Khảo sát hiện trạng và hiệu quả khai thác của nghề lưới cào gần bờ ở Kiên Hải – Kiên Giang

Nghề lưới kéo ở Kiên Hải chiếm 32% tổng số loại hình đánh bắt toàn huyện, trong đó tàu lưới kéo có công suất dưới 90 cv chiếm 68%, số lượng tàu dưới 45 CV chiếm 52% tổng số tàu có công suất dưới 90 cv. Nghề lưới kéo ven bờ có thời gian hoạt động ngắn trung bình 7 tháng/năm và chỉ hoạt động hiệu quả vào mùa Nam.

pdf41 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3395 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát hiện trạng và hiệu quả khai thác của nghề lưới cào gần bờ ở Kiên Hải – Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hủy sản tập trung tại 5 họ nghề chính (lưới kéo, lưới rê, lưới vây, câu và lồng bẫy cố định) với hơn 95.600 tàu hoạt động nghề cá, trong đó tàu khai thác thủy sản nội đồng là 10.210 chiếc, tàu khai thác hải sản là 83.250 chiếc; tổng công suất máy đạt trên 5,4 triệu CV, tăng trung bình 18,3%/năm trong suốt thập niên vừa qua; công suất máy trung bình của 1 tàu đạt 57CV trong năm 2007 (Phan Liên, 2008). Theo tổng cục thống kê Việt Nam năm 2007 số lượng tàu đánh bắt xa bờ của cả nước không ngừng tăng lên, năm 2002 cả nước chỉ có 15.988 phương tiện đánh bắt xa bờ thì đến 2006 số lượng này là 21.232 phương tiện đánh bắt xa bờ, số tàu đánh bắt xa bờ tăng nhanh trong giai đoạn 2002-2004, từ 2004-2006 có xu hướng tăng chậm (Hình 2.4). 15988 17303 20071 20537 21232 47274440 5383 5516 5539 1517 1752 2028 2075 2038 0 5000 10000 15000 20000 25000 2002 2003 2004 2005 2006 Số lư ợn g tà u (C hi ếc ) Cả nước Đồng Bằng Sông Cửu Long Kiên Giang Hình 2.4 Số lượng tàu đánh bắt xa bờ của cả nước. (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2007) Trong những năm gần đây tình hình nguồn lợi suy giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân là do sự khai thác vượt mức sản lượng thuỷ sản gần bờ, 72% số lượng tàu thuyền có công suất dưới 45 CV và sản lượng khai thác dưới độ sâu 50m chiếm tới trên 82% tổng sản lượng khai thác (Hà Yên, 2008). 2.2 Tình hình nguồn lợi và khai thác thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, thành phố, dân số gần 17 triệu người, có nhiều sông rạch, nằm cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp biển Đông và biển Tây. Diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế rộng khoảng 360.000km2 với 750 km chiều dài bờ biển. Toàn vùng có 65.589 tàu thuyền đánh cá, tổng công suất trên 1,7 triệu mã lực. Tiềm năng nuôi trồng, đánh bắt và chế biến xuất khẩu thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long là rất lớn (Bùi Quang Huy, 2004). Hàng năm Đồng Bằng Sông Cửu Long đóng góp khoảng 50% sản lượng thuỷ sản cả nước, 60% sản lượng xuất khẩu, đặc biệt 80% sản lượng tôm cho xuất khẩu (Nguyễn Hoàng Thám, 2006). 7Đồng Bằng Sông Cửu Long nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với 2 mùa chính: mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5–10 và mùa khô từ tháng 11– 4 năm sau lượng mưa hàng năm biến động theo khu vực. Gió thịnh hành là gió Đông và Đông Bắc (mùa đông), gió Tây–Tây Nam (mùa hè), hình thành nên hai vụ cá là vụ cá Bắc và vụ Cá Nam. Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng là nơi ít xảy ra thiên tai, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất lượng thực và thuỷ sản lớn nhất của cả nước. Trữ lượng cá biển ở 2 ngư trường Đông và Tây Nam bộ khoảng 2.582.568 tấn, chiếm 62% của cả nước. Khả năng cho phép khai thác tối đa khoảng trên 1.000.000 tấn, trong đó cá đáy khoảng 700.000 tấn, cá nổi trên 300.000 tấn. Nguồn lợi hải sản phong phú với khả năng khai thác đáng kể so với cả nước: cá 62%, tôm sú và tôm he - 66%, tôm sắt và tôm chì - 61%, mực ống - 69% và mực nang - 76% (Diển Đàn Phát Triển Bền Vững Ở ĐBSCL, 2008). Ngoài ra với 8/13 tỉnh giáp biển, vùng ĐBSCL đóng vai trò quan trọng trong khai thác thủy sản nước mặn, nước lợ cũng như nước ngọt. Sản lượng thuỷ sản khai thác của một số tỉnh ven biển ở ĐBSCL (Hình 2.5). 286 33 33 33 31 666668 55 127 121 131 134 295271 256 0 50 100 150 200 250 300 350 2001 2002 2003 2004 Sả n Lư ợn g (N gh ìn tấ n) Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau Kiên Giang Hình 2.5 Sản lượng khai thác của một số tỉnh thuộc vùng ĐBSCL (Nguồn: Mai Viết Văn, 2006. Bài giảng môn học ngư trường và nguồn lợi thủy sản). Theo Tổng Cục Thống Kê Việt Nam (2007) số tàu đánh bắt hải sản xa bờ của Đồng Bằng Sông Cửu Long năm 2000 là 3.426 chiếc với tổng công suất đánh bắt 905.871 CV, đến năm 2006 thì số lượng tàu tăng lên đến 5.539 chiếc, với tổng công suất là 1.527.008 CV. . .Số lượng tàu đánh bắt xa bờ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long tăng nhanh trong giai đoạn 2000-2004 đến 2004-2006 có xu hướng tăng chậm (Hình 2.6). 84727 553955165383 4440 42113426 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Số lư ợn g tà u (C hi ếc ) Hình 2.6 Số lượng tàu đánh bắt hải sản xa bờ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2007) 2.3 Tình hình và hiện trạng khai thác thủy sản ở Kiên Giang 2.3.1 Vị trí địa lý Kiên Giang là vùng tận cùng ở phía Tây Nam của Việt Nam. Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh An Giang và Cần Thơ, phía Nam giáp tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp Campuchia. Kiên Giang có diện tích tự nhiên 6.269 km2. Dân số gần 1,7 triệu người. Trong đó dân tộc Kinh: 84,41%; Khmer: 12,23%; Hoa: 2,97%. Dân số phân bố không đều, thường tập trung ở ven trục lộ giao thông, kênh rạch, sông ngòi và một số đảo (Tổng quan về Kiên Giang). Điều kiện khí hậu thời tiết ở Kiên Giang có những thuận lợi cơ bản: ít thiên tai, không có bão đổ bộ trực tiếp, không rét (nhiệt độ trung bình hàng năm từ 27-27,50C) ánh sáng và nhiệt lượng dồi dào rất thuận lợi cho cây trồng vật nuôi sinh trưởng. Tài nguyên đất và nước: Đến năm 2001 tổng diện tích đất tự nhiên 629.905 ha, trong đó đất nông nghiệp 411.974 ha chiếm 65,72% đất tự nhiên, riêng đất lúa 317.019 ha chiếm 76,95% đất nông nghiệp. Đất lâm nghiệp có 120.027 ha chiếm 19,15% diện tích đất tự nhiên. Nguồn nước mặt khá dồi dào, do là một tỉnh ở cuối nguồn nước ngọt của nhánh sông Hậu, nhưng lại là tỉnh ở đầu nguồn nước mặn của vịnh Rạch Giá. Toàn tỉnh có 3 con sông chảy qua: Sông Cái Lớn (60 km), sông Cái Bé (70 km) và sông Giang Thành (27,5 km). Tài nguyên thủy sản: Kiên Giang là tỉnh có