nên tiếp tục mua và sử dụng lại mỹ phẩm cũ từng dùng, thống kê cho thấy trong 36 bệnh nhân trên có 15 (41,7 %) trong số những bệnh nhân sử dụng lại đã có hiện tượng mụn giảm bớt, vì những bệnh nhân này sử dụng đến lúc mụn giảm bớt thì ngưng nên việc lệ thuộc corticoid chưa nghiêm trọng và chưa xuất hiện nhiều tác dụng phụ của corticoid, còn lại 21 (58,3 %) mụn vẫn nhiều nhưng vì chưa nhận thức được nên vẫn tiếp tục sử dụng với mong muốn trị hết mụn khi dùng lại mỹ phẩm. Qua đó thấy được đa số các bệnh nhân sau khi sử dụng corticoid được một thời gian đều phải gánh chịu những hậu quả do tác dụng phụ của corticoid đem lại và cụ thể là mụn xuất hiện lại nhiều hơn trước khi chưa sử dụng kem trộn (mỹ phẩm). Tình hình hiện tại ngay thời điểm khảo sát Đa số bệnh nhân đều sử dụng mỹ phẩm có thời gian dưới 6 tháng là 44 (44 %) và từ 6 đến 12 tháng là 38 (38 %). Các bệnh nhân xuất hiện phát ban dạng trứng cá đỏ 59 (59 %), mụn mủ 17 (17 %). Bình thường tình trạng phát ban dạng trứng cá đỏ rất ít gặp ở những tình trạng bệnh bị mụn trứng cá thông thường, nhưng sau khi sử dụng mỹ phẩm có chứa corticoid thì tình 41 trạng phát ban dạng trứng cá đỏ sẽ xuất hiện. Theo nghiên cứu của Berth-Jones J. (2010) : sau khi thoa corticosteroid sau 8 tuần hoặc lâu hơn sẽ xuất hiện mụn trứng cá đỏ (Bert-Jone J.,2010). Với số liệu trên phù hợp với nghiên cứu của TS.BS Vũ Hồng Thái (2011). Vấn đề điều trị Trong số 100 bệnh nhân có 60 bệnh nhân (60 %) đang điều trị bằng các phương pháp khác nhau, điều trị tại cơ sở y tế nhà nước 11 (11 %), điều trị các cơ sở y tế tư nhân 23 (23 %), điều trị tại nhà 26 (26 %). Việc điều trị tại cơ sở y tế tư nhân và điều trị tại nhà chiếm tỷ lệ khá cao trong những trường hợp đang điều trị bệnh vì da mặt, còn lại 40 bệnh nhân (40 %) đang trong trạng thái không điều trị vì một số nguyên nhân riêng. Trong những trường hợp đang điều trị có 25 (25 %) đã có cải thiện đáng kể và có 21 (21 %) có cải thiện nhưng ít. Những tình trạng da mặt bị tác dụng phụ do sử dụng kem (mỹ phẩm) chứa corticoid nên đến các cơ sở điều trị da liễu chính thống để được những người có chuyên môn hướng dẫn và điều trị các biến chứng do corticoid mang lại một cách hợp lí và tối ưu. 42 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 KẾT LUẬN Qua khảo sát 100 bệnh nhân bị mụn trứng cá có sử dụng mỹ phẩm với mục đích làm đẹp tại thành phố Cần Thơ. Đã rút ra được một số kết luận: - Tỷ lệ bệnh nhân đang sử dụng các loại mỹ phẩm có chứa thành phần corticoid là 67 %, trong đó có 10 % bị tổn thương mức độ nhẹ, 29 % bị tổn thương mức độ trung bình, 28 % bị tổn thương mức độ nặng, kem trộn là sản phẩm được người dân ưa dùng trong vấn đề điều trị nhanh chóng các trường hợp mụn trứng cá và đẩy nhanh quá trình làm trắng da. - Sau khi xác định thành phần có 52,28 % mỹ phẩm có chứa thành phần