Khảo sát đặc điểm sinh học và chu trình phát triển của loài tầm gửi Macrosolen cochinchinensis trên cây cao su (Hevea brasiliensis)

MỤC LỤC Trang tựa Trang Lời cảm tạ iii Tóm tắt .iv Thesis summry v Mục lục vi Danh sách các chữ viết tắt . viii Danh sách các hình . .ix Danh sách các bảng x Chương1: GIỚI THIỆU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích đề tài . 3 1.3.Yêu cầu . 3 1.4.Giới hạn đề tài . 3 Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Giới thiệu về cây cao su Hevea brasiliensis .4 2.1.1. Tên họ và nguồn gốc 4 2.1.2. Đặc điểm sinhhọc, sinh thái . 5 2.1.3.Nguồn gốc và quá trình phát triển cao su thiên nhiên ở Việt Nam 6 2.1.4. Hiệu quả của cây cao su . 8 2.2. Giới thiệu về họ tầm gửi Loranthaceae . 10 2.2.1. Tầm gửi là gì? 10 2.2.2. Vòng đời và đặc điểm sinh học của họ Loranthaceae . 14 2.2.3. Các phương pháp kiểm soát và quản lý cây tầm gửi . 14 2.2.4. Giới thiệu về loài tầm gửi lá lớn Macrosolen cochinchinensis . 18 2.3. Giới thiệu sơ lược về các loại thuốc thí nghiệm 20 2.3.1. 2,4–D .20 2.3.2. Ethephon .21 2.3.3. Tryclopyr butoxyethyl ester 22 Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHưƠNG PHÁP TIẾN HÀNH .24 3.1. Thời gian và địa điểm tiến hành 24 3.2. Nội dung nghiên cứu .24 3.3. Vật liệu thí nghiệm 24 3.3.1. Cây tầm gởi Macrosolen cochinchinensis .24 3.3.2. Hóa chất và thiết bị cần thiết .24 3.4. Phương pháp 25 3.4.1. Nội dung 1: Điều tra mức độ nhiễm bệnh tầm gởi trên cây cao su tại nông trường ÔngQuế - Đồng Nai 25 3.4.2. Nội dung 2: Định danh các loài tầm gởi gây bệnh họ Loranthacea 27 3.4.3. Nội dung 3: Khảo sát sự nảy mầm và chu trình phát triển của loài tầm gửi Macrosolen cochinchinensis .27 3.4.4. Nội dung 4: Giải phẫu hình thái 28 3.4.5. Nội dung 5: Bước đầu thử nghiệm với hóa chất Garlon 250 EC 28 Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30 4.1. Kết quả điều tra mức độ nhiễm bệnh tầm gởi trên cây cao su tại nông trường Ông Quế - Đồng Nai 30 4.2. Kết quả định danh các loài tầm gửi họ Loranthacea . 33 4.2.1. Macrosolen cochinchinensis 33 4.2.2. Viscum articulatum 34 4.2.3. Dendrophtoe pentandra . 34 4.2.4. Helixanthera cylindrica . 35 4.2.5. Macrosolen tricolor . 35 4.2.6. Taxillus chinensis 36 4.3. Khảo sát sự nảy mầm và chu trình phát triển của loài tầm gởi Macrosolen Cochinchinensis . 37 4.4. Kết quả giải phẫu hình thái 39 4.5. Bước đầu thửn ghiệm xử lý tầm gửi với hóa chất Garlon 250 EC 40 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 45 5.1. Kết luận 45 5.2. Đề nghị 45 Chương 6: TÀI LIỆU THAM KHẢO 46 PHỤ LỤC 49 DANH SÁCH CÁC BẢNG BẢNG TRANG Bảng 2.1. Diện tích và sản lượng cao su Việt Nam từ năm 2001 đến 2006 . 9 Bảng 2.2. Diện tích và sản lượng cao su Việt Nam năm 2006 theo vùng 9 Bảng 2.3. Phân loại họ tầm gửi Loranthaceaeở Việt Nam . 13 Bảng 2.4. Một số loại cây ký chủ của cây tầm gửi họ Loranthaceae . 16 Bảng 4.1. Kết quả điều tra mức độ nhiễm bệnh tầm gửi trên cây cao su tại nông trường Ông Quế - Đồng Nai . 30 Bảng 4.2. Kết quả điều tra tỷ lệ nhiễm bệnh trên các vị trí tán cây 32 DANH SÁCH CÁC HÌNH – BIỂU ĐỒ HÌNH TRANG Hình 1.1. Vườn cao su ở nông trường Ông Quế . 1 Hình 2.1. Công thức cấu tạo cao su thiên nhiên .4 Hình 2.2. Lá, hoa và quả cây cao su . 5 Hình 2.3. Loài Nuytsiaf loribunda 12 Hình 2.4. Loài Atkinsonia ligustrina 12 Hình 2.5. Loài Gaiadendronpunctatum . 12 Hình 2.6. Bản đồ phân bố loài Macrosolen cochinchinensis ở Cuba . 18 Hình 2.7. M. cochinchinensis.A – Cành có quả, B – Cành hoa, C – Hoa , D – Hoa cắt dọc.(Barlow,1981) . 19 Hình 3.1. Sơ đồ vị trí phân bố vết bệnh trên cây 26 Hình 3.2. Các bước trong phương pháp thí nghiệm hóa chất .29 Hình 4.1. Loài Macrosolen cochinchinensis . . 33 Hình 4.2. Loài Viscum articulatum . 34 Hình 4.3. Loài Dendrophtoe pentandra 34 Hình 4.4. Loài Helixanthera cylindrica 35 Hình 4.5. Loài Macrosolen tricolor 35 Hình 4.6. Loài Taxillus chinensis . 36 Hình 4.7. Quát rình nảy mầm và phát triển của Macrosolen cochinchinensis . 37 Hình 4.8. Hạt nảy mầm . 38 Hình 4.9. Vết bệnh cắt ngang – A: cây tầm gửi, B: cây cao su 39 Hình 4.10. A – Mô cây bị nhiễm bênh, B – Mô cây không bị nhiễm bệnh 39 Hình 4.11. (a), (b), (c), (d) Biểu hiện của cây tầm gửi và cây cao su 44 Biểu đồ 4.1. Biểu đồ thể hiện mức độ nhiễm bệnh tầm gửi trên cây cao su 31 Biểu đồ 4.2. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phân bố vết bệnh trêy tán cây cao su 32

pdf61 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4045 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát đặc điểm sinh học và chu trình phát triển của loài tầm gửi Macrosolen cochinchinensis trên cây cao su (Hevea brasiliensis), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ***000*** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA LOÀI TẦM GỬI Macrosolen cochinchinensis TRÊN CÂY CAO SU (Hevea brasiliensis) Ngành học : CÔNG NGHỆ SINH HỌC Niên khóa : 2003 – 2007 Sinh viên thực hiện : BÙI NGUYÊN LÝ Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 8/2007 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC ***000*** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VĂN BẰNG KỸ SƢ KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA LOÀI TẦM GỬI Macrosolen cochinchinensis TRÊN CÂY CAO SU (Hevea brasiliensis) Giáo viên hƣớng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. TRẦN VĂN CẢNH BÙI NGUYÊN LÝ TS. PHAN PHƢỚC HIỀN ThS.PHAN THÀNH DŨNG Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 8/2007 iii LỜI CẢM TẠ Tôi xin chân thành cảm tạ:  Ban Giám Hiệu trƣờng Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm Bộ môn Công Nghệ Sinh Học, cùng tất cả Quý Thầy Cô đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tại trƣờng.  Bộ Môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh; Viện nghiên cứu cao su Việt Nam – Lai Khê - Bến Cát - Bình Dƣơng, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.  Thầy Trần Văn Cảnh, thầy Phan Phƣớc Hiền, thầy Phan Thành Dũng đã tận tình hƣớng dẫn, tạo mọi điều kiện giúp đỡ chúng tôi hoàn thành khóa luận này. Thầy Phan Thành Dũng đã tạo điều kiện cho chúng tôi thực tập tại Viện nghiên cứu cao su và nông trƣờng Ông Quế - Đồng Nai.  Cô Nguyệt Khoa Lâm nghiệp trƣờng Đại học nông Lâm đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi thực tập tại phòng thí nghiệm khoa lâm nghiệp.  Thầy Lê Văn Việt khoa Sinh học trƣờng Đại học Khoa Học Tự Nhiên đã giúp đỡ chúng tôi tận tình.  Ban giám đốc Công ty cao su Đồng Nai, ban giám đốc và nhân viên nông trƣờng Ông Quế.  Các anh chị ở bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Viện nghiên cứu cao su, các cô chú ở nông trƣờng Ông Quế - Đồng Nai, các bạn ở phòng thí nghiệm khoa lâm nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi hoàn thành khóa luận.  