nguồn lợi thủy sản đa dạng, phong phú bao gồm: tôm, cá các loại và có nhiều đặc sản quí như: Đồi mồi, hải sâm, sò huyết, nghêu lụa, rau câu…Trữ lượng tôm cá ở đây khoảng 464.660 tấn trong đó vùng ven bờ có độ sâu 20-50 m có trữ lượng chiếm 56% và trữ lượng 9cá tôm ở tầng nổi chiếm 51,5%, khả năng khai thác cho phép bằng 44% trữ lượng, tức là hàng năm có thể khai thác trên 200.000 tấn. Tài nguyên khoáng sản: Qua thăm dò điều tra địa chất tuy chưa đầy đủ nhưng đã xác định được 152 điểm quặng và mỏ của 23 loại khoáng sản thuộc các nhóm như: Nhóm nhiên liệu (than bùn), nhóm không kim loại (đá vôi, đá xây dựng, đất sét…), nhóm kim loại (sắt, Laterit sắt…), nhóm đá bán quý (huyền thạch anh - opal…), trong đó chiếm chủ yếu là khoáng sản không kim loại dùng sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng. Tiềm năng du lịch: Kiên Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển du lịch so với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, bởi có nhiều địa danh thắng cảnh và địa danh di tích lịch sử nổi tiếng như: Hòn Chông, Hòn Trẹm, Hòn Phụ Tử, núi MoSo, bãi biển Mũi Nai, Thạch Động, Lăng Mạc Cửu, Đông Hồ, Hòn Đất, rừng U Minh đảo Phú Quốc…(Nguồn: www.kiengiang.gov.vn). 3.3.2 Tình hình khai thác ở Kiên Giang Về cơ cấu ngành nghề đội tàu Kiên Giang đã tăng mạnh từ năm 2000-2005, tuy nhiên đội tàu này đa số hoạt động khia thác gần bờ, số tàu đánh bắt xa bờ có số lượng nhỏ (Hình 2.7). 7700 68356635 750073907030 20752028175215171054 1422 0 2000 4000 6000 8000 10000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Số lư ợn g (C hi ếc ) T ổng số tàu đánh bắt Số tàu đánh bắt xa bờ Hình 2.7 Số tàu thuyền biến động qua các năm của tỉnh Kiên Giang (Nguồn: Sở thuỷ sản Kiên Giang, 2005) Trong cơ cấu ngành nghề đội tàu khai thác thủy sản Kiên Giang thì số phương tiện nghề cào chiếm tỷ lệ lớn . Theo số liệu sở thuỷ sản Kiên Giang năm 2005, số lượng phương tiện nghề cào tăng liên tục từ 2000-2005, số phương tiện tăng nhanh trong giai đoạn 2000-2003 trong giai đoạn 2003-2005 có xu hướng tăng chậm. Theo ngư dân cho biết thì do hiệu quả của nghề khai thác truyền thống này đã không còn như những năm trước kia nên một số ngư dân đã chuyển đổi nghề cào thành các nghề khác trong khai thác như: Câu mồi, Câu 10 mực, … hoặc đã không còn hoạt động trong lĩnh vực khai thác hải sản (Hình 2.8). 3874 4090397035483396 3329 0 1000 2000 3000 4000 5000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Số lư ợn g (C hi ếc ) Hình 2.8 Số nghề cào biến động qua các năm của tỉnh Kiên Giang (Nguồn: Sở thuỷ sản Kiên Giang, 2005) Trong năm 2006 số tàu khai thác xa bờ tỉnh Kiên Giang là 2.075 phương chiếm 36,8% số lượng tàu đánh bắt xa bờ của Đồng Bằng Sông Cửu Long (Hình 2.9). Hình 2.9 Phần trăm số lượng tàu đánh bắt xa bờ ở Kiên Giang so với Đồng Bằng Sông Cửu Long vào năm 2006 ( Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2007) Kinh tế thủy sản được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của Kiên Giang, trong đó khai thác, đánh bắt, chế biến thủy sản chiếm vị trí hàng đầu trong nghề cá. Theo tổng cục thống kê năm 2007 sản lượng khai thác thủy sản Kiên Giang tăng, đặc biệt tăng nhanh trong những năm 2002-2005 (sản lượng 2002 là 270.000 tấn/năm, năm 2005 308.827 tấn/năm), nguyên nhân trong giai đoạn này số lượng đội tàu tỉnh tăng đáng kể. Đến 2006 sản lượng tăng nhưng chậm chỉ tăng 2.791 tấn/năm so với 2005 (Hình 2.10). Kiên Giang 37% ĐBSCL 63% 11 308827 286043 270000 311618 302437 240000 260000 280000 300000 320000 2002 2003 2004 2005 2006 Sả n lư ợn g (T ấn /n ăm ) Hình 2.10 Tổng sản lượng thủy sản trong các năm 2000-2006 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2007) Trong tổng sản lượng thủy sản của tỉnh thì sản lượng cá biển khai thác cũng đóng vai trò quan trọng trong thu nhập, sản lượng khai thác cá biển cũng tăng nhanh 2002-2005 (Hình 2.11). 189.4 238.3 246.9 201 231.3 0 50 100 150 200 250 300 2002 2003 2004 2005 2006 Sả n lư ợn g (N gh ìn tấ n/ nă m ) Hình 2.11 Sản lượng cá biển kiên Giang (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2007) Tuy nhiên thơi gian gần đây do khai thác quá mức và sử dụng những loại ngư cụ khai thác mang tính hủy diệt làm cho nguồn lợi suy giảm nghiêm trọng. Do từ năm 1991 Kiên Giang đã có chủ trương không cho đăng ký mới đối với các phương tiện hành nghề xiệp mé và cào ven bờ, đồng thời khuyến khích ngư dân chuyển đổi ngành nghề khác nhằm đảm bảo sự sinh sản và tái tạo nguồn lợi thủy sản ven bờ. Theo số liệu thống kê năm 1995, sản lượng khai thác bình quân 0,49 tấn/CV/năm, đến năm 1997 đạt 0,42 tấn/CV/năm; năm 1999 đạt 0,38 tấn/CV/năm và năm 2001 với sản lượng khai thác 275.179 tấn thì bình quân CV đạt 0,42 tấn/CV/năm. Như vậy chứng tỏ sản lượng hải sản khai thác từ khi chưa có chủ trương cấm cào bờ, xiệp mé tính bình quân trên CV/năm có 12 xu hướng giảm dần qua các năm, bên cạnh đó các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao giảm xuống, các loại thủy sản có giá trị kinh tế thấp lại tăng so với các năm trước (Nguyễn Văn Hoàng, 2006). Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, năm 2005 tỉnh Kiên Giang có tổng số 2.303 vụ phương tiện khai thác thủy sản vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi, trong đó phương tiện cào bay 1.390 vụ chiếm 60%, cào điện 138 vụ; nghề xiệp 62 vụ... Còn trong tổng số 4.082 lượt vi phạm về khai thác, đánh bắt thủy sản có tới 1.141 vụ khai thác vi phạm vùng cấm (35,8%), khai thác bằng xung điện 163 vụ (4,1%) (Nguyễn Kiểm, 2006). Theo Lưu Quốc Thắng, trên báo Nhân Dân ngày 31.07.1997 thì trong hồ sơ đăng kiểm nghề cá tại vùng biển Kiên Giang có 7133 tàu thuyền đánh bắt hải sản với tổng công suất 414664 CV, trong đó loại tàu thuyền có sức kéo dưới 56 CV chiếm 80%, tàu thuyền có sức kéo dưới 20 CV chiếm khoảng 50%. Đó là chưa kể hơn 1000 chiếc ghe nhỏ chuyên cào bờ, xiệp mé. Khu vực khai thác chủ yếu là vùng ven bờ từ 20 m trở vào, trong đó 80% phương tiện đánh bắt ở độ sâu 0-10 m. Toàn tỉnh chỉ có 7% số tàu thuyền khai thác ở độ sâu 30 - 50 m nhưng đã có được sản lượng tương đương với sản lượng của số tàu hoạt động ven bờ. Điều này chứng tỏ nguồn lợi cá ở vùng biển xa bờ vẫn còn là một tiềm năng có thể khai thác đạt sản lượng cao (Kim Oanh, 2008). 