corticoid trong tổng số mỹ phẩm thu mua trên thị trường do bệnh nhân cung cấp tên. - Nhóm tuổi từ 15-25 có tỷ lệ 69 %, giới nữ chiếm ưu thế hơn 59 %. - Người dân đa số lạm dụng việc sử dụng corticoid để trộn vào các loại mỹ phẩm vì khả năng trị mụn một cách nhanh chóng và đem lại làn da trắng sáng trong thời gian ngắn thế nên người dân đã tận dụng công hiệu thần dược tạm thời để truyền tai nhau tin dùng và sử dụng, đa số các bệnh nhân được sự chỉ dẫn của bạn bè 37 % và người thân là 24 %. - Vì không được người có chuyên môn hướng dẫn về tác hại khi lạm dụng mỹ phẩm có chứa corticoid nên các bệnh nhân đã sử dụng khá lâu vì lợi ích mà mỹ phẩm chứa corticoid mang lại quá tốt, bệnh nhân sử dụng được dưới 6 tháng là 44% và từ 6 tháng tới 1 năm là 38 %. - Đã có 49 % nghỉ sử dụng tuyệt đối sau một thời gian dùng và có 36 % sử dụng lại vì sau khi nghỉ dùng thì mụn xuất hiện nên đã mua dùng lại mỹ phẩm cũ đã từng sử dụng. - Những tình trạng bị mụn trứng cá đỏ, phát bang dạng trứng cá, da bị mụn nặng đa số tập trung vào những bệnh nhân sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid. 5.2 ĐỀ XUẤT Nếu vấn đề được quan tâm và tiếp tục nghiên cứu, đề nghị thực hiện khảo sát thêm trên qui mô rộng hơn để thể hiện rõ được tình hình sử dụng mỹ phẩm của những bệnh nhân bị mụn trứng cá. Khảo sát thêm những hoạt chất khác thuộc nhóm corticoid ngoài dexamethason acetat được trộn vào mỹ phẩm bán ra thị trường. Xây dựng quy trình định lượng thành phần corticoid có trong mỹ phẩm để đánh giá một cách chính xác hơn. Hoàn thiện những tác dụng phụ của corticoid theo từng điểm thời gian sử dụng. 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Adityan B., R. Kumari and D. M. Thappa. (2009). Scoring systems in acnes vulgaris. Indian J Dermatol Venereol Leprol, pp 75. [2] Bert-Jones J. (2010): Roaceae, Perioral Dermatitis and Similar Dermatoses, Flushing and Flushing Syndromes. Textbook of Dermatology Black well, pp 43.1-43.12. [3] Degitz K, Placzek M, Borelli C and Plewig G (2007). Pathophysiology of acne. J Dtsch Dermatol Ges, 5: pp 316–2. [4] Đỗ Đình Dịch, Tai biến do corticoid điều trị tại chỗ.Corticoid liệu pháp, NXB Y học, 1983: Tr 115,116,117,118,119. [5] Hamnerius, N. (1996). Acne-aetiology and pathogenesis. Treatment of Acne, pp 32: 29–38. [6] Hayashi N, H. Akamatsu, and M. Kawashima. (2008). Acne Study Group. Establishment of grading criteria for acne severity. J Dermatol, pp 35: 255-600. [7] Huỳnh Văn Bá. (2009). Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh trứng cá có bôi corticoid. Tạp chí Y học thực hành, số 2/2009: Tr 644-645 [8] Klaus W, Lovell AG,et al “Fitzpatrick’s Dermatology in General Medicine” Mc Grawn Hill Medical, 7th, Edition pp.702, 2102, 2105. [9] Loveckova Y and Havlikova I. (2002). A microbiological approach to acne vulgaris. Biomed Pap Med Fac Univ Palacky Olomouc Czech Repub,146: pp 29-32. [10] Masamichi Kishishita, Tsutomu ushijima, Yoshikatsu ozaki and Yohei ito. (1980). New Medium for Isolating Propionibacteria and Its Application to Assay of Normal Flora of Human Facial Skin. Applied and environment Microbiology, 40: pp 1100-1105. [11] Nguyễn Hữu Đức (2013). Sách Hiểu và dùng thuốc đúng - Y học và sức khỏe. NXB Trẻ. [12] Nguyễn Như Hiền và Chu Văn Mẫn (2002). Sinh Học Người. NXB Khoa Học và Kỹ Thuật. [13] Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Tất Thắng. (2013). Tỉ lệ mắc Propionibacterium acnes và sự đề kháng in vitro đối với kháng sinh ở bệnh nhân mụn trứng cá thông thường tại bệnh viện da liễu TPHCM năm 2011- 2012. Y Học TP. Hồ Chí Minh. Tập 17. Phụ bản của Số 1. [14] Phạm Văn Hiển. (2009). Sách Da liễu học – Bộ Y tế. NXB Giaso dục Việt Nam, : Tr 7,8,9,10,11,12. 44 [15] Thioboult D, Gollnick, Bettoli V, et al. (2009). Gobal alliance ti improve outcome acne. J am acard dertamatol, 60: pp 279-84. [16] Thomas P.Habif. Acne and related diseases. Clinical Dermatology, 1985 : pp 103,118 [17] Tutakne M. A, and Chari K. V. R. (2003). Acne, rosacea and perioral dermatitis In. IADVL Textbook and atlas of dermatology. Mumbai: Bhalani publishing House, 2nd ed: pp 689-710. [18] Vũ Hồng Thái (2011). Khảo sát tác dụng phụ tại chỗ của corticoid thoa trên bệnh nhân đến khám tại bệnh viện da liễu TP.HCM từ 08/2009 đến 08/2010. Tạp chí Y học TP.HCM Tập 15 phụ bản số 2, Tr 128. Trang web [1] Y Dược 365 (TH theo Sức khỏe Đời sống) la-gi-corticoid-co-loi-hay-co-hai/ . Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2016. [2] . Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2016. [3] TS. Đoàn Văn Đệ, Sử dụng corticoid trong lâm sàng (Bệnh học nội khoa HVQY) sang.html. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2016. [4] MAfIjo8ziLQy8XQ29TIx8DPwt3QwcLZ19XAMsPQ0NDAz0C7IdFQEn9tUU /. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2017. [5] Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2017. 45 PHỤ LỤC A. PHỤ LỤC: THU MẪU CÂU HỎI THU THẬP THÔNG TIN BỆNH NHÂN KHI THU MẪU STT............ ĐĐ................... B.N SỐ............. BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT Ý KIẾN NGƯỜI ĐANG ĐIỀU TRỊ DA BẰNG KEM (MỸ PHẨM) HOẶC NGƯỜI ĐANG SỬ DỤNG KEM (MỸ PHẨM) VỚI MỤC ĐÍCH LÀM ĐẸP.  Xin chào anh/chị, chúng tôi đang thực hiện một cuộc khảo sát người dùng về việc sử dụng các loại kem (mỹ phẩm) làm đẹp, mục đích để nghiên cứu, tìm hiểu rõ hơn về nhu cầu làm đẹp của người sử dụng kem (mỹ phẩm). Rất mong nhận được ý kiến phản hồi của anh/chị để chúng tôi có thể thực hiện tốt và hoàn chỉnh đề tài này. 1. Họ và tên:....................................................................... 2. Giới tính : 1. Nam 2. Nữ. 3. Tuổi: 1. 