Các thành viên lớp Công Nghệ Sinh Học 29 đã động viên, giúp đỡ chúng tôi trong thời gian thực tập. Sinh viên thực hiện BÙI NGUYÊN LÝ iv TÓM TẮT KHÓA LUẬN BÙI NGUYÊN LÝ, Đại học Nông Lâm thành Phố Hồ Chí Minh. Tháng 8/2007. “Khảo sát đặc tính sinh học và chu trình phat triển của loài tầm gửi Macrosolen cochinchinensis trên cây cao su (Hevea brasiliensis)”. Đề tài do Bùi Nguyên Lý thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của: TS Trần Văn Cảnh TS Phan Phƣớc Hiền ThS Phan Thành Dũng Cây tầm gửi Macrosolen cochinchinensis là loài tầm gửi có lá lớn, thuộc họ Loranthaceae phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Là bụi ký sinh trên những cây có hạt khác, đa số là những cây lâu năm. Chúng bám trên các cành cây nhờ bộ rễ thọc sâu vào trong thân cây, hút nƣớc và chất dinh dƣỡng của cây. Vì vậy làm cho sức sống của cây giảm, cây còi cọc và chết. Cây tầm gửi hiện nay đang là mối quan tâm lớn của ngành nông nghiệp nƣớc ta. Đặc biệt là chúng đang làm tổn thất đến sản lƣợng cao su ở vùng Đông Nam Bộ cụ thể là nông trƣờng Ông Quế - Đồng Nai. Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 3/2007 đến tháng 7/2007 với các nội dung: Điều tra mức độ nhiễm bệnh tầm gửi trên cây cao su ở Ông Quế - Đồng Nai. Định danh các loài tầm gửi gây bệnh trên cây cao su thuộc họ Loranthaceae. Khảo sát chu trình phát triển của loài tầm gửi Macrsolen cochinchinensis. Giải phẫu mô, so sánh giữa mô bị nhiễm bệnh và không nhiễm bệnh. Bƣớc đầu thử nghiệm với hóa chất để xử lý tầm gửi. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau: Tính đƣợc tỷ lệ nhiễm bệnh, chỉ số bệnh, tỷ lệ nhiễm bệnh trên các vị trí tán cây từ đó đánh giá đƣợc mức độ nhiễm bệnh. Định danh đƣợc 6 loài tầm gửi. Theo dõi khả năng nảy mầm của hạt tầm gửi. Kết quả thử nghiệm với thuốc diệt cỏ Garlon 250 EC. v THESIS SUMMARY BUI NGUYEN LY, University of Agriculture and Forestry, Ho Chi Minh City, August 2007. “Investigation of biological characteristic and development cycle of the mistletoe Macrosolen cochinchinensis in the rubber tree (Hevea brasiliensis)”. This investigation has been undertaken by Bui Nguyen Ly with the guidance of: Dr Tran Van Canh Dr Phan Phuoc Hien Mr Phan Thanh Dung, MSc The mistletoe Macrosolen cochinchinensis is of broadleaf mistletoe type, belonging to Loranthaceae family, predominantly distributed in the tropical and subtropical areas. It parasitizes on other seed plants, mostly long-term trees. They hang on the tree branch by having the roots striking deeply into the trunk, absorbing water and nutrition of the tree. Therefore it makes the tree life shortened, stunted and died. The mistletoe is currently in great consideration of the national agricultural industry. Especially, it creates the loss of rubber production in the South Eastern Area, in particular the Ong Que farm in Dong Nai. The topis has been undertaken from 2/2007 to 7/2007 with the following contents: - Investigate the mistletoe effect level on the rubber trees in Ong Que, Dong Nai province. - Determine the pathogenic mistletoe in rubber tree, belonging to the Loranthaceae family. - Survey the development cycle of Macrsolen cochinchinensis. - Tissue surgery, comparison between diseased and non-diseased tissues - Initial experiment with chemicals to treat the mistletoe The result is as follows: - Able to calculate the disease ratio, disease parameters on the tree canopy, then assess the disease level. - Determine 6 types of mistletoe - Monitor the sprout ability of mistletoe seed - Experiment results with weed-killer Garlon 250EC vi MỤC LỤC Trang tựa Trang Lời cảm tạ .................................................................................................................... iii Tóm tắt ......................................................................................................................... iv Thesis summry............................................................................................................ .. v Mục lục ........................................................................................................................ vi Danh sách các chữ viết tắt....................................................................................... .. viii Danh sách các hình............................................................................................. ......... ix Danh sách các bảng...................................................................................... ................ x Chƣơng1: GIỚI THIỆU ................................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề .... ......................................................................................................1 1.2. Mục đích đề tài................................................................................................... 3 1.3.Yêu cầu ............................................................................................................... 3 1.4.Giới hạn đề tài ..................................................................................................... 3 Chƣơng 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 4 2.1. Giới thiệu về cây cao su Hevea brasiliensis ..................................................... 4 2.1.1. Tên họ và nguồn gốc .................................................................................. 4 2.1.2. Đặc điểm sinhhọc, sinh thái ....................................................................... 5 2.1.3.Nguồn gốc và quá trình phát triển cao su thiên nhiên ở Việt Nam ............ 6 2.1.4. Hiệu quả của cây cao su ............................................................................. 8 2.2. Giới thiệu về họ tầm gửi Loranthaceae ......................................................... 10 2.2.1. Tầm gửi là gì? .......................................................................................... 10 2.2.2. Vòng đời và đặc điểm sinh học của họ Loranthaceae ............................. 14 2.2.3. Các phƣơng pháp kiểm soát và quản lý cây tầm gửi ............................... 14 2.2.4. Giới thiệu về loài tầm gửi lá lớn Macrosolen cochinchinensis ............... 18 2.3. Giới thiệu sơ lƣợc về các loại thuốc thí nghiệm ............................................ 20 2.3.1. 2,4–D...................................................................................................... . 20 2.3.2. Ethephon ................................................................................................... 21 2.3.3. Tryclopyr butoxyethyl ester ...................................................................... 