Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

MỤC LỤC A. GIỚI THIỆU . .6 B. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7 I. CÁC TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU .7 II. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN 7 1. Chọn mẫu định lượng .7 2. Chọn mẫu định tính . 8 3. Thu thập thông tin thứ cấp 9 C. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 9 PHẦN I. ĐỐI VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ 9 I. CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG .9 1. Các thể chế và quan hệ giữa các thể chế quản lý nhà nước về môi trường .9 2. Nguồn nhân lực của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường . .12 3. Công tác kiểm tra, giám sát về nước sạch và vệ sinh môi trường .12 4. Công tác lưu trữ và báo cáo định kỳ .14 5. Công tác tập huấn và truyền thông .16 6. Sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể 17 7. Kết quả thực hiện các chỉ số cơ bản về môi trường năm 2009 .18 8. Công tác quy hoạch . 22 9. Nhận xét chung về công tác quản lý nhà nước đối với NS&VSMT . .23 II. Thực trạng của các dự án cung cấp nước tập trung, xử lý rác thải, nước thải và vệ sinh môi trường tại vùng dự án . 25 1. Đối với lĩnh vực cung cấp nước tập trung .25 2. Đối với lĩnh vực xử lý rác . 29 3. Đối với lĩnh vực nước thải . .31 PHẦN II. ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH . .32 I. MÔ TẢ NGƯỜI TRẢ LỜI VÀ HỘ TRONG MẪU KHẢO SÁT .32 1. Đặc điểm người trả lời .32 2. Đặc điểm hộ gia đình 33 II. NƯỚC SINH HOẠT . .35 1. Thực trạng nguồn nước sinh hoạt hiện nay của các hộ dân cư . 36 1.1. Thực trạng nguồn nước hiện nay của các hộ dân không dùng nước máy .36 1.2. Thực trạng nguồn nước hiện nay của các hộ có nước máy 37 2. Chất lượng nước phân theo mục đích sử dụng . 38 2.1. Chất lượng nước uống 38 2.2. Chất lượng nước nấu ăn . .39 2.3. Chất lượng nước tắm rửa 39 3. Chất lượng nước phân theo nguồn cung cấp . .41 3.1. Chất lượng nước giếng đào 41 3.2. Chất lượng nước giếng khoan .42 3.3. Chất lượng nước máy 45 4. Tiếp cận nguồn nước và phương tiện trữ nước 46 5. Các biện pháp xử lý nước trước khi dùng .47 6. Mức nước sử dụng của hộ gia đình .49 7. Đánh giá dịch vụ cung cấp nước máy cho hộ gia đình 49 8. Nhận thức của người dân về lý do không sử dụng nước máy 53 9. Nhận thức của người dân ở những nơi chưa có nước máy . 53 III. RÁC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG .55 1. Thực trạng thu gom và xử lý rác thải, nước thải và vệ sinh môi trường của các hộ dân cư .55 1.1. Tình hình xử lý rác thải của các hộ dân cư . .55 1.2. Tình hình xử lý nước thải của các hộ dân cư 56 1.3. Các vấn đề khác về vệ sinh môi trường của các hộ dân cư .57 2. Nhận thức của người dân về việc thu gom, xử lý rác, nước thải và vệ sinh môi trường, dịch bệnh .58 2.1. Đánh giá của người dân về tình hình rác thải, nước thải và vệ sinh môi trường nói chung . .58 2.2. Đánh giá ảnh hưởng của rác, nước thải và vệ sinh môi trường đối với sức khỏe phân theo 6 huyện, 12 xã. 60 3. Đánh giá sự cần thiết về việc sử dụng các dịch vụ thu gom rác và mức độ sẵn sàng tham gia của các hộ dân cư 60 3.1. Sự cần thiết của dịch vụ thu gom rác 60 3.2. Mức độ sẵn sàng tham gia dịch vụ thu gom rác của người dân . .61 4. Đánh giá dịch vụ thu gom rác thải hiện có tại vùng khảo sát .62 4.1. Các dịch vụ thu gom rác hiện có tại địa phương .62 4.2. Đánh giá của người dân trong vùng khảo sát về các dịch vụ hiện có .63 5. Công tác truyền thông và nâng cao nhận thức của người dân về vệ sinh môi trường 65 5.1. Thực trạng công tác truyền thông tại các địa bàn khảo sát . 65 5.2. Một số đề xuất về công tác tuyên truyền, vận động . .66 PHẦN III: CÁC ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH .68 I. ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH 68 1. Đề xuất đối với cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội 68 1.1. Nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước hợp vệ sinh. . 68 1.2. Cần có cơ chế thống nhất việc phát triển các công trình cấp nước tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh, để thuận lợi trong quá trình quản lý, vận hành công trình cũng như việc lồng ghép các nguồn vốn có hiệu quả .68 1.3. Ban hành các chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân nông thôn, hộ nghèo, vùng đồng bào dân tộc sử dụng nước hợp vệ sinh 69 2. Đề xuất đối với các nhà cung cấp dịch vụ nước sạch 70 2.1. Trước khi triển khai dự án cung cấp dịch vụ nước sạch cần có sự tham khảo ý kiến của người dân về các chỉ báo cơ bản. .70 2.2. Trong quá trình thực hiện và quản lý dự án, cần có sự kiểm tra chặt chẽ và thường xuyên cải thiện, nâng cao chất lượng nước cung cấp 70 II. ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ RÁC VÀ THU GOM RÁC THẢI, XỬ LÝ NƯỚC THẢI . .71 1. Nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường thông qua mô hình thành lập các nhóm tự quản trong khu vực .71 2. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giữ gìn vệ sinh chung nhằm thay đổi hành vi của người dân. 72 3. Đầu tư, hỗ trợ cho các đơn vị dịch vụ thu gom rác nhằm cải tiến chất lượng dịch vụ thu gom rác thải 73 4. Đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, chăn nuôi và sản xuất: 74 III. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY NGƯỜI DÂN SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG .74 1. Chính sách ngắn hạn 74 2. Chính sách dài hạn . .74 PHỤ LỤC A. GIỚI THIỆU Bình Định là một trong những địa phương nghèo và có mật độ dân số cao. Mặc dù điều kiện kinh tế và cơ sở hạ tầng ở nông thôn đã được cải thiện đáng kể trong những năm qua, đời sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn và đang đối mặt với nhiều thách thức ngày càng tăng lên về môi trường. Nước sạch, xử lý chất thải rắn, nước thải là những vấn đề chính về môi trường ở nông thôn mà chính quyền và người dân đang rất quan tâm hiện nay. Với 6 huyện trong vùng khảo sát thì trừ Tây Sơn là huyện trung du, các huyện còn lại (Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước, và An Nhơn) đều là những huyện đồng bằng và huyện ven biển. Do vậy, nguồn nước bị nhiễm phèn hoặc nhiễm mặn là khá phổ biến. Mặt khác, việc sử dụng bừa bãi các nguồn nước ngầm, và sự nhiễm bẩn nguồn nước từ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, và chất thải sinh hoạt của dân cư với mật độ ngày càng cao là những tác nhân chính làm cho môi trường bị ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và sức khỏe của người dân. Mục đích chính của cuộc khảo sát này là: 1. Mô tả định lượng về tình trạng hiện nay của vùng dự án liên quan đến: o Các vấn đề nước sinh hoạt, rác thải, nước thải, và vệ sinh môi trường; o Mức độ cung ứng dịch vụ nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường hiện nay; o Mức độ nhận thức về các vấn đề liên quan đến nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường; o Khả năng và sự sẵn sàng của người dân trong việc chi trả cho các dịch vụ nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường đã được cải thiện. 