Khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất nâng cao năng lực quản lý và xử lý chất thải rắn ở thị xã Gò Công tỉnh Tiền Giang

Chương 1 : KHÁI QUÁT CHUNG 1.1. Tính Cấp Thiết Của Đề Tài Thị xã Gò Công là một vùng thuộc tỉnh Tiền Giang nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và có đặc thù thuần nông cũng như những địa phương khác trong tỉnh Tiền Giang và các vùng khác nhưng trong vài năm gần đây đã có những bước phát triển kinh tế đáng kể. Về công nghiệp bước đầu cũng đã xây dựng cơ sở hạ tầng chuẩn bị cho cụm công nghiệp Long Hưng và định hướng mở rộng ra phía huyện Gò Công Tây, huyện Gò Công Đông. Trong những năm gần đây, thị xã Gò Công là trung tâm giao lưu kinh tế văn hoá xã hội của khu vực phía Đông tỉnh Tiền Giang nên tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của thị xã ngày càng được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng càng tăng kéo theo đó là lượng chất thải phát sinh ngày một gia tăng. Bên cạnh lượng rác sinh hoạt với số lượng đáng kể, rác thải từ phụ phẩm nông nghiệp cũng phát sinh với khối lượng lớn khi vào mùa vụ. Và toàn bộ lượng rác thải này có một đặc điểm chung là chưa được phân loại ngay tại nguồn phát sinh. Việc thực hiện nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp “KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THỊ XÃ GÒ CÔNG TỈNH TIỀN GIANG” nhằm góp phần giải quyết vấn đề đang trở nên cấp thiết của thị xã Gò Công. 1.2. Mục Tiêu Của Đề Tài Khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao năng lực quản lý và xử lý CTR phù hợp với tình hình thực tế của địa phương làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do CTR gây ra. 1.3. Nội Dung Của Đề Tài Bao gồm các nội dung chính sau: Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của thị xã Gò Công. Tổ chức phát phiếu điều tra, khảo sát thực địa về công tác thu gom, vận chuyển và quản lý chất thải rắn với các đối tượng khác nhau. Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển, phân loại và xử lý CTR tại thị xã Gò Công. Đề xuất biện pháp phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTR cho thị xã Gò Công. 1.4. Giới Hạn Và Phạm Vi Đề Tài Vì thời gian có giới hạn nên một phần những nội dung đề ra được thực hiện thực tế bằng điều tra, phỏng vấn, khảo sát thực địa; một phần nội dung khác được thực hiện bằng cách thu thập tài liệu và số liệu có sẵn để từ đó tính toán theo công thức và dựa trên các tài liệu đã được công bố rộng rãi; và bên cạnh đó, một phần nhỏ của đề tài được thực hiện thông qua thu thập các kết quả nghiên cứu đã công bố để áp dụng và đánh giá vào nghiên cứu này. 1.4.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu Đối tượng của nghiên cứu này gồm: Chất thải rắn: bao gồm CTRSH (là chất thải sinh ra trong khu vực dân cư của thị xã Gò Công, tức là các CTR có nguồn gốc sinh hoạt), CTCN (là chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp), CTYT (là chất thải từ bệnh viện, các cơ sở và trung tâm y tế); Công tác QLCTR: bao gồm nguồn phát sinh CTR, số lượng, thực trạng tình hình quản lý, nhân lực, khả năng, hiệu quả, những đánh giá và đề xuất cải thiện cần thiết; Những đối tượng không thuộc phạm vi nghiên cứu: - Các CTR liên quan đến phóng xạ; - Các CTR liên quan đến chất nổ; - Các CTR có nguồn gốc dioxin và PCBs; - Các CTR công nghiệp và nguy hại có nguồn gốc cụ thể. 1.4.2. Nghiên cứu thực tế Những nội dung nghiên cứu thực tế bao gồm: Hiện trạng phát sinh CTR tại thị xã Gò Công. Hiện trạng thu gom, vận chuyển CTR. Hiện trạng xử lý. 1.4.3. Nghiên cứu trên cơ sở tài liệu và số liệu có sẵn Những nội dung nghiên cứu được thực hiện bằng cách thu thập tài liệu và số liệu có sẵn đã được công bố rộng rãi trên thực tế và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của thị xã Gò Công. 1.4.4. Tính toán theo công thức dựa trên các tài liệu Việc tính toán từ các số liệu thu thập được hoặc điều tra được theo công thức được áp dụng vào để dự báo diễn biến về số lượng và thành phần CTR của thị xã Gò Công đến năm 2020. 1.4.5. Phạm vi không gian Nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến CTR thuộc 05 phường và 04 xã của thị xã Gò Công. Các điều tra thực tế được thực hiện tại 05 phường và 04 xã của thị xã Gò Công. Tại các điểm điều tra nghiên cứu thực hiện việc phân tích các thành phần riêng biệt của CTR. Những địa điểm được lựa chọn để nghiên cứu thực tế là các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất, bãi rác Long Hưng. Các tài liệu và số liệu có sẵn được thu thập từ: - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang. - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang. - Công ty Công trình Đô thị thị xã Gò Công. - UBND thị xã Gò Công. - Phòng Tài nguyên Môi trường thị xã Gò Công. - Viện Tài nguyên Môi trường. 