2.3.3 Tổng quan về huyện Kiên Hải Kiên Hải là một trong hai huyện đảo của tỉnh Kiên Giang, với 23 hòn đảo lớn nhỏ, nằm trải dài trong vùng biển Tây Nam Bộ, trong đó có hai xã đảo Hòn Tre và Lại Sơn là hai đảo riêng biệt, 21 đảo còn lại thuộc hai xã An Sơn và Nam Du. Về tổng thể địa hình tự nhiên, chủ yếu là núi đảo, với diện tích đất nổi 2.615 ha. Huyện đảo Kiên Hải là ngư trường khai thác rộng lớn, thuận lợi cho khai thác, nuôi trồng hải sản, với nguồn con giống tự nhiên, đa dạng chủng loại, nhiều loại đặc sản tươi ngon... Đặc biệt, quanh các đảo có nhiều bãi cát, eo biển, cảnh quan đẹp, có độ sâu và môi trường nước rất tốt, thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch trên biển. Tuy cơ sở hạ tầng giao thông đi lại trên huyện đảo còn khó khăn, nhưng từ năm 2001 trở lại đây, Kiên Hải đã biết khai thác tốt tiềm năng của địa phương, tập trung mọi nguồn vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông, điện, nước, viễn thông và kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực nuôi trồng hải sản, hậu cần nghề cá, thương mại - dịch vụ - du lịch, chế biến hải sản... (Nguồn: 13 Trong năm 2007, ngành thủy sản tiếp tục được giữ vững, ổn định và duy trì sản xuất, đã có những đóng góp rất lớn và tiếp tục chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện - Sản xuất và quản lý tàu thuyền : đến thời điểm 2007, toàn huyện có 674 tàu cá, với tổng công suất 93.764 cv, giảm 8 phương tiện và 5.596 cv so với cùng kỳ năm trước, trong đó cào đôi là 139 chiếc với 63.160cv, giảm 17 chiếc với 6.575cv so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra còn khoảng 500 phương tiện nhỏ với 6.000 cv hoạt động các nghề thủ công quanh các đảo. - Sản lượng thủy sản ước đạt 51.634 tấn, đạt gần 94% kế hoạch năm, giảm 1,26% so cùng kỳ 2006 (Bảng 2.2), trong đó : Khai thác cả năm ước đạt 51.374 tấn hải sản các loại, đạt 93,82% kế hoạch năm và giảm 1,71% so với năm trước. Ước tính giá trị sản xuất (thực tế) 442,060 tỷ đồng. Sản lượng nuôi được 260 tấn (sò và các cá loại), vượt 8,33% kế hoạch. Ước giá trị (thực tế) là 9,22 tỷ đồng. Đội tàu cào đôi hiện có 139 chiếc (giảm hơn so với những năm trước. Năm 2005 : 168 chiếc, năm 2006 : 156 chiếc), nhưng hoạt động chất lượng hơn, sản lượng tính trên đầu phương tiện tăng hơn (trung bình 439,8 tấn/cặp/năm, tăng 17 tấn so năm 2006). Giá trị sản xuất cao hơn so với những năm trước, ước đạt 263,202 tỷ, tăng 2,93% so cùng kỳ. Cùng với sự ổn định đội tàu xa bờ, thì các phương tiện cào tôm (công suất từ 30-45cv) trong năm qua cũng đã khẳng định hiệu quả sản xuất rất khá và nhanh nhạy trong hoạt động. Bảng 2.2 Thống kê sản lượng đánh bắt 2008 ở Kiên Hải Chủng loại Đơn vị Ước tháng 12 Cả năm Cá các loại Tấn 3.174 35.934 Tôm Tấn 390 4.466 Mực Tấn 807 10.167 Cua, ghẹ Tấn 79 807 Tổng cộng Tấn 4.450 51.374 (Nguồn: Phòng Nông Nghiệp Huyện Kiên Hải) 14 Phần 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện -Vị trí nghiên cứu: Huyện Kiên Hải (Xã Nam Du và Lại Sơn) -Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2009 Hình 3.1 Bản đồ tỉnh kiên Giang 3.2 Phương pháp thu nhập thông tin 3.2.1 Thông tin thứ cấp Số liệu thứ cấp được thu nhập thông qua nghiên cứu, báo cáo của các cơ quan, địa phương, sách báo tạp chí và các website có liên quan, các thông tin bao gồm:  Xác định điều kiện tự nhiên  Hiện trạng khai thác thủy sản  Số tàu, cơ cấu ngành nghề Khu vực nghiên cứu 15  Hiện trạng khai thác và sản lượng khai thác qua các năm  Thành phần giống loài, mùa vụ khai thác và hiệu quả kinh tế của nghề lưới kéo gần bờ 3.2.2 Thông tin sơ cấp Thông tin có được từ điều tra bằng phiếu phỏng vấn của 50 hộ khai thác lưới kéo ở huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. - Hiện trạng khai thác của nghề lưới kéo gần bờ huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. - Mùa vụ, ngư trường, thành phần giống loài, hiệu quả khai thác chuyến biển của nghề lưới kéo gần bờ Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. 3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm Microsoft excel 2003 16 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tình hình khai thác biển ở Kiên Giang 4.1.1 Số lượng tàu thuyền đánh bắt hải sản ở Kiên Giang Theo thống kê của Sở Nông Nông Nghiệp tỉnh Kiên Giang cuối 2008 số lượng tàu cá theo nghề tăng so với 2007, số lượng tàu có công suất dưới 90 cv chiếm 72% tổng số loại hình đánh bắt toàn tỉnh (Hình 4.1), nghề lưới kéo 2.626 chiếc bao gồm lưới kéo đơn và kéo đôi chiếm 23% tổng số loại hình đánh bắt (Hình 4.2), trong đó lưới kéo công suất dưới 90 cv chỉ còn 383 chiếc, chiếm 15% tổng số nghề lưới kéo toàn tỉnh (Hình 4.3). Điều này cho thấy số lượng tàu thuyền của nghề lưới cào dưới 90 CV ở Kiên Giang giảm nhiều so với 2007 (Năm 2007 lưới cào dưới 90 CV chiếm 43% tổng số loại hình lưới kéo toàn tỉnh), đây cũng là kết quả của việc chuyển đổi cơ cấu đánh bắt trong việc đẩy mạnh khai thác xa bờ của tỉnh nhằm hạn chế ảnh hưởng nguồn lợi trong vùng. Tàu > 90 cv, 28% Tàu < 90 cv, 72% Hình 4.1 Cơ cấu tàu thuyền phân theo công suất của nghề khai thác thủy sản ở tỉnh Kiên Giang (Nguồn: Sở Nông Nghiệp Kiên Giang, 2008) Lưới vây, 7% Câu, 21% Lưới kéo, 23% Lưới rê, 39% Các nghề khác, 10% Hinh 4.2 Tỷ lệ phần trăm số lượng tàu của nghề lưới kéo tỉnh Kiên Giang. (Nguồn: Sở Nông Nghiệp Kiên Giang, 2008) Lưới kéo > 90 cv, 85% Lưới kéo < 90 cv, 15% Hình 4.3 Cơ cấu tàu thuyền của nghề lưới cào theo công suất (Nguồn: Sở Nông Nghiệp Kiên Giang, 2008) 17 4.2 Tình hình khai thác biển ở huyện Kiên Hải Kiên Hải là một huyện đảo của tỉnh Kiên Giang nằm ngoài khơi vùng biển Tây Nam. Huyện có diện tích khoảng 2.615,39 km² và dân số khoảng 21.534 người, sinh sống trên các đảo trong quần đảo Kiên Hải. Huyện Kiên Hải có 4 xã là Hòn Tre (trung tâm), An Sơn, Lại Sơn và quần đảo Nam Du. Các đảo của huyện Kiên Hải vẫn còn sơ khai, nhiều phong cảnh đẹp mang đậm nét thiên nhiên. Hòn Tre - Trung tâm hành chính của huyện, cách Thành phố Rạch Giá 30 km. Người dân ở đây chủ yếu sinh sống bằng nghề biển. Họat động chính của vùng là khai thác thủy sản, số lượng lao động trong khu vực khảo sát tham gia vào khai thác thủy sản khá đông chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng số lao động trong các nghành khác, theo Hình 4.4 số lượng lao động trong khai thác thủy sản chiếm 49% lao động trong toàn huyện. Ngành thủy sản, 49%Các ngành khác, 51% Hình 4.4 Tỷ lệ lao động ở Kiên Hải đang làm việc trong