2. Mô tả năng lực của các cơ quan nhà nước và các tổ chức cung ứng dịch vụ, gồm cả các tổ chức tư nhân, trong công tác thực thi chương trình, dự án cũng như công tác vận hành và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng của dự án. 3. Xây dựng các chỉ số cơ bản cho từng kết quả dự kiến của khung logic để làm cơ sở sau này so sánh với các thành tựu mà dự án đạt được, bao gồm các chỉ số đối với các cơ quan phụ trách về quy hoạch, thiết kế, thực thi các hệ thống cấp nước nông thôn và các hệ thống quản lý rác thải rắn được tăng cường; và các chỉ số về nâng cao nhận thức trong việc sử dụng nước ăn uống an toàn và bảo vệ nguồn nước cũng như việc bảo vệ môi trường thông qua việc thu gom và xử lý chất thải rắn. Báo cáo tổng hợp bao gồm 4 hợp phần chính. Trước hết, báo cáo sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu, bao gồm cả các cách tiếp cận, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu. Tiếp đến, báo cáo sẽ phân tích thực trạng các dự án cung cấp nước sạch tập trung, thu gom rác, bãi rác, và các dự án vệ sinh môi trường khác, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức cung ứng dịch vụ liên quan đến các lĩnh vực trên. Trong phần này, một số lĩnh vực liên quan đến công tác kế hoạch, thực thi, giám sát, theo dõi dự án, lưu trữ dữ liệu, các chương trình tập huấn và sử dụng các tiến bộ kỹ thuật sẽ được tìm hiểu. Phần tiếp đến trình bày các đặc điểm của hộ gia đình, thực trạng sử dụng các nguồn nước, xử lý rác, và các lĩnh vực vệ sinh môi trường khác, nhận thức của người dân về các vấn đề trên, khả năng và mức độ sẵn sàng sử dụng các dịch vụ cung cấp nước sạch tập trung và thu gom chất thải rắn được tăng cường trong tương lai. Dựa trên các kết quả phân tích trên, phần cuối cùng sẽ đề xuất các chính sách về nước và vệ sinh môi trường. B. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU I. CÁC TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU Cuộc khảo sát được tiến hành từ nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Cách tiếp cận đầu tiên và quan trọng nhất là từ các bên có liên quan, gồm: Bên thụ hưởng: hộ gia đình; Bên cung ứng: các công trình cấp nước, thu gom rác và vệ sinh môi trường; Bên quản lý nhà nước: các cơ quan quản lý nhà nước; Bên hỗ trợ: các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội, cộng đồng. Cách tiếp cận tiếp theo là thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau, gồm: Bản hỏi định lượng và thảo luận nhóm hộ gia đình; Bản thu thập thông tin các cơ quan, tổ chức và phỏng vấn sâu các cá nhân có vai trò quan trọng; Các báo cáo, tư liệu thứ cấp; và Các quan sát thực địa. Cuối cùng, cuộc khảo sát được tiếp cận từ nhiều cấp, theo chiều dọc và theo chiều ngang: cá nhân, cộng đồng, xã, huyện, tỉnh, và các tổ chức đồng cấp tương ứng. II. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN 1. Chọn mẫu định lượng Yêu cầu của công tác chọn mẫu là (1) vừa phản ảnh được thực trạng sử dụng nguồn nước, xử lý rác thải và vệ sinh môi trường của hộ gia đình nông thôn, (2) vừa đánh giá được chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch tập trung và thu gom rác ở nông thôn hiện nay trong điều kiện mà số hộ gia đình có sử dụng các dịch vụ này chiếm tỷ trọng nhỏ. Công tác chọn mẫu được thực hiện theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: Chọn điểm khảo sát (đơn vị chọn là xã/thị trấn). Mỗi huyện sẽ chọn 2 xã/thị trấn. Mỗi xã/thị trấn sẽ chọn 2 thôn. Tổng cộng, có 24 thôn của 12 xã/thị trấn thuộc 6 huyện được chọn để khảo sát. Bước 1: Chọn xã/thị trấn khảo sát với tiêu chí dựa vào tình trạng nguồn nước sử dụng và xử lý rác thải hiện nay, mức độ cung ứng dịch vụ nước và xử lý rác thải: tốt, không tốt, chưa có (đối với những điểm chưa có dịch vụ thì xác định thêm tiêu chí: cụm dân cư tập trung, đường giao thông), và nhu cầu bức thiết. Quá trình lựa chọn xã/thị trấn được tham vấn và thống nhất với lãnh đạo các địa phương, nhằm đáp ứng các yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện nay. Danh sách các xã/thị trấn được trình bày trong bảng 1.

pdf193 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2977 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG NAM BỘ (SISD) TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ PHÁT TRIỂN (CRCD) BÁO CÁO TỔNG HỢP KHẢO SÁT CƠ BẢN VỀ TÌNH HÌNH NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TẠI 6 HUYỆN CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH Năm 2010 2DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT UBND : Ủy ban nhân dân NS&VSMT : Nước sạch và vệ sinh môi trường TNHH : Trách nhiệm hữu hạn PVS : Phỏng vấn sâu TLN : Thảo luận nhóm 3MỤC LỤC A. GIỚI THIỆU ............................................................................................................6 B. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................7 I. CÁC TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU..................................................................................7 II. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN..............................................7 1. Chọn mẫu định lượng .................................................................................................7 2. Chọn mẫu định tính .....................................................................................................8 3. Thu thập thông tin thứ cấp .........................................................................................9 C. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................................9 PHẦN I. ĐỐI VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ.......................9 I. CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG..........................................9 1. Các thể chế và quan hệ giữa các thể chế quản lý nhà nước về môi trường ............................................................................................................................9 2. Nguồn nhân lực của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ............12 3. Công tác kiểm tra, giám sát về nước sạch và vệ sinh môi trường................12 4. Công tác lưu trữ và báo cáo định kỳ ..................................................................14 5. Công tác tập huấn và truyền thông.....................................................................16 6. Sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể .............................................................17 7. Kết quả thực hiện các chỉ số cơ bản về môi trường năm 2009 .....................18 8. Công tác quy hoạch ............................................................................................22 9. Nhận xét chung về công tác quản lý nhà nước đối với NS&VSMT...............23 II. Thực trạng của các dự án cung cấp nước tập trung, xử lý rác thải, nước thải và vệ sinh môi trường tại vùng dự án .................................................................25 1. Đối với lĩnh vực cung cấp nước tập trung .........................................................25 2. Đối với lĩnh vực xử lý rác......................................................................................29 3. Đối với lĩnh vực nước thải ....................................................................................31 PHẦN II. ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH ....................................................................................32 I. MÔ TẢ NGƯỜI TRẢ LỜI VÀ HỘ TRONG MẪU KHẢO SÁT ..............................32 1. Đặc điểm người trả lời ..........................................................................................32 2. Đặc điểm hộ gia đình ............................................................................................33 II. NƯỚC SINH HOẠT...................................................................................................35 1. Thực trạng nguồn nước sinh hoạt hiện nay của các hộ dân cư ....................36 41.1. Thực trạng nguồn nước hiện nay của các hộ dân không dùng nước máy ................................................................................................................36 1.2. Thực trạng nguồn nước hiện nay của các hộ có nước máy ...................37 2. Chất lượng nước phân theo mục đích sử dụng ...............................................38 2.1. Chất lượng nước uống..................................................................................38 2.2. Chất lượng nước nấu ăn ..............................................................................39 2.3. Chất lượng nước tắm rửa.............................................................................39 3. Chất lượng nước phân theo nguồn cung cấp...................................................41 3.1. Chất lượng nước giếng đào .........................................................................41 3.2. Chất lượng nước giếng khoan .....................................................................42 3.3. Chất lượng nước máy ...................................................................................45 4. Tiếp cận nguồn nước và phương tiện trữ nước...............................................46 5. Các biện pháp xử lý nước trước khi dùng.........................................................47 6. Mức nước sử dụng của hộ gia đình ...................................................................49 7. Đánh giá dịch vụ cung cấp nước máy cho hộ gia đình ...................................49 8. Nhận thức của người dân về lý do không sử dụng nước máy ......................53 9. Nhận thức của người dân ở những nơi chưa có nước máy ..........................53 III. RÁC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG .........................................................................55 1. Thực trạng thu gom và xử lý rác thải, nước thải và vệ sinh môi trường của các hộ dân cư......................................................................................................55 1.1. Tình hình xử lý rác thải của các hộ dân cư................................................55 1.2. Tình hình xử lý nước thải của các hộ dân cư ............................................56 1.3. Các vấn đề khác về vệ sinh môi trường của các hộ dân cư ...................57 2. Nhận thức của người dân về việc thu gom, xử lý rác, nước thải và vệ sinh môi trường, dịch bệnh.......................................................................................58 2.1. Đánh giá của người dân về tình hình rác thải, nước thải và vệ sinh môi trường nói chung....................................................................................58 2.2. Đánh giá ảnh hưởng của rác, nước thải và vệ sinh môi trường đối với sức khỏe phân theo 6 huyện, 12 xã. ............................................................60 3. Đánh giá sự cần thiết về việc sử dụng các dịch vụ thu gom rác và mức độ sẵn sàng tham gia của các hộ dân cư .....................................................60 3.1. Sự cần thiết của dịch vụ thu gom rác..........................................................60 3.2. Mức độ sẵn sàng tham gia dịch vụ thu gom rác của người dân ............61 4. Đánh giá dịch vụ thu gom rác thải hiện có tại vùng khảo sát......................62 4.1. Các dịch vụ thu gom rác hiện có tại địa phương.......................................62 4.2. Đánh giá của người dân trong vùng khảo sát về các dịch vụ hiện có ..............................................................................................................................63 55. Công tác truyền thông và nâng cao nhận thức của người dân về vệ sinh môi trường ..........................................................................................................65 5.1. Thực trạng công tác truyền thông tại các địa bàn khảo sát ....................65 5.2. Một số đề xuất về công tác tuyên truyền, vận động .................................66 PHẦN III: CÁC ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH ........................................................................68 I. ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH .............................68 1. Đề xuất đối với cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội ................68 1.1. Nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước hợp vệ sinh. ........................................................................................68 1.2. Cần có cơ chế thống nhất việc phát triển các công trình cấp nước tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh, để thuận lợi trong quá trình quản lý, vận hành công trình cũng như việc lồng ghép các nguồn vốn có hiệu quả. ..................................................................................................................68 1.3. Ban hành các chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân nông thôn, hộ nghèo, vùng đồng bào dân tộc sử dụng nước hợp vệ sinh .............69 2. Đề xuất đối với các nhà cung cấp dịch vụ nước sạch.....................................70 2.1. Trước khi triển khai dự án cung cấp dịch vụ nước sạch cần có sự tham khảo ý kiến của người dân về các chỉ báo cơ bản. ................................70 2.2. Trong quá trình thực hiện và quản lý dự án, cần có sự kiểm tra chặt chẽ và thường xuyên cải thiện, nâng cao chất lượng nước cung cấp. ...........................................................................................................................70 II. ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ RÁC VÀ THU GOM RÁC THẢI, XỬ LÝ NƯỚC THẢI.........71 1. Nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường thông qua mô hình thành lập các nhóm tự quản trong khu vực.........................71 2. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giữ gìn vệ sinh chung nhằm thay đổi hành vi của người dân. .............................................................................................72 3. Đầu tư, hỗ trợ cho các đơn vị dịch vụ thu gom rác nhằm cải tiến chất lượng dịch vụ thu gom rác thải ................................................................................73 4. Đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, chăn nuôi và sản xuất: ......74 III. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY NGƯỜI DÂN SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ............................................................................74 1. Chính sách ngắn hạn ............................................................................................74 2. Chính sách dài hạn................................................................................................74 PHỤ LỤC 6A. GIỚI THIỆU Bình Định là một trong những địa phương nghèo và có mật độ dân số cao. Mặc dù điều kiện kinh tế và cơ sở hạ tầng ở nông thôn đã được cải thiện đáng kể trong những năm qua, đời sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn và đang đối mặt với nhiều thách thức ngày càng tăng lên về môi trường. Nước sạch, xử lý chất thải rắn, nước thải… là những vấn đề chính về môi trường ở nông thôn mà chính quyền và người dân đang rất quan tâm hiện nay. Với 6 huyện trong vùng khảo sát thì trừ Tây Sơn là huyện trung du, các huyện còn lại (Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước, và An Nhơn) đều là những huyện đồng bằng và huyện ven biển. Do vậy, nguồn nước bị nhiễm phèn hoặc nhiễm mặn là khá phổ biến. Mặt khác, việc sử dụng bừa bãi các nguồn nước ngầm, và sự nhiễm bẩn nguồn nước từ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, và chất thải sinh hoạt của dân cư với mật độ ngày càng cao… là những tác nhân chính làm cho môi trường bị ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và sức khỏe của người dân. Mục đích chính của cuộc khảo sát này là: 1. Mô tả định lượng về tình trạng hiện nay của vùng dự án liên quan đến: o Các vấn đề nước sinh hoạt, rác thải, nước thải, và vệ sinh môi trường; o Mức độ cung ứng dịch vụ nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường hiện nay; o Mức độ nhận thức về các vấn đề liên quan đến nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường; o Khả năng và sự sẵn sàng của người dân trong việc chi trả cho các dịch vụ nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường đã được cải thiện. 