22 Chƣơng 3: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ................................... 24 3.1. Thời gian và địa điểm tiến hành .................................................................... 24 vii 3.2. Nội dung nghiên cứu.................................................................................... . 24 3.3. Vật liệu thí nghiệm ........................................................................................ 24 3.3.1. Cây tầm gởi Macrosolen cochinchinensis ............................................... 24 3.3.2. Hóa chất và thiết bị cần thiết ................................................................... 24 3.4. Phƣơng pháp .................................................................................................... 25 3.4.1. Nội dung 1: Điều tra mức độ nhiễm bệnh tầm gởi trên cây cao su tại nông trƣờng ÔngQuế - Đồng Nai ...................................... 25 3.4.2. Nội dung 2: Định danh các loài tầm gởi gây bệnh họ Loranthacea ........ 27 3.4.3. Nội dung 3: Khảo sát sự nảy mầm và chu trình phát triển của loài tầm gửi Macrosolen cochinchinensis ....................................... 27 3.4.4. Nội dung 4: Giải phẫu hình thái............................................................. . 28 3.4.5. Nội dung 5: Bƣớc đầu thử nghiệm với hóa chất Garlon 250 EC ............ 28 Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 30 4.1. Kết quả điều tra mức độ nhiễm bệnh tầm gởi trên cây cao su tại nông trƣờng Ông Quế - Đồng Nai ...................................................................................... 30 4.2. Kết quả định danh các loài tầm gửi họ Loranthacea ..................................... 33 4.2.1. Macrosolen cochinchinensis .................................................................... 33 4.2.2. Viscum articulatum .................................................................................. 34 4.2.3. Dendrophtoe pentandra ........................................................................... 34 4.2.4. Helixanthera cylindrica ........................................................................... 35 4.2.5. Macrosolen tricolor ................................................................................. 35 4.2.6. Taxillus chinensis................................................................................... . 36 4.3. Khảo sát sự nảy mầm và chu trình phát triển của loài tầm gởi Macrosolen Cochinchinensis ............................................................................................. 37 4.4. Kết quả giải phẫu hình thái ............................................................................ 39 4.5. Bƣớc đầu thửn ghiệm xử lý tầm gửi với hóa chất Garlon 250 EC ................ 40 Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 45 5.1. Kết luận ............................................................................................................ 45 5.2. Đề nghị........................................................................................................... . 45 Chƣơng 6: TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 46 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 49 viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 2,4 – D: 2,4 – dichloriphenoxy acetic acid TLB: Tỷ lệ bệnh CSB: Chỉ số bệnh SALB: South American Leaf Blight ix DANH SÁCH CÁC BẢNG BẢNG TRANG Bảng 2.1. Diện tích và sản lƣợng cao su Việt Nam từ năm 2001 đến 2006 ................. 9 Bảng 2.2. Diện tích và sản lƣợng cao su Việt Nam năm 2006 theo vùng .................... 9 Bảng 2.3. Phân loại họ tầm gửi Loranthaceaeở Việt Nam ......................................... 13 Bảng 2.4. Một số loại cây ký chủ của cây tầm gửi họ Loranthaceae ......................... 16 Bảng 4.1. Kết quả điều tra mức độ nhiễm bệnh tầm gửi trên cây cao su tại nông trƣờng Ông Quế - Đồng Nai ....................................................................................... 30 Bảng 4.2. Kết quả điều tra tỷ lệ nhiễm bệnh trên các vị trí tán cây ............................ 32 x DANH SÁCH CÁC HÌNH – BIỂU ĐỒ HÌNH TRANG Hình 1.1. Vƣờn cao su ở nông trƣờng Ông Quế ........................................................... 1 Hình 2.1. Công thức cấu tạo cao su thiên nhiên ........................................................... 4 Hình 2.2. Lá, hoa và quả cây cao su ............................................................................. 5 Hình 2.3. Loài Nuytsiaf loribunda .............................................................................. 12 Hình 2.4. Loài Atkinsonia ligustrina .......................................................................... 12 Hình 2.5. Loài Gaiadendron punctatum ..................................................................... 12 Hình 2.6. Bản đồ phân bố loài Macrosolen cochinchinensis ở Cuba ......................... 18 Hình 2.7. M. cochinchinensis.A – Cành có quả, B – Cành hoa, C – Hoa , D – Hoa cắt dọc.(Barlow,1981)............................................................................... ...... 19 Hình 3.1. Sơ đồ vị trí phân bố vết bệnh trên cây................................................ ........ 26 Hình 3.2. Các bƣớc trong phƣơng pháp thí nghiệm hóa chất ..................................... 29 Hình 4.1. Loài Macrosolen cochinchinensis......................................................... ..... 33 Hình 4.2. Loài Viscum articulatum ............................................................................. 34 Hình 4.3. Loài Dendrophtoe pentandra ...................................................................... 34 Hình 4.4. Loài Helixanthera cylindrica ...................................................................... 35 Hình 4.5. Loài Macrosolen tricolor ............................................................................ 35 Hình 4.6. Loài Taxillus chinensis ............................................................................... 36 Hình 4.7. Quát rình nảy mầm và phát triển của Macrosolen cochinchinensis ........... 37 Hình 4.8. Hạt nảy mầm ............................................................................................... 38 Hình 4.9. Vết bệnh cắt ngang – A: cây tầm gửi, B: cây cao su .................................. 39 Hình 4.10. A – Mô cây bị nhiễm bênh, B – Mô cây không bị nhiễm bệnh ................ 39 Hình 4.11. (a), (b), (c), (d) Biểu hiện của cây tầm gửi và cây cao su.............. .......... 44 Biểu đồ 4.1. Biểu đồ thể hiện mức độ nhiễm bệnh tầm gửi trên cây cao su .............. 31 Biểu đồ 4.2. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phân bố vết bệnh trêy tán cây cao su .................. 