các nghành kinh tế (Nguồn: Niên Giám Thống Kê Huyện Kiên Hải, 2007) Theo báo cáo của phòng Nông Nghiệp huyện Kiên Hải khai thác cả năm 2007 ước đạt 51.374 tấn hải sản các loại, đạt 93,82% kế hoạch năm và giảm 1,71% so với năm 2006. Số lượng tàu thuyền đến cuối 2007 toàn huyện có 674 tàu cá, với tổng công suất 93.764 cv, giảm 8 phương tiện và 5.596 cv so với cùng kỳ năm trước, trong đó cào đôi là 139 chiếc với 63.160cv, giảm 17 chiếc với 6.575cv so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra còn khoảng 500 phương tiện nhỏ với 6.000 cv hoạt động các nghề thủ công quanh các đảo. 638 678 679 674 645 685 600 620 640 660 680 700 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Số lư ợn g (c hi ếc ) Hình 4.5 Số lượng tàu thuyền đánh bắt ở huyện Kiên Hải (Nguồn: Niên Giám Thống Kê Huyện Kiên Hải, 2007) 18 Theo phòng thống kê huyện Kiên Hải năm 2007 số phương tiện tàu thuyền đánh bắt thủy sản tăng nhanh trong giai đoạn 2002-2005, đến 2005-2007 số phương tiện đánh bắt giảm (Hình 4.5). Cuối năm 2008 thì toàn huyện Kiên Hải có 731 phương tiện khai thác hải sản, trong đó tàu có công suất dưới 90 cv chiếm 68% số tàu khai thác hải sản trong toàn huyện (Hình 4.6), các nghành nghề được thống kê qua hình 4.7, nghề lưới kéo là nghề truyền thống chiếm 32% số lượng tàu khai thác trong huyện, lưới rê chiếm 21% hai nghề này chiếm tỷ rất cao trong tất cả các nhóm nghề, các nghề còn lại chiếm tỷ lệ thấp hoặc không đáng kể. Điều này nói lên rằng hai nghề khai thác là lưới rê và lưới kéo là nghề khai thác chủ yếu đem lại nguồn thu nhập chủ lực cho người dân vùng ven biển huyện này. Mặt dù nghề Lưới Kéo còn số lượng khá lớn trong tỉnh Kiên Giang nhưng qua kết quả khảo sát đã cho thấy nghề này đang có xu hướng giảm về sản lượng và năng suất. Theo thống kê của sở thuỷ sản Kiên Giang thì tàu lưới kéo dưới 90 CV còn rất nhiều ở Kiên Hải, Theo khảo sát là ở huyện Kiên Hải còn rất nhiều tàu lưới kéo dưới 90 CV không đăng ký mà vẫn ngày đêm hoạt động tuy vậy nhưng hiệu quả mang lại cho ngư dân vẫn không cao mà trái lại đã làm cho nguồn lợi suy giảm dẫn đến hiện trạng khai thác của nghề lưới kéo dưới 90 CV ngày càng đi ngược với sự phát triển của hội. Công suất < 90 cv, 68% Công suất > 90 cv, 32% Hình 4.6 Tỷ lệ phần trăm số tàu phân theo công suất huyện Kiên Hải (Nguồn:Phòng Nông Nghiệp huyện Kiên Hải, năm 2008) Lưới vây, 15% Các nghề khác, 18% Lưới rê, 21% Lưới kéo, 32%Câu, 14% Hình 4.7 Tỷ lệ phần trăm số lượng tàu của nghề lưới kéo tỉnh Kiên Hải. (Nguồn:Phòng Nông Nghiệp huyện Kiên Hải, năm 2008) 19 4.3 Hiện trạng các hoạt động khai thác ven bờ của nghề lưới cào dưới 90 cv trong khu vực khảo sát 4.3.1 Công suất tàu khai thác Theo kết quả điều tra 52 mẫu lưới cào, tổng công suất là 2.050 CV. Công suất trung bình 39,4 ± 9 CV/chiếc. Tàu có công suất lớn nhất là 56 cv và nhỏ nhất là 20 cv. Trong đó tàu có công suất dưới 45 cv chiếm 52 % trong tổng số tàu lưới kéo dưới 90 CV ở khu vưc khảo sát, tàu có công suất từ 45-60 CV chiếm 48% (Hình 4.8). Điều này chỉ đúng một phần theo số liệu thống kê của sở thuỷ sản tỉnh Kiên Giang, vì theo thống kê của sở (2008) thì ở Kiên Hải tàu lưới cào có công suất dưới 45 CV chỉ chiếm 36% trong tổng số tàu lưới cào dưới 90 CV. Công suất từ 60-90 CV, 0% Công suất < 45 CV, 52% Công suất từ 45-60 CV, 48% Hình 4.8 Phần trăm theo công suất nghề lưới kéo < 90 CV ở Kiên Hải 4.3.2 Số lượng thuyền viên trên tàu Số lượng thuyền viên trung bình trên tàu lưới kéo < 90 cv ở huyện Kiên Hải là 3,3 ± 0,5 người/tàu. Số thuyền viên trên tàu ít điều này có thể là do sự khác nhau về kích cở, công suất tàu hoặc do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nên tàu được trang bị máy móc thiết bị hiện đại nên không cần phải nhiều thuyền viên. Mặt khác cũng có thể là do lợi nhuận quá thấp nên ít người tham gia khai thác bằng nghề lưới kéo hoặc do chi phí quá cao nên chủ tàu đã giảm chi phí bằng cách giảm bớt số lượng thuyền viên trên tàu. 4.3.3 Ngư trường khai thác Ngư trường khai thác là quanh các đảo trong huyện Kiên Hải, qua khảo sát ở hai đảo Nam Du và Lại Sơn thì đa số ngư trường khai thác của nghề lưới kéo dưới 90 cv trong huyện khai thác tập trung ở Nam Du (cách khu vực đảo 20- 40 Hải Lý) chiếm 79% số lượng tàu khảo sát (Hình 4.9). Những năm trước đây thì ngư dân sống ở khu vực đảo nào thì ngư trường khai thác quanh đảo ngư dân sinh sống, hiện nay do nguồn lợi suy giảm nên ngư dân phải đi khai 20 thác ở các đảo xa hơn, nhiều ngư dân sống ở đảo Lại Sơn nhưng ra tận Nam Du khai thác hải sản với nghề lưới cào dưới 90 CV. Lại Sơn, 21% Nam Du, 79% Hình 4.9 Ngư trường khai thác lưới kéo dưới 90 cv trong khu vực khảo sát 4.3.4 Năm bắt đầu họat động nghề này Theo kết quả điều tra, các hộ ngư dân Khai thác thủy sản của nghề lưới kéo gần bờ ở Huyện Kiên Hải hoạt động trên biển khá lâu năm, số năm hoạt động trung bình của nghề lưới kéo gần bờ là 10 ± 5 năm. Hầu hết các hộ tham gia khai thác thủy sản điều có kinh nghiệm lâu năm trong nghề đi biển. Qua thực tế khảo sát và thống kê đã minh chứng cho điều này, trong khu vực khảo sát số năm kinh nghiệm hoạt động nghề của các hộ này rất cao, cụ thể là kinh nghiệm khai thác trên 10 năm chiếm 31%, từ 5-10 năm chiếm 58%, trong khi đó thì những hộ mới khai thác trong những năm gần đây chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 11% (Hình 4.10). Dưới 5 năm, 11% Từ 5-10 năm, 58% Trên 10 năm, 31% Hình 4.10 Kinh nghiệm khai thác của ngư dân trên tàu lưới kéo dưới 90 CV 4.3.5 Mùa vụ khai thác Theo kết quả điều tra lưới kéo công suất < 90 CV ở Kiên Hải mùa vụ khai thác trung bình mỗi năm là 7 tháng, tuy nhiên còn phụ thuộc vào thời tiết (gió, bão, con nước…). Có hai mùa khai thác chính là mùa nam (tháng 03 - tháng 9) và mùa bắc (tháng 10 - tháng 02). Khai thác hiệu quả nhất (sản lượng cao) vào mủa Tây Nam (03 - 09) vì mùa này có thể khai thác xa bờ, đối tượng kinh tế (Tôm, Mực, Ghẹ…) nhiều và thời gian đánh bắt cho chuyến đi dài 7 ngày/chuyến và mổi tháng thường đi được 4 chuyến. Mùa bắc thường 3-4 ngày/chuyến biển, theo ngư dân mùa này phụ thuộc thời tiết rất nhiều, mùa này thường đi được 1-2 chuyến/tháng và số tháng khai thác ít, trong mùa này 21 có những tháng thường không đi biển như tháng 11, 12 và tháng 1… Điều này có thể là do tải trọng tàu của nghề lưới kéo ven bờ quá nhỏ nên vào những tháng gió lớn không thể ra khơi. 4.3.6 Số thành viên trong hộ khai thác thủy sản Qua khảo sát do những hộ khai thác sống ở các khu vực hải đảo, điều kiện đi học khó khăn, những chính sách về dân số tuyên truyền còn hạn chế nên đại đa số các hộ này có số thành viên khá cao cụ thể là tại khu vực khảo sát số thành viên trung bình trong hộ là 5 ± 1 người, số thành viên nhiều nhất trong hộ là 6 người và ít nhất là 3 người. 