25 Tuổi. 4. Địa chỉ: Xã/phường..................Quận/Huyện.........................Tỉnh/TP......................... 1.  Nông thôn 2.  Thành thị. 5. Anh/chị vui lòng cho biết da mặt của mình thuộc loại gì ? 1. Da nhờn 2. Da khô 3. Da bình thường 4. Da hỗn hợp. 6. Biểu hiện lâm sàng hiện tại của da 1.  Mụn trứng cá đỏ 2.  Mụn mủ - sẩn viêm 3.  Ngứa sẩn viêm 4.  Nốt nang 5.  Đỏ giãn mao mạch 6. Khác.............. 46 7. Mức độ bệnh 1.  Nhẹ 2.  Trung bình 3.  Nặng. Ghi chú:................................................................................................................... 8. Anh/chị có sử dụng kem không ? 1. CÓ 2. KHÔNG 3. KHÁC. Ghi chú:......................................................................................................... 9. Anh/chị có thường xuyên sử dụng mỹ phẩm cho da mặt không ? 1. Thường xuyên 2.  Không thường xuyên 10. Anh/chị có thể cung cấp tên về kem (mỹ phẩm) mà Anh/chị đang sử dụng không ? .......................................................... 11. Vì sao Anh/chị biết đến kem (mỹ phẩm) mình đang sử dụng ? 1. Bạn bè 2. Người thân 3. Quảng cáo 4. Tự tìm hiểu. 5. Khác............... 12. Anh/chị sử dụng kem (mỹ phẩm) với mục đích gì ? 1. Trị mụn 2. Trắng da 3. Xóa thâm, tàn nhan 4. Chống lão hóa 5. Khác: ................... 13. Thời gian Anh/chị sử dụng kem (mỹ phẩm) là bao lâu ? 1. Dưới 6 tháng 2.  Từ 6 – 12 tháng 3.  Trên 12 tháng. 14. Tiêu chí lựa chọn kem kem (mỹ phẩm) của Anh/chị ? (Đánh số từ 1 đến 5)  Gía sản phẩm  Chất lượng  Nhà phân phối  Bao bì, nhãn, tem  Thành phần có trong kem (mỹ phẩm). Ghi chú: ..................................................................................................................... 15. Trước khi sử dụng kem (mỹ phẩm) da Anh/chị như thế nào ? 1. Da bình thường 2. Nhiều mụn trứng cá 3. Da thường xuyên bị dị ứng 4. Nhiều mụn mủ 5. Khác: .................... 16. Sau khi sử dụng kem (mỹ phẩm) da Anh/chị như thế nào ? 47 1. Được cải thiện rõ rệt 2. Có cải thiện ít 3. Lúc đầu rất tốt càng về sau có xuất hiện mụn nhiều hơn 4. Có xuất hiện mụn trứng cá đỏ 5. Không cải thiện mà mụn càng lúc càng nhiều. 17. Anh/chị có từng thử ngưng kem (mỹ phẩm) mình đang sử dụng không ? 1. Có và hiện giờ không còn sử dụng nữa 2. Đã từng nhưng sau khi ngưng sử dụng thấy mụn nổi nhiều hơn nên sử dụng lại 3. Ngưng sử dụng ngay vì da xuất hiện nhiều mụn li ti và mụn trứng cá đỏ 4. Ngưng sữ dụng ngay vì da bị dị ứng, đỏ, và có triệu chứng viêm ( Nếu chọn phương án 1 Anh/chị sẽ làm tiếp câu 18 , phương án 2 Anh/chị sẽ làm tiếp câu 19, phương án 3 hoặc 4 Anh chị sẽ làm tiếp câu 20). 18*. Vì sao Anh/chị không sử dụng kem (mỹ phẩm) tiếp tục ? 1.  Da đã đạt yêu cầu mình mong muốn và không muốn sử dụng tiếp để tránh lệ thuộc kem (mỹ phẩm) 2.  Ban đầu hết mụn nhưng xuất hiện mụn nhiều mụn vào những tháng sau đó. 19*. Sau khi sử dụng lại Anh/Chị cảm thấy da mình như thế nào ? 