32 1 Chƣơng 1 GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Cây cao su Hevea brasiliensis Muell. Arg có nguồn gốc ở Nam Mỹ, mọc hoang dại trên một địa bàn rộng lớn từ 5-6 triệu km2, bao gồm toàn bộ lƣu vực sông Amazon và các vùng kế cận. Cây cao su xuất hiện ở Việt Nam năm 1877 sau khi ngƣời Pháp bắt đầu xâm lƣợc nƣớc ta. Một ngƣời Pháp tên là Pierre mang hạt giống từ Singapore đến, lập vƣờn ƣơm thử ở Bách Thảo Sài Gòn nhƣng không cây nào sống đƣợc [1]. Hình 1.1: Vƣờn cao su ở nông trƣờng Ông Quế Mãi đến năm 1897, Raoul, một dƣợc sĩ hải quân Pháp mới gởi hạt giống ở Java (Inđonesia) về, đem gieo trồng ở trạm thí nghiệm Ông Yệm (Bến Cát, Bình Dƣơng). Một số hạt giống đƣợc gởi cho bác sĩ Yersin cùng với hạt giống xin thêm ở Colombo (Sri Lanka) đƣa gieo trồng ở trại thí nghiệm của Viện Pasteur ở Suối Dầu phía Nam Thành phố Nha Trang, tạo thành đồn điền cao su 400 cây đầu tiên ở Việt Nam [3]. Cao su là cây cho sản lƣợng mủ cao, phẩm chất mủ tốt nhất trong các loại cây có nhựa mủ. Cao su là một trong bốn nguyên liệu cơ bản của nền công nghiệp hiện 2 đại (than đá, gang thép, dầu hỏa và cao su) [6]. Là cây có ý nghĩa kinh tế rất lớn, sản phẩm của nó chủ yếu đƣợc dùng làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, còn gọi là cây kỹ thuật vì loại cây này đòi hỏi kỹ thuật trồng trọt tƣơng đối cao, hay còn gọi là cây kinh tế vì trong quá trình sản xuất cây này phải đầu tƣ vốn nhiều và hiệu quả kinh tế thu đƣợc trên một đơn vị diện tích thƣờng cao hơn so với trồng các loại cây khác. Cao su đƣợc trồng nhằm mục đích khai thác mủ, ngoài ra, hạt cao su cho tinh dầu quý trong kỹ nghệ sơn mài, xà phòng, chế nhựa ankít để dán gỗ. Gỗ cao su dùng làm đồ gia dụng rất có giá trị. Rừng cao su có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất và làm cân bằng sinh thái. Đối với những nƣớc có tiềm năng lớn về cao su, các sản phẩm cao su có thể thành nguồn hàng xuất khẩu quan trọng của đất nƣớc [1], [3]. Vào đầu thế kỷ XX, nhiều ngƣời cho rằng “Cây cao su không bị một loại bệnh và côn trùng nào đe dọa”. Tuy nhiên, sau thời gian canh tác cùng các phƣơng pháp trồng tập trung trên một diện tích rộng trong vùng nhiệt độ và ẩm độ cao, các loại bệnh và côn trùng dần xuất hiện và gây thiệt hại không nhỏ. Theo dõi thời gian từ năm 1996 đến năm 2000, có 7 loại bệnh chính gây ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và sản lƣợng cây cao su. Trong đó, có hai loại mới xuất hiện và gây hại nặng là bệnh rụng lá Corynespora và nứt vỏ thân do nấm Botrydiploidia theobronae Pat [4], [12]. Ngoài ra, tại vùng phía Đông Nam Bộ nƣớc ta đã xuất hiện một loại bệnh mới là bệnh cây tầm gửi ký sinh. Tuy loài tầm gửi này đã xuất hiện nhiều năm song con ngƣời vẫn chƣa đề cập đến và không nhận thấy đƣợc tác hại của chúng. Từ nhiều năm trở lại đây cây tầm gửi phát triển ngày càng nhiều trên cây cao su ở vùng Đông Nam Bộ nƣớc ta đặc biệt là khu vực Ông Quế - Đồng Nai làm ảnh hƣởng lớn về năng suất, đồng thời làm cho cây cao su bị khô dần và giảm chu kỳ kinh tế của cây. Nhận thấy đƣợc tác hại lâu dài của cây tầm gửi, chúng tôi đƣợc sự giúp đỡ của các thầy cô, các cô chú trong Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam và Công ty Cao su Đồng Nai thực hiện đề tài: “Khảo sát đặc điểm sinh học và chu trình phát triển của loài tầm gửi Macrosolen cochinchinensis trên cây cao su (Hevea brasiliensis)”. 3 1.2. Mục đích đề tài Điều tra, đánh giá mức độ gây bệnh ở nông trƣờng Ông Quế - Đồng Nai. Định danh các loài thuộc họ tầm gửi Loranthaceae. Tìm hiểu sự tƣơng tác giữa ký sinh và ký chủ của cây tầm gửi và cây cao su. Những biện pháp có thể thực hiện để hạn chế, xử lý sự gây hại của tầm gửi ở Ông Quế - Đồng Nai. 1.3. Yêu cầu Hiểu biết căn bản về bệnh cây cao su, bệnh do loài tầm gửi Loranthaceae ký sinh và những triệu chứng đặc trƣng của bệnh. Định danh và nhận dạng hình thái để phân loại các loài tầm gửi. Xử lý mô cây để so sánh sự khác nhau giữa cây bị nhiễm bệnh và cây không bị nhiễm bệnh. Lây bệnh nhân tạo theo dõi chu trình phát triển của cây tầm gửi. Bƣớc đầu thử nghiệm xử lý với hoá chất Garlon 250 EC. 1.4. Giới hạn đề tài: Cây cao su là cây lâu năm, việc tiến hành theo dõi cần phải có thời gian lâu dài, với thời gian thực tập ngắn đề tài chỉ dừng lại ở phần xử lý với hóa chất để hạn chế sự phát tán của bệnh tầm gửi trên cây cao su tại nông trƣờng Ông Quế. Mặt khác, đây là một vấn đề rất mới ở Việt Nam nên việc nghiên cứu còn nhiều khó khăn và bƣớc đầu mang tính thăm dò. 4 Chƣơng 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Giới thiệu về cây cao su 2.1.1. Tên họ và nguồn gốc Cây cao su Hevea brasiliensis, là một loài thuộc chi Hevea, họ Euphorbiaceae. Trong chi Hevea, còn có 9 loài Hevea khác: H. benthaminna, H. camarganoa, H. camporum, H. guinensis, H. nitida, H. microphylla, H. pauciflora, H. rigidifolia và H. spuceana. Mặt dù tất cả các loài Hevea đều cho cao su nhƣng chỉ có loài Hevea brasiliensis là có ý nghĩa về kinh tế và đƣợc trồng rộng rãi nhất. Tất cả các loài Hevea là loài đặc hữu bản địa của vùng Amazon, Nam Mỹ phân bố trong tự nhiên trên một vùng rộng lớn nằm giữa vĩ độ 6° Bắc và 15° Nam, giữa kinh độ 46° Tây và 77° Đông, bao trùm các nƣớc Bolivia, Brazil, Colombia, Peron và Venezuela. Ngoài vùng bản địa trên ngƣời ta không tìm thấy cây cao su trong tự nhiên ở các nơi trên thế giới (P. Campagnu, 1986) [11]. Hình 2.1. Công thức cấu tạo cao su thiên nhiên 2.1.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái Cây cao su là loài cây thân gỗ to, sinh trƣởng nhanh, trong rừng có thể cao đến hơn 40 m và vòng thân có thể đạt đến 5 m và có thể sống hàng trăm năm. Trong các đồn điền, cây cao su ít khi cao hơn 25 m do việc cạo mủ làm giảm sinh trƣởng và thông thƣờng cây đƣợc đốn hạ để tái canh sau chu kỳ 30-35 năm. Lá cao su là lá kép có 3 lá chét, hoa nhỏ màu vàng, đơn tính đồng chu và khó tự thụ; quả có 3 mảnh vỏ 5 chứa 3 hạt, quả tự khai, hạt khá lớn có kích thƣớc khoảng 2 cm, chứa nhiều dầu, dễ mất sức nảy mầm (Hình 2.2). Cây có thời kì qua đông: lá rụng toàn bộ sau đó nảy lộc phát triển bộ lá mới. Cây thay lá sớm hay muộn, từng phần hay toàn phần tùy thuộc đặc điểm giống và điều kiện môi trƣờng (mƣa và nhiệt độ). Trong điều kiện Việt Nam, cây rụng lá qua đông sớm hơn, sau đó cây ra hoa vào tháng 3, trái rụng trong khoảng tháng 8-9 hàng năm. Trong tự nhiên, cây cao su thụ phấn nhờ côn trùng là chủ yếu, tỷ lệ đậu trái trong tự nhiên rất thấp, có thể nhỏ hơn 3%. Cây cao su là loài có rễ cọc rất phát triển, ở 7-8 tuổi rễ cọc có thể ăn sâu đến 2,4 m, rễ hút tập trung chủ yếu ở tầng đất mặt 0-30 cm. Ở cây trƣởng thành toàn bộ hệ thống rễ có thể chiếm đến 15% tổng sinh khối cây cao su. Cây cao su thích hợp phát triển ở nhiệt độ trung bình từ 25-28°C, nếu nhiệt độ thấp hơn sẽ làm cho cây chậm sinh trƣởng dẫn đến kéo dài thời gian kiến thiết cơ bản, khi nhiệt độ giảm xuống 4-5°C, cây bắt đầu tổn hại vì lạnh, gây khô lá [1], [2], [3], [11]. Về phƣơng diện bệnh hại, theo Chee (1976), cây cao su bị trên 540 loài vi sinh vật tấn công, trong đó 24 loài có tầm quan trọng về phƣơng diện kinh tế. Ngoại trừ bệnh cháy lá Nam Mỹ, SALB (South American Leaf Blight) do nấm Microcylus ulei gây ra chỉ xuất hiện ở Nam Mỹ, cao su Việt Nam bị tác hại của một số bệnh quan trọng nhất sau đây: bệnh phấn trắng, bệnh rụng lá Corynespora, bệnh nấm hồng, bệnh loét sọc mặt cạo, bệnh héo đen đầu lá, bệnh nứt vỏ do nấm Botryodiploidia...