2. Mô tả năng lực của các cơ quan nhà nước và các tổ chức cung ứng dịch vụ, gồm cả các tổ chức tư nhân, trong công tác thực thi chương trình, dự án cũng như công tác vận hành và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng của dự án. 3. Xây dựng các chỉ số cơ bản cho từng kết quả dự kiến của khung logic để làm cơ sở sau này so sánh với các thành tựu mà dự án đạt được, bao gồm các chỉ số đối với các cơ quan phụ trách về quy hoạch, thiết kế, thực thi các hệ thống cấp nước nông thôn và các hệ thống quản lý rác thải rắn được tăng cường; và các chỉ số về nâng cao nhận thức trong việc sử dụng nước ăn uống an toàn và bảo vệ nguồn nước cũng như việc bảo vệ môi trường thông qua việc thu gom và xử lý chất thải rắn. Báo cáo tổng hợp bao gồm 4 hợp phần chính. Trước hết, báo cáo sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu, bao gồm cả các cách tiếp cận, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu. Tiếp đến, báo cáo sẽ phân tích thực trạng các dự án cung cấp nước sạch tập trung, thu gom rác, bãi rác, và các dự án vệ sinh môi trường khác, các cơ quan quản lý nhà 7nước và các tổ chức cung ứng dịch vụ liên quan đến các lĩnh vực trên. Trong phần này, một số lĩnh vực liên quan đến công tác kế hoạch, thực thi, giám sát, theo dõi dự án, lưu trữ dữ liệu, các chương trình tập huấn và sử dụng các tiến bộ kỹ thuật sẽ được tìm hiểu. Phần tiếp đến trình bày các đặc điểm của hộ gia đình, thực trạng sử dụng các nguồn nước, xử lý rác, và các lĩnh vực vệ sinh môi trường khác, nhận thức của người dân về các vấn đề trên, khả năng và mức độ sẵn sàng sử dụng các dịch vụ cung cấp nước sạch tập trung và thu gom chất thải rắn được tăng cường trong tương lai. Dựa trên các kết quả phân tích trên, phần cuối cùng sẽ đề xuất các chính sách về nước và vệ sinh môi trường. B. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU I. CÁC TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU Cuộc khảo sát được tiến hành từ nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Cách tiếp cận đầu tiên và quan trọng nhất là từ các bên có liên quan, gồm: Bên thụ hưởng: hộ gia đình; Bên cung ứng: các công trình cấp nước, thu gom rác và vệ sinh môi trường; Bên quản lý nhà nước: các cơ quan quản lý nhà nước; Bên hỗ trợ: các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội, cộng đồng. Cách tiếp cận tiếp theo là thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau, gồm: Bản hỏi định lượng và thảo luận nhóm hộ gia đình; Bản thu thập thông tin các cơ quan, tổ chức và phỏng vấn sâu các cá nhân có vai trò quan trọng; Các báo cáo, tư liệu thứ cấp; và Các quan sát thực địa. Cuối cùng, cuộc khảo sát được tiếp cận từ nhiều cấp, theo chiều dọc và theo chiều ngang: cá nhân, cộng đồng, xã, huyện, tỉnh, và các tổ chức đồng cấp tương ứng. II. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN 1. Chọn mẫu định lượng Yêu cầu của công tác chọn mẫu là (1) vừa phản ảnh được thực trạng sử dụng nguồn nước, xử lý rác thải và vệ sinh môi trường của hộ gia đình nông thôn, (2) vừa đánh giá được chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch tập trung và thu gom rác ở nông thôn hiện nay trong điều kiện mà số hộ gia đình có sử dụng các dịch vụ này chiếm tỷ trọng nhỏ. Công tác chọn mẫu được thực hiện theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: Chọn điểm khảo sát (đơn vị chọn là xã/thị trấn). Mỗi huyện sẽ chọn 2 xã/thị trấn. Mỗi xã/thị trấn sẽ chọn 2 thôn. Tổng cộng, có 24 thôn của 12 xã/thị trấn thuộc 6 huyện được chọn để khảo sát. Bước 1: Chọn xã/thị trấn khảo sát với tiêu chí dựa vào tình trạng nguồn nước sử dụng và xử lý rác thải hiện nay, mức độ cung ứng dịch vụ nước và xử lý rác thải: tốt, không tốt, chưa có (đối với những điểm chưa có dịch vụ thì xác định thêm tiêu chí: cụm dân cư tập trung, đường giao thông), và nhu cầu bức thiết. Quá trình lựa chọn xã/thị trấn được tham vấn và thống nhất với lãnh đạo các địa phương, nhằm đáp ứng các yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện nay. Danh sách các xã/thị trấn được trình bày trong bảng 1. 8Bước 2: Mỗi xã chọn 2 thôn với tiêu chí: (1) đối với xã có dịch vụ cung cấp nước sạch thì chọn các thôn có dịch vụ; đối với xã chưa có dịch vụ thì chọn 1 thôn trung tâm xã và 1 thôn cách xa trung tâm xã. Danh sách 24 thôn khảo sát được trình bày trong bảng 2. Giai đoạn 2: Chọn đơn vị điều tra. Mỗi thôn chọn 30 hộ gia đình (có sử dụng dịch vụ nước máy hay không có dịch vụ tùy vào điều kiện của địa phương) để khảo sát bằng bản hỏi định lượng. Tổng số hộ được khảo sát là 720 hộ gia đình gồm 2 nhóm. Nhóm 1 gồm các hộ tại nơi có đường ống nước máy. Nhóm này gồm các hộ gia đình (i) có sử dụng nước máy và có đồng hồ chính thức; (ii) có sử dụng nước máy nhưng không có đồng hồ (những hộ sử dụng vòi công cộng); (iii) có đường ống nước máy nhưng không sử dụng nước. (2) Nhóm 2 gồm những hộ tại nơi không có đường ống nước máy. Bước 1: Làm việc với Ủy ban Nhân dân xã/thị trấn để lấy danh sách hộ gia đình 2 thôn đã xác định ở giai đoạn 1. Bước 2: Chọn mẫu theo nguyên tắc ngẫu nhiên hệ thống, xác định 30 hộ gia đình ở mỗi thôn để khảo sát. Cách thức là lấy tổng số hộ gia đình có trong danh sách do cán bộ địa phương cung cấp chia cho số hộ cần khảo sát, có được khoảng cách sau khi chia và lấy khoảng cách đó làm bước nhảy để chọn hộ. Kết quả chọn được 720 hộ gia đình ở 24 thôn, trong đó có khoảng 1/3 số hộ thuộc nhóm có sử dụng nước sạch tập trung; 2/3 số hộ còn lại thuộc nhóm không sử dụng nước sạch tập trung (kể cả những hộ có đường ống chính chạy qua nhưng không sử dụng nước sạch tập trung). Nguyên tắc đổi mẫu: Các trường hợp trong danh sách mẫu không thực cư trú trên địa bàn hoặc có nhà nhưng không thực ở, đã chuyển đi nơi khác; không gặp được trong suốt thời gian khảo sát thực địa; hoặc từ chối hợp tác trả lời bản hỏi thì chọn hộ thay thế. Chọn mẫu thay thế bằng cách lấy hộ kế tiếp phía dưới danh sách; nếu không được sẽ lấy hộ kế tiếp phía trên trong danh sách. Thực tế, mỗi thôn có khoảng 1-2 trường hợp hộ đi làm ăn xa không thể tiếp cận được. Tỷ lệ đổi mẫu thấp giúp cho cuộc khảo sát đảm bảo độ tin cậy của thông tin thu thập được. Xác định người đại diện cho hộ gia đình để trả lời: đối tượng là chủ hộ hoặc vợ/chồng chủ hộ. Nếu đối tượng này không thể tham gia trả lời được thì người thay thế có thể là những người có mối quan hệ mật thiết và hiểu biết các vấn đề chung của hộ. 2. Chọn mẫu định tính Cuộc khảo sát cũng tiến hành phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các tổ chức cung ứng dịch vụ nước sạch, thu gom rác, và các hộ dân cư. Tổng số cuộc phỏng vấn dành cho các cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở cả các cấp tỉnh, huyện, và xã là 59 trường hợp, được thể hiện ở bảng 3. Ngoài ra, cuộc khảo sát cũng tiến hành 36 cuộc thảo luận nhóm, với sự tham gia của 321 người. Mục đích chính của thảo luận nhóm là tìm hiểu ý kiến của những nhóm người chia sẻ một số đặc điểm riêng nhất định về nghề nghiệp, giới tính, điều kiện kinh tế… Tuy 9nhiên, có 5 trong tổng số 36 cuộc thảo luận nhóm là nhóm hỗn hợp, gồm cả chính quyền địa phương, các tổ chức cung ứng dịch vụ, đoàn thể, và đại diện các hộ dân. Số cuộc thảo luận nhóm, số người tham gia, và sự phân bố theo địa bàn nghiên cứu được thể hiện chi tiết ở bảng 4. 