1. Mụn giảm bớt hẳn và vẫn tiếp tục sử dụng 2. Mụn vẫn nhiều nhưng đang tiếp tục sử dụng để xem kết quả thế nào. 20*. Sau khi ngưng sử dụng kem (mỹ phẩm) đó thì da Anh/chị như thế nào? 1. Trở lại bình thường 2. Vẫn như thế và đang điều trị. * Nếu Anh/Chị nào sau khi sử dụng kem (mỹ phẩm) có hiện tượng nổi nhiều mụn li ti hoặc mụn trứng cá đỏ thì làm tiếp phần còn lại. Xin cảm ơn ! 21. Ngoài nổi nhiều mụn li ti và mụn trứng cá đỏ Anh/chị còn bị các triệu chứng nào không ? 1  Mụn mủ 2. Đỏ da 3. Viêm da 4. Giãn mao mạch 5. Khác:................... 22. Anh/chị có đang điều trị da liễu không ? 48 1. Tại cơ sở y tế của nhà nước 2. Tại cơ sở y tế tư nhân 3. Điều trị tại nhà 4. Không điều trị. 23. Nếu Anh/chị có đang điều trị tại các cơ sở điều trị da liễu thì Anh/chị thấy hiện giờ da mặt mình như thế nào ? 1. Bình thường 2. Có cải thiện nhưng ít 3. Cải thiện nhiều 4. Mụn nổi nhiều hơn. Cần Thơ, tháng năm 2015 Người khảo sát. Người cung cấp thông tin. .................................................. ........................................................ HẾT *Xin cám ơn Anh/chị đã dành thời gian thực hiện bài khảo sát này, những thông tin quí báu của Anh/Chị sẽ góp phần tạo nên sự hoàn thiện của bài khảo sát cũng như đề tài mà chúng tôi đang thực hiện. Xin chân thành cảm ơn ! B. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ Kết quả thống kê 100 bệnh nhân trứng cá và mẫu mỹ phẩm bằng phầm mềm SPSS 16.0 Gioitinh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Nam 41 41.0 41.0 41.0 Nu 59 59.0 59.0 100.0 Total 100 100.0 100.0 49 Tuoi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid <15 1 1.0 1.0 1.0 15-19 14 14.0 14.0 15.0 19-25 55 55.0 55.0 70.0 >25 30 30.0 30.0 100.0 Total 100 100.0 100.0 Tinhtrangdahiennay Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid muntrungcado 59 59.0 59.0 59.0 munmu-sanviem 17 17.0 17.0 76.0 ngua-sanviem 13 13.0 13.0 89.0 notnang 3 3.0 3.0 92.0 do-gianmaomach 4 4.0 4.0 96.0 khac 4 4.0 4.0 100.0 Total 100 100.0 100.0 Loaida Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Nhon 65 65.0 65.0 65.0 Kho 13 13.0 13.0 78.0 Binhthuong 5 5.0 5.0 83.0 Honhop 17 17.0 17.0 100.0 Total 100 100.0 100.0 Thoigiansd 50 Tansuatsd Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid thuongxuyen 81 81.0 81.0 81.0 khongthuongxuyen 19 19.0 19.0 100.0 Total 100 100.0 100.0 Kenhtimhieu Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid banbe 37 37.0 37.0 37.0 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid <6thang 44 44.0 44.0 44.0 6-12thang 38 38.0 38.0 82.0 >12thang 18 18.0 18.0 100.0 Total 100 100.0 100.0 Mucdichsd Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid trimun 67 67.0 67.0 67.0 trangda 22 22.0 22.0 89.0 xoatham-tannhang 9 9.0 9.0 98.0 chonglaohoa 1 1.0 1.0 99.0 