[12] Hình 2.2. Lá, hoa và quả cây cao su 6 2.1.3. Nguồn gốc và quá trình phát triển cao su thiên nhiên ở Việt Nam  Những cây cao su đầu tiên tại Thảo Cầm Viên - Sài Gòn Ngày 10/6/1863, chuẩn đô đốc De Langrandiere, Thống đốc và Tổng tƣ lệnh quân đội Pháp ở Nam Kỳ quyết định thành lập Vƣờn Thực Vật và Vƣờn Thú Sài Gòn, bốn năm sau khi chiếm Thành Phố Sài Gòn. Tháng 3/1864, ngƣời ta chọn ở phía Đông Bắc Sài Gòn một khu đất khoảng 12 ha, đất nghèo, sình lầy, một phần khá lớn là lùm bụi và cây tre gai [3]. Ông J. B. Louis Pierre, một nhà thực vật học giỏi đã có nhiều năm kinh nghiệm ở vƣờn thực vật Calcutta xin vào làm việc ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Ông Pierre dành thời giờ và sức lực đi khảo sát, điều tra và du nhập nhiều loại cây kinh tế vào nƣớc ta. Trong số này ông Pierre cũng có thử nghiệm cây cao su. Theo lời kể của ông Josselme, giáo sƣ trƣờng trung học Chasseloup Laubat, một ngƣời rất quan tâm đến cây cao su H. brasiliensis, những cây này do ông Pierre nhập năm 1877 từ nguồn hạt của Wickham. Nhƣng về sau ngƣời ta không còn thấy các cây này. Năm 1884, một số cây con đƣợc gởi từ Indonesia về Sài Gòn, trong đó có cây cao su do vƣờn thực vật Buitenzorg cung cấp. Ông lãnh sự Pháp nhấn mạnh: Cây cao su cho một loại mủ rất đƣợc ƣa chuộng, cây này mọc trong các vùng ẩm thấp, cả trong vùng sình lầy. Chi tiết này của nhà ngoại giao Pháp đã hƣớng cho Thảo Cầm Viên, Sài Gòn đem trồng các cây cao su nhận từ Indonesia. Năm 1881, ông Seeligmann, Bộ trƣởng Bộ Bƣu Điện và Viễn Thông Pháp, cử ngƣời đi các vùng Malaysia, Sumatra, Borneo nghiên cứu khả năng nhập giống cây này về để trồng ở Nam Kỳ. Ông gởi về Sài Gòn 50 cây cao su vào tháng 12/1881, năm đầu còn sống 5 cây; ông gởi lần thứ hai nhƣng đến tháng 6/1883, chỉ còn lại vài cây đang sống dở, chết dở và chúng dần dần mất tích [3].  Nguồn gốc của giống cao su do ông Raoul đƣa vào Việt Nam. Nhƣ vậy, những cây cao su đầu tiên du nhập vào Việt Nam từ 1884 trở về trƣớc đã không để lại dấu vết, phải đến đợt nhập giống qui mô lớn do ông Raoul thực hiện 1897, mở đầu cho việc thực nghiệm cây cao su trên diện rộng ở miền Nam Trung Bộ và ở Nam Bộ, thì cây cao su mới chính thức du nhập vào Việt Nam. Ông Raoul (1845-1898) là một ngƣời Pháp vào hải quân từ 1865-1897, ông thực hiện một chuyến công du ở Viễn Đông và gửi giống cao su về cho ông Capus. Mọi ngƣời 7 thống nhất với nhau rằng chính ông Raoul là ngƣời đƣa giống cao su vào Việt Nam năm 1897 [3].  Các cuộc thử nghiệm đầu tiên: Nhà nƣớc dựa số giống do ông Raoul gửi về Sài Gòn đƣợc phân phối nhƣ sau: - 1.000 cây cho trại thực nghiệm Ông Yệm (Bến Cát). - 200 cây cho Yersin ở Nha Trang. - 200 cây cho ông Canavaggio để trồng ở Thủ Đức dƣới tán rừng thƣa và 100 cây trồng ở những vùng đất khác nhau. - Và 100 hạt cho ông Josselme.  Tại trạm Ông Yệm và một số tƣ nhân ngƣời Pháp Việc thực nghiệm cao su của nhà nƣớc là trạm Ông Yệm (Bến Cát), 1.000 cây cao su con đƣợc giao cho Trạm và trồng trên diện tích 8,50 ha. Theo ông G. Capus, trong báo cáo gửi lên Toàn quyền Đông Dƣơng năm 1900, thì đất thí nghiệm cao su bị xói mòn nặng, nghèo mùn và nhiều cát. Tuy nhiên, sau hai năm, số cây còn lại mọc khoẻ nhƣng không đều [3], [2]. Về 300 cây giao cho ông Canavaggio trồng ở Thủ Đức, ông G. Capus trong báo cáo gửi lên Toàn quyền Đông Dƣơng cho biết các cây này trồng dƣới tán rừng thƣa và còn đang đƣợc theo dõi để biết sự phát triển của chúng trong một môi trƣờng nhƣ vậy. Sơ bộ nhận thấy rằng cây cao su không thích hợp đất thấp, ngập úng.  Tại đồn điền Viện Pasteur ở Suối Dầu Ở Viện Pasteur Paris, trong một sự hợp tác tay ba giữa các nhà khoa học, Yersin đã làm công tác thực nghiệm cây cao su với nhiệt tình và trách nhiệm, với những phƣơng pháp khoa học. Yersin đã bắt đầu bị cây cao su chinh phục, ngày 8/11/1898, Yersin đặt mua hai đợt hạt cao su từ Sri Lanka. Đây là đợt nhập giống cao su cao thứ hai vào Việt Nam, sau đợt nhập giống ông Raoul. Tuy hạt nảy mầm kém và có nhiều cây chết khi ra ngôi, số cây còn lại đã đóng góp một phần đáng kể vào công cuộc thực nghiệm của Yersin ở Suối Dầu [3].  Tại đồn điền Phú Nhuận Còn lại là đồn điền Belland, đây là một trong hai cơ sở trồng cao su tƣ nhân ra đời sớm nhất Nam Bộ. Chủ sở là ông Belland, thanh tra cảnh sát, ông đã dùng tiền riêng để mua hạt cao su từ Sri Lanka về trồng trong đồn điền của mình, trƣớc tiên là 8 để che bóng cho cây cà phê. Nhƣng dần dần ông Belland đốn bỏ cà phê và đồn điền Phú Nhuận trở thành đồn điền cao su từ năm 1900 – 1903 [3]. Ông Belland đã mua 40.000 hạt của Sri Lanka để cuối cùng đạt 15.300 cây cao su trên diện tích 45 ha. Đất đồn điền nhiều cát, cao su trồng trong một vƣờn cà phê cũ không đƣợc đánh gốc, đặc biệt là không có phân bón. Về chất lƣợng cao su đồn điền Belland có khả năng cạnh tranh với các loại cao su tốt, tờ mủ mỏng, trong, không chất bẩn và màu thƣờng sáng. Cũng nhƣ đồn điền Suối Dầu của Viện Pastuer Nha Trang, đồn điền Belland ở Nam Kỳ đã góp phần đáng kể trong việc phát triển cây cao su ở Việt Nam và giải đáp các thắc mắc cho nhiều ngƣời mong muốn trồng cao su. Vào giữa thập kỷ đầu thế kỷ 20, công tác thực nghiệm du nhập cây cao su vào Việt Nam đã cung cấp cho những ngƣời quan tâm những hiểu biết tích cực về cây công nghiệp có giá trị này, một số đặc tính sinh lý, sinh thái, loại đất và khí hậu thích hợp, cách chăm sóc, cách lấp mủ, cách sơ chế, tổ chức, lao động, sản xuất và nhất là kinh doanh cây cao su có lợi nhuận lớn để từ đó phát triển một ngành mới, ngành công nghiệp cao su [1], [2], [3]. 2.1.4. Hiệu quả của cây cao su  Về kinh tế Diện tích cây cai su hiện xếp thứ nhì trong nhóm các cây trồng lâu năm tại Việt Nam, sau cà phê. Từ năm 2000 – 2004, cao su thiên nhiên là mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu lớn thứ ba sau gạo và cà phê. Đến năm 2005, tổng kim ngạch xuất khẩu cao su xếp thứ hai sau gạo, đạt 804 triệu USD. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu cao su đạt mức cao nhất từ trƣớc đến nay và là lần đầu tiên vƣợt ngƣỡng 1 tỷ USD, ƣớc đạt 1,27 tỷ USD, xếp hàng thứ 7 trong các mặt hàng xuất khẩu dẫn đầu năm 2006 và tiếp tục củng cố vị trí nông sản xuất khẩu thứ hai sau gạo. Các doanh nghiệp cao su đã đạt lợi nhuận cao từ năm 2003 đến nay và đã đóng góp quan trọng vào ngân sách quốc gia. Năm 2006, bình quân diện tích khai thác mủ của khối quốc doanh đạt tổng thu là 46 triệu đồng/ha, tiểu điền khoảng 27 triệu đồng/ha [3]. 9 Bảng 2.1. Diện tích và sản lƣợng cao su của VN từ năm 2001 đến 2006 [13] Năm Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn) Năng suất (kg/ha/năm) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 415.800 428.800 440.800 454.100 480.200 516.100 312.600 331.400 363.500 419.000 468.600 553.500 1.299 1.360 1.363 1.385 1.434 1.552 Bảng 2.2. Diện tích và sản lƣợng cao su Việt Nam năm 2006 theo vùng [13] Vùng trồng Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn) Nămg suất (kg/ha/năm) Đông Nam Bộ Tây Nguyên Miền Trung 331,970 (64.3%) 117,230 (22.7%) 66,900 (13.0%) 431,080 (77.9%) 93,600 (16.9%) 28,840 (5.2%) 1,656 1,311 1,162  Về xã hội Cây cao su đã giúp việc làm cho khoảng 110.000 lao động khối quốc doanh và trên 77.000 hộ nông dân cao su tiểu điền. Nhờ thuận lợi về giá cả, thị trƣờng, cùng với năng suất tăng dần do bộ giống cao sản và tiến bộ khoa học kỹ thuật, thu nhập của ngƣời trồng cao su đã đƣợc cải thiện đáng kể trong những năm gần đây. Nhiều địa phƣơng đã sử dụng cây cao su nhƣ một giải pháp xóa giảm hộ đói, nghèo. Mặt khác, do nhu cầu đi lại vận chuyển mủ, đƣờng xá của vùng trồng cao su đƣợc phát triển tốt hơn góp phần nâng cấp hệ thống giao thông vùng nông thôn [2], [3].  Về môi trƣờng Đến năm 2006, diện tích cao su Việt Nam ƣớc đạt trên 312 ngàn ha ở Đông Nam Bộ và khoảng gần 168 ngàn ha ở các vùng đồi Tây Nguyên, duyên hải miền Trung. Diện tích cây cao su đã góp phần đáng kể cho việc che phủ đất chống xói mòn và bảo vệ đất. 10 Nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh cây cao su hoàn lại một khối lƣợng chất dinh dƣỡng đáng kể cho đất nhƣ cây rừng do bộ lá rụng hàng năm. Mặt khác, sản phẩm của cây cao su là mủ đƣợc tổng hợp từ nƣớc và cacbon, nên cây cao su có nhu cầu phân bón không cao và là cây có khả năng hấp thụ khối lƣợng khí cabonic rất lớn. Do vậy, cây cao su đang đƣợc xem là một giải pháp để giảm tác hại của hiệu ứng nhà kính do khí cacbonic từ các ngành công nghiệp thải ra môi trƣờng [2], [3].  Về an ninh quốc phòng Cây cao su thƣờng đƣợc trồng ở vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, những nơi chƣa có ngƣời ở và các đơn vị trồng cao su phải đƣa lao động từ nơi khác đến chăm sóc, khai thác, chế biến, tạo ra một vùng dân cƣ mới. Chính lực lƣợng này là nòng cốt để giữ gìn an ninh biên giới [3]. 2.2. Giới thiệu về họ tầm gửi Loranthaceae 2.2.1. Tầm gửi là gì? Nhóm cây, họ tầm gửi (Loranthaceae) là một họ thực vật có hoa, đƣợc các nhà phân loại học công nhận rộng khắp [29]. Phần lớn tầm gửi phân bố ở xứ nóng. Là dạng bụi cây, thƣờng sống ký sinh trên cành cây khác, chúng bám trên cây chủ bởi rễ đâm vào thân (epicoetical root). Cành có đốt, không có lông, lá dày, mọc đối nhau hoặc mọc so le, không có lá kèm, cuống lá thƣờng không rõ ràng, lá xanh có thể quang hợp đƣợc nhƣng cây không vận dụng khả năng này mà lại sống nhờ cây chủ bằng những rễ mút thọc sâu hút nhựa của cây chủ [29]. Phiến lá đơn, gân lá thƣờng có hình lông chim, mép lá nguyên. Cụm hoa mọc ở trên đỉnh hay nách lá. Lá bắc thƣờng không lộ rõ và không dễ thấy (Tolypanthus). Hoa lƣỡng tính, ít khi đơn tính, khoảng 4-6 cánh hoa , đối xứng hai bên hoặc đối xứng tỏa tia, tự do hoặc hợp sinh, mở bằng mảnh vỏ. Nhị hoa nhiều bằng cánh hoa, mọc đối mhau và hợp sinh với nhau. Bao phấn phần lớn là đính góp hoặc đôi khi đính lƣng, có khoảng 2-4 ngăn, nứt ra theo chiều dọc, các ngăn thỉnh thoảng phân chia theo chiều ngang. Phấn hoa dẹp hai đầu, thƣờng có 3 thùy hoặc dạng hình tam giác. Bầu nhụy ở bên dƣới, 1- 4 ngăn, không có noãn thật, bao mầm ở giữa trụ hoặc dƣới đáy bầu nhụy. Vòi nhụy đơn giản, đầu nhụy nhỏ. Quả mọng (ít khi là quả hạch hoặc là quả nang), có lớp viscin (lớp chất nhầy) trong mô và bên ngoài vỏ hạt. Hạt có vỏ ngoài khó nhìn thấy; nội nhũ nhiều, phôi to [10],[16]. 11 Có khoảng 60-68 giống và 700-950 loài ở vùng nhiệt đới và vùng cận nhiệt đới. Một vài loài bao gồm Macrosolen conchinchinensis, Scurrula parusitica và nhiều loài của Taxillus có đặc tính chữa bệnh. Một vài loài, đặc biệt là Scurrula parasticia và cùng họ với nó có thể là một thực vật ký sinh gây rắc rối nặng cho cây ăn trái và những cây rừng khác [10]. Có nhiều loại tầm gửi, theo các nhà nghiên cứu thì có 3 loại tầm gửi chính đƣợc mô tả nhƣ sau [10]: 1) Loại chỉ sống trên một loài cây chủ nhất định nhƣ cây tầm gửi càng cua (Viscum articulatum): có cành dẹt, chia đốt nhƣ càng cua, chỉ sống trên cây sau sau (Liquidambar formosana). 2) Loại sống đƣợc trên nhiều cây chủ khác nhau: nhƣ tầm gửi cây sến (Elytranthe tricolos), thƣờng dùng để bó gãy xƣơng, có thể mọc đƣợc cả trên cây dâu tằm (Morus alba). 3) Loại cùng trên một cây chủ, có thể có nhiều loài tầm gửi mọc ký sinh lấy từ tầm gửi cây dâu (chữa đau lƣng, an thai), gồm nhiều loài, ở Trung Quốc có Loranthus parasiticus; thuộc loại này ở Việt Nam có Scurrula grucilifolia và Loranthus estipitatus, cành non màu vàng, lá mọc đối, hình trái xoan, dày và cứng, cụm hoa hình xin, mọc ở kẻ lá, hoa lƣỡng tính, có cả đài và tràng, quả mọng hình trứng, kí sinh trên cây dâu và một số cây khác nhƣ cây trúc đào. Hầu hết các loài tầm gửi đều sống bán ký sinh trên những cây khác ngoại trừ ba loài sống trên mặt đất là Nuytsia floribunda – cây giáng sinh của Australia, Atkinsonia ligustrina – một loài cây bụi rất hiếm của dãy núi Blue tại Australia và một loài ở Nam Mỹ là Gaiadendron punctatum [29]. 