4.3.7 Số ngày/chuyến Theo điều tra ta thấy trung bình 1 chuyến đi khai thác là 5,4 ± 1,9 ngày, số chuyến khai thác/tháng là 6 ± 4. Điều này cho thấy tùy vào điều kiện thời tiết, con nước, trọng tải và công suất tàu , mùa vụ… mà có số chuyến khai thác dài, ngắn khác nhau. Đối với nghề lưới kéo dưới 90 cv trong huyện Kiên Hải số tháng hoạt động trong năm ít trung bình 7 ± 1 và số tháng không khai thác được lớn hơn so với các nghề khác trong huyện (Hình 4.11). 7 5 0 2 4 6 8 10 Kiên Hải Th án g Số tháng khai thác/năm Số không khai thác/năm Hình 4.11 Số tháng khai thác trong năm tàu lưới kéo dưới 90 cv Kiên Hải 4.3.8 Kích thước mắt lưới Qua điều tra đa số ngư dân đánh bắt trong vùng sử dụng lưới đánh bắt có kích thước mắt lưới nhỏ (2a), với việc như vậy sẽ làm cho nguồn lợi thủy sản trong vùng này ngày càng suy giảm và ảnh hưởng tới sự phát triển của các cá con trong vùng. Điều này cho thấy do những nhu cầu xã hội nên nhiều ngư dân trong vùng dung nhiều biện pháp đánh bắt hải sản như: cào điện, cào mé, giảm kích thước mắt lưới trong khi thác hải sản… 22 4.4 Thành phần giống loài và sản lượng khai thác của nghề lưới kéo gần bờ. 4.4.1 Sản lượng khai thác thuỷ sản trong khu vực khảo sát 22586 256 1506 423 10113 16517 0 5000 10000 15000 20000 25000 T ôm Gậy T ôm Chì Mực Ghẹ Cá Sô Cá Phân Sả n lư ợn g (k g/ tà u/ nă m ) Hình 4.12 Sản lượng khai thác của tàu lưới kéo dưới 90 CV tàu/năm ở Kiên Hải Dựa vào Hình 4.12 có thể thấy thành phần loài khai thác chủ yếu của nghề kéo gần bờ ở Kiên Hải là các loài như: Tôm Gậy, Tôm Chì, Mực, Ghẹ, Cá Sô, Cá Phân. Trong đó các loài khai thác chiếm sản lượng nhiều nhất là tôm (Tôm Gậy, Tôm Chì), cá phân và cá sô kế đến Mực, Ghẹ (Hình 4.13). Tôm Gậy , 44% Tôm Chì , 1%Cá Sô, 19% Cá Phân, 32% Mực, 3% Ghẹ, 1% Hình 4.13 Phần trăm sản lượng theo loài tại Kiên Hải tàu lưới kéo dưới 90 cv Mặc dù cá phân và cá sô chiếm sản lượng khá lớn trong khai thác của tàu lưới kéo dưới 90 cv ở Kiên Hải (hình 4.14) nhưng giá trị hai loại này chỉ chiếm 10% so với tổng giá trị khai thác được, trong khi đó Mực lại chiếm 10%, và Tôm (bao gồm Tôm Sắt và Tôm Gậy) chiếm giá trị cao nhất là 75%. Vấn đề này là do giá thành của các loại sản phẩm này trên lệch khá lớn (Bảng 4.1). 23 Tôm Gậy , 72% Tôm Chì , 3% Cá Sô, 6% Cá Phân, 4% Mực, 10% Ghẹ, 5% Hình 4.14 Giá trị kinh tế của các loài mỗi chuyến biển/tàu dưới 90 CV ở Kiên Hải Bảng 4.1 Danh sách giá một số loài thuỷ sản Kiên Hải Đơn vị: 1.000đ Danh mục Giá trung bình (1.000đ/kg) Tôm gậy (Metapenaeopsis stridulans) 14 ± 1,6 Tôm chì (Metapenaeus affinis) 44 ± 11 Mực (Loligo chinensis) 28 ± 2 Ghẹ 44 ± 4 Cá phân 1,6 ± 0,4 Cá sô 3 ± 0,5 Theo ngư dân địa phương thì có 2 nhóm đối tượng khai thác, nhóm đối tượng chính là nhóm có giá trị kinh tế cao: Tôm, Mực, Ghẹ, và nhóm đối tượng phụ là Cá Phân Cá Sô, mặc dù sản lượng cao nhưng giá trị kinh tế thấp nhiều lần so với đồi tượng chính (Hình 4.15). Đối tượng phụ, 51% Đối tượng chính, 49% Hình 4.15 Sản lượng khai thác theo đối tượng của tàu lưới kéo dưới 90 cv ở Kiên Hải 4.4.2 Sản lượng khai thác Sản lượng khai thác của tàu lưới kéo dưới 90 cv tùy thuộc vào mùa vụ, công suất, kinh nghiệm khai thác của ngư dân…Sản lượng trung bình/ 1364 ± 471 kg/ chuyến/tàu, sản lượng cao nhất là 1.838 ± 626 kg /chuyến/tàu và thấp nhất 24 là 922 ± 363 kg/chuyến/tàu. So với những năm trước đây thì các mức sản lượng giảm rất nhiều. 4.4.3 Tình hình nguồn lợi theo đánh giá của ngư dân Dưới cường lực khai thác quá mức như hiện nay thì vấn đề suy giảm nguồn lợi là không thể tránh khỏi. Qua khảo sát đã cho thấy nguồn lợi thuỷ sản ven bờ tại các xã quanh đảo Kiên Hải so với 5, 10 năm về trước đã giảm đi rất nhiều. Nguồn lợi so với 5 năm về trước giảm 35% và 10 năm về trước giảm 50% (Hình 4.16). So với 5 năm, 35% So với 10 năm, 50% Hình 4.16 Nguồn lợi giảm so với 5 và 10 năm về trước ở Kiên Hải 4.5 Thông tin kinh tế Cũng như các ngành nghề khác, nghề lưới kéo khai thác ven bờ cũng cần phải tính đến hiệu quả kinh tế vì đây là một yếu tố quyết định đến thu nhập cao hay thấp để có định hướng cho nghề là có nên tiếp tục duy trì hay phải đổi nghề khác. Qua đợt khảo sát tại Huyện Kiên Hải-Kiên Giang ta có thể sơ lược về hiệu quả kinh tế của nghề khai thác bằng lưới kéo của các tàu có công suất dưới 90 CV như sau: 4.5.1.Đầu tư cho 1 chuyến biển Nghề lưới kéo ven bờ có đặc thù quy mô nhỏ song nguồn vốn đầu tư lại lớn, cụ thể là tổng chi phí ban đầu cho một tàu lưới kéo dưới 90 CV để có thể hoạt động là trung bình khoảng gần 113 triệu, những hạng mục đầu tư chủ yếu cho loại tàu này là: vỏ tàu, máy tàu, ngư cụ. Trong đó ngư cụ chiếm 8% chi phí, máy tàu chiếm 32%, phần còn lại là chi phí vỏ tàu chiếm 60%. Các chi phí và tỷ lệ này biểu hiện trong bảng 4.2 và hình 4.17.. 25 Bảng 4.2 Các khoảng đầu tư cố định của tàu lưới kéo dưới 90 CV Đơn vị: 1.000đ Đầu tư cố định Trung Bình Tỷ lệ Chi phí đầu tư vỏ tàu 68.000± 16.000 60% Chi phí đầu tư máy tàu 37.000 ± 13.000 32% Chi phí mua ngư cụ 9.000 ± 3.000 8% Tổng Cộng 113.000 ± 27.000 100% Máy tàu, 32% Vỏ tàu , 60% Ngư cụ, 8% Hình 4.17 Các khoảng đầu tư cố định của nghề lưới kéo dưới 90 CV Chi phí cố định Bảng 4.3 Các khoảng chi phí khấu hao hàng năm của tàu lưới kéo dưới 90 CV ở Kiên Hải Đơn vị: 1.000đ Các khoảng khấu hao Trung Bình Tỷ lệ Chi phí đầu tư vỏ tàu 6.850 ± 1.380 37% Chi phí đầu tư máy tàu 5.520 ± 1.570 30% Chi phí mua ngư cụ 6.130 ± 1.900 33% Tổng Cộng 18.500 ± 2.720 100% Dựa vào Bảng 4.3 có thể nhận thấy chi phí sửa chữa và khấu hao hàng năm của đội tàu này tương đối lớn, cụ thể là chi phí khấu hao vỏ tàu hàng năm chiếm 37%, máy tàu 30% và ngư cụ 33%. Chi phí biến đổi – Chi phí sản xuất Hạng mục chi phí này bao gồm các khoảng chi phí có liên quan đến hoạt động hàng ngày cùa tàu. Các chi phí này bao gồm: tiền công ngư phủ, thực phẩm, 26 nhiên liệu (dầu, nhớt), nước đá, chi phí sữa chữa nhỏ…, các chi phí biến đổi này được tính toán bằng cách lấy chi phí trung bình hàng ngày