khac 1 1.0 1.0 100.0 Total 100 100.0 100.0 51 nguoithan 24 24.0 24.0 61.0 quangcao 17 17.0 17.0 78.0 tutimhieu 20 20.0 20.0 98.0 khac 2 2.0 2.0 100.0 Total 100 100.0 100.0 Ngungsd Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid covanaykhongsudung 49 49.0 49.0 49.0 datungvaphaisudunglai 36 36.0 36.0 85.0 ngungvixuathienmun 13 13.0 13.0 98.0 ngungvidiung 2 2.0 2.0 100.0 Total 100 100.0 100.0 tinhtrangngunghan Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid trolaibt 2 13.33 13.33 13.33 nhuvayvadtri 13 86.67 86.67 100 Total 15 100.0 100.0 sdsautgngung Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid mungiamvasd 15 41.7 41.7 41.7 munnhieuvasd 21 58.3 58.3 100 Total 36 100.0 100.0 52 Tenmyphamdangsudung Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Oly Ht 13 13.0 13.0 18.0 Alex 2 2.0 2.0 5.0 Alon 4 4.0 4.0 9.0 BHD 5 5.0 5.0 12.0 Biona 2 2.0 2.0 14.0 Cogaitocxu 1 1.0 1.0 15.0 CoTien 1 1.0 1.0 16.0 E100 2 2.0 2.0 18.0 Pond’s 1 1.0 1.0 19.0 FOB 1 1.0 1.0 20.0 Hazeline 1 1.0 1.0 21.0 kemtronTMBVBH 3 3.0 3.0 24.0 Lily’swhite 18 18.0 18.0 32.0 Liser 2 2.0 2.0 34.0 LunnaBella 4 4.0 4.0 38.0 Mannemei 2 2.0 2.0 42.0 Miscos 2 2.0 2.0 44.0 Misswhite 3 3.0 3.0 49.0 NgoctraiKorea 3 3.0 3.0 51.0 Onetoday 1 1.0 1.0 64.0 Softigon 2 2.0 2.0 72.0 Datruocsd Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid binhthuong 10 10.0 10.0 10.0 nhieumuntrungca 34 34.0 34.0 62.0 diung 4 4.0 4.0 66.0 munmu 4 4.0 4.0 70.0 munit 48 48.0 48.0 100.0 Total 100 100.0 100.0 53 Sure 2 2.0 2.0 75.0 SuTien 4 4.0 4.0 79.0 ThanhThao 11 11.0 11.0 85.0 ThuyPhuong 5 5.0 5.0 91.0 Whitedoctor 3 3.0 3.0 95.0 X2 2 2.0 2.0 100.0 Total 100 100.0 100.0 Ngungsd Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid covanaykhongsudung 49 49.0 49.0 49.0 datungvaphaisudunglai 36 36.0 36.0 85.0 ngungvixuathienmun 13 13.0 13.0 98.0 ngungvidiung 2 2.0 2.0 100.0 Total 100 100.0 100.0 tieptucvangung Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid covakhongsd 49 49.0 49.0 49.0 ngungnhungsdlai 36 36.0 36.0 75.0 ngungvimun 13 13.0 13.0 13.0 diung 2 2.0 2.0 100.0 Total 100 100.0 100.0 Lidokhongsd Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid sudunglientuc 14 28.6 28.6 28.6 hetvabilai 35 71.4 71.4 71.4 Total 49 100.0 100.0 54 Noidieutri Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid YTnhanuoc 11 11.0 11.0 11.0 YTtunhan 23 23.0 23.0 34.0 tainha 26 26.0 26.0 60.0 khongdieutri 40 40.0 40.0 100.0 Total 100 100.0 100.0 Dasaudieutri Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent binhthuong 13 21.7 21.7 21.7 caithienit 25 41.7 41.7 41.7 caithiennhieu 21 35.0 35.0 35.0 munnhieuhon 1 1.7 1.7 1.7 Total 100 100.0 100.0 55 Tenmyphamdangsudung * Mucdobenh Crosstabulation Count Mucdobenh Total nhe trungbinh nang Tenmyphamdangsudung Alex 0 2 0 2 Alon 3 1 0 4 BHD 0 4 1 5 Biona 1 