3. Thu thập thông tin thứ cấp Cuộc khảo sát cũng thu thập các báo cáo, số liệu thống kê hiện có ở địa phương nhằm bổ sung cho các thông tin do nhóm khảo sát trực tiếp thu thập ở hiện trường. Các nguồn thông tin trên có tính chất bổ sung lẫn nhau, làm cơ sở cho các phân tích. C. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHẦN I. ĐỐI VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ I. CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG 1. Các thể chế và quan hệ giữa các thể chế quản lý nhà nước về môi trường UBND tỉnh thống nhất chỉ đạo quản lý nhà nước tất cả các hoạt động liên quan đến quản lý tài nguyên nước, môi trường, chất thải sinh hoạt và chất thải trong sản xuất trên địa bàn tỉnh; đồng thời phân công, phân cấp chỉ đạo thực hiện cho các sở, ban, ngành, và UBND cấp dưới. o Sở Tài nguyên và Môi trường Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường, bao gồm: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ, quản lý tổng hợp về biển và hải đảo; thực hiện các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Định được thực hiện theo Quyết định số 603/QĐ-UBND, ngày 19/08/2009 của UBND tỉnh. Chi cục Bảo vệ môi trường, trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, có chức năng giúp Sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường trên địa bàn tỉnh. Sở Tài nguyên và Môi trường giúp UBND tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh: chỉ đạo, tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường; chỉ đạo định kỳ tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường; tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường; chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát, xây dựng đồng bộ hệ thống các văn bản pháp quy (pháp luật, quy phạm, quy chế) trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước và chất thải rắn nhằm quản lý, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên nước; phòng chống, 10 khắc phục ô nhiễm môi trường; tổ chức lập và quản lý quy hoạch về tài nguyên nước, cấp phép các dự án công trình khai thác tài nguyên nước theo thẩm quyền. Chi cục Bảo vệ môi trường có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường do các cơ quan nhà nước ở Trung ương, UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành. o Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện quy hoạch cấp nước trên địa bàn tỉnh; là đầu mối phối hợp với các Sở, ngành địa phương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch, phát triển hệ thống công trình cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân nông thôn; Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương xây dựng các văn bản pháp quy thuộc lĩnh vực cấp nước và vệ sinh nông thôn; Chỉ đạo Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn xây dựng các mô hình xử lý nước quy mô hộ gia đình, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, vận hành cho lực lượng cán bộ, công nhân trực tiếp quản lý, vận hành các công trình cấp nước tập trung trên địa bàn tỉnh; chuẩn bị, tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực để quản lý, vận hành sau đầu tư các công trình cấp nước tập trung nông thôn do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Trung tâm làm chủ đầu tư một cách có hiệu quả. o Sở Xây dựng Sở Xây dựng chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện quy hoạch tổng thể chất thải rắn trên địa bàn tỉnh; là đầu mối phối hợp với các sở, ngành địa phương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch; Thẩm định quy hoạch xây dựng các dự án xử lý chất thải rắn; kiểm tra, giám sát việc xây dựng phát triển công trình dự án theo quy hoạch; Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương xây dựng các văn bản pháp quy thuộc lĩnh xây dựng và phát triển công trình xử lý chất thải rắn. o UBND các huyện, thành phố UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm tổ chức, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước và vệ sinh môi trường thuộc địa bàn quản lý; Phối hợp với các sở, ngành lập kế hoạch dự án đầu tư phát triển công trình cấp nước và xử lý rác thải trên địa bàn; tổ chức quản lý quy hoạch cấp nước và quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn theo nội dung đã được phê duyệt; Chỉ đạo các phòng chức năng, UBND các xã, thị trấn trực thuộc tổ chức thành lập các đơn vị quản lý, vận hành công trình cấp nước tập trung và các đơn vị thu gom, xử lý chất thải rắn đảm bảo hoạt động có hiểu quả. 11 Ở cấp huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn giúp UBND huyện, thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn huyện, thành phố theo quy định của pháp luật, chịu sự quản lý trực tiếp của UBND huyện, thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường. Phòng Tài nguyên và Môi trường giúp UBND cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp huyện: Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường; tổ chức đăng ký và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường; tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường; chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan; thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo uỷ quyền của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh; chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của UBND cấp xã. o Ủy ban Nhân dân xã, thị trấn UBND cấp xã, thị trấn có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương theo quy định; bố trí cán bộ địa chính phụ trách về bảo vệ môi trường; có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương theo quy định sau đây: Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn, khu dân cư thuộc phạm vi quản lý của mình; tổ chức vận động nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước của cộng đồng dân cư; hướng dẫn việc đưa tiêu chí về bảo vệ môi trường vào trong việc đánh giá thôn, làng, khu phố và gia đình văn hóa; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân; phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp; quản lý hoạt động của thôn, làng, tổ dân phố và tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa bàn. Các tổ chức đoàn thể như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tăng cường công tác thông tin - giáo dục - truyền thông, vận động xã hội, vận động hội viên tích cực tham gia các đợt vận động của các cấp về nước sạch, rác thải và vệ sinh môi trường, đồng thời xem đây là một trong những tiêu chí đánh giá hội viên cuối năm; là lực lượng nồng cốt từ tỉnh đến cơ sở hưởng ứng và triển khai, hành đồng “Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn”, Ngày Môi trường Thế giới; góp phần tích cực trong việc thay đổi hành vi sử dụng nước hợp vệ sinh trong sinh hoạt, nâng cao nhận thức, thay đổi tích cực các hành xử lý rác thải tại hộ gia đình và khu dân cư. Với các thể chế trên, về cơ bản, công tác quản lý nhà nước về môi trường đã được tổ chức một cách hệ thống theo chiều dọc và chiều ngang, và được phân công các chức năng, nhiệm vụ một cách rõ ràng. Trên thực tế, tùy điều kiện cụ thể, một số phòng, ban cấp huyện được phân công đảm trách một một số chức năng, nhiệm vụ khác nhau liên quan đến một số lĩnh vực nước, rác, phòng chống dịch và vệ sinh môi trường. 