12 Hình 2.3. Loài Nuytsia floribunda [30] Hình 2.4. Loài Atkinsonia ligustrina [31] Hình 2.5. Loài Gaiadendron punctatum [32] 13 Bảng 2.3. Phân loại họ tầm gửi Loranthaceae ở Việt nam [5] 1a – Cây không lá 2a – lóng của một nhánh dẹp trong một mặt phẳng, hoa 3 – phân, có lông bao quanh Korthalsella 2b – lóng của một nhánh dẹp theo hai phẳng thẳng góc nhau, hoa 4 – phân, có lá hoa Viscum 1b – Cây có lá 2a – hoa đơn phái, không dài hơn 4 mm 3a – tai hoa giống nhƣ cánh hoa, trắng hay vàng, cao 2,5-4 mm, biệt chu Hyphear 4a – gié 4b – hoa đầu không tổng bao Bacathranthus 3b – tai hao xanh hay vàng, đồng chu 4a – gié mang từng chụm 3 hoa, hoa 3 phân 4b – không là gié, hoa 4 phân 2b – hoa lƣỡng phái, dài hơn 3mm 3a – hoa cánh rời 3b – cánh hoa dính thành ống Helixantheus 4a – hoa 6 phân, mỗi hoa có 2-3 lá hoa 5a – lá hoa ngắn, không bao lấy đài Macrosolen 5b – lá hoa dài, không bao lấy đài và phần dƣới cánh hoa 4b – hoa 4-5 phân, mỗi hoa có một lá hoa 5a – hoa hầu hết 5 phân, đều Dendrophtoe 5b – hoa 4 phân, lƣỡng trắc 6a – chùm, noãn sào và trái từ từ hẹp ở đáy Scurrula 14 2.2.2. Vòng đời và đặc điểm sinh học của họ Loranthaceae Cây tầm gửi có thể là cây cái (tạo ra quả mọng) hoặc có thể là cây đực (chỉ tạo ra phấn hoa). Quả mọng của cây cái thì nhỏ, nhớt và có màu hơi vàng, chúng rất hấp dẫn loài chim nhƣ là chim của cây tuyết tùng, chim cổ đỏ, và những loài khác. Những con chim này ăn và tiêu hoá phần cơm của quả, thải ra những hạt trên cành cây mà chúng đậu. Trong một vài trƣờng hợp, sự nhiễm bệnh ban đầu xuất hiện có qui mô rộng trên những cây lâu năm bởi vì chim thƣờng thích trú ở những cành cao của cây hơn. Hạt của cây tầm gửi rất khó tiêu, có thể tự nuôi dƣỡng sống qua một khoảng thời gian trƣớc khi nảy mầm hút dinh dƣỡng. Mặt khác, hạt có thể rơi ra từ cây tầm gửi có vị trí cao hơn xuống cành thấp hơn của cây, tạo nên một sự xâm nhiễm mới ở những cành cây này. Sự lây lan nhanh này tùy thuộc vào thời gian và đặc tính của sự xâm nhiễm; và những cây mọc sau có thể nhanh chóng tràn vào quấy phá nếu chúng lớn đến một độ tuổi nhất định [17],[20]. Sau đó hạt của cây tầm gửi bắt đầu nảy mầm, chúng lớn trên vỏ cây và hút nƣớc từ các mô của cây, tại nơi đó hình thành một kết cấu rễ gọi là giác mút. Giác mút này kéo dài từ từ bám xuống cành cây và phát triển tạo thành một cây tầm gửi mới. Ban đầu, chúng bám trên cây và nó có thể phát triển chậm chạp trong một thời gian dài trƣớc khi cây ra hoa và tạo quả. Sau một thời gian, cây tầm gửi trƣởng thành có thể ra hoa và tạo quả, sự lây lan cứ thế tiếp diễn [17], [19]. Cây tầm gửi có thể hút nƣớc và khoáng dinh dƣỡng từ cây ký chủ. Một cây khỏe mạnh có thể không bị tổn hại nếu rất ít tầm gửi xâm nhiễm, nhƣng một cành riêng lẻ có thể bị yếu đi hoặc chết trong một thời gian. Sự quấy phá nặng nề làm cho sức sống của cây yếu đi, cây bị còi cọc, thậm chí chết, nhất là nếu chúng bị stress do những nguyên nhân khác nhƣ hạn hán hoặc sâu bệnh [20]. 2.2.3. Các phƣơng pháp kiểm soát và quản lý cây tầm gửi  Phƣơng pháp kiểm soát cơ học Một cách có hiệu quả nhất để kiểm soát tầm gửi và ngăn chặn nó là tỉa xén bớt những cành cây bị nhiễm bệnh, nếu có thể thực hiện đƣợc ngay khi vừa thấy chúng xuất hiện. Phƣơng pháp thông thƣờng là tỉa xén, cắt bỏ những cành bị nhiễm bệnh. Cành bị nhiễm bệnh cần đƣợc cắt ở gần gốc của cây tầm gửi bám để mà tiêu diệt đƣợc hoàn toàn các giác mút. Hay một cách khác, chúng ta cũng có thể cắt bỏ 15 những cành lá của cây tầm gửi. Tỉa ngọn cây thƣờng đƣợc áp dụng để hạn chế bớt sự tấn công của tầm gửi đối với cây; tuy nhiên, việc cắt xén này sẽ làm cho cây bị yếu đi và phá vỡ những cấu trúc tự nhiên của cây. Cây tầm gửi xâm nhiễm trên những cành chính hoặc trên thân cây làm cho ta khó mà có thể cắt cành đƣợc vì vậy chỉ có thể cắt thẳng vào cành tầm gửi. Trong một vài trƣờng hợp nó là một phƣơng pháp tốt nhất để loại bỏ phần cây bị nhiễm bệnh hoàn toàn. Ngƣời ta thƣờng cắt vào mỗi mùa đông, mặc dù cây tầm gửi có thể phát triển trở lại, nhƣng sự lan rộng có thể đƣợc giảm bớt vì cây tầm gửi phải cần một thời gian trƣớc khi nó có thể ra hoa và kết trái trở lại [20], [21].  Phƣơng pháp kiểm soát hóa học Chúng ta có thể sử dụng khí Ethephone để kiểm soát cây tầm gửi trên cây ký chủ. Để có hiệu quả, những cành nhỏ phải đƣợc phun ƣớt hoàn toàn bộ lá của cây tầm gửi. Một ý kiến khác là phun vào mùa xuân khi nhiệt độ bắt đầu ấm áp, nhƣng phun trƣớc khi cây ký chủ phát triển bộ lá mới. Phun vào ban ngày, nhiệt độ phải cao hơn 65°F là cho kết quả tốt nhất. Phun lên những cành tầm gửi riêng lẻ, không liền với cây. Bằng cách xử lý này, khi bộ lá của cây chƣa phát triển thì ta có thể nhìn thấy rõ ràng hơn cây tầm gửi vì vậy thuận lợi cho việc kiểm soát. Phƣơng pháp kiểm soát bằng cách phun khí Ethephone này chỉ sử dụng tạm thời. Đối với trƣờng hợp bị xâm nhiễm quá nặng thì nó có thể làm cho một vài cây tầm gửi bị suy yếu. Cây tầm gửi sẽ nhanh chóng phát triển trở lại ở vị trí ban đầu, cần phải đƣợc xử lý lại [21].  Phƣơng pháp sử dụng giống kháng Một vài loài đƣợc tìm thấy có khả năng kháng lại cây tầm gửi lá rộng. Cây tử vi, cây mía, cây bạch đàn, cây bạch quả, cây sung dâu , cây có quả hình nón nhƣ loại cây nào có gỗ màu đỏ (đặc biệt là cây tùng bách ở California) và cây tuyết tùng thì ít khi bị xâm nhiễm. Những cây này hoặc là những giống kháng khác đã đƣợc thử nghiệm và suy xét khi chúng mọc ở những vùng bị nhiễm bệnh [21].  Kết hợp kiểm soát ở địa phƣơng Một chƣơng trình kiểm soát có hiệu quả ở địa phƣơng đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa phƣơng pháp, chuyên gia, địa chủ, nhà kinh doanh và những thƣơng nghiệp. Khi vƣờn cây của họ bị tầm gửi tấn công thì vƣờn cây đó sẽ bị thiệt hại nặng nề về năng suất và ảnh hƣởng đến thu nhập của ngƣời chủ. Nếu không có sự hợp tác 16 của địa phƣơng sự xâm nhiễm sẽ trở lại nhanh chóng. Nhiều diện tích cây công cộng nhƣ công viên và dọc theo hai bên bờ sông gần thành phố có thể bắt đầu có hạt và sự tấn công của tầm gửi. Đó là lý do mà mỗi thành phố, công viên khuyến khích trồng những giống cây không bị ảnh hƣởng bởi sự xâm nhiễm của tầm gửi [21]. Qua theo dõi và những phát hiện ban đầu của chúng tôi thì ở dọc các con đƣờng và công viên Thành phố Hồ Chí Minh đã xuất hiện cây tầm gửi rất nhiều. Cây tầm gửi ký sinh trên nhiều loài ký chủ khác nhau và chúng tôi thống kê đƣợc một số loài ký chủ của cây tầm gửi ở Thành phố Hồ Chí Minh (Bảng 2.4). Bảng 2.4. Một số loài ký chủ của các loài tầm gửi họ Lorathaceae STT Loại cây kí chủ Tên khoa học Loài tầm gởi Số vết bệnh Địa điểm 1 Cây thị D. ehertioides Lá trung bình 2 Đƣờng Nơ Trang Long – P 13 - Q. Bình Thạnh Tp.HCM 2 Cây điệp Dulcherrima (L.) Lá trung bình 2 Đƣờng Nơ Trang Long – P 13 - Q. Bình Thạnh Tp.HCM 3 Cây khế Rourea minor Lá trung bình 3 Đƣờng Nơ Trang Long – P 13 - Q. Bình Thạnh Tp.HCM 4 Cây cóc Spondias cytherea Lá nhỏ 16 Công viên Lê Văn Tám Tp.HCM 5 Cây me tây Samanea saman Lá lớn 2 Công viên Lê Văn Tám Tp.HCM 6 Cây điệp Dulcherrima (L.) Lá nhỏ 1 Công viên Lê Văn Tám Tp.HCM 7 Cây cóc Spondias cytherea Lá lớn 5 Công viên Lê Văn Tám Tp.HCM 8 Cây lộc vừng B. acutangula Lá nhỏ 2 Đƣờng Nguyễn Đình Chiểu Tp.HCM 17 9 Cây mận Prunus salicina Lá lớn 2 Đƣờng Nguyễn Đình Chiểu Tp.HCM 10 Cây xoài Mangifera indica Lá trung bình 2 Đƣờng Điện Biên Phủ Tp.HCM 11 Cây lộc vừng B. acutangula Lá lớn 1 Đƣờng Điện Biên Phủ Tp.HCM 12 Cây sung Lá lớn 2 Đƣờng Điện Biên Phủ Tp.HCM 13 Cây bạch đàn Stantalum Lá nhỏ 2 85 – Nơ Trang Long – P 13 – Bình Thạnh Tp.HCM 14 Cây gòn C. pentandra Lá nhỏ 3 21/18/41 Bình Lợi – P 13 – Bình Thạnh Tp.HCM 15 Cây