nhân với số ngày thực tế tế hoạt động trong năm để có được chi phí biến đổi cho cả năm. Theo kết quả khảo sát tính toán, các chi phí biến đổi của tàu lưới kéo dưới 90 CV là 232.519 triệu đồng/tàu/năm. Trong đó chi phí cho nhiên liệu dầu chiếm 66,63% là cao nhất, kế đến là tiền công cho ngư phủ chiếm 18,83%, các chi phí còn lại được biểu hiện trong Bảng 4.4. Chi phí biến đổi – Chi phí sản xuất Bảng 4.4 Các khoảng chi phí biến đổi của tàu lưới kéo dưới 90 CV tại Kiên Hải Đơn vị: 1.000đ Danh mục Trung Bình Tỷ lệ Nhiên liệu Dầu 154.925 ± 55.712 66,63% Nhiên liệu Nhớt 5.169 ± 2.554 2,22% Nước đá 11.706 ± 4.717 5,03% Tiền công của ngư phủ 43.771 ± 20.251 18,83% Thực phẩm 16946154 ± 5.598 7,09% Tổng cộng 232.519 ±79.280 100% Cũng như các nghề khác nghề lưới kéo ven bờ luôn có chi phí biến đổi rất lớn so với chi phí cố định và đầu tư ban đầu được thể hiện ở hình 4.18 113096 232519 18500 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 Kiên Hải Tr iệ u đồ ng Đầu tư ban đầu Chi phí biến đổi Chi phí khấu hao hàng năm Hình 4.18 So sánh các chi phí của tàu lưới kéo dưới 90 CV tại khu vực được khảo sát. 27 4.5.2 Thu nhập và lợi nhuận Lợi nhuận là nhân tố tiên quyết quyết định sự tồn vong của một ngành nghề kinh tế. Vì vậy cũng như các ngành nghề kinh tế khác tàu lưới kéo ven bờ cũng cần phải có thu nhập và lợi nhuận. Bảng 4.5 Hiệu quả kinh tế của tàu lưới kéo dưới 90 CV tại Kiên Hải Đơn vị: 1.000đ Danh mục Lưới Kéo <90 CV Thu nhập từ khai thác thủy sản/hộ/năm 323.616±80.270 Lợi nhuận/hộ/năm 91.097±28.522 Lợi nhuận/người/năm 20.682±6.664 Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu 0,28 Tỷ suất lợi nhuận sau cùng/Doanh thu 0,06 Theo thực tế khảo sát và tính toán trong bảng 4.5 cho thấy lợi nhuận trung bình là 91,097 triệu đồng một năm và tỷ suất lợi nhuận 0,28, điều này cho thấy đội tàu này làm ăn có hiệu quả, nhưng nếu nói về lợi nhuận sau cùng (sau khi đã trừ chi phí sinh hoạt) thì tỷ suất lợi nhuận chỉ còn 0,06 con số này là thấp so với ngày công lao động và số chi phí đầu tư, hơn thế nữa hầu hết các hộ trong khu vực khảo sát chỉ sống dựa vào một nghề duy nhất đó là nghề lưới kéo ven bờ, mà cần phải lưu ý rằng với nguồn lợi thuỷ sản đang ngày càng cạn kiệt như hiện nay thì tính bền vững của nghề nghiệp này cần phải được đặc biệt chú ý. 4.5.3 Phân tích hiệu quả kinh tế-xã hội các hộ ngư dân thuộc đội tàu lưới kéo dưới 90 CV Với thu nhập hàng năm là 323.616.000 đồng là rất lớn tuy nhiên với khoảng chi phí cho sản xuất cũng không nhỏ nên lợi nhuận hàng năm đem lại cho các hộ này quá thấp so với doanh thu của họ thu vào, vì vậy để nghề này này có hiệu quả cần phải tìm hướng giải quyết sao cho giảm được chi phí xuống thấp thì nghề này có thể bền vững được (chi tiết trên Hình 4.19), đó là chỉ nói trên phương diện kinh tế nhưng nếu đứng trên phương diện nguồn lợi thì mức độ phát triển của nghề này tăng lên nó sẽ ảnh hưởng nhanh chóng đến nguồn lợi 28 tự nhiên trong vùng khai thác. Do đó dù có giảm được chi phí thì cũng không nên khuyến khích nghề này phát triển mạnh. 323616 91097 0 100000 200000 300000 400000 500000 Kiên Hải Tr iệ u đồ ng Doanh thu Lợi nhuận Hình 4.19 Chênh lệch giữa lợi nhuận và doanh thu của tàu lưới kéo dưới 90 CV/tàu/năm Mặt khác bình quân lợi nhuận theo đầu người là 20,7 triệu đồng/năm, mức lợi nhuận này là tương đối so với những nghề khai thác khác trong vùng, cụ thể là ở hình 4.20 cho thấy tỷ lệ các hộ thu lợi nhuận người dưới 1,2 triệu đồng/tháng là 19%, từ 1,3 đến 2 triệu đồng/tháng là 54%, còn lại các hộ có lợi nhuận đầu người trên 2 triệu đồng/tháng là 27% (Hình 4.20). Những con số này đã phần nào cho thấy vai trò của nghề lưới kéo ven bờ đối với cuộc sống ngư dân ở Kiên Hải. Từ 15-24 triệu/năm, 54% Dưới 15 triệu/năm, 19% Trên 24 triệu/năm, 27% Hình 4.20 Tỷ lệ lợi nhuận theo đầu người của tàu lưới kéo dưới 90 CV Nhìn chung hiệu quả kinh tế mà nghề khai thác thuỷ sản ven bờ vùng này đạt được vẫn chưa xứng với tiềm năng thuỷ sản của địa phương, đánh bắt thuỷ sản vẫn chưa thoát khỏi qui mô nhỏ gần bờ. Nếu trong đà thu nhập hiện nay thì tương lai không xa ngư dân khai thác bằng nghề lưới kéo gần bờ này rất có thể sẽ lâm vào tình trạng nghèo đói. 29 4.6 Những thuận lợi và khó khăn của ngư dân trong việc khai thác thủy sản nghề lưới kéo dưới 90 cv ở Kiên Hải Qua khảo sát đa số các hộ ngư dân nhận định thì: Ngư trường, mùa vụ khai thác, tuyến khai thác, số lượng tàu thuyền tăng, ô nhiễm môi trường, nhận thức kém của ngư dân nguồn lợi thuỷ sản,… tất cả các vấn đề này đều có ảnh hưởng đến thuận lợi, khó khăn, và cũng là một trong những nguyên nhân góp phần làm suy giảm nguồn lợi thủy sản. Do các hộ khảo sát chỉ làm nghề khai thác ven bờ nên đa số ngư dân là không biết, chỉ có một số là biết ít về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cũng như công tác quản lý ngành, như vậy công tác tuyên truyền giáo dục về lĩnh vực này còn chưa được nhiều và cần làm tốt hơn. Đánh bắt trái phép, 30% Ô nhiễm môi trường, 18% Số lượng tàu nhiều, 40% Khai thác quá mức, 10% Thời tiết mùa vụ, 2% Hình 4.21 Các nguyên nhân suy giảm nguồn lợi Tuy nhiên đa số các hộ ngư dân trong khu vực khảo sát điều cho rằng trong những năm gần đây số lượng tàu thuyền tăng, thêm vào đố là việc lắp đặt máy có công suất lớn cũng tăng lên rất nhanh và đó là yếu tố chính ảnh hưởng đến việc nguồn lợi thuỷ sản suy giảm, tuy nhiên cũng có một số ít hộ cho rằng do môi trường ô nhiễm, do khai thác quá mức, do thời tiết và mùa vụ... Dựa vào hình 4.21 sẽ cho thấy chi tiết về các nguyên nhân làm cho nguồn lợi suy giảm. 30 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1. Kết luận Nghề lưới kéo ở Kiên Hải chiếm 32% tổng số loại hình đánh bắt toàn huyện, trong đó tàu lưới kéo có công suất dưới 90cv chiếm 68%, số lượng tàu dưới 45 CV chiếm 52% tổng số tàu có công suất dưới 90cv. Nghề lưới kéo ven bờ có thời gian hoạt động ngắn trung bình 7 tháng/năm và chỉ hoạt động hiệu quả vào mùa Nam. Sản lượng cá tạp chiếm tỷ lệ 51% tổng sản lượng /chuyến, nhưng giá bán 1,6- 3 ngàn đồng/kg, tôm và mực là loài chính vì giá trị của 2 loài này mang lại thu nhập cao: Tôm các loại chiếm 75%, Mực chiếm 10% tổng giá trị thương phẩm. Công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ở các địa phương còn nhiều hạn chế, ý thức chấp hành luật, chính sách còn kém, .... đã làm cho nguồn lợi khu