1.4.6. Giới hạn thời gian Khảo sát, điều tra được thực hiện từ đầu tháng 7/2007 và kết thúc vào giữa tháng 11/2007. 1.5. Phương Pháp Nghiên Cứu 1.5.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp thông tin Thu thập, điều tra và phân tích các số liệu về hiện trạng các nguồn CTR, số lượng và thành phần các loại CTR trong thị xã Gò Công. Xác định tốc độ phát thải và thành phần các CTR của thị xã Gò Công: Việc xác định tốc độ thải rác sinh hoạt được thực hiện bằng cách điều tra thực tế tại các hộ gia đình, sau đó tính toán bằng phương pháp thống kê với độ tin cậy 95%. Dự báo diễn biến về CTR thị xã Gò Công: Dự báo diễn biến về khối lượng CTR được tính toán trên cơ sở các số liệu dự báo về gia tăng dân số, qui hoạch tăng trưởng kinh tế, kế hoạch phát triển công nghiệp và khả năng thu gom, vận chuyển và quản lý của cơ quan chức năng. Việc tính toán và dự báo được thực hiện cho đến năm 2020. Dự báo diễn biến thành phần CTR được thực hiện dựa trên thực tế sản xuất và tiêu dùng, tập quán tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế và các số liệu thống kê của các khu vực khác. 1.5.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Toàn bộ các số liệu được thực hiện trên các bảng biểu và đồ thị. Số liệu được quản lý và phân tích trên máy tính với phần mềm Microsoft Excel và phần soạn thảo văn bản sử dụng phần mềm Microsoft Word. 1.5.3. Phương pháp đánh giá nhanh và ước tính lượng chất thải Sử dụng công thức Euler cải tiến để ước tính lượng dân số gia tăng từ năm 2007 đến năm 2020 (dựa trên số liệu thực của dân số năm 2006). Từ đó tính toán được lượng CTR phát sinh trong cùng khoảng thời gian. Trên cơ sở tỷ lệ thu gom rác hiện tại và mức tăng trưởng kinh tế, trình độ nhận thức xã hội ước tính khả năng thu gom rác qua từng thời điểm (% rác được thu gom từ năm 2007 – 2020). 1.5.4. Phương pháp tham khảo các ý kiến chuyên gia Phỏng vấn, tham khảo ý kiến của các cán bộ, những người trực tiếp làm việc trong công tác vệ sinh cùng với các cơ quan liên quan (Sở KH&CN, Sở TN&MT, phòng TNMT thị xã, Công ty CTĐT, UBND thị xã). 1.5.5. Phương pháp thực địa (điều tra hiện trường và khảo sát thực tế) Tiến hành khảo sát thực tế trên địa bàn nghiên cứu, các điểm tập kết rác, qui trình thu gom, vận chuyển và bãi rác thị xã. Ghi nhận những hình ảnh về hiện trạng của các hoạt động trên. Điều tra trực tiếp đối với các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất và các công nhân thu gom bằng bảng các câu hỏi (xem phụ lục). Các bảng câu hỏi đã khảo sát về nhận thức môi trường nói chung và vấn đề CTR nói riêng của cộng đồng. 1.6. Phương Pháp Luận Với điều kiện tự nhiên, KT - XH và thực trạng phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển và xử lý CTR của thị xã thì nghiên cứu nhằm đưa ra giải pháp tích cực hơn góp phần thúc đẩy việc xã hội hóa trong công tác này, mọi người, mọi nhà, mọi tầng lớp đều góp một tay bảo vệ môi trường, giúp phát triển thị xã một cách bền vững. Cùng với việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật thì song song đó vấn đề nhận thức của cộng đồng là yếu tố quyết định. Để đảm bảo tính khả thi, giải pháp đề xuất được xây dựng chủ yếu dựa trên cơ sở tổng hợp, phân tích và đánh giá các hiện trạng VSMT của thị xã, dự báo các dự án đầu tư sắp tới trong tương lai gần. Cùng với việc nghiên cứu áp dụng các qui định, tiêu chuẩn và phân tích có chọn lọc các phương pháp thực hiện của các địa phương có điều kiện địa lý, xã hội tương đồng. 1.7. Phương Hướng Phát Triển (Hướng Mở Của Đề Tài) Đề tài “KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THỊ XÃ GÒ CÔNG TỈNH TIỀN GIANG” sẽ cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ công tác xây dựng kế hoạch Quản lý CTR thị xã Gò Công một cách hiệu quả trong giai đoạn CNH – HĐH hiện nay, nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững KT - XH và môi trường của thị xã.

doc92 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3772 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất nâng cao năng lực quản lý và xử lý chất thải rắn ở thị xã Gò Công tỉnh Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7 noi dung[HINH MAU].doc
  • pdf9 Phu Luc [HINH MAU].pdf
  • doc1 Bia.DOC
  • doc2 Nhiem Vu.doc
  • doc3 NHAN XET GV.doc
  • doc4 Loi Cam On.doc
  • doc5 muc luc.doc
  • doc6 danh muc.doc
  • doc8 TL Tham Khao.doc
  • doc10 So Do Dia Diem Bai Rac.doc
  • doc11 So Do Mang Luoi [HINH MAU].doc
  • doctrang ghi phan1,2,3 dat truoc cac chuong 1,3 va sau chuong 6.doc