tràm Melaleuca cajupti Lá lớn 1 Đƣờng Bình Lợi – P 13 – Bình Thạnh Tp.HCM 16 Cây bàng Terminalia catappa Lá lớn 7 Khu Thiên Lý Đại học Nông Lâm 17 Cây điều Syzygium malaccense Lá nhỏ 1 Nông trƣờng Ông Quế - Đồng Nai 18 Cây mít A.heterophyllus lam Lá nhỏ 3 Đại học Nông Lâm Tp.HCM 18 2.2.4. Giới thiệu về loài tầm gửi lá lớn Macrosolen cochinchinensis (Lour) Tiegh  Bản đồ phân bố loài tầm gửi Macrosolen cochinchinensis ở Cuba Hình 2.6. Bản đồ phân bố loài Macrosolen cochinchinensis ở Cuba (Barlow, 1974)  Mô tả ( Barlow 1974) Là dạng cây bụi cao từ 0,5-1,3 m, cành cây màu xám không có lông và hiếm khi có phấn. Cuống lá dài 3-10 mm, nhẵn hoặc thắt eo ở trên; phiến lá rộng, mỏng hình trứng hoặc hình elip, dài 2,5-6 cm, da láng, có khoảng 4-5 cặp gân lá lồi lên hoặc không rõ trên bề mặt lá, đáy rộng có hình nêm, ngọn thì nhọn mũi. Cụm hoa đơn, 2-3 hoa tụ lại thành chùm ở nách lá, ở một số đốt đôi khi không có lá già, có khoảng 4-8 cụm hoa trên một cành. Cuống hoa dài 15-20 mm, thon, thƣờng kèm với 1-3 lá bắc ở chân đế hoặc ở cuống, mang 2-4 hoa, cuống nhỏ 0-3 mm. Lá bắc nhọn hình trứng rộng, dài khoảng 1-2 mm; lá bắc con có dạng hình tam giác, cùng mọc ra ở đáy, dài khoảng 1-1,5 mm. Đài hoa có hình phễu, dài 2-2,5 mm; phiến lá đài cụt hoặc mọc yếu ớt có 6 răng, dài 0,3-0,5 mm. Tràng hoa ở giai đoạn trƣởng thành nở ra 6 cánh và có bầu ở giữa, dài 9-14 mm. Cánh hoa nở rộng hoa giống hình cái chuông dài 4-8 mm với những thuỳ khoẻ mạnh hƣớng ánh sáng. Chỉ nhị dài khoảng 2 mm, bao phấn dài 1 mm, bằng 1/3 chiều dài của chỉ nhị. Vòi nhụy có gốc nằm gần chân đế, quả mọng có dạng hình cầu (Mô tả dựa theo tài liệu mới của Guinean). 19 Hình 2.7. Macrosolen cochinchinensis. A: Cành có quả, B: Cành hoa, C; Hoa, D: Hoa cắt dọc. (Barlow, 1981). 20  Sự nảy mầm của Macrosolen cochinchinensis Hạt của loài M. cochinchinensis đƣợc chim phát tán trên một cành cây, nó bắt đầu nảy mầm và mọc vòi có màu xanh lá trên đầu mút của hạt. Vòi này có hình thon dài, cong hình cung và đỉnh của vòi hút bám lên thân cây tạo sự liên kết với thân cây ký chủ và phát triển tạo thành giác mút. Khi giác mút này đã bám chắc trên thân cây, hạt đƣợc bong ra, vỏ hạt nhăn lại và rơi ra để lộ ra một cặp đôi lá gọi là mầm. Sau đó, chồi cây phát triển hƣớng về phía trên và tạo thành lá [19]. 2.3. Giới thiệu sơ lƣợc về các loại thuốc thí nghiệm 2.3.1. 2,4-D Là muối của những dẫn xuất Chlorimate acetic acid đƣợc khám phá vào năm 1941 tại Anh, thuộc nhóm thuốc trừ cỏ Phenoxy. - Sản phẩm thƣơng mại: có khoảng 20 tên thƣơng mại đăng ký và đƣợc phép lƣu hành trên thị trƣờng Việt Nam - Tên hoá học: 2,4 – dichloriphenoxy acetic acid - Công thức hoá học: - Phân tử lƣợng: 221,0 - Nhóm hoá học: Chlorinate phenoxy. - Tính chất: Acid 2,4-D ở dạng bột rắn, không màu, đặc điểm nóng chảy 140,50C. Tan ít trong nƣớc (620mg/l ở 250C), tan trong rƣợu, diethylene, là một loại acid mạnh. Ăn mòn kim loại. LD50 qua miệng của acid 2,4-D là 699 mg/kg, xếp vào nhóm II. Tƣơng đối độc với cá (LC50 của muối dimetyl amine > 250 mg/l; của ester > 5 mg/l), không độc với ong. Trong các sản phẩm 2,4-D thƣờng có một số lƣợng chất chlorophenol không đƣợc tổng hợp hết gọi là phenol tự do tạo nên mùi nặng khó chịu của 2,4-D. Trong tự nhiên, chlorophenol tồn tại tƣơng đối lâu và có thể chuyển hóa thành chất dioxin (2,3,7,8- tetrachlodibenzo - P – dioxin). Dioxin có khả năng kích thích tế bào ung thƣ phát triển, gây đột biến tế bào, và dị dạng cơ thể ngƣời và động vật máu 2 21 nóng. Lƣợng chlorophenol nhiều hay ít tùy theo trình độ công nghệ sản xuất 2,4- D.Theo các quy định của tổ chức y tế thế giới (WHO) hàm lƣợng chlorophenol trong các chế phẩm 2,4 - D dùng trong nông nghiệp không đƣợc quá 0,3% (3 g/kg). 2,4-D là thuốc trừ cỏ chọn lọc, nội hấp, có tác dụng kích thích sinh trƣởng thực vật [11]. - Cơ chế tác động: là khi vào cơ thể thực vật, 2,4-D có tác dụng nhƣ một auxin tự nhiên, nhƣng không bị vô hoạt hóa nhanh nhƣ auxin tự nhiên, do đó nó tác động đến tế bào, kích thích tế bào phát triển liên tục. Hay nói cách khác, 2,4-D hình thành nên các hormon kích thích sinh trƣởng giả, làm cho cây rối loạn sinh trƣởng và chết [8],[11]. - Hƣớng dẫn sử dụng: 2,4-D dùng trừ cỏ dại cho cây trồng ở dạng muối Na, muối amine và các ester (nhƣ isopropyl, butyl…). Tuy vậy, hoạt chất tác động đến cỏ dại là acid 2,4-D. Vì vậy liều lƣợng và các chế phẩm 2,4-D sử dụng đƣợc tính ra tƣơng đƣơng lƣợng acid, viết tắt là a.e (acid equavalent). Diệt trừ các loại cỏ nắn lác và lá rộng cho các cây trồng hòa bản nhƣ lúa , ngô, mì, mì mạch. Thuốc không trừ đƣợc cỏ hòa bản. Với cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê) dùng liều lƣợng 1,0 - 1,5 kg a.e/ha. Ngoài ra dùng 2,4-D với liều lƣợng thấp sẽ kích thích sự phát triển của cây, kích thích ra rễ trong giâm, chiết cành [9]. 2.3.2. Ethephon (Ethrel, ACEP) - Tên hóa học: (2-cloetyl) photphonic acid - Tên thƣơng mại: Adephone 48SL Callel 2,5 Past Ethrel 2,5 Ls, 10 Ls, 480 L Forgrow 2,5 Past, 5 Past, 10 Past Telephon 2,5LS - Công thức hoá học: 2 2 22 - Tác dụng: là chất điều hoà sinh trƣởng thực vật - Tính chất: tan nhiều trong nƣớc (1 kg/l ở 23°C) và trong nhiều dung môi hữu cơ, vững bền ở pH ≤ 3. Nhóm độc III, LD50 qua miệng 3.030 mg/kg, LD50 qua da 1.560 mg/kg [8]. - Cơ chế tác động: tác dụng của Ethephon là khí Ethylen do nó sinh ra (CH2=CH2). Ethylen xúc tiến sự chín của quả, kích thích ra hoa của một số cây (dứa, xoài), tăng tỉ lệ hoa cái (dƣa, bầu bí), gây nên sự rụng lá, hoa và quả, kích thích sự tiết nhựa của những cây có mủ [8]. - Hƣớng dẫn sử dụng: Bôi vào miệng cạo cao su để tăng sản lƣợng mủ. Chế phẩm 2,5% Ethrel dùng 1-2 g/cây cao su cho một lần bôi, khoảng 3-4 tuần bôi một lần. Thuốc đƣợc bôi một lóp mỏng ngay trên mặt cạo tái sinh tiếp giáp với miệng cạo, bôi 48 giờ trƣớc khi cạo [8]. Kích thích ra hoa xoài, nhãn, vải, thanh long, dứa… Chế phẩm Ethrel 480 pha nƣớc nồng độ 0,03-0,05% phun cho cà chua, ớt, táo, cam, thanh long… trƣớc khi thu hoạch 15-20 ngày làm quả chín sớm và đồng loạt. Pha nồng độ 0,02% phun cho dƣa, bầu bí khi cây có 2,4 lá sẽ tăng tỷ lệ hoa cái, pha nồng độ 0,03-0,05% phun lên lá thuốc lá trƣớc khi ủ làm lá chín vàng và đều [8]. 2.3.3. Triclopyr butoxyethyl ester - Tên thƣơng mại: Garlon 250 EC (Dow Agro Sciences) - Tên hoá học: (3,5,6-trichloro-2-pyridinyloxy) acetic acid - Cônh thức hoá học: - Tính chất: thuốc kỹ thuật ở dạng lỏng, màu đỏ hổ phách, phân hủy ở 290°C, ít bay hơi. Nhóm độc II, LD50 qua miệng 630 mg/kg, tƣơng đối độc đối với cá. Tồn tại 2 23 trong đất từ 20-45 ngày. Thuốc trừ cỏ nội hấp, tác động chủ yếu với cỏ lá rộng [8], [9]. - Hƣớng dẫn sử dụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBUI NGUYEN LY.pdf