vực ven biển kiên Giang chỉ còn khoảng 35% đến 50% so với 5, 10 năm về trước. Tuy nguồn lợi suy giảm nhưng hiệu quả kinh tế của nghề lưới kéo đem lại cho người dân bình quân lợi nhuận theo đầu người khá cao 5.2. Đề xuất Cần có chính sách hỗ trợ vốn tạo công ăn việc làm cho ngư dân, nhất là để họ đầu tư chuyển đổi nghề, nâng công suất tàu thuyền và máy móc cũng như kiến thức của ngư dân để tăng cường khai thác xa bờ. Cần tuyên truyền và vận động cho người dân hiểu được tầm quan trọng của công tác bảo vệ nguồn lợi, làm cho nguồn lợi luôn đảm bảo phục vụ lâu dài và hiệu quả. Cần có một giải pháp cụ thể và triệt để hơn trong công tác quản lý và bảo vệ nguồn lợi. Xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm về việc đánh bắt sai tuyến quy định. Thường xuyên mở lớp tập huấn nhằm tuyên truyền vận động bà con ngư dân có nhận thức tốt hơn về bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO Bản tin điện tử viện nghiên cứu hải sản. ng=1cập nhật 02/03/2009. Bùi Quang Huy,2004. Một số giải pháp để phát triển bền vững ngành thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long. ta4/benvung.htm cập nhật 31/01/2009. Đào Văn Tự và Nguyễn Trường Sơn, 2003. Báo Cáo Tổng Kết Đề Tài Điều Tra Hiện Trạng Ngành Nghề, Trình Độ Nhân Lực Khai Thác Hải Sản Và Nguồn Lợi Hải Sản Vùng Biển Tỉnh Bạc Liêu. Diển Đàn Phát Triển Bền Vững ở ĐBSCL, 2008. Thủy sản: Thế mạnh của ĐBSCL cập nhật 31/01/2009 Hà Yên, 2008. Nguồn lợi biển Việt Nam bị khai thác vượt 2 lần mức cho phép. cập nhật 31/01/2009 cập nhật 31/01/2009 cập nhật 31/01/2009 cập nhật 25/06/2009 Kim Oanh, 2008. Để bảo vệ nguồn lợi cá biển Việt Nam cập nhật 31/01/2009 Mai Viết Văn, 2006. Bài giang môn học Ngư Trường Và Nguồn Lợi Thủy Sản. Khoa thủy sản-Trường Đại Học Cần Thơ. Nguyễn Hoàng Thám, 2006. Khảo sát thành phần loài hải sản khai thác trong nghề lưới kéo của Tỉnh Cà Mau, Luận văn tốt nghiệp Khoa Thuỷ Sản, ĐHCT. 32 Nguyễn Kiểm, 2006. Vùng biển Kiên Giang: Báo động kiểu khai thác hủy diệt nguồn lợi thủy sản. cập nhật 31/01/2009 Nguyễn Thị Thu Hương, 2008 Trường Đại Học Kinh Tế Đại Học Đà Nẵng. Sử dụng và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản Viêt Nam. cập nhật 31/01/2009. Nguyễn Văn Hoàng, 2006. Kiên Giang: thiếu biện pháp đồng bộ trong thực hiện chủ trương bảo vệ nguồn lợi thủy sản? cập nhật 31/01/2009 Nguyễn Văn Hoàng, 2006. Nhiều ngư dân cố tình vi phạm chủ trương cấm khai thác thủy sản trái phép. cập nhật 31/01/2009 Niên giám thống kê huyện Kiên Hải năm 2007. Sở thủy sản Kiên Giang, 2005. Bảng thống kê số lượng tàu cá theo nghề và nhóm công suất Sở Nông Nghiệp Kiên Giang, 2008. Bảng thống kê số lượng tàu cá theo nghề và nhóm công suất . Phan Liên, 2008. Báo điện tử : Khai thác và phát triển bền vững thủy, hải sản. cập nhật 31/01/2009 Phòng Nông Nghiệp huyện Kiên Hải. Báo cáo tình hình thực hiện công tác năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm 2008 của phòng Kinh tế. Thanh Minh, 2008. Vai trò và thách thức trong khai thác tài nguyên biển cập nhật 31/01/2009 Thông cáo báo chí về số liêu thống kê kinh tế-xã hội năm 2008. 33 cập nhật 31/01/2009 Thông tin KHCN & Kinh tế thủy sản, số 10/2005. Tình hình nguồn lợi và khai thác hải sản biển Việt Nam 291167162 cập nhật 31/01/2009 Tổng cục thống kê năm 2007. www.gso.gov.vn cập nhật 31/12/2008. Tổng Quan Về Kiên Giang, 2008. Vị trí địa lý và phân bố dân cư cập nhật 31/12/2008. Viện nghiên cứu Hải Phòng, 2004. Báo cáo quốc gia về nguồn lợi Hải Sản và các sinh cảnh quan trọng mang tính đa quốc gia khu vực và toàn cầu ở biển đông. 34 PHỤ LỤC Phụ lục A: Phiếu phỏng vấn ngư dân khai thác lưới kéo (<90 CV) Họ tên…………………….……………………. Số tàu……………………. Địa chỉ…………………….…………………………………………….….. Công suất tàu…………………………………….……….CV  Kinh nghiệm khai thác………..…………năm Làm nghề này từ năm ………………………………………………………… Thành viên trong gia đình…………………………………………………….. Làm nghề khai thác mấy thế hệ ……………….………………………………. Số thành viên trên tàu……………người, trong đó lao động thuê mướn là Mắt lưới………………; ngư trường khai thác ………………………………… Số tháng khai thác/ năm ………………………………………………………. Những tháng nào không đi khai thác ……………………………………… Một chuyến là bao nhiêu ngày………………………………… Sản lượng trung bình/chuyến…………..……..kg, SL nhiều nhất ………………..kg/chuyến; SL ít nhất……………….kg/chuyến Một tháng khai thác bao nhiêu chuyến……………………………………….. Mùa nào hiệu quả hơn : Tây Nam Mùa Bắc Mùa nào chi phí cao hơn:  Tây Nam Mùa Bắc Mùa nào thời gian khai thác /chuyến biển dài hơn:  Tây Nam Mùa Bắc Mùa nào đối tượng kinh tế nhiều hơn: Tây Nam Mùa Bắc Mùa nào giá bán sản phẩm cao hơn:  Tây Nam  Mùa Bắc Mùa nào khai thác xa bờ Tây Nam Mùa Bắc Nhìn chung nguồn lợi: tăng;  giảm ………% so với 5 năm về trước … ………% so với 10 năm về trước Đầu tư:  Chi phí đầu tư cố định - Vỏ tàu............................................................................................................................ - máy ............................................................................................................................... - Ngư cụ........................................................................................................................... Các khoảng khấu hao hàng năm - Chi phí sửa chửa vỏ tàu/năm.......................................................................................... - Chi phí sửa chửa máy tàu/năm ....................................................................................... - Chi phí thay ngư cụ/năm................................................................................................ Chi phí cho 1 chuyến biển - Dầu…………….lít/chuyến, đơn giá …………………..thành tiền ……………………… - Nhớt………………..lít/chuyến, đơn giá …………….thành tiền………………………… - Nước đá…………………cây/chuyến, đơn giá ………….thành tiền…………………….. - Thuê lao động……………………………người/chuyến, thành tiền - Các khoảng chi khác………………………………………………………………….. …... Tổng các khoảng chi trung bình /chuyến…………………….………………………… 35 Lợi nhuận  Kể tên các loại tôm………………………………………………………………….. ……….………...kg/chuyến, chiếm……….% tổng sản lượng Giá bán……………..…..thành tiền………………………………………………  Kể tên các loài cá:…………………………………………………………………….. ……………………..kg/chuyến, thành tiền………………………...............................  Tên các loài cá phân……………………………………………….…..……………… ………………kg/chuyến, chiếm…… % tổng sản lượng Giá bán……………….