1 0 2 CoTien 1 0 0 1 Cogaitocxu 1 0 0 1 E100 2 0 0 2 FOB 1 0 0 1 Hazeline 1 0 0 1 LiLy's white 4 7 7 18 Liser 0 0 2 2 LunnaBelle 2 2 0 4 Mannemei 1 1 0 2 Misscos 1 1 0 2 Misswhite 0 3 0 3 NgoctraiKorea 1 1 1 3 Oly Ht 2 5 6 13 Onetoday 1 0 0 1 Pond's 1 0 0 1 Softigon 0 2 0 2 SuTien 2 2 0 4 Sure 1 1 0 2 TMBVBH 0 1 2 3 ThanhThao 0 5 6 11 ThuyPhuong 2 1 2 5 Whitedoctor 0 2 1 3 X2 1 1 0 2 Total 29 43 28 100 56 DỰ KIẾN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN NỘI DUNG THỜI GIAN 1 Chọn đề tài và tên đề tài Tháng 4/2015 2 Các bước chuẩn bị Tháng 5/2015 3 Thu thập số liệu Tháng 5/2015 đến tháng 8/2016 4 Tiến hành kiểm định thành phần corticoid có trong mẫu mỹ phẩm bằng phương pháp sắc kí lớp mỏng Tháng 8/2015 đến tháng 1/2017 5 Xử lý số liệu Tháng 6/2016 6 Viết đề tài Tháng 6/2016 7 Báo cáo khóa luận Tháng 6/2017 Cần Thơ, ngày 19 tháng 5 năm 2015 Xác nhận của cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện Dương Thị Bích Nguyễn Dương Nhựt Tân 57 NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Nhận xét: Cần Thơ, ngày 14 tháng 6 năm 2017 Cán bộ hướng dẫn Dương Thị Bích 58 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA DƯỢC-ĐIỀU DƯỠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Cần Thơ, ngày 28 tháng 6 năm 2017 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH DƯỢC Họ tên sinh viên: Nguyễn Dương Nhựt Tân Lớp Đại học dược 7B MSSV: 12D720401157 Tên đề tài luận văn: “Khảo sát ảnh hưởng mỹ phẩm có corticoid trên những bệnh nhân bị mụn trứng cá tại thành phố Cần Thơ” Cán bộ hướng dẫn: ThS. Dương Thị Bích Căn cứ theo góp ý của hội đồng đánh giá luận văn tốt nghiệp đại học, luận văn đã được chỉnh sửa như sau: 1. Về hình thức Đề tài đã được chỉnh sửa những lỗi cơ bản như: lỗi chính tả; từ khóa xếp theo thứ tự abc; sau dấu “:” không viết hoa, tài liệu tham khảo được chỉnh sửa logic nhất quán; tên khoa học dung môi hóa chất được chỉnh sửa theo quy định chung; trang web bổ sung tên tác giả và tiêu đề, 2. Về nội dung Tên đề tài “Khảo sát ảnh hưởng mỹ phẩm có corticoid trên những bệnh nhân trứng cá tại thành phố Cần Thơ” được thay đổi thành “Khảo sát ảnh hưởng mỹ phẩm có corticoid trên những bệnh nhân bị mụn trứng cá tại thành phố Cần Thơ”. Chỉnh sửa phần tóm tắt, thay đổi từ khóa theo góp ý của hội đồng. Hình ảnh về bản sắc kí lớp mỏng mỹ phẩm đã được chỉnh sửa rõ ràng. Hình ảnh về tình trạng da mặt của bệnh nhân tại thời điểm khảo sát đã được che mắt để chắc chắn bảo mật thông tin của bệnh nhân. 59 XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ThS. Dương Thị Bích SINH VIÊN THỰC HIỆN Nguyễn Dương Nhựt Tân XÁC NHẬN CỦA THƯ KÝ XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Ths. Đỗ Văn Mãi PGS. TS. Trần Công Luận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyen_duong_nhut_tan_1038_2083119.pdf
Luận văn liên quan