12 2. Nguồn nhân lực của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường Kết quả tổng hợp từ báo cáo về nguồn nhân lực của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở các địa phương cho thấy, số cán bộ công chức làm việc tại các sở, ban, ngành ở cấp tỉnh liên quan đến nước sạch và vệ sinh môi trường (NS&VSMT) là 75 người, trong đó 28 người có trình độ đại học về NS&VSMT và 47 người có trình độ trung cấp về NS&VSMT. Điều này cho thấy nguồn nhân lực ở cấp tỉnh có chất lượng tương đối cao, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản đối với công tác quản lý nhà nước về môi trường. Năm 2009, các cơ quan cấp tỉnh đã tham dự 8 khóa tập huấn chuyên môn về NS&VSMT. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực cấp nước, nguồn nhân lực ở cấp huyện, xã rất hạn chế. Cấp huyện không có cán bộ chuyên trách mà làm việc theo hình thức kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn có phần hạn chế. Đối với cấp xã hiện nay không có cán bộ đảm đương nhiệm vụ này mà được giao cho cán bộ địa chính-xây dựng thực hiện. Vì vậy, công tác thu thập số liệu và lưu trữ ở cấp cơ sở hiện nay còn rất thiếu và không có hệ thống. “Đa số những cán bộ chuyên trách về lĩnh vực về nước và vệ sinh môi trường chưa qua đào tạo chuyên môn (có tình trạng là một số cán bộ có kinh nghiệm quản lý thì lại hết nhiệm kỳ và một người mới chưa có kinh nghiệm lên thay thế). Thỉnh thoảng có tập huấn cho các chuyên viên kỹ thuật từ 5 – 10 ngày (nhưng cũng là do những người đi trước tập huấn cho những người sau.). Do đó cần nâng cao năng lực cán bộ (TLN cán bộ huyện Phù Mỹ, Bình Định, 2010); “Phòng chỉ quản lý về mặt nhà nước, không quản lý trực tiếp mà chủ yếu kiêm nhiệm không có cán bộ chuyên trách. Nguồn nhân lực hiện nay thiếu, không chuyên sâu. Công tác phối hợp giữa các ngành không đồng đều cộng với nguồn nhân lực có trình độ chênh lệch giữa các ban ngành nên sự thống nhất và thực thi không cao (PVS cán bộ quản lý huyện Hoài Nhơn); “Về chuyên môn 50% đạt yêu cầu, còn lại các ngành chưa phù hợp. Rất nhiều người lúng túng khó khăn trong công việc, vì không có chuyên môn ngành môi trường. Hiện nay, có 1 kỹ sư xây dựng, 1 kiến trúc sư qui hoạch đô thị, 1 trung cấp giao thông, 1 cử nhân kinh tế, 3 cao đẳng [điện, hóa nhiệt, chế tạo cơ khí], nên rất khó khăn trong thực hiện công tác nước sạch và vệ sinh môi trường (PVS cán bộ quản lý huyện An Nhơn). Hiện nay, nguồn nhân lực về lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn ở cơ sở gặp rất nhiều khó khăn kể cả lĩnh vực quản lý nhà nước lẫn lực lượng thực hiện nhiệm vụ. Một số đơn vị cấp nước cán bộ chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành. Vì thế, trong thời gian đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn) sẽ tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ quản lý, vận hành cho lực lượng cán bộ, nhân viên kỹ thuật vận hành các công trình cấp nước tập trung trên địa bàn tỉnh. 3. Công tác kiểm tra, giám sát về nước sạch và vệ sinh môi trường Công tác kiểm tra, giám sát nước sạch và vệ sinh môi trường được thực hiện theo các qui định hiện hành. 13 o Đối với cấp nước sinh hoạt Công tác kiểm tra giám sát chất lượng nước cấp được thực hiện theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02: 2009/BYT cụ thể như sau: - Giám sát trước khi đưa nguồn nước vào sử dụng: Xét nghiệm tất cả các chỉ tiêu thuộc mức độ A, B do cơ sở cung cấp nước thực hiện. - Giám sát định kỳ: + Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ A: Xét nghiệm ít nhất 01 lần/03 tháng do cơ sở cung cấp nước thực hiện; Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện (lấy mẫu nước tại 100% các cơ sở cung cấp nước trên địa bàn được giao quản lý; lấy mẫu nước ngẫu nhiên đối với nước do cá nhân, hộ gia đình tự khai thác để sử dụng cho mục đích sinh hoạt); + Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ B: Xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng do cơ sở cung cấp nước thực hiện; Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/01 năm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện (lấy mẫu nước tại 100% các cơ sở cung cấp nước trên địa bàn được giao quản lý; lấy mẫu nước ngẫu nhiên đối với nước do cá nhân, hộ gia đình tự khai thác để sử dụng cho mục đích sinh hoạt). - Các trường hợp phải thực hiện giám sát đột xuất: Khi kết quả kiểm tra vệ sinh nguồn nước hoặc điều tra dịch tễ cho thấy nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm; Khi xảy ra sự cố môi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh nguồn nước; Khi có các yêu cầu đặc biệt khác. Việc thực hiện giám sát đột xuất và lựa chọn mức độ giám sát do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. o Đối với lĩnh vực vệ sinh môi trường Trách nhiệm thực hiện và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường: Tổ chức, cá nhân có phát sinh chất thải có trách nhiệm thực hiện đúng các nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường hay Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được xác nhận (nếu có); Định kỳ 06 tháng một lần, lập báo cáo về tình hình phát sinh và quản lý chất thải rắn gửi Sở Tài nguyên và Môi trường. Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các nội dung đã ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường. Công tác kiểm tra giám sát bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo định kỳ 6 tháng/1lần; ngoài ra tuỳ tình hình cụ thể, các cơ quan chức năng tổ chức đoàn kiểm tra đột xuất đối với các cơ sở sản xuất, các cơ sở xử lý chất thải, các địa điểm bị ô nhiễm để kịp thời có biện phát khắc phục nhằm hạn chế ô nhiễm. Các nội dung cần kiểm tra, giám sát bao gồm: - Kiểm tra tình trạng vệ sinh chung nguồn nước nguyên liệu: tường rào bảo vệ xung quanh giếng khoan; các công trình xây dựng (kể cả công trình của nhà máy nước); các đường ống cống, kênh mương, rãnh nước thải chạy qua; gia súc, gia cầm hoặc các loại vật nuôi khác; rác thải, phân người, phân gia súc, xác súc vật; biển báo giới hạn khu vực bảo vệ nguồn nước; bộ phận chắn rác... 14 - Kiểm tra quy trình xử lý nước bao gồm: bể, hồ chứa nước ban đầu; bộ phận khử sắt, mangan (nếu có); bể keo tụ và lắng; bể lọc; hệ thống (bể) khử trùng; bể chứa sau xử lý; hoá chất để xử lý nước (loại, tên, nguồn gốc, tình hình bảo quản, hạn sử dụng, cách sử dụng, số lượng dự trữ); bộ phận pha chế hoá chất xử lý; kho hoá chất xử lý; thiết bị phòng hộ khi có sự cố (đối với các nhà máy nước); bộ phận kiểm soát chất lượng nước; - Kiểm tra các kết quả xét nghiệm chất lượng nước của nhà máy trong khoảng thời gian từ lần kiểm tra trước đến thời điểm hiện tại và các hồ sơ lưu trữ liên quan đến chất lượng nước; - Kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt: Thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02: 2009/BYT (kiểm tra về mặt hoá lý và vi sinh). Việc kiểm tra giám sát được giao cho các cấp nào có thẩm quyền như sau: - Ngành nông nghiệp (chỉ kiểm tra về cấp nước): Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn), UBND huyện, thành phố (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/ Phòng Kinh tế); - Ngành Tài nguyên, môi trường: Sở Tài nguyên và Môi trường (Chi cục Bảo vệ môi trường), Phòng Tài nguyên và Môi trường. - Ngành Y tế: Sở Y tế (Trung tâm Y tế Dự phòng), Phòng Y tế (Đội Y tế dự phòng); - Ngành Khoa học, công nghệ: Sở Khoa học và Công nghệ (Trung tâm Phân tích và kiểm nghiệm) Trong những năm qua công tác triển khai giám sát về cấp nước và môi trường trên địa bàn tỉnh thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số đơn vị thiếu ý thức về bảo vệ môi trường, vì lợi nhận cá nhân đôi lúc bất hợp tác với các đoàn kiểm tra, giám sát về môi trường; đến lúc các cơ quan chức năng sử dụng các chế tài áp đặt, biện pháp hành chính thì mới hợp tác nhưng cũng rất miễn cưỡng. Kết quả khảo sát ở bảng 5 cho thấy: Ở cấp tỉnh, công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện hàng quí, hàng năm, và