đ/kg; Thành tiền  Mực……………kg, chiếm………….% tổng sản lượng Giá bán………………….đ/kg; thành tiền………………………..………………………  Ghẹ/ cua………………số kg, % tổng sản lượng Giá bán ………………………….; thành tiền…………………..………………………. Trong đó thu nhập từ  Tôm chiếm …………… ..% tổng thu nhập  Từ cá …………….….…..% tổng thu nhập  Từ cá tạp ………….…….% tổng thu nhập  Từ mực ………….……...% tổng thu nhập  Từ cua/ghẹ ……………..% tổng thu nhập Tổng thu nhập sau khi trừ chi phí ……………………..đồng/chuyến Nếu:  Lãi thì được bao nhiêu ………………………đ/chuyến  Lỗ bao nhiêu…………………………… đồng/chuyến Chuyến lỗ thì nhiều, ít hơn chuyến có lãi, mấy lần……………………. Thu nhập của gia đình hàng tháng là ……………………..đồng Thuận lợi của nghề này là  ……………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………… Khó khăn là gì …………………..…. ………….………………………… …………… ………. …………………………… …………………....………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ………………… 36 Phụ lục B: Các bảng số liệu Bảng 1: Sản lượng thủy sản khai thác phân theo địa phương ĐVT: Tấn Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Cả nước 1660904 1724758 1802599 1856105 1939992 1987934 2026600 Đồng Bằng Sông Cửu Long 803919 829313 835677 833990 848759 843017 854968 Long An 11612 12843 14387 11011 10777 8823 10198 Tiền Giang 69161 68405 70139 71115 71235 74946 75155 Bến Tre 66025 66545 63644 62950 71751 74039 75699 Trà Vinh 65072 65468 65357 63896 68255 65477 58008 Vĩnh Long 10138 10555 9290 8901 8389 8161 8048 Đồng Tháp 23871 24417 28542 21901 15906 18486 21756 An Giang 91268 96570 79263 67473 58062 51330 53403 Kiên Giang 239218 256200 271255 286000 295500 305565 311618 Cần Thơ 7107 6670 6454 6310 Hậu Giang 11791 12837 11831 4255 4317 4294 3966 Sóc Trăng 34067 33200 32698 32570 31395 29235 31870 Bạc Liêu 56999 55220 67958 65798 68493 62034 61250 Cà Mau 124697 127054 121313 131013 138009 134173 137687 Nguồn tài liệu: Tổng cục thống kê, 2007 Bảng 2: Số tàu đánh bắt xa bờ phân theo địa phương ĐVT: Chiếc Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Cả nước 9766 14326 15988 17303 20071 20537 21232 Đồng bằng sông Cửu Long 3426 4211 4440 4727 5383 5516 5539 Tiền Giang 489 546 527 535 566 589 606 Bến Tre 355 410 505 610 743 845 872 Trà Vinh 14 253 263 285 283 258 246 Kiên Giang 1054 1422 1517 1752 2028 2075 2038 Sóc Trăng 144 157 159 158 166 182 163 Bạc Liêu 307 343 373 346 356 344 344 Cà Mau 1063 1080 1096 1041 1241 1223 1270 Nguồn tài liệu: Tổng cục thống kê, 2007 37 Bảng 3: Số lượng tàu thuyền và lao động nghề cá của tỉnh Kiên Giang Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Số lượng (chiếc) 6.635 6.821 7.030 7.390 7.565 7.700 Tổng công suất (CV) 626.047 701.944 81.4570 989.655 105.9110 117.0446 Bình quân mã lực/chiếc 94,36 102,91 117,87 133,92 140 152 Tổng số lao động (người) 46.445 47.747 49.201 51.730 52.955 53.500 Nguồn tài liệu: Sở Thuỷ Sản Kiên Giang, 2005. Bảng 4: Cơ cấu nghề khai thác của tỉnh Kiên Giang Lưới kéo Lưới rê Lưới vây Nghề câu Nghề khác Năm Số tàu (c) % Công suất Số tàu (c) % Công suất Số tàu (c) % Công suất Số tàu (c) % Công suất Số tàu (c) % Công suất 1997 2.741 72,6 2.257 9,8 394 7,1 851 4,1 501 6,4 1998 2.972 69,3 2.382 11,7 385 7,1 761 3,4 530 8,5 1999 3.340 71,3 2.037 11,1 394 6,6 748 2,9 521 8,1 2000 3.329 74,3 1.623 10 267 6,3 643 3,4 774 6 2001 3.396 75,2 1.762 9,9 275 6,2 648 3,6 740 5,6 2002 3.548 75,6 1.755 9,7 301 5,8 669 3,2 752 5,6 2003 3.874 78,6 1.778 8,9 298 4,8 702 3,4 738 4,4 2004 3.970 78,2 1.819 9,4 310 4,7 709 3,4 739 4,3 2005 4.090 77,8 1.901 10,2 312 4,3 729 3,3 668 4,3 Nguồn tài liệu: Sở Thuỷ Sản Kiên Giang, 2005. Bảng 5: Số lượng tàu thuyền đánh bắt hải sản qua các năm ở Kiên Hải ĐVT: chiếc Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng số 638 645 678 685 679 674 Xã Hòn Tre 164 172 198 201 197 171 Xã Lại Sơn 262 275 282 285 279 307 Xã An Sơn 192 198 198 120 119 119 Xã Nam Du 79 76 77 Nguồn tài liệu: Số liệu phòng thống kê Huyện Kiên Hải, 2007 38 Bảng 6: Sản lượng khai thác cá biển theo địa phương ĐVT: Nghìn tấn Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Cả nước 1075.3 1120.5 1189.6 1227.5 1333.8 1367.5 1396.5 ĐBSCL 465.7 476.6 493.8 498.7 532.3 529.1 539.0 Long An 5.0 6.5 7.5 5.1 4.5 2.1 2.1 Tiền Giang 56.2 57.1 55.8 52.7 51.1 51.2 52.1 Bến Tre 48.4 50.4 47.9 45.0 53.2 53.1 53.4 Trà Vinh 32.2 32.3 15.0 14.1 8.8 10.4 12.0 Kiên Giang 168.9 179.6 189.4 201.0 231.3 238.3 246.9 Cần Thơ Sóc Trăng 23.0 22.7 21.6 22.6 22.5 21.8 22.1 Bạc Liêu 38.4 38.0 56.5 52.0 51.9 46.9 46.4 Cà Mau 93.5 90.1 100.0 106.2 109.0 105.3 103.9 Nguồn tài liệu: Tổng cục thống kê, 2007 Bảng 7: Thống kê số lượng tàu cá theo nghề tỉnh Kiên Giang (2008). Tỉnh Kiên Giang TT Nghề Phương tiện (chiếc) Tỷ lệ 1 Vây cá cơm 191 1,65% 2 Vây ba thú, bạc má 155 1,34% 3 Lưới thưng 443 3,83% 4 Lưới rê thu 126 1,09% 5 Lưới rê tôm 209 1,81% 6 Lưới kến- lưới sĩ 358 3,1% 7 Lưới ghẹ 3.840 33,17% 8 Lưới kéo 2.626 22,69% 9 Câu mực 2.043 17,65% 10 Câu kiều, câu thu, lạc 387 3,34% 11 Các nghề cố định 156 1,35% 12 Dịch vụ hậu cần 275 2,38% 13 Các nghề khác 766 6,6% Cộng 11.575 100% Nguồn tài liệu: Sở Thuỷ Sản Kiên Giang, 2008. 39 Bảng 8: Công suất tàu thuyền đánh bắt hải sản qua các năm ở Kiên Hải ĐVT: CV Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng số 76.961 83.571 99.277 104.214 98.330 93.764 Xã Hòn Tre 37.208 48.511 62.979 66.689 61.248 54.469 Xã Lại Sơn 19.926 20.227 21.465 22.512 23.137 25.020 Xã An Sơn 16.827 14.833 14.833 6.757 6.317 6.317 Xã Nam Du 8.256 7.628 7.958 Nguồn tài liệu: Số liệu phòng thống kê Huyện Kiên Hải, 2007 Bảng 9: Lao động đang làm việc trong các nghành kinh tế ĐVT: Người Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng số 8.576 8.727 8.861 8.884 9.120 9.476 Thủy sản 5.053 5.192 5.096 4.795 4.708 4.649 Các nghành khác 3.523 3.535 3.765 4.089 4.412 4.827 Nguồn tài liệu: Số liệu phòng thống kê Huyện Kiên Hải, 2007 Bảng 10: Thống kê số lượng tàu cá theo nghề huyện Kiên Hải (2008) Huyện Kiên Hải Danh Mục Phương tiện (chiếc) Tỷ lệ Vây cá cơm 14 1,9% Vây ba thú, bạc má 11 1,5% Lưới thưng 85 11,6% Lưới rê thu 3 0,4% Lưới kến- lưới sĩ 2 0,3% Lưới ghẹ 147 20,1% Lưới kéo 235 32,1% Câu mực 65 8,9% Câu kiều, câu thu, lạc 35 4,8% Các nghề cố định 8 1,1% Dịch vụ hậu cần 26 3,6% Các nghề khác 91 13,7% Tổng số 731 100% Nguồn tài liệu: Sở Thuỷ Sản Kiên Giang, 2008.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflv_nt_duoc_9183.pdf
Luận văn liên quan