đột xuất. Nội dung kiểm tra tập trung ở chủ yếu vào 3 nội dung là đánh giá chất lượng nước, vệ sinh môi trường, và hiện trạng các công trình cấp nước tập trung nông thôn. Đối với các huyện thì công tác kiểm tra thường là đột xuất. Các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, và An Nhơn có báo cáo về công tác kiểm tra, giám sát này mặc dù chưa đầy đủ, nhưng các huyện còn lại thì thông tin chưa được thống kê, lưu trữ. Trên thực tế, công tác kiểm tra, giám sát về nước sạch và vệ sinh môi trường theo định kỳ ở cấp huyện chưa thường xuyên và đạt được hiệu quả cao. Nhiều vi phạm về việc gây ô nhiễm môi trường như sản xuất mì ở xã Hoài Hương, chăn nuôi gia súc trong khu dân cư, nước thải và rác thải… chỉ được nhắc nhở và chưa có biện pháp xử lý rốt ráo. 4. Công tác lưu trữ và báo cáo định kỳ Công tác lưu trữ được thực hiện theo các qui định của các cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể như sau: o Phân công trách nhiệm 15 - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm lưu trữ các tài liệu có liên quan về phát triển hạ tầng cấp nước (cấp nước sinh hoạt, thuỷ lợi) và kết quả triển khai thực hiện các chỉ báo trên địa bàn tỉnh; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kinh tế có trách nhiệm lưu trữ các tài liệu có liên quan đến công trình hạ tầng cấp nước và các kết quả triển khai thực hiện trên địa bàn huyện, thành phố; - Sở Tài nguyên và Môi trường (Trung tâm Thông tin Tài nguyên và Môi trường) là đơn vị được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ thu thập, xây dựng, xử lý, lưu trữ, khai thác, cung cấp thông tin thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh; Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lưu trữ toàn bộ giữ liệu về tài nguyên môi trường trên địa bàn huyện, thành phố; Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm lưu trữ toàn bộ giữ liệu về tài nguyên môi trường trên địa bàn quản lý. o Các loại tài liệu cần được lưu trữ và thời gian lưu trữ - Dữ liệu về tài nguyên nước gồm: số lượng, chất lượng nước mặt, nước dưới đất; số liệu điều tra khảo sát địa chất thủy văn; các dữ liệu về khai thác và sử dụng tài nguyên nước; quy hoạch các lưu vực sông, quản lý, khai thác, bảo vệ các nguồn nước; kết quả cấp, gia hạn, thu hồi, cho phép, trả lại giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; trám lấp giếng khoan; các dữ liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên nước. - Dữ liệu về môi trường gồm: các kết quả điều tra, khảo sát về môi trường; dữ liệu, thông tin về đa dạng sinh học; dữ liệu, thông tin về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; kết quả về giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết; danh sách, thông tin về các nguồn thải, chất thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường; danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; kết quả điều tra, khảo sát về hiện trạng môi trường, chất thải nguy hại, chất thải rắn thông thường; thông tin, dữ liệu quan trắc môi trường được phép trao đổi; kết quả cấp, gia hạn, thu hồi các loại giấy phép về môi trường (bảng 6). Đến nay, hầu hết các dữ liệu về tài nguyên môi trường đã được cập nhận lưu trữ theo đúng quy định. Thông qua các ứng dụng công nghệ tin học vào công tác lưu trữ dữ liệu; vì thế việc khai thác cập nhận dữ liệu thực hiện khá thuận lợi. Tuy nhiên, vẫn còn một số lĩnh vực, đơn vị công tác lưu trữ chưa được chú trọng nhất là ở cấp cơ sở, trang thiết bị phục vụ công tác lưu trữ còn thô sơ, không đáp ứng được yêu cầu, cán bộ lưu trữ không có chuyên môn nghiệp vụ dẫn đến tình trạng tài liệu bị hư hỏng, khả năng sử dụng bị hạn chế. Ở cấp huyện, vì không có một cơ quan chuyên trách về tất cả những lĩnh vực liên quan đến môi trường nên cũng gây khó khăn cho việc quản lý nhà nước về môi trường ở cấp cơ sở. Hiện trạng hiện nay là các phòng ban phụ trách tổ chức quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường mỗi huyện mỗi khác và nhiệm vụ được giao cũng không giống nhau dẫn đến khó khăn trong việc cập nhật các số liệu định kỳ về các chương trình hiện đang hoạt động tại địa phương, và khó thống nhất để xây dựng một bức tranh toàn cảnh về vấn đề này. Mặc dù, hiện nay các huyện có phòng, ban phụ trách về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn nhưng khung nhiệm vụ cần thực hiện những chỉ báo cụ thể (về đầu tư 16 xây dựng, vận hành, khai thác quản lý, mức độ cung cấp dịch vụ, tình trạng hoạt động, bảo dưỡng, sửa chữa và công tác kiểm tra, giám sát chất lượng nguồn nước theo định kỳ) trong quá trình hoạt động của các công trình nước, công trình thu gom rác thải, công trình xử lý chất thải rắn thì vẫn chưa được xây dựng để đánh giá thành tựu và hạn chế của từng công trình. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy: “Chức năng, nhiệm vụ quản lý của phòng chưa được qui định cụ thể, còn mang tính chung, quản lý còn mơ hồ. Công việc thường nhật không làm cụ thể, chỉ có báo cáo định kỳ không thường xuyên. Về mặt nguyên tắc phải báo cáo hàng quí, trong năm nhưng hiện nay làm không nổi. (PVS. Cán bộ quản lý Phòng Công Thương, huyện Phù Mỹ)”. 5. Công tác tập huấn và truyền thông Ở cấp tỉnh, công tác truyền thông được thực hiện đều đặn, đặc biệt là "Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn" và Ngày Môi trường Thế giới. Phương thức thực hiện truyền thông khá đa dạng: cổ động, ba nô tuyên truyền, hành động nhằm thay đổi nhận thức; tập huấn nâng cao nhận thức về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cho người dân vùng hưởng lợi; truyền thông vận động qua các kênh thôn tin đại chúng (đài, báo), xây dựng các tiểu phẩm ngắn, các phóng sự chuyên đề phát trên đài Phát thanh, đài truyền hình tỉnh. Phạm vi truyền thông được thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt chú ý đến vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Hầu hết những người tham gia là cán bộ quản lý chuyên ngành từ tỉnh đến có sở; cán bộ lãnh đạo các hội đoàn thể cấp huyện; lãnh đạo xã, cán bộ phụ trách và các hội đoàn thể các cấp; cán bộ thôn, làng và hộ dân vùng hưởng lợi; ngành giáo dục (học sinh, giáo viên), ngành y tế (cán bộ y tế). Tuy nhiên, phạm vi ảnh hưởng và độ thấm của những hoạt động này đối với người dân đến đâu thật sự là vấn đề cần quan tâm. Bảng 7 cung cấp một mô tả tóm tắt về các hoạt động tập huấn và truyền thông ở cấp tỉnh và huyện. Kết quả cho thấy, ở cấp tỉnh đã có 29 đợt tập huấn thu hút tổng cộng 1455 lượt người tham gia. Nội dung của các cuộc tập huấn này là rất quan trọng, chẳng hạn để tập huấn, triển khai, và đánh giá kết quả thực hiện Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá nước sạch và VSMT nông thôn, và nâng cao nhận thức cơ bản về NS&VSMT nông thôn. Ở cấp huyện, Hoài Nhơn cũng có nhiều hoạt động tập huấn và truyền thông liên quan đến triển khai thực hiện Bộ chỉ số NS&VSMT cũng như nâng cao nhận thức cho cán bộ chính quyền, đoàn thể cấp cơ sở. Các hoạt động này cũng thu hút đền 3506 lượt người tham gia. Phù Mỹ, An Nhơn, Tuy Phước cũng có các hoạt động tập huấn và truyền thông, nhưng tập trung chủ yếu vào việc triển khai thực hiện Bộ chỉ số NS&VSMT nông thôn, và thu hút ít người tham gia hơn. Các huyện khác cũng triển khai dạng hoạt động này nhưng không có thông tin. Ở cấp cơ sở, nguồn nhân lực làm về công tác tập huấn, tuyên truyền không có chuyên môn về nước và vệ sinh môi trường. Kết quả các cuộc phỏng vấn sâu cho thấy: Các hoạt động tập huấn, tuyên truyền hiện nay theo kiểu phong trào hoặc tổ chức lồng ghép với các chương trình khác. Đặc biệt ở cấp xã, các chương trình tập huấn, truyền thông còn mờ nhạt và thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn sâu về nước và vệ sinh môi trường. “Chưa có chương trình nào tuyên truyền về nước sạch cũng như rác thải và vệ sinh môi trường nói chung. Thường thì khi có việc gì thì xã chỉ có vận động người dân thực hiện sao cho hợp vệ sinh thôi, chứ chính ngay những người có trách nhiệm quản lý như chúng 17 tôi, cũng như các hội đoàn thể không có chuyên môn thì làm sao nói được. Cán bộ kiêm nhiệm thôi chứ chưa có chuyên trách, chưa có cán bộ chuyên môn, chưa có bài bản trong việc động viên, tuyên truyền (PVS cán bộ quản lý xã Cát Lâm, huyện Phù Cát); (ii) Chưa có khóa tập huấn nào vệ sinh môi trường nào ở xã này, chưa ai đề cập đến vấn đề vệ sinh môi trường cụ thể như nước sạch, rác và môi trường nói chung, chưa có tổ chức tuyên truyền về môi trường. Đội ngũ tuyên truyền không có chuyên môn, chủ yếu là có một anh ở lĩnh vực địa chính, đất đai làm kiêm luôn môi trường. Từ trước đến hiện nay chưa có đợt nào được đi tập huấn về môi trường hết. Nếu như có chương trình nào về môi trường cũng như nước sạch thì cần có những khóa tập huấn có nội dung cụ thể, kế hoạch thực hiện như thế nào cho rõ ràng và có một khoản kinh phí thì xã đứng ra quản lý tốt, và có thể phối hợp làm được, xã có thể đứng ra tuyên truyền vận động (PVS quản lý xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ). “Đối với công tác tập huấn thì chưa có lần nào tập huấn về vệ sinh môi trường, cũng chưa có tài liệu gì để tham khảo cho chính thức về vệ sinh môi trường. Đó là khó khăn trong việc nâng cao năng lực cho cán bộ cũng như cho người dân địa phương ý thức hơn về lĩnh vực này. Về tuyên truyền thì xã cũng có những buổi tiếp xúc cử tri nói chuyên đề về môi trường do xã tự soạn và lòng ghép với các chuyên đề khác” (PVS cán bộ quản lý xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước). 6. Sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể Kết quả khảo sát cho thấy, các hoạt động thực tế thu hút người dân và thu hút học sinh tham gia hiện nay còn khá khiêm tốn. Hai chương trình chính là tố chức mitting “Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn” và hoạt động hưởng ứng “Ngày Môi trường Thế giới”. Các hoạt động thu hút học sinh tham gia ở các huyện khảo sát chưa thu thập được số liệu cụ thể, nhưng kết quả các cuộc phỏng vấn sâu cho thấy rằng, các hoạt động tập huấn - truyền thông - giáo dục chưa thật sự được chú ý ở các cơ sở trường học. “Hiện nay nhà trường chưa có hoạt động tập huấn cũng như công tác tuyên truyền cho học snh về vấn đề môi trường. Vì không có nguồn nhân lực, không có chuyên môn, không nằm trong quy chế, quy định của trường, và đặc biệt là không có nội dung và kinh phí cho việc tuyên truyền trong nhà trường. Sự thiết sót này thiết nghĩ đó không phải là trách nhiệm của nhà trường.” (PVS cán bộ quản lý Trường THCS Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ). “Về lĩnh vực nguồn nước và vệ sinh môi trường nói chung thì nhà trường không có chức năng giáo dục vì nó quá chuyên sâu và vượt quá khả năng của nhà trường và không đúng với chăng năng nhiệm vụ của nhà trường. Nhà trường không có giáo viên, cán bộ nào chuyên về lĩnh vực trên, chỉ có cán bộ y tế học đường phụ vụ chăn sóc sức khỏe cho các em tại trường thôi.” (PVS cán bộ quản lý Trường THCS Tây Sơn, huyện Tây Sơn). Các chương trình phóng sự, tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng tập trung chủ yếu ở cấp tỉnh, còn cấp huyện không có thông tin về các chương trình này. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, hình thức mà các tổ chức, đoàn thể sử dụng tuyên truyền thường xuyên là tuyên truyền miệng, thực hiện lồng ghép với các cuộc họp khác ở địa phương. “Đa số các đoàn thể chỉ tuyên truyền trong các cuộc họp và đa số là tuyên truyền miệng, thiếu hình ảnh tuyên truyền. Chưa có những chuyên đề riêng để trực tiếp tuyên truyền cho người dân. Riêng bên Hội Phụ nữ cũng có những đợt tuyên truyền riêng, cũng có tuyên truyền lồng ghép, tổ chức giao lưu, hái hoa kiến thức, hội thảo, tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó còn có những chương trình hỗ trợ 18 khác như giải ngân cho vay vốn xoay vòng để làm nhà vệ sinh, nhà tắm. Những hộ gia đình chưa có trong danh sách giải ngân thì có những quỹ tiết kiệm của Hội phụ nữ (5 triệu/ hộ). Năm 2008 đã thành lập Hội Bảo vệ môi trường. Có những chương trình tuyên truyền về dùng các vật dụng chai lọ, vứt rác thải, dịch cúm gia cầm. Về vấn đề tổ chức truyền thông, không phụ thuộc theo mức độ nào. Truyền thông nhóm nhỏ thì truyền miệng, lớn thì mượn máy chiếu, thuê âm thanh). (TLN cán bộ huyện Phù Mỹ). “Các đoàn thể, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân vận động tuyên truyền thường xuyên nhưng chỉ theo dạng lồng ghép. Hằng năm huyện cũng có kinh phí tổ chức tập huấn cho các tuyên truyền viên ở xã (tập huấn riêng, theo chuyên đề, 1 lần/năm). Tuy nhiên khi về đến thôn thì chỉ thực hiện theo cách lồng ghép. Hội Phụ nữ nhận tài liệu từ Trung tâm Nước sạch rồi photo gửi cho các cộng tác viên. Công tác viên sẽ dựa vào tài liệu để truyền đạt đến người dân. Không có người có chuyên môn để phổ biến sâu cho người dân, vì vậy phải phối hợp với các ban ngành. Năng lực tuyên truyền của cán bộ ở xã nghe 10 chỉ tuyên truyền 7. Theo từng cấp thì nội dung tuyên truyền sẽ bị mất dần đi, không còn đầy đủ như ban đầu.” (TLN cán bộ huyện Tuy Phước) 7. Kết quả thực hiện các chỉ số cơ bản về môi trường năm 2009 Bảng 8 trình bày các chỉ số cơ bản về nguồn nước và tỷ lệ hộ sử dụng năm 2009 phân theo địa bàn. Đối với cấp độ tỉnh, có khoảng 18,6% số hộ nông thôn (kể cả các thị trấn) sử dụng nước máy (đồng hồ riêng và công cộng), số còn lại chủ yếu là sử dụng nước giếng đào và giếng khoan. Trong số này, có 80,1% số giếng đào và 86,4% số giếng khoan hợp vệ sinh. Kết quả cũng cho thấy sự phân bố các nguồn nước máy là rất khác nhau giữa 6 huyện và 12 xã được khảo sát. Phù Mỹ, Tuy Phước, và An Nhơn là 3 huyện có số hộ sử dụng nước máy bằng đồng hồ riêng cao hơn mức bình quân chung (tương ứng là 11,6%, 14,7%, và 15,5%). Tỷ lệ cao này không thuộc các xã được khảo sát vì cuộc khảo sát là tập trung chủ yếu vào những địa bàn khó khăn về nguồn nước. Đối với giếng đào thì sự chênh lệch về tỷ lệ nước hợp vệ sinh không lớn dù các vùng phía bắc và gần biển có tỷ lệ thấp hơn. Tỷ lệ nước hợp vệ sinh ở giếng khoan cao hơn và khá đồng đều, trừ trường hợp xã Hoài Hương có tỷ lệ thấp (49,1%). Một số xã không thống kê được đối với một vài chỉ số. Điều này một lần nữa cho thấy công tác thống kê, lưu trữ ở cấp cơ sở còn nhiều yếu kém. Các chỉ báo trên là hết sức cơ bản để đánh giá thực trạng nguồn nước và chất lượng nguồn nước mà người dân nông thôn đang sử dụng. Mặc dù tỷ lệ sử dụng nước ở các cơ quan, tổ chức không lớn so với hộ dân cư, bộ phận này có ý nghĩa quan trọng vì liên quan đến phúc lợi của dân cư. Trường học, trạm y tế, bệnh viện... là những nơi rất cần sử dụng nguồn nước sạch. Kết quả từ Bảng 9 cho thấy, nguồn nước sử dụng cho các cơ quan, công sở chủ yếu là giếng khoan, chiếm đến 90%, dù một số nơi cũng có sử dụng giếng đào khá phổ biến như ở huyện Phù Mỹ. Số cơ quan đơn vị sử dụng nước máy còn rất ít, chiếm tỷ lệ không đáng kể. Nhìn chung, các cơ quan, đơn vị đều có nguồn nước giếng đào hoặc giếng khoan; một số cơ sở có số lượng nguồn cung cấp nước nhiều hơn một nguồn. Nhà trẻ, trạm y tế, bệnh viện, trường học, và cơ quan nhà nước là những nơi có nguồn cung cấp nước tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, ở một số nơi vẫn không

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKhảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh bình định.pdf